Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống trợ giúp phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh cho Agribank Thăng Long

Đề tài: Phân tích và thiết kế hệ thống trợ giúp phân tích tài chính và hoạt động KD cho Agribank Thăng Long MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHI NHÁNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 I. Giới thiệu về chi nhánh Thăng Long. 3 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Agribank Thăng Long. 3 1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam:. 3 2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 6 2.1- Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 7 2.1.1. Ban Giám đốc. 8 2.1.2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 8 2.2.- Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 16 2.2.1. Các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long: 16 2.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 18 Các chỉ tiêu. 18 2.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở Agribank Thăng Long :. 23 2.3.1. Khái quát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở Agribank Thăng Long: 23 2.3.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở chi nhánh: 24 I. Lý do chọn đề tài: 25 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 26 II. Tài liệu phân tích:. 26 1.1.- Bảng cân đối tài sản. 26 1.2.- Báo cáo thu nhập :. 27 1.2.1- Thu nhập của ngân hàng thương mại. 27 1.2.2- Chi phí của ngân hàng thương mại. 27 II. Kết quả đầu ra của quá trình phân tích:. 30 2.1. Phân tích kết quả kinh doanh:. 30 2.1.1. Phân tích quy mô và kết cấu vốn huy động: 30 2.1.2. Phân tích quy mô và kết cấu dư nợ (tài sản): 32 2.2. phân tích kết quả tài chính :. 33 2.2.1. Phân tích chi phí : 34 2.2.2. Phân tích thu nhập : 34 TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC 36

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống trợ giúp phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh cho Agribank Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. a- Cơ cấu các phòng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ. Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long gồm 11 phòng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ, 09 Chi nhánh ngân hàng cấp 2 và 02 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và 06 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh chi nhánh cấp 2. Cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau: b- Chức năng các phòng Nghiệp vụ: b.1. Phòng Kế hoạch tổng hợp: - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thăng Long giao. b.2. Phòng Tín dụng. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo nghành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Giám đốc. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết. - Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.3. Phòng Kế toán. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trình Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.4. Phòng Ngân quỹ. - Quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.5. Phòng Hành chính và nhân sự. - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Thực thi pháp luật có liên quan an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp. - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Thực hiện công tác cơ bản, sửa chữa, TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.6. Phòng Tổ chức Cán bộ và Đào tạo. - Xây dựng quy dịnh lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. - Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong vịêc bổ nhiệm, miễn nhịêm, khen thưởng kỷ lụât cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.7. Phòng Kiểm tra Kiểm toán Nội bộ. - Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng nông nghiệp. - Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. - Báo cáo Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. - Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, Trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. b.8. Phòng Điện toán. - Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. - Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. - Làm dịch vụ tin học. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.9.Phòng Thanh toán Quốc tế. - Tư vấn cho khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo về nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế. - Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phương án, đề án để quản lý, thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực Thanh toán Quốc tế hoặc những vấn đề về nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế theo đúng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hoạt động giao dịch, thanh toán ngoại tệ. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện đúng quy định về quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu, thống kê số liệu; cung cấp tài liệu, số liệu thanh toán theo yêu cầu của lãnh đạo. - Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo định kỳ hoặc đột xuất do Giám đốc yêu cầu. - Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động Thanh toán Quốc tế của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. b.10.Tổ Tiếp thị - Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá, đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. - Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc. - Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như: các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích .. theo quy định. - Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình, ... phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. - Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ cức Đảng, Công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị. - Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. c. Các Chi nhánh, Phòng giao dịch. c.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc: - Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được Tổng giám đốc cho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành theo Quyết định số 404/HĐQT-KHTH ngày 10/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trình Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long xét duyệt cho vay. - Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long quản lý trực tiếp phê duyệt. - Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn. - Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền. - Thực hiện thu chi tiền mặt. - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang thiết bị làm việc. - Tuyên truyền, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ tục cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam. Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo quy định của Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao. c.2. Các Chi nhánh, Phòng giao dịch: * Chi nhánh cấp 2: Tên chi nhánh Phòng giao dịch trực thuộc - Chi nhánh Tây Sơn. + Điểm giao dịch 157 Phố Tây Sơn. - Chi nhánh Trung Yên + Phòng giao dịch Nguyễn Tuân - Chi nhánh Định Công + PGD Số 1 - Chi nhánh Láng Thượng + PGD Nguyễn Phong Sắc - Chi nhánh Chợ Mơ + PGD Kim Đồng + PGD Trương Định - Chi nhánh Nguyễn Khuyến - Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu + PGD Số 2 + PGD Số 3 - Chi nhánh Hàm Long - Chi nhánh Phan Đình Phùng + PGD Cổ Bi * Phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Hàng Gà. - Phòng giao dịch Bờ Hồ. - Phòng giao dịch số 5 - Phòng giao dịch số 6 - Phòng giao dịch số 7 - Phòng giao dịch số 9 2.2.- Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 2.2.1. Các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long: 2.2.1.1. Sản phẩm tín dụng: - Cho vay vốn ngắn, trung, dài hạn tất cả các thành phần kinh tế. - Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác. - Cho vay theo dự án. - Tài trợ xuất nhập khẩu. - Đại lý cho thuê tài chính. - Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các giấy tờ có giá. - Tài trợ uỷ thác. 2.2.1.2. Dịch vụ Thanh toán: - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế. - Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước. - Thu hộ, chi hộ. - Chi trả lương hộ. 2.2.1.3. Dịch vụ tiền gửi: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân với kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt. - Nhận tiền gửi qua đêm. - Tiền gửi có kỳ hạn. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. - Nhận, chi tiền gửi tại nhà theo yêu cầu của khách hàng. 2.2.1.4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: i. Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức. - Tín dụng chứng từ (L/C). - Nhờ thu (D/A, D/P, CAD). - Chuyển tiền. ii. Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phí thương mại. - Chi trả kiều hối. - Chi trả cho người lao động xuất khẩu. - Chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác - Thanh toán chuyển tiền biên giới. iii. Bảo lãnh - Bảo lãnh vay vốn nước ngoài. - Thu đổi ngoại tệ. - Các hình thức bảo lãnh khác. 2.2.1.5. Các dịch vụ khác: - Giao dịch Ngân hàng tự động ATM - Dịch vụ PHONE-BANKING và các dịch vụ Ngân hàng tại nhà. - Dịch vụ cho thuê két sắt. - Dịch vụ tư vấn, môi giới Bất động sản. - Tư vấn lập dự án đầu tư, phân tích kinh tế dự án đầu tư. - Dịch vụ INTRANET. - Đại lý chứng khoán - Các dịch vụ Ngân hàng khác. 2.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh: TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kết quả (+) (-) (%) so năm trước Kết quả (+) (-) (%) so năm trước Kết quả (+) (-) (%) so năm trước 1 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 7.451 -9,8% 8.221 10% 10.518 30% 2 Tổng dư nợ Tỷ đồng 3.286 -15,2% 3.035 -7,7% 3.564 17,4% 3 Nợ xấu - Trong đó nợ xấu nhóm 3-nhóm 5 (%) 4% -1% 4% 0 1,65% -2,35% 4 Chênh lệch thu-chi (chưa lương) Tỷ đồng 85,6 -32,5% 83,5 2,5% 155 86,3% 5 Thu dịch vụ (tổng thu dịch vụ/Lãi ròng) Triệu 5 33% 6 25% 9 50% 6 Vốn huy động bình quân/CB Tỷ đồng 29,3 -14,3% 32,6 11,3% 36,9 13,2% 7 Dư nợ bình quân/Cán bộ Tỷ đồng 12,9 -19,4% 12 -7% 12,5 4,2% Kết quả kinh doanh năm 2009. a. Các chỉ tiêu thực hiện: a.1. Nguồn vốn: a.1.1. Tổng nguồn vốn bao gồm cả nguồn ủy thác tiết kiệm vàng: 9.556 tỷ VND Trong đó: - Nguồn nội tệ: 8.090 tỷ VND (84,6%/TNV), (TG KKH của BHXH: 4.215 tỷ VND). - Nguồn ngoại tệ quy đổi VND: 1.340 tỷ VND (14%/TNV). - Nguồn vàng quy đổi: 126 tỷ VND, tương đương (1,4%/TNV). a.1.2.Tổng nguồn vốn loại trừ tiền gửi tiết kiệm bằng vàng: 9.430 tỷ VND, trong đó: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động: 9.430 tỷ VND Nội tệ: 8.090 tỷ VND (85,7%/TNV); Đạt kế hoạch giao: 147%. Ngoại tệ quy đổi VND: 1.340 tỷ VND (14,3%/TNV); Bao gồm cả các loại ngoại tệ khác USD. Đạt kế hoạch giao nguyên tệ: 131%. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: 9.430 tỷ VND. Nguồn vốn không kỳ hạn và <12 tháng: 6.558 tỷ VND (69,5%/TNV). Nguồn vốn CKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 258 tỷ VND (2,7%/TNV). Nguồn vốn CKH từ 24 tháng trở lên: 2.614 tỷ VND (27,8%/TNV). Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động: 9.430 tỷ VND Tiền gửi dân cư: 1.970 tỷ VND (20,8%/TNV), (trong đó ngoại tệ: 753 tỷ VND). Tiền gửi TCKT: 7.315 tỷ VND (77,5%/TNV). Tiền gửi TCTD: 145 tỷ VND (1,7%/TNV) (trong đó: 125 tỷ VNĐ là tiền gửi không kỳ hạn của các dự án thuộc Bộ lao động). Nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư khoảng 29%/tổng nguồn, về quy mô có giảm, nhất là các tháng 11,12/2009 nguyên nhân do nhu cầu chi tiêu của khách hàng vào dịp tết, thị trường vàng nóng, tỷ giá ngoại tệ tăng và cạnh tranh vốn từ các đối thủ trên địa bàn với các chiêu thức mở rộng quy mô hoạt động, tăng khuyến mãi, lách lãi suất...mặc dù đã có các chỉ đạo định hướng lãi suất huy động của NHNN; Về tỷ trọng, không giảm do có sự chuyển hoá từ tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm bậc thang, đẩy tỷ trọng vốn tiết kiệm bậc thang tăng mạnh vào cuối năm cả về vốn VND, USD và EUR. Phân tích cho thấy, sự chuyển hoá là do các yếu tố về lãi suất và tính ưu việt của tiết kiệm bậc thang, với các khoản vốn tiết kiệm thông thường đến hạn, khách hàng chuyển sang gửi bậc thang để dễ quay vòng trong trường hợp có biến động về tăng lãi suất. Trong năm, có triển khai các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT Việt nam ban hành: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5/2009, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước, không rút trước hạn… Các sản phẩm nhìn chung hợp với thị hiếu của khách hàng. a.2. Dư nợ: a.2.1. Tổng dư nợ bao gồm cả dư nợ Công ty CTTCI, dư nợ bằng vàng: 2.683,5 tỷ VND, trong đó: - Dư nợ nội tệ: 2.051 tỷ VND (Dư nợ CTCTTCI: 416 tỷ VND) - Dư nợ ngoại tệ quy đổi: 506,5 tỷ VND. - Dư nợ bằng vàng quy đổi: 126 tỷ VND. a.2.2.Tổng dư nợ không bao gồm dư nợ CTCTTCI, dư nợ bằng vàng: 2.141,5 tỷ VND, trong đó: - Dư nợ nội tệ: 1.635 tỷ VND (76,3%/dư nợ) - Dư nợ ngoại tệ: 506,5 tỷ VND (23,7%/dư nợ) Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay: 2.141,5 tỷ VND. Nội tệ: 1.635 tỷ VND (76,3%/TDN). Ngoại tệ quy đổi VND: 506,5 tỷ VND (23,7%/TDN). Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay: 2.141,5 tỷ VND. Dư nợ ngắn hạn: 1.283 tỷ VND (62%/TDN) Dư nợ trung, dài hạn: 858,5 tỷ VND (38%TDN). Tỷ lệ trung dài hạn: 40%/Tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: 2.141,5 tỷ VND Dư nợ Doanh nghiệp Nhà nước : 599 tỷ VND (27,9%/TDN) Dư nợ NQD : 1.542,5 tỷ VND (72,1%/TDN). a.3. Nợ xấu: 8%/Tổng dư nợ (bao gồm cả dư nợ CTCTTCI, dư nợ bằng vàng); 10.04% (không bao gồm dư nợ CTCTTC1, dư nợ bằng vàng); Nếu không tính dư nợ của các công ty thành viên Vinashin, nợ xấu thực: 0,7%/Tổng dư nợ (bao gồm cả dư nợ CTCTTCI, dư nợ bằng vàng); 0,89% (không bao gồm dư nợ CTCTTC1, dư nợ bằng vàng). Trích dự phòng rủi ro: 93,6 tỷ VND, so kế hoạch 110,1%. Thu nợ sau xử lý rủi ro: 67,4 tỷ VND, so kế hoạch 94,14%. Tỷ lệ xấu 2009, tại Chi nhánh cao 8,01%, tuy nhiên nếu loại các khoản vay của các công ty thành viên Tập đoàn Vinashin theo chỉ định của NHNo&PTNT Việt Nam thì nợ xấu tại Chi nhánh là: 0,7%, đảm bảo tỷ lệ trung ương giao. Để tập trung xử lý nợ xấu, nợ XLRR, Chi nhánh NHNo Thăng Long đã thành lập 02 tổ xử lý nợ xấu, trong đó Giám đốc và Trưởng Phòng tín dụng làm 02 tổ trưởng. Hàng tháng hoặc đột xuất có tổ chức giao ban để đánh giá đối với từng khách hàng, từng món nợ xấu để tìm ra biện pháp tháo gỡ hiệu quả nhất. 2.2.2.2. Tình hình tài chính: Tổng thu: 781 tỷ VND, trong đó: Thu lãi cho vay tín dụng: 257 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng: 32,9 % tổng thu. Thu điều vốn: 407 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng: 52,1 % tổng thu . Thu nợ sau xử lý rủi ro: 67 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 8,5% tổng thu Thu khác : 50 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 6,5% tổng thu. Tổng chi : 673 tỷ VND, trong đó: Chi trả lãi huy động: 495 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 73,5%/tổng chi. Chi khác: 178 tỷ trọng 26.5 % tổng chi (trong đó: Chi DPRR: 93,6 tỷ VND). Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa lương): 127 tỷ VND. Thu lãi thừa vốn từ trụ sở chính chiếm tỷ trọng 52,1% tổng thu, thu nợ XLRR 67 tỷ, chiếm 6.5% tổng thu nhập. Mặc dù có biến động mạnh về lãi suất thị trường chung nhưng chi lãi tiền gửi, tiền vay tại Chi nhánh ổn định bởi năm 2009, nguồn KKH bình quân tại Chi nhánh bù đắp cho các khoản nguồn có kỳ hạn lãi suất cao. Thu, chi dịch vụ đều tăng do đã thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước sử dụng các sản phẩm của Chi nhánh. Chi phí huy động giảm so năm 2008, chi quản lý tăng nhẹ các khoản chi vật liệu văn phòng, chi mua sắm công cụ lao động. a.4. Hoạt động TTQT-Kinh doanh ngoại hối: a.4.1. Hoạt động TTQT: Hàng XK: 217 món, trị giá: 18.375.796,33 USD, đạt 39% so với cùng kỳ năm 2008. Hàng NK: 1.690 món, trị giá: 251.126.045,26 USD, đạt 147% so với cùng kỳ năm 2008. Trả kiều hối: 266 món, trị giá: 3.966.789,31 USD, đạt 53% so với cùng kỳ năm 2008 Đối với thanh toán hàng nhập khẩu: T/toán TT: 1.122 món, trị giá: 90.689.798,78 USD, đạt 155% so với cùng kỳ năm 2008. T/toán L/C: 358 món, trị giá: 161.693.640,37USD, đạt 171% so với cùng kỳ năm 2008. T/ toán nhờ thu: 218 món, trị giá: 10.042.881,12 USD, đạt 62,5% so với cùng kỳ năm 2008. Mở L/C nhập khẩu: Tổng số: 362 món, trị giá: 198.435.185,52 USD, đạt 210% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: Phí dịch vụ thực thu: 7.984.853.208 VND, đạt 125% so với cùng kỳ năm 2008. a.4.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mua vào: 269.942.581,12 USD, đạt 164% so với cùng kỳ năm 2008. Bán ra: 270.079.234,79 USD, đạt 164,7% so với cùng kỳ năm 2008. a.4.3 Tổng lãi thu được từ tất cả các nghiệp vụ : Thu về phí dịch vụ TTQT 7.984.853.208 VND Thu lãi về kinh doanh ngoại tệ: 3.880.298.862 VND Tổng cộng 11.865.152.070VND Về TTQT: Doanh số tăng so năm 2008, trong đó hàng xuất khẩu giảm, hàng nhập khẩu, thanh toán L/C và TT tăng. Hoạt động thanh toán quốc tế nhìn chung cũng gặp phải những khó khăn nhất định như khủng hoảng kinh tế từ những năm trước, thị trường hàng hoá chưa ổn định, biến động của tỷ giá ngoại tệ, đối với các đối tượng được hỗ trợ lãi suất Ngân hàng phỉa đáp ứng ngay USD để bán cho khách hàng tại thời điểm thanh toán, thị trường hàng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu gây nên tình trạng khan hiếm USD trong thời kỳ dài. Về kinh doanh ngoại tệ: Doanh số tăng so với năm 2008. Sự biến động về tỷ giá, tình hình khan hiếm ngoại tệ mà chủ yếu là USD nhưng Chi nhánh vẫn cân đối được nguồn, đảm bảo kinh doanh có lãi. Nguồn USD đáp ứng cho khách hàng chủ yếu từ các dự án, số lượng mua vào từ Sở giao dịch chỉ đáp ứng được cho các khách hàng ưu tiên như: phân bón, nông lâm sản... Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHKD năm 2010: Mục tiêu phấn đấu: Nguồn vốn huy động ( Bao gồm nội, ngoại tệ quy đổi): 5.750 tỷ VND (chưa bao gồm nguồn KKH của BHXH). Tổng dư nợ : 2.450 tỷ VND ( chưa bao gồm cho vay CTCTTCI : 416 tỷ VND, cho vay bằng vàng). Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 50,1%/ tổng dư nợ TCKT ( không tính Công ty CTTCI) Tập trung thu nợ xấu, và giảm tỷ lệ các nhóm nợ này xuống dưới 5%/ tổng dư nợ. Quỹ thu nhập đảm bảo đủ quỹ lương chi lương cho CBCNV và trích lập được các quỹ, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và với Ngân hàng cấp trên. Giải pháp thực hiện KHKD năm 2010. Tiếp tục mở rộng tiếp thị tới các khách hàng mới trên địa bàn, tận dụng các cơ hội, mối quan hệ để thu hút vốn, đảm bảo ổn định nguồn vốn và tăng trưởng quy mô đầu tư vốn. Củng cố các quan hệ kinh doanh với khách hàng, đặc biệt một số khách hàng nguồn, tín dụng, TTQT lớn; Phân loại đối tượng khách hàng thường xuyên, có các chính sách ưu đãi, hợp lý về lãi suất, cơ chế, tín dụng, dịch vụ. Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của NHNoVN, đáp ứng nhạy bén, kịp thời sự thay đổi của thị trường, đảm bảo cân đối hợp lý giữa tài chính và thu hút vốn. Tổ chức thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm do NHNoVN tổ chức. Bám sát cơ chế điều hành KHKD, nguồn vốn, tín dụng, TTQT của NHNo&PTNT Việt nam để có các giải pháp linh hoạt phù hợp với đặc thù riêng của Chi nhánh. Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ đọng, thu hồi vốn. Ban hành và thực hiện quy định về quản lý tài chính, tài sản; quản lý và giám sát chặt chẽ các khoản chi phí không cần thiết, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Phân tích, đánh giá về tổng thể các khoản lợi nhuận đem lại từ các hoạt động giao dịch (Tín dụng, tiền gửi, thanh toán, kinh doanh ngoại hối…). Triển khai các ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ khách hàng lớn. Duy trì thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra kiểm soát nội bộ trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của CN. Tiến hành kiểm tra chuyên đề tín dụng; kiểm tra hoạt động TTQT và hoạt động kinh doanh ngoại tệ; kiểm tra về công tác kế toán (Kiểm tra về chi tiêu nội bộ). Xây dựng các phong trào thi đua khen thưởng, khích lệ CB-NV hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc được giao. 2.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở Agribank Thăng Long : 2.3.1. Khái quát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở Agribank Thăng Long: Từ trước đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn luôn được coi là hệ tuần hoàn của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh sẽ là tiền đề để các nguồn tài chính được luân chuyển, sử dụng có hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.Trong những năm vừa qua ngành ngân hàng chúng ta đã có những bước phát triển cả về lượng và về chất. Trong quá trình hội nhập kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàngtrong nước và nước ngoài là hết sức gay gắt đặt ngân hàng trước sự lựa chọn: Tồn tại hay không tồn tại. Muốn tồn tại và phát triển ngân hàng không ngừng đổi mới và cải cách, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường hợp tác quốc tế giưac các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - một hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Để có thể phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế gới, thì việc đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ thanh toán và công nghệ ngân hàng là điều kiện tiên quyết. Do nắm rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin nên ngay từ rất sớm, Agribank Thăng Long đã chú trọng đến áp dụng các công nghệ mới vào hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công tác hiện đại hóa hoạt động ngân hàng đặc biệt là việc thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng và kế toán khách hàng (IPCAS) đã được tích cực triển khai, là đơn vị thực hiện giai đoạn sớm và có hiệu quả nhất. Riêng năm 2004 đã hoàn thành nhiều dự án tin học và cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới như thẻ ATM, thẻ tín dụng, hệ thống POS phát triển dịch vụ thanh toán mua hàng, tiền điện, nước... thanh toán song biên, chuyển tiền thẻ ghi nợ, thẻ visa, master, tham gia Công ty chuyển mạch quốc gia... tạo tiền đề quan trọng cho ứng dụng công nghệ tin học mạnh mẽ vào năm 2005. Tiếp đó vào ngày 11/05/2009, hệ thống IPCAS2 chính thức khai trương với mô hình Active- Active: Là một mô hình xử lý tập trung trực tuyến, có kiến trúc đa lớp ( cơ sở dữ liệu, ứng dụng, channel, client). Tách rời hệ thống OLTP (Online Transaction Processing) và MIS (Management Information System), Processing) và MIS (Management Information System), dữ liệu được cập nhật tự động ngay từ hệ thống OLTP sang hệ thống MIS qua hệ thống Deffered Hệ thống hỗ trợ giao dịch 24/24 7 ngày/tuần. Phần mềm tiêu chuẩn: Oracle Tuxedo: Đảm nhận vai trò xử lý các giao dịch. Oracle: Hệ quản trị CSDL với mô hình Extended-RAC. 2.3.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở chi nhánh: - Cho đến nay hầu như toàn bộ nhân viên của chi nhánh đã được đào tạo các nghiệp vụ chuyên sâu theo từng mảng công việc mà mình phụ trách đồng thời cũng đã có kiến thức cơ bản về tin học; sử dụng các phần mềm của trung tâm như IPCAS, Ms Excel, Ms Word thành thạo. - Ngoài ra Chi nhánh cũng trang bị một hệ thống mạng Intranet có khả năng phân quyền rõ ràng theo nhiệm vụ của từng phòng ban, nhiệm vụ của từng nhân viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc hàng ngày của từng đối tượng. - Việc đảm bảo an ninh trên mạng, đảm bảo đường truyền, cập nhật các thông tin được đảm bảo đầy đủ, chưa xảy ra những lỗi lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Chi nhánh. - Nhưng tuy nhiên, trên những mặt tích cực đó, hiện Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số điểm: Tính đến nay hầu hết toàn bộ chi nhánh đều được quản lý theo kiểu tập trung. Hệ thống xử lý tập trung có ưu điểm về tích hợp và dữ liệu nhưng cũng dễ bị tác động bởi chỉ một điểm phát sinh lỗi. - Việc nhặt số liệu từ hệ thống IPCAS chiếm khối lượng thời gian khá lớn, khả năng xử lý còn chậm và chưa đáp ứng kịp thời. Hơn nữa, phần mềm còn chưa được việt hóa hoàn toàn nên đôi khi gây những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. - Về  chương trình giao dịch : số lượng báo cáo nhiều, do phải chạy song song nhiều chương trình ứng dụng kết hợp để tạo báo cáo tổng hợp nên gặp nhiều khó  khăn, vướng mắc trong việc tạo và gửi báo cáo. Chương trình đa dạng và độc lập phục vụ các nghiệp vụ khác nhau, người sử dụng gặp nhiều lúng túng khi phải làm quen và sử dụng một lúc nhiều chương trình ứng dụng. - Đối với mỗi công việc cụ thể lại phát sinh các báo cáo chuyên môn khác nhau, trong khi đó mức độ tin học hóa còn chưa cao, nhiều việc vẫn còn xử lý một cách thủ công, gây mất thời gian và giảm hiệu quả công việc, đồng thời độ chính xác chưa được cao. I. Lý do chọn đề tài: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Phân tích kết quả kinh doanh là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các nhà quản lý đánh giá hoạt động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Phân tích kết quả kinh doanh nhằm những mục tiêu sau đây: Thứ nhất là làm rõ thực trạng hoạt động ngân hàng, những nhân tố tác động tới thực trạng đó; so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh; Thứ hai, làm rõ mục tiêu kết quả mà ngân hàng cần đạt đến; Thứ ba là chẩn đoán các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả đẻ cải tiến và thay đổi; Cuối cùng là tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả, từ đó quyết định phương hướng hoạt động cụ thể. Qua quá trình thực tập, được tiếp xúc hàng ngày với những công việc cụ thể, em cảm thấy công việc phân tích kết quả kinh doanh và tài chính của NHNo&PTNT Thăng Long là một vấn đề rất đáng lưu tâm. Phân tích tài chính và kết quả kinh doanh là công việc diễn ra hàng tháng nên ngay từ đầu tháng, nhân viên phải tự nhặt số liệu liên quan từ các phòng giao dịch trên hệ thống IPCAS, rồi sau đó, bằng phương pháp thủ công để tính ra, rồi tổng hợp lại, sau đó viết báo cáo dựa trên những số liệu đã qua quá trình xử lý. Việc làm đó gây mất nhiều thời gian và đôi khi tính chính xác không được cao và gây khó khăn trong việc tổng hợp cuối năm. Từ đó, em hi vọng sẽ làm được một sản phẩm phần mềm mang tính tương tác để đóng góp một phần nào trong hoạt động phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh ở Agribank Thăng Long, để giúp công việc của người phân tích được nhẹ bớt đi phần nào. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN Bài toán phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh của NHTM: Ngân hàng là một trung gian tài chính. Hầu hết hoạt động của ngân hàng là hoạt động tài chính như Huy động cho vay, đầu tư, thanh toán, mua bán ngoại tệ và chứng khoán,… Do vậy, nội dung chính của phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh của NHTM chính là phân tích các hoạt động tài chính của chúng. Việc tính toán và lực chọn các chỉ tiêu kết quả cần phân tích trong từng thời kỳ là cần thiết để tập trung nỗ lực của ngân hàng vào mục tiêu trọng tâm hoặc những mảng hoạt động còn yếu, cần mở rộng của ngân hàng. II. Tài liệu phân tích: 1.1.- Bảng cân đối tài sản Bảng cân đối tài sản gồm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. Cân đối tài sản thường lập cho cuối kỳ ( ngày, tuần, tháng, năm). Cân đối có thể lập theo giá trị sổ sách hoặc theo giá trị thị trường phản ánh quy mô, cấu trúc nguồn vốn và tài sản của ngân hàng và đặc biệc sự biến động của chúng qua các thời điểm. Bên cạnh đó ngân hàng có thể lập bảng cân đối theo số trung bình. Giá trị ròng của ngân hàng là chênh lệch giá trị tài sản trừ (-) giá trị của các khoản nợ. Khi giá trị thị trường của tài sản giảm, vốn chủ sở hữu cũng giảm theo. Dựa trên bảng cân đối, nhà quản lý có thể phân tích sự thay đổi về quy mô, cấu trúc của từng nhóm tài sản và nguồn, tốc độ tăng trưởng và mối liên hệ giữa cáckhoản mục. 1.2.- Báo cáo thu nhập: Báo cáo thu nhập trong kỳ phản ánh các khoản phải thu, chi diễn ra trong kỳ. Thu nhập của ngân hàng gồm thu lãi và thu khác. Thu lãi từ các tài sản sinh lãi như thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi chứng khoán,… Thu khác bao gồm các khoản thu ngoài lãi như thu phí, chênh lệch giá,... Chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí khác. Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền gửi, tiền vay,… và các khoản chi phí khác như tiền lương, tiền thuê,… Chênh lệch thu – Chi từ lãi = Thu lãi – Chi trả lãi. Chênh lệch thu – Chi khác = Thu khác – Chi khác. Thu nhập ròng trước thuế = Thu lãi + Thu khác – Chi lãi – Chi khác. Thu nhập ròng sau thuế = Thu nhập ròng trước thuế - Thuế thu nhập. Báo cáo thu nhập phản ánh tập trung nhất kết quả kinh doanh. 1.2.1- Thu nhập của ngân hàng thương mại. Thu nhập của ngân hàng thương mại phải được tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước với quy mô lớn chiếm tỷ trọng cao so với tài sản có của NHTM. Quản lý doanh thu của ngân hàng thương mại bao gồm. - Các khoản thu được theo quy định: Thu về hoạt động nghiệp vụ, thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. - Thu từ hoạt động khác: Thu lãi góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tìên tệ, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng cho thuê tài sản và các dịch vụ khác. - Thu hoàn nhập các khoản dự phòng: Đã trích trong chi phí, thu các khoản vốn đã được sử lý bằng dự phòng rủi ro, thu từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định , thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật. 1.2.2- Chi phí của ngân hàng thương mại. Quản lý chi phí của NHTM là số phải chi phát sinh trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác theo quy định tại điều 17 nghị định số 166/1999NĐ-CP ngày 19/11/1999 của chính phủ. Về một số khoản chi phí của NHTM. - Chi về hoạt động kinh doanh chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay. - Chi phí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo quy chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành. - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lươngtheo quy định tại nghị đính số 166/1999NĐ-CP. - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của NHTM và theo quy định hiện hành của nhà nước - Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, vận chuyển, điện nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm công cụ lao động, phòng chữa cháy , tư vấn kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, chi hoa hồng, đại lý môi giới, uỷ thác và các dịch vụ khá. Các khoản chi này phải có đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của bộ tài chính. - Chi phí sửa chữa TSCĐ nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào các khoản chi phí kinh doanh trong năm. - Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo số tiền phải trả trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê. - Chi hoa hồng đại lý, uỷ thác phải thể hiện trong các hợp đồng đại lý, uỷ thác và chỉ được hạch toán chi theo số phải chi có đủ chứng từ hợp lệ. - Chi phí hoa hồng môi giới của NHTM phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. NHTM căn cứ vào văn bản hưúơng dẫn chi phí hoa hồng môi giới của bọ tài chính, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong NHTM. Chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc xác nhận NHTM và bên nhận hoa hồng. - Chi phí môi giới thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ) mức chi phí môi giới để cho thuê tài sản của NHTM tối đa không quá 3% tổng số tiền thu được từ cho thuê do môi giới mang lại trong năm. - Khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố mức chi hoa hồng môi giới không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ bán tài sản qua môi giới và mức chi môi giới để bán một tài sản không vượt quá 20 triệu đồng . - Chi nộp thuế: Phí tiền thuê đất phải nộp liên quan đến hoạt động kinh doanh (Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc thuế thuê đất thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà lệ phí sân bay, các loại thuế và lệ phí khác. - Về chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, lễ tân khánh tiết, giao dịch đối ngọai, chi phí hội nghị, các khoản chi phí khác phải có hoá đơn hoặc chứng từ của bộ tài chính gắn với kết quả kinh doanh mức chi không vượt quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu đối với NHTM mới thành lập sau đó không quá 5% tổng chi phí. - Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc và chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên trong NHTM áp dụng theo chế độ quy định. - Chi trợ cấp ăn ca cho người lao động do NHTM quy định phù hợp với hiệu quả kinh doanh nhưng không vượt mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức. Chi trợ cấp thôi việc thực hiện theo nghị định 198/CP ngày 31/12/1995. - Trích lập dự phòng rủi ro hoạt động ngân hàng: NHTM thực hiện trích lập và sử dụng tại điều 9 mục II chương I quy định việc phân loại tài sản “có” lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động NH của các NHTM. - Tỷ lệ trích rủi ro theo Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 165/QĐ-HĐQT ngày 06/6/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt nam về việc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHNo&PTNT Việt nam. Nợ đủ tiêu chuẩn nhóm 1 = 0%. Nợ cần chú ý nhóm 2 = 5%. Nợ dưới tiêu chuẩn nhóm 3 = 20%. Nợ nghi ngờ nhóm 4 = 50%. Nợ có khả năng mất vốn nhóm 5 = 100%. - Trích dự phòng giảm giá chứng khoán và giảm giá hàng tồn kho bao gồm vật tư, ấn chỉ, vàng bạc đá quý và đồ trang sức mỹ nghệ tồn kho của NHTM đang nắm giữ (nếu có) được thực hiện khi giá cả thị trường thấp hơn giá đang hạch toán sổ sách kế toán và không làm kết quả kinh doanh của NHTM bị lỗ sau khi đã hoàn nhập dự phòng trích năm trước. Phương pháp lập theo công thức: - Chi phí tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt nam được quy định tỷ lệ theo pháp luật. - Chi thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật tiết kiệm vật tư, chi nghiên cứu các đề tài khoa học, ứng dụng đối với NHTM. Chi đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề ... Được hạch toán vào chi phí phần chênh lệch sau khi đã trừ đi các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếu có) mức chi tối đa không vượt quá 1,3 lần định mức chi sự nghiệp cho đối tượng trên do nhà nước quy định. - Chi bảo vệ cơ quan, chi về nghiệp vụ kho quỹ, chi công tác bảo vệ môi trường nếu có tác dụng nhiều năm nên phân bổ nhiều năm. - Chi khác về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, hoạt động bán cổ phiếu tín phiếu, hoạt động cho thuê tài sản, chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn, mua cổ phiếu, nghiệp vụ bán nợ giữa các NHTM. - Chi phí cho hoạt động thu hồi nợ khoanh, nợ quá hạn khó đòi được Hội đồng Quản trị phê duyệt, Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm các khoản chi, mức chi không vượt quá 2% số nợ thu hồi, mức thu hồi nợ tối đa với một món nợ không vượt quá 50 triệu đồng. - Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi bù đắp các nguồn vốn theo quy định do đối tượng tập thể hay cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Chi phí tổ chức Đảng, đoàn thể được lấy từ nguồn chi phí của tổ của này nếu chênh lệch còn thiếu được hạch toán vào chi phí của NHTM. - Các khoản vi phạm luật không được tính vào chi phí gồm: Vi phạm luật giao thông, luật môi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính, kế toán và các luật khác do tập thể, cá nhân gây nên thì thực hiện nộp phạt. - Ngoài những khoản đền bù nói trên phải nộp phạt còn lại lấy từ lợi nhuận sau thuế, như đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm TSCĐ hữu hình, vô hình, chi ủng hộ cho tổ chức cá nhân, chi công tác nước ngoài vượt quy định nhà nước được áp dụng cho cán bộ công chức nhà nước và cán bộ doanh nghiệp nhà nước đi công tác nước ngoài. II. Kết quả đầu ra của quá trình phân tích: 2.1. Phân tích kết quả kinh doanh: 2.1.1. Phân tích quy mô và kết cấu vốn huy động: Tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm là một trong những mục tiêu quan trọng của ngân hàng. Ngân hàng tập trung phân tích tình hình huy động theo các chỉ tiêu sau: - Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và vay. - Cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu; - Lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận biên; - Kết quả thực hiện so với kế hoạch, hoặc so với thực hiện kỳ trước, những nhân tố ảnh hưởng; - Phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn trong thời gian tới. Ví dụ như ta lấy số liệu năm 2009 để phân tích: Các chỉ tiêu thực hiện: Tổng nguồn vốn thực hiện: 9.556 tỷ VND, trong đó: Nội tệ: 8.090 tỷ so kế hoạch 147%, ngoại tệ: 1.340 tỷ, đạt kế hoạch 131%, nguồn vàng quy đổi: 126 tỷ VND. Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn bình quân. Cơ cấu theo thời gian: Đơn vị: Tỷ VND, %/năm BQ Quý I BQ Quý II BQ Quý III BQ Quý IV ChØ tiªu Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq KKH 2,702 33% 2% 3,440 42% 2% 2,972 41% 2% 3,272 45% 2% T®ã BHXH 1,552 19% 3% 2,200 27% 3% 1,757 24% 3% 1,764 24% 3% CKH<12th 2,432 29% 7% 1,485 18% 6% 1,064 15% 6% 1,010 14% 7% CKH>12 503 6% 10% 478 6% 10% 394 5% 8% 348 5% 6% CKH>24 2,613 32% 12% 2,750 34% 11% 2,800 39% 9% 2,678 37% 9% 8,249 100% 8,152 100% 7,230 100% 7,308 100% Cơ cấu theo loại tiền gửi: BQ Quý I BQ Quý II BQ Quý III BQ Quý IV ChØ tiªu Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq TCTD 449 5% 3% 563 7% 3% 601 8% 4% 367 5% 4% TCKT 5,503 67% 7% 5,377 66% 6% 4,495 62% 5% 4,857 66% 5% -BHXH KKH 1,552 19% 3% 2,200 27% 3% 1,757 24% 3% 1,764 24% 3% -BHXH CKH 1,200 15% 0% 1,200 15% 0% 1,200 17% 0% 1,150 16% 0% TiÕt kiÖm 2,298 28% 9% 2,212 27% 8% 2,134 30% 8% 2,084 29% 8% - TKBT 1,086 13% 11% 1,254 15% 9% 1,323 18% 9% 1,289 18% 9% 8,249 100% 0 8,152 100% 7,230 100% 7,308 100% 0 Cơ cấu theo loại tiền tệ: BQ Quý I BQ Quý II BQ Quý III BQ Quý IV ChØ tiªu Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq GLD 269 3.3% 4.4% 133 1.6% 4.4% 82 1.1% 4.5% 168 2.3% 3.5% EUR 52 0.6% 2.9% 65 0.8% 3.0% 76 1.1% 2.8% 100 1.4% 2.6% USD 1,063 12.9% 3.0% 1,142 14.0% 2.6% 1,110 15.3% 2.2% 1,174 16.1% 1.9% VND 6,866 83.2% 8.5% 6,813 83.6% 7.2% 5,962 82.5% 6.7% 5,864 80.3% 6.6% Tr.®ã TCKT>12th 1,750 25.5% 15.6% 1,675 24.6% 13.3% 1,588 26.6% 12.0% 1,488 25.4% 11.7% TKBT>12th 784 9.5% 13.0% 877 10.8% 11.5% 937 13.0% 10.8% 897 12.3% 11.3% 8,249 100% 8,152 100% 7,230 100% 7,308 100% Ghi chú: LãI suất bình quân giữ nguyên theo tiền tệ, hòa chung theo loại tiền gửi và thời gian. 2.1.2. Phân tích quy mô và kết cấu dư nợ (tài sản): Phân tích tập trung vào các nội dung sau: - Quy mô và tốc độ tăng trưởng các khoản mục tài sản( so với kế hoạch hoặc kỳ trước); - Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lãi, đặc biệt là tín dụng, chứng khoán; - Chất lượng tín dụng; - Cơ cấu tài sản và sự thay đổi cơ cấu tài sản; - Lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận biên; - Các nhân tốt ảnh hưởng tới sự thay đổi của tài sản; - Xu hướng phát triển của từng khoản mục tài sản; - Các chỉ tiêu được tính cho cuối kỳ bao gồm: Doanh số cho vay trong kỳ; Doanh số thu nợ trong kỳ; Dư nợ cuối kỳ ( phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể). Các chỉ tiêu thực hiện: Tổng dư nợ thực hiện: 2.683 tỷ VND, trong đó Nội tệ (không bao gồm CTCTTCI): 1.635 tỷ đạt 99% kế hoạch, ngoại tệ 506 tỷ đạt 92%, cho vay nội ngành 415 tỷ, cho vay vàng: 126 tỷ VND. Diễn biến tăng trưởng dư nợ bình quân. Cơ cấu theo thời gian: BQ Quý I BQ Quý II BQ Quý III BQ Quý IV ChØ tiªu Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Ng¾n h¹n 1,110 47% 10% 1,452 56% 9% 1,505 55% 9% 1,456 53% 8% Trung h¹n 317 14% 13% 300 12% 11% 308 11% 10% 309 11% 10% Dµi h¹n 310 13% 12% 413 16% 11% 511 19% 10% 573 21% 10% CTTCI 610 26% 11% 416 16% 10% 416 15% 9% 416 15% 10% 2,347 100% 2,581 100% 2,740 100% 2,754 100% Cơ cấu theo tiền tệ: BQ Quý I BQ Quý II BQ Quý III BQ Quý IV ChØ tiªu Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq Sè d Tû tr Lsbq EUR 0 0% 0% 3 0% 5% 1 0% 2% 0 0% 0% GLD 269 11% 5% 133 5% 4% 82 3% 5% 168 6% 4% USD 407 17% 8% 339 13% 7% 372 14% 5% 557 20% 5% VND 1,670 71% 13% 2,106 82% 11% 2,283 83% 10% 2,029 74% 10% 2,347 100% 2,581 100% 2,740 100% 2,754 100% Ghi chú: Nguồn vốn bao gồm cả nguồn vàng quy đổi; Dư nợ bao gồm cả dư nợ vàng và CTCTTCI. 2.2. phân tích kết quả tài chính: 2.2.1. Phân tích chi phí: Nội dung của phân tích chi phí: - Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục phí; - Phân tích biến động của các khoản phí: Biến động về quy mô, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng; - Phân tích các khoản mục phí quan trọng hoặc có tốc độ tăng nhanh; - Phân tích cá khoản phí hay biến động mạnh ( biến phí) – đo mối liên hệ giữa loại phí này với một số chỉ tiêu như quy mô và tốc độ nguồn huy động, thu nhập, chênh lệch thu, chi từ lãi,… - So sánh với thu nhập để thấy mức tiết kiệm phí; 2.2.2. Phân tích thu nhập: Nội dung của phân tích thu nhập: - Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục thu nhập; - Phân tích sự thay đổi của khoản mục thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng; - Phân tích các khoản mục thu nhập quan trọng hoặc có tốc độ tăng nhanh; N¨m 31/12/2009 So Chi phÝ N¨m 31/12/2009 So Thu nhËp 2,008 Sè liÖu % 2008 2008 Sè liÖu % 2008 1 Thu l·i cho vay 334,510 245,622 31% 73.4% 1 Chi huy ®éng vèn 530,244 495,493 76% 93% Ng¾n h¹n 205,436 133,182 54% 65% TG KKH TCTD 13,017 10,825 2% 83% Trung h¹n 34,037 34,589 14% 102% Tr. ®ã Kho b¹c 3,310 6,879 208% Dµi h¹n 16,790 37,517 15% 223% TG CKH TCTD 110,097 147,482 30% 134% TCTD 78,186 40,181 16% 51% TGKKH TCKT vµ c¸ nh©n 55,199 72,540 15% 131% Kh¸c 61 153 0% 251% TGCKH TCKT vµ c¸ nh©n 197,421 85,332 17% 43% 2 Thu thõa nguån 412,884 407,317 52% 99% Tr¶ l·i TiÕt kiÖm KKH 164 314 0% 191% Thu trong KH 412,884 394,320 97% 96% Tr¶ l·i TiÕt kiÖm CKH 141,944 178,573 36% 126% Thu ngoµi KH 12,997 3% Tr¶ l·i PH giÊy tê cã gi¸ 12,402 427 0% 3% 3 Thu dÞch vô 14,023 11,901 2% 85% 2 Chi dÞch vô 3,558 4,403 1% 124% Tr.®ã:Thu c/tiÒn Tr/n­íc 2,473 3,268 132% 3 Chi kinh doanh ngo¹i hèi 87,022 4,694 1% 5% - Thu c/tiÒn níc ngoµi 564 1,650 293% 4 Chi thuÕ, phÝ 1,023 405 0% 40% - Thu ph¸t hµnh L/C 381 1,170 307% 5 Chi KD kh¸c 7,096 9,194 1% 130% - Thu thanh to¸n L/C 910 1,930 212% - §/tiÕt néi bé (phÝ MB NT) 833 391 47% - Thu HH&DV kh¸c 3,954 3,452 87% - Chi nh©n viªn ( ¨n ca…) 5,937 8,412 142% 4 -Thu N/ vô b¶o l·nh 3,865 8,805 1% 228% - Chi kh¸c 326 391 120% Tr.dã: Thu B l·nh VV 0 5,678 6 Chi qu¶n lý 18,474 22,975 4% 124% - Thu BL thanh to¸n 2,287 943 41% Tr.®ã: Chi VliÖu V phßng 1,424 2,222 156% - Thu BL hoµn Tto¸n 592 1,235 209% - Chi ®iÖn níc 1,256 1,600 127% - Thu BL kh¸c 986 949 96% - LÔ t©n kh¸nh tiÕt 5,645 7,410 131% 5 Thu KDNH 96,621 8,573 1% 9% 7 Chi tµi s¶n 17,718 16,469 3% 93% 6 Thu KD kh¸c 1,972 5,857 1% 297% - KhÊu hao TSC§ 4,703 3,187 68% - Thu ®/t n/bé(MBNT) 1,969 5,857 297% - Söa ch÷a lín TSC§ 2,591 4,656 180% 7 Thu XLRR+BT kh¸c 11,104 81,857 10% 737% - Söa ch÷a thêng xuyªn 2,313 3,070 133% Gèc 6,844 67,521 987% - Mua s¾m CCL§ 3,959 2,992 76% L·i + thu bth­êng kh¸c 2,747 11,580 422% - Chi thuª TS 4,083 5,452 134% Thu hoµn nhËp 1,513 2,756 182% 8 Chi dù phßng 94,195 98,397 15% 104% 8 Thu NHCS 14,489 10,092 1% 70% - Rñi ro 92,899 96,360 104% - Thu l·i NHCS 14,489 10,092 70% - BHTG 1,296 2,037 157% Tæng thu 885,600 780,024 99% 88.1% Tæng chi 759,330 652,030 100% 85.9% Chªnh lÖch thu - chi 126,270 127,994 0 101.4% TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC Tuần 1(từ ngày 11/01/2010 đến ngày 17/01/2010): gặp giảng viên hướng dẫn nhận nhiệm vụ và tới Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long để làm quen và tìm hiểu hoạt động tại cơ sở thực tập. Tuần 2 (từ ngày 18/01/2010 đến ngày 24/01/2010): khảo sát, tìm tài liệu về đề tài. Tuần 3 (từ ngày 25/01/2010 đến ngày 31/01/2010): gặp giảng viên hướng dẫn thống nhất tên đề tài và đề cương sơ bộ, viết báo cáo thực tập tổng hợp. Tuần 4 (từ ngày 01/02/2010 đến ngày 07/02/2010): hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp theo góp ý của giảng viên hướng dẫn. Nộp báo cáo thực tập tổng hợp cho giáo viên hướng dẫn trước ngày 09/02/2010. Ngày 08 tháng 02 năm 2010 Ý kiến của giảng viên hướng dẫn Sinh viên Đoàn Thị Thủy MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích và thiết kế hệ thống trợ giúp phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh cho Agribank Thăng Long.doc
Luận văn liên quan