Đề tài Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bia tiger của khách hàng tại Bình Dương

Về giá: giá luôn là vấn đề cân nhắc của nhiều khách hàng nói chung khi ra quyết định mua hàng, trong bối cảnh phải cạnh tranh với đối thủ bia trên thị trường, thì thương hiệu bia Tiger cần tạo sự khác biệt trong việc xây dựng giá, đề xuất bổ sung các số lượng lon bia trong thùng bia và kết hợp với bảng giá tương ứng nhằm đa dạng sự lựa chọn của khách hàng. Về nhóm tham khảo: cải thiện cách tiếp cận khách hàng qua kênh facebook, youtube, quảng cáo trên sóng truyền hình, sử dụng kỹ năng tạo hiệu ứng lan truyền, thông qua các chương trình giải trí như game show, ca nhạc, được tài trợ bởi thương hiệu bia Tiger. Mở rộng hệ thống bán lẻ trong khu vực tỉnh Bình Dương. Thực hiện các chương trình đào tạo dành cho các công nhân viên, cộng tác viên và các đại lí quảng cáo để thực hiện công tác chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Về dịp mua: giảm giá khi mua số lượng lớn thương hiệu bia Tiger. Tìm ra một hướng độc đáo cho việc kinh doanh trong các ngày lễ: tạo ra các video cho ngày lễ vui nhộn, đầy cảm xúc để góp phần cho mọi người biết đến thông qua sự chia sẽ của nhiều người xem với nhau. Tăng cường các chương trình tặng thưởng để thúc đẩy các khách hàng mua bia vào dịp lễ.

docx30 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bia tiger của khách hàng tại Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ --–&—-- BÀI TIỂU LUẬN Môn: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Chủ đề: PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BIA TIGER CỦA KHÁCH HÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG GVHD: Cô Lê Thị Qúy Thành viên thực hiên: MSSV Cao Thị Thu Huyền 1723401010088 Trương Văn Hải 1723401010056 Đồng Thị Khuyên 1723401010099 Nguyễn Phạm Minh Hảo 1723401010058 Bình Dương, ngày 09 tháng 11 năm 2018. DANH MỤC VIẾT TẮT TH : THƯƠNG HIỆU EFA: NHÂN TỐ KHÁM PHÁ SPSS: Statistical Package for the Social Sciences:một phần mềm dùng trong nghiên cứu KH : KHÁCH HÀNG DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Hình 1: Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng theo Philip Kotler 9 Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 9 Hình 3 : Quy trình nghiên cứu 15 Bảng 1.0 : Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo 17 Bảng 1.1 Kết quả Cronbach’s alpha cho biến phụ thuộc 18 Bảng 1.2:Kiểm định KMO và Bartlett's Test 19 Bảng 1.3 Phương sai trích 19 Bảng 1.4: Ma trận xoay 20 Bảng 1.5 : Ma trận hệ số tương quan 22 Bảng 1.6: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy 205 Bảng 1.7 : Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 25 Bảng 1.3 Coefficientsa 26 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Nền kinh tế đang phát triển nhanh và có dân số trẻ Việt Nam đang tạo ra một thị trường quan trọng cho các nhà cung cấp đồ uống có cồn phát triển, đặc biệt là bia. Vì vậy, Việt Nam được coi là đất nước có lượng tiêu thụ bia lớn nhất thị trường Đông Nam Á và dự kiến lượng tiêu thụ sẽ còn gia tăng trong những năm tới với những thương hiệu bia mới thâm nhập vào thị trường tiềm năng này. Theo thống kê vào năm 2017, người Việt tiêu thụ 4 tỷ lít bia, một người Việt Nam tiêu thụ 31 lít/năm, tăng 38,7 % trong 7 năm vừa qua (Báo cáo từ bộ Công thương Việt Nam, 2017), lượng bia tiêu thụ của Việt Nam tăng theo “chiều thẳng đứng”. Nói đến những thương hiệu bia nổi tiếng ở thị trường Việt Nam, không thể không nhắc tới bia Tiger. Đây là một loại bia rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi hương vị hảo hạng, thơm ngon, chất lượng. Bia Tiger là một trong những thương hiệu nỗi tiếng của nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương, được tung ra thị trường vào năm 1932, là loại bia đầu tiên của Singapore, và được bán tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Bình Dương- là một trong 4 trọng điểm kinh tế của miền Nam nước ta, điều này đã giúp cho Bình Dương thu hút rất nhiều lao đông ngoài tỉnh đến làm việc làm cho quy mô dân số của tỉnh ngày càng gia tăng, cùng với đó lượng bia tiêu thụ ở Bình Dương tăng lên rất nhanh, trong đó người dân sử dụng bia Tiger tăng lên rất đáng kể. Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, xu hướng tiêu dùng ngày càng thay đổi, người tiêu dùng ngày càng chú ý đến chất lượng mẫu mã kiểu dáng và danh tiếng của sản phẩm. Do đó, với nổ lực không ngừng, bia Tiger đã tung ra thị trường với kiểu dáng chai và logo mới, điều này thể hiện sự cách mạng trong thương hiệu. Nhưng, trước sự tác động mạnh mẽ của những nhân tố mới của nền kinh tế Việt Nam như tính mở cửa cao, cạnh tranh gay gắt hơn giữa các thương hiệu bia trên thị trường, nhu cầu tăng nhanh cùng với thói quen tiêu dùng bia đòi hỏi về dịch vụ phân phối và phục vụ khách hàng cao, liệu có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, cũng như việc quyết định chọn mua của khách hàng đối với thương hi ở thị trường Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình Dương nói riêng. Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu toàn diện hơn và sâu sắc hơn và đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàng tại Bình Dương” được lựa chọn do sự cấp thiết của vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên. 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Khách hàng sử dụng Bia Tiger từ năm 2017- 6/2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể bao gồm: khách hàng (KH) có độ tuổi từ 18- 25 tuổi, KH có độ tuổi từ 26-35 tuổi, KH có độ tuổi từ 26-35 tuổi, KH có độ tuổi từ 36-50 tuổi và KH >50 tuổi. Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phạm vi thời gian: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua bia Tiger của khách hàng trong giai đoạn 2017- 6/2018 và đề xuất giải pháp cho tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với thương hiệu bia Tiger trên địa bàn Bình Dương. Từ đó, đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua của khách hàng. Mục tiêu cụ thể: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua của khách hàng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH 2.1 Cơ sở lí thuyết: 2.1.1 Lí thuyết về khách hàng: Khách hàng (Customers) là tập hợp những cá nhân, nhóm người, tổ chức, doanh nghiệp, có nhu cầu sử dụng sản phẩm và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó. Họ là những người mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng có vị trí rất quan trọng nhất và thường được gọi là Thượng Đế. Hành vi khách hàng: Theo Kotler và Levy, hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt boản phẩm hay dịch vụ. Theo hiệp hội marketing Hoa Kì, hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của mội trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đỏi cuộc sống của họ. hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng. Lý thuyết về quyết định mua : 2.1.2.1Các loại quyết định mua: Hành vi mua phức tạp, hành vi mua có sự hối tiếc, hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng, hành vi mua theo thói quen 2.1.2.2 Quá trình ra quyết định mua: Theo Philip Kotler, quá trình quyết định mua gồm có 5 giai đoạn: Đánh giá, so sánh sản phẩm thuộc các nhãn hiệu khác nhau Tìm kiếmsản phẩm và những thông tin liên quan Nhận thức nhu cầu Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng Mua sản phẩm Hình 1: Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng theo Philip Kotler Mô hình nghiên cứu: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ GIÁ QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG DỊP MUA THAM KHẢO Ý KIẾN THƯƠNG HIỆU Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất Đối với quyết định mua của khách hàng nói chung và quyết định mua bia Tiger nói riêng thì hầu hết tất cả các khách hàng sẽ chọn mua hàng của những thương hiệu nào mà họ có thể nhận được giá trị dành cho họ là cao nhất và đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bia Tiger của khách hàng cũng chính là các yếu tố quyết định đến sự thõa mãn của họ. Gồm có: giá, thương hiệu, điều kiện kinh tế, tham khảo ý kiến và dịp mua. 2.2.1 Giá: Giá là tổng số tiền mà khách hàng hay người tiêu dùng phải trả để có được 1 sản phẩm, cụ thể là bia tiger. Thông qua giá để đánh giá đến quyết định mua của khách hàng nói chung và đối thủ cạnh tranh nói riêng. Giá ảnh hưởng đến mức cầu và thị hiếu, là yếu tố quyết định lợi thế canh tranh. Giá biến động nhanh có thể đó là một cơ hội và cũng có thể là thách thức đối với thương hiệu bia. Gia có quan hệ đồng biến với quyết định mua bia của khách hàng. Giá cả phù hợp với chất lượng, giá phù hợp với chi tiêu ngân sách của khách hàng hay là ngân sách của người tiêu dùng thì càng có nhiều người lựa chọn và quyết định mua hơn và ngược lại. Vậy, giá đóng vai trò quyết định trong việc quyết định mua bia Tiger của khách hàng. Thương hiệu: TH là 1 cái tên, 1 thuật ngữ, 1 dấu hiệu, 1 hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác đinh 1 sản phảm hay dịch vụ của 1 người hay 1 nhóm người bán và phân biệt sản phẩm đó với các đói thủ cạnh tranh. Thương hiệu bia tiger- là 1 thương hiệu đã được nhiều người biết và quan tâm đến. Bởi cái tên thương hiêu quá dễ đọc, dễ phát âm, với những chương trình quảng cáo hấp dẫn lôi cuốn được nhiều người không thể bỏ qua. Đồng thời, thương hiệu này còn cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm nhằm giúp khách hàng an tâm hơn về chất lượng đối với thương hiệu Bia Tiger này. Vì thế nên, thương hiệu cũng góp phần và ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàng. Điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua 1 sản phẩm nào đó, như Bia Tiger. ĐKKT của khách hàng tức là số tiền thu nhập dành cho việc tiêu dùng (mức độ, tính ổn định và kết cấu thời gian của số thu nhập đó). Nếu, thu nhập bình quân trung bình hàng tháng của khách hàng tương đối ổn định thì khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả cho việc mua bia và ngược lại. Như vậy, điều kiện kinh tế sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua. 2.2.4 Tham khảo ý kiến: Quyết định mua 1 sản phẩm nói chung và mua bia tiger nói riêng của KH cũng chịu tác động của những yếu tố xã hội: tham khảo ý kiến bạn bè, gia đình, Các nhóm tham khảo ý kiến này xuất phát từ những người thân thiết hay ruột thịt hoặc là những người mà chúng ta ngưỡng mộ. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thông tin trên các phương tiện đại chúng hiện đại.Vì thế nên, việc ảnh hưởng của nhóm tham khảo cũng thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm. Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, quyết định mua chịu ảnh hưởng của rất nhiều người khác, nhưng đối với thương hiệu đã chọn thì ít chịu ảnh hưởng của người khác. Trong giai đoạn phát triển của sản phẩm, ảnh hưởng của nhóm tham khảo ý kiến khá mạnh đối với cả việc lựa chọn sản phẩm lẫn việc lựa chọn thương hiệu. 2.2.5 Dịp mua Dịp mua là cái khoảng thời gian hay mốc thời gian mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Đối với bia tiger thì dịp mua cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia- bởi vì nó được KH ưa chuộng thường hay mua vào các dịp lễ, tết khi nhà có tiệc tùng hay là khi bạn bè tới chơi và cũng có khi mua cho chính bản thân KH khi họ có nhu cầu. Tổng quan nghiên cứu: Quyết định mua hàng, một cụm từ khá phổ biến và quen thuộc với các nhà nghiên cứu thị trường. Chủ đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và giành thời gian nhiều cho các nghiên cứu về quyết định mua của khách hàng. Nghiên cứu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua giúp các nhà nghiên cứu cũng như các công ty, doanh nghiệp định hình được sản phẩm của mình và lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm, cũng từ đó đề xuất ra giải pháp phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Dưới đây là một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Tại Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã thực hiện chủ đề này rất thành công. Nguyễn Thị Ngọc Giàu(2015), đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm mục tiêu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến và từ đó đề ra các giải pháp phù hợp. Tác giả đã sử dụng kết hợp hai phương pháp đó là định lượng và định tính. Thực hiện phương pháo thống kê mô tả và kiểm định EFA, phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện qua mạng gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro.Bên cạnh đó một nghiên cứu khác của tác giả Quan Thị Hồng Phúc(2015), đã nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sữa Dielac tại tỉnh Vĩnh Long. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sữa Dielac. Với phương pháp là tham khảo và nghiên cứu lí thuyết những nghiên cứu đã có về quyết định mua cùng với phương pháp thảo luận nhóm tập trung đề tìm ra các nhân tố tác động. Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và sử dụng EFA để tìm ra nhân tố mới. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ rõ 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sữa Dielac là giá trị cảm xúc, giá cả, nhân sự, thương hiệu và chất lượng và từ đó đề xuất giải pháp để phù hợp với khách hàng. Tác giả Trần Thị Trúc Linh(2016), nghiên cứu về quyết định mua cà phê ngoại của người tiêu dùng tài thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu là xác định được các nhân tố tác động đến quyết định mua cà phê ngoại của người tiêu dùng. Tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai phương pháp định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng tác giả đã sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi, phần mềm hổ trợ là SPSS để thực hiện thống kê mô tả đồng thời kiểm tra độ tin cậy của mô hình và EFA để khám phá ra nhân tố mới. Cuối cùng, tác giả đã xác định được 5 yếu tố thực sự tác động đến quyết định mua cà phê ngoại: giá, chất lượng, phân phối, khuyến mãi và thu nhập. Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định”. Nghiên cứu nhằm mục tiêu phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam. Thực hiện lấy dữ liệu bằng phiếu câu hỏi được gửi trực tiếp đến người khảo sát và thông qua mạng Internet. Dữ liệu được phân tích theo quy trình từ phân tích nhân tố đến kiểm định độ tin cậy và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy, thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua trực tuyến. Trong khi đó, rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. Bên cạnh những nghiên cứu trong nước, quyết định mua của khách hàng được các nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm. Magistris T. & Gracia A. (2008), đã thực hiện chủ đề nghiên cứu về quyết định mua thực phẩm hữu cơ của người dân nước Ý. Mục tiêu của nghiên cứu là để điều tra quá trình ra quyết định mua đối với thực phẩm hữu cơ sản xuất tại Ý. Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp, bảng câu hỏi và đưa ra mô hình hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy thái độ của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ, đặc biệt đối với thuộc tính sức khỏe và hướng tới môi trường là những yếu tố quan trọng nhất giải thích quá trình ra quyết định của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ. Hơn nữa, nó đã được tìm thấy rằng thông tin lớn hơn về thị trường thực phẩm hữu cơ, dẫn đến kiến ​​thức thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng cao hơn, quan trọng vì nó ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ. Cuối cùng, người tiêu dùng cố gắng tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cuộc sống có thể có thái độ tích cực hơn đối với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ và hướng tới môi trường, gây ra nhiều ý định mua thực phẩm hữu cơ hơn. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số mẫu nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo sát người dân biết uống bia tại tỉnh Bình Dương năm 2017 và 2018 từ 20 tuổi trở lên. Để đảm bảo tính chính xác do tổng thể nghiên cứu quá rộng, khó tiếp cận và tỷ lệ phản hồi thấp thì việc xác định số mẫu để nó đại diện và có thể suy rộng tổng thể, để phân tích kết quả có ý nghĩa và kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học. Với trường hợp cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể thì ta áp dụng công thức này: n=pq z2ⅇ2 Trong đó: n: số mẫu cần điều tra z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96) p: là ước tính tỷ lệ phần trăm % của tổng thể q=1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50%, đó là khả năng lớn nhất có thể xãy ra tổng thể) e là sai số biên (cho phép 5%) Tổ chức thu thập thông tin Thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập dữ liệu từ các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu thu thập trên mạng về doanh số bán hàng đối với sản phẩm bia Tiger, sử dụng số liệu mô tả bối cảnh từ Tổng cục thống kê dân số Việt Nam, Sổ tay nghiên cứu khoa học, từ các tạp chí, báo điện tử, Ngoài ra, còn thu thập thêm tài liệu từ các giáo trình Marketing căn bản của Philip Kotler, phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, các bài giảng về yếu tố quyết định mua hàng, Thông tin sơ cấp: Tiến hành đi phỏng vấn chính thức 110 người tiêu dùng bia Tiger trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm thu thập đầy đủ các dữ liệu để dáp ứng các mục tiêu đề ra. Tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp định lượng dưới hình thức sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn, hoặc phỏng vấn trực tiếp đến người dân sống tại Bình Dương đã và đang sử dụng bia. Đối với nhóm người đã sử dụng và đang tiếp tục sử dụng bia: Nhóm nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu tại những nơi như tiệm tạp hóa, siêu thị, và sử dụng bảng khảo sát để thu thập nghiên cứu như ban đầu. Đối với nhóm người đã từng sử dụng và đã hết sử dụng: nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu thông qua các dạng câu hỏi theo như kịch bản đã được soạn trước. Phương pháp phân tích Phân tích thông tin định tính: Phân tích nhân quả được sử dụng để phân tích thông tin định tính. Thông tin thu thập tại các cuộc phỏng vấn sâu và đánh giá có sự tham gia của một số nhóm người dân sử dụng bia trong địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm tạo cơ sở cho những lý giải từ kết quả điều tra ban đầu. Phương pháp thông tin định lượng: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm bia Tiger. Sẽ phân đoạn khách hàng theo nghề nghiệp, thu nhập,để chọn khách hàng mục tiêu cho chính xác và đánh giá mức độ và các yếu tố dẫn tới quyết định mua bia Tiger của nhóm khách hàng. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đới với sản phẩm bia Tiger. Mỗi câu hỏi là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để khách hàng đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và cho biết sự hài lòng của mình đối với bia đó và lồng ghép với các câu hỏi về các loại bia khác để có cơ sở so sánh. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 điểm thể hiện mức độ rất không đồng ý - đến 5 điểm – thể hiện mức độ rất đồng ý. Bảng câu hỏi sơ bộ được điều chỉnh thông qua phỏng vấn thử 30 khách hàng xem họ có hiểu đúng từ ngữ, ý nghĩa và mục đích của câu hỏi không? họ có đồng ý cung cấp những thông tin được hỏi hay không?. Sau khi được điều chỉnh ở bước này, bảng câu hỏi được sử dụng cho công việc phỏng vấn chính thức.Như nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khác, do tổng thể nghiên cứu quá rộng, khó tiếp cận nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác xuất). Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu chính thức là 110 mẫu và tỷ lệ hồi đáp dự kiến là 90%. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu: Trong nghiên cứu này, phần mềm SPSS 20 được sử dụng để tổng hợp, làm sạch và xử lý số liệu thô của nghiên cứu. Trong quá trình nghiên chúng tôi sử dụng thang đo Liker 5 mức độ từ 1 là “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn đồng ý”. Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, từ đó hình thành nên các biến trong mô hình hồi qui để đánh giá các yếu tố, tất cả các biến quan sát phải đáp ứng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bia Tiger của khách hàng tại tỉnh Bình Dương. Quy trình nghiên cứu: Xác định vấn đề Nghiên cứu sơ bộ Thiết lập bảng hỏi Phỏng vấn thử Xử lý, phân tích Kết luận, báo cáo Phỏng vấn chính thức Thiết kế nghiên cứu Hình 3 : Quy trình nghiên cứu CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau khi chỉnh sửa và sang lọc dữ liệu thì tiến hành chạy dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Để kiểm định Cronbach’s Alpha, khám phá ra nhân tố mới EFA, rồi kiểm định hệ số tương quan của mô hình, kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình. Từ đó, hình thành các yếu tố để đưa ra mô hình hồi quy đa biến. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình tác động như thế nào đến quyết định mua Bia Tiger của người tiêu dùng. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhóm biến độc lập Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson,1994; Số lượngater, 1995)”. Đối với đề tài này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến– tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu và Cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994). Dưới đây là kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha: Bảng 1.0 : Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nhóm nhân tố Biến quan sát Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted GIÁ Cronbach's Alpha=0.826 Giá của bia tiger tương xứng với chất lượng 0.713 0.742 Giá của bia tiger phù hợp với khả năng tài chính 0.677 0.777 Giá của bia tiger ở mức trung bình 0.678 0.763 THƯƠNG HIỆU Cronbach's Alpha=0.762 Thương hiệu bia Tiger được nhiều người biết đến. 0.606 0.681 Tên thương hiệu dễ đọc, dễ phát âm. 0.562 0.706 Chương trình quảng cáo hấp dẫn. 0.611 0.680 Thương hiệu cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm. 0.474 0.756 THU NHẬP Cronbach's Alpha=0.876 Thu nhập Anh/Chị tương đối ổn định. 0.804 0.786 Thu nhập của Anh/Chị có thể sẵn sàng chi trả cho việc mua bia. 0.771 0.821 Thu nhập tăng vẫn tiếp tục sử dụng bia tiger 0.725 0.862 NHÓM THAM KHẢO Cronbach's Alpha=0.837 Bạn bè giới thiệu. 0.526 0.837 Tham khảo ý kiến của người thân. 0.706 0.786 Tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 0.680 0.796 Tham khảo thông tin từ các nhà bán lẻ(bách hóa, tạp hóa, siêu thị). 0.658 0.800 Từ việc quảng cáo của thương hiệu bia Tiger. 0.643 0.804 DỊP MUA Cronbach's Alpha=0.859 Anh/Chị mua bia vào các dịp lễ. 0.696 0.838 Anh/Chị mua bia khi có bạn bè tới chơi. 0.760 0.776 Anh/Chị mua bia khi nhà có tiệc. 0.748 0.791 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị Cronbach's Alpha nhân tố đều lớn hơn 0.6, thang đo thõa mãn điều kiện để có thể sử dụng được. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, biến quan sát được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho biến phụ thuộc Bảng 1.1 Kết quả Cronbach’s alpha cho biến phụ thuộc Cronbach's Alpha=0.805 Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted G.1 GIÁ 0.677 0.744 G.2 THƯƠNG HIỆU 0.566 0.777 G.3 ĐIỀU KIỆN THU NHẬP 0.699 0.732 G.4 NHÓM THAM KHẢO 0.558 0.777 G.5 DỊP MUA 0.472 0.800 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Như kết xuất bảng trên ta thấy giá trị Cronbach’s alpha = 0.805 > 0.6 như vậy biến phụ thuộc này đạt và phù hợp với mô hình. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, biến phụ thuộc này sẽ được chấp nhận. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 1.2:Kiểm định KMO và Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .877 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1100.801 Df 153 Sig. .000 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Từ bảng trên ta có, giá trị Sig. bằng 0.000 0.5 nên dữ liệu có thể sử dụng để đưa vào phân tích nhân tố. Bảng 1.3 Phương sai trích Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 8.539 47.439 47.439 8.539 47.439 47.439 3.446 19.144 19.144 2 1.598 8.877 56.316 1.598 8.877 56.316 3.291 18.286 37.430 3 1.249 6.940 63.256 1.249 6.940 63.256 2.909 16.162 53.592 4 1.035 5.753 69.009 1.035 5.753 69.009 2.775 15.417 69.009 5 .849 4.719 73.728 6 .689 3.830 77.558 7 .596 3.313 80.871 8 .588 3.267 84.138 9 .467 2.594 86.732 10 .412 2.286 89.018 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Từ bảng trên ta có: Giá trị tổng phương sai trích=69.009% > 50% đạt yêu cầu khi đó có thể nói rằng 4 nhân tố mới phát hiện giải thích được 69.009% sự biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố mới lớn hơn 1(ĐẠT). Bảng 1.4: Ma trận xoay Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 A_3_GIA_CUA_BIA_TIGER_PHU_HOP_VOI_KHA_NANG_TAI_CHINH .830 A_2_GIA_CUA_BIA_TIGER_TUONG_XUNG_VOI_CHAT_LUONG .771 A_4_GIA_CUA_BIA_TIGER_O_MUC_TRUNG_BINH .755 C_2_THU_NHAP_SAN_SANG_CHI_TRA_VIEC_MUA_BIA .607 C_1_THU_NHAP_TUONG_DOI_ON_DINH .606 D_5_TU_VIEC_QUANG_CAO_BIA_TIGER .738 B_4_THUONG_HIEU_CUNG_CAP_NHIEU_THONG_TIN_VE_SAN_PHAM .710 D_4_THAM_KHAO_THONG_TIN_TU_CAC_NHA_BAN_LE .631 B_3_CHUONG_TRINH_QUANG_CAO_HAP_DAN .629 D_2_THAM_KHAO_Y_KIEN_NGUOI_THAN .610 D_3_THAM_KHAO_THONG_TIN_TREN_PHUONG_TIEN_DAI_CHUNG .608 B_2_TEN_THUONG_HIEU_DE_DOC_DE_PHAT_AM .766 B_1_THUONG_HIEU_BIA_TIGER_DUOC_NHIEU_NGUOI_BIET_DEN .599 C_3_THU_NHAP_TANG_VAN_TIEP_TUC_SU_DUNG_BIA_TIGER .557 D_1_BAN_BE_GIOI_THIEU .524 E_1_MUA_BIA_VAO_CAC_DIP_LE .806 E_3_MUA_BIA_KHI_NHA_CO_DAM_TIEC .799 E_2_MUA_BIA_KHI_CO_BAN_BE_TOI_CHOI .793 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Đặt tên và giải thích nhân tố: Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số tải nhân tố(factor loading) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó. Nhân tố 1 gồm 5 biến quan sát đó là: “giá của bia tiger phù hợp với khả năng tào chính; giá của bia tiger tương xứng với chất lượng; giá của bia tiger ở mức trung bình; thu nhập sẵn sàng chi trả cho việc mua bia; thu nhạp tương đối ổn định.” Đặt tên nhân tố này là GIÁ CẢ Nhân tố 2 gồm 6 biến quan sát: “từ việc quảng cáo bia tiger; thương hiệu cung cấp nhiều thông tin sản phẩm;tham khảo thông tin từ nhà bán lẻ;chương trình quảng cáo hấp dẫn; tham khảo ý kiến người thân;tham khảo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.” Đặt tên nhân tố này là THAM KHẢO Nhân tố 3 gồm 4 biến quan sát: “tên thương hiệu dễ đọc, dễ phát âm; thương hiệu được nhiều người biết đến; thu nhập tăng vẫn tiếp tục sử dụng bia tiger; bạn bè giới thiệu.” Đặt tên nhân tố này là THƯƠNG HIỆU Nhân tố 4 gồm 3 biến quan sát: “mua bia vào dịp lễ; mua khi nhà có đám tiệc; mua bia khi có bạn bè tới chơi.” Đặt tên nhân tố này là DỊP MUA Hệ số tương quan Bảng 1.5 : Ma trận hệ số tương quan X1.GIA_CA X2.THAM_KHAO X3.THUONG_HIEU X4.DIP_MUA Y.QUYET_DINH_MUA X1.GIA_CA Pearson Correlation 1 .659** .663** .512** .919** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 X2.THAM_KHAO Pearson Correlation .659** 1 .700** .552** .805** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 X3.THUONG_HIEU Pearson Correlation .663** .700** 1 .659** .701** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 X4.DIP_MUA Pearson Correlation .512** .552** .659** 1 .544** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 Y.QUYET_DINH_MUA Pearson Correlation .919** .805** .701** .544** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Từ bảng trên ta được: X2.THAM_KHAO=0.659 tương quan khá,cùng chiều với X1.GIA_CA với mức ý nghĩa thống kê sig=0.000<5%. X3.THUONG_HIEU=0.663 tương quan khá, cùng chiều với X1.GIA_CA với mức ý nghĩa thống kê sig=0.000<5%. X4.DIP_MUA=0.512 tương quan khá, cùng chiều với X1_GIA_CA với mức ý nghĩa thống kê sig=0.000<5%. Y.QUYET_DINH_MUA tương quan tốt với các biến X1.GIA_CA, X2.THAM_KHAO, X3.THUONG HIEU, X4.DIP_MUA. Phương trình hồi quy Bảng 1.6: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .957a .915 .912 .22297 .915 256.834 4 95 .000 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Nhận xét: trong bảng này ta nhận biết được giá trị quan trọng đó là Adjusted R Square. Adjusted R Square(hay còn gọi R hiệu chỉnh) = 91.2% > 50%( ĐẠT) được giải thích 4 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 91.2 % sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 8.8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Bảng 1.7: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 51.075 4 12.769 256.834 .000b Residual 4.723 95 .050 Total 55.798 99 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Nhận xét: Giá trị Sig. của kiểm định F là 0.000<0.05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. Bảng 1.8: Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) .314 .123 2.554 .012 X1.GIA_CA .588 .037 .689 16.044 .000 .484 2.067 X2.THAM_KHAO .343 .044 .353 7.801 .000 .435 2.299 X3.THUONG_HIEU .000 .048 .000 .008 .744 .364 2.745 X4.DIP_MUA -.003 .032 -.004 -.096 .023 .546 1.832 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) Với dữ liệu đã chạy thì ta thấy giá trị Sig của 3 biến độc lập là X1.GIA_CA, X2.THAM_KHAO, X4.DIP_MUA đều nhỏ hơn 0.05. Do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, chỉ có biến X3.THUONG_HIEU có giá trị Sig quá cao, cao hơn mức 0.05 thì không có ý nghĩa về mặt thống kê nên loại bỏ biến đó. Hệ số VIF mô hình nhỏ hơn 10( theo quan điểm của tác giả Hoàng Trọng giá trị VIF ≥ 10) nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Vậy ta có thể biểu diễn mô hình hồi quy thông qua phương trình sau: Y =0.314 + 0.588*X1.GIA_CA + 0.343*X2.THAM_KHAO - 0.003*X4.DIP_MUA + ε Nhận xét: Giá trị X1.GIA_CA tác động mạnh nhất vì có giá trị alpha X1.GIA_CA = 0.588 là giá trị lớn nhất. Giá trị X4.DIP_MUA tác động yếu nhất vì có giá tri alpha X4.DIP_MUA = - 0.003 là giá trị nhỏ nhất. Đọc phương trình: X1.GIA_CA = 0.588 cho biết khi QUYET_DINH_MUA tăng lên 1 đơn vị thì X1_GIA_CA sẽ tăng lên 0.588 đơn vị. X2.THAM_KHAO = 0.343 cho biết khi QUYET_DINH_MUA tăng lên 1 đơn vị thì X2.THAM_KHAO sẽ tăng lên 0.343 đơn vị. X4.DIP_MUA = -0.003 cho biết khi QUYET_DINH_MUA tăng lên 1 đơn vị thì X4.DIP_MUA sẽ giảm 0.003 đơn vị. Kết luận: Sau khi chạy và phân tích các nhân tố của mô hình, ta tìm ra được các yếu ảnh hưởng đến quyết định bia của khách hàng là yếu tố giá, nhóm tham khảo, dịp mua. Đây là 3 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng nhiều nhất. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như giới tính, nghề nghiệp, thu nhập cũng ảnh hưởng đến nhưng không đáng kể. Và không có ảnh hưởng gì đến quyết định mua bia Tiger của người dân tại Bình Dương. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP Về giá: giá luôn là vấn đề cân nhắc của nhiều khách hàng nói chung khi ra quyết định mua hàng, trong bối cảnh phải cạnh tranh với đối thủ bia trên thị trường, thì thương hiệu bia Tiger cần tạo sự khác biệt trong việc xây dựng giá, đề xuất bổ sung các số lượng lon bia trong thùng bia và kết hợp với bảng giá tương ứng nhằm đa dạng sự lựa chọn của khách hàng. Về nhóm tham khảo: cải thiện cách tiếp cận khách hàng qua kênh facebook, youtube, quảng cáo trên sóng truyền hình, sử dụng kỹ năng tạo hiệu ứng lan truyền, thông qua các chương trình giải trí như game show, ca nhạc, được tài trợ bởi thương hiệu bia Tiger. Mở rộng hệ thống bán lẻ trong khu vực tỉnh Bình Dương. Thực hiện các chương trình đào tạo dành cho các công nhân viên, cộng tác viên và các đại lí quảng cáo để thực hiện công tác chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Về dịp mua: giảm giá khi mua số lượng lớn thương hiệu bia Tiger. Tìm ra một hướng độc đáo cho việc kinh doanh trong các ngày lễ: tạo ra các video cho ngày lễ vui nhộn, đầy cảm xúc để góp phần cho mọi người biết đến thông qua sự chia sẽ của nhiều người xem với nhau. Tăng cường các chương trình tặng thưởng để thúc đẩy các khách hàng mua bia vào dịp lễ. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG Chào Anh/Chị, chúng tối là sinh viên Đaị Học Thủ Dầu Một. Hiện nay, chúng tôi đang thức hiện đề tài về “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàng tại Bình Dương”. Mong Anh/Chị giúp chúng tối hoàn thành bài khảo sát này. Mọi thông tin của Anh/Chị đã cung cấp trên bảng khảo sát này đều được bảo mật. Xin chân thành cảm ơn! Phần I: Câu hỏi chung 1. Anh/Chị đã sử dụng bia Tiger chưa?   Đã sử dụng   Chưa sử dụng Nếu đã sử dụng thì tiếp tục thực hiện câu tiếp theo, còn nếu chưa sử dụng thì xin chuyển tiếp qua phần IV 2. Anh/Chị cho biết chất lượng bia Tiger như thế nào?   Ngon   Nồng độ thấp   Hương vị thơm   Khác (xin nêu rõ):. 3. Anh/Chị biết đến thương hiệu bia Tiger qua những phương tiện nào?   Tivi   Báo chí   Internet   Khác:... 4. Anh/Chị thường xuyên sử dụng bia Tiger hay không?   Có   Không   Khoảng 2 lần / Tháng   Trên 2 lần/tháng   Khác(xin nêu rõ).. 5.Anh/Chị sử dụng vào những dịp nào?   Tết   Lễ   Gặp gỡ bạn bè   Đám tiệc   Khác(nêu rõ) 6. Anh/Chị quan tâm đến những mặt nào trên lon bia?   Mẫu mã   Chất lượng   Hương vị   Nồng độ   Khác(nêu rõ):.. Phần II: Câu hỏi chính Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/Chị về các phát biểu sau bằng cách đánh dấu vào ô mà Anh/Chị cho là phù hợp với quy ước sau: CÂU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ A GIÁ 1 2 3 4 5 A.1 Giá của bia Tiger tương đối ổn định. A.2 Giá của bia Tiger tương xứng với chất lượng. A.3 Giá của bia Tiger phù hợp với khả năng tài chính của Anh/ Chị. A.4 Giá một thùng bia Tiger ở mức trung bình. B THƯƠNG HIỆU 1 2 3 4 5 B.1 Thương hiệu bia Tiger được nhiều người biết đến. B.2 Thương hiệu lâu đời và uy tín. B.3 Chương trình quảng cáo hấp dẫn. B.4 Thương hiệu cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm. D ĐIỀU KIỆN KINH TẾ 1 2 3 4 5 D.1 Thu nhập Anh/Chị tương đối ổn định. D.2 Thu nhập của Anh/Chị có thể sẵn sàng chi trả cho việc mua bia. D.3 Thu nhập tăng vẫn tiếp tục sử dụng bia Tiger E NHÓM THAM KHẢO 1 2 3 4 5 E.1 Bạn bè giới thiệu. E.2 Tham khảo ý kiến của người thân. E.3 Tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. E.4 Tham khảo thông tin từ các nhà bán lẻ(bách hóa, tạp hóa, siêu thị). E.5 Từ việc quảng cáo của thương hiệu bia Tiger. F DỊP MUA 1 2 3 4 5 F.1 Anh/Chị mua bia vào các dịp lễ, Tết. F.2 Anh/Chị mua bia khi họp mặt bạn bè. F.3 Anh/Chị mua bia khi nhà có tiệc. F.4 Anh/Chị mua bia khi bản thân có nhu cầu. G QUYẾT ĐỊNH MUA 1 2 3 4 5 G.1 Giá G.2 Thương hiệu G.3 Điều kiện kinh tế G.4 Nhóm tham khảo G.5 Dịp mua 1.Hoàn toàn không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Bình thường 4.Đồng ý 5.Hoàn toàn đồng ý Phần III: Ý kiến của khách hàng: Anh/chị hãy cho ý kiến về những hạn chế của bia Tiger? ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Anh/Chị hãy cho ý kiến về những lợi ích nhận được của bia Tiger? ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Phần IV: Thông tin khách hàng: Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính? Nam Nữ Anh/Chị vui lòng cho biết độ tuổi? 18 đến 25 tuổi 26 đến 35 tuổi 36 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi Công việc của Anh/Chị là: Công nhân Cán bộ nhân viên Nhân viên Sinh viên Kinh doanh Buôn bán nhỏ Khác(xin nêu rõ):....... Thu nhập trung bình của Anh/Chị là bao nhiêu một tháng: Dưới 3 triệu 3 đến 5 triệu 5 đến 7 triệu Trên 7 triệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_luan_nctt_0063_2108036.docx
Luận văn liên quan