Đề tài Pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước: thực trạng và giải pháp

Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận, các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, để tồn ngân sách quá lớn và giúp quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Do đó, nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao; nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của ngân sách nhà nước, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của ngân sách nhà nước sẽ rất lớn.

doc41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam… Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo khả năng giải quyết tình trạng bội chi ngân sách của nhà nước, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước. Chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển: Trong quá trình giải quyết bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ vẫn phải đề cao việc thực hiện tăng trưởng kinh tế đất nước bằng cách sử dụng ngân sách cho các khoản chi đầu tư và phát triển nhằm làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế. Từ đó thu hồi vốn và kiếm thêm lợi nhuận bổ sung vào nguồn ngân sách nhà nước đang trong tình trạng thâm hụt. Bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn: Nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện bởi hai nguyên tắc cụ thể phía trên. Tuy nhiên, việc thực hiện nó phải dựa trên sự phối hợp, cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn trọng của cơ quan chức năng trong việc xác định rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của pháp luật và đường lối phát triển của đất nước; phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái đối với đồng ngoại tệ;… nhằm hướng đến mục tiêu chung là giải quyết tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Các giải pháp giải quyết bội chi ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng các biện pháp sau ân sách nhà nước/xu-ly-boi-chi-ngan-sach-nha-nuoc-nham-kiem-che-lam-phat-hien-nay.190.html : Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước: Tăng thu: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi ngân sách nhà nước, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giảm chi: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Ở đây, triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Phát hành tiền mới để bù chi: Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển, gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Vay trong nước và ngoài nước: Biện pháp vay trong và ngoài nước là nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP. Thông qua hoạt động vay, Chính phủ và chính quyền địa phương ghi nhận nợ đối với các trái chủ về khoản nợ và bảo lãnh của mình cùng các thỏa thuận về lãi suất, hoàn lại... Các biện pháp này được thực hiện qua các hoạt động cụ thể là phát hành trái phiếu. Các loại trái phiếu được phát hành gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương. Theo quy định của Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, ba loại trái phiếu kể trên được phân loại theo phạm vi phát hành trong và ngoài nước như sau: Các khoản vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn tài chính khác trong nước gồm: Trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trái phiếu Chính quyền địa phương. Các khoản Chính phủ vay nước ngoài được đưa vào cân đối ngân sách: Trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Nghị định số 01/2011/NĐ-CP cũng quy định đối với các loại trái phiếu về Tổ chức phát hành và mục đích sử dụng; Phương thức thanh toán; Đối tượng đấu thầu và tham gia; Sử dụng và thanh toán; Lãi suất; Điều kiện phát hành… nhằm tạo cơ chế rõ ràng, minh bạch cho hoạt động phát hành trái phiếu theo nhu cầu cần thiết của Nhà nước và từng địa phương. Ngoài ra, trong việc định hướng và sử dụng vốn vay từ các nguồn vay trong nước và nước ngoài, Thủ tướng chính phủ cũng đã thông qua Quyết định số 958/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ngày 27 tháng 07 năm 2012. Điều này đã góp phần tạo tiền đề cho hành lang pháp lý về vấn đề bội chi ngân sách nhà nước, qua đó giúp giải quyết tình trạng bội chi mà ngân sách nhà nước đang phải đối diện. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn trước khi Luật Ngân sách nhà nước 1996 được ban hành (giai đoạn 1991-1996) Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1996, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản; đặc biệt, cơ cấu chi ngân sách nhà nước đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực hơn. Cụ thể, nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này, vấn đề chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt ngân sách nhà nước đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài (từ năm 1992 trở đi Nhà nước đã có những quy định về việc chấm dứt phát hành tiền trực tiếp để bù đắp bội chi). Thực vậy, trong giai đoạn từ năm 1991-1996, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2%, 1995: 4,17% và 1996 là 3%) Xem: Lê Quốc Lý, “Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài Chính số 10/2008 . Như vậy, có thể thấy rằng bội chi NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC trong những năm 1991-1995 là rất thấp, được khống chế ở mức chấp nhận được là 2,63% - việc này đã thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ trên. Nhìn chung, thực trang bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới chính sách quản lý và cân đối ngân sách nhà nước để cải thiện vấn đề khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn lực quốc gia, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. So với giai đoạn trước, bội chi ngân sách nhà nước ở giai đoạn này giảm và duy trì ở mức chấp nhận được. Tuy vậy, cân đối ngân sách nhà nước trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế như cải cách thuế vẫn còn nhiều bất cập; hệ thống thuế chồng chéo, phức tạp gây khó khăn cho công tác hành thu và quản lý thuế; vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ chú trọng giải quyết nhu cầu chi; các nguồn thu và nhiệm vụ chi phân cấp cho chính quyền địa phương không ổn định, hạn chế khả năng chủ động của ngân sách địa phương khi cân đối ngân sách cấp mình; Nhà nước vẫn chưa xóa bỏ hết các khoản chi bao cấp dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính của đất nước… Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ khi Luật Ngân sách nhà nước 1996 được ban hành cho đến nay Với những thay đổi mạnh mẽ trong thời kỳ đầu chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nước ta đã đạt được không ít kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khuyết điểm tồn đọng trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước. Lúc này, yêu cầu đặt ra là cần có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh, quy định rỏ ràng hơn nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch khi thực hiện cân đối ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Vì vậy, ngày 20-03-1996 Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước và văn bản này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1997. Cùng thời điểm đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 1996 cũng được Chính phủ và Bộ tài chính đưa ra để vận dụng thực hiện. Qua một thời gian Luật Ngân sách nhà nước 1996 được áp dụng thi hành, để phù hợp hơn với thực tế và các văn bản pháp luật thuế hiện hành ( Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế gía trị gia tăng), ngày 20-5-1998 Luật Ngân sách nhà nước 1996 đã được sữa đổi, bổ sung. Đến năm 2002, đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và tiến tới gia nhập WTO nên Luật Ngân sách nhà nước cần phải sửa đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn, với các cam kết quốc tế về thuế quan; đồng thời, phải đảm bảo được nguồn thu ngân sách nhà nước để có thể chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước. Do vậy, taị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, bổ sung ngày 16-12-2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2004. Có thể khẳng định rằng Luật Ngân sách nhà nước hiện hành đã xử lý một cách căn bản quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền, quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đặc biệt, việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi khá cụ thể, rõ ràng (trong đó, ngân sách trung ương giử vai trò chủ đạo, đảm bảo các nhiệm vụ chiến lược, có quy mô trên toàn quốc; còn ngân sách địa phương ngày càng được mở rộng quyền tự chủ hơn trong vấn đề khai thác các nguồn thu tại chỗ và chủ động bố trí chi tiêu hợp lý). Thực tế, từ những chính sách đúng đắn được thể chế bằng các văn bản pháp luật mà nguồn thu ngân sách ở các tỉnh, thành đã tăng lên một cách bền vững. Cụ thể, ngân sách địa phương từ chỗ chiếm 34% tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-1996 đã tăng lên 45% giai đoạn 1997-2006. Điều này tạo nền tảng cơ bản cho các địa phương chủ động nhằm cân đối ngân sách một cách tích cực hơn. Hơn nữa, qua việc phân cấp ngân sách nhà nước, nguồn thu của các địa phương đã được tăng lên đáng kể. Nếu trước đây thu ngân sách địa phương chỉ chiếm 20%-22%/tổng thu ngân sách nhà nước thì nay đã chiếm ở mức 42%-44%/tổng thu ngân sách nhà nước Xem: Lê Quốc Lý, “Phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tê”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 12/2008, Trang 8 - đây là cả một sự nỗ lực về việc cân đối nguồn lực phù hợp nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc tăng cường năng lực khai thác, huy động các nguồn lực tài chính thông qua ngân sách nhà nước. Cụ thể, với việc sửa đổi hệ thống phân cấp ngân sách nhà nước, theo đó trao quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền địa phương, nguồn thu ngân sách nhà nước đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn so với trước; quy định về ổn định ngân sách địa phương theo tỷ lệ % phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3-5 năm đã tạo điều kiện cho các địa phương yên tâm và tích cực trong việc huy động các nguồn thu trên địa bàn; quy định cho phép địa phương được huy động các nguồn vốn tín dụng trong nước cho đầu tư với mức tối đa 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh đã giúp nhiều địa phương chủ động hơn trong việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để tham gia đầu tư cho các mục tiêu đã đề ra. Kết quả đạt được là ngân sách địa phương ngày càng được hưởng nhiều nguồn thu hơn như các khoản thu từ thuế tài nguyên môi trường, các khoản thu điều tiết từ thuế tiêu thụ đặc biệt... Đặc biệt, nếu như từ năm 2003 trở về trước, cả nước chỉ có khoảng 5 địa phương có khả năng thu vượt chi và có điều tiết về ngân sách trung ương, thì sau khi sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước đến năm 2009 đã có 11 địa phương tự đảm bảo được ngân sách chi của mình mà không cần sự hỗ trợ của ngân sách trung ương. Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc cân đối ngân sách nhà nước. Trước hết, nhằm làm rõ hơn phần thực trạng bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn sau khi Luật Ngân sách nhà nước 1996 được ban hành, nhóm chúng tôi xin được phân tích thực tiễn bội chi ngân sách nhà nước trong một số năm gần đây thông qua các số liệu về Quyết toán Thu, Chi cân đối ngân sách nhà nước Các số liệu được tổng hợp từ các nguồn sau đây: . STT Chỉ tiêu Quyết toán năm 2008 Quyết toán năm 2009 Dự toán năm 2010 Dự toán năm 2011 1 Thu cân đối ngân sách nhà nước 548,529 468,795 461,500 595,000 2 Chi cân đối ngân sách nhà nước 590,714 584,695 582,200 725,600 3 Cân đối ngân sách nhà nước -67,677 -115,900 -119,700 -120,600 Tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP 4.58% 6.9% 6.2% 5.3% 4 Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 67,677 115,900 119,700 120,600 Vay trong nước 48,009 88,520 98,700 92,600 Vay nước ngoài 19,688 27,380 21,000 28,000 Qua bảng thống kê trên, có thể thấy rằng, tình hình bội chi ngân sách nhà nước trong những năm gần đây xấp xỉ 5% - tỷ lệ này vẫn ở trong mức giới hạn bội chi cho phép. Sau đây sẽ là đánh giá chi tiết cho từng năm: Năm 2008: STT Chỉ tiêu Dự toán (Tỷ đồng) A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 323,000 1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 189,300 2 Thu dầu thô 65,600 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 64,500 4 Thu viện trợ không hoàn lại 3,600 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 9,080 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 398,980 1 Chi đầu tư phát triển 99,730 2 Chi trả nợ và viện trợ 51,200 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể 208,850 4 Chi cải cách tiền lương 28,400 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 10,700 D Bội chi ngân sách nhà nước 66,900 Tỷ lệ bội chi so GDP 5% Nguồn bù đắp bội chi 1 Vay trong nước 51,900 2 Vay ngoài nước 15,000 Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 Theo bảng số liệu trên, dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2008 là 323000 tỉ đồng phấn đấu cả năm đạt 399000 tỉ đồng, vượt 23,5% (76000 tỉ đồng so với dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007, đạt tỉ lệ động viên 26,8% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt 24,9% GDP, ;loại trừ yếu tố tăng thu do tăng giá dầu thô thì đạt tỉ lệ động viên 23,5% GDP (thuế và phí đạt 21,6% GDP) chính phủ tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu ngân sách năm 2008. Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước Quốc hội quyết định là 398900 tỉ đồng ước thực hiện cả năm đạt 474280 tỉ đồng vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007. Cũng theo đó, bội chi ngân sách nhà nước năm 2008 Quốc hội quyết định là 66900 tỉ đồng. Ước cả năm bộ chi ngân sách thực hiện là 66200 tỉ đồng bằng 4,95% GDP khi xây dựng kiểm toán. Đến ngày 31/12/2008 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 33,5% GDP dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 27,2% GDP trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, công tác tài chính ngân sách năm 2008 còn những khó khăn tồn tại: Thu ngân sách tăng nhưng chưa vững chắc chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu .Thu ngân sách những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn . Các bộ ,ngành ,địa phương đã bám sát điều hành dự toán ngân sách nhà nước được giao nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu chính phủ còn chậm . Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí ,kém hiệu quả ,một số nơi chưa thật sự quán triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước . Năm 2009: STT Chỉ tiêu Dự toán (Tỷ đồng) A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 389,900 1 Thu nội địa 233,000 2 Thu từ dầu thô 63,700 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 88,200 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 14,100 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 491,300 1 Chi đầu tư phát triển 112,800 2 Chi trả nợ và viện trợ 58,800 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 269,300 4 Chi cải cách tiền lương 36,600 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 13,700 D Bội chi ngân sách nhà nước 87,300 Tỷ lệ bội chi so GDP 4.82% E Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 87,300 1 Vay trong nước 71,300 2 Vay ngoài nước 16,000 Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước nước năm 2009 Theo bảng số liệu trên, dự toán thu ngân sách nhà nước: Dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2009 là 389,900 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 23% GDP; trong đó, từ thuế, phí và lệ phí là 21,5% GDP. Về cơ cấu thu năm 2009, dự toán thu nội địa chiếm 59,8% tổng thu ngân sách nhà nước, thu dầu thô chiếm 16,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chiếm 22,6% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước. Và dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân sách với mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, các khoản tăng chi theo tiền lương. Bố trí tăng chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bố trí đảm bảo việc chi trả nợ theo đúng cam kết. Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề - y tế, khoa học -công nghệ, văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, nông nghiệp nông thôn … theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Đáp ứng nhu cầu chi cho các nhiệm vụ khác trên tinh thần triệt để tiết kiệm, tiếp tục rà soát việc thắt chặt chi xây dựng, bố trí dự toán chi thường xuyên cho các Bộ, các cơ quan trung ương và các địa phương cơ bản không tăng so với năm 2008, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước dưới 5%GDP. Cũng theo bảng số liệu trên, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 là 491,300 tỷ đồng, tăng 23,1% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2008. Số tăng chi này tập trung cho các nhiệm vụ chính. Đặc biệt, bội chi ngân sách nhà nước ở mức 4,82% GDP (giảm 3,700 tỷ đồng so với tính bội chi ở mức 5% GDP) để góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vấn đề khác cần có giải pháp khắc phục trong việc tổ chức thực hiện: Về thu ngân sách nhà nước: Dự toán xây dựng vẫn còn chứa đựng các yếu tố rủi ro, chưa lường hết, trong đó: Thu nội địa từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh. Thu dầu thô phụ thuộc vào yếu tố sản lượng và đặc biệt là yếu tố giá cả biến động khó lường. Dự toán chi ngân sách nhà nước: Thực hiện cơ cấu lại để tăng cường an sinh xã hội, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn như dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách trung ương bố trí tăng 10,1% so với dự toán năm 2008, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, đòi hỏi phải rà soát, lựa chọn công trình, dự án quan trọng để triển khai thực hiện. Đồng thời phải tăng cường huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Dự phòng ngân sách nhà nước bố trí đạt 2,8% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó dự phòng NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG bằng 3,5%, đảm bảo dự phòng của địa phương ở mức 3 - 4%, dự phòng NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 2,4% tổng chi ngân sách trung ương - mức bố trí này là rất mỏng so với yêu cầu chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhiệm vụ đột xuất khác phát sinh trong năm. Năm 2010: STT Chỉ tiêu Dự toán (Tỷ đồng)  A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 461,500 1 Thu nội địa  294,700 2 Thu từ dầu thô 66,300 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 95,500 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 1,000 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 582,200 1 Chi đầu tư phát triển 125,500 2 Chi trả nợ và viện trợ 70,250 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 335,560 4 Chi cải cách tiền lương 35,490 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 15,300 D Bội chi ngân sách nhà nước 119,700 Tỷ lệ bội chi so GDP 6.20% E Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 119,700 1 Vay trong nước 98,700 2 Vay ngoài nước 21,000 Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước nước năm 2010 Theo bảng số liệu trên: Quốc hội đã phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 777,283 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2009 sang năm 2010, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2009, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 850,874 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm 2011. Bội chi ngân sách Nhà nước là 109,191 tỷ đồng, bằng 5,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm số kết dư của ngân sách địa phương. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: Vay trong nước 68.967 tỷ đồng; vay ngoài nước 40.224 tỷ đồng. Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị xem xét, khắc phục những tồn tại được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 534/BC-UBTCNS13 ngày 8-5-2012 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và của Kiểm toán Nhà nước tại Báo cáo kiểm toán số 93/BC-KTNN ngày 10-5-2012. Đồng thời giao Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011. Năm 2011: STT Chỉ tiêu Dự toán (Tỷ đồng) A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 595,000 1 Thu nội địa 382,000 2 Thu từ dầu thô 69,300 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 138,700 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 B THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2010 CHUYỂN SANG NĂM 2011 10,000 C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 725,600 1 Chi đầu tư phát triển 152,000 2 Chi trả nợ và viện trợ 86,000 3 Chi thường xuyên 442,100 4 Chi cải cách tiền lương 27,000 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 18,400 D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 120,600 Tỷ lệ bội chi so GDP 5.3% E NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 120,600 1 Vay trong nước 92,600 2 Vay ngoài nước 28,000 Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 Theo thông tin từ Bộ Tài Chính, sau khi thảo luận đánh giá thực hiện ngân sách nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với các Bộ, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 như sau: Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011: 595,000 tỷ đồng, tăng 12.7% so với ước thực hiện năm 2010 Thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử dụng đất): 352,000 tỷ đồng, tăng 19.3% so ước thực hiện năm 2010. Trong đó, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 19.9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19.8%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22.2%; thu thuế thu nhập cá nhân tăng 23.7% so với ước thực hiện năm 2010. Thu tiền sử dụng đất: 30,000 tỷ đồng. Trong đó 11 địa phương thu trên 5,000 tỷ đồng, tăng 01 địa phương so với ước thực hiện năm 2010 (Khánh Hoà); 29 địa phương thu đạt từ 1,000 – 3,000 tỷ đồng, tăng 04 địa phương so với ước thực hiện năm 2010 (Sơn La, Quảng Bình, Phú Yên, Kon Tum); 12 địa phương thu đạt từ 500 – 1,000 tỷ đồng; chỉ còn 05 địa phương thu dưới 500 tỷ đồng, giảm 01 địa phương (Ninh Thuận) so với ước thực hiện năm 2010. Dự toán thu dầu thô: Dự kiến đạt 69,300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng đạt 14.02 triệu tấn, giá bình quân đạt 77 USD/thùng. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 180,700 tỷ đồng, tăng 12.4% so với ước thực hiện năm 2010 Trên cơ sở đó, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 từ hoạt động xuất nhập khẩu là 180,700 tỷ đồng, tăng 12.4% so với ước thực hiện năm 2010, trong đó thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu là 80,400 tỷ đồng, tăng 12%; dự toán thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 100,300 tỷ đồng, tăng 12.7% so với ước thực hiện năm 2010. Sau khi trừ đi số chi hoàn thuế theo chế độ năm 2011 dự kiến là 42,000 tỷ đồng, thì dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 là 138,700 tỷ đồng, tăng 14% so với ước thực hiện năm 2010. Thu viện trợ không hoàn lại: 5,000 tỷ đồng, bằng dự toán năm 2010. Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011: 725,600 tỷ đồng Dự toán chi đầu tư phát triển: 152,000 tỷ đồng, tăng 21.1% (26,500 tỷ đồng) so dự toán năm 2010, chiếm 20.9% tổng chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Dự toán chi trả nợ, viện trợ: Bố trí 86,000 tỷ đồng, tăng 22.4% so dự toán năm 2010, chiếm 11.9% tổng chi ngân sách nhà nước để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn. Dự toán chi thường xuyên: 442,100 tỷ đồng, tăng 18.1% so với dự toán năm 2010 (đã tính đủ tiền lương 12 tháng theo mức tiền lương tối thiểu 730,000 đồng/tháng), chiếm 60.9% tổng chi ngân sách nhà nước; kể cả chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2011 thì chiếm 64.6% tổng chi ngân sách nhà nước. Dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương: 27,000 tỷ đồng, chiếm 3.7% tổng chi ngân sách nhà nước để từ 01-5-2011 thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu từ 730,000 đồng/tháng lên mức 830,000 đồng/tháng (tăng 13.7%), lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu; thực hiện chế độ phụ cấp công vụ với mức 10%; thực hiện phụ cấp thâm niên ngành giáo dục theo Nghị quyết của Quốc hội. Dự toán chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương: 100 tỷ đồng. Dự phòng ngân sách nhà nước: Bố trí 18,400 tỷ đồng, bằng 2.6% tổng chi ngân sách nhà nước. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ trong năm tới, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120,600 tỷ đồng, bằng 5.3% GDP. Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động. Mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nền kinh tế nước ta đã ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; đặc biệt là về tài chính, tiền tệ. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674.5 nghìn tỷ đồng, bằng 113.4% dự toán năm và tăng 20.6% so với năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%). Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước bằng 4.9% GDP (thấp hơn kế hoạch đề ra, là 5.3%). Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010 (kế hoạch là 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (kế hoạch là dưới 20%). Năm 2012: STT Chỉ tiêu Dự toán (Tỷ đồng) A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 740.500 1 Thu nội địa 494.600 2 Thu từ dầu thô 87.000 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 153.900 4 Thu viện trợ 5.000 B THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2011 SANG NĂM 2012 22.400 C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 903.100 1 Chi đầu tư phát triển 180.000 2 Chi trả nợ và viện trợ 100.000 3 Chi thường xuyên 542.000 4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 59.300 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 21.700 D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 140.200 Tỷ lệ bội chi so GDP 4,8% Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 Theo thông tin từ Bộ Tài chính, bội chi ngân sách chín tháng năm 2012 là hơn 122,000 tỷ đồng, bằng hơn 87% dự toán cả năm. Cụ thể, theo báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 9 được tổ chức ngày 3-10-2012, tổng thu ngân sách tính tới hết tháng chín là hơn 498,000 tỷ đồng, bằng 67.3% dự toán cả năm. Nếu chỉ tính riêng tháng chín, con số này là hơn 48,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, tổng chi ngân sách trong chín tháng năm nay đã là hơn 643,000 tỷ đồng, tăng 14.5% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu chỉ tính tháng chín, số chi ngân sách ước đạt hơn 73,000 tỷ đồng. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước lũy kế chín tháng là hơn 122,000 tỷ đồng; trong đó riêng tháng chín, con số này khoảng gần 24,500 tỷ đồng. Theo dự báo kinh tế thế giới năm 2012, tình hình kinh tế năm 2012 sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là về tài chính, tiền tệ. Cụ thể, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng ở nhiều nước: EU, Mỹ, Nhật Bản... đã đe dọa sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Cùng với những khó khăn đó, sự tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng ở những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ...; những bất ổn về chính trị, xung đột khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển ấy. Trong bối cảnh đó, ở nước ta, các giải pháp, chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả; điển hình là bội chi ngân sách nhà nước giảm dần, xuất khẩu tăng nhanh góp phần giảm nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước. Đó là những điều kiện rất quan trọng tạo đà tăng trưởng cao hơn trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Dưới đây là tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 15 ngày đầu tháng 7-2012 ân sách nhà nước-den-ngay-15-7-2012-la-83-980-ty-dong/ct-528386 : Nội dung Dự toán năm Ước t.h 15 ngày tháng 7 Lũy kế thực hiện đến 15/7 % t/hiện so dự toán năm 1-Tổng thu cân đối NSNN 740.500 23.100 369.225 49.9% Trong đó 1.1 Thu nội địa 494.600 13.500 234.445 47,1% Tr.đó: - thu từ khu vực DNNN 155.378 4.400 79.650 51,3% - Thu từ doanh nghiệp ĐTNN 97.748 2.800 41.915 42,9% - Thuế công thương nghiệPnqd 111.161 3.000 48.425 43,6% Thuế thu nhập cá nhân 46.333 1.500 27.033 58,3% - Thuế bảo vệ mội trường 13.200 410 6.747 51.1% - Thu phí, lệ phí 8.967 290 3.990 44.5% 1.2 Thu từ dầu thô 87.000 3.500 62.430 71,8% 1.3 Thu cân đối NS từ hoạt động XNK 153.900 6.000 58.940 38,3% 2-Tổng chi cân đối NSNN 903.100 39.310 453.205 50,2% Trong đó: 2.1 Chi đầu tư phát triển 180.000 8.050 89.397 49,7% Riêng chi đầu tư XDCB 173.980 8.000 86.600 49,8% 2.2 Chi trả nợ và viện trợ 100.000 5.550 56.265 56,3% 2.3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QP-AN, quản lý hành chính (bào gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) 601.300 25.710 307.543 51,1% Thực tế, bội chi ngân sách nhà nước đến ngày 15-7-2012 là 83,980 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 15-7-2012 ước đạt 369,225 tỷ đồng, bằng 49.9% dự toán ngân sách nhà nước 2012. Dù phải đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước nhưng bức tranh về ngân sách nhà nước 15 ngày đầu tháng 7 vẫn có nhiều điểm sáng. Cụ thể: Về thu ngân sách nhà nước: Mặc dù thu ngân sách nhà nước 15 ngày đầu tháng 7 đạt khá cao so với cùng kỳ tháng trước, do một số khoản thu phát sinh theo quý (thuế thu nhập doanh nghiệp, thu chênh lệch thu chi ngân hàng nhà nước... đến kỳ kê khai nộp thuế quý II/2012 theo chế độ), nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu thu ngân sách nhà nước. Luỹ kế thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 15-7-2012 ước đạt 369,225 tỷ đồng, bằng 49.9% dự toán, trong đó: thu nội địa ước đạt 234,445 tỷ đồng, đạt 47.4% dự toán; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục ở mức thấp, đạt 38.3% so với dự toán. Đây là mức thấp trong những năm gần đây. Riêng thu từ dầu thô tiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong việc bù đắp sự giảm thu từ một số nguồn thu quan trọng khác (do giá dầu thanh toán bình quân khoảng 114.5 USD/thùng, cao hơn 29.5 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán). Tính đến hết ngày 15-7-2012, thu từ dầu thô lũy kế thực hiện đến 15-7 ước đạt 62,430 tỷ đồng, tương đương với 71.8% so với dự toán. Nguyên nhân của tiến độ thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước đạt mức thấp so với cùng kỳ năm 2011 và so với năm 2012 chủ yếu là do những khó khăn mà nền kinh tế gặp phải trong những tháng đầu năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, sức mua của người dân ở mức thấp.  Ngoài ra, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường ban hành gần đây như Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 của Chính phủ cũng đã tác động làm giảm số thu ngân sách nhà nước trên một số phương diện, trong khi đó các tác động lan tỏa của những giải pháp này trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải có thời gian mới có thể phát huy được. Về chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước 15 ngày đầu tháng ước đạt 39,310 tỷ đồng; luỹ kế chi ngân sách nhà nước đến hết ngày 15-7-2012 ước đạt 453,205 tỷ đồng, bằng 50.2% dự toán, tập trung đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản chi trả nợ đến hạn, đảm bảo chi trả kịp thời các khoản lương và các khoản có tính chất lương đến các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 49.7% dự toán, chi trả nợ và viện trợ đạt 56.3% dự toán, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh, quản lý nhà nước (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt 51.1% dự toán. Đặc biệt, bội chi ngân sách nhà nước lũy kế đến ngày 15-7-2012 là 83,980 tỷ đồng, bằng khoảng 60% mức bội chi cả năm 2012 đã được Quốc hội phê duyệt (140,2 nghìn tỷ đồng). Đặc biệt, 9 tháng năm 2012, bội chi ngân sách nhà nước lên tới 122,320 tỷ đồng, bằng 87,2% dự toán năm. Đây là con số vừa được Bộ Tài chính công bố trong báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách tháng 9 và 9 tháng năm 2012. Con số nói trên thực tế đã vượt khá xa con số bội chi ngân sách của cả năm 2011 (cả năm 2011, con số này là khoảng 111,000 tỷ đồng). Nếu so sánh với mức bội chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15-6-2012, là khoảng 60,000 tỷ đồng, có thể thấy bội chi ngân sách đã tăng rất mạnh trong 3 tháng vừa qua. Giới chuyên gia nhận định, bội chi ngân sách đang tăng với tốc độ đáng lo ngại do nguồn thu ngân sách hạn chế, trong khi chi ngân sách vẫn gia tăng đáng kể do chủ trương nới lỏng chính sách tài khóa của Chính phủ. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đưa ra một con số chênh lệch lớn khi ông dẫn chứng, trong suốt những tháng đầu năm 2012, thu ngân sách tăng 1% trong khi chi lên tới 13%. Ông Vũ Khoan cũng nhấn mạnh, chúng ta đang chi cho lĩnh vực công quá nhiều, một mặt thúc đẩy sự phát triển, nhưng không phải tất cả đều được đầu tư đúng chỗ, những lãng phí trong đầu tư công như hội hè, tổ chức hội thảo, hội nghị ở những địa điểm sang trọng, xa hoa… đang bộc lộ sự lãng phí vô cùng lớn nguồn ngân sách nhà nước. Giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay Bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề mà bất kì Nhà nước nào cũng phải đối diện, đây là hiện tượng bình thường nếu bội chi ở mức có thể chấp nhận và được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí tối đa. Chính vì lẽ đó nên việc xử lý bội chi như thế nào là vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển quốc gia. Thêm nữa, trong bối cảnh đầy biến động hiện nay, việc kiểm soát bội chi lại càng trở nên khó khăn và cần thiết hơn bao giờ hết, vậy có những biện pháp nào để điều tiết tình trạng này? Trước tiên cần phải hiểu rằng, mỗi phương pháp tác động lên bội chi đều dẫn đến sự ảnh hưởng vĩ mô của nền kinh tế, xã hội. Chúng ta phải cân nhắc giữa một bên là tăng trưởng kinh tế và bên kia là nguồn lực có hạn; do đó, các nhà lãnh đạo phải cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định áp dụng giải pháp nào cho vấn đề chi vượt khả năng dự tính. Các phương pháp xử lý bội chi mà nhà nước ta vẫn thường dùng là: Tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành thêm tiền để bù đắp chi tiêu… Mỗi phương pháp trên sẽ được áp dụng tuỳ từng thời điểm, điều kiện tài chính khác nhau của mỗi quốc gia. Tăng thu Xét về biện pháp tăng thu, lợi ích dễ thấy nhất là làm tăng ngân sách nhà nước một cách nhanh chóng, tuy nhiên, đây lại là biện pháp gây nhiều hậu quả tài chính cho người dân nhất, vì gần 50% ngân sách nhà nước bắt nguồn từ việc thu thuế, tăng thu nghĩa là phải thay đổi chính sách thuế khóa, ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế và đời sống nhân dân. Chúng ta biết rằng thuế có nhiều loại, từ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho đến thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…Nếu các sắc thuế đều thay đổi thì túi tiền của người dân sẽ ngày càng eo hẹp hơn. Điều này sẽ dẫn đến kéo dài tình trạng ảm đạm trong nền kinh tế khủng hoảng hiện nay. Để hóa giải bài toán thu thuế này, việc cần làm là kiểm soát chặt chẽ tình trạng nợ đọng thuế, tăng cường truy thu, thu đúng, thu đủ, minh bạch hóa số thu thực tế, đẩy mạnh thực hiện các thủ tục hành chính, hải quan đơn giản, tiết kiệm cho người nộp thuế, mở rộng cơ chế tự khai tự nộp, tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho mọi doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Cơ quan thuế phải là người đi tiên phong trong việc cải cách hoạt động thuế, kiên quyết bài trừ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các doanh nghiệp trốn thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế ;đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu tiền thuế cho ngân sách nhà nước. Chính phủ cũng cần cải thiện nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu và dầu mỏ (chiếm khoảng 40% ngân sách nhà nước), việc tăng thuế thu nhập cá nhân cần được thực hiện cẩn trọng, tránh đốt cháy giai đoạn gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; đặc biệt, nên điều chỉnh việc tăng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bằng mức trần tối đa theo cam kết trong WTO vào năm 2008 đối với các hàng hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, tiêu dùng, hàng hoá không thiết yếu. Giảm chi Giảm chi không phải là giải pháp có thể áp dụng lâu dài, vì nếu lạm dụng nó sẽ khiến nền kinh tế giảm động lực phát triển. Do đó, biện pháp này chỉ có thể được dùng bằng cách chỉ đầu tư vào những dự án thật sự cần thiết cho quốc gia nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Ngoài ra, cần rà soát kỹ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện; không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu tư; hoạt động chi thường xuyên cũng cần phải cân đối lại, giảm bớt chi phí cho các hoạt động không cần thiết, mua sắm công ở mức vừa phải. Chính phủ việt nam vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách tài khóa của Chính phủ trong thời gian vừa qua chỉ hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và qua đó giảm tổng cầu. Cụ thể Chính phủ chỉ định : Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước. Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. Hơn nữa, tổng đầu tư nhà nước (từ ngân sách, tín dụng nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước) luôn chiếm trên 50% tổng đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, không nghi ngờ gì nếu nhà nước có thể cắt giảm một số hạng mục đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi. Cũng tương tự vậy, lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước có thể cắt giảm chi tiêu thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách nhà nước năm 2007). Mặc dù việc cắt giảm chi tiêu là hoàn toàn đúng đắn, song hiệu lực của những biện pháp cụ thể đến đâu còn chưa chắc chắn vì những lý do sau đây: Việc cắt giảm, thậm chí giãn tiến độ đầu tư công không hề dễ dàng, nhất là khi những dự án này đã được các cơ quan các cấp quyết định, đã được đưa vào quy định của các bộ, ngành địa phương, đã được triển khai và nhất là khi chúng gắn với lợi ích thiết thân của những cơ quan có liên quan đến dự án. Với tốc độ lạm phát nhanh như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng mức đầu tư công theo đúng dự toán cũng được coi là một thành tích đáng kể. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc giảm chi thường xuyên rất khó khăn nên đây là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm. Hơn thế với thực tế ở việt nam thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không nhiều; đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương (chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường xuyên), sau đó trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi chính sách chế độ… Vay trong nước và nước ngoài Vay trong nước: Nhà nước có thể phát hành trái phiếu, công trái để huy động vốn nhàn rỗi từ người dân. Phương pháp này có các ưu điểm sau: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách nhà nước mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một trong những cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Nhược điểm: Việc khắc phục bội chi ngân sách nhà nước bằng cách vay tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thêm nữa, viêc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phat cao như nước ta hiên nay, giá trị thực của trái phiếu chính phủ sẽ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn hơn . Một số điểm đã đạt được, đối với hoạt động vay nợ trong nước của Việt Nam: Hằng năm, ngân hàng phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù đắp bội chi ngân sách. Để việc huy động vốn không ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ, đến lãi suất, Bộ Tài chính đã thực hiện một số chính sách cụ thể; trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như: Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ tích lũy trả nợ…; phần còn thiếu sẽ được bổ sung bằng cách thực hiện phát hành trái phiếu và tín phiếu Chính phủ. Đối với tín phiếu (loại thời hạn 1 năm), thực hiện phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đấu thầu (đấu thầu về lãi suất) - đây là biện pháp vừa để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi cho ngân sách nhà nước, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng chưa cho vay được thực hiện mua loại trái phiếu này (kết quả cho thấy trong năm qua nhiều tổ chức tín dụng đã mua tín phiếu kho bạc). Vay nước ngoài: Không chỉ bằng cách thức vay trong nước, Chính phủ cũng có thể giảm bội chi ngân sách nhà nước bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các Chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như ngân hàng thế giới (WB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế … Trong đó, viên trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ, các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. Cụ thể, việc vay nợ nước ngoài có thể được thực hiện dưới các hình thức sau: Phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng … Giải pháp này có các ưu điểm và nhược điểm sau đây: Ưu điểm: Đây là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu bởi lẽ có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm pháp cho nền kinh tế. Hơn nữa, đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhược điểm: Đây sẽ khiến gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu cho Chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. Phát hành tiền Giải pháp này có các ưu điểm và nhược điểm sau đây: Ưu điểm của giải pháp này là nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần. Nhược điểm của giải pháp này lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, điều này sẽ đẩy tình trạng lạm phát trở nên khó kiểm soát hơn. Cụ thể, Việt Nam từ năm 1988 trở về trước, bội chi ngân sách được Nhà nước bù đắp chủ yếu bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông dẫn đến tốc độ lạm phát rất cao: Năm 1986 là 774.7%, năm 1987 là 223.1%, năm 1988 là 393.8%; nhưmg từ năm 1991 mặc dù bội chi ngân sách còn ở mức lớn, do bù đắp bằng các biện pháp tích cực khác nên lạm phát đã giảm nhanh và đã được kiểm soát cho đến nay. Chính vì những hậu quả đó nên giải pháp này rất ít khi được sử dụng và từ năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Trong các giải pháp xử lý bội chi hiện nay, khó có thể nói cách nào là hiệu quả hơn cả. Nhà nước cần linh hoạt trong việc áp dụng kết hợp nhiều giải pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường vai trò quản lý của mình, bình ổn giá, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế, chú trọng hoạt động ngân hàng, giữ mối quan hệ trong nền kinh tế với đời sống xã hội, giữa kinh tế với môi trường… Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hiện nay, Chính phủ cần có hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để điều chỉnh, tác động vào bội chi nhằm điều tiết vấn đề này toàn diện hơn. Đặc biệt, để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam, cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó cần chú trọng một số vấn đề sau đây: Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận, các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, để tồn ngân sách quá lớn và giúp quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Do đó, nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao; nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của ngân sách nhà nước, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của ngân sách nhà nước sẽ rất lớn. Có thể khẳng định, thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trên toàn quốc; chẳng hạn như kinh nghiệm của Trung Quốc: Nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung ương. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách. Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế; các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi ngân sách nhà nước hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của ngân sách nhà nước trong tương lai. Bội chi ngân sách nhà nước hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho ngân sách nhà nước, bởi ngân sách nhà nước là một thể thống nhất và đa số các địa phương đều “trông chờ” chủ yếu vào ngân sách trung ương; do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của ngân sách nhà nước trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Quốc Lý, “Phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tê”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 12/2008 Văn bản pháp luật: Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Luật Ngân sách nhà nước 2002 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP quy định về việc Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương Quyết định số 958/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ ân sách nhà nước-den-ngay-15-7-2012-la-83-980-ty-dong/ct-528386

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphap_luat_ve_bo_i_chi_ngan_sa_ch_nha_nuo_c_thuc_trang_va_gia_i_pha_p_8392.doc