Đề tài Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của Đài Loan và Trung Quốc: kinh nghiệm đối với Việt Nam

Phát triển CNNT ở Đài Loan Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn định từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước công nghiệp mới của châu á. Giai đoạn 1950-80, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên 12%. Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ hợp lý của chính phủ. Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Đài Loan 1962-65 1966-75 1976-85 1986-95 Tốc độ tăng trưởng(%/năm) GDP Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ GNP đầu người/năm 10,1 13,3 6,6 10,3 194,5 9,4 14 1,7 9,3 684,5 8,7 10,5 1,5 8,4 2214,5 7,9 6,3 1,1 10,5 8194 Nguồn: Rong-I Wu. 1997 và Basic agricultural statistics 1998. Khác với nhiều nước, phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở các trung tâm đô thị mà trải đều trên khắp cả nước, từ các thành phố đến các thị trấn của các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, những chính sách của Chính phủ cũng hỗ trợ các ngành CNNT phát triển. Nhờ đó CNNT của Đài Loan phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng tài trợ cho quá trình công nghiệp hoá, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn, và giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong thập kỷ 60, CNNT của Đài Loan đã đóng góp 60% thu nhập cho khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho khoảng 20% lao động nông thôn, và đóng góp 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. 1. Các giai đoạn phát triển CNNT Phát triển CNNT của Đài Loan có thể được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ thập kỷ 50 đến 70 và giai đoạn hai từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 trở đi. Từ thập kỷ 50, Đài Loan tập trung phát triển công nghiệp trải đều ở các vùng nông thôn, tận dụng lợi thế so sánh và đa dạng hoá của nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến, từ các sản phẩm thô như đường, chuối, chè chuyển dần sang các sản phẩm chế biến đóng hộp như nấm, dứa, mã thầy. Cuối thập kỷ 70 đầu 80, Đài Loan tập trung quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn, hướng mạnh sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, nông sản chế biến chỉ còn tập trung vào một vài mặt hàng có lợi thế so sánh như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh. Một đặc điểm đáng lưu ý là trong từng giai đoạn nhất định, Chính phủ thay đổi chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ cho những ngành công nghiệp nội địa được lựa chọn ưu tiên trong từng thời kỳ, trong đó có các ngành CNNT. Chiến thuật phổ biến là Chính phủ chọn ra các ngành công nghiệp mới có triển vọng hay các ngành cần đầu tư chuyển đổi công nghệ và áp dụng chiến lược bảo hộ, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh, Chính phủ chuyển sang áp dụng chiến lược thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu. Giai đoạn từ 50 đến 70 Đầu thập kỷ 50, Đài Loan phải đối mặt nghiêm trọng với tình trạng dư thừa lao động nông thôn và khan hiếm về vốn. Giai đoạn này, chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan tập trung vào các mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, phát triển công nghiệp ở nông thôn. Để có thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, Chính phủ hướng sản xuất vào thị trường nội địa và thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Cuối thập kỷ 50, do sức mua của thị trường nội địa trở nên bão hoà, đe doạ kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế, Đài Loan đã chuyển sang chiến lược phát triển hướng ngoại, tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Một loạt chính sách được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu trên: ã Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ã Đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ ã Quy hoạch vùng nguyên liệu, áp dụng chính sách giá thu mua hợp lý, đảm bảo ổn định nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến ã Thúc đẩy cạnh tranh ã Thực hiện thuế ưu đãi ã Tăng đầu tư của Nhà nước. Nhờ sự uyển chuyển về chiến lược phát triển và các chính sách hợp lý nên đã thúc đẩy CNNT phát triển, đặc biệt đối với các ngành chế biến nông sản. Thu nhập trong các hoạt động công nghiệp tăng lên đã thu hút một lực lượng lớn lao động ra khỏi các hoạt động nông nghiệp. Giai đoạn từ thập kỷ 60 đến 70, tỷ lệ lao động nông thôn trong các hoạt động phi nông nghiệp của Đài Loan tăng từ 35% lên 65%. Cũng trong cùng giai đoạn này, lao động trong nông nghiệp giảm từ 45% xuống còn 29%. Nhờ lao động được rút bớt ra khỏi nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp có điều kiện tăng năng xuất lao động, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, và do đó tăng tiết kiệm, tái đầu tư vào nông nghiệp và các hoạt động CNNT.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của Đài Loan và Trung Quốc: kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh quốc tế Hộp 1: Phát triển công nghiệp nấm đóng hộp xuất khẩu của Đài Loan Trong suốt bốn thập kỷ từ 50 đến 80, nấm đóng hộp là một trong những ngành chế biến nông sản xuất khẩu thành công nhất của Đài Loan. Nấm là loại cây trồng ngắn hạn, thiết bị sản xuất giảm đơn, không chiếm nhiều diện tích, thời gian trồng thích hợp với mùa nông nhàn, nông dân có thể tận dụng trồng nấm tại các bãi đất trống. Do vốn đầu tư ít, lãi nhiều nên rất thu hút nông dân trồng nấm. Giai đoạn 1856-1957, số bãi trồng nấm ở Đài Loan tăng từ 4000 lên 80000, cũng trong giai đoạn này xuất khẩu nấm đóng hộp tăng từ 80 thùng lên gần 2 vạn thùng. Năm 1963, lượng xuất khẩu đã tăng lên hơn 1,3 triệu thùng. Năm 1964, do đầu tư sản xuất tràn lan dẫn đến sản lượng tăng quá nhanh, cung vượt cầu, dư hơn 40.000 thùng, vốn tồn đọng lên đến 200 triệu Đài tệ (khoảng 5,2 triệu USD), gây tổn thất lớn cho cả người nông dân và các nhà máy chế biến. Sau đó, ủy ban Mậu dịch Quốc tế đã can thiệp nhằm cứu vãn tình thế. Uỷ ban đã tập hợp tất cả các nhà máy chế biến nấm đóng hộp thành công ty liên hợp, tiến hành lập kế hoạch sản xuất, thống nhất giá, lập kế hoạch xuất khẩu. Các biện pháp trên đã cải thiện tình hình xuất khẩu nấm hộp, ổn định giá cả và cung cầu. Từ giữa thập kỷ 60, lượng nấm xuất khẩu của Đài Loan đứng đầu thế giới. Năm 1980, sản lượng nấm đạt mức kỷ lục trên 3,5 triệu thùng. Nguồn: Council of Taiwanese agriculture. 1998 Giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 và đầu 80 Trong giai đoạn này có hai yếu tố làm các ngành công nghiệp xuất khẩu của Đài Loan gặp nhiều khó khăn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào và lao động trong nước tăng làm cho các doanh nghiệp nội địa mất đi lợi thế lao động rẻ. Thứ hai, trên thị trường quốc tế, áp lực cạnh tranh của các nước đang phát triển tăng lên. Kết quả là, Đài Loan không còn xuất khẩu đường, và xuất khẩu đồ hộp giảm hơn một nửa. Để đối phó với tình hình trên, Đài Loan một lần nữa thay đổi chiến lược phát triển, chuyển đổi từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang sử dụng nhiều vốn, áp dụng công nghệ mới. Các ngành CNNT của Đài Loan chuyển dịch cơ cấu theo hai hướng chính: Biểu 2: Số lượng doanh nghiệp một số ngành của Đài Loan Nguồn: APO. 1997 Chuyển dịch cơ cấu từ chế biến nông sản sang các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, và các hoạt động dịch vụ (biểu 2). Trong các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, thực hiện chuyển dịch từ các sản phẩm sơ chế sang tinh chế, chế biến trọn gói, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng giá trị gia tăng. Đài Loan chỉ xuất khẩu một vài sản phẩm chế biến có khả năng cạnh tranh cao như nấm hộp, măng hộp, bột ngọt, còn các sản phẩm khác quay về phục vụ nhu cầu thị trường nội địa. Cũng trong thập kỷ 80, Đài Loan thực hiện một số chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Một hệ thống chính sách mới được ban hành phục vụ mục tiêu trên Khuyến khích đầu tư Biểu 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ba khu chế xuất (tỷ USD) Nguồn: APO. 2000 Cải thiện công nghệ quản lý Thiết lập các khu công nghiệp và chế xuất nhằm nâng cao trình độ công nghệ và tiêu chuẩn hoá sản phẩm của các doanh nghiệp. Trong các chính sách trên, quan trọng nhất là chính sách quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp và chế biến xuất khẩu ở các thị trấn của nông thôn do Chính phủ hoặc tư nhân thực hiện. Chính phủ đưa ra một số nguyên tắc phát triển khu công nghiệp như: Đảm bảo cơ chế 1 thủ tục; cơ sở hạ tầng hoàn thiện; luật và các quy định hoàn chỉnh; áp dụng thuế ưu đãi; lực lượng lao động có tay nghề; áp dụng chiến lược kinh doanh mềm dẻo; tất cả các sản phẩm trong khu phải xuất khẩu; các máy móc trang thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu dùng trong khu công nghiệp đều được miễn thuế. Năm 1995, Đài Loan phát triển 95 cụm công nghiệp với diện tích 13003 ha và 3 khu chế xuất có tổng diện tích 192 ha. Ba khu chế xuất có 235 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 1,26 tỷ USD. Tính đến năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu của các khu chế xuất đạt 56,15 tỷ USD, riêng năm 1996 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 18% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, thu hút 55 ngàn lao động. 2. Các yếu tố đóng góp vào phát triển CNNT của Đài Loan Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Khác với nhiều nước đang phát triển, Đài Loan có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ngay cả trong thời kỳ thuộc địa trước 1945. Dưới thời kỳ đô hộ của Nhật Bản trước năm 1945, do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp nguyên liệu nông nghiệp cho chính quốc nên đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung mạnh vào giao thông (đường sắt, đường bộ), hệ thống điện, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Năm 1908, Nhật Bản xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên chia đôi hai miền Nam và Bắc của Đài Loan, nối các cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, đi qua khu vực phía Tây nơi phần lớn dân cư nông thôn sinh sống. Chính tuyến đường sắt này đã thúc đẩy liên kết giữa các vùng nông thôn và thành thị. Biểu 4: Số doanh nghiệp toàn quốc và ở khu vực nông thôn Nguồn: APO. 1997 Sau chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. ở khu vực nông thôn mạng lưới đường quốc lộ được xây dựng một cách đồng bộ, hình thành các con đường nhánh nối các khu vực với nhau. Giai đoạn 1962-72, ở khu vực nông thôn Đài Loan số km đường trải nhựa trên 1000 km2 tăng từ 76,4 km lên 214,5 km, trong khi cũng cùng giai đoạn này ở Hàn Quốc chỉ ở mức 10km và tăng lên 50 km. Ngoài ra, Đài Loan cũng đẩy mạnh các chương trình điện khí hoá nông thôn. Tính đến năm 1960, có tới 70% các hộ nông dân đã có điện. Đặc biệt, Đài Loan thực hiện chính sách giá điện của nông thôn và thành thị ngang nhau. Nhờ những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, môi trường đầu tư của khu vực nông thôn trở nên hấp dẫn, giảm chi phí lưu thông, cho phép Đài Loan huy động các nguồn lực thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động CNNT, giúp các doanh nghiệp nông thôn (DNNT) tiếp cận dễ dàng hơn đến các thị trường đầu vào và đầu ra. Do đó các hoạt động công nghiệp của Đài Loan phát triển đều khắp trong cả nước, số doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn chiếm 85% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Nông nghiệp phát triển và đa dạng hoá Sau chiến tranh thế giới thứ II, nông nghiệp Đài Loan phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 6%/năm. Tăng trưởng nông nghiệp nhanh đã tạo nguồn vốn và thị trường tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, kích thích CNNT phát triển. Những yếu tố đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp của Đài Loan bao gồm: (i), Đài Loan có khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, như lúa, hoa quả nhiệt đới và nhiều loại khác. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép Đài Loan phát triển nông nghiệp đa dạng hoá, tạo thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến nông sản. (ii), Chính sách từ thời Nhật Bản cai trị. Do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp hàng nông sản cho chính quốc nên Nhật đã đầu tư mạnh vào nông nghiệp của Đài Loan, đặc biệt là mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống tưới tiêu, nên sau chiến tranh nông nghiệp Đài Loan có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, Nhật Bản còn thành lập các tổ chức nông thôn (tiền thân của tổ chức nông hội sau này) để phổ biến khoa học kỹ thuật, và trợ giúp các hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn. (iii), Chủ trương của Chính phủ là đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở phát triển công nghiệp hoá. Sau chiến tranh, Đài Loan đã đầu tư lớn vào nông nghiệp. Hàng năm, Mỹ hỗ trợ cho Đài Loan 100 triệu USD trong đó hơn 2/3 hỗ đầu tư vào nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, trong khi công nghiệp chỉ nhận được ít hơn 1/5. Ngoài ra cải cách ruộng đất, với khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã kích thích nông dân Đài Loan phát triển sản xuất. Nhờ những chính sách trên nên tăng trưởng nông nghiệp Đài Loan sau chiến tranh luôn đạt mức cao, tạo điều kiện cho CNNT của Đài Loan phát triển. Thập kỷ 50 tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt khoảng 4,5%/năm, thập kỷ 60 tăng lên 5,8%/năm. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp cho phép giải phóng lao động khỏi nông nghiệp tham gia các hoạt động CNNT, tăng tích luỹ vốn phát triển các hoạt động CNNT. Ngoài ra xuất khẩu nông nghiệp của Đài Loan trong giai đoạn đầu tăng mạnh là nguồn thu ngoại tệ lớn tạo điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong suốt thập kỷ 50 kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp chiếm trên Biểu 5: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân năm và tỷ trọng xuất khẩu nông nghiệp trong tổng xuất khẩu. Nguồn: Council Agriculture. Basic agricultural statistics. 1998. 95% tổng kim ngạch xuất khẩu và duy trì trên 75% trong thập kỷ 60. Phát triển nguồn nhân lực Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn của Đài Loan, phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu. Thời kỳ thuộc địa, người Nhật đã đầu tư phát triển hệ thống giáo dục tiểu học ở khu vực nông thôn, sau đó, do chú ý đến tiềm năng phát triển công nghiệp ở Đài Loan, nên chuyển hướng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo kỹ thuật hướng nghiệp. Giáo dục nông thôn tiếp tục được duy trì và phát triển thời kỳ sau chiến tranh. Năm 1970, tỉ lệ biết chữ đạt 90%, và hơn 2/3 dân số nông nghiệp Đài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức. Đầu tư phát triển giáo dục mạnh tạo ra cho Đài Loan một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có tay nghề, nắm bắt được khoa học kỹ thuật. Ngoài ra Đài Loan còn tiếp nhận được "nguồn chất xám" rất lớn do luồng người đến tị nạn đến từ Đại lục, trong đó có nhiều nhà công nghiệp có kỹ năng quản lý và kỹ thuật. Do có trình độ cao, nên đội ngũ này có thể dễ dàng tiếp thu công nghệ mới, kiến thức kinh doanh, độc lập xử lý các hợp đồng, giao dịch với các khách hàng nước ngoài. Chính đội ngũ trên đã tạo nên tầng lớp chủ DNNT của Đài Loan khi bước vào giai đoạn công nghiệp hoá. Chính sách vĩ mô Chính sách công nghiệp Đài Loan đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ 50, Đài Loan thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên sang thập kỷ 60, do sức mua của thị trường nội địa nhỏ, hạn chế các ngành công nghiệp phát triển nên Đài Loan chuyển sang chiến lược hướng ngoại. Trong cả hai thời kỳ này các chính sách kinh tế vĩ mô đều tạo thuận lợi cho CNNT phát triển, cụ thể như: Trong giai đoạn đầu phát triển, Đài Loan áp dụng lãi xuất ngân hàng cao thúc đẩy nhân dân gửi tiền tiết kiệm nhằm huy động vốn tài trợ phát triển công nghiệp Quy định mức tiền lương tối thiểu thấp cho phép các doanh nghiệp tận dụng lợi thế chi phí lao động rẻ Khuyến khích thị trường hoạt động, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng. Ngay cả trong thời kỳ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu Đài Loan vẫn duy trì mức lãi xuất và tỷ giá hối đoái sát với thị trường. Vai trò của Nông hội ủy ban Nông nghiệp gọi tắt là Nông hội là tổ chức của nông dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại biểu của nhân dân. Nông hội đã đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như là CNNT của Đài Loan, thực sự là cầu nối giữa Chính phủ và người nông dân. Trong thời kỳ đầu sau chiến tranh, Nông hội giúp khu nông dân sơ chế sản phẩm nông nghiệp và cải tiến kỹ thuật. Thập kỷ 60, Nông hội giúp các DNNT xuất khẩu các nông sản chế biến đặc biệt là nấm, măng tây. Những hoạt động chính của Nông hội thúc đẩy hoạt động công nghiệp chế biến ở nông thôn gồm: Tổ chức các khoá đào tạo cho nông dân, mời các chuyên gia dạy các kỹ thuật sản xuất: ươm trồng chăm sóc, bón phân, phun thuốc, quản lý đồng ruộng, thu hoạch. Giúp nông dân thành lập trạm gia công. Nông hội cùng với nông dân bàn bạc xác định địa điểm, quy mô, mời các đơn vị tư vấn tiến hành quy hoạch, thiết kế nhà xưởng và thiết bị, huy động vốn. Nông hội tổ chức nông dân thành lập các nhóm, mỗi nhóm lập ra một trạm gia công, người phụ trách trạm là lớp trưởng. Trạm gia công có thể do một người bỏ vốn kinh doanh, hoặc vốn của nhiều thành viên kinh doanh. Trạm gia công lên kế hoạch sản xuất tiêu thụ, sau đó định giá theo nhu cầu của thị trường và hợp đồng với nông dân là thành viên của nhóm, sản phẩm do trạm gia công tự tiêu thụ. Phối hợp với Hiệp hội Thương mại Quốc tế thiết kế nhãn hiệu và bao bì phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nông hội tổ chức nông dân thành lập trung tâm bao tiêuvà các nhóm đóng gói, tổ chức giải quyết khâu vận chuyển và tiêu thụ. Nông hội sẽ thu phí dịch vụ và phí thủ tục của nông dân tham gia các hoạt động này. phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc Trong số các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, Trung Quốc là một thành công điển hình. Cũng như Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế từ khu vực nông nghiệp và nông thôn sau đó lan sang các lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Bắt đầu từ năm 1979, đổi mới chính sách nông nghiệp đã đem lại những thành công to lớn, giai đoạn 1979-96, GDP nông nghiệp tăng 13,7 lần, thu nhập đầu người nông thôn tăng 14,7 lần, đói nghèo nông thôn giảm từ 32,7% xuống còn 6,5%, lương thực thực phẩm dồi dào, mức sống dân cư tăng, tạo đà cho công cuộc cải cách kinh tế và công nghiệp hóa. Hộp 2: Các DNNT Trung Quốc: Một vài nét phác thảo Các DNNT là gì? Các DNNT là một mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức sở hữu của các doanh nghiệp là tập thể (thường được gọi là doanh nghiệp hương trấn), tư nhân hay cổ phần có trụ sở ở các thị trấn hay huyện (xã). Các DNNT là một trong những động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc. Những đặc điểm chính của các DNNT là gì? Các DNNT thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương Chỉ có các cư dân sống trong vùng, thị trấn hay huyện mà các DNNT có trụ sở mới được quyền tham gia đồng sở hữu các doanh nghiệp này. Các DNNT có quyền huy động vốn từ cộng đồng, từ các khoản vay cá nhân hoặc từ các ngân hàng nhà nước Các DNNT có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Những thành công chính của các DNNT là gì? Sản lượng tăng trưởng nhanh + Giai đoạn 1978-1995, sản lượng của các DNNT tăng 24,7%/năm + Năm 1996, sản lượng của các DNNT chiếm 56% tổng sản lượng công nghiệp toàn quốc Tạo công ăn vịêc làm cho khu vực nông thôn: Thu hút 25% lao động nông thôn, khoảng 130 triệu lao động, gấp hơn 2 lần so với các doanh nghiệp nhà nước. Tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng: Chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu Đóng góp quan trọng cho việc nâng cao thu nhập xoá đói giảm nghèo Trong thành công của công cuộc cải cách nông nghiệp và nông thôn của Trung Quốc, phát triển CNNT là nhân tố nổi bật. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNT Doanh nghiệp nông thôn (DNNT) của Trung Quốc trong bài này để chỉ tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, vận tải, xây dựng, thương mại... ở khu vực nông thôn. Do đó các doanh nghiệp Hương trấn với hình thức sở hữu là tập thể là một bộ phận của các DNNT. đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn và đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Những đóng góp quan trọng của CNNT bao gồm: đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập của nông dân, tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đóng góp vào GDP và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Có thể nói rằng sự phát triển mạnh mẽ của các DNNT của Trung Quốc tạo nên thành công cho chính sách “ly nông bất ly hương”, phần lớn dân cư nông thôn vẫn có thể làm giàu bằng các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ trên chính quên hương mình. 1. Vai trò của CNNT trong nền kinh tế Trung Quốc Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách năm 1979, phát triển CNNT là nhân tố chủ yếu làm thay đổi bộ mặt nông thôn, và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng của cả nền kinh tế Trung Quốc. Những thành tựu chủ yếu của các DNNT Trung Quốc được thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Về kinh tế, các DNNT Trung Quốc đóng góp đáng kể vào GDP. Trước cải cách, các doanh nghiệp trung ương sản xuất phần lớn hàng hoá công nghiệp. Năm 1978, sản lượng của các doanh nghiệp trung ương chiếm 3/4 tổng sản lượng công nghiệp, trong khi 1/4 sản lượng còn lại thuộc về các DNNT. Tuy nhiên, đến năm 1993, sản lượng của các DNNT đã vượt các doanh nghiệp trung ương. Đây là một thành công nổi bật vì các DNNT thường không được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp trung ương, vốn nhận được ưu đãi của Chính phủ. Trong giai đoạn 1978-96, số DNNT đã tăng hơn 15 lần, giá trị sản lượng của các DNNT trong nền kinh tế tăng từ 9,1% lên hơn 50%, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng xuất khẩu tăng từ 9,2% lên 45%. Ngoài ra phát triển DNNT còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. DNNT phát triển mạnh gây áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp nhà nước trong cùng ngành, làm cho các doanh nghiệp nhà nước cũng phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nếu muốn tiếp tục tồn tại. Bảng 3: Một số chỉ tiêu về CNNT của Trung Quốc 1978 1986 1992 1997 Số doanh nghiệp (triệu) Lao động (triệu người) Giá trị sản lượng (tỷ NDT) 2 28 49 15 73 358 20 106 1769 20 130 8990 Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. Về chính trị và xã hội, các DNNT tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, đóng góp to lớn cho công cuộc xoá đói nghèo, giữ vững ổn định chính trị trong nông thôn, tạo điều kiện cho quá trình cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc diễn ra thuận lợi. Do áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động nên khả năng tạo việc làm của các DNNT rất lớn. Giai đoạn 1978-96, lao động làm việc trong các DNNT tăng gần 5 lần, đạt 130 triệu lao động. Tính đến năm 1996, các DNNT thu hút 28,4% lao động nông thôn, và chiếm 68% lực lượng lao động toàn ngành công nghiệp. Do các DNNT tạo việc làm cho một lượng lớn lao động nên đã cải thiện mức sống của một bộ phận lớn dân cư nông thôn, và trong thời kỳ mới cải cách góp phần quan trọng giảm bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Giai đoạn 1978-96, thu nhập nông thôn tăng 14 lần, trong khi thu nhập của thành thị tăng 7 lần. Tuy nhiên, kể từ thập kỷ 90 do công nghiệp đô thị phát triển mạnh nên khoảng cách này lại có xu hướng tăng lên. Giai đoạn 1981-85, tỷ lệ thu nhập thành thị so với nông thôn giảm từ 2,24 xuống 1,88, và lại tăng lên 2,87 năm 1994. Biểu 6: Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ đóng góp của CNNT trong thu nhập nông thôn Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. 2. Các giai đoạn phát triển CNNT Thập kỷ 50, Trung Quốc chỉ có một số xưởng thủ công ở khu vực nông thôn, thu hút khoảng 10 triệu lao động, sau đó các xí nghiệp này được chuyển sang hình thức hợp tác xã. Tuy nhiên, do trong giai đoạn này các chính sách chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp nên các doanh nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn. Đầu thập kỷ 60, Trung Quốc thực hiện chính sách “đại nhảy vọt”, tập trung phát triển công nghiệp nặng. ở khu vực nông thôn, hàng loạt các công xã nhân dân được thành lập, chủ yếu sản xuất thép nên không ai chú ý đến DNNT....Để huy động vốn cho công nghiệp hoá, Trung Quốc thực hiện chủ trương rút các nguồn lực nông nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp nặng. Các chính sách như duy trì cánh kéo giá có lợi cho sản xuất công nghiệp, áp dụng lãi suất đầu tư công nghiệp thấp... đã rút hết vốn của khu vực nông thôn, kìm hãm phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp. Thập kỷ 70, Trung Quốc phát động phong trào cơ giới hoá nông nghiệp, tạo cơ hội cho các DNNT phát triển, tập trung ở các lĩnh vực máy móc nông nghiệp, các dịch vụ sửa chữa, phân hoá học. Giai đoạn 1970-76, tốc độ tăng trưởng của CNNT đạt 25,7%/năm ở thời kỳ này một lý do quan trọng cho CNNT phát triển là các xí nghiệp ở đô thị ngừng sản xuất, bị lôi cuốn vào cách mạng văn hoá. . Phải nhìn nhận rằng, trong các thập kỷ 60 và 70 một số chính sách đã tạo tiền đề quan trọng cho CNNT của Trung Quốc hình thành. Thứ nhất, mặc dù chủ trương phát triển các công xã nhân dân sản xuất thép thất bại, nhưng đã để lại một cơ sở vật chất dồi dào dưới dạng các nhà xưởng thiết bị, cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho các DNNT phát triển sau này. Thứ hai, chính sách đưa tầng lớp trí thức về nông thôn cải tạo đã tạo điều kiện để lực lượng trí thức truyền bá kiến thức khoa học về nông thôn, giúp cho một lực lượng lao động có kiến thức và tay nghề phát triển các DNNT sau này. Hộp 3: Đặng Tiểu Bình và phát triển CNNT Đặng Tiểu Bình được coi là cha đẻ cho những cải cách trong khu vực nông thôn Trung Quốc. Cải cách đặt trọng tâm vào xoá bỏ hệ thống công xã, giao quyền sử dụng đất và quyền tự chủ trong sản xuất cho hộ gia đình nông dân. Năm 1987, ông Đặng đã phát biểu với 1 đại biểu Nam Tư rằng "Phiên họp thường niên lần thứ ba của uỷ ban trung ương Đảng lần thứ 11 đã quyết định theo đuổi những cải cách nông thôn, đem lại quyền tự chủ nhiều hơn cho các nông dân và các địa phương. Do đó sẽ kích thích tính độc lập sáng tạo của người nông dân cũng như của các địa phương và làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Trung Quốc. Đúng như mong đợi của ông Đặng, những cải cách trong nông thôn đã làm sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ông Đặng hoàn toàn không thể ngờ tới sự phát triển đáng kinh ngạc của các DNNT. ông đã phát biểu với đoàn đại biểu Philippin "Nói chung, những cải cách nông thôn của chúng tôi đã đem lại những kết quả khả quan trong 1 thời gian ngắn, và làm cho người nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, điều làm cho chúng tôi hoàn toàn bất ngờ là sự phát triển của các ngành công nghiệp nông thôn. Sự đa dạng trong sản xuất và chủng loại mặt hàng của các doanh nghiệp nhỏ mọc lên như nấm ở các vùng nông thôn như thể sự xuất hiện bất thình lình của 1 đạo quân. Đây không phải là thành tựu của chính phủ Trung ương. Các ngành công nghiệp nông thôn tăng trưởng hàng năm lên đến 20%... Đây là điều nằm ngoài dự đoán của tôi cũng như của các đồng chí khác. Nó làm cho chúng tôi thật sự bị bất ngờ". Nguồn: Gale Johnson. 1998. Kể từ năm 1978: Cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn bắt đầu từ năm 1978 đã có tác dụng to lớn thúc đẩy CNNT phát triển. Trước đây, cơ chế kế hoạch hoá phân bổ và điều tiết mọi nguồn lực xã hội nhằm phát triển công nghiệp nặng đô thị đã bóp nghẹt các hoạt động kinh tế của khu vực nông thôn. Những cải cách giao quyền tự chủ cho nông dân và tự do hoá thị trường nông sản đã giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy khu vực nông nghiệp và nông thôn phát triển, đặc biệt là các hoạt động CNNT. Giai đoạn đầu của cải cách, trong khi Nhà nước hầu như không trợ giúp nào, thì chỉ bằng những thay đổi về mặt thể chế đã tạo động lực cho CNNT phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm, ngay cả các lãnh đạo của Trung Quốc cũng không thể ngờ tới (hộp 3). Thời kỳ phát triển CNNT sau 1978, có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1978-88, cải cách kinh tế và CNNT cất cánh, các yếu tố bao gồm: (i), Các cải cách kinh tế vĩ mô và thể chế ở khu vực nông thôn đã thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng mạnh, tạo nguồn vốn của các hộ gia đình đầu tư phát triển CNNT. Ngoài ra, tăng trưởng nông nghiệp còn làm tăng nhu cầu thị trường đối với các DNNT. Trong giai đoạn này, trọng tâm của cải cách là chuyển chiến lược phát triển từ công nghiệp nặng sang phát triển công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng. Những thay đổi như tăng đầu tư nông nghiệp, duy trì cánh kéo giá có lợi hơn cho nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển mạnh. Trong khu vực nông thôn, cải cách thể chế diễn ra mạnh mẽ, kinh tế hộ gia đình từng bước được khôi phục, nông dân được tiếp cận và quản lý các công cụ và tư liệu sản xuất, tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động CNNT phát triển. Cùng với kinh tế hộ được đẩy mạnh thì quan niệm về sở hữu tư nhân thay đổi theo hướng tích cực hơn. Các công xưởng của công xã được chuyển sang áp dụng các hình thức quản lý hiệu quả hơn, trực tiếp gắn với lợi ích của từng nhóm người hoặc cá nhân cụ thể. Do đó chỉ trong 2 năm 1984-85, số doanh nghiệp tư nhân đã tăng hơn 2 lần, lên 10 triệu doanh nghiệp. Tính cho cả giai đoạn 1978-88, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 7%/năm và CNNT đạt 20%/năm. (ii), Những cải cách ở khu vực thành thị cũng tạo điều kiện cho CNNT phát triển. Trước đây các nguồn tài nguyên như vốn, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, các kênh phân phối đều do Nhà nước phân bổ cho các doanh nghiệp. Cải cách làm cho nông dân và DNNT tăng khả năng tiếp cận với các thị trường đầu vào và đầu ra ở thành phố. (iii), So với các nước khác, Trung Quốc có lợi thế là các DNNT phát triển trong điều kiện có thị trường rộng lớn. Trước thời điểm cải cách, chiến lược phát triển của Trung Quốc tập trung vào công nghiệp nặng (ước tính trong giai thập kỷ 60 và 70 vốn đầu tư của Nhà nước vào công nghiệp nặng chiếm 90%), nên đã tạo ra tình trạng thiếu cung về công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng. Do đó bước sang giai đoạn chuyển đổi, khi thu nhập của người dân tăng nhanh, nhu cầu hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ thiếu trầm trọng đã tạo ra thị trường rất lớn kích thích các DNNT phát triển. Ngoài ra, đối với các sản phẩm trên CNNT phát huy được lợi thế so sánh lao động rẻ và có tay nghề. Giai đoạn 1989-91 Trong giai đoạn này, cho rằng sự phát triển tràn lan của CNNT dẫn đến lãng phí nguồn lực, gây ô nhiễm môi trường, tăng sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhà nước, Trung Quốc thực hiện một số luật và chương trình điều chỉnh sự phát triển của các DNNT Trong thời kỳ này, do nền kinh tế phát triển quá nóng, GDP đạt 11%/năm, nên Trung Quốc thực hiện chính sách vĩ mô chặt, giảm cung tiền và đầu tư... nhằm hạn chế lạm phát và hạ sốt. Những thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô đã hạn chế CNNT phát triển theo cả phía cung và cầu. Về mặt cung, giảm tín dụng cho CNNT, về mặt cầu giảm lượng tiền trong lưu thông dẫn đến giảm cầu đối với các sản phẩm của DNNT. . Kết quả trong hai năm 1989-90, sản lượng và việc làm của CNNT có xu hướng chững lại và giảm sút. Bên cạnh đó, những cải cách thương mại theo hướng phân quyền và tự do hoá đã đẩy mạnh sự phát triển của CNNT hướng ra bên ngoài, đặc biệt đối với vùng ven biển phía Đông có những thuận lợi về tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường quốc tế. Giai đoạn 1985 - 1990, số lượng các DNNT tham gia xuất khẩu tăng từ 0,5% lên 3,5%. Các chính sách đối với CNNT của Trung Quốc trong giai đoạn này tập trung vào các lĩnh vực sau: Ban hành luật doanh nghiệp tư nhân nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Đảm bảo vị trí bình đẳng của thành phần kinh tế tư nhân về nghĩa vụ và quyền lợi đối với mức thuế, tiếp cận vốn, cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Ban hành luật doanh nghiệp tập thể nông thôn nhằm định rõ về quyền sở hữu Đẩy mạnh các chương trình giáo dục, hỗ trợ kỹ thuật cho DNNT Thực hiện các chương trình thúc đẩy DNNT xuất khẩu, bao gồm công tác thông tin và xúc tiến thương mại, cải cách hệ thống thương mại. Các cải cách về tài chính, tạo điều kiện cho DNNT tiếp cận các dịch vụ vốn, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn và ban hành luật phá sản. Giai đoạn sau 1992 Sau cuộc phát động cải cách lần 2 năm 1992 của Đặng Tiểu Bình, các DNNT đầu tư phát triển sản xuất ồ ạt. Tuy nhiên số lượng DNNT có xu hướng giảm do hai nguyên nhân chính: (i), sản lượng trở nên dư thừa, sức ép cạnh tranh tăng; (ii), thu nhập người dân tăng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn trong khi trình độ công nghệ của các DNNT lạc hậu nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Dẫn đến xu hướng điều chỉnh cơ cấu trong các DNNT, những doanh nghiệp kém hiệu quả bị đào thải, ở những vùng ven biển, các DNNT có xu hướng chuyển sang áp dụng công nghệ tiên tiến. Các DNNT đã phát triển vững vàng hơn, bắt đầu hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn, kinh doanh xuyên quốc gia như đồ điện gia dụng Thuận Đức (Quảng Đông), tập đoàn đồ chơi Đông Hoãn, tập đoàn hàng tơ lụa Ngô Giang (Giang Tô)... 3. Các đặc điểm phát triển CNNT của Trung Quốc Nông nghiệp phát triển mạnh tạo đà phát triển CNNT Cùng với những cải cách ở nông thôn như khôi phục kinh tế hộ, tự do hoá thị trường nông sản thì đầu tư vào nông nghiệp tăng lên đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng. Trước cải cách, tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp ở mức 8%, kể từ khi cải cách đã tăng lên 13%. Đầu tư nông nghiệp tăng cùng với tự do hoá thị trường nông sản đã làm cho cánh kéo giá công nghiệp-nông nghiệp Cánh kéo giá giữa công nghiệp và nông nghiệp được đo bằng tỷ lệ giá hàng công nghiệp trên nông nghiệp. Xu hướng cánh kéo giá là một trong những yếu tố quyết định đến dòng chảy nguồn lực giữa nông nghiệp và công nghiệp. Nếu như tỷ giá cánh kéo biến đổi theo chiều hướng có lợi cho các hàng hoá nông nghiệp thì lượng thặng dư nông nghiệp được giữ lại ở khu vực nông thôn càng lớn và ngược lại. phản ánh sát với diễn biến thực tế hơn. Giai đoạn 1978-1996, ngược lại với trường hợp của Việt Nam, xu hướng cánh kéo giá công nghiệp-nông nghiệp của Trung Quốc thay đổi ngày càng có lợi cho các hàng hoá nông nghiệp (biểu 7). Từ vụ mùa năm 1979 giá thu mua lương thực và các nông sản khác tăng 20% so với những năm trước. Tính chung cho giai đoạn 1978-84, tỷ số giá bán lẻ hàng hoá công nghiệp so với hàng hoá nông nghiệp ở nông thôn đã giảm khoảng 30%. Cánh kéo giá cải thiện đáng kể đã làm cho các nguồn tài nguyên chảy nhiều hơn vào khu vực nông thôn, thúc đẩy tích luỹ vốn, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Biểu 7: Cánh kéo giá công nghiệp - nông nghiệp, Biểu 8: Tăng trưởng nông nghiệp Trung Quốc, 1978 - 1996 (1978=100) và tiết kiệm nông thôn (1978-93) Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999 và China, SSB, 1997. Nông nghiệp tăng trưởng mạnh làm tăng thu nhập nông thôn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến thành công của các DNNT ở Trung Quốc. Thu nhập nông thôn tăng thúc đẩy CNNT tăng trưởng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, thu nhập nông thôn tăng lên làm tăng nguồn tiết kiệm trong dân để đầu tư phát triển các hoạt động CNNT. Trong điều kiện nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chính thức hạn hẹp thì vốn tích luỹ từ nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của CNNT, nhất là trong thời gian đầu thành lập. Giai đoạn 1978-84, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của Trung Quốc tăng từ 2,7%/năm lên 7,1%/năm làm cho tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn tăng hơn 7 lần, tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình trong tổng tiết kiệm nông thôn cũng tăng tương ứng từ 34% lên 82%. Tính đến năm 1995 tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn đã đạt 357 tỷ NDT, chiếm 83% tổng tiết kiệm nông thôn. Thứ hai, thu nhập nông thôn tăng cộng với dân số khổng lồ của Trung Quốc dẫn đến cầu tăng nhanh chóng, tạo ra thị trường hiếm có cho các DNNT, kích thích các DNNT mở rộng đầu tư tăng sản lượng. Giai đoạn 1952-77, tốc độ tăng tiêu dùng của thành thị và nông thôn chỉ có 1,8%/năm và 3%/năm, sang giai đoạn 1970-80, thu nhập người dân tăng, dẫn đến tốc độ tương ứng tăng lên là 6,5%/năm và 5,8%/năm. Các hình thức sở hữu Trong khi ở khu vực thành thị các doanh nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước, thì ở khu vực nông thôn các DNNT có nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu tập thể và bán tập thể (doanh nghiệp hương trấn), cổ phần, cá thể, sở hữu tư nhân. Trong giai đoạn đầu cải cách, các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể chiếm đa số sau đó các doanh nghiệp có sở hữu tư nhân và cổ phần ngày càng phát triển mạnh. Do thời kỳ đầu cải cách, các khuôn khổ về pháp lý và thị trường chưa được thiết lập đầy đủ, nhìn nhận về thành phần kinh tế tư nhân còn nhiều định kiến nên các doanh nghiệp sở hữu tư nhân phát triển chưa mạnh, hình thức sở hữu chủ yếu của các DNNT là tập thể dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Thời kỳ này, so với sở hữu tư nhân thì các DNNT sở hữu tập thể có những lợi thế: được ưu đãi về thuế; dễ tiếp cận vốn, đất đai và đầu vào dễ hơn; được chính quyền địa phương hỗ trợ; dễ tạo niềm tin của người tiêu dùng. Do sở hữu tập thể có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã dẫn đến hiện tượng là nhiều doanh nghiệp tư nhân núp bóng Nhà nước và tập thể để hoạt động. Các doanh nghiệp này mang danh Nhà nước, tập thể hay địa phương nhưng thực chất hoạt động như doanh nghiệp tư nhân, trừ việc đóng một khoản phí cho chính quyền địa phương. Hộp 4: Chế độ sở hữu trong các doanh nghiệp hương trấn (DNHT) Các học giả phương Tây thường coi chế độ sở hữu trong các DNNT Trung Quốc là sự ra đời của một chủ nghĩa tư bản mới. Tuy nhiên, hình thức sở hữu mới này trên thực tế là thành công của Trung Quốc trong việc kết hợp giữa hình thức sở hữu tư nhân và hình thức sở hữu Nhà nước. Nói cách khác, trong quá trình chuyển đổi kinh tế, chế độ sở hữu tập thể trong các DNHT của Trung Quốc được sáng tạo ra nhằm khắc phục những nhược điểm của hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Weitzman và Xu (1993) đã gọi các DNHT là các “hợp tác xã được định nghĩa mập mờ”. Trong khi trên lý thuyết, các DNNT dựa trên chế độ sở hữu tập thể, nhưng trên trên thực tế, “các nhà đồng sở hữu” không giữ bất kỳ một cổ phần nào, ngay cả trong trường hợp các công nhân là những người đồng sở hữu (các công nhân thường phải đóng cổ phần nếu muốn tham gia làm việc). Thực chất Chính quyền địa phương là đại diện cho những người sở hữu, có quyền tự do ra những quyết định về danh nghĩa thuộc quyền hạn của các cổ đông. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, trong giai đoạn đầu cải cách, chính chế độ sở hữu “mập mờ” với quyền quản lý doanh nghiệp và quyền sở hữu doanh nghiệp không được phân định rõ ràng là nguyên nhân làm cho các DNHT duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ. Mối liên hệ gần gũi của các DNHT với chính quyền địa phương tạo ra lợi thế so với các doanh nghiệp nông thôn tư nhân, như tiếp cận các nguồn vốn Nhà nước, ưu đãi về thuế... Mặt khác, các DNHT hoạt động theo cơ chế thị trường hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước, nên, các DNHT hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, chế độ sở hữu “mập mờ” làm cho các DNHT có tính ‘nhà nước” hơn so với các doanh nghiệp tư nhân và có tính “thị trường” hơn so với các doanh nghiệp nhà nước. Đây là lợi thế của các DNHT trong thời gian đầu cải cách. Nguồn: David O'Connor. 1998. Một số cải cách trong thập kỷ 80 đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân nông thôn phát triển. Kể từ năm 1984, những cải cách ở thành thị cho phép các DNNT tiếp cận các thị trường đầu vào và đầu ra dễ dàng hơn. Năm 1988, Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành đã: bãi bỏ kiểm soát lợi nhuận sau thuế, cho phép các doanh nghiệp tư nhân thuê trên 8 lao động hoạt động, được tham gia hoạt động liên doanh. Giai đoạn 1984-97, số doanh nghiệp tư nhân nông thôn tăng hơn 4,5 lần, chiếm tỷ lệ 94% trong tổng số các DNNT. Đến lúc này nhiều doanh nghiệp Hương trấn đã chuyển từ sở hữu tập thể sang tư nhân. Bảng 4: Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp tư nhân ở khu vực nông thôn 1984 1989 1994 1997 Số doanh nghiệp (triệu) % so với tổng số DNNT 4,2 69,3 17,2 91,8 23,3 93,4 18,8 93,6 Lao động (triệu người) % so với tổng số DNNT 12,3 23,5 46,5 49,6 61,2 50,9 77,2 59,2 Giá trị sản lượng (100 triệu NDT) % so với tổng số DNNT 244 14,4 2819,6 33,6 14712 32,4 46056 51 Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. Vai trò của chính quyền địa phương Trong giai đoạn đầu của cải cách, trong khi chính quyền trung ương tỏ ra không mặn mà đối với các DNNT thì các cấp cơ sở lại tìm mọi cách đẩy mạnh phát triển CNNT. Cấp trung ương luôn lo ngại DNNT phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến các vấn đề về tư nhân hoá, bóc lột lao động, khai thác lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó thời kỳ đầu cải cách, Chính phủ Trung Quốc không những không có những chương trình trợ giúp các DNNT phát triển, mà lại còn áp dụng các chính sách hạn chế các DNNT phát triển, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân, như những quy định về vốn, lao động...Trong khi đó, do những đóng góp quan trọng và trực tiếp của CNNT đối với địa phương trong tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo, tạo nguồn thu ngân sách nên Chính quyền địa phương ủng hộ và hỗ trợ rất đắc lực các DNNT phát triển. Ngoài ra chủ trương của chính phủ Trung Quốc phân quyền cho chính quyền địa phương và để địa phương tự túc một phần ngân sách hoạt động cũng thúc đẩy các địa phương ủng hộ DNNT phát triển. ước tính, các DNNT đã đóng góp tới 30-40% lợi nhuận sau thuế cho các chính quyền địa phương để chi những khoản chi tiêu cộng đồng. Bảng 5: So sánh DNNT và doanh nghiệp Nhà nước tiếp cận các dịch vụ tín dụng chính thức. Các DNNT Các Doanh nghiệp Nhà nước Vốn vay (tỷ NDT) Tỷ lệ (%) Vốn/lợi nhuận (NDT) Vốn vay (tỷ NDT) Tỷ lệ (%) Vốn/lợi nhuận (NDT) 1993 2198 9 1,2 22014 91 8,9 1994 3686 12,4 1,6 26104 87,6 9 1995 4823 13,4 1,5 31149 86,6 10,8 1996 5191 13 1,3 34324 87 12,5 Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. Vai trò quan trọng của Chính quyền địa phương là giúp các DNNT tiếp cận nguồn tín dụng. Các DNNT tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng chính thức thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp thành thị, ước tính tỷ lệ vốn của tín dụng chính thức cho DNNT chỉ bằng 10% so với doanh nghiệp Nhà nước. Do đó các DNNT phải dựa vào nguồn vốn tự có, hoặc vay của các tổ chức tín dụng phi chính thức ở nông thôn. Trong hoàn cảnh như vậy, Chính quyền địa phương đã đứng ra bảo lãnh cho các DNNT tiếp cận các nguồn vốn khác nhau trong khu vực nông thôn. Nhiều chính quyền địa phương đã đứng ra làm trung gian môi giới và đóng luôn vai trò người bảo lãnh cho các khoản vay của các DNNT từ các ngân hàng Nhà nước và từ các quỹ tín dụng nhân dân nông thôn. Nhiều nơi, Chính quyền địa phương đứng ra thành lập các dịch vụ tín dụng bán chính thức để huy động vốn trong dân. Lợi thế của các tổ chức dịch vụ bán chính thức bao gồm các người dân địa phương biết rõ nhau nên tránh được những thông tin méo mó; và với uy tín, quyền lực của chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng này dễ quản lý hơn các dịch vụ phi chính thức. Công nghệ sử dụng nhiều lao động Nhằm tận dụng lợi thế lao động rẻ, các DNNT của Trung Quốc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động. So với các nước khác, Trung Quốc có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, rẻ, có trình độ văn hoá. Đặc biệt ở khu vực nông thôn do lao động dư thừa, trong khi đất đai, vốn và tài nguyên hạn chế thì lao động là nguồn lợi thế duy nhất. Dưới thời kỳ kế hoạch hoá, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực nên gắn lao động nông thôn với đất đai. Cải cách trong nông nghiệp không những khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất mà còn tạo điều kiện phân bổ các nguồn lực nông thôn, chuyển đổi lao động sang các hoạt động phi nông nghiệp. Những thay đổi về chính sách như vậy đã giúp các DNNT đẩy mạnh áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động. Biểu 9: Lượng vốn trên 1 lao động trong các doanh Biểu10: Tỷ lệ vốn trên 1 lao động của doanh nghiệp nghiệp công nghiệp của một số nước (USD) nông thôn so với doanh nghiệp Nhà nước (%) Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. Các DNNT cũng có xu hướng áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động hơn so với các doanh nghiệp thành thị. Do các DNNT tiếp cận với lực lượng lao động nông thôn dồi dào về số lượng, giá thuê mướn tương đối rẻ, nên trong khi các doanh nghiệp Nhà nước thường sử dụng các công nghệ cần nhiều vốn thì các DNNT Trung Quốc lại chú trọng vào những công nghệ sử dụng nhiều nhân công trong sản xuất kinh doanh. Năm 1992, tỷ lệ vốn trên lao động của các DNNT chỉ bằng 18% so với các doanh nghiệp Nhà nước. Chính việc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động đã dẫn đến các DNNT có khả năng cạnh tranh to lớn và thu hút một lựu lượng lớn lao động dư thừa trong nông thôn. Tuy nhiên trong những năm gần đây trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các DNNT có xu hướng chuyển sang áp dụng công cần nghệ nhiều vốn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở khu vực ven biển phía Đông. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng trên. Thứ nhất, đối với thị trường trong nước thu nhập người dân tăng lên nên đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao hơn. Thứ hai, nhu cầu thị trường trong nước cũng có xu hướng bão hoà, nên các DNNT tìm cách khai thác các thị trường ngoài nước. Trong khi các thị trường này thường đòi hỏi cao hơn thị trường trong nước về mẫu mã, chất lượng. Mối quan hệ với các doanh nghiệp thành thị Biểu 11: Phần trăm sản lượng phi nông nghiệp trong tổng sản lượng một số vùng của Trung Quốc. Ghi chú: Năm tỉnh ven biển gồm có Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Tứ Xuyên, các tỉnh còn lại không bao gồm Bắc Kinh và Thiên Tân. Nguồn. Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. ở Trung Quốc, giữa các DNNT và các doanh nghiệp thành thị có mối quan hệ chặt chẽ. Trước thời kỳ cải cách, các doanh nghiệp thành thị đưa trí thức, công nhân, khoa học kỹ thuật về trợ giúp các công xã nhân dân. Các doanh nghiệp thành thị cũng thu hút một lực lượng lao động từ khu vực nông thôn. Sau cải cách, số lao động trên về hưu với kiến thức và kinh nghiệm thu được từ thành phố lại đứng ra thành lập doanh nghiệp ở địa phương của họ. Do đó các DNNT ngoài khai thác thị trường địa phương còn phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp thành thị. Các mối quan hệ giữa DNNT và các doanh nghiệp thành thị thông thường theo hai hướng. Các doanh nghiệp thành thị đặt hàng các DNNT thông qua các hợp đồng phụ hay thầu lại, và ngược lại các doanh nghiệp thành thị chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý cho các DNNT. Nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp nào có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp thành thị thường có năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao hơn, lực lượng lao động có trình độ tay nghề, và đầu tư vào công nghệ nhiều hơn. ước tính, DNNT ở các vùng lân cận của 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân sản xuất tới 60-80% sản lượng công nghiệp theo những hợp đồng phụ với các doanh nghiệp trong thành phố. Thông thường ở các vùng ven biển phía Đông mối quan hệ giữa các DNNT và các doanh nghiệp thành thị phát triển mạnh, thúc đẩy CNNT phát triển. So với các vùng nông thôn trong lục địa, các vùng nông thôn phía Đông phát triển CNNT mạnh hơn (biểu 11). Trước cải cách, các thành phố vùng ven biển chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ Thời kỳ kế hoạch hoá, chính sách của Trung Quốc chủ yếu đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở các vùng miền Tây và miền Trung, trong khi đó đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ ở các vùng ven biển. . Do quy mô và trình độ của sản xuất công nghiệp nhẹ dễ chuyển giao, nên khi cải cách, các ngành công nghiệp nhẹ ở đô thị dễ dàng phát triển lan sang các vùng nông thôn lân cận. Mặt khác, do vị trí địa lý của vùng ven biển có những lợi thế trong tiếp cận nguồn vốn của Hoa Kiều, với thị trường quốc tế, và thông tin bên ngoài nên càng thúc đẩy các DNNT ở vùng ven biển phát triển. Năm 1997, những vùng trực thuộc quyền quản lý của các thành phố lớn tập trung tới 91% sản lượng công nghiệp quốc doanh và 87% sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 1998, chỉ riêng ở 3 tỉnh ven biển là Giang Tô, Triết Giang và Sơn Đông, tập trung tới 43% sản lượng CNNT và gần 50% sản lượng công nghiệp của CNNT trong toàn quốc. Phát triển CNNT và nghèo đói Phát triển CNNT có ý nghĩa rất quan trọng đến xoá đói nghèo ở Trung Quốc. Do các DNNT thu hút trên 20% lao động nông thôn nên thu nhập tăng từ việc tham gia các hoạt động CNNT giúp nâng cao đời sống của khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 1978-1996, tính theo giá năm 1997, thu nhập trên đầu người một năm trong các DNNT đã tăng 12 lần, từ 307 NDT lên 3950 NDT. Do đó, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm từ 1978 đến 1985, tỷ lệ đói nghèo của Trung Quốc đã giảm 2,7 lần (biểu 12), và Trung Quốc được đánh giá là nước thành công nhất trong số các nước đang phát triển trong công tác xoá đói nghèo. Xét trên bình diện quốc gia, phát triển CNNT đã tăng bất bình đẳng thu nhập giữa miền Đông và miền Tây. Những vùng nông thôn ven biển phía Đông có điều kiện thuận lợi phát triển CNNT như cơ sở hạ tầng tốt, tiếp cận đến các thị trường, trợ giúp vốn của Hoa Kiều, có kinh nghiệm sản xuất và thương mại...thì hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập tăng nhanh. Đối với những vùng phía Tây, cơ sở hạ tầng yếu kém, CNNT không có điều kiện thuận lợi để phát triển, thu nhập chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi điều kiện sản xuất nông nghiệp bất lợi, nên thu nhập nông thôn tăng chậm. Tuy nhiên xét trong từng vùng thì những vùng CNNT phát triển đã dẫn đến thu nhập của đại bộ phận dân cư tăng lên, bất bình đẳng giảm xuống. Biểu 12 cho thấy những vùng nông thôn có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, sản lượng công nghiệp trên tổng sản lượng cao thì hệ số Ghini thấp, bất bình đẳng càng có xu hướng giảm xuống. Trong khi những vùng chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp thì bất bình bẳng cao. Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn và tiền Hoạt động phi nông nghiệp và bất bình đẳng lương bình quân đầu người năm trong các DNNT ở khu vực nông thôn Biểu 12: Phát triển CNNT và đói nghèo ở Trung Quốc Ghi chú: Tiền lương tính theo thời giá năm 1997 - Hệ số Ghini dùng để đo lường mức độ bất bình đẳng. Hệ số Ghini nằm trong khoảng 0-1, hệ số càng gần 1 bất bình đẳng càng cao, hệ số càng gần 0 thì bất bình đẳng càng thấp. đối với các nước đang phát triển hệ số Ghini nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 được coi là tương đối bất bình đẳng, trong khi hệ số nằm trong khoảng 0,2 đến 0,35 là tương đối bình đẳng. Một số nước bất bình đẳng thu nhập cao có hệ số Ghini như sau: Braxin (0,61), Pêru (0,57), Mêhicô (0,58); các nước khác đạt được tương đối bình đẳng thu nhập như: Malaixia (0,36), Đài Loan (0,32). Xem thêm Todaro. 2000. Nguồn: Justin Yifu Lin & Yang Yao. 1999. bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trong quá trình phát triển, do điều kiện bên trong và môi trường bên ngoài khác nhau nên mỗi nước không thể áp dụng dập khuôn những mô hình thành công của các nền kinh tế đi trước. Việt Nam có một số điểm giống với Đài Loan và Trung Quốc. Đối với Đài Loan: Quy mô thị trường nhỏ, Nền nông nghiệp đa dạng hoá và có lợi thế so sánh Đối với Trung Quốc: Cùng là nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang thị trường Xuất phát điểm thấp khi bắt đầu thực hiện cải cách. Tuy nhiên Việt Nam cũng có những điểm khác biệt lớn với Trung Quốc và Đài Loan. Đối với Đài Loan: Đài Loan có nền tảng cơ sở hạ tầng và hệ thống nghiên cứu tốt từ thời Nhật Bản cai trị để lại Trong giai đoạn đầu phát triển, Đài Loan được hưởng nguồn viện trợ, kiến thức và nhất là thị trường của Mỹ. Đối với Trung Quốc: Trong giai đoạn đầu cải cách, các DNNT của Trung Quốc có thị trường nội địa rộng lớn, và không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành thị hay doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc trải qua thời kỳ hoà bình trong suốt hơn 40 năm trước khi cải cách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ sở vật chất và con người, nhất là hệ thống công xã nhân dân ở nông thôn đã tích luỹ tư bản và cơ sở vật chất làm tiền đề phát triển CNNT sau này Ngoài ra cả Đài Loan và Trung Quốc có công nghiệp đô thị tương đối phát triển, làm bà đỡ và môi giới tích cực phát triển CNNT. Do những đặc điểm khác nhau kể trên nên Việt Nam không thể áp dụng máy móc mô hình của Trung Quốc hay Đài Loan, nhưng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thành công của hai nước là rất quý cho Việt Nam tham khảo để xây dựng một chiến lược phát triển CNNT thích hợp cho mình: Chính phủ cần xây dựng được một hệ thống chính sách tạo nên sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, để có thể tăng thu nhập nông dân nhằm tăng sức mua cho thị trường nông thôn, tăng tiết kiệm, tái đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp và CNNT. Ví dụ như duy trì cánh kéo giá có lợi cho nông nghiệp, đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp… Kinh nghiệm của Đài Loan và các tỉnh ven biển phía Đông của Trung Quốc cho thấy đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giúp tăng tính liên kết và thông thương giữa các vùng, tạo môi trường đầu tư ở khu vực nông thôn hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực nông thôn. Khuyến khích và giúp nông dân tổ chức thành các nhóm hay hiệp hội như hình thức nông hội của Đài Loan, làm cầu nối liên kết giữa Chính phủ và nông dân, huy động sức mạnh tập thể để huy động vốn đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu… Phương thức của Trung Quốc phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý các DNNT, gắn phát triển CNNT với quyền lợi trực tiếp của chính quyền địa phương, do đó chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò tích cực hỗ trợ DNNT phát triển. Các chính sách vĩ mô cần tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DNNT và doanh nghiệp đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNT phát triển, phát huy nội lực của nông dân, thu hút đầu tư, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Tài liệu tham khảo APO. 2000. Promotion of rural-based small industries in asia and the pacific. Tokyo. Connor. David O. 1998. “Rural industrial development in Vietnam and China: A study in constrats". OECD development center. Council of Taiwanese agriculture. 1998. Agriculture Republic of China. Council of Taiwanese agriculture. 1999. Basic agricultural statistics 1998. Hu, Chi-Hsiang. 1998. "Republic of China" trong New perspectives on rural industrialization. APO. Huang. J. 1999. "Performance, prospects and challenges for China's agriculture". FAO regional office for Asia and the Pacific. Johanson. S & Ronnas. P. 1995. "Rural industrialization: A review of selected Asian experiences". Stockholm school of economics. Johnson. D.Gale. 1998. “Những khía cạnh cải cách nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc”, Trường ĐH Chicago. Johnson. D.Gale.1996. “China's rural and agricultural reforms: successes and failures". Chinese economies research centre. University of Adelade. Lin. Justin Yifu & Yao. Yang. 1999. "Chinese rural industrialization in the context of the East Asian miracle. China center for economic research". Beijing University. Sun. Paul. M.H, Knutson. R.D & Lee, Y.H. 1998. Transition and reform of China's agricultural system toward a market-oriented economy: lessons from the Taiwan experience. Texas A&M university. Todaro. M. 2000. Economic development in the third World. World Bank. 1998. Advancing rural development: from vision to action. Wu, Rong-I. 1997. History economic development in Taiwant. Taiwant institute of economic research.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của đài loan và trung quốc- kinh nghiệm đối với việt nam.doc
Luận văn liên quan