Đề tài Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cờng thu hút đầu tư trực tiếp nớc ngoài vào Việt Nam

Phát triển kinh tế ngành CNPT sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhờ tận dụng được những ảnh hưởng tích cực từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, một ngành CNPT cạnh tranh sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam vì đối với các doanh nghiệp FDI, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Mặc dù vậy, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khi phát triển ngành CNPT. Trong khi một số quốc gia ASEAN phát triển như Ma-lai-xia đã phát triển ngành CNPT của họ bằng cách thu hút lượng lớn FDI, nhưng Việt Nam lại không thể đi theo con đường của những quốc gia này. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây đã thay đổi. Chi phí nhân công rẻ không còn đóng vai trò quyết định như trong những năm đầu thập kỉ 1990. Thay vào đó, để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam cần phải đạt được lợi thế so sánh trong ngành CNPT trước khi thu hút được các MNC từ khắp nơi trên thế giới.

pdf113 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cờng thu hút đầu tư trực tiếp nớc ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Thứ năm, các giải pháp về liên kết doanh nghiệp: kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm phụ trợ và hợp đồng kinh tế giữa hai bên; xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược-các công ty, tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp nói chung và CNPT nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020. Thứ sáu, các giải pháp về tài chính: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển; nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để thành lập hệ thống Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 90 ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất phụ trợ. Như vậy, thông qua Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010-tầm nhìn 2020, có thể hiểu rõ hơn quan điểm của Chính phủ là: phát triển ngành CNPT không chỉ đơn thuần hỗ trợ cho ngành công nghiệp trong nước phát triển, mà quan trọng hơn là để đón đầu quy trình mở rộng sản xuất trong trào lưu hội nhập. Tuy nhiên, một bản quy hoạch dù có chi tiết đến đâu thì cũng khó có thể đưa ngành công nghiệp đi lên nếu bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự “xông pha”, chưa thực sự cải tổ bản thân. Để bản quy hoạch này thực sự mang lại hiệu quả thì cần có sự nỗ lực của tất cả các bên có tham gia. 3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành CNPT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: 3.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển ngành CNPT: Trong những nửa đầu thế kỉ 20, các biện pháp phi thuế quan và chính sách bảo hộ như quy định tỷ lệ nội địa hóa đã được tận dụng nhằm bảo vệ các nền kinh tế phát triển sau. Khi những chính sách bảo hộ này được bãi bỏ vì sức ép từ phía hội nhập quốc tế, FDI được sử dụng như là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn hơn, doanh nghiệp nội địa với các MNC, cũng như là sự tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu được coi là những yếu tố chủ yếu cho quá trình phát triển ngành công nghiệp của các quốc gia có nền kinh tế phát triển sau. 3.2.1.1. Quy định tỷ lệ nội địa hóa: Đài Loan và Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp của họ, thu hút công nghệ hiện đại từ các công ty nước ngoài, và đạt được khả năng cạnh tranh quốc tế trong ngành sản xuất ô tô và điện tử thông qua các quy định về tỷ lệ nội Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 91 địa hóa. Đài Loan đã đưa ra quy định nội địa hóa trong những 1960, quy định này áp dụng cho hầu hết các sản phẩm ô tô và điện tử. Tuy nhiên, những quy định này đã được bãi bỏ trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1986 khi họ phải thực hiện đầy đủ những cam kết tự do hóa thương mại toàn cầu. Các quy định về tỷ lệ nội địa hóa này đã thúc đẩy các nhà sản xuất nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất linh-phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc các nhà cung cấp nội địa khác. Hàn Quốc đưa ra chương trình nội địa hóa 5 năm trong hai giai đoạn (1987-1991) và (1992-1996). Theo 2 chương trình này, tổng số 7032 linh phụ kiện được thiết kế cho mục đích nội địa hóa của các doanh nghiệp lắp ráp. Hiện nay, các quốc gia này không còn áp dụng các quy định tỷ lệ nội địa hóa nữa vì những quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, những quốc gia này vẫn có thể khuyến khích tăng nội địa hóa thông qua những ưu đãi về thuế, tín dụng và hỗ trợ kĩ thuật. 3.2.1.2. Đẩy mạnh FDI vào lĩnh vực CNPT Ngành CNPT cũng được phát triển thông qua nguồn vốn FDI. Các quốc gia ASEAN phát triển đã thực hiện các chính sách thúc đẩy thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên. Các quốc gia này đã thực hiện hàng loạt các ưu đãi thuế, thành lập các khu vực tự do thương mại theo chiến lược xuất nhập khẩu của họ, và tận dụng triệt để công nghệ chuyển giao từ phía doanh nghiệp FDI trong những năm 1980 và 1990. Ma-lai-xia thu hút FDI bằng những ưu đãi thuế như các hình thức trợ cấp thuế: hoãn nộp thuế trong năm năm, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15-30%. Hiện nay Ma-lai-xia cùng với Thái Lan đã trở thành hai nhà cung cấp linh-phụ kiện chính cho ngành công nghiệp ô tô và điện tử trên thị trường thế giới. 3.2.1.3. Thúc đẩy sự liên kết trong ngành công nghiệp: Ma-lai-xia: Nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài, Ma-lai-xia đã đưa ra Chương trình phát triển các doanh nghiệp cung cấp (Vendor Development Program-VDP). Theo chương trình này, các doanh nghiệp lớn (đặc biệt các doanh nghiệp FDI) được coi như là Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 92 những chiếc “mỏ neo”. Những chiếc “mỏ neo” này phải giúp đỡ các doanh nghiệp cung cấp, cung cấp cho họ thị trường, và giúp đỡ kĩ năng phát triển và quản lý kĩ thuật. Chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ như cung cấp cho các nhà cung cấp tín dụng không lãi suất. Chương trình này không thực sự thành công vì thiếu sự nhiệt tình và các doanh nghiệp nội địa còn phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp đóng vai trò là chiếc “mỏ neo” gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới để phát triển. Họ tham gia vào VDP chỉ vì đây là yêu cầu của Chính phủ và cam kết của họ là sẽ hợp tác vào chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ (Karikomi, 1998). Để cải thiện tình tình, Ma-lai-xia đã triển khai một chương trình mới gọi là Chương trình liên kết Công nghiệp (ILP), quy định cả nhà cung cấp và doanh nghiệp FDI cũng có thể tham gia. Các doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt cũng sẽ được hưởng ưu đãi, như trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu triển khai và giảm thuế. Thái Lan: Trong thời gian dài thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiến hành CNH, Thái Lan đã tạo dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ tương đối tốt. Tuy nhiên, năng lực và công nghệ trong nước vẫn còn thấp, phụ thuộc vào công nghệ và quản lý của nước ngoài vẫn còn cao dù đã trải qua 40 năm phát triển công nghiệp. Chính phủ đã không thực sự thành công trong việc nâng cao chất lượng công nghiệp hỗ trợ. Trước tình hình đó, BUILD (Ban Phát triển Liên kết công nghiệp của Ủy ban đầu tư) được xây dựng vào năm 1993 và kéo dài đến năm 1997 qua bốn giai đoạn: (i) 1992-1993: phát triển cơ sở dữ liệu để hỗ trợ liên kết, (ii) 1993-1994: hỗ trợ kĩ thuật, tổ chức hội thảo, và kết nối doanh nghiệp, (iii) 1994-1995: phát triển cơ sở dữ liệu, đào tạo và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế và (iv) 1995-1997: tham gia hội chợ quốc tế và tổ chức hội thảo. Cùng thời gian này, NSDP (Chương trình phát triển nhà cung cấp quốc gia) được khởi xướng năm 1994 như là một chương trình điều phối của các chương trình liên quan, cung cấp dịch vụ và thông tin cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, trên Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 93 thực tế, hai chương trình này đã không mang lại hiệu quả như mong đợi vì 3 lí do sau: (i) chưa nhiều doanh nghiệp biết đến chương trình BUILD, mặc dù nhu cầu đối với chương trình này là có, (ii) thúc đẩy liên kết và thầu phụ không phải là ưu tiên hàng đầu, cái mà họ cần hơn là phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa máy móc thiết bị, (iii) thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan. Rút kinh nghiệm từ thất bại trên, Thái Lan đã hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để xây dựng quy hoạch tổng thể Phát triển Công nghiệp hỗ trợ. Quy hoạch tập trung vào hai ngành công nghiệp là ô tô và điện/điện tử. 3.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Từ những bài học trên đây, Việt Nam có thể rút ra được những bài học dưới đây để phát triển CNT. Thứ nhất, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa không còn có thể áp dụng được, nhưng mua hàng trong nước vẫn có thể tăng nếu có các biện pháp khuyến khích, như giảm thuế cho máy móc và các nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được, thiết kế các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước để giảm khoảng cách thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Những biện pháp này phải được áp dụng đồng bộ đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch. Thứ hai, môi trường đầu tư phải được cải thiện cho hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư nước ngoài vào CNPT. Ngày nay, trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Việt Nam không còn có thể áp dụng những chính sách công nghiệp mà các quốc gia đi trước đã áp dụng. Việc mở cửa thuần túy như tự do hóa thương mại và đầu tư chưa phải là đủ để thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, lắng nghe ý kiến của họ, thỏa thuận với họ những mục tiêu về chuyển giao công nghệ và mua hàng trong nước, thiết lập các biện pháp hỗ trợ thống nhất. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải chủ động giải quyết các vấn đề phát triển trong quá trình thực hiện mục tiêu. Việt Nam cũng Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 94 cần sử dụng các chính sách để tạo ra lợi thế so sánh cao hơn và giảm chi phí về hoạt động kinh doanh. Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp linh phụ kiện là SMEs. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công thương, cần phải quan tâm đến việc phát triển SMEs. Bộ Công thương cần phải hợp tác chặt chẽ với các địa phương để hoạch định được các chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, chứ không chỉ doanh nghiệp thuộc Bộ. Thứ tư, vì sự phát triển công nghiệp ổn định lâu dài, hàng năm Bộ Công thương nên xuất bản bộ Sách trắng về công nghiệp. Sở dĩ Nhật Bản có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp là vì họ có bộ Sách trắng toàn diện phân tích, dự báo các điều kiện và xu thế phát triển thương mại, SME và các vấn đề liên quan khác. Sách trắng cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và hệ thống thống kê doanh nghiệp là tối cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, phân tích và hoạch định chính sách về công nghiệp. Cuối cùng, để hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển CNPT, Bộ Công thương cần phải đưa ra một định nghĩa về CNPT phù hợp làm cơ sở cho hoạch định chính sách hợp lý và đảm bảo tính khả thi của chính sách này trong khả năng cho phép của đất nước. Trong quá trình hoạch định chính sách, Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ với các bộ liên quan và giới doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng nên thực hiện các giải pháp phát triển CNPT, như phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thông qua phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp, các trường dạy nghề, và các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh phát triển SME; và thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 95 3.3. Giải pháp phát triển ngành CNPT nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới: 3.3.1. Từ phía Chính phủ: 3.3.1.1. Hình thành khung chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành CNPT: Để thực hiện mục tiêu xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp, việc đầu tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về ngành CNPT. Tiếp đến, chính sách thúc đẩy các ngành CNPT, bao gồm ưu đãi thuế, các biên pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Quan niệm đánh thuế nhập khẩu cao để các doanh nghiệp lắp ráp hạn chế nhập khẩu, tăng mua hàng nội địa là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế thì biện pháp này không còn phù hợp với xu hường toàn cầu hóa hiện nay. Và hơn thế nữa, đánh thuế nhập khẩu thấp cũng là một biện pháp để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị trường ra các nước khác để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm CNPT. Trong thời đại tự do thương mại không thể áp dụng chính sách nội địa hóa như các nước ASEAN khác đã làm trong quá khứ. Mở rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng CNPT là chiến lược thích hợp hiện nay. Ngoài ra Chính phủ và Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích tư nhân đàu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành CNPT, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những điểm ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế đánh doanh thu, v.v...) Mỗi giai đoạn phát triển của ngành CNPT sẽ ứng với những ngành ưu tiên phát triển khác nhau. Nhiệm vụ của Chính phủ là phải đưa ra được những ngành ưu tiên phát triển và mức độ ưu tiên của các ngành khác nhau sao cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế hiện tại. Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 96 3.3.1.2. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phụ trợ: a. Đẩy nhanh cải tổ doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện việc tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định trong Luật cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, nhưng tiến độ thực hiện lại tương đối chậm. Như đã nêu trên, một số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa hiện đang hoạt động rất tốt nên cần có những hỗ trợ tập trung để các doanh nghiệp này phát triển mạnh hơn, và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế. Những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động của hiệu quả cần được khuyến khích chuyển hóa sản xuất từ phương thức tích hợp theo chiều dọc sang chuyên môn hóa trong một mạng lưới có nhiều doanh nghiệp hoạt động. Điều này đòi hỏi Bộ Công thương và những bộ khác phải có năng lực hoạt động cao hơn để thúc đẩy sự phối hợp trong ngành của các doanh nghiệp. b. Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân: Bằng chứng từ những nước khác cho thấy, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành CNPT. Tại Việt Nam, sự nở rộ của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải được Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo rất nhiều thuận lợi trong quá trình thành lập một doanh nghiệp. Ngoài ra, không còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn, công nghệ. Các doanh nghiệp này cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để có thể khắc phục hai khó khăn này. Một điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp này cần được ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các khoản tái đầu tư để giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh với một mức lợi nhuận giữ lại nào đó, và để đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Việt Nam. Việc khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính là căn bệnh kinh niên của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu cần thiết, các tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 97 và nhỏ một cách có hiệu quả được thành lập với sự hỗ trợ từ các cơ quan/tổ chức nước ngoài. Với ba tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và nhỏ hiện tại, những tổ chức này cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của mình. 3.3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT đồng thời phổ biến thông tin của doanh nghiệp phụ trợ Trên thực tế, có nhiều tổ chức, bao gồm Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam và Vietbig đã tạo ra cơ sở dữ liệu là các trang vàng, cung cấp thông tin về tên công ty, các địa chỉ liên lạc, và các sản phẩm chính. Mặc dù vậy, như thế vẫn là chưa đủ. Các doanh nghiệp lắp ráp FDI muốn giảm thời gian và chi phí trong việc thu hẹp danh sách các nhà cung cấp vì họ không thể biết được nhà cung cấp nào là tốt nếu chỉ dựa trên những thông tin cơ bản trên. Muốn xây dựng một cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT thì trước hết phải thúc đẩy mối liên kết công nghiệp giữa các công ty nội địa và các doanh nghiệp FDI. Chuỗi giá trị toàn cầu là xu hướng hiện tại của các công ty đa quốc gia vì vậy Chính phủ cần thúc đẩy mối liên kết công nghiệp giữa các công ty nội địa và các doanh nghiệp FDI (đăc biệt là các MNC) bằng cách học tập những kinh nghiệm quốc tế và phối hợp với các tổ chức quốc tế. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy thành công việc thúc đẩy mối liên kết này là nguồn gốc sâu xa của việc Chính phủ Nhật Bản phản ứng lại nhanh chóng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh tại Nhật Bản và cũng là nguyên nhân để chính phủ giành cho sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính. Chính phủ nên tận dụng triệt để công nghệ thông tin để có thể thu hẹp khoảng cách về thông tin và nhận thức giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ đóng vai trò như là một chất xúc tác hay là một nhà liên kết giúp đỡ các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tìm kiếm được người mua cũng như người bán một cách dễ dàng. Sau khi tạo được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là phổ biến những thông tin đã thu thập được đó tới tất cả các doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các doanh nghiệp nhận được rất ít Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 98 đơn đặt hàng sản xuất từ cấp trên nên họ không cần mở rộng sản xuất ằng nỗ lực của mình. Thậm chí ngay cả bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thụ động làm các đơn đặt hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khoách hàng mới cho sản phẩm của mình. Để phát hiện ra các doanh nghiệp có tiềm năng hoạt động cao trong số các doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống phổ biến thông tin doanh nghiệp chính thức và xây dựng các mạng lưới thông tin doanh nghiệp. Để làm được việc này, các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), của Công đoàn Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại (UAIC), Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư của ba thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) cần được đẩy mạnh hơn. Hơn nữa, cũng cần tăng số lượng hội chợ thương mại nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư , thương mại để hỗ trừo thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm đối tượng cung cấp sản phẩm CNPT và các địa chỉ tiêu thụ sản phẩmCNPT, làm cầu nối giữa các DN nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa. Mở các “chợ nguyên liệu” với sự tham gia của các DN bên ngoài để các DN nước ta có nhiều sự lựa chọn khi tìm mua những nguyên phụ liệu chất lượng và giá cả hợp lý. 3.3.1.4. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng: Chất lượng là một trong ba yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm CNPT (bên cạnh chi phí và vận chuyển). Vì vậy muốn đảm bảo chất lượng, cần phải có sự kiểm tra, quản lý chặt chẽ và mang lại hiệu quả (tức là làm sao chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo là sẽ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp hay chế biến). Hiện nay, các khía cạnh pháp lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiếm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Việc Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 99 quản lý và kiểm tra chất lượng là một trong nhiều chức năng quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển các ngành CNPT và tătng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUANTEST cũng cần được cải thiện. QUANTEST cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng là trách nhiệm đối với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này là hoàn toàn sai và cần phải được thay đổi nếu như các doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh việc nhận thức được công việc của QUANTEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không p hải là cách làm hiệu quả đối với vấn đề này. Tuy nhiên, do chi phí đối với đầu tư dài hạn thường vượt quá sức của nhiều doanh nghiệp phụ trợ nên các doanh nghiệp này cần phải biết tận dụng sự giúp đỡ từ phía các tổ chức nước ngoài hoặc ngay từ phía các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, có thể tổ chức cá chương trình chính thức và thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia, kỹ sư có tay nghề. Thông qua các chương trình này, các doanh nghiệp không chỉ được kiểm tra về chất lượng của sản phẩm mình mà họ còn được nhận những lời khuyên có giá trị từ những chuyên gia đó. 3.3.1.5. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành CNPT. Để thu hút được luồng vốn FDI lớn, Việt Nam cần phải hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, lắng nghe những nhu cầu của họ một cách cẩn thận, thiết lập các mục tiêu chung giữa chuyển giao công nghệ và tỷ lệ mua hàng nội địa, thiết kế các chính sách hỗ trợ đồng bộ,… Hơn nữa, Việt Nam cũng nên chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đạt mục tiêu đó. Việt Nam phải sử dụng các chính sách nhằm tạo ra những lợi thế về vị trí và hạ thấp chi phí kinh Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 100 doanh, điều này ngược lại sẽ đòi hỏi phải cải thiện các kỹ năng lao động trong nước (ví dụ như quản lý sản xuất, marketing, kỹ sư,….), cơ sở hạ tầng, các thể chế hỗ trợ, quản lý tốt các khu chế xuất,… 3.3.1.6. Phát triển công nghiệp thượng nguồn: CNPT là một ngành công nghiệp có phạm vi bao phủ lớn, bắt đầu từ nguyên vật liệu thô cho đến những sản phẩm phụ trợ trước khi đưa vào lắp ráp hoặc chế biến cuối cùng, vì vậy có được sự phát triển bền vững của ngành, Nhà nước cần phải phát triển ngành công nghiệp thượng nguồn để tạo nguồn cung cấp vật tư sản xuất cho các ngành CNPT khác. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, vì thế cần phải khai thác có hiệu quả các ngành này, từ đó tạo đầu vào đầy đủ và có chất lượng cho các doanh nghiệp phụ trợ khác. Ngoài ra, ngành công nghiệp thượng nguồn phát triển cũng sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ FDI khác vào Việt Nam. 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp lắp ráp: 3.3.2.1. Tăng cường hỗ trợ nhân lực cho các doanh nghiệp phụ trợ: Các doanh nghiệp lắp ráp (đặc biệt là các doanh nghiệp lắp ráp FDI) thường là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính lớn. Những doanh nghiệp này có thể hỗ trợ về mặt nhân lực cho những doanh nghiệp phụ trợ có tiềm lực bằng cách tổ chức các chương trình đạo tạo cho các đội ngũ kĩ sư, công nhân (đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật thiết kế, chết tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học). Việc tổ chức các chương trình đào tạo này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp phụ trợ, nguồn nhân lực của họ được cải thiện và ngoài ra, họ có thể hiểu được những yêu cầu của bên lắp ráp đối với sản phẩm phụ trợ mà họ đang sản xuất, từ đó cải tiến sản phẩm theo hướng đó. Về phía doanh nghiệp lắp ráp, họ có thể tạo dựng và củng cố các mối quan hệ kinh doanh tốt nhất và sản phẩm đầu vào tốt nhất nhờ có chương trình hỗ trợ này. Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 101 3.3.2.2. Tăng cường hỗ trợ công nghệ-kĩ thuật: Một trong những khó khăn nhất của doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay là công nghiệp còn lạc hậu và họ chưa đủ khả năng để cải tiến kĩ thuật- công nghệ. Nếu chỉ trông chờ vào nội lực, các doanh nghiệp phụ trợ nội địa có thể mất hàng thế kỷ mới có thể cải tiến được công nghệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lắp ráp cũng sẽ mất đến hàng thế kỷ mới có thể mua được sản phẩm đầu vào tốt ngay chính trong thị trường nội địa. Chính vì vậy, với tiềm lực tài chính của mình, doanh nghiệp lắp ráp có thể tổ chức các chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật. Cũng giống như hỗ trợ về nhân lực, hỗ trợ về kỹ thuật-công nghệ cũng mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia. Trong hoàn cảnh này, các chương trình đào tạo hợp tác có thể mang đến cho các nhà cung cấp nội địa thiếu sức cạnh tranh những cơ hội học hỏi công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp lắp ráp (đặc biệt là các công ty đa quốc gia) theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, các chương trình hỗ trợ đào tạo có thể góp phần cải tiến công nghệ của các nhà cung cấp nội địa. Trong những chương trình này, các doanh nghiệp lắp ráp MNC và các nhà cung cấp bộ phận cùng tham gia vào các khóa học về phát triển kỹ năng quản lý và kĩ thuật, trong đó những nhân viên của các MNC có thể tham gia với tư cách là thành viên cùng tham gia hoặc là những người hướng dẫn.. Thứ hai, các chương trình hỗ trợ đào tạo có thể làm giảm tính thất bại trong việc cung cấp các thông tin cơ bản, vì các nhà lắp ráp MNC và các nhà cung cấp phụ kiện nội địa gặp nhau trực tiếp trong các chương trình này. Thứ ba, khoảng cách về chất lượng có thể được thu hẹp vì các nhà hướng dẫn đến từ các MNC sẽ dạy những nhân viên của các nhà cung cấp phụ kiện. Trong các buổi thuyết giảng hoặc trong các bài hội thảo, có thể công nhân của các nhà cung cấp nội địa có thể hiểu sâu hơn những yêu cầu của các MNC về chi phí, chất lượng và vận chuuyển cũng như cách suy nghĩ của họ. Cuối cùng, các chương trình hỗ trợ đào tạo có thêm chức năng là kết nối kinh doanh. Các MNC có thể tìm thấy một số Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 102 các nhà cung cấp thông qua những chương trình này, kết hợp được việc kiểm tra trình độ công nghệ của họ. Ngoài ra, về phía các nhà cung cấp phụ trợ, các chương trình này sẽ tạo ra sự chuyển giao công nghệ từ phía các MNC sang các doanh nghiệp nội địa. Điều này sẽ không thể có được nếu như các chương trình hỗ trợ đào tạo này chỉ có một bên tham gia là các doanh nghiệp nội địa. 3.3.2.3. Kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp phụ trợ vào Việt Nam Giải pháp này chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI (đặc biệt là các MNCs). Lí do là vì các doanh nghiệp lắp ráp này là các doanh nghiệp rất lớn, mạng lưới đầu vào của họ trải rộng trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt đối với nhiều ngành quan trọng như ô tô hay may mặc-những ngành tỷ lệ nội địa hóa còn khá thấp thì đầu vào chủ yếu là các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài. Nếu Việt Nam tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn thì thông qua các doanh nghiệp lắp ráp FDI (đặc biệt là các MNCs) chúng ta có thể thu hút một lượng lớn trong số các nhà cung cấp này đầu tư vào Việt Nam. Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp phụ trợ FDI sẽ có lợi thế về vị trí địa lý và các lợi thế khác của môi trường đầu tư Việt Nam như chi phí lao động rẻ, các ưu đãi đầu tư của Chính phủ... 3.3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp phụ trợ: Mọi nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp lắp ráp sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bản thân các doanh nghiệp không nỗ lực hết mình tìm ra những giải pháp của chính mình. Đối với các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm (bao gồm đảm bảo chất lượng tốt, chi phí thấp và dịch vụ vận chuyển tốt). Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp của rất nhiều các giải pháp khác nhau của ba bên: Chính phủ, doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp phụ trợ. Dưới đây là những giải pháp giành riêng cho chính doanh nghiệp phụ trợ: Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 103 3.3.3.1. Nâng cao hiệu quả của hoạt động R&D: Hoạt động R&D được coi là một trong những khâu yếu nhất của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam và đó là một phần lý do vì sao các doanhn nghiệp phụ trợ Việt Nam hầu như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp. Các doanh nghiệp phụ trợ cần phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp khách hàng. Đây là bước đầu tiên của bất kỳ một doanh nghiệp phụ trợ nào nếu muốn trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI hay chính doanh nghiệp nội địa trong nước. Các doanh nghiệp phụ trợ cần phải hiểu các doanh nghiệp FDI có yêu cầu gì đối với các sản phẩm đầu vào: về chất lượng, số lượng, kiểu cách, thời gian,... Doanh nghiệp có thể tìm hiểu bằng cách tham khảo trực tiếp từ phía các doanh nghiệp lắp ráp, đồng thời cũng phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, tìm ra các điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ, từ đó tìm ra được các giải pháp phát triển cho riêng mình. 3.3.3.2. Cải tiến công nghệ Thông qua cải tiến công nghệ, công nghiệp phụ trợ nội địa có thể đạt được hiệu quả đầu ra đủ lớn để vượt quá khuyết điểm của nền ngành CNPT là quy mô hiệu quả quá thấp. Tổng đầu ra có thể dược mở rộng bằng ba cách: i)mở rộng hoạt động kinh doanh theo chiều ngang, và ii) tăng cường kí hợp đồng kinh doanh phụ.  Mở rộng hoạt động kinh doanh theo chiều ngang nhằm tăng sản phẩm đầu ra: Giải pháp này phù hợp với những ngành CNPT mà sản phẩm đầu ra của họ có thể là đầu vào của nhiều ngành công nghiệp lắp ráp khác nhau. Cải tiến công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp phụ trợ này tăng tổng sản lượng đầu ra đạt tới mức cao hơn mức trung bình của toàn thị trường. Mở rộng hoạt động theo chiều ngang có nghĩa là mỗi một ngành công nghiệp riêng biệt sẽ tăng sản phẩm hàng hóa của họ. Ví dụ như các nhà cung cấp phụ kiện cho xe máy có thể thâm nhập vào ngành công nghiệp điện dân dụng vì hai ngành này có chung các mặt Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 104 hàng như các bộ phận nhựa, bộ phận kim loại nén.Với đặc điểm này của ngành CNPT thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng sản lượng đầu ra vì khách hàng của họ rất đa dạng, trong khi đó họ lại có thể giảm chi phí trung bình cố định/sản phẩm phụ trợ.  Tăng cường kí hợp đồng kinh doanh phụ: mở rộng hoạt động kinh doanh kết hợp với học hỏi. Cải tiến công nghệ sẽ cho phép các nhà cung cấp nội địa có thể tận dụng lựa chọn thứ ba. Thậm chí nếu các nhà cung cấp nội địa không thể có được hợp đồng kinh doanh trực tiếp với các nhà lắp ráp MNC vì một số lí do nào đó, họ có thể thay thế bằng cách trở thành nhà cung cấp cho các nhà cung cấp nước ngoài với vai trò là nhà cung cung cấp thứ hai. Thông qua việc trở thành một nhà cung cấp phụ, các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ nội địa có thể tăng hoạt động kinh doanh, trong khi đó họ vẫn có thể học hỏi công nghệ từ phía các nhà cung cấp đến từ nước ngoài. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phụ trợ nội địa có thể cải tiến công nghệ theo đúng hướng vì công nghệ của các doanh nghiệp phụ trợ có thể đáp ứng được chi phí và chất lượng theo tiêu chuẩn của các MNC. Trên thực tế, nhiều nhà cung cấp bộ phận nước ngoài cũng có ý định ký hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nội địa, mặc dù các doanh nghiệp nội địa có thể là một đối thủ đi nữa vì các doanh nghiệp nước ngoài có thể kịp thời phản ứng lại những biến động nhu cầu của MNC trong dài và ngắn hạn. Ví dụ nhu cầu của các MNC sẽ tăng mạnh trong hai tháng trước Tết nhưng sau đó sẽ giảm mạnh theo sự giảm xuống của nhu cầu đối với sản phẩm hoàn chỉnh, vì thế các nhà cung cấp nước ngoài sẽ kí hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nội địa, như thế sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí đầu tư phụ trội. Một động lực khác khiến các nhà cung cấp bộ phận kí hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nội địa là các doanh nghiệp này hy vọng chi phí cố địh sẽ giảm trong dài hạn với giả định rằng ngành công nghiệp lắp ráp sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh. Nếu các nhà cung cấp nước ngoài mở rộng các thiết bị sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các nhà lắp ráp MNC thì Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 105 họ sẽ làm giảm đi tính linh hoạt của hoạt động kinh doanh vì chi phí cố định tăng. Theo đó, các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ có xu hướng kí hợp đồng phụ để có thể quản lý rủi ro trong dài hạn. 3.3.3.3. Tìm thị trường xuất khẩu: Một cách để có thể vượt qua thị trường nhỏ bé là tìm thị trường xuất khẩu. Đối với các nhà cung cấp bộ phận, họ có thể xuất khẩu theo hai cách: xuất khẩu gián tiếp thông qua việc cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các nhà lắp ráp nội địa- những doanh nghiệp có thể xuất khẩu các sản phẩm hoàn thành với số lượng lớn, hoặc họ có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm phụ trợ của mình (xem hình 6). Đối với trường hợp xuất khẩu trực tiếp thì chính sách được mong đợi nhất là giảm mức thuế quan đối với mặt hàng phụ trợ. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất mặt hàng điện dân dụng đã phát biểu rằng thậm chí mức thuế quan đối với các mặt hàng phụ trợ có giảm đến mức 0% thì các sản phẩm hoàn thiện cuối cùng được sản xuất trong nước vẫn cao hơn những sản phẩm được sản xuất tại Ma-lai- xi-a và Thái Lan. Điều này là do chi phí logistics khi nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm phụ trợ. Một nhà lắp ráp các sản phẩm điện dân dụng hy vọng sẽ giảm chi phí logistics bằng cách sắp xếp nhập khẩu các sản phẩm bằng cách giảm chi phí lưu kho xuống mức thấp nhất và vận chuyển với tốc độ nhanh nhất có thể. Điều này có thể mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng tăng tỷ lệ nội địa hóa sẽ có lợi hơn nhiều nếu tính trong dài hạn. Nếu các nhà lắp ráp mở rộng sản xuất, các nhà cung cấp hiện tại sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và điều này cũng tạo thuận lợi hơn trong việc thu hút các doanh nghiệp phụ trợ FDI tới đầu tư vào Việt Nam. Một cách khác để tăng xuất khẩu là tăng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm hỗ trợ. Đối với cách này, một lần nữa, điều quan trọng là sản phẩm phụ trợ phải có tình cạnh tranh quốc tế.Chỉ những sản phẩm nào có thể thỏa mãn các điều kiện sau có thể được xem là có thể xuất khẩu: thứ nhất, các sản phẩm phải đạt được khả năng cạnh tranh về chi phí bằng cách sử dụng lợi thế so sánh . Thứ hai, các bộ phận và nguyên vật liệu được sử dụng trong việc sản xuất ra các bộ phận Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 106 phải có chi phí thấp, và thuế quan đối với các sản phẩm này phải bằng 0 hoặc ở mức rất thấp. Thứ ba, sản phẩm phải tương đối tốt và có giá trị cao. Thứ tư, cần phải có một hệ thống logistics đồng bộ nhằm tối thiểu hóa chi phí tài chính cũng như thời gian để xuất khẩu. Tóm lại, các sản phẩm có khả năng xuất khẩu phải là các sản phẩm có giá trị cao, bền chắc và hàm lượng lao động lớn. Hơn nữa, đó phải là các sản phẩm đó phải đáp ứng được yêu cầu về thời gian. Hiện nay, tại Việt Nam, sản phẩm dây điện trong xe ô tô có thể đáp ứng các miêu tả trên và đang được xuất khẩu trực tiếp với số lượng lớn. Tuy nhiên những bộ phận như thế này vẫn còn rất hiếm. Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 107 Kết luận: Phát triển kinh tế ngành CNPT sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhờ tận dụng được những ảnh hưởng tích cực từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, một ngành CNPT cạnh tranh sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam vì đối với các doanh nghiệp FDI, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Mặc dù vậy, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khi phát triển ngành CNPT. Trong khi một số quốc gia ASEAN phát triển như Ma-lai-xia đã phát triển ngành CNPT của họ bằng cách thu hút lượng lớn FDI, nhưng Việt Nam lại không thể đi theo con đường của những quốc gia này. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây đã thay đổi. Chi phí nhân công rẻ không còn đóng vai trò quyết định như trong những năm đầu thập kỉ 1990. Thay vào đó, để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam cần phải đạt được lợi thế so sánh trong ngành CNPT trước khi thu hút được các MNC từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, do xuất hiện muộn hơn so với các quốc gia khác trong khu vực, ngành CNPT của Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Sản phẩm của ngành CNPT nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI cả về chất lượng, số lượng và các dịch vụ kèm theo. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây cản trở trong thu hút FDI vào Việt Nam. Sở dĩ ngành CNPT của Việt Nam còn yếu kém là do quy mô hiệu quả tối thiểu, quy mô cầu nhỏ và khoảng cách thông tin, mặc dù các doanh nghiệp FDI luôn mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa. Trong đó, quy mô hiệu quả tối thiểu chủ yếu là do sản lượng đầu ra của doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, quy mô cầu nhỏ do thu nhập trung bình người dân còn thấp, và khoảng cách thông tin do thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa. Trong hoàn cảnh này, cần phải đưa ra giải pháp từ ba phía: Chính phủ, doanh nghiệp lắp ráp và chính các doanh nghiệp Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 108 phụ trợ. Về phía Chính phủ: cần sớm hình thành nên khung pháp lý đầy đủ cho ngành CNPT; hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp tham gia ngành CNPT; đặc biệt, cần xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT nhằm giải quyết thất bại trong việc phổ biến thông tin. Về phía các doanh nghiệp lắp ráp: cần phải phối hợp với các doanh nghiệp lắp ráp nhằm giúp đỡ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Về phía bản thân doanh nghiệp phụ trợ, cần chủ động đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực và tìm thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Trong năm 2006, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và nghị định AFTA bước đầu có hiệu lực, hàng loạt các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu. Hy vọng với những giải pháp trên đây, ngành CNPT sẽ phát triển theo hướng trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, làm thay đổi chiến lược mua sản phẩm đầu vào từ mua hàng nhập khẩu sang mua hàng nội địa. Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Chí Lộc – Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục (1997) 2. GS.TS Bùi Xuân Lưu - Giáo trình kinh tế Ngoại Thương, NXB Lao động xã hội (2006). 3. GS. Trần Văn Thọ - Biến động kinh tế Đông Á và con đường CNH Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia (2005) 4. Tạp chí Thời đại mới – Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam (Số 3 – Tháng 11/2004). 5. Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam (4/2003). 6. Trương Bá Thanh (Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) - Phát triển các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp phụ trợ nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư nước ngoài tại Duyên hải Nam Trung Bộ. 7. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988-2007) 8. Tạp chí công nghiệp (23/06/2005): Công nghiệp phụ trợ ngành Dệt – May - Hiện trạng và các giải pháp. 9. Vietnam Development Forumm Report (06/2006) - Supporting Industries in Vietnam from the Perspective of Japanese Manufacturing Firms. 10. Kyoshiro Ichikawa (2005) – Building and Strengthening Supporting Industries in Vietnam 11. Junichi Mori (04/2006) – Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization. 12. Nguyen Thi Xuan Thuy – Supporting Industries: A Review of Conccepts and Development. 13. Do Manh Hong – Promotion of supporting industries: The key for attracting FDI in developing countries. Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 110 12. Kenichi Ohno (12/2004) – The Automobile Industry in Vietnam – 4Remaining Issues in Implementing the Master Plan. 15. Dr. Doan Xuan Chuan (06/2007) – Vietnam’s auto parts industry and invesment enviroment. 16. Junichi Mori – Designing and Managing Supporting Industry Databases 17. Vietnam Development Forum (VDF – 12/2007) – For sound development of the Motorbike Industry in Vietnam. 18. Kohei Mishima (01/2005) – The Supplier System of the Motorcycle Industry in Vietnam, Thailand and Indonesia (Localization, Procurement and Cost Reduction Process) 19. Charles Albert Michalet (28/02/2000) – Strategies of Multinationals and competition for foreign direct investment (Universityof Paris) 120. Các website:  Bộ Kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn  Diễn đàn phát triển Việt Nam: www.vdf.org.vn  Hệ thống luật Việt Nam: www.vietlaw.gov.vn  Diễn đàn doanh nghiệp: www.dddn.com.vn  Kinh tế và đô thị: www.ktdt.com.vn  Hiệp hội doanh nghiệp các nhà sản xuất ô tô: www.vami.com.vn  www.vietnamnet.vn  Bộ Công thương: www.moit.gov.vn  Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội:  www.vneconomy.com.vn  Bách khoa toàn thư:  Đại sứ quán Nhật Bản: www.vn.emb-japan.go.jp  www.vietpartners.com  Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 111 MỤC LỤC Lời mở đầu ....................................................................................................... 1 Chương I: Tổng quan ngành công nghiệp phụ trợ và ....................................... 7 đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................... 7 1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp phụ trợ ............................................... 7 1.1.1 Khái niệm CNPT: ............................................................................. 7 1.1.1.1. Sự ra đời của thuật ngữ CNPT: ............................................... 7 1.1.1.2. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ: ............................................. 8 1.1.2. Đặc điểm của ngành CNPT ........................................................... 13 1.1.2.1. Là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn: ................................... 13 1.1.2.2. Đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao: ............................... 13 1.1.2.3. Là ngành bao cung cấp đầu vào và máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp khác...................................................................... 14 1.1.3. Vai trò của ngành CNPT đối với sự phát triển của quốc gia: ....... 18 1.1.3.1. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng mở rộng và chuyên sâu: .......................................................................................... 18 1.1.3.2. Một ngành CNPT cạnh tranh sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn: ...................................................................................... 19 1.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài: .......................................... 21 1.2.1. Khái niệm FDI: ............................................................................. 21 1.2.2. Đặc điểm của FDI: ........................................................................ 22 1.2.3. Phân loại FDI: ............................................................................... 23 1.2.3.1. Theo hình thức pháp lý: ......................................................... 23 1.2.3.2. Theo động cơ của nhà đầu tư: ............................................... 24 1.2.3.3. Phân loại theo dạng đầu tư: .................................................. 25 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .... 26 1.2.4.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................... 26 1.2.4.2. Nền tảng kinh tế và xã hội: .................................................... 27 1.2.5. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư: 28 1.2.5.1. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư: ......................... 28 1.2.5.2. Tác động của FDI đối với các nước nhận đầu tư: ................. 29 1.3. Mối quan hệ giữa CNPT và FDI .......................................................... 31 1.3.1. Vai trò của CNPT với luồng vốn FDI tại các nước nhận đầu tư .. 31 1.3.1.1. CNPT khuếch đại ảnh hưởng tích cực của FDI: ................... 31 1.3.1.2. CNPT là một nhân tố quan trọng thu hút FDI: ..................... 32 1.3.2. Vai trò của FDI đối với ngành CNPT: FDI là một yếu tố giúp CNPT phát triển. ..................................................................................... 34 Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 112 1.3.3. Quá trình phát triển CNPT trong tương quan với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: ............................................................................... 34 Chương II: Thực trạng phát triển CNPT tại Việt Nam nhằm tăng cường thu hút FDI ............................................................................................................ 36 2.1. Thực trạng ngành CNPT tại Việt Nam trong thời gian vừa qua .......... 36 2.1.1. Sự ra đời của ngành CNPT tại Việt Nam: .................................... 36 2.1.2. Thực trạng phát triển ngành CNPT của Việt Nam trong thời gian vừa qua: ................................................................................................... 37 2.1.2.1. Khung chính sách phát triển CNPT: ...................................... 38 2.1.2.2. Tình hình phát triển sản phẩm phụ trợ và doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam trong thời gian vừa qua: .......................................... 40 2.1.3. Thực trạng phát triển CNPT trong một số ngành tiêu biểu: ......... 46 2.1.3.1. Ngành xe máy: ....................................................................... 46 2.1.3.2. Ngành điện tử ......................................................................... 49 2.1.3.3. Ngành công nghiệp ô tô: ........................................................ 53 2.1.3.4. Ngành công nghiệp dệt may: ................................................. 55 2.2. Tình hình thu hút FDI trước sự ảnh hưởng của ngành CNPT trong thời gian qua: ...................................................................................................... 57 2.2.1. Chính sách thu hút FDI trong thời gian qua: ................................ 57 2.2.2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2007: ...... 58 2.2.2.1. Tình hình thu hút vốn ĐTNN đăng ký từ 1988-2007: ............ 58 2.2.2.2. Cơ cấu vốn ĐTNN từ 1988 đến 2007: .................................. 63 2.2.3. Thực trạng phát triển CNPT nhằm thu hút FDI: ........................... 66 2.2.3.1. Tình hình chung: .................................................................... 66 2.2.3.2. Tình hình thu hút FDI trong một số ngành CNPT tiêu biểu:. 70 2.3. Đánh giá chung ngành CNPT tại Việt Nam trong thời gian vừa qua .. 78 2.3.1. Những kết quả đạt được của ngành CNPT: .................................. 78 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 80 2.3.2.1. Tồn tại của ngành CNPT Việt Nam: ...................................... 80 2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên: .................................... 84 Chương III: Giải pháp phát triển ngành CNPT nhằm thu hút FDI: ................ 87 3.1. Định hướng phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020: ..................................................................................................................... 87 3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành CNPT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: ................................................. 90 3.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển ngành CNPT: 90 3.2.1.1. Quy định tỷ lệ nội địa hóa:..................................................... 90 Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 113 3.2.1.2. Đẩy mạnh FDI vào lĩnh vực CNPT ........................................ 91 3.2.1.3. Thúc đẩy sự liên kết trong ngành công nghiệp: ..................... 91 3.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ..................................... 93 3.3. Giải pháp phát triển ngành CNPT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới: ...................................................................... 95 3.3.1. Từ phía Chính phủ: ...................................................................... 95 3.3.1.1. Hình thành khung chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành CNPT:.................................................................................................. 95 3.3.1.2. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phụ trợ: ............................... 96 3.3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT đồng thời phổ biến thông tin của doanh nghiệp phụ trợ ......... 97 3.3.1.4. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng: .............................. 98 3.3.1.5. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành CNPT. ..................................................................... 99 3.3.1.6. Phát triển công nghiệp thượng nguồn: ................................ 100 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp lắp ráp: ..................................... 100 3.3.2.1. Tăng cường hỗ trợ nhân lực cho các doanh nghiệp phụ trợ: ........................................................................................................... 100 3.3.2.2. Tăng cường hỗ trợ công nghệ-kĩ thuật: ............................... 101 3.3.2.3. Kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp phụ trợ vào Việt Nam .... 102 3.3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp phụ trợ: .................................... 102 3.3.3.1. Nâng cao hiệu quả của hoạt động R&D:............................. 103 3.3.3.2. Cải tiến công nghệ ............................................................... 103 3.3.3.3. Tìm thị trường xuất khẩu: .................................................... 105 Kết luận: ....................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4263_7338.pdf