Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cho dù các nền kinh tế phát triển ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân với đặc thù năng động, linh hoạt và thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường. Các doanh nghiệp này cũng đã tạo số lượng việc làm đáng kể góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và xoá đói - giảm nghèo. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo các mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong và ngoài nước để tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng và các chuỗi giá trị toàn cầu. Dịch vụ ngân hàng được coi là huyết mạch cho các DNVVN trong toàn bộ quá trình phát triển, từ khâu khởi sự, đi vào hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới mà ở đó các DNVVN và các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng sẽ phải đối mặt với các thách thức bên cạnh những thời cơ và thuận lợi dưới một luật chơi chung. Đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” nhằm góp phần tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển và phát triển bền vững. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài sẽ đề cập và phân tích toàn diện các yếu tố liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng cho DNVVN Việt Nam nói riêng và các xu hướng trên thế giới nói chung. Xuất phát từ đặc điểm của các DNVVN thể hiện qua xu hướng sử dụng tập trung vào các dịch vụ ngân hàng truyền thống, bao gồm: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng và dịch vụ thanh toán nên đề tài sẽ tập trung chuyên sâu vào ba lĩnh vực trên. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn luận án xem xét khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới, trên nền tảng công nghệ hiện đại cho các DNVVN ở Việt nam. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy rằng các dịch vụ trên cũng có thể được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Tuy nhiên tỷ trọng của các ngân hàng thương mại là chi phối lớn nên luận án cũng tập trung nghiên cứu và xem xét đối tượng cung cấp dịch vụ là các ngân hàng thương mại. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Toàn bộ luận án được mở đầu bằng việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng và DNVVN. Bản thân việc đưa ra các đặc thù của các đối tượng trên cũng đã phần nào gợi ý các định hướng giải pháp phát triển. Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trước đây ít được đề cập như vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được phát triển và xem xét kỹ. Một số vấn đề mới mang tính đột phá như xem xét các DNVVN như là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân loại các DNVVN thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận cũng được nghiên cứu kỹ. Các giải pháp được thể hiện chuyên sâu, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao cũng như được phân loại theo cấp độ của tầm quan trọng và cấp thiết tạo ra một hệ thống giải pháp liên kết có tính logic. Việc chọn và phân tích kinh nghiệm quốc tế từ các nền kinh tế có mức độ phát triển khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc định vị toàn bộ hệ thống các DNVVN Việt Nam và các ngân hàng thương mại Việt Nam trên bản đồ toàn cầu. Việc định vị này cũng tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lược và định hướng đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam. Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng với các phụ lục và tài liệu tham khảo, toàn bộ luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNVVN Chương 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng cho DNVVN ở Việt nam Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNVVN ở Việt nam *

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Về đề tài nghiên cứu của luận án, từ trước đến nay các khía cạnh riêng lẻ đã được đề cập, ở các mức độ và qui mô khác nhau. Thông thường các tác giả đề cập tới đề tài này theo sự phân loại như sau: Vị trí địa lý: xem xét vấn đề trên địa bàn một tỉnh hoặc vùng kinh tế Góc nhìn: đề tài có thể được xem xét từ các góc nhìn riêng rẽ như từ phía các ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Khía cạnh đề cập: bao gồm một dịch vụ hay một nhóm dịch vụ cụ thể, có thể là các dịch vụ truyền thống, phổ biến hoặc dịch vụ mới Qui mô xem xét: có thể từ phía một ngân hàng hay một chi nhánh ngân hàng Trong một số trường hợp, nội dung xem xét tập trung vào giải quyết các vấn đề của các doanh nghiệp được phân theo ngành với các đặc thù của ngành đó Các tác giả có uy tín như PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, PGS. TS. Hoàng Xuân Quế, TS. Nguyễn Kim Anh… trong thời gian qua đã có nhiều công trình và bài viết sâu sắc về các khía cạnh khác nhau của chủ đề trên. Nghiên cứu sinh trong quá trình chuẩn bị luận án đã thu nhận được nhiều thông tin quí báu từ các công trình của các tác giả trên. Các đề tài nghiên cứu ở các cấp, các ngành khác nhau là nguồn thông tin có giá trị trong quá trình chuẩn bị luận án. Các hội thảo quốc tế trong khuôn khổ năm APEC Việt nam 2006 với các chủ đề về phát triển DNVVN là dịp tốt để nghiên cứu sinh tích luỹ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này. Trên thế giới hiện có hai nhóm tổ chức tập trung nghiên cứu về chủ đề trên. Nhóm thứ nhất bao gồm các tổ chức quốc tế có uy tín như Ngân hàng Thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc… Các tổ chức này thường có các nghiên cứu theo chủ đề tài chính cho DNVVN với định hướng chia sẻ các kinh nghiệm thành công (thất bại) giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên theo đánh giá cá nhân của nghiên cứu sinh thì các báo cáo trong một số trường hợp không đưa ra được các phân tích mang tính đặc thù của từng nền kinh tế dẫn đến các giải pháp không sát hoặc khó áp dụng trên thực tế. Nhóm thứ hai bao gồm các trung tâm, tổ chức nghiên cứu của các định chế tài chính. Các tổ chức này tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình (hoặc theo đặt hàng của các khách hàng). Tuy nhiên các nghiên cứu này có xu hướng tập trung vào một nhóm dịch vụ hoặc đối tượng phục vụ cụ thể. Các vấn đề về lý luận và mô hình phân tích nhìn chung không được đề cập nhiều. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nội dung quan trọng này với ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn cao được đề cập một cách toàn diện và có hệ thống. Điều này được thể hiện thông qua các mặt sau: Cách đặt vấn đề của đề tài là toàn diện, trong đó đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng đều không bị giới hạn về lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh cũng như tính chất sở hữu (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, Nhà nước…) Nghiên cứu sinh đã xây dựng và áp dụng mô hình phân tích toàn diện và triệt để với sự có mặt của các yếu tố tham gia chính (ngân hàng, các DNVVN, hệ thống các cơ quan quản lý và các qui định pháp lý liên quan, hệ thống các tổ chức hỗ trợ và ngành nghề). Từng yếu tố trên đây cũng đã được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tính tổng thể và khách quan của các kiến nghị và giải pháp Với góc nhìn toàn diện, các đề xuất được đưa ra dưới dạng các giải pháp trực tiếp và các giải pháp gián tiếp (kiến nghị), với điểm nhấn xem xét là từ phía các ngân hàng Các kết luận của luận án được xây dựng và thiết kế để có thể triển khai và ứng dụng trong thời gian trước mắt và lâu dài. * * *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTong quan ve de tai nghien cuu.doc
  • docDanh muc cac bang-bieu.doc
  • docDanh muc cac cong trinh da cong bo.doc
  • docDANH MUC CAC TU VIET TAT.doc
  • docDanh muc tai lieu tham khao.doc
  • docLoi cam doan.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docMuc luc luan an.doc
  • docNoi dung luan an.doc
  • docPhu luc 1.doc
  • docPhu luc 2.doc
  • docPhu luc 3.doc
  • docPhu luc 4.doc
  • docTrang bia.doc
Luận văn liên quan