Phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống vật chất
của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn là một đòi hỏi bức bách trong
giai đoạn hiện nay, và ai cũng có thể thấy được điều này. Song song với vấn
đề này là nguy cơ phân cách trong nền kinh tế gữa khu vực thành thị với khu
vực nông thôn. Đời sống của người dân nông thôn đang còn rất bấp bênh,
việc làm theo đúng bản chất của nó và việc làm phi nông nghiệp còn rất hạn
chế, người nghèo ở nông thôn còn rất nhiều chiếm khoảng hơn 90% tổng số
người nghèo.
+ Địa phương cần phải nhìn nhận, nghiên cứu về tiềm năng du lịch để
tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần quy hoạch xây dựng các khu nghĩ
dưỡng, kết hợp tổ chức các tuyến du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, có biện pháp tích cực nâng cao dân trí, nhận thức và kiến thức phục vụ
du lịch trong dân. Các chương trình phát triển du lịch cần quan tâm gắn với
sinh thái nông nghiệp nông thôn, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------
Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Đắc Dân
Thực hiện: Huỳnh Lê Ái Linh
Lớp Cao học Kinh tế Nông Nghiệp K2011- Lâm Đồng
Đà Lạt 2012
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã có những chuyển
biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp còn chậm so với các khu vực kinh tế khác và chưa đạt hiệu
quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn tương đối yếu khi thu
nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ người dân còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành, lĩnh vực giữa nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý,
đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Xu
thế phát triển hiện nay trong phát triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và phát triển du lịch.
Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công
ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát
triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống
Xã hội. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của
nhiều nước công nghiệp phát triển. Với một số quốc gia, du lịch được coi là
một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế.
Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lệ và thiếu khoa học
để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trường và tài nguyên du lịch
ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác
động tiêu cực, nó đã và đang trong quá trình cạn kiệt, suy thoái những tác
động tiêu cực của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều nơi. Du lịch là
một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường. Trong phát triển du lịch,
môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển
và hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát
triển của đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục
vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Một trong những loại hình du
lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là du
lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa
phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng
dân cư địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với
các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch
đặc thù, là tiềm năng thế mạnh của du lịch Việt Nam nói chung và ở tỉnh Lâm
Đồng nói riêng. Mặc dù vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên
du lịch sinh thái còn ở mức sơ khai, tự phát.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng về du lịch rất cao
ở khu vực Tây Nguyên và của cả nước. Với vị trí địa lý và điều kiện khí hậu
tự nhiên đã tạo cho Lâm Đồng có một sức hấp dẫn đối với khách du lịch
trong và ngoài nước.Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên như thế nhưng du lịch
Lâm đồng mới phát triển quanh Thành phố Đà Lạt, chưa khai thác hết tiềm
năng vốn có của vùng. Về xã hội, Lâm Đồng là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa
với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau. Chính nhờ có các nét văn
hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết việc phát triển nông nghiệp nông thôn
với du lịch cũng là một lợi thế mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên
nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triển
nông thôn và phát triển du lịch.
Do vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn
với du lịch ở Lâm Đồng" sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý
luận, thực tiễn cao.
2 Mục tiêu của đề tài
+ Mục tiêu tổng quát
- Hệ thống hoá lý luận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển
kinh tế nông thôn gắn với du lịch.
- Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở Lâm Đồng, đề tài đề xuất các phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với du
lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng.
+ Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông
thôn và gắn kết với du lịch hiện nay.
- Ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn gắn kết với phát
triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm
yếu, những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với
phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua và thời gian
tới.
- Ðề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế nông thôn kết hợp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người
nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .
3 . Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Ðối tượng nghiên cứu
- Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế - xã hội liên
quan đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở tỉnh Lâm Đồng .
- Ðối tượng nghiên cứu trực tiếp là các ngành, lĩnh vực kinh tế trong
kinh tế nông thôn và nghiên cứu các chủ thể đại diện tham gia hoạt động
kinh tế nông thôn và du lịch ở huyện Lạc Dương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lạc
Dương.
* Phạm vi về không gian
Đề tài chủ yếu được thực hiện trên địa bàn huyện Lạc Dương, tập
trung nghiên cứu tại 3 điểm: Thị trấn Lạc Dương, Dasar, Làng Cù Lần khu
du lịch Suối Vàng.
Đây là những địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế - Tự nhiên và có các
giá trị văn hoá truyền thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn
với du lịch.
* Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn và du
lịch dựa vào tài liệu 3 năm từ 2009 đến năm 2011, đồng thời nghiên cứu đề
xuất phương hướng, giải pháp với tài liệu dự báo cho các năm 2012-2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền
tảng.
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: sử dụng các dữ kiện thông
tin thứ cấp đã được công bố để phân tích, so sánh, khái quát…, thực hiện các
phán đoán suy luận.
5. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp cơ sở lý luận về du lịch nông thôn.
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng.
Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm
Đồng.
6. Kết cấu
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
Chương III. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
1. Khái quát chung về du lịch nông thôn
1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của
ngành đường sắt ở Châu Âu. Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập
niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch
và được phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri,
Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển… Lúc bấy giờ khái niệm du lịch
nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch sinh thái, du
lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn… Sự
khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia
phát triển là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch
nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói
nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc,
văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy du lịch nông thôn ở các
nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia phát triển thì loại
hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do
các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.
Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi
trường; giảm đói nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển
ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác;
giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho
phụ nữ và góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương.
1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:
Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp.
Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và
không gian cho phù hợp với tình hình thực tế.
Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch
khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển. Tuy
nhiên, sự cạnh tranh trong ngành thì rất lớn.
Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn.
Có tính liên ngành và liên vùng cao.
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các
nguyên tắc sau:
Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia
Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở
từng địa phương.
Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường.
Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt
Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm
phong phú thêm sản phẩm.
Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách.
1.4. Đặc trưng của du lịch nông thôn
Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn còn đậm đà hồn quê, là
những nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian
thoáng đãng. Du khách đến với các vùng nông thôn nước ta vì vẻ đẹp thiên
nhiên tự nhiên và văn hoá nguồn cội không lai tạp. Vẻ đẹp thiên nhiên tự
nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm thì khó thu hút được họ.
Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về việc hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân
bón tổng hợp đối với cây trồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành
cho gia súc, gia cầm.
Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi
mở và hiếu khách.
Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an
toàn trong quá trình du lịch. Vì vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm
đến du lịch của mình phải là vùng có tình hình an ninh trật tự tốt.
Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà mình
vào cuộc sống của người nông dân mà còn có thể tham gia các lễ hội và tham
quan các di tích lịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá.
1.5. Các hình thức du lịch nông thôn
5 hình thức du lịch nông thôn:
Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí.
Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của
địa phương.
Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên
cũng như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương.
Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã
và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang
lại.
Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và
tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay
làm giảm năng suất cây trồng của địa phương.
Chương II : Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.1 Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Lâm Đồng là một tỉnh Tây nguyên cách TP Hồ Chí Minh 350 km,
cách TP Nha Trang 150 km
Tỉnh Lâm Đồng với TP Đà Lạt là một trong những Thành phố du lịch
nổi tiếng trong và ngoài nước. Tuy nhiên du lịch nông thôn ở Lâm Đồng thực
sự chưa được phát triển
1.1.2 Ðiều kiện địa hình, thổ nhưỡng
Giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng nhìn chung đã thuận lợi cho việc
phát triển du lịch nông thôn
1.1.3 Ðiều kiện khí hậu, thời tiết
Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng mang tính nhiệt đới với hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa bắt đầu vào tháng tư hoặc tháng năm và chấm dứt vào tháng mười, tháng
mười một. Về mùa mưa, gió Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi đến mang theo nhiều
hơi nước cho nên tuy mát mẻ nhưng ẩm ướt. Tháng tám là tháng mưa nhiều nhất,
lưu lượng lên tới 321mm và nhiệt độ trung bình 25,7oC. Mùa khô là thời gian 6
tháng còn lại trong năm. Đây là một điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch.
2. Ðiều kiện Kinh tế - Xã hội
2.1 Nguồn lực lao động và dân số
2.2 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã có sự đầu tư đáng kể những năm vừa
qua, được thể hiện qua các mặt sau:
+ Giao thông
Những năm gần đây 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng cùng hợp tác mở ra
một con đường mới nối liền 2 tỉnh rút ngắn được khoảng 60 km, con đường này
đi ngang qua 2 huyện Lạc Dương và Dasar góp phần làm cho đời sống ở đây
phần nào được thay đổi.
Mạng lưới giao thông đường bộ thời gian qua được quan tâm đầu tư, cải
tạo, nâng cấp, nhờ đó chất lượng phục vụ của các công trình giao thông đã được
nâng lên. Toàn bộ 100% dân số xã có đường nhựa đến các trung tâm xã, hiện
cũng đang được cải tạo, nâng cấp đảm bảo thông xe hai mùa.
Ngoài ra còn có đường thôn xã và nội đồng, trước đây hầu hết là đường
đất, nay được sự quan tâm của tỉnh nay đã được đầu tư nâng cấp, sữa chữa, một
số tuyến đã được đầu tư trải cấp phối.
+ Quốc phòng - an ninh
Công tác quốc phòng - an ninh được đặc biệt quan tâm. Tình hình an
ninh luôn được Ðảng và chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo chỉ đạo; công
tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Ðảng, nhà nước luôn
được đẩy mạnh; các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã
hội ở khu dân cư được xây dựng; công tác quốc phòng toàn dân được tăng
cường.
+ Văn hoá và di tích
Bản sắc văn hoá dân tộc ở Lâm Đồng có tính đa dạng, mang đặc thù riêng
chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc đậm đà tiêu biểu của vùng văn hoá Tây
Nguyên. Là địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là K’Ho, Gia
Rai, Ê Ðê, từ lâu đã có sự gắn bó mật thiết với nhau về mặt văn hoá. Họ có những
đặc điểm về kinh tế xã hội giống nhau. Tuy nhiên, ngoài những nét chung mỗi
dân tộc đều có ngôn ngữ, sắc thái riêng, có những đặc thù riêng về sinh hoạt cũng
như sản xuất. Các công trình nhà sàn, nhà rông với các lễ hội đâm trâu, bỏ mả,
mừng lúa mới đầy màu sắc, rộn ràng âm thanh của những nhạc cụ dân gian đặc
trưng đàn gió, đàn nước, cồng chiêng... Văn hoá người kinh đang có ảnh hưởng
sâu rộng tới vùng dân tộc bản địa, quá trình giao lưu giữa các dân tộc làm tăng
tính đa dạng trong nền văn hoá. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đồng hoá tự
nhiên này có thể làm mất đi nhanh chóng nhiều sắc thái dân tộc. Vì vậy cần phải
có biện pháp bảo tồn giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc bản địa vùng Tây
Nguyên.
Bên cạnh nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn,
Lâm Đồng còn có các khu di tích, các danh lam thắng cảnh đẹp, là cơ sở để phát
huy thế mạnh về du lịch, có nhiều thác và các buôn làng cổ mang đậm nét Tây
Nguyên.
2.3 Thu nhập
Nhìn chung, thu nhập chủ yếu của nông dân trên địa bàn Lâm Đồng
là từ trồng cà phê, rau, hoa, và các làng nghề dệt thổ cầm của các đồng bào
dân tộc, những năm gần đây có nhiều hộ làm kinh tế trang trại phát triển
nghề nuôi cá tằm, cá hồi do vậy cuộc sống kinh tế xã hội của người dân vẫn
thăng trầm theo sự biến động giá cả nông sản trên thị trường và mang tính
thời vụ trong thu nhập.
Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng qua các năm, năm
2011 khoảng 1.273.000/người/tháng theo giá hiện hành.
Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị tăng qua các năm, năm
2011 khoảng 2.094.000/người/tháng theo giá hiện hành.
Về thu ngân sách từ kinh tế địa phương trên địa bàn năm 2010 đạt
2.643.378 triệu đồng , năm 2011 đạt 3.341.657 triệu đồng. thu ngân sách qua
các năm đều có xu hướng tăng.
Mục tiêu và phương hướng đến năm 2012 là phấn đấu đưa đời sống
của nhân dân lên mức cao hơn, giảm hộ đói và xoá hộ nghèo, thu nhập bình
quân phải trên 4.000.000/người/tháng.
Là một huyện miền núi Tây Nguyên, thu nhập của người dân chủ yếu
từ các sản phẩm nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, do sự phát triển
của nền kinh tế xã hội, nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được
cải thiện đáng kể.
- Chính quyền các cấp rất quan tâm đến việc phát triển Du lịch,
thường xuyên chỉ đạo
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Chọn địa điểm, chọn mẫu nghiên cứu
3.1.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Huyện Lạc Dương có điều kiện thuận lợi về các mặt cơ sở hạ tầng, văn hoá
xã hội... có tiềm năng phát triển nông nghiệp, và các làng nghề truyền thống.
Làng Cù Lần là điểm du lịch mới đặc biệt là du lịch sinh thái
Huyện Dasar là nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nghề nuôi
cá Hồi, cá Tằm.
3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Triển khai nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế gắn với du lịch ở huyện, đã
tiến hành điều tra 3 đối tượng tham gia hoạt động kinh tế.
Hộ nông dân, hộ dịch vụ du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
và khách du lịch. Số mẫu và cơ cấu mẫu điều tra đại diện cho điều kiện và trình
độ phát triển kinh tế và du lịch 3 điểm của tỉnh.
3.2 Phương pháp và xử lý tài liệu
Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp
Tiêu thức Đơn vị
tính
Tổng
số
Địa điểm
Thị trấn
Lạc
Dương
Làng
Cù Lần
Dasar
1. Hộ nông dân
- Hộ khá
- Hộ trung bình
- Hộ nghèo
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
95
20
45
30
30
10
15
5
30
5
20
5
30
5
10
20
2.Doanh nghiệp
- DN nhà nước
- DN tư nhân
- Hộ KD nhỏ
DN
DN
Hộ
15
1
10
20
7
1
5
10
6
1
8
2
4
2
3.Đơn vị bảo tồn thiên nhiên ĐV 1 1
4. Khách du lịch Ng 100 70 25 5
Nguồn:dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin, số liệu thứ cấp có
sẵn liên quan tới việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo
chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học,
internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, tài
liệu - văn thư, bản thảo viết tay, …niên giám thống kê cấp tỉnh qua các năm, các
loại văn bản báo cáo của huyện và truy cập internet.v.v.
3.3 Phương pháp phân tích tài liệu
3.3.1 Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp thống kê mô tả
3.3.2 Phương pháp so sánh
3.3.4 Phương pháp dự báo
Từ các chỉ tiêu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được phân tích biến
động theo thời gian để có được những thông tin, số liệu làm căn cứ cho việc
dự báo phát triển.
3.3.5 Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế gắn với du lịch
- Số ngày khách lưu trú bình quân.
- Doanh thu từ hoạt động du lịch.
- Cơ cấu thu nhập các hộ gia đình tại khu du lịch.
- Các đánh giá của du khách.
4. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Tỉnh Lâm Đồng
4.1 Tình hình phát triển các ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp
4.1.1 Quy mô và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
Tốc độ tăng trưởng hằng năm khá cao và ổn định. Sản xuất nông nghiệp
chủ yếu là cà phê rau và hoa chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế huyện, đất đai
sản xuất đang được mở rộng, đầu tư thâm canh đã được chú trọng, năng suất cây
trồng ngày càng được nâng cao.
Trong sản xuất nông nghiệp huyện đã tăng cường công tác khuyến nông,
ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như thay đổi giống
mới, sử dụng giống mới có kiểm định thực tế cho năng suất cao, công tác phòng
trừ sâu bệnh cũng được quan tâm, kịp thời.
4.1.2 Quy mô sản xuất nuôi trồng thuỷ sản
Là tỉnh vùng núi cao nên hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi
thuỷ sản nước ngọt quy mô nhỏ, phát triển trên diện tích mặt nước tận dụng,
chủ yếu phục vụ trước tiên nhằm cải thiện đời sống gia đình. Trong vài năm
gần đây, nuôi cá nước lạnh được phát triển ở huyện Lạc Dương, thành phố
Đà Lạt và một số vùng lân cận đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao; tuy nhiên,
việc mở rộng quy mô còn gặp nhiều khó khăn.
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hiện có 3.156,3 ha, tăng
1,38% (+43,17 ha) so cùng kỳ năm trước. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
năm 2011 đạt 7.086 tấn, tăng 10,15% (+653 tấn) so năm 2010, do tăng diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được đưa vào sử dụng hiện đã cho thu
hoạch sản phẩm, mặt khác sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng do một số
diện tích được đầu tư nuôi cá hồi vân, cá tằm Nga cho năng suất cao.
4.2 Tình hình phát triển các ngành thương mại dịch vụ và du lịch
Quy mô các ngành thương mại dịch vụ
Về kinh doanh thương mại du lịch những năm gần đây phát triển đa dạng,
mạng lưới thương mại du lịch được mở rộng cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh
dịch vụ đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế, lưu thông vật tư hàng hoá, dịch vụ phát
triển phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trên địa bàn và khách
du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng.
Số cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại và dịch vụ tăng dân
qua các năm theo chiều hướng cơ chế thị trường, chủ yếu là khu vực kinh doanh
cá thể.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh không
ngừng được đầu tư xây dựng, do đó đã thu hút ngày càng đông lượng khách
du lịch đến tham quan tại huyện, theo thống kê năm 2011 doanh thu từ dịch
vụ du lịch trên địa bàn đạt khoảng 67.56 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân
tăng 108,47 % so với cùng kỳ năm 2010.Doanh thu từ dịch vụ 2904,25 tỷ
tăng 139,59 % so với cùng kỳ năm 2010.
Tóm lại, số người kinh doanh thương mại là chủ yếu, người kinh doanh du
lịch - dịch vụ, khách sạn nhà hàng chiếm tỉ lệ thấp. Đa số là các cơ sở kinh doanh
thương mại của cá thể, họ tự bỏ vốn để sản xuất kinh doanh chưa có sự tham gia
hoạt động và quản lý của Nhà nước.
5. Tình hình phát triển du lịch và sự gắn kết với phát triển kinh tế nông thôn
của Tỉnh
5.1 Tình hình phát triển của hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn
Ngành du lịch ở Lâm Đồng phát triền mạnh nhưng quy mô du lịch
nông thôn chưa cao hiện nay đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế
của Tỉnh.
Kết quả của các hoạt động dịch vụ, du lịch
Số khách du lịch đến trên địa bàn:
Về du lịch: Phát huy thế mạnh của địa phương trong lĩnh vực du lịch,
tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch cũng như kết
nối lữ hành giữa Lâm Đồng với các tỉnh lân cận được thúc đẩy theo chiều
sâu nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của khách du lịch.
Dự ước tháng 12 năm 2011 lượng khách đến Lâm Đồng đạt 225.373 lượt
khách qua đăng ký ở các đơn vị lưu trú và lữ hành phục vụ, tăng 37,58% so
cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 8.956 lượt khách, tăng 32,72% so cùng
kỳ; khách nội địa đạt 216.417 lượt khách, tăng 37,79% so cùng kỳ. Dự ước
lượng khách đến Lâm Đồng (qua đăng ký lưu trú và lữ hành phục vụ) đạt
2.334.080 lượt khách, tăng 11,03 % so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt
94.661 lượt khách, tăng 10,9% so cùng kỳ và khách nội địa đạt 5.023.766
lượt khách, tăng 15,63% so cùng kỳ năm 2010.
Số khách lưu trú và số ngày lưu trú tại địa bàn cũng tăng dần qua các năm,
trong đó số khách trong nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Tóm lại, nhìn chung lượng khách du lịch đến địa bàn ngày càng nhiều, đặc
biệt là năm 2009 lượng khách tăng nhanh nhưng đến năm 2011 tỷ lệ tăng chậm so
với năm 2009, có thể hiểu do quá trình đầu tư vào ngành du lịch - dịch vụ chưa
chú trọng đúng mức trong năm vừa qua, sức hấp dẫn, lôi kéo khách du lịch còn
yếu.
Hộ dân trong vùng có hoạt động du lịch, các hộ không tham gia hoạt
động du lịch có mức thu nhập thấp hơn, không có khả năng phát triển kinh
tế và ngược lại các hộ có tham gia du lịch thì thu nhập cao hơn.
5.2. Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh:
Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch
Như đã trình bày ở phần 3 đặc điểm địa bàn tại địa phương có thuận lợi về:
- Điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng cao Tây Nguyên, phong phú đa
dạng, độ dốc tương đối lớn, các khoảng bằng phẳng bị chia cắt và có diện tích
nhỏ, có nhiều đồi núi cao, đầm hồ sông suối, thung lũng, thời tiết tương đối mát
mẻ, ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm thực vật nhiều tầng bậc, đa dạng phong
phú với các chủng loại từ nhiệt đới đến ôn đới nhiều loài đặc trưng và riêng biệt,
cảnh quan kỳ vĩ mang nét hoang sơ chưa có nhiều lắm sự can thiệp của con
người, môi trường còn trong lành. Diện tích dành cho mảng xanh tự nhiên còn
nhiều, môi trường sinh thái chưa bị tàn phá các khu rừng phòng hộ đầu nguồn
chưa bị ảnh hưởng. Sắc thái văn hóa độc đáo tương đối nguyên vẹn, lễ hội văn
hóa phong phú về nội dung và hình thức. Con người thân thiện, hiền lành và mến
khách. An ninh trật trự ổn định
6.2 Các điểm du lịch mang đậm nét sinh thái
Đến với Lâm Đồng du khách có thể chiêm ngưỡng các điểm du lịch tuyệt đẹp
mang đậm nét thiên nhiên, ngoài ra du khách còn có thể đến thăm các khu di tích,
các khu rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, hay các buôn làng cổ truyền
người dân tộc bản địa mang đậm dấu ấn và phong cách Tây Nguyên.
Về văn hoá: Lâm Đồng có nhiều di tích lịch sử văn hoá, có các làng nghề
nổi tiếng, đặc biệt là văn hoá dân tộc thiểu số được hình thành từ ngàn năm thể
hiện tính cộng đồng và mang bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, đặc sắc của vùng
Tây Nguyên và thực sự thu hút, hấp dẫn khách du lịch
- Đội ngũ nghệ nhân ở các ngành nghề truyền thống có nhiều kinh nghiệm
và trình độ tay nghề cao
- Ðiều kiện tự nhiên và môi trường tốt
- Dân cư cần cù, chịu khó
- Quỹ đất dành cho du lịch và nông lâm nghiệp còn nhiều
* Điểm yếu
- Phát triển đô thị, mất đi vẻ hoang sơ của Tây Nguyên
- Phát triển một cách tự phát, chưa có một mô hình du lịch nông thôn khép
kín.
* Cơ hội
+ Có tiềm năng về phát triển kinh tế
- Ðất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch
- Cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho du lịch
Chương III: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng
1. Định hướng phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch
Đề xuất định hướng
Đẩy mạnh phát triển Du lịch theo hướng tập trung vào việc mở rộng
quy mô và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chế biến, đảm bảo hầu hết
các nông sản đưa ra thị trường đều được thông qua chế biến. Ưu tiên phát
triển các ngành trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều việc
làm mới và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương.
Phát triển du lịch phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng, góp phần tích cực phát nguồn nhân lực theo hướng bền vững.
Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa
hoạt động kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy du lịch vùng với các hoạt
động giải trí, tinh thần và kinh tế có tác dụng tạo việc làm, tăng thu nhập,,
cho phép các dân tộc miền núi gìn giữ truyền thống văn hóa của họ.
Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái-văn hoá-
cảnh quan; xây dựng các làng văn hoá du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các
lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại chỗ.
2. Các giải pháp
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh
đến năm 2020, địa phương cần có những giải pháp như sau:
Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế
Thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng du cầu phát triển kinh tế và du lịch
như xây dựng chợ phục vụ mua sắm buôn bán, xây dựng các công trình giao
thông như đường nhựa đến tận thôn buôn thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống nhà nghỉ và các công trình phục vụ du lịch.
Ðầu tư phát triển bảo vệ môi trường sinh thái và các khu vực du lịch
sinh thái.
- Đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên: Cần khắc phục những tác
động tiêu cực như:
+ Tình trạng chất thải của khu du lịch, điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là
tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch.
- Phát triển các dịch vụ đảm bảo cho du lịch có hiệu quả.
- Thực hiện đa dạng hoá về loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Thực hiện
giải pháp này sẽ khắc phục tâm lý nhàm chán của du khách vì đi đến đâu cũng
thấy giống nhau về sản phẩm và dịch vụ phục vụ.
+ Chọn một số lễ hội truyền thống xây dựng thành sự kiện trong năm.
+ Xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá dân tộc: Trên cơ sở các văn hoá truyền
thống, đầu tư xây dựng các tour du lịch văn hoá đặc thù.
- Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và phát triển các lễ hội truyền
thống phục vụ du lịch.
- Kết hợp với các địa phương, đơn vị bạn để liên kết phát triển các tour du lịch
ngắn và dài ngày.
Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động làm du lịch, chú trọng lao động
là con em đồng bào dân tộc tại chổ.
- Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thương mại du lịch, tổ chức tham quan,
khảo sát học tập kinh nghiệm ở các địa phương phát triển mạnh về du lịch
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1 Kết luận:
+ Phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống vật chất
của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn là một đòi hỏi bức bách trong
giai đoạn hiện nay, và ai cũng có thể thấy được điều này. Song song với vấn
đề này là nguy cơ phân cách trong nền kinh tế gữa khu vực thành thị với khu
vực nông thôn. Đời sống của người dân nông thôn đang còn rất bấp bênh,
việc làm theo đúng bản chất của nó và việc làm phi nông nghiệp còn rất hạn
chế, người nghèo ở nông thôn còn rất nhiều chiếm khoảng hơn 90% tổng số
người nghèo.
+ Địa phương cần phải nhìn nhận, nghiên cứu về tiềm năng du lịch để
tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần quy hoạch xây dựng các khu nghĩ
dưỡng, kết hợp tổ chức các tuyến du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, có biện pháp tích cực nâng cao dân trí, nhận thức và kiến thức phục vụ
du lịch trong dân. Các chương trình phát triển du lịch cần quan tâm gắn với
sinh thái nông nghiệp nông thôn, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
3.2 Kiến nghị:
- Có biện pháp tích cực trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ
cho phát triển du lịch, cần có những chính sách thông thoáng, khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế văn hoá xã hội tại địa
phương, đặc biệt đầu tư vào hoạt động du lịch, sản xuất hàng thủ công
truyền thống.
- Tăng cường giới thiệu, quảng bá những sản phẩm đặc sắc của du lịch
địa phương, trao đổi tổ chức hoạt động với các đơn vị bạn.
- Xây dựng các tour khép kín nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ đầu ra cho
sản phẩm nông nghiệp,đồng thời kéo dài thời gian lưu trú tại địa phương.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn hoá đội ngủ cán bộ làm
du lịch, chú trọng đến con em đồng bào tại chỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bảy (2000), "Phát triển cộng đồng nông thôn”, Tài liệu bồi
dưỡng về nghiên cứu nông thôn phát triển bền vững, Chương trình nghiên
cứu Việt Nam – Hà Lan, TP. Hồ Chí Minh.
2. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng
Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp
I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đinh Phi Hổ (2003), Lý thuyết và thực tiễn kinh tế nông nghiệp, NXB
Thống kê.
4. Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2009.2011
5. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp – lý luận, thực
tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Trần Đắc Dân (2012) Các bài giảng Phát triển nông thôn. Đà Lạt, lớp cao
học kinh tế nông nghiệp khóa 2011
MỤC LỤC
Trang
Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………… 1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................2
3 . Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
3.1 Ðối tượng nghiên cứu............................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...4
5. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………......4
6. Kết cấu…………………………………………………………………….4
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn…………………………......5
1. Khái quát chung về du lịch nông thôn…………………………………...5
1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn………………………………..5
1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn…………………………………………….. 5
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn………………………………..6
1.4. Đặc trưng của du lịch nông thôn……………………………………………...6
1.5. Các hình thức du lịch nông thôn………………………………………………7
Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng ….7
1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................7
1.1 Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................7
1.1.1.Vị trí địa lý………………………………………………………………7
1.1.2 Ðiều kiện địa hình, thổ nhưỡng……………………………………….....7
1.1.3 Ðiều kiện khí hậu, thời tiết………………………………………………8
2. Ðiều kiện Kinh tế - Xã hội .............................................................................8
2.1 Nguồn lực lao động và dân số……………………………………………..8
2.2 Cơ sở hạ tầng………………………………………………………………8
2.3 Thu nhập …………………………………………………………………..9
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................10
3.1 Chọn địa điểm, chọn mẫu nghiên cứu........................................................10
3.1.1 Chọn địa điểm nghiên cứu……………………………………………...10
3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu………………………………………………..…10
3.2 Phương pháp và xử lý tài liệu.....................................................................11
3.3 Phương pháp phân tích tài liệu..............................................................11
3.3.1 Phương pháp phân tích thống kê…………………………………..……11
3.3.2 Phương pháp so sánh……………………………………………...…….11
3.3.4 Phương pháp dự báo ……………………………………………..……..12
3.3.5 Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế gắn với du lịch
4. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Tỉnh Lâm Đồng.......................12
4.1 Tình hình phát triển các ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp...........12
4.1.1 Quy mô và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt……………………………12
4.1.2 Quy mô sản xuất nuôi trồng thuỷ sản …………………………………….12
4.2 Tình hình phát triển các ngành thương mại dịch vụ và du lịch......................13
5. Tình hình phát triển du lịch và sự gắn kết với phát triển kinh tế nông thôn
của Tỉnh………………………………………………………………………... 13
5.1 Tình hình phát triển của hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn...................13
5.2 Tiềm năng phát triển du lịch của
Tỉnh……………………………………………14
Chương III. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng…….16
1. Định hướng phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch..........................16
2.Các giải pháp.....................................................................................................16
3. Kết luận và kiến nghị: ..............................................................................18
3.1 Kết luận:..........................................................................................................18
3.2 Kiến nghị:........................................................................................................18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia54_663.pdf