MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY 1
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 5
CHƯƠNG 1. 7
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 7
1.1. DU LỊCH NÔNG THÔN 7
1.1.1. Khái niệm . 7
1.1.2. Các loại hình du lịch nông thôn. 9
1.1.2.1. Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí 9
1.1.2.2. Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương 9
1.1.2.3. Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người địa phương. 10
1.1.2.4. Du lịch làng xã trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại 10
1.1.2.5. Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương 11
1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN VỚI CẤC LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁC 12
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 12
1.3.1. Điều kiện về tài nguyên. 12
1.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên. 12
1.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất. 14
1.3.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 14
1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng xã hội 14
1.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức. 15
1.3.3.1. Điều kiện về nguồn nhân lực. 15
1.3.3.2. Điều kiện về tổ chức. 15
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN HIỆN NAY 16
1.4.1. Tình hình phát triển trên thế giới 16
1.4.2. Tình hình phát triển trong nước. 18
CHƯƠNG 2. 23
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 23
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI LƯỢC VỀ BÁT TRÀNG 23
2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 24
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên. 24
2.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng. 26
2.2.3. Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức. 27
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 28
2.3.1. Đánh giá thực trạng của du lịch nông thôn ở Bát Tràng. 28
2.3.2. Các ảnh hưởng của du lịch nông thôn tới Bát Tràng. 34
CHƯƠNG 3. 36
GIÁI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 36
TẠI BÁT TRÀNG 36
3.1. XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 36
3.1.1. Về phát triển kinh tế. 36
3.1.2. Phát triển văn hóa - xã hội 36
3.2. XÂY DỰNG CƠ SƠ HẠ TẦNG 38
3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 38
3.4. ĐỔI MỚI VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 39
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 47
KẾT LUẬN 49
52 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5157 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch nông thôn tại Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê Cảnh Hưng. Đặc biệt có nhiều đạo sắc phong thời Quang Trung và Cảnh Thịnh. Trong đình còn có nhiều câu đối hay văn chỉ của làng.
Văn Chỉ làng Bát Tràng: được dựng ở phía sau đình. Trên tam quan có 3 chữ lớn bằng đá “Ngưỡng di cao” (Trông lên vời vợi). Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều dựng 5 gian. Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò. Bên trên bệ là bức hoành phi sơn son thiếp vàng có dòng chữ “Thiên địa đồng lưu” (Trời đất cùng luân chuyển). Mỗi năm văn chỉ mở hội một lần, các quan viên coi việc văn chỉ thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng của làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên, khuyến khích các thế hệ con cháu đời đời chuyên tâm học hành tấn tới.
Hội làng Bát Tràng: Hội làng bắt đầu vào ngày 15 đến hết ngày 22 tháng 2 âm lịch hàng năm, hội gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ tước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Lễ dâng thành hoàng là một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn kèm theo sáu mâm cỗ và bồn mâm xôi. Sau khi xong, phẩm vật được hạ xuống chia đều cho các họ cùng hưởng. Người dân cầu xin thánh hiền cho dân giàu, xã văn minh, làng xóm bình an.
Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Bát Tràng là một làng nghề truyền thông từ lâu đời và đồng thời cũng là một điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách, tại đây các lò gốm rất phát triển, và tại đây cũng tồn tại những xưởng gốm cho du khách có thể nặn các sản phẩm về gốm sứ và nung sản phẩm của mình. Hiện nay Bát Tràng đã sử dụng những lò nung bằng ga nhưng do kinh phí cao nên chỉ một số ít hộ sử dụng lò ga mà vẫn chủ yếu sử dụng những lò nung bằng than và một số lò nung theo kiểu xưa đây cũng là điều kiện để du khách có thể thấy được sự phát triển và so sánh trong các cách nung, tạo ra sự phong phú thêm trong hiểu biết của họ. Nếu ai đã từng đến Bát Tràng bằng xe buýt có thể thấy xe buýt đưa du khách đến tận chợ gốm, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan và tìm hiểu, trong làng đường xá được xây rất thuận tiện và sạch sẽ. Đường trong làng rất rộng thuận tiện cho xe du lịch có thể vào trong làng một cách dễ dàng, các xe du lịch có thể đỗ tại sân của UBND xã. Ngoài ra đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời nên tại đây có nhiều xưởng gốm lớn. Hiện nay các hộ kinh doanh đầu tư kinh phí chỉnh trang cửa hàng, thu hút khách tham quan và mua hàng…
Các điều kiện để phục vụ du lịch như các nhà dân đảm bảo điều kiện cho khách nghỉ ngơi thì tại đây cần tu sửa một số nhà dân đảm bảo đủ các điều kiện thiết yếu có thể phục vụ khách nhưng vẫn đảm bảo là cuộc sống mang nét nông thôn đặc trưng phong cách sống của người dân. Hay những sân đình, quán nước rộng có thể cho khách nghỉ ngơi, giao lưu được với người địa phương. Ngoài ra Bát Tràng cũng gần nội thành Hà Nội nên cũng rất thuận tiện cho khách khi khách nghỉ trong thành phố đối với khách tham quan trong ngày.
Vào năm 2001 xã Bát Tràng đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết, được chọn làm điểm đầu tư phát triển làng nghề, bảo tồn làng gốm cổ. Thành phố quyêt định đầu tư cải tạo đường, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cải thiện điều kiện môi trường, phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa và tham quan làng gốm cổ. Và năm 2009 Ban quản lý nước sạch Bát Tràng 1,2 đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các hộ dân, tổng số cung cấp được 148.644 m3 đảm bảo duy trì hoạt động của các nhà máy, bảo dưỡng đường ống thường xuyên kiểm định đảm bảo chất lượng nược phục vụ nhân dân.
Ngoài hệ thống nước sạch thì xã cùng cần xây dựng hệ thống nước thải để đường làng sạch sẽ không bị mùi hôi bởi các cống rãnh nước bẩn. Hiện tại thì nước rãnh quanh làng vẫn chưa được xây dựng và xử lý dẫn đến tình trạng làm mất mỹ quan trong làng. Đồng thời để bảo vệ môi trường sạch đẹp đây cũng là một biện pháp xử lý.
Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức
Bát Tràng không chỉ là một làng gốm nổi tiếng mà từ lâu nơi đây còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan và tìm hiểu do đó mà nơi đây mọi người cũng đã quen thuộc với khách du lịch và công việc làm dịch vụ. Người dân nơi đây cũng rất cởi mở và dường như họ rất thoải mái và nhiệt tình với khách. Khi tôi tới thăm Bát Tràng và hỏi một số điều về nơi này thì họ rất nhiệt tình giúp đỡ và chỉ giúp tôi. Người dân ở đây nhiều người đã quen làm du lịch tuy vậy thì cần có sự đào tạo để có thể phát triển du lịch nông thôn ở đây bởi người dân họ chỉ làm một cách tự phát chưa thực sự có quy củ. Để phát triển du lịch nông thôn họ cần được nhắc lại những về lịch sử hay những cách làm gốm xưa để có thể giới thiệu cho khách du lịch. Đồng thời được đào tạo về tiếng Anh ( một số câu giao tiếp thông thường ), được huấn luyện về cách làm dịch vụ và phục vụ, nắm bắt nhu cầu khách…để có thể tạo cho du khách một cảm giác thoải mái, du khách thấy được sự nhiệt tình và hiếu khách của người dân. Người dân cũng cần được đào tạo ý thức khi làm du lịch đảm bảo việc bảo vệ môi trường, giữ gìn được những nét đẹp truyền thống của địa phương. Ngoài ra hướng dẫn viên cũng rất quan trọng với việc phát triển du lịch tại các làng nghề: hướng dẫn viên cần có sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn và giải thích cho du khách, để du khách hiểu biết về làng nghề thì hướng dẫn viên cần hiểu biết về kỹ về lịch sử của làng, của các di tích, hiểu biết về nghề gốm và các bước cơ bản tạo lên một sản phẩm gốm. Du khách hiểu nhiều hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ cũng như niềm đam mê của hướng dẫn viên.
Đối với việc tổ chức cần đảm bảo có kế hoạch tại địa phương để có thể phát triển tốt. Cả chính quyền và người dân cùng thực hiện tạo nên sự thống nhất và đồng bộ của các hộ gia đình, chính quyền tổ chức và người dân thực hiện. Hiện nay khi du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân và UBND xã Bát Tràng cũng chú trọng phát triển và đề ra các phương hướng nhằm phát triển. Chính quyền địa phương rất tích cực trong việc phát triển du lịch và cũng nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cho địa phương. UBND xã đã dùng nhiều biện pháp nhằm xử lý các chất thải đảm bảo đổ đúng nơi quy định, và một số biện pháp hỗ trợ người dân để đảm bảo giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường do dùng lò than để tạo điều kiện cho thu hút khách du lịch. Vừa qua UBND xã đã phối hợp với ban quản trị hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Bát Tràng tiến hành giải tỏa, sắp xếp các quán nước tại cổng chợ gốm sứ để đảm bảo mỹ quan nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời xã cũng đang vận động người dân giữ gìn, tôn tạo các nhà cổ, trồng cây cảnh, làm các món ăn đặc sản để phục vụ du khách.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG
Đánh giá thực trạng của du lịch nông thôn ở Bát Tràng
Tại Bát Tràng du lịch nông thôn đang phát triển mạnh, bởi hầu hết du khách đến đây chủ yếu tham quan và tìm hiểu Bát Tràng, về cách làm gốm, sứ hay tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên nơi đây. Theo ông Nguyễn Văn Cường, chủ nhiệm hợp tác xã Song Cường (Bát Tràng) cho biết: “hình thức kết hợp giữa sản xuất với du lịch tại Bát Tràng hiện đang phát triển và thu hút nhiều du khách. Bát Tràng đang đẩy mạnh hình thức kinh doanh này, đặc biệt là hướng tới khách du lịch trong nước, hiện chiếm 80% số du khách đến với Bát Tràng”. Chợ gốm Bát Tràng không chỉ thuần túy bán mà còn có những gian hàng cho khách được tham gia vào các công đoạn làm gốm. Các hình thức cho du khách cùng tham gia vào nặn gốm, tự sáng tạo vẽ các sản phẩm gốm theo ý mình và nhìn thấy sản phẩm của mình từ lò ra khiến du khách đặc biệt thích thú và cảm thấy thỏa mãn với chuyến đi, những công việc này cũng giúp du khách hiểu được phần nào cuộc sống của người dân ở đây. Ngoài ra ở đây du lịch bằng xe trâu cũng rất phát triển và thu hút du khách nước ngoài. Đến đây du khách cũng được chứng kiến sự tài ba khéo léo của những người thợ gốm Bát Tràng, được nhìn họ vẽ lên những bình hoa hay hoa văn lên chiếc cốc, rất nhanh mà lại rất đẹp. Tới thăm làng nghề, du khách như được quay trở về quá khứ khi được chứng kiến những cảnh tượng và nét sinh hoạt mà có thể ở địa phương hay đất nước họ đã không còn tồn tại. Điều này tạo lên sự thú vị như trong truyện cổ tích khiến du khách thích thú. Đồng thời họ cũng được chứng kiến những đức tính tốt đẹp của người thợ gốm ( sự cần mẫn, khéo léo, sự tài hoa và tinh xảo…) mà cuộc sống công nghiệp đang làm phai mờ dần. Ngoài ra họ cũng hiểu rõ hơn những công đoạn phức tạp và cầu kỳ để tạo nên được những sản phẩm thoạt nhìn tưởng đơn giản, họ sẽ hiểu hơn về sức sáng tạo của bàn tay lao động. Đến với du lịch Bát Tràng thường là những học sinh, sinh viên đi tìm hiểu khám phá và những du khách nước ngoài. Hiện nay đến Bát Tràng du khách có thể đến thăm nhừng lò nung, xưởng gốm lớn thấy được các công đoạn tạo nên những sản phẩm gốm sứ: Nặn, phơi, tráng men, vẽ các họa tiết trang trí rồi nung sản phẩm… Hầu hết các xưởng gốm ở Bát Tràng đều cho du khách tập làm gốm với giá vô cùng bất ngờ: khách chỉ phải trả giá bằng đúng giá sản phẩm mà mình mang về, theo giá trên thị trường. Du lịch nông thôn tại Bát Tràng đang rất phát triển nhưng các hình thức vẫn còn đơn điệu bởi hiện nay tại xã thì chủ yếu là khai thác các hình thức cho du khách tham gia nặn gốm đơn giản hoặc trang trí tô màu lên những bức tượng nên khi du khách đến chỉ một lần nặn rồi tô vẽ là chán. Một số cơ sở sản xuất đã lấy ý tưởng hoa văn theo gu của khách hàng Nhật Bản, Châu Âu trên nền men rạn truyền thống của Bát Tràng, một số nghệ nhân đẩy mạnh làm gốm mỹ nghệ làm quà biếu tặng, đầu tư không lớn nhưng lãi khá cao, tuy nhiên những hộ như vậy chỉ tính trên đầu ngón tay. Du lịch Bát Tràng hiện nay chỉ mang tính tự phát, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn viễn đều chưa được chuẩn bị kỹ càng dẫn tới việc du khách thường có xu hướng không quay trở lại. Theo nhận xét của ông Vũ Thế Bình – Vụ trưởng vụ lữ hành – Tổng cục Du lịch: “Người dân mới chỉ quan tâm đến việc bán các sản phẩm của làng nghề cho khách với phong cách thiếu chuyên nghiệp mà chưa quan tâm đến việc hút khách từ chính hoạt động tạo ra của làng nghề, nói cách khác người dân dường như chú ý đến sinh kế hơn là bảo tồn di sản văn hóa và thiếu hẳn công nghệ tạo sản phẩm du lịch để tạo nên những tour hấp dẫn”. Các sản phẩm đang được thực hiện dường như vẫn còn đơn giản và chỉ tham gia một lần thì du khách cũng đã biết sơ qua mà chưa tạo được niềm đam mê trong lòng du khách. Bởi vậy cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch khác nhau để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch.
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an toàn quốc phòng năm 2009 của UBND xã Bát Tràng thì vào năm 2009 tổng số có 2353 đoàn với 10595 lượt khách quốc tế và hàng chục nghìn khách trong nước về thăm quan du lịch, ký kết hợp đồng kinh tế, mua hàng gốm sứ. Phối hợp với Sở VHTT&Du lịch xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại làng nghề truyền thống Bát Tràng. Nhưng hiện nay vẫn còn một số lý do cản trở vấn đề phát triển du lịch bền vững ở làng nghề Bát Tràng là sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chỉ cần tới đầu làng, khách đã bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi sự bụi bặm, tiếng ồn và mùi cacbonic từ việc đốt than gây ra, trong những lối ngõ nhỏ là một màu đen của những bức tường trát than, những dòng nước thải, chất thải từ những mẻ gốm nung vỡ…Không chỉ thải bụi mà trung bình mỗi lò gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó phế phẩm , phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ hỏng chất thành những đống bên đường, mỗi khi mưa xuống đướng lầy lội. Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ…đã gây hại trực tiếp cho sức khỏe của người tham gia sản xuất và tác động lâu dài đến người xung quanh. Rõ ràng để du lịch phát triển và trở thành một đặc trưng văn hóa làng nghề thì người dân ở đây và các cấp lãnh đạo địa phương cần nỗ lực nhiều.
Thực trạng các chương trình (sản phẩm) du lịch hiện nay tại Bát Tràng
Sản phẩm 1: Nặn gốm
Sản phẩm này đã được khai thác từ lâu và rất thu hút khách du lịch. Du khách đến với các xưởng được người thợ ở đó hướng dẫn nặn một số sản phẩm như: lọ hoa, bát theo nhiêu hình dáng khác nhau. Du khách được nặn thỏa thích không giới hạn thời gian và chỉ phải mất 10.000 vnđ. Du khách được tiếp xúc với đât, bàn xoay và học hỏi được một số kỹ thuật đơn giản của cách làm gốm. Sau khi nặn xong nếu thích du khách có thể nung sản phẩm và mang sản phẩm về với giá 10.000 vnđ cho mỗi sản phẩm.
Sản phẩm du lịch này giúp du khách được tham gia phần nào vào công việc của người dân ở đây và hiểu được về công việc của họ và được du khách rất thích thú. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này còn mang tính tự phát của mỗi gia đình, do đó có sự cạnh tranh không nên có của các hộ gia đình khi làm dịch vụ này dẫn đến tình trạng cạnh tranh và lôi kéo khách. Ngoài ra khi thực hiện với các tour dành cho người nước ngoài thì nên có sự liên kết với các công ty lữ hành để tạo ra sự đồng bộ và tạo nên một cảm giác thân thiện với du khách: khi du khách nặn xong sản phẩm, thì các sản phẩm đó sẽ là những món quà lưu niệm tặng cho họ như vây họ sẽ rất vui bởi đây là những sản phẩm do mình làm ra, điều đó rất ý nghĩa. Do đó sản phẩm này cần được duy trì và cải tiến để thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng bởi đây là sản phẩm không chỉ giúp du khách yêu con người và mảnh đất làm gốm mà cũng giúp những thế hệ sau yêu nghề gốm hơn, du khách cũng thấy được sự tài ba khéo léo của người thợ làm gốm.
Sản phẩm 2: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Bát Tràng
Du khách được đưa đi vào những con đường nhỏ hẹp chỉ có vừa một người đi, đường làng quanh co, có những ngôi nhà cổ, các di tích địa danh cổ hàng trăm năm của làng. Du khách được người địa phương có kinh nghiệm giới thiệu, phân tích và giải thích cho bạn hiểu cặn kẽ.
Loại hình này cũng đã phát triển tại Bát Tràng và thu hút chủ yếu là du khách nước ngoài hay học sinh, sinh viên đi tìm hiểu tham quan về làng nghề cổ. Sản phẩm này giúp du khách tìm hiểu được lịch sử hay một phần văn hóa của người dân, những di tích gắn với người dân Bát Tràng từ xưa đến nay. Đây là một loại hình rất có ý nghĩa bởi ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì dường như lớp trẻ ngày nay cũng không biết nhiều đến lịch sử của đất nước hay của các địa phương khác, đây được coi là sự trải nghiệm trở về với những nét quê xưa và cũng làm tăng thêm ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của du khách. Loại hình này hiện tại chưa thu hút khách du lịch nhiều bởi đến với làng gốm du khách bị thu hút bởi các công việc làm gốm, hay các sản phẩm từ gốm nhiều hơn. Bởi vậy loại hình này cần được duy trì và phát triển tại Bát Tràng, cần kết hợp giữa học tập là thư giãn và giải trí từ đó sẽ thu hút khách nhiều hơn.
Sản phẩm 3: Tìm hiểu làng gốm Bát Tràng
Với sản phẩm này du khách chỉ được tham gia nặn gốm mà còn được tìm hiểu về lịch sử cũng như văn hóa của xã. Dưới sự hướng dẫn tận tình của người địa phương du khách được nặn sản phẩm, hay nung vẽ và tô màu lên các sản phẩm mình thích và có thể mang về nếu muốn. Sau khi thỏa thích làm gốm du khách được tham quan xã Bát Tràng, đình, chùa dưới sự hướng dẫn của người địa phương có kinh nghiệm giải thích về ý nghĩa, lịch sử của các di tích…Ngoài ra du khách còn được tham quan xưởng làm gốm thấy được sự khéo léo tài ba của người thợ làm gốm tại địa phương, việc thăm quan xưởng gốm kết hợp cho du khách tham gia vào các công đoạn cơ bản, điều này không những tạo hứng thú cho du khách mà còn giúp họ hiểu được ý nghĩa của sản phẩm, cảm nhận tâm hồn, tình cảm và tài hoa của người Việt. Thực hiện sản phẩm này du khách phải mất 1 ngày tại Bát Tràng. Sản phẩm này tạo ra sự hấp dẫn với du khách tạo ra một hành trình giúp du khách có thể tìm hiểu và học hỏi được nhiều điều về nghề gốm cũng như về Bát Tràng.
Sản phẩm này thường thu hút là nhóm học sinh hay sinh viên tổ chức tham quan Bát Tràng, hay các đoàn khách nước ngoài và hiện nay sản phẩm này cũng rất phát triển. Hiện nay tại xã Bát Tràng mới chỉ có một số ít hộ gia đình, thường là những hộ sản xuất lớn được các đoàn lựa chọn là điểm thăm quan của các đoàn du lịch vì vậy cần tạo điều kiện cho các hộ khác có cơ hội cùng làm du lịch, xã cần có sự thống nhất tạo lên sự phát triển chung cho các hộ dân, tạo lên sự đồng bộ khi làm du lịch. Ngoài ra với các khách đi lẻ tham quan Bát Tràng, một số hộ dân khi chúng tôi vào thăm quan và chụp ảnh, mặc dù đã xin phép nhưng họ không nhiệt tình và không muốn cho xem hay chụp ảnh. Du lịch nông thôn là một hoạt động du lịch bền vững do đó cần có sự kết hợp đồng bộ giữa chính quyền và người dân để phục vụ và đón tiếp khách du lịch và bảo vệ những nét đẹp truyền thống của quê hương. Do đó sản phẩm này cần được phát triển hơn nữa và cần có sự kết hợp đồng bộ của mọi người dân để tạo ra sự nhiệt tình với khách du lịch.
Sản phẩm 3: Du lịch xe trâu
Du khách được đi tham quan Bát Tràng bằng xe trâu, vừa đi vừa có thể chụp ảnh tham quan các cửa hàng gốm hay đi tham quan trong làng. Với chiếc xe trâu bằng gỗ, đủ chỗ cho 10-12 người ngồi được thiết kế khá duyên dáng và có mái che. Trâu để kéo là những chú trâu to khỏe, được tắm rửa sạch sẽ và thoang thoảng mùi nước hoa. Giá đi xe trâu cho mỗi lượt cũng rất rẻ chỉ khoảng 30.000-50.000 vnđ mỗi lượt. Loại hình này rất được du khách yêu thích đặc biệt là du khách nước ngoài nên tour du lịch đặc biệt này lúc nào cũng đắt giá. Đây là sản phẩm du lịch giúp du khách có thể cảm nhận được những nét xưa của hình ảnh nông thôn, đó là hình ảnh con trâu, có lẽ trước kia ai cũng biết đến con trâu quý thế nào với người nông dân “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nhưng ngày nay không phải ai cũng biết đến con trâu nhưng đến với sản phẩm này du khách được tiếp xúc với con trâu hiền lành của làng quê Việt cũng có lẽ vậy mà du lịch xe trâu được du khách rất thích thú. Đồng thời đi du lịch xe trâu du khách cũng cảm nhận được cảm giác yên tĩnh và thanh bình của làng quê Bát Tràng cùng cảm nhận cái chậm dãi thư thả của cuộc sống nơi đây. Nhưng xe trâu trở khách cũng đã được cách điệu để phục vụ du khách chứ không phải đúng chất quê như trước kia, không phải là những chiếc xe trâu trở gốm hay phục vụ đời sống hằng ngày của người dân. Tham gia vào tour du lịch nông thôn là du khách muốn được tìm lại những điều chất phác mộc mạc và giản dị trước kia: họ được ngồi lên một chiếc xe bò mà hằng ngày vẫn làm việc cho người dân, những chiếc xe trâu tuy giản dị nhưng lại đậm hồn quê.
Sản phẩm 4: Tham quan Bát Tràng bằng xe đạp
Sản phẩm du lịch này phát triển từ lâu bởi các du khách nước ngoài hay sinh viên đạp xe cùng một nhóm tới thăm làng gốm. Du khách được tìm hiểu thiên nhiên các vùng xung quanh làng gốm cũng như làng gốm để cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc của làng quê, được nhìn ngắm và đi trên những con đường làng nhỏ mà thanh bình. Sản phẩm này giúp du khách cảm thấy thư thái và khỏe khoắn hơn giúp giải tỏa hết street. Đây là một loại hình du lịch rất hay vì không chỉ được tham quan và tìm hiểu làng nghề mà du khách còn được tập thể dục và tự tìm hiểu theo ý muốn riêng của mình. Nhưng hiện nay loại hình này cũng không phổ biến mấy bởi đường tới Bát Tràng rất bụi, các xe tránh nhau rất khó nên việc đi xe đạp tới Bát Tràng cũng không mấy hấp dẫn khách du lịch.
Các sản phẩm đang được thực hiện tại Bát Tràng vẫn còn đơn giản nên đôi khi không thu hút du khách đến lần thứ hai, sản phẩm thì vẫn còn ít chưa thực sự phong phú tạo để thu hút khách, các sản phẩm này mới chỉ giúp du khách tìm hiểu một phẩn nhỏ công việc hay cuộc sống của người dân ở đây. Du khách đến với làng gốm không chỉ muốn tham quan hay xem làm gốm mà còn muốn được tham gia cùng làm vào nhiều các công đoạn khác nhau của quá trình làm gốm, được cùng làm cùng thử khám phá cuộc sống của những người dân nơi đây. Do vậy để du lịch nông thôn phát triển thì cần tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo và khách có thể được tham gia vào các công việc hằng ngày của người dân địa phương, cùng được lấy đất hay nào đất những công việc mà chỉ vùng nông thôn mới có, du khách được cùng xắn tay áo lên cùng làm gốm hay nặn than những công việc thường ngày của người dân. Không chỉ vậy sự đồng bộ cùng làm du lịch của người dân cũng rất quan trọng từ đó tạo lên cảm giác thân thiện làm cho khách yêu quý làng quê này hơn và cũng như con người ở đây từ đó mới có thể kéo khách quay lại. Làm gốm phức tạp nhưng cũng nhiều niềm vui nên người dân cần tạo được sự đam mê say sưa với công việc làm gốm, vừa học hỏi nhưng cũng vừa giải trí tạo niềm vui cho cả chủ và khách, tạo nên sự gần gũi và thân thiện. Làm du lịch nông thôn là làm dịch vụ nhưng bằng chính tâm huyết niềm vui và sự nhiệt tình của mình chứ không chỉ vì lợi nhuận mà du lịch mang lại. Các sản phẩm này đang phát triển nên cần các những biện pháp để duy trì và đổi mới để hút khách hơn nữa. Xã Bát Tràng cũng cần kết hợp với người dân để tạo nên nhiều sản phẩm nữa chứ không chỉ có vài sản phẩm phục vụ du khách. Các sản phẩm trên mới chỉ thiên về tham quan và tìm hiểu phần nào về Bát Tràng, mà du khách chưa thực sự được cùng ăn cùng ở và cùng làm với người dân, không chỉ làm gốm mà còn là làm món ăn, giao lưu cùng người dân ở địa phương. Ngoài ra tại xã có thể cho du khách thuê xe đạp để du khách có thể tự tìm hiểu Bát Tràng theo cách riêng của mình.
Các ảnh hưởng của du lịch nông thôn tới Bát Tràng
- Tích cực: Tuy các hình thức chỉ đơn giản nhưng đã thu hút nhiều khách du lịch đến đây đặc biệt là học sinh và sinh viên và du khách nước ngoài. Họ đến đây được thử sức làm gốm được hướng dẫn làm các sản phẩm, được nung sản phẩm mà mình làm, hay tô mầu cho các sản phẩm, tìm hiểu cuộc sống của những người thợ gốm tài ba, hay cuộc sống sinh hoạt của một làng nghề nổi tiếng. Hình thức này tạo ra sự tiêu thụ sản phẩm tại chỗ: học sinh, sinh viên và khách du lịch mua các sản phẩm mà mình làm ra hay những sản phẩm mà họ thích thú. Đồng thời du khách đến thăm quan nhiều cũng tạo ra nhiều cơ hội thu hút các nhà nhập khẩu gốm sứ đối với các hộ gia đình tại Bát Tràng. Ngoài ra du lịch nông thôn nhằm gìn giữ lại những nét văn hóa đẹp của làng quê. Nhiều chủ kinh doanh tại chợ Bát Tràng cũng cho biết, khách du lịch đến với làng nghề không chỉ mang cho họ niềm vui vì bán được nhiều hàng mà quan trọng hơn là giúp họ giới thiệu nhiều hơn về làng nghề, về sản phẩm của chính dân làng mình làm ra. Khi du lịch nông thôn phát triển đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Một vài năm gần đây mặc dù việc bán các sản phẩm gốm bị ế ẩm nhưng ngược lại người dân lại có thêm thu nhập từ các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Việc mở ra và ngày càng muốn mở rộng du lịch Bát Tràng không chỉ là mong muốn của riêng người dân ở đây mà cũng là chủ trương chung của chính quyền. Anh Bình, một thương nhân ở chợ gốm cho biết: “Chúng tôi cũng hi vọng sự phát triển du lịch, một mặt tạo nguồn doanh thu cho những xưởng gốm nhỏ, vốn ít khó chuyển đổi hình thức sản xuất để theo kịp thị trường; mặt khách nếu du lịch phát triển sẽ buộc làng nghề phải có những thay đổi trong cách giữ gìn môi trường từ mỗi người dân chứ chỉ có sự thay đổi từ vài hộ thì không có hiệu quả gì lắm.”
Ngoài ra phát triển du lịch nông thôn cũng góp phần bảo tồn một làng nghề giúp làng nghề ngày càng phát triển, giúp giáo dục và tạo nên sự yêu quý công việc làm gốm của thế hệ trẻ không chỉ trong làng mà còn ở nhiều địa phương khác. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì những công việc thủ công, hay những nghề truyền thống dần mất đi và người dân làng mất đi sự say mê với nghề. Du lịch nông thôn phát triển là điều kiện để bảo tồn và duy trì nét đẹp truyền thống, làm tăng thu nhập cho người dân từ đó ý thức giữ nghề và phát triển nghề sẽ cao hơn bởi đó không chỉ là một nghề mà còn là công việc tạo nên thu nhập cao cho người dân.
- Tiêu cực: Khách du lịch đến với Bát Tràng ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng do sự xâm nhập của nhiều văn hóa khác nhau, có điều tốt điều không tốt do đó phần nào ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Và khi làm du lịch thì một số thứ trong sinh hoạt của người dân có phần bị thay đổi, đôi khi không gian trở nên nhộn nhịp hơn mà không còn yên tĩnh như trước kia. Đồng thời do chưa có sự quy hoạch cụ thể để bảo vệ môi trường nên đôi khi khách du lịch tới nhiều làm tăng thêm lượng rác thải bởi ý thức của khách du lịch và do không có các thùng rác công cộng nên khách vứt rác bừa bãi. Hiện nay khi khai thác du lịch chủ yếu các địa phương chỉ biết khai thác các tài nguyên mà không có sự cải tạo và tu bổ các tài nguyên dẫn đến việc làm cho môi trường tự nhiên không những không cải thiện mà còn ô nhiễm hơn. Tại Bát Tràng người dân mới chỉ biết tìm cách thu hút khách nhưng các đống rác thải do sinh hoạt và du lịch hay rác thải rắn từ phế phẩm từ gốm thì đổ bừa bãi ra các bụi cây hay rãnh nước làm nguồn nước bẩn và có mùi khó chịu, điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà sẽ làm giảm lượng khách du lịch nếu không xử lý. Tại Bát Tràng đã có nhiều lò nung bằng ga nhưng do chi phí cao nên không được sử dụng rộng rãi mà vẫn còn sử dụng các lò nung bằng than do đó gây ô nhiễm môi trường do thải khí than ra môi trường xung quanh. Việc tái tạo các lò nung theo kiểu xưa có thể tạo ra sự kì thú và độc đáo đối với khách du lịch khi tham quan và biết được nhiều về cuộc sống của người dân nhưng lại gây ô nhiễm môi trường. Nhưng đây không phải là tác động tiêu cực trực tiếp do du lịch nông thôn tạo ra, nhưng để tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch: việc giữ lại các lò nung truyền thống để du khách có thể thấy được những nét đặc sắc và những cách làm truyền thống của người dân nơi đây.
CHƯƠNG 3
GIÁI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI BÁT TRÀNG
3.1. XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
3.1.1. Về phát triển kinh tế
Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 theo chỉ thị của Đại hội đại biểu Đảng bộ Xã Bát Tràng lần thứ XX. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế địa phương theo hướng thủ công nghiệp-thương mại-dịch vụ gắn với du lịch. Công ty cổ phần du lịch thương mại làng cổ Bát Tràng tổ chức hội nghị bàn các biện pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đầu tư du lịch, đào tạo nghề và xúc tiến thương mại.
Giải pháp tổ chức thực hiện:
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước khuyến khích phát triển nghề và làng nghề truyền thống với mục tiêu “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống” gắn với du lịch.
UBND xã phối hợp với Hội gốm sứ Bát Tràng, Trung tâm tiêt kiệm năng lượng, Trung tâm khuyến công – Sở công thương Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình khuyến công, tư vấn giúp đỡ các hộ, đơn vị kinh tế trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh đăng kí tham gia dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng”. Khuyến khích các loại hình thương mại, dịch vụ du lịch.
Phối hợp và thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện về hạ tấng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cùng với các di tích lịch sử văn hóa của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
3.1.2. Phát triển văn hóa - xã hội
- Thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa xã hội gắn với các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo thiết thực hiệu quả.
- Đổi mới nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế văn hóa, thể dục thể thao. Hoàn thành các chỉ tiêu về dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ trẻ em duy dinh dưỡng…
- Xây dựng triển khai công tác phòng chống lụt bão, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và tài sản, đê điều trong mùa mưa bão.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: tài chính ngân sách, đất đai, trật tự xây dựng, thực hiện các dự án, cải cách hành chính, giải quyết đơn thư.
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
Giải pháp tổ chức thực hiện:
Tăng cường công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, Tết, kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa” ở khu dân cư. Năm 2010 phấn đấu 2 xóm được UBND huyện công nhận là xóm văn hóa.
Thực hiện phong trào “đền ơn đáp nghĩa” quan tâm đến các gia đình chính sách, xã hội, người có công với nước, người nghèo, người cao tuổi. Duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giữ vững danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khẻo ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh phấn đấu giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ con thứ 3, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, giảm hộ nghèo trên địa bàn xã.
Thực hiện các chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những ngày tổ chức Đại hội Đảng các cấp. Đẩy mạnh phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc”, xây dựng lực lượng dân quân tự vện dự bị động viên đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường công tác thực hiện vệ sinh môi trường, vận động nhân dân tự giác chấp hành việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng. Các đoàn thể duy trì quản lý các đoạn đường tự quản đã đăng ký. Đề nghị UBND huyện cho địa phương triển khai kế hoạch thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Tăng cường công tác kiểm tra các hộ, đơn vị kinh tế, chủ đầu tư xây dựng tại các xóm, cụm sản xuất làng nghề tập trung.
3.2. XÂY DỰNG CƠ SƠ HẠ TẦNG
Xây dựng hệ thống đường tới Bát Tràng: Nếu ai đã từng tới Bát Tràng thì bạn có thể thấy con đường đi tới Bát Tràng vẫn còn rất xấu và bụi, đường nhỏ và hẹp không có chỗ để các xe tránh nhau trên đường nên đôi khi rất nguy hiểm. Nếu về Bát Tràng bằng xe máy thì bụi không mở được mắt, lại còn nhiều ổ trâu, ổ gà, đường gập ghềnh khó đi. Tôi về Bát Tràng bằng xe buýt mỗi khi có xe đi ngược chiều thì lại phải dừng lại để lựa nhau mà tránh, đường thì là đường đê nhỏ, gồ ghề do đó hai xe tránh nhau rất nguy hiểm. Về thăm Bát Tràng du khách không chỉ đi bằng ô tô hay xe máy mà còn đi bằng xe đạp để ngắm cảnh nhưng đường bụi, vào mùa mưa thì lầy lội rất bẩn và khó đi, như vậy liệu du khách có còn hứng thú. Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng và cũng là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách do đó việc xây dựng lại hệ thống đường và mở rộng đường xá tới làng là một điều rất cần thiết. Bởi vậy UBND thành phố và địa phương cần có kế hoạch mở rộng và đầu tư xây dựng mới lại hệ thống đướng xá.
Để phát triển nông thôn thì cần có sự kết hợp đồng bộ của nhân dân và địa phương trong việc xây dựng và phát triển du lịch tạo ra một nét độc đáo ở Bát Tràng vừa mang nét cổ xưa vừa mang nét hiện đại. Làng gốm đã có truyền thống từ lâu đời, có nhiều nét độc đáo thu hút khách du lịch do vậy cần cải tạo các cơ sở nhà dân hay xưởng gốm để tạo điều kiện cho du lịch nông thôn phát triển. Cải tạo một số nhà dân đảm bảo những điều kiện thiết yếu phục vụ khách du lịch nhưng vẫn mang nét đặc trưng của một vùng nông thôn. Và mở những xưởng gốm để du khách có thể học và làm gốm.
Ngoài ra cần đảm bảo xử lý hệ thống cống rãnh đảm bảo nước thải không chảy lan trên các kênh rạch quanh làng. Hiên nay hệ thống nước thải vẫn còn nhiều bất cập, rác thải chưa được xử lý do vậy cần có sự đầu tư xây dựng thành hệ thống để tránh tình trạng ô nhiễm, có mùi làm ảnh hưởng tới du lịch.
3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Khi người dân làm du lịch thì họ cần được đào tạo để biết cách phục vụ khách đồng thời cũng là người chủ hiếu khách. Bát Tràng là một làng nghề du lịch phát triển do đó người dân nhiều người tham gia làm dịch vụ nhưng dường như họ chưa được đào tạo mà làm một cách bừa bãi: cái gì cùng thành dịch vụ, người người làm dịch vụ nhưng không có sự thống nhất trong việc tổ chức mà tạo nên sự tranh khách du lịch. Người dân còn thiếu kiến thức chung về du lịch, họ không hiểu biết về tiếp thị, không được họ cách tiếp khách du lịch, không được hướng dẫn làm ra những sản phẩm hấp dẫn giá rẻ để thu hút khách. Do đó cần mở một lớp học chung để đào tạo các kỹ năng để người dân có thể làm dịch vụ một cách chuyên nghiệp hơn, để mọi người dân cùng hiểu và làm du lịch. Khi tôi đến thăm một xưởng gốm, tôi xin phép vào chụp ảnh để làm tư liệu nhưng bác chủ nhà bảo đừng có chụp gì cả và thế là họ không nặn gốm nữa để tôi không thể chụp được. Người dân thực sự chưa hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích mà du lịch mang lại không chỉ cho địa phương mà còn cho chính bản thân họ. Họ cần được hướng dẫn để làm du lịch, nắm bắt tâm lý chung của khách du lịch. Ngoài ra cũng nên có một số lớp để dạy thêm tiếng Anh cho người dân. Khi tới thăm làng cổ Đường Lâm chúng tôi được biết tại đây cứ cuối tuần lại có giáo viên về dạy thêm ngoại ngữ cho người dân để đáp ứng nhu cầu khách du lịch nên tại xã Bát Tràng cũng nên tổ chức một lớp như vậy.
Không chỉ vậy thái độ nhiệt tình hiếu khách của người dân cũng rất quan trọng bởi du khách đến đây không chỉ tham quan mà họ muốn được trải nghiệm thực tế, khi người dân nhiệt tình giúp đỡ họ thì sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách và tạo cho họ cảm giác an tâm và an toàn hơn, họ thấy được một nông thôn đầm ấm và êm đềm. Ngoài ra cũng cần nhắc nhở người dân tránh tình trạng chéo kéo, ép buộc khách du lịch.
3.4. ĐỔI MỚI VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH
Nhu cầu của du khách khi đi du lịch là muốn “thử” các sản phẩm, dịch vụ khác lạ, do đó sản phẩm độc đáo, khác lạ chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách. Hiện nay thì du khách đến với Bát Tràng chỉ được nặn trên bàn xoay và nung các sản phẩm do mình làm ra, nhưng cũng nguyên liệu là đất sét tại sao ta không tạo ra những thứ độc đáo hơn như là làm pháo đất hay tự tay nặn những hình thù ngộ nghĩnh đồng thời nung và trang trí sản phẩm đó theo ý muốn của mình. Đồng thời có lẽ không phải ai cũng biết cách nhào đất để có thể tạo ra một khối đất để có thể làm nên những sản phẩm gốm sứ do đó đây cũng là một sản phẩm thu hút khách: người dân và du khách cùng đi lấy đất và nhào đất, hướng dẫn khách cách nung cách giữ lửa, cách pha màu, tráng men vẽ và trang trí lên sản phẩm sao cho đẹp… kết hợp với làm gồm du khách có thể được chăn trâu hay cưỡi trâu, cắt cỏ, trồng rau ở bờ đê, câu cá hay đánh giậm, kéo vó bắt tôm cá hay cách thức làm các món ăn ở đây. Khi nhu cầu trong du lịch của người dân càng cao càng đòi hỏi phải tạo ra nhiều sự độc đáo mới lạ, sản phẩm càng khác biệt thì càng thu hút khách du lịch. Do đó việc đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch là cần thiêt để thu hút khách du lịch nhiều hơn tạo nên sự hấp dẫn cho Bát Tràng.
Đề xuất một số sản phẩm du lịch mới:
Sản phẩm 1: “Người dân” Bát Tràng.
Thời gian: du khách sống tại nhà của người dân 2 ngày.
Đặc điểm: du khách được hòa vào cuộc sống của những người dân địa phương, họ được tham gia sinh hoạt cùng với người dân, thử trở thành những thợ gốm.
+, Ngày 1:
Sáng: du khách được cùng người dân đi lấy đất, lựa chọn đất, đất nào là đất sét tốt để làm gốm. Sau đó cùng học cách và nhào đất với người dân.
Buổi trưa: du khách cùng vào bếp nấu ăn, một số món ăn đặc trưng của địa phương.
Buổi chiều: tiếp tục công việc của một thợ gốm: du khách được học một số cách nặn, cùng xoay bàn xoay để tạo nên những sản phẩm mà mình yêu thích: cùng nặn bát, lọ hoa hay những hình thù ngộ nghĩnh. Sau đó phơi, sấy những sản phẩm mình làm ra. Nặn sản phẩm nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng chút nào, có khi mất cả buổi mà không tạo nên một sản phẩm cho mình. Nhưng khi ngồi vào bàn xoay thì ai cũng háo hức để nặn, xoay cố gắng tự tay làm cho được.
Buổi tối: du khách được giao lưu và trò chuyện với người dân: cùng giao lưu văn nghệ với người dân.
+, Ngày 2: du khách trang trí những họa tiết, vẽ lên tác phẩm mà mình đã làm ra, hay tráng men cho sản phẩm rồi cùng phơi, nung sản phẩm của mình. Cuối buổi du khách được tặng lại chính những sản phẩm mà mình đã làm ra. Đây là những đồ lưu niệm rất ý nghĩa với du khách.
(Bàn xoay để du khách nặn các hình thù mình muốn)
(Trang trí lên sản phẩm)
Sản phẩm 2: Ttìm hiểu văn hóa và lịch sử Bát Tràng
Thời gian: 1 ngày
Đặc điểm: Du khách được tìm hiểu về Bát Tràng: lịch sử của làng gốm, của ngồi đình cổ, hay chùa, tìm hiểu những nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân làm gốm tại địa phương.
Sản phẩm 3: Du lịch Bát Tràng bằng xe đạp hoặc xe trâu
Thời gian: 1 ngày
Đặc điểm: Du khách tới đi tìm hiểu Bát Tràng bằng xe đạp hoặc xe trâu để tìm hiểu tự nhiên và tham quan Bát Tràng. Du khách có thể đạp xe ra những vùng ven đê, hoặc cưỡi trâu và đánh xe bò (có sự hướng dẫn của người dân địa phương). Du khách sẽ thấy được cảm giác yên bình của một vùng quê ven đê: thật êm đêm và mát mẻ. Đạp xe hay đi bằng xe trâu sẽ mang lại cảm giác mới lạ và khoan khoái cho du khách. Đi xe trâu hay đi xe đạp quanh Bát Tràng du khách được chậm dãi quan sát những cửa hàng gốm, những xưởng sản xuất vừa đi vừa tham quan xung quanh. Du khách đi trên đường làng quanh co, đan xen là những bãi đất trống hay được quan sát những xã lân cận.
(Du lịch bằng xe trâu)
Du lịch bằng xe trâu hiện nay đang rất thu hút khách du lịch bởi du khách thấy được sự khác lạ và thú vị riêng mà các nơi khác không có. Một du khách Nhật Bản cho biết: “Đi xe trâu rất thong dong, cứ như mình đang đi tản bộ vậy”. Đi xe trâu du khách thấy được nét riêng biệt và độc đáo của làng gốm Bát Tràng. Nhưng để tạo ra sự đốc đáo hơn nữa trong việc thu hút khách thì những chiếc xe trâu hay xe bò trở khách có thể đơn giản và giản dị như những chiếc xe trâu vẫn chở đồ gốm, những công việc mà người dân vẫn dùng. Xe trâu của cuộc sống đời thường nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh với du khách.
(Đạp xe quanh Bát Tràng)
Sản phẩm 4: Tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực tại Bát Tràng
Thời gian: 1 ngày
Đặc điểm: Du khách được người dân hướng dẫn và cùng làm một số món ăn đặc trưng tại địa phương như: măng mực, xôi vò chè đường, xu hào xào mực… cùng người dân học cách làm, nấu món ăn từ những bước đầu tiên rồi sau đó cùng thưởng thức những sản phẩm do mình làm ra.
Sản phẩm 5: Tham gia lễ hội tại Bát Tràng
Thời gian: 1 ngày 1 đêm
Lễ hội Bát Tràng diễn ra trong vòng 1 tuần bắt đầu từ ngày 15/2 (âm lịch). Du khách được tìm hiểu lễ hội truyền thống tại đây cùng người dân đi trẩy hội, tham gia vào các hoạt động của lễ hội. Buổi tối được nghe hát những làn điệu dân ca và cũng nhảy sạp, đốt lửa trại tạo lên một không khí tưng bừng của ngày hội làng. Tham gia vào lễ hội du khách được giao lưu và gần gũi với người dân hơn sẽ thấy được sự nhiệt tình và hiếu khách của người dân.
Sản phẩm 6: Tìm hiểu các loại gốm
Thời gian: 1 ngày
Đặc điểm: du khách được tìm hiểu về các loại gốm tại Bát Tràng, cách tạo ra các loại gốm khác nhau: làm sao tạo được gốm lam, gốm xanh, trắng hay gốm huyết dụ… Du khách được tráng men, được biết về cách nung để đạt được các loại gốm khác nhau.
Sản phẩm 7: Học cách vẽ tranh lên gốm
(Du khách được quan sát vẽ tranh lên gốm)
Thời gian: 1 ngày
Đặc điểm: Du khách được các nghệ nhân chỉ dẫn và cùng xem tìm hiểu cách vẽ tranh nên gốm. Từ vật liệu gốm cứng thô nhưng lại tạo nên những bức tranh đẹp và sinh động. Du khách được chứng kiến sự tài ba khéo léo của những người thợ gốm tại địa phương. Và cũng được thử sức tài năng vẽ tranh lên gốm của mình. Và những sản phẩm đó sẽ là món quà lưu niệm rất ý nghĩa đối với du khách.
Sản phẩm 8: Tham gia các trò chơi dân gian tại Bát Tràng
Thời gian: 1 ngày
Đặc điểm: Du khách đến Bát Tràng được chơi các trò chơi dân gian như: cùng làm pháo đất với người dân hay các em nhỏ, chơi cờ tướng cùng các bác, các cụ trong làng hay cùng chơi thả diều… Những trò chơi này không xa lạ gì với những người dân trước kia nhưng ngày nay thì ít nơi còn tồn tại và chơi những trò này do vậy đây cũng là một cách gìn giữ những trò chơi dân gian. Du khách không những được chơi mà có thể cùng thi xem ai tạo ra pháo đất to và nổ to hơn, thả diều bay xa hơn …Những trò chơi dân gian này chắc chắn sẽ được du khách yêu thích.
Để phát triển du lịch tại Bát Tràng cần có những chính sách vĩ mô nhằm phát triển du lịch nông thôn trong cả nước đảm bảo có các định hướng và quy hoạch mang tính tổng thể, do đó cần thực hiện tốt các giải pháp sau để nhằm phát triển du lịch nông thôn của cả nước ( Theo ý kiến của T.S Bùi Xuân Nhàn trong bài “Phát triển du lịch nông thôn hiện nay ở nước ta” đang trên tạp chí cộng sản)
Khi việc giải quyết thu hồi đất của nông dân để sử dụng cho các mục đích khác như đưa vào kinh doanh, xây dựng khu đô thị mới, sân golf, nông dân phải được thương thảo theo thị trường, họ phải được thỏa thuận đền bù với các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ khác đến kinh doanh trên đất nông nghiệp mà họ đang sản xuất. Mặc khác, cũng cần nghiên cứu để đưa nông dân tham gia tạo thêm giá trị mới bằng chính tài nguyên “nông thôn” của họ để phát triển các dịch vụ trong đó có dịch vụ du lịch để trực tiếp phục vụ cho các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí …
Cần có các nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế hoạch phát triển của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên thông qua 9 tiêu chí chính sau: (1) mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông thôn của từng địa phương; (2) thời gian khai thác các tài nguyên; (3) các yếu tố môi trường; (4) sức chứa của từng vùng; (5) độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông thôn; (6) khả năng tiếp cận; (7) điều kiện hạ tầng; (8) khả năng phát triển; (9) hiệu quả kinh tế và xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hóa tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.
Xác định rõ nội dung chủ yều để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa dạng hóa chỉ thể tham gia. Tài nguyên du lịch nông thôn sẽ được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch mới, gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các chương trình. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ liên kết, đối tác trong cung ứng cá dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.
Hoàn thiện việc quy hoạch du lịch cho từng địa phương và tăng cường quản lý nhà nước để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm ăn manh mún, làm cho du lịch nông thôn kém tính bền vững. Xây dựng các mô hình du lịch ở nông thôn phù hợp với các địa phương khác nhau như mô hình trang trại hoặc mô hình du lịch theo quy mô làng để du khách có thể tham gia các hoạt động của làng trong vài ba ngày với các tiện nghi dịch vụ có chất lượng và nhất là các công trình vệ sinh ở nông thôn.
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất-kỹ thuật và sản phẩm du lịch làm cho các làng quê Việt Nam trởi nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng các quy ước của các làng trong khai thác du lịch, tránh tính trạng làm ăn chụp giật như hiện nay. Tuyên truyền, phổ biến cho dân cư địa phương về phát triển du lịch nông thôn, đưa chương trình này vào dạy trong các trường phổ thông ở các địa phương.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng các chương trình du lịch nông thôn cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối quan hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, cư dân các địa phương và khách du lịch.
Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương trình du lịch nông thôn được xây dựng trển cơ sở đảm bảo quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết hợp phát triển du lịch với phát triển nông thôn, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.
Để đảm bảo phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở các giải pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn cả nước, xã Bát Tràng cần nghiên cứu và tìm ra những điều kiện thuận lợi có thể đưa vào khai thác du lịch nông thôn: các điều kiện tự nhiên hay các điều kiện nhân văn để từ đó dựa trên tiềm lực sẵn có mà đầu tư và thực hiện đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch. Trên cơ sỏ nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch để từ đó có kế hoạch khai thác đảm bảo sự phát triển bền vững, giữ gìn được môi trường sinh thái không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, bởi nếu du khách dồn dập đến Bát Tràng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đển sinh hoạt và các điều kiện sống của người dân. Đảm bảo phát triển du lịch trên định hướng quy hoạch phát triển chung của cả nước, tránh được tình trạng làm lẻ tẻ manh mún, từ đó tạo ra sự liên kết giữa các hộ gia đình trong xã để không xảy ra tình trạng chèo kéo, tranh giành khách. Khi có sự quy hoạch tổng thể trong cả nước sẽ đảm bảo tạo ra sự độc đáo riêng của từng địa phương, tránh tình trạng các sản phẩm trùng lặp nhau giữa các điểm đến. Ngoài ra để phát triển du lịch nông thôn cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch của cả nước đảm bảo bền vững không ảnh hưởng đến các địa phương khác. Không chỉ có đầu tư mà địa phương cũng cần có sự nghiên cứu thị trường khách để nắm bắt nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách để làm mới các sản phẩm của mình từ đó thu hút nhiều du khách hơn. Đi đôi với nghiên cứu thị trường đó là việc tuyền truyền quảng bá hình ảnh của Bát Tràng để mọi người cùng biết tới cùng với những sản phẩm du lịch nông thôn độc đáo và hấp dẫn. Đối với khách đi bộ tham quan Bát Tràng cần cung cấp những thông tin cơ bản cho du khách, cung cấp bản đồ đi bộ để khách có thể tự khám phá và tham quan.
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG
UBND thành phố Hà Nội cần có sự đầu tư trong việc mở con đường từ nội thành Hà Nội tới làng gốm Bát Tràng: mở đường rộng hơn và xây dựng đường sạch và đẹp hơn đảm bảo thuận tiện đi lại cho khách tới thăm làng gốm.
Cần có định hướng rõ ràng trong việc phát triển du lịch tại làng nghề: phát triển các loại hình du lịch nào (du lịch nông thôn, du lịch sinh thái…) từ đó có những phương hướng, kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể nhằm phát triển du lịch.
Trên cơ sở những định hướng cụ thể đó thì thành phố cần giúp đỡ xã để được đào tạo, huấn luyện về nhân lực để người dân làm dịch vụ tốt hơn tránh tình trạng tự phát và manh mún như hiện nay.
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch nông thôn tại làng nghề cần có biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm khí than tại xã Bát Tràng từ đó đảm bảo sự trong lành và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.
Xứ lý các chất thải rắn do các phế phẩm từ gốm đổ ra, tránh tình trạng đổ bừa bãi như hiện nay. Và xử lý cả những rác thải trong sinh hoạt đảm bảo môi trường sạch đẹp, không khí trong lành và thoáng đãng.
KẾT LUẬN
Du lịch nông thôn đã và đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế như các loại hình khác mà du lịch nông thôn còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái. Nó thúc đẩy các loại hình du lịch khác phát triển, bảo tồn các di sản văn hóa và những truyền thống tốt đẹp tại vùng nông thôn hay những vùng sâu vùng xa. Phát triển du lịch nông thôn là hướng đi mới của nhiều địa phương tại nước ta và cũng đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Bát Tràng một làng nghề truyền thống – làng nghề du lịch cũng đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước với loại hình du lịch nông thôn. Hiện nay nhân dân và chính quyền xã Bát Tràng đang đẩy mạnh các chương trình nhằm phát triển du lịch để thu hút nhiều du khách đến với địa phương. Để du lịch nông thôn ngày càng phát triển thì nước ta cần có những chính sách cụ thể để triển khai phát triển. Nước ta cần có những chính sách vĩ mô có những quy hoạch tổng thể tạo ra sự đồng bộ ở các địa phương để mỗi địa phương khai thác một điểm mạnh trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, tránh sự trùng lặp trong các sản phẩm dẫn đến sự nhàm chán của du khách. Đặc biệt mỗi địa phương cần có sự đa dạng hóa sản phẩm để khai thác và phát triển du lịch. Môi trường một vấn để ngày càng được khách du lịch quan tâm do đó các loại hình du lịch bảo vệ môi trường sẽ ngày càng phát triể. Do đó du lịch nông thôn là một loại hình sẽ ngày càng phát triển và thu hút khách du lịch. Bởi vậy Nhà nước cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, đề ra những chính sách cụ thể trong việc phát triển du lịch. Du lịch cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu rõ ràng, để khi nhắc đến Du lịch Việt Nam thì các du khách đều nhớ tới. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chúng ta chưa biết khai thác một cách đúng đắn, du lịch được nhận định là ngành kinh tế mũi nhọn do vậy chúng ta cần phải đầu tư để du lịch xứng đáng là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Tôi xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng mình, trong đó có dựa trên sự kham khảo của các tài liệu trong danh mục tham khảo và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn chứ không sao chép. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Hòa đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Đinh Thị Vân Chi – giáo trình “Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch” – nhà xuất bản văn hóa, thể thao
GS-TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa – giáo trình “Kinh tế du lịch” – nhà xuất bản lao động-xã hội
PTS Nguyễn Minh Tuệ, PGS -PTS Vũ Tuấn Cảnh, PGS-PTS Lê Thông, PTS Phạm Xuân Hậu, PTS Nguyễn Kim Hồng – giáo trình “Địa lý du lịch” - nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
Trần Đức Thanh – giáo trình “Nhập môn khoa học du lịch” xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng năm 2010” của Ủy Ban Nhân Dân xã Bát Tràng, số 309/BC-UBND.
Tạp chí du lịch số 3 năm 2009
Trần Thị Thu Hằng (lớp du lịch 47) – (Khóa luận tốt nghiệp) đề tài “Xây dựng sản phẩm du lịch làng quê cho thị trường khách inbout tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ Hà Long” – giáo viên hướng dẫn Thạc Sĩ Lê Trung Kiên.
Một số trang web tham khảo
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch nông thôn tại bát tràng.doc