Đề tài: Phát triển hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Hà Nội công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp – Trung tâm thương mại UPEXIM
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1. 8
NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 8
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN 8
1.1.1 Nhận thức chung về hệ thống thông tin. 8
1.1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin. 8
1.1.1.2 Kết cấu hệ thống thông tin. 9
1.1.2 Chu trình phát triển một HTTT. 12
1.1.3 Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp. 14
1.2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 15
1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. 15
1.3.2 Các quy định khi hạch toán vốn bằng tiền. 16
1.3.3 Trình tự kế toán vốn bằng tiền. 18
1.3.3.1 Trình tự kế toán tiền mặt 18
1.3.3.2 Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng. 20
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN 22
1.3.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu. 22
1.3.2 Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường dùng. 23
CHƯƠNG 2. 26
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI 26
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI 26
2.1.1 Giới thiệu chung. 26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh. 27
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI 28
2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 28
2.2.2 Hình thức kế toán sử dụng tại chi nhánh. 28
2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán. 31
2.2.4 Chứng từ kế toán. 31
2.2.5 Các sổ và báo cáo được sử dụng tại chi nhánh. 32
2.2.6 Quy trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh. 32
2.2.7 Tình hình ứng dụng tin học tại chi nhánh. 33
2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH 34
CHƯƠNG 3. 35
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI 35
3.1 MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG 35
3.2 MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU 35
3.2.1 Mô tả bài toán. 35
3.2.2 Xác định yêu cầu. 38
3.3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG 39
3.3.1 Biểu đồ ngữ cảnh. 39
3.3.2 Biểu đồ phân cấp chức năng. 40
3.3.2.1 Biểu đồ. 40
3.3.2.2 Mô tả chức năng lá. 41
3.3.3 Ma trận thực thể chức năng. 43
3.3.4 Phân tích mô hình. 44
3.3.4.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0. 44
3.3.4.2 Các biểu đồ luồng dữ liệu mức 1. 46
3.4 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU 50
3.4.1 Danh mục dữ liệu. 50
3.4.2 Xác định các thực thể, các mối liên kết 53
3.4.2.1 Xác định các thực thể. 53
3.4.2.2 Mối liên hệ giữa các thực thể. 54
3.4.3 Mô hình thực thể liên kết 55
3.5 KIẾN TRÚC HỆ THỐNG 56
3.6 MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU 57
3.6.1 Chuyển mô hình thực thể liên kết sang mô hình dữ liệu quan hệ. 57
3.6.1.1 Biểu diễn các thực thể. 57
3.6.1.2 Biểu diễn các mối quan hệ. 57
3.6.2 Biểu đồ dữ liệu của mô hình. 58
3.6.3 Cơ sở dữ liệu vật lý. 59
3.7 XÁC ĐỊNH LUỒNG HỆ THỐNG 66
3.7.1 Luồng hệ thống tiến trình “1.0 – Thu chi tiền mặt”. 66
3.7.2 Luồng hệ thống tiến trình “2.0 – Thu chi tiền gửi ngân hàng”. 67
3.7.3 Luồng hệ thống tiến trình “3.0 – Kiểm kê, đối chiếu”. 68
3.7.4 Luồng hệ thống tiến trình “4.0 – Đánh giá lại”. 69
3.7.5 Luồng tiến trình “5.0 - Lập báo cáo”. 69
3.8 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM 70
3.8.1 Giới thiệu tổng quát 70
3.8.2 Yêu cầu cài đặt 70
3.8.3 Hướng dẫn sử dụng. 71
3.8.4 Giao diện chính của chương trình. 72
3.8.5 Hệ thống menu của chương trình. 73
3.8.6 Một số form giao diện và một số báo cáo được in ra. 75
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 92
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Hà Nội công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp – Trung tâm thương mại UPEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng. Theo quan điểm cấu trúc hệ thống, trong một tổ chức, hệ thống thông tin là một tập hợp các hệ thống thông tin chức năng, gồm:
- Hệ thống xử lý tác nghiệp
- Hệ thống thông tin quản lý
- Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định.
Nó có mục đích xử lý và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ các lãnh vực hoạt động: tiếp thị, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, lao động, tài chính kế toán và các hoạt động khác. Mỗi một lãnh vực hoạt động này đều liên quan đến các mức hoạt động; từ hoạt động tác nghiệp, ra các quyết định có cấu trúc, và đôi khi đòi hỏi ra các quyết định trong tình huống đột xuất, ngoại lệ và thường là các quyết định nửa cấu trúc hoặc không có cấu trúc. Điều đó có nghĩa rằng các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong một tổ chức hoạt động đều cần có sự trợ giúp của các hệ thống thông tin chức năng khác nhau. Vì vậy, mỗi hệ thống thông tin chức năng phải thể hiện được vai trò, phương thức hoạt động cũng như sự liên thông với các hệ thống thông tin chức năng khác trong một tổ chức hoạt động.
MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ
1.1.2 Chu trình phát triển một HTTT
Giai đoạn 1: Khởi tạo và lập kế hoạch dự án
Hai hoạt động chính trong khởi tạo và lập kế hoạch dự án là phát hiện ban đầu chính thức về những vấn đề của hệ thống và các cơ hội của nó, trình bày rõ lý do vì sao tổ chức cần hay không cần phát triển HTTT. Tiếp đến là xác định phạm vi cho hệ thống dự kiến. Một kế hoạch dự án phát triển HTTT được dự kiến về cơ bản được mô tả theo vòng đời phát triển hệ thống, đồng thời cũng đưa ra ước lượng thời gian và các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện nó. Hệ thống dự kiến phải giải quyết được những vấn đề đặt ra của tổ chức hay tận dụng được những cơ hội có thể trong tương lai mà tổ chức gặp, và cũng phải xác định chi phí phát triển hệ thống và lợi ích mà nó sẽ mang lại cho tổ chức.
Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống nhằm để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, nó cung cấp những dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế HTTT sau này, bao gồm các công việc
- Xác định và phân tích yêu cầu: Chính là những gì mà người sử dụng mong đợi hệ thống sẽ mang lại
Người thiết kế phải mô tả lại hoạt động nghiệp vụ của hệ thống, làm rõ các yêu cầu của hệ thống cần xây dựng và mô tả yêu cầu theo một cách đặc biệt
- Nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc nó phù hợp với mối quan hệ bên trong, bên ngoài và những giới hạn đặt lên các dịch vụ cần thực hiện
- Tìm các giải pháp cho các thiết kế ban đầu để đạt được yêu cầu đặt ra, so sánh để lựa chọn giải pháp thiết kế tốt nhất đáp ứng các yêu cầu với chi phí, nguồn lực, thời gian và kĩ thuật cho phép để tổ chức thông qua.
Giai đoạn 3: Thiết kế hệ thống
Thiết kế hệ thống chính là quá trình tìm ra các giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên
- Thiết kế Logic: Thiết kế hệ thống logic không gắn với bất kỳ hệ thống phần cứng và phần mềm nào; nó tập trung vào mặt nghiệp vụ của hệ thống thực
- Thiết kế vật lý: Là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế hay các đặt tả kĩ thuật. Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào những thao tác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu, xử lý và đưa ra thông tin cần thiết cho tổ chức
Giai đoạn này phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu trúc file tổ chức dữ liệu, những phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng cần được xây dựng. Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống ở dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho nhà lập trình và kĩ sư phần cứng có thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống
Giai đoạn 4: Lập trình và kiểm thử
- Trước hết chọn phần mềm nền (Hệ điều hành, hệ quản trị Cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, phần mềm mạng)
- Chuyển các thiết kế thành các chương trình (phần mềm)
- Kiểm thử hệ thống cho đến khi đạt yêu cầu đề ra, từ kiểm thử các module chức năng, các hệ thống và nghiệm thu cuối cùng
Giai đoạn 5: Cài đặt, vận hành và bảo trì
- Trước hết phải lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống
- Cài đặt phần mềm
- Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lý và bảo trì.
- Viết tài liệu và tổ chức đào tạo
- Đưa vào vận hành
- Bảo trì hệ thống, gồm có: Sửa lỗi, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống.
1.1.3 Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp
HTTT quản lý: Là hệ thống nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp hay một tổ chức.
Hạt nhân của hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin phản ánh tình trạng hiện thời và tình trạng kinh doanh hiện thời của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin thu thập các thông tin đến từ môi trường của doanh nghiệp, phối hợp các thông tin có trong cơ sở dữ liệu để giữ cho các thông tin ở đó luôn phản ánh đúng tình trạng hiện thời của doanh nghiệp.
Một số HTTT quản lý trong một doanh nghiệp như:
Hệ thống quản lý nhân sự
Hệ thống quản lý tiền lương.
Hệ thống quản lý vật tư.
Hệ thống quản lý công văn đi, đến.
Hệ thống kế toán.
Hệ thống quản lý tiến trình…
HTTT quản lý trong doanh nghiệp giúp cho thông tin trong doanh nghiệp được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, từ đó các nhà quản lý trong doanh việc ra các quyết định kịp thời. Do đó nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Sự cần thiết phát triển HTTT quản lý trong doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp có HTTT quản lý hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể:
Khắc phục khó khăn trước mắt để đạt được các mục tiêu đề ra
Tạo ra năng lực chớp được các cơ hội hay vượt qua các thách thức.
Ngoài ra, do sức ép trong hợp tác, HTTT quản lý là một trong những yếu tố mà mỗi đối tác đánh giá giá trị của doanh nghiệp
Đó là những nguyên nhân phải phát triển HTTT quản lý trong doanh nghiệp.
1.2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuộc tài sản lưu động, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và các quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiển gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền là điều kiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí, tham ô tài sản của đơn vị.
Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiền cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại tiền mặt.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục quản lý tiền mặt.
1.3.2 Các quy định khi hạch toán vốn bằng tiền
* Kế toán vốn bằng tiền tuân thủ các nguyên tắc sau:
Kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (VNĐ).
Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ và được theo dõi chi tiểt riêng từng nguyên tệ trên tài khoản 007”ngoại tệ các loại”.
Các loại vàng, bạc,đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) ngoài ra phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ giá thực tế.
* Quy định về hạch toán tiền mặt tại quỹ:
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.
Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ không trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu hoặc làm thay công tác kế toán. Tất cả các khoản thu chi đều phải có chứng từ hợp lệ và phải có chữ ký của kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị.
Thủ quỹ do giám đốc chỉ định và không được nhờ người khác làm thay.
Tiền mặt phải được bảo quản trong két an toàn, chống mất trộm, chống cháy, chống mối xông.
Phải thường xuyên tiến hành kiểm quỹ với sự chứng kiến của kế toán trưởng để phát hiện kịp thời khoản chênh lệch để có biện pháp xử lý; ngăn chặn mọi hành vi biểu hiện tiêu cực xâm phạm tài sản của Doanh nghiệp.
Hàng ngày khi nhận được báo cáo quỹ kèm các chứng từ do thủ quỹ gửi đến kế toán quỹ phải đối chiếu, kiểm tra số liệu trên từng chứng từ. Sau khi kiểm tra xong kế toán lập định khoản và ghi vào sổ tổng hợp tài khoản tiền mặt.
* Quy định về tiền gửi ngân hàng:
Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các công ty tài chính, bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc, đá quý...
Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch thì vấn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch theo dõi ở tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và báo cho ngân hàng đối chiếu, xác minh lại.
Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, tài khoản thanh toán phù hợp, thuận tiện cho giao dịch. Kế toán phải tổ chức theo dõi theo từng ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiện kiểm tra đối chiếu.
1.3.3 Trình tự kế toán vốn bằng tiền
1.3.3.1 Trình tự kế toán tiền mặt
* Đối với các khoản thu chi bằng đồng Việt Nam
* Đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ
1.3.3.2 Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng
* Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam
* Đối với tiền gửi là ngoại tệ
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.3.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Dữ liệu chính là yếu tố đầu vào của thông tin. Để có được thông tin hữu ích, doanh nghiệp cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu thật khoa học và hợp lí. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật nói chung, của Công nghệ thông tin nói riêng là cơ sở để quản lí dữ liệu khoa học. Công nghệ quản lí dữ liệu tiến bộ cho phép biểu diễn dữ liệu thành các file riêng biệt và tổ chức chúng thành những cơ sở dữ liệu dùng chung. Hiện nay những hệ quản trị Cơ sở dữ liệu đang được dùng nhiều là: Microsoft Acess, SQL server, Foxpro, Oracle…
Dưới đây là một số khái niệm cơ bản trong một cơ sở dữ liệu:
Bảng (Table): Dùng để ghi chép dữ liệu về một nhóm phân tử nào đó được gọi như là một thực thể.
Thực thể và thuộc tính của thực thể: đã nêu ở phần mô hình E – R..
Thực thể (Entity): Là một nhóm người, đồ vật, hiện tượng, sự kiện hay khái niệm bất kỳ với các đặc điểm và tính chất cần ghi nhớ.
Thuộc tính (Attribute): Mỗi thực thể đều có những đặc điểm và tính chất mà người ta gọi là thuộc tính. Mỗi thuộc tính là một chi tiết dữ liệu riêng biệt thường không thể chia nhỏ hơn được nữa.
Cơ sở dữ liệu (Data Base): Là một nhóm gồm một hay nhiều bảng liên quan đến nhau.
Hệ cơ sở dữ liệu (Data Base Systems): Là tập hợp các cơ sở dữ liệu có liên quan tới nhau.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Data Base Management Systems): Là một hệ thống chương trình máy tính giúp tạo lập, duy trì và sử dụng các cơ sở dữ liệu.
Các hoạt động chính của một cơ sở dữ liệu: cập nhật, truy vấn dữ liệu và cho phép lập các báo cáo.
1.3.2 Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường dùng
Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng phổ biến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Oracle, SQL, Microsoft Access, hoặc Microsoft Visual Foxpro.
* Oracle
Đây có thể nói là một hệ quản trị CSDL hàng đầu trên thế giới. Hơn hai phần ba trong số 500 tập đoàn công ty lớn nhất thế giới (Fortune 500) sử dụng Oracle. Ở Việt Nam hầu hết các đơn vị lớn thuộc các ngành ngân hàng, kho bạc, thuế, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, dầu khí,… đều sử dụng hệ quản trị CSDL Oracle. Có được như thế là vì Oracle hiện đang dẫn đầu về các tính năng như:
- Độ ổn định và tin cậy cao
- Khả năng xử lý dữ liệu rất lớn, có thể lên đến hàng trăm TeraByte (1 TeraByte ~ 1,000 GigaByte ~ 1,000,000,000 KiloByte) mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lý dữ liệu rất cao.
- Khả năng bảo mật rất cao, Oracle đạt độ bảo mật cấp C2 theo tiêu chuẩn bảo mật của Bộ Quốc Phòng Mỹ và công nghệ CSDL Oracle vốn được hình thành từ yêu cầu đặt hàng của các cơ quan an ninh FBI và CIA.
- Ngoài ra Oracle còn là một hệ CSDL độc lập với hệ điều hành. Nó cho phép không chỉ chạy trên các hệ điều hành thương mại Windows mà còn có thể chạy trên các hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí như Linux rất mạnh và rất phổ biến hiện nay.
Mặc dù đã có mặt tại Việt nam từ những năm 90 nhưng mãi cho đến cách đây vài năm, Oracle vẫn chỉ mới được các cơ quan nhà nước và các tổng công ty rất lớn sử dụng, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm vì Oracle vốn được các doanh nghiệp liệt vào hạng “cao cấp và đắt tiền”. Cũng chính vì lẽ đó mà không có nhiều công ty phần mềm dám đầu tư xây dựng sản phẩm phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp theo công nghệ này.
* SQL
SQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì SQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh.Với tốc độ và tính bảo mật cao, SQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS, ...
SQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc .
* Microsoft Access
Microsoft Access là một Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (QTCSDL) tương tác người
sử dụng chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ
hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin.
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ
dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột.
Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu và báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp.
Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc.
Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic For application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL
* Visual Foxpro
Hiện nay, phiên bản Visual Foxpro được sử dụng nhiều nhất là Visual Foxpro 9.0. Với hệ quản trị này, , ta có thể xây dựng một hệ thống chương trình ứng dụng trong môi trường hệ điều hành Microsoft Windows rất dễ dàng và tiện lợi cho người viết trình và cho người sử dụng. Em quyết định lựa chọn hệ quản trị này để thực hiện đồ án của mình vì những ưu điểm sau đây:
- Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năng thiết kế giao diện trực quan.
- Giúp triển khai các ứng dụng một cách dễ dàng hơn, giảm bớt khối lượng lập trình phức tạp.
- Là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ mạnh cho bộ xử lý CSDL.
Tuy nhiên, Visual Foxpro cũng có những hạn chế như bảo mật kém, không an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi trường mạng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên chi nhánh: chi nhánh công ty cổ phần sản xuất, XNK lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp – Trung tâm thương mại UPEXIM (hay còn gọi là chi nhánh UPEXIM Hà Nội )
Địa chỉ: Số 4/A4 Đầm Trấu – Bạch Đằng - Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 36368795
Fax: (84-4) 36364801
Email: agro@upeximhanoi.com.vn & info@upeximhanoi.com.vn
Website: www.upeximhanoi.com.vn
Thành lập năm 1989, Chi nhánh Upexim Hà Nội là một chi nhánh thuộc Công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp (UPEXIM), trực thuộc Bộ Công Thương ( trước đây thuộc Bộ Thương Mại). UPEXIM nói chung, chi nhánh UPEXIM tại Hà Nội nói riêng đã không ngừng phát triển và có được danh tiếng cả ở thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã đầu tư vào một số cơ sở sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng:
- Quế: quế thanh, quế tròn, quế chẻ…
- Hồi sao
- Cơm dừa: loại tốt và loại thường
- Hoa quả đóng hộp: dứa, dưa chuột, cà chua
- Dầu thông, nhựa thông, nhựa cao su
- Bột gừng, bột nghệ
- Trà: trà đen, trà xanh
- Thảo dược…
Bên cạnh đó, chi nhánh UPEXIM Hà Nội còn cung cấp những sản phẩm Việt Nam với mức giá cạnh tranh ra thị trường quốc tế để sản phẩm của UPEXIM có thể có được vị thế cao trên thị trường. Cùng với sự giúp đỡ của các người nộp tiền quen thuộc và các bạn hàng tốt, UPEXIM sẽ mang sản phẩm Việt Nam ra toàn thế giới.
Về nhập khẩu, chi nhánh chuyên nhập khẩu các loại rượu vang, rượu mạnh,… và bán các loại văn phòng phẩm trong nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
* Chức năng
Chi nhánh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp như quế, hồi, cao su, mây tre đan…, nhập khẩu các sản phẩm như rượu, kinh doanh các loại văn phòng phẩm, đồ gia dụng…
* Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch của công ty, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.
- Giữ gìn, bảo quản tốt thiết bị, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh do công ty giao cho chi nhánh.
- Hàng quý, 6 tháng, hàng năm, nộp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo công ty giao.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI
2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
2.2.2 Hình thức kế toán sử dụng tại chi nhánh
Chi nhánh UPEXIM Hà Nội là đơn vị cấp 2 hạch toán phụ thuộc vào Công ty UPEXIM. Chi nhánh có nhiều phòng ban tập trung tại một địa điểm nên áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán Tập trung.
Kỳ kế toán được áp dụng kỳ kế toán năm (theo năm dương lịch tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12).
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Việt Nam Đồng.
Chi nhánh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chuẩn mực và chế độ ké toán áp dụng: Chi nhánh áp dụng chế độ kế toán của Nhà nước hướng dẫn, thực hiện chế độ kế toán thuộc Công ty UPEXIM do Bộ Tài Chính chấp thuận, tuân thủ tất cả các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Xuất phát từ cơ cấu tổ chức, đặc điểm tổ chức, tính chất quy mô, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị kĩ thuật…Chi nhánh đã áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” với các loại sổ sách như: Chứng tự ghi sổ, sổ cái, các sổ chi tiết…Hàng năm Chi nhánh lập các báo cáo như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo báo cáo tài chính.
Sơ đồ tổng quát về ghi sổ ở Chi nhánh UPEXIM Hà Nội:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ..
: Quan hệ đối chiếu.
2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Kế toán Chi nhánh sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và vận dụng cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản chi tiết: Trong việc quản lý vốn bằng tiền, kế toán Chi nhánh sử dụng các tài khoản:
TK1111: Tiền mặt (bằng đồng Việt Nam)
TK1112: Tiền mặt (bằng ngoại tệ)
TK1121: Tiền gửi ngân hàng (bằng đồng Việt Nam)
TK1122: Tiền gửi ngân hàng (bằng ngoại tệ)
2.2.4 Chứng từ kế toán
Đây là khâu đầu tiên của công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin đầu vào làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin, biến đổi thành thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng.
Hệ thống danh mục chứng từ mà chi nhánh sử dụng là:
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu giao nhận
- Bảng kê hóa đơn bán hàng
- Giấy nộp tiền, séc rút tiền.
2.2.5 Các sổ và báo cáo được sử dụng tại chi nhánh
- Biên bản kiểm kê quỹ
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Báo cáo quỹ tiền mặt
- Báo cáo tiền gửi ngân hàng
- Báo cáo tổng hợp tình hình tạm ứng
2.2.6 Quy trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh
* Thu tiền
Nhận các chứng từ thu như: Bảng kê hoá đơn bán hàng; Giấy nộp tiền mặt; Giấy thanh toán tạm ứng,….kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ theo đúng quy định của đơn vị.
Lập phiếu thu giao một liên cho khách, các chứng từ còn lại chuyển cho bộ phận khác bằng đường nội bộ.
Căn cứ vào các chứng từ đó để nhận toàn bộ số tiền khách hàng nộp vào. Kiểm số tiền cho đúng với số tiền đã ghi trên các chứng từ thu. Cất toàn bộ số tiền đã kiểm đếm và đóng gói xong vào hòm, két.
Ký tên, đóng dấu “đã thu tiền” lên các chứng từ thu.
Ghi sổ thu tiền theo đúng số tiền đã nhận.
* Chi tiền
Nhận và kiểm soát các chứng từ: Giấy đề nghị thanh toán, Bảng kê hoá đơn…phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Ngày, tháng, năm, họ tên, địa chỉ của người lĩnh tiền.
+ Số tiền bằng số, bằng chữ trên chứng từ bảo đảm khớp đúng.
+ Chứng từ có dấu và chữ ký của các thành phần theo quy định
- Đóng dấu “đã chi tiền” lên chứng từ, bảng kê, lập phiếu chi và giao một liên cho khách hàng, liên còn lại được giữ tại phòng Kế toán .
Thủ quỹ chuẩn bị tiền mặt theo các chứng từ đã kiểm tra
Kiểm lại tiền mặt đúng với số tiền ghi trên chứng từ chi và bảng kê.
Đề nghị khách hàng nhận đúng số tiền theo chứng từ chi
Phát tiền cho khách hàng và chứng kiến khách hàng kiểm đếm lại tiền
2.2.7 Tình hình ứng dụng tin học tại chi nhánh
Hiện tại các bộ phận quản lý của Chi nhánh đều sử dụng máy tính để theo dõi và tiến hành công việc. Phòng kế toán của Chi nhánh cũng đã được trang bị máy tính để làm việc. Mỗi kế toán được sử dụng một máy tính riêng. Các máy tính đều nối mạng Internet và mạng cục bộ.
Hiện nay Chi nhánh đang sử dụng phần mềm kế toán của Công ty phần mềm kế toán Việt, tuy nhiên phần mềm này còn nhiều hạn chế trong việc phục vụ công tác kế toán vốn bằng tiền và thường xuyên bị lỗi, gây khó khăn cho người kế toán. Thủ quỹ vẫn sử dụng công cụ Excel để lưu trữ thông tin, thống kê hàng ngày. Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh sẽ tìm phần mềm kế toán phù hợp, có hiệu quả hơn cho công tác quản lý vốn bằng tiền của mình.
2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH
Qua những đặc điểm đã trình bày ở trên có thể rút ra những nhận xét sau đây về công tác kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Upexim Hà Nội:
* Ưu điểm
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chi nhánh
- Hình thức kế toán mà chi nhánh áp dụng phù hợp với đặc điểm, cơ cấu của chi nhánh là nhỏ, các nghiệp vụ phát sinh không quá nhiều và quá phức tạp.
- Chi nhánh sử dụng các chứng từ kế toán đúng theo quy định của Bộ Tài chính, các chứng từ được lưu cẩn thận, không bị thất thoát, nhầm lẫn
- Quy trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền phù hợp với quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo không bị mất mát tiền và tài sản của chi nhánh.
* Nhược điểm
- Thủ quỹ làm việc chủ yếu với excel và làm thủ công nên việc lập báo cáo hay truy xuất thông tin vẫn còn mất nhiều thời gian và công sức.
- Các kế toán đã sử dụng phần mềm, tuy nhiên phần mềm chưa được hiệu quả do hay bị lỗi, các thao tác trên phần mềm còn phức tạp với người sử dụng làm cho công tác kế toán cũng gặp khó khăn.
Từ những nhận định trên, em xin được phát triển hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền để giải quyết những khó khăn của chi nhánh, góp phần làm cho công tác kế toán vốn bằng tiền nói chung, công tác kế toán của chi nhánh nói riêng ngày một hiệu quả.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH UPEXIM HÀ NỘI
3.1 MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG
Từ thực trạng quản lý vốn bằng tiền của chi nhánh, em đưa ra mục tiêu đạt được của HTTT quản lý vốn bằng tiền tại chi nhánh như sau:
- Cập nhật, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền tại chi nhánh
- Lập đầy đủ các báo cáo liên quan vào cuối kì kế toán cũng như các báo cáo tức thời khi kế toán hoặc lãnh đạo chi nhánh có nhu cầu sử dụng thông tin.
- Giúp chi nhánh tránh được tới mức tối đa các sai sót, thất thoát, lãng phí vốn bằng tiền tại chi nhánh.
- Tận dụng được năng lực tài nguyên (hệ thống máy tính), năng lực con người trong toàn chi nhánh.
3.2 MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
3.2.1 Mô tả bài toán
Do thực tế tại chi nhánh UPEXIM Hà Nội không có các hoạt động liên quan đến vàng bạc, đá quý, kim khí quý nên bài toán em đưa ra cũng sẽ không giải quyết các vấn đề về vàng bạc, đá quý, kim khí quý.
Khi có người đến nộp tiền, thủ quỹ kiểm tra các chứng từ đi kèm xem có đúng những chứng từ cần thiết không, đã đầy đủ chữ ký của các đối tượng theo quy định chưa. Nếu đủ điều kiện thì thủ quỹ yêu cầu người đó ra làm việc với kế toán để tiến hành lập phiếu thu. Phiếu thu được chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển tới thủ quỹ. Thủ quỹ kiểm tra phiếu thu xem có đúng số tiền người nộp tiền cần nộp không, nếu đúng thì tiến hành thu tiền, nếu sai thì yêu cầu kế toán lập lại phiếu thu. Khi thu tiền, thủ quỹ phải đếm đủ số tiền, kiểm tra chất lượng tiền xem có đủ quy cách lưu thông không, nếu không thì yêu cầu người nộp tiền đổi sang tiền khác. Nếu người nộp tiền nộp bằng ngoại tệ thì giá trị của khoản ngoại tệ đó được tính theo tỷ giá thực tế của ngoại tệ đó trên thị trường trong ngày hôm đó. Sau khi nhận đủ số tiền, thủ quỹ ký nhận và đóng dấu “đã thu tiền” vào phiếu thu đồng thời yêu cầu người nộp tiền ký nhận vào phiếu thu. Phiếu thu được lập có 3 liên, một liên đưa cho người nộp tiền, một liên thủ quỹ lưu và một liên kế toán lưu. Kế toán tiến hành cập nhật các thông tin trong phiếu thu vào máy tính.
Khi nhân viên có nhu cầu đề nghị chi tiền, nhân viên đó cần trình bày lý do với giám đốc hoặc kế toán trưởng, nếu được chấp nhận, nhân viên viết giấy đề nghị (như giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán …) rồi đưa thủ quỹ để thủ quỹ tiến hành chi tiền. Thủ quỹ phải kiểm tra các chứng từ đi kèm xem có đúng những chứng từ cần thiết không, đã đầy đủ chữ ký của các đối tượng theo quy định chưa. Nếu đủ điều kiện thì thủ quỹ yêu cầu người đó ra làm việc với kế toán để tiến hành lập phiếu chi. Phiếu chi được chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển tới thủ quỹ. Thủ quỹ kiểm tra phiếu chi xem có đúng số tiền nhân viên đề nghị chi không sau đó tiến hành chi tiền, nếu sai thì yêu cầu kế toán lập lại phiếu chi. Trong trường hợp chi bằng ngoại tệ, trước khi chi, thủ quỹ phải tính toán tỷ giá xuất quỹ của ngoại tệ tại thời điểm chi rồi quy đổi ra tiền Việt Nam. Khi chi tiền, thủ quỹ phải đếm đủ số tiền và yêu cầu người nhận tiền kiểm tra lại và ký tên vào phiếu chi. Sau khi nhận đủ số tiền, thủ quỹ ký nhận và đóng dấu “đã chi tiền” vào phiếu chi. Phiếu chi được lập có 3 liên, một liên đưa cho người nộp tiền, một liên thủ quỹ lưu và một liên kế toán lưu. Kế toán tiến hành cập nhật các thông tin trong phiếu chi vào máy tính.
Sau mỗi lần thu chi, thủ quỹ và kế toán đều phải ghi sổ để cuối tháng hay cuối kì tổng hợp. Cuối mỗi kì kế toán, một số nhân viên lập thành ban kiểm kê tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với số liệu đã tổng hợp trên các chứng từ. Sau đó, ban kiểm kê lập biên bản kiểm kê để gửi lên Lãnh đạo. Nếu như số tiền kiểm kê không phù hợp với số tiền ghi trên sổ sách (thừa hoặc thiếu) thì Ban lãnh đạo sẽ có quyết định xử lý đối với khoản tiền chênh lệch.
Đối với tiền gửi ngân hàng, khi rút tiền về nhập quỹ hoặc đem tiền gửi vào ngân hàng, kế toán cần có Séc rút tiền (hoặc Giấy nộp tiền) để giao dịch với ngân hàng. Sau khi giao dịch, kế toán nhận lại 1 liên Séc rút tiền (hoặc Giấy nộp tiền) và ngân hàng sẽ gửi Giấy báo nợ (hoặc Giấy báo có) về cho công ty.
Nếu khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc trả nợ qua chuyển khoản thì ngân hàng cũng sẽ gửi giấy báo có về cho công ty. Khi khách hàng yêu cầu chi tiền (ví dụ trong trường hợp hàng hóa bị trả lại hay khách hàng được chiết khấu sau khi đã thanh toán tiền hàng), nếu chi bằng tiền mặt thì cũng tương tự như chi cho nhân viên, nếu họ yêu cầu chi qua chuyển khoản thì kế toán phải viết ủy nhiệm chi gửi cho ngân hàng để nhờ họ chuyển khoản.
Trong trường hợp ngược lại, công ty thanh toán nợ phải trả người bán bằng chuyển khoản thì phải viết Ủy nhiệm chi và mang tới ngân hàng, nhờ ngân hàng chuyển khoản để trả người bán. Sau khi chuyển khoản cho người bán, ngân hàng sẽ gửi giấy báo nợ để xác nhận số tiền đã chuyển của công ty.
Kế toán và thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên Giấy báo do ngân hàng gửi về, nếu có sai sót thì vẫn phải ghi chép theo chứng từ của ngân hàng đồng thời có thông tin phản hồi cho phía ngân hàng để ngân hàng xác minh lại.
Cuối mỗi kì hoặc khi có yêu cầu, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lập các báo cáo cần thiết gửi lên Ban lãnh đạo và gửi cho Ngân hàng.
3.2.2 Xác định yêu cầu
Qua những mô tả chi tiết ở trên ta rút ra một số kết luận sau:
Đầu vào của hệ thống là các chứng từ thu/chi, Giấy báo nợ/có, quy trình nghiệp vụ kế toán: cách thức ghi chép chứng từ, sổ sách, ...
Đầu ra của hệ thống là các Sổ và Báo cáo.
Yêu cầu của hệ thống mới:
- Hệ thống mới được xây dựng phải giúp người sử dụng giảm tải khối lượng công việc ghi chép sổ sách hàng ngày và khối lượng tính toán, thống kê số liệu cuối kỳ.
- Nhanh chóng đưa ra các Báo cáo, Sổ sách vào cuối kỳ, bổ sung các tính năng cần thiết khác như: kiểm tra lượng tiền mặt tồn quỹ tức thời, đưa ra bảng tổng hợp tình hình thu chi, tình hình tạm ứng…
- Ngoài ra, hệ thống mới phải có khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng, thao tác vào ra dữ liệu đơn giản, chính xác, dễ thực hiện, có khả năng thông báo lỗi tốt, giao diện trình bày đẹp, dễ hiểu, dễ sử dụng, đảm bảo an toàn dữ liệu.
3.3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
3.3.1 Biểu đồ ngữ cảnh
Biểu đồ ngữ cảnh là biểu đồ thể hiện tất cả các thực thể ngoài và các dòng dữ liệu vào, ra hệ thống:
3.3.2 Biểu đồ phân cấp chức năng
3.3.2.1 Biểu đồ
Biểu đồ phân cấp chức năng biểu diễn các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết, mỗi nút là một chức năng, quan hệ giữa các chức năng thể hiện là các đường nối giữa các nút.
3.3.2.2 Mô tả chức năng lá
(1.1) Kiểm tra chứng từ: Kiểm tra tính hợp pháp, đúng đắn của các chứng từ thanh toán. Nếu hợp lệ, đầy đủ các nội dung, chữ ký thì tiến hành lập phiếu thu (phiếu chi). Nếu không hợp lệ, đầy đủ chuyển trả lại để họ chỉnh sửa, bổ sung cho đúng.
(1.2) Xác định tỷ giá
Đối với hoạt động thu ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ được xác định theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngoại tệ đó do ngân hàng trung ương công bố trong ngày hôm đó.
Đối với hoạt động chi ngoại tệ, khi xuất quỹ ngoại tệ, cần tính tỷ giá xuất quỹ theo phương pháp nhập trước xuất trước tức là Tỷ giá xuất quỹ của ngoại tệ là tỷ giá của lần nhập đầu tiên trong kì, nếu như số ngoại tệ xuất lớn hơn số ngoại tệ nhập lần đầu tiên thì số chênh lệch lại được tính theo tỷ giá của lần nhập tiếp theo. Cứ làm như thế cho đến khi tính được tỷ giá của toàn bộ số ngoại tệ cần xuất quỹ.
(1.3) Lập phiếu thu /chi: Sau việc kiểm tra đạt yêu cầu, người lập phiếu sẽ tiến hành viết phiếu thu (chi) với số liệu như đã kiểm tra.
(2.1) Viết ủy nhiệm chi: mỗi khi muốn thực hiện giao dịch qua ngân hàng, kế toán đều phải điền đầy đủ thông tin vào ủy nhiệm chi (theo mẫu của ngân hàng)
(2.2) Cập nhật nợ/ có: Khi ngân hàng gửi giấy báo nợ, giấy báo có về hoặc kế toán lấy sổ phụ về, kế toán phải kiểm tra các giấy tờ, định khoản và xem các thông tin đó có phù hợp với các chứng từ gốc khác không.
(3.1) Lập biên bản kiểm kê: biên bản kiểm kê thống kê các loại tiền với các mệnh giá có trong quỹ cùng với số tiền tương ứng
(3.2) Lập biên bản đối chiếu: Căn cứ vào các chứng từ gốc, phiếu thu, chi… để đối chiếu với số liệu kiểm kê, sau đó lập biên bản đối chiếu xem lượng tiền thực tế có trong quỹ thừa hay thiếu so với số tiền tính theo các sổ sách, chứng từ.
(3.3) Lập báo cáo tăng giảm : Sau khi tiến hành kiểm kê, đối chiếu,căn cứ vào số liệu thực tế thu được, ban kiểm kê tiến hành lập báo cáo về số tiền chênh lệch để gửi lên ban lãnh đạo.
(3.4) Cập nhật quyết định xử lý tăng giảm: Nhận được báo cáo về tình hình tăng giảm, Ban lãnh đạo sẽ quyết định xử lý đối với số tiền chênh lệch và gửi cho bộ phận kế toán, bộ phận kế toán có trách nhiệm thực hiện theo quyết định đó.
( 4.1): Cập nhập tỷ giá: kê toán theo dõi và ghi lại tỷ giá hối đoái ( do ngân hàng Trung Ương công bố) của các loại ngoại tệ mà doanh nghiệp sử dụng.
( 4.2): Đánh giá: Trên cơ sở tỷ giá cập nhật ở trên cùng với kết quả kiểm kê, kê toán tiến hành đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái và ghi vào sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
( 5): Cuối kỳ, kế toán lập các báo cáo gửi lên Ban lãnh đạo, bao gồm: Báo cáo tiền mặt, Báo cáo tiền gửi ngân hàng ( dùng cho đồng Việt Nam và dùng cho ngoại tệ).
* Các hồ sơ dữ liệu sử dụng:
1. Phiếu thu, phiếu chi
2. Giấy đề nghị tạm ứng
3. Giấy thanh toán tiền tạm ứng
4. Giấy đề nghị thanh toán
5. Giấy báo nợ, giấy báo có
6. Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
7. Biên bản kiểm kê quỹ
8. Sổ quỹ tiền mặt
9. Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
10. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
11. Sổ cái
12. Báo cáo tiền mặt
13. Báo cáo tiền gửi ngân hàng
3.3.3 Ma trận thực thể chức năng
Các thực thể
a
b
c
d
e
f
g
i
j
k
l
m
a. Phiếu thu, phiếu chi
b. Giấy đề nghị tạm ứng
c. Giấy thanh toán tiền tạm ứng
d. Giấy đề nghị thanh toán
e. Giấy báo nợ, giấy báo có
f. Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
g. Bảng kiểm kê quỹ
h. Sổ quỹ tiền mặt
i. Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
j. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
k. Sổ cái
l. Báo cáo tiền mặt
m. Báo cáo tiền gửi ngân hàng
Các chức năng nghiệp vụ
a
b
c
d
e
f
g
h
i
j
k
l
m
1. Thu chi tiền mặt
C
R
R
R
U
U
U
U
U
2. Thu chi tiền gửi ngân hàng
R
R
U
U
U
U
3. Kiểm kê, đối chiếu
R
R
R
C
4. Đánh giá
R
C
5. Lập báo cáo
U
C
C
3.3.4 Phân tích mô hình
3.3.4.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0
3.3.4.2 Các biểu đồ luồng dữ liệu mức 1
3.3.4.2.1 Tiến trình “Thu chi tiền mặt”
3.3.4.2.2 Tiến trình “Thu chi tiền gửi ngân hàng”
3.3.4.2.3 Tiến trình “Kiểm kê, đối chiếu”
3.3.4.2.4 Tiến trình “Đánh giá lại”
3.3.4.2.5 Tiến trình “Lập báo cáo”
3.4 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU
3.4.1 Danh mục dữ liệu
STT
Thông tin đầu vào
PHIẾU THU/CHI
1
Số phiếu
2
Ngày tháng lập phiếu
3
Tài khoản nợ
4
Tài khoản có
5
Họ và tên
6
Địa chỉ
7
Lý do
8
Số tiền
9
Số chứng từ gốc
10
Giám đốc
11
Kế toán trưởng
12
Người lập phiếu
13
Người nộp tiền
14
Thủ quỹ
15
Tỷ giá ngoại tệ
16
Số tiền quy đổi
ỦY NHIỆM THU/CHI
1
Số phiếu
2
Ngày
3
Tên đơn vị trả tiền
4
Số tài khoản
5
Tại ngân hàng
6
Tên đơn vị nhận tiền
7
Số tài khoản
8
Tại ngân hàng
9
Số tiền
10
Đơn vị trả tiền (Ký tên)
11
Ngân hàng A
12
Ngân hàng B
GIẤY BÁO NỢ/CÓ
1
Số phiếu
2
Ngày giấy báo
3
Tên ngân hàng
4
Tên khách hàng
5
Địa chỉ
6
Mã số thuế
7
Số tài khoản
8
Số tiền
9
Phí
10
Thuế
11
Tỷ giá
12
Nội dung báo nợ
13
Khách hàng (ký)
14
Giao dịch viên
15
Người có thẩm quyền
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
1
Số
2
Ngày đề nghị
3
Họ tên người đề nghị
4
Địa chỉ
5
Số tiền đề nghị tạm ứng
6
Lý do tạm ứng
7
Thời hạn thanh toán
8
Giám đốc
9
Kế toán trưởng
10
Phụ trách bộ phận
11
Người đề nghị
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
1
Số
2
Ngày
3
Tài khoản nợ
4
Tài khoản có
5
Họ tên người thanh toán
6
Bộ phận
7
Số tiền tạm ứng kỳ trước chưa chi hết
8
Số tiền tạm ứng kỳ này
9
Phiếu chi (số, ngày)
10
Số tiền đã chi
11
Chứng từ (số, ngày)
12
Số tạm ứng không chi hết
13
Chi quá số tạm ứng
14
Giám đốc
15
Kế toán trưởng
16
Kế toán thanh toán
17
Người thanh toán
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
1
Số
2
Ngày
3
Họ tên
4
Lý do
5
Số tiền
BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ
1
Đại diện kế toánD
2
Đại diện thủ quỹ
3
Đại diện bộ phận khác
4
Số dư theo quỹ
5
Số kiểm kê thực tế
6
Chênh lệch
7
Lý do
8
Kế toán trưởng
9
Thủ quỹ
10
Người chịu trách nhiệm kiểm kê
SỔ CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT
1
Loại quỹ
2
Năm
2
Ngày tháng lập
3
Ngày tháng chứng từ
4
Ngày tháng ghi sổ
5
Dư đầu kỳ
6
Phát sinh trong kỳ
7
Dư cuồi kỳ
8
Tài khoản đối ứng
9
Giám đốc
10
Kế toán trưởng
11
Người ghi sổ
BÁO CÁO THU CHI
1
Ngày tháng
2
Số chứng từ
3
Nội dung
4
Số tiền
5
Ghi chú
3.4.2 Xác định các thực thể, các mối liên kết
3.4.2.1 Xác định các thực thể
- Họ tên (trong phiếu thu, phiếu chi) => NHÂN VIÊN (Họ tên, Mã nhân viên, Địa chỉ, Sđt)
- Tên khách hàng => KHÁCH HÀNG (Họ tên, Mã khách hàng, Địa chỉ, Sđt, Số tài khoản)
- Tên ngân hàng => NGÂN HÀNG ( Tên NH, Mã NH, địa chỉ, sđt, sốTK)
- Tài khoản nợ, tài khoản có => TÀI KHOẢN(Tên tài khoản, Loại TK, Mã tài khoản, cấp TK)
- Loại quỹ => QUỸ (tên quỹ)
- Bộ phận => BỘ PHẬN (Tên bộ phận, Mã bộ phận)
- Số chứng từ => CHỨNG TỪ (Số CT, tên CT, ngày CT, TK nợ, TK có, Số tiền, Nội dung) và LOẠI CHỨNG TỪ (Tên loại, số CT)
3.4.2.2 Mối liên hệ giữa các thực thể
Các quan hệ phụ thuộc :
TÀI KHOẢN QUỸ
NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ
KHÁCH HÀNG CHỨNG TỪ
NGÂN HÀNG CHỨNG TỪ
CHỨNG TỪ LOẠI CHỨNG TỪ
NHÂN VIÊN BỘ PHẬN
3.4.3 Mô hình thực thể liên kết
3.5 KIẾN TRÚC HỆ THỐNG
3.6 MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.6.1 Chuyển mô hình thực thể liên kết sang mô hình dữ liệu quan hệ
3.6.1.1 Biểu diễn các thực thể
- NHÂN VIÊN => DANH MỤC NV (Họ tên, Mã nhân viên, Địa chỉ, Sđt)
- KHÁCH HÀNG =>DANH MỤC KH (Họ tên, Mã khách hàng, Địa chỉ, Sđt, Số tài khoản)
- BỘ PHẬN => BỘ PHẬN (Tên bộ phận, Mã bộ phận)
- TÀI KHOẢN => TÀI KHOẢN(Tên tài khoản, Mã tài khoản, LoạiTK, CấpTK)
- NGÂN HÀNG =>DANH MỤC NGÂN HÀNG( Tên NH, Mã NH , Địa chỉ, Sđt, SốTK)
3.6.1.2 Biểu diễn các mối quan hệ
=> GIẤY BÁO (Số phiếu, ngày báo, Số tài khoản, mã NH, số tiền, mã tiền, phí, thuế, nội dung)
, => PHIẾU THU CHI (Số phiếu , Ngày , mã đối tượng thu chi, lý do, số tiền, TK nợ, TK có )
3.6.2 Biểu đồ dữ liệu của mô hình
3.6.3 Cơ sở dữ liệu vật lý
Từ biểu đồ mô hình quan hệ, áp vào nghiệp vụ thực tế của hệ thống ta giữ lại: DANH MỤC NHÂN VIÊN, DANH MỤC KHÁCH HÀNG, BỘ PHẬN, TÀI KHOẢN, DANH MỤC NGÂN HÀNG, GIẤY BÁO, PHIẾU THU CHI.
Ngoài các quan hệ trên, ta đưa thêm 2 quan hệ mới: DANH MỤC NGOẠI TỆ, TTĐƠNVỊ (lưu các thông tin của đơn vị), ỦY NHIỆM TC, TỶ GIÁ và NGƯỜI DÙNG (đảm bảo an toàn hệ thống).
Như vậy sau quá trình phi chuẩn hoá các quan hệ, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Visual Foxpro 9.0, ta xây dựng cơ sở dữ liệu vật lý, gồm các bảng sau:
Bảng: Dm_nv
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Madt
Character
10
Khóa chính
Mã đối tượng
Tendt
Character
40
Tên đối tượng
Địa chỉ
Character
60
Địa chỉ
Sđt
Character
15
Số điện thoại
Bảng Dm_kh
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Ma_kh
Character
10
Khóa chính
Mã khách hàng
Ten_kh
Character
40
Tên khách hàng
Diachi
Character
100
Địa chỉ
Sdt
Character
15
Số điện thoại
Sotk
Character
20
Số tài khoản
Bảng Bophan
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Tenbp
Character
100
Tên bộ phận
Mabp
Character
10
Khóa chính
Mã bộ phận
Bảng Dmtk
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Tentk
Character
40
Tên tài khoản
Matk
Character
10
Khóa chính
Mã tài khoản
Loaitk
Character
30
Loại tài khoản
Captk
Character
5
Cấp tài khoản
Bảng Dm_nh
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Ma_nh
Character
10
Khóa chính
Mã ngân hàng
Ten_nh
Character
60
Tên ngân hàng
Sotk
Character
15
Số tài khoản
Địa chỉ
Character
60
Địa chỉ
Sđt
Character
15
Số điện thoại
Bảng Phieutc
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Sp
Character
10
Khóa chính
Số phiếu
Ngay
Date
8
Ngày lập
Madt
Character
10
Mã đối tượng
Tendt
Character
40
Tên đối tượng
Điachi
Character
100
Địa chỉ
Lydo
Character
100
Lý do
Sotien
Numberic
12,0
Số tiền
Tk_no
Character
10
Tài khoản nợ
Tk_co
Character
10
Tài khoản có
Bảng Giaybao
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Sophieu
Character
10
Khóa chính
Số phiếu
Ngaybao
Date
8
Ngày báo
So_tk
Character
15
Số tài khoản
Ma_nh
Character
10
Mã ngân hàng
Sotien
Numberic
12,0
Số tiền
Matien
Character
10
Mã tiền
Phi
Numberic
12,0
Phí
Thue
Numberic
12,0
Thuế
Nd
Character
100
Nội dung
Bảng Uynhiemtc
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Sp
Character
10
Khóa chính
Số phiếu
Ngay
Date
8
Ngày viết ủy nhiệm
Sotien
Numberic
12,0
Số tiền
Dvtien
Character
10
Đơn vị tiền
Nd
Character
100
Nội dung
Madv
Character
10
Mã đơn vị
Tendv
Character
60
Tên đơn vị
Ma_nhdv
Character
10
Mã ngân hàng đơn vị
Nh_dv
Character
100
Ngân hàng đơn vị
So_tkdv
Character
15
Số tài khoản của đơn vị
Ma_kh
Character
10
Mã khách hàng
Ten_kh
Character
100
Tên khách hàng
Nh_kh
Character
100
Ngân hàng khách hàng
So_tknh
Character
15
Số tài khoản ngân hàng
Bảng Ttdonvi
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Tendv
Character
100
Tên đơn vị
Madv
Character
10
Khóa chính
Mã đơn vị
Diachi
Character
100
Địa chỉ
Sdt
Character
15
Số điện thoại
Bảng Nguoidung
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Ten_nd
Character
40
Tên người dùng
Mk
Character
15
Khóa chính
Mật khẩu
Quyen
Character
20
Quyền
Bảng Dm_ngoaite
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Ten_ngte
Character
40
Tên ngoại tệ
Ma_ngte
Character
15
Khóa chính
Mã ngoại tệ
Kh
Character
20
Ký hiệu
Bảng Tygia
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Khóa
Chú thích
Ngay
Date
8
Ngày
Ma_ngte
Character
10
Mã ngoại tệ
Ten_ngte
Character
30
Tên ngoại tệ
Tygia
Numberic
12,0
Tỷ giá
3.7 XÁC ĐỊNH LUỒNG HỆ THỐNG
3.7.1 Luồng hệ thống tiến trình “1.0 – Thu chi tiền mặt”
3.7.2 Luồng hệ thống tiến trình “2.0 – Thu chi tiền gửi ngân hàng”
3.7.3 Luồng hệ thống tiến trình “3.0 – Kiểm kê, đối chiếu”
3.7.4 Luồng hệ thống tiến trình “4.0 – Đánh giá lại”
3.7.5 Luồng tiến trình “5.0 - Lập báo cáo”
3.8 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM
3.8.1 Giới thiệu tổng quát
Phần mềm quản lý vốn bằng tiền tại chi nhánh UPEXIM Hà Nội là kết quả triển khai bản phân tích thiết kế ở trên. Phần mềm gồm các chức năng chính sau:
1. Quản trị người dùng.
2. Quản lý các thông tin chung về chi nhánh
3. Quản lý, in, tra cứu các danh mục từ điển
4. Nhập và in ra các phiếu thu, phiếu chi.
5. Cập nhật thông tin từ các chứng từ tiền gửi ngân hàng.
6. Theo dõi tức thời số tiền tại quỹ tiền mặt (thu, chi, tồn quỹ).
7. Cập nhật tỷ giá ngoại tệ.
8. In các sổ kế toán về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, biên bản kiểm kê quỹ và các báo cáo như: Báo cáo quỹ tiền mặt, báo cáo tiền gửi ngân hàng
9. Bảo trì dữ liệu: Sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu.
10. Trợ giúp người dùng.
3.8.2 Yêu cầu cài đặt
• Máy tính: Tương thích Intel Pentium II 450 MHz hoặc cao hơn.
• Bộ nhớ: 64MB RAM trở lên (tốt nhất 128 MB).
• Ổ đĩa cứng: Còn trống trên 50 MB.
• Màn hình: 256 color SVGA video, độ phân giải 800x600 hoặc tốt hơn.
• Máy in: Khổ A4.
• CD-ROM tốc độ 12X hoặc nhanh hơn.
• Hệ điều hành: Windows 9x, Windows 2000 hoặc Windows XP
• Bộ gõ tiếng Việt: Chuẩn bộ mã TCVN 5712:1993 nên dùng Unikey 3.6 hoặc Vietkey 2000 trở lên.
3.8.3 Hướng dẫn sử dụng
Để sử dụng phần mềm, người sử dụng phải đăng nhập vào hệ thống thông qua form “Đăng nhập”:
Giao diện “Đăng nhập”
Sau khi đăng nhập thành công, để nắm được chi tiết cách thức sử dụng phần mềm, người dùng có thể tìm hiểu thông qua menu “Trợ giúp”.
3.8.4 Giao diện chính của chương trình
Sau khi nhập đúng tên và mật khẩu, giao diện chính của chương trình sẽ xuất hiện và người dùng sẽ thực hiện được các thao tác trong quyền hạn của mình:
3.8.5 Hệ thống menu của chương trình
* Menu “Hệ thống”
* Menu “Dữ liệu”
* Menu “Sổ sách và báo cáo”
* Menu “Tìm kiếm”
* Menu “Bảo trì dữ liệu”
3.8.6 Một số form giao diện và một số báo cáo được in ra
* Form “Quản trị người dùng”:
* Form “Cập nhật danh mục nhân viên”
* Form “Giấy báo có”
* Form “Phiếu thu”
* Form “Tỷ giá ngoại tệ”
* Form “Tìm kiếm theo nhân viên” (Tình hình thu chi của từng nhân viên)
* Form “Sao lưu dữ liệu”
* Form “Sổ quỹ tiền mặt”
* Form in Chứng từ ghi sổ
* Form in báo cáo quỹ tiền mặt
* Phiếu thu được in ra
* Phiếu chi được in ra
* Chứng từ ghi sổ
* Sổ quỹ tiền mặt
* Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
* Sổ tiền gửi ngân hàng
* Biên bản kiểm kê quỹ (tiền Việt Nam)
* Báo cáo quỹ tiền mặt
KẾT LUẬN
Với mong muốn xây dựng một hệ thống thông tin quản lý vốn bằng tiền một cách toàn diện, thích ứng với nhiều đối tượng người dùng, trên cơ sở nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền, em đã đi phân tích một cách cụ thể về mặt chức năng cũng như dữ liệu của hệ thống. Trên cơ sở đó, em đã bắt đầu đi xây dựng chương trình khai thác và quản lý hệ cơ sở dữ liệu này. Tuy nhiên, để chương trình có thể phù hợp với các phân hệ kế toán khác là một vấn đề phức tạp. Điều đó đòi hỏi có sự tham gia của nhiều người, sự đồng tình ủng hộ của nhiều cấp lãnh đạo. Do thời gian có hạn nên em chưa thể đi sâu tìm hiểu hệ thống để thiết kế được đầy đủ và chính xác các chức năng của hệ thống. Em rất mong có được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để sau khi thực hiện đồ án này, em có thể tiến tới triển khai đề tài này một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đỗ Thu Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Bá Anh, Bài giảng Cơ sở dữ liệu học phần II
[2] VN – GUIDE và Đinh Xuân Lâm, Những bài thực hành Visual Foxpro, Nhà xuất bản thống kê
[3] Nguyễn Ngọc Minh, Lê Thanh Tùng, Hoàng Đức Hải, Nguyễn Đình Tê, Sử dụng và khai thác Visual Foxpro 6.0, Nhà xuất bản giáo dục, 2000.
[4] Nguyễn Văn Ba, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, 2009
[5] GS.TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thủy, Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, 2008
[6] Một số trang web như:
http//www.diendantinhoc.vn
http//www.webketoan.com
http//www.danketoan.com
PHỤ LỤC
A. Các hồ sơ dữ liệu thu thập được
* Phiếu thu
* Phiếu chi
* Ủy nhiệm chi
* Giấy đề nghị tạm ứng
* Giấy thanh toán tiền tạm ứng
* Giấy đề nghị thanh toán
* Biên bản kiểm kê quỹ
* Sổ quỹ tiền mặt
* Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
* Báo cáo thu chi tiền mặt
B. Một số đoạn code trong chương trình
1. Code trong sự kiện Click của nút “Sửa ” trong Form “Cập nhật danh mục nhân viên”
SELECT dm_nv
IF EOF()
thisform.grid1.SetFocus
thisform.Refresh
return
ENDIF
PUBLIC _recno
_recno=RECNO()
PUBLIC _tennv,_manv,_diachi, _sdt
_tennv=tennv
_manv=manv
_diachi=diachi
_sdt=sdt
thisform.text1.Enabled = .t.
thisform.text2.Enabled= .T.
thisform.text3.Enabled = .t.
thisform.text4.Enabled = .t.
thisform.text1.Value=_tennv
thisform.text2.Value= _manv
thisform.text3.Value= _diachi
thisform.text4.Value= _sdt
thisform.text1.SetFocus
thisform.Refresh
thisform.grid1.refresh
GO _recno
RELEASE _tennv,_manv,_diachi, _sdt
2. Code trong sự kiện Click của nút “Tìm” trong form “Tìm kiếm theo nhân viên”
SET SAFETY OFF
SELECT phieutc.ngay,phieutc.sp, phieutc.lydo,phieutc.tkno, phieutc.tkco, phieutc.sotien;
FROM phieutc;
WHERE ALLTRIM(phieutc.madt)==ALLTRIM(thisform.text1.Value) INTO TABLE tg2
thisform.grid1.Refresh
SELECT kq
APPEND FROM tg2
COUNT TO dem
IF dem ==0
MESSAGEBOX("Khong tim thay phieu nao!",1+16,"Thong bao")
ENDIF
thisform.combo1.SetFocus
thisform.grid1.RecordSource="kq"
thisform.grid1.FontName=".vntime"
thisform.grid1.FontSize=13
thisform.grid1.column1.width =75
thisform.grid1.column2.width =75
thisform.grid1.column3.width =230
thisform.grid1.column4.width =75
thisform.grid1.column5.width =75
thisform.grid1.column6.width =96
thisform.grid1.column1.header1.Caption="Ngµy"
thisform.grid1.column2.header1.Caption="S« phiÕu"
thisform.grid1.column3.header1.Caption="Lý do"
thisform.grid1.column4.header1.Caption="TK nî"
thisform.grid1.column5.header1.Caption="TK cã"
thisform.grid1.column6.header1.Caption="Sè tiÒn"
SELECT phieutc
SET FILTER TO
SELECT tg2
ZAP
* Code in Sổ quỹ tiền mặt
CREATE TABLE tam1 FREE (sp c(10),spt c(10),spc c(10),lydo c(100),tkno c(10),tkco c(10),sotien N(12,0),thu N(12,0),chi N(12,0))
SELECT sp FROM phieutc WHERE phieutc.ngay== thisform.text1.Value INTO TABLE tg5
SELECT * FROM dudaungay where dudaungay.ngayluu==(thisform.text1.Value-1) INTO TABLE tg6
SELECT tg6
GO TOP
a1=tg6.thu
a2=tg6.chi
a3=tg6.ton
SELECT phieutc
INDEX on sp TO x1
SELECT tam1
APPEND FROM tg5
INDEX on sp TO x2
SET RELATION TO sp INTO phieutc
replace ALL lydo WITH phieutc.lydo
replace ALL tkno WITH phieutc.tkno
replace ALL tkco WITH phieutc.tkco
replace ALL sotien WITH phieutc.sotien
SELECT tam1
scan
IF ALLTRIM(phieutc.tkno)=="1111"
replace spt WITH sp
replace spc WITH ''
replace lydo WITH lydo
replace thu WITH sotien
replace chi WITH 0
ENDIF
IF ALLTRIM(phieutc.tkco)=="1111"
replace spc WITH sp
replace spt WITH ''
replace lydo WITH lydo
replace chi WITH sotien
replace thu WITH 0
ENDIF
ENDSCAN
SUM tam1.sotien FOR ALLTRIM(tam1.tkno)=="1111" TO tongthu
SUM tam1.sotien FOR ALLTRIM(tam1.tkco)=="1111" TO tongchi
cLEAR
ton=tongthu+a3-tongchi
* cap nhat so du vao bang "dudaungay"
SELECT dudaungay
APPEND BLANK
replace ngayluu WITH thisform.text1.Value, thu WITH tongthu,chi WITH tongchi, ton WITH (tongthu+a3-tongchi)
COUNT FOR ngayluu==thisform.text1.value TO dem
SELECT dudaungay
GO bottom
DO while dem>1
DELETE
skip-1
dem=dem-1
ENDDO
* tao bao cao
x=DAY(thisform.text1.value)
y=month(thisform.text1.value)
z=Year(thisform.text1.value)
SELECT tam1
COUNT TO n
IF n==0
APPEND BLANK
ENDIF
REPORT FORM "report\soquytm.frx" preview
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Hà Nội công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp.doc