Đề tài Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Quá trình đô thị hóa tại khu vực nông thôn sẽ làm chuyển đổi một số làng nghề truyền thống trở thành phố nghề, khi đó việc phát triển trong làng nghề không chỉ dừng lại ở sản xuất mà còn tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong các làng nghề. Mỗi làng nghề truyền thống gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích lịch sử, cũng như đặc trưng kinh tế, văn hóa riêng của mỗi vùng. Vì vậy phát triển du lịch làng nghề vừa quảng bá, giới thiệu sản phẩm của làng nghề vừa góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

doc130 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cơ sở sản xuất chưa cao, mới dừng lại ở các Công ty, HTX, còn các hộ nộp thuế tỷ lệ rất thấp, điều đó chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này chưa đạt hiệu quả cao. Ở cấp chính quyền xã, đây là cơ quan quản lý về mặt địa bàn, người lao động, giải quyết các thủ tục hành chính khác với các cơ sở. Công tác quản lý cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển làng nghề. Đây chính là cấp cơ sở sâu sát trong việc quản lý các cụm công nghiệp làng nghề, quản lý lao động làm thuê... của các cơ sở. Thời gian qua, sự năng động của chính quyền xã đã góp phần rất lớn cho sự phát triển làng nghề như ở xã Châu Khê, xã Đồng Quang... Tuy nhiên còn nhiều địa bàn xã, công tác quản lý lơi lỏng, giải quyết các vấn đề ở địa phương không công bằng, minh bạch, thiếu quan tâm đối với các cơ sở. Điều đó ảnh hưởng xấu đến việc phát triển làng nghề nhất là sẽ gây khó khăn cho việc phát triển làng nghề mới, cấy nghề vào các làng khác trên địa bàn các xã này. Về phía các cơ sở sản xuất: Thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc hợp tác với cơ quan Nhà nước, việc thực hiện luật pháp (Luật doanh nghiệp, Luật HTX, Luật lao động, Luật thuế) chưa nghiêm túc, trình độ của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế, việc báo cáo thống kê của các HTX, doanh nghiệp không đầy đủ. Các hộ sản xuất không đăng ký kinh doanh, trốn thuế ... Đó cũng chính là những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Như vậy, công tác quản lý Nhà nước đối với làng nghề truyền thống là hết sức quan trọng. Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt với làng nghề là vấn đề hiện nay cần giải quyết để phù hợp và củng cố sự phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Từ Sơn. 4.1.8 Công tác an ninh, trật tự xã hội Phát triển làng nghề đã nảy sinh một số vấn đề xã hội đòi hỏi phải quản lý đồng bộ, đó là người lao động từ nơi khác đến làng nghề làm việc và sinh hoạt tại đây khoảng trên 10.000 người hàng năm, vì vậy gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu, cũng như đảm bảo an ninh, trật tự, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội rất phức tạp. Công tác quản lý trật tự đô thị gặp nhiều khó khăn, việc lấn chiếm hành lang, lòng đường, tập kết vật liệu, nguyên liệu sản xuất ở các làng nghề, lấn chiếm đất công, xây dựng không phép xảy ra tràn lan ... Hàng năm UBND huyện tiến hành cưỡng chế từ 2-3 đợt quy mô lớn đến hàng trăm hộ vi phạm tại làng nghề Đồng Kỵ. Tuy nhiên, sau khi cưỡng chế xong, chỉ một thời gian ngắn các hộ lại tái phạm vì tiền xử phạt hành chính không đủ dăn đe các hộ. Trong khi cán bộ giao thông xã phụ trách trật tự đô thị tại địa phương không có chuyên môn, chỉ là chức danh hợp đồng, không nằm trong biên chế nên thay đổi thường xuyên, vì vậy chưa khuyến kích, động viên trong nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc và tinh thần trách nhiệm chưa cao. 4.1.9 Tổng hợp những khó khăn, tồn tại đến phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn Qua điều tra cho thấy sự phát triển của các làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện hiện nay gặp phải những khó khăn, tồn tại chính sau: - Việc quy hoạch các làng nghề truyền thống còn tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc đô thị dài hạn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. - Sự phát triển sản xuất trong các làng nghề truyền thống đòi hỏi mặt bằng cho sản xuất như nhà xưởng, kho bãi, cửa hàng ngày càng lớn. Trong khi sự đô thị hóa nhanh trên địa bàn đã làm cho việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. - Hệ thống sơ sở hạ tầng giao thông, điện, hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề chưa đầy đủ, đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển làng nghề trong quá trình đô thị hóa hiện nay. - Hiện tượng ô nhiễm môi trường xảy ra hầu khắp các làng nghề. Trong đó các làng nghề truyền thống phát triển và có quá trình đô thị hóa nhanh thì mức độ ô nhiễm môi trường càng trầm trọng. Đặc biệt đáng báo động ở những làng nghề truyền thống chuyên tái chế kim loại Đa Hội, làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ và làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan. - Quá trình đô thị hóa cũng bộc lộ yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước như quản lý đất đai, trật tự xây dựng. Trong khi một số cán bộ trong bộ máy quản lý chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý đô thị, lúng túng trước các vấn đề mới nảy sinh như đảm bảo an ninh, trật tự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội ... Trước những tác động trên của quá trình ĐTH để đảm bảo sự phát triển của làng nghề truyền thống huyện Từ Sơn trong thời gian tới thì cần thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, từ việc lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường đến việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước ... Thông qua việc phân tích trên, chúng tôi tổng hợp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn: Điểm mạnh: - Vị trí địa lý thuận lợi - Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động với nhiều làng nghề truyền thống - Sản phẩm của làng nghề truyền thống có chỗ đứng trên thị trường - Cơ sở hạ tầng thuận lợi - Có lực lượng lao động với tay nghề cao Điểm yếu: - Đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch - Thiếu mặt bằng sản xuất - Công nghệ lạc hậu - Cơ sở hạ tầng không đồng bộ - Tác động đến môi trường sinh thái - Phát sinh các vấn đề xã hội như: an ninh, trật tự công cộng - Cán bộ quản lý cấp cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn Cơ hội: - Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển - Xu hướng đô thị hóa nhanh - Tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh mới và kiến thức kinh tế thị trường - Có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến Thách thức: - Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng - Khó khăn đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng - Nguyên liệu sản xuất ngày càng cạn kiệt (làng nghề mộc mỹ nghệ) - Cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm (làng nghề sắt thép và dệt) 4.2 Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn 4.2.1 Những quan điểm phát triển làng nghề truyền thống Một là, phát triển làng nghề truyền thống phải trên quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn. Hai là, phát triển làng nghề phải trên quan điểm đánh giá đúng vai trò, vị trí và thực trạng của làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa. Ba là, phát triển làng nghề truyền thống phải trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng sẵn có của địa phương. Bốn là, phát triển làng nghề truyền thống phải trên quan điểm phát triển bền vững, kết hợp phát triển kinh tế với văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện nông thôn. 4.2.2 Định hướng phát triển làng nghề truyền thống - Phát triển làng nghề truyền thống của huyện phải gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị. Việc phát triển không được tự phát mà phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CN, TTCN - Dịch vụ-Nông nghiệp. - Phát triển làng nghề theo xu hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề dựa trên cơ sở một số mô hình đã thực hiện từ đó củng cố, phát triển sang các làng nghề khác. Mô hình cụm công nghiệp làng nghề được coi là khâu đột phá trong phát triển làng nghề ở trình độ mới với quy mô được nâng lên, hiện đại hơn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sự phát triển. - Phát triển làng nghề truyền thống dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng làng nghề, địa phương. Từ đó có các chính sách xây dựng và phát triển hạ tầng trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân như hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc ... - Quá trình phát triển làng nghề truyền thống không thể tách rời với việc bảo vệ môi trường, mà phải đặt trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng. - Việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại là cơ sở quan trọng để phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. - Sự phát triển ổn định của làng nghề truyền thống cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ gián tiếp thông qua thể chế và các chính sách kinh tế, đến hỗ trợ mang tính trực tiếp vào các lĩnh vực như thị trường, vốn, công nghệ ... và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý cơ sở đối với quá trình phát triển ở các làng nghề truyền thống. 4.2.3 Những giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn 4.2.3.1 Phát triển không gian đô thị ở các làng nghề truyền thống Những năm qua các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng cao, như ở xã Châu Khê với làng nghề sắt thép, xã Đồng Quang với làng nghề mộc mỹ nghệ, hay đa nghề ở xã Đình Bảng, Tân Hồng, Đồng Nguyên. Kèm theo đó là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội như thiếu mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề, khó khăn đáp ứng cơ sở hạ tầng, người lao động từ nơi khác đến làm việc ... Trước thực trạng đó, để đảm bảo sự phát triển của làng nghề trong quá trình đô thị hóa hiện nay, được sự nhất trí của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Từ Sơn đã lập đề án thành lập Thị xã Từ Sơn. Ngày 31/5/2007 Bộ Xây dựng đã công nhận Từ Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV (tương đương đơn vị hành chính cấp thị xã) và huyện đang hoàn thiện thủ tục thành lập phường, đặt tên đường phố để chuyển huyện thành thị xã vào năm 2008. Theo quy hoạch được phê duyệt các làng nghề truyền thống phát triển, có tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ chuyển đổi thành phường như: Phường Đồng Kỵ, Trang Hạ (nghề mộc mỹ nghệ), phường Châu Khê (sắt thép), phường Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng (đa nghề) và phường Đông Ngàn (thương mại, dịch vụ) nằm trong khu vực nội thị với diện tích đất tự nhiên là 3.208,19 ha, còn các xã còn lại nằm khu vực ngoại thị gồm xã Tam Sơn, Phù Khê, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Chẩn với diện tích là 2.925,04 ha, đây là là khu vực tập trung phát triển các làng nghề mới, các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề vừa hỗ trợ sản xuất và giải quyết mặt bằng cho các làng nghề truyền thống khi chuyển đổi sang đơn vị hành chính từ làng, xã thành phố, phường. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Từ Sơn năm 2006, dân số toàn huyện là 143.843 người, trong đó dân số khu vực đô thị gồm 7 phường nội thị là 91.445 người [8]. Dự kiến đến năm 2010 dân số toàn huyện là: 168.009 người, trong đó dân số khu vực nội thị là 117.781 người, đất xây dựng đô thị là 1.694 ha. Đến năm 2020 dân số toàn huyện là: 208.331 người, trong đó dân số khu vực nội thị là 163.716 người, đất dành cho xây dựng đô thị là 2.115 ha. Bảng 4.13 cho thấy diện tích đất quy hoạch phát triển đô thị Từ Sơn đến năm 2020 [32]. Bảng 4.13 Quy hoạch sử dụng đất đô thị Từ Sơn đến năm 2020 ĐVT: ha TT Danh mục sử dụng đất Năm 2006 2010 2020 Tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị 6.133,23 6.133,23 6.133,23 I Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị 3.208,19 3.208,19 3.208,19 A Đất xây dựng đô thị 1.032,04 1.694,00 2.115,00 1 Đất dân dụng 735,88 1.168,00 1.490,00 1.1 Đất ở 373,52 584,00 790,00 1.2 Đất công trình công cộng 62,30 105,00 125,00 1.3 Đất cây xanh - TDTT 71,98 140,00 155,00 1.4 Đất giao thông nội thị 228,08 339,00 420,00 2 Đất ngoài dân dụng 296,16 526,00 625,00 2.1 Đất CN - TTCN 116,72 265,00 330,00 2.2 Đất cơ quan, trường chuyên nghiệp 119,58 140,00 140,00 2.3 Đất an ninh quốc phòng 1,23 1,23 1,23 2.4 Đất di tích lịch sử 12,89 30,00 30,00 2.5 Đất giao thông đối ngoại 42,78 74,00 74,00 2.6 Đất đầu mối hạ tầng 2,96 15,77 49,77 B Đất khác 710,94 685,00 610,00 C Đất nông nghiệp 1.465,21 829,19 483,19 II Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị 2.925,04 2.925,04 2.925,04 A Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật đô thị 42,89 70,00 100,00 B Đất khác 2.882,15 2.855,04 2.825,04 4.2.3.2 Giải pháp về kết cấu hạ tầng Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là nội dung quan trọng đáp ứng sự phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa, góp phần mở rộng sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các vùng và các địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cư. Một số giải pháp kết cấu hạ tầng chủ yếu là: - Đối với đường giao thông: Đẩy mạnh khảo sát, quy hoạch đồng bộ hệ thống giao thông khu vực làng nghề, nâng dần tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa, mở rộng đường liên xã, trục xã mặt cắt rộng từ 12-22,5m, đường liên thôn, trục thôn mặt cắt rộng từ 6-9m. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với cải tạo, duy trì và bảo dưỡng đường xá. Hạn chế không để các phương tiện trở quá trọng tải đi vào để bảo vệ đường và tránh ùn tắc giao thông. - Đối với hệ thống điện: Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất lớn, trong khi mạng lưới điện chưa đáp ứng đủ nhu cầu do vậy cần hoàn thiện và mở rộng hệ thống điện đến các làng nghề. Về kỹ thuật cần hoàn thiện các trạm hạ thế, đường dây tải điện, đảm bảo cung cấp ổn định và giảm tiêu hao điện năng, đặc biệt đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn ở các làng nghề sản xuất sắt thép. Tiến hành phân cấp quản lý và khai thác đường giao thông, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn, thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong đóng góp và chi tiêu việc nâng cấp và xây dựng đường giao thông. - Đối với hệ thống thông tin liên lạc: Tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình, đổi mới thiết bị tại các trung tâm bưu điện, cung cấp đường truyền internet tốc độ cao (ADSL), truyền hình cáp, cung cấp thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là thông tin về thị trường, công nghệ để giúp các cơ sở sản xuất nâng cao kiến thức và nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế thị trường, tạo những trang Web nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề. - Hệ thống cấp, thoát nước: Quy hoạch và xây dựng các công trình cấp, thoát nước, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng mới theo nguyên tắc kết hợp xây dựng với các công trình giao thông, thủy lợi nhằm đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ cho cả vùng, trong đó có làng nghề truyền thống. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục người dân và các cơ sở sản xuất về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, vận động đóng góp đầu tư một phần xây dựng kinh phí công trình. UBND huyện sẽ nâng cấp nhà máy nước hiện có từ 3.000 m3/ngày đêm lên 10.000 m3/ngày đêm và xây dựng nhà máy xử lý nước mặt với công xuất 20.000 m3/ngày đêm lấy từ sông Đuống. - Đối với hệ thống y tế, giáo dục: Đây là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực ở làng nghề. Vì vậy phải tăng cường đầu tư và củng cố hệ thống trường học, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở nhà làm nghề. Đặc biệt phát triển các trung tâm, trường dạy nghề hướng nghiệp góp phần tạo nguồn lao động và bảo tồn, phát triển làng nghề. Đối với các cơ sở y tế cần tằng cường đầu tư xây dựng trạm xá, các cơ sở y tế thôn và năng lực khám chữa bệnh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người dân làng nghề, nhất là những làng nghề truyền thống bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. - Đối với các công trình hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng khu trung tâm thương mại, dịch vụ và đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang. Từng bước hoàn thiện các công trình phúc lợi công cộng như bến xe khách, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, quảng trường trung tâm, khu công viên cây xanh, vườn hoa công cộng ... Vậy cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng, là điều kiện cho sự phát triển các làng nghề truyền thống nói riêng và kinh tế nói chung. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, do vậy ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, địa phương thì cần phải huy động sự đóng góp trực tiếp, tại chỗ của các hộ, doanh nghiệp, các ngành kinh tế ... theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư như đường giao thông nông thôn, thủy lợi. Tuy nhiên giải pháp huy động vốn xây dựng hạ tầng chính là: - Tạo nguồn thu ngân sách bằng cách thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực chất đây là chính sách “đổi đất lấy hạ tầng”. - Bổ sung ngân sách cho vốn đầu tư xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách tập trung. - Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 4.2.3.3 Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp Trong xu hướng mở cửa và hội nhập, mục tiêu của làng nghề truyền thống là dần dần hiện đại hóa, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, quy mô của làng nghề ngày càng lớn, đòi hỏi quy hoạch tổng thể và đồng bộ mà nòng cốt là xây dựng, phát triển các cụm, khu sản xuất tập trung. Vì vậy giải pháp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề là: - Đối với các làng nghề chưa có cụm công nghiệp: Giải pháp trước tiên là tiến hành quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có ®Çu t­ x©y dùng các hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, áp dụng đồng bộ các công nghệ xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn… - Đối với các làng nghề đã quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp: Phải tiến hành rµ so¸t l¹i toµn bé hÖ thèng quy ho¹ch, ®Çu t­ xây dựng hệ thống xử lý nước thải c«ng nghiÖp tập trung, khu vực thu gom rác thải công nghiệp. Yêu cầu các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải sơ bộ. Từ Sơn là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng mô hình cụm công nghiệp làng nghề, phát triển cụm công nghiệp làng nghề là điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn, làm đổi mới bộ mặt nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Hiện nay, toàn huyện đã có 7 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 95,04 ha. Tuy nhiên mặt bằng sản xuất cho các làng nghề ở Từ Sơn vẫn chưa được đáp ứng đủ. Trong thời gian tới, dự kiến các cụm công nghiệp triển khai xây dựng được thể hiện qua bảng 4.14 Bảng 4.14 Dự kiến phát triển các cụm công nghiệp huyện Từ Sơn đến năm 2015 Tên cụm công nghiệp Ngành nghề Diện tích (ha) Năm triển khai 1. Cụm CN sản xuất thép Châu Khê mở rộng Sắt thép 21,2 2008-2010 2. Cụm CN Đồng Phúc xã Châu Khê Mộc mỹ nghệ 13,0 2010-2012 3. Cụm CN Phù Khê Mộc mỹ nghệ 23,1 2008-2012 4. Khu CN công nghệ cao xã Tam Sơn Mộc mỹ nghệ 36,7 2008-2012 5. Cụm CN Hương Mạc Mộc mỹ nghệ 22,2 2010-2012 6. Cụm CN Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trường Mộc mỹ nghệ 28,4 2008-2010 7. Cụm CN Lỗ Sung-Đình Bảng mở rộng Đa nghề 12,0 2008-2010 8. Cụm CN Đồng Nguyên Đa nghề 56,0 2010-2015 9. Cụm CN Phù Chẩn Đa nghề 15,0 2009-2011 Cộng 227,6 Nguồn: Ban quản lý các khu CN, Phòng Hạ tầng kinh tế Từ Sơn Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phù hợp với với quá trình đô thị hóa tại các làng nghề, dự kiến đến năm 2015 huyện Từ Sơn đã tiến hành khảo sát dựa trên quy hoạch tổng thể cũng như điều kiện và khả năng phát triển từng làng nghề. Trong đó ưu tiên quy hoạch xây dựng những làng nghề có quy mô, tốc độ phát triển nhanh như làng nghề sắt thép ở Châu Khê, mộc mỹ nghệ ở Đồng Quang, đa nghề Đình Bảng. Sau đó xây dựng đến các cụm công nghiệp làng nghề vệ tinh như ở xã Phù Khê, Hương Mạc hay phát triển các làng nghề mới ở Tam Sơn, Phù Chẩn. Đến năm 2015 huyện Từ Sơn quy hoạch xây dựng mới và mở rộng 9 cụm công nghiệp với tổng diện tích 227,6 ha. Để xây dựng thành công các cụm công nghiệp ở Từ Sơn trong thời gian tới thì các giải pháp cụ thể là: Thứ nhất, công tác giải phóng mặt bằng: - Có chính sách giá đền bù hợp lý, thống nhất trong khu vực, không để tình trạng doanh nghiệp đi thỏa thuận với các hộ dân. Thực hiện điều chỉnh tăng giá đền bù tại các địa phương giáp ranh với thành phố Hà Nội. - Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đến cơ sở, các hộ dân mất đất phục vụ dự án. - Việc lập quy hoạch dự án cần có sự tham gia của người dân, thực hiện tốt việc công khai quy hoạch. Thứ hai, xây dựng hạ tầng: Xây dựng đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp: nhà điều hành, hệ thống đường giao thông, đường điện, cấp thoát nước, dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông. Hoàn chỉnh hệ thống cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom, xử lý rác thải ... trước khi các cơ sở đi vào hoạt động sản xuất. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp làng nghề: - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công xây dựng. - Các dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp chỉ được ký hợp đồng thuê đất hoặc nhận giao đất sau khi đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận. - Các cơ sở chỉ được phép sản xuất sau khi đã có biên bản kiểm tra các hạng mục công trình xử lý chất thải vận hành thử đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng. Thứ ba, về nguồn vốn: Trước hết cần phát huy nguồn vốn nội lực của các cơ sở, các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong cụm công nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Huy động các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong việc góp vốn tạo cơ sở vật chất ban đầu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nộp tiền đầu tư vào cụm công nghiệp theo 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Khi san nền xong đăng ký mặt bằng nộp 30%. + Giai đoạn 2: Khi xây dựng hạ tầng khu công nghiệp nộp 40%. + Giai đoạn 3: 30% còn lại nộp khi giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê đất. Thứ tư, về tổ chức quản lý: Thành lập Ban quản lý cụm công nghiệp với chức năng, nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chung của toàn cụm như bảo vệ môi trường, quản lý các công trình công cộng, đảm bảo an ninh ... Ban hành quy chế phù hợp nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất hoạt động hiệu quả vì lợi ích riêng của bản thân doanh nghiệp và lợi ích chung của cả khu. Qua thực tế triển khai cho thấy Ban quản lý cụm công nghiệp làng nghề do các cán bộ UBND xã kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách do đó quản lý còn nhiều bất cập, thiếu năng lực quản lý vì vậy nên chuyển về cho Ban quản lý các khu công nghiệp huyện. Đây là cơ quan quản lý trực tiếp cũng như thực hiện lập quy hoạch, phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Chi cục thuế, Phòng Tài nguyên-Môi trường ... trong việc kiểm tra, giám sát. Thứ năm, Chính sách khuyến thích đầu tư xây dựng cụm công nghiệp: - Thực hiện chính sách miễn giảm hợp lý tiền thuê đất. Ngoài các ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổ chức kinh tế di rời vào các khu, cụm công nghiệp làng nghề được miễn giảm tiền thuê đất trong 10 năm đầu và giảm 50% cho những năm hoạt động còn lại của dự án (hay cho đến hết kỳ hạn thuê đất). - Tỉnh Bắc Ninh cần hỗ trợ đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh nói chung và làng nghề nói riêng. Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, phân tán để các làng nghề có điều kiện xử lý môi trường (chất thải, tiếng ồn...), nâng cấp giao thông và cải tạo lưới điện... - Chính quyền địa phương (xã, huyện) cần khẩn trương tiến hành việc nghiên cứu, quy hoạch khu dân cư, khu sản xuất sao cho vừa hiện đại, vừa văn minh và đảm bảo cuộc sống hài hòa, môi trường không bị ô nhiễm. Kế hoạch cụ thể phải được tính toán kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp không gây xáo trộn làm ảnh hưởng tới sản xuất cũng như đời sống của người lao động trong các làng nghề truyền thống. Cần chú ý khi quy hoạch để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư phải phù hợp với đặc điểm của từng làng nghề. Nhìn chung chỉ nên tách những khâu, hoặc những công đoạn sản xuất mang tính công nghiệp, chiếm nhiều diện tích, ảnh hưởng đến môi trường ra khỏi khu dân cư, còn ở những khâu, những chi tiết cụ thể nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe thì vẫn đưa về từng hộ để phù hợp với điều kiện và tập quán lao động trong làng nghề. 4.2.3.4 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc tại các làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững tại các làng nghề cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu là: * Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường Thực tế người lao động và người dân làng nghề coi việc bảo vệ môi trường là việc của các cấp chính quyền. Họ luôn trông chờ vào bên ngoài trong việc cải thiện chất lượng môi trường sống của chính họ. Vì vậy, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, làm cho các thành viên trong cộng đồng nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân những người lao động và nhân dân trong làng nghề. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường. Việc nâng cao nhận thức của người dân có thể đạt được dưới nhiều hình thức như: - Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh, huyện, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ ... tuyên truyền sâu rộng Luật bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường đến cơ sở sản xuất, cụm dân cư, đặc biệt là những làng nghề truyền thống đang bị ô nhiễm như làng nghề sắt thép, mộc mỹ nghệ, nghề dệt. - Sử dụng các phương tiện truyền thanh của thôn, xóm để thông báo, nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh chung, tăng cường các khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng, tổ chức cho các hộ sản xuất ký cam kết về bảo vệ môi trường … * Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường Mỗi làng nghề truyền thống nên x©y dùng quy định về bảo vệ môi trường dựa trên tÝnh chÊt sản xuất đặc thù của tõng th«n, làng. Những quy định này được đưa vào hương ước của làng và ®­îc x¸c ®Þnh làm tiêu chí để xÐt tÆng, công nhận gia đình văn hoá và làng văn hoá, ®¸nh gi¸ viÖc chÊp hµnh chÝnh s¸ch vµ ph¸p luËt cña chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng. Việc thực hiện các quy định này chịu sự giám sát của các cấp chính quyền xã. * Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - Trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường và các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ rác thải. Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng và ngày càng trầm trọng. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất định theo khối lượng chất thải thải ra môi trường. Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những người không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trường g©y ra. - Xã hội hoá các mô hình tổ, đội, HTX, Công ty dịch vụ vệ sinh môi trường làm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn. Trên cơ sở định mức đơn giá do UBND tỉnh quy định có sự đồng thuận về hình thức tổ chức và phương thức hợp đồng giữa đơn vị dịch vụ và chủ cơ sở có nguồn thải. * Biện pháp kỹ thuật công nghệ - Xây dựng các mô hình trình diễn về xử lý khí thải, nước thải, hóa chất độc hại đối với hoạt động sản xuất ở làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Hồi Quan để từ đó nhân rộng mô hình ra tất cả các làng nghề trong huyện. - Khuyến khích cải tiến, áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng rác thải. Tổ chức tập huấn áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Từ đó các cơ sở sản xuất có thể áp dụng như hệ thống xử lý bụi và khí SO2 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nước vôi, phân loại và ghi rõ các thùng hóa chất đã sử dụng ... - Sử dụng giải pháp tuần hoàn các loại chất thải phát sinh trong qúa trình sản xuất như nước thải, chất thải rắn từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất. - Các cơ sở sản xuất phải đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào môi trường. Đây có thể coi là tiêu chí đặt ra khi cấp giấy phép hoạt động. * Giải pháp về quản lý: - UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên-Môi trường, cùng với các sở, ban ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm Luật bảo vệ môi trường, tập trung vào các làng nghề truyền thống sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng như ở làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Hồi Quan. - Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tất cả các cơ sở sản xuất quy mô lớn trên địa bàn các xã có làng nghề đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tiến hành lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường quy định. - Tăng mức tiền xử phạt để đủ dăn đe những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc cơ sở không đóng lệ phí môi trường. Đình chỉ đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, yêu cầu chuyển ra khu sản xuất tập trung và có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mới cho hoạt động trở lại. - Xây dựng các bãi rác thải phù hợp ở từng khu vực làng nghề, xây dựng khu xử lý chất thải của toàn huyện rộng 15 ha tại xã Tam Sơn, trạm xử lý nước thải tại xã Đình Bảng và thôn Đồng Kỵ xã Đồng Quang để tiến hành xử lý nước thải trước khi chảy ra sông Ngũ Huyện Khê. - Xây dựng quy định về quản lý, bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong làng nghề, định mức và thu phí môi trường đối với các hộ, cơ sở sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường. Thành lập đội vệ sinh môi trường của làng nghề (xã nghề) để kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông ... - Các xã đã có khu, cụm công nghiệp tập trung phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý môi trường, hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã và Ban quản lý các KCN cấp trên. - Trong các làng nghề phải có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao động, giám sát và quản lý chất lượng môi trường giúp chính quyền thôn đôn đốc việc thực hiện các quy định của Nhà nước và địa phương về bảo đảm vệ sinh môi trường. - Tiếp trục triển khai và thực hiện tốt các dự án môi trường đang được thực hiện trên địa bàn huyện như: Dự án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường Việt Nam-Canada (VCEF), dự án bảo vệ sức khỏe người lao động và trẻ em tại làng nghề của đại sứ quán Phần Lan. 4.2.3.5 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước - Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các làng nghề truyền thống, coi việc hướng dẫn giúp đỡ phát triển các làng nghề truyền thống là trách nhiệm của các cấp và các ngành, trực tiếp là huyện. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng các chính sách phát triển sản xuất của Nhà nước, của tỉnh, của huyện để nhân dân thông suốt yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giàu cho cơ sở và góp phần làm giàu cho xã hội. - Chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, hướng dẫn tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn, thủ tục hành chính, thông tin kỹ thuật, đào tạo, chính sách xã hội... để phát triển làng nghề. UBND huyện phối hợp với các ban ngành chức năng của tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng quy hoạch, lập các dự án, kế hoạch đầu tư, hỗ trợ vốn, tạo thị trường tiêu thụ, xử lý môi trường nước sạch, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thuế, vốn... - Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và kinh doanh cho các làng nghề. Chính sách đầu tư phát triển phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá nhưng đang gặp khó khăn trong sản xuất. - Cần có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các ngành của tỉnh và huyện, đảm bảo trên từng địa bàn đều có sự quản lý thống nhất, có một đầu mối thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các làng nghề. Trong hệ thống quản lý Nhà nước, cấp huyện là cấp quản lý trực tiếp đối với các làng nghề. Vì vậy cần tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, kinh tế thị trường, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, trước hết là cán bộ cấp huyện. - Nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý của cấp xã, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất nhằm uốn nắn kịp thời những mặt yếu kém, lệch lạc và có hình thức xử lý thích đáng đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Đồng thời khắc phục tình trạng kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà, cản trở sản xuất kinh doanh. 4.2.3.6 Một số giải pháp khác Để đẩy nhanh quá trình phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, ngoài những giải pháp chính đã nêu trên thì cần thực hiện tốt một số chính sách, giải pháp khác sau: + Phát triển làng nghề mới Trước sức ép của tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay, diện tích đất sử dụng cho xây dựng hạ tầng đô thị ngày càng lớn, giá đất đô thị tăng nhanh, giải quyết diện tích đất dùng để sản xuất ngày càng khó. Chính vì vậy muốn phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa thì cần giữ vững và phát triển làng nghề cũ, trên cơ sở đó nhân rộng ra các làng mới vừa mở rộng phát triển sản xuất vừa giảm sự tác động môi trường tại làng nghề cũ. Phát triển các làng nghề mới ở Từ Sơn được thể hiện qua bảng 4.15 Bảng 4.15 Phát triển các làng nghề mới trên địa bàn huyện Ngành nghề Làng nghề truyền thống Làng nghề mở rộng 1. Sắt thép - Đa Hội (Châu Khê) - Trịnh Xá, Trịnh Nguyễn, Đồng Phúc, Song Tháp, Đa Vạn (Châu Khê) - Tân Lập (Đình Bảng) 2. Mộc mỹ nghệ - Đồng Kỵ (Đồng Quang) - Phù Khê Đông, Phù Khê Thượng (Phù Khê) - Hương Mạc, Kim Thiều, Mai Động (Hương Mạc) - Trang Liệt, Bính Hạ (Đồng Quang) - Nghĩa Lập, Tấn Bào (Phù Khê) - Đồng Hương, Kim Bảng, Vĩnh Thọ (Hương Mạc) - Dương Sơn, Thọ Trai, Tam Sơn, Phúc Tinh (Tam Sơn) - Dương Lôi (Tân Hồng) - Xuân Thụ (Đồng Nguyên) 3. Dệt - Hồi Quan, Tiêu Long (Tương Giang) - Tiêu Sơn, Tiêu Thượng, Hưng Phúc, Tạ Xá (Tương Giang) Nguồn: Phòng Thống kế huyện Từ Sơn Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã lan tỏa sang các làng nghề thuần nông khác lân cận để hình thành các làng nghề mới. Trong đó từ 9 làng nghề truyền thống đã phát triển sang các làng nghề khác xung quanh. Để các làng nghề mới phát triển thì cần tập trung quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp theo nhóm nghề, tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp, thoát nước), quy hoạch và xây dựng bãi rác thải xa các khu dân cư đông đúc, khắc phục tình trạng ô nhiễm như một số làng nghề truyền thống hiện nay đang gặp phải. + Giải pháp thị trường Đối với làng nghề truyền thống thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Thực tế ở các làng nghề cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được đầu ra của sản phẩm, sự biến động thăng trầm của các làng nghề phần lớn do thị trường quyết định. Củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, để làm được điều đó thì sản phẩm của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đồng thời phải năng động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội giới thiệu sản phẩm như tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu làng nghề ... Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Tổ chức đa dạng kênh tiêu thụ, mở rộng đại lý, cửa hàng. Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng nghề sẽ trở thành phố nghề, khi đó việc xây dựng hệ thống cửa hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm như đối với làng nghề mộc mỹ nghệ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng. + Giải pháp về vốn Vốn là yếu tố vật chất có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất của các cơ sở. Đối tượng vay vốn lớn thường là các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị công nghệ sản xuất mới, các Công ty, HTX. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kênh huy động vốn Nhà nước bao gồm: Các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng tư doanh... và nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tuy nhiên lượng vốn vay ít, trong khi lượng vốn đầu tư cho đổi mới thiết bị công nghệ lớn, do đó tăng cường huy động các nguồn vốn khác như vốn của người lao động, vốn trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó cần tập trung chỉ đạo nâng cao mức vốn và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với địa bàn làng nghề truyền thống. Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp từ bên ngoài thông qua các chương trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề. Huy động tối đa nội lực các thành phần kinh tế ở địa phương cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể mà huy động đóng góp để hình thành một nguồn vốn dùng vào mục đích hỗ trợ làng nghề, hỗ trợ việc xây dựng các dự án, đề án đổi mới công nghệ của làng nghề truyền thống. Nhân rộng mô hình mở văn phòng hoặc chi nhánh của các ngân hàng thương mại ngay trong cụm công nghiệp làng nghề như ở xã Châu Khê, Đồng Quang để đáp ứng nhanh chóng vốn cho các cơ sở sản xuất khi cần thiết và việc luân chuyển tiền tệ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. + Giải pháp kỹ thuật, công nghệ Khoa học công nghệ mới là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp hài hoà giữa công nghệ tiến tiến với công nghệ cổ truyền. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến môi trường. - Đối với làng nghề sản xuất sắt thép: cần xây dựng chương trình nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đầu tư lò luyện thép sử dụng nguyên liệu đầu vào là phôi thép nhập khẩu và phôi thép của các nhà sản xuất thép trong nước thay thế dần nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế thải. Nghiên cứu áp dụng chuyển giao công nghệ từ thép cán nóng sang cán nguội nhằm nâng cao chất lượng, tiến tới sản xuất thép tấm và thép chế tạo thay cho việc chỉ sản xuất thép như hiện nay. - Đối với làng nghề mộc mỹ nghệ: cần nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý nguyên liệu trước và trong khi gia công nhằm khắc phục độ cong vênh do thời tiết, phù hợp với việc xuất khẩu sang các miền khí hậu khác nhau. - Đối với làng nghề dệt: cần đầu tư, nghiên cứu áp dụng các dây truyền công nghệ dệt mới hiện đại của Nhật, Trung Quốc... thay thế hệ thống công nghệ lạc hậu để tạo ra nhiều loại sản phẩm dệt khác nhau, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. - Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các làng nghề truyền thống vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả cao. Nhà nước hỗ trợ dịch vụ tư vấn về quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hàng năm có kế hoạch đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là hỗ trợ vốn, trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống. + Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hàng năm lực lượng lao động trong các làng nghề truyền thống được bổ sung chuyển từ lao động nông nghiệp, điều này góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở Từ Sơn trong những năm tới theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, hàng năm còn có thêm lực lượng lao động làm thuê từ các địa phương khác đến. Từ đó hình thành thị trường lao động, tuy nhiên hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức, quản lý chưa chặt chẽ. Vì vậy trong thời gian tới các làng nghề truyền thống đòi hỏi đào tạo và phát triển nhân lực cần tập trung vào các giải pháp: - Tổ chức lại hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cải tiến nội dung, chương trình đào tạo cho sát thực với nhu cầu của làng nghề truyền thống. - Phòng Kinh tế huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các cơ sở sản xuất trên cơ sở giúp đỡ của Sở Công nghiệp, Liên minh các HTX, Sở Nội vụ, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội mở các khoá đào tạo ngắn hạn về kiến thức quản lý cho chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng. Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động, lớp học này được tổ chức thường xuyên, liên tục ngay tại các địa phương có nghề với sự tham gia của các nghệ nhân và các thợ kỹ thuật cao gắn lý thuyết với thực hành, gắn đào tạo với sử dụng. - Ưu đãi và trọng dụng các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống, khuyến khích họ sáng tạo và truyền nghề cho con cháu. - Đi đôi với các giải pháp cụ thể cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động trong các làng nghề truyền thống. + Phát triển du lịch làng nghề Quá trình đô thị hóa tại khu vực nông thôn sẽ làm chuyển đổi một số làng nghề truyền thống trở thành phố nghề, khi đó việc phát triển trong làng nghề không chỉ dừng lại ở sản xuất mà còn tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong các làng nghề. Mỗi làng nghề truyền thống gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích lịch sử, cũng như đặc trưng kinh tế, văn hóa riêng của mỗi vùng. Vì vậy phát triển du lịch làng nghề vừa quảng bá, giới thiệu sản phẩm của làng nghề vừa góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc. Với lợi thế Từ Sơn được coi là cái nôi của văn hóa Kinh Bắc, có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như Chùa Tiêu, các lăng mộ và đền thờ 8 vị vua nhà Lý, Đình làng Đình Bảng, cùng với quần thể khu du lịch văn hóa Đền Đầm, khu công viên sinh thái Đình Bảng, sân gôn 18 lỗ tại xã Phù Chẩn. Bên cạnh đó kết hợp với du lịch văn hóa quan họ và làng nghề truyền thống khác trên địa bàn tỉnh sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch cũng như vui chơi, giải trí khu vực cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội trong những năm tới. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình CNH-HĐH, xu hướng phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa đã dẫn đến sự thay đổi từ làng nghề truyền thống xuất hiện các làng nghề mới, làng công nghiệp, khu, cụm công nghiệp làng nghề. 2. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra nhanh và có sự tác động đến phát triển kinh tế, xã hội, làm chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất CN-TTCN và xây dựng đô thị, chuyển đổi lao động nông nghiệp sang nghành nghề khác, làm thay đổi cảnh quan, không gian kiến trúc cũng như tác động đến môi trường và nảy sinh các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển. 3. Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Từ Sơn gồm 3 ngành nghề chính là: nghề sắt thép, nghề mộc mỹ nghệ và nghề dệt, những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tích cực. 4. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các làng nghề truyền thống huyện Từ Sơn, khu vực làng nghề mộc mỹ nghệ, sắt thép có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, sau đó đến khu vực làng nghề dệt. Sản phẩm của làng nghề mộc mỹ nghệ sẽ vẫn có điều kiện phát triển trong quá trình đô thị hóa, trong khi sản phẩm làng nghề sắt thép, nghề dệt sẽ gặp nhiều khó khăn về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm ... 5. Quá trình đô thị hóa đã làm nảy sinh những khó khăn đối với việc phát triển của các làng nghề truyền thống về mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, trong khi cơ chế chính sách và công tác quản lý Nhà nước còn hạn chế, bất cập. 6. Quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là các giải pháp quan trọng để phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn trong thời gian tới. 5.2 Kiến nghị Đối với Nhà nước - Tăng cường công tác khảo sát, lập quy hoạch đô thị tại các khu vực làng nghề truyền thống phát triển, có quá trình đô thị hóa nhanh, tránh lập quy hoạch ngắn hạn, tự phát, thiếu đồng bộ. Đối với tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn - UBND tỉnh sớm hoàn thiện và thực hiện quy chế hoạt động của các cụm công nghiệp làng nghề, từ đó làm cơ sở tăng cường hiệu quả công tác quản lý trong các cụm công nghiệp làng nghề hiện nay. - Thống nhất và tập trung quản lý các cụm công nghiệp làng nghề do Ban quản lý là UBND xã kiêm nhiệm chuyển về Ban quản lý các khu công nghiệp trực thuộc UBND huyện quản lý, vì hiện nay một số cụm công nghiệp do cấp xã quản lý đang gặp khó khăn về năng lực và trình độ. - Tăng cường sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và UBND huyện đối với làng nghề truyền thống, đặc biệt bổ sung cán bộ chuyên trách và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý trật tự đô thị, môi trường. Tăng cường chức năng của các cấp chính quyền cơ sở trong việc quản lý hành chính trực tiếp đối với các làng nghề, các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Đối với các cơ sở sản xuất - Các cơ sở nên di chuyển khu vực sản xuất từ các khu dân cư vào các cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực làng nghề. - Nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Áng, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (2002), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến ngoại thành Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. Ban quản lý các khu công nghiệp huyện Từ Sơn (2006), Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp 3. Vũ Thị Bình, Nguyễn Quang Học, Quyền Thị Lan Phương (2007), Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Trường ĐHNN1 4. Bộ Công nghiệp (1996), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội 5. Bộ Xây dựng - Ban tổ chức Chính phủ (2002), Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 8/3/2002 về hướng dẫn phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị 6. Bộ Xây dựng (2007), Thỏa thuận đề án công nhận thị trấn Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là đô thị loại IV 7. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội 8. Cục thống kê Bắc Ninh (2006), Khảo sát dân số và nguồn lao động huyện Từ Sơn (Thời điểm 0 giờ ngày 01/06/2006) 9. Chính phủ (2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. 10. Đỗ Đức Chính (1997), “Cách mạng xanh, cách mạng trắng và phát triển nông thôn Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận 11. Trần Ngọc Chính (2006), “Việt Nam với tiến trình đô thị hoá”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 3/2006 12. Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hiên (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong CNH-HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 13. Trần Trọng Đăng Đàn (2006), “Đô thị hoá nhìn từ phía văn hoá”, Tạp chí Cộng sản, số 3/2006 14. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 15. Nguyễn Hữu Đoàn, Nguyễn Đình Hương (2002), Giáo trình kinh tế đô thị, NXB giáo dục, Hà Nội 16. Lưu Đức Hải (2006), “Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững tại Việt Nam”, Diễn đàn phát triển đô thị bền vững, tháng 5/2006, Hà Nội 17. Mai Thế Hởn (1999), “Tình hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở một số nước Châu Á, những kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế thế giới,(3),40-60 18. Khi nông dân không có ruộng (23/10/2004), Tiêu điểm VTV1, 19. Phạm Đức Minh, Lê Thị Nghệ, Nguyễn Văn Thăng (2000), Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao và đa dạng hóa thu nhập cho hộ gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, Báo cáo khoa học, Viện Kinh tế Nông nghiệp, Hà Nội 20. Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Xuân Mai (2005), Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở TP Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội 21. Lê Viết Nga (2004), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, NXB Văn hóa-Dân tộc, Hà Nội 22. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2006), Chiến lược phát triển đô thị, Hà Nội 23. Nguyễn Duy Quý (1998), Đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước khác, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 24. Sở Tài Nguyên-Môi trường Bắc Ninh (2007), Đề án xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 25. Tatyana P.Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn phát triển bền vững, (Lê Kim Tiên dịch), NXB văn hóa thông tin, Hà Nội 26. Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường Bắc Ninh (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh 2005-2006. 27. Hoàng Trung (2003), “Đô thị hóa làng xã trong hành trình lịch sử của Hà Nội”, Tạp chí Thăng Long Hà Nội, số 14/2003 28 Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển công nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, Hà Nội. 29. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 30. UBND thành phố Hà Nội - Sở kế hoạch đầu tư, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2010 31. UBND tỉnh Bắc Ninh (1998), Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ CNH-HĐH 32. UBND tỉnh Bắc Ninh (2007), Quyết định số 19/QĐ-UBND V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Từ Sơn giai đoạn 2006-2020 33. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 34. Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat_trien_lang_nghe_truyen_thong_trong_qua_trinh_do_thi_hoa_o_huyen_tu_son_tinh_bac_ninh_2716.doc
Luận văn liên quan