Đề tài Phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế. Các tập đoàn tư bản nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt với ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của mình, yêu cầu sớm có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Trong ngành viễn thông Việt Nam (trên phạm vi cả nước). III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu của luận án nhằm: (1).Phân tích bối cảnh và thực trạng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Từ đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam; (2).Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020. IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Ý nghĩa khoa học: Đóng góp thêm cơ sở lý luận hoạch định phát triển ngành viễn thông Việt Nam, từ đó có thể ứng dụng cho những ngành khác. 2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích của đề tài, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, các phương pháp phân tích ngành, phương pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so sánh, trắc nghiệm, phương pháp dự báo theo xu thế. VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra được một số điểm mới sau: (1).Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành viễn thông Việt Nam; (2).Trình bày các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới và phân tích kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước điển hình gồm Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ đó rút ra được bài học cho ngành viễn thông Việt Nam; (3).Phân tích đánh giá được hiện trạng phát triển ngành viễn thông Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới; (4).Đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành viễn thông Việt Nam. Từ đó, tổng kết được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành viễn thông Việt Nam; (5).Đề xuất được các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam năm 2020. VII. KẾT CẤU LUẬN ÁN - Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam và kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới. - Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển của ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua. - Giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020.

pdf235 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14194 20444 25064 29470 33991 42058 57066 76109 74325 109239 118844 Đông Nam Bộ 238308 366497 492791 627117 764195 1009272 1263765 1598936 1963509 2293356 3110867 Ninh Thuận 3665 6136 8436 10536 12901 15808 22506 36834 53001 89414 186061 Bình Thuận 8933 12681 17781 23581 27588 33140 41058 50562 64422 74969 105217 Bình Phước 2949 4305 5584 7397 9363 13840 19831 30360 42999 60948 81361 Tây Ninh 8606 12326 15746 19949 25270 33323 40704 54324 71473 88917 226872 Bình Dương 10420 15214 18150 23540 29491 45355 74716 92367 141325 176362 375660 Đồng Nai 17471 28821 42880 58880 70563 108207 147643 197649 243401 283000 379292 Bà Rịa- Vũng Tàu 11158 18158 25358 32858 42353 59839 71784 78607 118883 186690 150342 TP, Hồ Chí Minh 175106 268856 358856 450376 546666 699760 845523 1058233 1228005 1333056 1606062 Đồng bằng sông Cửu Long 103035 148082 199484 255390 316228 417754 553530 673846 953134 1277528 1576963 Long An 9405 13110 17322 21022 25386 31895 41776 52899 84691 105910 161892 Tiền Giang 9074 13714 18264 23851 28825 37748 48363 61008 80512 102537 154432 Bến Tre 6175 9887 14402 19252 23917 29890 36651 47514 68423 82108 136375 Trà Vinh 5536 7894 10044 12605 15066 21029 28929 36310 51129 59904 95549 Vĩnh Long 5677 8027 10827 14427 19407 25391 32587 41695 53828 68531 79955 Đồng Tháp 8252 11463 15398 19538 23969 31297 45503 59801 81600 100625 142730 An Giang 13293 19617 26617 34767 42900 55999 75623 86981 107390 123822 126659 Kiên Giang 12117 17630 24290 29015 35424 43921 56208 72514 93749 113089 176987 Cần Thơ 14532 21039 29039 37859 47213 63215 80361 83077 134320 251947 224630 Hậu Giang } Sóc Trăng 6560 9045 11945 15255 18391 26434 34070 34365 57089 62139 88201 Bạc Liêu 9414 12630 8405 11688 15341 21468 29980 37122 60158 93101 51856 Cà Mau 3000 4026 12931 16111 20389 29467 43479 60560 80245 113815 137697 Số thuê bao không phân được theo địa phương 12112 49112 98112 151142 192180 350345 506498 682615 1027744 2266305 5523030 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn, 2006) Phụ lục 2.9 Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường viễn thông trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ: - 10/12/2003 cho phép liên doanh với tối đa 50% vốn góp từ phía Mỹ đối với các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm email, voice-mail, trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển fax giá trị gia tăng, xử lý dữ liệu và thông tin trực tuyến. - 10/12/2004 mở cửa các dịch vụ Internet, cho phép liên doanh có tối đa 50% vốn góp của Mỹ. - 10/12/2005 cho phép liên doanh có tối đa 49% vốn góp của Mỹ đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản gồm chuyển bó, chuyển mạch, telex, fax, thuê mạch riêng, các dịch vụ dựa trên vô tuyến bao gồm dạng ô, di động, vệ tinh. - 10/12/2007 liên doanh tối đa 49% vốn góp của Mỹ với các dịch vụ điện thoại tiếng bao gồm nội hạt, đường dài, quốc tế. Phụ lục 2.10 Đánh giá các chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam giai đoạn từ năm 1991 đến nay 1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 Sau nhiều lần tổ chức sắp xếp lại ngành viễn thông, ngày 26/10/1992 Chính phủ ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu Phát thanh Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Từ thời điểm này, ngành viễn thông đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ với “chiến lược tăng tốc” được thực hiện rất thành công thông qua các giải pháp phát triển sau [I.6]: - Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, bỏ qua công nghệ trung gian; xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ, tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới; - Thứ hai, mềm dẻo và khôn khéo trong quan hệ quốc tế để phá vỡ sự bao vây cấm vận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, phục vụ xây dựng mạng lưới và đào tạo nguồn nhân lực; - Thứ ba, xây dựng và xin phép Nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay tự trả có sự bảo trợ của Nhà nước; tranh thủ sự hợp tác sản xuất của các đối tác trong nước, xây dựng cơ chế phát huy nguồn nội lực trong Ngành để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển Ngành; - Thứ tư, xây dựng và thực hiện chính sách về tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đủ trình độ năng lực, tạo thêm việc làm và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Ngành. Về mặt tổ chức quản lý, từ những thành công trong công tác phát triển mạng lưới, năm 1995 ngành viễn thông đã có thêm một bước chuyển biến quan trọng bằng việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng với việc bắt đầu xác định mở cửa thị trường viễn thông qua quyết định thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel). Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam giai đoạn trước năm 2000 vẫn ở mức rất thấp, VNPT vẫn là đơn vị độc quyền, chiếm trên 90% thị phần. Có thể nói, điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này là sự thành công trong việc tăng tốc phát triển mạng lưới thông qua ứng dụng các công nghệ hiện đại của quốc tế, đưa viễn thông trở thành một ngành kinh tế có những đóng góp hàng đầu cho sự phát triển GDP của quốc gia. Ngoài ra, các chính sách mở cửa thị trường viễn thông giai đoạn này chính là tiền đề cho sự phát triển môi trường cạnh tranh trong thị trường từ sau năm 2000. 2. Chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010 2.1. Nội dung chiến lược Sau thành công của chiến lược tăng tốc, giai đoạn 2001-2010 ngành viễn thông bước vào thực hiện “chiến lược hội nhập và phát triển” với quan điểm viễn thông vừa là một ngành hạ tầng, giúp phát triển các ngành kinh tế xã hội khác vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong công tác phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, chủ động thực hiện hội nhập quốc tế đi đôi với việc giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị quốc gia. Mục tiêu của ngành viễn thông trong giai đoạn này là: - Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin quốc gia có trình độ công nghệ ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới; - Cung cấp dịch vụ phong phú và đa dạng với chất lượng lượng cao, giá cả thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực; - Đưa viễn thông thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ lệ đóng góp cao vào tăng trưởng GDP, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia đóng góp vào phát triển ngành viễn thông. Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời định hướng vươn ra thị trường nước ngoài. Định hướng phát triển các lĩnh vực cụ thể như sau [I.5]: Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. Ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác. - Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng. Mạng thông tin dùng riêng - Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia. Mạng dùng riêng phải vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng. - Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh, đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin. Dịch vụ - Phát triển nhanh, đa dạng hoá và khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực. Đồng thời, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ viễn thông, Internet trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. - Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân, đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại. Cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước. Thị trường - Phát huy mọi nguồn nội lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25 - 30% vào năm 2005, 40 - 50% vào năm 2010 thị phần thị trường viễn thông và Internet Việt Nam. - Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương. Khoa học công nghệ - Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực... Làm chủ công nghệ nhập, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều sản phẩm mang công nghệ Việt Nam. Nguồn nhân lực - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất, làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế. - Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược a. Những thành tựu đạt được Trong hơn nửa đầu giai đoạn chiến lược, ngành viễn thông đã tổ chức thực hiện các định hướng phát triển đề ra và đạt được các kết quả như sau: a1. Về phát triển mạng lưới, dịch vụ - Trong giai đoạn 2001 – 2004, Việt Nam đã bắt đầu hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, bao phủ rộng khắp. Xa lộ thông tin quốc gia được nối tới tất cả các tỉnh trong cả nước bằng các phương thức truyền dẫn băng rộng có công nghệ hiện đại như cáp quang, thông tin vệ tinh, viba, các hệ thống truy cập hữu tuyến và vô tuyến. - Tốc độ phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông và Internet trên toàn quốc trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2002 – 2004 có tốc độ phát triển mạnh. - Ngành viễn thông hiện đang tiến hành triển khai thực hiện việc xây dựng và hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án vệ tinh viễn thông VINASAT; dự án cáp quang biển nội địa, cáp quang biển quốc tế Tricom; Dự án cáp quang đường Hồ Chí Minh; Dự án Hệ thống thông tin duyên hải; các hệ thống thông tin di động mới. a2. Về phát triển thị trường - Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia gồm cả các mạng công cộng và mạng chuyên dùng. Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã được đổi mới tổ chức quản lý sang mô hình tập đoàn. - Đối với lĩnh vực xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông, trong giai đoạn từ 2002 đến 2005, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tập trung thúc đẩy 06 doanh nghiệp đã được cấp phép nhanh chóng triển khai mạng lưới và cung cấp dịch vụ, đồng thời hạn chế xem xét việc hình thành các doanh nghiệp mới nhằm sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng đã và sẽ đầu tư và tiết kiệm các nguồn tài nguyên viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông cũng đã xem xét cấp thêm giấy phép cho các doanh nghiệp hiện có trong việc xây dựng mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế. - Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ, Bộ Bưu chính, Viễn thông cũng đã tăng cường cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tham gia vào thị trường, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đến nay về cơ bản thực hiện được việc chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Tuy nhiên, thị phần mà các doanh nghiệp mới không đạt được từ 25-30% đến năm 2005 như mục tiêu đề ra. a3. Về xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách phát triển Sau khi chiến lược được ban hành, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm Pháp lệnh, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn để tạo cơ sở pháp lý mới cho giai đoạn hội nhập và phát triển và đảm bảo thị trường bưu chính, viễn thông và Internet phát triển và vận hành có hiệu quả. - Hiện nay, Bộ Bưu chính Viễn thông đang hoàn thiện các quy định về kết nối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới có thể tổ chức hoà mạng cung cấp dịch vụ. - Về quản lý hữu hiệu nguồn tài nguyên quốc gia: Bộ Bưu chính Viễn thông đã hoàn thiện quy hoạch đánh số viễn thông quốc gia với các chính sách quản lý minh bạch, bình đẳng để sử dụng hiệu quả kho số viễn thông; Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch chi tiết sử dụng tần số và thực hiện cấp phép sử dụng tần số theo quy hoạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài nguyên tần số trong phát triển thông tin vô tuyến điện; Hoàn thành việc xây dựng và ban hành quy định về quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên Internet, đồng thời nâng cấp hiện đại hoá mạng quản trị tài nguyên, hệ thống máy chủ quản lý tên miền quốc gia (DNS) nhằm nâng cao năng lực quản lý nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ quốc gia tạo môi trường bình đẳng thúc đẩy Internet Việt Nam phát triển. - Về chính sách phổ cập dịch vụ và hoạt động công ích: Chiến lược yêu cầu chú trọng phát triển viễn thông và Internet cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó các doanh nghiệp viễn thông và Internet có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ và hoạt động công ích theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, Bộ Bưu chính Viễn thông mới đang hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến phổ cập dịch vụ và hoạt động công ích như các chính sách về thương quyền, cơ chế điều tiết, chính sách đầu tư và xây dựng quy chế quỹ phổ cập dịch vụ. - Về chính sách giá cước: ƒ Chính sách quản lý giá cước đã tương đối phù hợp để thúc đẩy phát triển viễn thông và Internet. Ngành viễn thông đã đạt được mục tiêu đến năm 2004 hầu hết giá cước các dịch vụ viễn thông Việt Nam thấp hơn hoặc tương tương các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy phổ cập các dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư. ƒ Tuỳ theo mức độ cạnh tranh của dịch vụ, Chính phủ đã có các chính sách quản lý phù hợp: quản lý trực tiếp giá cước của các dịch vụ còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố độc quyền theo nguyên tắc cước dựa trên giá thành. Đối với các dịch vụ đã có cạnh tranh thực sự thì doanh nghiệp được chủ động quyết định giá cước. - Về quản lý chất lượng viễn thông và Internet: Bộ Bưu chính Viễn thông đang hoàn thiện xây dựng và công bố hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và các cơ chế quản lý phù hợp đối với mạng lưới, dịch vụ, vật tư, thiết bị, công trình nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của mạng lưới, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với mạng lưới, dịch vụ, hàng hoá do mình cung cấp và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với chất lượng viễn thông và Internet. a4. Về phát triển nguồn nhân lực: Bộ Bưu chính Viễn thông đã cùng các doanh nghiệp tập trung đầu tư hiện đại hoá các trung tâm đào tạo chuyên ngành, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới giáo trình cập nhật trình độ phát triển của mạng lưới, tăng cường đào tạo và tái đào tạo đội ngũ lao động hiện có, đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát triển, đa dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Có những chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút tài năng, nguồn chất xám trong và ngoài nước tham gia đóng góp phát triển ngành viễn thông Việt Nam. b. Những điểm chưa đạt được so với mục tiêu chiến lược đề ra Bên cạnh những thành tựu đạt được, qua hơn nửa kỳ chiến lược, ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn những tồn tại sau: - Về chủ trương khuyến khích xây dựng các mạng dùng riêng phục vụ cho công tác điều hành của Đảng và Nhà nước: Quan điểm đẩy mạnh phát triển các mạng dùng riêng là rất đúng đắn, thực tế là các mạng thông tin của Quân đội, Công an, Điện lực,… đã được đầu tư phát triển rất tốt. Tuy nhiên, Nhà nước để cho các đơn vị Quân đội, Điện lực sử dụng mạng dùng riêng của mình để tổ chức kinh doanh viễn thông có thể làm cho các đơn vị này sao lãng đi nhiệm vụ chính của mình. Chúng ta có thể tận dụng các mạng dùng riêng để phát triển kinh doanh viễn thông, nhưng các chủ thể kinh doanh phải là những công ty viễn thông, không để các đơn vị Quân đội, Điện lực,… đứng ra kinh doanh như hiện nay. - Về yêu cầu đa dạng hoá dịch vụ, thực hiện giá cước thấp, nâng cao tỷ lệ sử dụng điện thoại: Mục tiêu này đang được triển khai thực hiện tốt, giá cước ngày càng giảm (đã đạt mức bằng hoặc thấp hơn giá cước bình quân của khu vực – Bộ BCVT), tỷ lệ sử dụng điện thoại tăng nhanh (mức tăng trưởng bình quân khoảng 34%/năm – Bộ BCVT). Tuy nhiên sự đa dạng dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng vẫn chưa xứng tầm với quy mô phát triển của mạng lưới viễn thông hiện nay. - Về mục tiêu tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong viễn thông, phấn đấu đến năm 2005 doanh nghiệp mới chiếm 25%-30% thị phần và năm 2010 là 40%-50% thị phần: Thực tế đến hết năm 2005, các doanh nghiệp viễn thông mới chỉ chiếm khoảng 16% thị phần và mục tiêu đạt mức thị phần 40%-50% của các doanh nghiệp viễn thông mới sẽ rất khó thực hiện. Mặt khác, các doanh nghiệp viễn thông mới như Viettel, SPT, EVN Telecom,… cũng đều thuộc sở hữu Nhà nước, do vậy mục tiêu “tạo cạnh tranh mạnh mẽ” giữa các doanh nghiệp này cũng khó đạt được. - Đối với chủ trương đầu tư vào công nghệ hiện đại để phát triển: Ngành viễn thông là một trong số ít ngành ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiếp cận được với trình độ của thế giới, tuy nhiên các công nghệ hiện nay chúng ta có được chủ yếu qua nhập khẩu từ nước ngoài. Việc đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước còn rất yếu, chưa có thành công nào đáng kể. Mặt khác, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa hình thành nên hoạt động nghiên cứu phát triển, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu phát triển viễn thông khó phát triển. Nếu không tự phát triển được công nghệ, khả năng làm chủ được các hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam là rất khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển dịch vụ cũng như giá thành sản phẩm dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong tương lai do sự phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. - Về mục tiêu phát triển nhân lực với trình độ cao để phục vụ cho sự phát triển: Mặc dù trình độ nhân lực viễn thông trong những năm qua đã được từng bước nâng cao, đặc biệt trong các doanh nghiệp viễn thông mới (tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm 60% - Bộ BCVT). Tuy nhiên, theo thống kê của ITU, năng suất lao động trong ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn thấp, xếp gần cuối bảng trong các nước ASEAN, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực ASEAN, năng suất lao động bình quân của Việt Nam là 25.750 USD/01 lao động viễn thông, trong khi mức bình quân của khu vực ASEAN là 147.494 USD/01 lao động viễn thông (nguồn: ITU). Đây là yếu tố cần có sự thay đổi mạnh mẽ để phát triển trong tương lai. Phụ lục 2.11 CÁC SỐ LIỆU VỀ ĐẦU TƯ Bảng 2.11.1: Vốn đầu tư cho các ngành tính theo giá thực tế Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 151183 170496 19910,5 231616,2 275000 Nông nghiệp và lâm nghiệp 17218,2 13628,6 14528,7 16532,6 19700,0 Thủy sản 3715,5 2513,2 2919,4 3042,9 3600,0 Công nghiệp khai thác mỏ 9587,7 8141,1 7922,7 10980,8 13100,0 Công nghiệp chế biến 29171,6 38140,5 45101,7 49431,4 59300,0 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 16983,6 16921,6 20834,5 24090,8 28300,0 Xây dựng 3562,7 9045,8 10435,1 11140,6 13100,0 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 3035,5 7953,0 11899,8 14290,1 17000,0 Khách sạn và nhà hàng 4453,2 2974,7 3827,2 4095,2 4800,0 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 19913,3 26999,1 32229,9 37007,5 44300 Tài chính, tín dụng 1302,9 2017,6 1113,8 1919,8 2200,0 Hoạt động khoa học và công nghệ 1882,8 1935,5 691,5 1117,4 1300,0 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 4031,0 1734,6 2598,1 3490,1 4000,0 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3913,6 3854,0 3475,5 4818,9 5600,0 Giáo dục và đào tạo 6083,7 6225,3 5851,1 6891,0 8200,0 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2323,1 2770,1 3190,2 4231,0 5000,0 Hoạt động văn hóa và thể thao 2811,8 2228,4 3013,7 4151,6 4900,0 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 792,6 342,0 393,6 354,5 400,0 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 20400,2 23070,9 29078,0 34030,0 40200,0 Tỷ lệ đầu tư cho ngành vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc so với tổng số 13.17% 15.84% 16.19% 15.98% 16.11% (*) Số liệu năm 2000, 2001, 2002 được điều chỉnh theo số liệu mới của ngành khai thác mỏ. (Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn) Bảng 2.11.2: Đầu tư trực tiếp trước ngoài theo ngành 1988-2005 (tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị tính: USD STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 3,983 30,670,134,046 13,194,306,153 18,454,818,329 1 CN dầu khí 27 1,891,191,815 1,384,191,815 4,556,250,381 2 CN nhẹ 1,667 8,334,820,162 3,757,445,407 3,152,121,254 3 CN nặng 1,717 13,313,466,747 5,267,467,433 6,531,053,276 4 CN thực phẩm 261 3,135,296,403 1,357,851,161 1,894,416,334 5 Xây dựng 311 3,995,358,919 1,427,350,337 2,320,977,084 II Nông, lâm nghiệp 772 3,729,563,343 1,612,768,526 1,815,757,877 1 Nông-Lâm nghiệp 658 3,421,667,163 1,478,591,145 1,660,316,464 2 Thủy sản 114 307,896,180 134,177,381 155,441,413 III Dịch vụ 1,163 16,134,892,288 7,652,459,899 6,692,470,457 1 GTVT-Bưu điện 161 2,917,439,255 2,317,916,195 735,916,214 2 Khách sạn-Du lịch 163 2,863,768,774 1,247,338,654 2,335,371,047 3 Tài chính-Ngân hàng 60 788,150,000 738,895,000 642,870,077 4 Văn hóa-Ytế- Giáo dục 201 904,212,251 384,212,797 283,224,479 5 XD Khu đô thị mới 4 2,551,674,000 700,683,000 51,294,598 6 XD Văn phòng- Căn hộ 111 3,931,781,068 1,375,208,984 1,769,533,870 7 XD hạ tầng KCX-KCN 21 1,025,599,546 387,519,597 526,521,777 8 Dịch vụ khác 442 1,152,267,394 500,685,672 347,738,395 Tổng số 5,918 50,534,589,677 22,459,534,578 26,963,046,663 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bảng 2.11.3: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2005 (tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 67.30% 60.69% 58.75% 68.44% CN dầu khí 0.46% 3.74% 6.16% 16.90% CN nhẹ 28.17% 16.49% 16.73% 11.69% CN nặng 29.01% 26.35% 23.45% 24.22% CN thực phẩm 4.41% 6.20% 6.05% 7.03% Xây dựng 5.26% 7.91% 6.36% 8.61% II Nông, lâm nghiệp 13.04% 7.38% 7.18% 6.73% Nông-Lâm nghiệp 11.12% 6.77% 6.58% 6.16% Thủy sản 1.93% 0.61% 0.60% 0.58% III Dịch vụ 19.65% 31.93% 34.07% 24.82% GTVT-Bưu điện 2.72% 5.77% 10.32% 2.73% Khách sạn-Du lịch 2.75% 5.67% 5.55% 8.66% Tài chính-Ngân hàng 1.01% 1.56% 3.29% 2.38% Văn hóa-Ytế-Giáo dục 3.40% 1.79% 1.71% 1.05% XD Khu đô thị mới 0.07% 5.05% 3.12% 0.19% XD Văn phòng-Căn hộ 1.88% 7.78% 6.12% 6.56% XD hạ tầng KCX-KCN 0.35% 2.03% 1.73% 1.95% Dịch vụ khác 7.47% 2.28% 2.23% 1.29% Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Bảng 2.11.4: Giá trị đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước phân theo ngành kinh tế Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 89417,5 101973,0 112237,6 125127,6 147500,0 Nông nghiệp và lâm nghiệp 9227,3 8253,0 8503,9 9915,3 11700,0 Thủy sản 1725,6 955,0 927,5 1042,9 1200,0 Công nghiệp khai thác mỏ 8628,0 7840,0 7477,0 10384,8 12700,0 Công nghiệp chế biến 9203,7 20004,7 17058,8 18704,7 19600,0 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 15765,9 15873,4 19638,8 20415,0 24400,0 Xây dựng 2102,7 3592,4 5890,1 6393,9 7500,0 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy , đồ dùng cá nhân và gia đình 1264,0 2020,5 5313,6 2648,8 3100,0 Khách sạn và nhà hàng 901,3 581,3 862,4 1596,1 1900,0 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 18724,2 21356,1 25800,1 26316,3 32400,0 Tài chính, tín dụng 641,7 510,9 212,3 1147,3 1400,0 Hoạt động khoa học và công nghệ 1881,7 1902,6 397,9 836,5 1000,0 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 793,6 574,6 890,7 1188,4 1400,0 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3913,6 3662,7 3072,3 4452,0 5200,0 Giáo dục và đào tạo 5709,5 5434,1 4332,4 5535,2 6500,0 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2168,8 2341,1 2425,3 3129,7 3700,0 Hoạt động văn hóa và thể thao 1559,1 1675,3 2565,3 3547,3 4200,0 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 745,7 306,9 329,7 314,0 370,0 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 4461,1 5088,4 6539,5 7559,4 9230,0 Tỷ trọng đầu tư cho ngành Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 20.94% 20.94% 22.99% 21.03% 21.97% (*) Số liệu năm 2000, 2001, 2002 được điều chỉnh theo số liệu mới của ngành khai thác mỏ. (Nguồn: Tổng cục Thống kê, website: www.gso.gov.vn) Bảng 2.11.5: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (giá thực tế) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chia ra Chỉ tiêu Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 72447.0 30447.0 20000.0 22000.0 1996 87394.0 42894.0 21800.0 22700.0 1997 108370.0 53570.0 24500.0 30300.0 1998 117134.0 65034.0 27800.0 24300.0 1999 131170.9 76958.1 31542.0 22670.8 2000 151183.0 89417.5 34593.7 27171.8 2001 170496.0 101973.0 38512.0 30011.0 2002 199104.5 112237.6 52111.8 34755.1 2003 231616.2 125127.6 68688.6 37800.0 Sơ bộ 2004 275000.0 147500.0 84900.0 42600.0 Cơ cấu(%) 1995 100.0 42.0 27.6 30.4 1996 100.0 49.1 24.9 26.0 1997 100.0 49.4 22.6 28.0 1998 100.0 55.5 23.7 20.8 1999 100.0 58.7 24.0 17.3 2000 100.0 59.1 22.9 18.0 2001 100.0 59.8 22.6 17.6 2002 100.0 56.3 26.2 17.5 2003 100.0 54.0 29.7 16.3 Sơ bộ 2004 100.0 53.6 30.9 15.5 (Nguồn: Tổng cục thống kê, website: www.gso.gov.vn) Phụ lục 2.12 CÁC CHÍNH SÁCH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG 1. Hệ thống các chính sách liên quan đến ngành viễn thông Các chính sách liên quan đến việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam gồm có bốn giai đoạn [I.5]: (1). Viễn thông được xem là công cụ phục vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ do một cơ quan hành chính quản lý (từ năm 1987 trở về trước) Trong giai đoạn này, viễn thông được coi như một ngành phục vụ, Tổng cục Bưu điện là cơ quan hành chính sự nghiệp. Hầu hết đối tượng sử dụng viễn thông là các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, quân đội, công an. Viễn thông trở thành công cụ đắc lực phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Trong những năm 1986-1987, đối tượng sử dụng viễn thông bắt đầu được mở rộng ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân do nền kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. (2). Công ty hoá (1990 - 1995) Sau Đại hội VII, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, viễn thông được coi là một ngành cơ sở hạ tầng, phải đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập, độc quyền cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Chức năng quản lý nhà nước ban đầu được đưa về Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện, sau đó là Tổng cục Bưu điện. (3). Chuẩn bị mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông (1995 -2000) Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1995, khi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho phép thành lập 2 nhà khai thác bưu chính viễn thông mới, đó là: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn và Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, đến năm 2000 gần như toàn bộ thị phần dịch vụ viễn thông cơ bản và đa số thị phần dịch vụ giá trị gia tăng đều do VNPT kiểm soát (chiếm hơn 90%). Để khắc phục các tồn tại do cơ chế độc quyền gây ra, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên và chiến lược phát triển mới đối với ngành viễn thông. Cụ thể trong hai văn bản: - Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và - Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020. (4). Huy động nguồn lực trong nước, mở cửa thị trường viễn thông và hội nhập quốc tế (từ năm 2001) Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã tạo ra một động lực mới trong việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Chỉ thị này đã gây dựng tầm nhìn về ICT và những mục tiêu tổng quát và căn bản của khung pháp luật về ICT ở Việt Nam. Theo như chỉ thị này, công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt được mức tiến bộ trong khu vực với việc đạt được những mục tiêu cơ bản như sau: - Công nghệ thông tin và truyền thông sẽ được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các khu vực. Ngành này sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo được an ninh quốc phòng của một quốc gia. - Cần phải phát triển mạng thông tin quốc gia rộng khắp cả nước. Mạng này sẽ hỗ trợ dịch vụ với lưu lượng lớn, tốc độ cao và có chất lượng với mức giá rẻ, từ đó nâng cao tỷ lệ người sử dụng Internet và có mức bình quân tương đương mức trung bình trên thế giới. - Ngành công nghệ thông tin và truyền thông sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Mức đóng góp của ngành công nghệ thông tin và truyền thông cho GDP sẽ ngày càng cao hơn qua các thời kỳ. Theo định hướng của chỉ thị số 58/CT-TW, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông đến năm 2010 và định hướng phát triển của ngành đến năm 2020 [I.33] (Quyết định số 158/2001/QD-TTG của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2001 về việc thông qua chiến lược phát triển về Bưu chính Viễn Thông ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020). Các chính sách được ưu tiên xây dựng trong giai đoạn này gồm: - Phát triển và cải thiện hành lang pháp lý để chuyển đổi từ môi trường độc quyền sang cạnh tranh. - Phát triển và ban hành các chính sách cấp phép minh bạch với thủ tục đơn giản tạo những điều kiện ưu đãi cho những doanh nghiệp mới. - Phát triển các chính sách và quy định liên quan đến việc kết nối nội bộ, nghĩa vụ dịch vụ viễn thông công ích (USO), đầu tư tại các khu vực vùng sâu vùng xa. - Phát triển quy định về biểu giá theo phương pháp dựa trên giá trị và đảm bảo việc tuyên truyền. - Phát triển và ban hành lộ trình tự do hóa thị trường cho ngành dịch vụ cụ thể với mức thời gian hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị trường. - Mở rộng thị trường bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp được cấp phép tham gia vào thị trường để thúc đẩy cạnh tranh. - Mở thị trường cấp hai. - Cấp phép cho những doanh nghiệp khác kinh doanh ở những khu vực dịch vụ khác nhau: ISP, IAP, dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế. - Khuyến khích quá trình tư nhân hóa trong các doanh nghiệp Viễn thông nhà nước trừ mạng trụ cột quốc gia. 2. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông (1). Giai đoạn từ 1995-2002 a) Nghị định 109 và Pháp lệnh bưu chính viễn thông Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1997 về lĩnh vực bưu chính viễn thông, Nghị định này có thể được xem như là văn bản hướng dẫn cho việc phát triển bưu chính, viễn thông ở Việt Nam từ năm 1997 cho đến khi có Pháp lệnh bưu chính viễn thông, trong đó quy định các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông phải là doanh nghiệp Nhà nước hoặc chịu sự kiểm soát của Nhà nước và Nghị định này không có những quy định về cạnh tranh. Ngược lại, Pháp lệnh bưu chính viễn thông sau này lại cho phép mọi thành phần kinh tế có thể dần cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông thông qua chức năng cấp phép, các điều luật về việc kết nối, việc phân bổ nguồn thông tin. - Những doanh nghiệp chuyên về cung cấp phương tiện như VNPT, ETC, VIETEL, SPT sẽ chịu sự kiểm soát của Chính phủ thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, Internet và bán lại những dịch vụ này. - Những doanh nghiệp chi phối thị trường (những doanh nghiệp có thị phần lớn hơn 30%) sẽ bị kiểm soát để đảm bảo có được sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đây là quy định hoàn toàn mới trong Pháp lệnh so với Nghị định 109. - Việc mở cửa thị trường cần phải đồng thời tạo ra cơ chế cho các dịch vụ công ích, tách rời giữa nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ công ích. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cần phải đóng góp cho Quĩ dịch vụ Viễn thông công cộng dựa trên mức thị phần, và doanh thu của họ. Theo Pháp lệnh trên, thì việc cấp phép được xây dựng như sau: Theo mạng lưới: - Mạng viễn thông công cộng - Mạng viễn thông dùng riêng - Mạng viễn thông dùng cho mục đích sử dụng đặc biệt. Theo dịch vụ: - Dịch vụ cơ bản - Dịch vụ giá trị gia tăng - Kết nối Internet - Truy cập Internet - Ứng dụng Internet Theo người cung cấp: - Nhà cung cấp dịch vụ là những doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ truy cập Internet, có thể bán lại dịch vụ kết nối Internet cơ bản và dịch vụ ứng dụng qua Internet nếu có trong phạm vi giấy phép. Bất kỳ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ. - Nhà cung cấp cơ sở hạ tâng mạng là những doanh nghiệp có thể cung cấp mọi dịch vụ được liệt kê. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước hoặc là các pháp nhân mà nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần mới là những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng. Theo Pháp lệnh bưu chính viễn thông có những loại giấy phép về viễn thông như sau: - Các giấy phép cấp cho việc xây dựng mạng viễn thông dùng riêng (thời hạn hiệu lực không quá 5 năm) - Giấy phép cho việc lắp đặt đường cáp viễn thông tại các khu vực kinh tế đặc biệt và thềm lục địa Việt Nam (thời hạn hiệu lực không quá 25 năm) - Giấy phép cho việc kiểm tra công tác triển khai các dịch vụ mạng và dịch vụ viễn thông (thời hạn hiệu lực không quá 1 năm) - Trước khi những giấy phép được cấp hết hạn, nếu doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và mong muốn được tiếp tục việc cung cấp các dịch vụ, có thể được xem xét để tiếp tục cấp giấy phép mới. b) Việc phát triển Internet Việc kết nối Internet ở Việt Nam được bắt đầu vào tháng 12 năm 1997. Có sự bắt đầu chậm như vậy một phần có thể là do sự e dè của chính phủ. Rất nhiều các nghị định và quyết định hướng dẫn sử dụng Internet ở Việt Nam. Trong đó có quy định hầu hết các vấn đề về mặt thực tiễn, bao gồm cả biểu giá và những những nhà cung cấp dịch vụ Internet đủ năng lực được cấp phép. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2001 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đã quy định một cách rõ ràng nguyên tắc phát triển Internet ở Việt Nam như sau: - Năng lực quản lý phải đi cùng với sự tăng về nhu cầu và cùng lúc đó cần phải có các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn việc lạm dụng Internet, tạo ra những ảnh hưởng ngược chiều cho an ninh quốc gia và phá vỡ các đạo đức xã hội và những tập quán truyền thống tích cực. - Internet cần phải được phát triển với các dịch vụ chất lượng cao đầy đủ và mức phí vừa phải để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nghị định này cũng đã khuyến khích phát triển thông tin bằng tiếng Việt, khuyến khích tạo ra một môi trường thuận lợi các tổ chức và các cá nhân, thông qua Internet giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình Nghị định số 33/2002/QĐ-TTG ngày 8 tháng 2 năm 2002 về kế hoạch phát triển Internet giai đoạn từ năm 2001-2005. Quyết định này đã quy định một cách rõ ràng những mục tiêu phát triển cụ thể như sau: Về việc phổ biến Internet: - Từ năm 2002-2003: tất cả các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, những trường dạy nghề được kết nối Internet - Đến năm 2005: đạt được mật độ 1,3-1,5 một địa chỉ/ 100 dân, tỷ lệ người sử dụng Internet là 4-5%, sau đó sẽ đạt được cấp khu vực vào năm 2010; khoảng 50% những trường cấp 3, 50% các điểm bưu điện văn hóa, 100% các bệnh viện trung ương, và hơn 50% các bệnh viện cấp tỉnh được kết nối Internet, tất cả các Bộ, ngành, các cơ quan hành chính của chính phủ, chính quyền của tỉnh và huyện được kết nối với Internet và mạng WAN của chính phủ; hầu hết các quan chức và viên chức có thể sử dụng Internet trong công tác chuyên môn và trong công tác hành chính công điện tử. - Đảm bảo cung cấp các dịch vụ về Internet để phát triển thương mại điện tử, ngân hàng, và dịch vụ hải quan… Mở rộng thị trường và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa những nhà cung cấp Internet: Vào năm 2005 sẽ có từ 3 đến 5 IXPs, từ 30 đến 40 ISPs và rất nhiều OSPs đã được cấp phép hoạt động. (2). Giai đoạn 2002 đến nay - Pháp lệnh bưu chính viễn thông đã được Ủy Ban thường vụ quốc hội thông qua tại Quốc Hội khóa 10 ngày 25 tháng 5 năm 2002, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 đã quy định vị trí của ngành bưu chính, viễn thông như sau: “Bưu chính viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng cũng như là một nhánh dịch vụ trong cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân. Phát triển bưu chính viễn thông với mục đích để đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia”. Pháp lệnh này bao gồm có 79 điều khoản giúp tiếp tục quá trình đổi mới của ngành viễn thông Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đầu tư vào ngành. Song song đó, có nhiều Nghị định và Quyết định đã được bổ sung liên quan đến công tác điều tiết của ngành viễn thông như: - Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” - Thông tư số 16/BBCVT-KHTC ngày 1.06.2004 của Bộ bưu chính viễn thông về hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các ISP, IXP và các OSP trong việc triển khai Quyết định số 217/2003/QĐ-TT của chính phủ. - Quyết định số 217/2003/QĐ-TT ngày 27 tháng 10 năm 2003 về việc quản lý biểu giá trong dịch vụ bưu chính viễn thông. - Quyết định số 92/2003/QD-BBCVT ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc phổ biến các quy định về việc quản lý và sử dụng Internet. - Quyết định số 55/2003/QĐ-BBCVT ngày 20/03/2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc quản lý phổ biến biểu biểu giá của dịch vụ cho thuê kênh viễn thông quốc tế áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ trao đổi Internet đối với việc cho thuê đường kết nối Internet quốc tế. - Kế hoạch chiến lược 10 năm của viễn thông được Thủ tướng chính phủ thông qua (theo quyết định số 158/2001/QĐ-TTG vào ngày 18/10/2001) bao gồm cả định hướng phát triển của ngành trong giai đoạn 20 năm. Kế hoạch 10 năm là nền tảng cơ bản trong đó có xây dựng các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển về công nghệ và phát triển ngành ở Việt Nam. Việc tái cơ cấu cơ quan thẩm quyền nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành được coi là ưu tiên hàng đầu. - Quyết định của Tổng cục Bưu điện về việc quản lý nhà nước chất lượng dịch vụ (Quyết định số 143/2001/QĐ-TCBD ngày 28 tháng 02 năm 2001); - Nghị định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam (Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2001); - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý giá và phí của các dịch vụ Viễn thông (Quyết định 99/1998/QĐ-TTG). Quyết định này đã được tiếp tục được thực thi thông qua nhiều quyết định khác về giá của nhiều cấp chính quyền khác nhau. - Quyết định về việc áp dụng xử phạt hành chính đối với việc vi phạm các luật và quy định viễn thông. Nghị định này cũng quy định các kiểu hành động phải chịu xử phạt và mức xử phạt (Nghị định 79/CP ngày 19 tháng 06 năm 1997. (Nguồn: Bộ BCVT, 2005) Phụ lục 2.13 Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thông Chỉ tiêu / năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 - Điện thoại (%) 79.29 84.07 73.69 81.83 62.32 88.78 78.00 78.00 78.00 78.00 - Sản xuất thiết bị (%) 2.43 2.60 3.21 3.91 4.11 5.14 6.04 7.18 8.39 9.79 - Dịch vụ và khác (%) 18.28 13.33 23.10 14.25 33.57 6.07 15.96 14.82 13.61 12.21 Tổng cộng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: tổng hợp từ VNPT và ITU, Worldbank, năm 2006) Phụ lục 2.14 Tình hình tăng trưởng điện thoại cố định và di động (1996-2005) Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Điện thoại cố định 1096357 1433406 1808947 2072720 2115617 2552958 3758480 4592394 4946091 6251800 Tỷ trọng 94% 90% 89% 86% 73% 67% 66% 63% 50% 40% Tốc độ tăng trưởng 52% 31% 26% 15% 2% 21% 47% 22% 8% 21% Điện thoại di động 68190 160457 222700 328671 788559 1251000 1902000 2742000 4960000 9593200 Tỷ trọng 6% 10% 11% 14% 27% 33% 34% 37% 50% 60% Tốc độ tăng trưởng 190% 135% 39% 48% 140% 59% 52% 44% 81% 93% Tổng cộng 1164547 1593863 2031647 2401391 2904176 3803958 5660480 7334394 9906091 15845000 (Nguồn: Tổng hợp từ ITU, Tổng cục Thống kê, Bộ BCVT) Phụ lục 2.15 Doanh thu viễn thông giai đoạn 1996-2005 phân chia theo lĩnh vực Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 8300 9410 10800 14400 16100 19200 22600 27086 32503 39200 - Điện thoại (tỷ đồng) 6978 6934 8838 8974 14294 14976 17628 21127.08 25352.34 - Sản xuất thiết bị (tỷ đồng) 215.6 301.84 422.58 591.61 828.25 1159.5 1623.4 2272.715 3181.801 - Dịch vụ và khác (tỷ đồng) 1106. 4 2174.2 1539.4 4834.4 977.75 3064.5 3348.6 3686.205 3968.859 Tốc độ tăng (%) 31.1 13.4 15.3 32.9 11.9 18.8 17.8 20 20 20.6 (Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT) Phụ lục 2.16 Cơ cấu doanh thu viễn thông giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu vieãn thoâng (tyû ñoàng) 8300 9410 10800 14400 16100 19200 22600 27086 32503 39200 - Ñieän thoaïi (%) 79.29 84.07 73.69 81.83 62.32 88.78 78.00 78.00 78.00 78.00 - Saûn xuaát thieát bò (%) 2.43 2.60 3.21 3.91 4.11 5.14 6.04 7.18 8.39 9.79 - Dòch vuï vaø khaùc (%) 18.28 13.33 23.10 14.25 33.57 6.07 15.96 14.82 13.61 12.21 (Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT) Phụ lục 2.17 Cơ cấu doanh thu viễn thông Việt Nam theo các nhà cung cấp Chỉ tiêu/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu viễn thông (ngàn tỷ đồng) 8.3 9.41 10.8 14.4 16.1 19.2 22.6 27.1 32.5 39.2 - VNPT 5.76 7.55 8.56 9.87 13.12 14.68 17.44 20.54 24.38 29.25 - Vietel 0.253 0.332 0.376 0.434 0.577 0.645 0.767 0.903 1.354 1.625 - SPT 0.158 0.207 0.235 0.271 0.36 0.403 0.479 0.564 0.677 0.813 - EVN Telecom 0.127 0.166 0.188 0.217 0.288 0.323 0.383 0.451 0.542 0.65 - Các doanh nghiệp khác 0.032 0.041 0.047 0.054 0.072 0.081 0.096 0.113 0.135 0.163 (Nguồn: Ngoại suy từ các số liệu của VNPT) Phụ lục 2.18 Danh sách một số nhà cung cấp cho ngành viễn thông VN Stt Tên công ty Quốc gia mẹ Lĩnh vực hoạt động chính tại Việt nam 1 France Telecom Pháp Điện thoại cố định 2 Comvik Thụy điển Dịch vụ di động 3 LG Electronic Hàn Quốc Tổng đài, điện thoại 4 Korea Telecom Hàn Quốc Tổng đài, điện thoại 5 Ericsion Thụy Điển Tổng đài, điện thoại 6 Siemens Đức Tổng đài, điện thoại 7 Alcatel Pháp Tổng đài, điện thoại 8 NTT Nhật Điện thoại cố định 9 AT&T Mỹ Phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ 10 SLD Hàn Quốc Điện thoại di động 11 Hoa Long Trung quốc Tổng đài 12 ZTE Trung Quốc Tổng đài, điện thoại 13 Samsung Hàn Quốc Điện thoại di động 14 Motorola Mỹ Tổng đài, điện thoại 15 Nokia Phần Lan Điện thoại di động 16 UT Starcom Trung Quốc Tổng đài, điện thoại 17 Avaya Mỹ Tổng đài 18 Lucent Mỹ Tổng đài 19 ……… …… …… Phụ lục 3.1 Các số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm 2005 Stt Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Dân số 73.79 75.18 76.52 77.56 78.71 79.83 2 Tốc độ tăng dân số 1.88% 1.78% 1.36% 1.48% 1.42% 3 GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 228891 272037 313642 361016 399942 441646 4 Tốc độ tăng GDP (%) 9.54% 9.34% 8.15% 5.76% 4.47% 6.75% 5 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 6330 8300 9410 10800 14400 16100 6 Tốc độ tăng doanh thu viễn thông 31.10% 13.40% 15.30% 32.90% 11.90% 7 Số thuê bao điện thoại 746467 1164547 1593863 2031647 2401391 2904176 8 Tốc độ tăng thuê bao điện thoại 56.01% 36.87% 27.47% 18.20% 20.94% 9 Điện thoại cố định 722967 1096357 1433406 1808947 2072720 2115617 Tỷ trọng 97% 94% 90% 89% 86% 73% Tốc độ tăng trưởng 52% 31% 26% 15% 2% 10 Điện thoại di động 23500 68190 160457 222700 328671 788559 Tỷ trọng 3% 6% 10% 11% 14% 27% Tốc độ tăng trưởng 190% 135% 39% 48% 140% 11 Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân 1.01161 1.5490117 2.0829365 2.619452 3.0509351 3.6379506 12 Tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 2.77% 3.05% 3.00% 2.99% 3.60% 3.65% 13 Tốc độ tăng tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 0.29% -0.05% -0.01% 0.61% 0.04% 14 Tốc độ tăng tỷ trọng thuê bao di động 3% 4% 1% 3% 13% Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Dân số 81.12 81.25 81.38 82.48 83.5 2 Tốc độ tăng dân số 1.62% 0.16% 0.16% 1.35% 1.24% 3 GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 481295 535762 613443 713071 838300 4 Tốc độ tăng GDP (%) 6.80% 7.04% 7.24% 7.70% 8.43% 5 Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) 19200 22600 27086 32503 39300 6 Tốc độ tăng doanh thu viễn thông 18.80% 17.80% 20% 20% 21% 7 Số thuê bao điện thoại 3803958 5660480 7334394 9906091 15380000 8 Tốc độ tăng thuê bao điện thoại 30.98% 48.81% 29.57% 35.06% 55.26% 9 Điện thoại cố định 2552958 3758480 4592394 4946091 6100000 Tỷ trọng 67% 66% 63% 50% 40% Tốc độ tăng trưởng 21% 47% 22% 8% 23% 10 Điện thoại di động 1251000 1902000 2742000 4960000 9280000 Tỷ trọng 33% 34% 37% 50% 60% Tốc độ tăng trưởng 59% 52% 44% 81% 87% 11 Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân 4.6892973 6.9667446 9.0125264 12.010295 18.419162 12 Tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 3.99% 4.22% 4.42% 4.56% 4.69% 13 Tốc độ tăng tỷ trọng doanh thu viễn thông/GDP 0.34% 0.23% 0.20% 0.14% 0.13% 14 Tốc độ tăng tỷ trọng thuê bao di động 6% 1% 3% 13% 10% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nguồn dữ liệu: WB, ITU, MPT, GSO, VNPT,…) Phụ lục 3.2 Mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 Theo nội dung báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 [I.15], mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế trong những năm tới là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Đối với lĩnh vực viễn thông: Phải tăng nhanh năng lực và hiện đại hoá bưu chính - viễn thông; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ và ổn định đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin. Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân. Các chỉ tiêu kinh tế đề ra gồm: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD. - Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%. - Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. - Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%. - Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP. Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế kể trên, vai trò của ngành viễn thông là rất to lớn. Ngành viễn thông phải được đầu tư phát triển đúng đắn, đi trước các ngành kinh tế - xã hội khác để tiếp tục là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỷ lệ ngày càng tăng trong phát triển GDP, đồng thời phải tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển. (Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020.pdf
Luận văn liên quan