Việt Nam đang tiến hành “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa. Thế giới có
nhiều sự thay đổi như: thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự phát
triển của công nghệ thông tin, lao động trí thức v à văn hóa công ty. Vì vậy, phát
triển nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đ ã khẳng định “ . nguồn lực
con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững ”, “ . Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa .”. Nguồn lực con ng ười
là điểm cốt yếu nhất của nội lực, do đó phả i bằng mọi cách phát huy yếu tố con
người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mặt khác, nhằm thu hút các nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa thông
qua việc hình thành các KCX, KCN là một vấn đề có tính qui luật chung của
nhiều quốc gia đang đi lên hiện nay.
Năm 1991 ở Tp. Hồ Chí Minh, Khu chế xuất Tân thuận đầu tiên của cả
nước ra đời, sau 15 năm phát triển, đến cuối 2006 trên địa bàn thành phố đã hình
thành hệ thống 15 KCX,KCN.
Tình hình đáp ứng nguồn nhân lực cho các KCX, KCN TP.HCM, nhất l à
lao động chất lượng cao có nhu cầu tăng trưởng rất nhanh từ năm 2000 cho tới
nay.
76 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 21.82%.
Nét tiêu biểu thứ hai là tỷ lệ lao động nữ chiếm rất cao. Qua số liệu trên
cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động nữ cao nhất trong giai đoạn từ 2000 – 2007 là
năm 2000 chiếm 74.38% và giảm xuống 63.82% trong năm 2005. Tỷ lệ lao
động nữ cho cả thời kỳ này là 68.55%. Lực lượng lao động nữ thường chiếm tỷ
lệ cao trong các ngành dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm.
Nét tiêu biểu thứ ba là lao động vốn là học sinh phổ thông chiếm tỷ lệ đa
số. Theo số liệu của Phòng Quản lý lao động của Ban Quản lý KCX, KCN
Tp.HCM thì tỷ trọng lao động phổ thông chiếm 73%. Tuy nh iên, so với năm
2006, năm 2007 tỷ lệ lao động phổ thông giảm từ 75% xuống 73% .
Nét tiêu biểu thứ tư là nguồn lao động từ các địa phương đã trở thành lực
lượng lao động quan trọng không thể thiếu. Tính đến cuối năm 2007, theo số
liệu của Phòng Quản lý lao động của Ban Quản lý KCX, KCN Tp.HCM th ì lao
động nhập cư khoảng 174.086 người, chiếm tỷ lệ 70%.
2.3.5.3. Những hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ở các KCX,
KCN Thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Nhà nước còn thiếu các chính sách, cơ chế hữu hiệu, phù hợp và lớn hơn
nữa là thiếu một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực quốc gia; Chưa huy động
được doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “ Hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào
tạo – sự chấp nhận của thị trường lao động ’’ chưa được cấu thành tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo. Mặt khác việc phối hợp để tổ chức học vi ên thực tập tại
doanh nghiệp cũng chưa chặt chẽ, chưa giúp được học viên khai thác triệt để cơ
hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới vốn rất phong phú.
- Nhà nước và các tổ chức chưa thật sự coi trọng việc dự báo nhu cầu
nguồn nhân lực, các trung tâm dự báo nhu cầu theo vùng, theo khối các trường
48
đại học, cao đẳng. Do đó dẫn tới t ình trạng thiếu nguồn nhân lực cho việc phát
triển kinh tế.
Đối với các cơ sở đào tạo
- Giáo dục – đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo c ơ
chế thị trường. Các trường và trung tâm hiện chỉ đảm nhận cung cấp nguồn nhân
lực đào tạo được, chứ chưa cung cấp được nguồn nhân lực khác mà xã hội đang
cần. Thực trạng là đội ngũ nhân lực được đào tạo hiện đang rất yếu về mặt kỹ
năng; thiếu hẳn sự gắn kết và phối hợp giữa lý luận và thực tiễn ( nhà trường với
doanh nghiệp, các tổ chức, . . .), nói cách khác l à chưa thật sự gắn học với hành.
- Trường Cao đẳng Bán công Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp có
quy mô đào tạo tăng hàng năm, nhưng còn tăng chậm và tính chất còn dàn trải
chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành nghề mũi nhọn của các doanh nghiệp.
- Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trường lao
động, về kỹ thuật công nghệ thực tế. C ơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu và
yêu cầu trình độ kỹ thuật công nghệ đối với lao động của khu vực sản xuất kinh
doanh. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ năng lực của cơ sở đào tạo.
Thông tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa phong phú, chưa có tác đ ộng xã
hội quan tâm; học nghề chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên
truyền vận động thường xuyên, đúng lúc.
- Do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về
khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội . . . nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp
hàng năm tuy có tăng, nhưng còn chậm; hiệu suất đào tạo chưa cao. Nhiều học
sinh vẫn chỉ kỳ vọng vào các bậc học cao hơn trên con đường tiến thân lập
nghiệp.
Đối với KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhanh chóng các KCX, KCN, song song với nó l à sự tăng
đột biến về lao động. Trong khi đó, lao động nông nghiệp tại các địa ph ương
khác đã dồn về các KCX, KCN mà hành trang của họ chỉ là sức trẻ, mục tiêu
trước mắt là việc làm với bất cứ ngành nghề gì, mà họ chưa có định hướng rõ
ràng.
49
- Các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh chưa đáp ứng chỗ ở cho người lao
động; đời sống tinh thần còn hạn chế, không có nhiều cơ hội học tập để thăng
tiến trong nghề nghiệp.
Bài học kinh nghiệm
- Do mô hình KCX, KCN không có tiền lệ trong lịch sử phát triển của nền
kinh tế Việt Nam, nên muốn xây dựng mô hình KCX, KCN ở Việt Nam đòi hỏi
phải vừa nghiên cứu kinh nghiệm các nước đã đi trước, vừa đồng thời hoàn
thiện bổ sung qua hoạt động thực tiễn.
- Phát triển nguồn nhân lực nhất là lao động có tay nghề cao là một trong
những vấn đề cơ bản cần giải quyết để tạo điều kiện thu hút các dự án đầu t ư
vào các KCX, KCN, nhất là các dự án có công nghệ cao.
- Giải quyết việc làm, chống thất nghiệp luôn có ý nghĩa kinh tế - xã hội –
chính trị lớn lao trong quá trình phát triển. Vì lẽ đó, giải quyết việc làm, chống
thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mối quan tâm
thường xuyên của Nhà nước, của toàn xã hội.
- Trong việc đào tạo nguồn nhân lực, việc gắn liền giữa lý thuyết với thực
hành, giữa sản xuất với đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu lao động
trong các KCX, KCN thông qua vi ệc hình thành Trường Cao đẳng Bán công
Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp trực thuộc Ban Quản lý các KCX, KCN
Thành phố là mô hình mới cần có sự quan tâm chăm sóc v à không ngừng đầu tư
nâng cao chất lượng đào tạo.
50
Kết luận chương 2
Sau 15 năm hình thành, phát triển KCX, KCN, Tp. Hồ Chí Minh l à địa
phương đi đầu trong cả nước về sự thành công trong sản xuất công nghiệp tập
trung. Đồng thời, Tp. Hồ Chí Minh cũng l à nơi dẫn đầu về thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài với 481 dự án trị giá hơn 2,75 tỷ USD và 712 dự án đầu tư của
các thành phần kinh tế trong nước với tổng vốn là hơn 24.097 tỷ VND đầu tư
vào các KCX, KCN.
Trong quá trình phát triển, các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh đã là một
đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo từ quỹ lao động tự có tại Tp.
Hồ Chí Minh cũng như từ các đại phương bạn, kể cả những địa phương cách rất
xa Thành phố. Tính đến cuối năm 2007, KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh đã thu
hút được 249.252 người lao động đã góp phần tạo nhiều việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho các
KCX, KCN gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một
cách căn cơ: còn thụ động “ chữa cháy ”, mất cân đối và chấp vá.
Tóm lại, có thể nói đáp ứng nhu cầu lao động cho các KCX, KCN
Tp.HCM còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ các vấn đề :
- Nhà nước còn thiếu các chính sách, cơ chế hữu hiệu, phù hợp và lớn hơn nữa
là thiếu một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực quốc gia .
- Sự phát triển nhanh chóng các KCX, KCN, song song với nó l à sự tăng đột
biến về lao động.
- Giáo dục – đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo c ơ chế
thị trường.
- Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “ Hiệu quả sử dụng
tay nghề qua đào tạo – sự chấp nhận của thị trường lao động ’’ chưa được cấu
thành tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo.
- Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trường lao động, về
51
kỹ thuật công nghệ thực tế.
- Học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị x ã
hội . . . nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhưng còn
chậm; hiệu suất đào tạo chưa cao.
52
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KCN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015
3.1. Định hướng, Nhiệm vụ phát triển các KCX, KCN TP.HCM từ nay đến
năm 2010, có tính đến năm 2017
Từ đầu năm 2004, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch – Xây
dựng phối hợp với Ban Quản lý tiến h ành rà soát tìm địa điểm thành lập phát
triển các khu công nghiệp thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
theo tinh thần Quyết định số 188/2004/QĐ -TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng
chính phủ. Ngày 31/07/2007, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch cục bộ 21 khu chế xuất v à công nghiệp trên địa bàn thành phố
tại Quyết định số 3368/QĐ-UBND, trong đó 14 khu công nghi ệp, khu chế xuất
dự kiến điều chỉnh diện tích là 4.748 ha ( không bao gồm công nghệ cao ), 07
khu công nghiệp thành lập mới với quy mô dự kiến là 1.422 ha, tổng diện tích
các khu chế xuất, khu công nghiệp đến năm 2 020 là 6.170 ha. Việc Thành phố
phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các KCN TP.Hồ Chí Minh đến
năm 2020, có tính đến năm 2025 đã tạo điều kiện xây dựng phát triển hệ thống
các KCX, KCN tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện địa hóa, thu hút các
nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tạo động lực vững chắc cho phát triển
Thành phố.
Nhiệm vụ trọng tâm của các KCX, KCN thành phố từ nay đến năm 2010
có tính đến năm 2017 là góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thành phố, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển
thành phố trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2015-2017, là trung tâm
công nghiệp, giữ vai trò đầu tầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo
Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển
các ngành công nghiệp có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh
tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử - tin học – viễn thông, công nghiệp
53
hóa chất, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp chế biến lương thực –
thực phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp hiện hữu gây ô nhiễm môi trường,
thâm dụng lao động nâng cao trình độ công nghệ hoặc di dời để bảo vệ môi
trường bền vững và phù hợp với sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày
càng cao.
Chỉ tiêu thu hút đầu tư giai đoạn năm 2006-2017: tiếp tục duy trì tỷ trọng
thu hút vốn đầu tư vào các KCX, KCN chiếm 40% - 50% tổng vốn đầu tư cho
công nghiệp của toàn Thành phố, cụ thể: thu hút thêm vốn đầu tư từ 5 – 6 tỷ
USD; tốc độ tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu trung bình từ 15% - 20%/năm;
duy trì tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 50%/năm.
- Khai thác nhanh 3.000 ha quỹ dất còn lại theo Quyết định số 188/2004/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ trong các KCX, KCN. Củng cố, lấp đầy và sử
dụng có hiệu quả diện tích đất và hệ số sử dụng đất đã được cấp đối với các
KCN hiện hữu. Tập trung xây dụng các KCN mới, thu hút các ngành công
nghiệp chiến lược theo qui hoạch.
- Hoàn chỉnh quy hoạch các KCN hiện hữu, và xây dựng KCN mới (Phong Phú,
Tân Phú Trung, Phú Hữu, Tân Quy). Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố; phải kết
hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển đô thị,
phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong các
KCX, KCN, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ
(như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển, kho bãi, bưu
chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính và nhân hàng, các công
trình phúc lợi và đào tạo . . .)
- Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN hiện có,
đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh
trong các KCN theo quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Phối hợp thúc đẩy thực hiện hoàn chỉnh các dự án bên ngoài KCX, KCN nhất là
hệ thống kết nối giao thông.
54
- Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng kịp thời
nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Tuyển mới thêm 200.000 lao động chú trọng
lao động có tay nghề, kinh qua đào tạo. Xây dựng và phát triển hệ thống chính
trị theo kịp đà phát triển của các KCX, KCN và chăm lo tốt đời sống người lao
động.
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý “Một cửa, tại chỗ”, đẩy mạnh cải cách
hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
- Giữ vững an ninh – trật tự và đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong các KCX,
KCN nhằm đảm bảo các KCX, KCN phát triển bền vững và tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư.
3.2. Dự báo và mục tiêu nhu cầu nhân lực cho các KCN Tp. Hồ Chí Minh
3.2.1 Dự báo nhu cầu nhân lực cho các KCN
Qua chuỗi dữ liệu về lao động của các KCX, KCN Tp.Hồ Chí Minh đ ược
thu thập trong 15 năm ( từ năm 1993 đến năm 2007 ) theo bảng sau:
Bảng 3.1 Số lao động làm việc tại các KCX, KCN theo năm
Năm Số lao động (người) Tỷ lệ tăng(%)
1993 107
1994 1.238
1995 5.202 320.19
1996 11.155 114.44
1997 22.985 106.05
1998 31.356 36.42
1999 53.015 69.07
2000 76.920 45.09
2001 87.726 14.05
2002 109.67 25.01
2003 132.997 21.27
2004 145.696 9.55
2005 188.761 29.56
2006 211.437 12.01
2007 249.525 18.01
Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM
Dự báo số lượng lao động (y) theo thời gian (x). Sử dụng phần mềm SPSS xấp
xỉ được hàm:
55
Y = ax2 + bx + c
Y: số lượng lao động
x: thời gian
a,b,c: hệ số
Phần mềm SPSS 11.5 lựa chọn hàm phù hợp để dự báo (xem phụ lục 3.1), kết
quả cho ta thấy rằng hàm đa thức bậc hai (Quadratic) có kết quả dự báo phù hợp
nhất. Mô hình xây dựng có hệ số xác định điều chỉnh 99628,02 R cao. Cụ thể
mô hình xây dựng giải thích được 99,628% sự biến động của số l ượng lao động,
như vậy mô hình xây dựng rất phù hợp. Ta thấy sig của thống kê F bằng 0 (sig =
0.000) chứng tỏ mô hình xây dựng tồn tại có ý nghĩa thống kê. (xem phụ lục
3.2)
Hình 3.1 Dự báo số lượng lao động từ năm 2008 đến năm 2015 trong các
KCX, KCN TP.HCM
SOLDONG
Sequence
3020100
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
-100000
Observed
Quadratic
56
Bảng 3.2 Dự báo lao động tăng trong các KCX, KCN từ năm
2008 đến năm 2015
Stt Năm Số lao động (người) Tỷ lệ tăng(%)
1 2008 281.154 12.68
2 2009 317.789 13.03
3 2010 356.640 12.23
4 2011 397.706 11.51
5 2012 440.998 10.89
6 2013 486.486 10.31
7 2014 534.199 9.81
8 2015 548.128 2.61
Theo kết quả dự báo của hàm đa thức bậc hai thì lao động nhận thêm vào
các KCX, KCN trong 8 năm (200 8 – 2015) là: 548.128 người. Nhu cầu lao động
của các KCX, KCN của Tp.HCM năm 2015 gấp 2. 2 lần hiện nay.
3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho các KCN ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới
Các KCX,KCN Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ với nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, trang thiết bị công nghệ
hiện đại, sản phẩm ở đây ( khu chế xuất ) chủ yếu xuất khẩu, có khả năng cạnh
tranh cao. Vì vậy lực lượng lao động phục vụ cho khu vực này trong những năm
tới phải đạt mục tiêu sau:
3.2.2.1. Về số lượng
Quy mô phát triển các KCX, KCN đến năm 2020 l à 6.170 ha, đồng thời
vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng tăng qua các năm. Do đó, đòi
hỏi lực lượng lao động để đáp ứng được nhu cầu phát triển là rất lớn. Theo dự
báo đến năm 2015 lực lượng lao động phải tăng gấp 2.2 lần so với tổng số lao
động hiện nay ở các KCX, KCN.
3.2.2.2. Về cơ cấu và chất lượng lao động
Từ nay đến năm 2015 với xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, các KCX,
KCN sẽ chú trọng các ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật – công nghệ cao như:
cơ khí – điện tử - hóa chất; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong KCX, KCN
theo hướng gia tăng dịch vụ, hạn chế ngành nghề thâm dụng lao động.
57
Yêu cầu về chất lượng lao động đòi hỏi ngày càng cao nhằm đáp ứng các
nhà đầu tư. Trong các KCX, KCN lực lượng lao động chủ yếu là lao động trẻ
(có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25) được đào tạo theo từng ngành nghề tương
ứng. Cần chú trọng lao động có cao đẳng, trung cấp, s ơ cấp nghề và trở nên là
lực lượng lao động quản lý ở các doanh nghiệp để có thể nắm bắt kịp thời công
nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý của các n ước phát
triển.
3.2.2.3. Nguồn cung ứng nhân lực phục vụ các KCN TP. Hồ Chí Minh
Các trường đại học, cao đẳng, và trung cấp có một nhiệm vụ quan trọng là
đào tạo lao động cho doanh nghiệp các KCX, KCN. Đây l à nguồn cung cấp lực
lượng lao động chính để đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thu ật, chuyên môn
nghiệp vụ của các doanh nghiệp. Mặt khác, cần củng cố phát triển tr ường Cao
đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp của Ban Quản lý các KCX,
KCN và mở rộng mạng lưới dạy nghề để góp phần đáp ứng nhu cầu về lao động
cho các doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực cho các KCN Th ành phố
Hồ Chí Minh
3.3.1. Giải pháp 1. Quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực cho các
KCN
Về nguyên tắc, việc quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực phải
đảm bảo mối quan hệ gắn kết việc phát triển KCX, KCN với phát triển của
ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí
Minh.
Có nhiều giải pháp để quy hoạch, phát triển v à quản lý nguồn nhân lực,
nhưng có thể nêu một số giải pháp chủ yếu sau:
- Thành phố cần tổ chức nghiên cứu ( điều tra, tổng hợp ) và phân loại
danh mục ngành nghề chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc KCX, KCN Th ành
phố Hồ Chí Minh và các yêu cầu về tiêu chuẩn của doanh nghiệp để thông tin
hoặc cung cấp cho các cơ sở đào tạo, trung tâm giới thiệu việc làm, . . . tiến tới
nghiên cứu nối mạng hệ thống thông tin thị trường lao động, trong đó KCX,
58
KCN là một đầu mối đưa ra nhu cầu lao động. Thực hiện tốt được hoạt động này
chúng ta sẽ chủ động trong việc chuẩn bị lực l ượng lao động và cung cấp lao
động chất lượng cao cho các doanh nghiệp KCX, KCN.
- Thành phố cần sớm xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn
nhân lực cho Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các KCX, KCN nói riêng.
Trong chiến lược cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xác
định rõ trách nhiệm của Ban Quản lý các KCX, KCN, các sở ban ng ành và các
cơ sở đào tạo.
- Ban Quản lý các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh c ần sớm nghiên cứu và
xây dựng đề án về cung ứng lao động nhằm đáp ứng y êu cầu lao động của các
doanh nghiệp, tổ chức trong các KCX, KCN trong sự phát triển. Trong đề án cần
xác định rõ dự báo nhu cầu sử dụng lao động cho từng thời kỳ đến năm 2015 và
2020, các giải pháp để chuẩn bị và cung ứng đầy đủ lao động. Dự báo và xây
dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN trong một thời kỳ
dài, kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa trong kế hoạch hàng năm.
- Thành phố cần nâng cao năng lực của hệ thống trung tâm giới thiệu việc
làm. Trung tâm giới thiệu việc làm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
thực hiện các chính sách về phát triển thị tr ường lao động. Tổ chức các hoạt
động tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực
hiện các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động. Do đó, cần phải nâng cao
năng lực hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc l àm về cơ sở vật chất, cán
bộ và cấp kinh phí cho các hoạt động không v ì mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời có
các biện pháp để xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, tổ chức v à các cá
nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực n ày.
- Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố tổ chức xây dựng và thực hiện
chương trình hướng nghiệp trong tất cả các trường phổ thông cơ sở và phổ thông
trung học nhằm cung cấp và tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều đ ược tiếp cận,
tư vấn và hướng nghiệp sớm.
59
- Cơ sở đào tạo phải nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của các
trường đại học, trường cao đẳng nghề; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các
trường công lập và ngay cả các trường tư thục cũng được Nhà nước hỗ trợ kinh
phí để tổ chức đào tạo.
- Cơ sở đào tạo và doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ nhằm gắn kết
trực tiếp ngay từ đầu giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu lao
động của doanh nghiệp; đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trong
quá trình đào tạo, tất cả đều hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho ng ười lao động.
- Cơ sở đào tạo đẩy mạnh hợp tác với các nước có kỹ thuật cao để đưa
người lao động đi đào tạo hoặc mời những giảng viên có trình độ của nước
ngoài đến Việt Nam để giảng dạy và có chính sách thu hút đối với những đối
tượng này.
- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia
đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển các KCX, KCN. Nhà
nước cần có những chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có
tổ chức đào tạo nghề.
3.3.2. Giải pháp 2. Nguồn cung ứng lao động
Nhu cầu về học sinh phổ thông tốt nghiệp cấp 3, hoặc đ ã học xong cấp 3
Vừa qua, Ban Quản lý các KCX, KCN TP.H CM đã tiến hành một đợt
khảo sát thực tế tại khu chế xuất Tân Thuận v à Linh Trung nhằm nắm bắt nhu
cầu lao động và phương hướng đào tạo lao động trong thời gian sắp tới. Ý kiến
khá tập trung được tổng hợp lại là: các doanh nghiệp sẽ tiếp tục mô thức “ tuyển
học sinh phổ thông mới ra trường có kiến thức vững chắc để đ ào tạo tại xí
nghiệp thành lực lượng công nhân và kỹ thuật viên vận hành thiết bị của chính
các xí nghiệp này sau khi đã được đào tạo ”.
Lực lượng học sinh này bao gồm cả nguồn tại chỗ của Thành phố cũng
như nguồn từ các địa phương. Yêu cầu cơ bản nhất của các nhà tuyển dụng lực
lượng này là chất lượng giáo dục phổ thông đảm bảo và kiến thức ngoại ngữ để
đảm bảo khả năng giao tiếp.
60
Dựa vào khả năng vốn có của Thành phố về giáo dục phổ thông và dựa
vào triển vọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, nỗ lực tập trung c òn lại
là tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ trong học sinh, h ướng mạnh việc lập
thân, lập nghiệp qua con đường trực tiếp học tập kỹ thuật nghiệp vụ tại xí nghiệp
và trực tiếp tham gia vào vận hành các dây chuyền sản xuất vật chất.
Điều mấu chốt ở đây là thay đổi cho được nếp nghĩ, từ đó người lao động
có sự dấn thân thực sự. Nhưng sự chuyển biến cần có chỉ có thể đ ược tác động
của xã hội từ nhiều phía: Nhà nước, nhà trường, gia đình, đoàn thể, . . .
Về nguồn lao động từ các địa phương
Nguồn cung ứng này đã hình thành trong nhiều năm qua, dựa vào các lợi
thế so sánh sau đây:
- Trong toàn bộ nền kinh tế, lao động từ các nguồn địa ph ương có “ giá ” phần
nào thấp hơn Thành phố, xuất phát từ sự khác nhau về tr ình độ phát triển, giá cả
sinh hoạt địa phương, về mức chi tiêu xã hội . . .
- Các đối tượng ở địa phương có ít cơ hội chọn lựa hơn so với đối tác ở Thành
phố.
- Yêu cầu giúp đỡ gia đình của lao động từ đại phương rõ ràng là cao hơn, bức
thiết hơn . . .
Từ đó, với những nhà sử dụng lao động, lao động từ địa ph ương có lợi thế
cần cù, chịu khó, bám việc, bám xí nghiệp, dễ bảo . . . Tính đến cuối năm 2007,
theo báo cáo của Phòng Quản lý lao động thì lao động nhập cư khoảng 174.086
người, chiếm tỷ lệ 70%.
Tuy nhiên, từ năm 2000 vai trò của nguồn này đã thay đổi đáng kể, thể
hiện ở chỗ càng ngày càng có nhiều lao động địa phương ở lại làm việc trong
các cơ sở công nghiệp tại địa phương của họ.
Nhu cầu lao động đã được đào tạo từ các trường, lớp
Đây mới là nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp trong các khu, v ì như
đã trình bày ở phần trước, số lượng lao động có học vấn phổ thông ( ch ưa có tay
nghề ) được tuyển dụng là để đào tạo ra lao động lành nghề. Điểm đặc thù ở đây
61
là việc đào tạo được chính người sử dụng lao động thực hiện tại hiện tr ường sản
xuất.
Lý do vì sao các doanh nghiệp phải tự đảm đương công việc đào tạo tại
chỗ đã khá rõ ràng với mọi người. Đó là những lao động kỹ thuật xuất thân từ hệ
thống đào tạo hiện hữu không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Vì vậy, khi hệ thống đào tạo đáp ứng được nhu cầu thực tế của sản xuất
thì người sử dụng lao động ắt sẽ chuyển đổi mục ti êu từ chỗ “ tuyển dụng để tự
đào tạo cho đúng mục đích sử dụng ” sang “ c ơ bản dựa vào sự đào tạo của các
trường, lớp, trung tâm ” kết hợp với “ bổ túc ” tại chỗ; hoặc “ đ ào tạo ” tại các
trường lớp, trung tâm kết hợp với sự cộng tác, phối hợp hiệu nghiệm của các
doanh nghiệp.
3.3.3. Giải pháp 3. Đào tạo nguồn nhân lực
Để có nguồn nhân lực có khả năng đ áp ứng được yêu cầu của doanh
nghiệp ở các KCX, KCN, cần phải phát triển v à kết hợp nhiều hình thức đào tạo
bao gồm:
- Cơ sở đào tạo xây dựng qui trình đào tạo nghề cần sự phối hợp giữa các
doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước với qui trình sau:
Hình 3.2 Qui trình đào tạo nghề cho các KCN Tp. HCM
- Trung tâm giới thiệu việc làm, Trường Cao đẳng bán công công nghệ và
quản trị doanh nghiệp (CTIM) cần phối hợp với các Doanh nghiệp, các Hội
ngành nghề, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường
Phân tích
nhu cầu lao
động ở
KCX, KCN
-Phân tích
nghề nghiệp
-Phân tích
công việc
-Xây dựng tiêu
chuẩn đào tạo
-Xây dựng CTĐT
-Đào tạo nghề
Doanh nghiệp ở
các KCX, KCN
62
dạy nghề trên địa bàn thành phố trong việc: khảo sát nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp; thời điểm sinh viên tốt nghiệp và số lượng sinh viên tốt nghiệp
hàng năm tại các trường; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với
yêu cầu phát triển mới và nhu cầu của doanh nghiệp; đưa sinh viên đến thực tập
tại các doanh nghiệp; thông tin về nhu cầu tuyển dụng đến các tr ường và tổ chức
tiếp xúc giao lưu giữa các doanh nghiệp và sinh viên.
- Trường CTIM phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, và cải tiến
chương trình đào tạo. Khẩn trương thực hiện phương án chuyển đổi mô hình của
trường từ bán công sang tư thục để sớm ổn định hoạt động.
- Ban Quản lý các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh t ìm kiếm đối tác có năng
lực tài chính và kinh nghiệm hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo công nhân tại
KCX Tân Thuận. Từ đó rút kinh nghiệm để triển khai mô h ình xây dựng các
Trung tâm đào tạo nghề phục vụ cho đào tạo công nhân tại một khu hoặc li ên
khu thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, Củ Chi, quận Thủ Đức…
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong các
khu thực hiện việc đào tạo tại chỗ ở xí nghiệp, tiến tới thiết lập các mối quan hệ
hợp tác trong đào tạo với các trường, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Các
trường và trung tâm cử giáo viên tham gia giảng dạy tại xí nghiệp và ngược lại,
các chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp tham gia giảng dạy ở tr ường lớp, trên
cơ sở này hai bên bổ sung cho nhau về những sở đoản của m ình.
- Các doanh nghiệp có nhu cầu lao động kỹ thuật tiến h ành đặt hàng đào
tạo với nhà trường và theo dõi phối hợp trong quá trình đào tạo.
- Các doanh nghiệp tiếp cận với nhà trường và tuyển chọn những học
sinh, sinh viên triển vọng ở các lớp cuối khóa đưa về cơ sở sản xuất để trang bị
thêm kỹ năng thực hành, thao tác vận hành cụ thể, . . . xem họ như là công nhân
của xí nghiệp ( có thể có một dạng th ù lao nào đó để khuyến khích ).
- Nhà nước chủ trương đẩy mạnh sự gắn kết giữa khâu đào tạo và sử
dụng, cần mạnh dạn tổ chức ra các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề, nghiệp vụ ...
theo mô hình doanh nghiệp.
63
- Ban Quản lý các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh mời các nhà đầu tư nước
ngoài có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính, tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ, đủ
khả năng xây dựng trung tâm đào tạo ưu tiên phục vụ các KCX, KCN. Nhờ vậy,
người lao động sẽ được trang bị những kỹ năng, bản lĩnh sát đúng vời y êu cầu
của công nghệ sản xuất trong các khu.
- Ban Quản lý các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tốt các lớp
chuyên đề, ngắn hạn để trang bị cho những “ người lao động xuất thân từ học
sinh ” những kiến thức bổ trợ như: kiến thức xã hội tổng quát, giao tiếp xã hội,
tác phong và nếp sống công nghiệp, quan hệ hợp tác lao động, tinh thần đồng
đội, . . .
3.3.4. Giải pháp 4. Sử dụng nguồn nhân lực ở các KCN
- Doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo doanh nghiệp
ở các KCX, KCN thông qua trung tâm giới thiệu việc làm với các hoạt động cụ
thể bao gồm:
+ Các cơ sở đào tạo thông qua Trung tâm giới thiệu việc l àm, cung cấp
thông tin cho các doanh nghiệp về nguyện vọng của học sinh, sinh vi ên, nhu cầu
và khả năng đào tạo đội ngũ lao động các cấp tr ình độ; Thu nhận thông tin từ
các doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động cho các doanh
nghiệp.
+ Doanh nghiệp có thể thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp
thông tin về nhu cầu nhân lực của đơn vị mình ( số lượng, cơ cấu ngành nghề,
trình độ, chất lượng ) và khả năng hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lao
động, tiếp nhận học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Để đảm bảo chất lượng tuyển dụng lao động, doanh nghiệp cần phải xây
dựng được tiêu chuẩn nghề cho từng chức danh nghề nghiệp; xác định từng vị trí
làm việc phù hợp với công nghệ đang áp dụng và yêu cầu đối với người lao
động để đáp ứng được từng vị trí công việc nhằm sử dụng lao động có hiệu quả.
- Nhà nước, cơ sở đào tạo, các trung tâm giới thiệu việc l àm và các doanh
nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động nh ư: hội chợ việc làm,
ngày giao lưu sinh viên với nghề nghiệp, hội thảo về sử dụng nguồn lao động,...
64
- Thành phố đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc
làm thông qua việc nâng cao năng lực hoạt động, nhất l à nâng cao năng lực cán
bộ và đầu tư cơ sở vật chất của trung tâm; đồng thời ki ên quyết xử lý những tổ
chức, cá nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh việ c giới thiệu việc làm.
3.3.5. Giải pháp 5. Chế độ chính sách duy tr ì cho nguồn nhân lực
- Chăm lo chỗ ở cho công nhân: đôn đốc và hỗ trợ chủ đầu tư triển khai
xây dựng nhà lưu trú theo kế hoạch tại các KCN đã có quỹ đất. Khi xây các khu
nhà lưu trú phải đồng thời tạo môi trường sống, môi trường sinh hoạt cho công
nhân như các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí; đồng thời, hạ tầng ngoài khu
lưu trú như đường xá, điện,… phải hoàn chỉnh. Đối với những khu chưa có quỹ
đất xây dựng nhà lưu trú, phối hợp với Công ty phát triển hạ tầng điều chỉnh quy
hoạch dành diện tích đất cho xây dựng nhà lưu trú công nhân hoặc phối hợp với
chính quyền địa phương tìm kiếm quỹ đất xây dựng nhà lưu trú ngoài KCN. Chủ
động tìm kiếm, kêu gọi các đơn vị có chức năng kinh doanh nhà ở tham gia xây
dựng nhà lưu trú. Mặt khác, đối với nhà trọ do tư nhân tổ chức cho công nhân
thuê có vị trí gần các KCX, KCN cần thường xuyên kiểm tra các nhà trọ này
nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo nhà trọ đúng tiêu chuẩn theo quy chế nhà
trọ đã được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành. Đồng thời, biểu dương những
nhà trọ đạt tiêu chuẩn nhằm khuyến khích chủ nhà trọ tạo môi trường sống tốt
cho công nhân.
- Công đoàn các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh chăm lo đời sống tinh thần
cho công nhân: phối hợp với Công đoàn và Đoàn thanh niên các KCX, KCN
thực hiện các chương trình: công trình tủ sách, chương trình học bổng, đưa công
nhân về quê ăn Tết…
- Doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chính sách cho ng ười lao động:
Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về lao động, đặc biệt l à trả lương, thưởng,
BHXH, xây dựng thang bảng lương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an
toàn lao động… Vận động doanh nghiệp tăng tiền ăn, nâng cấp nhà ăn.
65
- Thành phố cần ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự
án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể
thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
- Nhà nước thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa t ình trạng
đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm: (i) Tiếp tục
hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền l ương phù hợp trong tình hình
mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp h ành pháp luật về lao
động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời
sống cho người lao động; (ii) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông
qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp ở các KCX, KCN.
3.3.6. Giải pháp 6. Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động trong các KCN
- Doanh nghiệp huy động các chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia
xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành cơ bản,
hướng dẫn thực tập sản xuất và tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp cuối khóa
cho học sinh, sinh viên.
- Doanh nghiệp tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh viên thực
hành, thực tập.
- Doanh nghiệp tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học
sinh, sinh viên tham quan thực tế, kiến tập, thực tập tại cơ sở.
- Doanh nghiệp tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại
các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn
ngành học tại các cơ sở đào tạo.
- Doanh nghiệp cung cấp các thông tin phản hồi cho các đơn vị đào tạo để
các đơn vị đào tạo kịp thời điều chỉnh các chương trình và quá trình đào tạo cho
phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thông qua việc đánh giá chất lượng
lao động của người tốt nghiệp.
66
- Doanh nghiệp cần đóng góp các nguồn lực cho quá trình đào tạo: kinh
phí, tài liệu, máy móc thiết bị.
- Doanh nghiệp giới thiệu học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm tại các
doanh nghiệp khác.
3.4. Một số kiến nghị khác
3.4.1. Đối với Nhà nước
- Cần sớm xây dựng Luật bảo hiểm việc làm hay Luật việc làm (trong đó
bao gồm cả nội dung về bảo hiểm việc l àm) nhằm hỗ trợ không chỉ cho người
lao động thất nghiệp, mà quan trọng hơn là hỗ trợ cho những người đang làm
việc;
- Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực,
trong chương trình này cần xác định rõ các mục tiêu, các hoạt động liên quan
đến việc phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất
là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho người lao
động, ý thức và sự hợp tác trong công việc, thái độ và tác phong của người lao
động. Về tổ chức cần thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực
bao gồm đại diện của các ngành có liên quan, đại diện của người sử dụng lao
động và các tổ chức chính trị - xã hội . . .;
- Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động v ào
thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh
hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền l ương phù hợp
trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp
luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện l àm
việc và đời sống cho người lao động;
+ Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuy ên truyền và
giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh
nghiệp để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động v à tiền lương được thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc.
67
- Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các công tr ình xây dựng
nhà lưu trú cho công nhân ;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác đào tạo nghề có nghĩa là mọi lực
lượng xã hội đều tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Trong hệ thống đào tạo nghề được xã hội hóa một cách rộng rãi, Nhà nước chú
trọng các vấn đề về tiêu chuẩn hóa các chuẩn mực đào tạo; xây dựng khung
pháp lý cho công tác đào tạo và đào tạo lại cho người lao động; Kiểm tra, giám
sát các hoạt động đào tạo; Đầu tư để trực tiếp xây dựng và quản lý một số
trường công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tr ường ngoài hệ thống công lập
phát huy năng lực của họ;
- Cần xây dựng một “ Trung tâm thông tin về thị tr ường lao động và việc
làm quốc gia ’’ nhằm mục tiêu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về thị
trường lao động và việc làm cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô về lao
động, việc làm, quy hoạch nhân lực và quy hoạch đào tạo các cấp trình độ, cho
các lĩnh vực ngành nghề.
3.4.2. Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thành phố cần hoạch định chiến lược, xây dựng chương trình đào tạo và
phối hợp với các Ban Quản lý KCX, K CN, các trường đại học, các viện nghiên
cứu trong đào tạo nghề bậc cao, chuyên sâu;
- Thành phố cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư
xây dựng nhà lưu trú cho công nhân như: mi ễn tiền sử dụng đất hoặc cho thuê
đất theo giá Nhà nước quy định, miễn hoặc giảm thuế doanh thu;
- Xây dựng “ Trung tâm thông tin về thị trường lao động và việc làm ”
của Thành phố nhằm mục tiêu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về thị
trường lao động và việc làm ở Thành phố, giúp cho việc quy hoạch về lao đ ộng,
việc làm và quy hoạch đào tạo các cấp trình độ, các lĩnh vực ngành nghề đào tạo
trong phạm vi quản lý của Thành phố;
- Xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp thông qua
các chính sách, cơ chế hoạt động và khuyến khích các doanh nghiệp gắn với cơ
sở đào tạo và ngược lại các cơ sở đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồi
68
dưỡng và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, đáp ứng y êu cầu của lao động
của doanh nghiệp;
3.4.3. Đối với Ban quản lý các KCX, KCN Tp.H ồ Chí Minh
- Trên cơ sở thông tin về chuẩn bị và đầu tư của các đối tác, Ban Quản lý
cần phải dự báo nhu cầu và yêu cầu về lao động kỹ thuật trong từng giai đoạn để
xây dựng kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động;
- Nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm HEPZA, Trung tâm
giới thiệu việc làm HEPZA đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức
thực hiện các chính sách về phát triển thị tr ường lao động. Tổ chức các hoạt
động tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực
hiện các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động;
- Xây dựng trang web riêng hoặc chuyên mục trong trang web chung của
Ban Quản lý KCX, KCN để giới thiệu thông tin về nhu cầu đ ào tạo và cung ứng
lao động;
- Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng của Thành phố thường xuyên
kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách lao động đối với
người lao động theo quy định của pháp luật, các lĩnh vực về an to àn vệ sinh lao
động-phòng chống cháy nổ, vệ sinh thực phẩm, . . . ;
- Cần hướng dẫn người dân thực hiện quy chế chuẩn về nhà trọ đã được
Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành , tạo điều kiện và chính
sách hỗ trợ người dân xung quanh KCX, KCN được vay vốn xây dựng hoặc
nâng cấp các nhà trọ theo chuẩn quy định;
- Thành lập các tổ tư vấn pháp luật miễn phí tại các KCX, KCN có đông
lao động, qua đó trang bị những kiến thức c ơ bản về pháp luật cho người lao
động giúp người lao động nâng cao hiểu biết v à ý thức chấp hành pháp luật
nhằm tạo sự ổn định ttrong quan hệ lao động v à giúp người lao động tự bảo vệ
quyền và lợi ích khi bị xâm phạm.
3.4.4. Đối với các đơn vị đào tạo
69
- Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường
xuyên cho người lao động, chủ động giới thiệu với ng ười lao động và các tổ
chức sử dụng lao động theo phương thức kinh doanh dịch vụ;
- Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất
– kỹ thuật phục vụ đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ lao động;
- Phối hợp định hướng nhu cầu và hướng dẫn người lao động cũng như tổ
chức sử dụng lao động xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo
và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu mới;
- Tổ chức theo dõi về việc làm và sự đáp ứng công việc của học sinh, sinh
viên sau khi ra trường để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;
- Các tổ chức đào tạo thường phải tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi với
người sử dụng lao động để biết được nhu cầu cần đào tạo đối với người lao động
trong hiện tại và tương lai.
3.4.5. Đối với các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo trước mắt và
dự báo nhu cầu đào tạo lâu dài, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo để giúp các tổ
chức đào tạo chuyên nghiệp xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, bổ
sung và hiện đại hóa cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội;
- Huy động các chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng
chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, đặc biệt l à dạy thực hành cơ bản,
hướng dẫn thực tập sản xuất và tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp cuối khóa
cho học sinh, sinh viên;
- Các doanh nghiệp tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh vi ên thực
tập; tạo điều kiện để đội ngũ giáo vi ên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên
tham quan thực tế, kiến tập, thực tập tại cơ sở;
- Các doanh nghiệp tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm tại
các doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp tham gia h ướng nghiệp cho học sinh
phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sở đào tạo;
70
- Các doanh nghiệp phải dành 1% tổng quỹ lương hàng năm cho đào tạo
người lao động trong doanh nghiệp để hình thành quỹ đào tạo và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo người lao động sẽ được Nhà nước hỗ trợ
chi phí đào tạo (trích từ nguồn đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp).
71
Kết luận chương 3
Từ các luận điểm khách quan khoa học về ngu ồn nhân lực, quản trị nguồn
nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của
thành phố giai đoạn 2001 – 2010. Định hướng phát triển công nghiệp trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Văn kiện đại hội Đảng
bộ Thành phố Hố Chí Minh lần VIII - mục tiêu phát triển nguồn nhân lực từ nay
đến 2015 là các căn cứ để đề ra 6 giải pháp cụ thể để đẩy mạnh việc phát triển
nguồn nhân lực cho các KCX, KCN đến năm 2015. Đó là:
Giải pháp quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực tức là việc quy
hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết
việc phát triển KCX, KCN với phát triển của ng ành, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải pháp cung ứng nguồn nhân lực là nguồn nhân lực được đào tạo từ tất
cả các trường từ hệ thống giáo dục phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học,
trung tâm dạy nghề tại Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực là cần phải phát triển và kết hợp nhiều
hình thức đào tạo bao gồm: khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp
trong các khu thực hiện việc đào tạo tại chỗ ở xí nghiệp; Cơ sở dạy nghề tuyển
sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp;
Đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề theo mô hình doanh
nghiệp, . . .
Giải pháp sử dụng lao động là tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo
doanh nghiệp ở các KCX, KCN thông qua Nhà nước, cơ sở đào tạo, các trung
tâm giới thiệu việc làm với các hoạt động cụ thể bao gồm: Cung cấp thông tin về
nguồn lao động cho các doanh nghiệp và nhu cầu lao động của doanh nghiệp
cho các cơ sở đào tạo; Tổ chức hội chợ việc làm, ngày giao lưu sinh viên với
nghề nghiệp, hội thảo về sử dụng nguồn lao động, . . .
Giải pháp chế độ chính sách duy trì cho nguồn nhân lực là giải quyết tích
cực và kịp thời những vấn đề về người lao động. Cần chăm lo các dịch vụ y tế,
72
chăm sóc sức khỏe, vấn đề cư trú và đảm bảo các quyền lợi của công nhân theo
hường bảo đảm công bằng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư. Điều
chỉnh các quy định về tiền lương tối thiểu, . . .
Giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là phối hợp trong việc
xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động thông qua việc hoạch định chiến
lược phát triển các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp để từ đó xác định nhu cầu
đào tạo: về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, loại hình đào tạo.
Từng giải pháp trên vừa là tiền đề, vừa là cơ sở để thực hiện những giải
pháp tiếp theo. Giữa chúng có mối quan hệ t ương hỗ với nhau, cùng tác động,
cùng thúc đẩy để giải quyết các khó khăn, vướng mắc để mở đường cho việc
phát triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN, mà còn cho cả Tp. Hồ Chí Minh.
73
KẾT LUẬN
Qua nghieân cö ùu, phaân tích, ñaùnh giaù, toång hôïp, luaän vaên ñaõ ñeà caäp vaø
laøm saùng toû caùc noäi dung sau ñaây:
1. Heä thoáng hoùa vaø phaân tích roõ moät soá cô sôû lyù luaän khoa hoïc veà pha ́t
triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN Tp.HCM thoâng qua caùc noäi dung:
khaùi nieäm nguồn nhân lực, qua ̉n trị nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực,
và caùc ñaëc trö ng cô baûn nguồn nhân lực ở các KCX, KCN Tp.HCM . Vai troø
cuûa pha ́t triển nguồn nhân lực ñoái vôùi ca ́c KCX, KCN Tp.HCM và sö ï phaùt trieån
kinh teá– xaõ hoäi cuûa Tha ̀nh phố Hồ Chí Minh.
Việc phát triển nguồn nhân lực là đòi hỏi khách quan, mang tính quy luật,
là nền tảng và động lực, là giải pháp đột phá trong tiến tr ình đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi các mục ti êu chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2020, trong xu thế toàn cầu hóa,
tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế . . .
2. Nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc,
Malaysia và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam.
3. Luaän vaên ñaõ phaûn aùnh ñö ôïc toång quan tình hình quy hoa ̣ch, phát triển
và quản lý nguồn nhân lực; tuyển dụng lao động; chế độ chính sách duy trì cho
nguồn nhân lực và ñaùnh giaù vai troøphát triển nguồn nhân lực cuûa caùc KCX,
KCN taïi thaønh phoá Hoà Chí Minh ñoùng goùp cho sö ï phaùt trieån kinh teá– xaõ hoäi
cuûa thaønh phoá. Qua 15 naêm hình thaønh vaø phaùt trieån ca ́c KCX, KCN ñaõthu
hu ́t, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể các lao động
của Thành phố và lao động các tỉnh. Tính đến 31/12/2007, các KCX, KCN đã
thu hút 249.252 lao động, trong đó lao động nhập cư khoảng 174.086 người,
chiếm tỷ lệ 70%; lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là 179.383 người, chiếm tỷ lệ 72%.
Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN Tp.HCM
74
thời gian qua chưa như mong muốn, lao động có tay nghề còn thiếu hụt lớn. Do
một số nguyên nhân sau: Sự phát triển nhanh chóng các KCX, KCN, song song
với nó là sự tăng đột biến về lao động; Giáo dục – đào tạo không theo kịp sự
chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường; Chưa huy động được doanh
nghiệp tham gia đào tạo; Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về
thị trường lao động, về kỹ thuật công nghệ thực tế; Học nghề vẫn ch ưa vượt qua
tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội. Song về phía các cấp, các
ngành ở nước ta còn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc phát triển
nguồn nhân lực cho các KCX, KCN nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.
4. Luận văn đã hệ thống hóa các đề xuất, giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các KCX, KCN thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2015. Luận văn đã đề ra được một số quan điểm: việc phát triển
nguồn nhân lực cho các KCX, KCN th ành phố Hồ Chí Minh là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến l ược lâu dài đối với công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của thành phố và cả nước.
Về những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, luận văn đã đề cập
đến những giải pháp cần tập trung thực hiện như: quy hoạch, phát triển và quản
lý nguồn nhân lực, cung ứng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng
lao động, chế độ chính sách duy tr ì cho nguồn nhân lực.
Luận văn cao học với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu
công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015” đã giới
hạn việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN TP.HCM,
đặc biệt chú trọng nghiên cứu về nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Tr ên
cơ sở đó đưa ra các giải pháp căn cứ vào thực trạng cụ thể. Do hạn chế về mặt
thời gian và khả năng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả luận văn rất mong sự đóng góp ý kiến để luận văn n ày được hoàn chỉnh
hơn.
Tp.HCM, tháng 8 năm 2008.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thái An, Nguyễn Văn Kích (2005), 100 năm Phát triển công nghiệp
Sài gòn-Tp.HCM, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban kinh tế Trung ương, Tạp chí cộng sản, UBND
tỉnh Đồng Nai (2004), Phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế Đồng Nai.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành Giáo dục-Đào tạo thực hiện Nghị
quyết trung ương 2 (Khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb
Giáo dục.
4. Ban quản lý các KCX, KCN Tp.HCM (2003), Kỷ yếu 10 năm phát triển và
quản lý các KCX, KCN Tp.HCM (1992-2002).
5. Ban quản lý các KCX, KCN Tp.HCM (2007), Kỷ yếu 15 năm hình thành và
phát triển các KCX, KCN Tp.HCM (1992-2007).
6. Ban quản lý các KCX, KCN Tp.HCM (2007), Tài liệu Hội nghị tổng kết 15
năm hình thành và phát triển các KCX, KCN Tp.HCM.
7. Ban quản lý các KCX, KCN Tp.HCM (2007), Tài liệu Hội thảo chuyên đề:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho KCX, KCN Tp.HCM.
8. Ban quản lý các KCX, KCN Tp.HCM (2007), Báo cáo tổng kết các KCX,
KCN năm 2007 và chương trình kế hoạch năm 2008.
9. Nguyễn Duy Dũng (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực-Kinh nghiệm Nhật
Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, HN.
10. Trần Kim Dung (2001), Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân
lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tp.HCM, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
11. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Tp.HCM.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng
sản Việt nam lần thứ VIII và IX – Nxb Chính trị quốc gia - HN
13. Đảng bộ Tp.HCM, Báo cáo nhiệm vụ phát triển Kinh tế-Xã hội tại đại hội
đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ VIII.
76
14. Đoàn nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Báo cáo kết quả
nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực,2008
15. Đoàn nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm tại Malaysia, Báo cáo kết quả
nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực,2008
16. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2007.
17. Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM (2007), Hội thảo đổi mới hệ thống Giáo
dục chuyên nghiệp Tp.HCM, Tp.HCM 2007.
18. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kế hoạch và phát triển (2003), Giáo
trình Dự báo phát triển kinh tế – xã hội, Nxb Thống kê 2003, HN.
19. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
20. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
21. Phạm Thăng (2006), “Mười lăm năm xây dựng và phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất”, Tạp chí Cộng sản số 112-2006
Tiếng Anh
22. Human Capital White Paper (2007)
07_01_26.pdf
23.
24.
25.
26.
27. National Agriculture and Forestry Research Institute (2003), Human
Resource Development Strategy 2003-2010, Lao-Swedish Upland Ariculture
and Forestry Programme.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.pdf