Đề tài Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Mục lục Mục lục 1 Lời mở đầu 3 CHƯƠNG I: KHáI QUáT CHUNG Về NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI 1 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại. 1 1.2. Khái niệm Nhượng quyền thương mại 8 1.3. Các ngành kinh doanh nhượng quyền. 13 1.3.1. 10 ngành kinh doanh Franchise phổ biến nhất thế giới [6] 13 1.3.2. Danh sách các hạng mục sản phẩm và dịch vụ Franchise [6] 14 1.3.3. Các phương thức nhượng quyền 15 1.3.3.1. Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh 15 1.3.3.2. Căn cứ theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng và nhận 17 1.4. Quy định pháp lý quốc tế liên quan đến Franchise 22 CHƯƠNG II: NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 30 2.1. Quá trình phát triển 30 2.2. Quy định pháp lý về hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 31 2.3. Bản chất của Nhượng quyền thương mại 38 2.4. Thực trạng Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam theo các hướng 44 2.4.1. Từ nước ngoài vào Việt Nam 44 2.4.2 Nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra thế giới. 49 2.5. Những lợi ích và thách thức khi kinh doanh bằng hình thức nquyền 56 2.5.1. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp được nhượng quyền 56 2.5.1.1. Lợi ích 56 2.5.1.2. Thách thức của việc mua Franchise 60 2.5.2. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp nhượng quyền 61 2.5.2.1. Lợi ích 61 2.5.2.2. Thách thức 64 2.6. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh Nhượng quyền thương mại. 65 CHƯƠNG III: NHữNG GIảI PHáP Để PHáT TRIểN NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 70 3.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2007 -2020 nói chung và triển vọng của Nhượng quyền thương mại nói riêng 70 3.1.1. Một số dự báo về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2020 70 3.1.1.1. Về dân số 70 3.1.1.2. Về tăng trưởng kinh tế 71 3.1.1.2. Về đầu tư xã hội 71 3.1.1.3. Về tiêu dùng của dân cư 71 3.1.1.4. Về xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng 72 3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển của Nhượng quyền thương mại của Việt Nam trong thời gian tới 75 3.2. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 77 3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía nhà nước 77 3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 87 3.2.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh. 87 3.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh 94 KếT LUậN 98 Danh mục tài liệu tham khảo

doc88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào thâm nhập thị trường Mỹ. Tương tự đối với cafe Trung Nguyên khi nhượng quyền kinh doanh tại Nhật Bản đã bị chính đối tác Nhật đăng ký thương hiệu Trung Nguyên tại thị trường Nhật. Trung Nguyên còn gặp không ít rắc rối với tập đoàn Rice Field của Mỹ. Tập đoàn này đã âm thầm nộp đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu “ Trung Nguyên – Cafe hàng đầu Buôn Ma Thuột” vào năm 2001 nhưng bị phát hiện chỉ một thời gian ngắn trước khi được chính thức cấp quyền, Trung Nguyên đã phải tốn không ít chi phí cho luật sư để lập hồ sơ gởi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ để thông báo Trung Nguyên mới là chủ thật sự của thương hiệu mà họ đang duyệt cấp cho tập đoàn Rice Field. Hàng loạt trường hợp khác của các thương hiệu Việt Nam có tầm cỡ bị các công ty nước ngoài xâm hại hay chiếm đoạt một cách hợp pháp như Saigon Petro, Vinataba, Vinatea, Việt Tiến, Thành Công, Thắng Lợi, Vifon, Bia Sài Gòn... Do đó việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách bài bản ngay từ đầu là điều thật sự cần thiết. Nếu ngân sách giới hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào chiến lược kinh doanh của mình để đăng ký hoặc xin bảo hộ thương hiệu tại một số nước quan trọng và có tiềm năng xuất khẩu trước. Nếu doanh nghiệp chần chừ không tiến hành đăng ký bảo hộ thì những người khác ( đặc biệt là các đối tác tiềm năng đầy kinh nghiệm) sẽ được tự do khai thác quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại nước đó. Tài sản trí tuệ của chủ thương hiệu có thể bao gồm tên, nhãn hiệu, màu sắc, âm thanh đặc biệt nếu có, biểu tượng và khẩu hiệu. Ngoài ra, quan trọng không kém là công nghệ, bí mật kinh doanh, bí quyết kinh doanh, sáng kiến, phát minh mới. Tài sản trí tuệ vô hình có giá trị hơn cả tài sản hữu hình. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam do thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này nên đã gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc thưa kiện khiếu nại để gìn giữ quyền sở hữu trí tuệ của mình khi việc kinh doanh bắt đầu vươn ra nước ngoài. Để thương hiệu Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng ngoại trên sân nhà và tìm lối thoát trên sân khách, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng đóng vai trò sống còn. Một sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải qua chiếc cầu nối là nhãn hiệu và phải có năng lực cạnh tranh thể hiện ở tính tiện dụng, giá cả hợp lý,... Năng lực cạnh tranh đó có được nhờ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ( kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích). Một sản phẩm muốn xuất khẩu được ra nước ngoài và chiếm được thị phần tại đó còn cần phải sạch về Sở hữu trí tuệ, “sạch” về Sở hữu trí tuệ có nghĩa là không xâm phạm quyền có trước nào của chủ thể nào tại quốc gia, lãnh thổ khác. Khi đã đảm bảo có sản phẩm sạch về sở hữu trí tuệ thì việc đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó sẽ củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường. Doanh nghiệp cần luôn nâng cao cảnh giác về sở hữu trí tuệ vì tranh chấp vẫn có thể xảy ra ngay cả khi mình đã là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ như vụ võng xếp Duy Lợi .[16] Tấm gương thành công điển hình của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được nhắc đến nhiều nhất là nhãn hiệu Phở 24. Bài học về NQTM của nhãn hiệu này đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu nói chung. Nhãn hiệu và bản quyền liên quan đến kiểu dáng, trang trí, di ện mạo của cơ sở kinh doanh đã được Lý Quý Trung đăng ký ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Khi các daonh nghiệp thực sự coi trọng vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chấp nhận đầu tư, chắc chắn vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao lên rất nhiều. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự quan tâm tới quyền sở hữu trí tuệ của mình nếu không nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là khó tránh khỏi. CHƯƠNG III: NHữNG GIảI PHáP Để PHáT TRIểN NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 3.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2007-2020 nói chung và triển vọng của Nhượng quyền thương mại nói riêng 3.1.1. Một số dự báo về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2020 Mười năm qua hoạt động thương mại trong nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ngày một tốt hơn vào sự phát triển sản xuất và đời sống nhân dân cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trên cơ sở những thành tựu đạt được thời gian qua, mới đây Bộ Thương mại đã đưa ra dự báo về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2020 trên một số nội dung chủ yếu sau: 3.1.1.1. Về dân số Dự báo giai đoạn 2007-2010, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm của nước ta là 1,25% và đến 2010 nước ta sẽ đạt 88.446.000 người trong đó có gần 26 triệu người sống ở khu vực đô thị, chiếm tỷ lệ 29,25%. Dự báo giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng dân số bình quân là 1,18% và dân sô năm 2020 là 99.455.000 người, trong đó có gần 35 triệu người sống ở khu vực thành thị, chiếm 35,15%. Hiện nước ta có 57% dân số có độ tuổi dưới 30, sau 15 năm tỷ lệ này sẽ giảm chút ít, tức là vẫn giữ tỷ lệ trên dưới 50%. Cơ cấu dân số trẻ, năng động, có học vấn cao với thói quen ưa thích mua sắm hàng hoá ở siêu thị, trung tâm thương mại, và cửa hàng tiện lợi là một ưu thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại. 3.1.1.2. Về tăng trưởng kinh tế Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2010 là từ 7,5-8 %. Theo đó, đến năm 2010, tổng GDP đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng, đến năm 2020 đạt gần 3.000 tỷ đồng. Theo tính toán, đến năm 2010 , GDP cao gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000 (theo giá so sánh), và tới năm 2020 GDP sẽ đạt cao gấp 4 lần so với năm 2000 và 8 lần so với năm 1990. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.050 -1.010 USD (theo giá hiện hành), đến năm 2020 sẽ tăng từ 3,3-3,6 lần so với năm 2000. Tổng GDP và GDP bình quân đầu người là 2 căn cứ quan trọng để tính toán Quỹ tiêu dùng cuối cùng và Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên thị trường nội địa. 3.1.1.2. Về đầu tư xã hội Dự báo trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ huy động vẫn giữ ở mức cao, khoảng 40% so với tổng GDP. Đến năm 2010, tổng mức đầu tư toàn xã hội ước khoảng 500.000 tỷ đồng. Trạng thái đầu tư toàn xã hội ảnh hưởng tới hoạt động thương mại trong nước. Nếu tổng mức và tỷ lệ đầu tư của xã hội tăng cao, về ngắn hạn, sẽ làm giảm tương đối mức tiêu dùng nhưng lại làm tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng là tư liệu sản xuất , nguyên vật liệu xây dựng , về dài hạn, sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, là cơ sở kinh tế để mở rộng lưu thông hàng hoá. 3.1.1.3. Về tiêu dùng của dân cư Quỹ tiêu dùng cuối cùng là cận trên của Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Tỷ lệ Quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%..Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số ( 7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng cao đáng kể. Dự báo tỷ lệ này tiếp tục giữ khoảng 70% cho cả thời kỳ chiến lược 2006-2010 do nước ta đã và đang ưu tiên cho đầu tư phát triển và xuất khẩu. Đến năm 2010 , Quỹ tiêu dùng cuối cùng có quy mô khoảng từ 840.000-860.000 tỷ đồng. Dự báo chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người /tháng giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%. Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người của cả nước là 657.800 ngàn đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng và khu vực nông thôn 537.400 đồng. Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến thuật phân đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua. 3.1.1.4. Về xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng Nhìn chung, xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ yêu cầu “ăn no, mặc ấm” sang yêu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”, nhu cầu của người dân ngày một cao hơn. Quan niệm về hàng hoá lâu bền, và giá trị cao cũng thay đổi. Nếu như những năm trước đây các mặt hàng xe máy, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị nghe nhìn... được xem là đồ dùng cao cấp, đắt tiền, thậm chí có ý nghĩa “dự trữ tài sản”, thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan truyền sang cả khu vực nông thôn. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu, chạy theo các mốt mới ngày một thể hiện rõ ràng hơn ở giới trẻ thành phố, vốn nắm bắt rất nhanh nhạy những xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. Do thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu về tinh thần cũng ngày càng được chú ý. Xét về cơ cấu , xu hướng chi tiêu cho nhà ở , dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, đi lại, thông tin, giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu khác. Xu hướng tiêu dùng và phương thức thoả mãn nhu cầu tuỳ từng nhóm hàng có sự thay đổi khác nhau: Đối với nhóm hàng thực phẩm: Trong những năm tới; cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ trên 150%/năm, tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng trên 30%/năm, nhưng vẫn là loại hình kinh doanh chiếm trên 80% doanh thu nhóm hàng thực phẩm. Nhóm hàng mỹ phẩm và dược phẩm: Xu hướng mua hàng tại các cửa hàng chuyên doanh vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, do vậy loại hình này có tốc độ bán hàng tăng bình quân hàng năm khoảng 12%, trong đó các cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống, bán nhiều mặt hàng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn ở thành phố và cửa hàng chuyên doanh độc lập, bán chủ yếu các mặt hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn. Nhóm hàng quần áo và thời trang: Việc mua sắm được thực hiện theo nhiều kênh phân phối khác nhau: chợ truyền thống, cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng hạ giá. Nếu như người tiêu dùng ở đô thị mua sắm phần lớn các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty có tên tuổi hoặc các sản phẩm nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại thì người tiêu dùng ở nông thôn chủ yếu mua sắm các sản phẩm nội địa không rõ nguồn gốc sản xuất tại các chợ truyền thống. Tốc độ bán lẻ nhóm hàng này trong thời gian tới tăng khoảng 5%/ năm Nhóm hàng đồ gỗ và đồ gia dụng: Nhờ thu nhập nâng cao nên nhu cầu cải thiện điều kiện sinh hoạt trong nhà lớn hơn , tạo tiền đề thuận lợi để mở rộng quy mô kinh doanh nhóm hàng này. Các cửa hàng chuyên doanh tiếp tục là loại hình thương mại mà người tiêu dùng lựa chọn, trong đó, loại cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống có tốc độ tăng trưởng trên 29%/năm, cao hơn loại cửa hàng kinh doanh độc lập (trên11%/năm) Nhóm đồ dùng lâu bền: Nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại di động) và truyền thống (các thiết bị điện) là rất cao. Các sản phẩm điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn là, nồi cơm điện... có thị phần chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 45%) và ngày càng mở rộng thị trường sang các đô thị khác cũng như khu vực nông thôn. Người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm lâu bền chủ yếu thông qua hai loại hình thương mại là siêu thị điện máy và các cửa hàng chuyên doanh do các công ty thiết lập, một phần nhỏ thông qua siêu thị kinh doanh tổng hợp, trung tâm thương mại, qua mạng internet, trong đó xu hướng mua sắm tại loại hình siêu thị điện máy sẽ phát triển với tốc độ cao nhất. Nói tóm lại, Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế tăng trưởng cao suốt 5 năm qua, GDP bình quân 7,5%/năm, không có xung đột về tôn giáo, chính trị; một thị trường tiềm năng với dân số 84 triệu người, trong đó 70% số dân độ tuổi dưới 30, đa số thích mua sắm, tiêu dùng. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê gần đây trong lĩnh vực tiêu dùng cho thấy, có 90% người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm hàng hoá , dịch vụ thông qua thương hiệu và theo số liệu của Hội NQTM thế giới –WFC, năm 2006 VN được xếp là thị trường bán lẻ đứng thứ ba thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ USD, có trên 70 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 15 – 20%. Đây là xu hướng và cũng là cơ hội cho những DNVVN muốn thử sức bằng các hình thức nhượng quyền. 3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển của Nhượng quyền thương mại của Việt Nam trong thời gian tới NQTM đã thực sự có chổ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã, đang và sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này. NQTM trong lịch sử đã thể hiện tính ưu việt của nó, trong hiện tại đã thể hiện sức mạnh của hệ thống và chắc rằng trong tương lai sẽ là một trong những hình thức để tiến hành hoạt động kinh doanh ưu việt của các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nơi mà nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu thành công luôn là đòn bẩy cho sự phát triển Theo phân tích của chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh NQTM ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố: kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ... còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng và tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam đã hình thành một số hệ thống nhượng quyền  và rất thành công. Nhưng so sánh với sự phát triển của hình thức này với tiềm lực phát triển của đất nước là rất khiêm tốn. Nếu so sánh với tốc độ phát triển cùng hình thức với các nước trong khu vực vẫn còn nhiều khập khiểng nhưng nhìn chung là chưa xứng tầm. Trong tương lai, hy vọng sau khi Việt Nam vào WTO, đặc biệt là những luật lệ về NQTM được Việt Nam qui định tại trong Luật Thương mại 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động NQTM trong Nghị định 35-2006-ND-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết về hoạt động NQTM và thông tư số 9-2006-TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM sẽ là những tiền đề cơ bản cho sự bùng nổ sự phát triển NQTM tại Việt Nam. Những năm gần đây, hình thức “NQTH” không còn xa lạ và trở thành vấn đề gây chú ý đối với các DNVN . Nhìn một cách tổng quan, hoạt động nhượng quyền tại VN đã khởi sắc, hứa hẹn một thị trường đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài . Bên cạnh các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, Phỏ 24, Kinh Đô, Vissan... đã xuất hiện các thương hiệu mới như thời trang Foci, Nino Max, chuỗi cửa hàng G7, Nước mía siêu sạch... Ngoài những thương hiệu trong nước, các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài cũng tham gia thị trường nhượng quyền tại VN như KFC, Lotteria, Jollibee đã chuyển nhượng thành công tại TP.HCM và Hà Nội. Đặc biệt sau hội nhập, NQTH đang nóng lên từng ngày, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Mc Donald’s, cà phê Starbucks, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ - WalMart... đang có kế hoạch xâm nhập thị trường VN. VN đang trong giai đoạn khởi động lĩnh vực NQTH nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới và không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thực phẩm mà còn phát triển cho các thị trường khác như bất động sản và hệ thống kế toán.. 3.2. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía nhà nước Nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động NQTM Để các quy định trong Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP về hoạt động nhượng quyền nhanh chóng được thực thi, qua nghiên cứu, người viết thẩy nổi lên sự cần thiết phải ban hành một số văn bản dưới luật sau: - Nghị định quy định mức phí nhượng quyền cụ thể và cách xác định phí trong hợp đồng NQTM. - Nghị định quy định về hướng dẫn mức thuế áp dụng riêng cho hoạt động NQTM. - Nghị định về hướng dẫn mức phí quảng cáo cho phù hợp với các hoạt động thương mại. Thực chất việc ban hành nghị định này không chỉ tạo thuận lợi cho sự phát triển hoạt động NQTM mà còn tạo cơ sở thúc đẩy hoạt động thương mại nói chung tăng trưởng. Đặc điêm của của NQTM là một hoạt động rất dễ nảy sinh tranh chấp và phát sinh những tác động tiêu cực tới môi trường kinh doanh nếu như thiếu sự giám sát và quản lý từ Nhà nước. Do vậy chính phủ cần thiết phải bổ sung những quy định chặt chẽ hơn và có chế tài đủ mạnh để giám sát hoạt động này, cần rà soát nội dung của Nghị định và Thông tư để đảm bảo từ ngữ, quy định trong nghị định, thông tư không trái với từ ngữ, quy định trong luật thương mại 2005. Dưới góc độ pháp lý, quan hệ NQTM là mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, hoạt động nhương quyền thương mại luôn gắn với một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, có thể là nhãn hiệu, tên thương mại hoặc bí mật kinh doanh. Trên thực tế việc thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ các đối tượng này còn yếu dẫn tới việc vi phạm tràn lan, điều này gây tâm lý e ngại cho bên nhượng quyền. Nếu chúng ta không khắc phục tình trạng vi phạm về sở hữu trí tuệ thì đây cũng là một cản trở lớn cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới muốn tham gia thị trường Việt Nam. Như vậy một yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền là củng cố các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đưa ra các chế tài nghiêm khắc và có cơ chế thông thoáng, nhưng rõ ràng. Gắn với quan hệ nhượng quyền ngoài ra còn có các quan hệ pháp luật về phân phối, đại diện, tài chính, cạnh tranh, lao động, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng...Vì vậy bên cạnh việc hoàn thiện những quy định pháp lý riêng cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế thì cần thiết phải bổ sung cả các quan hệ pháp lý khác liên quan đến nhượng quyền. Chỉ khi đó mới có thể thực sự thúc đẩy và khuyến khích được mô hình kinh doanh này phát triển tại Việt Nam. Về hệ thống luật pháp, Nhật Bản là một tấm gương điển hình mà Việt Nam có thể học tập, ngoài những quy định, văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động nhượng quyền, việc có một hệ thống luật pháp chặt chẽ: Luật thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Luật vệ sinh an toàn thực phẩm Luật chống độc quyền Luật bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ Luật điều phối và cải thiện môi trường công nghiệp Luật trách nhiệm của nhà sản xuất Luật chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước Luật tái chế thực phẩm Luật kiểm soát các ngành nghề có khả năng ảnh hưởng tới đạo đức xã hội Luật sức khỏe Luật tiêu chuẩn lao động Luật Thương mại Luật dân sự Hệ thống luật này đã kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống luật pháp nhất quán và rõ ràng bảo vệ các thành phần tham gia trực tiếp và gián tiếp vào NQTM như người tiêu dùng, doanh nghiệp nhượng quyền, doanh nghiệp nhận nhượng quyền, người lao động. Các doanh nghiệp kinh doanh của Nhật đã thực sự có được một môi trường kinh doanh rõ ràng ổn định và lành mạnh để yên tâm phát triển kinh doanh. Minh chứng cho hiệu quả của hệ thống pháp lý này là sự phát triển như vũ bão của mô hình kinh doanh nhượng quyền nói riêng và sự khởi sắc của nền kinh tế Nhật Bản nói chung trong thời gian vừa qua. Hoàn thiện các quy định về phạt vi phạm sở hữu trí tuệ Một khi thương hiệu đã có uy tín, chỗ đứng trên thị trường sẽ mang lại rất nhiều giá trị vô hình cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thuận lợi bước đầu cho doanh nghiệp khi tiến hành nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên một thương hiệu càng nổi tiếng thì càng có nhiều nguy cơ bị làm giả, làm nhái, việc bị vi phạm sở hữu trí tuệ không những làm ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận mà còn cả uy tín của doanh nghiệp. Nạn ăn cắp thương hiệu hay hàng giả ở một quốc gia sẽ tạo một ấn tượng không tốt về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở quốc gia đó và khiến cho việc đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Hiện tại ở nước ta, cả hệ thống toà án và hệ thống thực thi hành chính đều tham gia vào công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như: Cục quản lý thị trường, Thanh Tra Khoa học Công nghệ, Công an kinh tế và Hải quan. Có rất nhiều cơ quan cùng tham gia nhưng rất khó xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong khi thế giới chỉ có tối đa là hai cơ quan là cảnh sát và hải quan. Mặc dù mức xử phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định cụ thể tại các điều 213, 214, 215 và nâng mức bồi thường thiệt hại về vật chất tối đa lên 200 triệu đồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực từ 01/07/2006) nhưng vẫn cần thiết phảI quản lý chặt chẽ cũng như nghiêm khắc xử phạt đối với việc làm hàng giả, hàng nhái. Mức phạt nặng, tăng tiến và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự là các biện pháp nên áp dụng để triệt để xoá bỏ nạn làm hàng giả, hàng nhái, nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng . Ngoài ra, cũng cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng để có thể kịp thời đối phó cũng như hợp tác xoá bỏ nạn dịch này. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về Nhượng quyền thương mại. Để thực hiện đầy đủ chức năng hoạch định, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định nhà nước về kinh doanh nhượng quyền đối với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mai, cụ thể là Bộ Thương mại cần từng bước tăng cường năng lực của mình. Có như vậy, Nhà nước mới thực hiện được vai trò là người hỗ trợ, người hướng dẫn và kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực hiện phương thức kinh doanh NQTM tại doanh nghiệp. Cụ thể là: - Cần nâng cao sự nhuần nhuyễn về kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ tại các cơ quan chủ quản có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và giám sát thực hiện các phương thức NQTM. Có như vậy các quy định về NQTM mới được soạn thảo ra một cách rõ ràng, chỉ có thể hiểu theo một nghĩa và khi ra đời thì đảm bảo sẽ có được sự giám sát thi hành một cách đầy đủ và chặt chẽ. - Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ trong các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đơn giản hoá và thuận lợi hoá các thủ tục kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ được lưu thông một cách dễ dàng , tránh hiện tượng hàng hoá ứ đọng do chờ làm thủ tục, gây phiền hà cho doanh nghiệpvà làm hạn chế kết quả kinh doanh - Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát việc thực hiện NQTM trên thị trường. Cần có sự phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng như: Hải quan, cơ quan thuế, công an kinh tế, cơ quan quản lý thị trường để chống buôn lậu và gian lận thương mại, tấn công kịp thời các điểm sản xuất kinh doanh hàng nhái, hàng giả , xử phạt thích đáng các đơn vị vi phạm tự ý sử dụng thương hiệu, biển hiệu của các cơ sở kinh doanh nhượng quyền mà chưa được sự cho phép của hệ thống ấy. Tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Sự hạn chế trong khả năng áp dụng mô hình kinh doanh Franchise đối với các doanh nghiệp Việt Nam một phần là do họ chưa có ý thức phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ ý thức và khó khăn trong nội tại doanh nghiệp. Tuy nhiên còn nhiều chính sách của nhà nước chưa khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, thậm chí còn chói buộc doanh nghiệp. Chẳng hạn như quy định khống chế doanh nghiệp chỉ được dành 7%-10% cho quảng cáo, khuyến mãi. Hoặc trong nhiều trường hợp doanh nghiệp mất rất nhiều công sức cho việc đăng ký và phát triển thương hiệu nhưng sau khi đã có tên tuổi sẽ nhanh chóng bị làm giả hoặc làm nhái thương hiệu. Chính phủ đã có nghị định 12/1999/NĐ-CP về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng thực ra vẫn không đủ mạnh để răn đe. Do vậy, trong thời gian tới nhà nước cần xây dựng nhiều chương trình tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Ví dụ như: Phát động chương trình xây dựng thương hiệu nhằm thay đổi nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu bằng cách: Xây dựng các website về thương hiệu Tổ chức các buổi toạ đàm , hội thảo trên truyền hình về thương hiệu Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về thương hiệu Hỗ trợ phát triển thương hiệu. Chẳng hạn như: Tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn về xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu. Lựa chọn những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao như dệt may, giầy da, thủ công mỹ nghệ, nội thất... để hỗ trợ họ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội trợ trong nước và quốc tế. Bên cạnh các chương trình này nhà nước cần thực thi nghiêm minh các biện pháp xử lý thích đáng nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái.... Đưa các chính sách, định hướng khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Không chỉ riêng đối với hoạt động nhượng quyền, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào nếu như nhà nước và chính phủ có nhiều chính sách, chương trình định hướng để khuyến khích thì chắc chắn sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn. Để có thể đưa ra một định hướng phát triển Franchise hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm phát triển NQTM của các nước trong khu vực và trên thế giới như “Chương trình phát triển nhượng quyền” của Malaixia, chương trình “ Khuyến khích và kinh doanh nhượng quyền” của Thái Lan... Hay như quy định của Luật Thương mại, bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh nhượng quyền thì phải đăng ký với bộ Thương mại hoặc Sở thương mại. Vậy chính phủ nên thành lập một ban chuyên trách về NQTM thuộc Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại vừa để quản lý vừa hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền. Các cơ quan chuyên trách này sẽ có những cán bộ, chuyên viên được đào tạo sâu về kỹ thuật triển khai Franchise, kiến thức quản lý về hợp đồng Franchise hoặc nắm rõ những ràng buộc pháp lý điều chỉnh mối quan hệ của các bên... để có thể tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp khi cần thiết. Ngoài ra chính phủ có thể tạo điều kiện về thủ tục pháp lý hoặc hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ Franchise tổ chức thường niên trên thế giới. Tham gia vào các cuộc hội chợ này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác, có cơ hội tìm hiểu về thị trường kinh doanh Franchise trên thế giới cũng như những kinh nghiệm thực tiễn về Franchise. Thành lập hiệp hội Franchise. Dù kinh doanh Franchise chưa phát triển mạnh ở Việt Nam và vẫn còn trong giai đoạn khởi động nhưng chính phủ vẫn phải có kế hoạch để thành lập hiệp hội Franchise Việt Nam hiệp hội này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhượng quyền và nhận quyền và là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và chính phủ. Ngoài ra hiệp hội này còn là nơi quảng cáo để các doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền và nhận quyền tìm hiểu thông tin về nhau để hợp tác. Trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hoạt động NQTM của một quốc gia sẽ được thúc đẩy nếu như mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới . Vì thế nếu hiệp hội về Franchise Việt Nam ra đời thì cần phải đăng ký làm thành viên của hiệp hội chuyển nhượng Châu á Thái Bình Dương và hiệp hội nhượng quyền thế giới. Tham gia các hiệp hội này, các do doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nước ngoài đồng thời có cơ hội tham gia những hoạt động bổ ích khác để phát triển Franchise trong nước. Tuy nhiên để tạo tiền đề thành lập hiệp hội Franchise trước mắt chính phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh Franchise thành lập “Câu lạc bộ các doanh nghiệp kinh doanh Franchise” Câu lạc bộ này sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin mới về thị trường Franchise trên thế giới và Việt Nam trước khi thành lập hiệp hội Franchise. Được biết, trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và công ty Việt Âu đang có kế hoạch thành lập một câu lạc bộ như vậy và trơng tương lai gần sẽ đưa vào hoạt động chính thức. Khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ đặc biệt cho loại hình kinh doanh nhượng quyền. Nhà nước nên có những động thái nhất định trong việc khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ tín dụng cho loại hình kinh doanh nhượng quyền, song song với nó, các ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương hiệu. Nghiên cứu cơ cấu nền kinh tế của các nước phát triển hiện nay, đặc biệt là các nước Tây Âu cho thấy rằng bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp gần 80% GDP và nhượng quyền thương hiệu được xem là một cơ chế linh hoạt trong việc phát triển kinh doanh đang được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loại hình kinh doanh này. Đây là một bước đi đúng hướng mà Việt Nam có thể học hỏi. Dẫn đầu hiện nay về sự am hiểu trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các bên tham gia nhượng quyền thương hiệu có thể kể đến các tổ chức tín dụng như: Bank of Ireland, Bank of New Zealand, Lloyds Bank, HSBC Bank, ABN Amro Bank. Hoạt động của phòng/ban phục vụ các bên tham gia NQTH ( phòng nhượng quyền thương hiệu) trong ngân hàng có sự khác biệt rõ ràng về mức độ cung cấp thông tin so với những dịch vụ tư vấn khác, chúng cung cấp chi tiết hơn những thông tin về tiềm năng và hoạt động trên thị trường nhượng quyền kinh doanh,cụ thể: Các điều kiện và hình thức nhượng quyền kinh doanh. Nhu cầu kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Sự phát triển của các công ty nhờ thực hiện nhượng quyền thương hiệu Thông tin về tình hình tài chính hiện tại của các công ty có nhu cầu thực hiện nhượng quyền thương hiệu (mua và bán) Thông tin về các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ cho các bên thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Tư vấn xây dựng kế hoạch kinh doanh cho bên mua và bán quyền. Làm trung gian trong việc kết nối giữa những nhà Nhượng quyền thương hiệu hay mua quyền thương hiệu tiềm năng. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể giúp thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển thông qua các hoạt động sau: Tư vấn cho các chủ thể, pháp nhân những vấn đề về Luật, các thông số kỹ thuật trong hợp đồng và các vấn đề pháp lý liên quan thuộc lĩnh vực NQTM. Xây dựng môi trường quan hệ công chúng, như triển lãm, quảng cáo, giới thiệu và tổ chức các cuộc hội thảo xung quanh các vấn đề về nhượng quyền thương hiệu. Đưa ra các truơng trình đào tạo về lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh cho các cán bộ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Cung cấp nguồn tài chính cho bên mua và bên bán. Xây dựng các chương trình, xác định công cụ, nguồn tài chính, nguồn nợ, cũng như tối ưu hoá các chương trình kiểm soát và bảo hiểm rủi ro trong quá trình thực hiện. Nếu loại hình dịch vụ này phát triển ở các ngân hàng tại Việt Nam, với những lợi ích nó mang lại cho các doanh nghiệp từ việc được cung cấp đủ thông tin, có nhiều vốn hơn để đầu tư, đến việc được tối ưu hoá tài nguyên có sẵn, nó sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Để làm được điều này, về cơ bản không chỉ cần nỗ lực từ phía nhà nước mà cần sự cố gắng của cả ba phía: Nhà nước, các ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. 3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 3.2.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp muốn phát triển một hệ thống nhượng quyền thì việc xây dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường là vấn đề tiên quyết nhất Vấn đề phải cải thiện đầu tiên là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Song song với nâng cao nhận thức, doanh nghiệp sẽ cần phảI có những đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, tài chính, quản lý cho vấn đề này, Việc xây dựng một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng là một quá trình đầu tư dài hạn, tổng thể và chiến lược về mọi mặt như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng… Mặc dù thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhượng quyền thương mại nhưng hiện tại phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng hay còn dè dặt trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn cho rằng, số tiền thuê tư vấn để “Xây dựng nhãn hiệu” branding khoảng từ 1000 USD đến 2000 USD là một khoản chi phí quá cao trong khi lại hào phóng nhập dây truyền máy móc thiết bị hàng chục ngàn USD đã lỗi thời từ nước ngoài về để sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp còn đồng thời cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, mở rộng quan hệ công chúng, các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện để tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu, nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Qua những hoạt động như thế này, một thương hiệu dù nhỏ cũng sẽ gây được nhiều ảnh hưởng lớn. Có thể lấy ví dụ về thương hiệu gạch Acme Brick, thành lập năm 1891 tại Texas Mỹ, công ty này đã dành phần lớn số tiền dành cho tiếp thị, truyền thông của mình để xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động tài trợ cho các lễ hội, các đội thể thao, PR, làm từ thiện và quảng cáo ngoài trời. Năm 1995 họ đưa ra một chương trình táo bạo là bảo hành sản phẩm 100 năm thay vì tiêu chuẩn bảo hành công nghiệp là từ 3 tới 5 năm để tạo sự khác biệt cho Acme. Các nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ đã được đền đáp xứng đáng. Acme đã trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhà xây dựng lẫn khách hàng trực tiếp. Acme đã đạt được 84% sự ưa thích về nhãn hiệu trong khi không có nhà cung cấp nào khác đạt trên 10% tại thị trường địa phương của họ. Acme tính rằng mỗi USD giá trị viên gạch họ bán ra thì có 10 cent là giá trị thương hiệu của họ, khoảng 20 triệu trong tổng số 200 triệu USD thu được từ việc bán gạch mỗi năm trở thành vốn đầu tư cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng năm của Acme. Nếu gạch có thể tạo ra được sự khác biệt một cách thành công thì hầu hết mọi thứ có thể tạo ra giá trị thương hiệu Bảo vệ thương hiệu Với doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu gồm 2 phần: một là bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố khác cấu thành thương hiệu; hai là xây dựng hệ thống rào cản cần thiết ngăn cản khả năng cạnh tranh của các đối thủ. Các yếu tố cấu thành thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp hay các dẫu hiệu khác. Tuy nhiên giải pháp về bảo vệ thương hiệu ở đây chủ yếu tập trung đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ-yếu tố quan trọng của thương hiệu. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ thì nó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Để có thể nhượng quyền thương mại- franchise một thương hiệu, các doanh nghiệp cần có nhãn hiệu đã được bảo hộ. a) Bảo vệ thương hiệu tại thị trường trong nước Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cục Sở hữu công nghiệp. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ này. Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể sẽ có đủ điều kiện theo pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể không phụ thuộc vào việc tên đó có được đăng ký hay không mà phụ thuộc vào việc chủ thể có được cấp đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại hay không. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan , đồng thời nhờ sự trợ giúp của các công ty tư vấn Luật. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá sẽ được ưu tiên bảo vệ đối với cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sớm nhất. b) Bảo vệ thương hiệu tại thị trường nước ngoài Thực tế cho thấy có rất nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành chuyển nhượng tại thị trường nước ngoài bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký với cơ quan Sở hữu trí tuệ nước họ trước như các Cafe Trung Nguyên, phồng tôm Sa Giang, Vinataba, Việt Tiến… như đã nêu ở phần 2.8. Điều này phần nào đã thức tỉnh và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ của công ty mình. Việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc sử dụng ở các quốc gia khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều quy định người đăng ký trước sẽ được công nhận là người chủ sở hữu của thương hiệu. Ngoài ra một số quốc gia còn đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, Pháp và Đức. Trong khi đó, có những quốc gia vẫn bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu mặc dù chúng không được đăng ký để trở thành thương hiệu, quyền sở hữu nhãn hiệu được đặt trên cơ sở quyền ưu tiên sử dụng. Các nước áp dụng luật này là Canada, Đài Loan, Philipines, Mỹ và một vài quốc gia khác. Một số nước khác lại chọn cách dung hoà giữa hai cách làm trên, ví dụ như ở Israel, cả người đăng ký trước và người sử dụng trước sẽ cùng sử dụng chung nhãn hiệu. Hiện nay, các hiệp ước quốc tế quan trọng trong vấn đề bảo vệ thương hiệu đã được nhiều quốc gia biểu quyết thông qua như: Hiệp ước quốc tế về tài sản công nghiệp năm 1883: Theo Hiệp ước này, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc gia thành viên. Có trên 70 quốc gia cùng thoả thuận hiệp ước này, phần lớn là các nước Tây Âu và Mỹ. Hiệp ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế năm 1891: Theo quy định, một người đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở một nươc này thì xem như đã nộp hồ sơ đăng ký tại các quốc gia thành viên của Hiệp ước. Hiện hiệp ước này có 20 quốc gia thành viên. Tương tự có hiệp ước Liên Mỹ áp dụng cho các nước thành viên ở Tây bán cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Madrid 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1981. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại bất cứ một nước thành viên nào của công ước và nhãn hiệu hàng hoá sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó nếu quốc gia đó chấp nhận. Việt Nam cũng tham gia vào công ước Madrid 1891 về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống thoả ước này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian do bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nhiều nước. Khi đăng ký bảo hộ doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn duy nhất bằng tiếng Pháp trong đó chỉ định các quốc gia thành viên nơi nhãn hiệu hàng hoá cần được bảo hộ đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và đơn này sẽ được chuyển đến Văn phòng quốc tế của tổ chức Sở Hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) tại Thuỵ Sĩ. Ngoài việc lưu ý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong và ngoài nước, doanh nghiệp cũng cần có một bộ phận theo dõi và phát hiện hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái thương hiệu để có các biện pháp xử lýkịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của thương hiệu. Đây cũng là một cách bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp. Thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải trả giá đắt khi bị mất thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Nếu doanh nghiệp thiếu các kiến thức chuyên sâu về Luật Sở hữu trí tuệ thì biện pháp tốt nhất là nên sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty luật. Các công ty này có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc sau: - Chuẩn bị tất cả hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu. - Nộp các hồ sơ và tài liệu này cho cơ quan chức năng đúng thời hạn quy định. - Tư vấn và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu, ví dụ vấn đề về phân nhóm sản phẩm, điều kiện xin hưởng ưu tiên.... - Thay mặt cho chủ thương hiệu trao đổi và phúc đáp các yêu cầu của xét nghiệm viên liên quan đến phạm vi bảo hộ thương hiệu. - Thay mặt chủ thương hiệu khiếu nại các cơ quan xét nghiệm và cho ra quyết định từ chối bảo hội thương hiệu. Lựa chọn đối tác thích hợp để nhượng quyền Việc lựa chọn đối tác để bán Franchise là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai nhượng quyền. Lựa chọn sai đối tác sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sau này: như đổ vỡ tính thống nhất của hệ thống, mất thương hiệu, mất bí quyết công nghệ hay uy tín của cả hệ thống Franchise bị giảm sút. Có một số tiêu chí nhất định chủ thương hiệu có thể dựa vào để lựa chọn đối tác: Đối tác phải có sự am hiểu về thị trường địa phương bao gồm: Tập quán văn hoá, thói quen tiêu dùng, hệ thống luật pháp, ngân hàng, bất động sản,.. điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp doanh nghiệp muốn bán Franchise độc quyền. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể yêu cầu bên mua Franchise ký hợp đồng hợp tác thử nghiệm từ 1-2 năm trước khi quyết định chính thức cấp quyền đại lý độc quyền. Doanh nghiệp đựoc lựa chọn phải là doanh nghiệp có khả năng tài chính nhất định nếu không sẽ rất khó trong việc phát triển hệ thống Franchise cũng như đảm bảo cho hoạt động lâu dài của đối tượng nhượng quyền nếu trong giai đoạn đầu kinh doanh gặp vấn đề. Đối tác mua Franchise phải tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh và sản phẩm của chủ thương hiệu. Đây là môt điểm cực kỳ quan trọng vì có tin tưởng vào mô hình hoạt động của hệ thống và chất lượng sản phẩm mới đảm bảo cho việc mô hình kinh doanh đó không bị người được nhượng quyền một cách vô tình hay cố tình vi phạm. Có kiến thức và ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền. Điều này sẽ giúp bên nhượng quyền dễ dàng huấn luyện, đào tạo cho đối tác. Tuy nhiên hiện nay đang có nhiều tranh luận về vấn đề này. Có người cho rằng nếu như một đối tác không có nhiều kinh nghiệm thực tế thì lại dễ dàng hơn trong việc huấn luyện đào tạo. Xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại bài bản theo đúng chuẩn mực và hợp thông lệ Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh mang tính nhân bản. Muốn tạo dựng được một hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại vững mạnh cần thiết phải có mô hình mẫu hoạt động hiệu quả và được kế hoạch hoá, chi tiết hoá tất cả các chương trình hành động. Xây dựng hệ thống các tiêu chí kinh doanh hoàn thiện mới có thể nhân rộng và phát triển mô hình mẫu một cách đúng đắn và hiệu quả được. Các bước cơ bản như duới đây sẽ giúp doanh nghiệp chuyển nhượng trình tự và kế hoạch xây dựng chuẩn cho hệ thống nhượng quyền và tiến hành hoạt động chuyển nhượng cho đối tác nhận nhượng quyền. Xây dựng hệ thống Franchise cơ bản chuẩn mực với: cẩm nang hoạt động, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh. Thiết lập gói Franchise xuất phát từ mô hình cửa hàng kinh doanh mẫu Thiết lập, tính toán các vấn đề liên quan đến tài chính: Số vốn ban đầu xây dựng cửa hàng, dự báo chi phí hàng tháng… Thiết lập mối quan hệ, giới hạn giữa: quyền lợi-nghĩa vụ của doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền quy định trong hợp đồng. 3.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh Tuyệt đối thận trọng trong quyết định mua Các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam khi muốn mua Franchise của thương hiệu nước ngoài để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra dẫn đến thất bại cần hết sức thận trọng và cân nhắc hết sức kỹ lưỡng tất cả các vấn đề sau: Kiểm tra công ty của chủ thương hiệu có triển khai đúng trình tự phù hợp với yêu cầu của luật pháp Việt Nam liên quan đến Franchise hay không.Ví dụ như họ có đăng ký các tài liệu, hợp đồng hay thủ tục cần thiết tại các cơ quan chức năng của chính phủ Việt Nam như Bộ Thương mại, Bộ Khoa học & Công nghệ hay không. Yêu cầu doanh nghiệp bán cung cấp tài liệu UFOC để có đầy đủ thông tin về công ty đó.Một doanh nghiệp kinh doanh Franchise bài bản luôn có sẵn tài liệu này Một trong những thách thức lớn đối với việc mua franchise thương hiệu quốc tế là các kênh thông tin liên lạc giữa người bán và người mua franchise. Đối với các thương hiệu lớn thì sẽ có văn phòng đại diện tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên đối với những hệ thống franchise tuy quốc tế nhưng còn khá mới mẻ trên thương trường thì chưa hẳn sẽ có. Người mua franchise khi đó phải tìm hiểu cẩn thận đối tác bán franchise, nhất là phải biết làm sao họ có thể hỗ trợ thường xuyên và kịp lúc cho cửa hàng của mình trong thời hạn hợp đồng franchise. Người mua nếu có thể còn nên tìm hiểu cụ thể hơn nữa những thông tin khác liên quan đến kênh thông tin giữa người mua và người bán Franchise như định kỳ bao lâu thì gặp hay họp một lần, tại đâu, ai chịu chi phí… Kiểm tra cẩn thận xem thương hiệu của đối tác đã có đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Việc này nên nhờ sự tư vấn của luật sư vì dù thương hiệu của đối tác có nổi tiếng toàn thế giới nhưng chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì vẫn có xác suất rủi ro bị ai đó đăng ký thay và như vậy thì hợp đồng Franchise coi như mất giá trị. Sản phẩm hay thương hiệu quốc tế phải phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam. Nhiều mô hình kinh doanh có thể rất thành công tại nước này nhưng lại thất bại tại nước khác do yếu tố khác biệt về văn hóa. Đây là yếu tố cốt lõi mà người muốn mua franchise cần đặc biệt cân nhắc. Tuân thủ các cam kết kinh doanh với bên nhượng quyền đồng thời biết tự bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình. Vì đặc điểm của NQTM là triển khai một mô hình được thử nghiệm thành công hay nói cách khác doanh nghiệp nhận quyền sẽ kinh doanh vì bản thân mình nhưng lại đứng trên đôi chân của người khác. Muốn triển khai thành công mô hình nhượng quyền, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết tuân thủ các cam kết và luật lệ của hệ thống nhượng quyền. Tin tưởng vào nhà nhận quyền, chấp nhận những hướng dẫn và chính sách của họ bởi vì lợi nhuận của nhà nhượng quyền một phần là do người nhận quyền mang lại. Do vậy những chính sách hay bất kỳ một kế hoạch, yêu cầu nào mà bên nhượng quyền đưa ra luôn luôn với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhận quyền, giúp doanh nghiệp nhận quyền khai thác tối đa mọi tiềm lực của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào những yêu cầu mà nhà nhượng quyền đưa ra đều có thể đảm bảo là sẽ mang lại lợi ích cho nhà nhượng quyền, chính vì vậy doanh nghiệp được nhưọng quyền cần phải biết dung hoà những điểm khác biệt trong lợi ích với nhà nhượng quyền, tự biết bảo vệ lấy quyền lợi của mình vì ngoài ra điều đó còn giúp đảm bảo khả năng hợp tác lâu dài giữa 2 bên. Nghiên cứu điều tra thị trường để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả Do hệ thống thông tin về thị trường Việt Nam còn thiếu và không chính xác nên công ty cần có những nghiên cứu thị trường của riêng mình để có được cơ sở thực tiễn chính xác. Việc nghiên cứu này có thể thông qua bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp hoặc một văn phòng tư vấn chuyên môn để có được những thông tin chính xác nhất liên quan đến quy mô cầu, mức thu nhập của người tiêu dùng,mức độ được biết đến của thương hiệu, mức độ hài lòng và yêu thích sử dụng thương hiệu , khu vực địa lý có nhiều khách hàng tiềm năng…Do điều kiện môi trường pháp lý, các yếu tố kinh tế-xã hội có những tác động khác nhau đối với từng ngành nghề khác nhau nên có những ngành rất phát triển ở nước ngoài nhưng lại không có điều kiện thuận lợi để có thểhoạt động tốt và ngược lại. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với kinh nghiệm và các yếu tố như điều kiện về vốn, công nghệ…của doanh nghiệp cũng như cung cầu của thị trường là yếu tố quyết định thành công của hệ thống nhượng quyền thương mại. Tại thị trường Việt Nam, các hình thức nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực như khách sạn, giáo dục đào tạo, thẩm mỹ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ.. có tiềm năng nhưng chưa được khai thác một cách quy củ và hệ thống. KếT LUậN Trên thế giới, hình thức Franchise đã phát triển từ lâu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam từ 15 năm nay nhưng cho tới giờ nó vẫn là hình thức kinh doanh khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam lại là một thị trường rất mới mẻ, còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế có thể áp dụng phương thức kinh doanh Franchise. NQTM sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ được nhiều vấn đề như thiếu kinh nghiệm kinh doanh, trình độ quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập hợp lực lượng để tăng sức cạnh tranh, làm tiền đề xâm nhập thị trường thế giới. Ngoaì ra nhận chuyển nhượng từ nước ngoài còn là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín, tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, phương thức kinh doanh, bí quyết kinh doanh tiên tiến. Mặc dù nhiều vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp như nhận thức về giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu hay vấn đề thói quen tiêu dùng của người dân còn chưa bị nhiều sức ép về thời gian hay hệ thống luật pháp còn chưa hoàn chỉnh, nhưng nếu tháo gỡ được các tồn tại hạn chế và có sự định hướng cụ thể thì một sự bùng nổ của phương thức kinh doanh Franchise tại Việt Nam là tất yếu khách quan, nhanh chóng có được chỗ đứng trên thị trường và góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. DANH MụC CáC TàI LIệU THAM KHảO [1] Luật Thương mại Việt Nam 2005 [2] Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 [3] Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại [4] Nghị định số 35 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại 35/2006/NĐ-CP [5] Mua franchise-Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam TS: Lý Quý Trung. Nxb Trẻ 2006 [6] Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh TS: Lý Quý Trung. Nxb Trẻ 2006 [7] [8] franchising.vn [9] [10] pho24.com.vn [11] [12] [13] [14] Diễn đàn doanh nghiệp [15] [16] Bài viết “Bảo vệ nhãn hiệu để cạnh tranh và hội nhập”-2005 [17] [18] Báo Kinh tế và Dự báo số 5/2007 Bài một số dự báo về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2006-2020 [19] http:// www.emotino.com [20] http:// www. irv.moi.gov.vn/KH-CN Industrial Riview of Vietnam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp.doc