Đề tài Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam

MỤC LỤC TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 Chương I. PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 7 1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp .7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản .7 1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp .11 2. Sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 16 2.1. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích tái tạo lại doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 17 2.2. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của phá sản đối với xã hội .18 2.3. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp góp phần làm thay đổi nhận thức về phá sản .18 3. Pháp luật về phá sản và những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 20 3.1. Pháp luật về phá sản .20 3.2. Những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật phá sản 22 Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VỀ PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 24 1. Giới thiệu tổng quan về pháp luật phá sản của Pháp 24 1.1. Sự hình thành và phát triển 24 1.2. Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn của Pháp 29 2. Những quy định trong luật của Pháp về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 32 2.1. Đối tượng áp dụng .32 2.2. Điều kiện để mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 33 2.3. Các bước tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 37 3. Những quy định trong pháp luật phá sản của Pháp về phương án phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 47 3.1. Vấn đề tài chính .47 3.2. Vấn đề quản lý doanh nghiệp 48 3.3. Vấn đề xã hội .49 4. Nhận xét về các quy định trong luật phá sản của Pháp về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 50 Chương III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TỪ PHÁP .52 1. Dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 52 1.1. Cơ sở để dự báo .52 1.2. Các con số dự báo 54 2. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam .56 2.1. Những bất cập trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp .56 2.2. Việc thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn .64 3. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp 69 3.1. Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 3.2. Các giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Phá sản năm 2004 về phục hồi doanh nghiệp .69 3.3. Các giải pháp tăng cường thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong Luật Phá sản năm 2004 71 KẾT LUẬN .76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .78 PHỤ LỤC I Phụ lục 1 I

pdf89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4177 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày thì chẳng những doanh nghiệp không thể phục hồi được mà có thể còn vấp phải những khó khăn ngày càng trầm trọng hơn. Điều này đòi hỏi phải có thời gian. Vì vậy giai đoạn quan sát là rất cần thiết. Một điều đáng tiếc là Luật Phá sản năm 2004 lại không quy định về giai đoạn quan sát. 62 2.1.5. Chưa có quy định về chủ nợ mới phát sinh trong quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, khi quá trình phục hồi doanh nghiệp diễn ra, về bản chất, doanh nghiệp vẫn thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, những giao dịch mới, những quan hệ vay nợ mới phát sinh là điều đương nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, điểm bất cập trong Luật Phá sản năm 2004 thể hiện ở chỗ Luật không có bất cứ quy định nào liên quan đến chủ nợ mới. Trong khi đó, theo Luật phá sản của Pháp, các mối quan hệ với chủ nợ mới vẫn được pháp luật bảo vệ, theo đó, chủ nợ mới sẽ được ưu tiên trả nợ đúng hạn hoặc ưu tiên trả nợ trước chủ nợ cũ cho dù chủ nợ cũ là chủ nợ có đảm bảo hay không có đảm bảo. Bằng cách quy định như vậy, các nhà làm luật của Pháp đã đảm bảo, bằng luật pháp, quyền lợi cho các chủ nợ mới, giúp cho họ có thể yên tâm khi quyết định đặt quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp đang cần phục hồi. Thiếu những quy định như thế này nghĩa là thiếu đi sự cam kết đối với các chủ nợ mới và làm cho quá trình phục hồi doanh nghiệp không thể diễn ra một cách suôn sẻ bởi vì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi phải xoay xở với số vốn ít ỏi còn lại sau khi mở thủ tục phá sản. Ngược lại, cách quy định trong Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam lại xây dựng quá trình phục hồi doanh nghiệp theo hướng hầu như phụ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ cũ. Điều này sẽ khiến thủ tục phục hồi doanh nghiệp trở nên khó khăn vì các chủ nợ cũ được quyền quyết định phương án phục hồi do doanh nghiệp đề xuất. Trong thực tế, các chủ nợ cũ sẽ muốn cho doanh nghiệp này “sớm chết đi” để họ còn vớt vát phần nào trong việc chia tài sản còn lại của doanh nghiệp đó, hơn là phải tìm cách cho doanh nghiệp “sống lại” với nỗi lo âu tiếp diễn của các chủ nợ cũ. Thủ tục phục hồi vì vậy sẽ không còn hiệu quả nếu không muốn nói là bất khả thi. 2.1.6. Chưa có những quy định để giảm nhẹ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Doanh nghiệp muốn hồi phục, ngoài ý chí chủ quan của các bên thể hiện trong phương án phục hồi hoạt động, cần có những điều kiện cần thiết về khả năng tài chính và cần có sự khuyến khích của Nhà nước. Một trong những chính sách 63 khuyến khích của Nhà nước có thể có ở đây là quy định không tính lãi đối với các khoản nợ của doanh nghiệp khi họ đang ở giai đoạn phục hồi nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên Luật Phá sản năm 2004 không đưa ra quy định này ở thủ tục phục hồi mà lại áp dụng ở thủ tục thanh lý (Điều 34). Điều này cho thấy Luật Phá sản năm 2004 chưa coi phục hồi hoạt động kinh doanh là mục tiêu hướng tới. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thi hành các quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Nói cách khác, nếu không có những quy định hỗ trợ, khuyến khích của Luật để giảm nhẹ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp thì thủ tục phục hồi rất khó thi hành. Đây là một điểm bất hợp lý của Luật Phá sản Việt Nam. Trong khi đó, ở Pháp, việc phục hồi doanh nghiệp có được rất nhiều sự hậu thuẫn từ những quy định của chính luật phá sản. Về vay nợ, luật phá sản của Pháp không có bất cứ quy định nào giới hạn khả năng vay nợ của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam. Bên cạnh đó, luật phá sản của Pháp còn cho phép Thẩm phán được quyền giãn nợ cho con nợ trong mọi trường hợp. Thẩm phán chỉ không có quyền xóa nợ mà thôi. Đây là quy định có thể làm thay đổi toàn bộ tình hình phục hồi doanh nghiệp. Với Luật Phá sản 2004 của Việt Nam, mọi quyết định đều phải dựa vào sự thông qua của Hội nghị chủ nợ nên sự lệ thuộc của con nợ vào chủ nợ là rất lớn. Nếu chủ nợ không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn khi Tòa án muốn can thiệp tích cực hơn vào quá trình phục hồi doanh nghiệp. 2.1.7. Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp còn quá lệ thuộc vào chủ nợ và thời hạn để thực hiện phương án phục hồi quá ngắn Một điều rất dễ nhận biết khi nghiên cứu những quy định trong Luật Phá sản năm 2004 là thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào chủ nợ. Ví dụ, điều 68 quy định rằng Thẩm phán ra quyết định áp dùng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh “sau khi Hội nghị lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh” (xem phụ lục 1). Sau khi có phương án phục hồi, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thảo luận về phương án đó và 64 phương án đó “chỉ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có đảm bảo có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có đảm bảo trở lên biểu quyết tán thành”.41 Quy định này cho thấy chỉ cần số chủ nợ không có đảm bảo đến dự họp không đủ thì phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ không thể thông qua được. Việc đề cao vai trò của Hội nghị chủ nợ khi thi hành thủ tục phục hồi doanh nghiệp đã giải thích vì sao trong cả quãng thời gian từ khi Luật Phá sản năm 2004 có hiệu lực đến nay, hầu như không một trường hợp nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được phục hồi, được tái tạo. Đây là điểm khác biệt của Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam so với Luật phá sản hiện hành của Pháp. Luật phá sản của Pháp trao quyền ra quyết định các bước, các giai đoạn trong quá trình phục hồi cho Tòa án với tư cách là cơ quan có thẩm quyền. Điều này cho thấy thủ tục phục hồi hoạt động tại Pháp được thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Luật Phá sản năm 2004 quy định thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chỉ có 3 năm (điều 74), trong khi đó, theo luật của Pháp là 10 năm. Để thực hiện phương án phục hồi 1 doanh nghiệp đã lâm vào khó khăn thì 3 năm là khoảng thời gian quá ngắn và không hợp lý. 2.2. Việc thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn Ngoài những bất cập trong quy định về phục hồi doanh nghiệp, một vấn đề nổi cộm đặt ra khi nghiên cứu pháp luật phá sản của Việt Nam là việc thi hành các quy định của luật về phục hồi doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó là: 2.2.1. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn xa lạ với vấn đề phục hồi doanh nghiệp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945. Cho đến tận năm 1993, Việt Nam mới ban hành Luật phá sản Doanh nghiệp. Nghĩa là trong suốt 27 năm trước đó, hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không 41 Khoản 2, Điều 71, Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam 65 chịu sự tác động của luật phá sản. Những doanh nghiệp làm ăn kém, lúc này, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, chỉ bị sát nhập hoặc giải thể. So với phá sản, biện pháp giải thể đơn giản hơn nhiều về mặt thủ tục. Doanh nghiệp chỉ cần phải gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong đó có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tranh chấp phát sinh liên quan đến các khoản nợ được kê khai trong quyết định giải thể là sẽ được giải quyết. Các tranh chấp liên quan đến giải thể là tranh chấp dân sự và được Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Bên cạnh đó, ngay sau khi giải thể, chủ doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục thành lập một doanh nghiệp mới hoặc điều hành một công ty khác còn phá sản thì không được phép như vậy. Giải thể là một giải pháp đơn giản và tiết kiệm hơn so với thủ tục phá sản. Vì vậy, phá sản và pháp luật về phá sản đã rất xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nói riêng trong nhiều năm. Trong quan niệm của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhà nước, phá sản vẫn là một hình phạt nặng nề mang tính răn đe nhiều hơn là mang tính tích cực; với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, phá sản và bị tuyên bố phá sản là xấu, là tiêu cực. Chính sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về mục tiêu của luật phá sản cùng những lợi ích có phần không rõ ràng cho doanh nghiệp trong những quy định về phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật Phá sản năm 2004 đã khiến doanh nghiệp thường tìm mọi cách để né tránh việc áp dụng Luật. Thực tế này đã làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản luôn bị động và thụ động trong việc nắm bắt và thực thi pháp luật về phá sản. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993 lại không quy định về phục hồi doanh nghiệp, do vậy, trong nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam, phá sản đồng nghĩa với “cái chết” của doanh nghiệp mà ít ai quan tâm đến khả năng “sống” của nó để tìm cách phục hồi khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp này. Vì vậy, khi Luật Phá sản năm 2004 được ban hành, những quy định về phục hồi doanh nghiệp và thủ tục phải tuân thủ khi muốn phục hồi doanh nghiệp vẫn thật sự xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đối với các chủ nợ và thậm chí đối với các cơ quan 66 quản lý của Nhà nước, trong đó có Tòa án và Thẩm phán cùng tổ quản lý, thanh lý tài sản nói riêng. Tình trạng này tất yếu làm giảm hiệu quả thực thi Luật Phá sản năm 2004 nói chung và những quy định về phục hồi doanh nghiệp nói riêng. Trong Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 do Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ngày 29/12/2008 gồm 55 trang với nhiều nội dung đánh giá nhưng lại không có một trang nào, đoạn nào, dòng nào phân tích về thực trạng thi hành các quy định (ở chương VI) của Luật về phục hồi doanh nghiệp 42. Điều này cho thấy những quy định về phục hồi doanh nghiệp vẫn còn rất xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam, kể cả với Bộ Tư pháp Việt Nam. Đây là những khó khăn rất đáng phải chú ý và phải có giải pháp tháo gỡ để vấn đề phục hồi doanh nghiệp được quy định trong Luật Phá sản năm 2004 thật sự có “đất sống” trong thời gian tới. 2.2.2. Chưa có sự tuyên truyền đầy đủ về mục tiêu tích cực trong các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong Luật Phá sản năm 2004 Luật Phá sản năm 2004 đã có hiệu lực 5 năm tính đến tháng 7/ 2009. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giới thiệu về nội dung của Luật cũng như về mục tiêu của vấn đề phục hồi doanh nghiệp còn chưa tích cực. Các quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu mới chỉ là dành cho các chương trình phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, ca nhạc, cuộc thi hoa hậu…mà chưa có chương trình giới thiệu về Luật Phá sản năm 2004 cũng như ý nghĩa của vấn đề phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay đang chứng kiến những vụ phá sản tầm cỡ của các doanh nghiệp, ngân hàng Mỹ và những vụ phục hồi doanh nghiệp nối tiếp như vụ công ty Kmart- một hãng bán lẻ giá rẻ của Mỹ, đã nộp đơn xin mở thủ tục phá sản vào tháng 1 năm 2002 và đã phục hồi khi được sáp nhập với hãng bán lẻ Sears vào năm 2004, dẫn đến kết quả là giá cổ phiếu của Kmart đã tăng đến 700% vào năm 2005 43 . Còn hãng KPMG, một hãng kế toàn tầm cỡ thế giới với 2000 chuyên gia 42 Bộ Tư pháp, “Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004” ngày 29/12/2008 43 Website: 67 chuyên làm nhiệm vụ phục hồi các công ty đã và đang rất tự hào về công việc của mình 44 . Giá như Việt Nam tuyên truyền sâu rộng về những trường hợp này thì chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến việc thi hành Luật phá sản nói chung và thực hiện các quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Nếu việc tuyên truyền về Luật phá sản không được chú trọng, nếu như việc thi hành thủ tục phục hồi doanh nghiệp được quy định trong Luật Phá sản năm 2004 không được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thì tình trạng xa lạ này sẽ vẫn tiếp tục tái diễn và một lần nữa có thể nói rằng, các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản của Việt Nam vẫn có nhiều lý do để “không thích” Luật Phá sản năm 2004 và điều này sẽ là một trong những quyên nhân để “Luật Phá sản năm 2004 tiếp tục bị phá sản”. 2.2.3. Các doanh nghiệp là chủ nợ không thiện chí, không muốn thi hành Luật phá sản và các quy định về phục hồi doanh nghiệp Bản thân các chủ nợ là người có quyền đòi nợ cũng không mặn mà với việc áp dụng luật Phá sản như một công cụ để tự bảo vệ lợi ích của mình. Nguyên nhân là do theo quy định thì một doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản bắt buộc phải thông báo công khai cho các tất cả các chủ nợ biết. Các chủ nợ hiểu điều này và họ cũng hiểu rằng nếu như tất cả các con nợ cùng đến đòi nợ và cùng xếp hàng theo thứ tự ưu tiên thì chưa chắc đã đến lượt mình. Điều này giải thích tại sao các chủ nợ thường tìm một con đường ngắn hơn và trực tiếp hơn để có thể đòi được toàn bộ khoản nợ từ con nợ như việc phát đơn kiện ra tòa để con nợ bồi hoàn khoản nợ theo sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Bằng cách này hay cách khác, chủ nợ cố tình tránh việc áp dụng các quy định của Luật phá sản về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những khó khăn đối với việc thi hành các quy định về phục hồi hoạt động trong Luật Phá sản năm 2004. 2.2.4. Vai trò của Tòa án còn mờ nhạt Mặc dù Luật Phá sản năm 2004 quy định chức năng và nhiệm vụ của Tòa án trong quá trình tiến hành phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên, 44 Viện nghien cứu Khoa học thị trường và giá cả, “Luật phá sản của Trung Quốc và một số nước Tây Âu”, Hà Nội năm 1990, tr.104 68 những chức năng, nhiệm vụ này lại cho thấy vai trò của Tòa án là rất mờ nhạt so với vai trò của Hội nghị chủ nợ. Hầu như Toàn án chỉ giữ vai trò thụ động trong việc thi hành thủ tục này. Ví dụ, điều 68 quy định rằng Tòa án (Thẩm phán) ra quyết định phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ đã thông qua Nghị quyết đồng ý với giải pháp phục hồi của doanh nghiệp .Tuy nhiên, Luật lại không quy định cách xử lý hay vai trò của Tòa án trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi của doanh nghiệp. Hoặc, điều 70 quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi, Tòa án (Thẩm phán) phải xem xét để ra một trong hai quyết định: hoặc đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét để quyết định, hoặc cho sửa đổi, bổ sung phương án. Như vậy, hầu như các ý kiến quyết định cuối cùng là Hội nghị chủ nợ chứ không phải là Tòa án. Cách quy định như trên đã làm giảm vai trò của Tòa án trong quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Một điểm nữa cho thấy vai trò mờ nhạt của Tòa án trong quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến vai trò của Tòa án đối với hội nghị chủ nợ đó là : Hội nghị chủ nợ được quy định là do Thẩm phán triệu tập. Đây là quy định làm giảm vai trò quyết định của Tòa án và làm cho các quyết định đưa ra có thể bị chậm trễ. Theo quy định tại khoản 2 và 3, điều 73 Luật Phá sản năm 2004, chủ nợ có nghĩa vụ giám sát thực hiện phương án phục hồi còn Tòa án chỉ nhận được bản báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi 6 tháng một lần. Có nghĩa là 6 tháng một lần, Tòa án hay chính xác hơn là Thẩm phán, người có tiếng nói quyết định trong việc triệu tập hội nghị chủ nợ mới có được thông tin về tình hình thực hiện phục hồi doanh nghiệp. Trong vòng 6 tháng đó, có thể có những lần mà đáng ra hội nghị chủ nợ cần phải họp để ra quyết định thì lại bị bỏ qua và Tòa án phải chờ đợi một cách thụ động. Điều này dẫn tới việc chậm trễ trong thay đổi phương án phục hồi hoạt động và có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả của thủ tục phục hồi doanh nghiệp. 69 3. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp 3.1. Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của doanh nghiệp Bài học đầu tiên rút ra từ kinh nghiệp của Pháp là cần khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản là phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu lịch sử luật phá sản của Pháp cho thấy, bản thân pháp luật của Pháp đã từng có quan điểm rất bảo thủ khi ban hành luật phá sản thời kỳ trước đây, theo đó, mục tiêu của luật phá sản thời kỳ này là bảo vệ chủ nợ và trừng phạt con nợ. Cùng với năm tháng, tư duy này đã thay đổi và trong vòng 20 năm trở lại đây, Pháp đã xác định rõ mục tiêu của luật phá sản ngày nay của Pháp là phục hồi và tái tạo doanh nghiệp. Những vụ phá sản trở nên ít hơn nhờ hàng loạt các quy định mới về thủ tục cứu doanh nghiệp, về bảo hộ doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán… Đây chính là kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo. Nếu như Luật phá sản đầu tiên của Việt Nam không quy định về phục hồi doanh nghiệp thì Luật Phá sản năm 2004 tiến bộ hơn khi đưa vào 10 điều khoản cụ thể về thủ tục phục hồi. Tuy nhiên, nghiên cứu 10 điều khoản này có thể thấy chúng vẫn chỉ là những thủ tục pháp lý đơn lẻ, chưa phải là mục tiêu chính mà Luật Phá sản năm 2004 hướng tới. Vì vậy, đề tài cho rằng, các nhà làm luật của Việt Nam phải đổi mới tư duy, phải thay đổi cách tiếp cận khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật phá sản Việt Nam. Phải coi việc phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm tái tạo doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất của luật phá sản. Chỉ có như vậy, luật phá sản hiện hành của Việt Nam mới không tiếp tục “phá sản”. 3.2. Các giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Phá sản năm 2004 về phục hồi doanh nghiệp Bài học thứ hai từ Pháp là cần tiếp tục sửa đổi các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp trong việc hoàn thiện các quy định về phục hồi doanh nghiệp và cũng để Luật Phá sản năm 2004 mang tính thực tiễn cao hơn, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể sau đây: 70 3.2.1. Mở rộng đối tượng áp dụng tại điều 2 của Luật Phá sản năm 2004 Vận dụng kinh nghiệm từ Pháp, để mở rộng đối tượng tại điều 2 này, cần bổ sung những quy định mới về phục hồi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đề tài cho rằng, cần phải bổ sung đối tượng áp dụng của Luật thêm 2 đối tượng là cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Theo Luật Phá sản năm 2004, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Từ kinh nghiệm của Pháp, đề tài cho rằng cần bổ sung hai đối tượng này vào Luật. Đưa thêm 2 đối tượng này vào Luật phá sản thì sau này, trong quá trình hoạt động, nếu bị phá sản, họ cũng sẽ được áp dụng các quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh của mình. Việc bổ sung hai đối tượng này sẽ làm cho Luật phá sản Việt Nam năm 2004 phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như tương thích với luật của Pháp và luật của các nước khác. 3.2.2. Bổ sung những quy định tại chương VI, mục 1 của Luật Phá sản năm 2004 về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Như đã phân tích ở phần trên, với 10 điều từ điều 68 đến điều 77, những quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong Luật Phá sản năm 2004 là quá sơ sài và thiếu tính khả thi. Vì vậy, từ kinh nghiệm của Pháp, đề tài cho rằng cần có sự bổ sung, sửa đổi để những quy định này mang tính thực tiễn cao hơn. Cụ thể, cần bổ sung những quy định dưới đây vào chương VI, mục 1 của Luật Phá sản năm 2004: Thứ nhất, Bổ sung các quy định tăng cường vai trò của Tòa án trong quá trình phục hồi doanh nghiệp. Có thể nói, Luật phá sản của Việt Nam cần thay đổi tư duy nhìn nhận về vai trò của Tòa án trong cả quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Là một nước phát triển ở Châu Âu, các doanh nghiệp của Pháp là các doanh nghiệp có thế mạnh về vốn, về công nghệ, về năng lực quản lý…Tuy vậy, khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, để được phục hồi hoạt động, các doanh nghiệp này vẫn cần sự hỗ trợ rất nhiều của Tòa án thông qua Chánh án, Thẩm phán, ủy viên (xem thêm sơ đồ 3) với rất nhiều quyền lực. Vì vậy, đề tài cho rằng cần tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án Việt Nam trong quá trình thực 71 hiện thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp: Tòa án phải là người kiểm tra, giám sát và toàn quyền ra quyết định. Hội nghị chủ nợ chỉ nên có ý kiến đề xuất. Thứ hai, bổ sung giai đoạn giám sát và cơ quan giám sát vào quá tình thực hiện thủ tục phục hồi. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy, giai đoạn giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài cho rằng cần học tập kinh nghiệm của Pháp về vấn đề này. Nghĩa là cần bổ sung giai đoạn giám sát vào thủ tục phục hồi doanh nghiệp, như Luật phá sản của Pháp quy định. Để giai đoạn giám sát có thể được thực hiện hiệu quả, cần đưa vào chương VI những quy định cho phép thành lập cơ quan giám sát. Đó là các chủ nợ nhưng bên cạnh các chủ nợ này còn có Viện Kiểm sát và Đại diện người lao động (như sơ đồ 3 đã trình bày). Đây là kinh nghiệm rất hay trong Luật của Pháp và nó cũng dễ dàng thực thi ở Việt Nam. Chỉ có điều là cần phải bổ sung vào chương VI, mục 1 của Luật Phá sản năm 2004 về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này trong giai đoạn giám sát. Thứ ba, bổ sung những quy định về chủ nợ mới, trong đó phải quy định quyền được ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ của chủ nợ mới so với các chủ nợ cũ. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy việc quy định cho phép chủ nợ mới được xuất hiện trong giai đoạn phục hồi sẽ làm cho việc phục hồi có tính khả thi cao hơn. Chính vì vậy, Luật phá sản Việt Nam nên có những quy định về vị trí, vai trò, quyền của chủ nợ mới trong quá trình phục hồi hoạt động doanh nghiệp . Thứ tư, bổ sung vào Chương VI, mục 1 những quy định về các biện pháp giảm nhẹ về tài chính cho doanh nghiệp đã mở thủ tục phá sản. Kinh nghiệm từ Pháp cho thấy luật phá sản của Pháp trao quyền cho Thẩm phán được giãn nợ cho con nợ đã được mở thủ tục phá sản. Đây là kinh nghiệm rất hay, vì vậy, đề tài kiến nghị bổ sung những quy định này vào Luật Phá sản năm 2004. 3.3. Các giải pháp tăng cƣờng thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong Luật Phá sản năm 2004 3.3.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của Luật phá sản Như đã nói, thủ tục phục hồi khiến cho pháp luật phá sản trở nên hợp lý hơn, không đơn giản chỉ dừng ở chỗ là cỗ “máy chém” các doanh nghiệp làm ăn 72 kém hiệu quả như trước nữa. Thực tế cho thấy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, quá trình “cứu chữa” cho doanh nghiệp được bắt đầu từ trước thời điểm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nói cách khác thực chất đó là quá trình “phòng bệnh” cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Để làm được như vậy, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của pháp luật phá sản và ý nghĩa của thủ tục phục hồi haotj động của doanh nghiệp trong Luật Phá sản năm 2004. Đây không thể là việc làm một sớm một chiều mà nó phải bao gồm nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cần phải làm cho mọi công dân, doanh nghiệp hiểu biết rõ về mục tiêu của luật phá sản. Ngày nay, mục tiêu của luật phá sản không chỉ là bảo vệ quyền lợi cảu chủ nợ mà quan trọng hơn là bảo vệ cả quyền lợi cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, là phục hồi và tái tạo doanh nghiệp. Một khi hiểu rõ được mục tiêu tích cực của luật phá sản, các doanh nghiệp cũng như mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi cơ quan dễ dàng tự giác thi hành luật phá sản. 3.3.2. Tăng cường giới thiệu và tuyên truyền về pháp luật phá sản và lợi ích của việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, một thực tế đáng buồn là ở Việt Nam, một trong những đạo luật không có đất sống trong thực tiễn chính là Luật phá sản. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế nhưng nguyên nhân chủ quan là do sự thiếu hiểu biết về Luật này. Vì vậy, việc tăng cường giới thiệu và tuyên truyền về pháp luật phá sản nói chung và về phục hồi doanh nghiệp nói riêng là việc cần phải làm ngay, đặc biệt là khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã bước sang giai đoạn sâu, rộng. Cạnh tranh sẽ khốc liệt và tình trạng phá sản sẽ là hiển nhiên. Việc tăng cường giới thiệu và tuyên truyền này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp như: Trước mắt, phải phát động một cuộc thi tìm hiểu về Luật phá sản và các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, giải thưởng doanh nghiệp, giải thưởng sinh viên… Ngoài ra, phải đưa vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo những 73 nội dung cơ bản về Luật phá sản thay vì nó chỉ được giảng dạy ở một vài cơ sở đào tạo luật của Việt Nam. Trong dài hạn, cần phải đưa một phần pháp luật phá sản vào trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân ngành tài chính, ngân hàng … hoặc đưa vào chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành luật kinh doanh hoặc quản trị doanh nghiệp những vấn đề chuyên sâu hơn về pháp luật phá sản Việt Nam và của các nước để thế hệ tương lai có thể nắm bắt được mọi kiến thức cần thiết. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới ý thức được vấn đề phá sản để có biện pháp phòng ngừa. Và trong trường hợp bị phá sản, họ sẽ có thể linh hoạt sử dụng Luật phá sản cũng như thủ tục phục hồi doanh nghiệp khi cần thiết để biến phá sản và phục hồi doanh nghiệp trở thành một công cụ trợ giúp trực tiếp và đắc lực cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập với cạnh tranh khốc liệt và đầy rủi ro này. 3.3.3. Thay đổi quan niệm của xã hội về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp Cho đến bây giờ, ở Việt Nam, thủ tục phục hồi vẫn chưa được coi là một thủ tục độc lập trong quá trình phá sản. Đối với quan niệm chung, phục hồi doanh nghiệp vẫn chỉ là một bước đệm mang tính chất hành chính cần phải vượt qua trước khi tiến hành thủ tục thanh lý. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm và cần phải được thay đổi. Quan niệm trên dẫn tới sự hời hợt của các nhà làm luật đồng thời là sự hời hợt của những người thực thi luật pháp. Tầm quan trọng của thủ tục phục hồi và những ích lợi mà nó mang lại phải được nhấn mạnh và quan tâm hàng đầu trước cả quá trình thanh lý tài sản. Khi Luật Phá sản năm 2004 ra đời, quan niệm về thủ tục phá sản đã có thay đổi. Các nhà làm luật đã nhìn nhận thủ tục phục hồi trong thủ tục phá sản là một giai đoạn độc lập. Tuy nhiên, những quy định về phục hồi doanh nghiệp trong Luật vẫn còn quá sơ sài. Các nhà làm luật cần phải thay đổi nhận thức. Họ phải hiểu chính xác rằng quá trình phục hồi là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong thực tế, quá trình phục hồi phát sinh theo nó rất nhiều các tình huống khác nhau cho nên cần phải có những quy định cụ thể hơn cho từng trường hợp riêng biệt. Bằng việc bổ sung thêm các quy 74 định dựa theo kinh nghiệm của Pháp, như đã đề xuất ở trên, về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp vào Luật Phá sản năm 2004, nhận thức của xã hội về vấn đề này chắc chắn sẽ có sự thay đổi theo hướng tích cực và điều này chính là động lực quan trọng để thi hành hiệu quả Luật Phá sản trong thời gian tới. 3.3.4. Tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bài toán khó là làm sao để doanh nghiệp nhận thức được cơ hội có được từ thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp này vẫn chưa thoát khỏi nỗi sợ hãi của hai từ “phá sản”. Bởi phá sản, nếu không phải là một điểm kết thúc của một doanh nghiệp, thì tâm lý chung vẫn cho phá sản là một vết đen trong lý lịch của công ty. Một công ty, một khi bị “mang tiếng” phá sản thì sẽ rất khó để vươn lên trở lại trong hoạt động kinh doanh. Thực ra nỗi sợ hãi này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết khi chưa bao giờ phải trải qua thời kỳ phá sản của các doanh nghiệp. Từ góc độ tiếp cận luật pháp, điều cần làm là giúp cho các doanh nghiệp này hiểu ý nghĩa và mục đích thật sự của thủ tục phá sản để giúp cho các doanh nghiệp này không còn ngại ngần khi chủ động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, từ đó mới tiến tới thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, tự bản thân các doanh nghiệp này cũng phải chủ động và nỗ lực trong việc đề xuất phương án phục hồi doanh nghiệp nếu họ thật sự muốn được tái tạo lại. Bản thân họ phải nắm vững yêu cầu khi đưa ra các biện pháp được luật cho phép để phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn xa lạ với 7 biện pháp phục hồi doanh nghiệp được quy định tại điều 69 của Luật Phá sản năm 2004. Chính vì vậy, sự chủ động của chính các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 3.3.5. Giảm thiểu sự quá tải của Thẩm phán Các Thẩm phán phải làm việc quá tải không chỉ bởi số lượng các vụ phá sản mà họ phải thụ lý mà còn bởi có quá nhiều công việc đòi hỏi tính chuyên môn trong ngành kinh tế chứ không phải là luật. Khó khăn này có thể được giải quyết theo hai biện pháp không mâu thuẫn nhau nhưng có thể phát triển độc lập. 75 Thứ nhất là giảm dần gánh nặng cho Thẩm phán bằng cách chia công việc cho các chuyên viên. Học tập kinh nghiệm từ Pháp, Thẩm phán chỉ phải lo một bộ phận chuyên trách về luật, còn các nghiệp vụ khác đã có cơ quan chuyên môn phụ trách (xem thêm sơ đồ 3). Với hướng giải quyết này, các Thẩm phán sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều, không mất công đào tạo lại hoặc đào tạo thêm. Tuy nhiên chi phí cho một vụ phục hồi hoạt động của doanh nghiệp thành công sẽ không nhỏ. Bởi so với hiện tại, lực lượng chuyên gia được huy động vào giải quyết thủ tục phục hồi sẽ nhiều hơn rất nhiều. Trong đó bao gồm cả những lực lượng mới như chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích dự án hoặc các chuyên gia, cố vấn chuyên môn nhằm tạo ra được phương án phục hồi hiệu quả cũng như theo sát được doanh nghiệp trong quá trình phục hồi. Thứ hai là giữ nguyên quy định hiện tại và tăng dần số lượng Thẩm phán. Bằng cách này, đầu công việc sẽ được chia cho nhiều Thẩm phán hơn và làm cho gánh nặng trên vai mỗi Thẩm phán sẽ bớt đi. Từ đó cũng làm tăng hiệu quả của xử lý các thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đào tạo ra Thẩm phán có đủ tài năng cũng như kinh nghiệm để đảm trách phục hồi các doanh nghiệp bị phá sản không phải là điều đơn giản. Các Thẩm phán ngoài kiến thức về luật phá sản và thủ tục phục hồi phá sản còn phải nắm rất vững các kiến thức kinh tế khác nhằm đánh giá được doanh nghiệp nào có thể phục hồi và doanh nghiệp nào không thể phục hồi. Nếu không đạt được như vậy, những vụ phục hồi không thành công sẽ là những chi phí lãng phí rất lớn mà toàn xã hội phải gánh chịu. 76 KẾT LUẬN Phá sản là hiện tượng kinh tế gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp và xảy ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên pháp luật về phá sản của các nước khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau về mục tiêu, đối tượng điều chỉnh, nội dung và đặc biệt là về vấn đề phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh luật học, đề tài đã lựa chọn luật phá sản của Pháp để phân tích những quy định về phục hồi doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phục hồi hoạt động nhằm tái tạo doanh nghiệp là mục tiêu mà luật phá sản hiện đại của Pháp đã theo đuổi. Trải qua nhiều giai đoạn bổ sung, sửa đổi, những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật phá sản hiện hành của Pháp trở nên hoàn thiện hơn, mang tính khả thi hơn từ quy trình, thủ tục đến chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, của các chủ nợ cũng như của các cơ quan hỗ trợ và của bản thân doanh nghiệp con nợ. Điều này đã làm thay đổi những quan niệm cũ, bảo thủ về mục tiêu của luật phá sản. Điều này thật sự đã góp phần làm cho mục tiêu tái tạo doanh nghiệp được thi hành ngày càng tốt hơn trong thực tiễn xem xét các vụ phá sản ở Pháp. Tuy nhiên, để có những quy định phù hợp, vấn đề thật không đơn giản. Nghiên cứu những quy định về phục hồi doanh nghiệp theo luật phá sản của Pháp cho thấy đây là vấn đề khó ngay cả đối với một nước phát triển như Cộng hòa Pháp. Tuy nhiên, những gì là mặt tích cực trong các quy định của luật phá sản của Pháp sẽ là kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam. Là một nước đi sau, Việt Nam chỉ mới có trên dưới 10 năm kinh nghiệm, để học hỏi từ luật phá sản nước ngoài và đặc biệt là từ luật phá sản của Pháp. Do đó, những hạn chế trong quy định của luật phá sản Việt Nam là không thể tránh khỏi. Hạn chế đó thể hiện ở chỗ Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993 – đạo luật đầu tiên của Việt Nam về phá sản - đã không nhằm mục tiêu tái tạo doanh nghiệp. Luật Phá sản năm 2004 tiến bộ hơn vì đã đưa 10 điều khoản cụ thể về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định này vẫn tỏ ra bất cập. Đứng từ góc độ của các sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế, suy nghĩ và 77 hành động dựa trên sự lo lắng về “sức khỏe” của thị trường nói chung và của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, nhóm nghiên cứu sau khi đưa một số cơ sở để dự báo về khả năng phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, đã làm rõ có 2 vấn đề đặt ra cho luật phá sản Việt Nam. Đó là 7 bất cập của Luật Phá sản năm 2004 và 4 khó khăn gặp phải trong quá trình thi hành Luật này. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp. Đây là những giải pháp đầu tiên nhằm sửa đổi, bổ sung để làm cho luật phá sản của Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn và có tính khả thi hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hiểu rằng những giải pháp nêu trên là chưa thể hoàn hảo. Để có được những giải pháp mang tính khả thi hơn nữa, cần phải có sự nghiên cứu tiếp tục về cả 4 thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2004. Với cách tiếp cận này, những kết quả nghiên cứu ở đề tài thuộc công trình dự thi lần này không phải là điểm cuối. Ngược lại, nó là điểm khởi đầu cho một quá trình tiếp tục tìm tòi phân tích tiếp theo. Với sinh viên ngành kinh tế, việc nghiên cứu pháp luật đã rất khó khăn nhưng việc phân tích và đánh giá những vấn đề cụ thể của Luật phá sản như vấn đề phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu này để góp phần thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Không có việc gì khó” và lời dạy của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi” để tăng cường sự hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, một lĩnh vực vốn rất mới mẻ và khó đối sinh viên ngành kinh tế, nhưng lại là lĩnh vực đòi hỏi các nhà kinh tế, các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết đầy đủ.  78 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt  Các công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo 1. TS. Trương Hồng Hải, Đại học luật Hà Nội, Luận án “Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện” 2. Dương Đăng Huệ, “Phá sản Việt Nam năm 2004 với việc cải thiện môi trường kinh doanh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2005, tr26-31 3. Phạm Đăng Thịnh, “Xuất khẩu chưa hết khó khăn”, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 30/7/2009, tr.8 4. Phạm Xuân Thọ - Chánh tòa kinh tế Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,“Giải quyết phá sản tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng, vướng mắc và kiến nghị”- Bài phát biểu tại Hội thảo về Luật Phá sản năm 2004: những vướng mắc và giải pháp khắc phục, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 5. Vũ Thị Hồng Vân - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, “Đánh giá thực trạng thi hành Luật phá sản doanh nghiệp năm 2004” 6. Viện nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả, “Luật phá sản của Trung Quốc và một số nước Tây Âu”, Hà Nội năm 1990 7. Vụ Công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2005 8. Bộ Tư Pháp, Báo cáo “Rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004”, ngày 29/12/2008  Các văn bản luật và dưới luật 9. Luật Phá sản số 21/2004/QH11 của Quốc hội 10. Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản 11. Nghị định 94/2005/NĐ-CP của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản 12. Thông tư liên tịch 19/2008/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. 13. Công văn 7050/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc Quyết toán thuế đối với 79 doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản 14. Công văn 1977/VPCP-XDPL của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Luật phá sản 15. Nghị định 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản 16. Nghị định 10/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 17. Nghị định số 114/CP ban hành ngày 3/11/2008 của Chính phủ về việc Hướng dẫn chi tiết ban hành một số điều luật của Luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác 18. Nghị định số 189/1994/NĐ-CP ban hành ngày 23/12/1994 về việc Hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp 19. Quyết định số 01/2005 của Toà án nhân dân Tối cao về Quy chế làm việc của Tổ thẩm phán phụ trách tiến hành làm thủ tục phá sản B. Tài liệu tiếng Pháp  Các công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo 20. Deloitte, “L’entreprise en difficulté en France – L’impact de la crise éconimique et financière”, 3/2009 21. Yves Guyon, “Entreprise en difficultés - Redressement judiciaire - Faillite”, édition Economica, 1991 22. J.Hilaire, “Introduction historique au droit commercial”, Édition PUF, Paris 1986 23. M.B. Salvado, “Droit des entreprises en difficulté”, Édition Breal 2007 24. R. Szramkiewicz, “Histoire du droit des affaires”, Édition LGDJ, Paris Montchrétien 1989  Các văn bản luật và dưới luật 25. Code de Commerce 2009 26. Code de Commerce 2005 27. Loi de sauvegarde des enterprises, n° 2005-845 du 26 juillet 2005 80 28. Ordonnance n° 2008-1345 du 18 décembre 2008 portant réforme du droit des entreprises en difficulté 29. Décret n° 2009-160 du 12 février 2009 pris pour l'application de l'ordonnance n° 2008-1345 du 18 décembre 2008 portant réforme du droit des entreprises en difficulté et modifiant les procédures de saisie immobilière et de distribution du prix d'un immeuble C. Website 30. Le service public de la diffusion de droit: 31. Faculté de droit, Université Lyon 3: 32. Les greffes des tribunaux de commerce: 33. Website của Ngân hàng Thế giới (World Bank): 34. Website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): 35. Website của Tổng cục Thống kê: 36. Website của hãng Continental Airlines: 37. Website của BBC: shtml 38. Website của CNN Company: 39. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: =412579&p_cateid=353555&item_id=2041211&article_details=1 40. Website Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia: 41. Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam:  I PHỤ LỤC 1 Một số quy định trong pháp luật Việt Nam về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bị phá sản (Trích Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam) Chƣơng VI THỦ TỤC PHỤC HỒI THỦ TỤC THANH LÝ Mục 1 THỦ TỤC PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Điều 68. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày. Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án. Điều 69. Nội dung phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. 2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có: a) Huy động vốn mới; b) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; c) Đổi mới công nghệ sản xuất; d) Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất; đ) Bán lại cổ phần cho chủ nợ; e) Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết; II g) Các biện pháp khác không trái pháp luật. 3. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của các bên. Điều 70. Xem xét phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh trƣớc khi đƣa ra Hội nghị chủ nợ Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để ra một trong các quyết định: 1. Đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định; 2. Đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó chưa bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 69 của Luật này. Điều 71. Xem xét, thông qua phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi. 2. Hội nghị chủ nợ xem xét, thoả luận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Điều 72. Công nhận Nghị quyết về phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất c các bên có liên quan. 2. Toà án phải gửi quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn by ngày, kể từ ngày ra quyết định. Điều 73. Giám sát thực hiện phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể. 2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Toà án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, hợp tác xã. 3. Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. III Điều 74. Thời hạn thực hiện phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều 75. Sửa đổi, bổ sung phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 2. Thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp nhận khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý. 3. Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và gửi quyết định đó cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn by ngày, kể từ ngày ra quyết định. Điều 76. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ. 2. Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Điều 77. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản. 2. Trường hợp việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. IV PHỤ LỤC 2 Một số quy định trong luật của Pháp về phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (trích Quyển VI – Bộ luật Thương mại Pháp năm 2009) Trích điều L622-17 I.-Les créances nées régulièrement après le jugement d'ouverture pour les besoins du déroulement de la procédure ou de la période d'observation, ou en contrepartie d'une prestation fournie au débiteur pendant cette période, sont payées à leur échéance. II.-Lorsqu'elles ne sont pas payées à l'échéance, ces créances sont payées par privilège avant toutes les autres créances, assorties ou non de privilèges ou sûretés. Trích điều L631-1 Il est institué une procédure de redressement judiciaire ouverte à tout débiteur mentionné aux articles L. 631-2 ou L. 631-3 qui, dans l'impossibilité de faire face au passif exigible avec son actif disponible, est en cessation des paiements. Le débiteur qui établit que les réserves de crédit ou les moratoires dont il bénéficie de la part de ses créanciers lui permettent de faire face au passif exigible avec son actif disponible n'est pas en cessation des paiements. Trích điều L631-2 La procédure de redressement judiciaire est applicable à toute personne exerçant une activité commerciale ou artisanale, à tout agriculteur, à toute autre personne physique exerçant une activité professionnelle indépendante y compris une profession libérale soumise à un statut législatif ou réglementaire ou dont le titre est protégé, ainsi qu'à toute personne morale de droit privé Trích điều L631-4 L'ouverture de cette procédure doit être demandée par le débiteur au plus tard dans les quarante- cinq jours qui suivent la cessation des paiements s'il n'a pas, dans ce délai, demandé l'ouverture d'une procédure de conciliation. En cas d'échec de la procédure de conciliation, lorsqu'il ressort du rapport du conciliateur que le débiteur est en cessation des paiements, le tribunal, d'office, se saisit afin de statuer sur l'ouverture d'une procédure de redressement judiciaire. Trích điều L631-5 Lorsqu'il n'y a pas de procédure de conciliation en cours, le tribunal peut également se saisir d'office ou être saisi sur requête du ministère public aux fins d'ouverture de la procédure de redressement judiciaire. V Sous cette même réserve, la procédure peut aussi être ouverte sur l'assignation d'un créancier, quelle que soit la nature de sa créance. Trích điều L631-8 Le tribunal fixe la date de cessation des paiements.A défaut de détermination de cette date, la cessation des paiements est réputée être intervenue à la date du jugement d'ouverture de la procédure. Trích điều L631-10 A compter du jugement d'ouverture, les parts sociales, titres de capital ou valeurs mobilières donnant accès au capital de la personne morale qui a fait l'objet du jugement d'ouverture et qui sont détenus, directement ou indirectement par les dirigeants de droit ou de fait, rémunérés ou non, ne peuvent être cédés, à peine de nullité, que dans les conditions fixées par le tribunal. Trích điều L653-8 Dans les cas prévus aux articles L. 653-3 à L. 653-6, le tribunal peut prononcer, à la place de la faillite personnelle, l'interdiction de diriger, gérer, administrer ou contrôler, directement ou indirectement, soit toute entreprise commerciale ou artisanale, toute exploitation agricole et toute personne morale, soit une ou plusieurs de celles-ci. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của việt nam.pdf
Luận văn liên quan