Đề tài Phương hướng phát triển công ty trong những năm tói

Tổng công ty cổ phần VINAFCO là một công ty nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực vụ như: vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường không, đường sắt, đường biển, tham gia nhận và vận chuyển hàng hoá tới tận tay khách hàng trong nước và ngơài nước. Bên cạnh đó công ty còn liên doanh liên kết với một số công ty trong ngơài nước để chế tạo các lại thép và khai thác khoáng sản, chính vì thế, ngành nghề của công ty rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh những mặt đã đạt được, công ty còn gặp nhiều khó khăn khi có nhiều công ty dịch vụ tham gia vao thị trường, khả năng thích nghi với nền kinh tế đang trong giai đoạn hoà mình với nền kinh tế thế giới còn yếu kém trong nền kinh tế đang mở của, nhận thức được tầm quan trọng của việc mở của nền kinh tế, tập thể ban lãnh đạo công ty đã đề ra các chủ trương, chính sách để công ty không những tránh được sự tụt hậu mà còn phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng phát triển công ty trong những năm tói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tay các khách hàng khi có nhu cầu từ phía bên nhận và bên giao. 1.4.2. Nguyên vật liệu Các hoạt động vận tải, vận tải đa phương thức đều là các hoạt động dịch vụ, ngoài ra Công ty có kinh doanh thương mại một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do đó chỉ có sản xuất thép là hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất của Công ty. Đối với Nhà máy thép, chủ yếu phải nhập khâu phôi nguyên liệu để cán thành các loại thép thanh và thép tròn trơn cơ khí. Nguồn phôi nguyên liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Ucraina với kích cỡ 60x60mm đến 65x65mm, dài 1,2-1,5m. Phôi nhập khẩu được cắt phân đoạn bằng máy cắt phôi tự thiết kế và chế tạo trong nước. Phôi thép CT5 (5SP/PS) của Nga tương đương ký hiệu RB 300 của Việt Nam hay SD 295 của JIS Nhật Bản. Phôi thép CT3 (3SP/PS) của Nga tương đương RB 240 của Việt Nam hay SR 235 của JIS của Nhật Bản. Do 100% nguồn phôi thép nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ Nga và Ucraina, do đó sự ổn định nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước xuất khẩu này. Mặt khác, có thể thấy rằng đây là 2 nước sản xuất được phôi với công suất từ quặng thép, vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy thép là ổn định không chỉ về khối lượng mà ổn định cả về chất lượng. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập AFTA, AFTA , WTO sế giúp các nhà sản xuất tại các nước thành viên trong khối có thể nhập khâu được nguyên liệu tù các nước thành viên khác với giá rẻ hơn, và đây cũng là một nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong tương lai. Việc đa dạng hoá các nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần tăng sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào, khi một nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng có thể bù đắp bằng một nguồn cung cấp khác và không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. 1.4.3. Trình độ công nghệ Hiện nay, các máy móc, phương tiện chủ yếu của Tổng Công ty là dây chuyền sản xuất thép, 2 tàu VINAFCO 18 và VINAFCO 25, đội xe và các rơ moóc vận tải, hệ thống container... Dây chuyền cán thép là dây chuyền của Đài Loan do các chuyên gia kỹ thuật ngành cán thép nhiều kinh nghiệm quản lý, thường xuyên được cải tiến nâng cao tính năng công nghệ và chất lượng sản phẩm.Công nghệ cán thép đang sử dụng hiện nay là công nghệ bán thủ công với máy cán bố trí ngang gồm 1 giá cán thô với đường kính trục công tác F370, 2 giá cán trung gian F310 và 1 giá cán tinh F280. Cùng với các giá cán có bố trí 1 sàn làm nguội và 1 máy cắt sản phẩm. Dây chuyền cán thép hình còn mang tính chất thủ công kết hợp cơ khí hoá, nhưng có thể đáp ứng cán được nhiều loại sản phẩm khác nhau, với công suất khoảng 30 đến 40 nghìn tấn/năm tức là chỉ ở mức trung bình, trong đó khoảng 70% đến 80% công suất là sản xuất thép xây dựng còn khoảng 20% đến 30% là sản xuất thép tròn trơn cơ khí. Trục cán được chế tạo từ gang hợp kim với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cho phép cán hàng trăm tấn trên một vách sản phẩm, đảm bảo độ ổn định về kích thước, hình dáng, màu sắc và độ bóng. Về quy mô, sản lượng thép mà nhà máy sản xuất là không đáng kể so với thị trường thép cả nước (khoảng 3 triệu tấn/năm). Hiện nay, Công ty đang trong giai đoạn di dời nhà máy thép về Quất Động, Thường Tín, Hà Tây và đầu tư dây chuyền sản xuất thép với công suất lớn hơn. Công ty sẽ đầu tư dây chuyền cán thép hình bán tự động với tổng công suất khoảng 50 nghìn tấn/năm. Tàu VINAFCO 18 với trọng tải 240 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng 23 tỷ đồng. Tàu 18 đã được 19 tuổi, trọng tải còn hơi thấp nhưng vừa qua đã được Công ty đầu tư, bảo dưỡng, đã dần đáp ứng được tối đa lịch tàu. Tàu VINAFCO 25 với trọng tải 252 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng 23 tỷ đồng. Tàu 25 mới 10 tuổi nên các điều kiện kỹ thuật đều tốt. Trong thời gian gần đây, với cố gắng của đội ngũ khai thác, 2 tàu của Công ty đều hoạt động gần đạt tới trọng tải tối đa. Công ty cũng đặt ra kế hoạch nâng cấp và đổi mới đội tàu, đầu tư mua tàu với trọng tải lớn và hiện đại hơn để tăng khả năng cạnh tranh MỘT SỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHÍNH (thời điểm 30/06/2005) TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ Khấu hao luỹ kế giá trị còn lại %còn lại Cầu trục 5 tấn 112,305,000 101,428,000 10,877,000 9.69% Dàn cán tinh 149,917,289 127,106,000 22,811,289 15.22% Dàn cán thô 440,759,122 269,368,000 171,391,122 38.89% Lò nung dầu FO 378,581,728 361,923,000 16,658,728 4.40% Máy tiện trục cán 135,000,000 69,750,000 65,250,000 48.33% Máy xung GS 430A+ZNC60A 164,842,857 43,968,000 120,874,857 73.33% Ô tô HYUNDAI XG30 29V-4603 702,570,631 81,966,570 620,604,061 88.33% Ô tô TOYOTA VOIS1.5 29V-2666 375,025,909 35,716,752 339,309,157 90.48% Container TEC AX 2029901 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029902 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029903 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029904 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029905 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Chú ý: Một số máy móc thiết bị sẽ được trình bày ở phần phụ lục 1.4.4. Nguyên vật liệu Các hoạt động vận tải, vận tải đa phương thức đều là các hoạt động dịch vụ, ngoài ra Công ty có kinh doanh thương mại một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do đó chỉ có sản xuất thép là hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất của Công ty. Đối với Nhà máy thép, chủ yếu phải nhập khâu phôi nguyên liệu để cán thành các loại thép thanh và thép tròn trơn cơ khí. Nguồn phôi nguyên liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Ucraina với kích cỡ 60x60mm đến 65x65mm, dài 1,2-1,5m. Phôi nhập khẩu được cắt phân đoạn bằng máy cắt phôi tự thiết kế và chế tạo trong nước. Phôi thép CT5 (5SP/PS) của Nga tương đương ký hiệu RB 300 của Việt Nam hay SD 295 của JIS Nhật Bản. Phôi thép CT3 (3SP/PS) của Nga tương đương RB 240 của Việt Nam hay SR 235 của JIS của Nhật Bản. Do 100% nguồn phôi thép nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ Nga và Ucraina, do đó sự ổn định nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước xuất khẩu này. Mặt khác, có thể thấy rằng đây là 2 nước sản xuất được phôi với công suất từ quặng thép, vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy thép là ổn định không chỉ về khối lượng mà ổn định cả về chất lượng. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập AFTA, AFTA , WTO sế giúp các nhà sản xuất tại các nước thành viên trong khối có thể nhập khâu được nguyên liệu tù các nước thành viên khác với giá rẻ hơn, và đây cũng là một nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong tương lai. Việc đa dạng hoá các nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần tăng sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào, khi một nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng có thể bù đắp bằng một nguồn cung cấp khác và không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. 1.4.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển ngành nghề kinh doanh mới Trên cơ sở phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ, Công ty có cơ hội huy động thêm nguồn vốn để mở rộng chức năng, lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động chủ đạo và vẫn là thế mạnh của Công ty là hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải. Sản xuất thép cũng là hoạt động Công ty chú trọng phát triển, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và không ngừng nâng cao chất lượng. 1.4.4.1.Khai thác khoáng sản Khoáng sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Hiện nay, thông qua hoạt động vận tải và thương mại, Công ty đã nắm được một thị trường khá lớn liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là các khách hàng liên quan đến mặt hàng bột đá vôi trắng (CaCO3) nói chung và bột đá siêu mịn nói riêng. Khả năng thành công khi Công ty đầu tư vào lĩnh vực này là khá cao do: - Đã nắm được một phần thị trường đầu ra, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài với quy mô đủ lớn để cho phép Công ty đầu tư khai thác, chế biến. - Nhu cầu của thị trường liên tục tăng nhanh. Sản xuất trong nước đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Một lượng khá lớn bột đá, đặc biệt là loại bột siêu mịn và bột tráng phủ vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. - Nguồn nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nước ta với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, đủ điều kiện cho phép khai thác và chế biến trong hàng chục năm tiếp theo. Hiện nay, Công ty đã góp khoảng 2,5 tỷ đồng tiền mặt thành lập Công ty Cổ phần Khoáng sản VINAFCO với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng, đặt tại Nghệ An. Vị trí công ty đặt tại Nghệ An là một nhân tố thuận lợi vì trên thị trường hiện nay, sản phẩm đá trắng (cả dạng bột và dạng cục) phần lớn đều được khai thác từ Yên Bái. Hiện nay, các nhà máy chế biến bột đá tại Yên Bái hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu từ Yên Bái đều chạy hết công suất vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, theo các tài liệu nghiên cứu địa chất, Nghệ An cũng là một địa phương có thế mạnh về mặt hàng này. Tuy nhiên, ngành khai thác và chế biến đá trắng tại khu vực Nghệ An hầu như chưa phát triển mặc dù đã đ- ược quan tâm trong thời gian gần đây. Hiện nay, tại Nghệ An ngoài 1 nhà máy của Nhật Bản, mới chỉ có các nhà máy chế biến bột đá nhỏ, sử dụng công nghệ của Trung Quốc với sản phẩm đầu ra là bột đá thô hoặc đá cục nên sản phẩm làm ra có giá trị thấp trong khi chi phí vận chuyển rất cao nên nhiều khi chi phí vận chuyển còn cao hơn cả giá sản phẩm. Do đó, việc đầu tư chế biến bột đá siêu mịn tại khu vực này sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao. 1.4.4.2. Kinh doanh bất động sản: Với lợi thế về đất đai hiện có, Công ty dự định đầu tư dự án xây dựng toà nhà VINAFCO TOWER, với những thông số dự kiến như sau: - Địa điểm, diện tích xây dựng: 36 Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội - Tên gọi dự án: Dự án cao ốc VINAFCO TOWER - Mục đích của dự án: Cho thuê văn phòng và cho thuê khu dịch vụ thương mại. - Quy mô công trình: Tổng diện tích đất: 4.325 m2 Mật độ xây dựng: 40% Hệ số sử dụng đất: 6 lần Diện tích sàn xây dựng: 30.000 m2 Chiều cao công trình: 20 tầng, không kể tầng hầm và tầng kỹ thuật. - Tổng vốn đầu tư: 190 tỷ đồng Vốn tự có: 65 tỷ Vốn vay: 125 tỷ 1.4.4.3. Kinh doanh bến xe: - Tên gọi dự án: Dự án đầu tư bến xe tải và dịch vụ công cộng thành phố Hà Nội - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần VINAFCO - Phạm vi đầu tư của dự án: Nguồn vốn đầu tư: Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tự có kết hợp với vốn vay ưu đãi của Công ty Cổ phần VINAFCO Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật: Trên mặt bằng khu đất được quyền sử dụng dự kiến khoảng từ 3 ha trở lên, xây dựng mới một bến bãi xe tải và dịch vụ công cộng đạt tiêu chuẩn quốc gia. - Địa điểm xây dựng: + Huyện Thanh Trì - Hà Nội: Diện tích xây dựng dự kiến từ 5 ha trở lên. Bến xe tải Thanh Trì nằm trong khu vực khác mức giữa đường 1A và đường vành đai 4 theo quy hoạch, gần với khu chợ Ngọc Hồi. Vị trí xây dựng bến xe tải và dịch vụ công cộng cũng gần với các khu công nghiệp mới như Ngọc Hồi, Thanh Trì, Cầu Bươu, Vĩnh Tuy, Văn Điển...Tổng mức vốn đầu tư dự kiến: 28,5 tỷ đồng + Xã Trâu Quỳ (Huyện Gia Lâm, Hà Nội): Với tổng diện tích xây dựng dự kiến 3 - 5ha, bến xe tải Trâu Quỳ nằm trên quốc lộ 5 phía ngoài đường vành đai 4, khu vực khu công nghiệp Trâu Quỳ - Gia Lâm. + Trị trấn Yên Viên (Huyện Gia Lâm, Hà Nội): Với tổng diên tích xây dựng dự kiến 3 - 5ha, bến xe tải Yên Viên nằm ở phía trên ngã tư giữa quốc lộ 1A với đường vành đai 4 khoảng 1,7km. Tổng mức vốn đầu tư dự kiến của bến xe tại xã Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên là: 21,9 tỷ đồng. Phần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong 4 năm gần nhất STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 T9 Năm 2006 Đầu Q4 Năm 2007 1 Tổng giá trị tài sản 204.864.067.063 215.193.901.272 213.055.994.707 223.012.854.145 2 Doanh thu thuần 261.016.372.303 306.754.561.679 240.058.654.447 245.365.865.147 3 Lợi nhuận từ HĐKD 15.853.581.938 15.458.988.849 9.459.670.505 9.565.458.235 4 Lợi nhuận gộp 37.951.134.698 38.182.566.87 32.337.147.586 32.424.287.658 5 Lợi nhuận khác 662.632.120 595.015.425 1.021.800.133 1.029536.214 6 Lợi nhuận trước thuế 15.853.581.938 16 54.004.274 10.481.470.638 10.586.458.985 7 Lợi nhuận sau thuế 11.475.732.358 14.469.217.607 10.481.470.638 10.986.546.638 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2004, 2005, quý 3 năm 2006, năm 2007 2.2. Tình hình cung ứng dich vụ Mặc dù có khá nhiều Công ty cung cấp dịch vụ này nhưng VINAFCO đang có một vị trí nhất định trên thị trường và cũng được coi là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn trong cả nước, đặc biệt là tại khu vực các tỉnh phía Bắc, đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm và xây dựng được uy tín của VINAFCO. Tuy nhiên, kể từ năm 2005 sẽ không còn thị trường vận chuyển Amoniac (NH3) tuyến Bắc – Nam, Tổng Công ty có thể gặp khó khăn bởi nếu không tìm kiếm được thị trường mới và mở rộng thị trường hiện tại. VINAFCO sẽ chỉ còn lại khách hàng duy nhất đáng kể là Công ty Phân lân Văn Điển trong khi rất nhiều công ty khác cũng đang thâm nhập vào chiếm lĩnh thị trường này. Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động này là chi phí. So với các đối thủ khác, nhất là các đối thủ tư nhân, chi phí của VINAFCO còn ở mức cao. Trong kết cấu chi phí của dịch vụ vận tải đa phương thức, chi phí thuê phương tiện thường chiếm một tỷ trọng lớn mà chi phí này của VINAFCO thường ngang bằng hoặc cao hơn các đối thủ khác. Bên cạnh đó, chi phí quản lý và giao nhận hiện nay cũng khá cao. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các chủ phương tiện nhận thực hiện dịch vụ vận tải đa phương thức chỉ cần thu được lợi nhuận từ hoạt động của việc cho thuê phương tiện mà không tính đến lợi nhuận của toàn bộ chuỗi dịch vụ. Do đó, trừ tuyến miền Trung - nơi VINAFCO có ưu thế tuyệt đối do hệ thống kho tại cảng đã được thuê dài hạn - thì khả năng cạnh tranh về giá thành của Công ty không cao trong các tuyến vận chuyển khác. Hiện nay, Phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan đã huy động, liên kết được với một số đội phương tiện phục vụ dài hạn cho Công ty và có chất lượng dịch vụ khá, nhưng số phương tiện đó cũng chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu cho các khách hàng của Công ty. 2.2.1 Hoạt động tiếp vận Tiếp vận là hoạt động chủ yếu của Công ty TNHH VINAFCO. Mặc dù đây là lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics nên trong những năm qua Công ty luôn khẳng định được uy tín và vị trí hàng đầu trong ngành kinh doanh tiếp vận ở Việt Nam. Các khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng nước ngoài (chủ yếu là các công ty liên doanh tại Việt Nam) như ICI, Nestle, Exxon Mobile, Honda VN, LG-Vina, Draco, Newchipxeng. Khách hàng sử dụng dịch vụ của TT phân phối như sau: - Khách hàng liên doanh nước ngoài (hoặc khách hàng lớn) sử dụng dịch vụ quản lý kho và vận tải phân phối; - Khách hàng LD (khách hàng lớn) thuê kho và vận tải phân phối; - Khách hàng LD (khách hàng lớn) thuê kho đặc chủng (kho bảo ôn); - Khách hàng thuê kho thông thường; - Khách hàng LD (khách hàng lớn) sử dụng dịch vụ vận tải PP. 2.2.2. Hoạt động vận tải biển Trong hoạt động này, Công ty có 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Vinalines (và các đơn vị thành viên) và Công ty Biển Đông. Trong thời gian tới, Vinalines có kế hoạch đầu tư một đội tàu mạnh cả về chất lượng và số lượng. Nếu chỉ sử dụng các tàu trên chạy kết hợp tuyến nội địa và quốc tế, đội tàu trên cũng là một đối thủ rất lớn trên thị trường vận tải container nội địa. Như vậy, mức độ cạnh tranh trên thị trường vận tải container sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tư nhân đang đặt đóng tầu container tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, có trọng tải tương đương tầu VINAFCO 25. So với các đối thủ trên thị trường, VINAFCO là một doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do tập trung nguồn lực vào lĩnh vực vận tải container nội địa nên Công ty cũng đã có được một vị thế đáng kể trên thị trường .Từ năm 2001 đến nay , với 2 tàu container là vinaFCO 18 và VINAFCO 25 , tổng trọng tải trên 10000 DWT , hoạt động chuyên tuyến bắc nam với tần suất 2 tuần 3 chuyến tàu mỗi cảng , VINAFCO hiện nay đang là một đơn vị tổ chức vận tải container bằng đường biển có uy tín được các đối tác tin cậy . Khác với phần lớn các hang tàu khác chỉ vận chuyển container từ cảng đến cảng (CY-CY) , VINAFCO nhận phục vụ cả các yêu cầu vận chuyển từ kho đến kho (Door- Door) theo yêu cầu của khách hang với chất lượng dịch vụ tôt , giá cả phù hợp . Ông Vũ Đìng Quang , Tổng gím đốc VINAFCO cho biết , hiện nay VINAFCO đã chiếm tới 25%- 30% thị phần nội địa về lĩnh vực vận tải đường biển container . Về phương tiện , VINAFCO hiện có 2 tàu container , cộng thêm các tàu thuê dịnh hạn và kết hợp , tổng dung tích tàu lên tới 2000 TEU . Xác định nghiệp vụ vận tải biển container là mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển , VINAFCO sẽ từng bước đổi mới đội tàu biển container theo hướng trẻ hóa đội tàu , chuyên nghiệp hoá lĩnh vực vận tải biển container nhằm tăng thêm chất lượng phục vụ 2.2.3. Hoạt động sản xuất thép Với quy mô nhà máy hiện có, cơ bản đã hoàn chỉnh cho một mô hình nhỏ, công suất dao động trên dưới 1 vạn tấn/năm; công nghệ ở mức trung bình, là sự kết hợp giữa thủ công và cơ khí hoá. Nguồn phôi nguyên liệu chủ yếu là phôi nhập khẩu từ Liên Bang Nga với kích cỡ 60 x 60mm đến 65 x 65mm. Với mô hình loại này, Nhà máy đang đứng đầu khu vực phía Bắc về sự hoàn thiện đồng bộ.Bên cạnh đó, giá trị vô hình: uy tín, thương hiệu, hệ thống khách hàng, kinh nghiệm sản xuất làm chủ công nghệ và nhạy bén về thị trường... đã có một giá trị tương đối vững chắc. Điều này đảm bảo cho sự ổn định (5 năm gần đây, lợi nhuận trung bình của nhà máy đạt 1,5 ¸ 2,5 tỷ đồng) và đảm bảo cho việc đầu tư mở rộng sản xuất.Vài năm gần đây, chất lượng sản phẩm bao hàm: chất thép, hình dạng, độ bóng, chủng loại thanh thép đã nâng cấp rõ rệt, không thua kém các loại thép liên doanh, và hơn hẳn thép của thép Thái Nguyên, thép Miền Nam. Đặc biệt thép tròn trơn cơ khí tuy sản lượng nhỏ (do nhu cầu sản lượng thị trường vừa đủ) nhưng hoàn toàn chinh phục được khách hàng có nhu cầu thép chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu. Hiện nay thị trường ở trong nước, Nhà máy thép VINAFCO phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ như: - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là đơn vị lớn với sản lượng nhiều; - Công ty Pomihoa Ninh Bình là đơn vị có công nghệ mới, sản lượng lớn; - Công ty Nam Đô (SNC) cũng là đơn vị có công nghệ mới, sản lượng lớn hơn; - Một số làng nghề sản xuất thép thủ công cũng cạnh tranh quyết liệt với thép VINAFCO; - Miền Bắc: 16 nhà máy; miền Trung: 5 nhà máy; miền Nam: 7 nhà máy; 2.2.4. Hoạt động thương mại vận tải quốc tế Ngành nghề chủ yếu của Trung tâm là lĩnh vực vận tải và dịch vụ vận tải quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai quan, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. Kinh doanh không vốn và đầu tư dựa trên lợi thế và đầu vào của các đơn vị thành viên của VINAFCO. Phương tiện hầu hết đi thuê nên đã chịu một phần không nhỏ đến các yếu tố thị trường như giá cả thường xuyên biến động, nhiều khi không chủ động điều động phương tiện, ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ làm hàng. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và khốc liệt, các công ty forwarder lớn có đa dạng phương tiện, kinh nghiệm lâu năm, công nghệ tiên tiến hiện đại và chủ động được giá bán. Một số công ty vận tải mới thành lập thường kinh doanh với phương thức giá nào cũng bán. Tuy nhiên với uy tín được khẳng định trong nhiều năm qua, trung tâm đã được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến. 2.3. Hoạt động Marketing Marketing luôn là hoạt động quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề như VINAFCO. Thực hiện tốt chính sách Marketing góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp, phân phối sản phẩm và dịch vụ tới tay người tiêu dùng một cách tốt nhất và cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, gần đây, VINAFCO cũng rất quan tâm tới việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thương hiệu thép VINAFCO đều xuất hiện trên các biển hiệu tại các cửa hàng, các đại lý (Công ty tài trợ biển quảng cáo). Ngoài ra Công ty cũng quảng cáo theo hình thức các tấm lớn. Đồng thời, Công ty cũng nỗ lực quảng bá thương hiệu thông qua báo chí theo hình thức các bài viết giới thiệu về Công ty, về các sản phẩm dịch vụ của VINAFC. 2.4. Tình hình hoạt động tài chính Tại thời điểm 31/12/2006, tình hình nợ vay của Công ty như sau: Vay ngắn hạn: 56.673.658.235 đồng Vay dài hạn: 33.024.712.126 đồng Công ty không có nợ quá hạn 2.5. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ Hiện nay, một số bộ phận của Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 từ năm 2003, tiến tới sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong toàn Công ty. Đối với hoạt động sản xuất thép, tại Nhà máy thép có Ban quản lý chất lượng gồm khoảng 7-8 người, đều hoạt động kiêm nhiệm, có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra chất lượng thép thành phẩm trước khi đưa ra thị trường nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng, giữ vững uy tín với khách hàng và không ngừng nâng cao vị thế của thương hiệu thép VINAFCO trên thị trường. 2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo -Năm 2006 doanh thu giảm so với năm 2005, nên lợi nhuận sau thuế có giảm, nhưng đến năm 2007 doanh thu có tăng so với năm 2006 nhưng không bằng năm 2005. - Năm 2007, Công ty đã đầu tư thêm một số tài sản cố định góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh; chuyển sang thuê mua một số phương tiện vận tải với tổng giá trị hơn 2,9 tỷ đồng; - Công ty tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được từ các đợt phát hành cổ phiếu nội bộ; có chính sách tín dụng có hiệu quả huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong và ngoài Công ty; - Chủ động thiết kế lại dây chuyền cán thép đạt mức tối ưu, bán một số thiết bị thu hồi vốn; - Kiểm tra và đôn đốc thường xuyên hoạt động của các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc; - Giữ vững các khách hàng lớn, mở rộng thị trường sang một số nước Lào, Thái Lan, Campuchia; - Đón bắt và khai thác ngành nghề kinh doanh mới: khai thác khoáng sản, kinh doanh bất động sản; - Tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin trong toàn VINAFCO, nhận định thống nhất tình hình chung và kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý; củng cố đoàn kết, nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân trong phân công công việc; - Ban Tổng Giám đốc thực hiện tốt chức năng điều hành, họp định kỳ đều đặn, thông tin đầy đủ, kịp thời. 2.7 Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 2.7.1. Những kết quả đạt được Hoạt động đầu tư của Tổng công ty thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Với tổng vốn đầu tư tính tại thời điểm năm 2007 là 1407 tỷ đồng.Tổng công ty đã triển khai rất nhiều dự án lớn nhỏ mang tính khả thi cao và đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Với tốc độ đầu tư như vậy, Tổng công ty đã và đang thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả sản xuất kinh doanh của Ngành thời kỳ 1999-2001 được thể hiện ở bảng sau ở trên mục 2.1 Nhìn chung tất cả các chủ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều tăng liên tục qua các năm. Bên cạnh đó VINAFCO còn đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ với các chủng loại: Nhận hàng và giao hàng với chủng loại hàng hóa nhỏ thay vì trước chỉ giao nhận bằng các phương tiện container Hiệu quả kinh doanh đạt được trong thời gian này cũng rất khả quan Trong thời kỳ 2001-2006, Tổng công ty đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách Nhà nước và được thể hiện trong bảng sau. Bảng 11 : Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của VINAFCO thời kỳ 2004-2007 Năm 2004 2005 2006 2007 Nộp ngân sách(trđ) 117668 233315 203366 310110 Tốc độ tăng (%) 8.3 98.28 -12.83 52.49 Nguồn :Báo cáo sản xuất kinh doanh thời kỳ 1998-2001,VSC. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chỉ tiêu nộp ngân sách của Ngành có sự tăng giảm bất thường. Nộp ngân sách đạt mức cao nhất năm 2007, với mức đóng góp 310110 triệu đồng. Bên cạnh chỉ tiêu nộp ngân sách,VINAFCO còn góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với chiến lược đầu tư đúng đắn, mở rộng cơ cấu sản phẩm, dịch vụ VINAFCO đã mang lại một lượng ngoại tệ tương đối lớn cho quốc gia. Trên đây là những kết quả đạt được rất đáng khích lệ của VINAFCO. Trong tương lai, Tổng công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để ngày càng đạt được những kết quả lớn hơn nữa. 2.7.2 Những khó khăn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh trong thời gian qua Tổng công ty VINAFCO còn gặp không ít những khó khăn trở ngại cần được khắc phục. Thứ nhất, tình hình đầu tư mất cân đối nghiêm trọng. Đầu tư cho các phương tiện vận tải là quá lớn nên việc có xe nhàn rỗi xảy ra thường xuyên. Trước đây chưa nhận thấy được tiềm năng của sự hội nhập nên khi đầu tư các con tầu ra khơi chủ yếu là các phương tiện nhỏ không thể đi lại từ nước này sang nước khác để giao nhận hàng hóa, cho nên khi hội nhập nền kinh tế việc vận chuyển hàng hóa sang các nước cần có các tàu biển công suất lớn, mà nay Tổng công ty chưa có nhiều. Thứ hai, hoạt động đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian qua cũng đã được thực hiện nhưng mức độ còn thiếu, yếu, chưa tạo ra được động lực thực sự mạnh để thắng được các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là hoạt động tìm kiếm thông tin dịch vụ còn nhiều hạn chế, hoạt động quảng cáo tiếp thị chưa phát triển. Thứ ba, hoạt động nghiên cứu các loại khoáng sản phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế và nhỏ lẻ, số lượng người tham gia lĩnh vực này còn ít., cho nên hoạt động này chưa mang tính thực tế nhiều. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Ngành còn rất nhiều bất cập, cần phải có biện pháp và hướng đi đúng đắn hơn trong thời gian tới. 2.7.3 Nguyên nhân Sự yếu kém cũng như những hạn chế trong của Ngành bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, vốn đầu tư cho phương tiện vận tải quá thiếu mà đang đòi hỏi cần nhiều phương tiện lớn. Trong các dự án, vốn ngân sách Nhà nước giảm, vốn tín dụng ưu đãi và ODA cũng giảm. Do đó để thực hiện các dự án là rất khó khăn, không hiệu quả, do thiếu vốn lên các khâu đầu tư bị co hẹp lại, quy mô không lớn. Thứ hai, môi truờng chưa thực sự hấp dẫn, các dự án có hiệu quả không nhiều dẫn đến nguồn huy động vốn để tự đầu tư là rất ít. Thời gian qua chủ yếu là đầu tư một cách nhỏ giọt, dàn trải, không có trọng điểm. Thứ ba, hoạt động dịc vụ vận chuyển hàng ở Việt nam phát triển chậm, nhu cầu dịch vụ đa dạng nhưng khối lượng nhỏ, rất khó đáp ứng. Trong khi đó hoạt động cung ứng vận tải trên thế giới ngày càng phát triển mà hoạt động cung ứng vận tải của ổng công ty còn mang tính truyền thống chưa có sự thay đổi ở tầm vĩ mô Thứ tư, xu hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngoài việc mang lại những thuận lợi còn gây ra cho VINAFCO những khó khăn không nhỏ. Tổng công ty phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong khi sức cạnh tranh của Tổng công hiện tại lại rất yếu nên việc bị thua, bị mất dần khả năng cạnh tranh là có thể xẩy ra. Thứ năm, công tác quản lý của Tổng công ty còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ giữa các đơn vị cấp trên cấp dưới vẫn còn lỏng lẻo, gây lên tình trạng thiếu đồng bộ trong sản xuất kinh doanh. Trong các đơn vị của Tổng công ty thì bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động không cao. Thứ sáu, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.Tổng công ty còn thiếu những người thực sự giỏi về chuyên môn trong hoạt động dịc vụ cũng như kinh doanh. Thứ bảy, trình độ công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu.Do các nhà máy của Ngành đều đã được đầu tư từ vài chục năm trước nên trình độ công nghệ và mức đồng bộ, tiến tiến của trang thiết bị đều thua kém các liên doanh và một số cơ sở đầu tư mới những năm gần đây. Hầu hết các máy móc, thiết bị sản xuất thép của Ngành đều từ những năm 60,70 của thế kỷ XX. Đây cũng là một nhân tố có tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Ngành. Sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu sẽ làm giảm năng suất lao động từ đó nâng chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các cơ sở khác. Từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Thứ tám, chi phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa còn cao. Nhận biết được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng cạnh tranh kém hiệu quả là điều hết sức cần thiêt đối với Tổng công ty trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, Tổng công ty có thể điều chỉnh, khắc phục những khó khăn hiện tại để dần dần nâng cao khả năng canh tranh, chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Phần III : Phương hướng phát triển công ty trong những năm tói 3.1. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội nguy cơ 3.1.1. Điểm mạnh - Với lịch sử phát triển bền vững từ năm 1987 đến nay Tổng công ty đã có nhiều kinh nghiệm , uy tín và mối quan hệ bạn hang tin cậy vì thế mà Tổng công ty cổ phần VINAFCO có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường với các điểm mạnh như: - Đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty nhiệt huyết với nhiều năm kinh nghiệm thực tế … - Với quy mô lớn cả về vốn , đội ngũ nhân lực và trang thiét bị công nghệ. - Khả năng đổi mới trong tư duy để lắm bắt kịp với môi trường kinh doanh . - Với nhiều chi nhánh và công ty thành viên có mặt ở cả 3 miền , điều đó có thể tạo cho các công ty thành viên hỗ trợ nhau rất tốt trong hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng thị trường tìm thêm nguồn khách hang .. - Ngành nghề kinh doanh đa dạng từ đó có thể hỗ trợ để tận dụng nguồn lực và giảm thiểu rủi ro. - Với chiến lược phát triển đồng thời giao nhận và vận tải quốc tế với thương mại quốc tế , VINAFCO đã trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu các loại hang hoá đa dạng như hang công nghiệp , máy móc nguyên vật liệu … đồng thời phục vụ các yêu cầu lien quan đến như xuất khẩu uỷ thác , tư vấn xuất nhập khẩu . - Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng mô hình quản lý phù hợp, phân cấp cho từng đơn vị nên vẫn đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Công ty cũng luôn có sự thay đổi linh hoạt trong cơ chế quản lý, thích ứng với điều kiện và trong từng thời kỳ. - Dịch vụ vận tải là lĩnh vực kinh doanh nòng cốt với sự đầu tư mạnh vào đội tàu biển, hệ thống xe téc chở hóa chất, hệ thống kho bãi; - Đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động, sản xuất hăng say, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh; 3.1.2. Điểm yếu - Vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển rất nhanh của Tổng công ty. - Hoạt động đa ngành tuy có thể giảm thiểu rủi ro nhưng cũng là một điểm yếu của Công ty khi các dịch vụ, sản phẩm của Công ty đều ở mức trung bình, chưa thực sự là tâm điểm so với các đối thủ cạnh tranh, chưa tạo được sắc thái riêng biệt; - Tuy đã cổ phần hoá nhưng nhũng phong cách làm việc vẫn còn ảnh hưởng nhiều từ thời bao cấp , bộ máy lãnh đạo vẫn còn cồng kènh cần phải tinh giảm sao cho gọn nhẹ hơn. - Khả năng tìm kiếm thị trường , marketing của Tổng công ty còn kém và chậm chạp . - Hệ thống thông tin nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty; - Vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 3.1.3. Cơ hội - Hàng loạt các công ty trong nước và nước ngoài được thành lập và mở rộng hoạt động , vì thế mà thị trường ngày một mở rộng . - Hiện nay VINAFCO đang là đại lý của một số hãng nước ngoài, đồng thời có Công ty liên doanh sẽ tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài hơn nữa; - Thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán, đồng thời cùng với quá trình hội nhập Tổng công ty sẽ thu hút được công nghệ trình độ quản lý cũng như khả năng cọ sát - Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới sẽ tạo thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng bị phân biệt đối xử; được hưởng những ưu đãi thương mại và mở rộng thị trường. 3.1.3. Nguy cơ - Việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới cũng là nguy cơ khi Công ty phải cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các Công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam; - Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước trong các lĩnh vực về dịch vụ vận tải. dịch vụ vận tải đa phương thức, sản xuất thép...; - Nguy cơ bị thâu tóm do tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc thấp; cổ phiếu do các nhà đầu tư bên ngoài Công ty nắm giữ khá phân tán. 3.2. Triển vọng phát triển của Ngành 3.2.1 Về ngành hàng hải Trừ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều có biển. Vì vậy, biển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên và kinh tế biển gắn liền với hoạt động hàng hải thương mại.Tính trên toàn thế giới, năm 2004, những con tàu biển đã chuyên chở vòng quanh thế giới hơn 90% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, ước tính trị giá khoảng 8.900 USD. Cũng theo ước tính, trong năm 2004, các hãng tàu biển trên toàn cầu đã thu về hơn 80 tỷ USD lãi ròng. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của ngành vận tải.Đối với Việt Nam, vị trí địa lý thuận lợi với biển Đông và đường bờ biển dài hơn 3000 km trải dài từ Bắc tới Nam là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển và các hoạt động vận tải biển. Hiện nay, vận chuyển bằng đường biển cũng chiếm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Có thể thấy vận tải đường biển là một kênh phân phối quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa sản phẩm đến mọi miền đất nước. Mặt khác, vận tải đường biển cũng là phương thức tối ưu đối với các doanh nghiệp có nhu cầu chuyên chở hàng lớn và có giá trị thấp như bột đá, than do đặc thù của vận tải đường biển là vận chuyển khối lượng lớn với chi phí thấp. Theo quy hoạch phát triển vận tải biển của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chính vì vậy, ngành vận tải đường biển có tiềm năng phát triển rất lớn. 3.2.2. Sản xuất thép Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng. Ngoài các công trình dân dụng, hàng năm ngành xây dựng phải đảm nhiệm xây dựng hàng trăm công trình công nghiệp và các cơ sở hạ tầng công cộng khác. Để xây lắp các công trình công nghiệp và đáp ứng nhu cầu nhà ở chất lượng cao, nhu cầu thép xây dựng vẫn tăng trưởng ở mức độ cao. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Công suất Sản xuất phôi thép Cán thép Gia công sau cán Ngàn tấn ngàn tấn ngàn tấn 1500 4200 1000 1800¸2000 6500 1600 Sản lượng Sản xuất phôi thép Thép cán các loại Gia công sau cán ngàn tấn ngàn tấn ngàn tấn 1200¸1400 2500¸3000 600 1800 4500¸5000 1200¸1500 Các ngành giao thông vận tải và cơ khí sửa chữa, chế tạo hàng năm sử dụng một khối lượng khá lớn các chủng loại thép tròn trơn từ thép các bon thông thường và các bon chất lượng. Riêng ngành đường sắt mỗi năm phải dùng từ 1.200 đến 1.500 tấn các loại để làm bu lông và các chi tiết thay thế cho việc sửa chữa các cầu đường sắt, toa xe… Nhu cầu chung cho các cơ sở đóng tàu, cầu phà hàng năm ước tính dùng đến hàng vạn tấn thép thanh tròn trơn, vuông mỗi năm. Căn cứ vào những yếu tố trên, chính phủ đã quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2010 như sau (quyết định số 134/2000/QĐ-TTg ngày 10/09/2001): Mặc dù thị trường tiêu thụ thép vẫn phát triển với tốc độ nhanh nhưng việc các dây chuyền mới này đi vào sản xuất đã dẫn đến hiện tượng dư thừa công suất cán thép tạm thời trong năm 2003. Do hiện nay gần như không có doanh nghiệp cán thép mới nào được đầu tư nên mặc dù hiện tượng dư thừa công suất này vẫn duy trì trong năm 2004 và đầu 2005 nhưng tình hình trên sẽ được khắc phục vào năm 2006. Hơn thế nữa, so với nhà máy thép VINAFCO, suất đầu tư của các đối thủ lớn cao hơn rất nhiều do sử dụng các dây chuyền mới từ các nước phát triển nên gánh nặng khấu hao và lãi ngân hàng khá lớn, làm tăng một cách đáng kể giá thành sản phẩm, đặc biệt là khi không khai thác được hết công suất đầu tư. Đây cũng là một lợi thế của nhà máy thép VINAFCO trong phát triển sản xuất để chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, Việt Nam gia nhập AFTA sẽ được hưởng lợi ích từ việc AFTA sẽ làm tăng khối lượng bán thép trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khu vực, AFTA sẽ giúp các nhà sản xuất thép tại các nước thành viên có thể nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào từ các nước AFTA khác với giá rẻ hơn, từ đó có thể giảm giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên các thị trường ngoài ASEAN. Như vậy AFTA góp phần mở rộng thị trường cho các quốc gia thành viên. Thị trường ở từng nước thành viên có thể nhỏ, nhưng khi tham gia AFTA sẽ được huởng lợi thế thị trường của các nước trong AFTA với dân số hiện nay khoảng 500 triệu người. Tóm lại, triển vọng phát triển của Nhà máy Thép VINAFCO là rất khả quan, sẽ đóng góp tỷ trọng lớn về doanh thu và lợi nhuận cho toàn VINAFCO 3.3. Phương hướng thực hiện 3.3.1. Quáng bá thương hiệu - Kết hợp giữa xây dựng, củng cố và quảng bá thương hiệu; - Thường xuyên củng cố, giữ vững và tăng thêm giá trị thương hiệu, củng cố lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu VINAFCO trên mọi lĩnh vực hoạt động; - Phân công cán bộ chuyên trách về xây dựng, củng cố, quảng cáo, kiểm tra đôn đốc công tác phát triển thương hiệu của công ty. 3.3.2. Khóng ngừng náng cao chất luợng sản phẩm -Theo chiến lược phát triển của VINAFCO từ nay đến 2010 hướng đến 2015, đội tàu vận chuyển container sẽ tiếp tục được tăng cường từ 2 đến 4 tàu vận chuyển chuyên tuyến nội địa và quốc tế . - Tiên tới áp dụng ISO 9001 - 2000 trong toàn hệ thống bao gồm tất cả các quy trình tại các đơn vị thành viên một cách linh hoạt và lựa chọn thời điểm thích hợp; - Phân tích và thiết lập quy trình cho các hoạt động một cách chặt chẽ để chuẩn hoá và tối ưu hoá hoạt động; - Thiết lập hệ thống thông tin đa chiều và các hồ sơ theo dõi để khắc phục các thiếu sót của hệ thống quản lý; 3.3.3. Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh - Tổng công ty tiếp tục duy trì và phát triển thế mạnh của mình là hoạt động vận tải , đồng thời tăng cường đầu tư , mở rộng quy mô sản xuất , nâng cao chất lượng cho hoạt động sản xuất thép , khai thác chế biến khoáng sản , mở rộng lĩnh vực kinh doanh bất động sản , xây chung cư . Tổng công ty tiếp tục tăng cường quảng bá thương hiệu củng cố long tin của khách hang , không ngừng nâng cao chất lợng của sản phẩm , đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh , có chính sách tuyển dụng , đào tạo và sử dụng cán bộ hợp lý -Hướng tới xây dựng VINAFCO theo mô hình Công ty mẹ -con; - Đầu tư và tăng cường đội tàu, container, các phương tiện vận chuyển; - Xây dựng và đầu tư dây chuyền sản xuất thép với quy mô lớn 10000000000 công nghệ hiện đại hơn; - Với lợi thế về đất đai hiện có, Công ty dự định mở rộng lĩnh vực sang kinh doanh bất động sản, xây chung cư hoặc cho thuê văn phòng; khai thác khoáng sản; kinh doanh bến bãi... 3.3.4. Vốn - Xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh; - Giảm số ngày quay vòng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn; Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, vay cá nhân, phát hành chứng khoán, vay ngân hàng; - Có chính sách chi trả cổ tức hợp lý đảm bảo thỏa mãn sự mong đợi và không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông, đồng thời có lợi nhuận tích lũy để bổ sung nguồn vốn kinh doanh; - Tham gia thị trường chứng khoán để có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn với chi phí thấp nhất. 3.3.5.Nhân lực - Phải hoàn thiện quy chế tuyển dụng cán bộ, áp dụng thống nhất trong toàn Công ty, bao gồm các khâu: Thành lập hội đồng tuyển dụng; thu nhận, phân loại, sơ tuyển; Tổ lập hội đồng tuyển dụng; thu nhận, phân loại, sơ tuyển; Tổ chức thi tuyển công khai; Tổ chức chấm thi, lựa chọn và quyết định tiếp nhận; Tổ chức thử việc, đánh giá năng lực và quyết định tuyển chính thức. - Về đào tạo: Hoàn thiện quy chế về đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, luân chuyển, đánh giá kết quả đào tạo; tổ chức đào tạo ban đầu đối với cán bộ mới tuyển dụng để hiểu biết về lịch sử, quy chế hoạt động, nội quy của Công ty; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ trong diện quy hoạch; thực hiện kế hoạch và định kỳ đánh giá kết quả đào tạo, tự đào tạo; - Về chính sách sử dụng cán bộ: Phải định kỳ đánh giá để bổ sung vào diện quy hoạch hoặc đưa ra khỏi diện quy hoạch; phải tạo cơ hội để cán bộ được thử thách trong nhiều hoàn cảnh, nhiều công việc khác nhau từ đơn giản đến phức tạp; lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, phù hợp với năng lực quản lý điều hành, phù hợp với công việc; có chính sách đãi ngộ phù hợp, động viên kịp thời trên cơ sở năng lực, hiệu quả công việc đạt được. - Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài. 3.4 Chính sách cho người lao động 3.4.1 Số lượng người lao động trong Công ty Tính đến thời điểm 30/09/2006, tổng số lao động của Công ty là 820 lao động. Cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau: Trình độ Số lượng lao động Trên đại học 10 Đại học, cao đẳng 265 Trung học 29 Công nhân kỹ thuật 320 Lao động phổ thong 191 Tổng 820 3.4.2 Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp 3.4.2.1. Chính sách đào tạo Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại Công ty được thực hiện theo hướng sau: Đối với lao động trực tiếp: thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành hàng. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.ối với lao động tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Công ty luôn tạo điều kiện tham gia học cả trong và ngoài nước với ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về các chế độ, chính sách của nhà nước... Những cán bộ công nhân viên được cử đi học được Công ty thanh toán chi phí học tập và được hưởng lương theo kết quả học tập. 3.4.2.2. Chính sách lương Công ty xây dựng quy chế về quản lý và phân phối tiền lương áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. Đơn giá tiền lương được xác định dựa vào tổng quỹ lương (theo quy định của nhà nước về thang bảng lương, số lượng lao động, mức tối thiểu) và doanh số. Tiền lương được phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và sử dụng tiền lương như đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Việc phân phối lương được thực hiện công khai và dân chủ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý giữa các chức danh trong Công ty. Sau khi cổ phần hoá, Công ty đã xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước . Kết quả cho thấy chính sách lương mới phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người tạo được sự khuyến khích cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc hăng say, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.4.2.3. Chính sách thưởng Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc. Công ty đưa ra chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải tiến về kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí. 3.4.2.4. Các chế độ chính sách khác đối với người lao động Công ty thực hiện các chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động. Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể. Công ty luôn quan tâm đến đời sống và cải thiện điều kiện cho cán bộ công nhân viên. Công ty có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các lao động làm việc trong điều kiện nắng nóng, nặng nhọc; quan tâm tới cán bộ công nhân viên trong các ngày lễ tết; cụ thể: - Các chế độ chống nóng, chống độc hại cho công nhân, lao động phải làm việc trong điều kiện độc hại; - Tặng quà cho các cán bộ công nhân viên vào dịp sinh nhật; nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; cưới hỏi; ngày lễ tết (tết Dương lịch, tết Nguyên đán, 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, quốc khánh 2/9); - Tặng quà cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty tham gia lực lượng vũ trang nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; - Tổ chức cho các cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, du lịch hàng năm; - Tổ chức vui chơi và tặng quà cho các cháu là con của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm trung thu; - Tặng quà cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập. Kết luận Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Cổ phần VINAFCO đã lớn mạnh cùng với sự phát triển của đất nước, với đội ngũ nhân viên năng động và nhiều kinh nghiệm đã đưa công ty lên một tầm cao mới, mang một tầm vóc mới của thời đại. Tổng công ty đã được nhiều lần nhận bằng khen của Nhà nước và Chính phủ, một lần nữa đã khẳng định vị thế của công ty trong nền kinh tế, đã đóng góp một phần cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tổng công ty cổ phần VINAFCO là một công ty nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực vụ như: vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường không, đường sắt, đường biển, tham gia nhận và vận chuyển hàng hoá tới tận tay khách hàng trong nước và ngơài nước. Bên cạnh đó công ty còn liên doanh liên kết với một số công ty trong ngơài nước để chế tạo các lại thép và khai thác khoáng sản, chính vì thế, ngành nghề của công ty rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh những mặt đã đạt được, công ty còn gặp nhiều khó khăn khi có nhiều công ty dịch vụ tham gia vao thị trường, khả năng thích nghi với nền kinh tế đang trong giai đoạn hoà mình với nền kinh tế thế giới còn yếu kém… trong nền kinh tế đang mở của, nhận thức được tầm quan trọng của việc mở của nền kinh tế, tập thể ban lãnh đạo công ty đã đề ra các chủ trương, chính sách để công ty không những tránh được sự tụt hậu mà còn phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Do thời gian bài viết không nhiều nên việc viết bản báo cáo này còn gặp nhiều thiếu sót một lần nữa kinh mong cô đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! Phụ lục Một số máy móc thiết bị Đơn vị tính: đồng TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ Khấu hao luỹ kế giá trị còn lại %còn lại Container TEC AX 2029905 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029906 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029907 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029908 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029909 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029910 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029911 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2020002 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020003 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020004 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020005 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020006 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020007 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020008 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020009 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020010 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2020001 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44% Container TEC AX 2029912 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029913 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% S Nguyên giá Khấu hao Container TEC AX 2029914 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029915 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029916 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029917 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029918 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029919 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Container TEC AX 2029920 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Đầu kéo 40' 16H 5460 294,259,205 73,584,000 220,675,205 74.99% Đầu kéo 16H 5940 298,775,805 67,583,000 231,192,805 77.38% Đầu kéo Intl 16H 8154 336,454,191 42,057,000 294,397,191 87.50% Rơmoóc 40' 16R 0332 136,133,000 34,041,000 102,092,000 74.99% Container 102x40' (18.223.723đ/c) 1,713,029,962 1,590,978,924 122,051,038 7.12% Container 16x40' (17.248.462đ/c) 275,975,392 216,200,000 59,775,392 21.66% Container 20x40' (44.000.000đ/c) 880,000,000 412,515,000 467,485,000 53.12% Container 60x20' (27.000.000đ/c) 1,620,000,000 759,375,000 860,625,000 53.13% Container 65x20' (11.498.974đ/c) 666,941,237 566,442,360 100,498,877 15.07% Container 62x20'dc+3x40'hc+1x20'OT 764,619,200 571,977,558 192,641,642 25.19% Container 170x20'dc+10x40'hc+10x20' 5,088,300,000 2,223,969,942 2,864,330,058 56.29% Lô 70 cont 40' HC (mua từ TQ) 3,310,019,309 724,080,000 2,585,939,309 78.12% Lô 90 Containers mua từ TQ 2,612,563,372 952,525,000 1,660,038,372 63.54% Lô 19 Container cũ 413,269,905 241,080,000 172,189,905 41.67% Lô 8 cont cũ 40DC mua Bách Diệp 136,911,710 45,640,000 91,271,710 66.66% Container 25x20' (12.149.150đ/c) 3,025,138,350 2,633,987,594 391,150,756 12.93% 10 cont 20' 109,523,810 27,390,000 82,133,810 74.99% 10 container mua của Phúc Long 123,809,524 26,819,000 96,990,524 78.34% Tầu biển Vinafco 18 34,001,906,160 14,332,830,000 19,669,076,160 57.85% Tầu biển Vinafco 25 40,284,104,703 15,878,701,348 24,405,403,35 60.58% Danh mục tài liệu tham khảo 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần VINAFCO. 2. www.vinafco.net 3. www.vinafco- iftc.net 4. Google.com 5.Tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng hợp tại Tổng công ty Cổ phầnVINAFCO.DOC
Luận văn liên quan