Đề tài Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản

LỜI MỞ ĐẦU Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt - một dân tộc có bề dày phát triển hơn 4000 năm. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật hẳn lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập chung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, cũng như bất cứ của một dân tộc nào khác, chất văn hoá lại rất đậm đà. Trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần, Phật Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, tranh lụa, những bức chạm khắc gỗ, khảm xà cừ với cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con đò bến nước, . đã thể hiện đất nước - con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài yêu mến nhân dân và đất nước Việt Nam. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển ngoài công tác kinh doanh, công ty ArtExport, đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xã hội. Một trong những thành tựu quan trọng đó là: Công ty đã góp phần giữ gìn, bảo vệ và quảng bá rộng rãi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với thế giới. Hay nói cách khác, công ty đã góp phần bảo vệ và phát huy nền văn hoá của dân tộc. Hiện nay, không chỉ công ty ArtExport, mà rất nhiều các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang đứng trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Để góp phần giúp công ty ArtExport nắm bắt được các cơ hội trong môi trường cạnh tranh gay gắt, Em xin nghiên cứu đề tài: “ Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản ”. Đề tài bao gồm ba chương: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. M ỤC L ỤC Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận và những vấn đề chung về xuất khẩu 3 I. Khái quát chung về xuất khẩu 3 1. Khái niệm về xuất khẩu . 3 2. Các hình thức xuất khẩu 3 2.1. Xuất khẩu trực tiếp . 3 2.2. Xuất khẩu qua trung gian .4 3. Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport . 4 II. Những nội dung chính của xuất khẩu . 5 1. Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường 5 2. Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm 6 3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu .7 4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm 8 5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho xuất khẩu . 9 6. Lựa chọn đối tác để xuất khẩu 10 7. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm . 10 8. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 10 III. Khái quát chung về thị trường Nhật Bản và quan hệ thương mại giữa Việt Nam –Nhật Bản . 11 1. Vài nét về Nhật Bản 11 1.1. Đặc điểm chung của thị trường Nhật Bản 12 1.2. Chính sách thương mại Nhật Bản 13 1.2.1. Chính sách ngoại thương 13 1.2.2. Những quy định của Nhật Bản về xuất xứ hàng hóa . 13 2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản . 14 Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản . 18 I. Đặc điểm xuất khẩu của công ty ArtExport sang các thị trường trên thế giới . 18 1. Những thị trường xuất khẩu của công ty . 18 1.1. Thị trường châu á . 20 1.2. Thị trường tây âu 21 1.3. Thị trường Châu Mỹ . 22 1.4. Các thị trường khác 22 2. Cơ cấu và vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong chiến lược phát triển của ARTEXPORT .23 2.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc 24 2.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá 25 2.3. Hàng cói, mây tre .26 2.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung 27 2.5. Mặt hàng túi thêu thủ công .28 2.6. Các mặt hàng khác .28 3. Một số yếu kém về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ và những nguyên nhân .29 II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản hiện nay 30 1. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản 30 2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản .32 2.1. Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007 32 2.2. Những thuận lợi 32 2.3. Những khó khăn .34 Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản 37 I. Phương hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của công ty 37 II. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản 38 III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản 44 1. Các giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản 44 2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản .47 2.1. Giải pháp về thị trường đầu ra 47 2.2. Giải pháp về thị trường đầu vào 48 2.3. Các giải pháp về vốn và tài chính 50 2.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực .50 Kết luận .52 Tài liệu tham khảo .

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống phá giá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu của công ty. Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho Artexport. 1.4. Các thị trường khác. Những thị trường này bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim ngạch các thị trường. Các nước SNG trước đây chừng 15 năm là thiên đường cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, sau sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ, thị trường này gần như đóng lại với Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự phục hồi của thị trường này do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong ngoại giao và kinh tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập EU của nhiều nước Đông Âu khiến các cơ sở gia công của các nước Tây Âu trước kia đặt tại khu vực Châu Á, Mỹ La tinh, Châu Phi chuyển sang khu vực này do nhân công rẻ, dễ quản lý hơn và nhất là để phù hợp với chính sách nhất thể hoá của Liên minh Châu Âu. 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong chiến lược phát triển của công ty ArtExport. Bảng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm: Đơn vị tính: USD Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Hàng cói, mây tre 895230 8,38 945657 9,43 733093 6,1 Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2919087 27,74 2482533 24,75 3071608 27,72 Hàng gốm sứ, đất nung 1356587 12,7 645805 6,44 1064738 9,61 Hàng thêu ren, dệt may 3472160 32,52 3108656 31,00 3582942 32,33 Hàng túi thêu thủ công 384860 3,6 854451 8,52 616704 5,56 Tổng giá trị 10678160 100 10028707 100 11082304 100 (Nguồn: Kim nghạch và tỷ trọng xuất khẩu từng mặt hàng trong 3 năm - Phòng Tài chính tổng hợp) Đơn vị: USD Mặt hàng 2005 2006 Tăng giảm 2006/2005 2006 2007 Tăng giảm 2007/2006 (USD) (USD) % (USD) (USD) % Hàng cói, mây tre 895230 945657 5,63 945657 733093 -22,48 Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2919087 2482533 -14,96 2482533 3071608 23,73 Hàng gốm sứ, đất nung 1356587 645805 -52,39 645805 1064738 64,87 Hàng thêu ren, dệt may 3472160 3108.656 -10,47 3108656 3.582942 15,26 Hàng túi thêu thủ công 384860 854451 122,02 854451 616704 -27,82 Tổng giá trị 10678160 10028707 -6,08 10028707 11082304 10,51 (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường - Phòng Tài chính tổng hợp) 2.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc. Trên đây là kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của công ty. Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm 32,52% (2005), 31% (2006), 32,33% (2007) tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập năm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trường Liên Xô cũ. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%. Giá trị đích thực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng nhiều lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng đột biến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ. Đó là do các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Artexport lo ngại về khả năng áp thuế chống bán phá giá của Mỹ. 2.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá. Đây là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Artexport trong giai đoạn 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng của mặt hàng này đạt 27,74%; 2006 đạt 24,75%; 2007 đạt 27,72% tổng kim ngạch. Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác. Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các nước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn mài…được chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng, … phù hợp với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản. Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của Trung Quốc, giá cạnh tranh. Tuy phát triển nhanh, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp một số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt 50,000 m3. Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu và giá đang tăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn không thay đổi. Điều này có thể lý giải tại sao tỷ trọng xuất khẩu của nhóm mặt hàng này lại giảm tới 14,96% trong năm 2005. Bên cạnh đó, phải kể đến tình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh làm mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu hết các lao động chế biến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy. Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường xuất khẩu các sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu. Trong đó, thị trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm 1997 kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm và đến năm 2004 đã tăng lên gần 3,000,000 USD/năm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled, Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự nhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Các sản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giao thông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu Âu. Đến nay xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên của Artexport luôn chiếm từ 20% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. 2.3. Hàng cói, mây tre. Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao vẫn là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá… Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rất dồi dào trong nước. Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc, chúng đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phương Tây. Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiên gần gũi vào cuộc sống gia đình và công sở. Mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu cao thứ ba của công ty trong giai đoạn 2005-2007. Sau khi tăng nhẹ vào năm 2006, năm 2007 kim ngạch của mặt hàng này lại giảm tới 22,48%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm 2007, bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bước đầu thành công trong tìm lại chỗ đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan…đóng góp đáng kể vào con số 24,3 triệu đô la doanh thu mặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2006). 2.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thụy Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi, … với kim ngạch tăng trưởng hàng năm. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,772,001 USD, chiếm tỷ trọng 33,51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2002, đạt 3,434,665 USD chiếm tỷ trọng 32,87%. Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuất khẩu có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. 2.5. Mặt hàng túi thêu thủ công. Mặt hàng túi thêu thủ công là một trong những mặt hàng mới phát triển trong mấy năm gần đây. Tuy kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này của công ty vẫn còn thấp ( 13% ). Nhưng do tính chất độc đáo và thủ công của nó nên mặt hàng này rất được ưa chuộng và có tiềm năng phát triển mạnh. Vì đây là mặt hàng mới được thị trường Nhật Bản chấp nhận nên kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2005 là 2,333,567 USD, năm 2006 tăng 12 %, Năm 2007 là năm có tốc độ tăng đột biến lên tới 25% so với năm 2006. 2.6. Các mặt hàng khác. Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. 3. Một số yếu kém về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ và những nguyên nhân. Từ việc phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport ta có thể chỉ ra một số những bất cập sau: Thứ nhất là, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được sản xuất từ các nguyên liệu sẵn có trong nước, tuy nhiên hiện nay nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt. Tình trạng này xảy ra với hầu hết các sản phẩm đặc biệt là hàng mây tre lá, thảm và gỗ mỹ nghệ. Những ngành khác, thì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Giá nguyên vật liệu gia tăng trong khi giá bán ra không tăng khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc đảm bảo các mục tiêu lợi nhuận. Thứ hai là, sự kém đa dạng của mẫu mã sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất thường không quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu lại quan tâm làm thế nào để mau được sản phẩm giá rẻ để tăng lợi nhuận. Tóm lại, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu chưa thực sự “bắt tay nhau” để cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhà sản xuất không có thông tin về thị trường nên không thể cho ra được mẫu mã bắt mắt, có độ đồng đều dẫn đến lợi nhuận kinh doanh của nhà xuất khẩu thấp. Nhà xuất khẩu có được những thông tin về sở thích, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng nhưng cũng không chủ động chia sẻ với nhà sản xuất để cùng nhau tạo ra những mẫu hàng đa dạng phục vụ cho khách hàng. Điều này, làm cho nhà sản xuất điêu đứng không còn muốn gắn bó với nghề. Hậu quả là, nhà xuất khẩu cũng đánh mất khách hàng, nguồn sống của chính họ. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa “hai nhà” để phá vỡ nó. Thứ ba là, công tác tiếp thị còn yếu, mặc dù hàng của Việt Nam rẻ nhưng phương thức chào hàng và bạn hàng chưa nhận được sự chú ý đầy đủ. Vì vậy, hàng hoá thường bị tồn đọng, thu gom và luân chuyển hàng hoá chậm và khó khăn nếu đặt đơn hàng quá lớn. II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản hiện nay. 1. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản. Đơn vị: USD Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Hàng cói, mây tre 354235 10,4 521635 12,6 989678 17,7 Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 565124 16,5 513266 12,39 641782 11,48 Hàng gốm sứ, đất nung 524123 15,32 645805 15,6 835169 15 Hàng thêu ren, dệt may 936128 27,37 1224788 29,58 1462365 26,17 Hàng túi thêu thủ công 384860 11,25 466126 11,26 821425 14,7 Các mặt hàng khác 653189 19,16 769248 18,57 836156 14,95 Tổng kim nghạch XK 3419659 100 4140868 100 5586575 100 (Nguồn: Cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - Phòng Tài chính tổng hợp) Nhìn vào bảng cơ cấu xuất khẩu của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản ở bên trên ta thấy: Trước tiên, mặt hàng thêu ren, may mặc luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật. Năm 2005 là 27.37%, năm 2006 là 29.58%, năm 2007 là 26.17%. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này giảm so với năm 2006. Đây là do tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng khác đã tăng lên. Tiếp theo là mặt hàng túi thêu thủ công - mặt hàng trong thời gian gần đây có tốc độ tăng xuất khẩu rất nhanh và chiếm tỷ trọng cũng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Năm 2005 là 11.25%, năm 2006 là 11.26%, năm 2007 là 14.7%. Những con số thống kê ngoạn mục này cho thấy tiềm năng thực sự của một sản phẩm mới. Sản phẩm túi thêu thủ công chỉ mới bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ 21. Xong đến nay nó đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của công ty, không chỉ riêng thị trường Nhật. Mặt hàng quan trọng tiếp theo trong cơ cấu xuất khẩu của công ty là mặt hàng gốm sứ, đất nung. Đây là mặt hàng có ý nghĩa xã hội rất cao. Nó giải quyết nhiều việc làm cho các vùng quê trong thời gian nông nhàn. Ngoài ra, còn là một phần thu nhập rất quan trọng của họ. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, đá, sản phẩm gỗ đá chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất khẩu khi mới thành lập công ty. Có lúc tỷ trọng của nhóm mặt hàng này chiếm gần 70% tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty. Thời gian gần đây tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm xuống. Do một nguyên nhân đó là gặp phải sự cạnh tranh của Trung Quốc, khiến nhóm sản phẩm này đang chững lại. Sự đa dạng về mẫu mã của hàng Trung Quốc. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. 2.1. Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 – 2007. Đơn vị: USD Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tốc độ tăng(%) Giá trị Tốc độ tăng(%) Giá trị Tốc độ tăng(%) Kim nghạch xuất khẩu 3419659 29,74 4140868 28,99 5586575 34,91 (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2006, Phòng Tài chính tổng hợp) Giá trị kim nghạch xuất khẩu năm 2004: 2635684 tỷ USD. Qua bảng trên ta thấy, kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật luôn tăng trưởng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2005 tăng 27,74% so với năm 2004, năm 2006 tăng 28,99% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 34,91%. Có được thành tựu như vậy đó là sự lỗ lực rất lớn của công ty. 2.2. Những thuận lợi. Hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều ưu thế khi xuất khẩu so với các mặt hàng khác như dệt may, giày dép, điện tử… Đó là: Thứ nhất, đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng rất lớn, và nước ta có ưu thế với đầu vào là nguồn nguyên liệu trong nước rất dồi dào, chủ động, nguồn nhân công - thợ thủ công đông đảo, có tay nghề cao với kinh nghiệm truyền thống hàng trăm năm, chi phí lao động thấp, có thể nói, so với các ngành hàng khác thì hàng thủ công mỹ nghệ thuộc nhóm ít bị cạnh tranh nhất. Đặc biệt, giá trị thực thu thực tế của mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất cao, đạt 95 – 97%. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung, công ty ArtExport nói riêng khi xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản là phải tăng kim nghạch xuất khẩu. Để thu được nhiều ngoại tệ và xứng tầm với tiềm năng sẵn có của đất nước. Thứ hai, đây là lĩnh vực đầu tư còn bỏ ngỏ, chưa có sự đầu tư lớn, tập trung, mà chỉ là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Nếu có sự đầu tư mạnh mẽ, sự quan tâm đúng mực của nhà nước thì mặt hàng này sẽ phát triển rất mạnh. Ở các làng nghề, chủ yếu là các hộ gia đình đứng lên sản xuất kinh doanh, tự chủ về các vấn đề kinh doanh của mình. Nhưng do những hạn chế về nhiều mặt như thông tin thị trường, cách thức tổ chức kinh doanh, vốn, … nên kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một yêu cầu đặt ra đối với các làng nghề hiện nay đó là phải liên hiệp các cơ sở lại với nhau để tăng quy mô sản xuất và có khả năng đảm nhận được các hợp đồng kinh tế lớn. Công ty cổ phần XNK hàng thủ công mỹ nghệ ArtExport, đã thành lập được nhiều năm, là một trong những công ty đi đầu về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, ArtExport có rất nhiều lợi thế về công tác xuất khẩu của mình. Công ty nhập các sản phẩm thủ công từ các làng nghề và xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. ArtExport có nhiều lợi thế so với các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác do đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xuất khẩu, có nhiều bạn hàng, có nguồn hàng ổn định, … Thứ ba, đây là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả cao. Vốn đầu tư khá nhỏ so với các ngành đầu tư khác, lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư khá cao, số ngoại tệ thu về được hoàn toàn sử dụng trong nước. Là một công ty thương mại vốn chủ yếu của ArtExport là vốn lưu động dùng để mua bán hàng hoá, tốc độ quay vòng vốn lưu động nhanh. Đây là điều kiện giúp cho công ty có thể chu chuyển vốn nhanh và tiếp tục tái đầu tư cho những thương vụ hay hợp đồng kinh tế mới. Thứ tư, đây là lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa xã hội rất cao, vì mang lại công việc và thu nhập cho hàng vạn người, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam và thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Đây còn là lĩnh vực đầu tư được Đảng và nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển với nhiều ưu đãi. Công ty đã góp phần trực tiếp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động làm việc ở công ty, gián tiếp giúp lao động ở các làng nghề có công việc ổn định và nâng cao mức sống của mình góp phần đổi mới bộ mặt của một số vùng nông thôn. Thứ năm, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều chứa đựng sâu sắc tính nghệ thuật, nội dung văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là một yếu tố giúp mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty rất được ưa chuộng. Hiện nay, công ty ArtExport có uy tín rất cao trên thị trường quốc tế vì tính độc đáo của các sản phẩm của mình. Thông qua công tác nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và đặc biệt công ty luôn chú trọng công tác kiểm tra hàng hoá, chất lượng hàng hoá của mình nên hàng thủ công mỹ nghệ của ArtExport luôn nhận được sự đồng thuận của khách hàng và là một thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. 2.3. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật Bản cũng có những khó khăn nhất định. Một là, khả năng tiếp cận thị trường Nhật Bản của công ty còn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường, về nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Thị hiếu tiêu dùng đối với mỗi loại hàng hoá thường xuyên thay đổi và mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng vậy. Sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, màu sắc là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Đây là một vấn đề mà không chỉ ArtExport mà tất cả các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều gặp khó khăn và đang tìm cách khắc phục. Các công ty của Việt Nam luôn gặp phải sự cạnh tranh của Trung Quốc. Vì họ luôn thay đổi mẫu mã hàng hoá cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Đó là vì họ làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Hai là, sự nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất... dẫn đến việc bỏ lỡ những đơn đặt hàng lớn; chất lượng hàng hóa không ổn định. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của công ty. Do phải nhập từ các làng nghề nên nhiều khi không thể kịp được các hợp đồng lớn. Các cơ sở sản xuất ở các làng nghề kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Chất lượng, tiến độ sản xuất nhiều khi không thể đồng đều. Do vậy công ty luôn gặp phải một số khó khăn về thời gian thực hiện hợp đồng. Khâu đào tạo nguồn nhân lực, quản lý lao động còn gặp nhiều hạn chế. Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp không lo mất bạn hàng bằng việc mất lao động quen nghề, lành nghề. Bởi lẽ, lao động thủ công hiện nay đa số không có trình độ, khó đào tạo bài bản. Lao động có tay nghề sau một thời gian làm việc, tích lũy được kinh nghiệm lại tìm được chỗ làm mới có thu nhập cao hơn dù rằng cao hơn rất ít. Ba là, nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. Tuy rằng, nguồn nguyên liệu để sản xuất thủ công mỹ nghệ chủ yếu là nguồn nguyên liệu trong nước. Xong nguồn nguên liệu này ngày càng cạn kiệt. Do đó, bên cạnh việc khai thác nguồn nguyên liệu này cần tái tạo để có thể sử dụng lâu dài. Bốn là, tác động của giá cả trên thị trường thế giới. Giá dầu trên thế giới tăng cao đã kéo theo các mặt hàng phụ kiện như keo, phụ gia, hóa chất tăng, tre, mây tăng, lương trả cho người lao động tăng... đẩy giá thành sản phẩm tăng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Nếu nhận hàng thì dễ thua lỗ, nếu không nhận hàng sẽ không giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động thủ công. Đây là yếu tố nằm ngoài quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp chỉ biết cách chấp nhận, và tuân theo quy luật của thị trường. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. I. Phương hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của công ty. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại WTO, công ty cổ phần XNK hàng thủ công mỹ nghệ ArtExport đứng trước những thuận lợi cũng như thách thức mới. Mục tiêu đặt ra trong năm 2008 là tăng kim nghạch xuất khẩu từ 10 – 20%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng này công ty đã định ra phương hướng phát triển của mình từ năm 2008 đến 2010. Thứ nhất, bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống tiềm năng, tiếp tục đẩy mạnh xâm nhập các thị trường mới. Hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đã có mặt trên 137 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như Mỹ, các nước trong liên minh EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khu vực đông nam á, Nga,… Thứ hai, Xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của công ty ngày càng lớn mạnh. Thực chất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không thua kém gì các sản phẩm mỹ nghệ của Trung Quốc và các quốc gia khác. Tuy nhiên, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết đến nhiều. Là một công ty phát triển đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, ArtExport phải đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu của mình để sản phẩm thủ công của công ty được biết đến rộng rãi và nâng cao uy tín của mình trong con mắt của khách hàng. Thứ ba, nâng cao khả năng cạnh tranh. Để làm được điều này, trước hết phải có một thương hiệu mạnh. Ngoài ra, một trong những lí do khiến hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung kém khả năng cạnh tranh đó là mẫu mã, kiểu dáng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là na ná nhau, ít có sự thay đổi. Trong khi đó, thị hiếu khách hàng thì luôn luôn thay đổi. Theo thống kê, 90% mẫu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là của khách hàng sáng tạo ra. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh là phải thường xuyên thay đổi mẫu mã của sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.Ngoài ra, bên cạnh việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm, công ty phải nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có thêm những tiện ích mới để thu hút khách hàng. Người Nhật rất thích những sản phẩm như vậy. Phương châm kinh doanh hiện đại: “ Không phải bán những gì chúng ta có, mà bán những thứ khách hàng cần ” rất đúng. Chỉ có làm đúng theo phương châm này thì các công ty mới có thẻ phát triển bền vững được. II. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản. Đối với thị trường Nhật Bản, đây là một thị trường hết sức tiềm năng, thị trường truyền thống và là thị trường có những nét tương đồng với nền văn hoá của Việt Nam. Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của công ty, chiếm từ 10 – 29% tổng kim nghạch xuất khẩu. Do đó công ty đã xây dựng một chiến lược để duy trì và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Thứ nhất, đối với mặt hàng thêu ren, may mặc. Đây là mặt hàng có từ ngay khi thành lập doanh nghiệp và thị trường nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này là các nước đông âu. Trong đó, Liên Xô Cũ chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 90 %. Tuy nhiên, đầu thập niên 90, Liên Xô tan rã mặt hàng này mất đi thị trường chủ lực. Trong những năm đầu thế kỷ 21, đối với các sản phẩm thêu ren các loại gối, ga trải giường, trải bàn, … rất được khách hàng Nhật Bản rất ưa thích. Bởi tính độc đáo của nó. Bên cạnh đó, sản phẩm thêu ren còn mang đậm bản sắc dân tộc và một yếu tố nữa, đó là rất phù hợp với cách bố trí nhà của người Nhật Bản. Những chiếc gối ngủ hay khăn, ga trải bàn, trải giường làm cho căn phòng của họ trở nên ấm cúng và sang trọng. Công ty không những đã làm rất tốt công tác nghiên cứu thị trường về mặt hàng này, mà còn tạo ra được rất nhiều sản phẩm thêu ren mới để gợi mở nhu cầu của người Nhật. Tuy vậy, mặt hàng thêu ren cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là, thiếu những thợ thêu lành nghề do tính chất nghệ thuật của mặt hàng này đòi hỏi phải có những kĩ năng nhất định. Đặc biệt, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phải nhập khẩu 100 %, khiến giá thành cao, lợi thực thu thấp, không giống các mặt hàng khác. Chiến lược của công ty là thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xuất khẩu mặt hàng thêu ren, may mặc cho phù hợp với tiềm năng của thị trường Nhật. Thứ hai, đối nhóm với mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, đá, sản phẩm gỗ, đá. Nhóm mặt hàng này có tốc độ phát triển hàng năm rất ổn định, từ 11 – 23%/ năm. Nên phương hướng đặt ra cho xuất khẩu mặt hàng này là tiếp tục phát huy những thành tựu công ty đã đạt được. Thứ ba, đối với mặt hàng cói, mây tre. Những tháng đầu của năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đã tăng khá mạnh. Đức là thị trường rất tiềm năng của mặt hàng này, với tốc độ tăng trưởng trong tháng đạt 107,5%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2007 kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 20,2 triệu USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2006. Ước tính trong 2 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt 34 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2006. Đáng chú ý trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam tới hầu hết các thị trường lớn đều tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Đức là thị trường chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 3,9 triệu USD, tăng 107,5% so với cùng kỳ năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Đức là ghế mây, chậu đan bằng lục bình, thảm, chiếu, khay lục bình, ghế tre, rổ mây, giỏ mây, mành trúc…. Tiếp đến là thị trường Mỹ đạt 2,5 triệu USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm 2006. Các mặt hàng chủ yếu là sơn mài, bình làm bằng tre, ghế mây, mành trúc, bát, đĩa bằng tre, chiếu cói, giỏ mây. Đối với thị trường Nhật Bản, nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong tháng 1/2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,9 triệu USD, tăng 80,3% so với cùng kỳ năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng 1 vào thị trường Nhật Bản là giỏ tre, khay tre, rổ mây, hộp đan bằng tre, giỏ cói, đệm cói, rổ tre… Thứ tư, đối với mặt hàng gốm sứ, đất nung. Các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu hiện nay chủ yếu là các sản phẩm được sử dụng trong mùa xuân và mùa hè, do đó thời điểm mà các đối tác nước ngoài nhập khẩu mạnh nhất là từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm 2006. Hiện nay hầu hết các thị trường đều đang hút hàng, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng ngoài trời như chậu trồng hoa, đôn và các sản phẩm trang trí hồ cá… Vì vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng thời điểm này để khẩn trương đẩy mạnh xuất khẩu. Một số thị trường trọng điểm mà hiện nay sản phẩm gốm sứ đang rất được ưa chuộng, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thể nghiên cứu để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới như: - Thị trường Đức: chậu trồng hoa các loại bằng gốm sứ và đất nung, lọ, bình hoa bằng gốm sứ, đồ gia dụng, một số đồ trang trí như: trái tim, ốc, mèo, đèn… bằng đất nung…. - Thị trường Mỹ: chậu trồng hoa ngoài trời; chậu gốm cuốn mây tre lá, bình gốm và bình gốm cuốn tre, tượng trang trí các loại bằng gốm, một số đồ gia dụng… - Thị trường Anh: chậu, bình hoa bằng gốm sứ, tượng các con thú bằng gốm… - Thị trường Pháp: đồ chơi bằng sứ, tượng các con vật bằng gốm sứ như voi gốm, gà bằng gốm… chậu, bình, tách trà, bát… bằng gốm sứ và gốm sơn mài… - Thị trường Hà Lan: chậu trồng hoa, bình hoa bằng gốm sứ các loại. Các thị trường xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ chủ yếu: Thị trường Tháng 11/2007 11 tháng 2007 11 tháng 2006 So sánh 11 tháng 2007 với 11 tháng 2006 USD USD USD USD % Đức 3144763 23001468 20211869 2789599 13,80 Mỹ 2107005 19419064 16560671 2858394 17,26 Pháp 1279262 18065214 13321270 4743943 35,61 Anh 1479273 14376699 11751938 2624761 22,33 Ôxtrâylia 922002 9897809 8452241 1445568 17,10 Hà Lan 983747 9581515 8193444 1388071 16,94 Nhật Bản 309069 7603299 6816154 787146 11,55 Hàn Quốc 368340 5841111 4659082 1182030 25,37 Đài Loan 422849 5660232 1556594 4103638 263,63 Tây Ban Nha 694072 5168722 3090185 2078537 67,26 Thuỵ Điển 468832 4416795 3116141 1300654 41,74 Đan Mạch 338305 3721825 4185818 -463993 -11,08 Canada 73134 3207987 3112318 95669 3,07 Bỉ 188948 3058902 2909384 149518 5,14 Thuỵ Sỹ 449414 2725716 1507024 1218692 80,87 Italia 280913 2529141 2570801 -41660 -1,62 New Zealand 46594 1288009 1675929 -387919 -23,15 Áo 73710 1154171 758261 395910 52,21 Phần Lan 86189 746295 1140801 -394506 -34,58 Ai Len 32401 711503 780930 -69427 -8,89 Nga 29719 675019 427567 247452 57,87 NamPhi 29397 625362 410067 215295 52,50 Ba Lan 108109 526467 374873 151594 40,44 Hy Lạp 0 512241 313382 198859 63,46 Thái Lan 6442 508126 115390 392736 340,35 Hồng Kông 23389 259242 513049 -253807 -49,47 Thứ năm, đối với mặt hàng túi thêu thủ công mỹ nghệ. Ban đầu mặt hàng này phát triển rất mạnh, chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Do tính chất độc đáo và mới mẻ của nó. Tuy nhiên trong thời gian gần xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản giảm sút nhanh chóng. Nhu cầu của người Nhật về mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng, yêu cầu các mặt hàng phải thay đổi nhanh sao cho phù hợp với các mùa trong năm. Vòng đời của sản phẩm thủ công rất ngắn, đòi hỏi các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đó. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất khẩu mặt hàng này giảm sút mạnh. Đối với một sản phẩm thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: thứ nhất, sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm; và thứ ba, sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thế nào. Trong đó, yếu tố thứ 3 là quan trọng nhất, được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng. Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Do đó, nếu thực sự không có sự cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm mà các sản phẩm tương tự nhau thì việc mất khách hang, mất thị trường tiềm năng - Nhật Bản vào tay các đối thủ cạnh tranh khác là truyện không thể tránh khỏi. Từ đó, phương hướng đặt ra cho xuất khẩu mặt hàng này là nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm túi thêu thủ công để chiếm lĩnh lại thị trường Nhật Bản, không ngừng nâng cao uy tín của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường thế giới. III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. 1. Các giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng qui hoạch, kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch phát triển nhóm hàng thủ công mỹ nghệ theo địa phương, từng tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng, với hội làng nghề, doanh nghiệp cùng xây dựng kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ, cả ngắn hạn và dài hạn. Trong kế hoạch phát triển chung, đối với loại mặt hàng chủ lực (đồ gỗ mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ, mây tre đan…) hay đối với những làng nghề có quy mô sản xuất lớn, thì địa phương (tỉnh, huyện) cần cụ thể hoá nhiệm vụ kế hoạch thành chương trình hành động hàng năm. Nội dung chương trình được xác định toàn diện, đặc biệt đối với chương trình phát triển làng nghề (hay đối với ngành hàng); các mục tiêu về sản xuất, về thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, các giải pháp đầu tư phát triển, xây dựng cơ cấu sản xuất chung hợp lý trong làng nghề, phát huy lợi thế vùng, các nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp…Tại những địa phương trọng điểm sản xuất khối lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ, như Hà Tây, Bắc Ninh, Bình Dương, Nam Định… cũng cần xây dựng kế hoạch chương trình sản xuất tổng hợp và chương trình sản xuất cho mặt hàng chủ lực của địa phương. Thứ hai, triển khai thực hiện chương trình sản xuất theo ngành hàng, nhất là theo ngành nghề là khâu quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của làng nghề. Lực lượng trực tiếp sản xuất kinh doanh của làng nghề là các công ty, hợp tác xã, tổ hợp và hộ sản xuất cá thể. Tuỳ theo tính chất ngành nghề và quy mô làng nghề mà hình thành và phương pháp tổ chức sản xuất của làng nghề có sự khác nhau nhất định. Nói chung, phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp, làng nghề là: xác định phương án sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, kế thừa kỹ thuật truyền thống tinh xảo, kết hợp với việc cải tiến đổi mới phương thức tạo ra sản phẩm có giá trị văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật và tính thương mại cao. Trong làng nghề, nhất là làng nghề quy mô lớn, sản xuất tập trung (như làng đồ gỗ Đồng Kỵ, làng gốm sứ Bát Tràng…) việc hình thành hợp lý cơ cấu sản xuất chung, tổ chức các quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp có chức năng hoạt động khác nhau trong cùng làng nghề, đồng thời mở rộng các quan hệ liên kết với các tổ chức kinh tế được coi là biện pháp quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất làng nghề phát triển. Thứ ba, vấn đề cấp bách khác đang đặt ra cho việc mở rộng sản xuất, đổi mới tổ chức sản xuất trong nhiều làng nghề, bảo đảm yêu cầu tập trung hoá sản xuất trong mỗi làng nghề là xây dựng kết cấu hạ tầng cụm sản xuất của làng nghề, tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất thành lập mới và mở rộng diện tích nơi làm việc, kết hợp sử dụng hợp lý diện tích sản xuất trong các hộ gia đình, chú trọng vừa tạo mặt bằng cần thiết, vừa xây dựng hệ thống xử lý chất thải, kiên quyết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang tồn tại trong nhiều làng nghề. Thứ tư, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và sản xuất của cộng đồng làng nghề như mở lớp đào tạo nghề, truyền nghề, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng quy chế đãi ngộ thoả đáng đối với các chuyên gia, nghệ nhân…Kinh nghiệm cần phát huy vai trò của hiệp hội làng nghề, cộng đồng các doanh nghiệp và hợp tác xã thủ công nghiệp trong làng nghề, mở rộng sự liên kết, hợp tác với các tổ chức tư vấn và dịch vụ công… Thứ năm, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất phải không ngừng mở rộng thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trước hết, từng doanh nghệp tiếp tục đổi mới các hình thức tiếp thị, tăng cường hoạt động (đa dạng hoá sản phẩm, xác lập chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ ở các địa phương, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh đặc trưng của làng nghề thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế về hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng các trang thông tin điện tử và từng bước mở rộng hình thức thương mại điện tử. Chú trọng duy trì và mở rộng hơn nữa các thị trường truyền thống nhất là các thị trường trọng điểm có nhiều khả năng nhập hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với khối lượng lớn như thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, đồng thời tìm kiếm thị trường mới như Trung Đông, Mỹ Latinh… Trong công tác xúc tiến thương mại, trước hết cần có cơ quan chuyên trách, nghiên cứu thị trường và dự báo khối lượng cung cầu, gía cả, mẫu mốt, thị hiếu của khách hàng từng nước đối với từng loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, trao đổi thông tin và kịp thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trường. Thứ sáu, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp thương mại (công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài) hoặc chủ động xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng với nước ngoài, theo phương thức xuất khẩu tại chỗ, liên kết với các tổ chức dịch vụ du lịch…. Thứ bảy, để phát triển thị trường xuất khẩu yếu tố quyết định nhất là hàng thủ công mỹ nghệ phải luôn giữ được uy tín, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả, bảo đảm đúng hợp đồng giao hàng…. Thứ tám, nhà nước có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng theo pháp luật. Xây dựng các quan hệ hài hoà, công bằng giữa các chủ thể trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp, nhất là cộng đồng những người lao động các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với môi trường xuất khẩu. 2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản. 2.1. Giải pháp về thị trường đầu ra. Xây dựng kế hoạch marketing bài bản chuyên nghiệp nhằm xác định, phân loại, phục vụ nhu cầu của khách hàng trọng điểm một cách tốt nhất. Xây dựng chính sách thống nhất cho hoạt động bán hàng, quy định chế độ ưu đãi về giá cả, dịch vụ và thanh toán đối với các bạn hàng có uy tín, gắn bó với Công ty. Xác định những mặt hàng chủ lực, đề ra cơ chế đầu tư thích hợp, đảm bảo lưu chuyển bình thường và có dự trữ tồn kho hợp lý. Tham gia các triển lãm thương mại trọng điểm tại các thị trường mục tiêu, kết nối với tham tán thương mại Việt Nam tại các nước này. Mở rộng quan hệ với các đối tác tại nhiều thị trường trong hoạt động kinh doanh XNK, lựa chọn đối tác tin cậy và có tiềm năng lớn để thiết lập mối quan hệ nhằm mở ra được những phương thức làm ăn mới, tiết kiệm chi phí, đáp ứng được nhu cầu về giá cả, chất lượng, thời gian. 2.2. Giải pháp về thị trường đầu vào. Giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, có kế hoạch đầu tư vào khâu sản xuất để chủ động nguồn hàng, tăng hiệu quả hoạt động. Có thể liên minh với các nhà sản xuất độc quyền để phát triển các vùng nguyên liệu trồng các loại cây lấy gỗ, cói, mây tre, lục bình...để chủ động cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là môt kế hoạch mang tính dài hạn. Đề ra các chương trình khuyến khích các cơ sở sản xuất đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm; cải thiện chất lượng, độ đồng đều, độ an toàn với môi trường của sản phẩm. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chí của Artexport mới được đóng dấu lôgô của Công ty. Như vậy, Công ty sẽ chọn lọc được những đối tác chiến lược, hợp tác với họ trong việc đưa ra mẫu mã thích hợp và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Sử dụng nguồn lợi nhuận từ bất động sản, nhập khẩu để nhập khẩu các công nghệ sản xuất thúc đẩy việc hoàn thiện sản phẩm thủ công mỹ nghệ với thời gian sản xuất ngắn hơn. Công ty có thể bán trả góp công nghệ cho nhà sản xuất trong nước hoặc chọn lựa nhà sản xuất để sản xuất cho mình với sản phẩm mang thương hiệu Artexport. Đối với nhóm hàng mây tre, lá, cói (chiếm tỉ trọng 30% nhóm hàng thủ công mỹ nghệ) có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, mục tiêu năm 2010 đạt khoảng 450 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2005 (180 triệu USD). Hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Vì vậy vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô… Để làm được việc đó cần: Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất. Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng Thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu. Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ. vấn đề thuế giá trị gia tăng: Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế suất 0%). Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực. Thuế giá trị gia tăng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay ở mức thuế suất từ 5 đến 10%. Đề nghị giảm mức thuế xuống 0% để khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công này. Lý do hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra 90% để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là nông dân nghèo, việc đánh thuế hàng thủ công mỹ nghệ là đánh thuế vào người nghèo không khuyến khích sản xuất, đi ngược lại Chủ trương Nhà nước hiện nay đang xem xét giảm bớt các loại thuế và chi phí cho người dân. Thuế suất 0% có thể giảm đi một ít nguồn thu ngân sách, nhưng được cái lớn hơn là giảm được hộ nghèo vùng sâu vùng xa, nơi mà Nhà nước hàng năm phải chi từ ngân sách cho các dự án xoá đói giảm nghèo… 2.3. Các giải pháp về vốn và tài chính. Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khai thác tối đa đòn bẩy nợ, trên cơ cơ sở duy trì hệ số an toàn về tài chính. Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý (vốn sản xuất và vốn kinh doanh), tranh thủ các nguồn vốn ứng trước của khách hàng. Tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nọ và bán trả chậm. Giữ vững mối quan hệ, đảm bảo uy tín đối với Ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán nợ. Huy động vốn từ các cổ đông ngoài xã hội, tham gia thị trường chứng khoán khi thị trường thuận lợi. 2.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực. - Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình có trình độ để từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước. Áp dụng chế độ thi tuyển cán bộ thích ứng với từng khâu công việc trong Công ty. Có chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích lao động có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và kinh doanh giỏi. Chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng sao cho đây thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút chất xám về Công ty. Có thể xem xét thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài tại những nhóm thị trường trọng điểm hoặc liên kết với họ trên cơ sở phân chia lợi nhuận bán hàng. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn vì họ có khả năng thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với thị trường của họ, chúng ta sẽ không phải mày mò để đưa ra mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm sẽ mang những nét đặc trưng văn hoá của Việt Nam và thị trường trọng điểm. Nếu nhắm vào ngách thị trường cao cấp chi phí thiết kế sẽ cao hơn nhưng chúng ta cũng sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn rất nhiều. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng một thương hiệu cho Artexport và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. KẾT LUẬN Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì viêc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và xuất khẩu nỏi riêng là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức rất lớn với công ty Artexport. Điều kiện kinh doanh trên thế giới và ngay cả trong nước hiện nay đang có những biến động sâu rộng đòi hỏi Công ty phải chủ động thích ứng, có những quyết định đúng đắn để theo kịp những thay đổi ấy, hướng hoạt động của Công ty theo đúng chiến lược, kế hoạch đã xây dựng, vừa đảm bảo lợi ích Công ty vừa xây dựng và đóng góp vào quá trình phát triển đất nước. Tuy hạn hẹp về nguồn tài liệu và thời gian nhưng với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên Artexport, các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại thương cộng với kinh nghiệm cá nhân, bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp này đã cố gắng tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, liên hệ với thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn GS.TS Trần Chí Thành đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này! TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong năm 2005, 2006, 2007. Giáo trình Thương Mại Quốc Tế, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002. Giáo trình Marketing căn bản, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002. Michael Porter, Competitive Strategy, The Free Press, 1998. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại các số từ 2005 đến nay. 6. Các trang web về kinh tế và thương mại: - www.vneconomy.vn - www.vietnamnet.vn - www.vnexpress.net - www.vietrade.org M ỤC L ỤC Lời nói đầu…………………………………………………………………..1 Chương I: Cơ sở lý luận và những vấn đề chung về xuất khẩu……………..3 I. Khái quát chung về xuất khẩu……………………………………………..3 1. Khái niệm về xuất khẩu……………………………………………...……3 2. Các hình thức xuất khẩu……………………………………………..……3 2.1. Xuất khẩu trực tiếp………………………………………………...……3 2.2. Xuất khẩu qua trung gian……………………………………………….4 3. Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport…………………….……4 II. Những nội dung chính của xuất khẩu……………………………….……5 1. Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường ……………………………..……5 2. Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm…………………………………..……6 3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu………………………………………….7 4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm…………………………..…8 5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho xuất khẩu…………….……9 6. Lựa chọn đối tác để xuất khẩu……………………………………..……10 7. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm……………….……10 8. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu…………………………………10 III. Khái quát chung về thị trường Nhật Bản và quan hệ thương mại giữa Việt Nam –Nhật Bản……………………………………………….………11 1. Vài nét về Nhật Bản……………………………………………..………11 1.1. Đặc điểm chung của thị trường Nhật Bản……………………..………12 1.2. Chính sách thương mại Nhật Bản………………………………..……13 1.2.1. Chính sách ngoại thương……………………………………………13 1.2.2. Những quy định của Nhật Bản về xuất xứ hàng hóa………….……13 2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản………...……14 Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản…………………………………….…18 I. Đặc điểm xuất khẩu của công ty ArtExport sang các thị trường trên thế giới……………………………………………………………………….…18 1. Những thị trường xuất khẩu của công ty……………………………...…18 1.1. Thị trường châu á…………………………………………………...…20 1.2. Thị trường tây âu………………………………………………………21 1.3. Thị trường Châu Mỹ………………………………………………...…22 1.4. Các thị trường khác……………………………………………………22 2. Cơ cấu và vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong chiến lược phát triển của ARTEXPORT………………………………………………………….23 2.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc…………………………………………..24 2.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá………………25 2.3. Hàng cói, mây tre……………………………………………………...26 2.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung……………………………………………27 2.5. Mặt hàng túi thêu thủ công…………………………………………….28 2.6. Các mặt hàng khác…………………………………………………….28 3. Một số yếu kém về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ và những nguyên nhân………………………………………………………………………...29 II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản hiện nay……………………………..30 1. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản……………………………………………………………30 2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản………………………………………………………...32 2.1. Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007……………………………………………32 2.2. Những thuận lợi………………………………………………………..32 2.3. Những khó khăn……………………………………………………….34 Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản………37 I. Phương hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của công ty…………………………………………………………………37 II. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản…………………………………………………………………………38 III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản……………………………………………………………………44 1. Các giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản……………………………………………………………44 2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản……………………………………….47 2.1. Giải pháp về thị trường đầu ra…………………………………………47 2.2. Giải pháp về thị trường đầu vào………………………………………48 2.3. Các giải pháp về vốn và tài chính……………………………………..50 2.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực……………………………………...50 Kết luận…………………………………………………………………….52 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản.DOC
Luận văn liên quan