Đề tài Phương pháp học kinh thánh

LỜI NÓI ĐẦU Người ta có thể đặt câu hỏi “Quyển Kinh Thánh của bạn đang bị đóng bụi đến mức nào?” với nhiều người vốn không cảm thấy xấu hổ vì mình có một quyển Kinh Thánh riêng, nhưng vì nó là một quyển sách mà mình mù tịt - ngoài tên một vài nhân vật, vài chương, vài câu rải rác hiếm hoi mà mình được nghe người khác đề cập. Trong quyển sách ông viết, Giáo sư Robert A.Traina đã tạo cảm hứng cho độc giả phủi bụi, mở Kinh Điển ra để từng trải cuộc phiêu lưu đầy niềm vui mình tìm được trong việc nghiên cứu nhiều loại văn chương hết sức đa dạng trong Cựu và Tân ước bằng cách bám sát một kế hoạch nghiên cứu nhất định nào đó. Sự kích thích trí thức, phần cảm hứng thuộc linh và sức thúc giục muốn chia xẻ từng trải với người khác mà người nghiên cứu Kinh Thánh được hưởng khi theo sát những lời chỉ giáo sau đây trong quyển sách này sẽ báo đáp xứng đáng cho những giờ nỗ lực nghiên cứu. Tác giả không đề nghị một phương pháp dễ dãi như “Hãy nếm thử món nước xốt trái táo này xem sao” nhưng là một phương pháp kích thích được người ta rất nhiều, là “hãy trồng cây” để tự mình khám phá ra nhiều kho báu quan trọng và giấu kín của một nền văn chương trải qua nhiều thế kỷ như được tìm thấy trong Kinh Thánh. Tác giả có đầy đủ tư cách của một học giả hàng đầu về phương pháp, vì bản thân ông vốn là một sinh viên ưu tú tại Chủng viện Thánh kinh New York. Ông cũng là một giáo sư từng tạo được cảm hứng cho các sinh viên của mình trong việc dạy bảo người khác. Trong số đó, nhiều vị cả nam lẫn nữ hiện đang được nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia và cả tại Hoa Kỳ đòi hỏi, và nhiều sinh viên khác nữa đang muốn được hướng dẫn vào việc tiếp cận Kinh Thánh một cách đầy phấn khởi và thỏa đáng. Độc giả cần ghi khắc luôn vào tâm trí phần nguyên tắc căn bản của chủ đích mà quyển sách này nhằm vào, tức là phương pháp nghiên cứu vốn không phải là cứu cánh của chính nó, mà chỉ là một phương tiện nhằm vào một cứu cánh. Thật vậy, cần phải nhớ rằng bản thân bộ Kinh điển cũng chỉ là “một tấm bảng chỉ đường đến ngôi nhà tạm trú”, dẫn người ta đến chỗ có được mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa Cứu Thế hằng sống, Đấng vốn là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu tiên và Cuối cùng. Giáo sư William Lyon Phelps có lần đưa tờ Nữu ước Thời báo ấn hành vào lúc sáng sớm và bảo với đám cử tọa của mình “Kinh Thánh còn cập nhật hóa hơn cả tờ nhật báo này nữa”. Nếu bạn chịu khó theo đuổi những điều gợi ý trong quyển sách này, bạn sẽ có thể dễ dàng chứng minh được cho một lời phát biểu như thế. Caroline L.Palmer New York, New York tháng Năm, 1952 LỜI TRI ÂN CỦA TÁC GIẢ Tác giả xin tri ân sâu sắc rất nhiều người về nhiều sáng kiến trong quyển sách này. Một trong số những nhân vật chủ yếu đó là Tiến sĩ Caroline L.Palmer, vị giáo sư và là người chịu trách nhiệm về phần lớn những gì tác giả được biết và đã vui lòng viết Lời Nói Đầu cho quyển sách này. Nếu phần vay mượn của từng cá nhân đều có thể được trả lại thật phải lẽ và đúng lúc thì thật là lý tưởng, nhưng vì nhiều lý do hết sức rõ ràng, điều đó đã không thể nào thực hiện được. Tuy nhiên, tác giả hi vọng rằng quyển sách nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của những người có các sáng kiến đã đươc mình sử dụng, do đó cũng biện minh được cho cách mình đã tự do sử dụng các phát kiến ấy. NỘI DUNG Dẫn Nhập Chương 1: QUAN SÁT Chương 2: GIẢI NGHĨA Chương 3: ỨNG DỤNG Tóm tắt Phụ lục Sách Tham khảo

pdf120 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp học kinh thánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó ông chỉ rõ nó chú trọng vào “các điển tối quan trọng mà các điều kiện tăng trưởng phải được duy trì và vun đắp” (1). Một khi đã sử dụng điều đó làm cơ sở nghiên cứu cho phần thảo luận trên đây, ta có thể nhìn lại nó bằng bảy từ ngữ đơn giản sau đây: nhìn thấy, tra cứu, trả lời, tóm tắt, đánh giá, ứng dụng và kết hợp. Điểm tối quan trọng đầu tiên của công tác nghiên cứu đúng phương pháp là phải học tập để biết nhìn thấy. Vì quan sát là chiếc vòng nối liền, chủ thể với đối tượng. Nhờ nó mà tâm trí biết được các thành phần cấu tạo nên một khúc sách, và như thế là quy nạp pháp đã được bắt đầu rồi. Con số của các thành phần chủ yếu cấu tạo nên một khúc sách là bốn: các từ, cách cấu trúc, các thể loại văn chương tổng quát, và bầu không khí. Vậy bốn thành phần ấy phải được đặt làm đối tượng cho con mắt nhìn thấy. Điều này đặc biệt nghiệm đúng cho cách cấu trúc vốn hết sức quan trọng trong việc truyền thông bằng văn chương, thế nhưng lại chỉ được người nào chịu truy tầm thật tỉ mỉ mới quan sát thấy nó mà thôi (2) Nhưng nếu chỉ biết như thế mà thôi thì vẫn chưa đủ. Chủ đích của sự hiểu biết, ý thức, là cung cấp cho tâm trí phần chất liệu để làm việc. Mà công việc này bắt đầu khi tâm trí thắc mắc để tra vấn phần ý nghĩa của những gì đã được nhận biết. Do đó, đây là điểm quan trọng thứ hai mà sự tăng trưởng rất cần để được duy trì và vun đắp. Vì nếu người ta không phát triển được tánh hiếu kỳ và thắc mắc tra hỏi để tìm hiểu, thì các kết quả của công tác khảo (quan) sát sẽ như một trái cây đã được hái xuống mà không được ăn. Tuy nhiên, đến lượt nó, việc tra vấn chỉ hữu ích khi nào ta cố gắng giải đáp chúng, và nếu ta đã trả lời thật đúng. Điều này chỉ có thể thực hiện nhờ biết phát triển thái độ tái sáng tạo, khiến ta tự đặt mình vào địa vị của các trước giả Kinh Thánh hầu cảm nhận được những gì các vị đã từng suy nghĩ. Và cho dù người ta có sử dụng các thói quen và trợ cụ nào để giải kinh đi chăng nữa, người ta đều phải lợi dụng chúng cách nào để chúng làm nảy sinh và đẩy mạnh việc tái sáng tạo. Sau khi đã có được những lời giải đáp nhờ biết tái sáng tạo đó rồi, thì công tác của ta sẽ là đúc kết và tóm tắt chúng để khám phá ra bức thông điệp đầu tiên của một trước giả. Bước này là chủ yếu, bởi vì chính bản tính của một khúc sách vốn gồm có một số các yếu tố đan dệt chặt chẽ vào nhau mà một tác giả phải lệ thuộc vào để truyền thông các ý niệm của mình. Như thế, một khi ta đã phát giác được bức thông điệp của ông ta rồi, ta phải kết hợp những cách lý giải của mình với các yếu tố khác đã được dùng trong khúc sách ấy. Bước quan trọng tiếp theo đó là sự cần thiết phải đánh giá bức thông điệp của một khúc sách. Vì ta phải khám phá cho được giá trị và tính cách hợp thời thật chính xác của nó, trước khi biết được cách lợi dụng nó cho mình. Điều này sở dĩ cần thiết vì các thành phần khác nhau trong Kinh điển vốn đã được viết ra và gởi đến cho nhiều hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau trải dài suốt nhiều thế kỷ. Do đó, phải có một nỗ lực nhằm xác định xem có các chân lý nào chỉ có tính cách địa phương, và những chân lý nào là có giá trị phổ quát trên cơ sở là Chúa Cứu Thế phổ quát. Một khi đã khám phá ra chân lý phổ quát rồi, ta phải tìm xem chân lý ấy phù hợp cho hoàn cảnh, tình hình nào. Và ta phải ứng dụng chân lý ấy cho một hoàn cảnh, tình hình giống như thế, không những chỉ trên lý thuyết mà bằng cả việc thật sự thực hành nữa. Sau khi đã nghiên cứu nhiều khúc sách như thế rồi, ta đã sẵn sàng để bắt đầu một nhiệm vụ vốn phải liên tục xảy ra trong suốt đời sống mình. Nhiệm vụ đó là kết hợp các khúc Kinh Thánh mình đã nghiên cứu lại với nhau và với các dữ kiện của từng trải bên ngoài Kinh Thánh nữa. Như thế, ta sẽ phát triển được một nền thần học theo Kinh Thánh và cuối cùng, là một quan điểm được liên kết chặt chẽ vào nhau của Kinh Thánh về cuộc đời. Đây chính là tuyệt đỉnh đích thực của quy nạp pháp. Thế thì, phần trên đây là các bước trọng yếu của công tác nghiên cứu Kinh Thánh có phương pháp cần phải được duy trì và vun đắp. Và trên đời này chỉ có một người duy nhất có thể duy trì và vun đắp được cho chúng. Người đó là chính bạn, việc quyết định chẳng hay bạn sẽ tự đào luyện mình theo một phương pháp như vậy để Thánh Linh của Thượng Đế có thể đại dụng bạn trong việc lý giải Kinh điển hay không, đang nằm trong tay bạn. Quyển sách này chỉ gỡi ý cho bạn mà thôi. Nó hàm chứa một số các bảng chỉ dẫn vạch ra phần methodos hầu có thể tiến đến việc có thể nghiên cứu Kinh Thánh có kết quả. Bây giờ thì tất cả đều tùy thuộc vào người lữ khách! CHÚ THÍCH 1. Ante, p.5 2. Ante, p.37 PHỤ LỤC Phụ lục A - Biểu đồ 1. Các loại biểu đồ 2. Các lý do hàng đầu cho việc vẽ biểu đồ 3. Các nguyên tắc ẩn tàng và gợi ý cụ thể cho việc vẽ biểu đồ 4. Các nội dung khác của biểu đồ 5. Các thí dụ về Biểu đồ a. Thi Tv 23:1-6 b. GiGa 5:1-47 c. Gia Gc 2:1-26 d. Giô-suê e. ISa-mu-ên Phuc lục B - Nghiên cứu từ ngữ “Thánh” (Kadash) 1. Ngữ nguyên 2. Cách thông dụng 3. Tóm tắt một phần các phát kiến Phụ lục C - Bố cục hợp lý 1. Mô tả các bố cục hợp lý 2. Công dụng của các bố cục hợp lý 3. Các gợi ý để lập những bố cục hợp lý 4. Các thí dụ về các bố cục hợp lý a. Thí dụ về một bố cục chi tiết (RoRm 1:18-32) b. Thí dụ về một bố cục tóm tắt (2:1-3:8) Phụ lục D - Sử dụng sách Chỉ nam này trong việc giảng dạy cách nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp Chú thích. PHỤ LỤC A : BIỂU ĐỒ 1. Các loại biểu đồ Có thể chia các biểu đồ thành hai loại, các biểu đồ theo chiều ngang và các biểu đồ theo chiều dọc. Trong cả hai loại này đều có những trường hợp biến dạng, nhưng chúng tiêu biểu cho hai loại biểu đồ chính. Loại thứ nhất rất hữu ích đối với các khúc sách mà phần viễn cảnh là quan trọng như các đơn vị có tài liệu nhiều hơn; loại thứ hai thường hữu dụng trong việc nghiên cứu các đơn vị ngắn hơn, như những đoạn ngắn (segments) Có thể vẽ một biểu đồ theo chiều ngang như sau đây (Xem hình 1, tr.235) Một biểu đồ theo chiều dọc có thể được vẽ như sau đây: (xem hình 2, tr.235) 2. Các lý do hàng đầu cho việc vẽ biểu đồ a. Chúng tạo lợi thế cho việc dùng thị giác làm cửa ra vào và do đó lợi dụng được một đại lộ khác nữa cho việc học hỏi. b. Chúng áp dụng một phương tiện hết sức hữu ích để ghi lại những gì ta phát giác được. c. Chúng giúp tạo ra cho ta một ấn tượng về phần khung sườn và các ý niệm vượt trội về cái toàn thể. d. Chúng cung cấp một nền móng để truyền dạy nhiều đơn vị tài liệu lớn trong một lượng thời gian giới hạn. 3. Các nguyên tắc ẩn tàng và gợi ý cụ thể cho việc vẽ biểu đồ. a. Ta phải cẩn thận giữ cho các biểu đồ có đặc tính quy nạp. Biểu đồ phải do cách cấu trúc của tài liệu Kinh Thánh quyết định; biểu đồ không thể quyết định cho cách cấu trúc của phần tài liệu trong Kinh Thánh. Đừng cưỡng ép để đưa một ý niệm nào đó vào trong một đơn vị chỉ vì nó có thể cung cấp được một tài liệu tốt cho một biểu đồ. Phải nhớ rằng biểu đồ là một phương tiện chớ không phải là cứu cánh. b. Các biểu đồ phải phản ảnh phần phân tích chớ không phải chỉ chứa đựng các lời lẽ y như trong Kinh điển. c. Thông thường thì chúng phải là của riêng của một ai đó, là sản phẩm của một công trình nghiên cứu cá nhân. d. Các biểu đồ phải cho thấy cả những mối liên hệ cấu trúc bên trong các đơn vị Kinh Thánh (phép đặt tương phản đối chiếu, v.v..) lẫn các tài liệu làm ra các mối liên hệ ấy (địa lý, tiểu sử, v.v..) e. Chúng chỉ nên chứa đúng các từ, các mối liên hệ, các ý niệm chủ yếu mà thôi. Ta không nên đưa quá nhiều tài liệu hoặc vẽ quá nhiều đường biểu diễn vào một biểu đồ khiến nó trở thành một nguồn gây rắc rối lộn xộn thay vì là một phương tiện để làm sáng tỏ. Nếu sau một năm được vẽ ra mà nhìn vào đó người ta không hiểu được nó thật dễ dàng, thì rất có thể là phần kỹ thuật của một biểu đồ vốn là một sai lầm. f. Ta phải nghĩ ra các phương pháp để nói lên những đoạn, những mối liên hệ, những ý niệm, v.v.. nào đó của một đơn vị Kinh Thánh là quan trọng nhất. Có thể đưa những điểm đó vào bằng cách viết chữ đậm nét, gạch dưới hoặc khuyên tròn. g. Về bản tính và mục đích, các biểu đồ phải có đặc tính tổng hợp; chúng không nêu chỉ đơn giản vạch ra các thành phần phân biệt hay những phần lớn của một khúc sách mà thôi. h. Ta phải cố gắng thay đổi các phương pháp vẽ biểu đồ i. Các biểu đồ phải có tính cách liên tục để đạt được mục tiêu của chúng là giúp vun bồi thêm cho phần viễn cảnh. Thí dụ nếu một biểu đồ được vẽ theo chiều ngang, ta không nên chỉ chia nó thành hai phần rồi đặt phần này nằm dưới phần kia. j. Các biểu đồ không nên dài quá vì chiều dài quá đáng gây trở ngại cho tầm nhìn xa (viễn cảnh). k. Các biểu đồ phải được dàn dựng như thế nào để từ một lợi điểm nào đó, người ta có thể đọc rõ phần khung sườn của nó. Người ta sẽ không nhận ra được giá trị thật đầy đủ của một biểu đồ nếu thấy là phải nhìn vào đó từ nhiều góc cạnh khác nhau khi cần đọc nó. l. Ta phải đưa phần tham khảo vào các biểu đồ của mình. Thí dụ các tài liệu trong Kinh Thánh phải được ghi ra bằng chương và câu. Nếu cần trích dẫn các tài liệu ngoài Kinh Thánh, cũng phải ghi rõ xuất xứ. m. Thông thường thì việc ghi luận đề được nội dung và biểu đồ ấy làm sáng tỏ lên trên đầu trang giấy sẽ rất hữu ích. n. Các biểu đồ phải được vẽ ra sao cho nhiều người khác cũng có thể đọc chúng. Chúng phải tự giải thích chính mình. Nếu cần ta có thể có phần chỉ dẫn. Tuy nhiên, các biểu đồ phải được vẽ càng đơn giản càng hơn. o. Biểu đồ phải phản ảnh được cả bức thông điệp lẫn phần hình thức. Nó phải có đặc tính vừa lý giải vừa nhận xét. p. Nếu có thể được, ta phải cố gắng chia các phần của các biểu đồ thật cân đối về chiều dài với số tài liệu trong Kinh Thánh mà ta giới thiệu. Nói khác đi, nếu cấu trúc của một đơn vị của một khúc sách gồm mười chương, thì ta phải dành nhiều chỗ cho nó hơn là một đơn vị cấu trúc chỉ gồm có hai chương mà thôi. q. Khi vẽ biểu đồ, nói chung thì tốt nhất là phải theo đúng thứ tự thời gian của văn bản, chớ không nên sắp xếp nó lại theo một cách khác. r. Ngoài ra các biểu đồ nên sử dụng các thị cụ khác nữa, như các bố cục. Phải tránh việc làm nô lệ cho các biểu đồ. 4. Các nội dung khác của biểu đồ. Sau đây là một số các gợi ý về nhiều nét đặc trưng khác nữa thỉnh thoảng có thể được đưa vào trong một biểu đồ. Một số có thể đưa vào trong chính biểu đồ, và một số khác được ghi bên dưới. a. Chương sách hoặc các tiểu mục của một phân đoạn. b. Phần đối chiếu và tương phản nhau giữa phần đầu và phần cuối của quyển sách. c. Các nghiên cứu về từ ngữ d. Những nét đặc trưng nổi bật đã không được chỉ ra bằng những phương pháp khác. e. Thông tin do sử ký cung cấp, như các niên đại f. Các bố cục có tính cách phân tích các phân đoạn hay đoạn ngắn g. Các bản đồ. h. Các nghiên cứu theo đề mục hay tiểu sử i. Những đoạn trích dẫn tốt - cả trong lẫn ngoài Kinh Thánh j. Các vấn đề đặt ra cho việc tra cứu tương lai k. Các đề mục cho công trình nghiên cứu sau l. Các bài học chính (ứng dụng) m. Các câu cần học thuộc lòng n. Những khúc sách có tính cách bồi linh o. Những gợi ý cho bài giảng p. Các phương pháp có thể đem ra truyền dạy q. Mối liên hệ với các khác sách khác. 5. Các thí dụ về biểu đồ Các biểu đồ sau đây không hề ngụ ý minh họa thật đầy đủ các nguyên tắc và gợi ý trong phần thảo luận trên đây. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng chúng sẽ giúp làm sáng tỏ một số điểm thiết yếu liên hệ đến việc vẽ biểu đồ cũng như chỉ rõ cách cấu trúc của một số các đơn vị tài liệu chọn lọc nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong Kinh Thánh. (xem hình 3, tr.239) (xem hình 4, tr.240) Gia Gc 2:1-26 Các việc làm của đức tin Lời khuyên (c.1) (vô tư) Các lý do (cc.2-13) (hậu thuẫn lý tưởng) 1. Tây vị là trái với ý chỉ, mục đích và cách đánh giá của Thượng Đế (cc.2-6a) 2. Tây vị là trái với lương tri (cc.6b-7) 3. Tây vị là trái với luật của Cơ-đốc giáo và sự an vui phúc lợi đời đời của các độc giả (cc.8-13) NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT “Đức tin không thực hành chỉ là đức tin vô dụng” (cc.17,26) 1. Đức tin được minh họa và nêu rõ (cc.14-17) 2. Đức tin được hậu thuẫn và nhắc lại (cc.18-26) (Dự đoán và trả lời các phản bác) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ ĐỨC TIN (C.1) NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT Vô tư (Tổng quát hóa và hậu thuẫn lý tưởng) ĐỨC TIN (c.14) Việc làm Giô-suê Sở dĩ Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên chinh phục được xứ Ca-na-an là nhờ họ biết trông cậy vào Đức Giê-hô-va Đáng Tin Cậy và Tối Cần Thiết. (Hình 6 - tr.242) Xin chú ý các sự kiện sau đây liên hệ với biểu đồ này. Thứ nhất, nó chứng minh cho sự phân biệt giữa cách cấu trúc trên bề mặt và cách cấu trúc tiềm ẩn bên dưới bề mặt. Cách sắp xếp được chỉ ra bằng các triển mục “chuẩn bị”, “xâm nhập”, “phân chia”, v.v.. vốn có bản tính lịch sử. Trong sách cũng có những đoạn viết về địa lý và tiểu sử, như đặt tương phản giữa đoạn bắt đầu và đoạn kết thúc quyển sách đã chỉ rõ. Tất cả những điều đó đều cấu thành phần cấu trúc trên bề mặt. Phần khung sườn được chỉ ra bằng các tiểu mục “dự đoán”, “thực hiện” và “ôn duyệt” bao gồm phần cấu trúc tiềm ẩn dưới bề mặt và có liên hệ chặt chẽ với diễn biến đã được gọi là “lý tưởng”. Phần cấu trúc tiềm ẩn dưới bề mặt vốn khó phát hiện hơn, và trong trường hợp ở đây, đã nói lên điều vốn gần gũi bám sát nhất vào mục đích và bức thông điệp của quyển sách (2). Thứ hai, biểu đồ minh họa giá trị của việc đặt tương phản giữa phần bắt đầu với phần kết thúc của một số các quyển sách. Một phương thức như thế chẳng những chỉ ra sự tiến triển, mà còn cung cấp cả một cái nhìn xuyên suốt vào nội dung bao quát của một quyển sách nữa. Vì trong trường hợp cá biệt này, nó gợi ý rằng sách Giô-suê hàm chứa cuộc hành trình của dân Y- sơ-ra-ên từ xứ Mô-áp đến xứ Ca-na-an, là các biến cố đã xảy ra trong thời gian lãnh đạo của Giô-suê, và là các biến cố bởi đó Thượng Đế đã làm ứng nghiệm các lời hứa trước đó của Ngài (3). Thứ ba, biểu đồ này chỉ ra cả các mối liên hệ cấu trúc lẫn số tài liệu đã được sử dụng để thực hiện chúng. ISa-mu-ên PHỤ LỤC B : NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ: THÁNH (KADASH) Phần tài liệu sau đây chưa phải là cạn kiệt, rốt ráo, nhưng tác giả mong là nó sẽ gợi ý cả về phương pháp tiếp cận lẫn các giá trị hàm chứa trong các công trình nghiên cứu từ ngữ. 1. Ngữ nguyên. Các nguồn tài liệu tham khảo: các sách về từ vựng Hy bá lai văn như của Genesis về nghiên cứu từ ngữ như của Girdlestone; các bộ Thánh Kinh Từ điển như International Standard Bible Encyclopedia; Anh văn Từ điển; các nguồn tài liệu linh tinh như Jewish Encyclopedia. a. Nghĩa gốc Nghĩa gốc của Kadash vốn bị thắc mắc đặt thành vấn đề. Tuy nhiên, quan điểm được ủng hộ nhiều nhất, là Kadash nguyên có ý niệm về phân rẽ hay rút lui khỏi. Theo nghĩa này, nó đã được dùng để mô tả một số đồ vật được dùng để cúng lễ, do đó, bị rút ra khỏi cách sử dụng thông thường. Nó cũng được dùng chỉ các thần ngoại đạo, vì các thần vốn được biệt riêng ra, hoặc vốn khả hẳn với người thường, Kadash dường như đã được dùng theo nghĩa nguyên thủy của nó trong PhuDnl 22:9. b. Nghĩa biến đổi. Từ nghĩa gốc này, trong Cựu ước nó bị biến đổi để có ý niệm về thánh khiết hay thiêng liêng. Vật thánh được rút ra khỏi cách sử dụng thông thường để được biệt ra và dùng cho Thượng Đế mà thôi. Một sự tách rời, cách ly như vậy là cần thiết vì nó có liên hệ với vị Thần Tối Cao. Vì vị Thần Tối Cao vốn độc nhất vô nhị, cho nên bất kỳ điều gì có liên hệ với vị Thần ấy, cũng phải có một không hai. 2. Cách dùng thông thường (Các nguồn tài liệu: các sách phù dẫn, thêm vào số sách đã kể ra ở trên). Phương thức thực hiện liên hệ với phương diện tra cứu này là khảo xét mọi tài liệu có thể tham khảo về các hình thức khác nhau mà một từ ngữ đã được sử dụng để cố phân loại chúng nếu có thể phân loại được. Căn cứ vào các loại sử dụng khác nhau cũng như cách dùng nào là vượt trội nhất, ta có thể khám phá ra cách thức cơ bản mà một từ ngữ đã được sử dụng. Tuy nhiên, phải nhớ rằng nói cho cùng thì mỗi một từ đều phải được lý giải trong cùng ánh sáng của văn mạch riêng biệt của nó. a. Ứng dụng cho các nơi chốn (địa điểm) - ”...Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi (người) rằng:... Hãy cổi giày ngươi ra, vì chỗ người đương đứng là đất thánh” (XuXh 3:4-5) - “Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ” (25:8) - “Bởi vì Đức Giê-hô-va ngươi đi giữa trại quân ngươi... vậy, trại quân ngươi phải thánh, kẻo Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi thấy sử ô uế ở nơi ngươi, và xây mặt khỏi ngươi chăng” (PhuDnl 23:14) - “Hết thảy người Lê-vi ở trong thành thánh, được hai trăm tám mươi bốn người” (NeNe 11:18) - “Dầu vậy, ta đã lập vua ta trên Si-ôn là núi thánh ta” (Thi Tv 2:6) - “Rày tôi biết Đức Giê-hô-va cứu đấng chịu xức dầu của Ngài. Từ trên trời thánh, Ngài sẽ trả lời người” (20:6) b. Ứng dụng cho các đồ vật - Người (A-rôn) sẽ mặc áo lá trong thánh bằng vải gai... Ấy là bộ áo thánh mà ngươi sẽ mặc...” (LeLv 19:24) - Nhưng qua năm thứ tư các trái nó sẽ nên thánh làm của lễ khen ngợi Đức Giê-hô-va” (19:24) - “Vua Đa-vít cũng biệt các món này riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va...” (IISa 2Sm 8:11) - “Những thầy tế lễ và người Lê-vi đều đem lên cái hòm, hội mạc, và các khí dụng thánh vốn ở trong trại” (IISu 2Sb 5:5) - “Ta đã gặp Đa-vít là kẻ tôi tớ ta, xức cho người bằng dầu thánh ta” (Thi Tv 89:20) c. Ứng dụng cho thời gian. - “Rồi Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi” (SaSt 2:3) - “Ngày đầu, các ngươi sẽ có một sự nhóm hiệp thành, chẳng nên làm một công việc xác thịt” (LeLv 23:7) - “Khá định sự kiêng ăn (thánh, theo bản Anh văn), gọi một hội đồng trọng thể, nhóm các trưởng lão và hết thảy dân cư trong đất lại nơi nhà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, và hãy kêu cùng Đức Giê-hô-va” (Gio Ge 1:14) d. Ứng dụng cho người ta.# - Với con người để trở thành một tác nhân tích cực: . “Trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, bất luận người hay vật hãy vì ta biệt riêng ra thánh mọi con đầu lòng; bởi con đầu lòng thuộc về ta” (XuXh 13:2) . Đoạn, hãy lấy bộ áo đó mặc cho A-rôn anh người, cùng các con trai người, hãy xức dầu cho, lập và biệt riêng ra thánh, để họ làm chức tế lễ trước mặt ta” (26:41) . “Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi; ta là thánh nên các ngươi phải nên thánh, thì sẽ được thánh. Các ngươi chớ vì một con nào của loài công trùng trên mặt đất mà làm lây ô uế cho thân mình” (LeLv 11:44) . “Hãy truyền cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Hãy nên thánh, vì ta, Giê- hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vốn là thánh” (19:2) - Với Thượng Đế, là tác nhân tích cực . ”...nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sa-bát ta... để thiên hạ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh (XuXh 31:13) . “Các ngươi hãy giữ làm theo những luật pháp ta: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng làm cho các ngươi nên thánh” (LeLv 20:8) . ”...trước khi ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi (nên thánh), lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước” (Gie Gr 1:5) e. Ứng dụng cho Thượng Đế - Để mô tả mối liên hệ giữa Ngài với loài người . ”...và ta sẽ được tỏ ra thánh trong các ngươi ở trước mắt dân ngoại” (Exe Ed 20:41) . “Ta sẽ làm nên thánh danh lớn của ta, là danh đã bị phạm trong các dân giữa các dân đó, các ngươi đã phạm danh ấy. Chúa Giê-hô-va phán: Như vậy, các dân tộc sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va khi trước mắt chúng nó, ta sẽ được tỏ ra thánh bởi các ngươi” (36:23) - Để mô tả đặc (cá) tính của Ngài . Tính cách vô đối của Ngài - “Đấng Thánh phán rằng: Vậy thì các ngươi sánh ta cùng ai? Ai sẽ bằng ta?” (EsIs 40:25) . Tính cách không thể đến gần của Ngài - “Bấy giờ Bết-sê-mết nói: Ai có thể đứng nổi trước mặt Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chí thánh?...” (ISa1Sm 6:20) . Thần tánh Ngài - “Ta cầm sự nóng giận lại và sẽ chẳng lại hủy diệt Ép-ra- im. Vì ta là Đức Chúa Trời, không phải là người; ta là Đấng thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận đến cùng ngươi...” (OsHs 11:9) . Tính cách cao trọng của Ngài - “Đấng cao cả ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường...” (EsIs 57:15) . Tính cách thuần khiết đạo đức của Ngài - “Các Sê-ra-phin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân... Bấy giờ tôi (Ê-sai) nói: khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (6:3, 5) 3. Tóm tắt một phần các phát triển a. Nghĩa đầu tiên - một mối liên hệ (căn cứ cả vào ngữ nguyên lẫn trên cách dùng thông thường vượt trội) - Vạch rõ mặt tiêu cực - tách rời với cái thông thường (XuXh 3:4, 5; Thi Tv 89:20; Exe Ed 20:41; OsHs 11:9) - Vạch rõ mặt tích cực - dâng lên hoặc được biệt riêng ra để phụng sự Thượng Đế (XuXh 13:2; IISa 2Sm 8:11; Gie Gr 1:5) (6) b. Nghĩa hàm ngụ - một phẩm chất (sự thuần khiết đạo đức) (LeLv 11:44; PhuDnl 23:14; EsIs 6:3, 5) c. Mối liên hệ giữa chúng Muốn có đầy đủ phẩm cách để phụng vụ Thượng Đế, là chủ đích của sự thuần khiết liên hệ với các nơi chốn, đồ vật, thì giờ và con người phải có sự phân rẽ, cách ly với những gì vốn được dùng cho những công việc thông thường không phải là việc phụng vụ Thượng Đế, và phải được dâng lên, được biệt riêng ra cho Ngài. Nhưng vì tình trạng thông thường là ô uế, bất khiết; cho nên việc rút ra khỏi cái thông thường đòi hỏi sự rửa sạch, thanh tẩy. Và hơn thế nữa vì Thượng Đế vốn cách biệt với loài người tội lỗi, và do đó, vốn thuần khiết về phương diện đạo đức, cho nên chỉ có những gì đã được thanh tẩy, tinh luyện mới thích hợp để được dùng vào việc phụng vụ Ngài. Như thế, nghĩa đầu tiên cung cấp phần nguyên nhân của điều mà nghĩa hàm ngụ vốn là hậu quả không trốn tránh vào đâu được. Việc biệt riêng ra cho Thượng Đế bao hàm việc thanh tẩy (6) PHỤ LỤC C : BỐ CỤC HỢP LÝ 1. Mô tả các bố cục hợp lý. Về căn bản, thì bố cục hợp lý khác với bố cục theo đề mục. Cái sau quan tâm đến nhiều góc cạnh song hành với đề mục. Thí dụ, nếu cần phác thảo một bố cục về đề tài “Thành phố Nữu ước”, một vài trong số các phần lớn của nó sẽ là “Diện tích của nó”, “Trọng tâm của nó” hoặc “Quốc tế chủ nghĩa của nó”. Vậy, quả thật là các giai đoạn ấy đều có liên hệ với nhau, nhưng chúng vốn khá phân biệt nhau, đủ để chúng có thể đựơc đưa ra đề cập như những nét đặc trưng riêng rẽ. Mặt khác, một bố cục hợp lý bao gồm nhiều bước liên tục và lệ thuộc lẫn nhau, mỗi bố cục như thế có bản tính lý luận; nó có khuynh hướng muốn chứng minh một điều gì đó. Nó nói lên sự phát triển hợp lý. Nó không chỉ mô tả một đề mục mà thôi, nhưng còn hậu thuẫn cho một kết luận nữa. 2. Công dụng của các bố cục hợp lý. Căn cứ vào cách mô tả một bố cục hợp lý trên đây, rõ ràng là loại bố cục này giúp ích đặc biệt cho việc nghiên cứu loại văn học có tính cách ý (thức) hệ, như trong thư La-mã hoặc thư Hy-bá. Ta phải biết rằng loại bố cục này chỉ là một phương tiện dẫn đến chỗ nắm vững được cái hợp lý (the logic) của một đơn vị văn chương. Việc sử dụng nó không hề hàm ý rằng trước giả của khúc sách hoặc của quyển sách ấy vốn có sẵn một bố cục trong tâm trí mình và ông ta cứ theo đó mà viết ra như chỉ là một tên nô lệ hành động theo sự sai khiến của chủ mình. Nó chỉ được sử dụng như một công cụ nhờ đó người ta vẽ lại sự tiến triển hợp lý của nó, để khám ph1 xem các tư tưởng khác nhau có liên hệ với nhau như thế nào, để xác định xem đâu là điều chủ yếu và đâu là điều thứ yếu, và để biết chắc chiều hướng mà trước giả tiến về đoạn kết luận. Cần lưu ý thêm rằng bố cục hợp lý là một phương tiện bất toàn. Nó có các khuyết nhược điểm của nó, như ta sẽ phát giác ra ngay khi dùng nó đến một chừng mực quan trọng nào đó. Tuy nhiên, dường như nó là công cụ tốt nhất có thể dùng để đưa ta đến chỗ phải đối diện với cách khai triển và sức mạnh của một khúc sách có tính cách lý luận. 3. Các gợi ý để thiết lập những bố cục hợp lý a. Dùng hình thức câu cho bố cục, vì sức mạnh của một luận cứ chỉ có thể được nói lên bằng những câu thật đầy đủ mà thôi. b. Các phân tích về chủ đích, cơ sở hậu quả, v.v... có thể đặt trong hai dấu ngoặc đơn sau nhiều câu khác nhau của bố cục. Bản thân chúng không thể là những điểm cấu thành bố cục. c. Chỉ ra thật rõ ràng và vững chắc các mối liên hệ giữa các ý niệm bằng một hoặc cả hai phương pháp sau đây: một là bằng vị trí - thí dụ như - một vị trí thứ yếu chỉ cho thấy một ý niệm thứ yếu, và hai là bằng cách liên từ, như “do đó”, “vậy”, “vì thế”, “vì lý do ấy” hoặc bằng các vế lệ thuộc hay độc lập. Các mối liên hệ phải được diễn tả thế nào cho kết quả của nó chứng minh được điều mà trước giả đang chứng minh. d. Trên đầu mỗi bố cục phải nêu rõ luận đề của khúc sách bằng một mệnh đề. Một luận đề như thế, ngoài nhiều điều khác ra phải nêu rõ mối liên hệ hợp lý của khúc sách với văn mạch cận tiếp của nó và chủ đích của nó trong sự chuyển biến của cả quyển sách. Có khi luận đề này được vạch rõ một cách công nhiên, cũng có khi nó co tính cách mặc nhiên, hàm ngụ. Trong cả hai trường hợp, luận đề đều phải được tìm thấy và ghi nhận. Phải cẩn thận đi tìm luận đề bằng quy nạp pháp, chớ không phải bằng cách đặt chồng lên một khúc sách. Bố cục phải chứng minh được các bước hợp lý mà trước giả đã noi theo để hậu thuẫn cho luận đề của mình. e. Như đã chỉ rõ trong gợi ý trước, một bố cục hợp lý phải bao gồm được cả những gì là công nhiên lẫn mặc nhiên (hàm ý) trong một đơn vị. Nếu muốn hiểu sức mạnh đầy đủ của một luận cứ trong một khúc sách lý luận; ta phải đọc được cả những gì không xuất hiện rõ ràng trên các hàng chữ nữa. Tuy nhiên, ta phải thận trọng đặt cơ sở cho các kết luận của mình trên những dữ kiện khách quan, chớ không phải chỉ trên óc tưởng tượng thuần tuý mà thôi (7) f. Phải noi theo thứ tự trong khúc sách để tránh việc đảo lộn trật tự luận lý của nó. Có khi thay đổi thứ tự của văn bản cũng không khiến nó khác đi bao nhiêu, nhưng lắm khi hậu quả của việc làm ấy sẽ khiến có nhiều thay đổi nghiêm trọng. Do đó, cách làm an toàn là phải theo đúng cách sắp xếp của một khúc sách. g. Phải vét cạn vắt kiệt khi bạn lập bố cục, vì nhiều tư tưởng trong một số các khúc Kinh điển vốn kết chặt mật thiết vào nhau đến nổi bỏ sót một tư tưởng nào đó, là tạo ra một chiếc hố sâu ngăn cách nghiêm trọng cho luận cứ. Tốt nhất là phải vét cạn vắt kiệt nếu có thể được, còn hơn là chưa vét cạn vắt kiệt đủ. h. Nên dùng hình thức bố cục thông thường, là I, A, 1, a, , ., v.v..Đừng dùng “I” nếu sau nó không có phần “II”, “A” nếu sau nó không có phần “B”, v.v.. Vì lập bố cục bao hàm việc đưa ra hai góc cạnh hoặc nhiều hơn nữa của một điều *vấn đề) gì đó. Nếu không có ít nhất là hai phương diện của một ý niệm nào đó cần phải được khảo xét, thì không nên lập bố cục. Do đó, thí dụ như nếu ta đặt một phần “A” dưới một phần “I” mà không có phần “B” tương ứng, thì phải kết hợp phần “A” với phần “I” (8) i. Nên dùng chính lời lẽ của bạn. Phải tránh việc chỉ lặp lại ngôn từ của văn bản. j. Một bố cục hợp lý phải phục vụ cho hai mục tiêu: tổng hợp và phân tích. Các điểm chủ yếu, nhất là “I” và “A” phải có tính cách tổng hợp. Thí dụ những phần được đánh số La-mã phải tổng hợo được tối đa các ý niệm tương tự liên hệ với một luận đề nào đó. Mặt khác, các điểm nhỏ hơn phải tiêu biểu cho góc cạnh phân tích của một bố cục. Chúng phải chứa đựng các luận cứ riêng rẽ được đan dệt vào nhau nhằm hậu thuẫn cho các luận cứ quan trọng hơn và cho luận đề. k. Nên tránh việc chia những câu ra quá nhiều phần nhỏ vì nguy cơ có thể bị mất tính liên tục; mặt khác, nên tránh đưa quá nhiều ý niệm vào trong một câu vì nguy cơ có thể đánh mất tính cách quan trọng của từng ý niệm một. l. Chỉ ra các chương và câu sách tham khảo sau các điểm quan trọng của bạn. m. Chỉ lập bố cục sau khi bạn đã nghiên cứu thật thấu đáo và xem đó như một phương tiện để tóm tắt công trình nghiên cứu của bạn. Nếu ta đã nghiên cứu thật kỹ một khúc sách rồi, nó phải được lập thành một bố cục theo ý mình muốn. ta không nên quan tâm đến việc lập bố cục như đã làm trong tiến trình lý giải (9) 4. Các thí dụ về các bố cục hợp lý a. Thí dụ về một bố cục chi tiết (RoRm 1:18-32) Luận đề: Người ngoại quốc cần có Phúc âm cứu rỗi, vì một khi đã có được chân lý (đã được) mặc khải của Thượng Đế rồi, họ lại cố ý huỷ bỏ nó do họ không tôn trọng Ngài, cho nên trở thành đối tượng của sự phán xét công bằng của cơn thạnh nộ Ngài (918) (10) I. Ho đã biết rõ sự thật (chân lý) về Thượng Đế, vì Ngài đã mặc khải nó rất rõ ràng cho họ rồi; do đó họ không thể bào chữa gì được, việc lẽ là họ ngu dốt, thiếu liên kết (cc.19-20) (SỰ MẶC KHẢI - HỆ QUẢ LÀ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM) A. Vì điều nhờ đó người ta có thể học biết về Thượng Đế, tức là về sự hiện hữu và bản tính Ngài, đều vốn được họ biện biệt phân minh vì Thượng Đế đã cố tình vạch rõ cho họ thấy cả rồi (c.19 - Sự kiện mặc khải) 1. Điều này là đúng sự thật, ngay từ khi đặt nền móng cho thế giới này, vì công trình sáng tạo chính là phương tiện bởi đó Thượng Đế đã tự bày tỏ mình ra cho họ (c.20a - sức hậu thuẫn - Thì giờ và phương tiện mặc khải) 2. Vì thông qua công trình sáng tạo, điều có thể nhìn thấy được - tức là tính cách vô hình của Thượng Đế, quyền năng đời đời của Ngài và tính cách khác hẳn loài người của Ngài - đều được khiến cho mọi người nhìn thấy rõ ràng cả rồi (c.20b - Sức hậu thuẫn của mặc khải) B. Vì cớ sự tự biểu hiện rõ rệt này của sự hiện hữu và bản tính của Thượng Đế, họ không thể tự bào chữa cho các hành động của mình viện lẽ là do họ không biết (c.20c - Chủ đích và kết quả) của sự mặc khải - Trách nhiệm) II. Vì tuy đã được mặc khải rõ ràng chân lý về Thượng Đế, họ vẫn cố tình khước từ nó và không chịu hành động đúng theo đó (cc.21-23 - TỪ BỎ và THOÁI HÓA) A. Thay vì ngưỡng mộ Thượng Đế phù hợp với tính cách vĩ đại Ngài đã tự biểu hiện, và thay vì tri ân Ngài về những gì Ngài đã cung cấp cho, họ lại khước từ không chịu thờ phượng hoặc tạ ơn Ngài (c.21a - Tương phản - không chịu thờ phượng - Bước suy tàn đầu tiên) B. Trái lại, họ bị thất bại ngay trong tư tưởng vì cố gắng lý luận là không có một định đề lấy Thượng Đế làm cơ sở. Hệ quả là ngay từ nơi sâu thẳm nhất của đời sống, họ đã bị hoang mang, lẫn lộn (c.21b - Tương phản - Trí tuệ và tấm lòng họ trở thành u mê, tối tăm - Bước suy tàn thứ hai) C. Hậu quả là họ đã hoàn toàn tự lừa dối mình, tự cho là khôn gnoan trong khi thật ra lại điên dại; và chiều sâu của sự kiện họ đã được chứng tỏ bằng sự kiện họ đánhđổi vẻ rạng rỡ uy nghiêm của Thượng Đế chân thật, không hề băng hoại để chỉ lấy cái tương tự như vậy của loài người, loài chim, loài thú bốn chân và cả loài sâu bọ vốn băng hoại mà thôi (cc.22,23 - Hậu quả - Thờ phượng sai lầm - Bước suy tàn thứ ba) III. Vì họ đã được Thượng Đế mặc khải thật rõ ràng nhưng lại cố tình hủy bỏ nó đi, Thượng Đế đoán phạt họ bằn cách cất đi cái khả năng biết tự chế của lương tâm và lý trí của họ, và phó mặc họ cho các dục vọng hư hoại và tâm trí đã bị hư hỏng của chính họ (cc.24-32 - Sự BÁO TRẢ - KẾT QUẢ) A. Thượng Đế phó mặc họ cho quyền năng của dục vọng của lòng họ (cc.24-25 - Hậu quả) 1. Hệ quả là họ trở nên ô uế bằng cách tự hành hại thân thể của nhau (c.24 - Hậu quả tiếp theo) 2. Xin nhắc lại là Thượng Đế đã phó mặc họ cho các dục vọng đồng thời với các hậu quả của chúng, sở dĩ đã đến với họ vì họ đánh đổi Thượng Đế chân thật, là Thượng Đế của quyền năng và thần tánh đời đời để nhận lấy các thần không có thật, và vì họ thờ lạy và phục vụ các loài thọ tạo thay vì chính Đấng Tạo Hóa, là Đấng duy nhất đáng được ca ngợi tán tụng (c.25 - Nhắc lại lý do) B. Vì họ đánh đổi Thượng Đế chân thật lấy các thần giả dối, đánh đổi Đấng Tạo Hóa lấy các loài thọ tạo, Thượng Đế đã phó mặc họ cho quyền lực của những đam mê đáng xấu hổ của họ (cc.26-27 - Nhắc lại lý do và hậu quả phụ trội) 1. Hậu quả là phụ nữ đổi cách luyến ái tự nhiên thành các thói xấu bất bình thường (c.26b - Hậu quả) 2. Cũng vậy, đàn ông luyến ái lẫn nhau theo lối tình dục đồng giới, mà hậu quả là phải nhận lấy sự đoán phạt phải lẽ dành cho họ (c.27 - Hậu quả tương tự) C. Xin nhắc lại một lần nữa, là vì họ cố tình khước từ không chịu tán thành và nhìn nhận Thượng Đế ngay trong tư tưởng, nên Thượng Đế cũng phó mặc họ cho quyền năng của một tâm trí vô lại, thoái hóa, do đó, họ sa ngay vào đủ cách ăn ở ứng xử vô lý và bất thích hợp, cả về mặt cá nhân lẫn về mặt xã hội (cc.28-32 - Nhắc lại lý do và các kết quả phụ trội). 1. Do đó, họ phạm đủ thứ bất công gian ác, tham lam quỉ quyệt. Họ đầy lòng ghen tị bất mãn, thù hận đến mức có thể giết người, gian trá, có tâm trí xảo quyệt, ganh đua, giả dối. Họ nói xấu, phao vu, thù ghét phỉ báng Thượng Đế, xấc láo kiêu căng, khoác lác, ưa tìm cách làm ác mới mẻ, bội nghịch cha mẹ, không phân biệt thiện ác, không tình nghĩa, không thương xót (cc.29-31 - Hậu quả và Cá biệt hóa) 2. Thật vậy, họ hoàn toàn hư hỏng đến độ, tuy biết rõ luật Thượng Đế quy định rằng hễ ai phạm vào các tội lỗi ấy thì sẽ bị tử hình theo lẽ công bằng, không tránh né vào đâu được, nhưng họ chẳng những tự mình làm tội, mà còn vỗ tay tán thưởng những ai cùng làm như họ nữa (c.32 - Hậu quả phụ trội và Cá biệt hóa) (11) b. Thí dụ về một bố cục tóm tắt (2:1-3:8) Luận đề: Người Do-thái cũng cần Phúc âm cứu rỗi. Vì sự phán xét có tính cách phổ quát căn cứ vào cá tính và các hành vi thật sự; và vì người Do-thái tuy đã được đặc quyền lớn lao và do đó tự xưng là bậc thầy, cũng khiếm khuyết về phương diện luận lý đạo đức đến nỗi nhân vì họ mà người ngoại quốc nói phạm đến Thượng Đế, cũng vì họ không thể nhờ vào phép cắt bì thuộc thể hay tự xưng mình là công chính mà được miễn trừ cho nên chính họ cũng đang bị Thượng Đế định tội. I. Sự phán xét có tính cách phổ quát, căn cứ vào cá tính và các hành động thật sự (2:1-16 - NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT) II. Vì sự phán xét có tính cách phổ quát căn cứ vào cá tính và hành động thật sự cho nên chính người Do-thái, tuy được nhiều đặc ân đặc quyền và vì họ biết rõ là họ có thể dạy bảo cho người khác nhưng lại hư hỏng về mặt luân lý đạo đức đến nỗi khiến cho người ngoại quốc nói phạm đến Thượng Đế, cho nên tôi xin nói rằng chính các ông, là người Do-thái cũng đang bị Thượng Đế định tội y như người ngoại quốc vậy (2:17-24 - ỨNG DỤNG ĐẶC THÙ) III. Vì đã phạm tội và ở dưới sự phán xét, các ông sẽ không thoát được cơn thịnh nộ, hoặc bằng cach viện lẽ các ông đã chịu phép cắt bì thuộc thể, hoặc bằng bất cứ bao nhiêu lý luận để mong vượt thoát, hoặc hợp lý hoá trường hợp của chính mình (2:25-3:8 - PHẢN BÁC LẠI NHỮNG LỜI PHẢN ĐỐI ĐƯỢC DỰ ĐOÁN LÀ NGƯỜI DO-THÁI CÓ THỂ ĐƯA RA) PHỤ LỤC D : SỬ DỤNG SÁCH CHỈ NAM NÀY TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁCH NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP Vì phương pháp tiếp cận trình bày trong quyển sách chỉ nam này có vẻ mới mẻ, chúng tôi cảm nghĩ rằng quý vị giáo sư đọc tập tài liậu này có lẽ rất quan tâm muốn biết tác giả của nó sử dụng nó như thế nào để giảng dạy cách nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp. Trước khi chỉ ra điều ấy, tác giả muốn nói rõ ràng có rất nhiều cách sử dụng quyển sách chỉ nam này, tùy theo mục đích và các đòi hỏi của những hoàn cảnh cụ thể. Do đó mà trong phần phát biểu tiếp sau đây, sẽ không hề hàm ý là chỉ có một phương pháp duy nhất là đúng để sử dụng nó. Chỉ có một nguyên tắc căn bản mà người ta có thể khẳng định chắc chắn là có giá trị phổ quát mà thôi. Ấy là nếu ta phải truyền dạy điều gì đúng phương pháp, thì đó là nghiên cứu Kinh Thánh có phương pháp vậy. Về điểm này, thì chắc ai ai cũng phải nhất trí. Vì làm khác đi, tức là phủ nhận chính điều mà ta đang cố gắng hoàn tất bằng chính phương pháp mình đang dùng để hoàn tất nó. Mặt khác, nếu ta được sự hướng dẫn của một ước muốn làm việc thật đúng phương pháp, thì những điểm có phần khác nhau đã được đề cập trước đây trong những trường hợp cá biệt, sẽ chẳng có gì khác nhau về bản chất cả. Tác giả đã dùng tập sách chỉ nam này kết hợp với việc nghiên cứu sách Phúc âm Mác mà vì chính bút pháp thuật sự đơn sơ dung dị của nó đã tự giới thiệu mình là một sách rất tốt có thể sử dụng để giảng dạy cách nghiên cứu theo quy nạp pháp. Trong giáo trình này, đã không có nỗ lực nhằm bao quát trọn vẹn sách Phúc âm ấy. Trái lại, sách ấy chỉ được dùng như một khu đất nhằm chứng minh và thực tập nhiều nguyên tắc và bước đi khác nhau của việc nghiên cứu đúng phương pháp. Giáo trình này được chia thành hai phần chính, mỗi giai đoạn sẽ được thảo luận tiếp sau đây. 1. Nghiên cứu kỹ tập sách chỉ nam. Phần mở đầu cho giáo trình được dành cho việc đọc lướt qua tập sách chỉ nam này. Mục đích của việc đọc lướt qua như vậy không nhằm giúp người sinh viên (nghiên cứu) thông hiểu và thu nạp được tất cả những lời phát biểu trong quyển sách, vì đó là điều không thể làm nổi, do bản tính của việc nghiên cứu một cách có phương pháp. Mặt khác, chủ đích của nó nhằm thực hiện hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là cho người sinh viên một cái nhìn bao quát toàn diện trước khi bị đòi hỏi sử dụng các thành phần riêng lẽ. Điều này giúp người ấy có được một ý niệm có tổ chức và bao quát của công tác nghiên cứu theo quy nạp pháp vốn hãy còn thiếu khi ta bị đẩy vào các bước chi tiết của nó một cách không có hệ thống. Hậu quả là người sinh viên sẽ hiểu rõ vai trò và chức năng của từng giai đoạn riêng biệt trong mối liên hệ với các giai đoạn khác, và sẽ nhờ đó mà thực thi từng bước một cách thông minh hơn. Vì người ấy sẽ thấy trước chủ đích của từng bước, nhờ biết rõ điều gì sẽ tiếp theo sau. Người ấy sẽ được hưởng các lợi ích tương tự như các lợi ích của người được lên tầng chót của tòa cao ốc Empire State để nhìn thấy toàn thể thành phố Nữu ước trước khi cố gắng tìm đường đi từ đường phố này sang đường phố khác trong đó (12). Mục tiêu thứ hai của việc nghiên cứu sơ khởi quyển danh sách chỉ nam này, là cấp cho người nghiên cứu một phần kiến thức có thể đem ra sử dụng trong công tác nghiên cứu. Chức năng này có thể ví sánh với việc cung ứng cho một sinh viên học môn hình học các định đề và định lý để người ấy có thể sử dụng giải đáp các bài toán hình học. Thí dụ như về sau, người ấy được yêu cầu phải quan sát, người ấy sẽ biết rõ ý nghĩa, chủ đích và đối tượng mà mình quan sát, hay ít ra cũng biết là mình có thể tìm chúng ở đâu. Mặt khác, đòi hỏi một sinh viên phải quan sát mà không cho người ấy biết rõ ý nghĩa của việc quan sát hay phải thực hiện việc quan sát như thế nào, thì thật chẳng khác gì bảo anh ta giải đáp các bài toán hình học trước khi anh ta biết các định đề và định lý hình học. Sự kiện này từng là một đòn đau gây kinh ngạc cho tác giả nhiều năm trước đây trong một khóa học về vấn đề nghiên cứu đúng phương pháp. Gần nửa niên học đã trôi qua trong đó nhiều thì giờ đã được sử dụng để chứng minh và thực tập phần khảo sát. Bỗng trong một giờ thảo luận nọ của cả lớp học, một sinh viên đã đưa ra câu hỏi “Quan sát là gì?” Nhưng điều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa đối với tác giả, là cả lớp học đều đồng thanh với người sinh viên đã đưa ra câu hỏi đó, và yêu cầu hãy chứng minh xem đúng ra thì quan (khảo) sát có nghĩa gì và phải thực hiện nó như thế nào. Kinh nghiệm ấy đã đưa tác giả tới chỗ phải nghiêm khắc xét lại phương pháp giảng dạy của mình, và đi đến kết luận là người sinh viên phải được cho biết trước một số các định nghĩa đặc thù và sự kiện cụ thể, nếu muốn cho những lần chứng minh trong lớp học và việc thực tập cá nhân tiếp thu được gần đầy đủ các tiềm năng của chúng. Phải chia phần số tài liệu của tập sách chỉ nam này như thế nào cho lần nghiên cứu sơ khởi này thì tùy thuộc vào số thì giờ dành cho từng giáo trình riêng biệt. Tuy nhiên, ta phải lập kế hoạch để đọc nó tùy theo số các đơn vị của công tác nghiên cứu đúng phương pháp. Nếu cần thì đoạn có nhan đề là “Vài loại lý giải sai” hoặc một số các đoạn khác, có thể đựơc gác lại trong lần đọc qua đầu tiên (13). Trong thời gian quyển sách chỉ nam này được các sinh viên nghiên cứu, tác giả lợi dụng thì giờ trong lớp học để thảo luận và minh họa số tài liệu đang được đọc liên hệ với từng tiết học một. Khi làm như thế, tác giả sẽ hướng dẫn bằng hai yếu tố: một là các nguyên tắc và thói quen quan trọng nhất, và hai là các điểm khó hiểu nhất. Thí dụ liên hệ với yếu tố đầu tiên ở đây trong khi các sinh viên đọc đoạn về công tác khảo sát, tác giả sẽ thảo luận vấnđ ề cách cấu trúc và minh họa nó bằng các khúc sách trong sách Phúc âm Mác sẽ không thể được nghiên cứu trong giáo trình. Về yếu tố thứ hai, các câu hỏi của các sinh viên thường chỉ ra một số các vấn đề khó lãnh hội đối với họ. Điều này không hề hàm ý rằng tất cả các thắc mắc của họ đều có thể đựơc giải đáp ngay từ đầu, vì một số đòi hỏi phải có thời gian để trí hiểu của người sinh viên được phát triển (14). Tuy nhiên, người dạy phải cố gắng trả lời ngay một số các câu hỏi. Đó là các câu hỏi mà tác giả khảo sát trong giai đoạn bắt đầu này. 2. Ứng dụng sách chỉ nam này vào các khúc sách chọn lọc trong Phúc âm Mác. Sau khi các sinh viên đã nghiên cứu qua tập sách chỉ nam này, họ sẵn sàng sử dụng phần tài liệu liên quan với sách Phúc âm Mác. Điều này có thể thực hiện theo hai cách: một là người ấy có thể ứng dụng toàn tập sách chỉ nam này cho từng khúc sách một, nghĩa là bắt tay nghiên cứu thật đầy đủ, trọn vẹn, từng khúc sách một; hoặc hai là người ấy có thể thực tập ứng dụng từng bước một việc nghiên cứu đúng phương pháp riêng rẽ. Cả hai cách trên đều đó các khuyết điểm cũng như các ưu điểm của chúng. Tuy nhiên, do yếu tố thì giờ và bản tính của việc nghiên cứu theo quy nạp pháp, thì theo tác giả, dường như phương pháp thứ hai là thích hợp nhất để giảng dạy người mới bắt đầu cách nghiên cứu đúng phương pháp. Lý do chính cho phán đoán trên đây, ấy là vì phương pháp tiếp cận đầu tiên có khuynh hướng khuyến khích tính nông cạn, chỉ chú trọng vào bề mặt. Vì nếu khi chuẩn bị cho mỗi tiết học, người sinh viên bị đòi hỏi phải khảo sát, lý giải, đánh giá, ứng dụng và liên kết thì rõ ràng là người ấy sẽ không thể thực hiện thật chu đáo một phần việc vào trong số vừa kể trên cả, và hậu quả là người ấy sẽ không thể phát triển được phần hiểu biết và tài khéo léo cần thiết để thực hiện tốt đẹp bất kỳ một phần việc nào trong số đó. Mặt khác, phương pháp tiếp cận thứ hai vun đắp một sự thông suốt thấu đáo hơn từng bước một và tài năng để thực hiện nó. Một khi đã có nó làm nền móng cuối cùng, người sinh viên sẽ có thể tự mình tiếp cận công tác nghiên cứu Kinh Thánh vừa thực tế vừa có giá trị (15). Vì thế, tác giả hướng dẫn lớp học thực hành từng bước nghiên cứu đúng phương pháp riêng rẽ một số các khúc sách trong Mác. Do đó, nhiều tiết học đầu tiên tiếp sau giai đoạn nghiên cứu tập sách chỉ nam này được dành cho việc kết hợp công tác khảo sát, với công tác đặt các câu hỏi dẫn đến việc lý giải (16). Có hai giai đoạn trong công tác khảo sát cần được chú trọng: đó là phân tích và tổng hợp (17). Điều thứ hai được chú trọng nhiều hơn vì bản tính của nó là quan tâm trước nhất đến công tác khảo sát cách cấu trúc (18). Trong giờ học, tác giả chứng minh kỹ thuật khảo sát, khúc sách đang nghiên cứu. Tác giả cũng cố gắng vạch rõ các giá trị của những nhận xét (do khảo sát) đưa ra bằng cách chứng minh chúng cấu thành phần nền móng cho việc lý giải sâu nhiệm hơn khúc sách ấy như thế nào. Nhóm các giai đoạn tiếp theo được dành cho việc lý giải thực sự, gồm có phần trả lời các câu hỏi dẫn đến việc lý giải và cách đúc kết chúng. Để thực hiện việc này dường như khôn ngoan nhất là nên chọn các lối lý giải quyết định có tính cách cơ bản nhất và tập trung vào chúng một cách riêng rẽ, chớ không phải là yêu cầu sinh viên sử dụng tất cả các yếu tố ấy đối với tưng khúc sách một. Thí dụ các yếu tố liên hệ với việc nghiên cứu từ ngữ có thể được nhấn mạnh trong một giai đoạn ở lớp học. Vấn đề về các mối liên hệ văn mạch như một yếu tố lý giải quyết định có thể được nhấn mạnh vào một giai đoạn khác. Tuy ta không thể đề cập tất cả các phụ liệu theo cùng một cách giống như thế, các sinh viên sẽ lãnh hội được đến mức tối đa các yếu tố đã được đề cập và có nền móng vững chắc để sử dụng những gì chưa được đề cập hơn là nếu họ bị đòi hỏi phải áp dụng tất cả các yếu tố cho từng khúc sách một. Tác giả dành phần lớn thì giờ trong lớp cho hai bước nghiên cứu vừa kể trên. Số còn lại được dùng cho công tác đánh giá, ứng dụng và liên kết. Lý do để làm như thế là niềm tin rằng một khi công tác khảo sát và lý giải đã được thực hiện đến nơi đến chốn và phải lẽ, thì các bước tiếp theo sẽ được thực hiện dễ dàng hơn là nếu ta làm khác đi rất nhiều. Điều bất lợi chính cho phương pháp tiếp cận này nằm trong sự kiện do muốn thay đổi (bầu không khí) và duy trì sự quan tâm chú ý, thì dành nhiều tiết học cho một khúc sách để nghiên cứu thật thấu đáo theo đúng phương pháp, là không khôn ngoan. Tuy nhiên, điều bất lợi này không quan trọng lắm, vì các sinh viên đã được chỉ bảo rõ ràng rằng các kết luận của họ phải chỉ có tính cách thể nghiệm mà thôi, cho nên hậu quả là không nhất thiết phải lao đầu vào một công trình nghiên cứu thật rốt ráo từng khúc sách một. Như thế, ta có thể tập trung vào việc khảo sát một khúc sách này, và vào việc lý giải một khúc sách khác. Cần lưu ý rằng những phát biểu trên đây bao hàm việc sử dụng ba đường lối chủ yếu để học và dạy: phần giáo huấn, phần chứng minh, và phần thực tập. Phần đầu được dùng chủ yếu liên hệ với việc đọc kỹ tập sách chỉ nam này, phần thứ hai chủ yếu được thực hiện trong những cuộc thảo luận trong lớp. và phần thứ ba chủ yếu được thực hiện trong việc nghiên cứu riêng của từng cá nhân. Cả ba điều trên đây đều cần thiết và phải có, nhưng quan trọng nhất là phần thực tập mà mỗi cá nhân phải làm khi tự mình nghiên cứu một cách riêng rẽ, về vấn đề này, tác giả thường bảo với các sinh viên của mình rằng nếu phải chọn giữa việc đến lớp với việc làm bài tập ngoài giờ học ở lớp, thì chính bản tính của môn học sẽ khuyến cáo và bắt buộc họ phải chọn điều sau. Vì trong việc học tập sách nghiên cứu Kinh Thánh cho đúng phương pháp, thì không có gì thay thế được cho phần thực tập cả (19) CHÚ THÍCH 1. Một số các mối liên hệ về cấu trúc của biểu đồ này có thể gây thắc mắc, cũng như việc dĩ nhiên đã phải có trong bài tập về Thi thiên 23 (Ante, pp.111-128) 2. Ante, pp.38-39 3. Ante, pp.64-65 4. Yếu tố phiên dịch cũng có liên quan tới điểm này, vì ngôn ngữ thông dụng đã được sử dụng. Để có thể tận dụng yếu tố này, ta cần đối chiếu nhiều bản dịch với nhau. 5. Tuy các phương diện tiêu cực và tích cực của sự thánh khiết cuối cùng vốn bất khả phân ly, như ta có thể đoán ra khi nghiên cứu những khúc sách tham khảo đã cho, việc cố gắng phân biệt giữa chúng với nhau vốn rất bổ ích. 6. Nếu muốn cho phần nghiên cứu này có tính cách triệt để hơn, thiết tưởng cần đưa thêm vào việc khảo xét từ ngữ hagiazo, là từ ngữ trong Tân ước tương đương với kadash . 7 Ante, p.184. 8. Có một số người không đồng ý với gợi ý này với lý do chính đáng; tuy nhiên, tác giả nhận thấy đây là phương pháp tiếp cận thực tiễn nhất. 9. Ante, p.167 10. Tuy người ngoại quốc không được công nhiên đề cập trong khúc sách này, do nhiều lý do khác nhau, những câu trong đó dường như bao hàm một phần mô tả thế giới phi Do-thái. Hơn nữa, ý niệm về nhu cầu về Phúc âm vốn ẩn tàng trong câu 18 là câu chỉ ra mối liên hệ. Thật vậy, câu 18 tóm tắt 1:18-32, do đó, hàm chứa yếu tính của luận đề của khúc sách. Phần còn lại của đơn vị là đoạn khai triển trau chuốt cho luận đề ấy. Như thế, có hai định luật cấu trúc chính đang tác động, tức là định luật hậu thuẫn lý tưởng (liên quan với ý (thức) hệ - ideological substantiation) và cá biệt hóa (particularization). Trong những đơn vị khác, có nhiều phương tiện hành văn khác nhau đã được sử dụng. Chúng là gì là điều cần phải khám phá và lợi dụng nếu muốn thiết lập các bố cục hợp lý có giá trị. 11. Cần lưu ý là chuyển biến của bố cục này tiêu biểu cho sự tiến bộ của từng trải con người cũng như của luận lý học. Những khúc sách hợp lý khác có thể không theo cùng một trật tự về từng trải y như vậy, vì chúng chuyển từ hậu quả trở về nguyên nhân. 12. Ante, p.14 13. Ante, pp.167-181 14. Ante, p.22 15. Ante, pp.20-21 16. Ante, pp.97-98,129-130 17. Ante, p.72 18. Ante, p.229 19. Ante, pp.14-15, 230-231. SÁCH THAM KHẢO Bảng liệt kê sau đây gồm các tác phẩm chưa được đề cập nhưng sẽ giúp ích đặc biệt cho việc nghiên cứu đúng phương pháp. Một số các tác phẩm ấy thảo luận về các nguyên tắc tổng quát và các tác phẩm khác là những công trình nghiên cứu đặc thù đặt cơ sở trên phương pháp tiếp cận theo quy nạp pháp. Về các tác phẩm khác nữa thuộc lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh nói chung, quý độc giả được khuyên nên tra cứu quyển A Bibligraphy of Bible Study for Theologiacal Students, do Thư viện của Chủng viện Thần học Princeton soạn thảo. Sự kiện có một số tác phẩm đã được tập sách chỉ nam này khuyên nên tham khảo không hề hàm ý rằng tác giả hoàn toàn nhất trí với các quan điểm của chúng. Tuy nhiên, tất cả các tác phẩm được đề nghị đều có một phần giá trị nào đó, và hơn nữa, còn tạo cơ hội cho quý độc giả làm quen với nhiều quan điểm khác nhau, một cơ hội mà chắc người sinh viên muốn nghiên cứu Kinh điển theo phương pháp quy nạp sẽ rất hoan nghênh. Thiết tưởng phải nhấn mạnh một lần nữa rằng các sách tham khảo được đề nghị trong tập tài liệu chỉ nam này chỉ là sự gợi ý mà thôi. Hãy còn nhiều tác phẩm khác cũng tương đương hoặc còn có giá trị cao hơn các quyển đã được đề cập mà có lẽ quý độc giả cũng rất thích. Nếu quả đúng như thế thì quý vị có thể sử dụng chúng bằng bất cứ giá nào. (Xem bảng liệt kê các sách tham khảo ở hai trang 267-268 cuối sách)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương Pháp Học Kinh Thánh.pdf