MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về phương pháp kế toán chi phí sản xuất 2
1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất: 2
1.1.1 Khái niệm: 2
1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất: 3
1.2 Nội dung của phương pháp tính chi phí sản xuất của các nước trên thế giới: 7
1.2.1. Các nước Bắc Mỹ: 7
1.2.1.1 Hạch toán chi phí sản phẩm: 7
1.2.1.2. Hạch toán chi phí thời kỳ: 15
1.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí ở các nước Tây Âu: 16
Phần II:Thực trạng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong Doanh Nghiệp 27
3.1 Đối tượng tập hợp chi phí: 27
3.2 Tài khoản và sổ kế toán sử dụng: 27
3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 30
3.3.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 30
3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp(NCTT): 31
3.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 32
Phần III:Một số hạn chế và phương pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất. 35
4. Đánh giá sản phẩm dở dang: 35
4.1 Đánh giá Sp dd theo chi phí NVL TT hoặc Cp NVLC: 35
4.2 Đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: 36
4.3 Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức: 37
5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp Doanh Nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): 37
Phần III:Một số hạn chế và phương pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất 41
Kết luận 44
T ài liệu tham kh ảo 45
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Chi phí sản xuất hiện nay là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các Doanh Nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Doanh Nghiệp. Đó là mục đích tôn chỉ mỗi doanh nghiệp. Hiện nay trong chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như kết toán Quốc tế đã có nhiều phương pháp kế toán chi phí sản xuất. Để lựa chọn được một phương pháp hợp lý cho Doanh Nghiệp mình là rất khó khăn. Nó đòi hỏi cần phải có thời gian để nghiên cứu. Như thế cũng đã khẳng định được tầm quan trọng của phương pháp kế toán chi phí sản xuất. Chính vì thế mà em đã lựa chọn đề tài: Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các Doanh Nghiệp. Em mong rằng trong quá trình nghiên cứu sẽ tích luỹ đợc một số kiến thức bổ ích cho công việc sau này của mình.
Trong thời gian nghiên cứu cho phép em đã lựa chọn nhiều tài liệu khác nhau phục vụ cho đề tài của minh. Do thời gian có hạn nên đè tài của em sẽ có nhiều sai sót mong thầy cô sửa chữa và giúp em hoàn thiện đề tài của minh. Em xin chân thành cảm ơn!
Trong đề án của em ngoài lời mở đầu này còn bao gồm ba phần sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các Doanh Nghiệp.
Phần II: Thực trạng của chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
Phần III: Một số hạn chế và một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất.
Phần I:
Cơ sở lý luận về phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất:
1.1.1 Khái niệm:
a. Theo quan điểm của các nước Bắc MỸ:
Chi phí được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong những tình hướng khác nhau. Thuật ngữ “chi phí” thường được sử dụng gắn liền với các loại chi phí cụ thể cho các mục đích nhất định. Riêng đối với kế toán tài chính, thuật ngữ “chi phí” được sử dụng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có các hàng hoá hoặc các dịch vụ.
b. Theo quan điểm của các nước Tây Âu:
Chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho Doanh Nghiệp. Chi phí bao gồm:
Chi phí nguyên, vật liệu, dự trữ sản xuất khác.
Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh :Chiphí tiền điện nước, chiphí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên
Không tính vàop chi phí những số tiền bỏ ra như: mua sắm TSCĐ hữu hình, vô hình, mua chứng khoán.Nhưng được tính vào một số khoản doanh nghiệp không phải trả : Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng.
c.Theo quan điểm của Việt Nam:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà Doanh Nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
d. Theo quan điểm của cá nhân:
Chi phí sản xuất là tất cả chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh Nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một kỳ nhất định.
1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất:
a. Theo quan điểm của các nước Bắc Mỹ:
Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này có hai loại chi phí cơ bản:
a.Chi phí sản phẩm:
.Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu có thể được xác định một cách trực tiếp và dễ dàng cho sản phẩm sản xuất. Các linh kiện điện tử dùng để lắp ráp một máy tính hay các tấm kim loại, kính để lắp ráp một chiếc ô tô là các ví dụ vầ chi phí nguyên vật liêu trực tiếp.
.Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản thù lao cho những nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Doanh Nghiệp có thể có nhiều nhân viên khác tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, như giám đốc phân xưởng, nhân viên bảo dưỡng máy, bảo vệ phân xưởng. Tuy nhiên, do việc tính toán trực tiếp tiền lương của nhân viên này cho những sản phẩm cụ thể gặp nhiều khó khăn nên chúng được gọi là chi phí nhân công gián tiếp và là một thành phần của chi phí sản xuất chung.
.Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm mà chưa tính vào chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thường bao gồm: chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, khấu hao máy móc thết bị và nhà xưởng, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí về tiền điện, nước, điện thoại…
b.Chi phí thời kỳ: Là những phí tổn được tính ngay vào chi phí kinh doanh trong kỳ
.Chi phí bán hàng: là những phí tổn cần thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng thường bao gồm tiền quảng cáo, hoa hồng bán hàng, tiền vận chuyển hàng đem bán, chi phí lưu kho lưu bãi, lương của nhân viên bán hàng.
.Chi phí quản lý: là những phí tổn cho việc tổ chức điều hành hoạt động của Doanh Nghiệp mà không thể xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý thường bao gồm: lương của cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, khấu hao nhà văn phòng và các thiết bị quản lý.
b. Theo quan điểm của các nước Tây Âu:
Theo chế độ hiện hành chi phí đựoc chia làm 3 loại:
-Chi phí sản xuất kinh doanh: Là chi phí bỏ ra dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp như: chi phí thu mua NVL, hàng hoá vật tư sử dụng ngay, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên.
-Chi phí tài chính: Là các chi phí phát sinh cho hoạt động tài chính của Doanh Nghiệp như lãi tiền, chiết khấu cho khách hàng hưởng, lãi về khoản mục khác, lỗ về hối đoái.
-Chi phí đặc biệt: Là các chi phí phát sinh cho hoạt động đặc biệt của Doanh Nghiệp như chi phí nộp phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, tiền phạt về thuế, truy thu thuế, giá trị kế toán TSCĐ nhượng bán.
c.Theo quan điểm của Việt Nam:
Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất- kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định
-Phân theo yếu tố chi phí sản xuát:
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố:
.Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liêu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ….sử dụng vào sản xuất-kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liêu thu hồi)
.Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng cho quá trình sản xuất - kinh doanh trong kỳ.
.Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ người lao động.
.Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: phản ánh số quỹ bảo hiểm xà hội, bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho người lao động tính vào chi phí.
.Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh trong kỳ.
.Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
. Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh váo các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam thì chia thành 5 khoản mục chi phí sau:
.Chi phí nguyên, vật liệu trực tiép: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu….tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
.Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hay thực hiện các dịch vụ và các koản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp phát sinh tính vào chi phí.
.Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp)
.Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hành hoá, dịch vụ trong doanh nghiệp.
.Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn Doanh Nghiệp
-Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh:
.Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: gồm những khoản phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng.
. Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hang hoá lao vụ..
.Chi phí thực hiện chức năng quản lý: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và những chi phí liên quan đến hoạt dộng của DN.
-Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
-Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm hoàn thành
.Biến phí: những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp...
. Định phí: là chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…
1.2 Nội dung của phương pháp tính chi phí sản xuất của các nước trên thế giới:
1.2.1. Các nước Bắc Mỹ:
1.2.1.1 Hạch toán chi phí sản phẩm:
a. Hạch toán chi phí theo công việc:
Theo phương pháp này chi phí được tập hợp, theo dõi cho từng công việc hay đơn đặt hàng. Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cho từng công việc (đơn đặt hàng) cụ thể. Đối với chi phí sản xuất chung, do khó xác định trực tiếp cho từng sản phẩm sản xuất nên nó được tính cho từng công việc (đơn đặt hàng) theo mức ước tính ngay từ đầu kỳ kinh doanh.
-Phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất
Theo phương pháp này, chi phí được tập hợp, theo dõi cho từng bộ phận hay từng giai đoạn sản xuất trong một khoản thời gian nhất định.
Các bước hạch toán theo hai phương pháp này được tóm theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán chi phí theo công việc và hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí theo công việc
Sản phẩm dở dang
Cp NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung
Đơn đặt hàng số 1
Thành phẩm
Đơn đặt hàng số 2
Đơn đặt hàng số n
Phương pháp hạch toán chi phí theo qúa trình sản xuất
Sản phẩm dở dang
Cp NVL trực tiếp CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung
Giai đoạn 1
Thành phẩm
Giai đoạn 2
Giai đoạn n
a.Kế toán chi phí sản xuất theo hệ thống kê khai thường xuyên hàng tồn kho:
* Các tài khoản sử dụng:
Các hai phương pháp hạch toán theo công việc và phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất đều sử dụng các tài khoản : Nguyên vật liệu, Sản phẩm dở dang; Tuy nhiên, tài khoản Sản phẩm dở dang sẽ được mở chi tiết cho từng công việc và được mở chi tiết cho từng quá trình sản xuất đối với phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất.
*Trình tự hạch toán:
-Kế toán chi phí nguyên vật liệu
+Khi xuất dùng trực tiếp nguyên, vật liệu cho từng đơn đặt hàng hoặc từng quá trình sản xuất, kế toán ghi:
Nợ Tk “ Sản phẩm dở dang”
Có Tk “Nguyên, vật liệu”
+Khi xuất dùng nguyên, vật liệu cho nhu cầu chung trong phân xưởng sản xuất, mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng hay quá trình sản xuất (chi phí nguyên, vật liệu gián tiếp) kế toán phản ánh như sau:
Nợ Tk “Chi phí sản xuất chung”
Có Tk “Nguyên, vật liệu”
-Kế toán chi phí nhân công:
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, hay từng quá trình sản xuất, kế toán ghi:
Nợ Tk “Sản phẩm dở dang”
Có TK “ Phải trả công nhân viên”
+ Đối với chi phí nhân công gián tiếp, kế toán tập hợp chung cho cả phân xưởng sản xuất:
N ợ Tk “Chi phí sản xuất chung”
Có Tk “Phải trả công nhân viên”
-Kế toán chi phí sản xuất chung:
Ngoài các chi phí nguyên, vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công gián tiếp, các chi phí sản xuất chung khác được tập hợp vào tài khoản này, ví dụ
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”
Có Tk “Phải trả người bán”
Có TK “Thuế phải nộp”
Có TK “Chi phí trả trước”
Có TK “Khấu hao luỹ kế”
Chi phí sản xuất chung được ước tính cho sản phẩm lúc đầu kỳ (theo cả phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí theo công việc) hoặc phân bổ cho sản phẩm vào cuối kỳ (phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất)
Nợ Tk “Sản phẩm dở dang”
C ó TK “Chi phí sản xuất chung”
Sơ đồ: Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kê khai thường xuyên:
Tk “Sản phẩm TK Tk “Giá vốn
Tk “NVL” dở dang “thành phẩm” hàng bán”
Giá trị sản phẩm Giá vốn thành
CP NVL trực tiếp hoàn thành phẩm tiêu thụ
Tk “CPSX chung”
CP NVL gián tiếp
TK “Phải trả
người bán
CP d ịch v ụ mua
ngo ài dung cho SX
Tk “Khấu hao”
Khấu hao TSC Đ
dùng cho SX
TK “Phải trả
CNV
CP nhân công
gián tiếp”
Cp nhân công trực tiếp
b. Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kiểm kê định kỳ hàng tồn kho:
*T ài kh oản sử dụng:
Với hệ thống kiểm kê định kỳ hàng tồn kho, kế toán sử dụng các tài khoản sản phẩm dở dang. Tổng hợp sản xuất, Thành phẩm; Giá vốn hàng bán; Nguyên vật liệu; Chi phí sản xuất chung. Điểm khác biệt so với hệ thống kê khai thường xuyên là tài khoản Nguyên, vật liệu thường chỉ bao gồm nguyên, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất được phản ánh trên tài khoản Dự trữ cho nhà máy (Factory supplies)
*Trình tự hạch toán:
-Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK “Tổng hợp sản xuất”
Có TK “Phải trả công nhân viên”
-Tập hợp chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí Nguyên, vật liệu gián tiếp dùng cho sản xuất:
Nợ Tk “Chi phí sản xuất chung”
Có Tk “Dự trữ cho nhà máy”
+Chi phí nhân công gián tiếp phục vụ cho sản xuất
Nợ TK “Chi phí sản chung”
Có TK “Phải trả công nhân viên”
+Các chi phí sản xuất chung”
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”
Có TK “Phải trả người bán”
Có Tk “Khấu hao luỹ kế”
Có TK ………
-Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công việc hoặc quá trình sản xuất:
Nợ Tk “Tổng hợp sản xuất”
Có Tk “Chi phí sản xuất chung”
-Thực hiện các bút toán khoá sổ để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+Bút toán 1:
Nợ Tk “tổng hợp sản xuất”
Có Tk “Sản phẩm dở dang”: giá trị sản phẩm dở dang đầy kỳ
Có Tk “Nguyên vật liệu”: giá trị nguyên, vât liệu mua trong kỳ
Có TK “Chi phí Mua NVL”: Chi phí vân chuyển vật liệu mua trong kỳ.
+Bút toán 2:
Nợ Tk “Sản phẩm dở dang”: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Nợ Tk “Nguyên, vật liệu”: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
Có TK “Tổng hợp sản xuất”
-Phản ánh giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Nợ TK “Thành phẩm”: Giá trị thành phẩm tồn kho cuối k ỳ
Nợ TK “Giá vốn hàng bán”: Giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ
Có TK “Thành phẩm”: Thành phẩm tồn kho đầu kỳ
Có TK “Tổng hợp sản xuất”
Sơ đồ: Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kiểm kê định kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tk “NVL” Tk “Tổng hợp TK “Giá vốn
sản xuất” hàng bán”
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
Tk “S.phẩm dở dang
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
TK “Mua NVL”
Giá trị NVL mua trong kỳ
TK “CP mua NVL”
Cp mua NVL trong kỳ
TK “Ph ải tr ả CNV”
Cp nhân công trực tiếp
Tk “CPSX chung
Chi phí nhân công CP SX chung
gián tiếp
TK “Dự trữ cho nhà máy “
Cp Vl gián tiếp
Tk “Khấu hao luỹ kế
Khấu hao TSCĐ
dùng cho sản xuất
1.2.1.2. Hạch toán chi phí thời kỳ:
a.Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí thời kỳ kế toán có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:
Mở hai tài khoản chi phí bán hàng và tài khoản chi phí quản lý
Không mở riêng hai tài khảon Chi phí bán hàng và chi phí quản lý mà xây xựng các tài khoản để tập hợp vừa theo công dụng, vừa theo nội dung của chi phí.
b.Trình tự hạch toán:
Thông thường các chi phí quản lý, chi phí bán hàng được xác định khi kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ.
*Nếu không sử dụng tài khoản Chi phí bán hàng và tài khoản chi phí quản lý, kế toán tập hợp riêng từng loại chi phí theo từng nội dung và mục đích cụ thể, ví dụ như:
-Phản ánh chi phí tiền lương nhân viên bán hàng:
Nợ Tk “Chi phí nhân viên bán hàng”
Có Tk “Phải trả công nhân viên”
-Phản ánh chi phí nhân viên quản lý
Nợ TK “Chi phí nhân viên quản lý”
Có TK “Phải trả công nhân viên”
-Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho bán hàng:
Nợ Tk “Chi phí khấu hao thiết bị bán hàng” Có TK “Khấu hao luỹ kế - thiết bị bán hàng”
*Nếu sử dụng tài khoản “Chi phí bán hàng” và tài khoản “Chi phí quản lý”, căn cứ vào mục đích sử dụng chi phí kế toán ghi:
Nợ Tk “Chi phí bán hàng”
Nợ TK “Chi phí quản lý”
Có Tk “Phải trả công nhân viên”
Có TK “Phải trả người bán”
Có TK “Khấu hao luỹ kế”
Có Tk …
Các tài khoản chi phí này, cuối kỳ được khóa sổ chuyển sang tài khoản “Tổng hợp thu nhập” để xác định kết quả kinh doanh.
1.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí ở các nước Tây Âu:
a. Mua nguyên, vật liệu, hàng hoá:
-Trong kế toán pháp, phương pháp hạch toán hàng tồn kho là KKĐK, do đó khi mua NVL, hàng hoá, các loại vật liệu không dự trữ được ……phải sử dụng Tk 60 – Mua và sử dụng các, các Tk chi tiết như sau:
601 – Mua nguyên vật liệu
602 – Mua các loại dự trữ sản xuất khác
604 – Mua công trình nghiên cứu
605 – Mua máy móc thiết bị, đồ trang bị
606 – Mua hàng hóa
609 – Mua hàng hoá
609 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhà cung cấp chấp thuận
-Trình tự hạch toán : Tk 60 - Kế toán hàng tồn kho và Tk 40 – Nhà cung cấp. Để tiện theo dõi trong phần này chỉ nêu phương pháp hạch toán chủ yếu:
+Khi mua NVL, hành hoá sử dụng ngay:
Nợ TK 601,602, 604, 605, 606, 607…
Nợ Tk 4456 – TVA trả hôn Nhà nước
Có Tk 512, 531
Có TK 401, 403.
+ Khi mua NVL, hàng hoá được nhà cung cấp giảm gi, hồi khấu ngoài hoá đơn:
Nợ Tk 512, 531, 401.
Có TK 4456 – TVA trả hộ Nhà nước
Có TK 609 - Giảm giá, bớt giá hòi khấu nhf cung cấp chấp thuận
+ Cuối năm, kết chuyển:
Nợ TK 609 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhà cung cấp chấp thuận
Có Tk 601, 607
b. Chi phí dịch vụ mua ngoài
* TK sử dụng: Tk 61 - Dịch vụ mua ngoài, dùng để ghi nhận các chi phí trả cho người thứ ba về công tác, dịch vụ đã thực hiện cho Doanh Nghiệp như các chi phí thanh toán cho tiểu thầu, chi phí bảo hiểm, thuê tài sản, chi phí nghiên cứu sưu tầm, chi phí tu bổ sửa chữa …..Tk 61 được chi tiết:
611 – Chi phí tiểu thầu về mua trả góp
612 - Tiền thuê mướn
614 - Tiền thuê mướn
615 – Chi phí tu bổ sửa chữa
616 – Chi phí bảo hiểm
617 – Chi phí nghiên cứu sưu tầm
618 – Chi phí khác
619 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhận được về các dịch vụ mua ngoài
*Trình tự hạch toán:
+Khi thanh toán các dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 611- 618
Nợ Tk 4456 – TVA trả hộ NN (nếu có)
Có TK 512, 531, 401….
+Nếu được giảm giá, bớt giá, hồi khấu…
Nợ Tk 512, 513, 401……
Có TK 4456 – TVA trả hộ NN
Có TK 619 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu….
+Cuối năm kết chuyển:
Nợ TK 619 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu.
Có TK 611 – 618
c. Chi phí mua ngoài khác:
*Tk sử dụng:
Tk sử dụng Tk 62 – Các dịch vụ mua ngoài khác. Ghi nhận các chi phí trả cho người thứ ba như tiền lương thuê ngoài , hoa hồng môi giới, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí bưu điện, lệ phí ngân hàng....Tk 62 sử dụng các TK chi tiết sau:
612 - Tiền lương nhân viên ngoài Doanh Nghiệp
622 - Tiền thù lao cho người trung gian
+ Tiền hoa hồng và môi giới mua hàng
+Tiền công quản lý công nợ (Các khoản thanh toán và dịch vụ, quản lý kế toán, đòi nợ, bảo đảm, hoa hồng cho người tài trợ….)
623 – Chi phí quảng cáo, xuất bản, xã giao, quà tặng cho khách hàng
624 – Chi phí vận chuyển hàng mua hàng bán
625 - Chi phí dời chỗ, đi công tác, tiếp tân
626 - Chi phí bưu điện và viễn thông
627 – Chi phí dịch vụ ngân hàng
628 – Chi phí khác
629 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhận được về các dịch vụ mua ngoài khác
*Trình tự hạch toán:
+Khi thanh toán dịch vụ mua ngoài khác
Nợ TK 621, 628 - Tuỳ theo từng loại chi phí
Nợ Tk 4456 – TVA trả hộ NN (nếu có)
Có TK 512, 531, 401…….
+Nếu được giảm giá, bớt giá, hồi khấu
Nợ TK 512, 531, 401
Có TK 4456 – TVA trả hộ NN (nếu có)
Có TK 629 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhận được về các dịch vụ mua ngoài khác
+Cuối năm kết chuyển
Nợ TK 629 - Giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhận được về các dịch vụ mua ngoài khác
Có Tk 621 – 628 - Tuỳ theo từng loại chi phí
d. Chi phí về thuế:
*TK sử dụng:
Sử dụng TK 63 - Thuế, đảm phụ và các khoản phải nộp tương tự: Ghi nhận các thuế, lệ phí cho cơ quan thuế vụ và cơ quan khác như thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế lương bổng, thuế tập nghề, thuế di chuyển tài sản…..TK 63 bao gồm các tài khoản chi tiết sau:
631 - Thuế, đảm phụ và các khoản nộp tương tự trên tiền công, thuế lương bổng, thuế tập nghề (Cơ quan thuế vụ).
633 - Thuế, đảm phụ và các khoản phải nộp tương tự trên tiền công: Thuế vận chuyển (cơ quan khác)
635 - Thuế đảm phụ và các khoản phải nộp tương tự khác: thuế nghề nghiệp, thuế địa ốc, thuế doanh thu..(cơ quan thuế vụ)
637 - Thuế, đảm phụ và các khoản phải nộp tương tự: thuế nộp cho cơ quan công quyền quốc tế, thuế đóng góp ở nước ngoài, đóng góp bổ sung vào chi phí của công ty..(cơ quan khác)
*Trình tự hạch toán:
+Nếu nộp thuế không chia theo định kỳ:
Nợ Tk 631, 637 - Tuỳ theo từng loại hình thuế
Có Tk 512,531
+Nếu nộp thuế chia theo định kỳ (ví dụ Thuế doanh thu):
.Nhận được giấy báo của cơ quan thuế:
Nợ TK 631-637 - Tuỳ theo từng loại thuế
Có TK 445 – Nhà nước- Thuế doanh thu
.Từng kỳ nộp thuế:
Nợ TK 445 – Nhà nước - Thuế doanh thu
Có TK 512,531
+Riêng thuế GTGT có hai loại:
.Thuế GTGT không thu hồi được gọi là thuế doanh thu hạch toán giống như trên
.Thuế GTGT thu hồi được (Tức là sẽ được khấu trừ) loại thuế này được ghi vào chi phí thuế, khi mua hàng hạch toán vào TK 4456 – TVA trả hộ NN, khi bán hàng hạch toán vào TK 4457 – TVA thu hộ NN, từ đó xác định số thuế GTGT phải nộp trên TK 4455 – TVA phải nộp NN
e.Chi phí nhân viên:
Tk 64 – Chi phí nhân viên. Có các TK cấp hai sau:
641 – Thù lao nhânviên
644 – Thù lao cho chủ nhân
645 – Chi phí an ninh xã hội dự phòng
646 - Phần đóng góp xã hội của bản thân chủ nhân
647 – Các chi phí xã hội khác
f. Chi phí quản lý thông thường:
*TK sử dụng:
TK 65 – Chi phí quản lý thông thường khác. Ghi nhận chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: tiền thuê bằng sáng chế, thuê giấy phép sản xuất, thuê quyền tác giả……Có các TK chi tiết sau:
651 - Tiền thuê bằng sáng chế, giấy phép sản xuất, thuê quyền đặc nhượng
653 - Phụ cấp hiện diện
654 - Lỗ do không đòi được nợ
655 - Phần riêng về kết quả nghiệp vụ liên doanh
658 – Các chi phí quản lý thông thường khác
*Trình tự hạch toán:
+trả tiền thuê bằng sáng chế
Nợ Tk 651 - Tiền thê bằng sáng chế..
Có TK 512, 531..
+Phụ cấp hiên diện của các quản trị viên của công ty
Nợ Tk 635 - Phụ cấp hiện diện
Có TK 521,531
+Lỗ do không đòi được nợ:
Nợ Tk 654: Lỗ do không đòi được nợ
Nợ TK 4456 – TVA phải nộp NN
Có TK 416 – Khách hàng khó đòi
Có TK 411 – Khách hàng
+Chia lãi cho hội viên tham gia liên doanh (doanh nghiệp là người nhận vốn liên doanh)
Nợ TK 655 – 6551 - Phần riêng lãi chuyển đi
Có TK 458 - Hội viên - Nghiệp vụ liên doanh
+Nhận lỗ khi doanh nghiệp là hội viên tham gia liên doanh (doanh nghiệp là người góp vốn liên doanh)
Nợ TK 655 – 6555 - Phần riêng số lỗ phải chịu
Có TK 458 - Hội viên - nghiệp vụ liên doanh
g. Chi phí tài chính.
*Tk sử dụng:
Tk 66 “Chi phí tài chính”. Có các tài khoản cấp hai :
661 – Chi phí tiễn lãi
664 - Lỗ về trái quyền liên quan đến dự phần
665 - Chiết khấu đã chấp nhận
666 - Lỗ về hối đoái
667 - Lỗ về nhượng bán các phiếu đầu cơ ngắn hạn
668 – Chi phí tài chính khác
*Trình tự hạch toán:
+Trả lãi vay:
Nợ TK 661 – Chi phí tiền lãi
Có Tk 512,513
+Doanh nghiệp chấp thuận cho khách hàng:
Nợ Tk 665 - Chiết khấu đã chấp thuận
Nợ Tk 4457 – TVA thu hộ NN
Có TK 512, 531,411
+Khi nhượng bán các phiếu lưu động đầu cơ ngắn hạn (nếu bị lỗ)
Nợ TK 512, 513…..
Nợ TK 667 - Lỗ về nhượng bán các phiếu đầu cơ ngắn hạn
Có Tk 502 - Cổ phiếu
Có TK 506 – Trái phiếu
+Khi thanh toán cho nhà cung cấp bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá thanh toán > tỷ giá khi mua: số chênh lêch và chi phí tài chính)
Nợ Tk 401 – Nhà cung cấp: Tỷ gía khi mua
Nợ Tk 666 - Lỗ về hối đoái : Số chênh lệch tỷ giá
Có TK 512 – Ngân hàng: Tỷ giá khi thanh toán
+Khi khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá thanh toán < tỷ giá khi bán số chênh lệch là chi phí tài chính)
Nợ Tk 512 – Ngân hàng: Tỷ giá thanh toán
Nợ Tk 666 - Lỗ về hối đoái: Số chênh lệch tỷ giá
Có Tk 411 – Khách hàng: Tỷ giá khi bán
h. Chi phí đăc biệt
*TK sử dụng TK 67: Chi phí đặc biệt: ghi nhận các chi phí bất thường không thuộc về các hoạt động kinh doanh cơ bản của Doanh Nghiệp. Có các TK cấp hai
671 – Chi phí đặc biệt về các nghiệp vụ quản lý: Tiền phạt, truy thu thuế
675 – Giá trị kế toán TSCĐ nhượng bán
678 – Các chi phí đặc biệt
*Trình tự hạch toán:
+Doanh nghiệp nộp tiền phạt, truy thu thuế qua ngân hàng
Nợ TK 671 – Chi phí đặc biệt về các nghiệp vụ quản lý
Có TK 512 – Ngân hàng
+Khi nhượng bán TSCĐ, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 675 – Giá trị kế toán TSCĐ
Nợ TK 280-281 - Khấu hao TSCĐ vô hình, hữu hình
Có TK 20,21- TCSĐ vô hình, hữu hình
i.chi phí khấu hao và dự phòng :
*TK sử dụng:
TK 68- Niên khoản khấu hao và dự phòng: Ghi nhân các chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, dự phòng giảm giá tài sản, dự phòng rủi ro và phí tổn: dự phòng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Có các TK cấp hai:
681 – Niên khoản khấu hao và dự phòng- Chi phí kinh doanh
686 – Niên khoản khấu hao và dự phòng – Chi phí tài chính
687- Niên khoản khấu hao và dự phòng – Chi phí đặc biệt
*Trình tự hạch toán:
+Dự phòng bị truy thu thuế hoặc tranh tụng: TK 151, 155
Cuối năm xác định các khoản dự phòng truy thu thuế, kiện tụng
Nợ Tk 687 – Niên khoản khấu hao và dự phòng – CP đặc biệt
Có TK 151 - Dự phòng rủi ro
Có Tk 155 - Dự phòng nộp thuế
Năm sau thực tế phải nộp thuế hoặc truy thuế hoặc bị phạt do thua kiện:
Nợ TK 671 – Chi phí đặc biệt
Có TK 512 – Ngân hàng
Có TK 531 - Tiền mặt
Hoàn nhập số dự phòng năm trước đã lập
Nợ TK 151 - Dự phòng rủi ro
Nợ TK 155 - Dự phòng nộp thuế
Có Tk 787 – hoàn nhập khấu hao và dự phòng – TK đặc biệt
+ Dự phòng dự trữ sửa chữa lớn TSCĐ, TK 157:
Cuối năm lập dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 687 – Niên khoản khấu hao và dự phòng – Cp đặc biệt
Có Tk 157 - Dự phòng chi phí phân chia cho nhiều niên độ
Nếu năm sau thực hiện SCL TSCĐ phải trả các chi phí
Nợ TK 615 – Chi phí tu bổ và sửa chữa
Nợ TK 4456 – TVA trả hộ NN
Có TK 512, 513
Hoàn nhập số dự phòng SCL TSCĐ năm trước đã lập
Nợ TK 157 - Dự phòng chi phí phân chia cho nhiều niên độ
Có Tk 787 – Hoàn nhập KH và dự phòng – Thu nhập đặc biệt
k. Phần tham dự của nhân viên và thuế lợi tức:
*Tk dử dụng
TK 69 - Phần tham dự của nhân viên Thuế lợi tức: Ghi nhận phần tham gia của nhân viên vào kết quả mở rộng của Doanh Nghiệp và thuế lợi tức nộp cho NN. TK 69 có các Tk cấp hai sau:
691 - Phần tham dự của nhân viên: phản ánh số thuế lợi tức phải nộp trong niên độ kế toán.
*Trình tự hạch toán
+Phần tham dự của nhân viên
Cuối niên độ kế toán, Dn tính số dự phần của nhân viên được tham dự vào kết quả của DN
Nợ TK 691 - Phần tham dự của nhân viên
Có TK 428 – Nhân viên – Chi phí sẽ phải trả
Số nợ trên xem như nhân viên đống góp vào kết quả mở rộng của DN được ghi vào TK 166 - Phần tham dự của nhân viên vào kết quả mở rộng DN. Số nợ trên coi như DN nợ nhân viên hoặc được chuyển sang số vốn cổ phần cho nhân viên:
Nợ TK 428 – Nhân viên – Chi phí sẽ trả
Có Tk 166 - Phần tham dự của nhân viên vào kết quả mở rộng DN
Có TK 101 - Vốn hội
+Thuế lợi tức
Khi DN nhận dược thông báo phải nộp thuế lợi tức
Nợ Tk 695 - Thuế lợi tức
Có TK 444 – Nhà nước - Thuế lợi tức
Khi DN nộp thuế lợi tức
Nợ TK 444 – Nhà nước - Thuế lợi tức
Có TK 512 – Ngân hàng
Có TK 531 - Tiền mặt
Phần II:
Thực trạng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong Doanh Nghiệp
Kế toán chi phí sản xuất trong Doanh Nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
3.1 Đối tượng tập hợp chi phí:
Tuỳ thuộc vào đặc điẻm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý, phạm vi càn tập hợp chi phí có thể là:
+ từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm
+ từng doanh nghiệp, toàn bộ quy trình công nhệ sản xuất sản phẩm
+ từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hay đơn đặt hàng
3.2 Tài khoản và sổ kế toán sử dụng:
-Tk 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+Bên Nợ: giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
+Bên Có: kế toán chuyển, phân bổ vào tài khoản 154 (TK 631): giá thực tế NVL dùng cho hết nhập lại kho
TK 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.
-Tk 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”: dùng để tập hợp và chuyển số chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp (bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội, KPCĐ)
Tk 622 có kết cấu tương tự như Tk 621 và cũng được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
-TK 627: “Chi phí sản xuất chung”: Tk 627 dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài chi phí NVL trực tiếp, NC trực tiếp. TK 627 có kết cấu như sau:
+Bên Nợ: tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ
+Bên Có:
kết chuyển vào Tk tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (TK 154, 631)
số ghi giảm chi phí sản xuất chung
Tk 627 có các tài khoản cấp 2 sau để phản ánh riêng từng chi phí sản xuất chung
Tk 6271:chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tk 6278: Chi phí bằng tiền khác
Ngoài ra Tk 627 có thể theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ.
-Tk 154: “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: TK 154 được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thnàh sản phẩm. Đối với DN sản xuất , TK 154 còn phản ánh các chi phí liên quan dến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công chế biến.
+Bên Nợ: tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ
+Bên Có :
Giá phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sửa chữa được
NVL tự chế nhập lại kho
Gía thành thực tế sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành
+Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tk 154: phải đựơc hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động, trong từng hoạt động cần chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
-Tk 155 “thành phẩm” Tk 155 được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình nhập, xuất kho thành phẩm của Doanh Nghiệp theo giá thanh thực tế
-TK 632; “giá vốn hàng bán”: để phản ánh giá trị giá vốn của số sản phẩm xuất kho tiêu thụ hoặc sản phẩm xong tiêu thụ ngay, với kết cấu chử yếu như sau:
+Bên Nợ:
phản ánh giá trị vốn của số thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã
cung cấp theo từng hoá đơn.
Trích lập dự phòng
+Bên Có:
kết chuyển giá vốn thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ vào bên Nợ
Tk 911 để xác định kết quả kinh doanh
hoàn nhập dự phòng
Ngoài việc mở các Tk để tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí đáp ứng yêu cầu quản trị của Doanh Nghiệp. Các mẫu sổ chi tiết có thể không hoàn toàn giống nhau theo quy định thống nhất xong phải đảm bảo được việc tập hợp số liệu chi phí sản xuất yếu tố sản xuất của từng đối tượng có thể tổng hợp chi phí theo các khoản mục tính giá thành quy định.
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán áp dụng trong Doanh Nghiệp mà sử dụng các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp để theo dõi chi tiết và tổng hợp chi phí của từng đốu tượng tập hợp chi phí sản xuất Dn.
3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
3.3.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí NVL chính, NVL phụ, công cụ, dụng cụ…….dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trong trường hợp Doanh Nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp rắp , gia công chế biến thêm thành sản phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục NVL TT
Chi phí NVL TT được căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu để tính ra giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng, và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí để hạch toán chi phí NVL TT vào các đối tượng
Việc hạch toán tổng hợp chi phí NVL TT có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp
Đối với các chi phí NVL tt có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau thì cần phải phân bổ gián tiếp theo từng tiêu thức hợp lý. Tiêu thức phân bổ phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng.
Trước hết phải xác định hệ số phân bổ:
Hệ số phân bổ
=
Tổng số chi phí cần phân bổ
Tiêu chuẩn cần phần bổ
Sau đó tính ra chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Chi phí phân bổ cho từng đối tượng
=
Hệ số phân bổ
*
Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng
Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu căn cứ vào giá trị thực tế NVl TT xuất kho, kế toán ghi:
Nợ Tk 621 (chi tiết liên quan)
Có Tk 152, 153
Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ cho các đối tượng liên quan ghi:
Nợ Tk 154
Có Tk 621
Trường hợp phải phân bổ thì tiêu thức phân bổ là định mức chi phí NVL TT hoặc định mức toàn bộ chi phí trực tiếp cũng có thể là trọng lượng khối lượng sản phẩm
3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp(NCTT):
Về nguyên tắc chi phí NCTT cũng được hạch toán giống như với chi phí NVLTT
Trường hợp không hạch toán tập hợp thẳng vào các đối tượng được thì tiêu thức phân bổ cps thể là tiền công cho công nhân sản xuất theo thời gian hoặc đối với số tiền lương phục vụ của công nhân sản xuất.
Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
-Trong kỳ căn cứ vào bảng thanh toán lương phải trả cho các đối tượng
Nợ Tk 622 (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp
Nợ Tk 627, 641, 642: tiền công NV phục vụ, QLSXKG , bán hàng
Có TK 334
-Số trích BHXH,BHYT, KPCĐ:
Nợ TK 622 (theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất)
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 338 (TK cấp 2 có liên quan)
-Trường hợp Doanh Nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất căn cứ vào tỷ lệ trích trước tính ra số trích trước theo kế haọnh hàng tháng, ghi:
Nợ Tk 622 (theo từng đối tượng tập hợp chi phí)
Có TK 335
Toàn bộ số chi phí phát sinh bên Nợ Tk 622 đối ứng với các TK 334, 338 ,335 là chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
-Cuối kỳ thực hiện việc kết chuyển chi phí NCTT vào Tk 154 tho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết liên quan) hợc Tk 631
CÓ TK 622 (chi tiết liên quan)
3.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Nội dung, kết cấu Tk “ Chi phí sản xuất chung và phân bổ chi phí sản xuất chung”
-Chi phí sản xuất chung là chi phí có liên quan đến việc phục vụ, quản lý quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vị các phân xưởng, các bộ phận sản xuất bao gồm chi phí về tiền công và các khoản phải trả cho nhân viên phục vụ, quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí về các loại vật liệu công cụ dụng cụ dùng trong các phân xưởng, chi phí về khấu hao TSCĐ trong phạm vi phân xưởng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí chung kế toán sử dụng Tk 627 “chi phí sản xuất chung”. Chi phí sản xuất chung thuộc phạm vi phân xưởng, bộ phận nào thì phải được tập hợp vào phân xưởng, bộ phận đó. Do vậy Tk 627 phải được chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, cần phải lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ.
Các nghiệp vụ kế toán:
Nợ TK 627 (chi tiết và Tk cấp 2 có liên quan)
Có TK 334, 338 : Chi phí NV
Có Tk 152: chi phí vật liêu
Có Tk 153,(142): chi phí CC, DC sản xuất
Có TK 214: chi phí khấu hao
Có TK 331, 335, 111, 112 chi phí dịch vụ và chi phí khác bằng tiền
-Phản ánh khoản giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 627
TK 111,112
TK 152,153
TK 621
TK 154
TK 152,138
TK 334,338,335
TK 632
TK 627
TK 142
TK 157
TK 155
TK632
K/p chi phí
K/p chi phí
TP gửi bán
TP gửi bán được coi là tiêu thụ
Tiêu thụ ngay
Z tt sản phẩm NK
Z tt thành phẩm
VL gia công NK ( tự chế, thuê ngoài), phế liệu thu hồi, bồi thường
K/p Cp NCTT
Sơ đồ :
Phần III:
Một số hạn chế và phương pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp hạch toán chi phí tại Việt Nam hiện nay tương đối hoàn thiện nếu như xét trên phương diện chung. Nhưng nếu ta nhìn vào một số loại hình Doanh nghiệp và một số công ty thì còn một số vấn đề còn vướng mắc.
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên em xin đưa ra một số ý kiến về hạch toán chi phí sản xuất ở các công ty xây lắp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp viêc tính toán chi phí gặp nhiều khó khăn:
4. Đánh giá sản phẩm dở dang:
SpDD là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trên dây truyền quy trình, công nghệ sản xuất, chưa đến kỳ thu hoạch hoặc chưa hoàn thành, chưa tính cào khối lượng bàn giao thanh toán)
Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định phần chi phí sản xuất tính cho spdd. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng và mức độ, thời gian tham gia của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của Doanh Nghiệp mà vận dụng các phương pháp sau:
4.1 Đánh giá Sp dd theo chi phí NVL TT hoặc Cp NVLC:
Theo phương pháp này chỉ tính cho SPdd cuối kỳ phần chi phí NCL TT hoặc cp NVLC, còn chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành
Phương pháp này thích hợp cho những Doanh Nghiệp mà trong toàn bộ chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm thì chi phí NVLTT (NVLC) chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy vẫn đảm bảo được mức độ chính xác và đơn giản bớt được khối lượng tính toán.
Trên thực tế thì các Doanh Nghiệp chỉ tính phần chi phí NVLC do vậy đều tổ chức hạch toán chi tiết NVLTT thành.
Công thức tính:
Sp DDCK
=
Cp Đk + CPTK
*
SP DD
Sp hoàn thành +SP
4.2 Đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này, Spdd cuối kỳ phải chịu toàn bộ các chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm kê xác định khối lượng spdd phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng. Căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành để quy đổi số sản phẩm làm dở ra sản phẩm hoàn thành tương đương làm cơ sở xác định định phí. Trình tự tính toán như sau:
+Đối với khoản chi phí NVLTT (NVLC) bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản phẩm thì tính cho SPDD và sản phẩm hoàn thành như sau:
SPDDCK
(NVLTT,NVLC)
*
CP đầu kỳ +CP TK
*
SPDD
Sp hoàn thành+SPdd
Đối với CPNC, CPSXC tính theo mức đọ hoàn thành
SPDD
(NC,CPSXC)
=
CPĐK + CPPS TK
*
SP quy đổi
Sp hoàn thành+ SP quy đổi
Trong đó : SP quy đổi =Sp dở dang * hệ số quy đổi
Phương pháp này đảm bảo mức độ chính xác cao hơn, nhưng khối lượng tính toán nhiều hơn, phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở
4.3 Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức:
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các Doanh Nghiệp thực hiện việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng SPDD và chi phí định mức cho 1 đơn vị sản phẩm dd ở từng phân xưởng (giai đoạn) để tính giá trị SPDDCK cũng có thể chỉ tính theo định mức chi phí NVLTT hoặc cho tất cả các khoản mục chi phí.
5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp Doanh Nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK):
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK là việc không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất hàng tồn kho trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị hàng tồn ĐK và CK căn cứ vào số liệu kiểm kê, việc xác định giá trị VL, CCDC, SP, hàng hoá trên các Tk KT tổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho , và căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho nhập (mua), trong kỳ và kết quả kiể kê cuối kỳ để tính. Chính vì vậy mà trên TK tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu ,CC,DC xuất dùng cho từng đối tượng : bao nhiêu dùng cho sản xuất, bao nhiêu dùng cho nhu cầu phục vụ quản lý sản xuất, bao nhiêu xuất bán (nếu có), bao nhiêu là hư hỏng), hao hụt…Muốn biết được cụ thể lại phải căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết hàng tồn kho.
Vì vậy phương pháp KKĐK được quy định áp dụng cho các DN sxkd có quy mô nhỏ chỉ tiến hành 1 loại hoạt đọng, hoặc ở các Doanh Nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, mặt hàng nhiều
Để tập hợp chi phí sản xuất cung cấp số liệu cho việc tính toán giá thành sản phẩm Tk 631 “giá thành sản xuất”. TK 631 có kết cấu như sau:
+Bên Nợ:
kết chuyển giá trị SPDD Đk
chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
+ Bên có :
Giá trị sp DDCK
Giá thành ttế sp nhập lại kho, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
Tk 631 không có số dư cuối kỳ và giá trị sản phẩm dd CK được kết chuyển ngay vào TK 154
Trong trường hợp Doanh Nghiệp có tổ chức các phân xưởng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, hoạt động tự chế hay thuê ngoài gia công, chế biến cũng được tập hợp vào Tk 631.
Chi phí sản xuất của các hoạt động (chính, phụ, gai công) tập hợp vào bên Nợ Tk 631 cũng theo 3 khoản:
-Cp NVLTT
-CP NC
-Cp SXC
Các tài khoản hàng tồn kho 151, 152, 153, 154, 155 trong kỳ áp dụng phương pháp kê định kỳ thì chỉ ghi hai lần vào lúc đầu và cuối kỳ theo giá trị hàng tồn kho đầu và cuối kỳ.
Nội dung và trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐk có thể khái quát theo sơ đồ (b)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
Tk 631 “Gía thành sản xuất” được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí phân xưởng, tổ đội sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, theo từng ngàng sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) theo từng công trình hay hạng mục công trình (XDCB)
Việc tập hợp chi phí phân bổ chi phí sản xuất về căn bản cũng tương tự như trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng thì hạch toán thẳng còn chi phí có kiên quan cũng phải tiến hành kiểm kê địng giá sản phẩm dở dang. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà xác định chi phí tính cho sản phẩm dang cuối kỳ theo các phương pháp đã trình bày.
Sỏ đồ (b):
Tk 632
TK 154 TK 154
K/c SP DD ĐK K/c Sp DD CK
TK 611 TK 621
Tk 152, 153
TK152, 153
TK 334, 338, 335 TK 622 Tk 155 TK 632 TK 155
CP NCTT TP tồn ĐK TP Tồn CK
TK 627
TK 142, 214, 331…. Giá thành thực tês
Sp ht nhập kho, lao vụ
Cp SXC đã hoàn thành
Phần III:
Một số hạn chế và phương pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí tại Việt Nam hiện nay tương đối hoàn thiện nếu như xét trên phương diện chung. Nhưng nếu ta nhìn vào một số loại hình Doanh Nghiệp đặc thù thì còn một số vấn đề cồn vướng mắc.
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế còn hạn hẹp nên em xin đưa ra một số ý kiến về hạch toán chi phí sản xuất tại công ty xăy lắp. Đối với các công ty xây lắp việc hạch toán chi phí gặp một số khó khăn sau:
Do chi phí về vật tư kế toán phải dự toán hàng tuần nên việc hạch toán
là không thể hoàn toàn chính xác được.
Chi phí nhân công, một số công ty để cho các đội trưởng tự trả lương
cho công nhân nên dễ dẫn đến tình trạng người lao động không nhận được mức tiền công xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.
Chi phí sản xuất chung: tổ chức ghi chép quá trình tập hợp chi phí
công cụ dụng cụ rõ ràng trước khi lên bảng phân bổ công cụ dụng cụ. Do đó việc kiểm tra là rất khó khăn.
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tại loại hình công ty này.
Do dự toán chi phí vật tư hàng tuần là không chính xác do đó muốn
kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả quá trình quản lý đơn vị, sử dụng tiết kiệm hơn nữa thì vật tư về nhập kho công trường, các đội nên lập phiếu nhập kho công trường. Việc lập phiếu nhập kho công trường cần có sự giám sát, xác nhận của đội trưởng, thủ kho nhân viên kế toán, nhân viên phụ trách thu mua.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động các công ty xây lắp nên
trực tiếp theo dõi quá trình chia lương cho công nhân của các đội. Đồng thời các đội, các tổ phải tiến hành theo dõi quá trình hoạt động của công nhân qua bảng chấm công và theo dõi với hợp đồng của công nhân qua bảng chấm công và theo dõi với hợp đòng này, công nhân nào tham gia thi công và tham gia trong thời gian là bao lâu. Cuối tháng, kế toán tiền lương và kế toán đội lập bảng tổng hợp theo hợp đồng làm khoán. Sau khi kế toán trên công ty kiểm tra khớp số liệu giữa các bảng chấm công, hợp đồng làm khoán và bảng tổng hợp lương do công ty lập và do các đội lập, kế toán công ty mới lập bảng tổng hợp lương theo từng công trình.
Để tiết kiệm thời gian cho việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, công
ty nên quy định lập bảng tổng hợp chi phí công cụ, dụng cụ.
Trên đây là một số hạn chế và khó khăn trong việc tính toán chi phí trong các công ty xây lắp.
Thực tế hiện nay cho thấy một bất cập trong việc tính toán và hạch toán chi phí trong tất cả các loại hình công ty. Như ta đã biết mục đích tôn chỉ của các Doanh Nghiệp là lợi nhuận. Một trong các biện pháp tăng lợi nhuận trong hàng ngàn biện pháp của các chủ Doanh Nghiệp đó là biện pháp giảm chi phí. Mà chi phí thuế thu nhập là một trong các chi phí lớn của Doanh Nghiệp. Các Doanh Nghiệp đang tìm nhiều cách để giảm chi phí đến mức tối đa có thể. Chính vì thế các Doanh Nghiệp đã khai khống một số khoản chi phí bằng cách mua bán khống hoá đơn đỏ. Hay còn có các công ty tuyển nhân viên giả một đợt. Cụ thể là các công ty thông báo tuyển nhân viên nhưng thực ra công ty không hề thiếu người. Họ chỉ thông báo tuyển để thu lại các hồ sơ của họ. Sau đó công ty thông báo rằng nhưng ai không trúng tuyển sẽ không được hoàn lại hồ sơ. Chính các hồ sơ ấy công ty sẽ giữ lại và sẽ hạch toán chi phí nhân công cho tất cả các công nhân viên ảo đó. Nó làm cho chi phí của công ty tăng lên hoàn toàn phù hợp về mặt pháp lý và dễ qua mặt cơ quan thuế của nhà nước. Một khi chi phí của Doanh Nghiệp tăng lên như thế thì việc giảm thế Doanh Nghiệp là việc đương nhiên. Lợi nhuận của Doanh Nghiệp cứ thế tăng lên rất hợp lý.
Đó là một trong các kẽ hở của chuẩn mực kế toán Việt Nam mà các Doanh Nghiệp đã lách để làm lợi cho mình. Từ những hạn chế trên em xin đưa ra biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm của Doanh Nghiệp. Đề nghị các cơ quan thuế kiểm tra chặt chẽ hơn. Sẽ phát hiện ra các sai phạm của Doanh Nghiệp và xử phạt thật thích đáng để Doanh Nghiệp cũng như các Doanh Nghiệp khác không tái phạm.
Kết luận
Trong nền kinh tế thi trường hiện nay việc áp dụng phương pháp hạch toán chi phí là rất quan trọng. Vì có được phương pháp hạch toán chi phí tốt sẽ giảm được chi phí sản xuất và như thế lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Đó là điều doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đây chính là lý do để em lựa chọn để tài : “Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các Doanh Nghiệp”.
Từ những vấn đề đã trình bày em có thể rút ra kết luận rằng phương pháp kế toán chi phí sản xuất của Việt Nam tương đối hoàn chỉnh. Các Doanh Nghiệp ở các thể loại Doanh Nghiệp có thể vận dụng một trong các phương pháp đã trình bày cho Doanh Nghiệp mình . Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ để có phương pháp tốt nhất cũng như tránh được sai lầm khi vận dụng phương pháp đó. Đồng thời chế độ kế toán của chúng ta nên vận dụng những ưu thế của các nền kế toán quốc tế như đã trình bày.
Trong thời gian tìm hiểu cho đề tài của mình em đã có hội hiểu sau hơn về mảng đề tài này, và đã khám phá ra những điều mới mẻ so với khi còn ngồi trên giảng đường do được đi thực tế nhiều hơn. Do thời gian có hạn nên vấn đề em trình bày không tránh khỏi thiếu sót mong cô giáo sửa chữa để em có thể hoàn thành được đề án và đạt được kết quả cao. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trương Hồng Phương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm đề án để em có thể hoàn thành đề án một cách tốt nhất!
T ài liệu tham kh ảo
1. Giáo trình kế toán tài chính Doanh Nghiệp
(Viện Đại Học Mở Hà Nội)
2. Giáo trình kế toán quốc tế
(Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)
3. Nguyên lý Kế toán Mỹ
(Nhà Xuất bản Thống Kê 12/2004)
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
(Bộ Tài Chính)
5.Hệ Thống kế toán Việt Nam - Chế độ kế toán doanh nghiệp
6. www.mof.gov.vn
7. www. Webketoan.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp.DOC