Đề tài Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi

Việc trang bị máy vi tính cho bộ phận kế toán của đơn vị là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng và giải quyết công việc trước mắt cũng như phát triển hệ thống quản lý bằng máy vi tính trong tương lai. Vì thế, việc mua mới, nâng cấp hệ thống máy vi tính toàn đơn vị nói chung và máy vi tính của phòng kế toán nói riêng cần sớm tiến hành nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý, kế toán tại đơn vị.

doc54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5064 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch lấy số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 02 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước. (3) Chi trong kỳ - Mã số 04: Phản ánh số chi trong kỳ của từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ được giảm trừ vào thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh” đối ứng Có các TK 631, 155 và số phát sinh bên Nợ TK 511 “Các khoản thu” đối ứng Có các TK 111, 112 … (chi tiết chi trực tiếp hoạt động sự nghiệp (nếu có)) trong kỳ báo cáo. (4) Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này – Mã số 09: Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi của từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 421 và bên Có TK 511 (nếu có). Mã số 09 = Mã số 02 – Mã số 04 Lũy kế từ đầu năm – Mã số 10: Mã số 10 = Mã số 03 - Mã số 08 (5) Nộp ngân sách – Mã số 11: Chỉ tiêu này phản ánh số phải nộp ngân sách của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 333 đối ứng bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo. - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 12: Phản ánh số đơn vị phải nộp ngân sách lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã số 11 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 12 của báo cáo này kỳ trước. (6) Nộp cấp trên kỳ này – Mã số 13: Phản ánh số nộp cấp trên (nếu có) trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 342 (chi tiết phần phải nộp cấp trên trong kỳ báo cáo) đối ứng với bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 14: Phản ánh số đơn vị phải nộp cấp trên lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã số 13 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 14 của báo cáo này kỳ trước. (7) Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này – Mã số 15: Phản ánh số bổ sung nguồn kinh phí hoạt động trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 461 đối ứng bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo Lũy kế từ đầu năm – Mã số 16: Phản ánh số bổ sung nguồn kinh phí hoạt động lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã số 15 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 16 của báo cáo này kỳ trước. (8) Trích lập quỹ kỳ này – Mã số 17: Phản ánh số trích lập quỹ theo quy định trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 431 đối ứng bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo Lũy kế từ đầu năm – Mã số 18: Phản ánh số trích lập quỹ theo quy định lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã số 17 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 18 của báo cáo này kỳ trước. (9) Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ này – Mã số 19 Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào căn cứ vào số dư bên Có TK 421 và số dư Có TK 511 cuối kỳ báo cáo. 1.3.3.4. Mẫu Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD Mã chương:…… Mẫu số: B01- H Đơn vị báo cáo: ….. (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC Mã đơn vị SDNS:….. ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) BÁO CÁO THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH Đơn vị tính:……. STT Chỉ tiêu Mã số Tổng cộng Chia ra Hoạt động Hoạt động Hoạt động A B C 1 2 3 4 1 Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối trước chuyển sang (*) 01 2 Thu trong kỳ 02 Lũy kế từ đầu năm 03 3 Chi trong kỳ 04 Trong đó - Giá vốn hàng bán 05 - Chi phí bán hàng, quản lý 06 - Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 07 Lũy kế từ đầu năm 08 4 Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này (09= 01+02-04) 09 Lũy kế từ đầu năm 10 5 Nộp NSNN kỳ này 11 Lũy kế từ đầu năm 12 6 Nộp cấp trên kỳ này 13 Lũy kế từ đầu năm 14 7 Bổ sung nguồn vốn kinh phí kỳ này 15 Lũy kế từ đầu năm 16 8 Trích lập các quỹ kỳ này 17 Lũy kế từ đầu năm 18 9 Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ này (*)(19 = 09-11-13-15-17) 19 (*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) Ngày …. Tháng…. Năm…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký tên, đóng dấu) CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP, TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Tổng quan về bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi thành lập trên cơ sở tổ chức lại trung tâm sức khỏe tâm thần tỉnh, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi. Là tổ chức sự nghiệp Y tế công lập, có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu và tài khoản riêng. - Tên đơn vị: BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI. - Giám đốc : Nguyễn Thanh Quang Vũ. - Địa chỉ : Phường Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. - Điện thoại: - Thành lập theo quyết định số: 1574/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Về việc thành lập Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.2. Chức năng của đơn vị: - Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Tham mưu cho Sở Y tế quản lý các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên khoa tâm thần toàn tỉnh. - Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ đạo tuyến. - Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân. 2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị: - Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh: + Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh tâm thần từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. + Khám và giám định sức khỏe tâm thần, tham gia giám định pháp y tâm thần khi có trưng cầu của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh và các cơ quan luật pháp. + Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện. Đào tạo cán bộ: + Là cơ sở thực hành về chuyên ngành tâm thần của trường trung học y tế. + Tham gia đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa tâm thần bậc trung học. + Tổ chức đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong bệnh viện, cán bộ trong hệ thống màng lưới chuyên khoa tâm thần trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu khoa học: + Nghiên cứu, tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ khoa học về lĩnh vực tâm thần để phục vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng. + Tổ chức các hội nghị khoa học trong tỉnh và trong khu vực Miền trung. + Tổ chức kết hợp với y tế cơ sở nghiên cứu khoa học về chuyên khoa tâm thần tại cộng đồng. - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: + Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về tổ chức hệ thống mạng lưới chuyên khoa tâm thần, mô hình quản lý bệnh nhân tâm thần trên địa bàn tỉnh. + Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chuyên khoa tâm thần của tuyến dưới và những cơ sở hành nghề tư nhân về chuyên khoa tâm thần. + chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên ngành cho tuyến dưới. + Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên ngành của tuyến dưới trên địa bàn tỉnh. + Tổ chức triển khai thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tâm thần tại cộng đồng. + Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông và giáo dục sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh tâm thần trong cộng đồng. Phòng bệnh: + Phối hợp với các cơ sở y tế huyện, thành phố và y tế tuyến cơ sở thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh tâm thần. + Tuyên truyền giáo dục sức khỏe tâm thần cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Hợp tác quốc tế: + Tham gia các chương trình hợp tác y tế với các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Quản lý kinh tế y tế: + Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác. + Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế. + Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hoạch toán chi phí khám, chữa bệnh. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị * Sơ đồ tổ chức BAN GIÁM ĐỐC P. Chỉ đạo tuyến P. Tổ chức – Hành chức P. Điều dưỡng P. Tài chính – Kế toán P. Kế hoạch tổng hợp – vật tư thiết bị y tế K. Lâm sàng K. Cận lâm sàng K. Tâm thần Nam K. Tâm thần Nữ K. Tâm căn- Phục hồi chức năng K. Khám bệnh, HSCC K. chống nhiễm khuẩn K. Điều dưỡng K. Cận lâm sàng K. Dược 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Đơn vị áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này, tất cả các công việc kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán. Với mục đích nhằm tiết kiệm chi phí, giúp cho việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh. Kế toán trưởng Kế toán vật tư & TSCĐ Kế toán tổng hợp *Sơ đồ tổ chức: Thủ quỹ * Nhiệm vụ của kế toán viên - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các kế toán viên. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về hoạt động tài chính của đơn vị. - Kế toán vật tư: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng, theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng loại vật tư hàng hóa, trích lập và nộp các khoản khấu hao TSCĐ… - Kế toán tổng hợp: Tổ chức việc ghi chép tính toán, phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời toàn bộ tài sản của đơn vị. Cuối mỗi tháng, quý, năm kế toán phải tổng hợp số liệu trên các sổ kế toán để lập các báo cáo tài chính của đơn vị. 2.1.5.2. Hình thức kế toán: - Đơn vị áp dụng hình kế toán chứng từ ghi sổ *Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Bảng cân đối phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng 2.1.6. Chính sách chế toán áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi: - Chế độ kế toán theo quyết định 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Luật Kế toán ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003. - Kỳ kế toán áp dụng: Bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng. 2.2. Phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi. 2.2.1. Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 – H) 2.2.1.1. Căn cứ lập “Bảng cân đối tài khoản” - Trước khi lập bảng cân đối tài khoản, kế toán phải thực hiện xong việc ghi sổ và khoá sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, kiểm tra đối chiếu giữa các số liệu có liên quan. Để lập bảng cân đối tài khoản năm 2010 thì kế toán căn cứ vào: + Số liệu trên Sổ Cái các tài khoản: 111, 112, 152, 211, 213, 214, 311, 312, 331, 332, 333, 334, 336, 421, 431, 461, 466, 511, 521, 661, 008, 009 năm 2010. + Số liệu trên Sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: 1111A, 1111B, 1111C, 1111D, 1111G, 1121C, 1121D, 1121G, 1521A, 1521C, 15221A, 15221B, 15221D, 15225C, 2112A, 2112B, 2112C, 2113A, 2118, 2141A, 2141B, 2141C, 3318A, 3121A, 3121B, 3121C, 3311A, 3311C, 3318C, 3321A, 3322A, 3323A, 3324A, 3341A, 3341C, 3361A, 3361B, 3371A, 3371B, 3371C, 3371D, 3424A, 3424B, 3424D, 3424G, 4313, 46121A, 46121B, 46121D, 46222, 4661A, 4661B, 4661C, 5111A, 5111C, 5118B, 5211A, 5211C, 5212, 66121A, 66121B, 66121C, 66121D, 0081, 0082, 0091 năm 2010. 2.2.1.2. Phương pháp lập “Bảng cân đối tài khoản” - Bảng cân đối tài khoản được chia làm 2 phần: Phần A - các TK trong bảng và phần B - các TK ngoài bảng. Cột A: Ghi số hiệu TK của tất cả tài khoản - Tài khoản trong bảng: 111, 1111A, 1111B, ….66121B, 66121C, 66121D, - Tài khoản ngoài bảng: 008, 0081, 008, 0091 Cột B: Ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản (trong bảng và ngoài bảng), tương ứng với Cột A. Cột 1, 2: Số dư đầu kỳ (Nợ, Có): Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 111 (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số dư cuối kỳ TK 111 của Bảng cân đối tài khoản năm 2009) để ghi vào Cột 1 của TK 111, với số tiền: 0 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 112 (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số dư cuối kỳ TK 112 của Bảng cân đối tài khoản năm 2009) để ghi vào Cột 1 của TK 112, với số tiền: 41.862.486 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết “Tiền gửi – Quỹ dự phòng ổn định thu nhập” (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số dư cuối kỳ TK 1121D của Bảng cân đối tài khoản năm 2009) để ghi vào Cột 1 của TK 1121D, với số tiền: 41.862.486 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 152 để ghi vào Cột 1 của TK 152, với số tiền: 325.164.106 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 1521A “ Nguyên liệu, vật liệu- Vật tư y tế tổng hợp” để ghi vào Cột 1 của TK 1521A, với số tiền: 11.172.431 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 1521C “ Nguyên liệu, vật liệu- Viện phí” để ghi vào Cột 1 của TK 1521C, với số tiền: 7.673.713 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 1521B “ Nguyên liệu, vật liệu- Thuốc chương trình mục tiêu” để ghi vào Cột 1 của TK 1521B, với số tiền: 42.004.527 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 15225C “ Nguyên liệu, vật liệu- Thuốc viện trợ” để ghi vào Cột 1 của TK 1521D, với số tiền: 70.508.220 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 15225C “ Hóa chất – Viện phí” để ghi vào Cột 1 của TK 15225C, với số tiền: 54.770.054 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” để ghi vào Cột 1 của TK 211, với số tiền: 3.661.112.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2112A “ Máy móc thiết bị (HCSN)” để ghi vào Cột 1 của TK 2112A, với số tiền: 1.995.370.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2112B “Máy móc thiết bị- (CTMT)” để ghi vào Cột 1 của TK 2112B, với số tiền: 846.455.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2112C “Máy móc thiết bị- Viện phí” để ghi vào Cột 1 của TK 2112C, với số tiền: 17.500.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2113A “Phương tiện truyền dẫn - (HCSN)” để ghi vào Cột 1 của TK 2113A, với số tiền: 321.000.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2118A “Tài sản cố định khác- (HCSN)” để ghi vào Cột 1 của TK 2118A, với số tiền: 480.787.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 214 “Hao mòn tài sản cố định” để ghi vào Cột 2 của TK 214, với số tiền: 1.389.743.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2141A “Hao mòn TSCĐHH- HCSN” để ghi vào Cột 2 của TK 2141A, với số tiền: 1.097.068.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2141B “Hao mòn TSCĐ - CTMT” để ghi vào Cột 2 của TK 2141B, với số tiền: 282.175.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2141C “Hao mòn TSCĐ – Viện phí” để ghi vào Cột 2 của TK 2141C, với số tiền: 10.500.000 đồng. Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 311 “Phải thu của khách hàng” để ghi vào Cột 1 của TK 311, với số tiền: 14.967.788 đồng. Các tài khoản còn lại được phản ánh vào số dư đầu kỳ tương tự như các tài khoản trên. Cột 3, 4: Số phát sinh kỳ này (Nợ, Có): Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 152, 155, 211, 213, 214, 311, 312, 331, 332, 333, 334, 336, 421, 431, 461, 466, 511, 521, 531, 631, 661, 008, 009 năm 2010 và trên sổ chi tiết các tài khoản: 1111A, 1111B, 1111C, 1111D, 1111G, 1121C, 1121D, 1121G, 1521A, 1521C, 15221A, 15221B, 15221D, 15225C, 2112A, 2112B, 2112C, 2113A, 2118, 2141A, 2141B, 2141C, 3318A, 3121A, 3121B, 3121C, 3311A, 3311C, 3318C, 3321A, 3322A, 3323A, 3324A, 3341A, 3341C, 3361A, 3361B, 3371A, 3371B, 3371C, 3371D, 3424A, 3424B, 3424D, 3424G, 4313, 46121A, 46121B, 46121D, 46222, 4661A, 4661B, 4661C, 5111A, 5111C, 5118B, 5211A, 5211C, 5212, 66121A, 66121B, 66121C, 66121D, 0081, 0082, 0091 năm 2010 để ghi vào Cột 3, 4 của bảng cân đối, cụ thể: TK 111: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ cái TK 111, tương ứng với dòng: Cộng số phát sinh bên Nợ ghi vào Cột 3, với số tiền: 1.331.581.963 đồng Cộng số phát sinh bên Có ghi vào Cột 4, với số tiền: 1.331.581.963 đồng TK 1111A: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ chi tiết các tài khoản – TK 1111A, tương ứng với dòng: Cộng số phát sinh bên Thu ghi vào Cột 3, với số tiền: 99.815.100 đồng Cộng số phát sinh bên Chi ghi vào Cột 4, với số tiền: 99.815.100 đồng. TK 1111C: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ chi tiết các tài khoản – TK 1111C, tương ứng với dòng: Cộng số phát sinh bên Thu ghi vào Cột 3, với số tiền: 573.549.563 đồng Cộng số phát sinh bên Chi ghi vào Cột 4, với số tiền: 573.549.563 đồng Các tài khoản còn lại được phản ánh vào số dư đầu kỳ tương tự như các tài khoản trên. Cột 5, 6: Số phát sinh lũy kế từ đầu năm (Nợ, Có): Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên các Sổ Cái và trên các sổ Chi tiết đã liệt kê ở trên. Do trong bài chỉ trình bày bảng cân đối năm 2010 và số tiền trên dòng “Cộng số phát sinh luỹ kế từ đầu kỳ” bằng số tiền trên dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm”, nên số tiền ghi vào Cột 5, Cột 6 bằng với số tiền ở Cột 3, Cột 4, cụ thể: TK 111: Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên sổ Cái TK 111, tương ứng với dòng: Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Nợ ghi vào Cột 5, với số tiền: 1.331.581.963 đồng Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Có ghi vào Cột 6, với số tiền: 1.331.581.963 đồng TK 1111A: Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên sổ Chi tiết các TK của TK 1111A, tương ứng với dòng: Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Nợ ghi vào Cột 5, với số tiền: 99.815.100 đồng Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Có ghi vào Cột 6, với số tiền: 99.815.100 đồng Tương tự ghi vào Cột 5, Cột 6 trên bảng cân đối các TK còn lại. Cột 7, 8: Số dư cuối kỳ (Nợ, Có): Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên các sổ Cái và trên các sổ Chi tiết đã liệt kê ở trên, để ghi vào Cột 7, Cột 8, cụ thể: TK 112: Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên sổ Cái TK 112, tương ứng với dòng: Số dư cuối kỳ bên Nợ ghi vào Cột 7, với số tiền: 49.734.037 đồng TK 1122D: Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên sổ Cái TK 1121D, tương ứng với dòng: Số dư cuối kỳ bên Nợ ghi vào Cột 7, với số tiền: 49.734.037 đồng Tương tự ghi vào Cột 7, Cột 8 trên bảng cân đối các TK còn lại. Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các TK vào các Cột trên bảng cân đối tài khoản. Kế toán thực hiện tổng cộng bảng cân đối tài khoản cho riêng từng phần tài khoản trong bảng, tài khoản ngoài bảng. Số liệu phần báo cáo tài khoản trong bảng của bảng cân đối tài khoản, phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau: Tổng số phát sinh Nợ kỳ này (Cột 3), phải bằng tổng số phát sinh Có kỳ này (Cột 4) của các tài khoản. Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm (Cột 5), phải bằng tổng số phát sinh Có luỹ kế từ đầu năm (Cột 6) của các tài khoản. Tổng số dư Nợ cuối kỳ (Cột 7), phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (Cột 8). 2.2.1.3. Bảng cân đối tài khoản năm 2010 2.2.2. Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B02-H) 2.2.2.1. Cơ sở số liệu để lập bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu số B02-H) Căn cứ vào: “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng” kỳ trước; Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết nguồn kinh phí, sổ chi tiết chi hoạt động, sổ chi tiết chi dự án (các tài khoản loại 4 và loại 6, Tài khoản 241). 2.2.2.2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng Phần I – Tổng hợp tình hình kinh phí (I) Kinh phí hoạt động Loại 520 Khoản 521 A. Kinh phí hoạt động thường xuyên. 1. “Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang” – Mã số 01. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào Mã số 10 của báo cáo này kỳ trước với số tiền là: 0 đồng 2. “Kinh phí thực nhận kì này” – Mã số 02. Số liệu ghi vào Cột 1 Mã số 02 Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 461 trừ (-) số kinh phí nộp khôi phục (=0) với số tiền: 4.254.779.931 đồng. Cột 4 là số kinh phí BHYT và khoản phí, lệ phí. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số cộng phát sinh trong kỳ trên sổ chi tiết các tài khoản 5211A “Thu chưa qua ngân sách – KP BHYT” và sổ chi tiết các tài khoản 5211C “Thu chưa qua ngân sách – Phí, lệ phí”, với số tiền: 657.817.351 đồng. Cột 5 là số tiền hàng viện trợ. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số cộng phát sinh trong kỳ trên sổ chi tiết các tài khoản 5212 “Thu chưa qua ngân sách - tiền hàng viện trợ”, với số tiền: 58.202.580 đồng. Cột 2 = Cột 1 - Cột 6 Cột 2 = 4.254.779.931 - 0 = 4.254.779.931 đồng. Cột 3 = Cột 2 - Cột 4 - Cột 5 Cột 3 = 4.254.779.931 - 657.817.351 - 58.202.580 = 3.538.760.000 đồng 3. “Luỹ kế từ đầu năm” – Mã số 03. Vì báo cáo này được lập vào cuối năm nên Mã số 03 = Mã số 02, với số tiền: 4.254.779.931 đồng 4. “Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này” – Mã số 04. Cột 3 Mã số 04 = Cột 3 Mã số 01 + Cột 3 Mã số 02 = 0 + 3.538.760.000 = 3.538.760.000 đ Cột 4 Mã số 04 = Cột 4 Mã số 01 + Cột 4 Mã số 02 = 0 + 657.817.351 = 657.817.351 đ Cột 5 Mã số 04 = Cột 5 Mã số 01 + Cột 5 Mã số 02 = 0 + 58.202.580 = 58.202.580 đ Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + cột 6 Cột 2 = 3.538.760.000 + 657.817.351 + 58.202.580 + 0 = 4.254.779.931đồng. Cột 1 = Cột 2 = 4.354.779.931 đồng 5. “Luỹ kế từ đầu năm” – Mã số 05. Vì báo cáo là báo cáo năm nên Mã số 05 = Mã số 04, số tiền: 4.354.779.931 đồng 6. “Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này” – Mã số 06. Căn cứ vào số phát sinh luỹ kế bên Nợ TK 661 trừ (-) số phát sinh bên Có TK 661 trong kỳ báo cáo để ghi vào Cột 1, dòng Mã số 06 của báo cáo này, với số tiền: 4.239.812.143 đồng. Cột 1= Cột 2 với số tiền: 4.239.812.143 đồng Căn cứ vào số phát sinh luỹ kế bên Nợ TK 661 trừ (-) số phát sinh bên Có TK 661 trong kỳ báo cáo để ghi vào Cột 4, dòng Mã số 06 của báo cáo này, với số tiền: 642.849.563 đồng Căn cứ vào vào số phát sinh luỹ kế bên Nợ TK 66121D trừ (-) số phát sinh bên Có TK 66121D trừ (-) các khoản chi nhưng chưa có nguồn trong kỳ báo cáo để ghi vào Cột 5, dòng Mã số 06 của báo cáo này, với số tiền: 46.202.580 đồng Cột 3 = Cột 2 – Cột 4 – Cột 5 Cột 3 = 4.239.812.143 – 642.849.563 – 46.202.580 = 3.550.760.000 đồng. 7. “Luỹ kế từ đầu năm” – Mã số 07. Vì báo cáo này là báo báo năm nên Mã số 07 = Mã số 06, với số tiền: 4.239.812.143 đồng. 8.“Kinh phí giảm kỳ này” – Mã số 08. Căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 461, 461 đối ứng với bên Có TK 111, 112,…để ghi vào Mã số 08 của báo cáo này. Số kinh phí thường xuyên hoạt động giảm trong năm Bệnh viện nộp trả ngân sách, nộp cấp trên, bị cơ quan tài chính thu hồi và giảm khác không có. 9. “Luỹ kế từ đầu năm” – Mã số 09. Vì báo cáo này được lập vào cuối năm nên Mã số 09 = Mã số 08. 10. “Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳsau” Mã số 10 = Mã số 04 – Mã số 06 – Mã số 08 Mã số 10 = 4.254.779.931 – 4.239.812.143 – 0 = 14.967.788 đồng. B. Kinh phí hoạt động không thường xuyên. (II) Kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước Vì NSNN cấp cho Bệnh viện Tâm thần tỉnh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để hoạt động, không có kinh phí không thường xuyên, kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nên Bệnh viện không phản ánh số liệu vào các phần kinh phí này. (III) kinh phí dự án (1) Kinh phí chưa quyết toán năm trước chuyển sang – Mã số 31 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có Mã số 40 của báo cáo này cuối năm trước, với số tiền: 0 đồng (2) Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 32 Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 462 trừ (-) số kinh phí nộp khôi phục (= 0), với số tiền: 860.000.000 đồng (3) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 33 Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 32 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 33 của báo cáo này kỳ trước(= 0 đ), với số tiền 860.000.000 đồng (4) Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này – Mã số 34 Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 31 và Mã số 32 của báo cáo này kỳ này (Mã số 34= Mã số 31 + Mã số 32), với số tiền 860.000.000 đồng. (5) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 35: Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 34 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 35 của báo cáo này kỳ trước (=0đ), với số tiền: 860.000.000 đồng (6) Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này – Mã số 36 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Nợ TK 662 “ Chi dự án” trừ (-) đi số phát sinh bên Có TK 662 ( chi tiết chi thường xuyên), với số tiền 860.000.000 đồng (7) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 37 Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có Mã số 36 của báo cáo này kỳ này (0 đ) cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 37 của báo cáo này kỳ trước (0đ), với số tiền: 0 đồng (8) Kinh phí giảm kỳ này – Mã số 38 Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 462 “nguồn kinh phí dự án” đối ứng với bên Có TK 111, 112… (chi tiết số nộp giảm, nộp trả và giảm khác thuộc nguồn kinh phí thường xuyên) trong kỳ báo cáo, với số tiền: 0 đồng (9) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 39 Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có Mã số 38 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 39 của báo cáo này kỳ trước, với số tiền: 0 đồng. (10) Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau – Mã số 40 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này tính như sau: Mã số 40 = Mã số 34 – Mã số 36 – Mã số 38 Mã số 40 = 860.000.000đ – 0đ – 0đ = 860.000.000 đồng (IV) Kinh phí đầu tư XDCB Vì NSNN cấp cho Bệnh viện Tâm thần tỉnh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để hoạt động, không có nguồn kinh phí đầu tư XDCB nên Bệnh viện không phản ánh số liệu vào các phần kinh phí này. Phần II- Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán được phản ánh theo từng nội dung kinh tế và theo mục lục NSNN, nội dung chi, mã số, tổng số ngân sách nhà nước. I. Chi hoạt động – Mã số 100 1. Chi thường xuyên – Mã số 101 Mục 6000: Căn cứ vào dòng “Cộng số phát sinh” trên sổ chi tiết chi hoạt động Mục 6000 để ghi vào Cột 1, với số tiền: 1.078.348.283 đồng. Do bệnh viện được giữ lại khoản phí, và lệ phí dùng chi lương cho cán bộ viên chức (Cột 4) là 145.004.258 đồng nên số NSNN giao (Cột 3) trong kỳ là 933.344.025 đồng. Tiểu Mục 6001: Căn cứ vào dòng “Cộng số phát sinh” trên sổ chi tiết chi hoạt động Mục 6000, Tiểu Mục 6001 để ghi vào Cột 1, với số tiền: 954.186.777 đồng. Do bệnh viện được giữ lại khoản phí, và lệ phí dùng chi lương cho cán bộ viên chức (Cột 4) là 145.004.258 đồng nên số NSNN giao (Cột 3) trong kỳ là 809.182.519 đồng. Tiểu Mục 6002: Căn cứ vào dòng “Cộng số phát sinh” trên sổ chi tiết chi hoạt động Mục 6000, Tiểu Mục 6002 để ghi vào Cột 1, với số tiền: 23.644.622 đồng. Vì kinh phí hoạt động thường xuyên Loại 520 khoản 521 mà Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi sử dụng từ nguồn phí, lệ phí để lại (Cột 4 = 0), nguồn viện trợ (Cột 5 = 0) và nguồn khác (Cột 6 = 0) không có nên Cột 1 = Cột 2 = Cột 3, với số tiền: 23.644.622 đồng Tương tự ghi vào Cột 3 cho các Mục và Tiểu Mục còn lại tương tự như Mục 6000 Tiểu mục 6001, Tiểu mục 6002. - Nhóm chi thanh toán cho cá nhân: Bằng tổng số tiền ở các Mục chi của nhóm chi này. Tức là, bằng số tiền ở các Mục chi = Mục 6000 + Mục 6050 + Mục 6100 + Mục 6200 + Mục 6250 + Mục 6300 + Mục 6400 = 933.344.025đ + 87.750.610đ + 590.171.079đ + 2.400.000đ + 13.350.000đ + 261.731.035đ + 634.603.500đ = 2.523.350.249 đồng. Tương tự tính và ghi vào nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn, nhóm chi mua sắm, sửa chữa và nhóm chi khác. - Mã số 101: Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ trên Sổ Cái hoặc sổ Chi tiết các TK 661 để ghi vào chỉ tiêu này hoặc Mã số 101 = Nhóm I + Nhóm II + Nhóm III + Nhóm IV = 2.523.350.249đ + 867.205.200đ + 101.210.000đ + 58.994.551đ = 3.550.760.000 đồng - Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn: Bằng tổng số tiền ở các Mục chi của nhóm chi này. Tức là, bằng số tiền ở các Mục chi = Mục 6500 + Mục 6550 + Mục 6600 + Mục 6650 + Mục 6700 + Mục 6750 + Mục 6900 + Mục 7000 = 84.763.435đ + 85.161.600đ + 12.894.165đ + 1.802.000 đ + 26.891.000 đ + 7.850.000 đ + 31.905.000 đ + 615.938.000 đ = 867.205.200 đồng. - Mã số 100 = Mã số 101= 4.239.812.143 đồng. Tương tự tính và ghi vào nhóm chi mua sắm, sửa chữa và nhóm chi khác. 2- Chi dự án – Mã số 300 Loại 520 Khoản 523 Số liệu để ghi vào Mã số 300 là số phát sinh của từng Loại, Khoản, Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục trên sổ chi tiết tài khoản 662 “Chi dự án ” , với số tiền: 860.000.000 đồng. (2) Chi thực hiện dự án – Mã số 302 Số liệu để ghi vào Mã số 302 là số phát sinh của từng Loại, Khoản, Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục trên sổ kế toán chi tiết 662 “Chi dự án” ( phần thực hiện dự án) của tài khoản 6622 “Chi thực hiện dự án” trong kỳ báo cáo, với số tiền: 860.000.000 đồng. Vì NSNN cấp cho Bệnh viện Tâm Thần tỉnh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để hoạt động, không có kinh phí không thường xuyên, kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước và cũng không có nguồn kinh phí đầu tư XDCB nên Bệnh viện Tâm thần tỉnh không phản ánh số liệu vào các phần kinh phí này. 2.2.2.3. Mẫu tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng 2.2.3. Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu B03-H) 2.2.3.1. Cơ sở số liệu để lập - Sổ chi tiết doanh thu - Sổ chi tiết các khoản thu - Sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh (hoặc đầu tư XDCB) - Báo cáo này kỳ trước 2.2.3.2. Nội dung và phương pháp lập (1) Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối kỳ trước chuyển sang – Mã số 01 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu Mã số 19 của báo cáo này kỳ trước với số tiền: 14.967.788 đồng. 2. Thu trong kỳ - Mã số 02: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5111A, “Các khoản thu – KP BHYT” với số tiền: 136.391.614 đồng và TK 5111C “ Các khoản thu – Thu SN Viện phí” với số tiền: 522.849.563 đồng. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 03: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = số liệu ghi ở Mã số 02 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước. Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước = 0 nên số tiền ở Mã số 03 = số tiền ở Mã số 02 của báo cáo này kỳ này. Cụ thể: Mã số 03 = Mã số 02 = 659.241.177 đồng. 3. Chi trong kỳ - Mã số 04: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 661 đối ứng với bên Có các TK 152, TK 111, TK 312 ... với số tiền: 642.849.563 đồng - Giá vốn hàng bán – Mã số 05: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng với TK 155, TK 156, TK 631. Do trong kỳ Bệnh viện không phát sinh nghiệp vụ mua bán, sản xuất kinh doanh nên số tiền của Mã số 05 bằng 0 đồng. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý – Mã số 06: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh” chi tiết trên sổ chi phí sản xuất, kinh doanh. Do trong kỳ Bệnh viện không phát sinh nghiệp vụ mua bán, sản xuất kinh doanh nên số tiền của Mã số 06 bằng 0 đồng. - Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp – Mã số 07 : Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng với bên Có TK 3331 chi tiết thuế GTGT trong kỳ báo cáo. Vì Bệnh viện Tâm thần Tỉnh không phát sinh nghiệp vụ mua bán nến số tiền ở Mã số 07 bằng 0 đồng. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 08 Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 08 = số tiền ở Mã số 04 của báo cáo này kỳ này, với số tiền 642.849.563 đồng. - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 08: Phản ánh số chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 08 = số tiền ở Mã số 04 của báo cáo này kỳ này. 4. Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này – Mã số 09: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 421 “Chênh lệch thu chi chưa xử lý” và bên Có TK 511 “Các khoản thu”. Mã số 09 = Mã số 02 – Mã số 04, cụ thể: + Đối với hoạt động viện phí Cột 2 Mã số 09 = Cột 2 Mã số 02 - Cột 2 Mã số 04 = 659.241.177đ – 642.849.563đ = 16.391.614 đồng. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 10: Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 10 = số tiền ở Mã số 09 của báo cáo này kỳ này với số tiền 16.391.614 đồng. 5. Nộp NSNN – Mã số 11 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 333 đối ứng với bên Nợ TK 511 (Đối với hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác). Trong năm 2010 Bệnh viện Tâm thần tỉnh không phát sinh số phải nộp NSNN của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh nên số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = 0 đồng. - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 12: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở Mã số 11 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 12 của báo cáo này kỳ trước. Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 12 = số tiền ở Mã số 11 của báo cáo này kỳ này (=0 đ). 6. Nộp cấp trên kỳ này - Mã số 13: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 421, TK 511 đối ứng với bên Có TK 342 chi tiết phần phải nộp cấp trên trong kỳ báo cáo. Trong năm 2010 Bệnh viện Tâm thần tỉnh không phát sinh số phải nộp cấp trên của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh nên số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = 0 đồng. - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 14 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 13 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 14 của báo cáo này kỳ trước. Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 14 = số tiền ở Mã số 13 của báo cáo này kỳ này (= 0 đ) 7. Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này – Mã số 15: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 461 đối ứng với bên Nợ TK 421, TK 511. Trong năm 2010 đơn vị không phát sinh nguồn kinh phí bổ sung nên số liệu ghi vào chỉ tiêu này = 0 đồng. - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 16: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 15 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 16 của báo cáo này kỳ trước. Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 16 = số tiền ở Mã số 15 của báo cáo này kỳ này (0 đồng) 8. Trích lập các quỹ kỳ này – Mã số 17: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 431 đối ứng với bên Nợ TK 421, TK 511. Trong năm 2010 Bệnh viện Tâm thần tỉnh chưa có quyết định trích lập các quỹ từ khoản chênh lệch thu chi nên số liệu ghi vào chỉ tiêu này = 0. - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 18: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 17 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 18 của báo cáo này kỳ trước. Vì đây là báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 18 = số tiền ở Mã số 17 của báo cáo này kỳ này (0 đồng) 9. Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ này – Mã số 19: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư bên Có TK 421 và số dư có TK 511 cuối kỳ báo cáo hoặc Mã số 19 = Mã số 01 + Mã số 09 – Mã số 11 – Mã số 13 – Mã số 15 – Mã số 17. Cụ thể: + Đối với hoạt động viện phí Cột 2 Mã số 19 = Cột 2 Mã số 01 + Cột 2 Mã số 09 - Cột 2 Mã số 11 - Cột 2 Mã số 13 - Cột 2 Mã số 15 - Cột 2 Mã số 17 = 14.967.788 đ + 16.391.614 đ – 0 đ – 0 đ – 0đ = 31.359.402 đồng. 2.2.3.3. Mẫu Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Nhận xét chung về cách thức tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Bệnh viện Tâm thần Tỉnh được hình thành trên cơ sở là Trung tâm sức khỏe Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi. Bệnh viện được thành lập giữa năm 2007, tính đến nay đơn vị đã hoạt động được 4 năm. Buổi ban đầu đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng cũ đều được nâng cấp và xây dựng lại hoàn toàn, số lượng y bác sĩ chuyên ngành còn thiếu nên chỉ đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Lúc đầu bệnh viện không thể tiếp nhận bệnh nhân nội trú nhưng nay nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh và của các ban ngành quan tâm đã xây dựng, đầu tư, trang bị thiết bị hiện đại phục vụ việc khám và điều trị nên bệnh viện đã có khả năng tiếp nhận bệnh nhân nội trú tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám và chữa bệnh. Để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ và chức năng đặc thù của đơn vị. Đơn vị thường xuyên tự tổ chức hoặc tham gia các đợt tập huấn do Sở Y tế tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y bác sĩ. Những đợt tập huấn của đơn vị luôn sát với tình hình thực tế nên kết quả của các đợt tập huấn thường đem lại kết quả cao. Được sự quan tâm, đầu tư của các cấp số giường bệnh của đơn vị đã tăng rõ rệt, thiết bị, máy móc khám chữa bệnh cũng nhiều hơn, và khu khám chữa bệnh được xây dựng hoàn chỉnh thoáng mát đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Tại Bệnh viện, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân thì cán bộ công nhân viên cũng hoàn thành tốt việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong đó có việc thực hiện tốt các quy định, chính sách các chuẩn mực kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Bộ phận kế toán tại bệnh viện thực hiện việc theo dõi nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vốn, vật tư, tài sản, tình hình chấp hành dự toán thu, chi. 3.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Hoạt động của đơn vị đơn thuần là nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cộng đồng nên bộ máy kế toán toán tại đơn vị có đội ngủ cán bộ trẻ trung năng động với trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệp trong công việc, nhiệt tình trong công tác. Cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, được sắp xếp một cách hợp lý về chức năng, nhiệm vụ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bộ phận kế toán tại bệnh viện được phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng nhằm giúp kế toán theo dõi một cách chi tiết, kỹ lưỡng hơn về nhiệm vụ mà mình phải chịu trách nhiệm. Các nghiệp vụ liên quan đến viện phí và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về thuốc chữa bệnh sẽ giao cho kế toán về viện phí và dược quản lý. Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thanh toán của đơn vị được giao cho kế toán tổng hợp của đơn vị. Bộ phận kế toán còn có nhiệm vụ là cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng các định mức chi tiêu, thông tin về điều hành mọi hoạt động của đơn vị cho cấp trên. Trong quá trình thực tập tập Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi em đã được tiếp xúc với các anh chị trong bệnh viện đặc biệt là các chị ở phòng kế toán. Nhờ đó, em đã hiểu hơn phần nào về kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Bản thân em rút ra được một số ưu nhược điểm của kế toán tại đơn vị. 3.1.2. Ưu điểm Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên rất dễ làm, dễ kiểm tra. Công việc kế toán rãi đều trong tháng nên cung dễ phân công chia nhỏ công việc để làm. Công tác sổ sách đầy đủ, đơn vị áp dụng đúng mẫu các loại sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ nhật ký,… theo đúng mẫu biểu quy định. Hệ thống chứng từ, sổ sách được trình bày tuần tự và hợp lý. Thu chi đúng chế độ, nguyên tắc kịp thời được đơn vị thực hiện một cách nghiêm túc. Đơn vị đã thực hiện chi hỗ trợ như chi hỗ trợ công việc chuyên môn, chi hỗ trợ công tác phí, hoặc các khoản chi hỗ trợ khác… Kế toán đơn vị thực hiện việc ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn; quá trình hình thành kinh phí và sử dụng kinh phí. Định kỳ, kế toán thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của đơn vị. Kiểm tra việc quản lý sử dụng các loại vật tư, trang thiết bị y tế, tài sản ở đơn vị. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán theo chế độ chính sách của Nhà nước; kiểm tra tình hình tiếp nhận kinh phí, phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới. Hằng tháng, hàng quý đều tổ chức thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra định kỳ giữa sổ sách và thực tế tại đơn vị. Sổ sách, chứng từ kế toán được lưu trữ theo thứ tự năm. Sổ sách được sắp xếp gọn gàn, ngăn nắp và có tính khoa học, hợp lý giúp cho việc cung cấp các thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ cho người cần các thông tin kế toán. 3.1.3. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đơn vị đã đạt được vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên đòi hỏi kế toán viên, kế toán trưởng phải đối chiếu khớp đúng số liệu giữa chứng từ ghi sổ với chứng từ ghi sổ khác do các đồng nghiệp khác lập ở phần hành kế toán khác trước khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái. Ghi chép trùng lắp làm tăng khối lượng ghi chép chung nên ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả của công tác kế toán. Do đặc thù lĩnh vực hoạt động của bệnh viện nên mẫu sổ bảng tính cụ thể là bảng thanh toán tiền lương có một vài điểm khác so với mẫu sổ, bảng tính chuẩn quy định đó là theo mẫu bảng thanh toán tiền lương các khoản trừ vào lương được tính riêng cho từng loại như BHXH tính riêng, BHYT tính riêng,… nhưng kế toán bệnh viện gộp chung vào một cột để tính chung các khoản trừ vào lương. Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính để ghi sổ và lập báo cáo tài chính đảm bảo công việc nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, có một số biểu mẫu phần mềm lại viết không đúng quy định theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Biểu mẫu B01-H phần mềm viết không đúng được thể hiện theo phụ lục mẫu B01-H. Mẫu viết đúng được trình bày tại Chương 2, phần 2.2.1. "Bảng cân đối tài khoản" ở trên. Đối với bảng báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD. Mã số 02 – “ thu trong kỳ” kế toán đã xác định sai số tiền ghi vào cột này. Căn cứ vào dòng “ Cộng phát sinh” trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản TK 5111A và TK 5111C với tổng số tiền là 659.241.177 đồng nhưng kế toán lại ghi nhầm với số tiền là 657.817.351 đồng. Do đó số tiền ở Mã số 09 – “ Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này” cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể: Biểu mẫu B03 – H đúng được trình bày tại chương 2, phần 2.2.3.3 phần mẫu “Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh” báo cáo sai được trình bày ở phần phụ lục. - Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng tại đơn vị được thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài chính hiện hành. Tuy nhiên, việc đơn vị mở thêm hệ thống tài khoản cấp 3 còn khá lộn xộn, dài dòng nên không được thẩm mỹ, khó nhớ, khó ghi chép và khó quản lý. Cụ thể: có những tài khoản cấp 3 chỉ có 4 chữ số (TK 2111, TK 2112, TK 3318, TK 4313, 5212…), có những tài khoản cấp 3 có 5 chữ số (TK 1111A, TK 1111B, TK 3371A, 3371D, TK4661A, 4661C…), có những tài khoản cấp 4 có 6 chữ số (TK 462222, 46121A, TK 66121C. - Công việc ghi sổ kế toán thường dồn vào cuối tháng và cuối mỗi quý nên dễ nhầm lẫn, bỏ sót hoặc dễ bị trùng lặp trong khi hạch toán đồng thời cũng ảnh hưởng đến thời gian lập và gửi báo cáo. - Đơn vị áp dụng hình thức "chứng từ ghi sổ" nhưng chưa phản ánh đầy đủ số liệu trên các sổ, đó cũng là một lý do làm cho sổ sách kế toán chưa thật sự đầy đủ. Trang thiết bị tại phòng kế toán của đơn vị còn lạc hậu. Phòng được trang bị hai máy vi tính để phục vụ công tác kế toán nhưng qua thời gian sử dụng hai máy vi tính trên đã xuống cấp hay hư hỏng ảnh hưởng đến công việc của kế toán, giảm kết quả hoạt động công việc kế toán tại đơn vị. Đơn vị hoạt động nhờ nguồn ngân sách nhà nước cấp và viện phí được giữ lại để trang trải hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, có những lúc kinh phí chưa rút về được nên làm ảnh hưởng đến công tác chi tiêu thanh toán một số hoạt động của đơn vị. Số giường bệnh ở đơn vị đã tăng lên nhiều so với lúc sơ khai nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng. Chính vì điều này đã làm cho bệnh viện mất đi một phần thu từ viện phí đáng kể. 3.2. Một số nhận xét về phương pháp lập BCTC tại Bệnh Viện Tâm Thần Tỉnh. Lập báo cáo tài chính là khâu cuối cùng của công tác kế toán tại bệnh viện. Lập báo cáo tài chính có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, tài sản. Hiểu được tầm quan trọng của các báo cáo nên kế toán tại bệnh viện Tâm thần tỉnh đã lập và nộp đầy đủ, kịp thời các báo cáo tài chính theo mẫu biễu, thời hạn lập, nộp và gửi báo cáo theo đúng quy định. Các chỉ tiêu trong các báo cáo được phản ánh một cách đúng sự thật, rõ ràng, chi tiết và đầu đủ tạo điều kiện thuận lợi cho người người đọc báo cáo có thể tiếp cận và hiểu về tình hình tài chính của đơn vị một cách dễ dàng. Cuối mỗi kỳ năm, Sau khi lập báo cáo tài chính kế toán trưởng và thủ trưởng bệnh viện tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các báo cáo tài chính trước khi ký, đóng dấu và gửi đi bởi vì kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị là những người chịu trách nhiệm về các số liệu trong báo cáo. Theo thời hạn nộp và nơi nộp, báo cáo tài chính của đơn vị được nộp cho Sở Tài Chính, Kho Bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện. 3.3. Một số kiến nghị trong công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi Để hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi em xin được đề xuất một số ý kiến: Khi có các nghiệp phát sinh trong ngày, kế toán đơn vị nên tiến hành tổng hợp nghiệp vụ và ghi sổ trong ngày để tránh tình trạng thiếu xót, vào không đủ sổ sách chứng từ. Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên hay phát sinh những nghiệp vụ giống nhau dễ gây trùng lắp khó theo dõi. Vì thế đơn vị nên tập hợp các chứng từ cùng loại vào một bảng “bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để tiện cho công tác theo dõi và ghi sổ kế toán. Đơn vị cần lập các sổ sách và các bảng tính theo quy định hiện hành chung của Bộ Tài Chính để tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu khi cần thiết. Kế toán đơn vị cố gắng làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc rút dự toán, nguồn kinh để kịp thời trang trải chi phí đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện. Đơn vị cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm bổ sung trang thiết bị chuyên ngành, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong công tác, gia tăng số giường bệnh để đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ nhân viên và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Qua đó, tạo cho bệnh viện có một nguồn viện phí lớn hơn để trang trải cho hoạt động sự nghiệp của mình. - Giải quyết, khắc phục lỗi của phần mềm kế toán trên máy vi tính: + Liên hệ bên cung cấp phần mềm kế toán sửa lại một số biểu mẫu phần mềm viết không đúng quy định theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. + Khi có những thay đổi, bổ sung chế độ kế toán theo quy định thì phải yêu cầu bên cung cấp phần mềm kế toán cập nhật nhanh và kịp thời đảm bảo công tác kế toán đạt hiệu quả cao. - Sắp xếp và mở lại hệ thống tài khoản cấp 3: Hệ thống tài khoản cấp 3 của đơn vị còn quá lộn xộn, khó theo dõi, khó quản lý. Bộ phận kế toán nên sắp xếp lại như sau: + Đối với những tài khoản cấp 3 có 4 chữ số (TK 2111, TK 2112, TK 3318, TK 4313, 5212…) thì có thể giữ nguyên. + Đối với những tài khoản cấp 3 có 5 chữ số thì có thể đưa về 4 chữ số ví dụ: TK 1111, TK 1111, TK 3371, 3371D, TK4661, 4661…), + Đối với những tài khoản cấp 4 có 6 chữ số (TK 462222, 46121A, TK 66121C…) thì có thể chỉnh lại như sau: TK 4622A, TK 4612A, TK 6612C, … Việc trang bị máy vi tính cho bộ phận kế toán của đơn vị là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng và giải quyết công việc trước mắt cũng như phát triển hệ thống quản lý bằng máy vi tính trong tương lai. Vì thế, việc mua mới, nâng cấp hệ thống máy vi tính toàn đơn vị nói chung và máy vi tính của phòng kế toán nói riêng cần sớm tiến hành nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý, kế toán tại đơn vị. Nhìn chung, bộ máy kế toán tại bệnh viện ổn định, các công việc được tiến hành tương đối tốt, bộ phận phòng kế toán nên giữ vững nhịp độ hiện tại để đưa công tác quản lý và công tác kế toán được tốt, góp phần hòa nhập xu hướng phát triển chung của đất nước. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập vừa qua tại bệnh viện Tâm thần Tỉnh Quảng Ngãi, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức được học ở trường cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong bệnh viện nhất là bộ phận kế toán, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Huỳnh Thị Lệ Minh đã giúp em hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Qua thời gian tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Quảng Ngãi đã giúp cho em thấy rõ và hiểu rõ hơn từ việc ghi nhận nghiệp vụ, vào sổ kế toán đến việc lập báo cáo tài chính. Từ đó, em đã tiếp thu cho bản thân một kiến thức căn bản về kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và kế toán tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Chuyên đề đã hệ thống hóa toàn bộ lý luận về phương pháp lập và trình bày báo tại một đơn vị hành chính sự nghiệp cụ thể vì thế nó đã minh họa rõ nét những phần lý thuyết mà em đã học tại trường. Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, lượng kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu xót nhất định. Vì thế rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo để chuyên đề thực tập được hoàn thiện và đây đủ hơn. Cuối cùng, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn đã tạo cho em điều kiện thuận lợi trong thời gian qua, để em được học hỏi và hoàn thiện thêm kiến thức của mình. Những bài học quý báu này sẽ là hành trang đầu tiên cho bước đường tương lai sau này của em. Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày tháng 04 năm 2012 Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Huỳnh Thị Lệ Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận văn liên quan