Đề tài Phương pháp phân tích hòa vốn đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tổng hợp

Độ bẩy tổng hợp phản ánh mức độ nhạy cảm của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với sự thay đổi sản lượng (doanh thu). Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (doanh thu) nào đó bằng phần trăm thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (doanh thu). Hay nói cách khác nếu doanh thu thay đổi 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thay đổi bao nhiêu phần trăm.

doc23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích hòa vốn đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Trường Đại học Kinh tế- BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÒA VỐN ĐÒN BẨY KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY TỔNG HỢP NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9 GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN LỚP HỌC PHẦN: TCDNG_1 LỜI MỞ ĐẦU Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và những trở ngại trong nội tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu hoặc ít nhất là không bị lỗ. Phân tích hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, xác định mức sản lượng tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được. Mối quan tâm của nhà quản trị là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với mức độ rủi ro kinh doanh. Mặt khác, đầu tư vào chi phí cố định để gây ra sự thay đổi trong sản lượng sản xuất nhằm khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ), đồng thời khuếch đại rủi ro kinh doanh. Đó là ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Thuật ngữ “đòn bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bài thuyết trình của nhóm 9 sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật phân tích hòa vốn, tác động của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tổng hợp lên lợi nhuận của doanh nghiệp. NỘI DUNG CHÍNH Phương pháp phân tích hòa vốn Khái niệm phân tích hòa vốn và điểm hòa vốn Phân tích hòa vốn là một kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. Điểm hòa vốn (break-even point) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận. Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị sản lượng hoặc giá trị doanh thu. Ý nghĩa phân tích hòa vốn Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiêp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số để không bị lỗ. Như vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn. Hiểu biết mối quan hệ giữa định phí, biến phí, giá cả và lợi nhuận sẽ hữu ích khi hoạch định hỗn hợp các nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng (ví dụ việc sử dụng số lượng lớn các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như trái phiếu, cổ phần ưu đãi là không thận trọng). Phân tích tác động của định phí thay thế biến phí trong một qui trình sản xuất. Phân tích tác động lợi nhuận của nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp. Các giả định khi áp dụng phương pháp phân tích hòa vốn Phương pháp phân tích hòa vốn được áp dụng trong ngắn hạn với những giả định sau: Giá bán của một đơn vị sản phẩm không đổi. Tất cả các chi phí có thể phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc tuyến tính vào sản lượng sản xuất. Các chi phí cố định không thay đổi. Sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng sản xuất. Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm, cơ cấu sản phẩm không thay đổi. Như vậy, dựa vào những giả định trên, có thể rút ra những hạn chế của phân tích hòa vốn: Phân tích hòa vốn dựa trên giả định rằng giá bán và biến phí đơn vị là không đổi: điều này không sát với thực tế. Mô hình phân tích hòa vốn được thực hiện trên giả thiết tổng chi phí gồm hai phần là biến phí và định phí: trên thực tế định phí và biến phí rất khó khăn để phân định rạch ròi. Phân tích hòa vốn chỉ được thực hiện trong trường hợp nhu cầu của thị trường về sản phẩm là không đổi. Phân tích hòa vốn chỉ áp dụng khi sản lượng tiêu thụ và sản lượng sản xuất bằng nhau là không thực tế. Các phương pháp phân tích hòa vốn - Phân tích hòa vốn bằng đồ thị: Biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng đồ thị minh họa. Phân tích hòa vốn bằng phương pháp đại số: Xem xét, tính toán mối quan hệ của các yếu tố bằng các phép toán đại số. Phương pháp phân tích hòa vốn theo đồ thị Chi phí và doanh thu được thể hiện trên trục tung, sản lượng thể hiện trên trục hoành. Hàm số tổng doanh thu S tiêu biểu tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ thực hiện ở mỗi mức sản lượng, biết rằng giá bán đơn vị là P không đổi. Tương tự hàm số tổng chi phí hoạt động TC tiêu biểu cho tổng chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng số của định phí F độc lập với sản lượng và biến phí gia tăng theo một tỉ lệ không đổi theo mỗi đơn vị sản phẩm. Bước 1: Vẽ một đường thẳng đi qua gốc O với hệ số góc P để biểu diễn hàm doanh thu. (S) Bước 2: Vẽ một đường thẳng cắt trục tung tại F và có hệ số góc V để biểu diễn hàm tổng chi phí (TC). Bước 3: Xác định giao điểm của hai đường S và TC sau đó vẽ một đường thẳng góc xuống trục hoành để xác định mức sản lượng hòa vốn. Các giả định giá bán đơn vị P và biến phí đơn vị V không đổi cho ta các mối liên hệ tuyến tính giữa các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí. Điểm hòa vốn xảy ra ở điểm QBE trong hình dưới đây, đó là mức sản lượng mà đường biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cắt nhau. Nếu mức sản lượng của một doanh nghiệp thấp hơn sản lượng hòa vốn, tức là nếu S TC, doanh nghiệp thực hiện được EBIT, được xác định tại điểm EBIT dương. QBE S Phương pháp phân tích hòa vốn bằng các phép tính đại số Đặt EBIT = lợi nhuận trước thuế và lãi (Earnings Before Interest & Tax) P = đơn giá bán V = biến phí đơn vị (P – V) = lãi gộp đơn vị Q = sản lượng sản xuất và tiêu thụ F = định phí QBE = sản lượng hòa vốn - Tổng doanh thu: S = P.Q - Tổng chi phí hoạt động: TC= V.Q + F Để xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đại số, cần cho các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động bằng nhau (EBIT = S – TC = 0) và giải phương trình để tìm sản lượng hòa vốn và thay thể sản lượng hòa vốn QBE cho Q, ta có: S = TC Hay P.QBE = V.QBE + F Cuối cùng ta giải phương trình để tìm điểm hòa vốn QBE: P.QBE – V.QBE = F (P – V).QBE = F Với P – V thường gọi là lãi gộp đơn vị (trong một số tài liệu còn gọi là số dư đảm phí đơn vị): là chênh lệch giữa đơn giá bán và biến phí đơn vị, nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho định phí chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị. Doanh thu hoà vốn là doanh số mà doanh nghiệp đạt được tại mức sản lượng hòa vốn, đó là mức doanh số thu được chỉ đủ bù đắp tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó doanh thu hòa vốn SBE là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán sản phẩm. Doanh thu hòa vốn SBE = P.QBE Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, QBE chính là sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm, P và V là giá bán đơn vị và biến phí đơn vị của từng loại sản phẩm. Tổng quát, công thức được viết: Doanh thu hòa vốn Trong đó: i là sản phẩm loại i của doanh nghiệp n là số sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh Ngoài ra, có thể phân tích hòa vốn theo doanh thu tính bằng tiền SBE thay vì bằng đơn vị sản lượng, xác định điểm hòa vốn theo công thức sau: (*) Trong đó là tổng biến phí trong kỳ là tổng doanh thu trong kỳ. Công thức (*) có thể áp dụng trong cả trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm. Gọi hi (i = 1….N) là tỷ trọng doanh thu của sản phẩm loại i. hi = PiQi/PQ (PQ = P1Q1 + P2Q2 +….+ PnQn ) Lúc đó, doanh thu hoà vốn của từng loại sản phẩm được xác định bằng cách lấy doanh thu hòa vốn chung của toàn bộ doanh nghiệp nhân với tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu hoặc lấy sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm nhân với giá bán của từng sản phẩm loại đó. PiQBEi = hi.SBE Nếu các giám đốc tài chính quan tâm đến việc hoạch định mức sản lượng mà ở mức này doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận mục tiêu. Có thể sử dụng công thức sau để tìm sản lượng mục tiêu : F + Lợi nhuận mục tiêu P - V Qmục tiêu = Ví dụ về phân tích hòa vốn Một công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí cố định hằng năm là 100.000$ và chi phí biến đổi là 25$/đơn vị. Tóm tắt: V = 25$ P =50$ F= 100.000$ Sản lượng hòa vốn: QBE =F / (P-V) = 100.000 / (50 – 25) = 4.000 ( ĐVSP) Doanh thu hòa vốn: SBE = P.QBE = 50.4000 = 200000 ($) Riêng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau: Có tài liệu về việc kinh doanh 3 loại sản phẩm XO , X1 , X2 của một doanh nghiệp trong năm 2011 như sau:(đơn vị 1000 đ) STT Sản phẩm SL tiêu thụ (cái) Đơn giá (đồng/cái) Doanh thu Biến phí Lãi gộp Định phí Lợi nhuận 1 XO 60 1000 60000 40000 20000 10000 10000 2 X1 45 2000 90000 50000 40000 20000 20000 3 X2 40 2000 80000 50000 30000 20000 10000 Tổng cộng 145 - 230000 140000 90000 50000 40000 Phân tích điểm hòa vốn: Sản lượng hòa vốn: Định phí (F) Lãi gộp đơn vị (P-V) Sản lượng hòa vốn QBE = Ta có kết quả như bảng sau: STT Sản phẩm Định phí Lãi gộp đơn vị Sản lượng tiêu thụ hòa vốn 1 XO 10000 333.33 30 2 X1 20000 888.88 22 3 X2 20000 750 26 * Doanh thu hòa vốn: Doanh thu hoà vốn = 50000 1- 140000 230000 Doanh thu hòa vốn chung các sản phẩm của doanh nghiệp: Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí 1- Tổng biến phí Tổng doanh thu bán hàng = 127778 (1000d). Doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm được xác định như sau : Doanh thu hòa vốn = Sản lượng tiêu thụ hòa vốn x Giá bán đơn vị STT Sản phẩm Sản lượng tiêu thụ hòa vốn Giá bán đơn vị Doanh thu hòa vốn 1 XO 30 1000 30000 2 X1 22 2000 44000 3 X2 26 2000 52000 Đòn bẩy kinh doanh(operating leverage) Khái niệm và ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh Khái niệm đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh (hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động) là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của doanh nghiệp (thường được xét trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả chi phí đều thay đổi). Đòn bẩy kinh doanh sử dụng chi phí cố định làm điểm tựa, một thay đổi trong doanh thu sẽ được khuếch đại thành một thay đổi tương đối lớn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động số nhân này của việc sử dụng chi phí cố định được gọi là độ bẩy kinh doanh. Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh Như đã nói ở trên, nhóm sẽ phân tích sự ảnh hưởng và ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn, tất cả chi phí đều thay đổi. Đòn bẩy kinh doanh cao khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi cao, điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình (ví dụ ngành hàng không, luyện thép,…). Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi là thấp (ví dụ ngành dịch vụ như tư vấn, du lịch,...). Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ doanh thu tăng thêm khi việc bán một sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng nhiều chi phí sản xuất. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Tuy nhiên một cấu trúc chi phí như vậy sẽ đưa đến một EBIT lớn (EBIT dương) nếu doanh số cao và lỗ hoạt động lớn (EBIT âm) nếu doanh số thấp. Cách tốt nhất để giải thích một cách dễ hiểu hơn về ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh là chúng ta đi xem xét các ví dụ. Lấy ví dụ, một nhà sản xuất phần mềm như Microsoft. Phần lớn chi phí trong cấu trúc chi phí của công ty này là chi phí cố định và được giới hạn để phục vụ cho việc phát triển và chi phí marketing. Dù nó bán một hay 10 triệu bản copy phần mềm Windows phiên bản mới nhất thì về cơ bản chi phí của Microsoft vẫn không đổi. Vì vậy, một khi công ty bán được số lượng phần mềm đủ để bù đắp chi phí cố định, cứ mỗi đô la tăng thêm trong doanh số bán hàng gần như sẽ được chuyển hết thành lợi nhuận biên tế. Có thể nói Microsoft đã sử dụng một đòn bẩy kinh doanh cao ấn tượng. Ngược lại, một doanh nghiệp bán lẻ, ví dụ như Big C. Doanh nghiệp này có mức độ đòn bẩy kinh doanh thấp. Công ty đã sử dụng chi phí cố định thấp ở mức vừa phải trong khi chi phí biến đổi của nó lại rất lớn. Hàng hóa tồn kho để bán được xem là chi phí lớn nhất của Big C. Với mỗi doanh thu sản phẩm mà Big C bán được, nó phải trả cho nhà cung cấp sản phẩm đó một phần khá lớn gọi là giá vốn hàng bán. Kết quả là, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên khi doanh thu bán hàng tăng lên. Cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét một ví dụ sau dưới góc nhìn định lượng: Bảng 1 Công ty F Công ty V Công ty 2F Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu Doanh thu 10.000$ 11.000$ 19.500$ Chi phí hoạt động Chi phí cố định 7.000$ 2.000$ 14.000$ Chi phí biến đổi 2.000$ 7.000$ 3.000$ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.000$ 2.000$ 2.500$ Tỷ số đòn bẩy kinh doanh Chi phí cố định/ Tổng chi phí 0,78 0,22 0,82 Chi phí cố định/ Doanh thu 0,70 0,18 0,72 Phần B: Sau khi doanh thu tăng 50% trong những năm kế tiếp Công ty F Công ty V Công ty 2F Doanh thu 15.000$ 16.500$ 29.250$ Chi phí hoạt động Chi phí cố định 7.000$ 2.000$ 14.000$ Chi phí biến đổi 3.000$ 10.500$ 4.500$ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 5.000$ 4.000$ 10.750$ Phần trăm thay đổi EBIT (EBITt – EBITt-1)/EBITt-1 400% 100% 330% Chúng ta cùng phân tích và so sánh 3 công ty F, V, 2F, sự khác biệt ở đây là: các công ty sử dụng đòn bẩy kinh doanh với mức độ khác nhau. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh thể hiện ở phần B. Đối với mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 50% trong khi chi phí cố định không thay đổi. Tất cả các công ty đều cho thấy sự ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh thể hiện ở chỗ doanh thu chỉ tăng 50% nhưng lợi nhuận tăng với tốc độ lớn hơn, cụ thể là 400%, 100%, và 330% lần lượt đối với các công ty F, V, 2F. So sánh giữa công ty F, 2F và V ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty F và 2F lớn hơn của công ty V. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa công ty F và 2F chúng ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty 2F nhỏ hơn của công ty F. Điều này có nghĩa là, sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng hợp lí thì càng có tác động khuếch đại sự gia tăng EBIT. Độ bẩy kinh doanh (hay độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh) Khái niệm độ bẩy kinh doanh Như đã phân tích ở phần trước, chúng ta thấy rằng dưới tác động của đòn bẩy kinh doanh đã tạo ra một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy kinh doanh (Degree of operating leverage-DOL). Khái niệm: Độ bẩy kinh doanh là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Hay độ bẩy kinh doanh đo lường mức độ biến động của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi sản lượng (doanh thu) thay đổi. Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở các mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau, do đó khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng (doanh thu) là bao nhiêu. Công thức tính Độ bẩy kinh doanh và ví dụ minh họa - Tính độ bẩy kinh doanh theo sản lượng Q: (Áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có tính đơn chiếc) (1) Công thức (1) rất cần để định nghĩa và hiểu được độ bẩy hoạt động nhưng rất khó tính toán trong thực tế. Để dễ dàng tính toán DOL, chúng ta thực hiện một số biến đổi. Biết rằng lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí, ta có: EBIT = P.Q – (V.Q + F) = P.Q – V.Q – F = Q.(P – V) – F (2) Trong đó: P là giá bán V là biến phí đơn vị F là định phí Vì đơn giá bán và định phí là cố định nên: DEBIT = DQ(P - V). Như vậy: (3) Thay vào công thức (1) ta được: (4) Chia tử và mẫu của công thức (4) cho (P - V), ta được: Vậy (5) Trong đó: QBE là sản lượng hòa vốn - Hai công thức (4) và (5) dùng để tính độ bẩy kinh doanh theo sản lượng Q. Hai công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm có tính đơn chiếc, chẳng hạn xe hơi hay máy tính. Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy kinh doanh theo doanh thu: Trong đó: S là doanh thu; V là tổng biến phí F là định phí Ví dụ: Một công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí cố định hằng năm là 100.000$ và chi phí biến đổi là 25$/đơn vị. Tóm tắt: V = 25$ P =50$ F= 100.000$ Sản lượng hòa vốn: QBE =F / (P-V) = 100.000 / (50 – 25) = 4.000 ( ĐVSP) Ở mức sản lượng Q = 5000 ĐVSP, độ bẩy hoạt động của công ty là: Điều này có nghĩa là từ mức sản lượng tiêu thụ 5000 ĐVSP, cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) sẽ thay đổi 5%. Quan hệ độ bẩy kinh doanh và điểm hòa vốn Để thấy được mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn chúng ta xét lại ví dụ về công ty sản xuất xe đạp ở trên. Hình 1 mô tả quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí hoạt động và lợi nhuận tương ứng với từng mức sản lượng và số lượng tiêu thụ. Trên hình 1, điểm giao giữa hai đường thẳng tổng doanh thu và tổng chi phí là điểm hòa vốn (break-even point), vì ở điểm này doanh thu bằng chi phí nên lợi nhuận bằng 0. Sản lượng hòa vốn QBE = 4000. Nếu số lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn thì sẽ có lợi nhuận, ngược lại, nếu số lượng tiêu thụ dưới mức hòa vốn thì công ty bị lỗ. Doanh thu hòa vốn bằng 200.000$. Hình 1 Bảng sau cho chúng ta thấy lợi nhuận và độ bẩy kinh doanh ở những mức sản lượng khác nhau. Bảng 2. Lợi nhuận và độ bẩy kinh doanh ở những mức sản lượng khác nhau Số lượng sản xuất và tiêu thụ (Q) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Độ bẩy kinh doanh (DOL) 0 -100.000 0,00 1000 -75.000 -0,33 2000 -50.000 -1,00 3000 -25.000 -3,00 QBE=4000 0 Không xác định 5000 25.000 5,00 6000 50.000 3,00 7000 75.000 2,33 8000 100.000 2,00 Từ các số liệu mà bảng cung cấp ta nhận thấy rằng nếu sản lượng di chuyển càng xa điểm hòa vốn thì EBIT hoặc lỗ sẽ càng lớn, nhưng độ bẩy kinh doanh lại càng nhỏ. Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và EBIT là quan hệ tuyến tính. Ta có đồ thị mô tả quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy kinh doanh như sau: Hình 2. Quan hệ gữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động Từ việc quan sát đồ thị ta rút ra một vài nhận xét như sau: - Độ bẩy kinh doanh tiến đến vô cực khi số lượng sản xuất và tiêu thụ tiến dần đến điểm hòa vốn. - Khi số lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì độ bẩy càng tiến dần đến 1. Như vậy, đòn bẩy kinh doanh khuếch đại EBIT nếu doanh thu tăng vượt qua điểm hòa vốn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm EBIT nếu doanh thu không tăng vượt qua điểm hòa vốn. Quan hệ độ bẩy kinh doanh và rủi ro doanh nghiệp Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho EBIT giảm. Độ bẩy kinh doanh chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro doanh nghiệp là sự biến động của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là hai yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp, còn đòn bẩy kinh doanh làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy kinh doanh không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu như doanh thu và cơ cấu chi phí là cố định. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy kinh doanh với rủi ro doanh nghiệp, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất, tuy nhiên, đòn bẩy kinh doanh có tác dụng khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro doanh nghiệp. Từ giác độ này, có thể nói độ bẩy kinh doanh là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất. Ý nghĩa của độ bẩy kinh doanh đối với quản trị tài chính Giám đốc tài chính cần biết sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy kinh doanh chính là công cụ giúp các giám đốc tài chính trả lời câu hỏi này. Đôi khi biết trước độ bẩy kinh doanh, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, doanh nghiệp không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy kinh doanh cao bởi vì trong tình huống như vậy, chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động. Có thể đưa ra dẫn chứng nổi bật nhất bởi trường hợp của America Airlines sau sự kiện khủng bố 11/9. Chúng ta biết rằng ngành hàng không có độ bẩy kinh doanh cao do đặc thù của ngành là chi phí cố định rất lớn. Khi khủng bố xảy ra, độ bẩy cao đã khuếch đại rủi ro lên rất cao khiến doanh nghiệp phải thua lỗ rất lớn. Độ bẩy tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy kinh doanh trong nỗ lực gia tăng thu nhập cho cổ đông chúng ta có đòn bẩy tổng hợp. Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động cố định và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính tác động đến EPS khi sản lượng tiêu thụ thay đổi qua 2 bước: - Bước thứ nhất, sản lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy kinh doanh). - Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính). Để đo lường mức độ biến động của EPS khi sản lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (Degree of total leverage – DTL). Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp Nếu một doanh nghiệp có mức độ đòn bẩy tài chính và kinh doanh cao, một sự thay đổi nhỏ trong doanh số sẽ dẫn tới một sự biến đổi lớn trong EPS. Đòn bẩy tổng hợp tiêu biểu cho độ phóng đại của sự gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy. Đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Khi đòn bẩy kinh doanh khuếch đại lợi nhuận trước thuế và lãi vay chấm dứt, đòn bẩy tài chính tiếp tục khuếch đại lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì lẽ đó người ta sử dụng đòn bẩy tổng hợp. Độ bẩy tổng hợp Độ bẩy tổng hợp phản ánh mức độ nhạy cảm của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với sự thay đổi sản lượng (doanh thu). Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (doanh thu) nào đó bằng phần trăm thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (doanh thu). Hay nói cách khác nếu doanh thu thay đổi 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thay đổi bao nhiêu phần trăm. Độ bẩy tổng hợp ở mức sản lượng (doanh thu) = Phần trăm thay đổi của EPS Phần trăm thay đổi sản lượng (doanh thu) Tuy nhiên việc xác định độ bẩy tổng hợp bằng phương trình trên khá bất tiện vì cần phải sử dụng hai dự báo về doanh thu và EPS. Vì vậy, về mặt tính toán độ bẩy tổng hợp (DTL) chính là tích số của độ bẩy kinh doanh và độ bẩy tài chính: DTLQ đơn vị hoặc S đồng = DOL x DFL Ta có : Độ bẩy tài chính trong trường hợp công ty sử dụng tài trợ bằng cổ phẩn thường, nợ và cổ phần ưu đãi: Độ bẩy tài chính trong trường hợp công ty sử dụng tài trợ bằng cổ phần thường và nợ: - Đòn bẩy kinh doanh tại sản lượng Q: Đòn bẩy kinh doanh tại doanh thu S: Thay vào công thức tính DTL, ta được: Công ty sử dụng tài trợ bằng cổ phần thường, nợ và cổ phần ưu đãi: Công ty sử dụng tài trợ bằng cổ phẩn thường và nợ: Trong đó: I: lãi suất hàng năm phải trả PD: cổ tức ưu đãi hàng năm phải trả t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp DOL: độ bẩy kinh doanh DFL: độ bẩy tài chính DTL: độ bẩy tổng hợp Ví dụ: Cũng lấy ví dụ công ty sản xuất xe đạp ở trên nhưng thêm vào giả định công ty sử dụng nguồn tài trợ này từ nợ vay 200.000$ với lãi suất 8%/năm và thuế suất thuế thu nhập công ty là 40%. Độ bẩy tổng hợp ở mức sản lượng 8.000 chiếc là: Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh thu S* tăng x% thì EPS của doanh nghiệp cũng sẽ tăng (x%.2,38). Từ ví dụ trên ta thấy nếu DTL càng lớn thì EPS kỳ vọng càng cao khi doanh số bán ra tăng. Tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn khi công ty làm ăn không có lãi. KẾT LUẬN Tóm lại, mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trong một mức giới hạn rủi ro nào đó. Qua phần trình bày của nhóm, chúng ta hiểu hơn về đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp, để từ đó các nhà quản trị tài chính sẽ biết cách phân tích để ra quyết định khi nào nên sử dụng đòn bẩy hoạt động hoặc đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của công ty. Các chỉ tiêu độ bẩy có thể cho nhà đầu tư biết nhiều về khả năng sinh lợi trong tương lai cũng như có thể có được cái nhìn sơ bộ về tình hình hoạt động và mức độ rủi ro mà công ty sẽ đối mặt khi nền kinh tế có biến động. Nên nhớ rằng sử dụng đòn bẩy cũng giống như việc dùng con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của công ty tốt đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần. Ngược lại, nếu hoạt động của công ty xấu thì đòn bẩy sẽ khuếch đại cái xấu lên bội lần. Vì vậy nhà quản trị cần cân nhắc khi sử dụng đòn bẩy trong hoạt động cũng như trong nguồn tài trợ của mình. Đề tài nghiên cứu của nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự thảo luận, góp ý của thầy giáo và các bạn. Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn nhóm hoàn thành đề tài này. DANH SÁCH NHÓM 9 1. TRẦN THỊ MINH TOÀN 36K15.2 2. THÁI THỊ THƯƠNG 36K15.2 3. PHẠM THỊ TUYẾT NA 36K15.2 4. NGUYỄN THÁI HÙNG 36K15.1 5. NGUYỄN ĐỨC TUẤN 36K15.1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TS.NGUYỄN MINH KIỀU NXB THỐNG KÊ 2. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI TS.TRẦN NGỌC THƠ NXB THỐNG KÊ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_9_phan_tich_hoa_von_don_bay_kinh_doanh_va_don_bay_tong_hopx_8717_.doc
Luận văn liên quan