MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1. Bản chất của giá trị thặng dư và quá trình sản xuất giá trị thặng dư: 4
1.1. Bản chất của giá trị thặng dư. 4
1.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư: 5
2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. 6
2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. 6
2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối 8
3. Tính thực tiễn của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và bản chất bóc lột của tư bản: 10
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay, thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: những cuộc “khủng hoảng giẫy chết” của chủ nghĩa tư bản thế giới đầu thế kỷ XX; sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa Phải nói rằng học thuyết giá trị thặng dư là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác, nhờ có nó mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một cách chính xác, mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng rộng rãi nhất, nhằm tạo ra tư bản để tích luỹ và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bản ngày càng phát triển. Do vậy, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cùng với tính thực tiễn của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đồng thời cũng đã vạch trần bản chất bóc lột của tư bản thông qua bóc lột giá trị thặng dư.
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - tính thực tiễn và bản chất bóc lột của tư bản” cho bài tiểu luận của mình.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12159 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - Tính thực tiễn và bản chất bóc lột của tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – TÍNH THỰC TIỄN VÀ BẢN CHẤT BÓC LỘT CỦA TƯ BẢN
GV HƯỚNG DẪN: THS. ĐẶNG HƯƠNG GIANG
SV THỰC HIỆN: NGUYỄN HÀ ANH
LỚP: ANH 19 – KT
KHỐI 7 – K49
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay, thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: những cuộc “khủng hoảng giẫy chết” của chủ nghĩa tư bản thế giới đầu thế kỷ XX; sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa… Phải nói rằng học thuyết giá trị thặng dư là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác, nhờ có nó mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một cách chính xác, mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng rộng rãi nhất, nhằm tạo ra tư bản để tích luỹ và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bản ngày càng phát triển. Do vậy, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cùng với tính thực tiễn của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đồng thời cũng đã vạch trần bản chất bóc lột của tư bản thông qua bóc lột giá trị thặng dư.
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - tính thực tiễn và bản chất bóc lột của tư bản” cho bài tiểu luận của mình.
NỘI DUNG
Bản chất của giá trị thặng dư và quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Bản chất của giá trị thặng dư
Trước C.Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như D.Ricardo cũng không giải thích được vì sao trao đổi hàng hoá theo đúng quy luật giá trị mà nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được phạm trù lao động và tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng trong quá trình sản xuất hàng hoá lao động cụ thể của công nhân chuyển giá trị của tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng sang sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của người đó thêm vào sản phẩm một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của mình. Khoản lớn hơn đó, tức là số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao động, C.Mác gọi là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị thặng dư là mục đích cuối cùng của bất cứ nhà tư bản nào dưới chủ nghĩa tư bản. Làm thế nào để thu được càng nhiều giá trị thặng dư nhất? Đó là câu hỏi mà các nhà tư bản luôn luôn đặt ra cho mình, và để trả lời câu hỏi ấy nhà tư bản sẽ làm bất cứ điều gì miễn sao thu được càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt. Nhưng một câu hỏi được đặt ra các nhà tư bản sản xuất giá trị thặng dư bằng cách nào? Cũng như mọi chế độ khác quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là một quá trình lao động, nhưng mang tính đặc thù là quá trình sản xuất ra của cải đồng thời cũng là sản xuất ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị, nếu quá trình này dừng lại tại một điểm mà giá trị mới tạo ra ngang bằng với giá trị sức lao động thì chỉ sản xuất ra giá trị đơn giản. Nếu quá trình này vượt qua điểm đó sẽ có sản xuất ra giá trị thặng dư, khi người công nhân lao động thì sức lao động của họ đã bán cho nhà tư bản từ đây ta có thể định nghĩa được giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn nhà tư bản dùng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế - kỹ thuật trong từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuỳ thuộc vào điều kiện trong từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản các nhà tư bản đã áp dụng các biện pháp bóc lột giá trị thặng dư khác nhau trong những thời kỳ khác nhau và trong từng giai đoạn ấy xuất hiện các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản trong giai đoạn phát triển kinh tế – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản. Trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế – kỹ thuật các nhà tư bản đã áp dụng 2 biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản nhất đó là: Giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.
Để tăng thêm giá trị thặng dư mỗi nhà tư bản đều tìm mọi cách làm thế nào để tăng thêm phần lao động không được trả công cho công nhân. Vì chúng ta biết rằng giá trị thặng dư là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động mà người công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Vì vậy trước khi xem xét đến 2 biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản của chủ nghĩa tư bản chúng ta cần xem đâu là phần lao động không được trả công của công nhân, từ đó ta biết rõ hơn phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta có thể phân chia ngày lao động của người công nhân ra làm hai bộ phận :
+ Bộ phận thứ nhất là thời gian lao động cần thiết.
+ Bộ phận thứ hai là thời gian lao động thặng dư.
Trong thời gian lao động cần thiết, người công nhân sáng tạo ra giá trị sức lao động của mình tức là sáng tạo ra một lượng giá trị dủ bảo đảm cho đời sống bản thân và gia đình họ. Nó cần thiết cho người công nhân và cũng cần thiết cho nhà tư bản.
Trong thời gian lao động thăng dư, người công nhân sáng tạo ra giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm lấy.
Bằng cách phân chia ngày lao động của công nhân như trên, chúng ta có thể đi sâu vào phân tích các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của các nhà tư bản dưới chủ nghĩa tư bản.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưng hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi phương pháp đại diện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy móc giản đơn ở các công trường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 150% (m’ = 150%)
Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời gian người công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thăng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Để khắc phục những vấn đề mà phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối vào sản xuất. Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kĩ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bó lột giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thăng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Vì giá trị sức lao động được quyết định bởi các tư liệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động, nên muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người lao động. Điều đó chỉ được thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động xã hội cho các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là thời gian lao động tất yếu, 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động tất yếu của người công nhân chỉ còn lại là 3 giờ, thời gian lao động thặng dư đã tăng lên là 5 giờ, vì vậy tỷ suất thặng dư đã tăng lên là 166%. (Đồng nghĩa với trình độ bóc lột tăng lên).
Sự ra đời và phát triển và sử dụng rộng rãi máy móc đã làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Máy móc có ưu thế tuyệt đối so với các công cụ thủ công, vì công cụ thủ công là công cụ lao động do con người trực tiếp sử dụng bằng sức lao động nên bị hạn chế bởi khả năng sinh lý của con người, nhưng khi lao động bằng máy móc sẽ không gặp phải những hạn chế đó. Vì thế, việc sử dụng máy móc làm năng suất lao động tăng lên rất cao, làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, làm hạ thấp giá trị hàng hoá sức lao động, rút ngắn thời gian lao động tất yếu kéo dài thời gian lao động thặng dư, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn. Phương pháp giá trị thặng dư tương đối ngày càng được nâng cao do các cuộc cách mạng khoa học, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đem lại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người, nó khác với cuộc cách mạng khoa học là dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ sản xuất mới, chứ không đơn thuần về công cụ sản xuất như cách mạng khoa học, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao, đưa xã hội loài người bước sang một nền văn minh mới - nền văn minh trí tuệ.
Một dạng của giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư siêu ngạch, đây là cái đích hướng tới của các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó. Xét trong từng trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ đó đã được phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đây một hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kì vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh chóng. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Tính thực tiễn của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và bản chất bóc lột của tư bản:
Hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời nhau, mà chỉ trong mỗi thời kì khác nhau sự vận dụng hai phương pháp là nhiều hay ít mà thôi, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp giá trị thặng dư tương đối, còn trong thời kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong thời đại ngày nay, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ; giai cấp tư sản chủ yếu thực hiện việc bóc lột những người lao động bằng hình thức bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Những người lao động làm thuê bị bóc lột ngày càng nhiều. Cái gọi là “trung lưu hoá” một số bộ phận lao động làm thuê, về thực chất, cũng chỉ là một biểu hiện mới của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thị trường lao động cũng có sự biến đổi sâu sắc, sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác ngày càng tăng. Tác động quy luật giá trị đối với thị trường này sẽ càng tăng lên mạnh mẽ và tác động đến giá trị thặng dư. Sự chuyển dịch mâu thuẫn giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ, sự phân cực xã hội cũng biến đổi, do đó điều kiện chín muồi về mâu thuẫn cũng sẽ không đều giữa các quốc gia. Mặt khác trong điều kiện bành trướng thị trường của các công ty xuyên quốc gia thì giá trị thặng dư có những nét đặc thù và đặc biệt mang tính quốc tế cao. Sự phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra không chỉ ở trong điều kiện quốc gia mà cả trong phạm vi quốc tế. Sự phân chia giá trị thặng dư của Mác chủ yếu giới hạn trong các tập đoàn tư bản của một quốc gia, bởi vì nhà nước hồi đó còn đứng ngoài quá trình kinh tế. Nhà nước mới sử dụng quyền lực để “canh gác” cho các tư bản hoạt động, còn về cơ bản vẫn tuân thủ sự can thiệp của bàn tay vô hình và thực hiện khẩu hiệu “để mặc cho người ta làm”. Do vậy Mác cho rằng người công nhân làm thuê chỉ được hưởng phần tư bản khả biến chứ không tham gia vào phần phân chia giá trị thặng dư.
Ngày nay với sự điều tiết của nhà nước, “chế độ tham dự” đã có sự thay đổi. Người công nhân đã được tham dự dù là một lượng rất nhỏ so với nhà tư bản về phần giá trị thặng dư thông qua quỹ phúc lợi xã hội và lợi tức cổ phần. Tuy nhiên với tỷ lệ nhỏ chưa làm thay đổi về bản chất của giá trị thặng dư phân chia.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư được tiến hành thông qua nhiều phương pháp thích ứng với từng giai đoạn và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động, tương quan lực lượng giữa các giai cấp, trong đó “sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối tạo thành cái cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa và là điểm xuất phát của sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối”. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và của giá trị thặng dư tương đối phải dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội đạt tới một trình độ nhất định, cho phép ngày lao động của người công nhân đã có thể chia làm hai phần: lao động tất yếu tạo ra giá trị ngang bằng với giá trị nhà tư bản trả cho anh ta dưới hình thức tiền công – tiền lương hay giá cả lao động và lao động thặng dư, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản để được nhà tư bản thuê. Khi năng suất lao động còn thấp, thời gian lao động còn chiếm phần khá lớn, muốn có nhiều giá trị thặng dư chủ nghĩa tư bản phải kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động để bòn rút được nhiều lao động không công của công nhân làm thuê. Nhưng phương thức bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối, do bị hạn chế cả về mặt tự nhiên – sinh lý, xã hội, giai cấp tư sản không thể đáp ứng nhu cầu thu giá trị thặng dư tối đa của giai cấp công nhân. Cho nên khi luật công xưởng được ban hành, chủ nghĩa tư bản không còn sử dụng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối như là phương pháp chủ yếu nữa. Khi đó, nhằm mục đích kéo dài lao động thặng dư, người ta rút ngắn lao động cần thiết bằng những phương pháp cho phép sản xuất ra vật ngang giá với tiền công, trong một thời gian ít hơn, tức là sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Vì thế, nếu việc sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối chỉ gắn với độ dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động, thì việc sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối, cách mạng hoá đến tận gốc các quá trình kỹ thuật của lao động cũng như những tập quán xã hội… Cho nên để hiểu rõ sự sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách biến lao động cần thiết thành lao động thặng dư thì phải gạt bỏ quan niệm giản đơn cho rằng: tư bản vẫn nắm quá trình lao động dưới hình thức do lịch sử để lại hay hiện có.
Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã vận động, phát triển qua ba giai đoạn, từng bước thực hiện cuộc đảo lộn… có tác dụng đẩy nhanh tăng năng suất lao động xã hội để giảm thời gian lao động tất yếu xuống mức tối thiểu cần thiết, tăng tối đa thời gian cho việc sản xuất giá trị thặng dư.
Bước khởi đầu của quá trình đó diễn ra trong buổi “Bình minh” của chủ nghĩa tư bản (vào cuối thế kỷ XV và nhiều thập niên đầu của thế kỷ XVI). Khi đó, các nhà tư bản chỉ mới có vốn liếng ít ỏi và công cụ lao động thủ công lạc hậu, nhưng có khát vọng thu được nhiều giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã khắc phục mâu thuẫn này bằng quá trình cách mạng hoá tổ chức lao động – biến lao động cá thể, manh mún thành lao động hiệp tác phù hợp với yêu cầu tất yếu kinh tế, tạo ra sức lao động của một số lao động cá thể tương đương. Ưu thế đó của lao động hiệp tác, một mặt, làm cho năng suất lao động xã hội được nâng cao, cho phép giảm lao động tất yếu, tăng lao động thặng dư, do đó mà tạo được nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, mặt khác, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn cao hơn bằng quá trình cách mạng hoá sức lao động – phân chia người lao động có chức năng sản xuất sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh thành người lao động chuyên môn hoá vào khâu công việc mà họ có sở trường nhất trong quy trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Giá trị thặng dư nhiều – lợi nhuận lớn, lại kích thích lòng thèm khát của các nhà tư bản làm sao thu được nhiều hơn nữa. Bản thân các nhà tư bản khác cũng đua tranh áp dụng máy móc để thu được nhiều giá trị thặng dư. Kết quả tất yếu là việc sử dụng máy móc trở thành phổ biến trong các công xưởng và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với đại công nghiệp cơ khí, ưu thế của hiệp tác và phân công lao động đã được vật hoá bằng hệ thống máy móc và hệ thống máy móc là sự “nối dài” của các giác quan và “khuyếch đại” năng lực của con người lên gấp bội, tạo nên bước phát triển nhảy vọt về năng suất lao động xã hội. Sự phát triển của máy móc như vậy đã làm phát sinh giá trị thặng dư tương đối bằng cách trực tiếp làm cho sức lao động giảm giá, gián tiếp làm cho sức lao động rẻ đi nhờ tăng năng suất lao động xã hội, làm cho những hàng hoá cấu thành giá trị sức lao động giảm xuống. Do đó, người ta chỉ cần dùng một phần ít hơn của ngày lao động để bù đắp lại giá trị sức lao động; làm cho việc sản xuất giá trị thặng dư tương đối trở thành phương pháp chủ yếu trong việc tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Bằng những thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại nắm giữ được, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện sự bóc lột tinh vi gắn quyện và rất hiệu nghiệm ở cả 3 phương pháp. Nhưng chủ yếu là bóc lột giá trị thặng dư tương đối và bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch. Ở các nước tư bản phát triển, nhờ áp dụng khoa học và phương tiện kỹ thuật hiện đại một cách phổ biến trong tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ mà năng suất lao động xã hội tăng cao. Do đó, làm cho giá trị các hành hoá đều giảm xuống và giá trị hàng hoá sức lao động cũng giảm xuống, vì nó do giá trị các hàng hoá liên quan đến tái sản xuất sức lao động quyết định. Cho nên, trong các nước này động lực trực tiếp, thường xuyên thúc đẩy các nhà tư bản chăm lo cải tiến tổ chức sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới là giá trị thặng dư siêu ngạch..
Trong điều kiện của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các nước tư bản phát triển, nhất là các công ty độc quyền xuyên quốc gia và đa quốc gia, có ưu thế hơn hẳn trong việc áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Do đó các nước tư bản phát triển và các công ty độc quyền đó có nhiều khả năng sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch. Đây là nguồn rất to lớn và khá ổn định của lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ mà các nước tư bản phát triển và các công ty độc quyền thu được trong quan hệ kinh tế với các nước kém phát triển. Hậu quả của quá trình này là các nước tư bản phát triển thu được lợi nhuận siêu ngạch kếch xù và giầu lên nhanh chóng. Trái lại các nước kém phát triển thì tài nguyên ngày một cạn kiệt, sức người mòn mỏi, nợ nần chồng chất và nạn đói kinh niên…
KẾT LUẬN
Mục đích chung của mọi nhà tư bản cũng như của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đều là sản xuất giá trị thặng dư tối đa. Nó không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích, đặc biệt là thông qua nghiên cứu về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Bởi vậy, nó có tính thực tiễn sâu sắc.
Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào thì việc thu được nhiều lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính và hàng đầu khi áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào quá trình sản xuất. Trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài cái quy luật ấy, nhưng nền sản xuất xã hội chủ nghĩa khác biệt với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở chỗ: khi áp dụng khoa học công nghệ cao vào quá trình sản xuất các doanh nghiệp không thu được giá trị thặng dư như các nhà tư bản trước chủ nghĩa tư bản mà họ chỉ thu được sản phẩm thặng dư mà thôi. Qua đó có thể thấy được khả năng ứng dụng cao vào nền kinh tế của quy luật giá trị thặng dư, đặc biệt là các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2010, 230 – 234, 238 – 247.
PGS. TS Trần Văn Phòng – PGS. TS An Như Hải – PGS. TS Đỗ Thị Thạch, Hỏi – đáp môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2009, 202 - 209
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - tính thực tiễn và bản chất bóc lột của tư bản.doc