Đề tài Quá trình hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam

Nền kinh tế tự cấp tự túc tồn tại lâu dài, tự nó mang tính khép kín tương đối khiến lưu thông, thương mại và kinh tế thị trường hàng hóa nói chung kém phát triển. Phép vua thua lệ làng là chuẩn mực ứng xử của nền dân chủ xóm làng, một thời đã giữ an bình cho người dân, Hẳn không mấy thích hợp với đổi mới ngày nay. Cần pháp luật: một sự qui định tối thiểu của phẩm chất mà mọi người nhất thiết phải tuân theo (Cao Xuân Phổ 1993). Sự phân công xã hội giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa lao động cơ bắp và lao động trí óc diễn ra chậm chạp ở nước ta rõ ràng đã dẫn tới sự phát triển yếu về khoa học tự nhiên, sự hình thành chậm chạp tầng lớp trí thức chuyên sản xuất sản phẩm tinh thần, văn hóa làng nói chung mang màu sắc dân gian tuy khỏe khoắn mộc mạc, đáng yêu nhưng thiếu tinh tế sâu sắc, thông tuệ cao. Nhưng biết làm sao được, vì như Mác đã nói, con người sống trong những điều kiện mà nó gập chứ không sống trong những điều kiện mà nó chọn. Lịch sử là như vậy. Nhưng giờ đây, nếu hiểu sâu sắc cơ bản sắc văn hóa Việt Nam, chúng ta có thể tìm ra các biện pháp để bảo vệ và phát huy các tinh hoa và đẩy lùi các tao phách của văn hóa truyền thống (Hà Văn Tấn 1994).

pdf163 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử Văn Tân 1994 : 10 ). Trong thời kỳ Đông Sơn, ngƣời Việt đã tập hợp thành quốc gia - dân tộc. Khối cộng đồng đó đƣợc tổ chức và vận hành nhƣ thế nào để trở thành một quốc gia một dân tộc lơn mạnh nhƣ ngày nay ? Đó cũng là một điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết, một động lực mạnh mẽ để tồn tại ổn định và phát triển vững chắc của cộng đồng. Khảo sát đặc điểm hình thành các điểm cƣ trú, các cụm cƣ trú và các trung tâm cƣ tru cùng những kết cấu cƣ dân biểu hiện qua nhà ở cũng nhƣ kết cấu thành phần cƣ dân qua mộ táng Đông Sơn cho hay : gia đình là đơn vị xã hội cơ sở tồn tại trong lòng mỗi làng xã đƣợc hình thành từ các nhóm cƣ dân khác nhau thƣờng quanh một hay vài ba dòng họ lớn nổi lên tạo cho công xã nông thôn một sắc thái làng họ. Gắn thành cụm một số làng - họ này thành một tổ chức liên làng dƣới hình thức kết chạ. Và trùm lên tất cả ở phạm vi toàn cộng đồng là tổ chức siêu làng hay nƣớc. Đó là hình ảnh xã hội cổ truyền của ngƣời Việt." Nhân tố có tác dụng quyết định của quá trình hình thành dân tộc ta là thời Vua Hùng, đƣa đến sự ra đời của nƣớc Văn Lang và nƣớc Âu Lạc một hệ thống thế chế xã hội chính trị chi phối toàn bộ cuộc sống của cộng đồng ngƣời Việt lúc bấy giờ bằng cách tập hợp các bộ lạc trong một địa bàn ngày càng đƣợc mở rộng. Hệ thống đó là gia đình (nhà), làng và nƣớc ... Trở lại hệ thống gia đình (nhà) làng, nƣớc, chúng ta phải thấy mối quan hệ hữu cơ, sự gắn bó ngƣợc xuôi giữa ba cơ cấu chính trị và xã hội mà sức mạnh tổng hợp của nó có liên quan mật thiết đến sự tồn tại và hƣng thịnh của dân tộc. Trong lịch sử lâu dài của nƣớc ta, hệ thống cơ cấu này là cột trụ làm nên sức, sống của dân tộc, nó là ba cái khâu của một sợi dây chuyền không gì phá vỡ nổi, mỗi khâu đều có tầm quan trọng của nó, và tất nhiên thiếu nó thì không còn là sợi dây chuyền " (Phạm Văn Đồng 1994). Một khía cạnh quan trọng khác khi khảo sát bản sắc Việt trong văn hóa quản lý hay văn hóa xã hội là tìm hiểu thuật" trị nƣớc " của lớp ngƣời đƣợc đặt ở vị trí chèo lái. Chứng cớ về lĩnh vực này dƣờng nhƣ là khoảng trắng trong khảo cổ học, chỉ còn nhận ra lờ mờ trong ký ức dân gian phản ánh trong truyền thuyết, hay trong các đoạn sử muộn mang tính chất hồi cố sau này. Hình ảnh, thời Hùng Vƣơng," vua tôi cùng đi cày" nói lên tác phong xâm nhập thực tiễn cuộc sống, đi sát dân của các bậc vua hiền. Hành động mất cảnh giác của Thục Phán, mắc mƣu chia rẽ của kẻ thù, làm tan rã khối đoàn kết dân tộc khiến cơ đồ đắm biển sâu. Lời thề của Trƣng Trắc khi dựng cờ khởi nghĩa đƣợc Thiên nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỷ thứ 18 diễn tả lại: Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này. 137 Từ trong lời thề đó, toát lên "phẩm chất cao cả của ngƣời đúng đầu cuộc khỏi nghĩa, ở đây chúng ta thấy cái nghĩa cả, cái nghĩa vụ và trách nhiệm với dân với nƣớc đƣợc đặt lên hàng đầu, rửa hận mất nƣớc giành lại độc lập tự do cho dân tộc ở đó cũng thấy rõ ý chí dựng lại và bảo vệ nền văn hiến của dân tộc không để nó mai một lụi tàn. Phẩm chất đó của Bà Trƣng - của ngƣời lãnh đạo cũng là hiện thân của tính cách Việt một nét đặc sắc trong bản sắc văn hóa việt có từ thời dựng nƣớc. Cùng với lao động, sinh sống và đấu tranh để bảo tồn và phát triển, toàn bộ những hoạt động khác còn lại nhằm thỏa mãn nhu cầu và hoàn thiện cuộc sống của con ngƣời cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần. Đó là sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời. Trong văn hóa sinh hoạt này xét ở góc độ sinh học, thì việc ăn, mặc, ở, đi lại... lại là điều kiện sống tiên quyết trƣớc cả lao động sản xuất nó vừa là động cơ vừa là mục đích của lao động sản xuất. Những phƣơng tiện và phƣơng thức sinh hoạt đó đƣợc thể hiện rất đa dạng và sinh động ở các kiểu món ăn, đồ mặc, nhà ở, các phƣơng tiện đi lại đƣợc các nhân tố tự nhiên và xã hội, các điêu kiện sống cụ thể qui định dần trở thành lối sống, thành sở đắc khẩu vị, ý thích riêng của cộng đồng, thậm chí cho từng dòng họ, từng gia đình, từng thành viên của cộng đồng đó.. Về mặt văn hóa vật chất, ngƣời Đông Sơn đã có những sở trƣờng, ƣa thích, thói quen gì trong lối sống của họ? Tìm hiểu những đặc điểm văn hóa này với việc phải dựng lại những hình ảnh cụ thể của ngƣời xƣa sẽ có tác dụng nhƣ lập một bảng tuần hoàn các yếu tố văn hóa để có thể chọn ra những yếu tố hợp, cho ta một phản ứng thuận trong việc tạo ra những chuẩn mực cho nếp sống văn hóa mới. Trƣớc hết nói về nơi ở, theo nghĩa rộng bao hàm cả không gian cƣ trú, địa bàn quần cƣ của ngƣời Đông Sơn. Vốn là cƣ dân thạo nghề nông, trồng lúa nƣớc, ngƣời Việt cổ đã triển khai không gian sống theo hƣớng chiếm lĩnh các vùng châu thổ. Bản đồ cƣ trú của ngƣời Phùng Nguyên - Đông Sơn với những điểm tụ cƣ dày đặc ở trung du, đồng bằng, dọc theo các dòng sông, ven biển với các bãi phù sa màu mỡ phì nhiêu. Thời đại Đông Sơn là thời kỳ có những biến động xã hội lớn, bên trong đã có sự phân tầng, sự đụng độ và sáp nhập, bên ngoài thì mối đe dọa xâm lấn ngày một tăng, do vậy yếu tố phòng thủ trong cƣ trú lại càng đƣợc chú ý đặc biệt đối với các trung tâm - nơi tập trung các lực lƣợng điều hành của mỗi khu vực, hay toán cộng đồng. Việc dựng mộc sách, đắp thành quách nhƣ thấy ở Cổ Loa là một thể nghiệm tìm tòi. Song 138 xuất phát từ thế và lực của mình, lợi dụng địa thế thiên nhiên hiểm yếu, ngƣời Việt cổ sớm nhận ra cái ƣu thế sử dụng vành đai tự nhiên Núi - Nƣớc, đặc biệt vành đai nƣớc để cắm đất dựng nghiệp. Ví nhƣ Làng Cả - Kinh đô Văn Lang xƣa có cánh cung nƣớc là sông Hồng che chắn. Khu di tích Đông Sơn - một trung tâm khác ở phía Nam của nƣớc Văn Lang, Âu lạc, lại có dây cung nƣớc là sông Mã và cánh cung đất là Núi Rồng bao bọc. Còn địa điểm Làng Vạc thì lại nằm lọt trong tứ giác Núi- Nƣớc của núi Hòn Xƣởng, Suối Vạc và Sông Hiếu. Về nhà ở, căn cứ vào vết tích những đoạn gỗ có vết gia công đục đẽo, vào hình khắc ngôi nhà trên trống đồng, vào các nền đất nện đi kèm với các hố cột ở nhiều di chỉ cƣ trú, có thể thấy ngƣời Việt cổ đã sống trong các ngôi nhà sàn có mái cong hình thuyền hay mái khum kiểu mu rùa, cũng nhƣ trong các ngôi nhà trệt, nền đất. Nhà sàn mái cong có trang trí hình đầu chim ở 2 đầu nóc, bên trong mô tả cảnh đánh trống, chơi trò trồng nụ, trồng hoa, mồm ngƣời há rộng nhƣ đang ca hát chắc hẳn đó là nơi hội họp sinh hoạt của dân làng. Còn những nhà nền đất lại cho thấy rằng, khi ngƣời Việt định đồng bằng, chinh phục khai phá những khoảng đất hoang rừng cây rậm rạp, khiến môi trƣờng thay đổi dẫn tới quá trình chuyển ở từ nhà sàn sang nhà đất. Song bản sắc nhà ngƣời Việt là ở cái hƣớng nam mát mẻ của nó, là ở cái hiên xoải rộng ra sân nhập vào khung cảnh tự nhiên của ao vƣờn thoáng đẵng xung quanh. Ăn uống cũng là một dạng sinh hoạt ở đó có thể nhận ra cái bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Cái độc đáo ở đây không phải chỉ ở các món ăn đặc sản cầu kỳ mà thực chất là ở bữa ăn hàng ngày. Tuy ngƣời Phùng nguyên - Đông Sơn không để lại cho chúng ta những thực đơn của họ một cách trực tiếp, đầy đủ, song chúng ta vẫn có thể nhận ra qua sinh hoạt cổ truyền ở nông thôn nƣớc ta, qua nhữn đoạn ghi chép trong sử liệu thành văn và đặc biệt qua các câu ca dao, tục ngữ. Những tài liệu gián tiếp đó đặt bên cạnh những vật thật trực tiếp của ngƣời thời ấy để lại khiến tài liệu khảo cổ học trở nên sinh động hơn và đây đủ hơn. Những hạt lúa gạo tìm đƣợc ở nhiều địa điểm khảo cổ học thời này, thuộc đủ các loại: hạt tròn, hạt dài, thóc nếp, thóc tẻ, lúa chiêm, lúa mùa. Cùng với cảnh giã gạo chảy tay, sàng xảy khác trên các trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa, nhƣng hoa văn bông lúa trên vòng tay đồng tìm thấy ở Đông Sơn, hay trên các trống đồng phản ảnh một cách sinh động những điều ghi trong Lĩnh nam chích quái: thời Hùng Vƣơng " đất sản nhiều gạo nếp ". Cùng với vết tích lúa gạo, còn tìm thấy nhiều vỏ quả bầu dùng làm khèn, làm gáo gặp trong các ngôi mộ thuyền thời Đông Sơn, rồi cả những hạt đậu nữa đã làm nổi lên "cái chất văn minh thực vật (P.Gourou) trong nền văn minh Đông Sơn. Tô đậm cho tố chất này còn là một loạt các hạt quả, trái cây nhƣ trám, na, mơ, vài, nhãn, cam ... có niên đại Đông Sơn tìm thấy ở nhiều nơi. Đó là những thú hoa quả lâu đời thơm ngon 139 và hữu ích đƣợc ƣa chuộng, trồng phổ biến khắp nơi trong nƣớc ta và đã trở thành đặc sản của Việt Nam. Đạm động vật là thành phần dinh dƣỡng quan trọng cho phát triển thể lực và trí lực con ngƣời. Tuy đạm động vật hiếm do nguồn săn bắt cung cấp ngày một cạn, còn thịt từ nguồn chăn nuôi lại ít, hiếm do hạn chế của môi sinh, để bù lại, tận dụng ƣu thế của môi trƣờng sông nƣớc, ngƣời Việt cổ đã khai thác triệt để nguồn đạm thủy sản. Cua ốc vẫn là nguồn thức ăn dƣờng nhƣ là chủ yếu thƣờng ngày của ngƣời Hòa Bình tổ tiên xa xƣa của ngƣời Việt, đối với ngƣời thời Hùng Vƣơng, nguồn thức ăn này vẫn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của họ đƣợc xác minh qua vết tích càng cua, vỏ trai ốc, xƣơng cá trong các nơi ở của ngƣời thời này. Hình ảnh cá đƣợc khắc vẽ trên đồ gốm Gò Chiền. Cũng vậy hình ảnh con cá, con ốc đã đƣợc khắc vẽ, đúc tạc trên trống đồng, thố đồng, muôi đồng ... Và hình ảnh con cá sau này đã thấm sâu vào sinh hoạt của nhân dân, có mặt ở khắp nơi, cái mô hình con cá ở điểm làng Vân Nội. Con cá chép thờ sơn son thiếp vàng trong đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Trạch (Hải Hƣng), ở hội làng Me (Hà Tây) ngƣời ta đã tế thần Tản Viên bằng cá nƣớng. Rồi hình ảnh con cá và ngƣời đi câu xuất hiện ở vị trí thứ hai chỉ sau những ngƣời rƣớc bông lúa, đi cày, đi cấy, trong trình diễn trò Trám ở Tứ Xã (Vĩnh Phú). Tận dụng mọi mặt nguồn lợi tự nhiên với hƣớng tập trung khai thác ƣu thế vùng đã tạo ra nguồn thức ăn phong phú mà cách chế biến độc đáo của nó đã tạo ra các món ăn truyền thống ƣa thích, thành nét riêng hằng xuyên trong sinh hoạt ăn uống của ngƣời Việt. Cơm - canh có thêm cá, với nhiều hình thức chế biến, thành các món ăn rất Việt Nam: cơm tẻ cùng với cơm nếp, xôi vò, bánh dày, bánh chƣng, canh mồng tơi, rau đay, canh chua, canh cua, canh cá cùng với cá nƣớng cá gỏi, mắm tôm, mắm cá ... Ngƣời Việt Nam, dù sống ở đâu, nhớ về quê hƣơng đều thầm nhớ huơng vị của các món ăn dân tộc này. Phân tích bộ đồ dùng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày của ngƣời Đông Sơn, chúng ta thấy một thành phần ổn định và thƣờng gặp bao gồm các loại nhƣ : các nồi đun nấu có kích cỡ nhỏ vừa thích hợp dùng cho một gia đình nhỏ. Các bát đựng thức ăn kiểu chiết yêu, chân cao, đáy thót dùng để đựng canh... Rõ ràng là các đồ vật này đƣợc dùng chung cho mọi ngƣời trong bữa ăn. Từ đó ánh lên một tập quán "ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu" một thói quen dùng chung thức ăn mà không chia thành khẩu phần riêng tuy vẫn ngồi chung một bàn (Chử Văn Tân 1994). Đầu tóc, trang phục : Những biểu hiện bề ngoài của con ngƣời, bên cạnh những dấu ấn môi trƣờng và hoàn cảnh xã hội, chúng ta thấy nổi bật lên cái dấu ấn tộc ngƣời. 140 Và cái sắc tộc ở đây là sự tổng hòa và phƣơng thức kết cấu các đặc trƣng của ba mặt trên. Tài liệu khảo cổ học hiện biết tuy còn rời rạc, nhƣng đƣợc đặt dƣới ánh sáng của những tƣ liệu thành văn và dân tộc học, có thể cho chúng ta những đƣờng nét chung nhất và dáng vẻ bề ngoài của ngƣời Việt cổ. Tổ tiên ta rất chú ý đến cách để đầu tóc, xem "cái răng, cái tóc là góc con ngƣời". Qua những bức tƣợng ngƣời trên cán dao găm và hình khắc trên các đồ đựng và trống đồng, cũng nhƣ các tƣợng tròn trên thạp Đào Thịnh thuộc văn hóa Đông Sơn, chúng ta thấy ở cả nam lẫn nữ đều có hai kiểu để tóc cơ bản khác nhau : cắt ngắn và để dài. Và cả hai cách để tóc đều nhằm tạo thuận lợi cho sự thích nghi với môi trƣờng sống. Cắt tóc ngắn để tiện đi lại trong rừng hay bơi lội dƣới nƣớc nhƣ nhận xét đƣợc ghi trong sử sách xƣa. Ngƣời Việt cổ ít nhất có ba cách xử lý tóc dài : tết tóc thả sau lƣng (tƣợng cán dao găm Thủy Nguyên), búi tóc cuốn sau gáy (tƣợng ngƣời thổi khèn trên cán muôi đồng Việt Khê), buộc tóc đuôi gà (hinh ngƣời chèo thuyền trên trống đồng Miếu Môn). Ở trần, đóng khố, đi chân đất là hình ảnh thân quen về ngƣời đàn ông xứ Việt, nó hoàn toàn thích hợp với ngƣời lao động ở xứ nóng. đồng đất thƣờng xuyên lầy lội. Họ còn làm đẹp thân thể bằng cách xăm lên mình, lên mặt, đôi khi là hĩnh những "loài thủy quái" - hình giao long, thuồng luồng, cá sấu nhƣ những tín hiệu giao cảm giữa ngƣời với vật tổ để đƣợc đồng cảm, không bị làm hại. Việc tìm thấy nhiều con dấu bằng đất nung với những đƣờng khắc sâu thành các đồ án hoa văn hình học đẹp mắt hẳn đƣợc dùng để in hoa văn lên thân thể hoặc lên đồ mặc bằng vỏ cây hay vải sợi. (Viện bảo tàng lịch sử Việt nam 1977). Trang phục phụ nữ thƣờng ngày là chiếc áo ngắn xẻ ngực, mảnh yếm che với hai kiểu váy lửng kín và mở. Váy mặc trong lễ hội thƣờng dài, phủ kín chân có trang trí hoa văn cùng chiếc bao thả múi phía trƣớc. Trong lẽ hội nam nữ còn thƣờng mặc áo khoác, váy xoè kết băng lông chim và đội mũ cắm lông chim cao vút. Võ phục của các thủ lĩnh Đông Sơn có những tấm che ngực bằng đồng vuông phẳng, hay hình chữ nhật cong theo lồng ngực, những đai lƣng có khóa và những bản móc lại với nhau đƣợc đúc phẳng hay tạo thành các cặp tƣợng rùa hay chim, đôi khi còn đƣợc đính thêm những chùm nhạc nhỏ. Có cả những khâu đeo dao kiếm bằng đồng, Chắc chắn rằng các đồ mặc và cả các đồ dùng che thân đắp phù khác của ngƣời Đông Sơn đều đƣợc kết bằng vỏ cây có xơ đập dập hay bằng vải. Đôi khi trong các ngôi mộ táng Đông Sơn còn gặp thấy vết tích là những mảnh vải thô (Hà Văn Phùng 1994). 141 Cùng với quần áo, đầu tóc, đồ trang sức cũng đƣợc ngƣời Đông Sơn đặc biệt ƣa chuộng, sử dụng rộng rãi ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi. Đó là các vòng tay, vòng tai bao tay, bao chân, các hạt chuỗi đeo cổ vơi nhiều hình dáng, màu sắc và các chất liệu khác nhau. Nổi bật nhất là những khuyên tai hình vành khăn tròn trịa hay có mấu nhô ra bằng đá ngọc, bằng thủy tinh với gam màu ƣa thích là trắng ngà, vân xanh hay vân hồng của đá, xanh nƣớc biển, da trời, tím nhạt hay trắng suốt của thủy tinh, những vòng ống, bao chân, bao tay bằng đồng đính những chiếc nhạc xinh xắn. Âm thanh leng keng, khoan nhặt làm nổi lên cái tâm tình vui tƣơi, lạc quan của con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày. Tâm lý ƣa chuộng mang đồ trang sức này, nhƣ ta thấy, về sau có phần giảm đi ở ngƣời Kinh, song vẫn còn thể hiện đậm đà ở ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng, ngƣời Mèo, ngƣời Dao và các dân tộc ít ngƣời ở Tây nguyên. Qua đây, ở đồ trang sức - một nguyên tố đánh dấu về tộc ngƣời này, có thể nhận ra cái cơ tầng tộc ngƣời chung ở họ. Về phương tiện đi lại và vận chuyển : Có thể thấy đƣờng nƣớc là mạch giao thông chủ yếu. Con thuyền là phƣơng tiện đi lại và chuyên chở phổ cập. Khảo cổ học đã tìm thấy vết tích con thuyền độc mộc dài tới 5 m ở Ngũ Thái (Hà bắc) cùng với những chiếc quan tài hình thuyên có niên đại Đông Sơn, dùng để đƣa ngƣời chết sang thế giới bên kia gặp nhiều nhất là ở vùng đồng bằng trũng. Tục táng dùng quan tài hình thuyền còn bảo lƣu lâu dài mãi về sau ở ngƣời Kinh, ngƣời Mƣờng. Trên mặt đất ở vùng lắm núi nhiều rừng thì con voi là con vật tối ƣu giúp ngƣời đi lại và vận chuyển. Nhiêu tƣợng voi đã gặp trong di tích Làng Vạc, ở đây còn thấy cả tƣợng voi thồ trống đồng trên lƣng. Sau voi là trâu, một gia súc độc đáo của vùng Đông Nam Á . Con trậu lại thích hợp với sinh cảnh đầm lầy, ruộng thụt. Xƣơng voi và trâu tìm thấy ở nhiều nơi cƣ trú của ngƣời Phùng Nguyên - Đông Sơn. Cùng với mặt ăn ở theo nghĩa đen, tức văn hóa vật chất, là cái mật ăn ở theo nghĩa bóng hay văn hóa tinh thần của ngƣời Việt cổ cũng thể hiện ra cực kỳ phong phú và đa dạng. Đó là nên nghệ thuật tạo hình với thể hiện chủ yếu là mỹ thuật trang trí và thực dụng, là âm nhạc, ca múa, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngƣỡng và cả các mặt thuộc tƣ duy, tính cách, tâm thức, tâm linh ... Ở đây, chúng tôi không thể đi sâu đầy đủ mà chỉ xin khái quát, nhằm nêu đƣợc những cái chung nhất. Về phƣơng diện thẩm mỹ, tức những cảm xúc và cách thể hiện cái Đẹp của ngƣời Việt cổ, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cái chuốt, cái tinh, cái thần thể hiện tập trung trên các vật phẩm mỹ thuật. Đó là các đồ gốm, đo đồng có các hoa văn hình học đối xứng hài hòa mà ở đó các đƣờng nét hay nền mảng đƣợc thể hiện rất tỉ mỉ, chọn lọc, tinh tế. Đó là các vòng ống bằng đá màu sắc nền nã, bản vòng mỏng, rộng nhẵn bóng với các đƣờng gân nhỏ tạo ra do kỹ thuật tiện tinh tế đều đặn nhƣ những đƣờng ren đối xứng nhau qua một đƣờng sống nổi cao ở giữa tạo ra mặt vòng hình vành khăn, 142 một sản phẩm tuyệt đỉnh của kỹ thuật đá. Cảnh vật và sinh hoạt sống động của con ngƣời đƣợc khắc hoa tinh tế mà tính cách điệu và tƣợng trƣng bộc lộ ở giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Các tƣợng tròn Đông Sơn đƣợc phác dựng đại thể về hình khối, các chi tiết chỉ đƣợc thể hiện và nhấn mạnh ở những bộ phận, những vị trí mà nghệ nhân cho là đắt nhất nhằm nêu bật đƣợc cái bản chất, cái thần thái tàng ẩn trong đó. Có thể nhận ra phong cách này qua các pho tƣợng ngƣời trên cán dao găm hay chuôi kiếm ngắn. Các tƣợng này đều có một phong cách chung nhƣ thân ngƣời thẳng đứng, mắt mở to, hai tay chống nạnh tƣ thế thật đĩnh đạc tự tin. Còn tƣợng ngƣời tìm thấy ở di chỉ Gò Mun lại có tƣ thế ngồi xổm bó gối đầu hơi nghiêng toát lên vẻ trâm tƣ suy ngẫm, một trạng thái nội tâm của nhân vật. Với tƣợng ngƣời thổi khèn gắn trên cán muôi đồng Việt Khê dài thon, đầu cán uốn cong cuộn tròn - hình ảnh xác thực của một con thuyền, còn tƣợng ngƣời chỉ là cái hình bóng (Silliouette) nổi lên lờ mờ song lừ đó lại toát lên cái say sƣa của ngƣời nghệ sĩ mà tâm hồn của anh ta lúc này nhƣ hòa nhập vào cái mông lung của đất trời, sông nƣớc bao la. Trong nghệ thuật tạo hình thì hoa văn là nôi chứa và thể hiện nổi nét chất mỹ thuật hơn cả, song việc tạo dáng và cách chọn dùng màu sắc kết hợp cũng nói nhiều đến tinh của nghệ nhân và chủ nhân các đồ vật đó. Điểm lại toàn bộ đồ vật mà ngƣời Phùng Nguyên - Đông Sơn tạo ra, chỉ xét riêng về hình dáng và mầu sắc, chúng ta cũng nhận ra cái độc đáo thấm đậm một cảm xúc thẩm mỹ chung là cái dịu nhẹ, mềm mại, trầm đọng và sâu lắng. Cảm xúc này đƣợc toát lên rõ nhất khi chúng ta nhìn vào những vòng trang sức bằng đá ngọc của ngƣời Phùng Nguyên - Đông Sơn. Ở đó sản phẩm đƣợc làm ra có hình dáng thanh mảnh, màu sắc trang nhã, lắng dịu nhƣ xanh lơ, xanh lá mạ, vàng nhạt, trắng ngà pha lẫn các vân trắng, nâu, hồng, tím ... những đồ đựng nói chung, dù bằng gốm hay bằng đồng, các bình, nồi, bát, đĩa. ấm, chén... thì dáng chung của chúng đều tròn trịa, thƣờng nhỏ nhắn và không có hoặc ít thấy các đƣờng gãy góc, những mảng đắp nổi gồ ghề. Và thậm chí car trên các tƣợng dã thú nhƣ hổ báo, loài ở nƣớc nhƣ thuồng luồng, cá sấu cũng chìm lẫn đi không lộ rõ cái dữ tợn, kinh khiếp. Ví nhƣ các pho tƣợng hổ bắt mồi trên thạp Vạn Thắng dù ở tƣ thế vồ hay ngoạm đều đƣợc thể hiện ôn hoa. Nhìn chung nhịp nhàng cân xứng và hiền hòa là mẫu số chung của mô hình thẩm mỹ Đông Sơn. Những nhạc cụ đào đƣợc hay nhận ra ở các hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn nhƣ công, chiêng, sênh, phách, chuông, khèn, đặc biệt là trống đồng, phần lớn thuộc bộ gõ và đƣợc dùng để truyền tin hay tạo ra sự hƣng phấn đƣợc hút vào sinh hoạt cộng đồng nhƣ nhảy múa. ca hát... Nhƣng nhạc cụ này chứa rất nhiều nét riêng mang tính tộc ngƣời độc đáo, ví nhƣ cách tạo dáng và hoa văn trống Đông Sơn với dáng thân thẳng, tang cong lồi, chân choãi với các hoa văn hình học ƣa thích đi kèm nhƣ hoa văn răng lƣợc, vòng tròn tiếp tuyến, tam giác răng cƣa hay vòng tròn đồng tâm... Có thể tìm thấy nhiều phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, trò chơi, lễ hội của ngƣời Việt cổ còn 143 in dấu trên các di vật khảo cổ. Đi kèm với tục nhuộm răng đen, là tục ăn trầu mà mảnh cau còn tìm thấy trong di chỉ Đông Sơn. Tục này về sau đƣợc ngƣời Việt Nam nâng lên thành chuẩn mực -một biểu hiện của văn hóa giao tiếp. Các tập tục sinh hoạt cộng đồng khác nhƣ đánh cồng, giã cối, hát đối, bơi thuyền, đâm trâu, đánh trống đồng, cả đến ý niệm về sự vận động hƣớng trái... đều đƣợc phản ảnh đậm nét trên các di vật thời Đông Sơn. Các tập tục đó đƣợc diễn ra tập trung hơn cả là ở trong các dịp dân làng mở hội mà mục tiêu hƣớng vào là cầu mong cho con ngƣời và vạn vật sinh nỏ thịnh vƣợng, tƣởng nhớ tổ tiên, vui chơi giải trí và rèn luyện kỹ năng sức khỏe. Về những tập tục phản ảnh ý niệm bao trùm của ngƣời Việt cổ là việc nhận thức và cách ứng xử với cái sống và cái chết. Từ quan sát sự sống của bản thân và của vạn vật xung quanh, ở ngƣời Việt đã nảy sinh và hình thành một quan niệm biện chứng thô sơ về sự sinh thành, vận động và phát triển, biến hóa của sự vật, sinh ra do quan hệ tác động qua lại của hai mặt đối lập : đất - trời, nƣớc - lửa, mƣa - nắng, đêm - ngày, cái - đực ... Nhận thức đó đƣợc cô rút lại trong ý niệm phồn thực và đƣợc thể kiện ra ở vô vàn các vật thể và hiện tƣợng khác nhau : Từ những chiếc sinh thực khí bằng đất nung đào đƣợc trong di chỉ Mả Đống, pho tƣợng đá có bộ phận dƣơng vật đƣợc nhấn mạnh tìm thấy ở di chỉ Văn Điển, tƣợng đồng ngƣời đàn ông ở khu di chỉ Đông Sơn, tƣợng đồng phụ nữ tìm thấy ở Đông Cƣơng (Thanh Hóa) đều có bộ phận sinh dục đƣợc cƣờng điệu quá mức ... đến những cặp tƣợng nam nữ làm tình đƣợc xếp đặt trang trọng trên nắp thạp Đào Thịnh ; từ những cặp sinh thực khí tƣợng trƣng đƣợc khác tạc giữa các tia sáng mặt trời. những cặp hƣơu nai chồn cáo đực cái nối nhau trong vòng quay trái đất, đèn trò chơi chồng nụ chồng hoa khoèo chân ngoăc tay của con ngƣời ca hát say sƣa dƣới nhịp trống đƣợc khắc hoa trên mặt trống Đông Sơn. Tài liệu khảo cổ học chƣa hé mở nhiều cho thấy rõ nét cái ý niệm tưởng nhớ tổ tiên, sùng kính các anh hùng có công với cộng đồng, song mới chỉ phân tích táng tục của ngƣời Đông Sơn cũng đã thấy ngay đƣợc sự chăm lo đến cuộc sống ở thế giới bên kia của ngƣời quá cố. Từ việc bú lót cơ thể chu đáo bằng vài dệt hay cói lá đan bện, đặt cuốn thi thể bằng nhƣng tấm giát giƣờng hay vỏ cây đặt trong các quan tài hình thuyền đến việc đặt kèm cho ngƣời quá cố những vật dụng thƣờng ngày nồi, bát, những công cụ sản xuất và vũ khí, đồ trang sức thậm chí về sau dựng cả những ngồi nhà (nhà mồ hay nhà táng). Trong việc tƣởng nhớ tổ tiên, thì việc sùng kính Tổ Mẫu xuất phát từ nguyên lý Mẹ, cũng đƣợc thể hiện thật đậm đà đặc sắc. Đền Tây Thiên thờ Âu Cơ, 144 đền thờ Hai Bà Trƣng có ở nhiều nơi, rộng khắp trong bờ cõi xƣa và nay của ngƣời Việt Nam. Tục thờ nhân thần (những anh hùng văn hóa và anh hùng trận mạc) là một nét đặc sắc trong tín ngƣỡng ngƣời Việt phản ảnh cái tâm thức "uống nƣớc nhớ nguồn", nhớ ơn, nặng tình nặng nghĩa với những ngƣời mang lại đời sống ấm no thanh bình cho cộng đồng. Mặt quan trọng khác của hoạt động tinh thần là năng lực trí tuệ của ngƣời Đông Sơn đƣợc thể hiện ở mọi hoạt động và ứng xử. Và ở từng mặt đều có những cái điển hình nổi lên. Có ngƣời cho rằng quan niệm về vũ trụ của ngƣời Việt cổ bao gồm 3 tầng 4 thế giới đƣợc thể hiện trên trống đồng Đông Sơn. Ở đó tầng trên là Trời, bầu trời, hay Thiên giới, đƣợc tƣợng trƣng bằng mặt trời ở chính giữa và nổi cao trên mặt trống. Tầng giữa là Mặt đất, Trần giới hay Nhân giới, ở đó ngƣời và sinh vật cạn sống đƣợc thể hiện trên các vành hoa văn tả thực trên mặt trống. Tâng dƣới là Nƣớc và Đất. Thủy giới và Âm ty. Nƣớc đƣợc biểu hiện qua con thuyền trên tang trống và thế giới Âm là ánh xạ lộn ngƣợc của thế giới Trần. Quan niệm về biến dịch - hạt nhân của tƣ tƣởng Dịch lý - thể hiện trên mặt trống Đông Sơn (Phan Công Chánh 1991), có thể coi là một hệ thống triết học - biểu tƣợng của ngƣời Việt cổ. Trong đó hai mặt đối lập của sự vật liên tục vận hành và chuyển hóa lẫn nhau (Hà Hữu Nga 1993). Trí thức về sản xuất nông nghiệp đƣợc thể hiện ở sự nhận thức vai trò hàng đầu của nƣớc. Những quan sát và kinh nghiệm về thời tiết và thời vụ dẫn tới sự xuất hiện của lịch nông với hai cực lạnh - nóng, khô - mƣa, Đông - Xuân - Hè - Thu liên tục và chuyển hóa qua hình tƣợng các cặp đực - cái, hƣơu - chim xen kẽ liên tiếp nhau đƣợc thể hiện trên mặt trống đồng Đồng Sơn. Trong lĩnh vực quân sự, thì thành Cổ Loa đƣợc xem nhƣ hiện thân của trí tuệ và tài năng sáng tạo của ngƣời Việt cổ. Ở đó họ đã biết lợi dụng sông để làm hào, lợii dụng địa thế các đồi gò, chỉ cần đắp thêm những đoạn thành nối là có cả một hệ thống vòng thành dài. rộng, đồ sộ. Nhƣng thành tựu cơ bản nhất, di sản quí giá nhất mà ngƣời Đông Sơn để lại cho hậu thế là ở chỗ họ đã tạo lập đƣợc, đã định hình đƣợc những đƣờng nét lớn của nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc mà ở đó cái thần của nó đƣợc hun đúc từ hệ thống những giá trị, những bản tính, những phẩm chất, những tính cách, những truyền thống về : • Đức tinh kiên nhẫn, cần cù lao động, kiên định, kiên trì, nhẫn nại, chịu 145 đựng gian khổ khi phải đối mặt với một thiên nhiên hà khắc : lũ lụt lắm hạn hán nhiều, tàn phá công trình thủy lợi, mùa màng, cũng nhƣ chịu đựng đau khổ khi phải tạm sống dƣới ách áp bức của kẻ thù. Mặt đối lập với kiên nhẫn là kiên quyết, là kiên cƣờng, là thế vùng lên đổi thay sự vật. Kiên cƣơngf khắc phục thiên nhiên bằng ra sức đắp đê khơi mƣơng, làm mới những cái bị phá hoại nhằm có đƣợc những vụ mùa bội thu. Kiên quyết chống lại kẻ thù, giành lại độc lập, tự do. Ngƣời xƣa đã lấy hình tƣợng con rùa và con cóc để biểu trƣng cho đức tính đó. (Cóc trên các trống đồng Đông Sơn, rùa trên khóa thắt lƣng Làng Cả). • Tinh thần tập thể, tính cộng đồng đƣợc gói lại trong chữ công và đƣợc mở ra ở hai vế : công cộng và công ích. Từ đó toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam đong lại trong hai tiếng trách nhiệm. Đức tính này đƣợc tạo ra do nhu cầu khách quan. Nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nƣớc đòi hỏi phải tuân thủ sít sao tính thời vụ : từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, không thể để chậm trễ ở khâu nào. Nông nghiệp lúa nƣớc cũng đòi hỏi việc bảo đảm có nƣớc đầy đủ, không thừa, không thiếu cho cây lúa sinh trƣởng. Muốn vậy phải đắp đê phòng lụt, be bờ giữ nƣớc, đào mƣơng dẫn nƣớc. Công việc làm này đòi hỏi sức lức của nhiều ngƣời, đòi hỏi sự hiệp lực của cả làng xã hay liên làng xã. Cũng vậy, việc chống lại một đối phƣơng lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần lại thƣờng xuyên đe dọa xâm lấn. Để chống lại có hiệu quả, ắt hẳn phải cần đến công sức của cả cộng đồng. Trong bối cảnh sống nhƣ vậy thì cái cộng đồng đồng bao giờ cũng vƣợt lên trên cái cá thể. Từ đó, cái nghĩa vụ, cái vị tha đƣợc nhấn mạnh, đƣợc đề cao trƣớc cái vị kỷ. Cái ý niệm sống ở làng, một miếng giữa làng, trở thành chuẩn mực ứng xử của ngƣời Việt Nam chắc hẳn có cội rễ từ thời dựng nƣớc đầu tiên đó. • Lòng nhân ái, khoan dung, sống rộng bụng, có tình nghĩa là truyền thống quí báu của nhân dân ta. Tính nhân bản này đƣợc nảy sinh từ tính ôn nhu của ngƣời làm nông nghiệp lúa nƣớc hẳn đã đƣợc hình thành từ thời Đông Sơn. Chính cái công việc làm ăn đầy vất vả và nhiều éo le này, cái thực tiễn ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả này, khiến con ngƣời sống trong thấp thỏm lo âu, trƣớc những tai họa nhƣ "nƣóc lụt thì lút cả làng" không chỉ ập đến với riêng ai đã khiến con ngƣời ý thức đƣợc phải đùm bọc lẫn nhau. 146 • Tính cách mềm dẻo, lối ứng xử linh hoạt, không câu nệ cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh sống của ngƣời Đông Sơn. Một tấc đất có giá trị nhƣ một tấc vàng này vì con ngƣời phải đổ nhiều mồ hôi triệt để tận dụng nó để trồng cấy mọi thứ có thể trồng, cần trồng đỗ bên ngô, cần đƣa cây lúa lên cao, xuống trũng, cải biến giống làm nảy sinh nhiều giống lúa mới thích nghi với sinh thái. Về mặt xã hội, sống bên cạnh một nƣớc lớn, có nền văn minh rực rỡ, ngƣời Việt cổ muốn tồn tai, giữ đƣợc cái TA, dĩ nhiên là phải có thái độ ứng xử linh hoạt. không thể cứng khi cần mềm, không thể bài khi cần nhập. Chấp nhận nhân nhƣợng để tránh tổn thất vô ích. Có bản lĩnh, tiếp thu có chọn lọc để làm phong phú mình. Từ thực tiễn cuộc sống đó đã đẻ ra nghệ thuật ứng xử linh hoạt nhƣ nƣớc ấy. Và con rắn - biểu tƣợng của nƣớc, cũng đƣợc ngƣời Đông Sơn lấy làm biểu tƣợng cho tính cách này. Ngƣời ta đã tạc tƣợng những đôi rắn quấn nhau, mồm đỡ lấy chân voi hoặc chân báo làm thành chuôi những con dao găm đƣợc các chiến binh Đông Sơn mang bên ngƣời nhƣ một vũ khí tự vệ cũng nhƣ một thứ bùa hộ mệnh. • Triết lý dung hợp đƣợc biểu hiện trong chữ HÕA cũng góp tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Khi trở thành dân tộc, ngƣời Việt cổ vốn là một cộng đồng nhỏ bé bên cạnh một nƣớc lớn mạnh, nhƣng nhờ lòng yêu quê hƣơng thiết tha, mảnh đất đã phải đổ biết bao mồ hôi. sôi biết bao nƣớc mắt mói có đƣợc, đã khiến ngƣời Việt Nam sớm có đƣợc tinh thần độc lập. ý chí tự cƣờng, tự khẳng định cái TA, tự tạo cho mình một chỗ đứng dƣới bầu trời. Xuất phát, từ ý thức đó, trong bối cảnh lịch sử đó ngƣời Việt cổ đã tìm mọi cách để tạo sức mạnh cho mình, đã thâu tóm mọi cái hay của ngƣời cũng nhƣ đã đồng tâm hiệp lực trong lao động, đoàn kết trong đấu tranh chống xâm lƣợc. Tƣ duy dung hòa chi phối toàn bộ văn hóa truyền thống Việt Nam (Hà Văn Tấn 1994). Vốn có bản lĩnh và ý chỉ tạo lập cho mình một nền văn hóa có sức sống mạnh mẽ, lại đƣợc tƣ tƣởng HÒA dắt dẫn, ngƣời Việt Nam đã tạo đƣợc một biệt tài riêng, một tính cách riêng độc đáo là biết biến cái của ngƣời thành của mình (Phan Ngọc 1993). • Dũng cảm cũng là một phẩm chất, một tự chất Việt. Phẩm chất này cũng đƣợc nảy sinh trong những bối cảnh tự nhiên và xã hội đƣợc phân tích ở trên. Thời đại Đông Sơn, là thời đại mà nhiều cộng đồng ngƣời trong khu vực chuyển mình thành giai cấp, thành quốc gia - dân tộc. Mà quốc gia không phải là một cộng đồng văn hóa tự nhiên, mà là một 147 cộng đồng quyền lực... chỗ dựa chủ yếu của quyền lực là sức mạnh quân sự. "Chiến tranh là biện pháp thƣờng dùng để mở rộng hay bảo vệ biên giới vì lợi ích quốc gia" (Nguyễn Tấn Đắc 1993). Sức mạnh quân sự đƣợc thể hiện ở cả hai mặt vật chất và tinh thân, vũ khí, kỹ thuật quân sự và lòng dũng cảm, mƣu lƣợc. Ở ngƣời Đông Sơn cả hai mặt của sức mạnh đó đều thể hiện rất rõ và cái nọ nói lên cái kia. Tóm lại, đi vào lớp văn hóa đầu tiên - lớp văn hóa thuộc văn minh sông Hồng, chúng ta thấy ngƣời Việt cổ thời Đông Sơn đã tạo đƣợc một phổ sắc văn hóa mà nhiều sắc màu trong đó góp tạo thành bản sắc của văn hóa Việt Nam sau này. Và khảo cổ học chứng tỏ đƣợc khả năng"... góp phần xác định tính chất và truyền thống của nhân dân Việt Nam, bản lĩnh và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Nó chứng tỏ, trong lĩnh vực của mình, những đức tính cổ truyền cửa nhân dân Việt Nam là cần cù, dũng cảm, sáng tạo, có sức sống mãnh liệt, có tinh thần tập thể trong lao động và đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm v. v..." (Trƣờng Chinh 1978). Những tính cách, phẩm chất, truyền thống và đức tính cổ truyền đó chính là những sắc màu, là bản sắc của văn hóa Việt cổ, mà chúng ta đang ra sức nghiên cứu. Đó là những mặt tốt cần nhấn mạnh, cấn đề cao, cần phát huy. Song nói nhƣ vậy không có nghĩa là trong những hằng số văn hóa không có mặt hạn chế, mặt không tốt. Bởi lẽ sự vật đều có hai mặt đối lập luôn chuyển hóa lẫn nhau và mọi cái tồn tại đều có giới hạn của nó, quá đi đều có khả năng không còn là nó nữa. Vấn đề là ở chỗ phụ thuộc vào cách nhìn nhận (biện chứng hay máy móc) và vào khả năng điều tiết của con ngƣời (nắm đƣợc và làm theo quy luật hay chủ quan duy ý chí). Và khi nói đến một phẩm chất, một tính cách hay một truyền thống, nó dễ là cái này, dễ là cái kia, có nghĩa là chúng ta mới chỉ nói đến khả năng. Và mỗi khi mới chỉ là khả năng (dù ít dù nhiều) thì đậu đƣợc coi là cái tất yếu. Khi xác định một loại hành vi nào đó là phẩm chất hay là tính cách của một dân tộc có nghĩa là chúng ta phải định đƣợc tính trội của hành vi đó và sự tồn tại của nó phải là ở bộ phận đa số của dân tộc đó. Đức tính kiên nhẫn cũng vậy, tự nó không thể đẻ ra nhu nhƣợc, an phận, cam chịu, cùng lắm cũng chỉ là nhẫn nhục để chờ thời cơ. Trong một con ngƣời hay một bộ phận của cộng đồng có thể có đức tính yếu hèn này, song ngƣời Việt Nam nói chung là một dân tộc kiên cƣờng, bất khuất. Nếu khác đi hẳn dân tộc đó đã bị đồng hóa diệt vong. Lễ hội, cúng giỗ là một hành vi đẹp về tƣởng nhớ tổ tiên, những ngƣời anh hùng có công với nƣớc. Song cúng bái tràn lan, sùng bái, mọi thứ đều cho là thiêng, là thần bí... lại là biểu hiện của mê tín dị đoan, một hoạt động mê hoặc làm tâm thức con ngƣời u tối, cần bài trừ. 148 Cũng vậy, tính dung hòa là giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam, nó giúp làm giàu và mạnh cho nền văn hóa và cho dân tộc. Bản tính này đôi khi hoặc dễ (song không nhất thiết) dẫn tới thỏa hiệp, ba phải. Điều đó nhắc nhở con ngƣời phải cẩn thận, cảnh giác, đề phòng, phải biết điều tiết đúng mức. Tuy nhiên, có và cần chỉ ra những mặt yếu do hoàn cảnh và điều kiện khách quan, hạn chế của lịch sử đem lại và để lại. Ví nhƣ tác phong sống lề mề, chậm chạp, không tiếc thời gian "tháng giêng là tháng ăn chơi" còn gặp khá phổ biến hiện nay có nguyên nhân sinh thành trong môi trƣờng tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế của một xã hội trồng lúa nhiệt đới: cảnh thanh bình của đồng quê, những chu kỳ nghỉ của sản xuất, những dịp nông nhàn, mà kinh tế phụ lại ít phát triển và phƣơng thức tiến hành làm ra sản phẩm cũng không đòi hỏi khẩn trƣơng, chuẩn xác về thời gian. Nền kinh tế tự cấp tự túc tồn tại lâu dài, tự nó mang tính khép kín tƣơng đối khiến lƣu thông, thƣơng mại và kinh tế thị trƣờng hàng hóa nói chung kém phát triển. Phép vua thua lệ làng là chuẩn mực ứng xử của nền dân chủ xóm làng, một thời đã giữ an bình cho ngƣời dân, Hẳn không mấy thích hợp với đổi mới ngày nay. Cần pháp luật: một sự qui định tối thiểu của phẩm chất mà mọi ngƣời nhất thiết phải tuân theo (Cao Xuân Phổ 1993). Sự phân công xã hội giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa lao động cơ bắp và lao động trí óc diễn ra chậm chạp ở nƣớc ta rõ ràng đã dẫn tới sự phát triển yếu về khoa học tự nhiên, sự hình thành chậm chạp tầng lớp trí thức chuyên sản xuất sản phẩm tinh thần, văn hóa làng nói chung mang màu sắc dân gian tuy khỏe khoắn mộc mạc, đáng yêu nhƣng thiếu tinh tế sâu sắc, thông tuệ cao. Nhƣng biết làm sao đƣợc, vì nhƣ Mác đã nói, con ngƣời sống trong những điều kiện mà nó gập chứ không sống trong những điều kiện mà nó chọn. Lịch sử là nhƣ vậy. Nhƣng giờ đây, nếu hiểu sâu sắc cơ bản sắc văn hóa Việt Nam, chúng ta có thể tìm ra các biện pháp để bảo vệ và phát huy các tinh hoa và đẩy lùi các tao phách của văn hóa truyền thống (Hà Văn Tấn 1994). 149 TÀI LIỆU DẪN AUROUSSEAU L. 1923. Le premier conquête chinoise des pays annamites. Bullet de 1'École Francaise d'Extrême-Orient 23 :.137 - 264. BENEDICT P.1942. Thai, Kadai and Indonesian : a new alignment. America Anthropologist 44 : 567 - 601. BENEDICT P. 1975. Austro - Thai: Language and Culiure, with a Glosscary of Root HRAF Press, New Haven. CAO XUÂN PHỐ 1993. Văn hóa trong phát triển. Vấn đề phẩm chất cuộc sống. Trong Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển : trang 200 - 214. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. CHỬ VĂN TẦN 1978 a. Suy tính về tính đa dạng thời đại các vua Hùng. Khảo cổ học số 1: 23 - 28 CHỬ VĂN TẦN 1978 b. Về văn hóa Sa Huỳnh. Khảo cổ học số 1 : 52 - 61. CHỬ VĂN TẦN 1992. Không gian cƣ trú mở: Di chỉ Sập Việt, Những chứng tích Tiền Hòa Bình - Hòa Bình và Hậu Hòa Bình. Khảo cổ học số 2 : 22 - 32. CHỬ VĂN TẦN 1994 a. Những đặc trƣng cơ bản của văn minh Việt Nam thời khắc sinh. Khảo cổ học 2: 7 - 16. CHỬ VĂN TẦN 1994 b. Kỹ thuật canh tác của ngƣời Việt cổ nhìn từ bộ nông cụ Phùng Nguyên - Đông Sơn. Kỷ yếu Hội thảo " Về nền nông nghiệp Việt cổ" Đề tài KX 06 02. DIỆP ĐÌNH HOA 1971. Về những giai đoạn của thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc đầu tiên qua tài liệu khảo cổ học. Khảo cổ học số 1 - 2 : 34 - 39. DIỆP ĐÌNH HOA 1977. Một vài suy nghĩ về đồ gốm Đông Sơn. Khảo cổ học số 3: 57 - 77. DIỆP ĐÌNH HOA, NGUYỄN VĂN BỬU, PHẠM MINH HUYỀN 1976. Phân tích di vật khảo cổ học Làng Vạc và Đông Sơn. Khảo cổ học số 17 : 76 - 80. DIỆP ĐÌNH HOA, NGUYỄN VĂN BỬU, PHẠM MINH HUYỀN 1984. Nghiên cứu đồ đồng thau Việt Khê (Hải Phòng) bằng phƣơng pháp quang phổ. NPHMVKCH năm 1981 tr.127- 129. DIFFLOT G. 1991. Linguistic prehistory from a Mon-Khmer perspective. Paper 150 given at the conterence" The High Bronze Age of Southeast Asia and South China" 14 -19 January 1991, Hua Hin, Thailand. DYEN I. 1982. The present status of some Austronesian subgrouping hypotheses. In Papersfrom the Third Intenuaioiud Conference on Austronesian Linguistics 2 : 31 - 35. Australian National University, Canberra. ĐÀO DUY ANH 1957. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Hà Nội. ĐÀO QUÝ CẢNH, NGUYỄN TRUNG CHIẾN 1980. Liềm Gò Mun. công cụ hay vũ khí. Khảo cổ học số 3:36-41. ĐÀO THẾ TUẤN 1988. Về những hạt gạo cháy phát hiện ở Đồng Đậu ( Vĩnh Phú) 1984. Khảo cổ học số 4 : 44 - 46. ĐÀO THẾ TUẤN 1994. Việt Nam có phải là quê hƣơng của cây lúa hay không ? Kỷ yếu Hội thảo "Về nền nông nghiệp Việt cổ". Đề tài KX 06 - 02. ĐINH VĂN KIỀN, LÊ XUÂN ĐIỆM 1973. Ngôi mộ cổ có những di vật khá đặc biệt ở Đƣờng Dù. NPHMVKCH năm 1972, tr. 244- 253. ĐỖ VĂN NINH 1983. Thành cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. FERLUS M. 1975. Vietnamien et Proto-Viet-Muong. Asie du Sud-Est ci Monde ỉn.sulindien 6(4) : 21 - 55. GAGE W.W. 1985. Vietnamese in Mon-Khmer perspective. In Suriya Ratanakul. David Thomas and Suwilai Premsrirat(eds.), Southeast Asian Linguistic Studies presented to André G. Hciudricourt, pp.493 - 524. Mahidol University, Bangkok. HÀ HỮU NGA 1993. Những cội nguồn của tính cách Việt. Tham luận tại Hội thảo " Văn minh Việt Nam thời khai sinh : Nguồn gốc và đạc điểm". HÀ VĂN PHÙNG 1981. Vấn đề luyện kim và chế tác kim loại thời dựng nƣớc đầu tiên. Khảo cổ học số 3 : 44 - 55 HÀ VĂN PHÙNG 1982. Nghề se sợi và dệt vải thời dựng nƣớc đầu tiên. Khảo cổ học số 3 : 14 - 24. HÀ VĂN PHÙNG 1994. Tìm hiểu nghề se, sợi và dệt vải trong thời đại đồng thau Việt Nam. Khảo cổ học số 2 : 48 - 58. HÀ VĂN TẤN 1962. Về vấn đề ngƣời Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam. Thông báo khoa học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Sử học. I: 168 - 203. 151 HÀ VĂN TẤN 1973. Khai quật Bãi Dƣới. NPHMVKCH năm 1972, tr.133 - 137. HÀ VĂN TẤN 1974 a. Từ đồ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng. Khảo cổ học 13 : 39-53. HÀ VĂN TẤN 1974 b. Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai. Khảo cổ học 15 : 19 - 32 HÀ VĂN TẤN 1975. Văn hóa Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt. Tạp chí dân tộc học 1:22- 35. HÀ VAN TẤN 1976. Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên và vấn đề Tiền Việt Mƣờng (Một giả thiết công tác mới). Báo cáo Hội nghị khoa học Khoa Sử trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày 21-6-1976. HÀ VĂN TẤN 1978. Văn hóa Phùng Nguyên - Nhận thức mới và vấn đề. Khảo cổ học số 1: 5 - 22. HÀ VĂN TẤN 1982. Các hệ sinh thái nhiệt đới với tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Khảo cổ học số 3:6- 16. HÀ VĂN TẤN 1993. Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam thời tiền sử. Khảo cổ học 1: 1- 6. HÀ VĂN TẤN 1993. Chùa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. HÀ VĂN TẤN 1994. Quá trình hình thành và đặc điểm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đề dẫn hội thảo "Bản sắc văn hóa Việt Nam". HÀ VĂN TẤN 1994. Giao lƣu kỹ thuật: Vấn đề đáng quan tâm đối với Tiền - Sơ sử Việt Nam và khu vực. Kỷ yếu Hội thảo "Các nghề thủ công thời dựng nƣớc". Đề tài KX 06 - 02. HÀ VĂN TẤN 1994. Thƣ tịch Trung Quốc thời Hán, Tam Quốc, Lục Triều, nguồn sử liệu nghiên cứu thực vật và nông nghiệp Việt Nam thời cổ. Kỷ yếu Hội thảo "Về nền nông nghiệp Việt cổ". Đề tài KX 06 - 02. HÀ VĂN TẤN, HOÀNG VĂN KHOÁN 1971. Luyện kim và chế tác kim loại thời Hùng Vƣơng. Khảo cổ học số 9 - 10 : 75 - 80. HÀ VĂN TẤN VÀ PHẠM ĐỨC DƢƠNG 1978. Về ngôn ngữ Tiền Việt Mƣờng. Tạp chí dân tộc học 1: 64-69. HÀ VĂN TẤN, HÁN VĂN KHẨN 1973. Kỹ thuật chế tạo đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên. Thông báo khoa học (Sử học) Đại học Tổng hợp Hà Nội, T.6. 152 HÀ VĂN TẤN, BÙI VINH, VÕ QUÝ 1990. Dấu hiệu của một văn hóa khảo cổ mới ở Hà Tuyên. Khảo cổ học số 1 - 2 : 34 - 38. HÁN VĂN KHẨN 1982. Về sự xuất hiện và phát triển của bàn xoay gốm cổ. Khảo cổ học số 3 : 43 - 49. HAUDRICOURT A.G. 1953. La place du Vietnamien dans les langues austroasiati- ques. Bulletin de la Société de Linguistique de Paris 49(1): 1.22 - 128. HAUDRICOURTA. G. 1954. De 1'origine des tons en Vietnamien. Journal Asiatique 242 : 69 - 82. HAUDRICOUR A. G. 1955. Comment reconstruire le chinois archaique. Word l10: 358 - 364. HOÀNG VĂN KHOÁN 1978. Nƣớc ta có gang từ bao giờ. Khảo cổ học số 2 : 43 - 44. HOÀNG VĂN KHOÁN 1994. Kỹ thuật luyện sắt Việt Nam thời cổ. Kỷ yếu Hội thảo "Các nghề thủ công thời dựng nƣớc". Đề tài KX 06 - 02. HOÀNG VĂN KHOÁN, HÀ VĂN TẤN 1970. Vài nhận xét về hợp kim đồng thau Việt Nam thời cổ. Thông báo Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. tập IV (Sử học) LÊ HUYÊN 1991. Tìm hiểu đồ sơn thế kỷ 17-19 ở đồng bằng Bắc Bộ. Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội. Lịch sử Việt Nam tập 1. 1971. LOGAN J. R 1852. Ethnology of the Indo - Pacitic Islands. Chapter 6. Enquiries into the etlinic history and relations of the Tibeto - Burman and Mon - Annam formations. Jounul of the Indian Archipelago 6 : 153 - 183. LƢU TRẦN TIÊU 1977. Khu mộ cổ Châu Can. Hà Nội. MADROLLE C. 1937. Le Tonkin ancien. Bulleiin de l' École Prancaise d' ExLrême - Oricnt 37 : 263 - 333. MASPÉRO H. l912. Phonétique historique de la langue annamite : les initiaies. Bulletin de l' École Francaise d' Exircme - Orient 12( 1). MASPÉRO H. 1924. Bulletin critique. T'oung Pao 23 : 373 - 393. NGÔ ĐỨC THỊNH, NGÔ SĨ HỒNG 1988. Cuốc, lịch sử tiến triển và loại hình. Khảo cổ học số 1 - 2 : 27 - 47. 153 NGÔ ĐỨC THỊNH 1994. Vài nhận xét về nông cụ và kỹ thuật canh tác nông nghiệp thời tiền sử. Kỷ yếu Hội thảo "Về nền nông nghiệp Việt cổ". Đề tài KX 06 - 02. NGÔ SĨ LIÊN và các sử thần triều Lê 1967 - 1968. Đại Việt sử ký toàn thư. bản dịch Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. NGUYỄN KHẮC TỤNG 1982. Nhà Đông Sơn. Khảo cổ học số 3 : 38 - 42. NGUYỄN DUY HINH 1973. Nghề trồng lúa nƣớc thời Hùng Vƣơng, Hùng Vương dựng nước, T.3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 172 - 183. NGUYỄN ĐÌNH KHOA 1983. Các dân tộc ở Việt Nam (dẫn liệu nhân học - tộc người). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. NGUYỄN KIM DUNG 1992. Công xƣởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở đồng bằng Bắc Bộ. Luận án Phó tiên sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội. NGUYỄN KIM DUNG 1994. Một số ý kiến về nguyên liệu đã trong nghề thủ công làm đá thời đại đồng thau Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo "Các nghề thủ công thời dựng nƣớc". Đề tài KX 06 - 02. NGUYỄN LÂN CƢỜNG 1993. Đặc điểm nhân chúng cƣ dân văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Tóm tắt luận án PTS khoa học lịch sử. Hà Nọi.; NGUYỄN LÂN CƢỜNG 1994. Con ngƣời Đông Sơn. Trong Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam : 183 - 231, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. NGUYỄN QUANG QUYỀN và LÂN CƢỜNG 1969. Đặc điểm hình thái xƣơng đùi và xƣơng sên ngƣời cổ ở di chỉ Lũng Hòa. Trong Hoàng Xuân Chinh, Báo cáo khai quât đợt 1 di chỉ Lũng Hòa: 154 - 163, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. NGUYỄN TẤN ĐẮC 1993. Văn hóa và thế giới ngày nay. Trong Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển : 200 -214. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội. NGUYỄN TRƢỜNG KỲ 1983. Bƣớc đầu tìm hiểu nghề thủy tinh cổ ở nƣớc ta. Khảo cổ học số 3 : 47 - 54. NGUYỄN TRƢÕNG KỲ 1990. Trở lại vấn đề thủy tinh cổ ở Việt Nam. Khảo cổ học sổ 1 - 2 : 71 -79. NGUYỄN VĂN TÀI 1978. Góp thêm tài liệu cho việc đoán định thời điểm chia tách hai ngôn ngữ Việt và Mƣờng. Tạp chí dân tộc học 3. 154 NGUYỄN VĂN TÀI 1988. Thử tìm một giải pháp về các nguyên âm Việt - Mƣờng Trong Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á: 29 48. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. NGUYỄN VIỆT 1978. Bƣớc đầu tìm hiểu gốm thời đại đồng sắt sớm vùng ngã ba sông Mã - sông Chu. Khảo cổ học số 3 : 43 - 63. NGUYỄN VIỆT 1981. Về lúa nếp và chó thời Hùng Vƣơng. Khảo cổ học số 3:28- 43. NGUYỄN VIỆT 1982. Gốm làng Cả. NPHMVKCH năm 1980: 99 - 100. NGUYỄN VIẾT PHỔ 1983. Sông ngòi việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. OLIVIER G. 1966. Craniométrie des Indochinois. Bullktin et Mémoires de la Société d 'Anthmpologie de Paris 9 : 67 90. OLIVIER G. 1968. Anthropologie de l'Inhđochine. In Rassengeschichte der Menschheit: 25 - 108, R.OIdenbourg Verlag, Munchen. PHẠM LÝ HƢƠNG 1994 a. Vài thực nghiệm canh tác nguyên thủy. NPHMVKCH năm 1993. PHẠM LÝ HƢƠNG 1994 b. Bàn về nghề trồng lún giai đoạn đỉnh cao thời dựng nƣớc của ngƣờiViệt cổ. Kỷ yếu Hội thảo "Về nền nông nghiệp Việt cổ". Đề tài KX 06 - 02. PHẠM LÝ HƢƠNG 1994c.Về kỹ thuật nung gốm thời Tiền sử và Sơ sử Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo "Các nghề thủ công thời dựng nƣớc". Đề tài KX 06 - 02. PHẠM LÝ HƢƠNG, HÀ VĂN TẤN 1974. Nghề gốm, một ngành thủ công thời Hùng Vƣơng. Hùng Vương dựng nước. T.4. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. tr 188 - 202. PHẠM MINH HUYỀN 1991. Tính đa dạng và phức tạp của nền văn hóa Đông Sơn. Khảo cổ học số 3 : 50 - 63. PHẠM MINH HUYỀN 1991. Văn hóa Đông Sơn, tính thống nhất và đa dạng. Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội. PHẠM QUỐC QUÂN 1978. Mộ thuyền Châu Sơn (Hà Nam Ninh). NPHMVKCH năm 1977: 172 - 174. PHẠM QUỐC QUÂN. NHÃ LONG 1991. Tìm về cội nguồn nghề sơn ở Hà Sơn Bình. NPHMVKCH năm 1990: 121 - 123. 155 PHẠM VĂN ĐỒNG 1994. Văn hóa và đổi mới. Nhà xuất bản chinh trị quốc gia Hà Nội. PHẠM VĂN KỈNH 1969. Về thời kỳ An Dƣơng Vƣơng và thành Cổ Loa. Khảo cổ học số 3 - 4 : 128 - 134. PHAN CÔNG CHÁNH 1991. Bài phát biểu trong cuộc tọa đàm tại Viện Khảo cổ học về nguồn gốc văn minh và dân tộc Việt Nam. PHAN NGỌC 1993. Tiến tới một sự nhận thức về văn hóa học Việt Nam. Trong Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển : 236 - 250. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. PHAN VĂN THÍCH, HÀ VĂN TẤN 1970. Xác định hàm lƣợng chì trong các di vật đồng thuộc thời đại đồng thau và thời đại sắt sớm. Khảo cổ hoc số 7 - 8 : 126.- 129. POU S. and JENNER P.N. 1974. Proto-Inđonesian and Mon-K.hmer.Asian Perspec- lives 17(2): 112-124. REID L.A. 1984 - 1985. Benedict's Austro - Tai : An evaluation. Asian Perspectives 26(1) : 19-34. REID L.A. 1994. The current state of linguistic research on the relatedness of the language families of East and Southeast Asia. Paper given at the 15 th IPPAConuress, January 5 - 12, 1994, Chiang Mai, Thailand. SCHMIDT W. 1905.Grundzuge einer Lautlehre der Mon-Khmer-Sprachen. Denkschrift der Akaidemic der Wissenschaften, Wien, Philologische - historische Klass 51:1:- 233 SCHMIDT W. 1906. Die Mon - Khmer Volker, ein Bindgleid zwischen Volkern Zentralasiens und Austronesiens.Archiv fiir Antropologie 33 : 59 - 109. SCHMIDT W. 1926. Die Sprachfamilien und Sprachenkrese der Erde. Carl Winter, Heidelberg. TRẦN KHOA TRINH 1978. Đúc thành công trống đồng Ngọc Lũ. Khảo cổ học số 3. TRẦN QUỐC VƢỢNG 1963. Mấy nét sơ lƣợc về tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam dƣới thời Bắc thuộc thế kỷ 2 trƣớc công nguyên - 10 sau công nguyên. Trong: Thông báo khoa học. Tập 1, sử học. NXB Giáo dục, Hà Nội. TRẦN QUỐC VƢỢNG 1969. Cổ Loa : Những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới. Khảo cổ học số 3 - 4 : 100 - 127. 156 TRẦN QUỐC VƢỢNG 1994. Các hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam thời cổ. Kỷ yếu Hội thảo "Về nền nông nghiệp Việt cổ". Đề tài KX 06 - 02. TRỊNH SINH 1978. Cái vàng. Khảo cổ học số 3:13- 80. TRỊNH SINH 1988. Chế tác kim loại thời cổ ở miền Bắc Việt Nam (thế kỷ 2 - 1 trƣớc công nguyên - đầu công nguyên). Luận án Phó tiến sĩ, Moskva. TRỊNH SINH 1989. Hợp kim có chì, vua Hùng và văn hóa Đông Sơn. Khảo cổ học số 2 : 43 - 50. TRỊNH SINH 1990. Phân tích quang phổ hiện vật đồng ở văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Khảo cổ học số 4 : 49 - 59. TRỊNH SINH 1994. Những vấn đề còn đặt ra với nghề luyện đồng. Kỷ yếu Hội thảo "Các nghề thủ công, thời dựng nƣớc". Đề tài KX 06 - 02. TRỊNH SINH, HÀ NGUYÊN ĐIỂM 1977. K dáng đồ đựng bằng gốm tù Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Khảo cổ học số 2 : 50 - 67. TRƢỜNG CHINH 1978. Bài nói tại Hội nghị kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Khảo cổ học. Khảo cổ học số 4 : 33 - 55. VĂN TÂN 1959. Bàn góp vào công trình tìm tòi nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử 9. Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam 1977. Văn hóa Hoa Lộc. Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội. VÕ HƢNG 1974. mối quan hệ của sọ ngƣời Việt và sọ một số nhóm cƣ dân ở Đông Nam Á. Hình thái học 1:38- 44. VŨ NGỌC THƢ, NGUYỄN DUY TỲ 1972. Khuôn đúc thời Hùng Vƣơng. Hùng Vương dựng nước, T.2, tr 215 - 220. VŨ NGỌC THƢ, NGUYỄN DUY TỲ 1978. Bộ dụng cụ đúc đồng ở Làng Cả. Khảo; cổ học số 2 : 36 - 39. VŨ TỰ LẬP, ĐÀM TRUNG PHƢỜNG, NGÔ ĐỨC THỊNH, TÔ NGỌC THANH 1991. Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. MỤC LỤC MẤY LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... I - V CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƢỜNG SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT CỔ................... 1 CHƢƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ .............................................. 8 CHƢƠNG III :NGUỒN GỐC NGƢỜI VIỆT ......................................................................... 37 CHƢƠNG IV: VĂN MINH KỸ THUẬT CỦA NGƢỜI VIỆT CỔ ...................................... 54 CHƢƠNG V: THẾ GIỚI TINH THẦN CỦA NGƢỜI VIỆT CỔ ........................................ 102 CHƢƠNG VI : BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT CỔ ................................................................. 125 TÀI LIỆU DẪN ..................................................................................................................... 149

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_qua_trinh_hinh_thanh_ban_sac_van_hoa_viet_nam_9088.pdf
Luận văn liên quan