Đề tài Quá trình phát triển kinh tế - Xã hội liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)

MỤC LỤCTrangA. MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 6 4. Phương pháp nghiên cứu . 6 5. Nguồn tài liệu 7 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Bố cục của luận văn 8 B. NỘI DUNG . 9 Chương 1. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI . 9 1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI 9 1.1.1. Xu thế toàn cầu hóa trong quan hệ quốc tế 9 1.1.2. Sự thay đổi của bàn cờ địa - chính trị, địa - kinh tế những năm đầu thế kỷ XXI 11 1.2. Sự điều chỉnh của LB Nga trong quan hệ với các cường quốc và một số tổ chức khu vực, thế giới . 15 1.3. Thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga trước khi V.Putin lên làm Tổng thống . 20 1.3.1. Tình hình kinh tế 20 1.3.2. Tình hình chính trị - xã hội . 25 1.4. V.Putin trúng cử Tổng thống và tình hình chính trị LB Nga . 31 1.4.1. V.Putin trúng cử Tổng thống LB Nga 31 1.4.2. Tình hình chính trị LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin 33 Tiểu kết 37 Chương 2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2008 39 2.1. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống V.Putin và quá trình thực hiện . 39 2.1.1. Mục tiêu, đường lối và biện pháp 39 2.1.2. Quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế . 42 2.1.3. Quá trình giải quyết các vấn đề xã hội . 52 2.2. Thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) . 59 2.2.1. Thành tựu . 59 2.2.2. Hạn chế . 77 Tiểu kết 81 Chương 3. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga. Triển vọng, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 83 3.1. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga (2000 - 2008) và vai trò của Tổng thống V.Putin 83 3.2. Triển vọng và thách thức của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga 105 3.2.1. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga 105 3.2.2. Những thách thức đối với nền kinh tế - xã hội Liên bang Nga 108 3.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam . 116 C. KẾT LUẬN 121 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO125 PHỤ LỤC

doc132 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình phát triển kinh tế - Xã hội liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, quá trình giao lưu quốc tế, sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế đã dần hình thành nên nhiều trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đặc biệt là “sự trở lại của chú gấu Nga sau giấc ngủ đông sẽ biến thành đối thủ mạnh mẽ của chàng cao bồi Mỹ đã hơn 30 năm lớn tiếng rằng anh ta đứng đầu khu vực” [43, 23]. Với những thành tích mà LB Nga đạt được trong thời gian qua nó khẳng định con đường mà nước Nga đang đi dưới sự dẫn dắt của Tổng thống V.Putin là đúng đắn. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đang mở ra đối với nước Nga. Trả lời trước báo chí về chiến lược phát triển kinh tế của mình, Tổng thống V.Putin cho rằng “không phải chỉ khoan lỗ trong lòng đất, khai thác dầu và khí đốt rồi đem bán nó với giá khác. Nhiệm vụ của chúng tôi nằm ở chỗ đa dạng hoá kinh tế, tạo cho nó tính sáng tạo” và “chúng tôi có cơ sở để tin Nga sẽ phát triển thành công trong đường lối sáng tạo” [105]. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ LB Nga đưa ra trong chiến lược phát triển dài hạn (2000 - 2010), hai chương trình phát triển trung hạn 2000 - 2004 và 2004 - 2008, tăng trưởng GDP trung bình đạt 4% -5%/năm, đến 2010 GDP tăng 70 - 80% so với năm 1999, cơ cấu kinh tế thay đổi căn bản với sự gia tăng của tỷ trọng công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, dịch vụ tin học và viễn thông [100], [101]. Tổng thống V.Putin tỏ ra rất tự tin vào chế độ mà ông đang xây dựng. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo rằng “Trong nhiệm kỳ giữ chức Tổng thống, ông sẽ xây dựng chế độ như thế nào?”, Putin nói “Tôi khát vọng mục tiêu hiện nay chúng tôi đã bắt đầu và đang hết sức có gắng để giành lấy, sẽ đến lúc trở thành hiện thực và để có thể đem lại được thành quả, làm cho mỗi người dân Nga đều cảm nhận được qua cái miệng túi của mình, làm cho mỗi người dân Nga đều cảm thấy hiệu quả hơn, cuộc sống an toàn hơn và đều cảm thấy tự hào về đất nước Nga” [9, 187]. Vì thế Tổng thống không đồng tình với dự báo của Chính phủ về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ông đưa ra mục tiêu tăng gấp đôi GDP vào năm 2010 so với năm 2001 với mức tăng trưởng kinh tế 8 - 10%/ năm [32]. Tổng thống cũng giải thích rằng nếu tốc độ tăng trưởng là 8%/năm thì phải mất 15 năm nữa GDP bình quân đầu người của Nga mới có thể bằng Bồ Đào Nha - một quốc gia nghèo trong EU, nếu tốc độ tăng trưởng đạt 10%/năm thì trong khoảng thời gian này có thể đạt mức của Anh và Pháp - những quốc gia giàu và phát triển trong EU và thế giới [101]. Mức độ phồn vinh của nước Nga là không có giới hạn. Theo dự báo được đưa ra trong “Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội Nga đến năm 2020”, Trước năm 2015, GDP bình quân đầu người sẽ đạt không dưới 21.000 USD, trước năm 2020 là 30.000 USD, gần bằng với mức độ hiện nay của các nước khu vực đồng euro. Đồng thời sự cách biệt trong thu nhập cá nhân so với Mỹ giảm từ 3 lần xuống còn 2 lần [43, 35]. Trợ lý Tổng thống LB Nga - Igor Shuvalov cho rằng “Nếu mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Nga đạt 7,2 %, chúng tôi sẽ có mức tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới đây” và cho rằng Nga sẽ còn đóng vai trò nhiều hơn trong nền kinh tế thế giới so với hiện nay. Trong đó bước nhảy vọt về kinh tế nhờ vào sự phát triển công nghệ chứ không phải xuất khẩu các nguồn năng lượng. Tiếp đó, Phó thủ tướng thứ nhất - Sergei Ivanov cũng phát biểu “Nếu công nghiệp, khoa học, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng sẽ phát triển thành công như thời gian gần đây thì có thể vào năm 2011, chúng ta sẽ thực hiện được những nhiệm vụ mà Tổng thống đặt ra. Và đến năm 2020, Nga sẽ lọt vào nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới” [43, 26 - 27]. Như vậy, từ những dự báo về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới mà Chính phủ, Tổng thống và các chuyên gia kinh tế đưa ra đều khẳng định một xu hướng tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và đây là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra nhằm ổn định chính trị, xã hội. Để đạt được những chỉ tiêu, dự báo đó LB Nga phải nỗ lực phát huy đặc biệt là tận dụng tôt những yếu tố thuận lợi bên trong và bên ngoài một cách hợp lý. Trước hết, nhờ vào trữ lượng lớn về dầu và khí là sức mạnh của LB Nga trong 8 năm qua và nếu giá dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng, thì Nga sẽ có được doanh thu lớn cho ngân sách quốc gia. Thứ hai là, nhờ quá trình cải cách kinh tế mà kết cấu kinh tế thị trường đã và đang hoàn thiện và phát huy tác dụng. Thứ ba là, việc LB Nga đang nỗ lực để được gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO - một sân chơi kinh tế toàn cầu sẽ tạo nhiều cơ hội cho LB Nga phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt xã hội, kết quả phát triển ổn định về kinh tế là cơ sở để gải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Sự gia tăng thu nhập thực tế của người dân trong thời gian dài sẽ dẫn đến giảm đáng kể mức dân nghèo. Mức thu nhập chỉ bằng tiền lương dưới mức sinh hoạt tối thiểu từ 17,8% (khoảng 25,5 triệu người) năm 2004 sẽ giảm xuống còn 4,0% (khoảng 5,6 triệu người) vào năm 2015. Việc tiến hành chiến lược phát triển công - nông nghiệp sẽ rút ngắn khoảng cách giữa đời sống của người dân thành phố với nông thôn, giảm số lượng người nghèo ở nông thôn. Bộ phận dân quê có mức sống dưới mức tôi thiểu chiếm khoảng 49,3% năm 2004 sẽ giảm xuống 20% vào năm 2015 [6, 172]. Như vậy, trong thập kỷ tới LB Nga vẫn tiếp tục chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn mà Chính phủ LB Nga đã đề ra. Tuy nhiên theo Hiến pháp LB Nga, Tổng thống V.Putin không được tiếp tục với nhiệm kỳ thứ ba của mình. Nhưng việc ông lựa chọn Phó thủ tướng thứ nhất Dmitri Medvedev là người kế nhiệm giữ chức Tổng thống sau khi khi hết nhiệm kỳ còn mình sẽ làm Thủ tướng LB Nga thì những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của LB Nga sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả. 3.2.2. Những thách thức đối với nền kinh tế - xã hội Liên bang Nga Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế - xã hội LB Nga đã từng bước phục hồi và phát triển. Hình ảnh về một nước Nga ảm đạm với những mảng màu xám bao trùm ở thập niên 90 thế kỷ trước đã lùi xa vào quá khứ. Nước Nga đã từng bước tìm lại vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ngay chính trong sự phát triển ấy, hàng loạt các khó khăn về kinh tế, xã hội đã và đang này sinh, thách thức các mục tiêu chiến lược của LB Nga trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Trước hết, đối với nền kinh tế LB Nga, thách thức đầu tiên thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phát triển ổn định. Mặc dù nền kinh tế nhưng năm đầu thế kỷ XXI đã có bước phát triển vượt bậc so với thập niên 90 của thế kỷ trước, song các chỉ số kinh tế - xã hội của LB Nga trong hệ thống kinh tế - xã hội thế giới còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Vào năm 2003, GDP của LB Nga chiếm 1,2% GDP toàn thế giới, đứng thứ 16 thế giới theo bảng tổng xếp hạng. Đến 2006, với GDP đạt 970 tỷ USD vị trí trong nền kinh tế thế giới đã được tăng lên, đứng thứ 11 trong tổng số 183 nước được xếp hạng [43, 27]. Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên, Tổng thống V.Putin đã nhận thức được những khó khăn của LB Nga “Sự yếu kém của nền kinh tế Nga tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa các nước tiên tiến và Nga đang đẩy chúng ta xuống thứ hạng các nước thế giới thứ ba” [28]. Vì vậy, để thay đổi vị trí kinh tế LB Nga trong hệ thống kinh tế thế giới và thoát khỏi tụt hậu, Tổng thống V.Putin đưa ra biện pháp gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, với chỉ số không dưới 8% mỗi năm, tăng gấp đôi GDP vào năm 2010. Vấn đề được đặt ra khi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự xuất hiện hàng loạt các nguy cơ xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển ổn định. Ngay trong chính quyền LB Nga đã xuất hiện những bất đồng xoay quanh vấn đề này. Thủ tướng M. Kasyanov đã cho rằng có để tránh các rủi ro có thể xảy ra và bảo đảm khả năng phát triển ổn định, Chính phủ LB Nga cần lựa chọn phương án phù hợp với thực tế, tức là duy trì mức tăng trưởng kinh tế khoảng 3,5 - 4,5% mỗi năm trong thời gian tới [101]. Hơn nữa để đạt được mức tăng gấp đôi GDP của mình trong vòng 10 năm tới như mục tiêu của Tổng thống đưa ra năm 2003 thì cần phải đạt tăng trưởng bình quân là 7,2 %/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, dù giá dầu tăng cao Nga cũng chật vật lắm mới đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 7% [64]. Như vậy, sự yếu kém của nền kinh tế LB Nga trong nền kinh thế thế giới đang đặt ra những thách thức lớn cho ban lãnh đạo quốc gia này vấn đề tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, phục hồi nhanh chóng vị thế kinh tế đã mất. Thách thức lớn thứ hai mà LB Nga đang phải đối mặt đó là nguy cơ tăng trưởng không bền vững. Sau một thời gian dài suy thoái ở thập niên 90 của thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế LB Nga đã phục hồi và tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, sự tăng trưởng cao của nền kinh tế này chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, trong khi giá dầu trên thế giới lại gia tăng liên tục. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này xuất phát từ cơ cấu kinh tế mất cân đối và lạc hậu của mô hình kinh tế chuyển đổi thời kỳ hậu Xô Viết. Trước hết, cơ cấu ngành mất cân đối. Tỷ trọng công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự quá lớn, công nghiệp nhẹ và công nghiệp dân dụng chiếm tỷ trọng nhỏ, lạc hậu. Công nghiệp nhẹ chỉ chiếm 1,5% GDP trong khi riêng ngành năng lượng - khai thác dầu và khí đốt chíêm tới 15% GDP, 55 kim ngạch xuất khẩu, 50% thu nhập của Chính phủ. Năm 2004, 50% tăng trưởng GDP có được là nhờ xuất khẩu và chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu, 30% mức tăng trưởng GDP do nhân tố giá dầu tăng cao tạo nên [98, 2]. Trong suốt thập niên 90, do suy thoái kinh tế và thiếu vốn trong thời gian dài nên khó có thể tiến hành đầu tư trang thiết bị, máy móc, kỷ thuật hiện đại vào sản xuất. Bởi thế, cơ cấu kỹ thuật trong nền kinh tế lạc hậu. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tỷ trọng của các ngành công nghệ thông tin chỉ chiếm 0,4 - 0,6%. Theo số liệu của UNDP và WB cho thấy, trong giai đoạn 2001 - 2002, hàng xuất khẩu công nghệ cao LB Nga chỉ chiếm 8 - 12% trong tổng số hàng xuất khẩu chế tác. Ngược lại các nước công nghiệp phát triển khác như Mỹ là 32%, Nhật Bản là 21%, Trung Quốc là 23%... Hơn nữa, ở LB Nga cơ cấu xí nghiệp chưa hợp lý. Các xí nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn tồn tại rất nhiều, trong lúc đó thiếu những xí nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh chuyển đổi và sự lạc hậu về kỹ thuật của nền kinh tế, các xí nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế hơn trọng việc nhanh chóng thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế thị trường và đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại. Từ kinh nghiệm chuyển đổi kinh tế của Cộng hoà Sezch cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tới 60 - 70% GDP và nó hoạt động thực sự có hiệu quả [94]. Như vậy, do cơ cấu kinh tế lạc hậu, chủ yếu là phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến còn những ngành có hàm lượng khoa học cao chưa phát triển đã kéo theo sự lạc hậu của cơ cấu thương mại và sức cạnh tranh của hàng hoá LB Nga trên thị trường thế giới kém hiệu quả. Trong khi đó, trụ cột của nền kinh tế LB Nga là khai khoáng và xuất khẩu nguyên liệu thô, điều này làm cho nền kinh tế phụ thuộc nghiêm trọng và chịu sự hạn chế bởi sự cạn kiệt dần nguồn tài nguyên và sự thay đổi của thị trường thế giới. Hơn nữa ở LB Nga sản lượng khai thác dầu và biến động của thị trường dầu lửa sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng hoặc suy giảm của nền kinh tế và điều gì sẽ xẩy ra đối với nước Nga khi giá dầu giảm xuống 25 USD, thậm chí 15 USD? [43, 102]. Đứng trước vấn đề này, Tổng thống V.Putin cũng cũng thừa nhận dù dầu khí là thế kỷ vàng của nước Nga hiện nay, tuy nhiên nó không thể kéo dài mãi mãi. Đây là một thách thức rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lâu dài của nền kinh tế LB Nga, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, hiện nay LB Nga là nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn chưa gia nhập vào WTO, đây là một thách thức lớn đối với kinh tế Nga. Bởi vì, WTO là một “sân chơi kinh tế” có quy mô lớn hàng đầu thế giới hiện nay, nơi sẽ tạo cơ hội cho Nga mở rộng thị trường đối với hàng hoá của mình, góp phần tăng sức cạnh tranh vào nền kinh tế Nga và tạo điều kiện giúp Nga hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới. LB Nga đệ đơn xin gia nhạp WTO vào năm 1993, nhưng những nổ lực thực sự đẩy mạnh sau khi Tổng thống V.Putin cầm quyền. Và hiện nay, LB Nga đang nỗ lực để được trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Thách thức lớn thứ ba nữa của LB Nga trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đó là sự giảm sút của đội ngũ cán bộ khoa học. Ngày nay, trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu đều dựa trên tiềm năng tri thức và đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu. Chính vì vậy, các mục tiêu phát triển kinh tế mà LB Nga đặt ra là phục hưng vị thế kinh tê của mình trong nền kinh tế thế giới vào năm 2020 là rất khó khăn do hiện nay ở Nga đội ngũ cán bộ khoa học có nguy cơ giảm và sự già hoá đội ngũ. Mặc dù, Tổng thống đã có chính sách đầu tư, tăng ngân sách và giải quyết các chế độ ưu đãi cho lĩnh vực khoa học, nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng thập niên 90 tác động rất lớn. LB Nga đã và đang chịu sự tụt hậu về trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất so với các nước lớn. Những ngành công nghiệp quan trọng tụt hậu so với các nước phát triển khoảng 20 năm [98, 3]. Theo kết quả điều tra cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu khoa học có xu hướng không thu hút sự quan tâm, chú ý của giới trẻ. Và một tâm lý bao trùm là của sinh viên là sau khi ra trường muốn làm việc trong các hãng kinh doanh hoặc ra nước ngoài… Như vậy, bên cạnh những mảng “màu sáng” trong bức tranh kinh tế Nga ở thập niên đầu của thế kỷ mới là chủ đạo, thì những “khoảng tối” của nó vẫn còn là vấn đề thách thức lớn đối với nền kinh tế Nga, đặc biệt khi mà xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ và sự nổi lên của những nền kinh tế mới như Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều khu vực khác. Còn đối với xã hội Nga, cùng với những hạn chế trong nền kinh tế thì một loạt những vấn đề xã hội đang đặt ra gay gắt đối với các nhà cầm quyền của nước Nga. Đó là sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, sự suy giảm dân số, bất cập về y tế, lạm phát, tham nhũng, chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề xã hội khác. Từ những chỉ số tăng trưởng kinh tế - xã hội LB Nga dưới sự cầm quyền của Tổng thống V.Putin đã cho thấy sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, thu nhập thực tế của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng sự giàu có và sung túc chỉ tập trung ở thủ đô và một vài thành phố lớn, còn sự nghèo đói vẫn đeo bám đông đảo người dân ở nông thôn đặc biệt là những vùng xa xôi hẻo lánh như vùng Viễn Đông. Năm 2003, LB Nga có tới 1/4 dân số có mức thu nhập dưới mức tối thiểu [31]. Nước Nga hiện đại đang phải đối mặt với sự “giãn cách” lớn giữa các tầng lớp xã hội. Theo thống kê của Ban kinh tế thuộc Viện khoa học Nga, 85% dân số LB Nga chỉ chiếm 7% tài sản quốc gia trong khi chỉ một số ít các nhà tài phiệt chiếm 0,001% dân số lại nắm trong tay tới hơn 50% tài sản quốc gia [102, 2]. Sự chênh lệch trong thu nhập của người dân Nga là rất lớn, theo kết quả điều tra chỉ ra mức thu nhập của 10% người giàu nhất và 10% người nghèo nhất là chênh lệch 15 lần [98]. Và người dân Nga đang hy vọng mức chênh lệch giàu nghèo sẽ giảm xuống dưới 5 lần như ở các nước Tây Âu [60, 8]. Hệ thống dịch vụ y tế đang trong quá trình cải cách nên còn nhiều bất cập mà theo như sự nhận xét của Tổng thống V.Putin là không có hiệu quả, chi phí y tế tăng quá cao so với thu nhập thực tế của người dân [32]. Về vấn đề dân số ở LB Nga đang có xu hướng giảm dần do tỷ lệ sinh bắt đầu giảm từ những năm 60 và xuống mức thấp nhất vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, trung bình mỗi năm dân số LB Nga giảm 750.000 người, theo đà này, trong khoảng thời gian từ 2000 - 2015 dân số LB Nga sẽ giảm khoảng 22 triệu người [28]. Theo kết quả điều tra xã hội học năm 2006, cứ trung bình một gia đình Nga hiện có 3,2 người (bao gồm cha, mẹ và một người con). Ở Nga ngày càng ít người lập gia đình và nhưng lại có nhiều các cuộc ly hôn [43, 134]. Theo đó, cơ cấu độ tuổi bị biến động, dân số ở độ tuổi lao động giảm mạnh, tỷ lệ người già tăng, tuổi thọ trung bình chỉ tăng 1,5 tuổi. Điều đáng quan tâm là người phương Tây sống đến tuổi già lão, còn ở Nga, nam giới không sống đến tuổi nghỉ hưu, đa số nam giới trong độ tuổi từ 20 - 59 chết nhiều vì bệnh tim mạch, xơ gan, chấn thương hay trúng độc mà thủ phạm chính là chứng nghiện rượu… [43, 129]. Trước thực trạng về vấn đề gia đình, dân số, bà mẹ, trẻ em và những hệ luỵ đã bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nhà chức trách. Ngày 14/7/2007, Tổng thống V.Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố: năm 2008 là “Năm gia đình” tại LB Nga [77]. Theo đó, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích sinh con có thưởng. Mỗi phụ nữ sinh con thứ hai và đứa con tiếp theo được nhận tiền vốn nuôi con 250.000 rúp [43, 142]. Mặc dù chính quyền của Tổng thống V.Putin đã có nhiều biện pháp ra kiên quyết, cứng rắn trong việc đối phó với nạn tham nhũng, các thế lực tài phiệt tuy nhiên hiện nay, nước Nga đang được điều hành bởi một thế hệ tài phiệt mới. Đó là các quan chức cao cấp: phó thủ tướng, bộ trưởng, chánh văn phòng Tổng thống... Họ kiêm nhiệm luôn việc đứng đầu các công ty lớn nhất nước có doanh số hàng triệu USD. Theo thống kê, danh sách các quan chức Nga điều hành doanh nghiệp lên tới 16 người, đứng đầu là Dmitri Medvedev - Phó Thủ ttướng thứ nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị Gazprom [43, 117]. Trong tất cả các vấn đề dân chủ của Nga, tham nhũng là vấn đề được công khai thừa nhận. Theo lời của Tổng kiểm sát viên Vladimir Uxchinov thì nạn tham nhũng đang đe doạ nền an ninh nước Nga ở mức độ nghiêm trọng không kém chủ nghĩa khủng bố. Trong bảng danh sách năm 2003 có 102 nước được lập theo mức độ tham nhũng tăng dần thì nước Nga đứng vị trí 74, còn trước đó là thứ 81 [21, 266]. Theo số liệu từ văn phòng Công tố Liên bang Nga, tình trạng tham nhũng của quan chức Nga có“quy mô lớn” và các khoản hối lộ ở Nga lên tới 240 tỷ USD mỗi năm. Cho dù Tổng thống V.Putin đã từng phát biểu rất “lạnh lùng” rằng cách tốt nhất để ngăn chặn hối hộ là “chặt hết bàn tay của những kẻ nhận hối lộ, như trong thời kỳ Trung cổ vậy” [79]. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của LB Nga đang phải đối mặt với một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định và an ninh quốc gia đó là chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố. Đây là vấn đề xuất hiện gắn liền với quá trình tan rã của Liên Xô, tuy nhiên nguy cơ của nó vẫn luôn tiềm ẩn trong hoàn cảnh LB Nga là một quốc gia rông lớn với 89 chủ thể Liên bang, đa dân tộc, đa tôn giáo. Chính quyền của Tổng thống V.Putin đã có nhiều chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo nhằm giải quyết tình trạng này. Từ cuộc chiến tranh Chesnia lần thứ hai 1999 đến khi tên trùm khủng bố Ruslan Gelayev bị sa lưới năm 2002 rồi một bản Hiến pháp mới 2003 cho nước Cộng hoà tự trị Chesnia… Thế nhưng các lực lượng ly khai ở Chesnia vẫn không chấp nhận các giải pháp chính trị mà tìm cách gây sức ép với chính quyền Liên bang bằng nhiều cuộc khủng bố. Điển hình là vụ khủng bố ở Beslan vào tháng 9/2004 để lại nỗi kinh hoàng cho người dân Nga. Vấn đề chủ nghĩa ly khai ở Chesnia xuất hiện không chỉ gắn liền với quá trình phát triển của Hồi giáo ở Bắc Kavkaz mà còn phức tạp bởi được hậu thuẫn của các lược lượng Hồi giáo ở bên ngoài và các nước lớn muốn chia rẽ, làm suy yếu LB Nga. Hơn nữa trong những năm gần đây, nạn khủng bố, bắt cóc, giết hại trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng mà thủ phạm là những tên “phát xít đầu trọc” với số lượng là 50.000 tên [60, 13].Theo điều tra của báo Trud (Lao động), mỗi năm ở Nga có 3.000 trẻ em bị giết hại và 4.000 trẻ khác mất tích không rõ nguyên nhân… [43, 158]. Cùng với những khó khăn trong nội bộ, nước Nga cũng đang phải đối mặt với những thách thức từ bên ngoài. Đó là sự chống đối mạnh mẽ của nhiều nước phương Tây trước nhiều chính sách cải cách của Tổng thống V.Putin, sự mở rộng của NATO và EU về phía Đông và sự gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ, của Tây Âu đối với khu vực truyền thống của Nga. Hơn 10 năm qua, mặc dù quan hệ Nga - Mỹ có lúc thăng trầm, nhưng Mỹ không hề thay đổi phương châm chiến lược “làm suy yếu Nga”, “chèn ép Nga”, nhất là từ khi Bush (con) lên cầm quyền. Từ đầu năm 2006, các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ nhiều lần công kích chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Putin, thậm chí ngoại trưởng Rice còn công khai kích động người dân Nga “có hành động thay đổi chính quyền”… [60, 47]. Còn đối với EU, việc mở rộng sang phía Đông (2004) kết nạp thêm 10 thành viên của Trung - Đông Âu, vốn là đồng minh, là khu vực ảnh hưởng truyền thống của LB Nga làm cho không gian kinh tế Nga bị thu hẹp, những thiệt hại về kinh tế diễn ra. Có thể nói, đằng sau những bước tiến nhảy vọt về kinh tế, các vấn đề xã hội gay gắt của thập niên 90 đã được giải quyết cơ bản bằng những chính sách tích cực của chính quyền Tổng thống V.Putin, thì thách thức đã và đang đặt ra đối LB Ng hiện nay cũng không phải là nhỏ. Thực trạng đó, đòi hỏi nhà cầm quyền LB Nga phải tiếp tục điều chỉnh và giải quyết. 3.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga (2000 - 2008) với những tác động trực tiếp của công cuộc cải cách mà ban lãnh đạo LB Nga đứng đầu là Tổng thống V.Putin thực hiện thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với các quốc gia đang trong quá trình cải cách, chuyển đổi kinh tế - xã hội trong đó có Việt Nam. Cần phải thấy rằng, giữa LB Nga và Việt Nam quá trình phát triển kinh tế - xã hội vừa có những điểm tương đồng vừa khác biệt. Điểm chung đó là đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi kinh tế ở LB Nga và Việt Nam lại có sự khác biệt căn bản. LB Nga tiến hành chuyển đổi kinh tế - xã hội với mục tiêu xoá bỏ toàn bộ cơ sở kinh tế - xã hội cũ của CNXH và xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội mới của TBCN. Thực tế trong quá trình đó, một mô hình nhà nước mới - nhà nước TBCN với chế độ cộng hoà Tổng thống đã được xác lập bằng Hiến pháp 1993. Ngược lại, ở Việt Nam công cuộc Đổi mới được tiến hành từ năm 1986 và đến nay là hơn 20 năm với mục tiêu sửa đổi những sai lầm, hạn chế và hoàn thiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng CNXH cho phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Bởi thế, công cuộc Đổi mới ở Việt Nam không phải là để xoá bỏ CNXH như LB Nga mà là để đổi mới và hoàn thiện XHCN. Vì vậy, quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN rõ nét. Tuy vậy, dù có những điểm khác biệt đó, song thực tiễn quá trình cải cách chuyển đổi kinh tế - xã hội ở LB Nga không chỉ để lại kinh nghiệm qúy báu đối với các quốc gia chuyển đổi có hoàn cảnh tương đồng mà còn để lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc Đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, đó việc xây dựng đường lối, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Lịch sử đã cho thấy “Mười năm sóng gió” của LB Nga ở thập niên 90 thế kỷ XX đều bắt nguồn từ việc thiếu một đường lối, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Với mong muốn xoá bỏ nhanh nhất những cơ sở kinh tế - xã hội của CNXH mà Tổng thống B.Yeltsin và Chính phủ E. Gaidar đã lựa chọn “Liệu pháp sốc”, đẩy quá nhanh tốc độ cải cách trong khi những thiết chế luật pháp, kinh tế, xã hội chưa được thiết lập cho tương xứng. Trong lúc đó, chúng ta biết rằng thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung của LB Nga được hình thành và phát triển trong suốt 74 năm tồn tại của Liên bang Xô viết, là thể chế kinh tế điển hình nhất trong hệ thống các nước XHCN. Bởi thế, các yếu tố kinh tế thị trường hầu như không có cơ hội nảy sinh. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế đó phải được thực hiện thận trọng trong thời gian dài với những bước đi hợp lý. Rút kinh nghiệm từ hạn chế đó, chính quyền của Tổng thống V.Putin đã điều chỉnh đường lối, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Đó là đường lối cải cách thị trường mang định hướng xã hội rõ nét và được thực hiện bằng biện pháp thận trọng, nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước. Chính đường lối, biện pháp đó của Tổng thống mà nền kinh tế LB Nga đã tăng trưởng liên tục, các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết. Ở Việt Nam, mô hình kinh tế bao cấp thời chiến kéo dài trong nhiều thập kỷ chiến tranh cho nên việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường phải được thực hiện từng bước và hết sức thận trọng, không được nóng vội, chủ quan sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như 10 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng. Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của đảng được đề xướng từ năm 1986 đến nay đã hơn 20 năm và những kết quả ban đầu cho thấy đường lối, biện pháp đề ra là đúng đắn. Đặc biệt, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay phải gắn liền với định hướng XHCN mới đảm bảo con đường phát triển đúng hướng. Thứ hai là, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo một môi trường chính trị ổn định. Dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin (1992 - 1999), sự bất ổn về chính trị, sự buông lỏng vai trò quản lý của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế - xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài suốt thập niên 90 của thế kỷ trước. Vì vậy, sau khi lên nắm quyền Tổng thống, V.Putin rất chú trọng đến tính hiệu quả và sức mạnh của nhà nước trên cơ sở sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị. Bằng một loạt các cải cách hành chính, hệ thống chính trị, tổ chức đảng hay những biện pháp cứng rắn nhằm chống tham nhũng, các thế lực tài phiệt lũng đoạn chính trị đã thực sự hiệu quả. Chính điều này đã làm cho tình hình chính trị LB Nga ổn định, sức mạnh quyền lực nhà nước được củng cố, đảm bảo cho các mục tiêu, chiến lược, đường lối cải cách được thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ. Từ thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga cho thấy, yếu tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị ổn định là phải có một bộ máy nhà nước mạnh và trong sạch, hệ thống pháp luật đầy đủ và có hiệu lực. Vì vậy đối với các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi, việc tạo ra và đảm bảo môi trường chính trị ổn định, việc xác lập sự điều tiết hợp lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên thành công của công cuộc chuyển đổi. Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng cộng sản là cơ sở để xây dựng một môi trường chính trị ổn định, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với kinh tế thị trường là điều cần thiêt để tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới. Việc đặt ra các chế tài và xử lý nạn tham nhũng bằng những biện pháp mạnh, kiên quyết như Tổng thống V.Putin đã tiến hành ở LB Nga là thực sự cần thiết để ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế. Tất cả các tổ chức, đảng phái chính trị phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Việc đi ngược lại lợi ích của đảng, dân tộc là không thể cho phép. Thứ ba là phải gắn liền giữa thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các chính sách xã hội tiến bộ. Thực tiễn quá trình cải cách ở LB Nga (2000 - 2008) cho thấy, chỉ khi nào đường lối phát triển kinh tế gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách xã hội tiến bộ đáp ứng được yêu cầu của đại đa số các tầng lớp nhân dân thì mới tạo ra sự phát triển ổn định của đất nước. Những sai lầm của LB Nga trong những năm 90 khi thực hiện biện pháp mạnh - “liệu pháp sốc” đã làm cho đa số các tầng lớp nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng… Bởi thế trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền, Tổng thống V.Putin luôn nhấn mạnh cải cách kinh tế phải gắn liền với mục tiêu xã hội và ngược lại, mục tiêu phát triển kinh tế được kết hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội tiến bộ. Với chính sách đó, tình trạng nợ lương ở thời kỳ trước đã được giải quyết, thu nhập thực tế của người dân dược tăng cao, người dân bắt đầu dược hưởng các phúc lợi xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, hưu trí... Hệ quả tích cực cho thấy là xã hội đã ổn định trở lại, sự ủng hộ của nhân dân đối với cải cách cũng như cá nhân Tổng thống ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy chính sách xã hội đó là đúng đắn. Chúng ta biết rằng cuộc sống của xã hội loài người gồm nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó kinh tế và xã hội là hai mặt của cuộc sống, hai lĩnh vực cơ bản của mỗi quốc gia. Việc phát triển kinh tế và đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư là nguyện vọng chính đáng của nhân dân, quy luật phát triển của xã hội loài người. Giữa phát triển kinh tế và các chính sách xã hội có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện các chính sách xã hội và ngược lại một xã hội ổn định là điều kiện cho các cuộc cải cách, đổi mới thành công. Bài học kinh nghiệm của LB Nga cho thấy, thành công của công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân tạo dựng nên một xã hội ổn định và phồn vinh. Quan hệ Việt Nam - LB Nga là sự nối tiếp quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Liên Xô với Việt Nam trước đây. Năm 2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống V.Putin, hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đó chính là cơ sở cho sự phát triển quan hệ Việt - Nga ngày càng có hiệu quả giai đoạn sau này. Vì vậy việc nghiên cứu những kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin thực sự có ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay cũng như củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược với LB Nga trong tương lai. Có thể nói, hình ảnh về một nước Nga “hồi sinh và trỗi dậy” là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Tổng thống V.Putin. Giờ đây, LB Nga đã lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế sau một gần một thập kỷ vắng bóng ở cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, những “mảng màu sáng tối” của nền kinh tế - xã hội vẫn còn hiện hữu, là thách thức đặt ra cho tất cả các quốc gia cho trên chặng đường thiên kỷ mới, trong đó có cả LB Nga và Việt Nam. C. KẾT LUẬN Thế kỷ XX đã khép lại với vô vàn những sự kiện có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của thế giới. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết (1991) đã đẩy nước Nga bước vào thời kỳ khó khăn như hồi đầu thế kỷ, cùng với những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống B.Yelsin, LB Nga bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, tưởng chừng như đi vào ngõ cụt. Trong thời khắc lịch sử đó xuất hiện một con người mà “khi cần đã xuất hiện đúng lúc”, từng bước dẫn dắt nước Nga vượt qua nỗi đau của sự đổ vỡ, vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới, đó chính là V.Putin. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin những năm đầu thế kỷ XXI, chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. Trước hết, đó là sức hút của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá một xu thế khách quan mà không một quốc gia nào có thể thờ ơ đứng ngoài sân chơi mới mẻ và đầy sức hấp dẫn này được. Chính tác động này đã làm cho cấu trúc địa - chính trị, địa - kinh tế của thế giới và khu vực có nhiều biến động, thay đổi tác động sâu sắc đến LB Nga và theo đó, nhiều mối quan hệ giữa LB Nga và các cường quốc, khu vực cũng thay đổi. Và một thực tế phũ phàng là vị trí của LB Nga trog các mối quan hệ quốc tế đã bị suy giảm nghiêm trọng. Điều đó đặt ra yêu cầu cho LB Nga phải có những điều chỉnh kịp thời trong đường lối đối nội và đối ngoại để đáp ứng tình hình mới. Bối cảnh của LB Nga thời hậu Xô Viết là một bức tranh ảm đạm với thực trạng kinh tế - xã hội không lấy gì làm sáng sủa. Với những chỉ số tăng âm liên tục GDP trong suốt thập niên 90, lạm phát lên tới 36,5% (1999) và hàng loạt vấn đề xã hội nóng bỏng khác là thất nghiệp, nợ lương, khủng bố... đang đặt LB Nga vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này đó chính là những sai lầm về đường lối, chiến lược phát triển đất nước mà trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước LB Nga - Tổng thống B.Yeltsin là rất lớn. Sự thiếu vắng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể, một biện pháp phù hợp trong điều kiện chính bị bất ổn, Nhà nước không đủ sức mạnh đã làm xói mòn các mục tiêu, định hướng cải cách xã hội và biến nền kinh tế - xã hội đi vào bế tắc. Thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga thập niên 90 là một thách thức to lớn cho LB Nga trên con đường phát triển đầu thế kỷ XXI. Bước vào thế kỷ mới, trên sơ sở đúc rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại với công cuộc cải cách kinh tế thị trường của người tiền nhiệm, trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, V.Putin đã xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình đất nước và mối quan hệ với thế giới. Theo đó, các đường lối, chính sách đối nội đối ngoại đều tập trung vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội, từng bước giành lại vị thế của LB Nga trên trường quốc tế. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga (2000 - 2008) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin được thực hiện với một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là tiếp tục cải cách để hoàn thiện nền kinh tế thị trường TBCN nhưng chú trọng các mục tiêu xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, xem đó là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Kết quả của quá trình phát triển đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách. Nền kinh tế tăng trưởng bình quân GDP 6 - 7%/năm, thu nhập người dân tăng cao rõ rệt, lạm phát giảm xuống ở mức 9% (2006). Theo đó những vấn đề xã hội đặt ra từ thập niên 90 đã từng bước được giải quyết: người dân bắt đầu được thừa hưởng chế độ y tế, giáo dục và nhà ở mới, chế độ tiền lương đã được điều chỉnh, vấn đề ly khai, khủng bố Chesnia được giải quyết ở một mức độ nhất định… Trong suốt thời kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Putin tình hình chính trị trở nên ổn định, đạt dược sự thống nhất cao về đối nội, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại của LB Nga. Vì thế, bước sang thế kỷ XXI vị thế của LB Nga trên trường quốc tế đã được khẳng định và có triển vọng trong tương lai. Vơi những thành tựu đó, LB Nga đã hồi sinh trên thực tế và mở ra triển vọng phát triển cao trong giai đoạn tới. LB Nga đang dần trở thành “gã khổng lồ trong trật tự thế giới mới”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khen ngợi đó thì hạn chế vẫn còn và đang thách thức nền kinh tế - xã hội, đòi hỏi chính quyền LB Nga phải tiếp tục cải cách khơi dậy niềm tin của người dân Nga cũng như bạn bè quốc tế. Những nguyên nhân cơ bản tạo nên thành công của LB Nga vừa mang tính chủ quan vừa có yếu tố khách quan. Trước hết, đó là do LB Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin đã đề ra đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, phù hợp với thực trạng đât nước LB Nga thời kỳ hậu Xô Viết cũng như trước sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới. Những cải cách mạnh mẽ về hành chính đã tạo ra môi trường chính trị ổn định là yếu tố thuận lợi để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa việc tiếp tục chính sách ngoại giao thực dụng đã tạo nên những hiệu quả kinh tế, chính trị xã hội lớn cùng với “cơn sốt dầu mỏ” do giá dầu tăng cao đến gần 150 USD/thùng đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế LB Nga. Và điều đặc biệt hơn là LB Nga có một nhà lãnh đạo có đủ bản lĩnh và sự thông thái để chèo lái con thuyền nước Nga vượt qua phong ba bão táp cập bến vinh quang. Người đó chính là vị Tổng thống đáng kính của người dân Nga - V.Putin! Ngược dòng lịch sử nước Nga vào đầu thế kỷ XX, khi nước Nga lại một lần nữa tụt hậu khá xa so với các nước phương Tây, người đứng đầu của nước Nga Sa hoàng đã kêu gọi: hãy cho nước Nga 20 năm hoà bình trong nội bộ lãnh thổ và lĩnh vực ngoại giao, lúc đó sẽ xuất hiện một nước Nga hoàn toàn mới. Và trong thời gian 20 năm đó, Pie Đại đế đã phá vỡ sự phong toả của Thụy Điển, dành được con đường ra vào châu Âu trên biển. Cũng trong vòng 15 năm nước Nga đã phá bỏ sự phong toả của các cường quốc châu Âu trên biển Hắc Hải đối với Nga. Còn bây giờ, đến lượt V.Putin chỉ có 8 năm thôi cũng đã đủ làm nên một nước Nga mới - một nước Nga giàu có và thịnh vượng. V.Putin là liều thuốc chữa trị cơ thể Nga khỏi những căn bệnh mà các thầy thuốc như Gorbachov và Yeltsin đều không thể đối phó được. Sau tám năm trời cầm quyền, Tổng thống V.Putin vẫn còn cực kỳ nổi tiếng. Tuy nhiên, Hiến pháp LB Nga quy định rằng ông không thể có nhiệm kỳ thứ ba. Vậy thì di sản của Putin là gì khi ông rời Điện Cremlin? Đó là sự ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế. LB Nga giữ vai trò là một siêu cường về năng lượng, chính quyền của Tổng thống V.Putin thể hiện sự tự tin mà cả Brezhnev, vị lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, lẫn những vị kế nhiệm dân chủ hơn là Gorbachov và Yeltsin chưa từng có. Người ta cho rằng: Một thế kỷ phương Tây có ảnh hưởng đến sự phát triển nội bộ nước Nga đã đến hồi kết thúc. Đó chính là di sản chính của Tổng thống V.Putin. Ông đã tạo ra nền tảng cho hệ thống chính trị và xã hội không đòi hỏi phương Tây phải sợ hãi hoặc quý mến để tồn tại. Từ thực tiễn của LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI cho thấy, việc nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga với những thành công cũng như hạn chế của nó thực sự có ý nghĩa, là bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt [1] Trần Phương Anh (2008), Từ nước Nga Lênin đến nước Nga Medvedev và Putin, Nghiên cứu châu Âu, số 11(98), tr. 20-25 [2] Ban Tư tưởng văn hoá trung ương (2004), Thế giới, khu vực bước vào năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [3] Jean Marie Chauvier (2007), Nước Nga mới của Vladimir Putin, Thông tin tham khảo Quan hệ quốc tế, số (3), tr.5 - 16. [4] Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam (2004), Tình hình kinh tế - xã hội LB Nga đầu thế kỷ XXI, Hà Nội. [5] Ngô Văn Giang (2003), Cải cách thế chế kinh tế ở LB Nga trong quá trình chuyển đổi, Những vấn đề kinh tế thế giới, 90(10), tr. 35-47 [6] Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [7] Nguyễn An Hà (2006), Cảm nghĩ một chuyến đi công tác Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 7 (73), tr.75 - 79. [8] Nguyễn An Hà (2008), Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 12(99), tr.27 - 35. [9] Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba (2008), Bản lĩnh Putin, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [10] Nguyễn Thanh Hiền (2007), Sự vươn lên của nước Nga thời Putin, Nghiên cứu châu Âu, số 11(86), tr.56 - 67. [11] Bùi Hiền (2008), Nước Nga với thế giới và Việt Nam, Nghiên cứu châu Âu, số 3(90), tr.3 - 9. [12] Vũ Tài Hoa (2006), Nhân vật số một - Vladimir Putin, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. [13] Trần Phương Hoa (2006), Nga gia nhập WTO và một số vấn đề xã hội, Nghiên cứu châu Âu, số 8(74), tr.55 - 63 [14] Đặng Phương Hoa (2005), Sự điều chỉnh chính sách tỷ giá của Liên bang Nga, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 (114), tr.38 - 47. [15] Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Một số vấn đề kinh tế - xã hội của Liên Xô và LB Nga, Hà Nội. [16] Vũ Dương Huân (2006), Nga và Hội nghị G8 tại Xanh Pêtécbua, Nghiên cứu châu Âu, số 5(71), tr.10 - 18. [17] Vũ Dương Huân (2008), Bầu cử tổng thống và triển vọng tình hình nước Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 5(92), tr.3 - 18. [18] Hà Mỹ Hương (2006), Nước Nga trên trường quốc tế: hôm qua, hôm nay và ngày mai, Nghiên cứu quốc tế, số 24, tr.18 - 31. [19] Hà Mỹ Hương (2006), Nước Nga mới đi về đâu?, Nghiên cứu châu Âu, số 1(67), tr.34 - 40. [20] Hà Mỹ Hương (2008), Tác động của các nhân tố truyền thống và lịch sử đến sự hình thành các chiến lược của Liên bang Nga từ sau chiến tranh lạnh, Nghiên cứu châu Âu, số 11(98), tr.44 - 51. [21] Nguyễn Đình Hương (2005), Chuyển đổi kinh tế Liên bang Nga: lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [22] Ruth Jenkins (2007), Các nước trên thế giới - Nga, Nxb Thế giới, Hà Nội. [23] Phương Linh (2008), Đồng Rúp - ngoại tệ không còn là viễn tưởng, Quân đội nhân dân số ra ngày 10/6. [24] Lý Cảnh Long (2001), Putin từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga, Nxb Lao động, Hà Nội [25] Vitali Naumkin (2008), Sự trỗi dậy của Nga: những tác động đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nghiên cứu quốc tế, số 73, tr.66 - 79. [26] Primakov. E (2001), Tám tháng trên cương vị thủ tướng Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. [27] Putin V (2000), Nước Nga trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ, Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam, Hà Nội. [28] Putin V (2000), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 14, 17/7), tr.16 - 20, Thông tấn xã Việt Nam. [29] Putin V. (2001), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (25/4), tr.5 - 19, Thông tấn xã Việt Nam. [30] Putin V (2002), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (23/4), tr.6 - 20, Thông tấn xã Việt Nam. [31] Putin V (2003), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (23 - 24/5), tr.1 - 7, 1 - 11, Thông tấn xã Việt Nam. [32] Putin V (2004), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (31/5, 3/6), tr.1 - 4, 1 - 5, 1 - 6, Thông tấn xã Việt Nam. [33] Putin V (2005), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (28/4), tr.1 - 9, Thông tấn xã Việt Nam. [34] Putin V (2006), Thông điệp liên bang, Nghiên cứu Châu Âu, số 3(69), tr.96 - 99, Thông tấn xã Việt Nam. [35] Putin V (2007), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16/11, Thông tấn xã Việt Nam. [36] Putin V. (2008), Thông điệp liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 15/2, Thông tấn xã Việt Nam. [37] Đỗ Trọng Quang (2007), Chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin với phương Tây, Nghiên cứu châu Âu, số 2(89), tr.14 - 19. [38] Hồng Thanh Quang (2002), V.Putin - sự lựa chọn của nước Nga, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [39] Phạm Thái Quốc (2008), Kinh tế Nga và Trung Quốc năm 2007: những đặc điểm chủ yếu, Những vấn đề kinh tế Việt Nam và Thế giới, số 3(143). [40] Hồng Quân ( 2008), Nga: gã khổng lồ trong trật tự kinh tế thế giới mới, Ngân hàng số 19, (17/6). [41] Phan Văn Rân (2008), Những nỗ lực của Nga nhằm tăng cường vai trò cường quốc trong quan hệ quốc tế, Nghiên cứu châu Âu, số 6(93), tr.9 - 15. [42] Nguyễn Thị Huyền Sâm (2006), Kinh tế Liên bang Nga thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin, Nghiên cứu châu Âu, số 1(61), tr.34 - 40. [43] Ngô Sinh (2008), Nước Nga thời Putin, Nxb Thông tin, Hà Nội. [44] Nguyễn Văn Tâm (2007), Kinh tế Nga năm 2006 và triển vọng, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 2(130), tr.73 - 80. [45] Tổng thống Putin với những cải cách kinh tế (2004), Thời báo kinh tế, 21/5. [46] Tổng thống Putin tái đắc cử, nước Nga đẩy mạnh cải cách kinh tế (2004), Thương mại quốc tế, sô ra ngày 12/3. [47] Thông tấn xã Việt Nam (2000), Nước Nga từ Yeltsin đến Putin, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 12, tr.55 - 71. [48] Thông tấn xã Việt Nam (2001), Cải cách tư hữu hoá ở Liên bang Nga: Tính lệ thuộc vào đường lối và xu thế phát triển, Các vấn đề quốc tế, số 4, tr.1 - 32. [49] Thông tấn xã Việt Nam (2001), Những xu thế phát triển của tình hình thế giới trong 15 năm đầu thế kỷ 21, Các vấn đề quốc tế, số 7, 8, tr.47 - 59. [50] Thông tấn xã Việt Nam (2004), Thắng cử tạo cơ hội cho Putin cải cách nền kinh tế Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1/2. [51] Thông tấn xã Việt Nam (2004), Liên bang Nga: tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6% trong năm 2004, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 25/4. [52] Thông tấn xã Việt Nam (2004), Putin tăng tốc cải cách kinh tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 14/3. [53] Thông tấn xã Việt Nam (2004), Tổng thống Putin: Nga tiếp tục đẩy mạnh cải cách để phát triển kinh tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 10/4. [54] Thông tấn xã Việt Nam (2005), Chủ tịch WB đánh giá các mức tăng trưởng của nền kinh tế Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3/2. [55] Thông tấn xã Việt Nam (2005), Kim ngạch ngoại thương của Nga tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2005, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 23/6. [56] Thông tấn xã Việt Nam (2005), Năm 2004 mức tăng trưởng của Nga đạt 7,1%, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1/2. [57] Thông tấn xã Việt Nam (2005), Chỉ tiêu phát triển kinh tế Nga 2006 -2008, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 12/3. [58] Thông tấn xã Việt Nam (2005), Kết quả phát triển kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4/8. [59] Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nga công bố chương trình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 6/8. [60] Thông tấn xã Việt Nam (2006), Khi nước Nga bừng tỉnh, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 10, tr.1 - 53. [61] Thông tấn xã Việt Nam (2006), Nga đang trỗi dậy trở lại, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 21/9. [62] Thông tấn xã Việt Nam (2006), Kinh tế Nga phát triển ổn định và từng bước khởi sắc, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 5/6. [63] Thông tấn xã Việt Nam (2007), Phải chăng Nga là sự thần kỳ về kinh tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 12/7. [64] Thông tấn xã Việt Nam (2007), Những mảng sáng - tối của kinh tế Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 22/11. [65] Thông tấn xã Việt Nam (2007), Sự thịnh vượng kinh tế - át chủ bài tranh cử Cremli, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 21/11. [66] Thông tấn xã Việt Nam (2007),Tổng thống Putin: Kinh tế Nga không bị ảnh hưởng bởi cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17/2. [67] Thông tấn xã Việt Nam (2007), Tổng thống Putin: Nga không chấp nhận chủ nghĩa tư bản nhà nước, AFP, AP, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1/12. [68] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nga: Sự hồi sinh thực tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 20/10. [69] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Kinh tế Nga vẫn tăng trưởng mạnh, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 7/7. [70] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nga đang củng cố vị thế cường quốc hàng hải, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 12/5. [71] Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Kinh tế Nga bến đỗ bình yên cho các nhà đầu tư nước ngoài”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13/9. [72] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Kinh tế Nga: Thời của tập đoàn kinh tế khổng lồ, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3/8. [73] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nga muốn trở thành trung tâm tài chính quốc tế mới, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17/11. [74] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nga: nước lớn trong trật tự thế giới mới, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16/6. [75] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nga đặt mục tiêu lọt vào nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2010, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 11/5. [76] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nga có thể cứu đói cho cả hành tinh, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 8/5. [77] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nước Nga với năm gia đình 2008, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1/2. [78] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Nước Nga và tám năm cầm quyền của Tổng thống Putin, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 5/4. [79] Thông tấn xã Việt Nam (2008), Ông Putin quyết liệt chống tham nhũng, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13/3. [80] Thông tấn xã Việt Nam (2008),Vài nét về tình hình Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3/11. [81] Nguyễn Khắc Thanh (2002), Liên bang Nga: Những vấn đề kinh tế trên lộ trình gia nhập WTO, Nghiên cứu châu Âu, số 3(45), tr.57 - 60. [82] Nguyễn Văn Thanh (2005),Quyền lực tổng thống ở Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 5(65), tr.94 - 99. [83] Nguyễn Hồng Thu (2006), Kinh tế Nga 2006, Nghiên cứu châu Âu, số 8(83), tr.25 - 31. [84] Nguyễn Quang Thuấn (2004), Nhìn lại kết qủa cải cách trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin, Nghiên cứu châu Âu, số 5(97), tr.32 - 37. [85] Nguyễn Quang Thuấn (2002), Vài nét về chiến lược phát triển kinh tế Liên bang Nga, Nghiên cứu châu Âu, số 5(47), tr.64 - 69. [86] Triển vọng của nền kinh tế Nga (2004), Nhân dân, số ra ngày 15/5. [87] Quốc Trung (2008), Kinh tế Nga sẽ vào tốp 5 thế giới, Tân Hoa xã, ngày 10/7. [88] Tình hình giáo dục LB Nga (2004), www.edu.net.vn. [89] Thanh Toàn (2002), Công cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế LB Nga trong mười năm qua, Những vấn đề kinh tế thế giới 80(6), tr.60 - 69. [90] Đinh Công Tuấn (2007), Nước Nga cải cách và quan hệ Nga, ASEAN, Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu châu Âu, số 4(79), tr.31 - 44. [91] Lục Nam Tuyền (2003), Phân tích tình hình kinh tế nước Nga từ khi Putin lên cầm quyền đến nay, Nghiên cứu Kinh tế & Chính trị quốc tế, số 11. [92] Lục Nam Tuyền (2005), Tình hình kinh tế Nga hiện nay, Tri thức thế giới, kỳ 3/201, tr.91 - 94. [93] Trần Quang Vinh (2008), Lạm phát: nguy cơ rình rập nền kinh tế Nga, Kinh tế Việt Nam và Thế giới, số ra ngày 15/1. [94] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2004), Khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm chuyển đổi tại LB Nga và Cộng hoà Sezch, www.ciem.org.vn. [95] Ximônốp. V (2004), Sẽ có học thuyết kinh tế toàn cầu của Putin?, Quân đội nhân dân, số ra ngày 15/5. [96] Yeltsin Boris (2000), Cuộc chạy đua Tổng thống: Tư duy, hồi tưởng và ấn tượng, Tổng cục V, Hà Nội. [97] Zaslavskai. T.1 (1997), Cơ cấu xã hội nước Nga hiện nay, Viện Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội. [98] [99] 2. Tài liệu tiếng Nga Примакоь. Е (2005), Россия 2004, Русская газета, 17/1, с. 2, 3. Российское Федеративное Правительство (2000), Экономическая стратегия развития России 2000-2010, www.paravitelstvo.gov.ru. [100] РоссийскоеФедеративное Правительство (2001), Социально Экономическая программа развития России 2000 - 2004, www.paravitelstvo.gov.ru. [101] [102] Российское Федеративное Правительство (2004), Социально - Экономическая программа развития России 2004 - 2008, www.paravitelstvo.gov.ru. Путин. В (2003), Таков спасоб воспроизводства России как сильной страны, www.mid.ru. 3. Một số Website: [103] [104] [105] [106] [107] http:// www.vnageci.com(vnanet.vn) . http:// www.kremlin.ru. http:// www.diendannuocnga.net. http:// www.phaidoanchauau.vn. http:// www.hoidoanhnghiep.ru.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống VPutin (2000 - 2008).doc
Luận văn liên quan