Đề tài Quá trình tác động của con người tới môi trường tự nhiên

Quá trình tác động của con người tới môi trường tự nhiên. Trong quá trình sống và sinh hoạt, con người đã tác động vào tự nhiên làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi. 3.1. Những tác động tiêu cực của con người. 3.1.1. Quá trình công ngiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình này mới xuất hiện cách đây chưa lâu, vào khoảng giữa thế kỉ XVIII với sự ra đời của đầu máy hơi nước. Tiếp theo đó là việc chế tạo được hàng loạt các loại máy móc khác sử dụng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Sự phối hợp các loại máy móc đó làm thành một hệ thống kĩ thuật mới, tạo điều kiện cho nền đại sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Đây là cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai. Cuộc cách mạng này nổ ra đầu tiên ở nước Anh, sau đó lan rộng ra các nước Châu Âu khác và Bắc Mĩ vào đầu thế kỉ XIX. Đến cuối thế kỉ XIX lại có thêm các máy phát điện và động cơ điện ra đời, từ đấy máy móc đi vào nhiều ngành sản xuất, tạo ra năng suất lao động và khối lượng hàng hóa lớn. Sản xuất phát triển, nhu cầu sử dụng các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng mở rộng, các nhà máy mọc lên ngày một nhiều, lượng khí thải và các chất thải công nghiệp thải ra môi trường ngày càng lớn. Đó là nguồn gốc gây ra những tác động to lớn đối với môi trường. Việc khai thác các mỏ quặng là tác nhân gây phá hủy các cảnh quan tự nhiên, đất đai, cây rừng và hệ động vật sống trong các khu vực đó. Việc tăng cường sử dụng các nguồn nhiên liệu mà chủ yếu là nguyên liệu truyền thống không những làm cho tài nguyên bị cạn kiệt mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hàng năm các ngành sản xuất công nghiệp thải ra khí quyển một lượng lớn các chất gây hiệu ứng nhà kính, trong đó chủ yếu là hàm lượng CO¬2, ngoài ra sự phát thải các khí khác như metan, CFC (clorofluorocacbon), oxit nitơ cũng góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trong các hoạt động kinh tế làm tăng hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng năng lượng chiếm 49%, công nghiệp 24%, nông nghiệp 13% và phá rừng là 14%. Trong đó các nước công nghiệp phát triển chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất thế giới. Hoa Kì là một trong những nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Kyôtô. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đặc biệt là một số nước công nghiệp mới nên lượng phát thải khí thải và các chất thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao, gây ra các biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường tự nhiên. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, thì đô thi hóa cũng phát triển nhanh chóng. Đô thị hóa là hiện tượng nổi bật của nền văn minh hiện đại do sự phát triển của công nghiệp và sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới. Tại các vùng đô thị, thiên nhien hầu như bị biến đỏi hoàn toàn và thay thế vào đó là các công trình nhân tạo. Các thành phố không những là nơi tập trung dân cư đông, mà cũng là nơi tập chung nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, vì thế một mặt đây là nơi tiêu thụ lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguồn nước và năng lượng rất cao. Mặt khác, đây là nơi tập chung các chất thải công nghiệp, sinh hoạt và tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhễm mạnh cho môi trường không khí, đất và nước. Một điểm đáng chú ý khác là, thời kì công nghiệp hóa cũng là thời kì chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh. Các nước thuộc địa trở thành nơi bóc lột sức lao động và nơi vơ vét các nguồn tài nguyên của bọn đế quốc. Nguồn tài nguyên của nhiều nước thuộc địa, đặc biệt là tài nguyên rừng và động vật hoang dã bị khai thác tàn bạo và suy giảm nhanh chóng, trong đó có một số loài quý hiếm bị tuyệt chủng. Như vậy trải qua các quá trình phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp và hậu công nghiệp, những tác động tiêu cực của con người đến môi trường hết sức mạnh mẽ. Con người làm cho các nguồn tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt dần, nguồn tài nguyên sinh học và đất bị suy thoái, các hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi, tính đa dạng sinh học bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm và từ đó suy giảm chính cuộc sống của mình. 3.1.2. Quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Song song với quá trình phát triển công nghiệp thì ngành nông nghiệp cũng ngày càng phát triển nhờ việc ứng dụng những thành tựu của công nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp ngày càng được hiện đại hóa, các sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, năng suất chất lượng tăng cao. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Việc sử dụng phân bón hợp lí là một cách để tăng độ phì của đất. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón không hợp lí, dù là phân hữu cơ hay vô cơ đều gây hại tiềm tàng đến môi trường. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là việc sử dụng chất dinh dưỡng không cân đối làm cho đất bị mất độ phì, giảm năng suất cây trồng và môi trường bị suy thoái, đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn nước. Theo số liệu của Viện Tài nguyên thế giới, năm 2000, tính chung cho 100 nước sử dụng nhiều phân bón nhất thế giới thì bình quân 1ha sử dụng 110kg phân bón quy chuẩn, còn tính bình quân 10 nước đứng đầu thế giới là 357kg. Việt Nam đã thuộc nhóm 10 nước sử dụng phân bón nhiều nhất thế giới. Sự ra tăng sử dụng các loại chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thêm vào đó là chất thải không được sử lí, chính điều đó đã gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nông thôn, một số loại thiên địch bị suy giảm, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh tật gia tăng, các chất này sử dụng lâu dài sẽ làm giảm chất lượng của đất, nước, năng suất, chất lượng cây trồng sẽ dần bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân tiềm tàng làm phá vỡ kết cấu của đất, lâu dài sẽ làm cho chất lượng đất bị suy giảm. 3.1.3. Ảnh hưởng của quá trình bùng nổ dân số. Theo các công trình nghiên cứu, từ giữa thế kỉ thứ XX trở lại đây, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh. Vào năm 1950 tổng dân số thế giới là 2508 triệu người, và từ đó trở đi số dân tăng trung bình hàng năm qua các thập niên với thời gian sau cao hơn thời gian trước. Cụ thể như sau: 1950 – 1960: 50,2 triệu người 1960 – 1970: 62,2 triệu người 1970 – 1980: 78,3 triệu người 1980 – 1990: 87,8 triệu người Nếu tính khoảng thời gian dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người hoặc tăng thêm gấp đôi thì đều ngày càng rút ngắn lại. Năm 1820 1927 1959 1975 1987 1999 Dân số thế giới (tỷ người) 1 2 3 4 5 6 Thời gian số dân tăng thêm một tỷ (năm) 107 32 16 12 12 Thời gian dân số tăng gấp đôi (năm) 107 52 40 Khoảng thời gian để dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian để dân số tăng gấp đôi. Sự tăng nhanh dân số trong một khoảng thời gian ngắn như vậy được gọi là sự bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số trong thế kỉ XX xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Khi dân số tăng lên, các nhu cầu về ăn, mặc, nơi ở, việc đi lại, học hành, vui chơi giải trí đều tăng lên. Để đáp ứng các nhu cầu đó, con người phải tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên, cùng với nó là việc phát triển sản xuất và đô thị hóa cũng được mở rộng, làm cho lượng chất thải đổ vào môi trường ngày càng tăng. 3.1.4. Diện tích và chất lượng rừng ngày càng suy giảm. Rừng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng trong những năm qua diện tích và chất lượng rừng trên thế giới ngày càng bị suy giảm. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức của con người. sự suy giảm đó được thể hiện qua một số bảng số liệu sau. Như vậy trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,5 triệu ha rừng bị phá hủy. Cùng với sự gia tăng dân số, kết quả là diện tích rừng tính bình quân theo đầu người bị giảm mạnh. Độ che phủ rừng thấp nhất ở Châu Á và Châu Phi, còn tốc độ mất rừng nhanh nhất là ở Châu Phi (0,78%/ năm). Nguyên nhân chính là do quy mô dân số đông, gia tăng dân số nhanh kết hợp với sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với nhu cấu ngày càng tăng về đất trồng và nguồn nguyên liệu gỗ. Rừng ở các khu vực này đều là các cánh rừng nhiệt đới. Việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc phá rừng để phát triển nông nghiệp chỉ đêm lại chút lợi trước mắt chứ không phải là cách sử dụng tối ưu nhất. Ngoài các nguyên nhân nói trên, việc phá rừng nhiệt đới còn do nhu cầu của thị trường và cả việc chính quyền địa phương và người dân có xu hướng chỉ đơn thuần chú ý đến mặt kinh tế, mà chưa quan tâm tới giá trị bảo vệ môi trường sinh thái của rừng. 3.2. Những hành động mang tính tích cực của con người. Con người đang ngày càng nhận ra những biến đổi của tự nhiên theo hướng bất lợi, và cũng nhận ra được nguyên nhân chủ yếu là do chính con người, vì vậy chúng ta đã và đang có những hành động tích cực. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những nghiên cứu mới giúp chúng ta tìm ra được các giải pháp nhằm hạn chế sự thay đổi của môi trường. Chúng ta đã biết cách tận dụng các dạng năng lượng tự nhiên mới thay thế cho các năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, điều này góp phần hạn chế việc khai thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nước ứng dụng các công nghệ này chủ yếu là các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiên tiến. Một diện tích rừng bị mất trước kia nay đang được phục hồi dần dần,tuy các diện tích rừng trồng lại không có nhiều giá trị như rừng nguyên sinh, song nó cũng góp một phần vào việc phục hồi dần dần chất lượng của môi trường hiện nay. Các nước trên thế giới đã và đang tích cực trong việc phục hồi lại diện tích rừng đã mất ở mỗi nước. Tuy đã có những biểu hiện của sự cố gắng của con người cho việc bù đắp lại những gì mà mình gây ra, nhưng những cố gắng đó là vẫn chưa đủ. [IMG]file:///C:/Users/user/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG] Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây: § Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái. § Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên. § Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v . § Tác động vào cân bằng sinh thái. § Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón. Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v . Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v . Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: § Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v . § Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người. § Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. § Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau. Tác động vào cân bằng sinh thái Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc: § Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. § Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi . có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. § Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. § § Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người. § Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v .

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15264 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình tác động của con người tới môi trường tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Chức năng của tiền tệ. Sự phát triển các hình thái tiền tệ IV. Khối tiền tệ. Các chế độ tiền tệ. Câu 1: Tiền tệ trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả hàng hóa. Đây là chức năng……………..của tiền tệ. A. phương tiện lưu thông B. phương tiện thanh toán C. phương tiện cất trữ D. thước đo giá trị Câu 2: Chế độ song bản vị: A. Là chế độ lưu thông tiền trong đó bạc lưu thông theo giá trị thực tế trên thị trường B. Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang giá chung. C. Chỉ lưu thông tiền vàng nhưng có xây dựng tỷ lệ quy đổi giữa bạc và vàng D. Chỉ lưu thông tiền bạc nhưng có thể đổi bạc lấy vàng theo tỷ lệ nhà nước quy đổi Câu 3: Có tất cả bao nhiêu hình thái giá trị? A. 4 B. 6 C. 8 D. 1 Câu 4:Tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở nước nào? A. Pháp B. Trung Quốc C. Việt Nam D. Ấn Độ Câu 5: Tiền giấy do cơ quan nào độc quyền phát hành? A. Ngân hàng Trung ương B. Kho bạc nhà nước C. Chính phủ D. Bộ Tài chính CHƯƠNG II: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG I.quá trình ra đời và bản chất của nhtw: II. Mô hình tổ chức của nhtw: III.Chức năng của nhtw IV. Chính sách tiền tệ và công cụ thực thi CSTT: Câu 1. Khi ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ như thế nào ( giả sử các yếu tố khác không đổi)? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 2: Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào khi Ngân hàng Trung ương mua vào một lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 3. Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào khi Ngân hàng Trung ương bán ra một lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 4. Giả pháp kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay, chính phủ Việt Nam thực hiện : A. Chính sách tiền tệ siết chặt. B. Chính sách tiền tệ nới lỏng C. Chính sách giảm chi tiêu thường xuyên và đầu tư của chính phủ D. Chính sách bơm thêm tiền như Mỹ, Anh, Đức đang thực hiện Câu 5. Để chống lạm phát, NHTW có thể: A. Tăng dự trữ bắt buộc B. Mua chứng khoán trên thị trường mở C. Hạ lãi suất tái chiết khấu D. A và B CHƯƠNG III: CUNG CẦU TIỀN TỆ I. Cung tiền tệ: II. Cầu tiền tệ: Câu 1: Trong các kênh cung ứng tiền vào lưu thông của Ngân hàng trung ương, kênh nào sẽ ít gây ra lạm phát? A. Kênh ngân sách nhà nước B. Kênh ngân hàng trung gian C. Kênh thị trường mở D. Tất cả đều sai Câu 2: Khi muốn giảm khối lượng tiền tệ lưu hành, Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường mở bằng cách …………. trái phiếu chính phủ ngắn hạn. A. Mua B. Bán C. Vừa mua vừa bán D. Điều chỉnh giá Câu 3: Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố: A. Lượng dự trữ bắt buộc B. Lượng tiền vay C. Lượng tiền cho vay D. A và B đúng Câu 4: Phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách là một trong những nguyên nhân của: A. Gia tăng cầu tiền B. Giảm khối tiền cung ứng C. Lạm phát D. Giảm nhu cầu tiền mặt Câu 5: Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại……….kéo theo khối tiền tệ………… A.tăng ; tăng B. tăng ; giảm C. giảm ; giảm D. giảm; tăng CHƯƠNG IV: CÁC NHÂ TỐ ẢNH HƯỞNG LƯU THÔNG TIỀN TỆ LÃI SUẤT Khái niệm và phân loại lãi suất. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất. Phương pháp xác định lãi suất. Câu 1: Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh thì được gọi là A. Lãi suất chiết khấu B. Lãi suất cơ bản C. Lãi suất liên ngân hàng D. Lãi suất thực Câu 2: Lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động giá trị của tiền tệ như lạm phát hoặc sự lên giá của tiền là A. Lãi suất tín dụng B. Lãi suất thực C. Lãi suất cơ bản D. Lãi suất tái chiết khấu Câu 3: Lãi suất do Ngân hàng trung gian công bố là A. Lãi suất chiết khấu B. Lãi suất danh nghĩa C. Lãi suất cơ bản D. Lãi suất liên ngân hàng Câu 4: Khi lãi suất thực cao, người đi vay sẽ vay………. và người cho vay sẽ cho vay ……..hơn A. nhiều ; ít B. ít, ít C.ít; nhiều D. nhiều ; nhiều Câu 5: Khi tiền lãi chỉ tính trên số vốn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay. Tiền lãi đó được gọi là……………… A. lãi đơn B. lãi kép C.lãi đơn trung bình D. lãi kép trung bình CHƯƠNG V : LẠM PHÁT Khái niệm, bản chất và phân loại lạm phát Nguyên nhân lạm phát: Tác động của lạm phát Các biện pháp chống lạm phát Câu 1 : khả năng xảy ra lạm phát khi: A. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt trầm trọng kéo dài B. NHTW liên tục in thêm tiền C. Bất ổn về chính trị D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Chỉ tiêu thường được dùng để phản ánh mức độ lạm phát là: A. Tốc độ tăng của chỉ số CPI B. Tốc độ tăng của giá vàng C. Tốc độ tăng của chỉ số PPI D. Tốc độ tăng giá ngoại hối Câu 3: Lý do làm cho Lạm phát chi phí đẩy là một hiện tượng tiền tệ bởi vì : A. Làm cho đồng tiền mất giá và giảm sức mua. B. Không thể xảy ra mà không có sự thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng đi kèm. C. Làm tăng chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp, chính phủ phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. D. Tất cả đều đúng Câu 4 :Mức lạm phát được xếp là lạm phát phi mã là: A. Nền kinh tế cân bằng trên mức tiềm năng B. Tỷ lệ lạm phát ở dưới mức 3 (ba) chữ số. C. Tỷ lệ lạm phát ở mức 2 (hai) đến 3 (ba) chữ số D. Nền kinh tế cân bằng ở mức dưới tiềm năng. CHƯƠNG VI: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Khái niệm: Thu NSNN Chi NSNN: Cân đối thu chi NSNN: Cân đối NSNN Việt Nam: Câu 1. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam là:  A. Thuế B.  Phí C. Lệ phí D. Sở hữu tài sản: DNNN và các tài sản khác. Câu 2. Việc nghiên cứu các tác động của thuế nhằm: A. Để xây dựng kế hoạch cắt giảm thuế nhằm giảm thiểu gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp và công chúng. B. Để xây dựng chính sách thuế tối ưu, đảm bảo doanh thu Thuế cho Ngân sách Nhà nước. C. Để kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng. D. Để kích thích nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng. Câu 3: khoản chi được xem chi thường xuyên là? A. Chi sự nghiệp. B. Chi quản lý nhà nước . C. Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Thất thu Thuế ở Việt Nam do các nguyên nhân: A. Do chính sách Thuế và những bất cập trong chi tiêu của Ngân sách Nhà nước. B. Do hạn chế về nhận thức của công chúng và một số quan chức. C. Do những hạn chế của cán bộ Thuế. D. Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 5: giải pháp sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ do chính phủ thực hiện nhằm khắc phục thâm hụt Ngân sách Nhà nước: A. Phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông. B. Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc. C. Phát hành trái phiếu Quốc tế. D. Tất cả đều đúng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_chinh_tien_te.doc
  • pdfBaigiang_Ly_thuyet_TCTT.pdf
Luận văn liên quan