-Sau gần hai tháng thực tập em cũng đã học hỏi được một số kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân mình và em cũng xin chân thành cảm ơn chủ ga ra ô tô minh phương đã quan tam giúp đở chúng em thời gian qua.
Xong để ga ra ô tô ngày càng phát triển cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay thì em có một số ý kiến đề xuất với ga ra như sau.
+ Mong chủ ga ra ô tô minh phương quan tâm giúp đở nhiều hơn nữa.
+ Ga ra nên đầu tư thêm một số trang thiết bị hiện đại hơn nữa cho phù hợp với điều kiện làm việc.
+ Tạo điều kiện cho việc dạy nghề ,và nhận sinh viên ra thực tập tại ga ra mình.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của em . một lần nữa xin chân thành cảm ơn chủ ga ra ô tô minh phương, chúc ga ra ngày càng phát triển.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6916 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình thực tập tại gara ô tô Minh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trượt:
3.3: Quy trình tháo ,lắp , kiểm tra sữa chữa và thay thế các bộ phận của máy phát và bơm dầu:
* Quy trình tháo .
B1. công tác chuẫn bị :+chuẫn bị dụng cụ tháo lắp(khóa , kìm , tua vít …)
+chuẫn bị dụng cụ vệ sinh(xăng , dầu, xà bông ,giẻ lau ..)
+chuẫn bị thiết bị đo kiểm(thước kẹp , đồng hồ so ..)
B2. vệ sinh sạch sẻ khu vực tháo lắp và sữa chữa.
B3. dùng kìm ,tua vít , khóa tháo các đường ống dẫn dầu từ bơm dầu được gắn ở đằng sau máy phát, sau đó bịt các đường ống dầu lại tránh để chảy dầu.
B4.nới lỏng bu lông tăng đơ máy phát điện , cho trùng dây đai và ta tháo dây đai ra.
B5. tháo các bu lông bắt giữ máy phát và lấy máy phát ra ngoài , đưa xuống khu vực tháo lắp.
B6 tháo rã bơm dầu và máy phát , tháo các bu lông bắt giữ bơm dầu và tách bơm dầu ra khỏi máy phát, tháo các phốt chắn dầu ở đầu bơm và trên trục của máy phát.
B7. Tháo các bu lông bắt giữ vỏ sau máy phát
B8. Tháo giá đỡ vỏ than dùng tu vít thao 2 vit giữ giá chổi thau và giá ra ngoài.
B9.Tháo ốc dai bắt giũa bu ly dẫn động thac bu ly ra ngoài ,dùng kìm kẹp lẩy then ban nguyệt ra ngoài .
B10. Tháo nắp trước va vòng bi ra ngoài (chú ý đánh dấu vị trí lắp ghép )
B11. Tháo rô to va sitator chú ý tránh để chầy sước các sợi dây đồng
B12. Vệ sinh các chi tiết vệ sinh máy phát điện bằng xăng sau dó làm sạch bằng rẻ lau :chú ý chi tiết nào bị dính dầu mở thì ta vệ sinh sau cùng .
B13. Kiểm tra đánh dấu tình trạng kỹ thuật và khắc phục sữa chữa thay thế . -Kiểm tra các chi tiết bằng mắt như nắp trước và nắp sau, ro to, sittato , vòng bi ,chỗi than , cụ thể như sau: nắp trước và nắp sau ko được nứt vở , các lổ bắt ren ko được chờn cháy ren quá 2 ren, lổ lắp vòng bi ko được lỏng ko được dạn nứt.
Roto ,vòng ko được mòn côn ,đổi màu ,ko bị sát cốt , ren đầu trục ko được cháy, cuộn dây điện ko được bong tróc sơn cách điện.
-sitato ,kiểm tra sem cuộn dây có bị bong tróc sơn hay ko.
- vòng bi . kiểm tra bằng kinh nghiệm dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt ca bi trong của vòng bi chú ý tay ko chạm vào ka bi ngoài, sau đó lác dọc theo hướng trục , nếu cảm giác có độ rơ thì vòng bi phải thay mới.
- chổi than. Lò so giữ chỗi than ko được gãy , mất tinh đàn hồi, chiều dài chổi than ko được mòn quá 0,4 mm , khắc phục sữa chữa thay thế mới.
- kiểm tra các phốt chắn dầu ở bơm và trục máy phát , có bị trai cứng trầy xước ko ,nếu bị thì thay thế mới.
- kiểm tra các phần bằng điện ta dùng bóng đèn, hoạc đồng hồ VOW , kiểm tra sự thông mạch của các cuộn dây , sự cách mát của các cuộn dây , với lỏi sắt , kiểm tra sự thông mạch của cầu chỉnh lưu.
-Kiểm tra vỏ của bơm dầu có bị nứt vở ko ,cánh quạt của bơm có bị sứt gẫy ko nếu bị thì ta sữa chữa lại nếu quá mức thì ta thay mới.
* Qua kiểm tra thì một số bộ phận cần phải thay mới như:
- thay phốt chắn dầu của bơm nhớt và máy phát.
- thay các ổ bi của máy phát và của bơm dầu.
-thay các chỗi than và lò so giữ chỗi than.
Chú ý ; khi thay phôt phải cẫn thận tránh để phốt bị nghiêng và rách , ổ bi khi thay phải bôi mở bò, khi lắp chổi than phải cẫn thận tránh để chỗi than bị gẫy bị sứt mẻ.
-Sau khi thay thế các chi tiết và bộ phận ta tiến hành lắp :
- Quy trình lắp máy phát và bơm dầu ngược lại với quy trình tháo ( chú ý khi lắp ta phải chú ý chiều và dấu của các chi tiết, chi tiết nào tháo trước thì lắp sau, khi lắp lên xe ta phải chú ý lắp đúng các đường ống dầu, phải căng dây đai cho đúng mức ko trùng cũng ko căng quá mức.
- Sau khi lắp xong máy phát lên xe ta tiến hành khởi động cho máy nổ và kiểm tra xem máy phát có phát ra điện ko , kiểm tra sem bơm dầu có bị xì dầu nữa ko , nếu máy phát làm việc và phát ra điện bơm dầu ko rò rĩ dầu là tốt, xe vẫn hoạt động bình thường.
BÀI 2: PHẦN ĐỒNG SƠN.
- Để khắc phục lại những chổ hư hỏng trên chiếc xe ô tô thì ta phải làm lại bằng cách xác định các hư hỏng từ đó tính toán dụng cụ vật liệu để sữa chữa lại,cụ thể ta thực hiện như sau:
B1. xác định mức độ hư hại , do mục nát ,móp méo , mất mát.
B2. đi mua các dụng cụ vật liệu để tiến hành làm va khắc phục các hư hỏng.
B3 . dùng thước đo những chổ bị hư hại và tính toán để ta cắt tôn gò cho phù hợp với chổ hư hỏng, dùng kéo hoặc giỏ đá để cắt những chổ bị hư hỏng, xong ta dùng giỏ đá để hàn lại những chổ bị hư hại (chú ý khi hàn thì ngọn lữa hàn phải phù hợp với chất liệu được hàn nếu ko rất khó hàn).
B4. sau khi ta hàn xong những chổ bị hư hại xong, ta tiến hành dùng máy mài mại đi các vết hàn bị nhô lên khỏi bề mặt xong ,ta dùng chổi cước lắp vào máy đánh bung đi các bụi bẫn và vết hen rỉ,và ta dùng máy thổi khí để thổi sạch đi các bụi bẫn còn bám lại trên bề mặt vỏ xe.
-Vậy là ta đã thực hiện xong công việc làm đồng cho xe xong thì ta bắt đàu thực hiện quy trình sơn xe:
- Quy trình làm sơn xe gồm có 6 bước sau:
- Kiểm tra xe và làm sạch bề mặt ,sơn chống rỉ, bả ma tít, sơn lót nền,pha màu và phun sơn , cuối cùng là đánh bóng tất cả các bước điều được thực hiện đúng thứ tự.và cụ thể tùng bước như sau:
B1. kiểm tra và làm sạch bề mặt , hư hỏng bằng máy đánh giấy nhám tự động. công đoạn này sẻ đánh và tẩy đi lớp sơn củ của xe, những vết xoáy , những vết xước , răm để tạo độ ăn bám khi sơn lớp mới.
B2. sơn lót chống rĩ : ta pha sơn chống rĩ với một ít xăng công nghiệp quấy cho thật đều chước khi sơn ,sau đó ta dùng chỗi quét hoạc lăn sơn chống rĩ lên toàn bộ khu vực làm sơn (thường sơn chống rĩ là mầu xanh lá cây hoạc mầu đen). Sau khi quét song đợi khoảng 10 đên 15 phút để cho khô lớp sơn chống rĩ xong ta lại tiến hanhfdungf giấy ráp với nước để ta đánh cho sạch bề mặt , bước này sẻ tránh được sự ăn mòn thân xe sau khi ta làm xong bước 2 ta tiến hành sang bước 3.
B3. bã ba tít: lau thật sạch và khô , bề mặt sau khi ta đánh giấy nhám ướt xong ta pha bột bả ba tit, với keo màu cho đều trước khi bả ba tít. Sau khi hòa trộn xong ta dùng dụng cụ bả ba tít để bả vào những chổ bị hư hỏng, để nhằm mục đích lấp đầy những chổ bị trầy xước,lồi lỏm, để làm cho xe như hình dáng chuẫn của xe.
- Cộng dụng của bước 3 này là tạo lại khuôn dạng ban đầu cho vỏ xe, bước này cần tiến hành rất cẫn thận, đặc biệt chú ý phải lau thật khô bề mặt , nếu bề mặt bị trầy xước, còn ướt thì khi bả ba tít sẻ bị bở, khiến ta ko thể tạo được khuôn xe. Công đoạn này đòi hỏi tay nghề và sự cẫn thận của người thợ.
B4. Sơn lot
- Tiếp tục sơn lot thêm một lớp sơn lên trên phần ma tít, giúp ngăn phần matit không ăn ra ngoài, nếu không làm kỹ lớp matit sẽ thấm ra ngoài ảnh hưởng đến màu của xe.
Chờ 30 phút để khô sơn, nhiệt độ chuẩn khi sơn là 300C đến 360C. Lưu ý: Nếu thời tiết xấu, độ ẩm cao thì nên sấy bằng lò sưởi.
B5. Pha mau và phun sơn
- Đây là bước rất quan trọng vì nó quyết định đến mau sơn của xe sau khi sơn xong. Khi tiến hành sơn lại một phần thân vỏ hoặc cả vỏ xe thi điều quan trọng là thợ phải xác định đúng mau sơn chuẩn của xe, để lớp sơn mới được hài hòa với màu sơn tổng thể. Muốn làm được điều này thì ta phải pha đúng code màu chuẩn của xe do nhà sản xuất đưa ra, sau đó ta sẽ tiến hành đong đếm pha sơn, độ chính xác lên đến từng dọt, công đoạn này người thợ cần có tay nghề cao mới pha chuẩn theo code màu. Sau đó sơn được phun trực tiếp lên bề mặt cần sơn.
Có 2 cách pha sơn phổ biến hiện nay, sơn 2 thành phần và sơn phủ bóng.
+ Sơn 2 thành phần: là sơn có pha kèm dầu bóng ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe mau trơn trắng, đen, đỏ.
+ Sơn phủ bóng là sơn 1 lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng còn được gọi là loại 600 phù hợp cho các xe có thành phần mau hạt nhũ.
Khi làm công đoạn này thì ta phải làm trong phòng sơn, nếu làm ngoài trời thì thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hạt màu khi sơn màu sẽ không được bền. Sau khi sơn cần sấy trong 10 phút với nhiệt độ tiêu chuẩn là 600C.
Quá trình sấy cần được giám sát kỹ càng.
B6. Đánh bóng:
Bước cuối cùng là bước đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dùng: người thợ phải dùng một lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt nhằm mục đích tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện đồng thời chống lại những tác động của môi trường và tia tử ngoại, việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ đi lớp sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ.
Nếu công đoạn này được làm tốt sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại.
- Tóm lại để được một chiếc xe ô tô củ bị mục nát , trầy xước trở thành mới như khi mới mua về thì ta phải trãi qua biết bao nhiêu cộng đoạn , mỗi công đoạn đều có những khó khăn riêng, và đòi hỏi sự cẩn thận là rất cao của người thợ sơn đồng.
Và trong quá trình làm thì có thể xảy ra các vấn đề phát sinh, và một số việc cần phải thực hiện trước khi sơn như:khi tiến hành sơn thì ta phải dán băng keo giấy ở những chổ ko sơn tới , và khi sơn lót xong ta phải dùng keo bắn vào những chổ có khe hở kẻ hở để tránh hiện tượng nước ngấm vào, các kẻ hở ấy sẻ làm hư bề mặt và chi tiết cần sơn .và khi ta sơn lót rồi nhưng do bề mặt khi sơn chưa tốt thì ta lại phải tiến hành trà giấy nhám nước , sau đó rửa sạch lau xịt kho , thật khô sau đó ta mới tiến hành pha sơn , sơn lót lượt 2 xong nếu đạt thì ta lại sơn tiếp lớp sơn cuối, rồi đến trà bóng xong là hoàn thiện xong phần sơn đồng và ta tiến hành lắp các bộ phận mà ta đã tháo ra trước khi làm sơn đồng xe xong ta kiểm tra lại để ta tiến hành bàn giao xe cho khách hàng.
BÀI 3.THỰC TẬP PHẦN GẦM.
3.1Chuẫn đoán , hiện tương ,nguyên nhân hư hỏng, của thắng xe,cách tháo lắp, kiểm tra ,sữa chữa thắng xe trên chiếc xe ( KIA ) .có tải trọng là 5 tấn.
I- Hiện tượng :khi phanh hay bị bó cứng, các bánh răng tăng bố bị kẹt cứng, ko tăng bố thắng được ,dầu thắng chảy ra từ hai bánh trước .
II- Nguyên nhân : - piiston xy lanh con bị kẹt ko hồi về được khi buông bàn đạp phanh.
- các bánh răng tăng bố sử dụng lâu ngày ko tra dầu mở nên bị han dĩ dẫn đxến kẹt cứng.
- dầu thắng chảy ra từ hai bánh trước là do , cúc pen bị trai cứng, trầy xước , móp méo ,rách .
III. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra , sữa chữa, thay thế các bộ phận, bị hư hỏng.
3.1 – Quy trình tháo .
B1 – công tác chuẫn bị .
+ chuẫn bị dụng cụ tháo lắp.( khóa miệng ,khóa chòng, tiếp , tay quay , cần xiết lực ,tua vít…)
+ chuẫn bị dụng cụ vệ sinh.(xăng ,dầu, xà bông , rẻ lau ,khay đựng…)
+ chuẫn bị thiết bị đo kiểm.(thước kẹp , thước pan me).
+ chuẫn bị dụng cụ vật tư bảo dưỡng .(mở bò, dầu thắng).
B2. vệ sinh sung quanh khu vực làm việc và khu vực tháo lắp.
B3. xã dầu thắng vào khay đựng hoặc lọ đựng dầu thắng, tách các đường ống dầu ra khỏi xy lanh bánh xe.
B4. nới lỏng các bu lông bát giữ bánh xe trước khi tháo bánh xe.
B5. kê kích chèn xe cẩn thận trước khi tháo bánh xe.
B6. vặn các bu lông và tháo bánh xe ra ngoài .
B7. dùng cảo hoặc dụng cụ chuyên dùng để tháo trống thắng ra ngoài,
B8. tháo các lò so giữ guốc phanh và lò so hồi vị guốc phanh ra ngòai , tháo guốc và bố thắng ra ngoài khỏi đế phanh.
B9. tháo các bu lông bắt giữ xy lanh con bánh xe(heo con) ra khỏi đế phanh.
B10. sau khi tháo xong ta tiến hành vệ sinh bằng dầu các chi tiết bằng kim loại, ko được bôi dầu vào các bộ phận bằng cao su, vì dầu sẻ làm nở các bộ phận bằng cao su.
B11. ta tiến hành tháo rã (heo con) xy lanh bánh xe, tháo chụp chắn bụi xong ta tháo các piston ra, tháo các cupen ra khỏi piston .
3.2. Quy trình kiểm tra.
- kiểm tra dầu thắng xem có bị biến chất ko .
- kiểm tra trống phanh xem có bị nứt vở ko, móp méo , han rĩ ko.
-Kiểm tra các lò so hồi vị, lò xo giữ guốc phanh, có bị gẫy ko , có mất tính đàn hồi ko .
- các bố thắng có bị mòn quá ko , có bị trai cứng ko , guốc phanh có bị cong vênh nứt gãy ko .
- kiểm tra xy lanh có bị mòn rổ do hóa học có lẫn trong dầu hay do bẫn, có bị trầy xước ko .
- Kiểm tra piston có bị an mòn, sứt mẻ trầy xước ko.- kiểm tra lò so của piston có bị mát tính đàn hồi ko, có bị cong vênh, ko.
- kiểm tra cupen có bị trai cứng ,trầy xước ko , rách nát mục.
- kiểm tra các bánh răng tăng bố có bị kẹt đóng, kẹt mở ko.
- kiểm tra các pốt các ổ bi có bị hư hỏng ko.
- Kiểm tra chụp chắn bụi có bị rách nát ko .
- kiểm tra các đường ống dầu và các bu lông bắt giữ đường ống dầu, có bị chờn cháy ren , có bị bẹp ống dẫn dầu ko.
3.3. sau khi kiểm tra các bộ phận và chi tiết thì một số bộ phận bị hư ta cần phải sử chửa khác phục lại va thay thế cái mới.
- thay dầu thắng mới.
-thay các chụp chắn bụi.
-Thay các cup pen ,của piston xy lanh bánh xe.
- bố thắng thì ta đi tán lại bố thắng .
- trống thắng thì ta đi vớt lại .
- các piston và xy lanh thì ta dùng giấy nhám mịn ta rà lại vì piston và xy lanh vẫn còn sử dụng lại được .
-Các bánh răng tăng bố bị kẹt thì ta vê sinh bôi đầu mở là ta vẫn sử dụng được.
3.4. sau khi ta sữa chữa và thay thế song ta tiến hành lắp ráp lại. quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo . chú ý( chi tiết nào tháo trước thì lắp sau và ngược lại).chú ý chiều và dấu các chi tiết.
-Chú ý khi lắp piston và xy lanh ta pải bôi một lớp mở mỏng, và pải bôi mở bò vào đầu trục và ổ bi .
-Khi ta lắp trống thắng(tăng bua) thi ta phải tiến hành vặn các bánh răng tăng bố cề vị trí thấp nhất nhằm mục đích là khi ta vào trống thắng ko bị cấn do bố thắng ra quá nhiếu sẻ khó khăn cho việc vào trống thắng.
-Và khi ta lắp bánh xe vào lắp các ổ bi , các pốt và lắp bu lông giữ ổ bi và bánh xe, ta pải tiến hành lắc xem bánh xe có bị lắc ko nếu bị lắc là do xiết ổ bi chưa chặt cần xiết thêm ,ta cũng ko nên xiết chặt quá sẻ làm mau hư ổ bi hơn mà khi xe chạy thì bị nặng.
- sau khi ta lắp các chi tiết và bộ phận, lắp đường ống dầu, ta tiến hành tăng bố và xã gió.
- cách tăng bố thì ta kích bánh xe lên và ta dùng tua vít dẹp lớn hoặc đồ cạy ta cạy vào các bánh răng tăng bố, lổ tăng bố nằm ở đế phanh, đồng thời trên đế phanh có lổ nhìn khe hở bố phanh với trống phanh,khe hở tiêu chuẫn là 3 ly va khe hở này thì phụ thuộc vào đời xe và hãng xe. nếu trên đế phanh ko có lổ nhìn khe hở thì ta phải xác định bằng cách quay bánh xe, ta thực hiện với tất cả các bánh xe, chú ý tăng pải đều các bánh xe.
- cách xã gió ở hệ thống phanh.
- hệ thống thắng phải ko được có ko khi bên trong để hệ thống làm việc được đúng. Không khí trong hệ thống, phải được nén lại làm cho bàn đạp thắng được dịu êm . không khí có thể xâm nhập vào hệ thống bất cứ lúc nào mà các thành phần thủy lực (ống thắng, ống mềm, xy lanh cái, xy lanh con) bị đứt quảng hay tháo rời.
- khử ko khí hệ thống thắng là một cách lợi dụng áp lực dầu để đẩy ko khí ra khỏi khớp nối, của hệ thống ống thắng, hay ốc xã gió. Có 2 phương pháp xã gió: xã gió bằng sức người và xã gió bằng áp lực của gió nén.
+ xã gió bằng sức người.
-Sử dụng áp xuất của xy lanh thắng cái để đẩy cả dầu và ko khí ra khơi hệ thống. ta nối đầu ống cao su và ống xã gió, một đầu vào một cái bìnhđổ đầy dầu thắng.
-Tác động bằng chân vào bàn đạp thắng nhiều lần. nới ốc xã gió, hay khớp nối ra , trong khi đó quan sát bọt khí trong ống cao su.
- vặn ốc xã gió hay khớp nối laijvaf nói với ngưới thợ phụ nhã bàn đạp thắng ra. Lặp lại nhiều lần động tác nayfcho đến khi nào ko có bọt khí ra ở ống cao su thì thôi, ta tiến hành cho các xy lanh con khác,hay các khớp nối đường ống nếu cần. chú ý khi xã ta xã cho xy lanh con xa nhất tính từ xy lanh cái và lần lượt đến xy lanh cái.
+ xã gió bằng áp lực .
Công việc này được làm bằng cách dùng áp lực ko khí chứa trong bình khí nén bằng kim loại. xã bằng áp lực gió nén được tiến hành nhanh và dể dàng bởi vì bạn ko cần thêm người phụ để đạp bàn đạp thắng.
Ta đổ dầu thắng vào bình xã gió đạt mức quy định . nạp vào bình khoảng 10 đến 15 pisi áp lực của ko khí. Đổ đầy dầu thắng vào xy lanh thắng cái. Gắn thiết bị tiếp hợp vào ống cao su chịu áp lực lên xy lanh thắng cái, mở van điều khiển dòng khí và bạn đã sẳn sàng cho công việc xã gió.
- mở ốc xã gió hay khớp nối đến khi nào hết bọt khí,đến khi nào dầu trở nên thuần khiết thì xiết ốc xã gió, hay khớp nối lại lặp lại đúng thứ tự với các xy lanh thắng con khác.
- sau khi ta thực hiện xã gió cho các bánh xe xong ta tiến hành chạy xe trên đường nhựa bằng để ta kiểm tra thắng xem các bánh xe ăn có điều nhau ko nếu ko đều ta phải chỉnh lại ngay.
3.2. THỰC HIỆN QUY TRÌNH THAY VÀ KIỂM TRA HỘP SỐ THƯỜNG TRÊN XE HUYNDAI LOẠI 1 TẤN.
I. Hiện tượng . khi vào số hay bị kẹt ,vào số có tiếng kêu , dầu hộp số bị dò dĩ.
II. Nguyên nhân . bánh răng số bị sứt mẻ , vòng đồng tốc bị mòn, … vỏ hộp số bị dạn nứt, phốt chắn dầu bị trai cứng trầy xước.
III. Thực hiện quy trình tháo và thay hộp số như sau .
3.1. Quy trình tháo.
B1. công tác chuấn bị : +chuẫn bị dụng cụ tháo lắp(khóa miệng ,khóa chòng, tua vít kìm ,búa...tuýp cần xiết lực , kích đội..)
+ chuẫn bị dụng cụ vệ sinh(giẻ lau , xăng ,dầu ,xà bông , khay đựng )
B2. vệ sinh sạch sẻ khu vực tháo lắp, làm việc .
B3. xã dầu hộp số vào khay đựng.
B4 dùng khóa và tiếp để ta tháo các bu lông bắt giữ trục cạt đăng với trục chính của bánh răng cùi thơm , xong ta tiến hành rút trục cạt đăng ra ngoài .
B5. dùng khóa tháo các bu lông bắt giữ cụm dây công tơ mét gắn ở phía đuôi hộp số ra.
Tháo các rắc cắm điện (như công tắc số re ,các công tắc khác nữa).
B6. dùng khóa tháo các bu lông bắt giữ heo con ly hợp tách ra khỏi vỏ hộp số(cẫn thận kẻo bị gẫy đường ống dầu trợ lực ly hợp. tháo các chốt và pe hảm rồi ta tách các cơ cấu điều khiển số và lừa số ra khỏi ỏ hộp số.
B7. dùng khóa và tuýp ta tháo các bu lông bắt giữ máy khởi động tách máy khởi động ra khỏa đầu hộp số.
B8 . dùng khóa và tiếp ta tháo các bu lông bắt giữ đuôi hộp số với khung sắc xi.(chú ý khi tháo hộp số ta pải dùng kích hoặc đội ta kích đở hộp số,và kích đở động cơ .
B8 dùng khóa và tuýp ta tháo các bu lông bắt giữ hộp số và động cơ.
B9. tách hộp số ra khỏi động cơ và ta hạ kích từ từ xuống,cẫn thận tránh để hộp số rơi tự do sẻ làm hư hỏng thêm đồng thời có thể xảy ra tai nạn cho mình.
B10. đưa ra khu vực kiểm tra ,và ta lấy một số bộ phận như càng tách ,vòng bi buýt tê, đưa sang hộp số đang thay thế hộp số bị hư hỏng.
B11. hộp số mua về để thay thế là hộp số cũ nên ta phải vệ sinh cả bên trong ,lẫn bên ngoài cho thật sạch sẻ sau đó ta kiểm tra xem khi đi các số có dể dàng ko , kiểm tra sự đi số ở cửa số của hộp số, kiểm tra các phốt chắn dầu có còn dùng được ko . cần chú ý khi thay hộp số thì ta phải tìm hộp số có cùng kích cở và đúng chủng loại với hộp số cần thay , pải phù hợp với tải và động cở.
3.2. Quy trình lắp.
- Ta dùng kích và đội , ta nâng từ từ hộp số lên,ta đẩy hộp số vào trong sao cho hộp số vừa khớp với thân máy và ta tiến hành gá bu lông bắt giữ hộp số với thân động cowvaf ta siết chặt các bu lông đúng lực xiết quy định .
- ta tiến hành bắt các bu lông bắt giữ máy khởi động , bắt giữ xy lanh con cắt ly hợp.
- ta lắp lại các cơ cấu điều khiển số và càng lừa.
- ta lắp các giắc cắm điện , lắp cụm đồng hồ công tơ mét .
- ta hạ đội xuống và ta lắp các bu lông bắt giữ đuôi hộp số vào khung sắc xi.
- ta tiến hành lắp trục cạt đăng, và ta xiết các bu lông bắt giữ trục cạt đăng với trục bánh răng cùi thơm.
- Ta tiến hành dùng dụng cụ châm dầu vào hộp số dầu châm hộp số là dầu 140, và số lượng châm pụ thuộc vào kích cở của hộp số va hộp số ta thay thì ta châm khoảng 4 lít.
- sau khi ta châm dầu xong ta tiến hành đi số khi ko nổ máy xem thử sự hoặt động như thế nào, qua kiểm tra thì ta phải tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu đi số , điều chỉnh xong ta tiến hành nổ máy vào số để kiểm tra thực tê khi cho hộp số làm việc khi xe có tải khi xe chạy tốt là được .
Bài 4.PHẦN ĐỘNG CƠ
4.1 thực hiện quy trình tháo động cơ ra khỏi xe (daiwo loại 500 kg) để tiến hành kiểm tra nâng cốt máy (nâng cốt 1).
I. hiện tượng dẫn đến xe phải làm lại cốt máy. Máy bị yếu (tụt áp xuất), trong dầu bôi trơn có lẫn nước làm mát, nước làm mát bị hao hụt , mực dầu bôi trơn tăng , dầu có màu sữa đục .
II. Nguyên nhân . piston và xy lanh bị mòn ,séc măng bị mòn quá nhiều, các đường ống nước bị dò dĩ, nắp máy bị mục nát, mọt đẫn đến nước làm mát chảy vào dầu bôi trơn.
III. Thực hiện quy trình tháo đưa động cơ và hộp số ra khỏi xe để sửa chữa và kiểm tra sữa chữa nâng cốt máy, và kiểm tra bảo dưỡng hộp số.
3.1 thực hiện quy trình tháo đưa động cơ ra khỏi xe,và tháo rã động cơ.
B1 công tác chuẫn bị .+chuẫn bị dụng cụ tháo lắp( khóa chòng, miệng ,tuýp , kìm,tua vít .
+chuẫn bị dụng cụ vệ sinh . xăng ,dầu ,giẻ lau , xà bông , khay đựng .
+ chuẫn bị dụng cụ và thiết bị đo kiểm . thước kẹp , đồng hồ so ,thước pan me…
+chuẫn bị dụng cụ kê kích. Kích cá sấu, con đội thủy lực , đồ chèn bánh xe.
B2. vệ sinh sạch sẻ khu vực làm việc , trước khi vào làm.
B3. xã dầu động cơ , xã dầu hộp số , xã nước làm mát.
B4 tháo các bộ phận gắn trên động cơ , trên xe mà bị vướng ảnh hưởng đến việc tháo động cơ(tháo cọc bình ra ,tháo ghế , tháo thắng tay ,tháo cần điều khiển số ở phía trong buồng lái ra ngoài, tháo tăng đơ , tháo các dây cu loa ,tháo máy phát , tháo lốc lạnh , tháo các dây cao áp , tháo các giắc điện , tháo các đường ống nước , tháo két nước ,tháo quạt làm mát, tháo lọc gió ,nếu cần tháo luôn chế hòa khí, tháo cổ góp xã , tháo các cơ cấu điều khiển số gắn trên hộp số. tháo các bu lông bắt giữ trục cạt đăng với hộp số và cầu sau ,tháo các bu lông bắt giữ thanh dầm ngang để gá động cơ , sau khi tháo xong ta ta tiến hành hạ đội từ từ xuống cho động cơ và hộp số xuống từ từ chánh để bị rơi đột ngột, sau khi đưa được động cơ và hộp số ra ngoài khỏi xe thì ta tiến hành tháo tách động cơ ra khỏi hộp số , tháo các bát giữ động cơ với thanh dầm ngang ).
B5. Tháo rã động cơ .
+ tháo các bơm nước, bơm dầu, lọc dầu, ra khỏi động cơ.
+ tháo các bu lông bắt giữ nắp đậy dàn cò mổ .
+tháo các bu gi ra khỏi nắp máy.
+tháo các bu lông bắt giữ nắp máy và tháo nắp máy ra ngoài.
+ tháo cácbắt giữ cạt te và tháo cạt te ra ngoài.
+ tháo lọc dầu sơ bộ ra ngoài.
+ tháo các nắp đầu to thanh truyền và lấy các piston và thanh truyền ra ngoài.
+ tháo các séc măng của các piston ra khỏi piston.
+ Tháo các ổ đở trục khuỷu và lấy trục khuỷu ra ngoài khỏi thân máy.
+ tháo bánh răng cam , ra khỏi trục cam.
+tháo trục dàn cò mổ và cò mổ , lò so ra khỏi nắp máy.
+ tháo pe hãm đầu trục cam và lấy trục cam ra khỏi nắp máy.
Tháo các su pắp ra khỏi nắp máy.
3.2.Sau khi tháo rã động cơ xong ta tiến hành vệ sinh bằng xăng ,dầu,và tiến hành kiểm tra các bộ phận các chi tiết.
- kiểm tra các cò mổ xem có bị mòn đều ko , có bị biến dạng ko .
- kiểm tra 2 trục dàn cò mổ(ống sáo) có bị trầy xước , có bị han rĩ ,cong vênh ko.
- Kiểm tra các lò xo của trục dàn cò mổ có bị mất tính đàn hồi ko.
- Kiểm tra trục cam có bị cong vênh ,bị xoán ko ,các vấu cam có bị mòn ko, các cổ trục cam có bị mòn bị côn ,bị ô van ko .
- Kiểm tra nắp máy có bị cong vênh rạn nứt , cháy rổ, trầy xước , trờn cháy các lổ ren ko ,các lổ dầu và lổ nước có bị mòn ,bị tắc nghẽn ko.
- Kiểm tra các piston có bị trầy xước han rí cháy rổ ko , có bị mòn côn,mòn ô van ko .
- kiểm tra thanh truyền và chốt piston có bị trầy xước , cong , xoán.
- kiểm tra các bạc của đầu to thanh truyền và đầu nhỏ thanh truyền, bạc trục cam có bị trầy xước cong vênh ko, mòn lung bạc ko.
- kiểm tra xy lanh có bị trầy xước ko , có bị han rĩ ,bị mòn côn , mòn ô van ko .
- kiểm tra trục khuỷu có bị biến dạng ko ,bị mòn côn ,mòn ô van các khuỷu trục ko .
- các ổ đở trục khuỷu có bị rạn nứt ko, cong vênh ko.
- kiểm tra thân máy có bị nứt ko .
- kiểm tra cạt te có bị nứt lũng ,mục nát…..
- Tóm lại . chúng ta còn phải kiểm tra rất nhiều các bộ phận và chi tiết nữa.
* về phương pháp kiểm tra thì ta kiểm tra bằng mắt đối với những chi tiết và bộ phận rể phát hiện hư hỏng, còn đối với những bộ phận như xy lanh, piston thanh truyền , trục khuỷu, trục cam thì ta phải dùng thiết bị đo kiểm như đồng hồ so ,thước kẹp, thước lá,thước pan me….
3.3. sau khi kiểm tra song thì ta tiến hành sữa chữa,thay thế,các bộ phận, chi tiết.
- Đã là nâng cốt 1 cho nên ta pải thay tất cả piston ,thanh ,truyền xéc măng,xoáy nòng(xoáy xy lanh).
- Về khâu này ta đem cả thân máy trục khuỷu, trục cam ,xoáy su pắp ta đều dem ra những chổ chuyên làm máy để làm mạ cam ,xoáy nòng….
- đối với nắp máy thì qua kiểm tra thì ta phát hiện các lổ mọt ở các lổ nước bị lũng dẫn đến nước bị lọt xuống cạt te dầu nên ta pải sửa chữa lại.
- sau khi sữa chữa xong ta tiến hành quy trình lắp . quy trình lắp ngược lại quy trình tháo tri tiết nào tháo trước thì lắp sau và ngược lại. chú ý khi lắp ta pải chú ý chiều và dấu của các piston thanh truyền, các su pắp, bạc trục khuỷu ,trục cam các xéc măng ta pải chia miệng xéc măng tránh các vị trí vuông góc và song song với chốt piston, chú ý vị trí các lổ dầu đi bôi trơn cho piston, chú ý sự lệch ắc của píton và khi lắp ta pải bôi dầu mở vào các chi tiết và bộ phận cần bôi .phải bôi keo vào các phần như gioang đêm .
- chú ý khi lực xiết các bu lông phải đều và đúng lực , khi xiết thì ta thực hiện xiết tư trong ra ngoài, khi tháo thì ta tháo từ ngoài vào trong . cách tháo và xiết thì ta thục hiện đối sứng hoặc hình chữ x .
- sau khi ta lắp xong động cơ thì ta đặt cam , xác định dấu DTC , ta lắp bơm nước ,bơm dầu ,máy khởi đông và ta lắp hộp số vào động cơ như lúc đầu . ta tiến hành đưa động cơ và hộp số lắp lên xe.
-sau khi lắp xong các bộ phận như . bộ chế hòa khí , máy phát điện ,máy điều hòa nhiệt độ,lắp két nước ,quạt, lắp lọc gió ,lắp đường ống xã, lắp bugi, lắp các giắc cắm điện ,lắp trục cạt đăng.
- sau khi ta lắp xong các bộ phận rồi thì ta tiến hành châm nhớt động cơ, châm dầu hộp số, châm nước làm mát. Trước khi cho nổ máy thì ta phải kiểm tra lại xem đặt cam ,đặt máy đã đúng thời điểm nổ chưa nếu đúng rồi thì ta cắm cọc bình và tiến hành khởi động cho nổ, khi đã nổ rồi thì ta để cho động cơ chạy roda, đồng thời ta kiểm tra xem nước có bị rò rĩ xuống cạt te dầu nữa ko , kiểm tra bằng cây thăm nhớt. và tiến hành tinh chỉnh động cơ, khi đông cơ làm việc đã ổn thì ta tiến hành lắp các cơ cấu điều khiển số,thăng tay ,ga , va tiến hành lắp nghế.xong ta thư chạy nếu ko còn trục chặc nữa thì ta bàn giao xe cho chủ xe.
BÀI 5. CÁC BƯỚC BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ
Theo định kỳ xe ô tô phải được kiểm tra đúng chu kỳ tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Nếu muốn giữ cho xe được bền và đẹp trong thời gian dài thì ít nhất mỗi tuần bạn nên kiểm tra một lần. Chỉ bằng những bước đơn giản sau bạn sẽ tránh được những hư hại không đáng có về sau.
5.1: CÁC BƯỚC CƠ BẢN BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ. I: Những dụng cụ cơ bản để kiểm tra xe
Cần chuẩn bị nột số dụng cụ cần thiết như :giẻ lau,mỡ bò,một số dung dịch như nước làm mát,dầu thắng và một số thứ cần thiết khác.
* Kiểm tra ổ máy
Ổ máy là bộ phận khá phức tạp, do đó chúng ta thường hay tránh không kiểm tra tới. Do đó, các bộ phận quan trọng cần kiểm tra đã được minh họa ở bên dưới để có thể dễ dàng nhận biết và tự kiểm tra một mình. Các điểm cần kiểm tra hầu hết là các sản phẩm bổ trợ như dầu máy, nước làm mát bộ tản nhiệt hay nước rửa kính. Trước khi cho chạy xe,cần kiểm tra một lượt, nếu thiếu phải bổ sung ngay.
* Phương pháp kiểm tra
Việc kiểm tra và quản lý xe bắt đầu từ những chỗ bạn cảm thấy có vấn đề khi xe đang chạy. Khi đó bạn nên chú ý kiểm tra ba bộ phận quan trọng sau:
1. Ổ máy
2. Các bộ phận ngoài xe bao gồm cả bánh xe
3. Ghế lái và các phần bên trong xe
Kiểm ắc quy :
Ắc quy là bộ phận quan trọng để khởi động xe, cần cho hoạt động của các thiết bị khác của xe như đèn xe hay dàn âm thanh của xe. Ắc quy xe chia làm hai loại là ắc quy nước (cần bổ sung nước) và ắc quy khô (không cần bổ sung nước). Các loại xe hơi được sản xuất gần đây đều là ắc quy khô, và kim đồng hồ phía trên chỉ màu xanh là ắc quy hoàn toàn bình thường.
2. Kiểm tra nước làm mát của bộ tản nhiệt
Mở nắp hộp đựng nước làm mát ra, kiểm tra xem mực nước trong bình đang ở mức nào, FULL hay LOW. Nếu nước làm mát bị thiếu sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải nhiệt, do đó nhất định phải bổ sung thêm lượng phù hợp.
3.Kiểm tra dây cô roa :
Ấn đầu ngón tay vào phần giữa của hai bên dây, khi dây trũng xuống khoảng 10-15cm là dây hoàn toàn bình thường, còn nếu dây trũng quá hoặc dây có dấu hiệu sắp đứt thì cần phải thay dây mới.
4. Kiểm tra dầu máy
Dầu máy là yếu tố giúp cho động cơ hoạt động trơn tru, do đó nếu lượng dầu máy không phù hợp hoặc được sử dụng quá lâu thì cần phải điều chỉnh ngay. Nên định kì thay dầu máy mỗi 3000-5000km một lần.
Cách thay dầu xe
a. Cho xe nằm cố định trên mặt phẳng. Rút cái cầm tay màu vàng cam ở đồng hồ đo dầu ra rồi đặt lên khăn và lau sạch. Đồng thời kiểm tra mức độ đục của dầu.
b. Lau xong, cắm thanh đo dầu về vị trí cũ.
c. Sau đó lại rút thanh đo này ra, nếu dầu dính ở khoảng giữa F và L là dầu máy bình thường.
II: kiểm tra các bộ phận khác bên trong và bên ngoài xe.
Tuổi thọ bánh xe sẽ kéo dài thêm nếu định kì đảo lốp
Mỗi lốp xe sẽ có mức độ tiếp xúc với đất và tải trọng đặt lên chúng khác nhau. Do đó nếu định kì luân chuyển vị trí của 4 bánh (trong trường hợp 4 bánh xe có kích cỡ như nhau) thì tuổi thọ lốp sẽ kéo dài hơn.
Chú ý các bước kiểm tra cơ bản quan trọng sau:
1. Kiểm tra áp xuất không khí của bánh xe
Dù không bị thủng lỗ thì lốp xe cũng sẽ dần bị xẹp hơi. Mỗi loại xe có áp suất không khí bánh xe riêng, do đó bạn nên kiểm tra chỉ số ghi phía trong cửa xe và bơm hơi bổ sung cho bánh xe đúng theo áp suất bơm quy định.
2. Kiểm tra chuẩn báo mòn hoa lốp
Chuẩn báo mòn lốp được đánh dấu bằng hình ở mặt bên cạnh lốp. Chuẩn này cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm. Khi các chuẩn này bị mòn đi và ngang bằng với bề mặt của hoa lốp là lúc bạn nên thay lốp mới.
Lốp mòn quá tiêu chuẩn.
3. Kiểm tra các dị vật bám vào bánh xe
Để phòng tránh hiện tượng nổ/ xẹp lốp, bạn nên thường xuyên kiểm tra xem có vật gì dính vào bánh xe hay bánh xe có bị vết tích gì không. Nếu có thì bạn nên loại bỏ chúng ngay, và nếu có đinh găm vào bánh thì bạn nên thay lốp ngay để tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
4. Kiểm tra đèn chiếu sáng bên ngoài
Kiểm tra đèn pha, đèn hậu có hoạt động tốt không. Tốt nhất là nên kiểm tra vào buổi tối, bởi như thế sẽ chính xác hơn kiểm tra vào ban ngày.
5. Kiểm tra bọc cao su ở cần gạt nước
Nếu để bọc cao su của cần gạt nước cũ mà không thay mới, cần gạt nước sẽ không thể gạt nước hiệu quả vào lúc trời mưa, hạn chế tầm nhìn, gây khó khăn khi điều khiển xe. Không những thế còn gây hư tổn cho bề mặt kính trước. Do đó nên định kì kiểm tra để kịp thời thay mới.
6. Kiểm tra tấm chắn trước
Nếu tấm chắn trước của xe bị chặn lại thì gió từ bên ngoài không thể thổi vào bộ tản nhiệt làm mát xe, dẫn đến quá tải nhiệt cho xe. Do đó bạn phải thường xuyên kiểm tra xem có vật gì chắn ở tấm chắn phía trước không.
Cẩn thận xem xét các bộ phận bên ngoài xe
Mặc dù có khá nhiều cách kiểm tra xe trước khi chạy, nhưng số trường hợp kiểm tra xe ngay cả khi đang chạy xe không nhiều. Bạn nên hình thành cho mình thói quen thường xuyên kiểm tra xem quanh xe có gì bất thường không sau một thời gian dài đỗ xe mà không chạy xe.
Kiểm tra bánh xe, dù nhắc lại nhiều lần nhưng cũng không thừa
Bánh xe là bộ phận quan trọng nhất trong số những phụ tùng nằm bên ngoài xe. Bởi đây là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mật đất, và có quan hệ trực tiếp tới sự an toàn của xe cũng như người lái. Bạn nên thường xuyên tự mình kiểm tra bánh xe trước khi có sự kiểm tra của chuyên viên. Và bạn cũng nên kiểm tra xem có phần nào bên ngoài xe bị xây xát, hỏng hóc không, và xăng hay dầu phanh có bị rỉ ra ngoài hay không. Bạn cũng nên kiểm tra xem trong cốp xe đã đặt sẵn các dụng cụ cơ bản để dùng trong trường hợp cần thiết hay chưa.
Một số điểm cần lưu ý khác
1. Bấm công tắc cần gạt nước, kiểm tra xem nước rửa kính có phun đều và cần gạt có hoạt động hay không. Nếu tiếng động phát ra khi cần gạt tiếp xúc với kính lớn thì cần thay bọc cao su ngay.
2. Kiểm tra nút bấm đóng mở của cửa xe ở ghế lái và cả các nút bấm cửa sổ, chốt cửa lên xuống xem chúng có hoạt động bình thường không.
3. Kiểm tra xem phanh tay và phanh chân có hoạt động tốt không. Chú ý xem khi đạp phanh chân, xe có đứng ngay không, và phanh tay có kéo được dễ dàng không. Nếu đạp phanh mà xe không có phản ứng thì cần đến trạm sửa chữa để điều chỉnh lực hãm hoặc thay phanh mới.
4. Còi tín hiệu là thiết bị bình thường ít được sử dụng, cho nên bạn cũng khó biết được bộ phận này có bị hỏng hóc gì không. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra xem, âm thanh còi có bình thường hay không.
5. Đèn trong xe tuy ít được sử dụng, nhưng khi chạy xe vào ban đêm thì đây lại là thiết bị cần thiết. Do đó bạn cũng nên kiểm tra xem đèn trong xe có hoạt động bình thường không. Nếu không thì có khả năng là cầu trì đã bị ngắt.
5.2:Kỹ thuật bảo dưỡng động cơ.Để tránh làm hư hại động cơ và để đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả, cần lưu ý những điểm
khi tiến hành bảo dưỡng động cơ.Khi nâng hoặc dỡ động cơ, đừng để con đội tiếp xúc trực tiếp với ống dẫn dầu.Khi hạ động cơ xuống đất, đừng để ống dẫn dầu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Hãy sửdụng một tấm bạt v.v. trải bên dưới nó cùng với chân máy và vỏ bánh đà.(Giữa ống dẫn dầu và lọc dưới bơm dầu chỉ có một khe hở rất nhỏ, do vậy cần thận trọngkhông làm hư hại ống dẫn dầu và lọc dưới bơm dầu.
Khi tháo các bộ phận trong hệ thống nạp, như ống dẫn khí hoặc bộ lọc gió, v.v., hãy cheđậy kỹ đường ống để tránh các vật từ bên ngoài lọt vào.Khi tiến hành bảo dưỡng động cơ, luôn luôn phải tháo cọc âm của bình điện. Nếu khôngtháo cọc âm, thì khi tiến hành bảo dưỡng, có khả năng các bộ dây điện hoặc các linhkiện điện tử sẽ bị hư hại. Cần thận trọng để tránh những hư hại như chập mạch v.v. (đốivới trường hợp kiểm tra xe cần phải có điện trên hệ thống)Để bảo vệ và bôi trơn các bề mặt làm việc khi cho máy chạy lần đầu, hãy cho một lượngdầu bôi trơn thích hợp lên các bề mặt làm việc..Khi tháo các bộ phận như kim phun, piston, xecmang, thanh truyền, bạc thanh truyền,bạc trục khuỷu, v.v., hãy đánh số & sắp xếp chúng một cách có thứ tự.Khi lắp trở lại, hãy lấy đúng bộ phận và lắp vào đúng chỗ như trước khi tháo ra.Nếu có tháo các phốt, gioăng, và vòng đệm O, hãy thay mới chúng, đừng sử dụng lại.Cạo sạch những keo dán còn sót lại. Sau đó lau lại để loại bỏ hoàn toàn dầu, nước hoặccác mảnh vụn. Kế tiếp bôi lớp keo dán gioăng mới theo đúng chỉ dẫn để lắp ráp trở lại.Sau khi bôi keo dán gioăng, phải lắp ngay trong vòng 5 phút. Nếu đã để quá 5 phút, hãy lau sạch lớp keo đó và bôi mới lại một lần nữa.Khi lắp ráp các bộ phận, phải siết chặt theo đúng lực chỉ dẫn.Một vài lưu ý:Đối với kim phun, phía bên trong kim phun có các lỗ và khe hở của đường nhiên liệu rất nhỏ, cấutrúc cực kỳ chính xác. Do đó, để tránh các bụi bẩn, dơ từ bên ngoài lọt vào, cần phải che đậy kỹsau khi tháo kim phun ra khỏi động cơ.
5.3Kiểm tra hệ thống phanh ô tô :Bộ phận thắng là một phần rất quan trọng của xe mà chúng ta phải thường xuyên để ý đến nó.
Trước tiên các bạn mở mui xe ra và kiểm tra xem bình dầu thắng có còn đủ dầu thắng không? Các bạn thấy hai gạch có chữ Max và Min trên bình dầu thắng. Nếu dấu dầu ở gần gạch dấu Min thì các bạn nên đem xe đến tiệm sửa xe để kiểm soát lại thắng vì có thể thắng của xe các bạn đã bị mòn. Trong một thời gian ngắn nếu dầu thắng của xe các bạn hao một cách mau lẹ thì các phần thắng của xe bạn đã bị chảy dầu. Xe các bạn phải được sửa chữa liền. Khi các bạn đạp chân thắng thấy có cảm giác xe nhịp nhịp như rung đó là do đĩa thắng xe các bạn bị cong cần phải được tiện lại hoặc thay thế. Còn các bạn đạp thắng thấy chân các bạn không giữ yên mà cứ lún dần xuống thấp. Trường hợp này rất nguy hiểm vì xi lanh cái (phanh) của xe các bạn đã hỏng các bạn phải sửa ngay và thay thế liền.Khi các bạn đạp thắng đèn thắng trên Dark Board sáng lên thì có thể dầu thắng xe của các bạn thiếu hay là đỏ báo hiệu thắng của xe bạn bị mòn. Các bạn cần đem lại nơi sửa xe để kiểm tra. Còn khi các bạn đạp thắng nghe kêu ken két, có thể do việc sửa chữa, chất lượng của phụ tùng không được tốt hoặc đôi khi đĩa thắng không được tiện mài đúng mức.
5.4 SÚC RỬA KÉT NƯỚC LÀM MÁT.
Két nước làm mát trên xe nói riêng và hệ thống làm mát nói chung cần được làm sạch để có thể làm mát tốt bởi sau một thời gian làm việc cật lực, các cặn bẩn, chất hóa học sẽ lắng cặn và đóng thành lớp ngày càng dày trong két làm mát và đường ống dẫn.
Kết quả là lớp lắng cặn này có thể gây tắc hệ thống, khiến cho hiệu quả làm mát giảm đi đáng kể, thậm chí khiến nước làm mát bị sôi, xe chết máy... Chẳng có điều gì tồi tệ hơn là việc bạn chỉ nhận ra việc két làm mát bị tắc khi bạn đánh xe đến gara để bảo dưỡng.
Trong bài này,tôi sẽ không đề cập đến các nguyên nhân lý hóa gây nên hiện tượng tắc hệ thống làm mát mà chỉ tập trung chủ yếu để khắc phục hư hỏng này. Cách nhanh nhất và ít tốt kém nhất là sử dụng dung dịch súc rửa két nước thường xuyên để có thể loại bỏ các lớp lắng cặn trong hệ thống.
Trước khi bắt đầu công việc này, bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho công việc.
Bước 1: Chuẩn bị
Để tiến hành việc xúc rửa két làm mát, bạn cần có:
-Tuốc-nơ-bít bốn cạnh hoặc cờ-lê (nếu két làm mát của xe yêu cầu cần phải có để có thể tháo van xả), Giẻ khô.
- Dung dịch súc rửa két làm mát (có thể mua tại các shop bán đồ chăm sóc xe)
- Nước làm mát mới
- Phễu ( quặng).
- Khay chứa hoặc thùng chứa nước làm mát cũ.
*Phải đảm bảo rằng động cơ xe của bạn hoàn toàn nguội trước khi bạn nới lỏng hoặc tháo nắp két làm mát vì nước làm mát còn nóng có thể gây tổn thương cho bạn.
Bước 2: Xả nước làm mát ra khỏi két nước và hệ thống làm mát.
Xả nước làm mát để bắt đầu rửa sạch két làm mát
Bước đầu tiên trong việc súc rửa két và hệ thống làm mát là phải xả sạch nước làm mát ra khỏi két làm mát.
Với khay hứng đặt dưới vòi xả nước làm mát, mở hoàn toàn vòi xả và xả hết nước làm mát ra khỏi két làm mát. Nếu nút xả ở đáy két nước là loại nút có ren hoặc bu lông, hãy tháo hẳn nó ra, nếu là loại vòi xả hãy mở nó ra hoàn toàn.
Chú ý: nước làm mát có thể rất nguy hiểm với các con vật nuôi trong nhà. Nó có vị ngọt và hấp dẫn đối với chúng nhưng khi ăn vào bụng có thể gây tử vong cho vật nuôi. Hãy chú ý không để sót bất cứ một ít nước làm mát nào, thậm chí chỉ một giọt nhỏ quanh nơi mà con vật của bạn có thể uống phải chúng.
Bước 3: Đổ dung dịch súc rửa vào két làm mát.
Đổ tất cả lượng dung dịch súc rửa trong bình vào két làm mát.
Khi toàn bộ lượng nước làm mát đã được xả ra khỏi két nước, thay thế nút xả mới (nếu cần) vặn chặt lại và tháo nắp két nước ra. Thêm từ từ dung dịch súc rửa vào két làm mát sau đó đổ đầy nước sạch vào két.
Thay thế nếu cần và vặn chặt lại nắp két nước. Bây giờ, khởi động xe và để nó chạy một lúc cho đến khi nó đạt đến nhiệt độ làm việc ổn định. Bật chế độ sưởi ấm trong xe lên và vặn núm điều khiển nhiệt độ đến vị trí làm ấm cao nhất. Để xe chạy thêm trong khoảng 10 phút nữa.
Tắt máy và chờ cho động cơ nguội đi vì nếu nắp két nước hoặc kim loại trên thân két làm mát quá nóng, rất khó chạm tay vào để mở nắp ra.
Chú ý: đừng cố tháo nắp két nước trong khi động cơ còn nóng vì nó có thể gây ra các chấn thương nghiêm trong cho bạn.
Bước 4: Xả dung dịch súc rửa khỏi hệ thống.
Nhiều trường hợp, người ta thường tiến hành trộn sẵn nước làm mát với nước sạch trước khi đổ vào và đó là cách làm khá hay, nó loại bỏ được việc phải đo đạc mức nước hoặc làm gián đoạn các bước tiến hành. Vặn chặt lại nắp két nước và bạn có thể thử kiểm tra khả năng làm mát của xe.
Hãy kiểm tra mức nước làm mát trong két hằng ngày để đảm bảo nó luôn ở mức hợp lý, đôi khi xuất hiện bọt khí bay ra và bạn cần phải bổ xung thêm.
Khi động cơ đã nguội đi, hãy mở nút xả dưới két làm mát và xả hết lượng dụng dịch súc rửa trong két làm mát ra. Việc súc rửa hệ thống như vậy đã hoàn thành.
Tùy vào dung tích của khay hứng dầu hứng được bao nhiêu nước làm mát và dung tích chứa của hệ thống làm mát, bạn có thể phải chuẩn bị thêm một khay chứa phụ để tiếp tục hứng lượng nước đã súc rửa khi khay thứ nhất đã đầy. Đừng lo lắng, hãy cố gắng không làm tràn ra sân.
Bước 5: Đổ đầy nước làm mát mới vào két làm mát.
Bây giờ bạn đã hoàn thành việc súc rửa hệ thống làm mát và két làm mát, điều cuối cùng bạn phải làm bây giờ là cần đổ đầy lại nước làm mát mới vào két làm mát.
Hãy sử dụng phễu để đổ nước làm mát và tránh trào ra ngoài, đổ đầy két làm mát với nước làm mát và nước sạch.
5.5 SỮA CHỬA NẮP MÁY VÀ THAY DẦU ĐỘNG CƠ.
I, hiện tượng và nguyên nhân:
+hiện tượng động cơ xả khói xanh và dò dầu động cơ ở cổ góp xả.
+ quy trình tháo, lắp, kiểm tra,bảo dưỡng và sữa chửa:
*công tác chuẩn bị: -chuẩn bị dụng cụ tháo lắp.
-chuẩn bị dụng cụ vệ sinh:dầu rửa,dẻ lau,khay đựng,thùng đựng dầu thải,dao cạo roang.
II: quy trình tháo,lắp,kiểm tra và sữa chửa nắp máy:
1:phương pháp tháo ,lắp:
-xả nước làm mát động cơ (có 2 chỗ xả: dưới đáy bên hông động cơ và ở đáy két làm mát)
-xả dầu động cơ(tháo ốc xả nhớt đáy catte dầu).
2:quy trình tháo nắp máy:
-nâng ca bin xe và cài chốt cẩn thận.
-tháo các đường ống và các chi tiết liên quan: kim phun,cổ góp hút,xả.và các đường ống hơi….
-nới lỏng đều các bu lông liên kết nắp bảo vệ dàn cò mổ với nắp máy.và tháo nắp bảo vệ dàn cò mổ.
- nới lỏng đều các bu lông liên kết dàn cò mổ với nắp máy và tháo dàn cò mổ ra ngoài.
-tháo các đũa đẩy ra ngoài.
- nới lỏng đều các bu lông liên kết giữa nắp máy với thân máy,tháo nắp máy ra ngoài.(chú ý khi đưa nắp máy ra ngoài cần phải cẩn thận,vì nắp máy nặng và nằm ở tư thế nghiêng,phải có người phụ,không để nắp máy trượt tự nhiên).
-tháo roang đệm nắp máy.
* vệ sin h sơ bộ các chi tiết.
* phương pháp kiểm tra:
-kiểm tra sự dò dầu của súp páp lửa số…
- kiểm tra các chi tiết khác;mặt nắp máy ,kim phun,đường ống dẫn dầu,dẫn nước.
*phát hiện hư hỏng:
-phốt chắn dầu su pắp lửa số…bị lòn dầu(thay phốt mới)
-roang đệm làm kín bị lòn dầu(thay mới)
3, phương pháp vệ sinh:
vệ sinh sạch sẽ các chi tiết(chú ý khi vệ sinh không làm chầy sước các bề mặt lắp ghép)
4,phương pháp lắp ráp:
phương pháp lắp ngược lai với quy trình tháo chi tiết nào tháo trước lắp sau chú ý chiều của chi tiết,và bôi keo làm kín cẩn thận vào cáo bề mặt cần thiết: nắp máy,roang đệm làm kín)
* châm nước làm mát.
* châm dầu động cơ: trước khi châm dầu động cơ tháo ốc catte kiểm tra có bị lòn nước làm mát xuống không.
-siết chặt ốc xả nhớt đúng lực quy định
-châm nhớt vào động cơ ( lượng dầu động cơ tùy thuộc vào loại động cơ lớn nhỏ để châm dầu cho phù hợp)
* kiểm tra lại lần cuối các vị chí lắp giáp.
III. Trình tự điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp theo từng máy- Xác định vị trí của các xupáp hút - xả.- Xác định góc lệch công tác giữa các máy- Xác định các cặp máy song hành- Chọn căn lá có chiều dày phù hợp với khe hở nhiệt tiêu chuẩn của các xupáp hút và xả- Quay trục khuỷu bằng tay quay để máy số 1 ở ĐCT vào cuối kỳ nén - đầu kỳ nổ. Khi đó máy song hành máy 1 ở thời điểm cuối xả - đầu hút (cặp xupáp của máy song hành máy 1 đều hé mở, còn cặp xupáp của máy 1 đóng kín)Chú ý : Khi quay trục khuỷu thì quan sát cặp xupáp của máy song hành với máy 1 đang hé mở thì dừng lại (thời điểm xupáp hút của máy song hành bắt đầu đi xuống)
- Chia puly đầu trục khuỷu thành các phần theo góc lệch công tác- Dùng clê nới đai ốc hãm vít điều chỉnh khe hở nhiệt. Dùng tuốcnơvít nới vít điều chỉnh ra.- Đưa căn lá đã chọn vào giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ. Dùng tuốcnơvít văn vít điều chỉnh vào đồng thời vừa xê dịch căn lá đến khi nào dịch chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì dừng lại.Chú ý: Khi điều chỉnh nên vặn vít điều chỉnh từ từ, mỗi lần vặn khoảng 1/8 vòng hoặc ít hơn để tránh gây hư hỏng căn lá .
- Đưa căn lá ra ngoài, dùng tuốcnơvít giữ cố định vít điều chỉnh, dùng clê vặn chặt đai ốc hãm lại
Chú ý: Khi hãm ốc, không được để vít điều chỉnh xoay đi làm khe hở nhiệt bị sai
- Sau khi điều chỉnh xong, ta phải kiểm tra lại khe hở nhiệt. Nếu khe hở nhiệt chưa đúng cần phải điều chỉnh lại
- Tiến hành điều chỉnh cho xupáp còn lại theo trình tự như trên
- Quay trục khuỷu đi một góc bằng góc lệch công tác (dấu vạch trên puly trùng với dấu trên thân máy) để điều chỉnh khe hở nhiệt của máy tiếp theo
- Lần lượt tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp cho tất cả các máy.
V- Điều chỉnh khe hở nhiệp xupáp theo phương pháp điều chỉnh hàng loạt1. Đặc điểm của phương pháp - Tại cùng một thời điểm có thể điều chỉnh khe hở nhiệt của nhiều xupáp ở các máy khác nhau.- Trong toàn bộ quá trình điều chỉnh chỉ cần quay trục khuỷu một lần- Quá trình điều chỉnh nhanh đặc biệt đối với động cơ nhiều xi lamhTuy vậy, phương pháp này đòi hỏi việc xác định các xupáp điều chỉnh ở mỗi thời điểm phải chính xác, nếu không khe hở nhiệt sẽ bị sai lệch nhiều2. Trình tự tiến hành a. Lập bảng thứ tự làm việc của động cơ- Xác định thứ tự làm việc của động cơVí dụ: Động cơ 4 xi lanh: 1-3-4-2 Động cơ 6 xi lanh: 1-5-3-6-2-4 Động cơ 8 xi lanh: 1-5-4-2-6-3-7-8 .... - Xác định góc lệch công tác. - Lập bảng trình tự làm việc của động cơ- Xác định thời điểm điều chỉnh khe hở nhiệt và các xupáp điều chỉnh được ở các thời điểm đó- Thao tác điều chỉnh: giống như phương pháp điều chỉnh theo từng máy- Sau khi điều chỉnh xong các xupáp ở thời điểm thứ nhất, ta quay trục khuỷu đi một vòng (3600) để tiếp tục điều chỉnh cho các xupáp còn lại ở thời điểm thứ haiVí dụ: Điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp của động cơ 4 xi lanh có thứ tự làm việc 1-3-4-2 * Góc lệch công tác: di = 1800.t/i = 1800.4/4 = 1800
- Sau khi diều chỉnh khe hở nhiệt song,lắp các bộ phận còn lại và khởi động ,động cơ kiểm tra tình trạng hoạt động của động cơ sau khi sửa chữa.
BÀI 6. SỬA CHỮA XE CHUYÊN DÙNG.
*máy múc(xe cuốc)
I. hiện tượng . khi nâng gầu múc lên thì yếu ,hay bị tụt gầu múc, dầu bị rò rĩ ra ở các ty nâng hạ ,múc gầu.
II. nguyên nhân. Các pôt chắn dầu của ty đẩy bị mòn, pốt chắn dầu ở đầu mặt bích bị mòn , bị trai cứng, các đường ống dẫn thì bị nứt vở ,gẫy ,bẹp.
III. quy trình tháo lắp , kiểm tra sữa chữa và thay thế các chi tiết bộ phận bị hư hỏng.
3.1 quy trình tháo các ty ở trên xe của máy múc.
B1. công tác chuẫn bị.
+chuẫn bị dụng cụ tháo lắp .(khóa ,tuýp ,cần xiết lực, kìm ,bua….)
+chuẫn bị dụng cụ vệ sinh.(xăng, dầu, xà bông, giẻ lau ,khay đựng…)
B2. vệ sinh khu vực tháo lắp , sữa chữa.
B3. xả dầu thủy lực trong bình chứa dầu cho hết thì thôi.
B4. dùng khóa để ta tháo các đường ống bị hư hỏng để ta đi bấm lại đường ống mới.
B5. dùng khóa vặn các bu lông bắt giữ các cái miếng hảm của các chốt bắt giữ ty trên cần múc.
B6. ta dùng tời để ta nâng các ty khi ta tháo ra tránh để ty bị rơi vì nó rất nặng,rất rế sảy ra nguy hiểm.
B7. ta tiến hành rút chốt bắt giữ 2 đầu của ty và dùng tời kéo ty ra và hạ xuống để ta tháo kiểm tra .
B8. dùng dụng cụ chuyên dùng hoặc búa và đục tròn để ta đóng mặt bích vặn ở đầu ty đẩy, xong ta tiến hành rút ty ra khỏi xy lanh.
B9. ta dùng khóa ,mỏ lết răng ta tháo bu lông bắt giữ cụm piston phốt, bạc, ở trên đầu cây ty và ta cứ lần lượt ta tháo 2 cái còn lại.
Chú ý khi tháo pải cẫn thận tránh để ty đẩy bị trầy xước vì ty đẩy này nó đòi hỏi sự làm kín cao.
B10. sau khi tháo xong ta tiến hành vệ sinh thật sạch sẻ và dùng rẻ lau quấn và bịt ty , piston, các lổ dầu đi và lổ dầu về tránh để đất cát bay vào làm trầy xước hết ty và piston.
B11. ta đi mua pốt và bạc về ta tiến hành lắp lại. quy trình lắp ngược lại quy trình tháo, chú ý chiều và dấu của các pốt ,bạc và khi lắp ta bôi một ít mở bò cho dể lắp.
Sau khi ta lắp ty xong ,lắp các đường ống dẫn dầu xong thì ta kiểm tra dầu động cơ ,nước làm mát…sau đó ta iến hành nổ máy kiểm tra sự hoặt động của cần múc đã hoặt động tốt chưa, chua đượ thì ta pải khắc phục lại ngay.
PHẦN BA
TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC KHI ĐI THỰC TẬP TẠI GA RA Ô TÔ MINH PHƯƠNG.
- Sau gần hai tháng thực tập tại ga ra ô tô minh phương, thì em cảm thấy mình còn nhiều thiếu sót cần phải bổ sung vào những gì mình được học tập tại trường.
- Lần đi thực tập nay em cảm thấy mình còn yếu về mặt lý thuyết lẫn thực hành.
- Song em sẻ cố gắng học hỏi để bổ sung vào những phần mình bị yếu.
- lần đi thực tập này em học hỏi được kinh nghiệm trong việc sửa chữa , tháo lắp, kinh nghiệm trong quan hệ xã giao tìm mối làm ăn. Kinh nghiệm trong việc tổ chức sắp xếp công việc , con người và máy móc.
* tất cả nhưng gì mà em trãi qua gần 2 tháng thực tập tuy có ngắn nhưng cũng phần nào giúp cho em cũng cố kiến thức cho mình vững vàng hơn để em bước những bước đi chắc chắn trên con đường mình đã chọn.
PHẦN BỐN
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1.Thời gian thực tập.
- Tuy thời gian thực tập để chúng em hộc hỏi và trãi nghiệm còn đang ít nhưng chúng em cũng xin chân thành cảm ơn nhà trường khoa cơ khí động lực, đã tạo điều kiện giúp đở cho chúng em được đi thực tập tại các công ty ,xí nghiệp, ga ra ô tô.
- khoảng thời gian đi thực tập đó là lúc mà chúng em được trang bị thêm những kiến thức cho mình, củng cố lại những kiến thức đã được thầy cô dạy dổ.
2. ý kiến đề xuất với công ty ,xí nghiệp, ga ra.
- sau gần hai tháng thực tập em cũng đã học hỏi được một số kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân mình và em cũng xin chân thành cảm ơn chủ ga ra ô tô minh phương đã quan tam giúp đở chúng em thời gian qua.
Xong để ga ra ô tô ngày càng phát triển cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay thì em có một số ý kiến đề xuất với ga ra như sau.
+ mong chủ ga ra ô tô minh phương quan tâm giúp đở nhiều hơn nữa.
+ ga ra nên đầu tư thêm một số trang thiết bị hiện đại hơn nữa cho phù hợp với điều kiện làm việc.
+ tạo điều kiện cho việc dạy nghề ,và nhận sinh viên ra thực tập tại ga ra mình.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của em . một lần nữa xin chân thành cảm ơn chủ ga ra ô tô minh phương, chúc ga ra ngày càng phát triển.
ý kiến đề xuất với khoa và nhà trường.
- qua quá trình đi thực tập lần này xong và để góp một phần nhỏ của mình vào công việc đào tạo của nghành cơ khí động lực thì em có một số ý kiến sau :
- để sinh viên có được tay nghề và sự tự tin khi ra trường cũng như kiến thức thực tế nhà trường cần pải tạo mối quan hệ với các cơ sở bên ngoaifddeer sinh viên vừa có thể học lý thuyết, vưa được thực hành và tìm hiểu thêm.
- khoa cần phải trang bị sâu hơn về các phần như pun xăng ,pun dầu điện tử để phù hợp với sự hiện đại của các dòng xe hiện đại ngày nay.
- đắc biệt cần phải bổ sung những tên gọi các chi tiết bộ phận mà ngoài thực tế hay gọi để giúp sinh viên ko bị ngở ngàng khi làm việc .
- trên đây là một số ý kiến chủ quan của em hy vọng có thể góp một phần nhỏ, để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của nhà trường.
- một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình chỉ bảo em trong 3 năm học vừa qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_4317.doc