Đề tài Quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện hành

Lời mở đầu . 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục tiêu của nghiên cứu 2 III. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu 3 IV. Kết cấu của đề tài . 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI I. KHÁI NIỆM CHUNG .4 1.1.Khái niệm .4 1.2 Ý nghĩa .6 1.3 Phân loại con nuôi .7 1.4 Nguyên nhân của việc cho và nhận con nuôi .9 II. BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ NUÔI CON 10 2.1 Bản chất xã hội –lịch sử 10 2.2 Bản chất pháp lí .11 III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI 3.1.Lịch sử thế giới .16 3.2.Lịch sử Việt Nam 18 3.2.1.Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945 18 3.2.1.1 Pháp luật về nuôi con nuôi trong triều đại Nhà Lê (1428 -1788) 18 3.2.1.2 Pháp luật về nuôi con nuôi trong triều đại Nhà Nguyễn (1802-1858) .22 3.2.1.3 Pháp luật về nuôi con nuôi dười thời Pháp thuộc (1858-1945) .25 3.2.2. Giai đoạn sau cách mạng tháng 8/1945 32 3.2.2.1 Thời kỳ từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959 .33 3.2.2.2 Thời kỳ từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980 .34 3.2.2.3 Thời kỳ từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 .36 3.2.2.4 Thời kỳ từ Hiến pháp 1992 đến nay 40 CHƯƠNG II QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI- CON NUÔI KHÔNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI I. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NUÔI CON NUÔI 42 II. XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI, CON NUÔI 44 2.1 Điều kiện về nội dung . 44 2.1.1 Điều kiện liên quan đến người nuôi 44 2.1.1.1 Đối với người nuôi là cá nhân độc thân 44 2.1.1.2 Đối với người nuôi là vợ chồng . 47 2.1.2 Điều kiện liên quan đến người nuôi 50 2.1.3 Mối quan hệ giữa người nuôi và người được nuôi 52 2.2 Điều kiện về hình thức 53 2.2.1 Nộp hồ sơ . 53 2.2.2 Xem xét hồ sơ . 55 2.2.3 Đăng ký và giao nhận 56 2.2.4 Trường hợp ngoại lệ 56 2.3 Hiệu lực của việc nuôi con nuôi 58 2.3.1 Quan hệ với gia đình của người nuôi . 58 2.3.1.1 Quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi 58 2.3.1.2 Quan hệ giữa người được nuôi và các thành viên khác trong gia đình 60 2.3.1.3 Họ tên dân tộc của con nuôi . 60 2.3.2 Quan hệ với gia đình gốc . 63 2.3.2.1 Quyền thừa kế 63 2.3.2.2 Cấm kết hôn . 64 2.3.2.3 Quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng 64 2.4 Chấm dứt việc nuôi con nuôi 64 2.4.1 Điều kiện và thủ tục 66 2.4.1.1 Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi . 66 2.4.1.2 Người có quyền yêu cầu . 67 2.4.1.3 Thủ tục chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi 68 2.4.2 Hiệu lực 68 2.4.2.1Chấm dứt bằng con đường Tư pháp . 68 2.4.2.2 Chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi theo thỏa thuận . 70 III.THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 70 3.1 Đối với việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi 70 3.1.1 Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế . 70 3.1.2 Đối với vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi 71 3.2 Đối với việc hủy nuôi con nuôi . 72 3.3 Đối với vấn đề chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi 74 3.3.1 Căn cứ chấm dứt . 74 3.3.2 Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt . 78 3.4 Thực tiễn nuôi con nuôi (không có yếu tố nước ngoài) tại thành phố Cần Thơ . 80 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI I. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC VỀ LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI 82 II. NGUYÊN TẮC XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI 84 III. XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM . 85 3.1 Điều kiện về nội dung 85 3.1.1 Điều kiện liên quan đến người nuôi 85 3.1.2 Điều kiện liên quan đến người được nuôi 86 3.2 Điều kiện về hình thức 88 3.2.1 Đối với trường hợp xin đích danh 88 3.2.2 Đối với trường hợp xin không đích danh . 95 3.2.3 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới 97 IV. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 99 3.1 Tình hình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 3.1.1 Những mặt tích cực . 99 3.1.2 Những vướng mắc cần tháo gỡ 100 3.1.3 Sự cần thiết của việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn . 102 3.2 Công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi ở thành phố Cần Thơ . 103 3.2.1 Tình hình giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ làm con nuôi (2004 – 5/2008) . 103 3.2.2 Một số kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ làm con nuôi . 105 KẾT LUẬN 106

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn 1) Bước 2: Lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi Theo quy định tại Điều 43 - Nghị định số 68/2002/NĐ - CP, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Cục Con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em lập hồ sơ của trẻ em. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi được quy định tại Điều 44, Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 69/2006/NĐ- CP gồm các giấy tờ sau đây: - Giấy khai sinh của trẻ em, có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao công chứng, chứng thực từ bản chính. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 91 - - Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều 44, Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP -Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em; khuyến khích nộp giấy xác nhận sức khỏe của trẻ do tổ chức y tế chất lương cao hoặc tổ chức y tế cấp tỉnh trở lên cấp. -Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm. * Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định ở trên, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây: -Đối với trẻ em bị bỏ rơi, để bảo đảm nguồn gốc rõ ràng của trẻ em, cần phải có: + Bản tường trình của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, trong đó thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin về người phát hiện (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ liên lạc, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân) và chữ ký của người đó; nếu người đó không biết chữ thì phải điểm chỉ nhưng phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số chứng minh nhân dân và chữ ký của người viết hộ; + Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi, trong đó ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi, giới tính, đặc điểm nhận dạng, tài sản và các đồ vật khác của trẻ em (nếu có), có đủ chữ ký của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người lập biên bản và những người khác có liên quan, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an nơi trẻ em bị bỏ rơi. + Giấy tờ chứng minh việc cơ sở nuôi dưỡng đã thông báo trước đó ít nhất 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên về việc trẻ em bị bỏ rơi; + Văn bản cam đoan của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng về việc sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên mà trẻ em không có thân nhân đến nhận và đồng thời cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi. * Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó; * Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 92 - * Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định ở trên, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em. * Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định 69/2006/NĐ-CP thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định 69/2006/NĐ-CP thì phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự. Trong thời hạn 30 ngày kể, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, nếu đồng ý cho trẻ em làm con nuôi thì người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em hoàn tất 04 bộ hồ sơ của trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp. Bước 3: Thẩm tra hồ sơ của trẻ em * Thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương: Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thẩm tra và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi, bảo đảm đúng tiến độ, giải quyết hồ sơ theo quy định. Theo quy định tại Điều 45 - Nghị định số 68/2002/NĐ - CP, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em, Sở Tư pháp có trách nhiệm: - Kiểm tra toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em bổ sung hoàn thiện hồ sơ; - Thẩm tra về tính hợp pháp của toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em; - Xác minh, làm rõ về nguồn gốc của trẻ em. Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có vấn đề khác trong hồ sơ của trẻ em cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, thì Sở Tư pháp có công văn kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em gửi cơ quan Công an cùng cấp đề nghị xác minh theo chức năng chuyên ngành; trong công văn phải nêu rõ vấn đề cần xác minh. Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan Công an có trách nhiệm thẩm tra, xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp. - Nếu hồ sơ của trẻ em có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, mọi giấy tờ đều hợp lệ, nguồn gốc của trẻ em rõ ràng, trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi, thì Sở Tư pháp gửi văn bản báo cáo cho Cục Con nuôi quốc tế, kèm theo 01 bộ hồ sơ trẻ em. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 93 - * Thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại Cục Con nuôi quốc tế Theo quy định tại Điều 46, Nghị định 68/2002/NĐ- CP, trong thời hạn 07 ngày. kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo của Sở Tư pháp và hồ sơ của trẻ em, Cục Con nuôi quốc tế có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của trẻ em. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, thì Cục Con nuôi quốc tế gửi công văn cho Sở Tư pháp để thông báo cho người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em bổ sung hồ sơ. Nếu xét thấy toàn bộ hồ sơ của trẻ em đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật, Cục Con nuôi quốc tế gửi công văn cho Sở Tư pháp (Công văn 2), kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi. Trong công văn của mình, Cục Con nuôi quốc tế phải nêu rõ ý kiến của mình về việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi. Bước 4: Hoàn tất thủ tục xin con nuôi * Thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã được sử đổi bổ sung tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày kẻ từ ngày nhận được công văn trả lời lời của Cục Con nuôi quốc tế, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt đúng thời hạn trong thời gian đó thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của Sở Tư pháp cho phép gia hạn. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải nộp lệ phí (mức lệ phí phải nộp là 2. 000. 000 đồng 42 ) và làm bản cam kết (4 bản) về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần (theo mẫu quy định) cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 03 năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo, thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ mười tám tuổi. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam thì có thể ký trước vào bản cam kết (theo mẫu quy định) và ủy quyền bằng văn bản cho Văn phòng con nuôi của nước đó tại Việt Nam thay mặt người nước ngoài xin nhận con nuôi nộp lệ phí và bản cam 42 Theo quyết định số 103/2007/QĐ- UBND, ngày 30/7/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ban hành biểu mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 94 - kết cho Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải cam kết không được từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu cho làm con nuôi. * Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ủy quyền, nộp lệ phí và bản cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ kèm theo, nếu xét thấy việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thuộc trường hợp từ chối đăng ký theo quy định của pháp luật và là biện pháp bảo đảm lợi ích của trẻ em đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổ chức giao nhận, ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và lưu trữ hồ sơ tại Sở theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối cho nhận con nuôi thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo cho người xin nhận con nuôi và Cục con nuôi quốc tế, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Bước: 5 Giao nhận con nuôi Sở Tư pháp tiến hành việc giao nhận con nuôi trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người xin nhận con nuôi có yêu cầu khác về mặt thời gian Việc giao nhận con nuôi chỉ được tiến hành khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh cho phép giao nhận nhận trẻ em Việt Nam. Việc giao nhận con nuôi được tổ chức tại trụ sở của Sở Tư pháp, với sự có mặt của những người sau đây: trẻ em được cho làm con nuôi; bên nhận là cha, mẹ nuôi; bên giao là đại diện cơ sở nuôi dưỡng, nếu xin trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em, nếu xin trẻ em từ gia đình làm con nuôi. Không chấp nhận việc uỷ quyền giao nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt, thì việc giao nhận phải hoãn lại. Trong trường hợp hai vợ chồng cùng xin con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan (ốm đau, bệnh tật, bận công tác…) không thể có mặt, thì phải có giấy uỷ quyền cho người kia, giấy uỷ quyền phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận. Trong trường hợp bên giao con nuôi là Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 95 - cha mẹ đẻ của trẻ em, nhưng vì lý do khách quan mà một trong hai người không thể có mặt, thì cũng phải có giấy uỷ quyền cho người kia; giấy uỷ quyền phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, xác nhận. Đại diện của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có thể tham dự lễ giao nhận con nuôi với tư cách người chứng kiến; tuyệt đối không cho phép đại điện của Văn phòng con nuôi nước ngoài được nhận trẻ em với tư cách là bên nhận. Việc giao nhận con nuôi phải được ghi đầy đủ trong Biên bản giao nhận con nuôi (theo mẫu quy định), có chữ ký của bên nhận, bên giao và đại diện Sở Tư pháp. Đại diện Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Quyết định cho các bên. Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi được lập thành 04 bản: 01 bản trao cho Bên nhận là cha mẹ nuôi; 01 bản trao cho Bên giao là đại diện cơ sở nuôi dưỡng, nếu xin trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em, nếu xin trẻ em từ gia đình; 01 bản lưu tại Sở Tư pháp; 01 bản gửi cho Cục Con nuôi quốc tế để theo dõi chung. Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có hiệu lực kể từ ngày tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi. Việc cấp bản sao Quyết định này phải được thực hiện từ sổ gốc, do Sở Tư pháp cấp theo yêu cầu của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi cho Cục Con nuôi quốc tế các giấy tờ sau đây để theo dõi chung: - Một bản chính Biên bản giao nhận con nuôi; - Một bản chính Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; - Một bản chính giấy cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi; - Các giấy tờ liên quan khác, nếu có, trừ các giấy tờ đã có trong hồ sơ của trẻ em và của người xin nhận con nuôi. 3.2.2 Đối với trường hợp xin không đích danh Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp xin không đích danh cũng bao gồm các bước trên. Tuy nhiên, do người xin nhận con nuôi chưa biết trước về trẻ em cần xin làm con nuôi, cho nên trước khi tiến hành bước 2 (lập hồ sơ của trẻ em), thì cần thực hiện việc giới thiệu trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của người xin, để cho làm con nuôi. Theo hướng dẫn tại điểm 5 Phần III-Thông tư số 08/2006/TT-BTP, việc giới thiệu trẻ em trong trường hợp này chỉ được thực hiện trong trường hợp người xin nhận con nuôi thường trú tại nước mà nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Đối với những trường hợp này cũng chỉ được giới thiệu trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi; không giới thiệu trẻ em đang sống tại gia đình. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 96 - Trình tự giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi trong trường hợp xin không đích danh được tiến hành qua các bước sau đây: * Bước 1: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận con nuôi, căn cứ vào danh sách trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng, đặc điểm và các điều kiện của trẻ em, nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, Cục Con nuôi quốc tế có công văn kèm theo bản chụp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và đơn của người xin nhận con nuôi gửi Sở Tư pháp để Sở hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng xem xét giới thiệu trẻ em. * Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Cục Con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có công văn đề nghị cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện (thuộc danh sách trẻ em đã báo cáo), phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để giới thiệu làm con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Cục Con nuôi quốc tế, kèm theo các giấy tờ nói tại điểm 5. 3, tiểu mục 3, mục III Thông tư số 08/2006/TT-BTP. * Bước 3: Người đứng đầu cơ sơ nuôi dưỡng chỉ được giới thiệu trẻ em có đủ điều kiện đang sống trong cơ sở nuôi dưỡng mà mình phụ trách và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, để cho làm con nuôi. Trong trường hợp không có trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng phải trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp, để Sở Tư pháp thông báo cho Cục Con nuôi quốc tế. Trong trường hợp có trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp trong thời hạn 7 ngày( kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp) để Sở Tư pháp báo cáo cho Cục Con nuôi quốc tế. Công văn trả lời kèm theo các giấy tờ sau: - Bản chụp Giấy khai sinh (kèm 02 ảnh 9x12 hoặc 10x15) của trẻ em; - Bản chụp Biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng; trường hợp trẻ em bị bỏ rơi tại cơ sở nuôi dưỡng thì chỉ cần bản tường trình của người phát hiện; - Bản chụp quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng; * Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có: - Giấy tờ chứng minh việc cơ sở nuôi dưỡng đã thông báo trước đó ít nhất 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên về việc trẻ em bị bỏ rơi (như báo tỉnh hoặc giấy xác nhận về việc đã đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh). Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 97 - - Văn bản của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng (theo mẫu kèm Thông tư này) khẳng định về việc sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên mà trẻ em không có thân nhân đến nhận và đồng thời cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi. * Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Cục Con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam). Văn bản thông báo gồm các nội dung: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của trẻ em; khả năng được cho làm con nuôi; hoàn cảnh cá nhân, gia đình và xã hội của trẻ em; tình trạng sức khoẻ của trẻ em; các nhu cầu, sở thích đặc biệt khác của trẻ em. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Con nuôi quốc tế, người xin nhận con nuôi phải trả lời bằng văn bản cho Cục Con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam). * Bước 5: Chỉ sau khi nhận được văn bản đồng ý của người xin nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu theo thủ tục trên đây, Cục Con nuôi quốc tế mới có Công văn gửi Sở Tư pháp để hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ cho trẻ em được giới thiệu làm con nuôi (Công văn 1); lúc này cơ sở nuôi dưỡng mới chính thức lập hồ sơ cho trẻ em, Từ đây, mọi thủ tục được thực hiện như đã nêu trên. Trong trường hợp người xin nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu, Cục Con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở Tư pháp để Sở thông báo cho cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu cho người khác; Nếu người xin nhận con nuôi muốn xin nhận trẻ em khác làm con nuôi, thì hồ sơ của người này chỉ được xem xét giải quyết sau 12 tháng, kể từ ngày người đó có văn bản từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu. 3.2.3 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới: * Lập hồ sơ: Công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam muốn nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định, trong đó có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng đó về việc đương sự có đủ điều kiện nuôi con nuôi. Nếu vợ chồng xin nhận con nuôi thì trong đơn phải có chữ ký của cả vợ và chồng. Kèm theo đơn phải có giấy của cha mẹ đẻ của trẻ em về việc đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi. Trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần giấy đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 98 - chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ của trẻ em đó. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý bằng văn bản của bản thân trẻ em đó. Các giấy tờ nêu trên phải lập thành hai bộ * Nộp hồ sơ: Nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú ở khu vực biên giới của trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi. Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ bao gồm: - Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân biên giới; trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân biên giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra. - Công dân nước láng giềng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tuỳ thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra. * Đăng ký và giao nhận: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Nội dung niêm yết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới phải bao gồm các thông tin về người xin nhận con nuôi và trẻ em như họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi thường trú, nghề nghiệp, thời gian dự định đăng ký việc nuôi con nuôi. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi, Uỷ ban nhân dân cấp xã có công văn gửi Sở Tư pháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ để xin ý kiến. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi như đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 99 - IV. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1 Tình hình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 43 3.1.1 Những mặt tích cực Thứ nhất, thông qua cơ chế ký kết điều ước điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với các nước, nước ta có thể tăng cường sự hợp tác với các nước trong việc xử lý một cách tổng thể vấn đề nuôi con nuôi, giảm bớt được những rào cản về trình tự, thủ tục giấy tờ, cũng như tăng cường cơ chế bảo vệ trẻ em theo các chuẩn mực của Công ước La Hay. Thứ hai, do chỉ cho trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp đi làm con nuôi, cũng như từ gia đình thuộc trẻ mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng thân thiết (đối với trường hợp ngoại lệ), nên đã tạo ra cơ chế kiểm tra và quản lý tốt về nguồn gốc về trẻ em, tránh tình trạng tiêu cực, lộn xộn, phức tạp hoặc không rõ ràng từ việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Việc trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài trở nên minh bạch, công khai hơn theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ và có thể kiểm soát được từ Trung ương đến địa phương. Đối với từng trường hợp một, hồ sơ được xử lý, lưu trữ và theo dõi chặt chẽ. Thứ ba, Cục con nuôi quốc tế là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước và tác nghiệp trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Mặc dù lực lượng còn mỏng, nhưng bước đầu Cục đã triển khai được nhiều công việc quan trọng như hồ sơ khi thụ lý kịp thời đảm bảo tính chặt chẽ, an toàn, tạo sự tin tưởng cho cả phái cơ quan chuyên môn của địa phương lẫn đối tác nước ngoài. Các đương sự và tổ chức nước ngoài đến Cục đều được hướng dẫn một cách chu đáo. Lãnh đạo của Cục cùng với các chuyên viên của Cục còn hướng dẫn, giải thích cho đương sự thông qua điện thoại, Fax. Những thắc mặc của đương sự, của địa phương cũng được cục nhanh chóng tháo gỡ, thậm chí Cục còn cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để cùng địa phương xử lý, giải quyết vấn đề. Thứ tư, trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ đã có những bước tiến đáng kể. Các mẫu giấy tờ đã được thực hiện nhuần nhuyễn hơn, thuận lợi hơn cho người xin con nuôi, cũng như cho các địa phương. Các hồ sơ của người xin con nuôi nộp trực tiếp hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài được ủy quyền nộp tại cục con nuôi quốc tế, đều được Cục kiểm tra khá kỹ lưỡng trước khi xử lý và gửi xuống địa phương để làm thủ tục và ra quyết định cho trẻ làm con nuôi. Hồ sơ của trẻ cũng được địa phương gửi đều đặn cho Cục để cục thẩm tra và cho ý kiến trước khi địa phương làm thủ tục 43 Giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam – Những vướng mắc cần tháo gỡ, TS Vũ Tự Long, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề tháng 10/2004 Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 100 - cuối cùng. Đây là cơ chế đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo an toàn cho hồ sơ của người xin con nuôi và hồ sơ trẻ em được xin làm con nuôi, đảm bảo minh bạch hóa thủ tục, hạn chế tiêu cực, đảm bảo sự yên tâm cho người xin con nuôi và người cho con nuôi. Thứ năm, Việc cho phép tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP và theo hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước, đã tạo ra yếu tố kích thích quan trọng, năng động và thực tế hơn trong quy trình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Những tổ chức này chỉ được phép hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận, chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (ở Trung ương và cả địa phương). Thông qua cơ chế cấp phép một cách công khai, minh bạch, Bộ Tư pháp có điều kiện để theo dõi, kiểm tra, cũng như thực hiện quyền thu hồi, hủy giấy phép khi cần thiết. Cơ chế quản lý này còn được quy định trong các hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước và trong pháp luật trong nước của mỗi nước. Việc cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại địa phương, đã tạo ra cơ chế mềm dẻo, linh hoạt và thực tế hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại cho cha mẹ nuôi, cũng như góp phần loại bỏ nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp phát sinh khác. 3.1.2 Những vướng mắc cần tháo gỡ Một là, Tình trạng hồ sơ giải quyết chậm: Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết việc cho con nuôi là 120 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tạ Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. Nhưng thông thường rất ít trường hợp bảo đảm được thời gian này. Thậm chí có hồ sơ kéo dài đến hang năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều khâu hồ sơ không được giải quyết đúng hạn. Điều này gây cho không ít giấy tờ hết giá trị khiến đương sự phải làm lại. Nhiều địa phương do ít va chạm với hồ sơ nuôi con nuôi nên chưa năm vững trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ. Có những khâu con vướng mắc ngay trong quy định của pháp luật cụ thể là Nghị định 158/2005/NĐ-CP và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hữu quan khác. Thí dụ như: thủ tục hồ sơ tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi, trẻ trong gia đình đặc biệt khó khăn và cơ sở nuôi dưỡng, thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ em trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, xác định tình trạng cha mẹ của trẻ, điều tra về trẻ em…có không ít trường hợp phải làm đi làm lại nhiều lần do khâu ban đầu làm không đúng quy định. Hai là, Về phía các tổ chức con nuôi nước ngoài: Việc cho phép các tổ chức con nuôi nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 101 - nhiên, để tạo ra mặt bằng pháp lý bình đẳng giữa trong nước và ngoài nước, bên cạnh việc cho phép tổ chức nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam thì việc cho phép tổ chức trong nước được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi cũng cần được phải đặt ra. Chúng ta cần xác định, đây là lĩnh vực mà trong các năm tới, cần có sự xã hôi hóa, nhằm thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội cho công tác bảo vệ trẻ em. Việc cho phép tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi có thể sẽ hỗ trợ các hoạt động nuôi con nuôi tốt hơn, tạo ra cầu nối giữa tổ chức con nuôi nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng với các cơ quan trong nước. Ba là, về phía các cơ quan chuyên môn: Việc thành lập Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thiết chế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở nước ta. Điều đó thể hện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiện cải cách hành chính, lực lượng biên chế của Cục con nuôi còn hạn chế, lại phải đảm trách nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, nên từ khi thành lập đến nay Cục chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra và hướng dẫn, đôn đốc công việc tại địa phương. Bên cạnh đó, đứng trước việc xử lý vấn đề nuôi con nuôicó yếu tố nước ngoài phức tạp, đòi hỏi sự quyết đáp cơ bản, thì với thẩm quyền, chức năng, quyền hạn của Cục hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó trong thời gian tới, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường năng lực, quyền hạn của Cục con nuôi quốc tế để đáp ứng yêu cầu xử lý các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, là một trong những nhiệm vụ yêu tiên cần tiến hành. Đối với các Sở Tư pháp địa phương cũng còn không ít bất cập. Nhiều tỉnh đến nay vẫn vẫn chưa có cán bộ chuyên trách xử lý hồ sơ nuôi con nuôi. Vấn đề nuôi con nuôi do cán bộ hộ tịch kiêm nhiệm. Do đó, không có điều kiện đi sâu, nắm vững nghiệp vụ xử lý hồ sơ, gây khó khăn cho việc giải quyết đúng hạn theo quy định. Tại những tỉnh đã có bộ phận chuyên trách thì lực lượng vẫn còn mỏng, khó có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu xử lý hồ sơ trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong thời gian tới khi số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể. Bốn là, về phía các cơ sở nuôi dưỡng: cơ sở nuôi dưỡng là mắt xích quan trọng trong hệ thống các thiết chế giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, trong quy trình giải quyết cho trẻ em làm con nuôi, thì khâu làm hồ sơ cho trẻ chủ yếu phụ thuộc vào cơ sở nuôi dưỡng . Đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến trách nhiệm của tất cả các cơ quan từ địa phương đến trung ương, cũng như trách nhiệm quốc tế đối với các nước đã ký kết điều ước quốc tế về nuôi con nuôi. Thực tế có nhiều Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 102 - cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đã làm khá tốt việc này. Song, cũng không ít cơ sở nuôi dưỡng chưa làm tốt hồ sơ của trẻ. Cuối cùng, điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở nuôi dưỡng trẻ cũng cần được quan tâm hơn. Ngoài việc đề nghị tăng thêm ngân sách nhà nước cho công tác nuôi dưỡng trẻ em, cần huy động tốt hơn các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức con nuôi nước ngoài và của cha mẹ nuôi, trên cơ sở các quy định rõ ràng, có kiểm tra giám sát chặt chẽ. Đó cũng là vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. 3.1.3 Sự cần thiết của việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn Chế định nuôi con nuôi được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Pháp luật hiện hành của nước ta chỉ quy định một hình thức nuôi con nuôi, đó là nuôi con nuôi giản đơn. Hình thức nuôi con nuôi giản đơn là hình thức nuôi con nuôi không chấm dứt các mối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ với người con đã cho làm con nuôi người khác. Người con nuôi đồng thời có quan hệ với cả hai gia đình là gia đình cha mẹ đẻ và gia đình cha mẹ nuôi. Hình thức nuôi con nuôi đơn giản (hay con gọi là sự nghĩa dưỡng) đã được quy định trong pháp luật Việt Nam từ thời kỳ phong kiến dưới triều Lê trong Quốc Triều Hình luật trong suốct các giai đoạn tiếp theo. Việc nuôi con nuôi như vậy thể hiện bản chất nhân đạo, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, nên khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh hình thức nuôi con nuôi đơn giản, pháp luật của các nước cũng như thực tế thực hiện việc nuôi con nuôi ở Việt Nam, còn thừa nhận một hình thức nuôi con nuôi khác, đó là nuôi con nuôi trọn vẹn chưa được đưa ra một cách chính thức từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên, so với hình thức nuôi con nuôi giản đơn thì dấu hiệu đặc trưng nhất của nuôi con nuôi trọn vẹn là sự cắt đứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp lý giữa người được cho làm con nuôi với gia đình gốc ruột thịt. Căn cứ vào bản chất và các dấu hiệu đặc trưng của hình thức nuôi con nuôi này, có thể hiểu: “Nuôi con nuôi trọn vẹn là hình thức nuôi con nuôi làm cắt đứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi với người con nuôi đó, đồng thời làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi, người con nuôi hội nhập hoàn toàn vào gia đình cha mẹ nuôi” 44 . Việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn trong pháp luật là một yêu cầu khách quan và có cơ sở: - Trong thực tế thực hiện việc nuôi con nuôi, người cho con (cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ) có nguyện vọng muốn cho con mình làm con nuôi trọn vẹn, vĩnh viễn và đã thể hiện ý chí của mình về điều đó một cách rõ ràng, nhưng pháp luật không quy 44 Cơ sở của việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn, Th. s Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, số 8/2005, Trang 62 Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 103 - định hình thức nuôi con nuôi này nên không có cơ sở giải quyết. Đặc biệt trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài. - Hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn sẽ tạo ra một quy chế pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho trẻ em được nhậnlàm con nuôi so với hình thức nuôi con nuôi dơn giản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vì nó tạo ra một quy chế pháp lý đầy đủ cho trẻ em và cơ chế pháp lý hữu hiện hơn để bảo vệ quyền lợi của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại nước tiếp nhận. Trẻ em được nhận nuôi theo hình hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn sẽ đương nhiên có quốc tịch của nước tiếp nhận và có quyền thừa kế đầy đủ đối với các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ của cha mẹ nuôi. - Nuôi con nuôi trọn vẹn tạo ra sự ổn định về tâm lý, phù hợp với tình cảm của các bên có liên quan như người cho, người nhận và cả trẻ em được nhận nuôi, từ đó tạo ra sự cân bằng,tự tin về tình cảm, tạo cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa người nhận nuôi với con nuôi để hình thành quan hệ cha mẹ con, tạo dựng một gia đình bền vững. về phía người cho con làm con nuôi, do xác định được trước những hậu quả sẽ xảy ra, nên có thái độ đúng đắn, phù hợp và không có thái độ gây khó khăn cho cha mẹ nuôi trong việc thiết lập quan hệ cha mẹ và con mới với người con nuôi. - Quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn bên cạnh hình thức nuôi con nuôi giản đơn tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể, đặc biệt là người cho con làm con nuôi, lựa chọn hình thức nuôi con nuôi thích hợp, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của bản thân, đồng thời bảo đảm được lợi ích của trẻ em được cho làm con nuôi. Khi thể hiện ý chí cho con làm con nuôi, cha mẹ đẻ của trẻ em phải hiểu và ý thức được những hậu quả pháp lý nào sẽ xảy ra đối với con mình, việc nuôi con nuôi đó dẫn tới cắt đứt các quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con hay không . . để có cơ sở đưa ra quyết định của mình. - Quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật và thực tế cuộc sống, đồng thời đảm bảo sự tương đồng giữa pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích của trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài. 3.2 Công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi ở thành phố Cần Thơ. 3.2.1 Tình hình giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ làm con nuôi (2004 – 5/2008) Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 104 - Thành phố Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp An Giang, phía Nam Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Do điều kiện về địa lý và sự phát triển của kinh tế chưa thực sự mạnh mẽ như các trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nên số lượng người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại địa bàn thành phố Cần Thơ chưa cao. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài trong thời gian qua trên địa bàn Cần Thơ chưa phát triển mạnh mẽ. Tính từ năm 2004 đến nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ mới chỉ giải quyết đươc 79 trường hợp cho nhận con nuôi với người nước ngoài: Năm 2004: 8 trường hợp Năm 2005: 17 trường hợp Năm 2006: 18 trường hợp Năm 2007: 35 trường hợp ( Nguồn Sở Tư pháp Thành phố Cần Thơ) Việc cho nhận con nuôi chủ yếu là những người mang quốc tịch Pháp, đột biến trong năm 2007 số lượng người Mỹ nhận nuôi con nuôi lên đến 25 trẻ em. Qua quá quá trình giải quyết hồ sơ Trưởng phòng Hộ tịch, Sở Tư pháp Cần Thơ cho biết: - Đối tượng trẻ được cho làm con nuôi chủ yếu là những trẻ sống tại trung tâm trại trẻ mồ côi, một số ít sống tại gia đình. - Trong quá trình thụ lý và giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài, Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ đã đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau khi thụ lý hồ sơ, Sở luôn chú trọng đến việc kiểm tra kỹ hộ chiếu của cha, mẹ nuôi để loại trừ các trường hợp người đến nhận con nuôi không phải là cha, mẹ nuôi của đứa trẻ. Chú ý về các điều kiện người nước ngoài được phép nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi như giấy phép, kết quả khám sức khỏe, điều kiện về thu nhập, thời hạn của các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người xin nhận con nuôi. - Sở đã tích cực phối hợp cùng với Công an xác minh theo thẩm quyền. Sau khi có ý kiến của Công an, Sở làm văn bản trình hồ sơ lên Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ để Ủy ban nhân dân ký quyết định công nhận việc con nuôi. Sở luôn đảm bảo đúng thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP sủa đổi, bổ sung Nghị định 68/2002/NĐ-CP. - Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, đối với trẻ được cho làm con nuôi, Sở Tư pháp đã kiểm tra kỹ giấy khai sinh của trẻ để loại trừ các trường hợp làm giấy khai sinh giả, Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 105 - biên bản xác minh về tình trạng trẻ bị bỏ rơi, quyết định tiếp nhận trẻ của cơ sở nuôi dưỡng và giấy thỏa thuận đồng ý cho trẻ làm con nuôi của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế hoặc của cha, mẹ trẻ… 3.2.2 Một số kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ làm con nuôi Để công tác giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (khi mà trong thời gian tới tiếp tục có nhiều nước ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với nước ta, nhất là khi Việt Nam gia nhập công ước La Hay năm 1993), một mặt đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài nhận nuôi con nuôi, mặt khác vẫn bảo đảm quyền lợi thực sự của trẻ em được nhận làm con nuôi tôi có một số kiến nghị sau: Một là, tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi một cách sâu rộng tới cán bộ và nhân dân, Hai là, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cần chỉ đạo các ngành hữu quan (Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế…) kịp thời xây dựng Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn thành phố; khám chữa bện miễn phí cho trẻ; xác minh nguồn gốc trẻ phục vụ công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi. Ba là, hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn. Để Trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ vào Trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi. Bốn là, tạo thuận lợi cho các văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được đặt trụ sở tại địa phương, đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp tăng cường kiểm tra quản lý hoạt động của tổ chức này. Năm là, về phía Bộ Tư pháp, cần chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thụ lý và giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; tăng cường tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệp giữa các địa phương làm tốt công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam ./. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 106 - Keát luaän ----˜ ô ™--- Trước đây, việc nuôi con nuôi được coi như là một phương thức để bảo đảm sự nối dõi tông đường, để duy trì và phát tiển khối tài sản của ông cha để lại. . . Ngày nay, ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi đã có sự thay đổi. Việc nuôi con nuôi được coi như là một phương tiện nhằm tạo ra mái nhà đầm ấm, sự yêu thương đùm bọc của bố mẹ nuôi đối với những trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ bị bố mẹ bỏ rơi… Pháp luật Việt Nam ghi nhận và khuyến khích việc nuôi con nuôi trong nước giữa công dân Việt Nam với nhau và đặc biệt Nhà nước ta đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất. Đó là, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em được sinh sống ngay tại môi trường gia đình của mình, vì đó là môi trường tốt nhất, lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ em. Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi như trợ giúp về kinh tế, giáo dục, giúp cha, mẹ đẻ tránh khỏi nguy cơ nghèo đói…Mục đích của chính sách này là để tạo điều kiện cho cha, mẹ đẻ có đủ điều kiện để đảm đương việc nuôi dưỡng và chăm sóc con ngay tại gia đình của mình. Nếu giải pháp tạo điều kiện để trẻ em được sinh sống trong môi trường gia đình không thực hiện được thì có thể xem xét đến khả năng đưa trẻ em đó vào các cở sở nuôi dưỡng, các trung tâm trẻ mồ côi trong nước. Nếu giải pháp này cũng không thực hiện được do các trung tâm nuôi dưỡng bị quá tải thì phải chọn đến giải pháp cho trẻ làm con nuôi. Nếu đã quyết định chọn giải pháp nuôi con nuôi, trước tiên cần ưu tiên cho giải pháp nuôi con nuôi trong nước vì như vậy về cơ bản trẻ vẫn được sinh sống tại môi trường văn hóa của mình. Nếu giải pháp nuôi con nuôi quốc gia cũng không thực hiện được thì mới xem xét tính đến giải pháp nuôi con nuôi quốc tế. Bởi vì, việc dịch chuyển trẻ em đến một môi trường khác lạ về văn hóa, ngôn ngữ điều kiện sống …không phải là việc làm tốt cho sự phát triển về tâm lý của trẻ, nhất là những trẻ em đã lớn tuổi. Những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhất là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Luôn tìm mọi biện pháp để các em có được một cuộc sống thật hạnh phúc được chăm sóc giáo dục và phát triển một cách toàn diện. Xây dựng, hoàn thiện các quy định về pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và chế định nuôi con nuôi nói riêng chuẩn bị cho sự giai nhập công ước La hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 107 - Hi vọng qua những gì mà tôi đã trình bày trong luận văn tốt nghiệp này đã mang lại cho đọc giả một cái nhìn đầy đủ hơn về quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Chắc chắn trong quá trình nghiên cứu sẽ có nhiều thiếu sót mong sự đóng góp ý kiến xây dựng từ phía đọc giả để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!. Danh muïc taøi lieäu tham khaûo ----˜ ô ™---- I.VĂN BẢN LUẬT 1. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2002 2. Bộ luật Dân sự năm 1995 3. Bộ luật Dân sự năm 2005 4. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 6. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 7. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 8. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 9. Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 10. Quốc triều hình luật 11. Dân luật Bắc Kỳ 12. Hộ luật Trung Kỳ 13. Sắc lệnh số 97- SL năm 1950 14. Sắc lệnh 159 – SL năm 1950 15. Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 19/6/2000 của Quốc Hội về thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 16. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 17. Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 200. 18. Nghị định số 32/2000/NĐ-CP ngày 27/03/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. 19. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 Về đăng ký và quản lý hộ tịch 20. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 21. Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 22. Thông tư số 07/2002/BTP-TT ngày 16/12/2002 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 23. Thông tư số 08/2006/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. II. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 24. Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi. 25. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Cộng hòa Pháp. 26. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch 27. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Italia 28. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa CHXHCN Việt Nam và Ailen 29. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa CHXHCN Việt Nam Vương quốc Thụy Điển III. GIÁO TRÌNH 30. Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Ths Nguyễn Văn Cừ, Nxb công an nhân dân,1999 31. Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, ĐH luật Hà Nội 32. Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, ĐH luật Cần Thơ 33. Giáo trình Tư pháp quốc tế IV. SÁCH THAM KHẢO 34. Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002 35. Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Viện khoa học pháp lý ( Tập thể tác giả) Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2004. 36. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Ths Nguyễn Văn Cừ, ThS Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2003 37. Vấn đề con nuôi nước ngoài, Vũ Ngọc Bình, Nxb Chính trị Quốc gia 2000 38. Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau Cách mạng tháng Tám, LG Ngô Văn Thầu, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005 39. 100 Câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, TS Nguyễn Công Khanh, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004. 40. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2006 41. Chế định nuôi con nuôi trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, ThS Ngô Thị Hường V. BÁO, TẠP CHÍ 42. Việt Nam và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, TS Vũ Tự Long, Tạp chí Dân chủ & Pháp Luật số 7/2000 43. Những điểm mới về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nguyễn Đức Lương, Tạp chí kiểm sát số 5/2001. 44. Bàn về giám hộ trong quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Thái Công Khanh, Tạp chí tào án nhân dân số 12/2000 45. Vấn đề quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Thái Công Khanh Tạp chí tào án nhân dân số 4/2000. 50. Tìm hiểu pháp luật về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với Người nước ngoài và việc nhận con nuôi của người nước ngoài đối với trẻ em Việt Nam, Tạp chí pháp lí số 1 & 2 năm 2003 VI. MỘT SỐ TRANG WEB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67284 kilobooks.com.doc
  • pdf67284 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan