Đa dạng hoá quan hệ quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế đã trở thành
một ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Đảng và Chính phủ. Để thực
thi chính sách đó, Việt Nam đã tích cực mở rộng các mối quan hệ nói chung, quan
hệ thương mại nói riêng với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Phi
nói chung, Cộng hoà Nam Phi nói riêng tuy là một trong những thị trường mục tiêu
của Việt Nam trong thời gian qua nhưng những kết quả giao thương giữa hai bên
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có.
94 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại của Việt Nam với cộng hòa Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 67
về thị trường Nam Phi cho các doanh
nghiệp Việt Nam.Tuy nhiên, những
thông tin này chưa đầy đủ, thiếu tính
hệ thống, chưa được chi tiết hóa và cập nhật thường xuyên, đặc biệt là những
thông tin về hàng hóa như giá cả, mẫu mã, chủng loại, thông tin về thị trường như
thị hiếu, sức mua, thói quen tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, cách chức thanh toán.
Thông tin mà các cơ quan chức năng cung cấp chỉ mang tính tham khảo
một cách khái quát chứ chưa mang tính đảm bảo. Cổng thương mại điện tử Việt
Nam - Châu Phi (www.vinafrica.com) đã hoạt động được gần 1 năm, nhưng tác
dụng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Châu Phi nói
chung, Nam Phi nói riêng là rất hạn chế. Hầu hết các thông tin chỉ mang tính vĩ mô,
chứ chưa đề cập sâu đến thủ tục XNK, đầu tư, thanh toán với từng mặt hàng cụ thể.
Tại đây còn có nhiều diễn đàn thảo luận cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nam
Phi chia sẻ thông tin, kinh nghiệp trong hoạt động XNK. Tuy nhiên, diễn đàn vẫn
chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi.
c) Sự cạnh tranh của các đối thủ lâu năm tại thị trường Nam Phi:
Nam Phi là thị trường mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng lại rất cũ với các
nền kinh tế khác như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Malaysia. Việt Nam vào thị trường Nam Phi chậm nên gặp nhiều khó khăn
do vấp phải sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Hiện tại, kim
ngạch buôn bán giữa Nam Phi và Trung Quốc đã lên tới gần 4 tỉ USD mỗi năm,
buôn bán giữa Nam Phi với Malaysia và Thái Lan hàng năm cũng lên tới gần 2 tỉ
USD mỗi nước. Hiện Việt Nam đứng thứ 53 về xuất khẩu và thứ 63 về nhập khẩu
trong tổng số 263 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Nam Phi9.
Nhiều đối thủ lớn quen thuộc của Việt Nam như: Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Pakistan... với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gần giống Việt Nam đã xuất
hiện từ lâu trên thị trường Nam Phi. Đơn cử như mặt hàng gạo xuất khẩu, Việt Nam
9 Nguồn từ Vụ Châu Phi – Tây Nam Á
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 68
đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ phía 2 đối thủ Trung Quốc và Thái Lan, trong
đó nổi bật lên là Thái Lan, nước vẫn đang dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên toàn thế
giới. Gạo Việt Nam tuy có lợi thế giá rẻ hơn các đối thủ nhưng phẩm chất lại thấp
hơn. Nam Phi là một thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rất rõ ràng, trong phân
khúc thị trường của những người giàu, loại gạo Thái Lan vẫn được ưu chuộng hơn
của Việt Nam, bên cạnh đó đa số người dân Nam Phi lại ăn gạo đồ, 1 loại gạo Việt
Nam không xuất khẩu.
Về thị trường may mặc, có thể nói rằng Trung Quốc là nước đang làm
mưa làm gió không chỉ ở riêng thị trường Nam Phi mà còn trên toàn thị trường thế
giới. Đầu năm nay, để bảo vệ các doanh nghiệp may mặc trong nước, Nam Phi đã
phải áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với riêng hàng dệt may của Trung Quốc. Đây
là một tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy hàng hoá Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn như
thế nào trên thị trường này.
d) Phương thức xuất khẩu và hình thức thanh toán chưa phát triển và phù hợp với
yêu cầu chung:
Thương mại hai chiều Việt Nam và Nam Phi tăng trong các năm qua,
nhưng phần lớn tăng từ nhập khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào
Nam Phi không bằng 50% xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam. Thực tế không
phải sản phẩm Việt Nam không đáp ứng nhu cầu của thị trường Nam Phi mà không
đi trực tiếp vào thị trường này, thay vào đó một lượng lớn hàng hóa Việt Nam phải
đi vòng vào nước thứ 3.
Từ trước đến nay, xuất khẩu qua trung gian vẫn là con đường mà phần lớn
các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để thâm nhập thị trường Nam Phi. Hình thức
này chỉ thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các
doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Chính vì vậy, trong
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 69
bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường Nam Phi lâu dài cần
tính đến phương thức xuất khẩu trực tiếp.
Đại sứ Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, ông Goitsimolimo Leonard Pitso
cho rằng, có nhiều rào cản thương mại và thiếu thông tin giữa hai thị trường khiến
cho hàng hóa Việt Nam với số lượng đáng kể phải đi "lòng vòng" thay vì đến thẳng
Nam Phi. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội xuất hàng sang
Nam Phi, đồng thời dựa vào lợi thế của nhau, cả hai nước cũng có thể hợp tác trên
những lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, công nghệ chế tạo và
dịch vụ.
Ngoài ra, những khó khăn hạn chế xuất khẩu của Việt Nam còn là việc
thanh toán. Cả doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi chưa có tiếng nói chung trong
việc chọn hình thức thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng. Trước hết là do hệ
thống hỗ trợ thanh toán quốc tế trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi còn
rất hạn chế. Với quy mô nhỏ và vừa, khả năng thanh toán thấp trong các giao dịch
mua bán, các doanh nghiệp Nam Phi thường yêu cầu thanh toán trả chậm. Trong khi
đó doanh nghiệp Việt Nam lại không đủ vốn để thực hiện yêu cầu này. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp ở Châu Phi thường sử dụng phương thức mua bán trực tiếp thay
cho sử dụng các phương pháp thanh toán thông dụng trong thương mại quốc tế,
điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng cho
khu vực này, thậm chí gây lo ngại về khả năng không được thanh toán.
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển quan hệ ngoại giao và
quan hệ thương mại của Việt Nam với Nam Phi, giao dịch ngân hàng giữa ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam và các ngân hàng Nam Phi cũng phát triển thêm. Tuy
nhiên số lượng ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng Ngoại thương chỉ mới
vẻn vẹn 4 ngân hàng, bước đầu có phát sinh các giao dịch thanh toán xuất nhập
khẩu. Hiện nay, ngân hàng Công thương Việt Nam mới chỉ có quan hệ đại lý với 3
ngân hàng ở Nam Phi. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ có quan hệ
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 70
giao dịch trên hai thị trường Nam Phi và Ai Cập, và chỉ có đại lý với một ngân hàng
ở Nam Phi10.
Qua việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Cộng hoà Nam Phi, chúng ta đã phần nào hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn
khi phát triển mối quan hệ thương mại này. Trong phần tiếp theo của khoá luận,
người viết xin trình bày một số định hướng, giải pháp và nêu ra triển vọng hợp tác
thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới.
10
Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi: thực trạng và giải pháp, ĐH KTQD.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 71
“Theo số liệu điều tra của trường ĐH Kinh tế quốc dân tại 132 doanh nghiệp
trong cả nước về thị trường Châu Phi trong năm 2006, có tới 97,7 doanh nghiệp
cho thấy rằng thị trường Châu Phi là thị trường có tiềm năng phát triển to lớn
trong tương lai là Việt Nam cần khai thác; 91,7% cho rằng thị trường Châu Phi
là thị trường còn để ngỏ; 90,9% cho rằng Châu Phi là thị trường có mức độ cạnh
tranh thấp; 90,2% coi người tiêu dùng Châu Phi dễ tính; 77,3% cho rằng chính
sách thuế quan của các nước Châu Phi ưu đãi và 88,6% doanh nghiệp cho rằng
Châu Phi và Việt Nam vẫn có quan hệ truyền thống tốt đẹp”.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi: thực trạng và giải pháp, ĐHKTQD
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI
3.1 Định hƣớng phát triển:
3.1.1 Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, tạo sự chuyển biến cơ bản
trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi thời gian qua đã có được những
bước phát triển đến mức độ nhất định. Song so với tiềm năng to lớn của cả 2 nước
và xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại dưới tác động của xu hướng
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ này cần được cải thiện và nâng
cao hơn nữa. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích thương mại của các bên và
phù hợp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - thương mại mà các bên đã đề
ra.
Tuy đó là một cuộc điều tra tổng thể về thị trường Châu Phi nhưng nhìn
vào các kết quả chúng ta có thể đánh giá được rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
đang coi Châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng là một thị trường tiềm năng, đầy
hứa hẹn. Tuy nhiên, cũng trong cuộc khảo sát này, khi tìm hiểu về mức độ ưu tiên
của việc tập trung các nỗ lực vào việc mở rộng thị trường thì kết quả điều tra cho
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 72
thấy hầu hết các doanh nghiệp ở các địa phương vẫn chưa chú trọng nhiều đến thị
trường Châu Phi. Qua các kết quả đó, ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải tạo ra sự
chuyển biến cơ bản trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Châu Phi
nói chung và Cộng hoà Nam Phi nói riêng, trước hết bắt đầu từ nhận thức của các
nhà quản lý doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt định hướng này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành và các doanh nghiệp để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của quốc
gia, thế mạnh của từng ngành và năng lực của từng doanh nghiệp trong việc phát
triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.
3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
Nam - Nam Phi phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày
11/1/2007. Đó là một dấu mốc hết sức quan trọng đối với cả Việt Nam và Nam Phi
bởi lúc này cả 2 nước đều đã thuộc cùng một tổ chức và được hưởng những ưu đãi
mà tổ chức này quy định. Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi đó thì Việt Nam cũng
cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của WTO để không gây ra bất cứ sự
bất đồng nào trong quan hệ thương mại với đối tác. Trước hết là việc Việt Nam cần
phải điều chính và minh bạch hoá chính sách kinh tế, thương mại của mình để phù
hợp với các cam kết và nguyên tắc trong WTO. Ngoài ra Việt Nam cũng cần điều
chỉnh các chính sách của mình để phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, tạo cơ
hội thuận lợi cho họ khi bước vào sân chơi lớn này.
3.1.3 Đa dạng hoá mặt hàng kết hợp với việc lựa chọn mặt hàng có lợi thế để phát
triển quan hệ thương mới với Nam Phi.
Do thị trường ở Nam Phi khá đa dạng với nhiều mức thu nhập, nhiều trình
độ phát triển kinh tế khác nhau và sự đa dạng rất lớn về sắc thái văn hoá giữa các
nhóm người nên nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng rất đa dạng. Vì thế việc xuất
khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Nam Phi cũng phải đa dạng, một
mặt phù hợp với xu hướng kinh doanh hiện nay và mặt khác để khai thác và tận
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 73
dụng triệt để nhu cầu hàng hóa trên thị trường này. Tuy nhiên để khai thác có hiệu
quả nguồn lực và lợi thế của Việt Nam, trước hết cần phải lựa chọn nhưng mặt hàng
mà Việt Nam có thế mạnh so với ngay chính Nam Phi và các đối thủ cạnh tranh
khác trên thị trường này. Ví dụ như dệt may, đồ điện tử gia dụng, sản phẩm thủ
công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm…đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của ta trên thị trường Nam Phi nhưng so với các đối thủ như Thái Lan và Trung
Quốc, hàng của Việt Nam còn quá đơn điệu và sức cạnh tranh yếu hơn. Nếu không
nhanh chóng tìm ra hướng đi đa dạng hoá sản phẩm thì chẳng sớm thì muộn, Việt
Nam sẽ mất thị trường vào tay các đối thủ.
3.1.4 Chú trọng hợp tác với Nam Phi về phát triển nguồn nhân lực:.
Dù kinh doanh ở đâu và kinh doanh như thế nào, nguồn nhân lực vẫn là
yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp, thậm chí trên cả tầm quan hệ
thương mại cấp quốc gia. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến việc thực
hiện chiến lược mở rộng quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại Việt
Nam - Nam Phi nói riêng. Hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho việc mở rộng và
phát triển các quan hệ này còn chưa đáp ứng về số lượng và còn yếu về chất lượng.
Do đó, cần phải tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực này cả về số lượng
lẫn chất lượng để phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển các quan hệ thương mại
Việt Nam - Nam Phi. Nguồn nhân lực cần đảm bảo về số lượng và chất lượng theo
hướng sớm có được một đội ngũ các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có những hiểu
biết và nắm vững các đặc điểm của thị trường Nam Phi. Đồng thời, đội ngũ này
phải hết sức năng động và đóp góp tích cực, hiệu quả trong việc thiết lập và phát
triển các quan hệ với thị trường Nam Phi. Những kiến thức cần được trang bị cho
nguồn nhân lực này gồm có kiến thức kinh doanh, kiến thức quản lý, các ngoại ngữ,
kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin... Việc
đào tạo nguồn nhân lực này phải theo phương thức thích hợp và linh hoạt, có thể
đào tạo trong nước hoặc ngay tại đất nước Nam Phi để họ có thể nhanh chóng thích
nghi với môi trường văn hoá và kinh doanh ở đây.
3.2 Triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nam Phi:
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 74
Thị trường Châu Phi đang đứng trước nhiều triển vọng của sự đổi thay
trong những năm tới. Chưa bao giờ Châu Phi thể hiện sự gắn bó như bây giờ. Liên
minh Châu Phi (AU) đã ra đời. Chiến lược cho một thiên niên kỷ Châu Phi đã được
các nhà lãnh đạo các nước Châu Phi thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Chiến lược
NEPAD (Đối tác mới vì sự Phát triển của Châu Phi) đã và đang được triển khai một
cách tích cực và nghiêm túc. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo các nước Châu Phi cũng
nhận thức rõ quan điểm phải dựa trên chính sức mình là chính mới “phục hưng”
được Châu Phi. Trong những năm qua, theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), trong 10
nước có tốc độ GDP phát triển cao nhất thì Châu Phi chiếm tới năm nước, ba mươi
nước Châu Phi đạt tốc độ tăng trường GDP trên 4%. Nam Phi là cường quốc Châu
Phi, là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Phi và chiến lược “Đối tác
mới vì sự phát triển của Châu Phi” (NEPAD). Về mặt địa lý Nam Phi được xem
như cửa ngõ chiến lược của châu lục nhất định sẽ hưởng lợi nhiều từ sự phát triển
trên.
Quan hệ buôn bán giữa Việt nam và Châu Phi là quan hệ tương đối bổ trợ
lẫn nhau. Hàng hóa của Việt nam phù hợp với thị trường này về giá cả cũng như
chất lượng. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có quyết tâm trong việc
trực tiếp tiếp cận thị trường. Thực tế hiện nay hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường Châu Phi chủ yếu vẫn còn qua các các đối tác trung gian.
Đối với Nam Phi, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đất nước này có
một chính sách kinh tế vĩ mô được đánh giá cao, đặc biệt trên lĩnh vực quản lý tài
chính tiền tệ, với môi trường chính trị tương đối ổn định, trong thời gian tới, kinh tế
Nam Phi sẽ phát triển một cách ổn định với tốc độ từ 4,5-6%/năm. Sự phát triển ổn
định của nền kinh tế cộng với việc đồng Rand lên giá so với đồng Đô la Mỹ đã tạo
nên sức mua của thị trường này vốn mạnh nhất châu lục nay càng trở nên mạnh hơn
nhiều. Do đó, có thể nói thị trường Nam Phi vẫn là một thị trường chủ lực của Châu
Phi đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Không những
thế, với vị trí chiến lược, vai trò cửa ngõ châu lục của Nam Phi, Việt Nam hoàn toàn
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 75
Đại diện Bộ Công thương Nam Phi, ông
Rob Davies cho rằng: “Việt Nam đã gia
nhập WTO và phát triển nền kinh tế thị
trường. Không có gì ngăn trở sự hợp tác
giữa hai nước và việc các doanh nghiệp
Việt Nam xâm nhập thị trường Châu Phi
thông qua Nam Phi. Những trở ngại
vướng mắc đang được tìm cách gỡ bỏ để
các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi
ngày càng gần nhau hơn”...
Báo Nhân dân, số ra ngày 25/6/2007
có thể tận dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước khu
vực, châu lục, kể cả thị trường Nam Mỹ.
Mặt khác còn một thị trường rất tiềm năng nữa của Nam Phi chưa được
khai thác triệt để: thị trường thế giới thứ 3, một thị trường đang lên, rất hứa hẹn và
hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Với chính sách trợ quyền cho người da
đen của chính phủ (Black Empowerment), tầng lớp trung lưu mà đại đa số là người
da đen này sẽ phát triển nhanh chóng, tạo nên một thị trường ngày càng lớn trong
nền kinh tế Nam Phi. Hơn nữa, tiền năng du lịch và đầu tư giữa Việt Nam và Nam
Phi là hai lĩnh vực rất có triển vọng vẫn chưa được khai thác đúng mức.
Về phía Việt Nam, Việt Nam hiện nay có một môi trường khá thuận lợi
đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt
Nam đã có lộ trình giảm thuế trong vòng 5 năm với cam kết mở cửa 11 ngành dịch
vụ và 11/115 phân ngành dịch vụ. Đặc biệt, các ngành ngân hàng, tài chính được
Việt Nam mở rộng cửa với mốc thời gian là 1/4/2007, cho phép mở ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam đã đang cố gắng điều chỉnh hệ thống luật pháp của
mình cho phù hợp với các quy tắc của WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư, kinh doanh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với thế mạnh của một thị
trường mới tiềm năng như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam và Nam Phi đang giữ
mức tăng trưởng nhanh chóng.
Chuyến thăm tới Việt Nam vào tháng 5/2007 của Tổng thống Thabo
Mbeki là lời khẳng định rằng Nam Phi tiếp tục mong muốn được hợp tác nhiều mặt
với Việt Nam. Ông Thabo Mbeki
đặc biệt quan tâm đến việc trao
đổi kinh nghiệm và biện pháp
thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương
mại, đầu tư giữa hai nước. Về
phía Việt Nam, thái độ đón tiếp
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 76
Tổng thống Thabo Mbeki nồng hậu, thân tình một lần nữa đã thể hiện mối quan hệ
bền chặt gắn bó giữa hai nước, bên cạnh đó cũng là nhằm khẳng định quyết tâm
thực hiện chương trình hành động quốc gia thúc đẩy hợp tác với Châu Phi giai đoạn
2006-2010, đồng thời trao đổi phương hướng và biện pháp hợp tác kinh tế, thương
mại, nông nghiệp, y tế, giáo dục với Nam Phi của Việt Nam.
Hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang là thị trường “ngôi sao” của
thế giới với vị trí địa lý thuận lợi, con người thân thiện, có tiềm năng phát triển, có
tương lai tốt đẹp, chính trị ổn định và an ninh được đảm bảo, là điểm đến hấp dẫn
của các nhà đầu tư. Việt Nam đã và đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất có thể để
chào đón các doanh nghiệp Nam Phi đến đầu tư.
3.3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam -
Nam Phi:
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô:
3.3.1.1 Thông qua các hoạt động ngoại giao để tăng cường và thúc đẩy mối quan
hệ thương mại giữa hai nước.
Như đã đề cập ở chương II, Việt Nam và Nam Phi vốn có quan hệ
hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ xưa. Tuy nhiên mối quan hệ đó vẫn mang sắc thái
chính trị đối ngoại. Thời gian qua đã có khá nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao giữa
chính phủ hai nước song những quan hệ ngoại giao này chỉ mới chủ yếu dừng ở
việc đặt quan hệ ngoại giao thiên về tình hữu nghị mà chưa đạt đến tầm hợp tác phát
triển lâu dài cũng như chưa coi trọng chiều sâu của quan hệ này và gắn trực tiếp
quan hệ ngoại giao với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Chính khía cạnh rất
quan trọng nhưng chưa được phát huy có hiệu quả này đã hạn chế phát triển các
quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát
triển đa dạng và theo chiều sâu các quan hệ kinh tế, thương mại, các quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Nam Phi cũng cần được chuyển biến mạnh mẽ, tạo điều kiện và
phụ vụ trực tiếp cho việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại. Thực tế đã cho
thấy, nếu có sự chuẩn bị đầy đủ về kế hoạch thương thảo và ký kết hợp đồng kinh tế
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 77
trước khi diễn ra các cuộc gặp gỡ ngoại giao thì ngay trong thời gian các cuộc gặp
gỡ ngoại giao diễn ra, đã có hàng chục hợp đồng kinh tế được ký kết. Đây là điều
cho thấy nhu cầu phát triển quan hệ giao dịch kinh doanh giữa các đối tác Việt Nam
và Nam Phi là rất lớn. Vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao mà đặc biệt là
tăng cường và mở rộng chính sách ngoại giao kinh tế và phát triển nó lên một trình
độ mới. Bên cạnh đó, cần đưa thêm tiêu chuẩn phát triển các quan hệ kinh tế -
thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi làm cơ sở để xác định cụ thể nhiệm vụ phát
triển các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nam Phi trong thời gian tới. Thực
hiện việc rà soát và sửa đổi các quy định pháp luật về chức năng và nhiệm vụ của
các cơ quan ngoại giao Việt Nam và hướng các cơ quan này vào việc thực chiện các
nhiệm vụ mở rộng và phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế đối ngoại. Cần đầu tư
xây dựng một phương châm ngoại giao phù hợp với quan hệ Việt Nam - Nam Phi
hiện nay. Việt Nam có thể thực hiện một số giải pháp sau để có thể phát huy tối đa
chính sách ngoại giao kinh tế:
Khai thác có hiệu quả các quan hệ ngoại giao hiện có giữa Việt Nam và
Nam Phi trên cơ sở các cam kết đã được hai bên thống nhất và tiếp tục phát triển
nó, mở rộng hơn về quy mô và phạm vi để thúc đẩy nhanh chóng các quan hệ kinh
tế- thương mại trong điều kiện mới.
Quy định và phát huy chức năng phát triển các quan hệ kinh tế thương
mại với nước sở tại, đặc biệt là quan hệ của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam
với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư và các
loại hình doanh nghiệp ở nước đối tác để thu thập thông tin, tìm kiếm đối tác đầu tư
và thương mại, phát triển các giao dịch kinh doanh.
Trao quyền mở rộng các quan hệ kinh tế cho các cơ quan ngoại giao và
bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng thực hiện các công việc này để
tìm kiếm đối tác, đại diện ký kết được các hợp đồng, thực hiện và triển khai được
các dự án đầu tư, dịch vụ... Có chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần thỏa
đáng cho đội ngũ cán bộ ngoại giao khi thực hiện công tác ngoại giao kinh tế đạt kết
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 78
quả. Cơ chế khuyến khích này có thể do Chính phủ quy định hoặc có thể do các
doanh nghiệp tự quy định để phục vụ mục tiêu của mình.
Khuyến khích phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và
Nam Phi trên nguyên tắc cùng có lợi, khai thác hiệu quả các quan hệ chi phí - lợi
ích... trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động vận động hành lang hợp lý, nghiên cứu và
tận dụng khả năng khai thác những kinh nghiệm kinh doanh thành công của các
doanh nghiệp các nước trên thị trường Nam Phi như các doanh nghiệp của Trung
Quốc, Thái Lan...
3.3.1.2 Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, ổn định và vững chắc cho mối quan hệ
giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hiệu
quả các giao dịch kinh tế - thương mại với các đối tác Nam Phi, trước hết cần có các
quy định pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định và cập nhật để tạo hành lang hợp pháp
cho các hoạt động này. Tính chất hợp pháp thể hiện ở sự phù hợp và tương thích
giữa các quy định pháp luật sẽ được xây dựng và ban hành ở Việt Nam với các quy
định pháp luật trong nước và với các quy định pháp luật và thông lệ quốc tế, đặc
biệt là phù hợp với các cam kết WTO. Các quy định pháp lý này là chỗ dựa để các
doanh nghiệp cũng như các cá nhân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tiến
hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Đây là khía cạnh mà
Việt Nam bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế hiện nay. Đồng thời, chính các điều kiện
pháp lý sẽ quy định rõ ràng và nhất quán quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh
nghiệp khi thực hiện các giao dịch và là công cụ để Chính phủ quản lý hiệu quả các
giao dịch. Tuy nhiên việc tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại Việt Nam
- Nam Phi cũng phải hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế về tạo thuận lợi
kinh doanh mà Việt Nam đã cam kết với các đối tác trên thế giới.
3.3.1.3 Nhà nước tạo các điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp đã, đang và
sẽ có hoạt động kinh doanh với Nam Phi, phát huy tốt lợi thế về khả năng thích nghi
của các doanh nghiệp.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 79
Như đã đề cập trong phần thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi
hơn nhỉnh hơn các đối thủ từ các nước phát triển về khả năng thích nghi với môi
trường kinh doanh ở Cộng hoà Nam Phi, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ. Vì thế, Nhà
nước cần hỗ trợ hợp lý và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Nam Phi. Hiện tại các
doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận được nhiều những sự giúp đỡ hữu ích để mở
rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Nam Phi. Vì thế có thể sử áp dụng
một số biện pháp sau để trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động
này. Có thể kể ra một số biện pháp hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ về thuế: Thực hiện việc giảm hoặc hoàn thuế phù hợp với cam kết khi gia
nhập WTO của Việt Nam trong một thời gian nhất định đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Nam Phi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường có còn xa lạ này. Để khuyến khích doanh
nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Phi trong điều kiện các kênh trao đổi thương
mại chưa được thông suốt thì Chính phủ nên mở rộng cơ chế hoàn thuế, kể cả
những khoản thuế mà doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gián tiếp cũng được hoàn và
miễn thuế tiêu thụ trong nước đối với những doanh nghiệp đó. Áp dụng thuế thu
nhập doanh nghiệp thấp đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khi khai thác
thị trường Nam Phi và xuất khẩu hàng hoá sang Nam Phi, điều này sẽ khuyến khích
các doanh nghiệp tăng xuất khẩu thay vì mức thuế áp dụng chung như hiện nay.
Hỗ trợ các điều kiện kinh doanh: hỗ trợ các điều kiện về đất đai, nhà xưởng, cơ
sở hạ tầng cho các doanh nghiệp có quan hệ với thị trường Nam Phi. Đối với
những doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia thị trường Nam Phi có thể là các
khoản về tiền sinh hoạt, tiền thuê gian hàng tại hội chợ, triển lãm... Đặc biệt, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự hỗ trợ lớn hơn, nhiều hơn mới đủ khả năng
để tham gia các hoạt động thương mại với các đối tác tại Nam Phi. Các chính
sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu theo hướng: hỗ trợ đầu vào, đảm
bảo hiệu quả lâu dài, ưu tiên các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sử
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 80
dụng nhiều nguyên liệu trong nước, thủ tục xuất khẩu phải đơn giản, không gây
chậm trễ, phiền hà đối với doanh nghiệp.
Hỗ trợ về thông tin: Nhà nước nên có chính sách đầu tư lớn hơn vào việc xây
dựng hệ thống thông tin, phát huy vai trò của các trung tâm thông tin của các cơ
quan thông tin như trung tâm thông tin Bộ Công thương, thông tin từ Diễn đàn
Nam Phi, mạng thông tin của các doanh nghiệp, thông tin từ các cơ quan quản lý
nhà nước khác, thông tin từ đại sứ quán và các cơ quan đại diện của Nam Phi tại
Việt Nam và của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi... Xây dựng cơ sở dữ liệu
thông tin về thị trường Châu Phi có hệ thống, cập nhật và phù hợp với từng mặt
hàng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường này một
cách thuận lợi. Cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thành lập các đơn
vị tình báo kinh tế chiến lược để thu thập, xử lý và dự báo thông tin kịp thời, cập
nhật và chính xác để phục vụ tối ưu cho các hoạt động thâm nhập thị trường,
hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, nắm được các ý đồ của chính phủ các nước mà
Việt Nam có quan hệ, các quan hệ ngầm định và các quy định bất thành văn
khác... Điều đó cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh cho các
doanh nghiệp.
Hỗ trợ về đào tạo: đào tạo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm việc với các đối
tác Nam Phi, bồi dưỡng ngoại ngữ, kể cả tiếng của nước sở tại cho đội ngũ cán
bộ làm việc với các đối tác Nam Phi; phát triển đội ngũ các chuyên gia chuyên
sâu về thị trường Nam Phi.
Ngoài ra cần có thêm các chính sách và biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là
các hỗ trợ phi tài chính, tư vấn chiến lược kinh doanh thâm nhập thị trường Nam
Phi cho các doanh nghiệp. Cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt
thông tin (đầy đủ, kịp thời,chính xác), đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại,
đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dẫn dắt cho các doanh nghiệp xây dựng và thực
hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing theo cặp thị trường/sản phẩm...
3.3.1.4 Lựa chọn phương thức trao đổi, giao thương phù hợp với hoàn cảnh và khả
năng của từng doanh nghiệp:
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 81
Đối với thị trường Nam Phi, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua 3 hình thức: một là XNK quan trung gian, hai
là XNK trực tiếp và ba là đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp tại Nam Phi. Tuy
nhiên, hiện nay việc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trực
tiếp tiếp cận với thị trường Nam Phi là rất khó khăn, hầu hết đều phải qua một khâu
trung gian hoặc một nước trung gian nào đó. Đó là một bất lợi lớn đối với các
doanh nghiệp bởi như vậy sẽ khiến cho chi phí tăng lên khiến cho giá cả hàng hoá
khi đến với thị trường Nam Phi cũng cao hơn. Không những thế còn khiến các
doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh, nhất là những mặt hàng thời vụ. Nhưng dù
sao một con đường của hàng hoá trực tiếp từ Việt Nam sang Nam Phi và ngược lại
vẫn cần thời gian để có thể hình thành và hoàn thiện. Trong lúc này chúng ta vẫn cần
phải tận dụng các thị trường trung chuyển để đưa hàng hoá đến với thị trường mục tiêu
của mình.
Để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc khai thác và và sử
dụng tốt các thị trường trung chuyển nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, cần phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, đặc
biệt là sự hỗ trợ thiết thực của các tổ chức đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thương
vụ, sứ quan. Tất cả các tổ chức này phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn, hiệu
quả hơn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp kịp thời và hiệu quả.
3.3.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Nam Phi
Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động
XNK nói chung. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy ở các quốc gia thành công trong
hoạt động XNK hàng hoá đều là những quốc gia có các tổ chức và hoạt động xúc
tiến thương mại mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Trong những năm
qua, nhiều chương trình xúc tiến thương mại giữa 2 Việt Nam và Nam Phi cũng đã
được tiến hành. Điển hình là hội chợ triển lãm ASEANTEX 2005 được tổ chức tại
thành phố Johannesbourg vào tháng 11/2005. Đây là một nỗ lực của các doanh
nghiệp Việt Nam nhằm mở ra cánh cửa và thị trường Nam Phi nói riêng và thị
trường Châu Phi nói chung. Các mặt hàng được giới thiệu tại hội chợ là dệt may,
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 82
nông sản thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, nội thất, máy móc và sản phẩm công
nghệ thông tin... Tuy nhiên trên thực tế hiệu quả từ những đợt khảo sát, thăm dò thị
trường của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều
nguyên nhân để lý giải cho điều này nhưng tựu chung lại vẫn là do phương pháp tổ
chức các hoạt động xúc tiến thương mại chưa thật tốt.
Để nâng cao hiệu quả của vấn đề này, có thể áp dụng một số giải pháp như:
Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại, phát huy tốt
vai trò của thương vụ và cơ quan đại diện ngoại giao. Đồng thời Chính phủ, Bộ
Ngoại Giao, Bộ Công thương cần tăng cường nguồn nhân lực và kinh phí, tạo
điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các thương vụ là tốt vai trò hỗ
trợ cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, xuất khẩu sang thị trường Nam Phi.
Ngoài việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thì cũng cần phải có kế
hoạch xây dựng một hoặc một số trung tâm “sản phẩm Việt Nam” với hoạt động
chủ yếu như: cung cấp thông tin thị trường và thương nhân, tuyên truyền quảng
bá giới thiệu sản phẩm, quảng bá doanh nghiệp; tìm kiếm và giao dịch với khách
hàng, đàm phán và thực hiện ký kết các hợp đồng; thực hiện các dịch vụ thương
mại khác…
Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện đảm bảo thuận lợi và an
toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại
...Chị Kim, một người sống tại Nam Phi, cho biết cộng đồng người Việt ở
Nam Phi khá khiêm tốn, chủ yếu là gia đình cán bộ làm việc ở đại sứ quán,
du học sinh... sống tập trung ở thủ đô Pretoria. Vừa rồi có một người VN ở
thủ đô Pretoria đến rủ chị mở một nhà hàng mang tên "Vietnam House"
nhưng chị từ chối, bởi chị đang ấp ủ một ý tưởng lớn hơn:
"ở Nam Phi cộng đồng nào cũng có khu vực riêng của họ, những khu phố
Tàu, phố Mã Lai, phố Hi Lạp, phố ấn Độ... sao mình không mở một phố
Việt?”. Chị Kim cho hay "Vietnam Town" của chị đang trong giai đoạn thăm
dò chọn địa điểm mua đất ở Johannesburg, nếu không có gì trở ngại sẽ được
khai trương vào năm 2007.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online - Nam Phi du ký
annelID=89
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 83
các thành phố lớn của Nam Phi để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại
và phục vụ hoạt động XNK của doanh nghiệp.
Nâng cao vai trò và năng lực xúc tiến thương mại của các hiệp hội.
Trong xu thế hiện nay, khi nhà nước không can thiệp vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vai trò của các hiệp hội là rất quan
trọng và cần thiết. Hiệp hội là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa
doanh nghiệp và nhà nước. Hiện nay, tất cả các mặt hàng nông sản chủ lực của
nước ta đều đã thành lập hiệp hội như: Hiệp hội lương thực, Hiệp hội cà phê, ca
cao (VICOFA), Hiệp hội cao su, Hiệp hội chè (VITAS), Hiệp hội trái cây, Hiệp
hội điều... Như vậy vấn đề bây giờ chỉ còn là việc phát huy vai trò đầu tàu của
các hiệp hội trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
hoạt động xuất khẩu nông sản.
Thị trường Nam Phi là một thị trường còn khá mới mẻ đối với các
doanh nghiệp Việt Nam nên nhà nước cần phải hỗ trợ và khuyến khích các
doanh nghiệp thành lập “Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu sang
Nam Phi”. Hiệp hội này sẽ là tổ chức tự nguyện tập hợp các doanh nghiệp đã,
đang và sẽ có quan hệ kinh tế - thương mại với Nam Phi. Thông qua hiệp hội
này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tìm hiểu và cùng liên kết để
xâm nhập vào thị trường Nam Phi và tư vấn cho Chính phủ các chính sách, biện
pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại với Nam Phi.
3.3.1.6 Tăng cường các hoạt động đầu tư để thúc đẩy thương mại
a. Thực trạng đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi:
Mặc dù hiện nay cả Việt Nam lẫn Cộng hoà Nam Phi đều có những tiềm
năng lớn cho sự phát triển quan hệ đầu tư nhưng các hoạt động trong lĩnh vực đầu
tư mới chỉ là những hoạt động bước đầu tìm hiểu và thăm dò thị trường hai nước.
Theo đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Nam Phi, ông Trần Duy Thi, đầu tư
của Việt Nam vào Nam Phi đến thời điểm hiện nay chỉ gần như con số không trong
khi đã có một vài doanh nghiệp Nam Phi đầu tư vào Việt Nam như SAB Miller
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 84
(1/2006, đầu tư 22,5 triệu USD vào một dự án liên doanh với Vinamilk để sản xuất
bia) và công ty Coca-Cola Sabco (đầu tư 3 nhà máy sản xuất tại TP Hồ Chí Minh,
Hà Tây và Đà Nẵng). Tuy nhiên ông cũng cho biết rằng cả hai nước vẫn đang nỗ
lực tìm kiếm những lĩnh vực tiềm năng của mình để thu hút đầu tư lẫn nhau.
Để giải thích cho điều này, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở trên cả 2 góc
độ: từ phía nhà nước và từ bản thân các doanh nghiệp.
Về phía nhà nước Việt Nam: hiện nay cho dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực
trong việc tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các
nhà đầu tư trong nước sang các nước khác. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vướng mắc
khiến các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn ngần ngại. Ví dụ như theo luật
đầu tư của Việt Nam, đối tượng tham gia đầu tư ra nước ngoài là các doanh nghiệp
nhà nước thành lập theo các quy định của luật pháp Việt Nam mới được đầu tư ra
nước ngoài; còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên tham gia hợp
đồng hợp tác kinh doanh thì không được đầu tư ra nước ngoài; Các doanh nghiệp
khi đầu tư ra nước ngoài chỉ được sử dụng vốn tự có để đầu tư, doanh nghiệp chỉ
được sử dụng vốn nay nếu được phép Thủ tướng Chính phủ...
Từ phía các doanh nghiệp: về nhận thức, đa số các doanh nghiệp Việt
Nam còn đắn đo, do dự trong việc đầu tư vào thị trường Châu Phi nói chung và thị
trường Nam Phi nói riêng. doanh nghiệp chưa cân nhắc kỹ và tính toán đúng những
chi phí bỏ ra, chưa nắm chắc nguồn lực của nước định đầu tư. Khả năng tài chính
của từng doanh nghiệp yếu, tính liên kết hợp tác với nhau không cao, khả năng cạnh
tranh thấp...
b. Giảp pháp tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Nam Phi
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm đầu tiên là khung pháp lý cho các nhà đầu
tư. Nhà nước cần có những cơ chế thoáng hơn và có tính chất khuyến khích, hỗ trợ
hơn đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào Nam Phi, nhất là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước có thể tạo điều kiện tín dụng cho các doanh nghiệp
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 85
với một lãi suất ưu đãi giúp họ xây dựng được cơ sở làm ăn của mình trên đất bạn
và từ đó có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ về thông tin cho các doanh
nghiệp. Như đã trình bày trong phần khó khăn của các doanh nghiệp khi muốn đầu
tư vào Nam Phi, thông tin là vấn đế cần được quan tâm nhiều nhất. Hầu hết các
doanh nghiệp đều chỉ có những thông tin sơ khai về thị trường mình định đầu tư, và
điều đó khiến họ không dám mạnh dạn đưa vốn của mình sang một đất nước xa lạ
như Nam Phi. Vì vậy nhà nước cần có các kênh thông tin không những nhanh nhạy,
chính xác về thị trường Nam Phi mà các kênh thông tin đó phải giúp ích trực tiếp
cho những doanh nghiệp muốn vào làm ăn tại đất nước này.
Còn một vấn đề nữa là thu hút các nhà đầu tư Nam Phi vào Việt Nam. Tất
nhiên điều người ta luôn nhắc đến là môi trường đầu tư. Việt Nam là một nước có
nhiều điểm tương đồng với Nam Phi nên chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp Nam
Phi muốn tận dụng lợi thế đó để phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên sự
rườm rà trong khâu thủ tục và những hạn chế trong khuôn khổ luật định là rào cản
khiến họ chưa dám đưa ra quyết định đầu tư. Nếu Chính phủ quan tâm đến vấn đề
này và có những biện pháp giải quyết kịp thời, không những chỉ có hoạt động đầu
tư giữa hai nước khởi sắc mà quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ có những bước
tiến mới.
3.3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp:
3.3.2.1 Đa dạng hoá hình thức và phương thức thâm nhập thị trường.
Thị trường Nam Phi có sự khác biệt lớn về chính sách và mức độ phức tạp
trong việc xử lý các vấn đề phát sinh, các xu hướng ưu tiên về chính sách cũng rất
khác nhau, đặc biệt là trong những năm gần đây khi chính phủ Nam Phi đang cơ cấu
lại nền kinh tế. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hoá các hình
thức và phương thức tiếp cận thị trường để có thể tận dụng được cả những thị
trường lớn lẫn các thị trường ngách, tuy nhiên phù hợp với năng lực, quy mô và
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 86
trình độ của các doanh nghiệp. Sự đa dạng hoá đó cũng sẽ giúp các doanh nghiệp
giảm thiểu rủi ro và nguy cơ khi thâm nhập thị trường vốn không quen thuộc này.
Các hình thức và phương thức thâm nhập có thể bao gồm phát triển các
quan hệ thương mại theo nghĩa rộng như xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trực
tiếp hoặc sử dụng các trung gian, đầu tư theo hình thức liên doanh, liên kết hoặc
thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu từ của Việt Nam, sử dụng linh hoạt các hình
thức cấp giấy phép, nhượng quyền thương mại, đầu tư chứng khoán, đầu tư mạo
hiểm...
3.3.2.2 Các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hài lòng với sản phẩm
của mình vì giá rẻ, dễ được thị trường như Nam Phi chấp nhận. Tuy nhiên lối suy
nghĩ đó dường như đang ngày càng trở nên lạc hậu. Thị trường Nam Phi không phải
chỉ của riêng những người có thu nhập thấp. Hiện nay, theo xếp hạng của IMF,
Nam Phi đang là một trong 50 quốc gia giàu nhất thế giới. Vì thế nhu cầu về hàng
hoá cao cấp cũng đang ngày càng gia tăng. Chỉ nói riêng về mặt hàng may mặc,
Việt Nam luôn tự hào về giá nhưng trước sự cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc,
đó không còn là ưu thế của Việt Nam. Không những thế, về mẫu mã, hàng dệt may
của Trung Quốc còn hơn Việt Nam rất nhiều. Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất
hàng may mặc Việt Nam là phải đầu tư cho khâu thiết kế để cho ra đời những sản
phẩm không chỉ bền, rẻ,phù hợp với sở thích của người dân Nam Phi, mà còn phải
có được mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đáp ứng cả nhu cầu của những người có thu nhập
cao tại đất nước này.
3.3.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hoạt động
Marketing và xây dựng thương hiệu.
Hiện nay hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một hệ thống
phân phối hàng hoá nào được tổ chức quy củ và hoàn chỉnh tại thị trường Nam Phi.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc xuất khẩu hàng hoá
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 87
... Hôm vào siêu thị Wing Hin trên đường Maroelana ở thủ đô Pretoria
mua hàng, tôi mừng hụt khi thấy nhiều hàng hóa ghi chữ Việt ở mặt
trước bao bì "dứa Long An", "mì gói hai con cua"..., vậy mà phía sau
nơi xuất xứ lại là... Thái Lan! Người bán hàng cho biết người dân nơi
đây rất thích những loại thực phẩm này, nhưng họ vẫn cho rằng nó đã
được nhập từ Thái Lan.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online - Nam Phi du ký
hannelID=89
sang thị trường này, còn khâu phân phối chủ yếu là của các doanh nghiệp Nam Phi.
Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn trên đất Nam Phi, phần nhiều vẫn chỉ là
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiên về bán lẻ hơn là quy mô của một nhà
phân phối lớn.
Bên cạnh việc xây dựng được hệ thống phân phối thì các doanh nghiệp
cũng cần tăng cường hoạt động Marketing và phát triển thương hiệu cho các sản
phẩm của mình. Có một điều trớ trêu hiện nay là người dân Nam Phi rất ưu chuộng
những sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam, nhưng họ lại chỉ biết đó là
những sản phẩm của các nước khác do trên bao bì các sản phẩm ghi xuất xứ từ các
nước đó.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 88
3.3.2.4 Tạo ra sự liên kết và thành lập tổ chức các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nam Phi.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một ngành hàng có thể liên kết, tạo
thành các hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo thành một
thế lực mạnh hơn trong xuất khẩu hàng hoá. Các hiệp hội này sẽ là đầu mối tìm
kiếm thị trường và nguồn khách hàng tại Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung,
từ đó chia sẻ cho các doanh nghiệp những hợp đồng có được. Ngoài ra sự liên kết
này còn giúp các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí trong việc nghiên cứu
thị trường cũng như chi phí xuất khẩu. Tất nhiên để làm được điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp trong hiệp hội phải có sự đoàn kết, phối hợp và luôn có tinh thần giúp
đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
3.3.2.5 Xây dựng các kho ngoại quan để chứa hàng hoá:
Hiện nay, theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam, khoảng cách địa lý là một
trong những cản trở lớn nhất đối với công việc kinh doanh của họ. Vì thế, xây dựng
hệ thống kho ngoại quan sẽ là một giải pháp để khắc phục khó khăn này khi nó cho
phép đáp ứng các lô hàng nhỏ, nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên việc xây dựng
được kho ngoại quan trên đất Nam Phi không phải là một điều dễ dàng. Trước mắt,
các doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng với các đối tác địa phương hoặc hoạt động
trong lĩnh vực cho thuê kho ngoại quan để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
mình. Sau đó, nếu thị trường có tiềm năng và điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành xin
phép đầu tư xây dựng kho ngoại quan tại địa điểm thuận lợi.
Trên đây là định hướng, triển vọng và một số giải pháp nhằm phát triển
mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi. Hi vọng rằng những
giải pháp đó sẽ là một phần đóng góp nhỏ bé vào các nỗ lực của chính phủ và các
doanh nghiệp trong việc đưa quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước lên một
tầm cao mới.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT 89
KẾT LUẬN
Đa dạng hoá quan hệ quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế đã trở thành
một ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Đảng và Chính phủ. Để thực
thi chính sách đó, Việt Nam đã tích cực mở rộng các mối quan hệ nói chung, quan
hệ thương mại nói riêng với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Phi
nói chung, Cộng hoà Nam Phi nói riêng tuy là một trong những thị trường mục tiêu
của Việt Nam trong thời gian qua nhưng những kết quả giao thương giữa hai bên
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có.
Vẫn còn rất nhiều vấn đề có thể đem ra bàn luận và nghiên cứu về mối
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi nhưng trong khuôn khổ
của bài khoá luận này, em chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng xuất nhập khẩu
giữa hai nước, đồng thời đưa ra một số định hướng, triển vọng và giải pháp nhằm
thúc đẩy mối quan hệ đó. Em hi vọng rằng tiếp sau khoá luận của em sẽ có thêm
nhiều bài nghiên cứu sâu hơn nữa về đề tài này, sẽ có thêm nhiều ý kiến và giải
pháp nhằm giúp mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đạt
được những thành tựu mới, to lớn hơn và tương xứng hơn với tiềm năng của mỗi
nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt:
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị quốc gia, 2006.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010,
2006.
3. Bộ Thương mại: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một
số nước Châu Phi, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số 2002-78-002, 2002.
4. Bộ Thương mại (Vụ Châu Phi - Tây Nam Á): Thị trường Châu Phi và giải pháp
xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, 2004.
5. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam: Hội thảo hợp tác thương mại - đầu
tư Nam Phi - Việt Nam, Hà Nội, 9/2005.
6. Đại Sứ Quán Nam Phi tại Việt Nam: Cẩm nang thương mại Nam Phi, Hà Nội,
7/2004.
7. Đại Sứ Quán Nam Phi tại Việt Nam: Khám phá Nam Phi, Hà Nội, 2005.
8. Đại học Kinh tế quốc dân: Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi, thực trạng
và giải pháp, Hà Nội, 2007.
9. Đỗ Đức Bình: Quan điểm và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
Nam - Châu Phi, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu
Phi, thực trạng và giải pháp”, ĐH KTQD, 5/2006.
10. Tổng cục Hải quan: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu, 2005,2006, 8
tháng đầu 2007
B. Tài liệu tiếng Anh:
1. Dani Rorik: Understanding South Africa’s Economic Puzzle, Harvard University,
9/2006.
2. Standard Bank: Economic profile, South Africa 2007, April 2007
3. Statistic South Africa: Mid-year population estimates 2007, www.
Statssa.gov.za
4. South Africa Chamber of Business: Business Confident Index, 8/2007
5. Economic @ANZ: Country Update: South Africa, 4/2006
6. Nguyen Hai Dat: Strengths, weeknesses, opportunities and threats for Vietnam
in the trade relation with Africa, Journal of Economics & Development, Volumes
22, June 2006
7. Hoang Van Hoa, Nguyen Hai Dat: Measures to develop Vietnam - Africa trade
relations, Vietnam Economic Review, No 10, Oct 2005.
C. Websites:
1. Bộ Công Thương Nam Phi: Cán cân thương mại Việt Nam và Nam Phi
2. Bộ Công Thương Việt Nam: Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt
Nam và Cộng hoà Nam Phi trong các năm qua:
201.uP?uP_root=me&action=hrms_select_department&id=0A69BF6B-9E69-
2916-D976-4A7C76DA6FCF
3. Bộ Ngoại Giao: Nam Phi coi Việt Nam là đối tác quan trọng
4. Bộ ngoại giao: Triển vọng hợp tác Việt Nam - Nam Phi là rất tươi sáng
5. Báo Tổ quốc, trang báo điện tử của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch: Doanh
nghiệp Việt Nam - Nam Phi xích lại gần nhau.
neId=78
6. CIA: World Fact Book 2007
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sf.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3851_3898.pdf