Mục lục.
A. Lời mở đầu 2
B. Nội dung.
I.Khái quát chung về đề tài.
1. Tỷ giá .3
1.1. Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái .3
1.2. Phân loại tỷ giá .3
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá .5
1.4. Chênh lệch tỷ giá 6
1.5. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( nghiệp vụ ác-bit trên thị trường ngoại hối) 6
2.Thị trường ngoại hối
2.1. Định nghĩa về thị trường ngoại hối 6
2.2. Chức năng của thị trường ngoại hối 7
2.3. Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối 7
2.4. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá .9
2.4.1. Khái niệm .10
2.4.2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và quy tắc phòng ngừa 10
II. Xây dựng mô hình giải quyết đề tài .11
III. Thử nghiệm áp dụng trong mô hình kinh tế - phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình kinh tế lượng.
1. Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .12
2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro
2.1. Lập danh mục đầu tư các ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất 15
2.2. Ứng dụng nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái bằng các sản phẩm phái sinh 16
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ 16
2.2.2. Giao dịch hợp đồng tương lai .17
2.2.3 Giao dịch Swap ( Hoán đổi ) 18
2.2.4. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn .20
3. Một số kiến nghị .22
C. Kết luận 23
D. Mục lục .24
A. Lời Mở Đầu
Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở nước ta có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng với hoạt động tín dụng truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận chung của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại lớn đều đầu tư khá mạnh cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng như các hoạt đông kinh doanh khác của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng, có khả năng gây ra tổn thất rất lớn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi mà nước ta đã gia nhập WTO.
Để xem xét vấn đề trên một cách cụ thể và trực quan hơn chúng ta xem xét một ngân hàng thương mại - là một trong hệ thống liên ngân hàng.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) là một trong những ngân hàng cổ phần, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng cho các nhóm khách hàng tại các vùng kinh tế phát triển của Việt Nam.Với các hoạt động đa dạng trên thị trường Vietcombank không chỉ kinh doanh ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận. Chính những hoạt động này không thể tránh khỏi tình trạng rủi ro về tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng. Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau, do đó cũng có các phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối khác nhau giữa các ngân hàng. Dưới đây là các phương pháp phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, trên cơ sở đó chúng ta phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Với những nhận định trên chúng ta nhận thấy rằng ngoại hối có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia nhất là một quốc gia đang trong thời kì phát triển như hiện nay của nước ta.Vì thế, việc nghiên cứu, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và được nhiều ngân hàng quan tâm.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của TS. Trần Trọng Nguyên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài cho nghiên cứu của mình là :
"Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam".
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Giao dịch hợp đồng tương lai ...................................................................17
2.2.3 Giao dịch Swap ( Hoán đổi )......................................................................18
2.2.4. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn .........................................................20
3. Một số kiến nghị .............................................................................................22
C. Kết luận ..........................................................................................................23
D. Mục lục...........................................................................................................24
A. Lời Mở Đầu
Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở nước ta có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng với hoạt động tín dụng truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận chung của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại lớn đều đầu tư khá mạnh cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng như các hoạt đông kinh doanh khác của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng, có khả năng gây ra tổn thất rất lớn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi mà nước ta đã gia nhập WTO.
Để xem xét vấn đề trên một cách cụ thể và trực quan hơn chúng ta xem xét một ngân hàng thương mại - là một trong hệ thống liên ngân hàng.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) là một trong những ngân hàng cổ phần, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng cho các nhóm khách hàng tại các vùng kinh tế phát triển của Việt Nam.Với các hoạt động đa dạng trên thị trường Vietcombank không chỉ kinh doanh ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận. Chính những hoạt động này không thể tránh khỏi tình trạng rủi ro về tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng. Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau, do đó cũng có các phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối khác nhau giữa các ngân hàng. Dưới đây là các phương pháp phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, trên cơ sở đó chúng ta phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Với những nhận định trên chúng ta nhận thấy rằng ngoại hối có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia nhất là một quốc gia đang trong thời kì phát triển như hiện nay của nước ta.Vì thế, việc nghiên cứu, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và được nhiều ngân hàng quan tâm.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của TS. Trần Trọng Nguyên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài cho nghiên cứu của mình là :
"Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam".
B. Nội Dung
I.Khái quát chung về đề tài :
1. Tỷ Giá :
1.1.Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái :
*Khái niệm : Tỷ giá là một nội dung quan trọng trong tài chính quốc tế.
Theo quan điểm cổ điển :Tỷ giá là tỷ lệ so sánh ngang giá vàng giữa hai đồng tiền của hai nước ,là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác .
Theo quan điểm kinh tế hiện đại :Tỷ giá là giá mà người ta trả khi mua hoặc nhận được khi bán một ngoại tệ , trên thị trường ngoại hối tỷ giá là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
Như vậy tỷ giá hối đoái đơn giản là giá cả của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác . Bởi vì tỷ giá giữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền còn lại nên sẽ có hai cách biều thị chúng:
+) Số đồng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ - thí dụ ,coi Việt Nam đồng VNĐ là đồng nội tệ ,vào ngày 6 tháng 2 năm 2007 ,người ta sẽ cần khoảng 16000 VNĐ để mua một đô la Mỹ.
+) Số ngoại tệ đổi lấy một đồng nội tệ - cũng coi VNĐ là đồng nội tệ ,vào ngày 6 tháng 2 năm 2007 người ta sẽ cần khoảng 0.0000625 $ để mua một VNĐ.
1.2. Phân loại tỷ giá :
(1). Tỷ giá mua vào và bán ra :
Định nghĩa 1: Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
Định nghĩa 2 : Tỷ giá bán ra là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
(2). Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn :
Các nhà buôn ngoại hối không chỉ kinh doanh giữa một loạt các đồng tiền khác với nhau mà còn sử dụng một loạt các tỷ giá khác nhau đối với mỗi đồng tiền mà chúng ta vẫn gọi là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
Định nghĩa 3: Tỷ giá giao ngay
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá niêm yết giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lập tức. Nói cách khác, tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền với nhau. Trong thực tế, thông thường sẽ có hai ngày trễ giữa hôm đặt lệnh mua hoặc bán giao ngay với hôm thực sự trao đổi tiền cho nhau vì những lý do như là giấy tờ chứng minh, các thủ tục và việc thực hiện thanh toán.
Định nghĩa 4 : Tỷ giá kỳ hạn
Ngoài tỷ giá giao ngay thì các tổ chức king tế còn có thể cam kết với nhau ngày hôm nay để trao đổi đồng tiền với nhau vào một ngày nhất định trong tương lai, thôn thường là sau 1 tháng ( 30 ngày ), 3 tháng ( 90 ngày ), 6 tháng (180 ngày ), 9 tháng (270 ngày ), và 1 năm ( 360 ngày ). Tỷ giá trao đổi cho cuộc nua bán này được gọi là tỷ giá kỳ hạn.
(3). Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản :
Định nghĩa 5 : Tỷ giá tiên mặt
Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.
Định nghĩa 6 : Tỷ giá chuyển khoản
Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
(4). Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa :
Định nghĩa 7 : Tỷ giá mở cửa
Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.
Định nghĩa 8 : Tỷ giá đóng cửa
Tỷ giá đóng cửa là tỷ gía áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.
(5). Tỷ giá chính thức :
Định nghĩa 10 : Tỷ giá chính thức
Tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chinh thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối của chính phủ như xác định nợ vay của chính phủ.
(6). Tỷ giá chợ đen :
Định nghĩa 11: Tỷ giá chợ đen
Tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng do quan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định.
(7). Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế, và tỷ giá hiệu quả :
Các nhà lập chính sách và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm tới việc phân tích những tác động của sự thay đổi tỷ giá tới nền kinh tế và cán cân thanh toán. Bản htân tỷ giá không chứa đựng nhiều thông tin. Để phân tích những tác động và các ngụ ý của việc thay đổi tỷ giá, các nhà kinh tế xây dựng các chỉ số tỷ giá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả. Bởi vì hầu hết các nhà quản lý quốc tế và ở mỗi quốc gia đều niêm yết tỷ gioá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả tính bằng số ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ nên chúng ta sẽ sử dụng các định nghĩa có tính giả thuyết này để xem xét tỷ giá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả. Điều đó có nghĩa là việc tăng chỉ số tý giá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả hàm ý rằng đồng nội tệ lên giá.
Định nghĩa 12 : Tỷ giá danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa : Tỷ giá thường được niêm yết vào một ngày cụ thể được gọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ trên thị trường ngoại hối ( thí dụ 0.0000625 $/1 VNĐ )
Định nghĩa 13 : Tỷ giá thực tế
Tỷ giá thực tế là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia đang xem xét. Tỷ giá thực tế thường được biểu diễn dưới dạng toán học như sau:
er=
Trong đó er là chỉ số tỷ giá thực tế; e là tỷ giá danh nghĩa ( số ngoại tệ tính trên một đơn vị nội tệ ) dưới dạng chỉ số, P là chỉ số giá trong nước, và Pf là chỉ số giá nước ngoài.
Tỷ giá thực tế được xây dựng dựa trên công thức trên.
Định nghĩa 14 : Tỷ giá hiệu quả
Tỷ giá hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của một đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính toéi trọng số.
Bởi vì hầu hết các quốc gia trên thế giới không thực hiện quan hệ thương mại bằng duy nhất một đồng ngoại tệ nên các nhà lập chính sách không quá quan tâm tới những gì xảy ra giữa đồng tiền của quốc gia mình với một loại ngoại tệ khác, mà họ quan tâm tới tỷ giá trao đổi giữa đồng nội tệ với một giỏ ngoại tệ khác mà có quan hệ thương mại với nước này.
Định nghĩa 15 :Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giưa hai đồng tiền được suy từ đồng tiền thứ ba.
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá
Thứ nhất :Sức mua của đồng tiền biểu thị qua chỉ số lạm phát.
Sức mua của đồng nội tệ và ngoại tệ được biểu thị qua chỉ số lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá. Thực chất tỷ giá xác định trên cơ sở cân bằng sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ đó là : Cân bằng sức mua tuyệt đối và cân bằng tương đối.
Thứ hai : Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu ngoại tệ của một nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá.
Theo qui luật của quan hệ cung cầu thì khi có bội thu can cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá giảm ( nội tệ lên giá ,ngoại tệ giảm giá ) và ngược lại khi có bội chi cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá tăng ( ngoại tệ lên giá, nội tệ giảm giá ).
Thứ ba : Lãi suất ,lượng cung ứng tiền :
Trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá là 2 công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau.Việc đề ra một chính lãi suất hợp lý cùng với việc điều hành lượng cung ứng tiền phù hợp với nhu cầu của lưu thông tiền tệ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đó và chỉ số lạm phát sẽ góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, là yếu tố ổn định tỷ giá .
Thứ tư : Các chính sách vĩ mô :
Khi Nhà nước có những thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội tạo lập tức sẽ tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiêu dùng, chỉ số thất nghiệp, bội chi ngân sách ...điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá.
Thứ năm :Yếu tố tâm lý :
Khi tình hình kinh tế, chính trị có thay đổi thì tất yếu sẽ tác động đến tâm lý con người khiến cho tỷ giá có thể đột biến lên xuống trên thị trường.
1.4. Chênh lệch tỷ giá :
Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là spread ( phổ ).
- Tính theo số tuyệt đối : spread =tỷ giá bán ra -tỷ giá mua vào
- Tính theo tỷ lệ :
spread= () * 100%
Trong đó e1 = Tỷ giá mua vào ,
e2 = Tỷ giá bán ra.
1.5. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( Nghiệp vụ ac-bit trên thị trường ngoại hối ) :
Một trong những hàm ý quan trọng của viêc thông tin liên lạc hết sức chặt chẽ giữa người mua và người bán trên thị trường ngoại hối là thường xuyên diễn ra nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi) giữa các đồng tiền và giữa các trung tâm tài chính. Nghiệp vụ ac-bit ( cơ lợi ) là việc khai thác sự khác biệt về giá cả để thu về một khoản lợi nhuận không có rủi ro. Để làm sáng tỏ hai loại nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi), chúng ta giả sử rằng không có chi phí giao dịch và chỉ có duy nhất một loại tỷ giá niêm yết thay vì hai tỷ giá mua - bán.
Nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các trung tâm tài chính :
Là loại nghiệp vụ đảm bảo rằng tỷ giá cuỷa đồng tiền A và đồng tiền B niêm yết ở bất cứ một trung tâm tài chính nào đó cũng phải như vậy
Ngiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các đồng tiền :
Loại nghiệp vụ này đảm bảo sự bằng nhau của tỷ giá chéo, theo nghĩa sau :
Nếu tỷ giá của đồng tiên A và đồng tiền B là xA/1B và nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá giữa đồng tiên C và B là x/y.
2.Thị Trường Ngoại Hối :
2.1.Định Nghĩa Thị Trường Ngoại Hối :
Thị trường ngoại hối là nhân tố hết sức quan trọng nếu không nói là không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi, mua bán, vay mượn ngoại tệ, là nơi thông qua sự cọ xát giữa cung và cầu ngoại tệ để thoả mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế, đồng thời xác định các điều kiện giao dịch, tức là các giá cả, thời hạn và giao vốn.
Ngoại tệ là đối tượng được mua bán, trao đổi, giao dich trên thị trường ngoại hối, nó không giống như những thị trừơng hàng hoá thông thường và cũng không giống thị trường chứng khoán ( giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán có giá ) mà nó mang tính chất biểu tượng và được hiểu như là một cơ chế hơn là một địa điểm. Mô hình chính của thị rường ngoại hối là một hệ thống thông tin giữa những người tham gia.
Thị trường ngoại hối không bắt buộc là một nơi hiện hữu cụ thể, nó được định nghĩa là thị trường mà ở đó người ta mua và bán nhiều loại tiền khác nhau, Những nhân tố nào sẽ quyết định tỷ lệ trao đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, hành vi của tỷ giá và những tác đọng của việc thay đổi tỷ giá là một trong những chủ đề của kinh tế học quốc tế .
2.2.Chức năng của thị trường ngoại hối :
+) Giúp các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế
+) Giúp chu chuyển vốn giữa các quốc gia có hiệu quả, giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo qui luật của thị trường.
+) Có thể thực hiện bảo hiểm các khoản thu xuất khẩu, các khoản thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ và các khoản vay bằng ngoại tệ thông qua các giao dịch kì hạn, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi ...
2.3.Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối :
* Căn cứ vào hình thái tổ chức của các thành viên :
+) Khách hàng nhỏ lẻ :
Bao gồm những nhà kinh doanh, những nhà đầu tư quốc tế, các công ty đa quốc gia, và những người cần trao đổi ngoại hối để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Thông thường, những người này không trực tiếp mua hay bán đồng ngoại tệ, thay vào đó họ sẽ đặt lệnh mua/bán với ngân hàng thương mại.
+) Ngân hàng thương mại :
Ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua/bán từ khách hàng nhỏ lẻ của mình và thực hiện mua bán tiền tệ trên tài khoản của chính ngân hàng, nó sẽ làm thay đổi cấu trúc tiền tệ trong bảng cán cân tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Các ngân hàng có thể làm việc trực tiếp với các ngân hàng khác hoặc thông thường hơn là làm việc thông qua các nhà môi giới.
Như vậy ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục đích :
i) Cung cấp dịch vụ cho khách hàng mua bán lẻ bằng các dịch vụ mua, bán hộ
ii) Giao dịch kinh doanh cho chính ngân hàng để kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.
+) Những nhà môi giới ngoại hối :
Thông thường ngân hàng không trực tiếp giao dịch với nhau, thay vào đó họ chào bán hoặc chào mua các đồng tiền thông qua các nhà môi giới ngoại hối. Hoạt động thông qua các nhà môi giới ngoại hối sẽ có lợi bởi vì họ có được bảng niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán của hầu hết các ngân hàng đối với hầu hết các loại tiền, do vậy khi thông qua môi giới, người ta sẽ có một tỷ giá niêm yết có lợi nhất một cách nhanh chóng nhất và với chi phí thấp nhất. Mỗi trung tâm tài chính thông thường đều có một vài nhà môi giới có quản lý mà thông qua đó các ngân hàng thương mại có thể tiến hành giao dịch.
+) Ngân hàng trung ương :
Thông thường NHTW của mỗi quốc gia không thể bàng quan trước việc thay đổi trong giad trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia mình, và mặc dù tỷ giá ở các nước công nghiệp lớn trên thế giới đã được để tự do biến động từ năm 1973 nhưng các ngân hàng trung ương vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua hoặc bán đồng tiền ra để nhằm ảnh hưởng tới tỷ giá kỳ hạn giữa đồng tiền của quốc gia mình với các đồng tiền của quốc gia khác. Trong chế độ tỷ giá cố định, các nhà quản lý có nghĩa vụ phải mua tiền khi cung vượt quá cầu và bán tiền khi cầu vượt quá cung.
* Căn cứ vào chức năng hoạt động của các thành viên trong thị trường ngoại hối :
+) Những người tạo giá sơ cấp :
Còn gọi là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp hay những nhà tạo thị trường, tạo giá cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều. Khi được yêu cầu họ sẽ yết đồng thời giá mua vào và giá bán ra và sẽ mua vào và bán ra theo giá đã yết với số lượng hợp lý. Họ được gọi là những nhà bán buôn. Đó là những ngân hàng chính, những nhà đầu tư lớn và các công ty lớn. Tỷ gía giao dịch trên thị trường sơ cấp còn được gọi là tỷ giá bán buôn.
+) Những người tạo giá thứ cấp :
Trên cơ sở giá đã tạo ra trên thị trường sơ cấp, các nhà tạo giá thứ cấp tạo ra tỷ giá mua vào và bán ra phục vụ cho nhóm khách hàng của mình. Những người tạo giá trên thị trường thứ cấp còn gọi là những người bán lẻ. Tỷ giá giao dịch trên thị trường thứ cấp còn gọi là tỷ giá bán lẻ. Thị trường ngoại hối thứ cấp gọi là thị trường bán lẻ. Khi có xuất hiện cầu thêm về ngoại hối hoặc dư cung tạm thời về ngoại hối, những người tạo giá trên thị trường thứ cấp tiến hành giao dịch với các nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp.
+) Những người chấp nhận giá :
Đó là những người tiến hành mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. Họ không yết giá hai chiều cũng không tạo giá trên thị trường thứ cấp. Họ chỉ đơn thuần là những người chấp nhận giá và tiến hành giao dịch.
+) Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn :
Những người cung cấp các dịch vụ tư vấn ngoại hối dưới nhiều hình thức khác nhau cho khách hàng. Các dịch vụ tư vấn ngoại hối cũng được cung cấp dưới những hình thức rất đa dạng. Hầu hết các ngân hàng lớn và các nhà kinh doanh chính cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn ngoại hối cho khách hàng của mình.
+) Những nhà môi giới ngoại hối :
Những nhà môi giới không phải là những nhà tạo thị trường, nghĩa là họ không mua vào cũng như không bán ra các ngoại tệ cho chính mình. Họ chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụ. Khi người mua và người bán đã chấp thuận giá của nhau, nhà môi giới thông báo cho hai người mua và bán là giao dịch đã được tiến hành. Nhà môi giới không chịu trách nhiệm về tiến trình giao dịch giữa các ngân hàng mà cung cấp dịch vụ liên ngân hàng.
Các nhà tạo thị trường có thể giao dịch với nhau bằng các phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất là giao dịch trực tiếp. Phương pháp thứ hai là giao dịch thông qua các nhà môi giới. Giao dịch thông qua các nhà môi giới cho phép các nhà kinh doanh yết giá trên thị trường mà không phải xưng tên của mình.
+) Những nhà đầu cơ :
Những nhà đầu cơ trên thị trường ngoại hối gồm nhiều đối tượng khác nhau. Thí dụ :
- Những nhà tạo thị trường hình thành các trạng thái ngoại hối khác nhau.
- Các công ty thực hiện các giao dịch thương mại có phát sinh rủi ro ngoại hối và chậm trễ bảo hiểm hoậc không bảo hiểm cho tới khi thanh toán.
-Các chính phủ cho vay hoặc đi vay bằng ngoại tệ nhưng chậm trễ bảo hiểm hoặc không bảo hiểm cho tới khi hợp đồng đáo hạn.
- Các cá nhân mua cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác ghi bằng ngoại tệ mà không bảo hiểm rủi ro ngoại hối.
Trong các trường hợp trên, người tham gia thị trường ngoại hối có thể lỗ hoặc lãi, khi tỷ giá biến động. Trong các thí dụ trên, khả năng xảy ra rủi ro ngoại hối là như nhau. Vì thế có thể nói tất cả các giao dịch trên đều thuộc loại đầu cơ. Việc phân biệt giữa các quyết định đầu cơ và quyết định giao dịch kinh doanh thông thường là một việc rất khó.
+) Ngân hàng trung ương can thiệp ngoại hối và lãi suất :
Ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng lên mức lãi suất bằng nhiều cách như sau:
- Cho chính phủ vay tiền bằng cách mua các chứng khoán của chính phủ phát hành lần đầu,
- Hoạt động trrên thị trường mở,
- Rút bớt tiền hay tăng tiền cho hệ thống ngân hàng,
- Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
Ngân hàng trung ương có thể can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại hối bằng các phương pháp khác nhau như :
- Trực tiếp với các ngân hàng,
- Thông qua các nhà môi giới,
- Thông qua các thị trường giao dịch tương lai,
- Thông qua các ngân hàng trung ương khác.
2.4. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.
2.4.1. Khái niệm.
Có nhóm giao dịch làm phát sinh chuyển giao quyền sử dụng về ngoại tệ, có nhóm giao dịch làm phát sinh quyền sự chuyển giao quyền sở hữu về ngaọi tệ. Trong đó, chỉ các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.
Các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ bao gồm :
- Mua, bán ngoại tệ ( giao ngay và kỳ hạn ),
- Thu chi lãi suất bằng ngoại tệ,
- Các khoản thu, chi phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
- Ngoại tệ giả và các giấy tờ có giá giả ghi bằng ngoại tệ.
- Các khoản ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng mất giá trị...
Các khái niệm về trạng thái ngoại tệ bao gồm :
- Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ ( hiện tại và tương lai ), làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường đối với ngoại tệ này ( long the foreign curency - LFC ).
- Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ ( hiện tại và tương lai ), làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản đối với ngoại tệ này (short the foreign curency -SFC ).
- Chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của một ngoại tệ, tại một thời điểm, gọi là trạng thái ngoại tệ ròng (net exchange position - NEP).Vì là trạng tthái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại tệ ròng phản ánh số dư tại một thời điểm.
- Nếu NEP > 0 ( TSC > TSN ), thì ngoại tệ có trạng thái ròng dương,
- Nếu NEP < 0 (TSC < TSN ), thì ngoại tệ có trạng thái ròng âm.
2.4.2 Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và các quy tắc phòng ngừa.
a. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá :
Trên tị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để thu lãi. Chẳng hạn trên thị trường giao ngay :
- Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange position ) : Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi. Khi ấy, nếu như trên thị trường tỷ giá biến động đi ngược lại so với dự đoán của họ thì nhà kinh doanh ngoại hối phải chịu khoả lỗ ngoại hối.
- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage ) : là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh kệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá ( Vì không tạo trang thái ngoại hối ) và không phải bỏ vốn.
- Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra : Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn.
b. Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối :
Một số quy tắc chung về cơ chế quản lý và giám sát rủi ro tỷ giá tại NHTM :
* Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ :
Thông thờng, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại hối thường có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này :
-Phòng kinh doanh ( Dealing Room ): Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào.
- Phòng thanh toán ( Back office ) :có nhiệm vụ thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư...
- Phòng quản lý rủi ro (Mid office ) : có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát hạn mưc mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh các hoạt động quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ đầu cơ.
* Quản lý bằng công cụ hạn mức :
Hạn mức (position limits ) là giới hạn trạng thai ngoại tệ tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện
* Sử dụng công cụ lệnh :
Một phương pháp khác, nhà kinh doanh có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã đưa ra trước đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. trong mỗi lệnh phải nói rõ giá cả, các thông số để trên cơ sở đó một giao dịch có thể thực hiện. Các lệnh đó là :
- Limit order : Tại tỷ giá đã được xác định, lệnh được tiến hành thực hiện. Đôi khi, chỉ có một ohần của lệnh có thể được thực hiện tại mức tỷ giá đã xác định.
- At the market order : Giao dịch phải được thực hiện ngay lập tức theo tỷ giá tốt nhất hiện hành có sẵn trên thị trường.
- Stop loss order : Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một đồng tiền nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản chaats của lệnh này là nhằm phòng ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh chưa được thực hiện, chừng nào tỷ giá trên thị trường biến động chưa đến tỷ giá giới hạn cho phép. Mức tỷ giá mà tại đó lệnh được thực hiện có thể là mức tỷ giá tiếp theo đã vượt ngoài giới hạn cho phép. Hơn nữa, nếu tại mức tỷ giá tiếp theo mà lệnh vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, thì có thể áp các mức tỷ gía xảy ra tiếp theo.
- Take profit order : Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một đông tiền nào đó, muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này khi đạt được một mức lãi suất nhất định. Tương tự như Stop loss order, take profit order được thiết kế, khi thị trường biến động đến một mức độ nhất định nào đó thì lệnh được thực hiện.
- Open or good unit canceled orders :Lệnh này luôn có hiệu lực cho đến khi được thực hiện thì mới thôi; hoặc là bị huỷ bỏ bởi chính người ra lệnh.
- Good unit specified time orders : Các lệnh này sẽ tự động hết hạn, nếu như không được thực hiệh cho đến một thời điểm nhất định nào đó.
- Day/night order : những lệnh ban ngày " Day order" có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm đó đóng cửa. Nhưng lệnh ban đêm "night orders" có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm sau mở cửa.
- Fill or kill order : Thường là các lệnh có hiệu lực trong thời gian ngắn. Hơn nữa, các lệnh cho phép thực hiện toàn bộ hay bất cứ phần nào của lệnh. Phần còn lại chưa được thực hiện trong thời gian hiệu lực của lệnh tự động hết hạn.
- Any part orders : Tại mức tỷ giá đã xác định, bất cứ phần nào của lệnh nếu có thể thực hiện được thì tiến hành thực hiện. Phần còn lại chưa được thực hiện song thì thôi, hoặc là được huỷ bbỏ bởi chính người ra lệnh.
- All or none orders tại mức tỷ giá đã xác định, hoặc là toàn bộ lệnh được thực hiện, hoặc là không một phần nào được thực hiện cả.
- Eitherlor orders : Loại lệnh này liên quan đến hai lệnh, nếu một lệnh đã được thực hiện, thì lệnh kia sẽ tự động bị huỷ bỏ. Ví dụ, nhà kinh doanh có thể thiết lập đồng thời hai lệnh là "Take profit và stop loss order ". Nếu lệnh "Take profit order" của nhà kinh doanh được thực hiện, thì lệnh thứ hai là "Stop loss order " sẽ tự động bị huỷ.
II. Xây dựng mô hình giải quyết đề tài.
Rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngân hàng nói chung được quản lý bởi nhiều yếu tố và công cụ khác nhau. Để quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả thì trước hết ngân hàng phải phân tích và đánh giá được rủi ro tỷ giá ở thời điểm hiện tại và quá khứ như thế nào để có phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn cho những giai đoạn sau. Có nhiều phương pháp để đo lường rủi ro tỷ giá, như phương pháp mean VaR, dựa vào hệ số nhọn và dựa vào các mô hình kinh tế lượng... Trong thực tế phương pháp mean VaR gặp nhiều khó khăn do chính những giả thiết mà mô hình yêu cầu, nên thông thường là sử dụng hai phương pháp dựa vào hệ số nhọn và dựa vào các mô hình kinh tế lượng để đánh giá.
III. Thử nghiệm áp dụng trong mô hình kinh tế -Phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình kinh tế lượng.
1.Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Dựa vào mô hình hồi quy và các mô hình ARCH, GARCH, ARCH-M, T-GARCH ta có thể đánh giá mức độ rủi ro của các ngoại tệ, biết các yếu tố tỷ giá ở thời kỳ trễ, các cú sốc âm và dương có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.
Dựa vào bộ số liệu từ 1/5/2007 đến 30/8/2007 của Vietcombank về tỷ giá giao ngay của 5 loại ngoại tệ chính :USD, GBP, EUR, CAD, AUD ( số liệu theo ngày )ta xây dựng mô hình phân tích rủi ro tỷ giá của Vietcombank.
Ký hiệu SF(t) là tỷ giá giao ngay của ngoại tệ F so với đồng nội tệ ( VNĐ ) tại thời điểm t khi đó lợi suất của tỷ giá ngoại tệ F được tính theo công thức sau :
XF( t ) = ln() ( t = ) .
Đối với chuỗi tỷ giá ngoại tệ của Vietcombank ta sử dụng mô hình hồi qui đơn và mô hình ARCH để phân tích.
Ký hiệu USDm, EURm tương ứng là tỷ giá mua USD, EUR. Mô hình hồi qui đơn và mô hình ARCH(1) đối với chuỗi tỷ giá mua EUR xác định như sau :
EURm(t)=μt + USDm(t) +Ut
μt = β0 +i*Xt-i +*Ut-j
Ut=σt *εt
σ2t =Var ( EURm/Ft-1) = Var(Ut/Ft-1)
σt2 =α0 + α1*σ2t-1
Với điều kiện α0>0, α1≥0
Mô hình hồi qui đơn và mô hình ARCH(1) đối với chuỗi tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá được xây dựng tương tự. Với bộ số liệu về tỷ giá của các ngoại tệ cuả Vietcombank từ ngày 1/5/2007 tới ngày 30/8/2007, sau khi ước lượng và kiểm tra các khuyết tật của mô hình ta có bảng sau :
Bảng kết quả ước lượng của mô hình ARCH của tỷ giá ngoại tệ EUR
β0
P-value
β1
P-value
ARCH
P-value
Tỷ giá mua vào
-15.13555
0.8317
2.272731
0.6077
-0.017135
0.6333
Tỷ giáo bán ra
22.83690
0.0017
-0.056679
0.8972
-0.011808
0.5755
Chênh lệch tỷ giá
0.469706
0.0656
0.076486
0.9454
-0.003272
0.6567
(Nguồn : Số liệu về tỷ giá của Vietcombank theo ngày từ 1/5/2007 đến 30/8/2007 ).
Từ bảng trên cho ta thấy : Khi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ USD tăng 1 đơn vị thì chênh lệch tỷ giá ngoại tệ EUR tăng 7.6486%, tức là tăng chậm hơn mức tăng của USD. Điều này cho thấy lợi nhuận thu được từ chênh lệch tỷ giá của ngoại tệ USD sẽ lớn hơn so với ngoại tệ EUR. Vì thế Vietcombank kinh doanh loại ngoại tệ USD nhiều hơn so với EUR nhằm thu lợi nhuận cao. Nhìn vào hệ số của ARCH(1) ta thấy, đối với Vietcombank thì rủi ro chênh lệch tỷ giá của EUR ở thời kỳ trễ không ảnh hưởng đến rủi ro chênh lệch tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.
Tương tự như vậy ta xây dựng được mô hình hồi quy đơn và mô hình ARCH(1) đối với chuỗi tỷ giá mua, chuỗi tỷ giá bán và chuỗi chênh lệch tỷ giá của GBP. Với cùng bộ số liệu trên, sau khi ước lượng và kiểm tra các khuyết tật của mô hình ta có bảng sau :
Bảng kết quả ước lượng của mô hình ARCH của tỷ giá ngoại GBP
β0
P-value
β1
P-value
ARCH
P-value
Tỷ giá mua vào
-37.15530
0.0068
4.286586
0.0000
1.102243
0.0005
Tỷ giá bán ra
-93.80358
0.0000
7.831375
0.0000
0.940923
0.0235
Chênh lệch tỷ giá
0.416481
0.0000
8.244456
0.0000
0.079661
0.6804
( Nguồn: Số liệu về tỷ giá của Vietcombank từ ngày 1/5/2007 đến ngày 30/8/2007 ).
Từ bảng kết quả cho thấy, đối với Vietcombank, khi tỷ giá mua và tỷ giá bán USD tăng 1 đơn vị thì tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ GBP tăng nhiều hơn mức tăng của tỷ giá USD, khi chênh lệch tỷ giá USD tăng 1 đơn vị thì chênh lệch tỷ giá ngoại tệ GBP tăng 824.4456% - cũng tăng nhanh hơn so với mức tăng của USD. Điều đó chứng tỏ rằng lợi nhuận thu được từ chênh lệch tỷ giá GBP sẽ nhiều hơn so với lợi nhuận thu được từ chênh lệch tỷ giá USD.Qua đó ta thấy Vietcombank kinh doanh GBP có lãi hơn so với USD.
Từ hệ số của ARCH(1) và p-value tương ứng, ta thấy rủi ro tỷ giá GBP ở thời kỳ trễ cũng không ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.
2.Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro.
Kết quả phân tích và đánh giá ở trên cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank có chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Điều này cũng tồn tại ở hầu hết các ngân hàng thương mại nước ta. Qua phân tích mô hình và khảo sát thực tế tôi đề nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.
2.1.Lập danh mục đầu tư các ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất.
Từ nguồn số liệu về tỷ giá mua và tỷ giá bán 3 loại ngoại tệ USD, GBP và EUR ta có thể xác định được danh mục đầu tư có rủi ro ít nhất.
Ma trận Vm của tỷ giá mua 3 loại ngoại tệ ở Vietcombank :
EURm
GBPm
USDm
EURm
4.37311
-0.0613
0.00592
GBPm
-0.061304
0.20308
0.01117
USDm
0.005922
0.01117
0.00261
( Nguồn : Số liệu về tỷ giá của Vietcombank từ ngày 1/5/2007 đến ngày 30/8/2007 ).
Giải hệ phương trình Vm*x =[1].
Với x(x1, x2, x3) là tỷ trọng của 3 ngoại tệ EUR, GBP, USD trong danh mục mua ngoại tệ.
Ta được danh mục tỷ giá mua có rủi ro thấp nhất là :
P = ( -0.721320654, -21.58589635, 23.30722289 ).
Ma trận Vb của tỷ giá bán 3 loại ngoại tệ ở Vietcombank :
EURb
GBPb
USDb
EURb
0.891914
-0.05164
-0.0031
GBPb
-0.051638
3.50936
0.42428
USDb
-0.003071
0.42428
0.05418
( Nguồn : Số liệu tỷ giá của Vietcombank từ ngày 1/5/2007 đến ngày 30/8/2007 ).
Tương tự ta giải hệ phương trình Vb*x = [1], được danh mục tỷ giá bán có rủi ro là thấp nhất :
P = ( 0.052991727, -36.58962157, 37.5843224 ).
2.2.Ứng dụng ngiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái bằng các sản phẩm phái sinh.
Trong hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ thường gặp phải tình trạng rủi ro tổn thất vốn do biến động tỷ giá gọi là rủi ro hối đoái để hạn chế giảm thiểu rủi ro các ngân hàng thường đưa ra giải pháp nghiệp vụ nhằm phòng chống rủi ro, bao gồm các kỹ thuật nghiệp vụ gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng bảo đảm.
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ:
Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ được thực hiện một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó đã xác định mặt khác giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho kinh doanh của mình, giao dịch mua bán kỳ hạn các ngoại tệ được ký tại thời điểm hiện tại và được kết thúc vào kỳ hạn cụ thể xác định trong hợp đồng ( 15 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng... thậm chí có thể hơn 1 năm) theo tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá được xác định bởi hai yếu tố trên thị trường, đó là:
-Tỷ giá trao ngay.
-Lãi suất thị trường của hai đồng tiền liên quan:
Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức chuẩn
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá trao ngay + Điểm kỳ hạn
2.2.2. Giao dịch hợp đồng tương lai:
Một công cụ phòng chống rủi ro hối đoái khác ngày càng được sử dụng rộng
rãi là hợp đồng tương lai. Các hợp đồng tương lai có thể sử dụng vào các mục đích bảo hiểm phòng ngừa rủi ro và vào các mục đích đầu cơ. Đây là những hợp được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Các cá nhân, các công ty, các ngân hàng gửi các lệng đặt mua các lệnh đặt bán một lượng cụ thể ngoại tệ cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Tại sở giao dịch các lệnh đặt mua còn gọi là trạng thái trường ( long positions) được đối chiếu với các lệnh bán hay còn gọi là trạng thái đoản (Short position). Một công ty thanh toán bù trừ (Clearing corporation) của sở giao dịch đảm bảo cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau chắc chắn được thực hiện. Cung cầu và các hợp đồng tương lai được thể hiện thông qua việc các đối tác sắn sàng mua hay bán các hợp đồng, điều này làm cho giá cả các hợp đồng biến động theo giá cả của các lệnh đặt mua, hay đặt bán. Mặt khác giá cả biến động làm cho các hợp đồng mua và bán khớp được với nhau. Trong những tình huống đặc biệt các lệnh đặt, đặt bán có khoảng cách xa nhau về giá cả, các giao dịch trên thị trường tạm thời không xảy ra. Trường hợp này gọi là " Hố ngầm trên sở giao dịch". Trên thị trường tương lai cần thiết tồn tại một số ngày giá trị nhất định. Sau khi đã mua hay bán thì các hợp đồng tương lai ít khi được duy trì cho đến ngày đáo hạn.Những hợp đồng được duy trì cho đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán như các giao dịch kỳ hạn, tức là sau hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng đáo hạn. Đối với các hợp đồng tương lai khối lượng được ngoại tệ được quy định cụ thể. Điều bắt buộc trong giao dịch tương lai là cả người mua người bán hợp đồng phải là thành viên của thị trường và phải có một khoản ký quỹ và phải trả các phí giao dịch. Khác với hợp đồng kỳ hạn hợp đồng tương lai có thể chuyển nhượng hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp động.
Chúng ta xem xét chuyển nhượng hợp đồng tương lai qua ví dụ sau:
Gỉa sử một khách hàng có nhu cầu ngoại tệ GBP vào tháng 8, anh ta muốn sử dụng thị trường tương lai để có được GBP. Có hai cách lựa chọn:
1- Mua hợp đồng tương lai có ngày giá trị vào tháng 6, chờ đến khi hợp đồng đến hạn, nhận GBP sau đó đầu tư số GBP này 2 tháng trên thị trường tiền tệ. Vào tháng 8, khi khoản đầu tư đến hạn sẽ nhận cả gốc và lãi băng GBP.
2- Mua hợp đồng tương lai ngoại tệ bằng GBP có ngày giá trị vào tháng 9 vào thời điểm tháng 8, khi có nhu cầu ngoại tệ GBP thì bán lại hợp đồng tương lai cho sở giao dịch để nhận lại USD và dùng số USD này mua GBP trên thị trường trao ngay theo tỷ giá trao ngay hiện hành tại thời điểm giao dịch.
Theo cách giao dịch thứ hai thì người mua hợp đồng tương lai hầu như đã phòng ngừa được hầu hết các rủi ro ngoại hối. Bởi vì, nếu tỷ giá giao ngay của GBP tại thời điểm chuyển nhượng hợp đồng cao hơn so với thời điểm mua hợp đồng tương lai thì người mua hợp đồng tương lai đã nhận được khoản lãi từ khoản ký quỹ. Khoản lãi này bù đắp cho sự tăng tỷ giá trao ngay của GBP (Tuy không phải hoàn toàn).
Trong quá trình lựa chọn sử dụng nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái khách hàng là Nhà xuất nhập khẩu, người đi vay và cho vay thường ưu tiên sử dụng các hợp đồng kỳ hạn hơn là các hợp đồng tương lai. Ngược lại hợp đồng tương lai được các nhà đầu cơ lựa chọn trong bảo hiểm rủi ro hối đoái
2.2.3. Giao dịch Swap (Hoán đổi):
Giao dịch hoán đổi Swap bao gồm Swap tiền tệ ( Hay Swap ngoại hối) và Swap lãi suất. Hai nghiệp vụ này đều dựa trên nguyên tắc cơ bản nghiệp vụ như nhau nhưng chúng có đặc thù kỹ thuật trên các thị trường riêng biệt.
Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà đầu tư, người đi vay ngoại tệ và các ngân hàng trong việc phong ngừa rủi ro hối đoai hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận ngân hàng trung ương các nước sử dụng Swap như giải pháp hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ. Giao dịch Swap cũng góp phần tích cực làm cho các thị trương tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế liên kết với nhau.
- Giao dịch Swap tiền tệ
Giao dịch Swap tiền tệ là sự kết hợp của một giao dịch trao ngay (Spot transaction) với một giao dịch kỳ hạn (Forward transaction) - đổi một lượng cố định ngoại tệ này lây một lượng biến đổi ngoại tệ khác trong thời gian xác định bắng cách cùng một lúc ký hai hợp đồng: một hợp đồng ký mua - bán trao ngay và một hợp đồng bán - mua kỳ hạn tương ứng. Như vậy Swap là một sự kết hợp đồng thời 2 giao dịch trao ngay và kỳ hạn theo chiều ngược lại được thực hiện với cùng một khoản đối ứng (Cùng một đồng tiền). Do đó Swap không làm ảnh hưởng đến khẳ năng vay nợ của cả hai bên và có thể loại trừ rủi ro ngoại hối
Công thức tổng quát tính điểm Swap là:
R =
Trong đó :
D: Tỷ giá trao ngay.
T1: Lãi suất của đồng tiền yết giá.
T2 : Lãi suất của đồng tiền định giá.
N: Số ngày của kỳ hạn hợp đồng hoán đổi.
R: Gọi là điểm Swap.
Nếu T2 > T1 Sẽ có điểm gia tăng.
Nếu T2 < T1 Sẽ có điểm khấu trừ.
Từ đó suy ra điểm Swap bán là
RB =
Từ đó suy ra điểm Swap mua là
RM =
Ứng dụng Swap tiền tệ:
Cân đối nguôn vốn
Trong thực tế các tổ chức kinh tế thường nảy sinh trường hợp cùng một thời điểm đang tạm thời dư thừa đồng tìên này, nhưng lại thiếu đồng tiền khác, thông qua giao dịch Swap sẽ cân đối được nguồn vốn theo yêu cầu.
Việc xác định tỷ giá trao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác tham gia thoả thuận. Trong thực tế ngân hàng yết gía có thể áp dụng tỷ giá khác nhau trong hợp đồng tuy nhiên để giảm chi phí và tạo điểu kiện thuận lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá trao ngay trong giao dịch Swap là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua và tỷ gía bán.
Cân bằng trạng thái ngoại tệ
Một giao dịch Swap luôn kết hợp với các giao dịch kỳ hạn và giao dịch trao ngay. Khi thực hiện giao dịch Swap, trên thị trường nếu phát sinh nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn thì bao giớ cũng kèm theo nghiệp vụ bán ngoại tệ trao ngay. Các nhà giao dịch đã sử lý làm cân bằng trạng thái ngoại hối trao ngay bằng cách tuần hoàn trúng hàng ngày, hàng tháng cho đến ngày giá trị của hợp đồng kỳ hạn.
Thời gian tồn tại của một giao dịch kỳ hạn có thể được rút ngắn ( Tiến hành sớm hơn kỳ hạn) hoặc kéo dài kỳ hạn ( Gia hạn hợp đồng ) bằng công cụ Swap. Điều này có nghĩa giá trị ban đầu của hợp đồng kỳ hạn được thay thế bắng giá trị sớm hơn hay muộn hơn.
Giao dịch Swap lãi suất
Các thành viên tham gia thị trường sử dụng nghiệp vụ Swap lãi suất nhằm tìm kiếm những nguồn vốn có lãi suất cố định phí tổn thất. Swap lãi suất là nghiệp vụ cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản như Swap tiền tệ tuy có phức tạp hơn.
Cơ sở của giao dịch hoán đổi là sự cam kết của hai bên giao dịch vào một ngày nhất định đổi một lượng cố định ngoại tệ này để nhận một lượng biến đổi ngoại tệ khác với thời hạn xác định khi đến hạn.
Phí tổn của giao dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo số ngày trên cơ sở tỷ gía trao ngay( Đó chính là điểm Swap)
Như vậy trên cơ sở điểm Swap được các ngân hàng thông báo khách hàng sẽ lựa chọn giữa đi vay ngoại tệ hay giao dịch Swap
Ứng dụng Swap lãi suất
Một khách hàng có nhu cầu vay JPY 3 tháng( 90 ngày) đối khoản USD trên thị trường tiền tệ có lãi suất vay 3 tháng JPY 7 7/8 USD 8 1/8
Tỷ giá bình quân USD/JPY =155 * phí tổn Swap - 30 điểm ( - 0,0030 )
Hãy tìm phương án tối ưu cho khách hàng.
cách 1
Khách hàng trực tiếp vay JPY với lãi suất 7=7,875%
cách 2
Khách hàng đi vayUSD với lãi suất 8
thực hiện giao dịch Swap với JPY
theo công thức tính điểm Swap ta có
Công thức tổng quát tính điểm Swap là
R =
Trong đó:
R điểm Swap: - 0,0030
D tỷ giá trao ngay 155
Chênh lệch lãi suất ( T2 - T1) =T
T1 lãi suất đồng tiền yết giá USD
T2 lãi suất đồng tiền định giá JPY
N số ngày xác định 90 ngày
Ta tính chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền T.
ΔT===-0.007
Chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền ΔT=T2-T1=-0.79%
T2=8.125-0.79=7,335.
Như vậy ta thấy khách hàng đi vay USD phải trả lãi 8.125%
vay JPY phải trả lãi 7.335%
2.2.4. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn :
Các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn và hợp đồng ngoại hối tương lai luôn phải được thanh lý giữa các đối tác tham gia. Có nghĩa là đến khi đáo hạn các hợp đồng trên đều phải được các bên thực hiện chấp nhận và thanh toán. Như vậy khi tham gia vào hợp đồng trên các đối tác sẽ không có bất kỳ sự lựa chọn nào, ngoài việc thanh toán hợp đồng, kể cả trong những trường hợp bất lợi cho họ. Không giống như các giao dịch kỳ hạn và tương lai, giao dịch quyền lựa chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền ( không phải nghĩa vụ ) mua hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền được lựa chọn :
- Tiến hành giao dịch thanh toán theo tỷ giá đã thoả thuận cố định tử trước, nếu thấy có lợi cho mình.
- Để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu thấy như vậy ít tốn kém nhất.
Ngược lại đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ một sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn.
Khái niệm : Hợp đồng giao dịch quyền chọn tiền tệ là quyền chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán một tiền tệ này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi nói đến quyền chọn mua hay bán là đối với đông tiền yết giá tức là
- Khi giao dịch quyền chọn mua đồng tiền yết giá bao hàm ý là tương đương với quyền chọn mua đồng tiền định giá.
- Khi giao dịch qyuền chọn bán đồng tiền yết giá bao hàm ý là tương đương với quyền chọn mua đồng tiền địng giá.
Trong mỗi hợp đồng qyuền chọn tiền tệ đều có hai đối tác tham gia, đó là:
Người bán hợp đồng và người mua hợp đồng ( cần phân biệt với người mua bán tiền tệ ), người bán hợp đồng là bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua ngược lại Người mua hợp đồng là mua quyền chọn mua hoặc mua quyền chọn bán.
Một hợp đồng quyền chọn mua ( có thể là mua quyền chọn mua, hoặc mua quyền chọn bán ): Người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn, luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch, nếu thấy có lợi; hoặc quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi.
Một hợp đồng quyền chọn bán (có thể là bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua ): Người bán hợp đồng sau khi đã thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ luôn sẵn sàng giao dịch tại mức giá đã thoả thuận, nếu người mua thực hiện quyền chọn của mình.
Thời điểm các bên đối tác ký kết hợp đồng gọi là thời điểm ký kết hợp đồng - Thời điểm thanh toán hợp đồng gọi là thời điểm giao dịch.
Trong giao dịch quyền chọn tiền tệ tỷ giá áp dụng trong giao dịch gọi là tỷ giá quyền chọn - tỷ giá này ngoài yếu tố cung cầu, còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp.
Nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng quyền chọn tiến hành giao dịch mà không phát sinh bất cứ khoản lãi hay lỗ kinh doanh ngoại hối nào gọi là ngang giá quyền chọn - at the money ( viết tắt là ATM ).
Nếu tỷ giá quyền chọn đúng bằng tỷ giá giao ngày hiện hành gọi là ngang giá quyền chọn giao ngay - At the money spot ( ATM -S ).
Nếu tỷ giá quyền chọn bằng tỷ giá kỳ hạn gọi là ngang giá quyền chọn kỳ hạn - At the money Forward ( ATM -F ).
Nếu bỏ qua phí quyền chọn khi người nắm giữ hợp đồng quyền chọn tiến hành giao dịch mà có lãi gọi là được giá quyền chọn- In the money spot ( ITM ).
Nếu tỷ giá quyền chọn mua thấp hơn hay tỷ giá quyền chọn bán cao hơn so với tỷ giá giao ngay hiện hành gọi là được giá quyền chọn giao ngay - In the money spot ( ITM -S ).
Nếu tỷ giá quyền chọn mua thấp hơn hay tỷ giá quyền chọn bán cao hơn so với tỷ giá kỳ hạn được gọi là được giá quyền chọn kỳ hạn- In the money Forward ( ITM - F).
Khi nắm giữ hợp đồng quyền chọn tiến hành giao dịch mà chịu lỗ thì gọi là giảm giá quyền chọn - Out of the money (OTM ).
Nếu tỷ giá quyền chọn mua cao hơn hay tỷ giá quyền chọn bán thấp hơn so với tỷ giá giao ngay hiện hành gọi là giảm giá quyền chọn giao ngay - Out of the money - spot ( OTM - S ).
Nếu tỷ giá quyền chọn mua cao hơn hay tỷ giá quyền chọn bán thấp hơn so với tỷ giá kỳ hạn gọi là giảm giá quyền chọn kỳ hạn -Out of the money forward ( OTM - F ).
3. Một số kiến nghị.
Nhận thức được mối hiểm hoạ tư rủi ro tỷ giá có thể làm khuynh đảo hệ thống ngân hàng, nên NHNN với vai trò là người quản lý, quy định trạng thái ngoại hối nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro quá mức có thể xảy ra đối với NHTM và tránh nạn đầu cơ. Về giác độ kinh doanh, chính các NHTM mới là người phải quan tâm quản lý chặt chẽ và thường xuyên trạng thái của chính mình, bởi vì lãi haylỗ phát sinh không phải NHNN là người gánh chịu mà chính tổ chức kinh doanh mới là người gánh chịu thực sự. Một thực tế đang tồn tại trong tư duy của một bộ phận cán bộ ngân hàng ( chủ yếu là NHTM Nhà nước ) là chỉ quan tâm là việc làm của mình có vi phạm quy định của pháp luật hay không, còn vấn đề kinh doanh của chính mình là lãi hay lỗ trở thành thứ yếu. Chính vì vậy, một bộ phận cán bộ NHTM đã dành phần lớn kinh nghiệm, năng lực và trí tuệ của mình vào việc lách luật để thực hiện các phi vụ mạo hiểm. Đây là điều trái với đạo lý kinh doanh phổ thông trong kinh tế thị trường. Xuất phát từ thực tế này, việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để các nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN.
Nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, đề nghị :
- Đối với NHNN : Nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày sang quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào.
- Đối với NHTM : Phải nâng cao nhận thức về rủi ro ngoại hối, trên cơ sơ đó thiết lập một mo hình quản lý và hệ thống các công cụ nhằm giám sát và phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
- Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực mới mẻ và phức tạp, nên việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên (trong và ngoài nước ) là rất cần thiết.
C. Kết Luận
Từ những phân tích, đánh giá, giải pháp và kiến nghị nêu trên tôi mong sẽ góp phần nhỏ bé vào việc mở rộng và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Để nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng ta cần tăng cường các dịch vụ phái sinh như : Hợp đồng kỳ hạn , quyền chọn, hợp đồng hoán đổi (Swap ), hợp đồng tương lai....Hiện nay các NHTM ở Việt Nam kinh doanh ngoại hối vẫn chỉ xoanh quanh ba nghiệp vụ là giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, hiện nay qua việc một số ngân hàng thương mại được cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, đã cho thấy đây là một nghiệp vụ tỏ ra khá ưu thế trong mục đích phòng ngừa rủi ro và mục tiêu sinh lời của các ngân hàng. Vì vậy các nghiệp vụ phái sinh phải giữ vai trò chủ đạo, và cần được thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển ở Việt Nam.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Trần Trọng Nguyên và các thầy cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài " Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ".
Với những kiến thức còn hạn chế của mình, nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót, tôi mong nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cô, và các bạn đọc để có thể hoàn thành những bài viết sau một cách tốt hơn.
D. Tài Liệu Tham Khảo
1.PGS.TS.Nguyễn Quang Dong (2002), Kinh tế lượng (Chương trình nâng cao),Nxb : Khoa học &kỹ thuật.
2. Frderic S.Mishkin(2001) :Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb :Khoa học và kỹ thuật.
3. GS.TS.Nguyễn Khắc Minh :Bài giảng môn học - Mô hình tài chính quốc tế.
4. Tạp chí ngân hàng, số 21,22 (11/2006).
5. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006): Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (sách chuyên khảo ),Nxb: Lao động -xã hội.
6. Thị trường tài chính tiền tệ, số 18,21/2005 và 3,4,7/2006.
7. Nguyễn Văn Tiến(1999):Cẩm nang thị trường ngoại hối & các giao dịch king doanh ngoại hối. Nxb: Thống kê.
8. Nguyễn Văn Tiến (2005) :Tài chính quốc tế hiện đại, Nxb : Thống kê.
9. PGS.TS.Hoàng Đình Tuấn: Bài giảng môn học - Mô hình định giá tài sản tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.DOC