Đề tài Quản lý bán hàng cho hệ thống Quản lý nhà hàng

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NƠI THỰC TẬP. 3 1.1) Tổng quan. 3 1.2)Các lĩnh vực hoạt động chính. 4 1.3) Các sản phẩm của công ty. 5 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ HÀNG7 2.1) Mục đích thiết kế phần mềm quản lý nhà hàng. 7 2.2) Thực tế hoạt động của các nhà hàng tại Việt Nam7 2.3) Tính khả thi của dự án. 8 2.4) Các nghiệp vụ quản lý nhà hàng. 9 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG13 3.1) Giới thiệu phương pháp phân tích. 13 3.2) Sơ đồ phân cấp chức năng. 15 3.3) Sơ đồ luồng dữ liệu. 17 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU33 4.1) Mô hình thực thể liên kết33 4.2) Mô hình quan hệ. 39 4.3) Chi tiết các bảng dữ liệu. 40 CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN53 5.1) Giới thiệu Visual Basic 6.0. 53 5.2) Giới thiệu SQL SERVER 2000. 53 5.3) Giao diện chính của bài toán. 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 68 A) Kết luận và đánh giá. 68 B) Kiến nghị68 TÀI LIỆU THAM KHẢO69 Nếu có thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý bán hàng cho hệ thống Quản lý nhà hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
net. Sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, đại lý và cung cấp thiết bị tin học-viễn thông, thiết bị thí nghiệm và các thiết bị công nghệ khác. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về CNTT, và các ứng dụng công nghệ khác. Biên soạn và cung cấp tài liệu, tư liệu về CNTT và các tài liệu KHCN. Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ về tư vấn xây dựng theo quy định của các cấp quản lý chuyên ngành có thẩm quyền. Thi công lắp đặt các hệ thống tin học, bưu chính viễn thông, điện lanh, hệ thống điều khiển trong công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông và bảo vệ môi trường. Lập dự án đầu tư; thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán; thẩm tra và quản lý chất lượng dự án đầu tư về công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông. Tư vấn xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công nghệ thông tin; Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà và văn phòng làm việc; đầu tư và xây dựng dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch,… 1.3) Các sản phẩm của công ty Nhóm phần mềm quản lý hoạt động của Doanh nghiệp Xây dựng CicAccount_e - Phần mềm kế toán Phiên bản dành cho doanh nghiệp CicAccount_a - Phần mềm kế toán Phiên bản dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp CicAccount_i - Phần mềm kế toán Phiên bản dành cho chủ đầu tư CONNA - Phần mềm quản lý hợp đồng ESPA - Phần mềm quản lý doanh nghiệp dịch vụ cấp nước IMA - Phần mềm quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị IPASY - Phần mềm lập và thẩm định dự án đầu tư LANOS - Phần mềm quản lý nhà, đất trong các khu đô thị PROMSYS - Phần mềm quản lý dự án REMSYS - Phần mềm quản lý nhân sự UNACOM - Phần mềm quản lý học sinh / sinh viên trong các trường học Nhóm phần mềm kỹ thuật Xây dựng ESCON - Phần mềm Tính đơn giá - Dự toán KIW - Phần mềm Tính toán khung thép tiền chế KPW - Phần mềm Tính toán thiết kế khung phẳng MBW - Phần mềm Tính toán móng băng MCW - Phần mềm Tính toán móng cọc MDW - Phần mềm Tính toán móng đơn RDW - Phần mềm Bổ sung TCVN vào SAP,STAAD, ETABS SBTW - Phần mềm Tính toán thiết kế sàn bê tông cốt thép STCAD - Phần mềm Hỗ trợ vẽ kỹ thuật xây dựng và tự động tính tiên lượng VINASAS - Phần mềm tính toán thiết kế khung hỗn hợp Nhóm phần mềm thiết kế cơ sở hạ tầng ROADES - Phần mềm Thiết kế đường bộ SUMAC - Phần mềm mô phỏng địa hình, tính toán san nền Nhóm phần mềm quản lý quy hoạch Xây dựng MAPPRO - Phần mềm quản lý quy hoạch độ thị, cấp chứng chỉ quy hoạch CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ HÀNG 2.1) Mục đích thiết kế phần mềm quản lý nhà hàng Phát triển từ ý tưởng về nghiệp vụ quản lý nhà hàng, niềm đam mê ứng dụng công nghệ cao vào cuộc sống, em xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng nhằm giúp người quản lý đơn giản hơn trong công tác quản lý nhà hàng, minh bạch các hoạt động của nhà hàng từ đó kiểm soát được mọi hoạt động kinh doanh và thúc đẩy doanh thu của nhà hàng. Xây dựng được hệ thống quản lí nhà hàng ăn uống với đầy đủ các chức năng quản lí như : nhập, xuất hàng hoá trong kho, quản lí bàn ăn (thêm, ghép, rời bàn ăn), từng nhân viên bàn, quản lí công nợ khách hàng, quản lí thẻ ưu đãi cho khách hàng, các khoản chiết khấu, hoa hồng... Phần mềm phải có chức năng tạo các báo cáo về hàng hoá nhập/xuất/tồn kho, các báo cáo về công nợ, báo cáo về thu chi tiền mặt, thống kê doanh thu theo từng nhân viên, từng khu vực bàn ăn (nếu cửa hàng có nhiều khu vực bàn ăn khác nhau), các báo cáo kết quả kinh doanh. 2.2) Thực tế hoạt động của các nhà hàng tại Việt Nam Trên thực tế đa phần các các nhà hàng phục vụ ăn uống đang áp dụng hình thức quản lí qua sổ sách, chứng từ một cách thủ công mà chưa áp dụng CNTT vào các công việc này. Qua mọt thời gian khảo sát khảo sát tại các nhà hàng ăn uống (với nhiều quy mô và điạ điểm hoạt động khác nhau) em thấy mô hình chung cách thức quản lí như sau: Bộ phận quản lý :Theo từng chu kỳ thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, quý) bộ phận quản lí có thể theo dõi, kiểm tra, các mặt hàng nhập/xuất/tồn để báo cáo lãnh đạo và phân tích, triển khai chiến lược kinh doanh mới. Bộ phận kế toán : Theo dõi được các khoản thu chi về tiền mặt, các khoản thu hồi công nợ. Hầu hết các tác vụ kế toán đều được thực hiện khá thủ công với hàng đống giấy tờ sổ sách khiến cho hiệu quả công việc không cao. Bộ phận bếp: Lên danh sách thực đơn và chế biến các món ăn. Nhân viên phục vụ bàn : Được cung cấp thông tin về món ăn cùng với đơn giá, số lượng một cách nhanh chóng. Các nhân viên có thể làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ có một trưởng nhóm phụ trách. Các nhóm có thể làm việc theo khu vực hoặc theo thời gian. 2.3) Tính khả thi của dự án Mức độ phức tạp : Chương trình chỉ dừng lại ở mức độ một chương trình quản lý nên không vượt quá khả năng của sinh viên. Các chức năng như kế toán tuy nằm ngoài kiến thức đã được học nhưng chỉ là các chức năng phụ với độ phức tạp ở mức có thể chấp nhận được. Thị trường : Tuy trên thị trường đã có nhiều phần mềm quản lý nhưng các phần mềm này chỉ mang tính cục bộ chưa có khả năng áp dụng đại trà cho một số lượng lớn các nhà hàng. Lợi ích mà phần mềm mang lại : Nhân viên phục vụ nắm bắt thông tin về thực đơn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giảm bớt gánh nặng sổ sách cho nhân viên kế toán. Ban lãnh đạo có thể tra cứu, thống kê hàng hoá; kiểm tra chéo giữa các bộ phận một cách dễ dàng, chính xác, nhanh gọn. 2.4) Các nghiệp vụ quản lý nhà hàng 2.4.1)Nghiệp vụ quản lý kho hàng Các hoạt động chính diễn ra ở kho hàng bao gồm : Nhập nguyên liệu từ nhà cung cấp. Xuất nguyên liệu cho nhà bếp. Luân chuyển hàng hoá giữa các kho (trong trường hợp hệ thống nhà hàng tại các địa điểm khác nhau). Theo dõi, kiểm kê, đánh giá hàng hoá trong kho. Trước mỗi ngày làm việc, ban lãnh đạo phân tích tình hình dựa vào các đơn đặt hàng trước và nhu cầu sử dụng thực phẩm trung bình trong ngày để xác định số lượng nguyên liệu yêu cầu nhà kho xuất ra. Hoá đơn xuất kho được ghi giá bằng với giá nhập cho nguyên liệu đó. Để nhập nguyên liệu, nhà kho sẽ tiến hành việc đặt hàng từ nhà cung cấp. Việc đặt những mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu phụ thuộc vào yêu cầu từ nhà bếp, tình hình hàng hoá còn lại trong kho và những mặt hàng bị hỏng phải lập danh sách huỷ. Hàng hoá sẽ được kiểm tra khi nhập. Sau khi hàng hoá nhập kho, nhà cung cấp yêu cầu thanh toán theo đơn hàng. Việc thanh toán giữa nhà hàng với nhà cung cấp có thể diễn ra như sau : nhà hàng thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp tại thời điểm nhập hàng, nhà hàng thanh toán số tiền theo nhiều đợt, nhà hàng ghi công nợ với nhà cung cấp. Hình thức thanh toán gồm : bằng tiền mặt , bằng sec, bằng chuyển khoản v..v Trong trường hợp nhà hàng có nhiều kho hoặc nhà hàng có nhiều chi nhánh và mỗi chi nhánh có một kho riêng thì phải quản lý việc luân chuyển hàng hoá giữa các kho. Việc theo dõi, kiểm kê hàng hoá trong kho có thể diễn ra hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng nhằm mục đích : Phát hiện những hàng hoá hỏng hoặc hết hạn sử dụng để đưa vào danh sách huỷ. Kiểm tra số lượng hàng tồn kho thực tế từ đó xem có sai lệch so với số liệu trong sổ sách hay không. 2.4.2)Nghiệp vụ của nhà bếp Bên quản lý nhà hàng và nhà bếp có nhiệm vụ đưa ra thực đơn các món ăn trong ngày dựa theo tình hình thời tiết, mùa vụ, nhu cầu của khách hàng. Nhà bếp cần đưa ra công thức món ăn cơ bản bao gồm những nguyên liệu gì, khối lượng bao nhiêu … để tính toán số lượng nguyên liệu nhập xuất kho. Nhiệm vụ chính của nhà bếp là chế biến các món ăn có trong thực đơn.Giá của từng món ăn do người quản lý xây dựng dựa trên sự phân bố các nguyên liệu có trong món ăn. Giá món ăn còn phụ thuộc vào tình hình biến động của giá cả thị trường. Nếu ban đầu nha kho nhập về một số lượng lớn nguyên liệu với giá rẻ sau đó một thời gian giá tăng lên thì các món ăn chế biến trên các nguyên liệu ấy cũng tăng giá.Trong quá trình chế biến , những nguyên liệu phụ như dầu ăn, mắm, muối… sẽ không tính vào chi phí món ăn mà sẽ được tính gộp vào chi phí nguyên liệu phụ trên một tháng.Trong quá trình chế biến, do sơ suất của đầu bếp hay nhân viên làm hỏng nguyên liệu thì phải lập ra danh sách các nguyên liệu bị hỏng và người làm hỏng để báo cáo lên bên quản lý. Cuối mỗi ngày làm việc, nhà bếp có nhiệm vụ kiểm kê lại những hàng hoá nào còn dư thừa để nhập vào kho. 2.4.3) Nghiệp vụ bán hàng Nhà hàng sẽ được chia thành các khu vực , mỗi khu vực sẽ do một hoặc nhiều nhân viên chịu trách nhiệm. Mỗi nhân viên có thể phụ trách một hoặc nhiều khu vực. Mọi phát sinh trong mỗi khu vực bàn ăn đều tính cho nhóm nhân viên phụ trách. Nhân viên phục vụ đưa thực đơn cho khách hàng để họ chọn lựa món ăn. Trong quá trình khách hàng chờ đợi, nhân viên có thể phục vụ khách một số đồ uống miễn phí (như nước lọc, trà đá …). Những đồ uống này không tính chi phí vào hoá đơn mà sẽ được tính riêng vào mục chi phí phục vụ miễn phí cuối tháng. Khi khách thiết lập đơn hàng, một bản được đưa cho phòng thu ngân và một bản được đưa cho nhà bếp. Nhà bếp chế biến các món ăn có trong hoá đơn, chuyển cho phục vụ, phục vụ chuyển cho khách. Các hoá đơn phải được sắp sếp sao cho khách vào trước sẽ được phục vụ trước, khách vào sau thì được phục vụ muộn hơn. Chú ý đối với những khách VIP thì hoá đơn phải được ưu tiên hơn. 2.4.4) Nghiệp vụ theo dõi công nợ Nhân viên kế toán sẽ theo dõi các khoản công nợ của khách hàng và công nợ của nhà hàng với nhà cung cấp. Đến kỳ hẹn thanh toán, kế toán phải hoàn tất thủ tục thanh toán công nợ với nhà cung cấp và lên lịch đòi nợ với khách hàng. Đối với những khoản nợ khó đòi cần báo cáo lên ban lãnh đạo để có phương hướng kịp thời giải quyết. 2.4.5) Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng Người quản lí nhà hàng có thêm nhiệm vụ theo dõi khách hàng, lập danh sách với những khách hàng thường xuyên đến ăn. Cấp thẻ ưu đãi (VIP) cho khách hàng theo quy định riêng của nhà hàng. Lập danh sách khách hàng hưởng chiết khấu hoặc hoa hồng từ bán hàng. Đối với những khách quen cần có chính sách phục vụ riêng, chu đáo và nhanh chóng hơn các khách hàng khác. Đối với những khách vãng lai thì không cần thiết thêm vào danh sách khách của nhà hàng. Ngoài ra còn cần thường xuyên thu thập thông tin đánh giá của khách hàng để tổng hợp lại và gửi lên ban giám đốc. 2.4.6) Nghiệp vụ Quản lí Nhân viên Theo dõi thông tin nhân viên của nhà hàng bao gồm: Thông tin bản thân, ngày tuyển dụng, chức vụ, lương, chế độ nâng lương. Thông tin cá nhân bao gồm : họ tên, địa chỉ, tuổi, số chứng minh nhân dân, quê quán, thông tin người thân … Chế độ lương và nâng lương phụ thuộc vào chức vụ trong nhà hàng, thâm niên phục vụ, tác phong công việc, đánh giá của đồng nghiệp. Việc nâng lương có thể theo quý hoặc theo năm. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1) Giới thiệu phương pháp phân tích Thuật ngữ hệ thống không phải là mới. Từ lâu người ta đã nói đến hệ thống mặt trời, hệ thống triết học, …Một cách đơn giản có thể hiểu hệ thống là một tập hợp gồm nhiều phần tử, có mối quan hệ rang buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung. Các phần tử của hệ thống được theo nghĩa rất rộng rãi : Các phần tử đó có thể rất đa dạng : chẳng hạn trong hệ thống mặt trời thì các phần tử là mặt trời, quả đất …; trong hệ thống thần kinh thì các phần tử là bộ óc, tuỷ sống …Các phần tử có thể là rất khác biệt về bản chất, không những là giữa các hệ thống khác nhau mà có thể trong mỗi hệ thống. Các phần tử không nhất thiết phải đơn giản mà có khi lại là những thực thể phức tạp dẫn đến khi đi sâu vào chúng ta lại phải xem chúng là những hệ thống. Bởi vậy hệ thống thường có tính phân cấp. Các phần tử của hệ thống không phải được tập hợp lại một cách ngẫu nhiên, rời rạc mà giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ tạo thành một cấu trúc. Tuy nhiên ổn định không có nghĩa là bất biến. phần lớn các hệ thống đều có tính biến động song vẫn giữ sự ổn định trong hệ thống nghĩa là vẫn giữ bản chất hay đặc trưng cốt lõi của hệ thống. Tổng quát thì việc xây dựng phần mềm phải quan tâm đến tổ chức, các quan hệ và cấu trúc để hình thành được các hành vi phức tạp của hệ thống. Mọi việc khảo sát hệ thống phải được thực hiện với các mức độ trừu tượng khác nhau, từ các chi tiết đến các tổ chức tổng thể. Vậy xây dựng phần mềm là thực hiện dãy tương tác chia nhỏ và hợp nhất. Chia nhỏ để hiểu rõ vấn đề và hợp nhất để xây dựng hệ thống. Tiến trình chia nhỏ đã có truyền thống và tuân thủ các tiêu chí chức năng. Các chức năng của hệ thống được nhận diện sau đó chúng được tách thành các chức năng con. Tiến trình này được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi có được các thành phần đơn giản đến mức chúng được biểu diễn trực tiếp bằng các hàm hay thủ tục của ngôn ngữ lập trình. Cách tiếp cận này được gọi là tiếp cận hướng chức năng hay còn gọi là thủ tục, truyền thống. Người phát triển phần mềm sẽ tập trung vào các nhiệm vụ điều khiển và tách thuật toán lớn thành các thuật toán nhỏ. Khối chính để hình thành phần mềm ở đây là các hàm hay thủ tục. Kiến trúc phần mềm được cài đặt theo cách tiếp cận vừa rồi sẽ phản ánh các chức năng của hệ thống. Tiếp cận trên cơ sở chức năng và cơ chế phân cấp chỉ cho lại kết quả mong muốn khi các chức năng được nhận biết đầy đủ và nó không được thay đổi theo thời gian. 3.2) Sơ đồ phân cấp chức năng Các chức năng của hệ thống quản lý nhà hàng : Quản lý nhập xuất hàng hoá : phụ trách việc nhập hàng \ xuất hàng vào \ ra kho. Nhận hàng \ Giao hàng : phụ trách việc nhận hàng khi nhà cung cấp mang hàng đến, giao hàng cho khách đặt hàng. Kiểm tra hàng : phụ trách việc kiểm tra hàng trước khi nhập \ xuất kho. Thanh toán : phụ trách việc thanh toán cho nhà cung cấp và khách hàng. Quản lý hàng hoá \ công nợ : phụ trách việc kiểm kê hàng hoá và theo dõi tình hình công nợ. Theo dõi nợ : theo dõi tình hình công nợ của nhà hàng với khách hàng, của nhà cung cấp với nhà hàng. Chiết khấu \ khuyến mãi : lên kế hoạch chiết khấu và khuyến mãi cho các mặt hàng của nhà hàng. Quản lý bán hàng : phụ trách việc bán hàng và giao hàng. Kiểm tra đơn hàng : kiểm tra các đơn đặt hàng xem có hợp lệ không. Làm hoá đơn và phiếu xuất : làm hoá đơn và phiếu xuất khi tiến hành giao dịch hàng hoá. Giao hàng : phụ trách việc giao hàng cho khách hàng. Quản lý nhà bếp : quản lý các công việc của nhà bếp như nguyên liệu, chế biến, công thức món ăn. Kiểm tra nguyên liệu : kiểm tra chất lượng và số lượng của nguyên liệu đầu vào trước khi chế biến. Tiếp nhận yêu cầu chế biến : tiếp nhận yêu cầu chế biến từ bộ phận lễ tân, tổng hợp lại để chuyển cho bộ phận chế biến. Chế biến nguyên liệu : chế biến món ăn. Lên công thức món ăn : lên công thức các món ăn cho thực đơn của nhà hàng. Chăm sóc khách hàng : phụ trách việc tìm hiểu ý kiến, tâmlý, nhu cầu khách hàng. Hồi đáp lại các ý kiến của khách hàng. Thu thập ý kiến : thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng món ăn, thái độ phục vụ … Tổng hợp ý kiến : tổng hợp và phân loại các ý kiến của khách hàng. Điều tra : điều tra các ý kiến đóng góp của khách hàng xem có chính xác không. 3.3) Sơ đồ luồng dữ liệu Các ký hiệu sử dụng : Chức năng Luồng dữ liệu Kho dữ liệu Tác nhân ngoài Dữ liệu đầu vào : Thông tin hàng hoá bán ra của nhân viên. Thông tin thanh toán của bộ phận kế toán. Yêu cầu kiểm tra của ban giám đốc. Dữ liệu đầu ra : Thông tin hàng hoá và thực đơn cho nhân viên. Thông tin thanh toán cho kế toán. Thông tin kiểm tra cho đội ngũ lãnh đạo (như báo cáo, nhận xét, kiến nghị). 3.3.1) Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh gồm có : Chức năng : Quản lý nhà hàng. Tác nhân : Ban giám đốc. Kế toán. Nhân viên. 3.3.2) Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh gồm có : Tác nhân ngoài : Nhà cung cấp. Khách hàng. Giám đốc. Kế toán. Nhân viên. Kho : Hàng hóa. Ý kiến. Chi tiết các chức năng : Nhập xuất hàng hóa : Dữ liệu đầu vào : hàng hóa, thông tincông nợ. Dữ liệu đầu ra : yêu cầu mua hàng, phiếu thanh toán tiền. Bộ phận nhập hàng nhận thông tin về hàng hóa tồn kho, công nợ của nhà cung cấp từ bộ phận theo dõi hàng hóa công nợ. Dựa trên những thông tin hàng hóa công nợ để liên hệ đặt hàng với nhà cung cấp và thanh toán cho nhà cung cấp. Theo dõi hàng hóa công nợ : Dữ liệu đầu vào : thông tin hàng hóa, yêu cầu thanh toán, yêu cầu kiểm tra. Dữ liệu đầu ra : thông tin công nợ, kết quả kiểm tra, phiếu thanh toán. Nhận thông tin về hàng hóa tồn kho từ kho hàng để chuyển cho bộ phận nhập xuất hàng hóa. Cung cấp thông tin về hàng háo công nợ cho bộ phận bán hàng. Thanh toán với bộ phận kế toán về các khoản chi phí nhập hàng, xuất hàng. Làm các báo cáo về tình hình tồn kho, công nợ theo chu kỳ từng ngày, tuần, tháng, quý cho ban giám đốc. Bán hàng : Dữ liệu đầu vào : yêu cầu thanh toán, thông tin công nợ, yêu cầu thông tin hàng hóa. Dữ liệu đầu ra : Phiếu thanh toán, thông tin hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán, lễ tân phải nhanh chóng tính tiền ăn, tính toán những đồ ăn, thức uống có thể trả lại cho nhà hàng như bia, giấy ăn … Hóa đơn thanh toán một bản được đưa cho khách hàng, bàn còn lại chuyển cho bộ phận kế toán. Nhà hàng có thể có thêm chương trình đặt hàng tại nhà khi khách hàng có yêu cầu mang món ăn tới tận nhà. Trước mỗi ca làm việc nhân viên phải có nhiệm vụ cập nhật những thông tin mới nhất về hàng hóa trong ngày. Trước mỗi ngày làm việc, thông tin về hàng hóa công nợ phải được cập nhật để tiện cho việc thanh toán với khách hàng. Quản lý nhà bếp : Dữ liệu đầu vào : Hàng hóa \ nguyên liệu, thông tin hàng hóa. Dữ liệu đầu ra : Yêu cầu hàng hóa \ nguyên liệu, hàng hóa ( các món ăn sau khi chế biến). Trước mỗi ngày làm việc nhà bếp cần tính toán loại và số lượng mỗi loại hàng hóa trong ngày để nhập về từ kho. Trong quá trình chế biến nếu thiếu hàng hóa thì phải tiến hành nhập bổ sung. Các thông tin này được lấy từ kho hàng. Thông tin hàng hóa từ nhân viên : Nhân viên có nhiệm vụ chuyển thông tin hàng hóa (thực đơn các món ăn mà khách hàng yêu cầu) cho nhà bếp để chế biến. Trong quá trình chế biến, các món ăn cùng loại trên các hóa đơn sẽ được chế biến cùng lúc để tiết kiệm thời gian và chi phí. Các món ăn sau khi chế biến xong sẽ được chuyển cho nhânviên để phục vụ khách hàng Chăm sóc khách hàng : Dữ liệu đầu vào : nhận xét của khách hàng, ý kiến, đánh giá ý kiến. Dữ liệu đầu ra : thông tin trả lời khách hàng, ý kiến, bản tổng hợp ý kiến. Thường xuyên ghi nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về tác phong phục vụ, chất lượng món ăn… Các thông tin này sẽ được tổng hợp để đưa vào kho ý kiến. Các thông tin sau đó sẽ được điều tra để xác thực. Làm các báo cáo dựa trên các thông tin xác thức để trình lên ban giám đốc. 3.3.3) Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh a) Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Bán hàng Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – bán hàng gồm có : Tác nhân ngoài : Khách hàng. Kho : Hàng hoá, Hoá đơn. Chi tiết các chức năng : Kiểm tra đơn hàng : Dữ liệu đầu vào : đơn hàng. Dữ liệu đầu ra : đơn được đáp ứng, đơn không hợp lệ, giấy báo chở hàng. Nhận đơn hàng từ khách hàng và tiến hành kiểm tra. Nếu đơn không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng. Những đơn hàng hợp lệ được chuyển cho bộ phận Làm hóa đơn và phiếu xuất. Làm hóa đơn và phiếu xuất : Dữ liệu đầu vào : đơn được đáp ứng ngay. Dữ liệu đầu ra : hóa đơn, phiếu xuất. Làm phiếu xuất hàng để chuyển cho bộ phận Giao hàng. Hóa đơn một bản được chuyển cho Khách hàng và một bản được chuyển vào kho Hóa đơn. Giao hàng : Dữ liệu đầu vào : phiếu xuất, hàng hóa. Dữ liệu đầu ra : hàng hóa. Nhận phiếu xuất từ bộ phận Làm hóa đơn và phiếu xuất. Lấy hàng hóa từ kho Hàng hóa dựa trên những thông tin trên phiếu xuất. Chuyển hàng hóa cho Khách hàng. Thanh toán : Dữ liệu đầu vào : hóa đơn, phiếu trả tiền. Dữ liệu đầu ra : phiếu thanh toán. Nhận thông tin hóa đơn từ kho Hóa đơn. Thanh toán tiền với Khách hàng. b) Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Nhập hàng Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Nhập hàng gồm có : Tác nhân ngoài : Nhà cung cấp. Kho : Công nợ, Hàng hoá, hàng hủy. Chi tiết các chức năng : Theo dõi công nợ : Dữ liệu đầu vào : thông tin công nợ. Dữ liệu đầu ra : phiếu ghi công nợ, thông tin công nợ. Khi nhà cung cấp hoặc nhà hàng chậm thanh toán tiền thì bộ phận theo dõi công nợ sẽ tiến hành ghi công nợ. Toàn bộ công nợ sau đó sẽ được chuyển vào kho công nợ. Nhận hàng hóa : Dữ liệu đầu vào : Yêu cầu thanh toán, hàng hóa. Dữ liệu đầu ra : thanh toán, hàng hóa. Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa từ nhà cung cấp. Khi nhà cung cấp có yêu cầu thanh toán thì bộ phận này tiến hành thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp. Hàng hóa sau khi nhận sẽ được chuyển cho bộ phận kiểm tra hàng hóa. Kiểm tra hàng hóa : Dữ liệu đầu vào : hàng hóa. Dữ liệu đầu ra : hàng trả lại, hàng đạt tiêu chuẩn, hàng hỏng. Tiếp nhận hàng hóa từ bộ phận nhập hàng. Kiểm tra toàn bộ hàng nhập. Với những hàng không đạt tiêu chuẩn thì trả lại cho nhà cung cấp, với những hàng đạt tiêu chuẩn thì chuyển vào kho hàng hóa, với những hàng hỏng (trong qúa trình kiểm tra, vận chuyển) thì chuyển vào kho hàng hỏng. c) Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chăm sóc khách hàng Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chăm sóc khách hàng gồm có : Tác nhân ngoài : Khách hàng. Ban giám đốc. Kho : Ý kiến. Chi tiết các chức năng : Thu nhận ý kiến : Dữ liệu đầu vào : ý kiến khách hàng. Dữ liệu đầu ra : ý kiến. Phụ trách việc liên hệ và thăm dò ý kiến của khách hàng. Phân loại các ý kiến của khách hàng theo các tiêu chí như : thời gian, không gian (ở bộ phận nào), loại ý kiến (khen \ chê), mức độ phức tạp của ý kiến (có cần xác thực không). Sắp xếp và lưu trữ ý kiến trong kho ý kiến. Tổng hợp ý kiến : Dữ liệu đầu vào : quyết định của ban giám đốc, ý kiến đã được xác thực. Dữ liệu đầu ra : ý kiến đã được tổng hợp. Phụ trách việc tổng hợp và làm báo cáo tình hình nhận xét của khách hàng để trình lên ban giám đốc. Điều tra : Dữ liệu đầu vào : ý kiến. Dữ liệu đầu ra : ý kiến đã được xác thực. Phụ trách việc xác thực ý kiến phản hồi của khách hàng. Các ý kiến sau khi được xác thực sẽ được chuyển cho bộ phận tổng hợp ý kiến. d) Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Theo dõi công nợ e) Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Quản lý bếp Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chăm sóc khách hàng gồm có : Tác nhân ngoài : Nhân viên. Giám đốc. Kho : hàng hóa. Chi tiết các chức năng : Kiểm tra nguyên liệu : Dữ liệu đầu vào : nguyên liệu. Dữ liệu đầu ra : nguyên liệu đạt yêu cầu. Phụ trách kiểm tra nguyên liệu từ kho hàng. Mỗi cửa hàng có một tiêu chí đánh giá riêng cho nguyên liệu đạt yêu cầu. Việc đánh giá mỗi loại nguyên liệu cũng khác nhau. Thông thường việc kiểm tra được đánh giá thông qua màu sắc nguyên liệu, mùi vị, hạn sử dụng… Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được chuyển cho bộ phận chế biến nguyên liệu. Chế biến nguyên liệu : Dữ liệu đầu vào : nguyên liệu đạt yêu cầu, thông tin món ăn. Dữ liệu đầu ra : yêu cầu nguyên liệu, món ăn đã được chế biến. Tiếp nhận nguyên liệu và thông tin món ăn từ bộ phận kiểm tra nguyên liệu và tiếp nhận yêu cầu chế biến để chế biến món ăn. Trong quá trình chế biến nếu phát sinh nhu cầu loại nguyên liệu nào thi sẽ liên hệ với kho hàng để lấy thêm nguyên liệu. Các món ăn sau khi được chế biến xong sẽ được chuyển cho nhân viên để phục vụ khách hàng. Tiếp nhận yêu cầu chế biến : Dữ liệu đầu vào : thông tin món ăn. Dữ liệu đầu ra : thông tin món ăn. Phụ trách việc cung cấp các yêu cầu chế biến cho bộ phận chế biến nguyên liệu. Lên công thức món ăn : Dữ liệu đầu vào : thông tin hàng hóa, phê duyệtdanh sách thực đơn. Dữ liệu đầu ra : danh sách thực đơn. Phụ trách việc lên danh sách thực đơn . Việc lên danh sách thực đơn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: Tình hình hàng hóa trong kho : bộ phận nhà bếp phải luôn cập nhật thông tin hàng hóa như có những mặt hàng mới nào, những mặt hàng nào còn tồn kho nhiều, những mặt hàng nào sắp hết, những mặt hàng sắp hết hạn … để cân đối hàng hóa trong kho một cách hợp lý. Tình hình thời tiết : thời tiết là yếu tố quan trọng quyết định đến gu ăn uống của khách hàng. Danh mục thực đơn cũng vì thế mà thay đổi theo mùa. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 4.1) Mô hình thực thể liên kết Mô hình Thực thể/ Liên kết (Entity/ Association Model) là mô hình dữ liệu do P.P.Chen đưa ra năm 1976 và sau đó được dùng khá phổ biến trên thế giới. Nó có ưu điểm là khá đơn giản và gần với tư duy trực quan. Khi xem xét các thông tin, người ta thường gom cụm chúng xung quanh các vật thể. Chẳng hạn các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, chiều cao, cân nặng… được gom cụm với nhau xung quanh một người, trong khi các thông tin về số đăng ký, nhãn mác, kiểu dáng, mầu sơn, dung tích xi lanh…lại được gom với nhau xung quang một xe máy. Mô hình thực thể liên kết mô tả tập hợp các dữ liệu dùng trong một hệ thống theo cách gom cụm như vậy. Mô hình E/A xuất phát từ ba khái niệm cơ bản : thực thể, liên kết và thuộc tính. Vì chương trình tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ bán hàng nên phần này chủ yếu phân tích thực thể psBanHang. Các thực thể : Một thực thể (entity) là một vật thể cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định trong thế giới thực mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin. Các thuộc tính : Thuộc tính (property hay attribute) là một giá trị dùng để mô tả một khía cạnh nào đó của một thực thể. thực thể được mô tả bởi cùng một tập hợp các kiểu thuộc tính và biểu diễn cho một lớp các tự nhiên các vật thể trong thế giới thực. Các liên kết : Liên kết một - một : liên kết một - một giữa hai thực thể T1 và T2 là liên kết mà ứng với mỗi dữ liệu trong thực thể T1 có nhiều nhất một dữ liệu trong thực thể T2 và ngược lại. Ký hiệu của liên kết một - một : 1 -1 hay 1:1. Liên kết một - nhiều : một liên kết một - nhiều từ thực thể T1 đến thực thể T2 là liên kết ứng với mỗi dữ liệu trong thực thể T1 có một hoặc nhiều hoặc không có dữ liệu nào trong thực thể T2 nhưng mỗi dữ liệu trong thực thể T2 có duy nhất một dữ liệu trong thực thể T1. Ký hiệu của liên kết một nhiều là : 1 – n hay 1 : n. Liên kết nhiều - nhiều : một liên kết nhiều - nhiều từ thực thể T1 đến thực thể T2 là liên kết mà ứng với mỗi dữ liệu trong thực thể T1 có một hoặc nhiều hoặc không có dữ liệu nào trong thực thể T2 và ngược lại ứng với mỗi dữ liệu trong thực thể T2 có một hoặc nhiều hoặc không có dữ liệu nào trong thực thể T1. Ký hiệu liên kết này là n – n hay n : n. Xét thực thể psDonHang : Với mỗi phiếu suất đơn hàng có thể có một hoặc nhiều phiếu suất thanh toán do một đơn hàng có thể được thanh toán nhiều lần. Mỗi lần thanh toán có thể dùng các ngoại tệ khách nhau và mỗi lần thanh toán chỉ thanh toán cho một đơn hàng duy nhất. Như vậy liên kết giữa thực thể psDonHang và thực thể psThanhToan là liên kết một nhiều. Mỗi một loại ngoại tệ có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng tuy nhiên trong mỗi đơn hàng chỉ có một loại ngoại tệ duy nhất được giao dịch tại thời điểm thanh toán. Như vậy liên kết giữa thực thể tdNgoaiTe và thực thể psDonHang là liên kết một nhiều. Mỗi một hình thức thanh toán có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng khác nhau. Mỗi đơn hàng tại thời điểm thanh toán chỉ thanh toán theo một hình thức duy nhất. Như vậy liên kết giữa thực thể tdHinhThucThanhToan và thực thể psDonHang là liên kết một nhiều. Mỗi một khách hàng có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng khác nhau. Mỗi đơn hàng tại thời điểm thanh toán chỉ thanh toán theo một khách hàng duy nhất. Như vậy liên kết giữa thực thể tdKhachHang và thực thể psDonHang là liên kết một nhiều. Mỗi một loại chiết khấu có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng khác nhau. Mỗi đơn hàng tại thời điểm thanh toán chỉ thanh toán theo một loại chiết khấu duy nhất. Như vậy liên kết giữa thực thể tdChietKhau và thực thể psDonHang là liên kết một nhiều. Mỗi một kho hàng có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng khác nhau. Mỗi đơn hàng tại thời điểm nhập hàng \ xuất hàng chỉ nhập \ xuất tại một kho duy nhất. Như vậy liên kết giữa thực thể tdKhoHang và thực thể psDonHang là liên kết một nhiều. Mỗi một đơn hàng có thể gồm một hoặc nhiều món ăn, mỗi món ăn có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng. Như vậy liên kết giữa thực thể psDonHang và tdMonAn là liên kết nhiều nhiều. Mỗi một đơn hàng có thể gồm một hoặc nhiều bàn ăn, mỗi bàn ăn có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng. Vậy liên kết giữa thực thể psDonHang và tdBanAn là liên kết nhiều nhiều. Mỗi một đơn hàng có thể gồm một hoặc nhiều đơn vị tính món ăn, mỗi đơn vị tính có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều đơn hàng. Vậy liên kết giữa thực thể psDonHang và tdDonViTinh là liên kết nhiều nhiều. Một nhân viên làm một hoặc nhiều đơn hàng nhưng mỗi đơn hàng chỉ do duy nhất một nhân viên làm do đó mối liên giữa thực thể tdNhanVien và psDonHang là liên kết một nhiều. Từ những phân tích trên ta có mô hình thực thể liên kết : 4.2) Mô hình quan hệ 4.3) Chi tiết các bảng dữ liệu psThanhToan Mục đích : Lưu trữ thông tin về các hoá đơn thanh toán cho các đơn hàng : Mỗi một đơn hàng có thể được thanh toán thành nhiều lần. Mỗi lần thanh toán tương ứng với một psThanhToan. IDChiTiet : mã của phiếu xuất thanh toán. ID : mã đơn hàng. NgoaiTeID : mã của ngoại tệ được giao dịch. Tỷ giá : tỷ giá của ngoại tệ đó so với tiền Việt Nam tại thời điểm thanh toán. Tỷ giá tại thời điểm thanh toán có thể khác với tỷ giá trong tdNgoaiTe. Số tiền : số tiền giao dịch. Phân loại : dùng để phân biệt đây là phiếu thanh toán xuất hay nhập tdChietKhau Mục đích : Lưu trữ thông tin các loại Chiết khấu. ChiếtKhấuID : mã chiết khấu. Tên chiết khấu : lưu trữ tên của mỗi loại chiết khấu. [convert] : chuyển tên chiết khấu sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. Ví dụ : Tên chiết khấu : Đại lý Convert : đạilý Tên tắt : tên tắt của chiết khấu (nếu có). Thời hạn sử dụng : thời hạn dùng cho mỗi loại chiết khấu. tdNgoaiTe Mục đích : Lưu trữ thông tin về các loại ngoại tệ. NgoaiTeID : mã ngoại tệ. TenNgoaiTe : tên của ngoại tệ. TenTat : tên tắt của loại ngoại tệ đó. TyGia : tỷ giá của ngoại tệ so với Viêt nam đồng. ThoiHanSuDung : thời hạn mà loại ngoại tệ này còn có giá trị sử dụng. tdHinhThucThanhToan Mục đích : Lưu trữ thông tin về các hình thức thanh toán. HinhThucThanhToanID : mã hình thức thanh toán. TenHinhThucThanhToan : tên của hình thức thanh toán. [Convert] : chuyển tên hình thức thanh toán sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. Ví dụ : Tên hình thức thanh toán : Tien mat Convert : tienmat ThoiHanSuDung : thời gian mà hình thức thanh toán còn được sử dụng. tdKhoHang Mục đích : Lưu trữ thông tin về các kho hàng. KhoHangID : mã kho hàng. TenKhoHang : tên của kho hàng. DiaChiKho : thông tin địa chỉ kho hàng. ThoiHanSuDung : thời hạn mà kho hàng còn được sử dụng. psDonHang Mục đích : Lưu trữ thông tin các đơn hàng. ID : Mã đơn hàng. SoChungTu : mã số chứng từ = “NH” hoặc “DH” + “năm” + “tháng” + “ngày” + “-“ + “STT”. Phần STT sẽ được reset về giá trị không khi số chứng từ chuyển sang một ngày mới. NgayChungTu : ngày chứng từ đơn hàng. TrangThaiChungTu : có hai trạng thái “M” và “D”. “M” có nghĩa chứng từ được thanh toán muộn. “D” có nghĩa chứng từ đã được thanh toán. NhanVienID : mã nhân viên phụ trách việc làm đơn hàng. KhachHangID : mã khách hàng đặt hàng hoặc lấy hàng. UserID : mã nhân viên nhập hoá đơn. NguoiGiaoDich : tên người tiến hành giao dịch thương lượng việc mua hay bán hàng. NgayDatHang : dùng cho những đơn hàng đặt trước để lưu trữ thông tin về ngày đặt hàng. NgayLayHang : dùng cho những đơn hàng đặt trước để lưu trữ thông tin về ngày lấy hàng. NgayHuyDonHang : ngày đơn hàng bị huỷ. TuGio : thời gian bắt đầu giao dịch hàng hoá. DenGio : thời gian kết thúc quá trình trao đổi hàng hoá. SoLuong : số lượng hàng hoá được giao dịch (tính trên một loại hàng hoá). DonGia : đơn giá cho mỗi đơn vị hàng hoá. MaKhoNhap : mã kho đối với hoá đơn nhập hàng, nếu là hoá đơn xuất hàng thì trường này được bỏ trống. MaKhoXuat : mã kho đối với hoá đơn xuất hàng, nếu là hoá đơn nhập hàng thì trường này được bỏ trống. HinhThucThanhToanID : mã hình thức thanh toán. NgoaiTeID : mã ngoại tệ được tiến hành giao dịch (đối với hình thức thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản). TyGia : tỷ giá của ngoại tệ được giao dịch so với Việt Nam đồng tại thời điểm tiến hành đó. Tỷ giá này có thể khác so với tỷ giá trong từ điển ngoại tệ. DatTruocTien : số tiền đặt cọc trước khi quá trình giao dịch được diễn ra. DatHangTruoc : nhận giá trị “0” hay “1” tương ứng với việc không đặt hàng trước hay có đặt hàng trước. CongThem : Chi phí phát sinh trong qua trình giao dịch. ChietKhauID : mã chiết khấu. TyLeChietKhau : tỷ lệ chiết khấu phát sinh tại thời điểm giao dịch. Tỷ lệ này có thể khác với tỷ lệ trong bảng từ điển chiết khấu. psNhapXuatChiTiet Mục đích : lưu trữ thông tin về các phiếu nhập xuất chi tiết. IDChiTiet : mã phiếu nhập xuất chi tiết. ID : mã đơn hàng. MatHangID : mã mặt hàng trong phiếu nhập xuất chi tiết. DonViTinhID : mã đơn vị tính. SoLuong : số lượng mỗi mặt hàng. DonGia : đơn giá cho mỗi đơn vị hàng hoá. NgaySanXuat : ngày hàng hoá được sản xuất. HanDung : hạn sử dụng của hàng hóa . ThoiGianGoi : áp dụng cho các hàng hoá là món ăn, lưu trữ thời gian gọi món ăn. tdKhachHang Mục đích : lưu trữ thông tin về các khách hàng. KhachHangID : mã khách hàng, mỗi khách hàng chỉ có một mã duy nhất. Mã khách hàng chỉ được áp dụng cho những khách quen, khách VIP, không áp dụng cho khách vãng lai. TenKhachHang : tên của khách hàng. TenTat : tên tắt của khách hàng. [Convert] : chuyển tên khách hàng sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. Ví dụ : Tên khách hàng : Dang Hoang Dat. Convert : danghoangdat. NguoiDaiDien : tên người đại diện cho khách hàng. NguoiGioiThieuID : mã người giới thiệu khách hàng. SoChungMinhThu : số chứng minh thư của khách hàng. NoiCap : nơi cấp chứng minh thư. NgayCap : ngày cấp chứng minh thư. DiaChi : địa chỉ khách hàng. DienThoai : số điện thoại liên lạc của khách hàng. Fax : số Fax của khách hàng. eMail : địa chỉ email của khách hàng. TenGiamDoc : áp dụng khi giao dịch với các công ty, khi đó trường này lưu trữ thông tin về tên giám đốc công ty. TenKeToanTruong : áp dụng khi giao dịch với các công ty, khi đó trường này lưu trữ thông tin về tên kế toán trưởng. NgayThanhLap : áp dụng khi giao dịch với các công ty, khi đó trường này lưu trữ thông tin về ngày thành lập công ty. TaiKhoan : thông tin tài khoản của công ty đối tác. MaSoThue : mã số thuế của công ty đối tác. NganHang : thông tin ngân hàng để tiến hành các giao dịch với công ty đối tác. DiaChiNganHang : địa chỉ ngân hàng. DienGiai : diễn giải một số thông tin về khách hàng (nếu cần). NhomKhachHang : tuỳ theo phương thức chăm sóc khách hàng của từng nhà hàng. Có nhà hàng chia khách hàng theo từng nhóm (theo quốc tịch, vị trí địa lý …) để tiện quản lý. Parent : mã cha của khách hàng. Ví dụ : khách hàng “Công ty A” có mã 001, “Giám đốc công ty A” có mã 002 thì Parent của “Giám đốc công ty A” là 001. ThoiHanSuDung : thời hạn mà các giá trị về thông tin khách hàng vẫn còn giá trị sử dụng. psDonHangBanAn Mục đích : lưu trữ thông tin chi tiết về bàn ăn cho mỗi đơn hàng. IDChiTiet : mã chi tiết của mỗi đơn hàng bàn ăn. ID : mã đơn hàng. BanAnID : mã bàn ăn mà khách hàng sử dụng hoặc đặt trước. Áp dụng cho các đơn hàng được sủ dụng cho các khách hàng đến quán ăn hoặc đặt trước món ăn. tdBanAn Mục đích : lưu trữ thông tin về các bàn ăn trong nhà hàng. BanAnID : mã bàn ăn. TenBanAn : tên bàn ăn. Tuỳ theo từng nhà hàng mà cách đặt tên bàn ăn là khác nhau. Có thể “TenBanAn” = vị trí đặt bàn + “-“ + số thứ tự của bàn ăn Ví dụ : Tên bàn ăn = “tang1-01”. TenTat : tên tắt của tên bàn ăn. [Convert] : chuyển tên bàn ăn sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. ThoiHanSuDung : thời hạn mà bàn ăn này còn dùng được tdMonAn Mục đích : lưu trữ thông tin các món ăn. MonAnID : mã món ăn. TenMonAn : tên món ăn. TenTat : tên tắt của món ăn. [Convert] : chuyển tên bàn ăn sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. DonGia : đơn giá của món ăn. DonViTinhID : mã đơn vị tính của món ăn. TinhLuong : trọng lượng của món ăn. Parent : mã cha của món ăn. Ví dụ : Món “gà luộc” có mã 001, món “gà luộc khoai” có mã 002. Như vậy món “gà luộc khoai” có mã cha là 001. ThoiHanSuDung : thời hạn sử dụng của món ăn. Nhom : “TD” hoặc “NL”. Là “TD” khi các món có thể phục vụ khách hàng ngay được (các món đã được chế biến). tdDonViTinhQuyDoi Mục đích : lưu trữ các thông tin quy đổi đơn vị tính của mỗi mặt hàng. MatHangID : mã mặt hàng. DonViTinhID : mã đơn vị tính của mặt hàng. TyLeQuyDoi : tỷ lệ quy đổi của mặt hàng đó. DonGia : đơn giá của mặt hàng sau khi đã được quy đổi. Ví dụ : mặt hàng “Bom bia” có đơn vị tính là “thùng” tương đương với 200 cốc bia nên tỷ lệ quy đổi là 200. tdDonViTinh Mục đích : lưu trữ thông tin về các đơn vị tính. DonViTinhID : mã đơn vị tính. TenDonViTinh : tên đơn vị tính. [Convert] : chuyển tên đơn vị tính sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. ThoiHanSuDung : thời hạn sử dụng đơn vị tính. tdCongThucMonAn Mục đích : Lưu trữ thông tin công thức các món ăn. MonAnID : mã món ăn. MatHangID : mã mặt hàng là nguyên liệu có trong công thức món ăn. DonViTinhID : mã đơn vị tính. SoLuong : số lượng của mặt hàng có trong món ăn. DienGiai : giải thích thêm (nếu cần). psTheoDoiNhanVien Mục đích : lưu trữ thông tin về giờ làm việc của các nhân viên tại các khu vực bàn ăn. NhanVienID : mã nhân viên. BanAnID : mã bàn ăn mà nhân viên đó phụ trách. Ngay : ngày nhân viên làm việc. TuGio : thời gian bắt đầu làm việc. DenGio : thời gian kết thúc ca làm việc. DienGiai : chú thích thêm (nếu cần). tdNhanVien Mục đích : Lưu trữ thông tin về nhân viên phục vụ trong nhà hàng. NhanVienID : mã nhân viên. TenNhanVien : tên nhân viên. [Convert] : chuyển tên nhân viên sang một dạng chuẩn không viết hoa và không có dấu khoảng trắng giữa các ký tự. TrangThai : nhận hai giá trị “0” hoặc “1”. Nhận “0” khi nhân viên này không còn làm việc cho công ty. CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN 5.1) Giới thiệu Visual Basic 6.0 Dùng Visual Basic là cách nhanh đơn giản và hiệu quả để lập trình cho Microsoft Windows. Visual Basic luôn cung cấp cho lập trình viên một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hoá viêc triển khai lập trình ứng dụng cho Windows. Visual Basic phát triển lên từ MSBasic do Bill Gates . Cho đến thời điểm hiện tại nó bao gồm một số lượng lớn câu lệnh (commands), hàm (functions) và từ khoá (keywords). Rất nhiều commands, functions lien hệ trực tiếp đến MS Windows GUI. Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách học một vài commands, functions và keywords. Mặt khác Visual Basic 6.0 là một môn học đã được các thầy cô trong khoa hướng dẫn chúng em tận tình và kỹ lưỡng do đó em nhận thấy sử dụng Visual Basic là một cách tốt và hiệu quả nhất để cài đặt chương trình. 5.2) Giới thiệu SQL SERVER 2000 SQL Server là mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ dạng client / server của Microsoft được sử dụng phổ biến hiện nay với những đặc điểm ưu việt cho phép bạn xây dựng, phát triển và quản trị ứng dụng thương mại điện tử và quản lý. SQL Server 2000 tổ chức và lưu trữ dữ liệu trong đối tượng table, bạn có thể định nghĩa quan hệ giữa các table với nhau. Nó cho phép người sử dụng truy cập dữ liệu trên server thong qua ứng dụng. Administrator truy cập trực tiếp đến server để thực hiện tác vụ như cấu hình, quản trị, bảo trì… SQL Server 2000 là cơ sở dữ liệu cho phép bạn lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu, hỗ trợ hệ thống ra quyết định, cơ sở dữ liệu warehouse, hỗ trợ các công cụ khác giúp cho bạn xây dựng và triển khai ứng dụng một cách hiệu quả và có tính bảo mật cao trong môi trường đa người dùng. Những đặc điểm mới của SQL Server 2000 : Tích hợp internet : Cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 cho phép lư trữ số lượng lớn dữ liệu phục vụ cho ứng dụng Web. Ngoài ra nó còn là một thành phần không thể thiếu của kiến trúc Windows DNA để phát triển ứng dụng Web. Tính uyển chuyển : SQL Server 2000 Enterprise hỗ trợ những đặc tính như : federated servers, indexed views và cung cấp bộ nhớ lớn có khả năng giãn khi người sử dụng thực hiện tác vụ xử lý một lượng lớn dữ liệu với ứng dụng quy mô lớn. Dễ cài đặt và quản trị : SQl Server cung cấp nhiều công cụ phát triển và quản trị cho phép bạn dễ dàng cài đặt và triển khai nhiều cơ sở dữ liệu SQl Server với nhau qua mạng ngay cả khi người sử dụng không kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu trung tâm. Data Warehousing : SQL Server 2000 bao gồm các công cụ cho phép trích lọc dữ liệu và phân tích những dữ liệu dạng tổng kết nhằm hỗ trợ hệ thống xử lý và phân tích trực tuyến. SQL Server cũng cho phép bạn sử dụng các công cụ trực quan để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu. Như vậy, với những đặc điểm và công cụ mà SQL Server hỗ trợ em thấy đây là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp đối với bài toán quản lý bán hàng trong hệ thống quản lý nhà hàng mà em đang triển khai. 5.3) Giao diện chính của bài toán 5.3.1) Giao diện Form : Menu Chức năng chính : cho phép người sử dụng chọn các chức năng của chương trình. 5.3.2) Giao diện Form : Ban Hang – Thông tin hoa don Chức năng chính : Nhập thông tin hoá đơn. Tính toán chi phí cho hoá đơn. Nhập thông tin hoá đơn : Nhập thông tin vào các ô : Ngày phục vụ, Tiền thu thêm …. Mã hoá đơn tự động tăng khi Form được load lên. Chương trình tự động tìm kiếm mã hoá đơn lớn nhất sau đó cộng thêm một đơn vị trước khi hiển thị lên ô Mã hoá đơn. Số chứng từ cũng được tự động cập nhật khi Form được load lên. Cấu trúc của mã chứng từ = “NH” + “năm hiện tại” + “tháng hiện tại” + “ngày hiện tại”. Click vào nút Chọn bàn ăn để hiện ra Form chọn bàn ăn. Danh sách nhân viên phục vụ được chọn trong Combo1. Toàn bộ các món ăn được chọn trong phần Thông tin chi tiết sẽ được hiển thị lên trên lưới tạo sự tiện lợi khi sử dụng vì nhân viên không cần phải quay lại tab Thông tin chi tiết để lấy các thông tin về món ăn đã chọn. Tính toán chi phí hóa đơn : Sau khi đã nhập hết các món ăn trong hóa đơn trong phần thông tin chi tiết thì chi phí cho các món ăn sẽ được tự động cộng dồn. Chi phí này sẽ được hiển thị trong ô Tiền ăn uống. Để tính thêm thuế VAT trong phần thông tin bàn ăn chọn vào Thuế VAT rồi nhập vào phần trăm thuế. Để tính thêm chi phí phục vụ chọn phần Phí phục vụ rồi nhập vào chi phí phục vụ mà khách hàng phải trả. Chi phí cuối cùng mà khách hàng phải trả sẽ hiện lên ở phần tổng tiền. Chi phí cuối cùng = Tiền ăn uống + Thuế VAT + Chi phí phục vụ Những thông tin này chỉ phải nhập với những khách hàng mới. Với những khách hàng cũ chỉ cần Click vào nút Chọn khách thì các thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được điền đầy đủ. Click vào nút Ghi nhận sau khi đã điền đầy đủ thông tin. Click vào nút In phiếu để in ra hóa đơn. Click vào nút Thoát để thoát khỏi Form. 5.3.3) Giao diện Form : Bán hàng – Thông tin chi tiết Chức năng chính : Nhập các món ăn cho hóa đơn Mã chi tiết tự động hiển thị, nhân viên không cần nhập. Cấu trúc : Mã chi tiết = “PS” + “tháng/ngày/năm hiện tại” + “số hoá đơn trong ngày lớn nhất + một đơn vị”. Sau khi sang một ngày mới thì số hoá đơn trong ngày lại được reset về giá trị không. Click đúp vào món ăn trong danh sách các món ăn bên trái để chọn món ăn. Các món ăn trên danh sách bên trái được thiết kế và hiển thị theo kiểu cây phân cấp. Ví dụ : “Thịt gà” là cấp cha, dưới nó có các món “Thịt gà luộc”, “Thịt gà nướng” … là cấp con của “Thịt gà”. Như vậy khi nhân viên Click đúp vào món “Thịt gà” thì nó vẫn ở trên danh sách bên trái mà không nhảy sang danh sách bên phải. Hàng hóa trong CSDL được phân thành hai nhóm nguyên liệu (NL) và thực đơn (TD). Nguyên liệu là những thứ như thịt, rau … chưa qua chế biến còn thực đơn là những nguyên liệu đã được tổng hợp và chế biến hay còn gọi là món ăn. Ngoài ra thực đơn còn có các lại đồ ưống như bia, rượu … có thể dùng được ngay. Chỉ những hàng hóa có mã nhóm là TD thì mới được hiển thị trên danh sách các món ăn. Sau khi Click món ăn đó sẽ có mặt trong danh sách bên phải và lưới phía dưới. Cùng lúc đó các thông tin như Mã chi tiết, Tên món ăn, Đơn vị tính, Đơn giá, Thời gian gọi sẽ được tự động điền vào, nhân viên chỉ cần điền thêm số lượng. Nếu Click nhầm vào món ăn nào đó thì khi nó xuất hiện trên danh sách bên phải chỉ cần Click đúp vào món ăn đó thì nó sẽ được xoá đi ở danh sách bên phải và xuất hiện trên danh sách bên trái đồng thời trên lưới món ăn cũng tự động được xóa đi. Nếu như món ăn đó chưa tồn tại thì Click vào nút Thêm món ăn đẻ thêm một món ăn mới. Nếu danh sách món ăn rất dài và không muốn tìm kiếm thủ công thì chỉ cần đánh vào ô Tìm kiếm món ăn. Ví dụ : để tìm kiếm món “Gà sấy khô” nhân viên chỉ cần đánh vào ô Tìm kiếm món ăn chữ “Gà”, khi đó toàn bộ các món ăn bắt đầu bằng chữ “Gà” sẽ hiện ra và món ăn đầu tiên trong danh sách đó sẽ được bôi đen. Nếu nhân viên đánh vào chữ “Gà sấy” thì sẽ hiện lên danh sách các món ăn bắt đầu bằng chữ “Gà sấy”. Việc tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường và số khoảng trắng trong chuỗi ký tự. Ví dụ : việc đánh vào chuỗi “gà sấy khô” và đánh vào “gà sấy khô” là có giá trị như nhau. 5.3.4) Giao diện Form : Thêm mặt hàng Chức năng chính : Thêm mặt hàng mới. Để thêm món ăn mới bạn nhập đầy đủ thông tin vào các ô : Ma mat hang : mã số của mặt hàng. Ten mat hang : tên của mặt hàng. Khi mặt hàng này là con của một mặt hàng khác thì ở phần Parent chương trình sẽ tự động tính số khoảng trắng trước tên của mặt hàng cha sau đó cộng thêm 4 đơn vị khoảng trắng rồi tự động chèn vào trước tên mặt hàng. Ten tat : tên tắt của mặt hàng. Don gia : đơn giá của mặt hàng. Ten don vi tinh : tên đơn vị tính của mặt hàng : chiếc, gói, bó … Tinh luong : khối lượng của mặt hàng. Parent : nhập mã cha. Vì các món ăn trong CSDL được thiết kế phân cấp nên nếu một món ăn nào đó thuộc nhóm món ăn thì nhân viên phải nhập mã cha vào. Vì việc phải nhớ mã cha rất khó nên nhân viên chỉ cần chọn món ăn là cha (có phân cấp cao hơn món ăn định nhập một bậc) chương trình sẽ tự động chuyển sang mã cha khi lưu. Ví dụ : mặt hàng “Thịt gà” có mã là 001 khi đó nhập mặt hàng “Thịt gà nướng” ta phải chọn “Thịt gà” ở phần Parent. Thời hạn sử dụng : nhập thời gian mà hàng hoá được phép sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhóm : nếu hàng hóa là nguyên liệu chưa qua chế biến thì thuộc nhóm nguyên liệu. Các hàng hóa thuộc nhóm này không được phép xuất hiện trong thực đơn. Ví dụ : rau, củ, quả … chưa qua chế biến. Nếu hàng hóa là những món đã qua chế biến để phục vụ khách hàng thì thuộc nhóm thực đơn như : thịt gà luộc, rau bí xào …. Ngoài ra các món như : bia, rượu … cũng thuộc nhóm thực đơn. 5.3.5) Giao diện Form : Cap nhat chuc vu Chức năng chính : thêm mới một chức vụ. Để thêm mới một chức vụ cần nhập : Mã chức vụ : tự động cập nhật. Chương trình sẽ tìm mã chức vụ lớn nhất có trong bảng dữ liệu sau đó tăng thêm một đơn vị rồi hiển thị lên ô Mã chức vụ. Tên chức vụ : cung cấp tên gọi của chức vụ. Tên nhóm : nhóm mà chức vụ này nhận làm nhóm cha. Ví dụ : Chức vụ “Quản trị hệ thống” là con của nhóm chức vụ “Hạ tầng thiết bị”. Tiền phụ cấp : số tiền phụ cấp mà người nhận chức vụ đó được hưởng. Thông thường số tiền phụ cấp được tính theo tháng. Để đơn giản có thể coi đây là số tiền phụ cấp tổng hợp của phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe, phụ cấp ăn trưa …. Có một số mô hình quản lý, các khoản phụ cấp này là riêng biệt. Danh sách các chức vụ được hiển thị trên lưới. 5.3.6) Giao diện Form : Cap nhat don vi tinh Chức năng chính : thêm mới một đơn vị tính. Để thêm mới một đơn vị tính mới cần nhập : Don vi tinh ID : mã đơn vị tính. Ten don vi tinh : nhập tên đơn vị tính. Thoi han su dung : thời hạn mà đơn vị tính còn có giá trị sử dụng. 5.3.7) Giao diện Form : Cap nhat kho hang Chức năng chính : Thêm mới một kho hàng. Kho hang ID : nhập mã kho hàng. Ten kho hang : nhập tên kho hàng. Dia chi kho : nhập địa chỉ kho hàng. Thoi han su dung : thời hạn mà kho hàng còn có giá trị sử dụng. 5.3.8) Giao diện Form : Cap nhat thông tin khach hang Chức năng chính : cập nhật thong tin khách hàng. 5.3.9) Giao diện Form : Cap nhat thông tin nhan vien Chức năng chính : cập nhật thông tin nhân viên. 5.3.10) Giao diện Form : Cap nhat nhom chuc vu Chức năng chính : cập nhật các nhóm chức vụ. 5.3.11) Giao diện Form : Bao cao Các chức năng báo cáo chính : Báo cáo về chứng từ Báo cáo danh sách khách hàng Báo cáo danh sách nhân viên Báo cáo danh sách món ăn Để thực hiện chức năng báo cáo Click vào các Option tương ứng rồi nhập từ kháo báo cáo vào ô text bên cạnh sau đó Click vào nút BaoCao. Mỗi lần chương trình cho phép thực thi một loại báo cáo do đó khi đã chọn báo cáo theo số chứng từ thì các lựa chọn khác sẽ bị mờ đi. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A) Kết luận và đánh giá Chương trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Các ưu khuyết điểm của chương trình : Ưu điểm : Đơn giản, dễ sử dụng, giao diện thân thiện với người dùng. Chức năng nhập hoá đơn bàn hàng linh hoạt giúp ích nhiều cho công tác bán hàng. Hỗ trợ tốt người dung trong việc kiểm tra và thống kê hàng hoá, tài sản. Chạy tốt trên nền hệ điều hành Windows XP. Không yêu cầu cao về phần cứng máy tính. Nhược điểm : Giao diện chương trình không mang tính mỹ thuật cao. Chương trình chưa quan tâm nhiều lắm đến vấn đề bảo mật cho ứng dụng. B) Kiến nghị Thiết kế lại giao diện để giao diện mang tính mỹ thuật hơn. Thêm một số chức năng phụ để chương trình thêm phong phú và phục vụ tốt cho người dùng. Cải thiện và quan tâm đến vấn đề bảo mật của chương trình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt : KS. Lâm Hoài Bảo, Thực hành Visual Basic Nxb Thống kê ( VN-Guide ), Visual Basic Cho Sinh Viên & Kỹ Thuật Viên Khoa Công Nghệ Thông Tin. Đặng Văn Đức, Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML. Tiếng Anh : 4. Visual Basic 6 Certification Exam Guide - Dan Mezick & Scot Hillier.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý bán hàng cho hệ thống Quản lý nhà hàng.DOC
Luận văn liên quan