Đề tài Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An

Mở đầu Ngành xây dựng nước ta đang cùng các ngành kinh tế khác ra sức phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2006- 2010 đạt 7,5 – 8% năm và hơn nữa. Mặt khác, toàn ngành còn đang phải tích cực chuẩn bị đón nhận nhiêm vụ nặng nề hơn trong thập kỷ sắp tới nhằm đưa nước tá trở thành nước công nghiệp hoá về cơ bản. Bên cạnh đó nước ta đã là thành viên của khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) và vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành xây dựng nước ta cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên đất nước mình và tham gia mạnh mẽ vào thị truờng xây dựng khu vực và quốc tế. Muốn vậy, ngành phải tiến theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp sớm đưa toàn ngành tham gia vào quá trình hội nhập đó. Truớc tình hình đó, Tổng công ty Thành an, một trong những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta không thể đứng ngoài cuộc xu hướng phát chung của toàn ngành. Nâng cao chất lượng công trình là một trong những biện pháp giúp cho chi nhánh nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “ Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An” làm chuyên đề tốt nghiệp. Trong qúa trình hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình cuả GS TS Nguyễn Đình Phan. Em xin chân thành cảm ơn thầy và mong thầy tiếp tục giúp đỡ em hoàn thành tốt hơn nữa chuyên đề này. I) Vai trò của quản lý chất lượng công trình đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1) Chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1) Các quan niệm về khái niệm chất lượng sản phẩm Từ câu hỏi về khái niêm chất lượng sản phẩm người ta có thể trả lời theo những cách khác nhau tuỳ theo đối tượng được hỏi. Các câu trả lời thường thấy có thể là: -Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đôi với yêu cầu của người tiêu dung. -Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu -Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn. Nhưng khái niệm này nhìn nhận trên một góc độ nào đó thì không sai nhưng trên thực tê, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể đảm bảo lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dung. Các nhu cầu sẽ được chuyển thành những đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sang, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường. Nhìn nhận về khái niệm về chất lượng sản phẩm ta có thể xem xét những quan điểm khác nhau như sau: Dưới quan niệm xuất phát từ bản thân sản phẩm : Chất lượng là tập hợp tính chất của sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thoả mãn nhu cầu xác định phù hợp công dụng của nó. Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể là có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Dưới quan niệm từ phía nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với tập hợp cá yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc các quy cách đã được xác định trước. Dịnh nghĩa này cụ thể mang tính thực tế cao, đảm bảo nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đặt ra. Ví dụ: Sản phẩm đưa vào Nhật bản các doanh nghiệp không nên dùng màu vàng. Vì thế mà trước kia Coca Cola không cạnh tranh với Pepsi trong môi trường kinh doanh ở Nhật Bản với vỏ trai màu vàng và đỏ. Như vậy Coca Cola đã sai lầm trong chiến lược của mình. Dưới quan niệm từ phía thị trường: Đại diẹn cho quan niệm này là khái niệm chất lượng sản phẩm của các chuyên gia quản lý chất lượng hàng đầu thế giới như W.Edwards Deming và Josenph Juran ở Nhật bản, Philip Crosby ở Mỹ Trong nhóm quan niệm này lại có những cách tiếp cận khác nhau. Thoả mãn từ phía khách hàng: Khách hàng coi chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ hiện tại vơí mục đích sử dụng của khách hàng. Như Philip Crosby đã định nghĩa thì “ chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” trong cuốn “ Chất lượng là thứ cho không”. Còn Deming lại cho rằng “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng” Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Chât lương = Lợi ích/ Chi phí = 1 chính là Tiêu chuẩn Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thể cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loai trên thị trường. Ngoài những quan niệm này, trong nền kinh tế thị trường, người ta còn đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào phục vụ những mục đích cụ thể nhằm duy trì và phát triển thị trường hay sự cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm. Những quan niêm hướng theo thị trường được đa số các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng vì nó phản ánh đúng nhu cầu thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tỉêu thoả mãn khách hàng, củng cố được thị trường và giữ được thành công lâu dài. Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Đánh giá cao việc kết hợp này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được hiều quả cao trong sản xuất kinh doanh. Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất , dễ dàng, Tổ chức Quốc Tế về Tiêu chuẩn hoá ( ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 , phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “ Chất lượng là mức độ thoả mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” ( nhu cầu tiêm ẩn và nhu cầu nêu ra) Cho tới ngày nay quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục mở rộng hơn nữa, chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thoả mãn những nhu cầu của khách hàng trong những giới hạn chi phí nhất định. Trong thực tế ta thấy rằng các doanh nghiệp theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn đặt nó trong một giới hạn về kinh tế, xã hội và công nghệ. 1.2) Các loại chất lượng sản phẩm Theo các chuyên gia nghiên cứu thì có 6 loại chất lượng sản phẩm +) Chất lượng thiết kế: Chất lượng thiết kế là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu của sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra để sản xuất, chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, trên các yêu cầu cụ thể về phương diện vật liệu chế tạo, những yêu cầu về gia công, sản xuất chế tạo, yêu cầu về bảo quản, yêu cầu về thử nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng. Chất lượng thiết kế còn gọi là chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về lý thuyết đối với nhu cầu thị trường, còn thực tế có đạt được điều đó hay không thì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Yêu cầu đặt ra đối với những người đặt ra chất lượng thiết kế phải rất thận trọng bởi đó là những bước đầu tiên quyết định tới cả quá trình sản xuất sản phẩm, thậm trí nó còn ảnh hưởng cả tới quá trình đầu tư công nghệ. +) Chất lượng chuẩn là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó được phê duyệt trong quá trìng quản lý chất lượng và người quản lý chính là các cơ quan quản lý về mặt chất lượng sản phẩm mới có quyền phê chuẩn và sau khi phê chuẩn rồi thì chất lượng này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy. +) Chất lượng thực tế là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm và nó được thể hiện sau quá trình sản xuất trong quá trình sử dụng sản phẩm. Chất lượng là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm. +) Chất lượng cho phép là do các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, quan quản lý thị trường, trong hợp đồng quốc tế, hợp đồng giữa đôi bên quy định. +) Chất lượng tối ưu Chất lượng tối ưu của sản phẩm biểu thị khả toàn năng toàn diện nhu cầu thị trường điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất. Chất lượng tối ưu của sản phẩm nói nên mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí. +) Chất lượng toàn phần: Chất lượng toàn phần là mức chất lượng thể hiện mức tương quan giữa hiệu quả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sản xuất và sử dụng sản phẩm đó. Bên cạnh 6 loại chất lượng sản phẩm thì chúng ta cũng cần nghiên cứu đến các thuộc tính của chất lượng sản phẩm . Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Chất lượng của các thuộc tính này phản ánh mức độ chất lượng của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các thuộc tính này có quan hệ với nhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của sản phẩm. Đối với những nhóm sản phẩm khác nhau , những yêu cầu về các thuộc tính chất lượng cũng khác nhau. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm: Các thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy đinh bởi chi tiết kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hoá của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động của sản phẩm và hiêu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó. Các yếu tố thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang. Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3792 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi tuyển công nhân lao động đều phải huấn luyện về công tác an toàn, bảo hộ lao động. Phải có nội quy công tác an toàn lao động, nội quy công trương và phổ biến giáo dục cho cán bộ công nhân viên trong công trường học tập và thực hiện. Cán bộ đội, cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên huấn luyện, kiểm tra nhắc nhở cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm nội quy công tác an toàn lao động trong đơn vị, trong công trường. Đội phải có trách nhiệm mua, cấp trang thiết bị bảo hộ, người làm việc cao từ hai tầng trở lên trên bàn giáo phải có dây bảo hiểm an toàn lao động. Nếu không thực hiện đúng quy định của chi nhánh sẽ bị kỷ luật và xử phạt. Công tác về công tác ATLĐ công ty thực hiện tốt nên không có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. vi/ Quản lý chât lượng trong quá trình thi công công trình Quá trình thi công là một công đoạn bao gồm từ việc chuẩn bị thi công, thi công công trình, và nghiệm thu, kiểm tra công trình. Mỗi một công trình là một dự án tuy nhiên hầu hết công việc thi công đều được theo một quy trình nhất định. Công ty đã xây dựng quy trình sau: Sơ đồ thi công công trình: Tiêp nhận hồ sơ Chuẩn bị điều kiện thi công Tổng nghiệm thu bàn giao Lập kế hoạch chất lượng thi công Kiểm tra, nghiệm thu Tổ chức thực hiện Thực hiện Thi công dự án Xây dựng biện pháp thi công -Tiếp nhận hồ sơ: Đây là bước đầu tiên trong phần thiết kế thi công. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ xem đã đủ các thủ tục yêu cầu. Thông thường hồ sơ thiết kế bao gồm: Bản vẽ thiết kế thi công, dự toán thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, các tài liệu co liên quan đến mặt bằng hiện trạng, mốc giới, điều kiện giao thông, công trình ngầm, điện nước thi công… do chủ đầu tư cấp. -Chuẩn bị các điều kiện thi công: Chủ nhiệm của dự án căn cứ vào các yêu cầu trong hoạt động khảo sát, chuẩn bị mặt bằng các điều kiện thi công: Đo đạc kích thước, xác định cao độ thực trạng địa chất… Chuẩn bị và thi công các nguồn điện thi công: hê thống điện thường trực phục vụ cho hoạt động thi công của công trình như bảng điện, dây dẫn, đèn, máy hàn… Tram trộn bê tông, vữa, hệ thống đường dẫn nước, bể chứa. Thiết kế chỗ làm việc ăn ỏ của công nhân cũng như nhà làm việc của ban chi huy công trường. Thiết kế các kho bãi tập kết nguyên vật liệu… Bố trí lắp đặt các thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình thi công được thuận lợi như là máy trộn, máy xúc, cẩu… Thiết kế hệ thống cáp, che chắn bảo vệ người lao động trên công trường. Xác đinh thiết kế đường vận chuyển nguyên liệu trong quá trình sử dụng sao cho thuận tiện. Công tác chuẩn bị điều kiện thi công cũng cần chuẩn bị bản vẽ và thuyết minh cụ thê. Trước khi đưa vào thi công cần có sự kiểm tra của nhân viên giám sát. -Lập kế hoạch chất lượng: Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chủ dự án có trách nhiệm căn cứ vào hướng dẫn lập kế hoạch chất lượng dự án để tổ chức lập kế hoạch tổng thể -Xây dựng biện pháp thi công: Giám đốc công ty căn cứ vào bản thiết kế và kế hoạch thi công yêu cầu các kỹ sư xây dựng các biện pháp thích hợp cho thi công . Biện pháp thi công thì bao gồm các nội dung sau: Mặt bằng tổ chức thi công chỉ rõ vị trí công trình, hạng mục công trình, hướng , phân đoạn hoặc trình tự thi công; Các biện pháp chống đỡ, tháo lắp cốp pha, giàn giáo, các biện pháp trình tự lắp, neo buộc cốt thép. Các biện pháp, quy trình đổ bê tông. Các biện pháp gia công, vân chuyển, tập kết, lắp ghép, gia cố, giẳng tạm, và định vị cấu kiện. Các biện pháp quy trình lắp đặt điện nước phục vụ công trình.Các biện pháp về an toàn lao đông. -Thi công dự án: Tổ chức thực hiện: Dựa theo mẫu của phòng quản lý chât lượng Công ty, chủ nhiệm dự án phải lập một báo cáo khởi công về phòng QLCL cùng với một số tài liệu kèm theo như Danh sách nhân sự của ban chỉ huy công trình thi công tại hiên trường; tiến độ thi công công trinh; Biện pháp thi công; Biểu đồ nhân lực, biểu đồ cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ thi công; Hợp đồng kinh tế; Dự toán. Sau đó thì lập kế hoạch thi công của quý gửi tới các bộ phận liên quan và phòng quản lý chất lượng. Thực hiên: Sau khi Giam đốc đã duyệt kế hoạch và biện pháp thi công thì chủ nhiệm dự án chỉ đạo ban chỉ huy công trình thực hiện thi công công trình theo bản thiêt kế. Đồng thời đôn đốc kiểm tra, giám sat các tổ đội thi công hạng mục công trình. -Kiểm tra,nghiệm thu trong qua trình thi công: Tiến hành kiểm tra quá trình thi công trên công trường các hoạt động có tuân theo quy trình, quy phạm, có tuân theo các biện pháp đã được đưa ra. Nhân viên kiểm tra chất lượng tại một số khâu quan trọng của quá trình thi công như: nền, móng, sàn các tầng và mái, công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt thiết bị điện nước san nền. Trong khi tiến hành kiểm tra cần ghi chép lại kết quả giám sát vào Sổ nhật ký công trình. -Tổng nghiệm thu bàn giao: Sau khi thi công xong thì tất cả những thành viên chủ chốt trong quá trình thi công tham gia nghiệm thu bàn giao công trình. Sau khi nghiệm thu bàn giao công trình thì công ty phải lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ đó trong 5 năm. Những hồ sơ này bao gồm các hồ sơ từ trước khi khảo sát công trình đến quá trình bàn giao nghiệm thu công trình. vii/ Quản lý chât lượng đầu ra của công trình xây dựng Một công trình thi công xong đều được tổng kiểm tra và đưa vào sử dụng. Việc kiểm tra, nghiệm thu cuối cùng sẽ được thực hiện như sau: Giám đốc tổ chức một đội kỹ thuật công trình có nhiệm vụ kiểm tra giám sát quá trình thi công của tất cả các công việc trong quy trình từ bắt đầu cho đến kết thúc để đánh giá kết quả đạt được có đáp ứng đúng yêu cầu hay không. Đặt ra các kế hoạch cụ thể về thời gian kiểm tra công trình của nhân viên chất lượng cũng như chuyên gia bên ngoài. Trong khâu nghiệm thu thì người có thẩm quyền kỉêm tra tất cả các kết quả nghiệm thu để duyệt và quyết đinh đưa kết quả này đảm bảo yêu cầu hay không, đảm bảo chất lượng hay không trước khi đem giao sản phẩm cho khách hàng. Cuối cùng, xem xét kiểm tra tất cả các nội dung liên quan đến hồ sơ trong công trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng. Thông thường công ty sử dụng các quy phạm: 22TCN 249-98 Quy trình công nghê thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22TCN 272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 4085:1986 Kết cấu gạch đá, Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447:1987 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Quy pham thi công và nghiệm thu…. Trên đây là một số chỉ tiêu về kỹ thuật công nghệ công ty áp dụng còn rất nhiều quy trình khác áp dụng cho từng loại công trình khác nhau các công đoạn khác nhau trong công trình. Sau giai đoạn này công ty có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của nhà nước. Trong thời gian bảo hành công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sự cố xay ra cho người sử dụng công trình đó. 3. Đánh giá chung quản lý chất lượng công trình tại chi nhánh. Công ty đặt chất lượng lên hàng đầu nên hầu hết các công trình đều đạt chất lượng cao. 3.1. Những thành tựu đạt được. Đánh giá tình hình chất lượng chung của toàn chi nhánh thì hoạt động quản lý chất lượng của chi nhánh là tương đối tốt và có phần tốt hơn trong những năm gần đây khi mà tham gia đấu thầu thì hầu hết các khách hàng đều đỏi hỏi nhu cầu về chất lượng đặt lên hàng đầu Bảng : Đánh giá tình hình về KQ kế hoach chất lượng công trình TT Đơn vị Số công trình Đánh giá chất lượng kỹ thuật HCV(%) Tôt+khá (%) Đạt yêu cầu(%) Kém(%) 1 Tổng cộng 8 12,5 75 12,5 2 đội XD số 1 1 100 3 đội XD số 2 2 50 50 4 đội XD số 3 2 50 50 5 Công trình trực thuộc 2 100 6 đội XD số 4 1 100 ( Nguồn Phòng Kế hoạch) Ghi chú: 100% công trình đạt yêu cầu vê CLKT trong đó có 87,5% đạt khá trở nên. Có một công trình đạt CLC là công trình là đường Bình Long - Cảng Dung Quất. Hiện tại công ty vẫn đang duy trì và áp dụng hê thống ISO 9001:2000. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật có chuyên môn cao làm công việc theo dõi , giám sát chất lượng công trình. Đội ngũ này cũng đã có hiểu biết sâu sắc về hiệu quả khi áp dụng hệ thống tuân thu các hoạt động trong công ty . Đào tạo và cung cấp các nguồn lực cho mọi nhân viên có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Liên tục cải tiến chất lượng thi công, thường xuyên tìm hiểu nguyện vọng và ý kiến của khách hàng để thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao của họ. Ngoài ra, chi nhánh đang từng bước đầu tư đúng hướng và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, luôn bảo trì đảm bảo nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên, tiếp thu nhanh chóng trình độ khoa học công nghệ. Năm 2007 là năm doanh thu của chi nhánh đạt giá trị cao nhiều công trinh của chi nhánh đã hoàn thành đúng tiến độ. Còn đang trong giai đoạn không ngừng gia tăng mở rông nguôn nhân lực chi nhánh bước đầu đã có những bước đi thành công trong việc quản lý tốt chât lượng các công trình. Do áp dụng hê thống quản lý chất lượng mà tạo được phong cách làm việc mang tính hệ thống mà năm qua chi nhánh đã hoàn thành các công trình chuyển tiếp của năm 2006 Đường Bình Long Cảng Dung Quất, San lấp mặt bằng thi công Cảng KCN Dung Quất… Hoàn thành xây dựng CSHT khu dân cư Trân lãm TP Thái Bình mục tiêu hoàn thành trong năm 2007… Một số nét mới trong công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng là chi nhánh không còn áp dụng quản lý cho từng khâu mà đặt ra ở tất cả các quá trình thực hiện sự án. Cụ thể : Khâu nghiên cứu thiết kế : ở khâu này việc quản lý chất lượng công trình được thể hiện qua việc nghiên cứu thị hiếu của khách hàng về loại hình, mẫu mã, kiểu dáng các công trình, tìm ra những loại kiến trúc đẹp phù hợp với thị hiếu của cộng đồng. Tiến hành thiết kế công trình có chất lượng tốt và khả thi. Khâu cung ứng nguyên vật liệu, quản lý chất lượng ở khâu này được tiến hành thông qua việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu khi cung ứng, theo dõi, giám sát quá trình cung ứng nguyên vật liệu và thời gian và chi phí. Khâu thi công xây lắp: tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng các hạng mục công trình, các phần việc đã hoàn thành trước khi chuyển sang thi công xây lắp các hạng mục khác, công việc khác. Giám sát theo dõi tiến độ thi công xây lắp để đảm bảo chất lượng công trình và thời gian thi công. Khâu nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng : Trong khâu này công ty tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng khi nó đã hoàn thành, đối chiếu với các tiêu chuẩn chất lượng công trình đặt ra với thực tế, nếu bảo đảm thì tiến hành bàn giao công trình. Trong khâu này thường có sự tham gia của các tổ chức tư vấn xây dựng , cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Chính nhờ thực hiện quản lý chất lượng công trình ở những khâu trên mà hiện nay chi nhánh đã từng bước đưa chất lượng công trình ngày một nên cao, giảm số lượng công trình kém chất lượng không được nghiệm thu. Từ khi thành lập 2004 thì từ việc áp dung hê thống đã từng bước nâng cao chất lưọng công trình từ đó tạo thuận hơn khi tham gia đấu thầu. Áp dụng hệ thống giúp cho chi nhánh giảm được khá nhiều chi phí trong việc sử dụng hợp lý nguồn lưc lao động cũng như trang thiết bị. Như vậy nhận thức việc quản lý chất lượng là công việc không là của riêng ai đã giúp cho chi nhánh ngày càng tạo uy tín với khách hàng bằng khả năng giữ chữ tín. 3.2. Những tồn tại Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản lý chất lượng công trình của chi nhánh vẫn còn những hạn chê, những tồn tại cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Những mặt hạn chế cũng như tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất lượng công trình của chi nhánh có đặc điểm sau Thứ nhất : Về nhận thức và quán triệt trong quá trình vận dụng quan niệm mới về công tác quản lý chất lượng sản phẩm . Trong thực tế những năm qua chi nhánh nhận thức được rằng quản lý chất lượng là một hệ thống các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – chất lượng công trình được thực hiện ở tất cả các khâu các công đoạn trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên thì việc kiểm định chất lượng ở cuối mỗi khâu công ty lại không chú ý đến kiểm soát khống chế quá trình hình thành yếu tố chất lượng trong sản xuất, quá trình của từng khâu, từng giai đoạn nhỏ và của toàn quá trình làm ra sản phẩm công trình xây dựng. Nói cách khác phương trâm làm tốt ngay từ đầu vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả tại chi nhánh Về khâu công tác xác định mục tiêu chất lượng công trình lâu nay trong nếp nghĩ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân cua công ty đều cho rằng, chất lượng công trình tốt nếu như nó đáp ứng được những yêu cầu thiết kế, do đó họ chỉ làm tương xứng với những yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng không hẳn như vậy, chúng ta biết rằng quản lý chất lượng sản phẩm nhằm mục đích sản xuất ra một sản phẩm có mức độ chất lượng có thể thoả mãn những đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu chỉ làm tương xứng với những tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và những tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) và uỷ ban điện kỹ thuật (MEC) ban hành không phải là những tiêu chuẩn lí tưởng. . Một công trình có thể thoả mãn những yêu cầu của các tiêu chuẩn Việt Nam vẫn không có thể đáp ứng được những lợi ích của người tiêu dùng, bởi lẽ nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi hàng năm ngay cả khi sửa đổi các tiêu chuẩn đó chúng ta cũng có thể không theo kịp những nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Một vấn đề nữa trong việc quán triệt quan niệm mới về quản lý chất lượng sản phẩm - chất lượng công trình xây dựng ở chi nhánh chưa thực sự gắn giữa yếu tố chất lượng với chi phí : Nhiều khi để đạt mức chất lượng xí nghiệp đã bỏ mức chi phí một cách tuỳ tiện, không tính toán mối tương quan với chất lượng và chi phí. Ta biết rằng để tăng chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng công trình nói riêng thì cần thiết phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Nhưng ngược lại ngay cả khi chất lượng khá cao đi nữa thì sản phẩm vẫn không thể thoả mãn người đặt hàng nếu có được định giá quá cao. Nói cách khác xí nghiệp không thể tiến hành quyết định chất lượng công trình mà không tính toán tới giá cả của công trình đó. Thứ hai là mặt công nghệ, ta biết rằng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình cũng như quản lý chất lượng công trình Trong quá trình sản xuất, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm làm ra. Yếu tố công nghệ góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động chất lượng.Như vậy trong quá trình sản xuất , muốn có được những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá hợp lí thì phải được trang bị một hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên thì ở chi nhánh vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc nâng cao đổi mới công nghệ. Ở mục tiêu hàng năm của công ty vẫn chưa chú trọng vào việc nâng cấp công nghệ. Thực sư công nghệ của chi nhánh lại phụ thuộc quá nhiều từ nguồn của Tổng công ty chưa chủ đông nâng cấp công nghệ cho chi nhánh nên dẫn đến một vài công trình còn khó khăn khi tiến hành xây lắp công trinh. Thứ ba là về nhân tố con người : Con người là nhân tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định nhất tới toàn bộ quá trình quản lý nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng. Ở đây đề cập nhiều đến chê độ thưởng phạt của chi nhánh. Chi nhánh không quan tâm nhiều đến việc thúc đẩy hoạt động của các thành viên thông qua việc khuyến khích. Chế độ thưởng còn quá eo hẹp như việc thưởng cho cá nhân xuất xắc cho công ty chỉ có 500.000đ vào cuối năm. Như vậy sẽ không thúc đẩy được cá nhân đó hoạt động tốt hơn. Như vậy sẽ làm giảm tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty. Thứ tư là trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình chỉ dừng lại ở việc giải quyết được việc yêu cầu về thông tin liên quan tới chất lượng công trình. Chẳng hạn qua kiểm tra giám sát biết được ở khâu này, khâu kia chất lượng chưa đạt yêu cầu tiến hành từ đó sửa chữa lại, điều chỉnh lại, chứ xí nghiệp chưa thực sự chú ý đi sâu phân tích tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả trên . Điều này thường gây ra sự lãng phí nhiều khi rất lớn mà tác dụng lại thấp. Như vậy đó là những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý chất lưọng của chi nhánh. 3.3. Nguyên nhân của tồn tại. Từ phía nhà nước. Là một nhân tố hoạt động trong môi trường kinh tế nhất định. Vì thế mọi hoạt động đều chiu ảnh hưởng nhất định từ môi trường bên ngoài. Trong hoạt đông quản lý chất lượng thấy rằng việc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài chịu ảnh hưởng rất lớn. Trong việc lựa chọn áp dụng, có những công trình thì tiêu chuẩn này là phù hợp nhưng ở công trình khác thì không đạt yêu cầu, và như vậy cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra đánh giá mức chất lượng công trình vì chưa có một tiêu chuẩn thực sự chuẩn để đánh giá so sánh. Về hệ thống quản lý chất lượng nhà nước từ cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tới các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các bộ ngành, cơ quan ngang bộ, các tổng công ty lớn, cũng như các tổ chức tư vấn hành nghề bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu chất lượng đặt ra, mà vẫn có thể tồn tại được. Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình cũng như công tác quản lý chất lượng công trình. Từ phía công ty: -Về tổ chức quản lý: Yếu tố con người là nhân tố quan trọng vì con người điều khiển, vận hành quá trình tạo ra sản phẩm. Việc thi công không phải ở một vị trí cố đinh phụ thuộc vào nơi xây dựng công trình vì thế mà có nguồn nhân lực không ổn định cũng như trình độ công nhân trực tiếp là không giống nhau. Công tác tổ chức quản lý của công ty còn chưa hợp lý. Trong việc tổ chức phối hợp giữa thi công bằng máy và thủ công kém hiệu quả , chưa tận dụng được hết công xuất của máy và hạn chế thi công thủ công để tăng khối lượng và giảm chi phí đảm bảo chất lượng công trình. Điều này giảm thuyết phục của công ty với chủ đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh. -Về công nghệ: Nhiều kỹ thuật công nghệ mới đòi hỏi sử dụng những máy móc, trang thiết bị của công ty còn chưa kết hợp hài hoà về số lượng, chủng loại. Việc tiếp thu công nghệ và vận hành máy móc thiết bị còn yếu nên việc bảo dưỡng, bảo trì, vận hành vẫn chưa ổn định. Ngay việc sử dụng máy móc thi công có công xuất yếu cũng ảnh hưởng đến chất lượng. -Vê con người: Hoạt động thi công xây dựng do nhiều người tiến hành, nhiều hoạt động nghề nghiệp khác nhau đồng thời trên một mặt bằng và không gian khá rộng và thi công ở những địa điểm khác nhau nên công ty thuê them lực lượng lao động địa phương là chủ yêus. Vì thế mà chất lượng không đồng đều. Trong khi đó chế độ tiển thưởng và lương chưa thoả đáng. Vì vậy mà không khuyến khích được các cá nhân trong công ty làm việc hết mình. III. Một số biện pháp và kiến nghị trong công tác quản lý chất lượng tại công trình xây dựng của Chi Nhánh 1. Một số phương hướng phát triển và quản lý chất lượng công trình của công ty trong giai đoạn 2006-2010 1.1. Một số phương hướng phát triển của công ty Từ khi thành lập từ năm 2004 công ty hoàn thanh kế hoạch 5 năm lần 1. Giai đoạn này đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần 2 từ năm 2006 – 2010. Trong thời gian tới ngoài việc đảm bảo tốt công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến độ thực hiện các dự án công ty cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy cũng như cơ sơ hoạt động của Chi nhánh tại Miền trung nhằm ổn định cơ sở ăn ở cho nhân viên hoạt động tại chi nhánh. Trên cơ sơ những năng lực hiện có chú trọng giữ vững và phát triển mở rộng địa bàn tại khu vực Miền trung, tập trung vào các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước đặc biêt là các dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật tại khu kinh tê Dung Quất, khi kinh tế mở Chu lai. Tiếp cận và phát triển thi trường khu vực Miền Tây Nam Bộ, các khu công nghiệp lơn trên cả nước. Bám năm Tổng Công ty tiếp cân và mở rộng các công trình trong quân đội, phấn đẩu chiếm khoảng 30%, công trình Nhà nước chiếm khoảng 70% tổng giá trị. Công trình công nghiệp dân dụng chiếm khoảng 27,03%, công trinh hạ tầng kỹ thuật chiếm khoảng 72,97% tổng giá trị. Tự huy động và đề xuất trên tạo điều kiện đầu tư máy móc thiết bị thi công nhằm tăng năng lực sản xuất. Xây dựng Đảng bộ Chi Nhánh ngày một vững mạnh, làm tốt công tác phát triển Đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Duy trì và thực hiện tốt công tác dân vận tại địa bàn đóng quân và thi công. Chăm lo thường xuyên đến các điều kiện làm việc vá sinh hoạt, các điều kiện về vật chất và tinh thần, đảm bảo đầy đủ chế độ , chính sách, việc làm và thu nhập cho người lao động trong đơn vị. Thực hiên qua các chỉ tiêu sau: -Sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đảm bảo mục tiêu: “An toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả”. Để thực hiện tốt các mục tiêu này trong đó có mục tiêu quan trọng hang đầu là nâng cao chất lượng công trình công ty dự đinh mua sắm một số thiết bị sản xuất và công nghệ sau Bảng Đổi mới công nghệ STT Tên thiết bị Số lượng 1 Xe lu 1 2 Máy ủi 2 3 Máy đào 1 4 Xe ôtô 1 (Nguồn Phòng kế hoạch) Các chỉ tiêu phát triển sản xuất và xây dựng đơn vi năm 2006-2010 Bảng: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 5 năm 1 Giá trị sản xuất tỷ đồng 192.655 2 Doanh thu Nt 1.176.417 3 Nộp Nhà nước Nt 7.104 4 Nộp BQ Nt 1.027 5 Nộp Tổng công ty Nt 13.218 6 Thu nhập bình quân đ/người/tháng >2.000.000 (Nguồn phòng tài chính) Đảm bảo đủ vốn cho SXKD với mức vay ngắn hạn ngân hang theo quy định chung của Tổng Công ty. -100% công trình thi công đạt chất lượng khá trở lên, trong đó có 3 công trình đạt chất lượng cao. -Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất cũng như tham gia giao thông. 1.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh 1.2.1. Vận dụng hê thống ISO 9000 hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng công trình Hiện tại công ty đang áp dụng hê thông chất lượng ISO 9000 tuy nhiên hiệu qua đem lại từ hệ thống là chưa cao. Chưa thực sự áp dụng nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO để vận dụng vào thực tiễn công trình như các nguyên tắc về định hướng khách hang, Vai trò của lãnh đạo, sự tham gia của mọi người, quản lý theo quá trình, quản lý theo hệ thống, quan hệ các bên cùng có lợi, ra quyết định dựa trên sự kiện. Để đưa ISO vào thực tiễn công trình thì cần hiểu rõ các nguyên tắc trong quản lý chất lượng. 1.2.1.1 Thực hiện tốt vai trò của lãnh đạo Nguồn lao động trực tiếp trong công ty là luôn biến động theo mùa vụ. Những người lãnh đạo trong công ty là những người luôn nắm bắt, và hiểu rõ nhất tình hình của công ty. Thông qua sự lãnh đạo và các hành động, lãnh đạo cao nhất tạo ra mội trường để huy động mọi người tham gia và để hoạt đông của hệ thống có hiệu lực. Lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng làm cơ sở cho vai trò của họ, đó là: -Thiết lập và duy trì chính sách và mục tiêu chất lượng của tổ chức; -Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong toàn bộ tổ chức để nâng cao nhận thức, động viên và huy động tham gia; -Đảm bảo toàn bộ tổ chức hướng theo yêu cầu của khách hang; -Đảm bảo các quá trình thích hợp được thực hiện để tạo ra khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hang và các bên quan tâm và đạt được mục tiêu chất lượng. -Đảm bao thiết lập thực thi chất lượng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và hiệu quả để đạt được các mục tiêu chất lượng đó. -Đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết; -Quyết đinh các hành động đối với chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng -Quyết định các hành động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Như vây, vai trò của lãnh đạo thực hiện quản lý chất lượng là rất quan trọng là cầu nối của toàn bộ các hoạt động trong công ty với hoạt đọng chất lượng. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt vai trò của lãnh đạo cần quan tâm đến những nguyên tắc quản lý khác trong hoạt động ISO. 1.2.1.2 Định hướng khách hang Khách hang luôn được hiểu là những người tiêu dung các sản phẩm của công ty sản xuất ra. Chìa khoá thành công của doanh nghiệp nằm hết trong tay khách hang. Chúng ta cũng không còn xa lạ gì với quy luật 80/20 có nghĩa là 80% lợi nhuận của doanh nghiệp được tao ra do 20% khach hang thường xuyên tạo ra. Tức là tăng doanh số bán của doanh nghiệp là tăng doanh số bán cho nhóm khách hàng này là cách làm dễ dàng và ít tốn kém nhất để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng. Như vậy vai trò của khách hàng là rất quan trọng nhất của công ty. Trong quản lý chất lượng thì nguyên tắc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng số 1. Do đó việc hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng phải là mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn đạt hiệu quả trong việc định hướng khách hàng thì mọi hoạt động của doanh nghiệp cần gắn với nhu cầu của khách hàng. Phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ. Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào từ khâu khảo sát, lập dự án, thiết kế cho đến thi công đều luôn phải quan tâm đến khách hàng cụ thể nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, có bám sát nhu cầu khách hàng để xây dựng công trình thì mới đạt được chất lượng công trình. Hiện nay các công ty xây dựng chỉ chú trọng vào khâu thi công công trình mà sau đó không quan tâm đến khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Đối với công tác xây lắp thì điều khách hàng quan tâm là thời gian hoàn thành dự án đúng theo yêu cầu của khách hàng là một trong những cách có thể thu hút các hợp đồng nhanh chóng cho công ty. Vì thế khi công trình đã đưa vào sử dụng thì công ty cần xây dựng chương trình chăm sóc và lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng lien quan đến khách hàng từ đó sẽ nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. 1.2.1.3 Nguyên tắc quản lý theo quá trình “ làm đúng ngay từ đầu” Như chúng ta đã biết hiệu quả của việc quản lý chất lượng trong việc xây dựng nền kinh tế Nhật. Trong công cuộc phục hồi nền kinh tế nước Nhật đã có hướng đi đúng là sử dụng chất lượng vào các hoạt động. “ chất lượng là thứ cho không” việc sử dụng chất lượng cào hoạt đông kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao, không ngừng nâng cao uy tín cho doanh nghiệp coi trọng chất lượng. Đặc điểm của các công trình xây dựng là sản phẩm có đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài và sử dụng lâu năm, lien quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật, mặt khác lại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội, an ninh đất nước. Công trinh xây dựng gắn với 3 hoạt động là tiến độ, giá thành, chất lượng. Đây là 3 yếu tố bao phủ toàn bộ đến chất lượng của một công trình. Muốn có chất lượng thì phải làm đúng ngay từ đầu. Để thực hiện nguyên tắc này thì cần có những yêu cầu sau: -Trong khâu nghiên cứu thị trường: Ngành xây dựng là ngành ít có sự thay đổi về sản phẩm chủ yếu thay đổi trong mẫu mã cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế làm tốt khâu này sẽ tốt hơn khi công trình được bàn giao đến tay người tiêu dùng. -Có kế hoạch rõ rang trong việc cung ứng nguyên vật liệu. Để đem lại hiệu quả thì cần quan hệ ổn đinh với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu từ đó thuận tiện hơn trong công tác giảm chi phí cũng như rủi ro trong việc tăng giá cả của thị trường. Trong vấn đề nguyên vật liệu cũng tìm những giải pháp làm giảm chi phí bằng cách tự cung, tự cấp. Cũng có thể tham gia cùng các viện nghiên cứu tìm ra những nguyên vật liệu tốt để nâng cao chất lượng và hạ giá thành. -Về phía công nghệ: là nhân tố quan trọng trong qua trình thi công cũng như là yếu tố quan trọng trong việc đo lường chất lượng đạt được của công trình xây dựng. Việc đổi mới công nghệ là rất cần thiết cho hoạt đông nâng cao chất lượng công trình của công ty. Tuy nhiên đổi mới công nghệ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp vì thế không phải mua mới công nghệ là được. Ma cần phải tính toán sao cho phù hợp với nguồn lực của công ty để tránh lãng phí. Đề ra các chính sách thi đua nâng cao tay nghề cho nhân viên. -Giai đoan thiết kế cần chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu khách hàng. Tức là cân có sự tham khảo với bộ phận khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi đưa vào thiết kế. Phải đảm bảo bản thiết kế vừa phù hợp vời nhu cầu của khách hàng và phù hợp với những tiêu chuẩn hiện hành tạo thuận lợi cho quá trình thi công đạt tiến độ mong muốn. -Khâu thi công lắp ráp: đây là một khâu kết hợp yếu tố vật chất và yếu tố kỹ thuật kết hợp với tay nghề của người lao động. Xung quanh đó là quá trình cung ưng vật tư quá trình hướng dẫn giám sát của cán bộ kỹ thuật hiện trường. Đây là phần đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình và phải có sự giám sát của các bộ phận kiểm định chất lượng. Nếu quy trình trước không đạt thì quy trình sau không được thực hiện. Tức là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công nếu như mà không làm đúng ngay từ đầu. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật hiện trường là rất quan trọng từ việc tiếp nhận vật tư đến việc bố trí nhân lực sao cho hợp lý đều rất quan trọng. Đồng thời với quá trình thi công như vậy thì phải có nhật ký thi công công trình của mỗi hạng mục, chi tiết thi công để kiểm tra, nghiệm thu. -Khâu nghiệm thu và bàn giao công trình: Giai đoạn này là giai đoạn mà công ty nên hướng dẫn sử dụng và vân hành thử công trình cho người sử dụng. Trước khi bàn giao cần kiểm tra chắc chắn về chất lượng công trình. Trong giai đoạn này cũng cần chú ý đến việc bảo hành cho công trình khi công trình đưa vào sử dụng. Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng; Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng; Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình ( theo quy định của nhà nước) Điều này khiến cho khách hang có thể tin tưởng khi sử dụng công trình. Lưu ý trong quá trình bảo trì cần theo những quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. Công tác giám sát là công tác kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình làm đối tượng để từ đó dựa vào chính sách những quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật làm tiêu chuẩn mục đích đánh giá. Công tác giám sát phải thực hiện triệt để từ ngay khâu chuẩn bị đến khâu đưa công trình vào sử dụng. Người tham gia hoạt động giám sát phải am hiểu những vấn đề lien quan đến các quá trình thực hiện. Để thực hiện tốt công việc giám sát thì cần tuân thủ các hoạt động sau: + Kiểm tra các điều kiện khởi công (Gồm các điều kiện: Có mặt bằng xây dựng; Có giấy phép xây dựng; Có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; Có hợp đồng xây dựng; Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình; Có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng). + Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng (Bao gồm: Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trình; Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của Nhà thầu). + Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình (Bao gồm: Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được các cơ quan nhà nước có them quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình). +Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình (Bao gồm: Kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu; Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình Nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải ghi vào nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra; Xác nhận bản vẽ hoàn công; Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng; Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; Phát hiện những sai sót, bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh hoặc yêu cầu thiết kế điều chỉnh; Tổ chức kiểm định lại chất lượng công trình nếu có ghi ngờ về chất lượng; Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát trình trong quá trình thi công. Có làm tốt công tác giám sát thì các công việc sau đó mới làm tốt, giảm chi phí quản lý, đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình. 1.2.1.4 Sử dụng phương pháp thống kê trong kiểm soát chất lượng Hiện tại có 7 công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sẽ thu được hiệu quả hơn trong quá trình xây dựng. Thông qua kiểm soát thông qua sẽ đánh giá đúng các nguồn lực để từ đó có những chính sách phù hợp cũng như thông qua các công cụ thống kê sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ được các khâu trong quá trình xây dựng từ đó có những biện pháp cắt giảm những khâu không cần thiết ví dụ thông qua công cu Pareto ta có thể kiểm soát được quá trình. 1.2.1.5 Sử dụng chi phí và tiết kiệm trong quản lý chất lượng Đây là khái niệm mới trong ngành này tuy nhiên việc sử dụng chi phí chất lượng là một trong những phương pháp giúp giảm chi phí một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia thì chi phí quản lý chất lượng là tất cả những gì để đạt được mức chất lượng nhất định. Tính trung bình (8-15%) tổng giá thành xây dựng, bao gôm: CPĐH Hình 1: Chi phí chung của quản lý Chi phí phòng ngừa : Là các chi phí có lien quan đến sự tạo ra chất lượng hơn cả dự đoán trước và phòng ngừa hư hỏng. Gồm : Lập kế hoạch, hoàn thiện và duy trì hệ quản lý chất lượng, các đo đạc hoặc kiểm tra dự phòng trong hệ thống. Các chương trình huấn luyện đào tạo. Chi phí đánh giá: Là xác nhận, thanh tra, kiểm tra công việc các giai đoạn khác nhau của dự án, Gồm: Đánh giá thiết kê, Thử mẫu hoặc đại diện, Thanh tra trong và ngoài. Chi phí hư hỏng và không đạt: Là các chi phí do gặp phải các sai sót trong thiết kế và xây dựng. Có thể phân loại làm: - Chi phí cho các hư hỏng tự phát hiện được trước khi giao hàng cho khách hàng. Gồm thay đổi thiết kế, phát hiện khuyết điểm, làm lại, sửa chữa, điều tra và đi thử lại. -Chi phí cho các hư hỏng phải khắc phục sau khi giao cho khách hàng. -Chi phí do mất thời cơ, đó là sự mất thu nhập do bị mất dần cơ sở khách hàng. Sự hư hỏng làm không kiếm them được khách hàng mới hoặc thậm chí bị mất đơn đặt hàng của các khách hàng thường xuyên. Lợi ích của quản lý chất lượng mang lại là ở chỗ tăng chi phí phòng ngừa, nhờ vậy giảm chi phí do hư hỏng hoặc không đạt. Nghiên cứu các dự án xây dựng nhiều chuyên gia nhận thấy rằng đầu tư cho chi phí phòng ngừa tăng 1% thì chi phí cho sự khắc phục hư hỏng hoặc không đạt giảm từ 10% xuống còn 2%. ???????????????????????? hình vẽ Như vậy việc tiết kiêm chi phí từ quản lý chất lượng là một trong những phương pháp hay về quản lý chất lượng. Tuy nhiên việc tính toán chi phí cần có sự tính toán hợp lý từ các chuyên gia. Khi công ty muốn áp dụng cần có tư vấn về chất lượng tham gia. 1.2.2. Nâng cao chât lượng nguồn nhân lực Nghề xây dựng trở thành “nghề học tập” (learning profession), học tập liên tục để cập nhập kiến thức và nhận được chứng chỉ chuyên sâu (specialty certifications). Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà trường với công nghiệp xây dựng, có như vậy công tác đào tạo mới đồng bộ với các bước tiến công nghệ và các thay đổi của thị trường. Đào tạo nguồn nhân lực được tiến hành qua các bước : -Xác định nhu cầu đào tạo phải đảm bảo hai nguyên tắc : Nhu cầu đào tạo phaỉ sát với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo phải tính đến nguyện vọng và năng lực của người lao động. Để nhu cầu đào tạo đảm bảo thoả mãn nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm. Đồng thời để bào đảm nguyên tắc thứ hai nhu cầu đào tạo còn phải xét đến năng lực và nguyện vọng của người lao động dựa trên cơ sở hoạt động thực tế của lao động để xác định đối tượng nào cần phải đào tạo và đào tạo trong lĩnh vực chuyên môn nào cho phù hợp và không gây lãng phí chi phí và lao động. -Xác định phương pháp và hình thức đào tạo cho phù hợp : Đối với công nhân kỹ thuật : Do tính chất lao động đòi hỏi trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao cho nên người lao động thường xuyên được nâng cao để phù hợp với sự thay đổi của máy móc công nghệ. Đối với công nhân kỹ thuật doanh nghiệp có thể tiến hành các phương pháp đào tạo như sau : Phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề :đây là phương pháp phối hợp giữa học lý thuyết và thực hành có sự kèm cặp chỉ bảo của ngưòi có kinh nghiệm. Phương pháp này được áp dụng đối với những công nhân mới vào nghề chưa có kinh nghiệm hoặc các công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng thấp. Phương pháp chỉ bảo, chỉ dẫn công việc: Theo phương pháp này thì người lao động mới vào chưa có kinh nghiệm sẽ được những công nhân có trình độ cao, lành nghề chỉ dạy các thao tác thực hiện công việc. Sau đó được thực hành làm thử ngay tại nơi sản xuất. Phương pháp này người lao động không phải tách rời hoạt động sản xuất. Giúp người lao động tham gia đào tạo nhanh chóng nâng cao được tay nghề.Doanh nghiệp cũng không phải tốn chi phí thuê địa điểm và người dạy. Tuy nhiên người dạy phải là những người thực sự có tay nghề cao,và cần có chính sách bồi dưỡng cho họ sao cho phù hợp. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể đưa công nhân đến học tập tại trường dạy nghề của Tổng công ty ở Hà nội để nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho người lao động. Đối với lao động quản lý :Cán bộ quản lý đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. gồm chỉ huy các cấp trên công trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác. Cán bộ quản lý không chỉ phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có kỹ năng quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ, có đạo đức và chính trị, biết cách quản lý các nhiệm vụ, dự án và chương trình trong khuôn khổ ngân sách và tiến độ đã định, cách giao tiếp với cộng đồng một cách nhẫn nại, biết lắng nghe và có khả năng thuyết phục. Đào tạo cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý ta có thể thực hiện các phương pháp sau đây: Khi nói đến hoạt động dạy nghề thì thường hướng vào đối tượng công nhân kỹ thuật, còn nói đến bồi dưỡng nghề (sau khi đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và đại học) thì chủ yếu hướng vào đối tượng cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý đang hành nghề. Phương pháp tổ chức hội nghị , thảo luận đưa ra các vấn đề, và thảo luận để trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Phương pháp này giúp người quản lý học các kiến thức, kinh nghiệm, hoàn thiện công tác quản lý của mình. Phương pháp đào tạo bằng cách cử lao động đi học tập tại các trường đại học, các học viện chuyên ngành xây dựng hoặc chuyên ngành quản lý. Đồng thời đào tạo một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng xử lý hồ sơ giấy tờ kinh doanh giúp cho người lao động quản lý làm việc có hiệu quả và khoa học hơn. Ngoài ra đối với các công nhân lao động phổ thông làm các lao động nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn v.v… Một số làm thợ phụ cho công nhân kỹ thuật thì chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động. Người lao động phải được trang bị đủ kiến thức không chỉ về chuyên môn và cả về sự bền vững và các rủi ro, về chính sách công và quản trị công, về cơ bản kinh doanh, về khoa học xã hội (kinh tế, xã hội học) và về cách ứng xử có đạo đức. Do đó ngoài việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động ra doanh nghiệp còn cần phải đào tạo nâng cao ý thức đạo đức, thái độ làm việc và bồi dưỡng chính tri cho người lao động. Ví dụ như thái độ nghiêm chỉnh trong họat động ngành nghề như tính sáng tạo và sáng nghiệp trong nhận dạng và phát huy các khả năng và cơ hội,hợp tác, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện các cam kết đạo đức và quy tắc tổ chức, giữ chữ tín và sự trung thực, lạc quan trước các thách thức, tôn trọng và khoan dung đối với các giá trị, quan điểm và quyền lợi của người khác v.v… Một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt, có thái độ làm việc tích cực, có đạo đức sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. 1.2.3. Đổi mới công nghệ Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình.Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xây dựng trong vài năm gần đây là kết quả của đường lối đổi mới nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Sự gia tăng nhanh chóng của các công trình xây dựng công nghệ và dân dụng đã đặt ra yêu cầu mới cho đổi mới và hoàn thiện công nghệ máy móc xây dựng của công ty nhằm phục vụ mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của mình. Hiện nay do cơ chế thị trường người chủ đầu tư công trình muốn có công trình đạt chất lượng nhà thầu xây dựng muốn có chi phí thấp nhất trong thiết kế và thi công xây lắp, do vậy mà cần phải có một hệ thống công nghệ hiện đại tiên tiến để tăng cường hiệu quả vốn đầu tư và thi công xây lắp. Các loại công trình trong giai đoạn hiện nay rất đa dạng và có yêu cầu cao về nhiều mặt, nhiều công trình cao tầng, kiến trúc đa dạng đòi hỏi kết cấu và trang thiết bị , tiện nghi hiện đại sử dụng nhiều loại vật liệu mới, có yều cầu về mỹ quan cũng như độ bền vững cao, yêu cầu thời gian thi công ngắn, chi phí xây dựng và vận hành công trình hợp lý. Hiện nay một vấn đề chung là việc chậm đổi mới công nghê ở các doanh nghiệp. Chi nhánh phải tìm cách nâng cao trình độ công nghệ của mình một cách nhanh nhất để nắm bắt, đi tắt, làm chủ các công nghệ hiện đại từ đó tạo được sức mạnh, ưu thế trên thị trường xây dựng trong nước cũng như tạo điều kiện trong nước có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài đặc biêt là một số nước láng giềng trong khu vực ... Trứơc hết chi nhánh phải có kế hoạch rõ rang trong việc nâng cấp và đổi mới công nghệ như:Tiến hành đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các loại công trình cao tầng . Đầu tư phát triển các công nghệ đảm bảo an toàn, chất lượng đặc biệt coi trọng các giải pháp công nghệ mới về nền móng trong trường hợp đất yếu, giải pháp về công nghệ kỹ thuật công trình đảm bảo với điều kiện khí hậu và môi trường ở Việt Nam, bảo đảm an toàn phòng hoả, tiết kiệm sử dụng năng lượng ... Đầu tư phát triển các công nghệ sản xuất trang bị hiện đại trong kinh doanh. Muốn đạt được những công trình có chất lượng cao phải sử dụng trang thiết bị hiện đại và đồng bộ. Ví dụ: Công nghệ bê tông trộn sẵn phải đi đôi với xe ôtô vận chuyển vừa đi vừa trộn và máy trộn bê tông, nếu không có hai thiết bị này thi không thể sử dụng bê tông trộn sẵn có hiệu quả được. Hình thành và trang bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng của các bộ phận làm chất lượng. Hệ thống các máy móc thiết bi, dụng cụ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó là bộ phận không thể thiếu được bởi lẽ nó là tiếng nói bằng số trong công tác quản lý chất lượng xây dựng. Nếu như khách hàng không có hệ thống máy móc, công cụ này thì không thể có cách gì xác định chất lượng xây dựng cao hay thấp của công trình . Để có thể trang bị được hệ thống công cụ chất lượng công trình tiên tiến hiện đại và đầy đủ thì công ty cần phải có nguồn kinh phí, nguồn kinh phí trong công tác đầu tư này là lấy từ sản xuất. Tiếp đó xí nghiệp phải tiếp tục nghiên cứu nắm bắt các thông tin về thị trường công nghệ xây dựng nói chung và các công nghệ kiểm tra chất lượng công trình nói riêng, xác định các loại công nghệ kiểm tra nạo là tiên tiến, hiện đại nhất là những loại nào để có thể phù hợp nhất với khả năng và điều kiện thực tế của công ty cũng như toàn ngành xây dựng hiện nay, từ đó xác định được những loại công nghệ mà công ty cần và có thể đầu tư trang bị. Cuối cùng tiến hành bỏ chi phí để đầu tư trang bị. Cũng cần chú ý rằng việc xác định loại máy móc công cụ kiểm tra chất lượng công trình cần quan tâm giá cả của chúng ra sao cho khi chọn công nghệ có được những công cụ, thiết bị vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại vừa đảm bảo mức chi phí hợp lý. IV. Một số kiến nghị trong việc quản lý chất lương 1. Kiến nghị vơi nhà nước Thứ nhất: Đổi mới công tác tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Nhà nước cần tiếp tục, sửa đổi, bổ sung và ban hành quy chế đấu thầu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý đầu tư xây dựng, đáp ứng tăng cường quản lý lĩnh vực này trong giai đoạn đổi mới. Trong đó Nhà nước cần quan tâm chú ý đến " các yêu cầu kỹ thuật " trong các hồ sơ mời thầu bắt buộc các hồ sơ 2 phải có và làm sao cho trong đấu thầu ngày mội nghiêm về đấu các yêu cầu kỹ thuật hơn là về đấu giá, tức là nhà đầu tư đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cao và ngày càng cao trong hồ sơ mời thầu. Các nhà đấu thầu sẽ xem đánh giá nếu bảo đảm được hơn thì thắng thầu, lấy các yêu cầu kỹ thuật là tiêu chuẩn để nghiệm thu bàn giao công trình khi đã hoàn thành. Thứ hai: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng Đổi mới trong công tác quản lýl nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thông qua đổi mới hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Đổi mới về cách thức quản lý thông qua xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Phải hoàn thiện quản lý chất lượng thống nhất từ Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tới các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan ngang bộ, các tổng công ty lớn. Thực hiện chế độ phân cấp, nhằm quản lý cho công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng trong phạm vi toàn quyền. 2. Kiến nghị đối với công ty -Kiến nghị 1: Cần nhanh chóng hoà nhập quan điểm mới về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm nói chung cũng như chất lượng công trình xây dựng nói riêng. Về nhận thức trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm và hiện tại nó là một quan điểm tiến bộ nhất , đúng đắn nhất.Việc hoà nhập với quan niệm mới này là một việc làm cần thiết và đúng đắn đối với chi nhánh. Trước mắt, cần tiến hành các công tác quản lý chất lượng công trình ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong suốt qúa trình tạo ra sản phẩm là các công trình xây dựng. Quá trình quản lý đó không chỉ dừng lại ở việc quản lý cuối mỗi khâu mỗi giai đoạn mà nó phải được thực hiện một cách liên tục, thông suốt, ở đây có nghĩa là quán triệt nguyên tắc ngay từ đầu . -Kiến nghị 2 Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị ngày càng nâng cao trình độ công nghệ xây dựng của chi nhánh. Các loại công trình trong giai đoạn hiện nay rất đa dạng và có yêu cầu cao về nhiều mặt, nhiều công trình cao tầng, kiến trúc đa dạng đòi hỏi kết cấu và trang thiết bị , tiện nghi hiện đại sử dụng nhiều loại vật liệu mới, có yều cầu về mỹ quan cũng như độ bền vững cao, yêu cầu thời gian thi công ngắn, chi phí xây dựng và vận hành công trình hợp lý. Thời gian qua do trình độ công nghệ xây lắp của chi nhánh còn thấp, chủ yếu vẫn đang sử dụng các phương tiện, vật liệu xây dựng, công nghệ của công ty mang tính truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp, tốc độ xây dựng chậm mặt bằng thi công công trình ảnh hưởng nhiều đến công tác môi trường đố cũng là nguyên nhân tạo nên những khó khăn làm cho việc đáp ứng các giải pháp kết cấu và hình thức kiến trúc hiện đại. -Kiến nghị 3: Chi nhánh cần dựa vào đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, thợ đầu đàn làm nòng cốt đồng thời có những chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân để nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Để có nhiều công trình có chất lượng cao xí nghiệp cần phải dựa vào lực lượng công nhân kỹ thuật bậc cao thợ đầu đàn của chi nhánh. Mặt khác công ty cũng cần phải chú ý đến chế độ lương thưởng theo số lượng và chất lượng công việc, trong đó có khuyến khích đơn giá lương, khoán với những công việc đạt chất lượng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của công ty. Đồng thời cần có chế độ trợ cấp cho công nhân, thợ đầu đàn trong những trường hợp tạm thiếu việc làm, trong trừong hợp gia đình có hiếu, hỷ ... Nhờ đó mà tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa công nhân với xí nghiệp. Đây là những việc cần làm bởi lẽ công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm, công trình đạt chất lượng cao. Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như nước ta hiện nay. Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn trong việc làm như thế nào để tồn tại và phát triển được trước các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ở khu vực cũng như trên thế giới. Khó khăn và thách thức này chỉ có thể giải quyết khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mà muốn vậy thì không còn gì khác là phải nâng cao chất lượng của công trình. Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng ở chi nhánh cần được quan tâm nhiều hơn vì điều đó sẽ tạo ra bước ngoặt rất lớn cho sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Tuy nhiên doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì cần có sự trợ giúp của nhà nước. Nhà nước cần có biện pháp để tạo ra môi trường giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được dễ dàng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý chất lượng công trình xây dựng tại chi nhánh miền trung thuộc tổng công ty xây dựng Thành An.DOC
Luận văn liên quan