3. Xác định chuẩn cạnh tranh kỹ thuật (ô số 8.3 trên hình) bằng việc đưa ra chuẩn cạnh
tranh với nhóm hai hay ba đối thủ cạnh tranh khác trong mỗi thông số kỹ thuật.
Thông thường những thông tin này được xây dựng bằng cách sử dụng những thông số
kỹ thuật của một sản phẩm mẫu của các đối thủ cạnh tranh gần nhất. Điều này khác
với mức độ cạnh tranh xét trong bước 4, khi chúng ta so sánh với đối thủ cạnh tranh
gần nhất về mức độ đáp ứng các yêu cầu khách hàng.
4. Khả năng cạnh tranh kỹ thuật (ô 8.4) xác định khả năng các thông số kỹ thuật của sản
phẩm có thể đáp ứng chuẩn cạnh tranh. Ở đây các ký hiệu được sử dụng để cho biết
các thông số kỹ thuật nào có thể đáp ứng cạnh tranh.
5. Đưa ra các giá trị mục ti êu (giá trị giới hạn của các thông số kỹ thuật). Với những
hiểu biết về mức độ quan trọng của các thông số kỹ thuật, mức độ cạnh tranh về kỹ
thuật và khả năng đáp ứng chuẩn cạnh tranh, nhóm thiết kế đặt ra giá trị mục tiêu đối
với mỗi thông số kỹ thuật.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất lượng – QFD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
1
MỤC LỤC
PHẦN 1 – TÓM TẮT CÁC BÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 4
1.1. BÀI 1 – ĐIỂM CHUẨN ỨNG DỤNG CỦA QFD TRONG TẠO MẪU NHANH4
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 4
1.1.3. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.1.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 6
1.1.6. Hạn Chế ................................................................................................................ 7
1.2. BÀI 2 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LEATHER KIWI VÀNG SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG (QFD) .......................... 7
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 7
1.2.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 7
1.2.3. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 8
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 8
1.2.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 8
1.2.6. Hạn chế ................................................................................................................. 9
1.3. BÀI 3 - ĐỊNH NHỮNG YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ XE LĂN CHO VĐV
KHUYẾT TẬT CHƠI BÓNG BẦU DỤC BẰNG PHƯƠNG PHÁP QFD ................ 9
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 9
1.3.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 9
1.3.3. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 9
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9
1.3.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 10
1.3.6. Hạn chế ............................................................................................................... 10
1.4. BÀI 4 - ỨNG DỤNG QFD TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN ..... 10
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 10
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
2
1.4.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 10
1.4.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 11
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 11
1.4.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 11
1.4.6. Hạn chế ............................................................................................................... 11
1.5. BÀI 5 – TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ................................................................................ 11
1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 12
1.5.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 12
1.5.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 12
1.5.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 12
1.5.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 12
1.5.6. Hạn chế ............................................................................................................... 12
PHẦN 2 – ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
2.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1 .................................................................................. 16
2.1.1. Lý do hình thành ................................................................................................. 16
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 16
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2 .................................................................................. 16
2.2.1. Lý do hình thành ................................................................................................. 17
2.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 17
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 17
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17
2.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 3 .................................................................................. 17
2.3.1. Lý do hình thành ................................................................................................. 17
2.3.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 18
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
3
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 18
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
PHẦN 3 – ÁP DỤNG QFD TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỤNG
CỤ HỖ TRỢ - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XE LĂN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI
ĐUA THAM GIA PARA GAMES ............................................................................. 18
3.1. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG ........ 20
3.1.1. Bước 1 – Xác định khách hàng – Họ là ai? .......................................................... 20
3.1.2. Bước 2 – Xác định yêu cầu của khách hàng ........................................................ 20
3.1.3. Bước 3 – Xác định mức độ quan trọng của các mối liên quan ............................. 20
3.1.4. Bước 4 – Xác định và đánh giá mức độ cạnh tranh.............................................. 22
3.1.5. Bước 5 – Đưa ra các thông số kỹ thuật ................................................................ 23
3.1.6. Bước 6 – Các mối liên hệ giữa yêu cầu khách hàng với các đặc tính của sản phẩm.
Làm thế nào để đo đạc được các yêu cầu ...................................................................... 23
3.1.7. Bước 7 – Xác định mối liên hệ giữa các thông số kỹ thuật .................................. 24
3.1.8. Bước 8 – Thành lập các chỉ tiêu kỹ thuật tốt như thế nào là đủ ............................ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 27
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
4
PHẦN 1 – TÓM TẮT CÁC BÀI NGHIÊN CỨU
1.1. BÀI 1 – ĐIỂM CHUẨN ỨNG DỤNG CỦA QFD TRONG TẠO MẪU
NHANH [1]
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tầm quan trọng ngày càng cao của tạo mẫu nhanh trong sản xuất hàng hóa trên thị trường
thế giới đã tạo ra sự quan tâm rộng rãi trong vấn đề “đáp ứng đủ và chính xác”.
Một phương pháp tiếp cận rất thành công, được gọi là triển khai chức năng chất lượng
(QFD) được giới thiệu bởi Tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản vào năm 1972, là một cấu
trúc quá trình chuyển các nhu cầu và mong muốn của khách hàng thành các yêu cầu kỹ
thuật.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết
- Tạo mẫu nhanh (RP) trong bài này đề cập đến một nhóm các hoạt động chế tạo được phát
triển để làm nguyên mẫu với thời gian tối thiểu. Kỹ thuật này được áp dụng trong hầu hết
các quá trình sản xuất của các hệ thống, quy trình, sản phẩm và dịch vụ. Đây là một hoạt
động kỹ thuật cao với những thuộc tính sau đây:
Giảm thời gian giao hàng để phát triển các thành phần nguyên mẫu;
Cải thiện khả năng phác thảo các thành phần dựa vào hình học ba chiều.
Phát hiện và giảm các sai sót ở giai đoạn sớm nhất của thiết kế và
Tăng cường khả năng nhìn nhận và tính toán khối lượng của các bộ phận và dây chuyền
lắp ráp sản phẩm.
- Điểm chuẩn QFD trong tạo mẫu nhanh là một hệ thống kỹ thuật cho các phương pháp
đánh giá và đo lường liên tục các hoạt động hiện tại (hệ thống, quá trình, sản phẩm hoặc
dịch vụ) và so sánh chúng với hoạt động "tốt nhất". So sánh phân tích của điểm chuẩn sẽ
cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho tổ chức quá trình xây dựng kế hoạch để đáp ứng, vượt
qua, và duy trì hoạt động tốt nhất. Tiêu chí quan trọng nhất của điểm chuẩn bất kỳ trong
quá trình tạo mẫu nhanh bao gồm việc lập kế hoạch, thu thập thông tin, kết hợp thông tin,
và cập nhật các số liệu thống kê.
Quá trình tạo mẫu nhanh
- Ngành công nghiệp hiện đại đang ngày càng tích hợp đo điểm chuẩn trong RP với việc
lập kế hoạch chiến lược để:
Có được lợi thế cạnh tranh trong thị trường toàn cầu;
Duy trì thị phần và khách hàng tiềm năng của họ;
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
5
Có được tiêu chuẩn thế giới và được công nhận.
1.1.3. Mô hình nghiên cứu
Hình 1: Vòng tròn QFD
Giá trị
yệu cầu
đầu vào
Tổng
QFD
Mục tiêu chiến
lược
Khả năng
môi trường
văn hóa
Đặc điểm,
yêu cầu
Taguchi
Hệ
Hoạt
N
hu cầu
Kh
ác
h
hà
ng
Phư
ơ
ng pháp
Kh
oa
h
ọc
Tổ chức
Quá trình
Hình 2: Ứng dụng của QFD
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
6
Hình 3:
Hình 4: Ma trận QFD
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ và thảo luận về sự kết hợp giữa ngôi nhà chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong RP, một mô hình mới và hiện đại là VCR được lựa chọn và làm điểm chuẩn tốt
nhất trên thị trường.
Mối quan hệ và sự đánh giá thực tế của trường hợp. Minh hoạ này cho thấy mối quan hệ
giữa nhu cầu của khách hàng và những yêu cầu trong kinh doanh( ví dụ như đặc điểm kỹ
thuật)
1.1.5. Kết quả nghiên cứu
- Đánh giá ma trận liên quan đến ưu tiên tương đối của "Đặc điểm kỹ thuật" cho thấy tầm
quan trọng kỹ thuật và cho thấy làm thế nào các đặc điểm mạnh mẽ kỹ thuật có liên quan
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
7
đến nhu cầu của khách hàng và thông số kỹ thuật. Những mối quan hệ này cũng phân tích
những ảnh hưởng của tiêu chuẩn, chẳng hạn như các vấn đề về môi trường lên các đặc
tính kỹ thuật. Phân tích của phần chính của ma trận chỉ ra rằng điểm chuẩn và các yếu tố
quyết định quan trọng nhất là:
Hiệu suất - Đối với nhu cầu của khách hàng;
Dễ sử dụng - Đối với các đặc tính kỹ thuật.
- Vì đặc tính kỹ thuật có thể liên quan đến nhau, có một nhu cầu để xác định mối tương
quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các cặp đặc tính kỹ thuật. Một sự tương quan tích cực cho
thấy rằng giá trị mục tiêu có thể đạt được và quan trọng. Sự tương quan tiêu cực giúp
nhận ra các tiêu chuẩn và trường hợp(ví dụ như điện năng tiêu thụ, số bộ phận…) trong
đó các nguồn lực và nỗ lực phải được phân bổ để đạt được hiệu quả tốt nhất so với các
đối thủ.
1.1.6. Hạn chế
- Tồn tại một số hạn chế trong dữ liệu và kinh nghiệm
- Chưa chỉ ra được những nhu cầu cụ thể của khách hàng và đánh giá những nhu
cầu đó như thế nào.
- Chưa xác định được mức độ tính tương quan phụ thuộc giữa các đặc tính kỹ thuật.
1.2. BÀI 2 – PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LEATHER KIWI VÀNG SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG (QFD) [2]
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- QFD có thể là một công cụ mạnh mẽ bởi vì nó có thể làm giảm thời gian để khảo sát thị
trường, cải thiện chất lượng và sự hài lòng của khách hàng gia tăng.
- Dự án này nhằm mục đích phát triển sản phẩm Kiwi vàng leather mới bằng cách sử dụng
kỹ thuật QFD. Mục tiêu đầu tiên là để thu thập các thái độ của người tiêu dùng, sở thích
của người tiêu dùng và các cơ hội thị trường cho trái cây leather, mục tiêu thứ hai là để
áp dụng triển khai chức năng chất lượng để chuyển đổi thông tin của người tiêu dùng và
thị trường vào các thông số kỹ thuật sản phẩm chi tiết kỹ thuật và mục tiêu cuối cùng là
để nghiên cứu tác động của các thành phần khác nhau trên các thuộc tính của Kiwi
leather.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
8
- (QFD) là một cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nhu cầu của khách hàng hoặc các yêu
cầu và chuyển chúng thành các kế hoạch cụ thể để sản xuất các sản phẩm để đáp ứng
những nhu cầu đó (Bossert, 1991).
- "Tiếng nói của khách hàng" là thuật ngữ để mô tả các nhu cầu của khách hàng hoặc các
yêu cầu đã nêu và không trình bày. Tiếng nói của khách hàng được lưu giữ trong nhiều
cách khác nhau: thảo luận hoặc phỏng vấn trực tiếp, khảo sát, nhóm tập trung, đặc điểm
của khách hàng, sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng này sau đó được tóm tắt trong
một ma trận kế hoạch sản phẩm hoặc ngôi nhà "Chất lượng: HOQ" do hình dạng giống
như nhà của nó .
- Các ma trận này được sử dụng để chuyển "những thứ" cấp cao hơn hoặc nhu cầu vào cấp
dưới "như thế nào" - yêu cầu hoặc các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm để đáp ứng những
nhu cầu này.
- Một số trong những lợi ích của việc áp dụng QFD được ghi nhận như: rút ngắn thời gian
ra thị trường, giảm thay đổi thiết kế, giảm chi phí thiết kế và sản xuất, cải thiện chất
lượng và tăng sự hài lòng của khách hàng (Rudolph, 1995).
1.2.3. Mô hình nghiên cứu
- Có hai mô hình chi phối QFD: (1) Mô hình 4 giai đoạn (một cách tiếp cận tập trung) còn
được gọi là mô hình Clausing (Hauser & Clausing, 1988) hay mô hình ASI (Viện cung
cấp Mỹ) (Eureka & Ryan, 1994) bao gồm bốn ma trận và liên quan đến các giai đoạn kế
hoạch sản phẩm, thiết kế sản phẩm, quá trình lập kế hoạch và quá trình kiểm soát quy
hoạch (Costa, 2003) và (2) Matrix Akao của Ma trận mẫu (một phương pháp tiếp cận
chung chung) được phát triển bởi Akao (1990) bao gồm một chương trình 30 ma trận
hoặc bảng chất lượng, nơi mỗi ma trận chi tiết một khía cạnh cụ thể của quá trình phát
triển (Costa, 2003).
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Chuẩn bị mẫu
- Thu thập dữ liệu khách hàng.
- Phân tích định lượng mô tả.
- Triển khai chức năng chất lượng cho một sản phẩm trái cây leather.
- Đánh giá của các thuộc tính của Kiwi leather
1.2.5. Kết quả nghiên cứu
- QFD là cách tiếp cận đảm bảo các yêu cầu của khách hàng thực sự là hướng dẫn
để phát triển sản phẩm và cung cấp cách tiếp cận cấu trúc hỗ trợ và thể hiện các
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
9
thông tin về các yêu cầu của khách hàng, và đặc biệt là làm thế nào để liên kết các
yêu cầu đó của khách hàng với các đặc điểm thiết kế.
- Phân tích ngôi nhà chất lượng đã chứng minh rằng người tiêu dùng muốn trái cây
leather có nhiều hương trái cây và có độ cứng thấp hơn, chewiness và chất tạo
ngọt có thể được tính bằng cách thiết lập xi-rô glucose tối ưu với tỷ lệ trái cây cho
vị ngọt và hương vị và pectin cho tỷ lệ trái cây để kiểm soát các đặc điểm kết cấu
của sản phẩm.
1.2.6. Hạn chế
- Khảo sát chỉ tiến hành trong phạm vi Thái Lan và số lượng người được khảo sát
cũng khá nhỏ (400 người).
- Chưa chỉ rõ các lý do đưa ra cho nhu cầu người tiêu dùng để xây dựng ngôi nhà
chất lượng.
1.3. BÀI 3 – XÁC ĐỊNH NHỮNG YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ XE LĂN CHO VĐV
KHUYẾT TẬT CHƠI BÓNG BẦU DỤC BẰNG PHƯƠNG PHÁP QFD [3]
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phát triển thiết kế theo đặc tính VĐV bằng cách sử dụng QFD để đánh giá có hệ thống và
những yếu tố kỹ thuật có liên quan trong giai đoạn thiết kế và thực hiện. Là chìa khóa
quan trọng trong thiết kế và thực hiện theo yêu cầu vận động viên.
- Phân tích và thảo luận các thiết kế khác nhau được số hóa để xem có đạt hiệu quả ứng với
từng VĐV hay không.
1.3.2. Cơ sở lý thuyết
- Phương pháp QFD tương quan với yêu cầu thiết kế, kỹ thuật hay yêu cầu chức năng
chuyển tiếng nói của VĐV thành các sản phẩm có đặc tính kỹ thuật. Mục đích của phân
tích này là xem xét thuộc tính kỹ thuật liên quan đến thiết kế xe dựa trên yêu cầu từng
nhóm VĐV. Phân tích đưa ra 3 loại xe.
1.3.3. Mô hình nghiên cứu
- Phân tích định tính để xác định mức độ yêu cầu của vận động viên.
- Phân tích các đặc tính kỹ thuật của xe lăn để xác định yếu tố ảnh hưởng đối với
yêu cầu của vận động viên.
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
10
- Những dữ liệu định tính thu được từ các VĐV, HLV, nhà sản xuất và những chuyên gia
có liên.Nghiên cứu một nhóm Victorian Institute of Sport (VIS) chơi bóng bằng xe lăn để
xác định những cải tiến cho xe lăn. Từ nghiên cứu này, sẽ tập trung vào thiết bị phù hợp
cho từng VĐV để phỏng đoán hiệu quả chơi bóng dựa trên kích thước xe lăn.
- Một danh sách thiết kế các đặc tính và kỹ thuật được đo đạc qua điểm số cao nhất (điểm
cao nếu đặc tính đó có đóng góp vào cải tiến kỹ thuật) các yêu cầu VĐV trong 3 nhóm
được thiết lập.
1.3.5. Kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu trong bài báo xác định thiết kế thuộc tính là quan trọng nhất trong việc thiết
kế và thỏa mãn yêu cầu VĐV về xe lăn và những yêu cầu trong thể thao (về các hạng cao,
trung bình hay thấp).
- Những phát hiện này cho tạo ra một nền tảng vững chắc cho các phân tích có độ nhạy cao
trong thiết kế xe lăn và những ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả VĐV.
- Kết quả từ nghiên cứu này có thể chuyển tải thành một thiết kế cho giải pháp cụ thể có
khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể của vận động viên và cho cả thể thao.
- Tiếp cận thiết kế này giúp nhà sản xuất với những công cụ thông minh để truyển tải
những yêu cầu của khách hàng cụ thể hóa thành sản phẩm theo phép nhân trắc.
1.3.6. Hạn chế
- Giới hạn mẫu nhỏ chỉ ở một nhóm vận động viên ở Úc.
- Những đặc tính lấy ra từ tiêu chuẩn Úc, nên có thể sẽ thiếu phần khách quan cho
sự lựa chọn khi khảo sát.
1.4. BÀI 4 - ỨNG DỤNG QFD TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN [4]
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Quản lý kỹ thuật để tối ưu hóa thiết kế sản phẩm, cải tiến quy trình, và giai đoạn đáp ứng
khách hàng, đạt mục tiêu của công ty.
- Chuyển ngữ những yêu cầu khách hàng vào thiết kế đặc tính sản phẩm và quy trình sản
xuất để làm hài lòng khách hàng và giảm thiểu chi phí tìm ẩn do thất bại
1.4.2. Cơ sở lý thuyết
- Các công cụ trong quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
- Các kỹ thuật quản lý quá trình.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
11
- Phát triển sản phẩm và tích hợp quy trình (IPPD) là quá trình quản lý nhằm mục đích
giảm thời gian chờ sản phẩm và chi phí, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm được
duy trì phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
1.4.3. Mô hình nghiên cứu
- IPPD tích hợp tất cả các hoạt động từ sản phẩm từ sản xuất đến nhóm hỗ trợ sản xuất. Sử
dụng một đội ngũ đa chức năng để tối ưu hóa các quá trình thiết kế và sản xuất một sản
phẩm để đáp ứng các mục tiêu chi phí và hiệu quả. Những tiền đề của IPPD là chất lượng
sản phẩm và sự hài lòng của người dùng tốt nhất có thể đạt được bằng cách tích hợp tất
cả các yếu tố thiết kế và quy trình.
- Định hướng khách hàng, hướng tới suy nghĩ, và hành động theo định hướng phương pháp
lập kế hoạch chiến lược đối với sự phát triển của sản phẩm, các doanh nghiệp và các tổ
chức.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng ngôi nhà chất lượng để thể hiện tương quản của nhu cầu khách hàng,
tiếng nói của công ty, mái nhà tương quan kỹ thuật, và phòng mối quan hệ trong trường
hợp của ngành công nghiệp bán dẫn. Giản thể ngôi nhà chất lượng tạo ma trận so sánh ưu
tiên. Từ đó đánh giá được các đặc tính của sản phẩm cần thiết cho phát triển.
1.4.5. Kết quả nghiên cứu
- QFD có thể được tích hợp với quy trình quản lý trong một nhà lắp ráp bán dẫn (từ tiếng
nói của khách hàng để sản xuất và kiểm soát quá trình back-end).
- Một mô hình bốn giai đoạn QFD được chọn do dễ thực hiện và phù hợp môi trường lắp
ráp bán dẫn.
- Tiếp cận có hệ thống để hoàn thành tích hợp sản phẩm và quá trình phát triển, cung cấp
một cơ chế ra quyết định hỗ trợ tích hợp cho tất cả các quy trình liên quan đến sản phẩm.
1.4.6. Hạn chế
- Sự kết hợp của QFD và quá trình quản lý vẫn chưa được phổ biến trong ngành công
nghiệp bán dẫn.
- QFD một mình không giải quyết một số khía cạnh của việc tạo sản phẩm với các yêu cầu
của chu kỳ ngắn hạn.
1.5. BÀI 5 – TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM [5]
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
12
1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Báo cáo chi tiết về chủ đề về các ứng dụng triển khai chức năng chất lượng (QFD) trong
ngành công nghiệp thực phẩm.
- Những lợi ích, hạn chế và thách thức của các ứng dụng QFD trong nghiên cứu và Phát
triển thực phẩm.
1.5.2. Cơ sở lý thuyết
- Triển khai chức năng chất lượng (QFD) là một phương pháp tiếp cận sáng tạo đem lại
chất lượng theo yêu cầu của khách hàng trong quá trình phát triển sản phẩm.
- Mô tả QFD và cách thực hành của nó trong các bối cảnh của ngành công nghiệp thực
phẩm để xem xét các tài liệu được công bố, đưa ra một báo cáo có cấu trúc về các ứng
dụng QFD của đối với sự phát triển sản phẩm thực phẩm
1.5.3. Mô hình nghiên cứu
- Triển khai chất lượng sản phẩm: đề cập đến các hoạt động cần thiết để chuyển đổi chất
lượng theo yêu cầu khách hàng (do khách hàng định nghĩa) thành các thuộc tính cụ thể
của sản phẩm.
- Triển khai chức năng chất lượng: liên quan đến các hoạt động cần thiết để đảm bảo rằng
chất lượng mà khách hàng yêu cầu, một khi được đặt vào sản phẩm, thực tế đã đạt được.
1.5.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận gồm bốn giai đoạn, một cách tiếp cận tập trung trong đó bao gồm
bốn ma trận liên quan đến kế hoạch sản phẩm, thiết kế sản phẩm, quá trình lập kế hoạch
và các giai đoạn lập kế hoạch kiểm soát quá trình.
1.5.5. Kết quả nghiên cứu
- Thiết lập các phương tiện hoạt động để kiểm soát sản phẩm chính và đặc điểm thành
phần (điểm kiểm soát) và các thông số quá trình giám sát (điểm kiểm tra) trong quá trình
phát triển sản phẩm và giới thiệu thị trường.
- Tích hợp trong hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty, đưa hướng dẫn khách hàng và
đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của sản phẩm.
- Tạo ra một sự kết hợp tốt hơn giữa phân tích theo cảm giác và phân tích thị trường trong
phát triển sản phẩm thực phẩm.
- Sử dụng HOQ để tối ưu việc đưa các yêu cầu của người tiêu dùng vào các thuộc tính
cảm giác được đo lường bởi phân tích cảm giác được mô tả.
1.5.6. Hạn chế
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
13
- QFD rõ ràng là không có dấu ấn trong ngành công nghiệp thực phẩm hoặc người tiêu
dùng.
- Nguyên liệu cho thấy một khuynh hướng tự nhiên đa dạng mà không phù hợp với sự thay
đổi của của bảng xếp hạng QFD về những thay đổi.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
14
S
TT
Tác giả/
năm
Nội dung
chính
Loại nghiên cứu Phương Pháp Kết quả chính
Lý
thuyết
Thực
nghiệm
Cỡ mẫu Nước thực
hiện
Kỹ thuật phân tích Ngành Đối tượng đã
khảo sát
1 Bahador
Ghahramani
; Azim
Houshyar
1996
Điểm chuẩn
ứng dụng của
QFD trong
tạo mẫu
nhanh
X Nhật -Ma trận QFD
-Vòng tròn QFD
-Ngôi nhà chất lượng
Xe ô tô Tầm quan trọng kỹ thuật và cho thấy làm
thế nào các đặc điểm mạnh mẽ kỹ thuật
có liên quan đến nhu cầu của khách hàng
và thông số kỹ thuật.
Phân tích của phần chính của ma trận chỉ
ra rằng điểm chuẩn và các yếu tố quyết
định quan trọng nhất là:
Hiệu suất - Đối với nhu cầu của
khách hàng;
Dễ sử dụng - Đối với các đặc
tính kỹ thuật.
2 SuteeraVatt
hanakul;
AnuvatJang
chud ;
KamolwanJ
angchud;Na
ntawanTher
dthai;Brian
Wilkinson
2010
Phát triển sản
phẩm leather
Kiwi vàng sử
dụng hương
pháp tiếp cận
triển khai
chức
năng(QFD)
X Bảy sản
phẩm
thương mại
mua từ thị
trường nội
địa đã được
sử dụng
làm chuẩn
để phân
tích cảm
giác
Thái Lan -Mô hình 4 giai đoạn
của QFD
-Ngôi nhà chất lượng
Thực
phẩm
400 người ở
Thái Lan
-QFD là cách tiếp cận liên kết các yêu
cầu đó của khách hàng với các đặc điểm
thiết kế.
-Phân tích ngôi nhà chất lượng đã chứng
minh rằng ngýời tiêu dùng muốn trái cây
leather có nhiều hương trái cây và có độ
cứng thấp hõn
3 Clara
Cristina
Usma-
Alvarez,
Aleksandar
Subic,
Michael
Xác định
những yêu
cầu về thiết
kế xe lăn cho
VĐV khuyết
tật chơi bong
bầu dục bằng
X Nhóm
Victorian
Institute of
Sport
Australia - Phân tích định tính.
- Phân tích các đặc
tính kỹ thuật
Dụng cụ
thể thao
75 VĐV
chuyên
nghiệp
- Thiết kế thuộc tính là quan trọng nhất
trong việc thiết kế và thỏa mãn yêu cầu.
- Tạo một nền tảng vững chắc cho các
phân tích có độ nhạy cao trong thiết kế
xe lăn.
- Giúp nhà sản xuất truyển tải những
Tổng kết các bài báo nghiên cứu trong Quản lý chất lượng – nhóm 8
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
15
Burton,
Franz
Konstantin
Fuss, 2010
phương pháp
QFD
yêu cầu của khách hàng cụ thể hóa
thành sản phẩm theo phép nhân trắc
4 Chee Cheng
Chen 2010
Ứng dụng
QFD trong
ngành công
nghiệp bán
dẫn
X Trung
Quốc
- IPPD
- Mô hình 4 gai đoạn
QFD
- Sử dụng ngôi nhà
chất lượng
Thiết bị
công
nghiệp
- QFD có thể được tích hợp với quy
trình quản lý trong một nhà lắp ráp
bán dẫn.
- Một mô hình bốn giai đoạn QFD
phù hợp môi trường lắp ráp bán dẫn.
5 A.I.A. Costa,*
M. Dekker
and W.M.F.
Jongen
Triển khai
chức năng
chất lượng
trong ngành
công nghiệp
thực phẩm
X Nhật Bản - Mô hình 4 giai đoạn
của QFD
-Ngôi nhà chất lượng
Công
nghiệp
thực
phẩm
- Nước sốt cà
chua
- Nâng cao
chất lượng
cảm giác của
sô-cô-la
- Tích hợp hệ thống đảm bảo chất
lượng.
- Sử dụng HOQ để tối ưu việc thỏa
mãn các yêu cầu của người tiêu
dùng
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
16
PHẦN 2 – ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU
2.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1
- Triển khai chưc năng QFD trong việc phát triển sản phẩm mới của các công ty sản
xuất thực phẩm tại Việt Nam, đại diện là loại Sốt Mayonnaise dành cho khách
hàng thiếu nhi.
2.1.1. Lý do hình thành
- Thị trường Việt Nam là 1 thị trường rất tiềm năng trong nhu cầu tiêu dùng thực
phẩm.
- Việt Nam vốn có 1 nền ẩm thực phong phú lâu đời, nhu cầu phong phú về các
dòng sản phẩm.
- Tuy nhiên, các dòng sản phẩm đưa ra cho thị trường Việt Nam: 1 là những loại sản
phẩm đang thịnh hành ở thị trường ngoài nước (như bánh Biscult, nước có Gas
như Pepsi, coca…) 2 là những loại sản phẩm mang hơi hướm truyền thống lâu đời,
phục vụ 1 nhóm nhỏ mà không chú trọng nhiều đến nhu cầu và bản chất cũng như
sở thích tiêu dùng của đại đa số người VIệt Nam.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát độ yêu thích đối với các món ăn salad trộn Mayonnaise
- Đo lường nhu cầu khách hàng, ý muốn về sản phẩm Mayonnaise dành cho người
Việt.
- Tổng hợp và phát triển ý kiến khách hàng trong triển khai sản phẩm Mayonnaise
mới dành cho thiêu nhi.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
- Toàn quốc.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Triển khai chất lượng sản phẩm, đề cập đến các hoạt động cần thiết để chuyển đổi
chất lượng theo yêu cầu khách hàng (do khách hàng định nghĩa) thành các thuộc
tính cụ thể của sản phẩm, xây dựng ngôi nhà chất lượng.
- Triển khai chức năng chất lượng: Dựa trên các thông tin được mô tả trong HOQ,
bây giờ nhóm QFD đã có để lựa chọn các đặc điểm của sản phẩm cuối cùng có thể
được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển và giới thiệu thị
trường.
2.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2
- Áp dụng QFD trong việc nghiên cứu phát triển dụng cụ hô trợ: xe lăn dành cho
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
17
vận động viên đội đua xe tham gia Para-games.
2.2.1. Lý do hình thành
- Para Game, cuộc chơi dành cho ngươi khuyết tật thường điễn ra sau các đợt
SeaGame, môn đua xe đạp là 1 trong những môn thi trong trò choi này.
- Các Vận động viên Việt Nam tham gia cuộc thi với thể hình nhỏ, cần có những
dòng xe thích hợp với cỡ người nhưng không thua kém về tốc độ.
2.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các nguyên lý khí động áp dụng cho xe lăn đua bằng tay.
- Nghiên cứu kích cỡ, ý muốn vận động viên Việt Nam để bố trí ghế ngồi phù hợp.
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Vận động viên đội đua xe lăn tay quốc gia và địa phương.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích định tính: Những dữ liệu định tính thu được từ các VĐV, HLV, nhà sản xuất
và những chuyên gia có liên quan qua phỏng vấn, khảo sát và tập trung vào từng nhóm
qua mạng hoặc cá nhân.
- Xác định yêu cầu về đặc tính xe.
- Áp dụng Phương pháp QFD để diễn dịch mối tương quan với yêu cầu thiết kế, kỹ thuật
với tiếng nói của VĐV.
2.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 3
- Benchmarking ứng dụng của QFD để cải tiến chất lượng dịch vụ nhà hàng khách
sạn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
2.3.1. Lý do hình thành
- Ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển không ngừng, đặc
biệt là thành phố lớn như Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ về nhà
hàng khách sạn trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.
- Để phát triển ngành du lịch của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam
nói chung, cần có những cải tiến về chất lượng dịch vụ nhà hàng khách sạn theo
một quy chuẩn nhất định.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
18
2.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu quy chuẩn về chất lượng dịch vụ nhà hang khách sạn dựa trên ứng
dụng của QFD. Từ đó đề xuất để cải tiến chất lượng dịch vụ.
- Đo lường và đánh giá về chất lượng dịch vụ nhà hàng khách sạn hiện nay trên địa
bàn thành phố.
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Các nhà hàng khách sạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát về sự hài lòng của các khách du lịch (người Việt Nam và người
nước ngoài) về chất lượng dịch vụ nhà hàng khách sạn tại các nhà hàng và khách
sạn.
- Phân tích và xây dựng ngôi nhà chất lượng HOQ và thực hiện áp dụng QFD.
PHẦN 3 – ÁP DỤNG QFD TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỤNG
CỤ HỖ TRỢ - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XE LĂN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI
ĐUA THAM GIA PARA GAMES
Cách đây không lâu trên các phương tiện báo đài có nhiều bài viết đăng tải về câu chuyện
của cô gái vàng Para-games Việt Nam Nguyễn Thị Cao Nguyên một vận động viên khuyết tật
từng thách thức các đối thủ ở 9 kì Asian Para-games để lên ngôi “vua” nhưng hiện nay đã phải
giã từ sự nghiệp thể thao của mình mà theo chị chỉ vì ... “chiếc xe đua”.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
19
Sau 9 kì thế vận hội liên tiếp, Cao Nguyên chưa một lần nếm mùi thất bại, thế nhưng sự
nghiệp thể thao không phải màu vàng như những tấm huy chương chị giành được. Trong cuộc
phỏng vấn với phóng viên chị chia sẻ việc chị ngậm ngùi nói lời chia tay đường đua chỉ vì chiếc
xe lăn. Cao Nguyên cho biết, điều quan trọng nhất của môn đua xe lăn là thể lực sau đó đến “con
xe”. Thể lực chị vẫn còn nhưng chiếc xe thì có vấn đề. Mỗi lần ra tập luyện, mặc dù chị dùng hết
sức của mình nhưng chiếc xe thì cứ ì ra. “Chỉ có tôi mới biết điều đó, chiếc xe đóng vai trò quyết
định cho dù thể lực của tôi có phong độ ở cấp nào đi chăng nữa cũng đành bất lực”.
Nhóm thiết kế quyết định sẽ chọn hướng nghiên cứu một sản phẩm mới, xe lăn dành cho
các vận động viên khuyết tật tham gia Para-games của Việt Nam.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
20
3.1. Trình tự các bước triển khai chức năng chất lượng
3.1.1. Bước 1 – Xác định khách hàng – Họ là ai ?
- Mục đích của việc hiểu rõ bài toán thiết kế là biên dịch các yêu cầu của khách hàng thành
các thông số kỹ thuật thể hiện chính xác những gì phải thiết kế. Để làm điều này nhóm
thiết kế cần phải xác định chính xác khách hàng là ai.
- Thông thường có nhiều loại khách hàng cần tham khảo khi thiết kế: người tiêu dùng,
người quản lý thiết kế, công nhân chế tạo, nhân viên bán hàng, người làm dịch vụ. Ngoài
ra các tổ chức tiêu chuẩn cũng được coi là khách hàng vì họ có thể đưa ra các yêu cầu cho
sản phẩm.
- Đối với nhiều loại sản phẩm, việc phát triển sản phẩm được quyết định bởi ý muốn của
khách hàng chứ không phải là những gì mà người kỹ sư và khách hàng mong muốn.
- Trong trường hợp này nhóm thiết kế nhận định những khách hàng cho sản phẩm là: các
vận động viên tham gia đua ở Para-games, các huấn luyện viên, các hiệp hội thể thao
dành cho người khuyết tật, các bác sỹ thể thao, các chuyên gia vật lý trị liệu.
3.1.2. Bước 2 - Xác định yêu cầu của khách hàng
- Sau khi thu thập thông tin từ nhiều đối tượng, phỏng vấn trực tiếp các vận động viên đội
tuyển Việt Nam, các bác sỹ và chuyên gia trong thể thao người khuyết tật, nhóm thiết kế
thu thập được các yêu cầu sau:
Xe lăn phải dễ điều khiển.
Có trợ lực tốt, nhẹ khi bắt đầu đua, tăng tốc dễ dàng.
Nhẹ.
Bảo trì, sửa chữa dễ dàng, nếu có bất kỳ chi tiết nào hư hỏng có thể thay thế ngay trên sân
tập hay đường đua, các chi tiết thay thế cũng phải được cung cấp ngay khi cần.
Có thể điều chỉnh độ cao, chiều dài, tư thế ngồi sao cho phù hợp với vận động viên.
Khi tham gia luyện tập và thi đấu không gây ra các thao tác ảnh hưởng xấu đến vận động
viên.
An toàn, cứng vững
3.1.3. Bước 3 – Xác định mức độ quan trọng của các mối liên quan
Bước kế tiếp là đánh giá mức độ quan trọng của mỗi yêu cầu khách hàng
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
21
(7) Tương quan
giữa các
thông số kỹ thuật
(1&2) Các yêu cầu
của khách hàng
(6) Tương quan giữa
thông số kỹ thuật với
yêu cầu của khách
hàng
(4)
Mức độ
cạnh
tranh
đáp
ứng
yêu cầu
khách
hàng
(3) Hệ
số tầm
quan
trọng
(8.1) Tầm quan trọng
tuyệt đối
(8.2) Tầm quan trọng
tương đối
(8.3) Chuẩn cạnh
tranh
(8.4) Khả năng cạnh
tranh
(8.5) Giá trị mục tiêu
của các thông số kỹ
thuật
Hình 3.1: Các bước triển khai chức năng chất lượng.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
22
- Để làm được điều này ta đưa ra một số hệ số phụ cho mỗi nhu cầu và nhập vào ô số 3 ở
hình 3.1. Hệ số phụ cho ta khái niệm cần đầu tư bao nhiêu thời gian, nhân lực và tiền bạc
để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Hai câu hỏi đặt ra là: (1) Yêu cầu quan trọng đối với ai ? và (2) Đáng giá mức độ quan
trọng của yêu cầu khách hàng bằng cách nào?
- Nhóm thiết kế đã khảo sát bằng cách thiết kế một bảng chi tiết các yêu cầu của khách
hàng đã xác định ở bước trên sau đó đưa lại cho các đối tượng khách hàng và yêu cầu họ
sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên. Khách hàng sẽ đánh số theo thứ tự cái nào là quan trọng
nhất thì bắt đầu bằng số 1, và có thể bỏ trống các yêu cầu mà họ cho là không quan trọng.
3.1.4. Bước 4 – Xác định và đánh giá mức độ cạnh tranh
Khách hàng được thỏa mãn như thế nào
- Mục đích là làm cho khách hàng nhận biết được khả năng cạnh tranh để thõa mãn từng
yêu cầu.
- Nhóm thiết kế nghiên cứu các sản phẩm hiện có mà các vận động viên Việt Nam thường
sử dụng nhằm 2 mục đích: nhận thức các sản phẩm đang có và tạo cơ hội cải tiến cái
đang có.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
23
- Đối với mỗi nhu cầu khách hàng sắp xếp đánh giá các sản phẩm hiện có theo 5 mức:
1. Thiết kế (SP) hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu
2. Thiết kế đáp ứng chút ít nhu cầu
3. Thiết kế đáp ứng nhu cầu về một số mặt
4. Thiết kế hầu như đáp ứng nhu cầu
5. Thiết kế hoàn toàn đáp ứng nhu cầu.
- Các sản phẩm xe lăn tay cho vận động viên Việt Nam hiện nay chỉ ở mức đáp ứng nhu
cầu về một số mặt. Đây là cơ hội cho nhóm thiết kế có thể cải tiến sản phẩm tốt hơn
hướng đến mức 4 hoặc thậm chí là 5 ở thang đo trên.
3.1.5. Bước 5 – Đưa ra các thông số kỹ thuật
Các yêu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng như thế nào ?
- Mục đích của bước này là triển khai toàn bộ đặc tính kỹ thuật từ những yêu cầu của
khách hàng (ô số 5 hình 3.1)
- Bước này sẽ tìm ra càng nhiều càng tốt các đặc tính của SP có thể lượng hóa được yêu
cầu của khách hàng. Cụ thể là:
Đối với yêu cầu xe phải nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng vững và an toàn nhóm thiết
kế sẽ chọn vật liệu cho khung sườn xe bằng sợi carbon.
Sửa chữa chi tiết, thay thế dễ dàng Các bộ phận kết nối với nhau bằng các khớp nối
nhanh.
Trợ lực tốt
Không gây chấn thương khi luyện tập phần bánh xe cho vận động viên xoay bằng tay
được bọc lớp vật liệu êm, đường kính vừa phải, không gây trượt.
3.1.6. Bước 6 – Các mối liên hệ giữa yêu cầu khách hàng với các đặc tính của SP. Làm thế
nào để đo đạc được các yêu cầu ?
- Hoàn tất ô số 6 hình 3.1. Mỗi ô cho biết mỗi thông số kỹ thuật của SP có liên quan đến
các nhu cầu của khách hàng như thế nào. Mỗi thông số kỹ thuật có thể chỉ cho nhiều yêu
cầu của khách hàng. Độ bền vững của mối tương quan này có thể thay đổi , được số hóa
thông qua các giá trị sau:
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
24
9=có quan hệ chặt chẽ
3=có quan hệ vừa phải
1=có quan hệ kém
Ô trống = hoàn toàn không có quan hệ nào cả
3.1.7. Bước 7 – Xác định mối liên hệ giữa các thông số kỹ thuật
- Các thông số kỹ thuật có thể phụ thuộc lẫn nhau. Phần chóp của ngôi nhà chất lượng
được thêm vào nhằm mục đích cho người thiết kế nhận ra rằng khi tiến hành đáp ứng một
thông số kỹ thuật nào đó thì việc đó có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực với
một thông số khác.
- Nếu có hai thông số kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau, một cơ số chú thích sẽ được đặt ở điểm
giao. Nhóm thiết kế sử dụng bộ số 9, 3, 1 để ký hiệu cho các mức liên hệ : chặt chẽ, vừa,
kém. Ô trống nghĩa là không có quan hệ.
Làm cho xe nhẹ bằng cách giảm kích thước, tiết diện các thanh làm khung sườn ảnh
hưởng đến tính an toàn và độ cứng vững của xe lăn.
Làm các cơ cấu dễ tháo lắp các chi tiết có thể bị tự tháo khi vận hành, làm mất an
toàn.
3.1.8. Bước 8 – Thiết lập các chỉ tiêu kỹ thuật: tốt như thế nào là đủ
- Ở bước này nhóm thiết kế xác định giới hạn cho mỗi thông số kỹ thuật. Các sản phẩm
chế tạo sẽ sử dụng các giá trị giới hạn này để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu khách
hàng. Một số công việc cần làm:
1. Xác định hệ số quan trọng tuyệt đối (ô số 8.1 trên hình 3.1), đầu tiên nhân giá trị số
của mỗi hàng của ma trận quan hệ (6) với hệ số tương đối của (3) và (4). Sau đó cộng
vào các số trong các hàng của mỗi cột. Giá trị tổng này cho ta hệ số quan trọng tuyệt
đối của mỗi thông số kỹ thuật biểu diễn các yêu cầu của khách hàng.
2. Xác định hệ số quan trọng tương đối (ô số 8.2 trên hình), nó có tỷ lệ từ 1 đến 100. Để
đạt được điều này, tính tổng của các giá trị tầm quan trọng tuyệt đối. Sau đó lấy mỗi
giá trị của tầm quan trọng tuyệt đối chia cho giá trị tổng và nhân với 100. Các thông
số kỹ thuật có giá trị tỷ lệ cao nhất phải được quan tâm đặc biệt vì các giá trị này sẽ
có hiệu quả cao nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
25
3. Xác định chuẩn cạnh tranh kỹ thuật (ô số 8.3 trên hình) bằng việc đưa ra chuẩn cạnh
tranh với nhóm hai hay ba đối thủ cạnh tranh khác trong mỗi thông số kỹ thuật.
Thông thường những thông tin này được xây dựng bằng cách sử dụng những thông số
kỹ thuật của một sản phẩm mẫu của các đối thủ cạnh tranh gần nhất. Điều này khác
với mức độ cạnh tranh xét trong bước 4, khi chúng ta so sánh với đối thủ cạnh tranh
gần nhất về mức độ đáp ứng các yêu cầu khách hàng.
4. Khả năng cạnh tranh kỹ thuật (ô 8.4) xác định khả năng các thông số kỹ thuật của sản
phẩm có thể đáp ứng chuẩn cạnh tranh. Ở đây các ký hiệu được sử dụng để cho biết
các thông số kỹ thuật nào có thể đáp ứng cạnh tranh.
5. Đưa ra các giá trị mục tiêu (giá trị giới hạn của các thông số kỹ thuật). Với những
hiểu biết về mức độ quan trọng của các thông số kỹ thuật, mức độ cạnh tranh về kỹ
thuật và khả năng đáp ứng chuẩn cạnh tranh, nhóm thiết kế đặt ra giá trị mục tiêu đối
với mỗi thông số kỹ thuật.
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
26
Quản lý chất lượng – QFD CBGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bahador Ghahramani, Azim Houshyar, Benchmarking the application of quality function
deployment in rapid prototyping, Journal of Materials Processing Technology 61, 1996, 201 –
206.
[2] Suteera Vatthanakul, Anuvat Jangchud, Kamolwan Jangchud, Nantawan Therdthai, Brian
Wilkinson, Gold Kiwi leather product development using Quality function deployment approach,
Food Quality and Preference 21, 2010, 339 – 345.
[3] Clara Cristina Usma – Alvarez, Aleksandar Subic, Michael Burton, Franz Konstantin Fuss,
Identification of design requirments for rugby wheelchairs using the QFD method, Procedia
Engineering 2, 2010, 2749 – 2755.
[4] Chee-Cheng Chen, Application of quality function deployment in the semiconductor industry:
a case study, Computer & Industrial Engineering 58, 2010, 672 – 679.
[5] A.I.A Costa, M. Dekker, W.M.F. Jongen, Quality function deployment in food industry: a
review, Trends in Food Science & Technology 11, 2001, 306 – 314.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_04_2013_qfd_nhom_8_final_1__044.pdf