Đề tài Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế

MỤC LỤC Lờinói đầu Phần I.Nội dung cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy trong cơ chế thị trường I.Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm 1.Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm 2.Các loại chất lượng sản phẩm 3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm II. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp Phần II.Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Chế tạo biếnthế I.Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Chế tạo biến thế II.Các đặc điểm KTKT chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Nhà máy 1.Đặc điểm về tổ chức sản xuất 2.Sơ đồ quá trình sản xuất 3.Bộ máy kiểm tra chất lượng ở Nhà máy Chế tạo biến thế III.Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT 1.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm và việc thực hiện các chỉ tiêu này ở Nhà máy Chế tạo biến thế .17 2.Công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT IV.Kết quả đạt được của Nhà máy vào 1 số năm gần đây Phần III.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT I.Đánh giá chung tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT 1.Ưu điểm 2.Nhược điểm 3.Nguyên nhân của những tồn tại II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT 1.Nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng 2.Tăng cường đổi mới và cải tiến máy móc ,trang thiết bị,công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 3.Tổ chức tốt hơn nữa quá trình quản lý nguyên vật liệu Kết luận

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch điều độ giữa các khâu sản xuất để tiến hành sản xuất đồng bộ, nhịp nhàng, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch bán hàng,gíacả… *Phân xưởng sản xuất : Tổ văn phòng có 8 người gồm: 01 Quản đốc phụ trách chung 03 Kĩ sư phụ trách kĩ thuật phân xưởng 02 Cán bộ kinh tế phụ trách nhân lực 02 Nhân viên kho 3.Bộ máy kiểm tra chất lượng ở Nhà máy Chế tạo biến thế a.Bộ máy kiểm tra: *01.Cán bộ kiểm tra thiết kế: Là kỹ sư điện có trình độ đại học và có kinh nghiệm làm việc trên 15 năm. Nhiệm vụ :Đánh giá các thong số kỹ thuật của bản vẽthiết kế trước khi đặt gia công và đưa xuống sản xuất. Trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc kiểm tra thông số kỹ thuật trong việc làm giảm tổn hao không tải Pk (W) ( đây là tổn hao khi máy đã có tải tức là đang chạy các động cơ, đèn chiếu sáng…,nó phụ thuộc vào mật độ dòng điện, trọng lượng của dây điện từ và kích thước của máy). Lý do:Nếu người kỹ sư chộn mật độ dòng điện nhiều thì rất có lợi cho Nhà máy do tiết kiệm vật tư hơn và nếu mật độ dòng điện cao thì Pk sẽ cao, thông số này ảnh hưởng rất nhiều tới người sử dụng điện vì họ phải trả nhiều tiện hơn. Việc kiểm tra xem người kỹ sư thiết kế chọn mật độ dòng điện cao hay thấp phải căn cứ vào chỉ tiêu quy định của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía. *01 Cán bộ kiểm tra lõi thép Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã làm việc trên 10 năm. Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các chi tiết về lõi tôn như:dung sai, kích cỡ, cổ từ và chỉ chấp nhận lõi tôn không có ba via, không bị va đập, góc cắt phải chéo 450, mối ghép chính xác, khe hở nhỏ mới cho tiếp tục sản xuất ở các giai đoạn tiếp theo. *01 cán bộ kiểm tra cơ khí: Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã làm việc trên 10 năm. Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các chi tiết về cơ khí như các chỉ tiêu của bản thiết kế mỹ thuật, dung sai cho phép, kích cỡ các chi tiết về vỏ máy, cách tản nhiệt…. *01 Cán bộ kiểm tra bối dây: Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã làm việc trên 10 năm. Có nhịêm vụ kiểm tra toàn bộ các chi tiết về bối dâynhư chất lượng đồng cao -đồng hạ, kích thước dây theo tiêu chuẩn , dung sai và độ cách điện của bối dây sau khi quấn . Sau khi cuốn cuộn cao thế thì kiểm tra điện trở của 3 bối dây của 3 pha không được chênh lệch nhau quá 2%. *02 Cán bộ kiểm tra lắp ráp : Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã làm việc trên 10 năm. Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các thông số kỹ thuật trrong bản thiết kế và các thử nghiệm như thử điện trở cách điện , thử cao áp, thử vượt điện áp …Tất cả các thông số thử nghiệm vào căn cứ vào TCVN 6306-1997 và phải đảm bảo bằng hoặc tốt hơn TCVN. BỘ MÁY KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ HÀ NỘI 07 cán bộ KCS 01 cán bộ kiểm tra bối dây 02 cán bộ kiểm tra lắp ráp 01 cán bộ kiểm tra cơ khí 01 cán bộ kiểm tra lõi thép 01 Cán bộ kiểm tra thiết kế Cuối cùng công tác quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở Nhà máy do Phòng Kỹ thuật chất lượng đảm nhận. Nhà máy đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua cách thức kiểm tra kết quả từng nguyên công. Các cán bộ Phòng kỹ thuật – Chất lượng ngoài việc kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm còn phải kiểm tra theo dõi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Phòng Kỹ thuật chất lượng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả với Phó giám đốc từ đó báo cáo lại với Giám đốc. Đây là một hệ thống khá hoàn chỉnh và lôgic nhưng hơi lạc hậu vì khi thực hiện có nhiều điểm không đồng bộ thể hiện ở chỗ các phòng ban, các cấp phối hợp không chặt chẽ, công tác kiểm tra tiến hành không kịp thời, quản lý lao độngcòn lỏng lẻo, cần chú ý tới đội ngũ kỹ thuật trong công tác kiểm tra giám sát, phải đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại , đồng thời phải có biện pháp khuyến khích công nhân một cách thích hợp làm tăng tinh thần trách nhiệm của họ để hạn chế tới mức thấp nhất sai sót có thể xảy ra. b.Chế độ trách nhiệm trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của nhà máy biến áp là loại sản phẩm có giá trị lớn,giá trị trung bình khoảng40 triệu đồng/máy,nó yêu cầu cao về độ bền và độ an toàn. Nếu có thiệt hại xảy ra có thể nói là rất nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới con người do đó công tác kiểm tra chất lượng là công việc bắt buộc và quan trọng hàng đầu của Nhà máy và do đó nó gắn liền với một chế độ trách nhiệm cao. Hiện nay Nhà máy mới thực hiện một số biện pháp sau: Đối với sản phẩm sai hỏng có thể sửa chữa thì yêu cầu người tạo ra sản phẩm đó có trách nhiệm làm lại bằng cách tăng cường giờ làm công việc và giờ công đó không được tính, tất nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng công việc hiện tại. Nếu sản hẩm sai hỏng thì phải đền tiền mua vật tư. Nếu Tổ trưởng kiểm tra sai sót thì trừ vào tiền trách nhiệm tổ trưởng hoặc lương. Nếu cán bộ KCS kiểm tra không đúnghoặc để sai sót sản phẩm thì trừ vào lương hàng tháng tuỳ theo mức độ sai phạm. Tuy nhiên, do có được công tác kiểm tra chặt chẽ nên hiện tượng trên rất ít khi sảy ra. III.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ 1.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm và việc thực hiện chỉ tiêu này ở Nhà máy Chế tạo biến thế a.Chỉ tiêu kĩ thuật : * Qui định về chất lượng của máybiến áp điện lực 1 pha và 3 pha công suất từ 30 KVA đến 10.000 KVA với các cấp điện áp 6 KV, 15 KV, 20 KV 30 KV. Vật liệu bao gồm: Dây điện từ. Tôn silic cách điện. Sứ cách điện. Tôn 4mm làm vỏ. Chất lượng bề mặt: Các chi tiết sơn phải đảm bảo phủ đều, bám chắc. Các chi tiết mạ phải đảm bảo lớp mạ bám chắc, không gai, ố. Các chi tiết bằng đồng phải đảm bảo độ bóng > ∆6. Chất lượng làm việc: Vận hành an toàn , không cháy nổ. Đảm bảo các thông số kỹ thuật đã quy định. * Quy định về chất lượng của máy biến áp đặc biệt công suất đến 12.000 KVA, dòng điện 23.000A. Vật liệu bao gồm: Dây điện từ Tôn silic làm lõi. Sứ cách điện. Tôn 4mm làm vỏ. Chất lượng bề mặt: Các chi tiết sơn phải đảm bảo phủ đều, bám chắc. Các chi tiết mạ phải đảm bảo lớp mạ bám chắc, không gai, ố. Các chi tiết bằng đồng phải đảm bảo độ bóng > ∆6. Chất lượng làm việc: Vận hành an toàn, không cháy chập. Đạt được công suất tối đa. Độ bền cao. Ngoài ra còn có một số các chỉ tiêu chất lượng định lượng cho mỗi loại máy như sau: Các thông số kỹ thuật của Máy biến thế. loại máy Thông số kỹ thuật Kích thước (mm) Khối lượng(kg) Tổn hao điên áp ngắn mạch Dài Rộng cao Khoảng cách bánh xe Ruột Dầu Tổng Không tải Ngắn mạch 6,3(10)/0,4kv 50 190 1250 4 1055 490 1115 520 240 150 545 100 320 2050 4 1155 680 1180 520 365 185 770 180 480 3150 4 1215 845 1220 670 520 235 1055 250 610 3450 4 1260 760 1340 670 705 270 1290 320 700 4850 4 1310 920 1355 670 780 330 1540 560 1000 7200 4 1495 1045 1550 820 1110 470 2240 6,3(10)/0,4kv 50 190 1250 4 1280 650 1300 520 285 235 715 100 320 2050 4 1305 715 1370 520 400 290 950 180 480 3150 4 1385 815 1430 6670 590 400 1360 250 610 3450 4 1390 810 1510 670 745 400 1545 320 700 4850 4 1410 865 1560 670 845 425 1725 560 1000 7200 4,5 1545 1070 1790 820 1300 595 2530 1000 1650 11500 5,0 1810 1090 2060 1070 2100 940 4150 35/0,4KV 50 220 1250 5,5 1095 790 1375 520 290 230 710 100 340 2050 5,5 1455 720 1460 520 430 285 970 180 550 3150 5,5 1460 795 1510 670 590 345 1290 250 660 4100 5,5 1515 810 1580 670 750 380 1530 320 780 4850 5,5 1545 865 1620 670 870 410 1740 560 1200 7500 5,5 1695 1065 1840 820 1325 580 2550 1000 1750 13000 5,5 1990 1130 2095 1070 1950 840 3910 35-22/0,4kv 50 220 1250 5,5 1095 790 1435 520 295 250 740 100 340 2050 5,5 1455 720 1520 520 435 310 1000 180 550 3150 5,5 1460 795 1570 670 595 370 1330 250 660 4100 5,5 1515 810 1640 670 755 410 1570 320 780 4850 5,5 1545 865 1860 670 875 440 1780 560 1200 7500 5,5 1695 1065 1900 820 1330 615 2600 1000 13000 5,5 1990 1130 2155 1070 1955 880 3970 §Ó ®¸nh gÝa chÊt l­îng s¶n phÈm chung cho m¸y biÕn thÕ ,Nhµ m¸y dùa vµo c¸c tiªu chuÈn kÜ thuËt (c¸c tiªu chuÈn cho ®iÓm )qua ®ã cã thÓ nhËn ®Þnh chung møc ®é ®¹t ®­îc vÒ chÊt l­îng s¶n phÈm b»ng c¸ch tÝnh chØ sè tæng hîp : ChØ sè tæng hîp = tÝch c¸c chØ sè c¸ thÓ Ta cã sè liÖu thèng kª cña Nhµ m¸y nh­ sau: ChØ tiªu kÜ thuËt §iÓm chÊt l­îng Tiªu chuÈn kÜ thuËt §iÓm thùc tÕ ®¹t ®­îc N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 1.VËt liÖu 100 99 100 100 2.ChÊt l­îng bÒ mÆt 100 98 97 99 3.Th«ng sè kÜ thuËt 100 100 100 100 =>Ta ®­îc kÕt qu¶ sau: ChØ tiªu kÜ thuËt ChØ sè chÊt l­îng N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 1.VËt liÖu 0,99 1 1 2.ChÊt l­îng bÒ mÆt 0,98 0,97 0,99 Th«ng sè kÜ thuËt 1 1 1 ChØ sè tæng hîp 0,9702 0,97 0,99 Nh×n chung chÊt l­îng s¶n phÈm ®¹t ®­îc n¨m 2003 lµ tèt h¬n c¶ qua chØ sè tæng hîp (=0,99) cña 3 chØ sè c¸ thÓ lµ vËt liÖu,chÊt l­îng bÒ mÆt,lÉn th«ng sè kÜ thuËt.Qua ®ã thÊy ®­îc c«ng t¸c qu¶n lý chÊt l­îng cña Nhµ m¸y dÇn t¨ng lªn qua c¸c n¨m . b.TØ träng s¶n phÈm háng: Ta cã sè liÖu thèng kª nh÷ng s¶n phÈm sai háng cña Nhµ m¸y trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y: Lo¹i m¸y N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 SLSP SLSPH SLSP SLSPH SLSP SLSPH M¸y BT 1420 14 1650 16 1720 16 B¶ng thèng kª trªn lµ b¶ng thèng kª s¶n phÈm hoµn chØnh bÞ háng kh«ng thÓ söa ch÷a ®­îc vµ trë thµnh phÕ phÈm.Tõ ®ã ta tÝnh ®­îc tØ träng s¶n phÈm háng chiÕm bao nhiªu phÇn tr¨m so víi sè l­îng s¶n phÈm s¶n xuÊt,ta cã c«ng thøc sau: F Ifr = *100 Tp + F Ifr :Tỉ trọng sản phẩm hỏng (%) F :Số lượng sản phẩm hỏng Tp :Số lượng sản phẩm Tp + F :Toàn bộ số lượng sản phẩm sản xuất ra Ta được: 14 Ifr (2001) = *100 = 98% 1420+14 16 Ifr (2002) = *100 = 96% 1650+16 16 Ifr (2003) = *100 = 92% 1720+16 Những sản phẩm trên là những sản phẩm hoàn chỉnh bị hỏng không thể sửa chữa được .Nguyên nhân chủ yếu gây ra những sản phẩm hỏng đó là do bộ máy quản lý của Nhà máy chưa được chặt chẽ.Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng bộ máy quản lý đã được nâng cao hơn dần qua các năm. Điều đó thể hịên ở tỉ lệ sai hỏng năm 2002 là 96% thấp hơn so với năm 2001(=98%) và năm 2003 (=92%) thấp hơn so với năm 2002.Cho thấy năm 2003 ,Nhà máy giảm được số lượng sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất.Hay nói cách khác Nhà máy đã quan tâm và chú trọng đến kiểm tra chất lượng một cách sát sao hơn. Để thấy được điều này ,Nhà máy đã có những hoạch định cho việc kiểm tra chất lương.Điều đó được thể hiện rõ qua công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở phần sau. 2.Công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế Sự phát triển của thị trường cùng với sự sản xuất ngày càng nhiều hàng hoá thì tính chất cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên rất nhanh .Chính vì thế Nhà máy phải quan tâm tới chất lượng nhiều hơn và phạm vi,nội dung,chức năng quản lý chất lượng cũng được mở rộng để thoả mãn khách hàng ,Nhà máy Chế tạo biến thế không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất mà phải quan tâm đến chất lượng ngay cả khi nghiên cứu thiết kế sản phẩm cũng như sau khi sản phẩm đã bán ra ngoài thị trường a.Quản lý nguồn nhân lực Vai trò của người lao động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất quan trọng bởi họ chính là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Nhà máy Chế tạo biến thế đã cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn lực bao gồm con người ,máy móc thiết bị ,tài chính để thực hiện, duy trì, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng,tăng sự thoả mãn của khách hàng : Tuyển dụng nhân lực : Nhà máy tuyển dụng nguồn nhân lực từ các trường Đại học,Cao đẳng và dạy nghề được đào tạo có kiến thức và tay nghề phù hợp Phân công lao động : Nhà máy đảm bảo người được phân công trách nhiệm có năng lực trên cơ sở được giáo dục ,đào tạo kĩ năng và kinh nghiệm thích hợp Đào tạo ,nhận thức và năng lực : Nhà máy đảm bảo việc đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn cho người lao động để họ nâng cao trình độ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc Nhà máy luôn chú trọng công việc đào tạo đội ngũ công nhân thợ kĩ thuật có tay nghề cao kết hợp việc tuyển chọn đề bạt đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tạo nên sức mạnh tập thể để hoàn thành kế hoạch đề ra của Nhà máy : Cán bộ trình độ đại học chiếm 14,6% Cán bộ trình độ trung cấp chiếm 15,4% Thợ kĩ thuật có tay nghề cao từ bậc 3 đến bậc 7 chiếm 65% trên tổng số cán bộ công nhân viên Hiện nay Nhà máy đang có chủ trương đào tạo,tuyển chọn đội ngũ công nhân trẻ,đặc biệt là các thợ trẻ được tuyển ở các trường công nhân kĩ thuật .Lãnh đạo Nhà máy coi đây là phương pháp cơ bản để mọi người nắm vững và nâng cao chất lượng,hiệu quả công vịêc đảm bảo cho quy trình được thực hiện đúng và luôn được kiểm soát b.Quản lý trong khâu thiết kế :được thông qua sơ đồ sau Dữ liệu đầu vào thiết kế Lập phương án tính toán MBA Kiểm tra phương án Tính toán cụ thể và vẽ các bản vẽ chế tạo Kiểm tra các bản vẽ chế tạo Sửa lại bản vẽ chế tạo Phê duyệt Dữ liệu đầu vào : Đối với những MBA sản xuất mới :Phòng sản xuất kinh doanh sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng và xác nhận lại các yêu cầu kĩ thuật với khách hàng ,đồng thời tư vấn cho khách hàng về tiêu chuẩn,quy định mới của ngành điện .Trên cơ sở đó Phòng này có thể cùng với KH điều chỉnh 1 số thông số của MBA cho phù hợp Đối với MBA sửa chữa :Căn cứ vào kế hoach sửa chữa tháng,bộ phận KCS và KTV sẽ kiểm tra và thu thập thông số kĩ thuật qua nhãn máy ,đo đạc hoặc thí nghiệm trực tiếp .Dữ liệu phải được ghi chép đầy đủ theo biên bản kiểm tra MBA sửa chữa và báo cáo lên GĐ Lập phương án thiết kế : Đối với những MBA sản xuất mới :Sau khi xác nhận lại dữ liệu thiết kế ,Phòng thiết kế sẽ rà soát lại những thiết kế sẵn có xem đơn đặt hàng mới có trùng lặp không .Nếu có thì các KS xem xét lại thiết kế sẵn có xem có gì cần điều chỉnh lại cho tối ưu rồi đưa bản vẽ cho xưởng thi công .Nếu không trùng lặp thì Phòng thiết kế lập phương án thiết kế sao cho thoả mãn các yêu cầu kĩ thuật,giá thành . Đối với những MBA sửa chữa :Kĩ thuật viên sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được ,tính toán thiết kế lại MBA sao cho phù hợp với thông số kĩ thuật KH yêu cầu .Kết quả phương án tính toán chi phí sửa chữa của KTV sẽ được ghi chép vào biểu mẫu và gửi lên để GĐ phê duyệt Tính toán cụ thể và vẽ các bản vẽ chế tạo : Đối với MBA sản xuất mới :Sau khi GĐ/PGĐ xét duyệt xong phương án thiết kế ,các KS sẽ tiến hành tính toán cụ thể các chi tiết,và vẽ các bản vẽ hướng dẫn chế tạo. Đối với những MBA sửa chữa :Phương án được Giám đốc hoặc Phó giám đốc phê duyệt ,kĩ thuật viên sẽ tiến hành vẽ các bản vẽ hướng dẫn chế tạo trên tinh thần tận dụng tối đa các chi tiết sẵn có của MBA sửa chữa Để thuận lợi trong việc quản lý ở khâu thiết kế ,những quá trình trên đều được lưu qua các hồ sơ và được lưu giữ ở các bộ phận như Phòng KCS, Phòng SXKD,Phòng VT …Khi có thay đổi kĩ thuật ,Phòng thiết kế sẽ thông báo tới các phòng ban bộ phận có liên quan thông qua biểu mẫu thông báo kĩ thuật c.Quản lý trong khâu cung ứng: Việc lập kế hoạch về quản lý chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu là một biện pháp rất quan trọngcủa Nhà máy vì nó là khâu đầu quyết định cho chất lượng sản phẩm .Do đó Nhà máy rất chú trọng và thường xuyên kết hợp ,giữ mối quan hệ tốt với bạn hàng ,khách hàng và những nhà cung ứng cho Nhà máy .Điều đó được thể hiện rõ thông qua việc đánh giá nhà cung ứng của Nhà máy như sau : Thu nhập thông tin về nhà cung ứng Xem xét đánh giá Phê duyệt Cập nhật vào danh sách nhà cung ứng Kí hợp đồng liên doanh ,liên kết Thu thập thông tin về nhà cung ứng :Cán bộ phụ trách BPVT chịu trách nhiệm thu thập và lựa chọn thông tin cần thiết về nhà cung ứng của Nhà máy Xem xét ,đánh giá nhà cung ứng : Bộ phận vật tư chịu trách nhiệm phân tích và đánh giá nhà cung ứng trên những thông tin thu thập được : + Dựa vào tiêu chí do Nhà máy đặt ra :năng lực tài chính ,uy tín trên thị trường ,chất lượng ,giá cả ,tiến độ giao hàng ,mối quan hệ với Nhà máy … + Đánh gía dựa trên vịêc thử nghiệm,kiểm nghiệm và sử dụng hàng mẫu Bộ phận vật tư lập phiếu đánh giá các nhà cung ứng Bộ phận vật tư có trách nhiệm lưu hồ sơ mọi tài liệu như bản sao giấy phép kinh doanh ,các chứng chỉ ,phiếu kiểm tra…liên quan đến nhà cung ứng Nếu không có nhà cung ứng nào đạt yêu cầu thì bộ phận vật tư tiến hành lựa chọn và đánh giá lại Phê duyệt nhà cung ứng :Dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra ,đánh giá nhà cung ứng ,BPVT trình kết quả lên Giám đốc để phê duyệt Tiếp đến để xác định chính xác lượng nguyên vật liệu cần thiết đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy hay nhằm đáp ứng đúng chủng loại số lượng vật tư, thời gian,địa điểm và các đặc tính kĩ thuật cần thiết ,Nhà máy đã thực hiện theo sơ đồ sau: Lập kế hoạch mua vật tư và bán thành phẩm Phê duyệt Gửi đơn đặt hàng –lấy báo giá Phê Duyệt Đặt mua hàng,kí hợp đồng Giao nhận hàng Kiểm tra không hợp Đền bù hoặc thay thế Nhập kho và thanh toán Lập kế hoạch mua vật tư và bán thành phẩm: Căn cứ vào bảng kê vật tư chính,phiếu báo mua hàng ,hạn mức sản xuất của Nhà máy .BPVT tiến hành lập kế hoạch cung ứng vật tư hàng tháng BPVT phải xem xét báo cáo vật tư tồn kho kết hợp tham khảo ý kiến PTK để quyết định rõ quy cách,số lượng vật tư cần mua BPVT có trách nhiệm trình kế hoạch cung ứng vật tư cho Giám đốc phê duyệt Gửi đơn đặt hàng – lấy báo giá :Theo kế hoạch cung ứng vật tư đã được Giám đốc duyệt ,BPVT chịu trách nhiệm gửi đơn đặt hàng mua vật tư cho các nhà cung ứng Phê duyệt : Nếu Giám đốc đồng ý ,BPVT chuẩn bị làm thủ tục mua hàng Nếu Giám đốc không đồng ý ,BPVT tiến hành chào hàng lạivà lựa chọn các nhà cung ứng khác Nếu Giám đốc yêu cầu sửa đổi ,bổ sung thì BPVT phải thông báo lại cho các nhà cung ứng Đặt mua hàng- kí kết hợp đồng: Hợp đồng phải được Lãnh đạo của hai bên Nhà máy và Nhà cung ứng ký Giao nhận hàng : Khi nhà cung cấp thông báo thời gian giao hàng ,BPVT có trách nhiệm thông báo cho các bộ phận có liên quan:PVT,thủ kho để có phương án chuẩn bịvà tiếp nhận hàng hoá Kiểm tra ,giám sát ,thử nghiệm hàng hóa khi giao nhận:Vật tư và bán thành phẩm mua về phải được kiểm tra tại Nhà máy Nhập kho và thanh toán :Nếu hàng hóa đáp ứng đúng các yêu cầu nêu trong hợp đồng đã kí ,thủ kho làm thủ tục nhập kho,PVT làm thủ tục thanh toán cho Nhà cung ứng d.Quản lý trong khâu sản xuất: Mục tiêu của quản lý quá trình sản xuất là việc sản xuất sản phẩm ở các khâu được diễn ra liên tục, tiết kiệm lớn nhất các chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, ngăn chặn không cho sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất .Vì thế,Nhà máy luôn đặt toàn bộ quá trình sản xuất được thực hiện trong điều kiện được kiểm soát, ở mỗi khâu đều có sự kiểm tra chất lượng, cụ thể là: Trong quy trình chế tạo lõi tôn cần thực hiện các bước sau: Tổ trưởng giao kế hoạch cho từng nhóm sản xuất.Khi giao nhiệm vụ ,tổ trưởng phải kiểm tra lại và giao bản vẽ cho nhóm trưởng đúng loại máy .Nhận được bản vẽ ,nhóm trưởng cần nghiên cứu để: Xác định các kích thước cần cắt Xác định số lượng và yêu cầu kĩ thuật Kiểm tra mã hiệu tôn Quá trình chế tạo lõi tôn bao gồm: Cắt pha Cắt nhỏ Ghép tôn ép lõi tôn. Khi trải qua các khâu trên ,các nhóm trưởng luôn kiểm tra về kích thước cũng như kĩ thuật ở từng giai đoạn .Nếu có sai xót ở giai đoạn nào thì cần kiểm tra lại ở giai đoạn đó .Và cuối cùng ,tổ cắt tôn tự kiểm tra lõi tôn lần cuối xemcó đạt yêu cầu không .Nếu đạt thì đưa sản phẩm sang tổ lắp ráp.Còn không đạt thì phải quay lại nghiên cứu lại bản vẽ. Tiếp đến là quy trình chế tạo cuộn dây: Trong quá trình chuẩn bị ,khi quấn dây phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong bản vẽ thiết kế và các quy trình công nghệ đã ban hành.Nếu có sự cố và bất hợp lý trong khi thi công thì phải tạm dừng và báo ngay cho các bộ phận hữu quan để giải quyết.Kết thúc quá trình quấn dây,Phòng KCS sẽ kiểm tra đường kính ,chiều cao ,các kích thước khác của bối dây và kiểm tra điện trở .Nếu đạt thì Phòng KCS sẽ đóng dấu vào nhãn bối dây .Nếu không đạt, Phòng KCS sẽ đưa trả lại cho tổ quấn dây để tổ sửa lại Trong quy trình lắp ráp cũng cần có các bước sau:Tổ trưởng giao kế hoạch cho từng nhóm sản xuất ,các nhóm trưởng cần nghiên cứu bản vẽ nhằm xác định đầy đủ các vật tư ,bán thành phẩm đúng chủng loại ,số lượng và các yêu cầu kĩ thuật.Quá trình lắp ráp được tiến hành như sau : Lắp ráp bước 1 Sấy máy Lắp ráp bước 2 Tra dầu chân không Thử áp lực vỏ . Các bước lắp ráp đều được tiến hành theo hướng dẫn,theo các chỉ tiêu kĩ thuật của bản vẽ .Khi tra dầu chân không thì theo dõi sát độ chân không ,mức dầu tra của từng máy ;nếu phát hiện chỗ chảy dầu cần xác định chính xác ,đánh dấu lại báo bộ phận xử lý .Khâu cuối cùng là thử nghiệm,công việc này do bộ phận KCS đảm nhiệm thí nghiệm tổng hợp lấy các thông số kĩ thuật cần thiết sao cho phù hợp với tiêu chuẩn mà Nhà máy đăng kí với khách hàng do phòng thiết kế cung cấp .Nếu có thông số nào không phù hợp cần báo cho kĩ thuật phân xưởng để sửa lại.Nếu sản phẩm đạt chất lượng cần báo cho tổ trưởng lắp ráp để giao nộp sản phẩm . Vỏ máy biến áp có vai trò quan trọng ,ngoài những yếu tố nâng cao chất lượng của máy biến áp như chống chảy dầu ,bảo vệ ruột máy …Vỏ máy làm tăng vẻ đẹp cho máy ,đặc trưng cho chỉ tiêu thẩm mỹ .Vì vậy việc chế tạo và kiểm tra phải được thực hiện nghiêm ngặt ,nhằm hạn chế sai sót và nâng cao chất lượng máy biến áp.Quá trình chế tạo vỏ máy gồm:Chế tạo thân máy biến áp ,chế tạo nắp máy biến áp ,chế tạo khung bánh xe,chế tạo bầu dầu ,sơn vỏ máy .Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo chất lượng sản phẩm ,cần có những bước kiểm tra như sau: Kiểm tra quy cách vật tư ,mác thép Kiểm tra kĩ thuật cắt ghép theo đúng yêu cầu Kiểm tra chảy dầu các mối hàn… Kiểm tra máy nén khí ,vòi phun ,hệ thống hút bụi sơn ,trước khi đưa các chi tiết vỏ máy vào sơn Các khâu kiểm tra được tiến hành liên tục sau mỗi lần chế tạo ,và cần thực hiện theo các yêu cầu kĩ thuật sau: Các mối hàn phải kín ,không rò,rỉ Chất lượng mối hàn phải ngấu ,đẹp,chịu được sức bền cơ học Phải đảm bảo các kích thước như bản vẽ ,các kích thước lắp ráp chính xác Tấy sạch ba via,vẩy hàn Sơn phủ đều ,bám chắc .Mặt sơn bóng không cộm ,chỗ dày,chỗ mỏng .Màu sơn theo yêu cầu .Các chỗ che khuất cũng được sơn phủ đều Trong qúa trình chế tạo ,nếu thấy không phù hợp thì phải trình Phiếu báo sản phẩm không phù hợp và Phiếu yêu cầu hành động khắc phục để báo lên Quản đốc Máy biến thế đã hoàn chỉnh, Phòng KCS tiến hành thực hiệnquytrình kiểm tra xuất xưởng máy biến thế, gồm các bước sau: Kiểm tra điện trở một chiều Kiểm tra cách điện Kiểm tra tỷ số biến áp Kiểm tra không tải Kiểm tra ngắn mạch Kiểm tra tổ nối dây Gắn nhãn máy Xuất xưởng máy biến áp Với mục đích : Kiểm tra sự cân bằng về điện trở giữa các pha với nhau Kiểm tra cách điện giữa các bối dây cao và hạ với vỏ máy Xác định tỷ số giữa sơ cấp và thứ cấp Xác định tổn hao không tải Xác định tổn hao ngắn mạch Xác định điện trở cách điện giữa các cuộn dây (hạ áp và cao áp) Xác định chiều quấn ,kiểu quấn dây sơ cấp và thứ cấp Xác định nơi sản xuất cũng như các thông số của máy Ngoài ra, để đảm bảo tiến độ sản xuất, Nhà máy thực hiện quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị bằng cách: Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa :KTVvà Phòng Cơ điện lập danh mục thiết bị máy móc của Nhà máy ,lập kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị chính và kế hoạch bảo dưỡng chi tiết các thiết bị Tiến hành bảo dưỡng ,sửa chữa:Trong quá trình bảo dưỡng ,sửa chữa nếu có những vấn đề phát sinh như cải tiến ,thay thế …tổ Cơ điện phải báo cho PX để lập yêu cầu trình Giám đốc duyệt và chuyển cho bộ phận Vật tư làm thủ tục mua hàng Chạy thử,nghiệm thu và bàn giao:Những máy móc thiết bị nào sau khi chạy thử nếu đạt yêu cầu sẽ được nghiệm thu đưa vào sử dụng,nếu không đạt thì phải sửa chữa ,bảo dưỡng lại e.Quản lý chất lượng trong và sau bán hàng: Mục tiêu của quản lý chất lượng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng nhanh nhất ,thuận tiện với chi phí thấp nhất .Vì thế Cán bộ ở Phòng kinh doanh phải có trách nhiệm thu thập đầy đủ những thông tin về yêu cầu của khách hàng như : + Tên ,địa chỉ, số điện thoại ,số fax của khách hàng + Chủng loại ,tổ đấu dây ,số lượng ,kiểu máy và các thông số kĩ thuật đặc biệt + Giá cả và phương thức thanh toán + Thời gian giao hàng,hình thức giao hàng Từ đó xem xét yêu cầu của khách hàng và cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.Phòng SXKD có trách nhiệm thảo Hợp đồng kinh tế và trình Giám đốc phê duyệt,Hợp đồng phải đủ chữ kí hai bên IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA NHÀ MÁY VÀO MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY Trong những năm vừa qua Nhà máy Chế tạo biến thế đã tham gia cung cấp nhiều sản phẩm như máy biến áp,tủ điện cho nhiều công trình ,đơn vị thi công xây lắp điện trong thành phố Hà Nộivà trong cả nước.Các sản phẩm của Nhà máy đều được bảo hành 12 tháng bởi vậy sản phẩm mang nhãn hiệu C.T.B.T của Nhà máy đã có một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường cả nước tạo nên sự ổn định về thu nhập của cán bộ công nhân viên Nhà máy.Đồng thời ,góp phần tạo nên sự ổn định về cơ cấu vốn và mở rộng nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy Tình hình tài chính của Nhà máy Chế tạo biến thế (Đơn vị :1.000.000đ) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2002/2001 2003/2001 % % 1.Tổng tài sản 7.650 9.320 12.030 1.670 21,8 2710 29,1 a.TSCĐ 3.420 4.520 5.780 - - - - b.TSLĐ 4.230 4.800 6.250 - - - - 2.Tổngnguồnvốn 7.650 9.320 12.030 - - - - a.Nợ phải trả 5.230 6.900 8.530 - - - - b.NVCSH 2.420 2.420 3.500 - - - - 3.Nợ phải trả 5.230 6.900 8.530 - - - - a.Nợ ngắn hạn 2.154 3.200 4.030 - - - - b.Nợ dài hạn 3.076 3.700 4.500 - - - - 4.Doanh thu 9.560 11.050 15.090 1490 15,6 4040 36,6 5.Lợi nhuận 838 950 1.190 112 13,4 240 25,2 Qua bảng tóm tắt kết quả tình hình tài chính của Nhà máy ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đang diễn ra rất thuận lợi,tốc độ tăng trưởng cao .Doanh thu năm 2002 tăng 1.670.000.000đ ( =21,3%) so với năm 2001,năm 2003 tăng 2.710.000.000đ ( = 29,1%)so với năm 2002.Lợi nhuận năm 2002 tăng 1.490.000.000(=15,6%)so với năm 2001,năm 2003 tăng 240.000.000(=25,2%)so với năm 2002.Điều này chứng tỏ sản phẩm của Nhà máy tiếp tục được thị trường chấp nhận,Nhà máy tiếp tục thu hút được khách hàng . Phần III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ I.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm ở Nhà máy kết hợp với số liệu về quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy trong những năm gần đây chúng ta thấy rằng :mặc dù có nhiều khó khăn chung của thị trường cũng như khó khăn riêng của Nhà máy ,còn có sự hạn chế về mặt công nghệ, máy mócthiết bị,tay nghề công nhân ,v.v…Song với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đặc biệt trong công tác kiểm tra và quản lý chất lượng Nhà máy đã duy trì và cải thiện uy tín của mình trên thị trường và bạn hàng trong cả nước và quốc tế. Qua nghiên cứu và đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của Nhà máy ta thấy nổi lên một số vấn đề như sau : 1.Ưu điểm. Trong những năm qua Nhà máy Chế tạo biến thế đã đạt được thành tựu đáng kể về nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ổn định và từng bước tăng thu nhập của công nhân viên toàn Nhà máy lại vừa góp phần không nhỏ cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Tổng kết lại quá trình hoạt động của mình toàn Nhà máy đã thống nhất cho rằng nâng cao và ngày một hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm là bước đi đúng đắn .Điều đó được thể hiện qua những nội dung sau : Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tố con người hàng năm Nhà máy đã tiến hành nâng cao tay nghề của công nhân ,thợ kỹ thuật bằng khoá đào tạo do các giảng viên co trình độ trên mọi lĩnh vực hướng dẫn, tổ chức các cuộc thi thợ giỏi tay nghề cao,khuyến khích phong trào thi đua sản xuất ,áp dụng tốt quy chế thưởng phạt đối với người lao động.chất lượng sản phẩm gắn liền với thu nhập của người lao động có thưởng phạt hợp lý ,ý thức cho họ thấy được lợi ích lâu dài của việc nâng cao chất lượng sản phẩm với tăng thu nhập của chính mình và vững mạnh của Nhà máy.Qua đó giúp họ nhận thức được tác phong làm ăn mới ,có tinh thần trách nhiệm cao ,quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Nhà máy có đội ngũ KCS hùng hậu ,có trình độ năng lực chuyên môn cao do đó công tác kiểm tra,giám sát chất lượng sản phẩmcủa Nhà máy luôn được đẩy mạnh mang tính chuyên môn hoá cao. Khi có những biến động về chất lượng sản phẩm sẽ kịp thời phát hiện để xử lý góp phần hạn chế những thiệt hại về vật chất ,giảm chi tái sửa để giữ vững uy tín của Nhà máy trên thị trường . Nhà máy quản lý chất lượng luôn chú trọng vào khâu kiểm tra để tạo nên một sản phẩm có chất lượng cao. Khâu kiểm tra được coi là khâu quyết định nên hiện nay Nhà máy tiến hành kiểm tra chất lượng của nguồn vật tư nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất đồng thời kết hợp kiểm tra chi tiết trong các khâu của quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm hoànthiện cuối cùng trước khi xuất xưởng .Quá trình này giúp Nhà máy hạn chế được những chi phí tái sửa chữa ,giảm tỉ lệ sai hỏng và sự phản công chất lượng của chính các bạn hàng 2.Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đó Nhà máy Chế tạo biến thế vẫn còn có một số tồn tại sau : a.Về nhận thức :Quản lý chất lượng còn mang tư tưởng cũ đó là quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng .Coi việc kiểm tra chất lượng là công cụ chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ,cách tiếp cận nhận thức về quản lý chất lượng còn bó hẹp chủ yếu trong quá trình sản phẩm .Coi chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của phân xưởng ,của người lao động trực tiếp do vậy công tác kiểm tra chỉ tập trung vào khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm chư a chu trọng tới các khâu khác nên hiệu quả mang lại chưa khả quan .Sự am hiểu về chất lượng của một số cán bộ công nhân viên chưa sâu sắc và đầy đủ. b.Về kỹ thuật công nghệ :Hệ thỗng máy móc trang thiết bị cũng như nhà xưởng vẫn còn một số bộ phận lạc hậu đang xuỗng cấp cần có sự đầu tư nâng cấp kịp thời. c.Về nguyên vật liệu :Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm .Trong quá trình cung cấp vật tư nguyên vật liệu đầu vào của Nhà máy vẫn còn một số điểm chưa đạt yêu cầu đôi khi bị chậm hoặc thiếu làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất do vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng sản phẩm d.Về tinh thần trách nhiệm đỗi với sản xuất :Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu trách nhiệm đỗi với sản xuất với chất lượng sản phẩm ,lãng phí nguyên vật liệu.Vịêc chấp hành quy trình công nghệ và các thao tác kỹ thuật chưa được tốt ,ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm .Tình trạng sai hỏng chủ yếu do lỗi của công nhân ,do thiếu tinh thần trách nhiệm ,chủ quan trong sản xuất ,sản phẩm tái sửa chữa vẫn nhiều làm ảnh hưởng tới năng suất lao động .Có những trường hợp công nhân biết sản phẩm la sẽ hỏng nhưng vẫn cứ sản xuất để lấy số lượng và lấy công. 3.Nguyên nhân của những tồn tại Để Nhà máy có thể đi lên trong cơ chế thị trường thì một điều quan trọng là Nhà máy cần phải biết tận dụng và khai thác mọi thếmạnh của mình cũng như phát hiện ra những điểm yếu ,những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh ,trên cơ sở đó Nhà máy phải phân tích, đánh giá và tìm ra những nguyên nhân cơ bản nhất đích thực nhất để có những biện pháp tôi ưu để khắc phục và hạn chế nó .Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra những tồn tại đối với chất lượng sản phẩm và công tác quản lý của Nhà máy Chế tạo biến thế . a.Nguyên nhân khách quan Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế một cách nhanh chóng ,những nếp nghĩ về lề lối làm việc trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung không thay đổi kịp của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Nhà máy Chế tạo biến thế nói riêng .Bản thân người công nhân chư a thể ý thức được rằng chất lượng sản phẩm là quyền lợi và nghĩa vụ cuả chính mình . Mặt khác ngành cơ khí nói chung còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng thô lỗ kéo dài.Do vậy công việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không thể thu hồi vốn đầu tư để có thể tái sản xuất ,mở rộng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật với máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại . Các thị trường đầu tư vào ở nước ta chậm như thị trường vốn ,thị trường lao động cho nên Nhà máy thiếu nguồn lực lao động ,những công nhân có tay nghề cao thiếu nguồn lực tài chính .Mặt khác do sự khủng hoảng của tài chính tiền tệ trong khu vực và thế giới cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta điều đó ảnh hưởng xấu đến ngành cơ khí nước ta trong đó có Nhà máy Chế tạo biến thế . b.Nguyên nhân chủ quan . Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó là tình trạng xuống cấp của trang thiết bị .Thêm vào đó quá trình tổ chức sản xuất chưa được hợp lý ,sản phẩm trải qua nhiều công đoạn mà các công đoạn lại không liên hoàn .Sản phẩm lại chuyển đi chuyển lại nhiều lần làm tăng chi phí vận chuyển trong Nhà máy ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm giảm khả năng cạnh tranh của giá thành sản phẩm trên thị trường . Nguyên vật liệu không ổn định về số lượng và chất lượng ,chất lượng nguyên vật liệu không đồng đều mặc dù Nhà máy đã tổ chức kiểm tra giám sát nhưng vẫn còn nguyên vật liệu kém chất lượng . Nhận thức của cán bộ công nhân viên về chất lượng chưa thật rõ ràng.Họ mơ hồ về chất lượng và quản trị chất lượng .Công nhân thì không quan tâmđến chất lượng họ chỉ muỗn sản xuất nhiều sản phẩm để lấy công. Cán bộ KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì sản phẩm hỏng thì đã hỏng .Hơn nữa trình độ cán bộ KCS chưa cao dụng cụ kiểm tra còn thiếu .Thêm vào đó là sự thiếu tự giác của cả công nhân viên và cán bộ Nói chung lỗi về chất lượng phần lớn thuộc về nhà quản lý .Nhà quản lý không chịu thay đổi tư duy về chất lượng ,duy trì một hệ thỗng quản lý kém hiệu quả với các phòng ban cồng kềnh,trì trệ ,chỉ tập trung vào kiểm tra khắc phục chứ không quan tâm đến phòng ngừa II.MỘTSỐBIỆNPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆNQUẢNLÝ CHẤT LƯỢNG SẢNPHẨM Ở NHÀMÁY CHẾTẠO BIẾN THẾ 1.Nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng Trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm hết sức đề cao yếu tố con người ,coi đây là yếu tố sáng tạo cơ động nhất quyết định đến chất lượng sản phẩm của Nhà máy .Do đó để có thể giải quyết được những tồn tại về chất lượng và cải tiến chất lượng cần làm cho mọi người tự giác tự nguyện tham gia .Trên thực tế trên nhiều năm qua ở Nhà máy vai trò của con người trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm chưa thực sự đặt đúng vị trí vỗn có của nó .Đó là một trong những nguyên nhân gây nên sự yếu kém về chất lượng . Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác sau một thời kỳ dài hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp ,cán bộ công nhân viên Nhà máy ít nhiều chịu ảnh hưởng của lề lối làm vịêc cũ tạo nên một sức ỳ,tính sáng tạo cập nhật chưa cao .Một phần do kinh tế có hạn các phương tiện làm việc còn thiếu thốn nên cán bộ của Nhà máy không có cơ hội tiếp cận những kiến thức ,phương thức quản lý hiện đại .Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc cập nhật các kiến thức về chất lượng và quản trị chất lượng của cán bộ . Đội ngũ công nhân ,tuy đây là những đối tượng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ,có vai trò quyết định đối với sản phẩm .Trong thời gian qu a Nhà máy chưa phát huy triệt để vai trò của người lao động trong lĩnh vực quản lý chất lượng công nhân chưa nhận thức được vai trò ,trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc bảo đảm và nâng cao chât lượng sản phẩm ở phần việc mà mình thực hiện cũng như mối quan hệ với những người những cán bộ có liên quan.. Từ thực trạng trên ,việc đầu tiên mà đội ngũ lãnh đạo Nhà máy cần giải quyết là nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về chất lượng và quản tri chất lượng .Các bước cụ thể là : *Đối với cán bộ quản lý : Trong điều kiện số lượng quản lý của Nhà máy còn ít , Nhà máy nên tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn ở các trường đại học để cập nhật kiến thức ,nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng .Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về hình thức quản lý ,lĩnh vực nghiệp vụ trong Nhà máy … *Đối với công nhân sản xuất và đội ngũ kỹ thuật ,Nhà máy có thể áp dụng các hình thức đào tạo như : -Cử nhân viên kỹ thuật đi học ở trình độ cao hơn để có cái nhìn và trình độ tiên tiến hơn nhằm đào tạo các thiết kế sản phẩm mới với những hình thức,mẫu mã ,tuổi thọ ,độ bền với các thông số kỹ thuật hơn . -Huân luyện kĩ sư và công nhân đúc rút kinh nghiệm ngay trên dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra các biện pháp hạn chế sai xót hoàn thiện sản phẩm -Tổ chức thi lên tay nghề ,tay nghề giỏi và mở các giải thưởng cho các phát minh sáng chế cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất .Hạn chế tỉ lệ phế phẩm ở các khâu công nghệ cho ra sản phẩm co chất lượng cao . Ngoài ra để khuyến khích các đội ngũ can bộ phát huy hết tài năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ,Nhà máy cần có các biện pháp khuyếnkhích như sau : -Chỉ đề bạt vào vị trílãnh đạo những người có đức có tài thể hịên tinh thần trách nhiệm ,trình độ chuyên môn và trình độ quản lý phù hợp với hướng đi của Nhà máy trong cơ chế thi trường . -Khuyến khích vật chất tăng lương cho những người gòp nhiều trí tuệ sáng tạo trong sự nghiệp phát triển của Nhà máy . -Có biện pháp xứ lý thoả đáng và nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân không hoàn thành công việc hay vi phạm cac quy định của sản xuất …bằng các hình thức như :khiển trách,xử phạt hành chính ,bố trí công việc khác cho nghỉ không lương thậm chí đuổi việc Nếu các hoạt động trên được tiên hành khẩn trương thì trong khoảng 2 năm tới Nhà máy Chế tạo biến thế Hà Nội sẽ có được đội ngũ kỹ sư có trình độ cao hơn ,đội ngũ công nhân cua Nhà máy cũng trở thành dội ngũ công nhân lành nghề.Ngoài ra các cán bộ kiểm tra chất lượng cũng được thay đổi tư duy về kiẻm tra chất lượng sản phẩm ,công tác kiểm tra chất lượng được toàn diện hơn và từ cán bộ đến công nhân ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng ,coi đó là sự sống còn của Nhà máy noi chungvà của bản thân họ noi riêng. Như vậy thông qua quá trình đào tạo ,đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế được bồi dưỡng những kiến thức phù hợp với cơ chế thị trường ,tư duy sáng tạo được phát huy sẽ kích thích jtinh thần làm việc ,cống hiến vì mục tiêu phát triển của Nhà máy . 2.Tăng cường đổi mới và cải tiến máy móc ,trang thiết bị ,công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Trong quản trị chất lượng hết sức đề cao vai trò con người ,nhưng nếu dựa thuần tuý vào vai trò con người thì chưa đủ .Với công nghệ lạc hậu thì doanh nghiệp không thể cạnh tranh với những đối thủ có trình độ cán bộ công nhân viên tuy không cao nhưng máy móc ,thiết bị công nghệ hiện đại hơn . Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ ,các máy móc thiết bị càng trở nên quan trọng giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy . Trình độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và máy móc,trang thiết bị .Với công nghệ máy móc,trang thiết bị lạc hậu thì không thể có năng suất lao dộng cao và chất lượng sản phẩm dảm bảo cũng như không thể cạnh tranhvới các đối thủ có trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật cao ,máy móc,trang thiết bị hiện đại . Việc ứng dụng những công nghệ máy móc,trang thiết bị hiện đại mang lại tính cạnh tranh cao và nâng cao chất lượng sản phẩm .Giữa máy móc,trang thiết bị và chất lượng sản phẩm có mối quan hệ mât thiết với nhau,sản xuất sản phẩm có chất lượng cao sẽ tạo ra nhu cầu ,tạo ra sức kéo cho đổi mới máy móc,trang thiết bị .Nhà máy đã có kế hoạch mua sắm máy móc,trang thiết bị nhưng vì kinh tế của Nhà máy không thể đầu tư tràn lan nên Nhà máy phải đầu tư trọng điểm theo hướng thay dần thiết bị cũ lạc hậu ,đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất dể nâng cao dần chất lượng sản phẩm . Để thực hiện tốt biện pháp này trong thời gian tới Nhà máy cần tập trung giải quyết vấn đề sau : Về tổ chức sản xuất :luôn duy trì sự cânđối trên dây chuyền sản xuất ở tất cả cáckhâu phải có sự điều chỉnh thích ứng với các mặt hàng cần sản xuất sao cho chi phí giá thành sản phẩm thấp nhất .Cần phân công đúng người đúng việc để chất lượng sản phẩm là cao nhất . Xây dựng các chế độ sửa chữa máy móc,trang thiết bị theo lịch trình khoa học kết hợp với sửa chữa đột xuấtcho phát sinh trên dây chuyền kịp thời chính xác đảm bảo máy mócsửa chữa xong phải hoạt động bình thường đồng bộ với các máy móc khác Về mua sắm trang thiết bị :Trước hết Nhà máy nên đánh giá lại tình hình tài chính để đưa ra quyết định nên đổi mới máy móc,trang thiết bị vào thời điểm nào với chi phí là bao nhiêu …Từ đó phòng kỹ thuật chất lượng mới có cơ sở để nghiên cứu nên mua loại máy móc,trang thiết bị nào ,xác định khu vực nào cần phải đầu tư ngay . Nghiên cứu về kỹ thuật : + Mô tả quy trình sản xuất sản phẩm bằng máy móc,trang thiết bị mới + Công suất của máy móc,trang thiết bị có phù hợp với trình độ trung bình của công nhân không Việc chọn mua máy mócthiết bị: +Phù hợp với tình trạng vốn và khả năng công nhân vận hành +Phải là hàng có công nghệ mới tránh chọn phải hàng thải của các nước công nghiệp khác. Một khi máy móc,trang thiết bị của Nhà máy dần được hiện đại hoá sẽ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn đáp nhu cầu cao và tạo uy tín với khách hàng .Như vậy đổi mới máy móc,trang thiết bị sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường . Ngoài ra đổi mới công nghệ còn làm cho số lượng và chất lượng sản phẩm được nâng cao ,lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ nhiều hơn ,nhờ đó Nhà máy có thể mở rộng được thị trường sang các thị trường khó tính và thị trường nước ngoài . 3.Tổ chức tốt hơn nữa quá trình quản lý nguyên vật liệu của Nhà máy Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ,nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm .Nếu như nguyên vật liệu đầu vào mà kém chất lượng ,cung cấp không đủ số lượng,chủng loại theo tiêu chuẩn đã định ra làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm .Ngượclại nếu như nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ về số lượng ,chất lượng và chủng loại theo tiêu chuẩn đã định ra thì sẽ đảm bảo được sản phẩm có chất lượng cao. Để nâng cao chất lượng sản phẩm Nhà máy Chế tạo biến thế Hà Nội cần tạo ra cho mình những cơ sở cung cấp nguyên vật liệu ổn định ,có chất lượng tốt ,đảm bảo đúng thời gian tiến độ về số lượng chủng loại đồng thời phải có chế độ bảo quản thích hợp với từng loại nguyên vật liệu . Nhà máy cần thưc hiện tốt một số nội dung cơ bản sau : *Cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách và chủng loại : Phòng sản xuất kinh doanh và vật tư phải nắm được chính xác các loại nguyên vật liệu cần dùng và quy cách của từng loại để có kế hoạch mua và cung ứng kịp thời theo yêu cầu sản xuất .Mọi thay đổi cải tiến kỹ thuật làm phát sinh nhu cầu mới về nguyên vật liệu cần báo ngay cho phong sản xuất kinh doanh vật tư cung ứng kịp thời tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất do thiếu nguyên vật liệu và sai quy cách . *Cung cấp nguyên vật liệu đúng chất lượng theo yêu cầu: Nhà máy cần căn cứ vào từng loại để có các biện pháp cung ứng thích hợp -Đối với vật tư:Đây là đối tượng được gia công chế biến trong Nhà máy để chế tạo ra các chi tiết cấu thành nên sản phẩm ,mang tính bí quyết và quyết định tới chất lượng sản phẩm .Để có được chất lượng sản phẩm tốt Nhà máy cần thường xuyên nghiên cứu xem xet ,chon lựa cac sản phẩm của các Công ty cung cấp nguyên vật liệu đáp ứng được nhu cầu về số lượng ,chủng loại ,quy cách ,và cac thông số kỹ thuật cần có của các vật tư -Đối với các bán thành phẩm đặt ra công ngoài:Đây là cac chi tiết được thuê ngoài sản xuất hàng loạt không mang tính bí quyết ,không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm đó là các chi tiết về cơ khí như vỏ máy,bầu dầu …Tuy nhiên Nhà máy cũng luôn quan tâm tới chất lượng của nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm đó để đảm bảo tính hoàn thiện của chất lượng sản phẩm .Nhà máy nên chọn cơ sở gia công bằng cách gửi bản vẽ kỹ thuật ,thông số kỹ thuật cần thiết và các nguyên vật liệu cần dùng để thử khả năng sản xuất .Sau đó đánh giá chất lượng sản phẩm giữa các cơ sở nhận gia công mà lựa chọn cơ sở phù hợp. *Đảm bảo đúng tiến độ thời gian Nhà máy cần đôn đốc các nhà cung ứng giao hàng đúng thời hạn kí kết trong hợp đồng .Có như vậy quá trình sản xuất mới tiến hành liên tục không gián đoạn .Ngoài ra cần căn cứ vào từng loại vật tư để điều chỉnh mối tương quan giữa gía bán và tiến độ cung ứng . *Việc bảo quản Bảo quản là khâu quan trọng trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu đảm baỏ cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng liên tục .Việc tổ chức bảo quản nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : -Bảo quản toàn vẹn về số lượng ,chất lượng nguyên vật liệu ,ngăn ngừa hạn chế hư hỏng mất mát . -Bảo quản theo đúng quy trình quy phạm . -Nắm vững các loại nguyên vật liệu về số lượng nguyên vật liệu ,chất lượng ,chủng loại và địa điểm ,sẵn sàng cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản xuất *Vấn đề thanh quyết toán Việc thanh quyết toán nên được bộ phận sản xuất một tháng kiểm kê một lần ,lấy số liệu thực tế để tiến hành so sánh giữa nguyên vật liệu nhận ở kho với nguyên vật liệu làm ra sản phẩm, bán sản phẩm và nguyên vật liệu tồn kho để tìm ra sự bất hợp lý để có biện pháp giải quyết thoả đáng. Sau khi thanh quyết toán cần có chế độ khuyến khích vật chất cho các đơnvị sản xuất tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Điều này giúp cho công nhân có được ý thức sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả ,hạn chế sai hỏng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao hơn Kết luận Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp cũng như các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây trên thế giới quản lý chất lượng được coi là vũ khí cơ bản giúp cho doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý .Vấn đề chất lượng ngày nay đang là mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu mang tầm chiến lược quan trọng trong chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp và chương trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới . Nhà máy Chế tạo biến thế cũng như tất cả các Công ty Nhà nước khác,bước sang cơ chế thị trường với muôn vàn khó khăn và thử thách đã bước đầu đứng vững và ngày càng đi vào thế ổn định. Nhưng trong thời gian ngắn,Nhà máy chưa thể khắc phục hết những tồn tại nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp. Nâng cao chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Ban Giám đốc Nhà máy Chế tạo biến thế. Tuy nhiên, trước mắt Nhà máy là một chặng đường dài, công việc không phải là một sớm, một chiều mà là cả một quãng đường dài,nó đòi hỏi có sự kết hợp giữa các cấp lãnh đạo, các phòng ban, các phân xưởng Trên đây là những nhận định về quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Chế tạo biến thế ,em mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng của Nhà máy. Trong quá trình thực hiện đề tài này,em đã được sự giúp đỡ của thầy Vũ Dương Hoà cùng các cô ,các chú cán bộ trong phòng KCS và các bộ phận có liên quan của Nhà máy Chế tạo biến thế. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Dương Hoà cùng Ban Lãnh đạo Nhà máy và các phòng ban đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Mục lục Lờinói đầu…………………………………………………………………..1 Phần I.Nội dung cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy trong cơ chế thị trường…………………………………………………….2 I.Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm…………………………………………………………………………2 1.Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm ……………………………………………………………………… ..2 2.Các loại chất lượng sản phẩm ………………………………………3 3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm…………………………4 4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm………………….4 II. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp……………………………………………………………………….7 Phần II.Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Chế tạo biếnthế…….……………………………………………………………….9 I.Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Chế tạo biến thế ……..9 II.Các đặc điểm KTKT chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Nhà máy……………………………………………………………………11 1.Đặc điểm về tổ chức sản xuất……………………………………..11 2.Sơ đồ quá trình sản xuất…………………………………………..14 3.Bộ máy kiểm tra chất lượng ở Nhà máy Chế tạo biến thế ………..15 III.Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT……………17 1.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm và việc thực hiện các chỉ tiêu này ở Nhà máy Chế tạo biến thế……………………………………...17 2.Công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT………..20 IV.Kết quả đạt được của Nhà máy vào 1 số năm gần đây……………….28 Phần III.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT…………………………………………………29 I.Đánh giá chung tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT …………………………………………………………...29 1.Ưu điểm ………………………………………………………….29 2.Nhược điểm ………………………………………………………30 3.Nguyên nhân của những tồn tại…………………………………..31 II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy CTBT………………………………………………………………...32 1.Nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng………32 2.Tăng cường đổi mới và cải tiến máy móc ,trang thiết bị,công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ……………………………………34 3.Tổ chức tốt hơn nữa quá trình quản lý nguyên vật liệu …………35 Kết luận………………………………………………………………….38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế.DOC
Luận văn liên quan