Đề tài Quản lý chất lượng sản phẩm Việt

MỤC LỤC Trang Danh sách nhóm 1 Lời mở đầu 4 I. Những ưu điểm của sản phẩm Việt Nam 5 1. Khái niệm chung 5 2. Giải thưởng và hệ thống đánh giá chất lượng 7 3. Lợi thế và ưu điểm về chất lượng của sản phẩm Việt 10 4. Tiềm năng phát triển 22 II. Những hạn chế của chất lượng sản phẩm Việt Nam 23 1. Vệ sinh an toàn 23 2. Mẫu mã sản phẩm 29 3. Nguyên liệu đầu vào 34 4. Chế độ hậu mãi 36 III. Nguyên nhân và giải pháp 39 1. Từ phía Nhà nước 39 2. Từ phía người tiêu dùng 40 3. Từ phía doanh nghiệp 42 Kết luận 46 Danh mục tài liệu tham khảo 48 LỜI MỞ ĐẦU 25 năm sau ngày đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững vàng. Quyết tâm đi theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn như gia nhập nhanh chóng vào các tổ chức quốc tế như: ASEAN (1995); APEC (1998); WTO (2007) Gia nhập những tổ chức này, kinh tế Việt Nam có cơ hội mở cửa thị trường, nâng tầm quan hệ, nhưng đồng thời, chính việc gia nhập này cũng đặt kinh tế Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh đầy biến động. Thương mại là một khâu quan trọng trong hoạt động cạnh tranh kinh tế này, và hàng hóa sản phẩm chính là trọng tâm của hoạt động thương mại. Trong điều kiện “mở cửa” và “cạnh tranh” như hiện nay, hàng hóa Việt Nam cần đạt đủ hai yếu tố giá cả và chất lượng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng để phục vụ nhu cầu không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Sản phẩm Việt Nam chính là hạt nhân của con tàu cạnh tranh xuất khẩu thương mại, vậy ta hiểu sản phẩm Việt là gì? Chất lượng sản phẩm Việt ra sao? Những thành công cũng như những yếu kém của hàng hóa Việt Nam thể hiện như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam đã đang và sẽ làm gì để hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng hơn trên trường thương mại thế giới? Những câu hỏi đó phần nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài đánh giá của chúng tôi. Như ta đã biết, sản phẩm vốn được chia thành 2 loại là sản phẩm thuần vật chất (bao gồm những sản phẩm hiện vật, mang hình dạng nhất định) và sản phẩm phi vật chất (bao gồm các loại hình dịch vụ). Trong khuôn khổ bài đánh giá, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề chất lượng các sản phầm Việt thuần vật chất bởi đây là loại hình sản phẩm phổ biến, gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, tác động trực tiếp hơn đến đời sống của con người, hơn nữa sản phẩm phi vật chất cơ bản cũng bắt nguồn từ sản phẩm thuần vật chất mà ra.

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất lượng sản phẩm Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường đối với các sản phẩm thời trang cao cấp đang ngày càng rộng mở. Việc một số DN đi tiên phong phần nào thay đổi hình ảnh một "cường quốc dệt may" nhưng chỉ làm gia công rồi xuất khẩu, hàm lượng giá trị gia tăng trong một sản phẩm rất thấp hoặc... không có. Nó cũng cho thấy sự phản ứng linh hoạt và năng động của các DN dệt may trước xu hướng của thị trường. Đầu năm 2008, nhà sản xuất Biti's đã gây ngạc nhiên khi đưa ra thị trường nhiều sản phẩm da cao cấp với thương hiệu goSto. Nhiều sản phẩm, như túi xách goSto có giá trị rất cao lên tới 8 triệu đồng,... Theo nhận định của nhiều người chất lượng và mẫu mã không thua sản phẩm cùng loại của các thương hiệu ngoại nhập nổi tiếng. Nhãn hiệu thời trang cao cấp gồm giày dép, ví này được khá đông người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn. Điểm đặc biệt là hầu hết những sản phẩm này đều tự tin ghi rõ nơi xuất xứ: Made in Vietnam. Một khía cạnh khác của sự phát triển của mẫu mã bao bì sản phẩm Việt là độ nhận diện thương hiệu đang ngày càng được hoàn thiện. Trung Nguyên là một thương hiệu mới của ngành giải khát Việt Nam. Tham gia thị trường vào thời điểm vào năm 2003,khi mà sản phẩm cà phê hòa tan Nescafé của Tập đoàn Nestlé chiếm 55,95% thị phần cà phê hòa tan tại thị trường Việt Nam Vinacafé chiếm vị trí thứ 2 với 38,45% thị phần Trong bối cảnh đó, với sản phẩm cà phê hoà tan của G7, Công ty cà phê Trung Nguyên công khai “phát động“ một cuộc chiến trực diện, quyết chiến với đối thủ chính là Nescafe của Nestle. “Cuộc chiến thương hiệu” này có ý nghĩa không chỉ với riêng G7 – Trung Nguyên mà đã để lại những kinh nghiệm và tinh thần quý giá cho “khát vọng thương hiệu Việt“. Kết quả, chỉ từ tháng 11/2003 đến tháng 1/2004 tức là sau khoảng 3 tháng đưa sản phẩm ra thị trường, G7 đã nhanh chóng chiếm 35% thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam, khiến ông lớn Nescafé lo lắng đến mức căng thẳng. Hàng loạt chương trình khuyến mãi có giá trị cao được Nescafé đưa ra để "nhử" người tiêu dùng, như "Uống Nescafé trúng xe hơi Vitara",... rồi buổi phát cà phê miễn phí rầm rộ theo đúng kiểu trong nhà ngoài phố đâu đâu cũng có Nescafé miễn phí. Việc tung sản phẩm Nescafe Việt – một sản phẩm chỉ duy nhất có ở thị trường Việt Nam khiến chúng ta phải suy nghĩ - điều gì khiến một người khổng lồ mang công thức cà phê của họ đi rao giảng và áp đặt khắp nơi trên thế giới, lần đầu tiên họ buộc phải tung ra sản phẩm cà phê mang thương hiệu địa phương tại Việt Nam khi thị phần của họ liên tục giảm sút. Những người quan sát đều thấy sau giai đoạn chạy đua khẳng định “chất Việt Nam”, gần đây, G7 và Nescafe đang giáp chiến xung quanh tính từ “mạnh”. Trung Nguyên: “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, Nescafe:”Ngon hơn, vị cà phê mạnh hơn”. Trung Nguyên: “Vị cà phê cực mạnh”, Nescafe: “Bạn đã đủ mạnh để thử chưa?”… Rõ ràng café Trung Nguyên – một sản phẩm thuần Việt tuy mới xuất hiện cũng đang có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu ngoại Mới đây, toàn bộ sản phẩm mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 sẽ xuất hiện trên thị trường với hệ thống bao bì mang dáng vẻ mới. Chiến dịch cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho thị trường nội địa và xây dựng hệ thống bao bì dành riêng cho thị trường quốc tế càng khẳng định hơn nữa đẳng cấp chuyên gia cà phê của Trung Nguyên. Bao bì mới mang 1 phong cách mới lạ và đọc đáo nhưng vẫn giữ vững những đặc trưng của café Trung Nguyên. Hình ảnh bao bì mới có biểu tượng hình mặt trời mọc trong buổi bình minh trên nền màu nâu truyền thống của cà phê, hoà lẫn với màu đất đỏ bazan của vùng núi đồi Tây Nguyên tạo nên sự liên tưởng rất gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo của Trung Nguyên - đây cũng chính là thông điệp của cà phê Trung Nguyên muốn gửi đến khách hàng - bắt đầu một ngày mới, một sự khởi đầu mới đầy năng động và thành công bằng một ly cà phê truyền thống Trung Nguyên trong một không gian đầy chiều sâu nhiều cảm xúc. Trong thời gian này, café Trung Nguyên cũng tung ra 2 loại café mới là Legendee và Passiona. Cà phê Legendee và Passiona có hình ảnh trái ngược với hình ảnh biểu trưng mặt trời mọc là hình ảnh vầng trăng khuyết trong một góc phố đêm đầy tĩnh mịch và lãng mạn.  Lý giải cho sự trái ngược về 2 hình ảnh biểu trưng mặt trăng và mặt trời, Ông Đoàn Đình Hoàng Giám đốc tiếp thị kinh doanh nội địa của công ty cho biết Trung Nguyên muốn đi sâu vào những ước mơ, những mong đợi trong tâm hồn sâu kín của khách hàng, muốn cùng khách hàng chia sẻ những trăn trở, những thao thức và thăng hoa cùng những cảm xúc đầy sáng tạo của khách hàng. Biểu tượng mặt trăng cũng là một sự kết nối liên tục với hình ảnh mặt trời, một nhịp điệu cuộc sống không ngừng giữa ngày và đêm thể hiện mong muốn của Trung Nguyên luôn luôn đi cùng và chia sẻ cùng khách hàng. Mặt khác, đây là 2 loại sản phẩm dành cho nhóm đối tượng khách hàng rất khác biệt là những người sành uống cà phê với cà phê Legendee và khách hàng nữ là Passiona nên Trung Nguyên cũng muốn tạo sự khác biệt rõ ràng cho sản phẩm này. Ta có thể thấy, café Trung Nguyên là một doanh nghiệp điển hình về sự tự ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu, slogan và bao bì. Biết chia ra các phân khúc thị trường và cung cấp những sản phẩm với mẫu mã phù hợp với từng phân khúc đó. Và đây cũng là một nguyên nhân giải thích cho sự thành công của café Trung Nguyên hiện nay Một ví dụ thứ hai cho việc doanh nghiệp Việt Nam ý thức được việc thay đổi mẫu mã bao bì là cần thiết trong chiến lược phát triển chất lượng sản phẩm và công ty Nutifood. Hội đồng quản trị của công ty đã có quyết định can đảm khi thay đổi cả bộ máy tổ chức của công ty và chấp thuận cho ban lãnh đạo thiết kế lại toàn bộ chiến lược và cấu trúc thương hiệu cho các dòng sản phẩm  “Việc thay đổi trên nằm trong chiến lược phát triển mới của Nutifood, vì trong điều kiện thị trường cạnh tranh bình đẳng, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào thực lực và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp để có thể khẳng định tên tuổi và duy trì lợi thế dài hạn trên thương trường”, ông Nguyễn Công Hải, Giám đốc Marketing của Nutifood nói. Vì sao Nutifood bắt đầu chiến lược kinh doanh mới bằng việc xây dựng lại cấu trúc thương hiệu và hệ thống bao bì sản phẩm? Ông Hải cho biết, khi xem xét nền tảng chiến lược và triết lý kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra câu hỏi cần làm gì để nhãn hiệu sản phẩm phát triển hơn. Nutifood có sản phẩm rất đa dạng, nhưng mức độ nhận biết của nhãn hiệu và tính đồng nhất trong thiết kế bao bì của các sản phẩm lại không tốt. Khi các sản phẩm của công ty được trưng bày trên quầy, kệ của điểm bán lẻ thì có vẻ các sản phẩm này không có “bà con” gì với nhau, nghĩa là người tiêu dùng không thấy có sợi dây liên hệ giữa chúng. “Vì thế, công ty quyết định phải có bước đột phá trong việc xây dựng lại tín hiệu về nhận biết nhãn hiệu cho sản phẩm một cách đồng nhất. Để làm được việc này, chúng tôi hiểu rằng mình nên có một công ty tầm cỡ quốc tế giúp tư vấn và thiết kế bao bì và đó là lý do Nutifood chấp nhận chi ra số tiền lớn để mời Cowan, nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu của Úc”, ông Hải cho biết. Ông Blair Triplett, Giám đốc kinh doanh của Cowan ở khu vực châu Á, cho rằng vấn đề của thương hiệu là ở chỗ làm sao để bán được sản phẩm. Nếu việc thiết kế bao bì thực hiện tốt, nó sẽ truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp về sản phẩm đến người tiêu dùng. Một thiết kế kiểu dáng và bao bì sản phẩm đạt yêu cầu phải bắt nguồn từ chiến lược thương hiệu, chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược phát triển của công ty. Việc tìm hiểu thị trường, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, cũng như các phương tiện mà thương hiệu hay sản phẩm có thể tiếp cận đến người sử dụng sẽ giúp nhà thiết kế tìm ra sự khác biệt trong sáng tạo, từ đó giúp chuyển tải những giá trị của doanh nghiệp. 3.3. Tính năng Độ bền của sản phẩm: Không thể phủ nhận một thực tế là đã từ lâu, trong nếp nghĩ, nếp sống của nhiều người tiêu dùng nước ta đã hình thành một quan niệm: Hàng nội không bằng hàng ngoại. Đây là hậu quả khi mà một thời gian dài trước đây, hàng hóa sản xuất trong nước đã từng có chất lượng kém, mẫu mã nghèo nàn, giá cả không hợp lý... Thế nhưng, hiện nay nhiều sản phẩm Việt Nam chất lượng cao như: sữa Vinamilk, dầu Tường An, bánh Kinh Đô, ắc quy Đồng Nai, áo Việt Tiến, vỏ ruột xe Casumina... đã dần được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm. Hàng Việt Nam bây giờ đã cải thiện rất nhiều về chất lượng, độ bền. Cùng một sản phẩm, nhưng hàng Việt Nam có độ bền cao hơn so với hàng Trung Quốc, Thái Lan…như: phích nước, vỏ ruột xe, sản phẩm dệt may… Theo TGÐ Trần Quang Nghị, khách hàng trong nước sử dụng các sản phẩm dệt may của Phong Phú là do có sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Với sự tin tưởng này, công ty tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh, kết hợp với các chính sách về phát triển sản xuất, giá cả hợp lý, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Không chỉ chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nước, hàng hóa Việt Nam ngày càng chiếm được lòng của người nước ngoài vì có chất lượng cao. Karla khoe bộ bát đĩa sứ mua tại siêu thị từ năm 2005 mà lúc mua chị cứ tưởng là hàng nhập. Dùng một thời gian, mới biết đây là sản phẩm của Minh Long. “Mình không ngờ hàng Việt chất lượng tốt vậy. Giá cao, nhưng dùng hơn năm năm thì cũng đáng tiền”, chị nói. Dù chưa hài lòng về mẫu mã, cả Jon và Luis Antonio Torres II (Mỹ) đều đánh giá cao chất lượng hàng may sẵn của các thương hiệu An Phước, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10. Nhìn chung, trong tất cả hàng hoá từng dùng, những người nước ngoài này đều tự so sánh chất lượng và độ an toàn của hàng Việt cao hơn hàng Trung Quốc. Những người sống tại Việt Nam thời gian dài đều có nhận xét nhiều món hàng của Việt Nam đã cải thiện đáng kể so với trước đây. Jon cho hay: “Hồi đầu dùng bút Thiên Long và Bến Nghé, tôi thấy bút thường tắc đầu bấm, mực lúc ra lúc không. Bây giờ, bút của các hãng này cải thiện đáng kể, có thể nói là chất lượng cao”. Về chất lượng, tuổi thọ trung bình của bóng đèn Ðiện Quang gấp ba lần bóng đèn cùng loại của Trung Quốc. Những hàng hoá có sự cải thiện có thể kể đến là sữa, các loại bánh kẹo, sách vở, quần áo, giày dép… Sự phù hợp của sản phẩm: Khi mà thị trường có rất nhiều sản phẩm ngoại tràn lan và cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước đã đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng như yêu cầu của người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm “Made in Viet Nam” vẫn đang được người tiêu dùng yêu mến và tín nhiệm. Nó cho thấy một điều, hàng Việt không thua kém hàng ngoại và chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về điều đó. Trước tiên phải kể đến ngành dệt may, để nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước, mở rộng thị phần, thời gian qua,các doanh nghiệp dệt may tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ và nghiên cứu sản phẩm trong các lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và may mặc. Tất cả các dự án đã đưa vào khai thác và sử dụng đều cho thấy hiệu quả. Năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, số lượng các sản phẩm mới luôn tăng hằng năm. Ða dạng sản phẩm và có những sản phẩm khác biệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để thu hút khách hàng là giải pháp mà các doanh nghiệp dệt may đang thực hiện để mở rộng thị trường trong nước. Với hơn 85 triệu dân, thị trường trong nước đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe, doanh nghiệp phải phân khúc thị trường để đưa ra các mặt hàng phù hợp nhu cầu ngườì tiêu dùng, luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm và dịch vụ, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng trong nước. Một cuộc khảo sát mới đây về mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng với các sản phẩm nước giải khát trong nước, kết quả cho thấy, đa số bình chọn cho Trà Xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát – những thức uống vốn rất thông dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt. Trà thảo mộc Dr Thanh với nguồn gốc từ thiên nhiên hiện đang được nhiều người tín nhiệm không chỉ bởi đây là một loại nước giải khát phù hợp cho mùa hè, mà theo họ, sản phẩm này còn như một “người lính” bảo vệ sức khỏe. Trà thảo mộc đã “đánh” đúng tâm lý của người tiêu dùng khi chiết xuất từ 9 loại thảo mộc quý, đa số có thể trồng được ở Việt Nam và vốn gần gũi, thân thuộc như “người nhà”. Trên thực tế, có 4 yếu tố để Dr. Thanh được biết và nhớ đến, đó là chất lượng, sự khác biệt, hiệu quả marketing và hệ thống tổ chức phân phối. Bên cạnh đó, các sản phẩm Việt Nam đang được tiêu thụ mạnh vì chất lượng và giá cả phù hợp với khả năng tiêu dùng của đa số người dân địa phương. Ông Võ Duy Hồng, trưởng bộ phận xây dựng thương hiệu của Casumina cho biết: “Sản phẩm lốp ô tô và lốp xe máy, hàng Việt Nam đang bán mạnh hơn cả hàng Thái Lan, Nhật và Trung Quốc. Bởi nếu cùng mức chất lượng, hàng của họ giá cao hơn, còn nếu cùng mức giá, hàng của họ kém hơn”. Không chỉ chú ý phát triển trong nước, các doanh ngiệp Việt Nam còn từng bước xâm nhập thị trường nước ngoài với những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thực sự là một niềm tự hào văn hoá của người Việt Nam. Hiện có hàng ngàn loại thủ công mỹ nghệ truyền thống như gốm sứ, sản phẩm tre, nứa, đồ sơn mài, khảm ... , some of which have been remarkably recognized and popularized in international areMột số đáng kể đã được công nhận và phổ biến ở trường quốc tế. Có mặt tại Campuchia để mở mạng lưới phân phối, ông Trần Hữu Đức, giám đốc đối ngoại công ty Nutifood cho biết: “Trong bối cảnh các chợ và siêu thị Campuchia vẫn còn nhiều loại sữa Trung Quốc, Thái Lan, không rõ nguồn gốc, thì sữa Nutifood sẽ có cơ hội bán được hàng bởi chất lượng theo chuẩn quốc tế, mức giá hợp với túi tiền người dân đô thị”. 4. Tiềm năng phát triển : Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã khẳng định rằng với sự phát triển kinh tế khá nhanh, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng không thua kém hàng ngoại, thậm chí hơn hẳn hàng ngoại. Hàng hóa Việt Nam có những tiềm năng và ưu thế riêng để phát triển thị trường của mình. Việt Nam có một nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, giá thành rẻ, hiện nguồn nhân lực này đang từng bước bược đào tạo để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa sản phẩm. Việt Nam cũng có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đó là những nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất sản phẩm, mặc dù phần lớn nguyên liệu còn thô sơ chưa sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chế biến tại nước ngoài mới đưa vào sản xuất được nhưng trong thời gian hiện nay, chúng ta đang cố gắng hoàn thiện quá trình chế biến nguyên liệu thô để không tốn chi phí và công sức thực hiện công đoạn đó tại nước ngoài. Dây chuyền sản xuất và các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất cũng được nhà nước quan tâm. Đối với thị trường trong nước, hàng Việt có ưu thế là không qua quá trình bị đánh thuế nhập khẩu nên giá thành thường không quá cao, hơn nữa trong thời gian gần đây, nhà nước đã đặc biệt chú ý phát động chiến dịch “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam “ và được đông đảo người dân ủng hộ, sự ủng hộ của người dân tiêu dùng nội địa đã tạo ra tiềm năng cho hàng Việt Nam. Hơn nữa, hàng hóa Việt sản xuất tại Việt Nam, những người sản xuất ra hàng hóa là người Việt Nam nên nắm rõ được nhu cầu người Việt, nắm rõ được văn hóa tiêu dùng nên thuận lợi hơn trong việc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu. Đối với thị trường nước ngoài, giá thành thấp và độ bền của những sản phẩm Việt đã tương đối thuyết phục được người tiêu dùng khó tính và như vậy, hàng Việt có nhiều cơ hội và tiềm năng hơn trong việc đưa sản phẩm ra nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn đến mẫu mã sản phẩm và khâu truyền thông quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp đã thành lập riêng những bộ phận phụ trách hai vấn đề này, cho nên ta có thể tin tưởng rằng những tiềm năng này của hàng hóa Việt sẽ làm nên những sản phẩm Việt chất lượng ngày càng cao trong tương lai. II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VIỆT NAM: Không thể phủ nhận rằng, chất lượng các sản phẩm Việt Nam đang ngày càng được cải thiện rất tích cực. Bên cạnh đó, giống như bất kì một lĩnh vực nào, sản phẩm Việt Nam khó tránh khỏi những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Trong khuôn khổ bài tìm hiểu này, chúng tôi xin đưa ra một số hạn chế nổi cộm của sản phẩm Việt. Vệ sinh an toàn Đây là vấn đề thực sự gây nhức nhối đối với các cấp lãnh đạo và thực sự gây bức xúc trong lòng người tiêu lâu nay: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Thật khó khiến cho người dân Việt đặt trọn niềm tự hào dân tộc khi sức khoẻ bị đe doạ. Vậy trước hết chúng ta cần hiểu VSATTP là gì? Chất lượng VSATTP: VSATTP là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo cho thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Nhóm sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn thì được quản lý trên cơ sở chất lượng sản phẩm do người sản xuất công bố và tự áp dụng Nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thì được quản lý trên cơ sở quy chuẩn chất lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn chất lượng do người sản xuất công bố áp dụng. Có rất nhiều các mặt hàng của Việt Nam được bầy bán công khai trên thị trường nội địa mà chưa hề qua một cơ quan kiểm định nào. Và ảnh hưởng trực tiếp tức thì tới người tiêu dùng mà có thể nhận thấy rõ ràng là các sản phẩm tiêu dùng thuộc ngành thực phẩm. Sau đây là danh sách những sản phẩm Việt Nam có nguy cơ gây bệnh do chưa đảm bảo được vệ sinh cũng như chất lượng sản phẩm. 1. Thịt và các sản phẩm từ thịt; 2. Sữa và các sản phẩm từ sữa; 3. Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng; 4. Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến; 5. Các loại kem, nước đá; nước khoáng thiên nhiên; 6. Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm. 7. Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay; 8. Thực phẩm đông lạnh; 9. Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành; 10. Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay. Báo cáo về các hoạt động thanh - kiểm tra VSATTP trong năm 2009, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) đã đưa ra hàng loạt những con số như: Tết Nguyên đán - 2009 phát hiện 9.609 cơ sở vi phạm, xử lý cảnh cáo 1.812 cơ sở, phạt tiền 1.581 cơ sở với số tiền 2,5 tỉ đồng, đóng cửa tạm thời 48 cơ sở, 976 cơ sở có sản phẩm không đạt bị tiêu huỷ... Kết quả, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP phát hiện hơn 30% số cơ sở không đạt, số mẫu vi phạm chất lượng chiếm 18%, xử phạt hơn 15 nghìn cơ sở, đình chỉ hoạt động 156 cơ sở. Đáng chú ý, trong số gần 1.500 mẫu thịt và sản phẩm từ thịt được lấy trên cả nước, đã phát hiện tới gần 41% số mẫu nhiễm khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hoá). TPHCM và Đồng Nai là những địa phương có tỉ lệ mẫu thực phẩm nhiễm Salmonella cao nhất - chiếm 84-95% mẫu được giám sát... Mỗi ngày các loại thực phẩm kém chất lượng vẫn tràn ngập thị trường mà không ai kiểm tra, giám sát. TS Trịnh Quân Huấn - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết, mới chỉ có 20- 30% số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP trong số 9,4 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ trên cả nước. Có ý kiến cho rằng, nếu áp dụng theo đúng các quy định về VSATTP thì có lẽ 80% số hộ sản xuất nhỏ lẻ này phải đóng cửa. Chính quyền, cơ quan y tế biết rõ những cơ sở đó không đủ các điều kiện để sản xuất thực phẩm, là nguy cơ phát tán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng..., song cứ cho tồn tại. Còn đại diện Sở Y tế tỉnh Yên Bái thì phàn nàn, thanh - kiểm tra cơ sở không đạt điều kiện ra lệnh phạt, nhưng chẳng ai nộp phạt vì lý do nghèo, thế là chỉ nhắc nhở. Lại có hàng trăm lý do đưa ra không nên đóng cửa các cơ sở vi phạm vì sợ rằng, đóng cửa đồng nghĩa với việc sẽ có hàng triệu người lao động mất việc. Sự “lùng nhùng” này đã kéo dài nhiều năm nay. Những cơ sở sản xuất bánh kẹo, bánh phở tư nhân ngày ngày cho ra lò những đồ ăn, thức uống bên cạnh cống rãnh đen ngòm, cạnh nhà vệ sinh bốc mùi...vẫn cứ ngang nhiên hoạt động. Bộ Y tế đã đặt lên bàn hội thảo vấn đề cần sớm có giải pháp để thiết lập sự ATVSTP cho 9,4 triệu hộ sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ. Các địa phương đều giãi bày những cái khó mà một mình ngành y tế không đủ sức với tới. Thứ trưởng Y tế Trịnh Quân Huấn đề nghị chính quyền các địa phương cần hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất thực phẩm để cải tạo cơ sở vật chất, nếu cơ sở nào không làm sẽ đóng cửa. Cho đến lúc này, vấn đề ATVSTP tại nhiều nơi vẫn chỉ coi là chuyện nhỏ. Bằng chứng là một cuộc họp cấp quốc gia về ATVSTP vắng bóng gần một nửa lãnh đạo các sở y tế. Chẳng biết ngành y tế có quá lạc quan khi đưa ra mục tiêu trong năm 2010 có 80% - tức là thêm 50% số cơ sở sản xuất thực phẩm tư nhân - được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP so với năm 2009 khi mà cái gốc của việc kiểm soát thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất vẫn chưa thể giải quyết. Xin đơn cử một số mặt hàng tiêu biểu trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng là : các sản phẩm sữa, nước tương, bánh kẹo.... Đối với các sản phẩm sữa, trên thị trường hiện nay có hàng ngàn cơ sở sản xuất sữa đậu nành. Thủ công có, công nghiệp có. Tuy nhiên số những nhà sản xuất tên tuổi, có nguồn lực nhà xưởng, máy móc hiện đại, có qui trình sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để cho ra đời sản phẩm chất lượng dinh dưỡng cao thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo các cuộc kiểm tra, khảo sát gần đây về thành phần của các sản phẩm sữa đậu nành được bán trên đường phố hiện nay, kết quả cho thấy có rất nhiều loại vi sinh gây bệnh tiêu chảy như: Bacillus cereus, Clostrisdium perfringens, Coliforms, E.coli, nấm men, mốc, TPC - sinh vật hiếm khí… Thống kê cho thấy tại Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ số mẫu sữa đậu nành nhiễm khuẩn là 90% - còn tại Hà Nôi là 70%. Cuộc sống càng phát triển, người tiêu dùng càng quan tâm đến chất lượng sống, đến sức khỏe không chỉ của riêng mình, mà còn của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Do đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng và an toàn vệ sinh tuyệt đối ngày càng cao. Mặt hàng thứ 2 đã từng là tâm điểm của dư luận cũng như người tiêu dùng cũng như chất lượng sản phẩm và vệ sinh của sản phẩm. Đó là sản phẩm nước tương. Nước tương có chứa chất 3-MCPD (3-MCPD được xem là hoá chất hoạt năng theo cơ chế không gây độc cho gen trong nghiên cứu trên cơ thể sống, nhưng lại có tác động lên chức năng sinh sản, cũng như làm tổn thương tăng sinh và tạo khối u ở thận ở mô hình thực nghiệm động vật).. Năm 2004, Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám sát hàm lượng 3-MCPD 41 mẫu nước tương thì phát hiện 33 mẫu có 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỉ lệ 80,5%. Trong 33 mẫu này có sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao khủng khiếp, từ 11.100-18.244 mg/kg, tức cao gấp 11.000-18.000 lần mức cho phép; sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD rất cao,  từ 6.260-8.659 mg/kg; và 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao vượt giới hạn  từ  2,1-4.936 mg/kg. Năm 2005, viện này khảo sát tiếp 137 mẫu từ nhiều nơi gửi tới xét nghiệm. Qua đó phát hiện hơn 100 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ 2,0 -9.743 mg/kg, cao hơn mức cho phép từ hai đến gần chục ngàn lần. Kết quả phân tích 245 mẫu nước tương của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2005-2006 cũng cho thấy có bảy mẫu vượt trên 1mg/kg, trong đó có một mẫu cao đến 1.700mg/kg. Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện tám mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép. Trừ hai bản danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3-MCPD cao quá mức cho phép trong hai năm 2005 và 2007 vừa được công bố, các kết quả kiểm nghiệm mẫu của những cơ sở sản xuất nước tương khác trong nhiều năm qua đều không được công bố. Các cơ sở này là ai? Vi phạm bao nhiêu lần, có bị xử lý không, xử lý thế nào? Không ai biết, trừ ngành y tế! Thế nhưng, nước tương có chất 3-MCPD vượt mức qui định gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường. Nhiều năm qua những cơ quan có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân vẫn dửng dưng, giấu nhẹm thông tin để mặc người tiêu dùng phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư từ những loại nước tương không an toàn? Đây là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thuyết phục. Thời gian qua, mỗi khi phát hiện cơ sở nào vi phạm, sở đều có xử phạt. Tuy nhiên, luật có những bất cập mà nhiều khi ngành y tế không thể làm khác được. Có những cơ sở vi phạm nhiều lần, ngành y tế rất bức xúc, rất muốn đóng cửa nhưng không thể vì luật qui định rất rõ họ sai phạm thế nào thì mới đóng cửa được. Nhưng hàng Việt có nhiều loại chưa bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, vậy phải làm sao? Bài toán này không chỉ của riêng ai, mà cần các nhà quản lý và đồng bào mình, mỗi người cần cố gắng tham gia. Ai làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng cần có chế tài phạt thật nặng, nếu tái phạm nhiều lần và để lại hậu quả nặng cho xã hội thì phạt tù, tịch biên tài sản v v v... Mẫu mã sản phẩm Thông thường, khi người tiêu dùng định mua một sản phẩm nào đó trong hàng trăm loại hàng hóa cùng nhãn hiệu được bán ở siêu thị, hay trung tâm thương mại... thì có lẽ hình thức bên ngoài của sản phẩm là yếu tố đầu tiên nối kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Vì thế, để sự kết nối này được bền vững, thì mẫu mã, bao bì, thiết kế phải đáp ứng được "tính cách riêng" của sản phẩm, phải truyền tải những "điều muốn nói" của doanh nghiệp gửi đến người tiêu dùng, từ đó mới tạo được sức mạnh của thương hiệu. Thiết kế tốt, mẫu mã đẹp là tạo cho sản phẩm một giá trị đơn thuần của nguyên vật liệu hay cơ năng vật lý. Thiết kế tốt sẽ tạo ra sự thoải mái khi dùng, vẻ đẹp, niềm vui, sức hấp dẫn và làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm rất nhiều. Vì thế, mọi người đều thích những sản phẩm có mẫu mã hấp dẫn, dù nghĩ rằng hơi đắt một chút đi nữa họ vẫn có thể bỏ tiền ra mua. Nếu biết được tên của các xí nghiệp chế tạo hay bán những sản phẩm có thiết kế tốt, mọi người chú ý vào các tên đó. Người dùng sẽ đặt hy vọng vào các xí nghiệp này và mong đợi những sản phẩm mới của họ với niềm vui. Thiết kế tốt sẽ biểu hiện được suy nghĩ và nhìn thấy được quan điểm chế tạo sản phẩm của xí nghiệp. Khi sản phẩm có thiết kế tốt tăng lên, người dùng cũng dần dần nhận ra được vẽ xấu tốt trong thiết kế và cạnh tranh của thị trường về mặt thiết kế sẽ kích thích người chế tạo làm ra những sản phẩm có thiết kế tốt hơn. Như vậy, với hiệu quả hỗ tương này giữa người sản xuất và người tiêu dùng, những sản phẩm tốt dần sẽ được ra đời. Thiết kế tốt sẽ làm người dùng tăng độ thoả mãn, nâng cao niềm tự hào của người chế tạo và cũng sẽ gây được tiếng tăm của quốc gia, khu vực đó. Như vậy, thiết kế tốt cũng sẽ liên quan đến sự phát triển về phương diện kinh tế, văn hoá của toàn xã hội. Ông Antonia Berenguer, tham tán thương mại phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhận định: nhiều doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đang bị động về vấn đề này, nên phần lớn chưa chủ động được mẫu mã hàng hóa để chào hàng, mà chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác. Phần lớn hàng hóa của Việt Nam vẫn là hàng gia công, khiến khiến doanh nghiệp Việt Nam bị động và phụ thuộc vào đối tác. Hàng hóa Việt Nam xuất hiện tại EU chưa tạo được thương hiệu, tên tuổi có thể xem như một ví dụ. Đó là một hạn chế khiến hàng Việt Nam ít được người tiêu dùng chú ý. Ông Matthias Duehn, giám đốc điều hành EuroCham, dẫn chứng: ít người dân châu Âu biết đến thương hiệu cà phê của Việt Nam, trong khi ai cũng biết thương hiệu cà phê Brazil. Một tên tuổi, thương hiệu gắn liền với sản phẩm sẽ khiến chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường được khẳng định. Chúng ta có thể thấy một vài mẫu mã sản phẩm của Việt Nam hiện nay có phần khác và phong phú hơn so với một vài năm trước, nhưng vẫn chưa bắt kịp được nhu cầu, thị hiếu ngày càng khắt khe và đa dạng của người tiêu dùng. Một mẫu sản phẩm có tiêu thu được hay không trước hết phải đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Trước tiên là về hình thức mẫu mã của sản phẩm gây thiện cảm về mỹ quan cũng như thích thú và đón nhận sản phẩm của người tiêu dùng. Hơn nữa mẫu mã sản phẩm còn phải phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi, thời điểm. Mẫu mã chưa có sự sáng tạo và đổi mới, mà đơn thuần là dập khuôn theo những mẫu mã sản phẩm của nước ngoài (từ kiểu dáng, chất liệu cũng như biểu tượng, cả tên thương hiệu) hoặc những mẫu mã truyền thống có từ trước. Mẫu mã sản phẩm Việt không phải không có sức sáng tạo mà không dám sáng tạo, không dám đổi mới trong cách kinh doanh, cách thu hút khách hàng tiêu thụ theo một cách tiếp cận mới. Mẫu mã sản phẩm tiêu dùng nói chung hay mẫu mã hàng hóa Việt Nam nói riêng còn thiếu ý nghĩa chiến lược kinh doanh bền vững về mặt lâu dài. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhìn theo cái trước mắt chứ không có chiến lược lâu dài. Những mẫu mã sản phẩm tiêu dùng chỉ sử dụng trong một thời gian và sẽ bị thay thế. Ý nghĩa văn hóa của sản phẩm không cao. Cách thức quản lý mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp còn lỏng lẻo, không chú trọng vào việc gìn giữ cũng như bảo vệ, cho nên để đánh mất nhiều mẫu mã cũng nhu thương hiệu mẫu mã của mình. Mẫu mã sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam còn mang nặng tính chất của một nước nông nghiệp. Những biểu tượng trên bao bì sản phẩm còn rườm rà, phức tạp, ý nghĩa biểu trưng không cao. Thêm vào đó chiến lược quảng bá sản phẩm còn yếu kém không mang lại hiểu quả cao cho sản phẩm. Lấy ví dụ về ngành dệt may: được coi là một "cường quốc dệt may" nhưng đến thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước mới chỉ làm gia công rồi xuất khẩu, hàm lượng giá trị gia tăng trong một sản phẩm rất thấp hoặc... không có. Hầu hết các sản phẩm này được làm theo mẫu đặt hàng của đối tác nước ngoài, trong khi hàng thiết kế riêng cho người Việt Nam còn khá hạn chế hoặc chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về mặt kiểu dáng, thiết kế. Phần lớn sản phẩm dệt may (chủ yếu là quần áo may sẵn) được tiêu thụ ở thị trường nội địa lại là hàng Trung Quốc với mẫu mã phong phú, đa dạng, thay đổi liên tục, phù hợp với thị hiếu người dân, đặc biệt là giới trẻ. Thực tế, trong nhận thức của nhiều DN hiện nay, xây dựng thương hiệu, để mẫu mã sản phẩm tiếp cận được tới khách hàng là phải thực hiện những chương trình quảng cáo. Tuy nhiên, quảng cáo cũng là rào cản lớn nhất với các DNVN với ngân sách hạn chế. Những thương hiệu hàng đầu VN vừa được khai sinh trong khoảng 10 năm trở lại đây thường đi liền với các chiến dịch quảng cáo bom tấn từ năm này sang năm khác như: Mì ăn liền Omachi, khoảng 600.000 USD cho 4 tháng đầu tiên khi tạo đà cho sản phẩm. Trà xanh O độ và các sản phẩm khác của tập đoàn Tân Hiệp Phát khoảng 10 triệu USD cho cả năm 2008...  Mức phí này quả thực đã vượt quá mức chịu đựng của các DNVN, với hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rủi ro lớn hơn nữa, khi tính đến hiệu quả của quảng cáo, quảng cáo giống như môn thể thao nhảy cao, chỉ khi nào vượt quá một mức độ nhất định, thì khi đó quảng cáo mới thực sự phát huy tác dụng. Và mức xà này, ngày càng vượt quá tầm với của các DN nội địa. Thực tế, ngay tại thị trường trong nước hiện nay, số thương hiệu mạnh của DNVN còn quá hạn chế, thậm chí khá nhiều thương hiệu trong số 100 thương hiệu nổi tiếng VN được bình chọn hàng năm còn lạ lẫm với người tiêu dùng nội địa. Một thực tế khá phổ biến tại các DN VN, khi các chủ DN sẵn sàng chi hàng triệu USD cho nhà xưởng, máy móc, phương tiện đi lại... nhưng lại ngại ngần khi chi vài chục ngàn USD cho việc khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiềm năng. Từ những hạn chế trên của mẫu mã sản phẩm tiêu dùng, cần phải thay đổi cách nhìn nhận cũng như làm mới mẻ hơn, sáng tạo hơn. Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược lâu dài, cũng như thử sức sáng tạo của mình với những mẫu mã đẹp hơn để những sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi trong nước cũng như trên thế giới. Nguyên vật liệu đầu vào Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây các mặt hàng tiêu dùng mang nhãn hiệu “ Made in Vietnam” đã có thương hiệu trong lòng thị trường tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế đối với chất lượng hàng tiêu dùng Việt Nam như độ bền, tính năng , mẫu mã hay giá cả…chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khiến khách hàng nội địa tìm đến những mặt hàng có xuất xứ bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc hay một số thị trường Châu Âu khác. Một trong những yếu tố quyết định đến sự hạn chế của chất lượng sản phẩm Việt chính là nguyên liệu đầu vào. Để hiểu được vấn đề này sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu khâu nguyên liệu đầu vào có vai trò như thế nào đối với chất lượng của một sản phẩm nói chung. Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố, nhiều điều kiện trong chu kỳ tạo nên sản phẩm. Nó được hình thành từ khi xây dựng phương án sản phẩm, thiết kế, lập kế hoạch, chuẩn bị sản xuất, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nói khác đi thì chất lượng sản phẩm được hình thành từ trong quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động của một doanh nghiệp, một tổ chức do nhiều yếu tố quyết định như: chất lượng lao động, chất lượng máy móc trang thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất, chất lượng Maketing, chất lượng quản lý, chất lượng cung ứng…Và một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà chúng ta không thể không nhắc tới, đó chính là nguyên vật liệu đầu vào. Có thể nói nguyên vật liệu là nhân tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu quyết định đến tính chất của sản phẩm. Nhưng cần chú ý rằng không phải là từng loại sản phẩm mà là tính đồng bộ về chất lượng của các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều tác động đến tiêu thức sản phẩm. Ngày nay, việc nghiên cứu, phát hiện và chế tạo các nguyên liệu mới ở từng doanh nghiệp dẫn đến những thay đổi quan trọng về chất lượng sản phẩm. Như vậy rõ ràng là khâu nguyên liệu là một mắt xích quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Vậy thì khâu nguyên liệu có những hạn chế gì làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng tiêu dùng mang nhãn hiệu Việt Nam? Có thể nói nguyên liệu đầu vào đang là một khâu yếu trong quá trình sản xuất hàng hóa của nước ta. Rất nhiều mặt hàng chúng ta nhập nguyên liệu từ bên ngoài. Không chỉ riêng các mặt hàng dân dụng, điện tử có hàm lượng công nghệ cao mà ngay cả những sản phẩm dệt may như quần áo, dày da hay các đồ mỹ nghệ khác, các nhà sản xuất Việt Nam cũng phải mua nguyên liệu nước ngoài. Điển hình là trong ngành công nghiệp gỗ có đến hơn 80% nguyên liệu là nhập từ bên ngoài, hay là việc sản xuất cà phê - một cây trồng nổi tiếng của Việt Nam, các doanh nghiệp cũng phải tính đến phương án nhập khẩu cà phê nguyên liệu. Ngoài ra có thể kể đến bông - nguồn nguyên liệu hàng đầu đối với mặt hàng thế mạnh của Việt Nam- hàng dệt may, cũng phải nhập khẩu đến 90%. Điều này khiến cho trung bình, bông nguyên liệu chiếm tới 80% giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Sức ép về chi phí đầu vào là một vấn đề đáng chú ý. Có thể kể đến trường hợp mặt hàng thịt gia súc: chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành, trong khi nông dân thường xuyên phải mua thức ăn gia súc với giá cao (lại là do nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu), dẫn tới giá thành sản xuất ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực. Việc nhập khẩu nguyên liệu bên ngoài không chỉ đẩy giá cả tăng cao ảnh hưởng dến sức mua của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. Đó là việc thị trường cung cấp nguyên liệu không thường xuyên, luôn biến động theo giá cả và số lượng làm cho khâu sản xuất nhiều lúc không kịp và không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề nữa đó là cũng do thị trường nguyên liệu không ổn định, cung ứng chậm, không đúng yêu cầu nên không thể kiểm soát được chất lượng đầu vào của nguyên liệu làm ảnh hưởng đến độ bền và tính năng của sản phẩm. Ví dụ như gần đây rất nhiều người tiêu dùng cho biết rằng quần áo mang nhãn hiệu “ Made in Viêt Nam” lấy chất liệu vải, lụa từ Trung Quốc chất không tốt chóng dão trong khi giá cả thì không hề rẻ. Điều này đã đánh mất lòng tin đối với những người tiêu dùng. Chính vì vậy mà việc củng cố thị trường nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bằng cách ký các hợp đồng với nhiều bạn hàng để đảm bảo cung ứng, đủ loại cho sản xuất, đồng thời phảii tạo ra nhưng bạn hàng lâu dài, uy tín để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng đến. Chế độ hậu mãi Một sản phẩm không phải chỉ ra khỏi nơi sản xuất, buôn bán rồi đến tay người tiêu dùng là có thể “yên tâm” về chất lượng. Chế độ hậu mãi là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, nhưng lâu nay khâu này chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Ở Nhật Bản, các DN chủ trương: “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.” Bởi vậy, khi DN Nhật Bản tuyển nhân viên vào làm việc, nhân viên được dạy từ từ cách cúi chào, lời cảm ơn đến mọi tình huống hành xử với khách, sao cho đẹp lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Còn ở Trung Quốc, có 1 cửa hàng tên là Hải Đế Lao thậm chí còn có chính sách tặng phiếu giảm giá 20 nhân dân tệ cho khách bỏ về vì không thể chờ lâu.  Sam Walton - Người sáng lập kiêm Chủ tịch đầu tiên của chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart khẳng định: "Khách hàng là ông chủ duy nhất có thể sa thải từ nhân viên bảo vệ cho tới Chủ tịch Công ty bằng một cách đơn giản đó là đem tiền đi tiêu ở nơi khác". Ở Việt Nam, chân lý này chưa được giác ngộ; thậm chí nghe thật... lạ tai.  Kết quả một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, khách hàng Việt Nam còn lâu mới là... "thượng đế"! Hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp đưa ra chế độ hậu mãi khá tốt nhưng mới nằm ở tiêu chí, chính sách của nhà sản xuất, kinh doanh còn thực hiện đối với khách hàng thì rất kém, chưa thỏa mãn với mong muốn của khách hàng. Do đó doanh nghiệp cần phải đầu tư đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng thật chuyên nghiệp, từ thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm cho đến trình độ, kỹ năng, tay nghề làm sao họ thể hiện đúng tiêu chí, đúng cam kết của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007, Ban bảo vệ người tiêu dùng (NTD) - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận 67 đơn khiếu nại bằng văn bản và hàng trăm khiếu nại qua điện thoại, thư điện tử của NTD. Có những vụ khiếu nại suốt gần 1 năm trời không được giải quyết. Để bảo vệ quyền lợi NTD và tìm giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) bán lẻ trong nước giữ chân khách hàng khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, tại Hà Nội trong các ngày 24.10 và 26.10.2007, Cục Quản lý cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas), Sở Thương mại Hà Nội đã tổ chức hai hội thảo. Nội dung là bàn về thực trạng dịch vụ hậu mãi ngành bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD. Bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ NTD (Cục Quản lý cạnh tranh) cho biết: "Hầu hết các khiếu nại của NTD liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nhiều DN kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có bộ phận bảo hành nên không thực hiện tốt nghĩa vụ. Một số DN lại thực hiện nghĩa vụ bảo hành không đầy đủ theo quy định của pháp luật như: vi phạm thời gian sửa chữa, bắt NTD phải chịu những chi phí để khắc phục lỗi hỏng hóc, bắt NTD phải chịu phí vận chuyển...". Ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vinastas cũng cho hay, văn phòng Vinastas nhận được hàng trăm cú điện thoại của NTD phàn nàn liên quan đến vấn đề hậu mãi. NTD đi bảo hành lại bị nhân viên bán hàng... hành tới, hành lui. Nhận thấy đây là vấn đề bức xúc, gây thiệt thòi cho NTD, tháng 8.2007, Vinastas mở cuộc điều tra xã hội học về dịch vụ hậu mãi. Kết quả cho thấy, hơn 60% khách hàng đã từng mua phải hàng giả, hàng xấu. 94% khách hàng yêu cầu được bảo hành thì chỉ có 8% DN chu đáo với khách hàng, 36% không chịu tránh nhiệm bảo hành. Về thái độ giải quyết của nhân viên thì chỉ có 24% vui vẻ, 42% khó chịu và 34% không tỏ thái độ. "Tâm lý người Việt ngại va chạm, ít khi đi kiện. Chỉ những người mua những sản phẩm có giá trị lớn mới khiếu nại. Nhưng nhiều người bán hàng còn tỏ thái độ thách thức, gây ức chế, khiến NTD chán nản bỏ cuộc không muốn kiện cáo" - ông Phan nói. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến hàng Việt mất khách là thái độ ứng xử của người bán hàng đối với NTD. NTD cần được chăm sóc ân cần, được đối xử lịch sự, trọng thị nhưng đối với nhiều DN Việt, đó còn là vấn đề xa xỉ. Và một trong những điểm yếu của hàng Việt là khâu phân phối sản phẩm đến tay NTD và chế độ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc sau khi mua hàng còn thua xa DN nước ngoài. Thông tin về sản phẩm còn mù mờ, chưa đầy đủ và trung thực khiến NTD khó nhận biết và hoang mang, đặc biệt đối với thị trường nông thôn, nơi được coi là “rổ” chứa hàng giả, hàng kém chất lượng do NTD kém hiểu biết và thiếu thông tin. III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Vậy hàng hóa kém chất lượng là do đâu? Và để nâng cao chất lượng hàng hóa, đặc biệt là kiểm soát nó trong một khuôn khổ, hạn chế sản suất các mặt hàng kém chất lượng nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì phải làm thế nào? Với bài trình bày này chúng tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong chất lượng sản phẩm hàng tiêu dùng Việt Nam và song song với nó sẽ đưa ra một số giải pháp, cụ thể như sau: 1. Về phía nhà nước: Nhà nước là cơ quan điều phối, kiểm soát và quản lý hàng tiêu dùng nói chung và chất lượng hàng tiêu dùng nói riêng. Vì vậy, việc để các loại hàng tiêu dùng kém chất lượng vẫn được buôn bán và sử dụng trên thị trường là phần lớn trách nhiệm thuộc về nhà nước. Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này là do: - Nhà nước ta chưa thực sự có nhiều văn bản luật, pháp lệnh về kiểm tra và quản lý chất lượng hàng tiêu dùng. Hoặc một số văn bản luật đã được đề ra nhưng chỉ mang tính chất sách vở chưa được áp dụng trên thực tế. - Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước lại vô cùng lỏng lẻo, nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại và chưa được đẩy lùi vì vậy dễ xảy ra các trường hợp “ lách luật”, làm mất tính nghiêm minh và chặt chẽ của luật pháp. Từ những nguyên nhân trên, Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục thực trạng này, cụ thể như sau: * Cần có những dự luật về kiểm soát chất lượng hàng hóa trên cơ sở những dự luật này biến nó trở thành luật và đưa vào áp dụng trong thực tế. * Cần có những quy định, chế tài xử lý đủ mạnh để tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đối với biện pháp này thì theo đó người tiêu dùng có thể sẽ được bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn và gây mất an toàn cho người sử dụng. * Tăng cường lực lượng kiểm soát chất lượng sản phẩm. Để các luật về chất lượng hàng hóa được thi hành một cách nghiêm chỉnh và mang tính khả thi cao thì một yếu tố quan trọng là cần tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa. Để công tác này được thực hiện tốt hơn thì trước mắt cần trang bị cho kiểm soát viên các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ vì thực tế hiện nay đội ngũ này mỏng và thiếu những phương tiện kỹ thuật để kiểm định chất lượng hàng hóa. * Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về chất lượng sản phẩm, kiểm tra, quản lý chặt chẽ về chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. 2. Về phía người tiêu dùng: Người tiêu dùng cũng là một trong những nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà trong đó yếu tố tâm lý đóng vai trò then chốt. Trên thực tế thì rất ít người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Mối quan tâm hàng đầu của họ khi quyết định mua một mặt hàng là giá cả và mẫu mã. Sản phẩm nào có mẫu mã đẹp, giá thành rẻ sẽ là sự lựa chọn tối ưu của họ. Vì vậy, nó làm cho nhà sản xuất trong quá trình sản xuất không quan tâm quá nhiều đến chất lượng sản phẩm, rút ngắn các khâu sản xuất, thay đổi nguồn nguyên vật liệu giá rẻ để tạo nên giá thành sản phẩm rẻ hơn. Để nhằm giải quyết vấn đề nêu trên, về phía người tiêu dùng cần có một số giải pháp sau đây: * Người tiêu dùng cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. * Có những thông tin góp ý về chất lượng sản phẩm tiêu dùng đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, khắc phục. * Trong trường hợp người tiêu dùng phát hiện ra doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng kém chất lượng thì cần phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn. 3. Về phía doanh nghiệp: Qua phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tiêu dùng Việt Nam, chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp Việt còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Nguyên nhân của những hạn chế là do: Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu; Trình độ lao động còn thấp, tay nghề chưa cao, lao động phổ thông chưa được đào tạo chuyên nghiệp; Công tác quản lý còn nhiều yếu kém… Vậy để sản phẩm tiêu dùng Việt có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải: *Hiện đại hóa công nghệ: Như chúng ta đã thấy, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sử dụng vì thế công nghệ hiện đại sẽ giải quyết tốt điều này, để thực hiện điều đó, có thể: - Nhập các thiết bị nước ngoài, học tập nguyên tắc thiết kế, tự thiết kế lại, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo tại Việt Nam. Một số bộ phận chưa đủ sức chế tạo thì nhập của nước ngoài. - Khuyến khích đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ tiên tiến. - Mua thiết bị có công nghệ tương đối hiện đại, song mức độ tự động hóa còn thấp (do đó tiết kiệm hơn). Ta tự nâng cấp trình độ tự động hóa bằng thiết kết của Việt Nam. - Tận dụng khả năng đóng góp của các chuyên gia khoa học công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài muốn góp sức xây dựng quê hương. * Nâng cao trình độ lao động: Để có được nguồn lao động đủ trình độ, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải cải cách mạnh mẽ hệ thống đào tạo nghề và các tổ chức xúc tiến việc làm. Định hướng cải cách hệ thống dạy nghề ở Việt Nam mới được các cơ quan quản lý lao động đưa ra gồm các công việc: - Người sử dụng lao động tham gia chương trình đào tạo nghề sao cho các chương trình này đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. - Các chương trình giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề sẽ được xây dựng thống nhất và hợp lý trong toàn quốc nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, chồng chéo, trùng lặp. - Nội dung giảng dạy được thiết kế dựa trên sự phân tích công việc, nhiệm vụ và khả năng. Ưu tiên phát triển phần thực hành. Sớm cải cách hệ thống dạy nghề là điều kiện kiên quyết để nguồn nhân lực Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và nền kinh tế hội nhập. * Lựa chọn hệ thống chất lượng để áp dụng: Ngoài những yếu tố như: máy móc, công nghệ, lao động, thì việc áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng cũng rất quan trọng vì thế chọn được một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Vấn đề này ở Việt Nam còn thực hiện chưa được tốt, do đó, cần phải lựa chọn một trong số các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm để quản lý cho phù hợp: - Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000, được hơn 90 quốc gia chấp nhận và trở thành tiêu chuẩn quốc gia trong đó có Việt Nam. - Hệ thống TQM (Total Quality Management) là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. - Hệ thống giải thưởng chất lượng Việt Nam. Ngoài các hệ thống trên còn có thể áp dụng các hệ thống khác như: HACCP, GMP, QS 9000… *Nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác quản lý: Hiện nay, trước sức ép của nhu cầu đổi mới, những người làm công tác quản lý đã thực hiện khá tốt chức năng của mình, song vẫn còn một số chưa thực hiện tốt điều này. Do đó, cần phải có những biện pháp như sau: - Tổ chức đánh giá bình chọn, thanh lọc những người không thực hiện tốt công việc hoặc không đủ khả năng, năng lực công tác. - Lựa chọn những người có năng lực đưa đi đào tạo nâng cao trình độ. - Tuyển chọn ngay từ đầu những người có năng lực trình độ cao. Như vậy, nếu làm được các biện pháp kể trên, chúng ta có thể tin tưởng rằng chất lượng sản phẩm tiêu dùng Việt sẽ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và từ đó xây dựng nên thương hiệu Việt trên thị trường phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay. KẾT LUẬN Thông qua bài viết của mình, chúng tôi đã đưa ra một số khía cạnh cho thấy những ưu điểm và lợi thế của sản phẩm Việt Nam. Có thể nói, sản phẩm Việt đang ngày càng được cải thiện không chỉ về số lượng mà hơn thế nữa là chất lượng. Từ mẫu mã, kiểu dáng, đến tính năng, các doanh nghiệp đang không ngừng cải tiến để giữ vững và phát triển thị trường trong nước, tăng cường tính cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập. Bên cạnh đó, người dân và chính phủ cũng đang có những thay đổi thái độ và quan niệm về các sản phẩm “ made in Vietnam”. Những thành công bước đầu này sẽ là cơ sở để chúng ta phát triển hơn nữa nền kinh tế hàng hóa. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều yếu tố làm ngăn cản sự phát triển và nâng cao chất lượng của sản phẩm Việt như vẫn còn hạn chế trong hoạt động quảng bá, maketting, thái độ phục vụ, và đặc biệt là an toàn thực phẩm. Các mặt hạn chế này đã được thừa nhận, phân tích một cách thẳng thắn để từng bước khắc phục. Việc cải thiện những yếu kém lâu nay “bám rễ” trong văn hóa kinh doanh Việt Nam không thể ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, từng bước, với sự nỗ lực của Chính phủ, mọi doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, quá trình toàn cầu hóa cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một môi trường kinh tế năng động và có tiềm năng phát triển cao. Điều đó, đặt ra nhiều cơ hội hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam được cọ xát, tăng tính cạnh tranh và từ đó nâng cao chất lượng. Chúng ta hoàn toàn có hi vọng vào tương lai sẽ có những sản phẩm “made in Vietnam” với chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh, có tính cạnh tranh cao trên sân nhà cũng như trên trường quốc tế, để mỗi khi nhắc đến mặt hàng nào dán mác “Made in Vietnam”, chúng ta có thể hoàn toàn tự hào. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Thời báo kinh tế Việt Nam: - Số 112, ngày 11/5/2010 - Số 113, ngày 12/5/2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý chất lượng sản phẩm Việt.doc
Luận văn liên quan