LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung hay Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm thương mại nói riêng đều mang lại nhưng lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực. Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra, đề phòng và hạn chế tổn thất gúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, góp phần ổn định chi tiêu của ngân ngân sách Nhà nước, còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm còn thu hút số lượng lao động nhất định của xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những bộ phận nằm trong hệ thống của BHXH Việt Nam. Qua 15 năm xây dựng và phát triển BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành công lớn như: số thu và số người lao động tham gia BHXH tăng lên hàng năm, nguồn chi trả được quản lý chặt chẽ, chi đúng chi đủ và kịp thời đến tận tay người lao động tạo ra sự an tâm và tin tưởng cho người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động BHXH tỉnh Cao Bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc quản lý nguồn chi BHXH, vì vậy việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nguồn chi của BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động chi trả để hoạt động này ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội ở tỉnh Cao Bằng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các cán bộ công chức ngành BHXH. Vì vậy trong thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Cao Bằng tôi chọn đề tài “Quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và bảng kê các chữ viết tắt gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về BHXH và quản lý chi BHXH.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007-2010.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI.
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Mỗi
1. Sự cần thiết khách quan và sự nghiệp phát triển BHXH
2. Khái niệm BHXH
3, Bản chất chức năng của BHXH
4. Nguyên tắc của BHXH.
5. Nội dung cơ bản của BHXH.
5.1. Đối tượng của BHXH.
5.2. Các chế độ BHXH
6. Quỹ BHXH.
6.1. Khái niệm quỹ BHXH:
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
6.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH:
II. QUẢN LÝ CHI BHXH.
1. Khái niệm chi BHXH
2. Quản lý chi BHXH.
2.1. Quản lý đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
2.2. Quản lý chi BHXH.
2.3. Công tác kiểm tra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007 -2010
I. TỔNG QUAN VỀ BHXH TỈNH CAO BẰNG.
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng
2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao Bằng.
3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Tỉnh Cao Bằng
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng.
4.1 Đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức- bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng:
4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận;
II- TÌNH HÌNH CHI BHXH Ở TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
1. Các hình thức chi BHXH hiện hành ở Việt Nam.
2. Tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở BHXH Tỉnh Cao Bằng
3. Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2010.
4. Hình thức chi trả.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG TRONG GIAN QUA.
1.Những mặt đạt được:
2. Những mặt hạn chế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG THỜI GIAN TỚI.
I- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH TRONG THỜI GIAN TỚI:
II- ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
1- Đối với đại diện chi trả:
2. Đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương:
3. Đối với BHXH tỉnh Cao Bằng.
4. Đối với BHXH Việt Nam.
KẾT LUẬN
Báo cáo dài 63 trang
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duyệt và giúp Giám đốc triển khai thực hiện…
* Phòng kiểm tra:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, thu, chi BHXH, quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình kế hoạch và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, thu, chi BHXH, quản lý tài chính đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, thu, chi, quản lý tài chính đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động tham gia BHXH…
* Phòng công nghệ thông tin:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của BHXH tỉnh theo quy định.
- Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh chương trình, kế hoạch hàng năm về công nghệ thông tin của BHXH tỉnh và BHXH huyện, thị xã; khai thác, sử dụng và bảo quản các chương trình công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam; nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng các chương trình công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý thuộc hệ thống BHXH tỉnh; Tổ chức thu thập, lưu trữ số liệu phục vụ yêu cầu quản lý; xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống BHXH tỉnh…
* Phòng cấp sổ, thẻ:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, BHTN, thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ: tổ chức xét duyệt hồ sơ, cấp và quản lý việc sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT; chủ trì phối hợp với phòng thu thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác nhận vào sổ BHXH; đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đóng số sổ BHXH; in thẻ BHYT…
* Phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ:
- Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống BHXH tỉnh theo quy định.
- Nhiệm vụ: kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan đến việc tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT của BHXH huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các phòng nghiệp vụ liên quan để trả lại cho BHXH huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; phân loại, xác định giá trị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, tra cứu…
Hệ thống tổ chức bộ máy có sự phân cấp rõ ràng, gọn nhẹ nên tránh được sự chồng chéo trong công việc. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban luôn chặt chẽ nên tạo điều kiện cho việc phối kết hợp nhịp nhàng trong công việc. Đặc biệt là sự hoạt động hiệu quả của phòng công nghệ thông tin nên tất cả các hệ thống máy tính của đơn vị hoạt động tốt và luôn được cập nhật kịp thời .Từ đó mức độ hoàn thành công việc luôn tốt và được liền mạch.
II- TÌNH HÌNH CHI BHXH Ở TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN
2007 - 2010
1. Các hình thức chi BHXH hiện hành ở Việt Nam.
Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng cho từng người lao động khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi chế độ.
Theo điều 2 điều lệ BHXH Việt Nam hiện nay, BHXH Việt Nam đang thực hiện các loại chế độ sau đây:
- Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không có việc làm khi bị ốm đau. Việc thiết kế chế độ này như hiện hành đã tránh được những hiện tượng lạm dụng và bình quân hoá trong khi xét trợ cấp. Đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng BHXH, đồng thời có tính đến yếu tố san sẻ trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu xem xét như: không quy định thời gian dự bị trước khi hưởng BHXH, thời hạn hưởng tối đa chưa rõ, thủ tục, danh mục các bệnh dài hạn quy định đã lâu cần phải được bổ sung một số bệnh mới...
- Chế độ trợ cấp thai sản: Thiết kế chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không có việc làm vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau. Qua thực tiễn cho thấy chế độ này còn một số điểm cần phải khắc phục như: còn đan xen giữa chính sách BHXH với chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; thời gian dự bị trước khi được hưởng cũng chưa có...
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời chế độ này còn quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỉ lệ suy giảm khả năng lao động là hợp lý. Tuy vậy, cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xảy ra trên đường đi từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần phải được xếp vào bệnh nghề nghiệp...
- Chế độ hưu trí: Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không nhận được nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Nội dung chế độ này đã khắc phục được những hạn chế trước đây như: việc quy đổi thời gian công tác; bóc tách được phần lớn các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí... Vì thế, đã đảm bảo được công bằng, bình đẳng giữa đóng và hưởng BHXH; giữa các nhóm lao động khác nhau. Tuy vậy, chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời về hưu giữa các ngành, các nhóm lao động; những người hưởng trợ cấp một lần đưa vào chế độ là chưa hợp lí, vì những người này vừa chưa đủ tuổi, vừa không đủ tích uỹ cần thiết để hưởng trợ cấp. Đây chỉ là sự trả lại một phần số tiền người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa, do quỹ BHXH đảm nhận.
- Chế độ tử tuất: Một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất đó là chế độ tử tuất. Chế độ này đã giúp cho nhân thân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết; khi xây dựng chế độ này, đã tính đến yếu tố xã hội giữa người sống và người chết. Song, việc qui định đối tượng được hưởng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng còn có thân nhân của cả hai bên chịu trách nhiệm.Điều này cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để thống nhất qui định...
Trong đó ngân sách Nhà nước chi trả các chế độ sau: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/08/2000 (gọi tắt là trợ cấp 91), trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và người phục vụ tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng), mai táng phí, trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng chỉnh hình cho người bị tai nạn lao động, lệ phí chi trả, chi khác (nếu có). Từ nguồn quỹ BHXH đảm bảo gồm các chế độ: lương hưu, trợ cấp cán bộ xã phường (theo nghị định số 09/1998/NĐ-CP), trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ cho người bị tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp trợ cấp tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, trang cấp dụng cụ phục hồi sức khỏe cho người bị tai nạn lao động, lệ phí chi trả, chi mua thẻ khám chữa bệnh, chi khác. Trong chuyên đề này tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong 5 chế độ cơ bản đó là chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN-MSLĐ, tử tuất đang thực hiện ở BHXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua do điều kiện số liệu cung cấp còn hạn chế.
Có thể nói, hệ thống các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của BHXH nó thể hiện được vai trò của BHXH đối với người lao động khi tham gia BHXH.
Ngoài các chế độ nói trên, theo quyết định số 20/2002/QĐ ngày 24/01/2002 của Thủ tưởng Chính Phủ, BHYT Việt Nam chuyển sang BHXH đã hình thành một chế độ mới trong hệ thống các chế độ BHXH.
2. Tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở BHXH Tỉnh Cao Bằng.
Bảng 01: Số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2007 - 2010
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số đối tượng
Trong đó
Do ngân sách Nhà nước
Do quỹ BHXH
2007
14.650
10.057
4.593
2008
18.546
11.887
6.659
2009
20.654
13.764
6.890
2010
22.794
14.543
8.251
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy từ 2007 đến 2010 số đối tượng được hưởng các chế độ BHXH do 2 nguồn đảm bảo đã tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2007 tổng số đối tượng do cả 2 nguồn đảm bảo 14.650 người trong đó do ngân sách Nhà nước đảm bảo là 10.057 người và do quỹ BHXH đảm bảo là 4.593 người thì đến năm 2010 tổng số đối tượng là 22.794 trong đó do ngân sách Nhà nước đảm bảo là 14.543 người và do quỹ BHXH đảm bảo là 8.251 người. Như vậy qua 04 năm số đối tượng đã tăng lên đáng kể và số đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo đã tăng lên 2 lần dần thay thế ngân sách Nhà nước đảm bảo phản ánh đúng xu hướng hiện nay là xã hội hoá BHXH, mọi người tham gia vào BHXH càng đông thì quỹ BHXH ngày càng tăng trưởng đáp ứng được các nhu cầu chi trả cho các đối tượng, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
3. Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2010.
Bảng 02: Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2007 - 2010 (Theo nguồn chi)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi
Trong đó
NSNN
Quỹ BHXH
2007
264.927
208.092
56.835
2008
338.534
250.544
87.990
2009
412.139
283.854
128.285
2010
464.048
297.800
166.248
Cộng
1.479.648
1.040.290
439.358
Bảng này cho thấy tổng chi tăng lên rất nhanh từ năm 2007 là 264.927 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng lên là 464.048 triệu đồng. Trong đó chi từ NSNN đảm bảo luôn cao hơn nguồn quỹ BHXH đảm bảo. Số chi từ nguồn quỹ BHXH và nguồn NSNN đều tăng lên qua các năm. Nhìn vào biểu 2 ta thấy:
Số chi nguồn quỹ BHXH tăng mạnh qua các năm. Năm 2007 số chi từ nguồn quỹ là 56.835 triệu đồng bằng 27,31% số chi từ nguồn Ngân sách nhà nước. Năm 2008 tăng lên 87.990 triệu đồng bằng 35,12%; năm 2009 đạt 128.285 triệu đồng bằng 45,19%; đến năm 2010 đạt 166.248 triệu đồng bằng 55,83%. Như vậy chứng tỏ càng ngày quỹ BHXH càng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu hình thành, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ BHXH đúng quy định theo pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ngành BHXH. Quỹ BHXH hình thành, ngày càng tăng trưởng là tiền đề quan trọng để cơ quan BHXH thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời cho đối tượng, đảm bảo mục tiêu cân đối quỹ BHXH và giảm dần sự cấp phát của NSNN để chi BHXH, BHYT. Do đặc thù hoạt động BHXH ở nước ta thời kỳ trước năm 1995 số thu mới chỉ đảm bảo khoảng 10% tổng chi còn 90% NSNN phải cấp bù. Từ năm 1995 trở đi, BHXH đi vào hoạt động theo cơ chế BHXH, BHYT, ngoài ra còn có số dư ngày càng lớn để đầu tư tăng trưởng quỹ. Trong việc sử dụng quỹ thì mục đích là chi cho các chế độ (luôn chiếm trên 90%) vì đây là mục đích xuyên suốt và là mục đích để BHXH tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó quỹ BHXH còn được sử dụng để chi quản lý bộ máy. Trong 04 năm qua mức chi cho các chế độ luôn chiếm khoảng 99,32% trong khi đó chi cho hoạt động quản lý bộ máy chiếm 0,68%. Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, BHXH tỉnh Cao Bằng đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ cho việc phát triển đồng bộ trong toàn hệ thống BHXH do đó mức chi cho quản lý bộ máy cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong chuyên đề này tôi chỉ tập trung phân tích quỹ BHXH theo mục đích là chi cho các chế độ mà cụ thể là 5 chế độ cơ bản đang được thực hiện ở BHXH.
Bảng 03: Tổng chi theo từng chê độ do nguồn NSNN đảm bảo
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Năm
Tổng số chi trong năm
Trong đó
Lương hưu
Mất sức lao động
Trợ cấp theo QĐ 91
Tai nạn LĐ-BNN
Mai táng phí
Tử tuất
Lệ phí
Trợ cấp khu vực một lần
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Năm 2007
209.749
181.412
21.012
104
167
1.388
4.001
1.665
2
Năm 2008
252.534
217.997
25.414
127
198
1.776
5.019
2.004
3
Năm 2009
286.085
237.777
27.730
146
221
2.006
5.877
2.271
10.057
4
Năm 2010
300.146
249.718
30.109
161
250
2.588
6.845
2.382
8.093
Tổng cộng
1.048.514
886.904
104.265
538
836
7.758
21.742
8.322
18.150
Bảng 04: Tổng chi theo từng chế độ do nguồn quỹ BHXH đảm bảo
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Năm
Tổng số
Trong đó
Lương hưu
TC cán bộ xã phường
Mai táng phí
Tử tuất
Trợ cấp khu vực một lần
Lệ phí
1
Năm 2007
57.037
50.627
1.659
486
3.772
493
2
Năm 2008
88.362
79.712
1.783
778
5.344
745
3
Năm 2009
128.992
111.551
1.970
769
6.285
7.330
1.087
4
Năm 2010
166.599
145.958
2.103
1.062
8.773
7.299
1.404
Tổng cộng
440.990
387.848
7.515
3.095
24.174
14.629
3.729
Như vậy qua 2 bảng số liệu trên ta nhận thấy: Trong tất cả các chế độ BHXH thì chế độ hưu trí là chế độ có mức chi lớn nhất (cộng cả 2 nguồn chiếm khoảng 86.26%) trong tổng chi cho các chế độ, các chế độ còn lại đều có xu hướng biến động tăng qua các năm. Trong đó nguồn NSNN tăng về số tuyệt đối nhưng số tương đối lại giảm qua các năm; cụ thể: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 42.758 triệu đồng, tăng 1,2% về số tương đối; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 33.551 triệu đồng tăng 1,13% về số tương đối; năm 2010 tăng so với năm 2009 là 14.061 triệu đồng tăng 1,05% về số tương đối;
Tương tự nguồn quỹ cũng tăng lên về số tuyệt đối nhưng số tương đối lại giảm: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 31.325 triệu đồng, tăng 1,55% về số tương đối; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 40.630 triệu đồng tăng 1,46% về số tương đối; năm 2010 tăng so với năm 2009 là 37.607 triệu đồng tăng 1,29% về số tương đối;
Từ bảng kết quả trên cho thấy rằng Thị xã cao Bằng đứng ở vị trí dẫn đầu về số tiền chi cho các chế độ BHXH, tổng số tiền chi trong giai đoạn 2007-2010 là: 515.799 triệu đồng, vì đây là trung tâm kinh - tế chính trị,văn hóa –xã hội tập trung các doanh nghiệp, các dịch vụ thương mại thu hút một lượng lớn người lao động đến làm việc đồng nghĩa với việc số người tham gia đóng BHXH và hưởng các chế độ BHXH tăng lên. Tiếp đến là huyện Hòa An: 259.780 triệu đồng, được coi là vựa lúa lớn của tỉnh, có diện tích đất canh tác lớn nhất tỉnh mật độ dân số đông. Đứng thứ ba là huyện Trùng Khánh: 135.507 triệu đồng. Còn hai huyện có số tiền chi thấp nhất là Bảo Lâm: 10.912 triệu đồng và Thông Nông: 27.100 triệu đồng.
4. Hình thức chi trả.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình về điều kiện tự nhiên xã hội, về số lượng đối tượng hưởng BHXH. Hiện nay BHXH tỉnh Cao Bằng đang thực hiện 2 hình thức chi trả chủ yếu đó là: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh.
a- Hình thức chi trả trực tiếp:
Hình thức chi trả trực tiếp là do BHXH các huyện, thị xã trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn xã. Qua thực tế thực hiện hình thức chi trả trực tiếp ta rút ra một số nhận xét như sau:
Về ưu điểm:
- Thời gian chi trả nhanh hơn so với trước đây. Có xã chỉ chi trả trong thời gian 3 giờ; xã nhiều nhất chỉ trong 1 buổi trước đây bình quân mỗi xã trả từ 2 đến 3 ngày. Đây là ưu điểm nổi bật được các đối tượng hoan nghênh, khắc phục được tình trạng đối tượng phải mất nhiều thời gian đi lại.
- Do yêu cầu của cơ quan BHXH là trả trực tiếp đến từng đối tượng do đó hầu hết các đối tượng đều đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ qua thực tế chi trả thì số lượng người vắng mặt chiếm tỷ lệ rất ít vì vậy các chứng từ thanh toán đều thực hiện đúng quy định. (Các đối tượng đều có mặt để ký vào phiếu lĩnh tiền và danh sách chi trả lương hưu) tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH trong công tác kiểm tra và thanh quyết toán đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ.
- Tiền mặt do cơ quan BHXH mang đến để cấp phát cho các đối tượng được bảo quản chu đáo hơn so với các Ban đại diện chi trả (mỗi lần vận chuyển tiền đi chi trả có cán bộ của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện), nên an toàn hơn, tránh được những mất mát có thể xảy ra.
- Hình thức chi trả trực tiếp giúp cho cơ quan BHXH gần gũi với đối tượng, hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các đối tượng để làm tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, thực hiện tốt hơn chế độ chính sách BHXH. Mặt khác thông qua chi trả trực tiếp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng doanh nghiệp, từng địa phương trong huyện nên đã được sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị có sử dụng lao động.Ngoài các doanh nghiệp nhà nước tham gia BHXH còn có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn huyện là một nỗ lực không ngừng của BHXH tỉnh Cao Bằng. kkhi cán bộ bao hiểm trực tiếp chi trả họ có sự hiểu biêt về các chế độ chính sách nên có khả năng tuyên truyền, giải thích, trả lời được những tồn tại thắc mắc của đối tượng về chế độ chính sách BHXH và quyền lợi được hưởng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên hình thức chi trả trực tiếp cũng còn bộc lộ những nhược điểm, tồn tại như sau:
Nhược điểm:
- Muốn thực hiện tốt công tác chi trả trực tiếp thì yếu tố quyết định đó là phải chủ động được lượng tiền mặt để có lịch chi trả ấn định ở từng địa phương, đơn vị; đây là vấn đề mà đơn phương cơ quan BHXH huyện không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của hệ thống kho bạc, ngân hàng.
- Cần phải có sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc bố trí nơi chi trả, các điều kiện để đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả nếu không làm tốt vấn đề này thì cũng không thực hiện tốt được.
- Công tác vận chuyển, bảo quản tiền mặt tuy tốt hơn nhưng vẫn không đảm bảo an toàn tuyệt đối nếu thiếu các phương tiện chuyên dụng, mà hiện tại cơ quan BHXH các huyện chưa được trang bị phương tiện chuyên chở và bảo quản tiền mặt.
- Điều kiện địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt không cho phép tiến hành chi trả ở diện rộng.
- Biên chế cán bộ của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện còn mỏng khối lượng công việc lại nhiều. Nếu đi chi trả trực tiếp thì chỉ bố trí được từ 3-4 người trong thời gian từ 5-10 ngày, vì thời gian chi trả không thể kéo dài và số thời gian còn lại phải dành cho các công việc chuyên môn khác như đôn đốc thu, đối chiếu thu, quản lý CĐCS; tổng hợp báo cáo, ghi chép sổ sách; tiếp dân, thanh toán chế độ ốm đau, thai sản cho các đơn vị sử dụng lao động... Do đó, thời gian nói trên không đủ để chi trả trực tiếp cho tất cả các xã với yêu cầu kịp thời, nhanh gọn.
b. hình thức chi trả giãn tiếp:
Là hình thức chi trả thông qua một tổ chức ở cơ sở gọi là Ban đại diện chi trả xã, phường bao gồm những người do UBND xã, phường giới thiệu và chịu trách nhiệm. Đây là hình thức chi trả phổ biến được thực hiện từ trước đến nay. Qua thực tế chi trả Hình thức chi trả gián tiếp có những ưu điểm sau:
Ưu điểm:
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất và biên chế cán bộ của Bảo hiểm xã hội.
Hiện tại cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của BHXH các huyện còn nhiều khó khăn và hạn chế; khối lượng công việc của ngành nhiều, nhiều việc đột suất nên việc huy động một đội ngũ đông đảo những người có tâm huyết và kinh nghiệm làm công tác chi trả ở các xã, thị trấn là một tác nhân rất quan trọng giúp cho việc thực hiện có kết quả công tác quản lý đối tượng, quản lý cấp phát, chi trả và thanh toán chế độ BHXH ở cơ sở. Thời gian chi trả trên toàn địa bàn được thực hiện nhanh và kịp thời hơn. Mặt khác trong điều kiện và hoàn cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay, ở mỗi địa phương, mỗi vùng có những đặc điểm đời sống và sinh hoạt, ngành nghề và điều kiện lao động sản xuất, tâm lý xã hội và phong tục, thói quen... Có nhứng khác biệt thì việc trực tiếp mang tiền xuống địa phương để ấn định một lịch chi trả cụ thể vào 1, 2 ngày trong tháng là rất khó thực hiện. Đặc biệt ở những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, do phải mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày, các đối tượng hưởng BHXH phải đi làm ăn xa dài ngày, ở các xã vùng núi cao giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ thì phương thức chi trả thông qua các Ban đại diện, các tổ chức chi trả hoặc tổ hưu trí là phương thức tích cực và có hiệu quả hơn cả. Hệ thống chi trả đông đảo này tuy còn những hạn chế nhất định về nghiệp vụ nhưng có nhiệt tình, kinh nghiệm và có điều kiện về thời gian để đi đến từng thôn, xóm, bản, đến từng nhà để trao tận tay đối tượng tiền lương hưu hoặc trợ cấp BHXH.
- Các Ban chi trả thực sự là cầu nối quan trọng của cơ quan BHXH trong việc tuyên truyền, giải thích về chế độ chính sách BHXH.
Phần lớn những người làm công tác chi trả ở các xã, phường am hiểu về chế độ chính sách, có kinh nghiệm nên trong quá trình chi trả khi đối tượng gặp vướng mắc, chưa rõ về chế độ chính sách thì hầu hết các đối tượng đều được Ban đại diện chi trả giải thích kịp thời.
- Việc thực hiện hình thức chi trả thông quan các Ban đại diện ở xã, phường còn góp phần tăng cường mối quan hệ và sự hợp tác, phối hợp trong quản lý đối tượng giữa chính quyền địa phương với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Công tác báo giảm hàng tháng những đối tượng chết, di chuyển, hoặc đi vắng lâu ngày được gắn liền với trách nhiệm của Ban đại diện khi đến báo cáo thanh toán và nhận lại thù lao chi trả (tức lệ phí chi) của tháng trước tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện. Qua đó, tình trạng lợi dụng chính sách, lợi dụng đối tượng để tham nhũng tiền CĐCS trong những trường hợp người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp đã chết nhưng không báo cắt giảm lên trên đã dần được hạn chế và khắc phục. Mối quan hệ với các cấp uỷ và chính quyền địa phương cũng được tăng cường và thắt chặt hơn qua việc hàng tháng các Ban đại diện nhận tiền về, UBND xã, thị trấn đều có trách nhiệm phối hợp để tổ chức chi trả, bảo vệ tiền mặt, tạo những điều kiện thuận lợi và cơ sở vật chất giúp các Ban đại diện chi trả hoàn thành được nhiệm vụ và đối tượng đến lĩnh tiền được thuận lợi. Đồng thời Chủ tịch UBND xã cũng tăng cường hơn công tác chỉ đạo, kiểm tra nâng cao tinh thần trách nhiệm khi ký xác nhận trên Giấy chứng tử, tờ khai hoàn cảnh gia đình để giải quyết chế độ Tử tuất khi đối tượng qua đời. Vì vậy đã hạn chế được những tiêu cực trong việc chậm báo cắt giảm, trong chi trả tiền một lần, tiền mai táng phí hoặc trong quá trình lập hồ sơ để giải quyết các chế độ BHXH; kiểm soát được tình trạng gửi đối tượng đến cư trú giả để lĩnh lương hưu và phục cấp ở những nơi có hệ số phụ cấp khu vực cao.
Nhược điểm:
Qua thực tế chi trả chúng ta thấy bên cạnh những ưu điểm nêu trên việc chi trả theo hình thức này còn có một số nhược điểm sau:
- Thời gian đi nhận tiền còn chiếm một thời gian dài: Phần lớn các Ban đại diện chi trả ở các xã và thị trấn chỉ mất một ngày cho việc làm các thủ tục ở Bảo hiểm xã hội huyện, nhận tiền ở Kho bạc và đi về, trong khi đó có đến 50% số xã ở các xã miền núi, vùng xa thường phải đến ngày thứ hai mới nhận được tiền ở Kho bạc. Như vậy, việc chờ đợi ở Kho bạc và đi trên đường vẫn chiếm một lượng thời gian khá lớn trong quá trình chi trả ở cơ sở. Đây cũng là khoảng thời gian có thể xảy ra tiêu cực, mất mát trong quá trình vận chuyển tiền, nhất là những nơi có địa bàn hẻo lánh và đường xá đi lại khó khăn.
- Công tác vận chuyển tiền phần lớn bằng phương tiện thô sơ, không đảm bảo an toàn: Hàng tháng thủ quỹ và kế toán của các Ban đại diện chi trả xã đi nhận tiền gặp nhiều khó khăn và không an toàn trên đường đi do đường xá xa xôi, phương tiện đi lại và vận chuyển tiền chủ yếu bằng xe máy.
- Công tác bảo quản, cất giữ, đảm bảo an toàn về tiền mặt chưa cao. Hầu hết các Ban đại diện chi trả của các xã thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa đều không có két sắt để bảo quản tiền mặt sau khi lĩnh về.
Tiền mặt sau khi lĩnh về một số Ban đại diện chi trả để tại trụ sở UBND xã và tiến hành chi trả ngay trong ngày hoặc 1 đến 2 ngày tiếp theo. Còn phần lớn thì mang về nhà.
- Thời gian chi trả kéo dài, phần lớn các Ban đại diện thực hiện chi trả trong vòng 2 đến 4 ngày. Riêng ở khu vực thị xã, do số lượng đối tượng đông và có đặc điểm đi làm ăn lưu động nhiều và khu vực các xã miền núi số lượng đối tượng ít nhưng lại ở rải rác trên một địa bàn rộng nên thời gian chi trả kéo dài hơn, thường từ 5 đến 7 ngày mới chi trả xong. Trong khoảng thời gian đó lượng tiền mặt còn kết dư thường để tại gia đình các cán bộ chi trả mà không có một biện pháp nào đảm bảo an toàn ngoài lòng tin đối với những người làm công tác chi trả và trách nhiệm của họ trước đời sống của đối tượng. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề an toàn tiền mặt này, chúng ta cũng hiểu rằng đó chỉ là những dự báo mang tính đề phòng, còn trong thực tế chi trả những năm vừa qua của các huyện chưa có một vụ việc mất mát nào xảy ra ở cơ sở.
. Như vậy, việc chi trả BHXH cho đối tượng phải qua rất nhiều cấp (Từ BHXH tỉnh xuống BHXH các huyện, thị xã, từ BHXH các huyện, thị xã, thành phố xuống đến Ban đại diện xã phường; Từ Ban đại diện xã phường xuống đến các tổ, xóm, thôn bản). Việc chi trả như vậy cũng có những thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn như: Quản lý đối tượng BHXH qua nhiều cấp; chứng từ chi BHXH lưu trữ còn lòng vòng qua nhiều khâu, chưa khoa học.
- Trong quá trình chi trả, tình trạng nhận thay cho đối tượng đi vắng lâu ngày vẫn còn. Phần lớn các Ban đại diện chi trả còn nể nang, vẫn chi trả cho gia đình đối tượng mà không báo cáo lên Bảo hiểm xã hội huyện để quản lý và theo dõi.
- Công tác thanh toán giữa các Ban đại diện chi trả với Bảo hiểm xã hội các huyện sau khi chi trả xong còn chậm do các nguyên nhân sau:
+ Do điều kiện tự nhiên xã hội của huyện như địa bàn chi trả rộng dân cư bố trí thưa thớt, phương tiện đi lại khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi trả BHXH, hơn nữa trong quá trình chi trả BHXH, đối tượng không có nhà đã kéo dài thêm thời gian chi trả, thời gian lên thanh quyết toán với huyện.
+ Công tác báo giảm giữa các Ban đại diện chi trả và cơ quan BHXH thực hiện chưa kịp thời.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số Ban đại diện chi trả xã phường còn non yếu, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của ngành ( chưa hiểu biết kết cấu, lô gích của bảng biểu, cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thao tác nghiệp vụ chậm, làm theo phương pháp thủ công...)
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG TRONG GIAN QUA.
Những mặt đạt được:
Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và quy định của Pháp luật về BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng. Các chế độ bảo hiểm đã được mở rộng và linh hoạt hơn với nhiều loại hình đa dạng như: BHXH bắt buộc; BHXH tự nguyện; bảo hiểm thất nghiệp. Phạm vi và đối tượng cũng đã gia tăng đáng kể; cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm cũng có những đổi mới và từng bước hoàn thiện hơn, BHXH đã xây dựng được một hệ thống chính sách, góp phần cơ bản cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức của người lao động và một bộ phận nhân dân về an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng đã được nâng lên; quản lý và sử dụng quỹ BHXH dần đi vào nền nếp,đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời cho các đối tượng tiếp nhận và thụ hưởng chính sách BHXH. Tuy nhiên những năm đầu thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vừa triển khai thực hiện lại vừa tuyên truyền phổ biến luật BHXH đến với người dân.
Để thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách BHXH trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH, đặc biệt là công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành vì nó góp phần ổn định đời sống của các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH, từ đó góp phần vào bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Qua công tác chi trả các chế độ BHXH các đối tượng thụ hưởng mới cảm nhận được tính nhân văn sâu sắc với mục tiêu vì con người của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thấu hiểu được tầm quan trọng của công tác chi trả các chế độ BHXH nên trong thời gian qua BHXH tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo BHXH các huyện thị thực hiện theo đúng quy định của ngành, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và an toàn đến tay người thụ hưởng chính sách BHXH.
Cùng với việc giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho người lao động, trong 3 năm qua, BHXH tỉnh Cao Bằng đã bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành phân loại và đưa vào lưu trữ hồ sơ hưởng chế độ BHXH. Đặc biệt việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng một cách hiệu quả giúp cho việc chi trả dễ dàng hơn.Nhờ vậy, trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, BHXH tỉnh Cao Bằng đã điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH nhanh chóng, chính xác cho cho các đối tượng hưởng BHXH mỗi khi nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu hoặc ban hành chính sách liên quan đến quyền lợi BHXH của đối tượng, đồng thời trả lời thắc mắc của đối tượng hưởng chế độ BHXH ngay trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra còn phải kể đến sự giúp đỡ, cộng tác của các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền các chính sách BHXH để các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt là sự phối kết hợp sát sao của cấp huyện, thị trấn, xã, phường, thôn, xóm trong công tác chi BHXH trên địa bàn. Mặt khác, BHXH tỉnh Cao Bằng khuyến khích cán bộ công chức ngành BHXH trong việc tuyên truyền vận động các đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH.Ngoài ra hệ thống BHXH Việt Nam, hệ thống kho bạc nhà nước và bộ tài chính đã thực hiện nghiêm túc những quy định về việc chấp hành và quyết toán nguồn kinh phí chi BHXH của luật ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho BHXH trong việc chủ động nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác chi trả được kịp thời và đúng đối tượng.
Trên đây là những mặt đã đạt được của BHXH trong 03 năm qua. 03 năm chưa phải là thời gian đủ để làm tất cả các công việc nhưng những gì đã đạt được tại BHXH tỉnh Cao Bằng là một kết quả đáng khích lệ thể hiện sự nỗ lực không ngừng của tập thể các cán bộ BHXH huyện.
Đạt được những kết quả trên do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, toà diện của lãnh đạo BHXH Việt Nam và các ban nghiệp vụ chuyên môn, cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ.
- Các Cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối kết hợp tốt cùng BHXH các cấp chỉ đạo đại diện chi trả các xã, phường và thị trấn thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng và quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH.
- Các cơ quan ban ngành liên quan như: Công an, ngân hàng, kho bạc... quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và tích cực giúp đỡ BHXH các cấp nên việc chi trả đảm bảo đúng đủ, kịp thời đến tay người hưởng chế độ BHXH, tuyệt đối an toàn, không để xảy ra mất mát trong quá trình chi trả và vận chuyển tiền.
- Đội ngũ đại diện chi trả rất nhiệt tình, trách nhiệm, được Cấp uỷ, chính quyền địa phương tin tưởng, người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH tín nhiệm. Tinh thần trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chi trả ngày càng được nâng lên.
- Các đối tượng thụ hưởng đến lĩnh tiền tập trung, trung thực, hỗ trợ cán bộ BHXH trong việc quản lý đối tượng.
.Bên cạnh những mặt đã đạt được thì BHXH tỉnh Cao Bằng còn một số tồn tại do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
2. Những mặt hạn chế.
- Là tỉnh miền núi trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, kinh tế kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống thưa thớt, các đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp không tập trung, việc tuyên truyền chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn nên việc nắm bắt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm.
- Có một số xã xa trung tâm, số lượng đối tượng ít, lệ phí chi trả không đủ trang trải chi phí cho người làm công tác chi trả nên không thành lập được đại lý mà cán bộ lại phải đi chi trả trực tiếp như xã Quang Thành, xã Thành Công của huyện Nguyên Bình.
- Một số xã nằm sát đường biên giới, cách trung tâm huyện lỵ hơn 10km, nhiều đoạn đường hoang vắng, đường xá đi lại khó khăn phải trèo đèo lội suối, tình hình an ninh trật tự khá phức tạp... những nơi này hay xảy ra cướp giật nên cũng là mối đe doạ, thách thức đối với các cán bộ BHXH khi đi chi trả.
- Phương tiện vận chuyển tiền đến các điểm chi trả chủ yếu bằng xe máy của cá nhân nên độ rủi ro cao, không đảm bảo an toàn khi đi chi trả.
- Đối tượng hưởng chế độ tuất khá lớn và cao tuổi thường uỷ quyền cho con cháu lĩnh thay. Trong khi đó việc xác nhận giấy uỷ quyền tại UBND các xã đôi khi chưa chính xác, thiếu kiểm tra nên phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng.
- Thực hiện quy định của BHXH Việt Nam không được để số dư quỹ tiền mặt lớn trên 50 triệu đồng vào các ngày thường và không quá 10 triệu đồng vào các ngày cuối tuần và cuối tháng, điều này gây khó khăn cho công tác chi trả bởi vì trước ngày đi chi trả phải có kế hoạch rút tiền và kiểm đếm cho thật chính xác vì vậy số dư tồn quỹ lớn và khoá tránh, nhất là với một số huyện có lịch chi trả vào phiên chợ (theo lịch âm) có thời điểm trùng vào ngày thứ 7 và chủ nhật.
Mặt khác mức trợ cấp của các chế độ BHXH trong thời gian qua thay đổi nhiều lần và hiện nay vẫn chưa hợp lý. Điều đó gây khó khăn, phức tạp cho việc quản lý quỹ.
Công tác đảm bảo an toàn lao động tại các doanh nghiệp hiện nay chưa được chú trọng. Người lao động còn phải làm việc trong môi trường ô nhiễm do bụi, tiếng ồn và một số bệnh nghề nghiệp khác với tiêu chuẩn vượt quá mức cho phép nhiều lần.
Chi nghỉ dưỡng sức hiện nay ở đa số các doanh nghiệp chưa thực hiện theo đúng bản chất của chế độ này là để phục hồi sức khoẻ cho người lao động. Chủ yếu hiện nay các đơn vị thực hiện nghỉ tại nhà hoặc được thanh toán nghỉ dưỡng sức nhưng vẫn đi làm việc tại cơ quan, chưa tổ chức cho người lao động đi nghỉ dưỡng sức.
Công tác thanh kiểm tra thực hiện BHXH theo Luật lao động chưa được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành còn hạn chế. Một số doanh nghiệp Nhà nước sử dụng lao động hợp đồng chưa đăng ký đóng BHXH, có doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh lao động nghỉ việc không hương lương nên không được hưởng các chế độ BHXH khi xảy ra ốm đau, tai nạn hoặc những rủi ro khác trong quá trình lao động ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Những tồn tại trong việc quản lý chi BHXH xuất phát từ những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan:
+ luật BHXH chưa thực sự sâu, sát với thực tế xã hội. Nhận thức của một số người lao động và nhân dân còn hạn chế .
+ Địa hình rộng, địa bàn phức tạp với 08 huyện vùng sâu, vùng xa giáp biên giới nên ảnh hưởng tới công tác chi trả, hoạt động chi và quản lý chi BHXH. Đó cũng là một nguyên nhân gây khó khăn trong việc quản lý số đối tượng và việc chi trả cho đối tượng.
+ Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần cũng gây không ít khó khăn vì phải điều chỉnh mức chi trả cho hợp lý.
+ Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH thường xuyên thay đổi do vậy việc áp dụng vào quản lý chi là rất khó khăn.
+ BHXH Việt Nam còn chậm, chưa kịp thời trng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chi trả các chế độ.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý BHXH và nghiệp vụ của cán bộ làm công tác chi trả còn thiếu và chưa cao. Số cán bộ làm công tác chi trả trợ cấp còn quá mỏng.
+ Việc chi trả một số chế độ còn phức tạp và chưa đồng bộ ở các cấp, các ngành. như chế độ hưu trí cần phải mất nhiều thời gian để xét duyệt, kiểm tra hồ sơ hay chế độ TNLĐ-BNN-MSLĐ thì lại mất nhiều thời gian giám định, khám sức khoẻ để xác định người lao động mắc bệnh gì hay tai nạn lao động ở mức độ nào để tiến hành trợ cấp ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động tham gia BHXH.
+ Chưa thực hiện đồng bộ các biện pháp dự báo về hỗ trợ của ngân sách về tăng thu - chi BHXH theo những mục tiêu đã định.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG THỜI GIAN TỚI.
I - PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH TRONG THỜI GIAN TỚI:
BHXH, BHYT là chính sách lớn của đảng và nhà nước ta, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người lao động. Trong thực tế không ít người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, việc chi trả kịp thời không chỉ giúp cho họ khắc phục khó khăn mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, công tác chi trả các chế độ BHXH tiếp tục tổ chức thực hiện trong điều kiện: một số chế độ BHXH quy định trong Luật BHXH đã được triển khai (BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp...) đối tượng, quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH được mở rộng, một số vướng mắc trong tổ chức thực hiện tiếp tục được hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện. Vì vậy cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện công tác chi trả các chế độ BHXH theo hướng phát huy, nhân rộng các mô hình và giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt; chấn chỉnh công tác quản lý đối tượng hưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng tin học trong công tác quản lý chi trả; đổi mới công tác thông tin báo cáo trong hệ thống.
Bên cạnh đó số tiền chi chế độ BHXH ngày càng tăng do nhà nước điều chỉnh về chính sách tiền lương, trong khi tình hình trật tự an ninh vẫn là vấn đề đáng quan tâm. BHXH tỉnh xác định việc bảo đảm an toàn trong quá trình chi trả là khâu hết sức quan trọng. Để thực hiện chi trả đúng người, đúng chế độ chính sách và tuyệt đối an toàn, ngoài các nhiệm vụ đã quy định tại quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đề nghị đại diện chi trả và BHXH các huyện, thị cần thực hiện tốt những công việc cụ thể sau đây:
- BHXH các huyện, thị tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành, địa phương để tuyên truyền sâu rộng về chế độ chính sách BHXH; đồng thời hướng dẫn các thủ tục, quy trình cũng như giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện công tác chi trả và xét duyệt chế độ BHXH, BHYT.
- Công tác chi trả chế độ BHXH, BHYT đảmbảo mục tiêu đặt ra: "Đúng kỳ, đủ số, an toàn, đến nay đối tượng" do đó phải chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác chi trả.
- BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH các huyện, các phòng chức năng của BHXH tỉnh phối hợp với đảng uỷ, UBND các địa phương chỉ đạo đại diện chi trả các xã, phường và thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng để việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, kịp thời, an toàn, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
- Các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các ban nghiệp vụ BHXH Việt Nam có liên quan để được cấp nguồn kinh phí kịp thời, đồng thời quản lý chặt chẽ tình hình biến động tăng, giảm đối tượng hưởng lương hưu, điều chỉnh mức hưởng và số tiền chi trả, in và kiểm tra rà soát danh sách chi trả kịp thời để đảm bảo chi trả đúng vào ngày 08 đến ngày 14 hàng tháng. Việc chi trả chế độ BHXH vừa phải tạo điều kiện cho đối tượng hưởng chế độ, vừa đáp ứng yêu cầu thanh quyết toán và báo cáo kịp thời về BHXH Việt Nam.
- BHXH các huyện, thị tham mưu báo cáo UBND huyện, thị chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với BHXH để đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả. Đồng thời phối hợp với đảng uỷ, UBND, Ban liên lạc hưu trí các xã, phường và thịt rấn rà soát lại đội ngũ các đại diện chi trả, các tổ trưởng chi trả ở các phường, xã và thị trấn để củng cố mạng lưới chi trả đảm bảo thực hiện chi trả an toàn, thuận lợi. Chú ý bố trí những người làm đại diện chi trả có đủ điều kiện về sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao.
- BHXH các huyện, thị cùng với UBND xã, phường, thị trấn họp để rút kinh nghiệm, triển khai việc thực hiện hợp đồng quản lý chi trả, quản lý đối tượng và thanh lý hợp đồng năm trước, ký hợp đồng năm tiếp theo. Đặc biệt quan tâm đến nội dung về quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và tăng cường công tác quản lý việc tồn quỹ qua đêm tại các đại diện chi trả.
- Đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh chỉ đạo ngân hàng các huyện, thị chuẩn bị nguồn tiền mặt để BHXH các huyện, thị thực hiện chi trả đúng lịch hẹn hàng tháng theo quy định. Tiền hỏng, rách phải được đổi kịp thời chú ý có lượng tiền lẻ hợp lý để thuận tiện cho công tác chi trả.
- BHXH các huyện, thị cùng các phòng nghiệp vụ có liên quan tiếp tục phối hợp với các ngân hàng triển khai việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân (ATM) tới các địa phương trong tỉnh. Đề nghị các ngân hàng lắp đặt thêm các máy rút tiền tự động tại các điểm thuận tiện và đảm bảo đủ lượng tiền để người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thực hiện các giao dịch. Đồng thời các ngân hàng tăng cường dịch vụ kết nối liên thông để người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH có thể rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng khác vừa tiết kiệm, vừa thuận tiện đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
- Tăng cường quán triệt các đại diện chi trả nâng cao tinh thần trách nhiệm báo tăng, giảm kịp thời, phối hợp thu hồi tiền của đối tượng khi chưa được cắt giảm nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và BHXH Việt Nam, nắm tâm tư nguyện vọng của người hưởng chế độ BHXH, thông tin với cơ quan BHXH để kịp thời có biện pháp khắc phục.
II- ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
1- Đối với đại diện chi trả:
Đề nghị các đại diện chi trả thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết, ngoài việc thực hiện chi trả chế độ BHXH và quản lý đối tượng hưởng chính sách, đại diện chi trả các xã, phường, thị trấn tiếp tục là cầu nối để tuyên truyền chính sách BHXH đến mọi người dân; Thông qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, phản ánh với cơ quan BHXH và chính quyền địa phương để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tại địa phương.
2. Đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương:
Trong thời gian qua công tác chi trả chế độ BHXH được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thị xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần ổn định đời sống của nhân dân địa phương, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương và được đại diện chi trả thực hiện tốt, có hiệu quả. Trong thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đại diện chi trả phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tỉnh để thực hiện tốt việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng chế độ BHXH, góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
3. Đối với BHXH tỉnh Cao Bằng.
Cần lãnh, chỉ đạo sát sao và kịp thời đến BHXH các huyện thị. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác chi và quả lý công tác chi. Định kỳ rà soát, kiểm tra hồ sơ của các đối tượng được thụ hưởng chế độ BHXH. Kịp thời trấn chỉnh những vướng mắc từ phía đối tượng cũng như cán bộ trong ngành. Đẩy mạnh hơn nữa trong công tác tuyên truyền về luật bảo hiểm, các chế độ chính sách của BHXH, của Nhà nước ban hành. Nâng cao trình độ chính trị, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ CCVC. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để giảm bớt gánh nặng công việc cho cán bộ CCVC. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ CCVC, bà con nhân dân để kip thời giải quyết và kiến nghi lên cấp có thẩm quyền để giải quyết.
4. Đối với BHXH Việt Nam.
Đề nghị BHXH Việt Nam quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với công tác chi trả các chế độ BHXH. Cấp kinh phí chi lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, đảm bảo kịp thời cho đơn vị nhất là trong những tháng cuối năm.
Dựa trên những khó khăn đã nêu trên (địa bàn chi trả không tập trung, đường xá đi lại khó khăn, số đối tượng ít, nhiều xã nằm sát biên giới Việt - TRung tình hình an ninh trật tự không ổn định...) thì mức lệ phí hiện nay chưa đủ đáp ứng chi phí hỗ trợ đại diện chi trả, bảo vệ tiền, chi cho công tác phối kết hợp với các cơ quan ban ngành tại địa phương trong việc tuyên truyền, quản lý các đối tượng và thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh. BHXH tỉnh Cao Bằng đề nghị BHXH Việt Nam xem xét và điều chỉnh tăng tỷ lệ % lệ phí chi trả để giúp cho BHXH Cao Bằng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
Thứ nhất: BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cấp trên do đó cần phải phối kết hợp với BHXH tỉnh để kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn nhằm phát hiện những tiêu cực trong công tác chi trả nói riêng và BHXH nói chung.
Thứ hai: cần phối hợp với các đơn vị BHXH trực thuộc trong việc tuyên truyền, tạo điều kiện giúp đỡ BHXH nhằm đưa các chính sách của BHXH đến với người lao động, giúp họ có những hiểu biết cần thiết để họ tích cực, tự nguyện tham gia đóng góp vào BHXH nhất là các chủ sử dụng lao động - một trong những chủ thể tham gia đóng góp với tỷ lệ lớn (15% tổng quỹ lương) trong việc hình thành quỹ BHXH. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ đảng đối với việc xây dựng và hoàn thiện, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, nhất là ở các địa phương và cơ sở.
Thứ ba: BHXH Việt Nam cần phải cụ thể hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ bằng các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho BHXH các địa phương thực hiện một cách đúng đắn. Kịp thời xử lý những vướng mắc trong quản lý tài chính ở các địa phương đồng thời hỗ trợ địa phương trong công tác đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ở địa phương. Để làm được điều này cần tạo ra trong hệ thống sự thông suốt và thường xuyên kiểm tra trong việc quản lý tài chính và thực hiện các chính sách bằng hệ thống thông tin nội bộ ngành và mở rộng phối hợp với các ngành khác.
KẾT LUẬN
Qua gần 20 năm đổi mới và phát triển điều đặc biệt nổi bật của đất nước ta đó là vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, xoá bỏ bao vây, cấm vận của Mỹ, vượt qua chấn động do sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á mặc dù nó ảnh hưởng tới nước ta khá nặng nề. Với chính sách hợp lý và kịp thời, Đảng ta đã lái con thuyền đất nước đi đúng hướng bên cạnhd dó còn phải kể đến sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm mục tiêu mà tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã đề ra là "ra sức phấn đấu đưa nước ta về cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp". Thời gian thực hiện mục tiêu không còn nhiều và còn nhiều việc phải làm đòi hỏi mỗi cá nhân tổ chức phải góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.
Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước chính sách BHXH trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động tham gia BHXH và an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên công tác quản lý chi BHXH còn hạn chế, do đó trong quá trình thực tập tại BHXH tỉnh Cao Bằng tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chi BHXH. Hy vọng với những gì tôi đã đề xuất sẽ phần nào giúp cho công tác quản lý chi BHXH đạt hiệu quả tốt hơn, nhất là tại BHXH tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp thực hiện cũng như những chính sách BHXH phù hợp với định hướng phát triển của ngành cũng như của đất nước với mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia BHXH chiếm khoảng 20% lực lượng lao động xã hội và khoảng 45 triệu người tham gia BHYT chiếm 50% dân số, tiến tới thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và BHYT cho toàn dân.
BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hội: BHXH
Bảo hiểm y tế: BHYT
Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN
Bảo hiểm thương mai : BHTM
Bảo hiểm xã hội Việt Nam: BHXHVN
Hội đồng nhân dân: HĐND
Uỷ ban nhân dân: UBND
Ngân sách Nhà nước: NSNN
Công chức, viên chức: CCVC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giao trình bảo hiểm doanh nghiệp- trường đại học kinh tế quốc dân
Luật bảo hiểm xã hội.
Điều lệ BHXH Việt Nam
Tạp chí BHXH.
Báo lao động xã hội.
Các quyết định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
Báo cáo quản lý nhà nước.
Các văn bản về chế độ BHXH
Báo cáo tổng kết công tác chi trả BHXH các năm 2007,2008,2009 của BHXH tỉnh Cao Bằng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI.
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Mỗi
1. Sự cần thiết khách quan và sự nghiệp phát triển BHXH
2. Khái niệm BHXH
3, Bản chất chức năng của BHXH
4. Nguyên tắc của BHXH.
5. Nội dung cơ bản của BHXH.
5.1. Đối tượng của BHXH.
5.2. Các chế độ BHXH
6. Quỹ BHXH.
6.1. Khái niệm quỹ BHXH:
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
6.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH:
II. QUẢN LÝ CHI BHXH.
1. Khái niệm chi BHXH
2. Quản lý chi BHXH.
2.1. Quản lý đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
2.2. Quản lý chi BHXH.
2.3. Công tác kiểm tra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007 -2010
I. TỔNG QUAN VỀ BHXH TỈNH CAO BẰNG.
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng
2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao Bằng.
3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Tỉnh Cao Bằng
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng.
4.1 Đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức- bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng:
4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận;
II- TÌNH HÌNH CHI BHXH Ở TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
1. Các hình thức chi BHXH hiện hành ở Việt Nam.
2. Tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở BHXH Tỉnh Cao Bằng
3. Tổng chi BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2010.
4. Hình thức chi trả.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG TRONG GIAN QUA.
1.Những mặt đạt được:
2. Những mặt hạn chế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG THỜI GIAN TỚI.
I- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH TRONG THỜI GIAN TỚI:
II- ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
1- Đối với đại diện chi trả:
2. Đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương:
3. Đối với BHXH tỉnh Cao Bằng.
4. Đối với BHXH Việt Nam.
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng.doc