Nội dung:
Phân công trách nhiệm 2
Mở đầu 3
I. Quản lý và các yếu tố cơ bản của quản lý .4
1.1. Khái niệm .4
1.2. Đặc điểm của quản lý .6
1.3. Các phương pháp quản lý .9
1.4 Mục tiêu quản lý .14
II. Nội dung cơ bản của quản lý .16
2.1. Lập kế hoạch .16
2.2. Tổ chức .26
2.3. Lãnh đạo, điều hành 34
2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh 38
III. Ra quyết định trong quản lý 45
3.1. Khái niệm và các tình huống ra quyết định quản lý .45
3.2. Quy trình ra quyết định quản lý 48
3.3. Hiệu lực, hiệu quả của quyết định quản lý .50
IV. Lãnh đạo và quản lý .51
4.1. Khái niệm lãnh đạo .51
4.2. Lãnh đạo là phong cách quản lý hiện đại 54
4.3. Các phong cách lãnh đạo, quản lý .58
Tài liệu tham khảo 65
MỞ ĐẦU
Theo yêu cầu của môn học Quản lý công, Nhóm 1 – Lớp QLKT4 – K19 được phân công làm tiểu luận với đề tài nội dung của Chương I “Khái niệm, nội dung về quản lý”. Đây là một đề tài có nội dung khá rộng và có tính học thuật cao. Môn học phải nghiên cứu những vấn đề về quản lý: Vai trò, cơ cấu và những đặc điểm cơ bản của quản lý; Quy trình ra Quyết định trong quản lý; Lãnh đạo, các phong cách lãnh đạo và quản lý
Ý thức được tầm quan trọng của môn học và bài tiểu luận, ngay từ khi nhận đề tài tiểu luận Nhóm đã chủ động phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên, mỗi người phụ trách một vấn đề với nguồn tài liệu chủ yếu là giáo trình, bài giảng của các môn học có liên quan của các trường thuộc khối kinh tế - xã hội. Trong quá trình làm tiểu luận chắc chắn không tránh được có sai sót cần bổ sung, sửa chữa, vì vậy chúng tôi rất mong muốn nhận được sự phản biện, góp ý của các thành viên trong Lớp 4 Quản lý Kinh tế – Khóa 19 Nghệ An, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6971 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý công: Khái niệm, nội dung về quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Kiểm tra công tác tổ chức.
+ Kiểm tra công tác lãnh đạo.
+ Kiểm tra công tác kiểm tra
2.4.4 Quy trình, phương pháp và yêu cầu kiểm tra
*Quy trình kiểm tra
-Quy trình kiểm tra cơ bản
Quy trình kiểm tra cơ bản gồm các nội dung sau:
Đo lường
Thiết lập
các tiêu chuẩn
Các giải pháp điều chỉnh
* Thiết lập các tiêu chuẩn
Thiết lập tiêu chuẩn là công việc đầu tiên của quá trình kiểm tra. Nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đối với chất lượng của hoạt động kiểm tra.
Tiêu chuẩn là yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ theo một quy trình khoa học để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Tiêu chuẩn được phân ra thành nhiều loại hình khác nhau:
- Tiêu chuẩn định tính
Tiêu chuẩn định tính thường liên quan tới thái độ, trách nhiệm đối với công việc; những chuẩn mực giá trị trong ứng xử bên trong và ứng xử bên ngoài... Tiêu chuẩn định tính thường mang tính chung chung, trừu tượng và tương đối khó xác định cũng như khó đo lường. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng tới tư duy logic và tư duy phi logic.
- Tiêu chuẩn định lượng
Tiêu chuẩn định lượng thường liên quan tới các chỉ tiêu, các thông số về kinh tế - kỹ thuật và được biểu hiện qua các con số, có thể cân đong đo đếm được.
Tiêu chuẩn cũng có thể được chia thành:
- Tiêu chuẩn trong quy trình thực hiện công việc
- Tiêu chuẩn về các dịch vụ và sản phẩm
Một số yêu cầu khi xây dựng các tiêu chuẩn:
- Về nội dung của tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn phải phù hợp với mục tiêu và năng lực của tổ chức
+ Cụ thể, rõ ràng, gắn liền với công việc và đối tượng
+ Chính xác, dễ sử dụng
- Về cách thức xây dựng tiêu chuẩn:
+ Lựa chọn những người có năng lực
+ Đầu tư về thời gian và tài chính
* Đo lường
Việc đo lường phải xuất phát từ những tiêu chuẩn đã được xác lập. Đo lường bao gồm việc thực hiện công việc và kết quả của công việc. Đây là hoạt động đối chiếu, so sánh giữa hoạt động và kết quả hoạt động với tiêu chuẩn đề ra, từ đó có thể phát hiện những sai lầm và sai lệch. Việc đo lường không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách dễ dàng và chính xác, nhất là đối với những công việc và đối tượng phức tạp, tiêu chuẩn không rõ ràng hay mang tính định tính. Trong trường hợp như vậy, đôi khi nhà quản lý có thể dùng khả năng phân tích của mình để phán đoán và chỉ ra các sai lệch.
- Một số phương pháp đo lường:
+ Đánh giá bằng điểm và đồ thị
+ Xếp hạng luân phiên
+ So sánh cặp đôi
+ Đo lường điểm mấu chốt
+ Sử dụng các công cụ ISO, hộp đen
- Một số yêu cầu trong quá trình đo lường việc thực hiện kết quả:
+ Không được mang tiêu chuẩn của một công việc này sang để áp đặt, đánh giá một công việc khác.
+ Loại bỏ những thành kiến và định kiến cá nhân trong quá trình đo lường, đánh giá.
+ Tiến hành đo lường, đánh giá thường xuyên, đúng yêu cầu, đúng mục đích và quy trình
+ Kết quả đo lường phải phù hợp với công việc, chức năng, nhiệm vụ của người thực hiện công việc
+ Đo lường phải chỉ ra được sai lệch một cách chính xác và nguyên nhân của những sai lệch đó.
* Các giải pháp điều chỉnh
- Đối với ưu điểm
Khi phát hiện những ưu điểm của hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý phải đưa ra các giải pháp nhằm phát huy, kế thừa và nhân rộng nó. Bên cạnh đó phải kịp thời khích lệ, động viên bằng các hình thức khen thưởng đối với các cá nhân, bộ phận thực hiện công việc đó.
- Đối với nhược điểm
Khi phát hiện ra sai lầm và sai lệch, người quản lý cần phải tập trung phân tích vấn đề để tìm ra nguyên nhân sai lầm và sai lệch, từ đó có kế hoạch đưa ra những giải pháp điều chỉnh hữu hiệu.
Sửa chữa sai lầm và điều chỉnh sai lệch là những công việc liên quan đến toàn bộ các chức năng của quy trình quản lý. Tuỳ theo nội dung sai lầm và sai lệch mà nhà quản lý có thể thực hiện phương án điều chỉnh phù hợp. Có thể điều chỉnh những nội dung trong lập kế hoạch (mục tiêu, phương án), hay điều chỉnh trong công tác tổ chức (thiết kế bộ máy, phân công công việc, giao quyền), hoặc điều chỉnh trong công tác lãnh đạo (nội dung hay cách thức lãnh đạo), thậm chí điều chỉnh ngay trong công tác kiểm tra (tiêu chuẩn, đo lường). Những phương án điều chỉnh đó là căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới những sai lầm và sai lệch.
Nếu như công việc xác lập tiêu chuẩn, đo lường kết quả là những công việc khó khăn thì việc đưa ra các giải pháp điều chỉnh lại càng khó khăn hơn.
- Quy trình kiểm tra chi tiết
Quy trình kiểm tra chi tiết gồm tám bước cơ bản và được mô tả theo sơ đồ sau:
Xác định
Ưu &
Nhược điểm
So sánh
với
tiêu chuẩn
Đo lường
Hoạt động và
Kết quả
hoạt động
Hoạt động và
Kết quả
hoạt động
Phân tích
Nguyên nhân
Ưu &
Nhược điểm
Xây dựng
các
giải pháp
Thực hiện
các
giải pháp
Kết quả
Mong muốn
Quá trình kiểm tra chi tiết là sự cụ thể hoá của quy trình kiểm tra cơ bản và nó là một hệ thống mang tính phản hồi. Tính phản hồi của hệ thống kiểm tra chi tiết được biểu hiện ở chỗ: hệ thống này phân tích quá trình kiểm tra một cách toàn diện và chi tiết hơn so với tiến trình kiểm tra cơ bản (thiết lập tiêu chuẩn, đo lường và các giải pháp điều chỉnh). Các nhà quản lý tiến hành đo lường hoạt động và kết quả hoạt động đã thực hiện trong thực tế, so sánh kết quả đo lường này với các tiêu chuẩn đã được xác lập, rồi xác định và phân tích các nguyên nhân của các vấn đề. Sau đó, để thực hiện những giải pháp phù hợp cần thiết, các nhà quản lý phải đưa ra một chương trình cho các giải pháp và thực hiện chương trình đó để đạt tới kết quả mong muốn. Quy trình này lại tiếp tục một chu kỳ mới theo những nội dung trên nhưng ở một cấp độ và trình độ cao hơn.
2.4.5 Phương pháp kiểm tra
Phương pháp kiểm tra là toàn bộ cách thức đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở lựa chọn những công cụ, phương tiện và cách thức phù hợp nhằm đạt tới kết quả kiểm tra chính xác và khách quan.
Phương pháp kiểm tra bao gồm các nhân tố:
+ Phân công chủ thể kiểm tra phù hợp với chức vị
+ Lựa chọn công cụ và phương tiện kiểm tra phù hợp
+ Lựa chọn cách đo lường phù hợp
Sự phù hợp của công cụ, phương tiện và cách thức đo lường gắn liền với chủ thể, đối tượng, hoàn cảnh kiểm tra.
Chủ thể kiểm tra có thể là một người, một nhóm người với các tầng nấc khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, tính chất của công việc, đối tượng và hoàn cảnh mà chủ thể kiểm tra lựa chọn những công cụ và cách thức kiểm tra phù hợp.
Một số công cụ kiểm tra
- Bảng tiêu chuẩn công việc
- Nội quy, quy chế, pháp luật
- Các công cụ kĩ thuật: Biểu đồ Gantt, PERT (Program Evaluation and Review Technique) v.v.
Một số cách kiểm tra
- Kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp
- Kiểm tra khâu trọng điểm
- Kiểm tra chéo giữa các bộ phận
- Kiểm tra ngẫu nhiên và kiểm tra mặc nhiên
- Kiểm tra toàn bộ với kiểm tra bộ phận
2.4.6 Yêu cầu của kiểm tra
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế theo các kế hoạch và chức vị.
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm cá tính của nhà quản lý.
- Việc kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu trong toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra phải khách quan.
- Kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí và văn hoá tổ chức.
- Kiểm tra phải tiết kiệm và hiệu quả
- Kiểm tra phải tạo động lực để hoàn thiện và phát triển tổ chức.
Các nội dung cơ bản của quản lý: Lập kế hoạch-Tổ chức-Lãnh đạo, điều hành – Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Cần xác định chính xác công việc của một người quản lý phải làm để đạt được các mục tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
Thực tế công tác quản lý ở Việt Nam thời gian qua có rất nhiều bất cập, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế. Trong vòng 2-3 năm qua, có hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam do làm ăn yếu kém, hoặc không thuận lợi bị phá sản, giải thể hoặc do có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng vốn từ đầu, tự giải thể, bỏ trốn. Những doanh nghiệp này đã không trả đủ, thậm chí không trả vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Tình trạng này cho thấy cần chấn chỉnh việc cấp phép, quản lý sau cấp phép các dự án FDI trong đó có yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động.
Một ví dụ về Tập đoàn Vinashin, trong những năm qua, Vinashin đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước….Việc Vinashin từng "qua mặt" Chính phủ cho thấy các nguyên tắc quản trị và quản lý bị xem nhẹ từ cấp trên trực tiếp của Vinashin là Chính phủ và bản thân Vinashin. Qua 11 lần thanh tra, kiểm toán Vinashin cho thấy những sai phạm như đầu tư dàn trải tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản; sản xuất kinh doanh đình trệ; tình hình nội bộ diễn biến phức tạp… là những vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng đã không được xử lý, ngăn chặn kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát Tập đoàn Vinashin còn hạn chế yếu kém, dẫn đến chậm phát hiện những yếu tố tiềm ẩn, đưa Vinashin đến bờ vực phá sản. Bài học về Vinashin vẫn còn “nóng hổi” đối với các nhà quản lý Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần hiểu và thực hiện đúng các nội dung cơ bản của quản lý.
III. RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ
3.1.Khái niệm và các tình huống ra quyết định quản lý
3.1.1. Khái niệm quyết định quản lý
Quyết định quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của quy trình lập kế hoạch. Việc lựa chọn phương án tối ưu trong nhiều phương án đã được xây dựng là thời điểm đánh dấu kế hoạch được chấp nhận. Như vậy việc tìm hiểu những vấn đề liên quan tới quyết định quản lý ở đây là sự cụ thể hoá của một bước trong quá trình lập kế hoạch. Điều đó có nghĩa là quyết định quản lý được tiếp cận theo nghĩa hẹp.
Quyết định quản lý là việc ấn định hay tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản lý về một hoặc một số phương án để thực hiện những công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
* Đặc điểm của quyết định quản lý
* Quyết định quản lý là hạt nhân của hệ thống quản lý
Quyết định quản lý liên quan tới tất cả các yếu tố của hệ thống quản lý. Quyết định quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý. Bất cứ nhà quản lý nào cũng phải thông qua quyết định quản lý để thực hiện chức năng của mình. Nhiều nhà tư tưởng quản lý đồng nhất quản lý với việc ra quyết định. Điều đó là hợp lý ở chỗ khi thực hiện nguyên tắc quản lý, quy trình quản lý, phương pháp quản lý, phong cách quản lý… mục đích cuối cùng hướng tới là để có các quyết định quản lý đúng đắn. Tuy nhiên, ra quyết định chỉ mới là một điều kiện cần của hoạt động quản lý. Quản lý là một chỉnh thể bao gồm nhiều nhân tố trong đó ra quyết định và thực thi quyết định là hạt nhân quan trọng nhất của nó.
* Quyết định quản lý vừa có tính tối ưu vừa có tính hạn định
Tính tối ưu của quyết định quản lý thể hiện ở chỗ khi nhà quản lý đã ấn định và lựa chọn một phương án nào đó thì họ đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng để phân công đúng người đúng việc và cung cấp những điều kiện vật chất, tài chính phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, khi hoàn cảnh thay đổi (mà điều này diễn ra thường xuyên) thì phương án đã lựa chọn có thể không còn phù hợp. Mặt khác, khi thực hiện tốt phương án đã lựa chọn có thể xảy ra tình trạng ảnh hưởng không tốt tới phương án khác hoặc công việc khác của tổ chức.
* Quyết định quản lý vừa mang tính chắc chắn vừa mang tính rủi ro
Quyết định quản lý là một hàm biến số, bao gồm: con người thực hiện, công việc, công cụ, phương tiện và hoàn cảnh.
Tính chắc chắn của quyết định quản lý chỉ có thể có được khi nhà quản lý nhận thức được bản chất của các biến số và kết hợp chúng một cách phù hợp.
Tính rủi ro của quyết định quản lý có thể xảy ra nếu như nhà quản lý không thấy được một hoặc một số biến số đã thay đổi hoặc lệch pha nhau mà vẫn kết hợp chúng lại một cách chủ quan.
Như vậy, quyết định quản lý với tư cách là những phương án lựa chọn tối ưu của chủ thể trong một điều kiện hoàn cảnh nhất định là biểu hiện rõ nét nhất của cái gọi là quản lý “theo tình huống”. Dưới góc nhìn khoa học và nhãn quan thực tiễn, chúng ta không nên phủ nhận hoàn toàn trường phái quản lý “theo tình huống” bởi vì nó vốn tồn tại thực sự trong thực tế. Chỉ có điều thực tiễn quản lý là hết sức đa dạng và phong phú mà quản lý theo tình huống là một trong những biểu hiện của sự đa dạng đó.
* Quyết định quản lý phản ánh quan hệ lợi ích nhất định
Quyết định quản lý có nhiều loại hình và tính chất khác nhau. Nhưng dưới góc độ lợi ích có thể thấy rằng việc ban hành và thực thi những quyết định quản lý cụ thể thường liên quan tới quan hệ lợi ích trong tổ chức. Có những quyết định mang lại lợi ích chung cho mọi người, cũng có thể có những quyết định mang lại lợi ích cho một nhóm người, có những quyết định mang lại lợi ích cho một cá nhân, hoặc có những quyết định chỉ có lợi cho chủ thể quản lý mà ảnh hưởng tới lợi ích của đối tượng quản lý. Rõ ràng các loại quyết định quản lý đó có ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển của tổ chức.
Các nhà quản lý có vai trò quyết định đối với việc giải quyết các xung đột về lợi ích trong tổ chức thông qua việc xây dựng và thực thi các quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp. Muốn vậy, họ phải tuân theo “quy luật hoàn cảnh” trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý. Chỉ có những quyết định quản lý mang lại lợi ích chung, lợi ích tập thể thì mới đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả cho tổ chức.
* Quyết định quản lý vừa mang dấu ấn của chủ thể, vừa phản ánh văn hoá tổ chức
Thông qua việc ra quyết định và thực thi quyết định, có thể nhận biết được chủ thể quản lý đang lựa chọn phương pháp và phong cách quản lý nào. Nói cách khác, quyết định quản lý là sản phẩm của cách thức sử dụng quyền lực của chủ thể. Quyết định quản lý có thể được tạo ra bởi một người, một nhóm người hay một tổ chức. Việc lựa chọn cách thức nào cho việc ra quyết định là biểu hiện của văn hoá tổ chức.
3.1.2. Các tình huống ra quyết định quản lý
Tuỳ vào các căn cứ khác nhau mà có thể phân chia thành nhiều loại quyết định quản lý:
- Căn cứ vào phạm vi của quyết định:
+ Quyết định chiến lược: Đây là những quyết định mang tính định hướng phát triển trong thời gian tương đối dài và có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong hệ thống tổ chức.
+ Quyết định chiến thuật hay các quyết định tác nghiệp. Đây là những quyết định mang tính định lượng, liên quan tới nội dung và cách thức thực hiện những nhiệm vụ và công việc cụ thể. Những quyết định tác nghiệp thường căn cứ vào những quyết định chiến lược để triển khai.
- Theo mức độ ổn định hay không ổn định của quyết định
+ Quyết định chương trình hoá: Là dạng quyết định về một vấn đề thường xuyên nảy sinh, quy trình thực hiện rõ ràng, có tính ổn định và lặp lại. Đây là những quyết định dễ ban hành và thường tốn ít thời gian.
+ Quyết định phi chương trình hoá: Đây là loại quyết định về những vấn đề chưa có tiền lệ, hay là một vấn đề phức tạp và quan trọng. Nội dung của loại quyết định này thường là mới và không có cấu trúc.
- Theo chủ thể ra quyết định:
+ Quyết định cá nhân: Là quyết định do một cá nhân ban hành
+ Quyết định tập thể: Là quyết định do tập thể ban hành
+ Quyết định hỗn hợp: Là hình thức quyết định kết hợp cả hai phương thức ra quyết định tập thể và cá nhân
Hoặc là:
+ Quyết định của người quản lý cấp cao
+ Quyết định của người quản lý cấp trung
+ Quyết định của người quản lý cấp thấp
- Theo nội dung quyết định:
+ Quyết định về nhân sự
+ Quyết định về tài chính
+ Quyết định về cơ sở vật chất
+ Quyết định về lĩnh vực chuyên môn
- Theo hình thức ban hành quyết định:
+ Quyết định bằng văn bản: Là quyết định được ban hành dưới dạng văn bản
+ Quyết định bằng lời nói: Là quyết định được ban hành dưới dạng lời nói
- Theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện
+ Quyết định cưỡng chế
+ Quyết định hướng dẫn
+ Quyết định tuỳ nghi
3.2. Quy trình ra quyết định quản lý
* Quy trình xây dựng quyết định quản lý
Bước 1: Xác định vấn đề
Việc xác định vấn đề là công việc khó khăn. Nếu xác định vấn đề sai, thì mọi quyết định được ban hành đều sai.
Để xác định được vấn đề ra quyết định, nhà quản lý dựa vào những chỉ báo sau đây:
+ Sự sai lệch giữa hiện tại với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, sự khác biệt giữa thành tích hiện tại với những thành tích trong quá khứ hay một sự thay đổi đột ngột về chính sách.v.v. Khi đó, tình huống có vấn đề sẽ xuất hiện và là dấu hiệu cần quan tâm cho việc ra quyết định.
+ Sự sai lệch so với kế hoạch ban đầu. Khi các kết quả không đáp ứng mục tiêu dự kiến hoặc kế hoạch. Những sự cố này báo hiệu rằng kế hoạch đang bị chệch hướng.
+ Vấn đề phát sinh từ bên ngoài: Ví dụ, sự đòi hỏi của thị trường, khách hàng hay sự thay đổi của hệ thống pháp luật.v.v
Việc xác định vấn đề là một công việc khó khăn. Những nguyên nhân cản trở quá trình xác định vấn đề có thể là do nhận thức, thiếu thông tin và từ chính sự phức tạp của vấn đề cần xác định.
Các loại vấn đề thường gặp là: Cơ hội, khủng hoảng và những vấn đề thường lệ của tổ chức. Các nhà quản lý phải tự phát hiện ra các cơ hội còn những khủng hoảng và những vấn đề thường lệ của tổ chức thì tự nó bộc lộ ra. Các tổ chức thường bỏ qua những vấn đề khủng hoảng và thường lệ để tập trung vào những cơ hội và vấn đề lâu dài thông qua những hoạt động lập kế hoạch.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin
Khi đã xác định được vấn đề thì công việc tiếp theo của các nhà quản lý là phải thu thập những thông tin liên quan đến nó.
Bước 3: Dự kiến phương án thực hiện
Khi vấn đề đã được xác định thì cần phải xem xét những phương án khả thi cho vấn đề đó. Quá trình xây dựng các phương án chính là quá trình khảo sát và tìm kiếm thông tin bên trong và bên ngoài của tổ chức.
Việc xây dựng các phương án phải được thực hiện trong những giới hạn về các nguồn lực, thời gian và hiệu quả.
Về mặt lý thuyết, càng có nhiều phương án được đưa ra thì càng có nhiều cơ hội lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế thì không cần xây dựng quá nhiều phương án mà cần phải nỗ lực xây dựng được các phương án tối ưu nhất. Việc xây dựng những phương án cần phải chi tiết.
Bước 4: Đánh giá các phương án
Khi xây dựng xong các phương án thì cần phải đánh giá và so sánh chúng. Việc lựa chọn một quyết định chính là chọn lựa một phương án hành động được coi là tối ưu nhất.
Khi lựa chọn một phương án, nhà quản lý phải hướng đến những mục đích và mục tiêu đã định trước. Mối quan hệ giữa phương án - kết quả dựa trên cơ sở ba khả năng có thể xảy ra như sau:
Khả năng phương án chắc chắn: Người ra quyết định hoàn toàn biết rõ những kết quả của từng phương án.
Khả năng phương án rủi ro: Người ra quyết định ước tính xác suất của những kết quả của từng phương án.
Khả năng phương án thất thường: Người ra quyết định hoàn toàn không biết xác suất của kết quả của từng phương án.
Việc đánh giá các phương án có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như:
+ Phân tích định lượng và định tính
+ Phân tích SWOT về các phương án
+ Phân tích lề (biên duyên)
+ Phân tích chi phí - lợi ích
Bước 5: Ra quyết định
Mục đích của việc lựa chọn phương án là nhằm đạt được mục tiêu định trước bằng. Các phương án được lựa chọn thường là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro xảy ra. Bởi lẽ, việc lựa chọn phương án là ở hiện tại, còn việc thực hiện nó là ở tương lai. Giữa hiện tại và tương lai không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Vì vậy, việc lựa chọn phương án không phải lúc nào cũng có được những giải pháp tối ưu.
Chính vì những lý do trên, cho nên người lựa chọn phương án (ra quyết định) chỉ là người làm thoả mãn yêu cầu chứ không phải là người tối ưu hoá, khi lựa chọn phương án đáp ứng được một tiêu chuẩn có thể chấp nhận được (đạt yêu cầu).
Việc lựa chọn phương án ra quyết định trong tình huống rủi ro thường là phổ biến hơn cả.
* Các cơ sở ra quyết định quản lý
+ Kinh nghiệm
+ Trực giác
+ Thực nghiệm
+ Nghiên cứu và phân tích (vận trù học, cây quyết định, lý thuyết trò chơi)
+ Phương pháp chuyên gia
3.3. Hiệu lực, hiệu quả của quyết định quản lý
Để ra được một quyết định chính xác, hợp lý và mang lại hiệu quả cao cần phải thực hiện một số yêu cầu cơ bản như sau:
- Khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong xây dựng quyết định.
Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các lựa chọn quyết định. Những thông tin cơ bản về vấn đề ra quyết định cần phải được thu thập và xử lý từ trước. Quá trình ra quyết định chỉ là bước lựa chọn thông tin chính xác nhất mà thôi.
- Thống nhất giữa các chủ thể (quan điểm, lợi ích.v.v.)
Tình trạng giữa các cấp quản lý không thống nhất về hệ quan điểm và các giá trị kỳ vọng vào việc thực hiện quyết định cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng quyết định quản lý được ban hành. Vì vậy, trong quá trình ra quyết định, việc tuân thủ nguyên tắc quản lý "Thống nhất về mặt lãnh đạo và chỉ huy" là một đòi hỏi quyết định nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định quản lý.
- Chấp nhận tính tương đối của quyết định quản lý.
Khi ra quyết định quản lý thì đừng cố gắng tìm câu trả lời đúng. Tùy theo tầm nhìn, sự hiểu biết và hệ giá trị của mỗi người mà vấn đề có thể có nhiều câu trả lời đúng. Vì thế, đừng cố tìm một câu trả lời duy nhất đúng mà chỉ nên tìm câu trả lời hợp lý nhất.
- Tính kịp thời
Thông thường, việc ra quyết định quản lý được quy trình hoá dưới các bước đi cụ thể. Nhưng giữa tính quy trình ( tính logic) với sự sáng tạo và nhạy cảm không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Vì thế, đừng bao giờ thực hiện các nguyên tắc và quy trình cho trước một cách máy móc.
- Dám chịu trách nhiệm
Việc không dám chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng lựa chọn quyết định hợp lý với bản thân chứ không hợp lý so với hoàn cảnh. Sự lo sợ thất bại có thể làm tê liệt quyết tâm thực hiện những ý tưởng hay.
IV. LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
4.1. Khái niệm
4.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo.
Theo James Gibson: lãnh đạo là một phần công việc của quản lý nhưng không phải toàn bộ công việc quản lý. Lãnh đạo là năng lực thuyết phục người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định.
George Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức.
R. Tannenbaum, R. Weschler và F. Massarik: Lãnh đạo là ảnh hưởng liên nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thông qua quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc những mục đích chuyên biệt.
H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
P. Hersey và Ken Blanc Hard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.
Có nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý. Nhưng có thể khái quát thành hai khuynh hướng điển hình:
Một là: Lãnh đạo và quản lý là đồng nhất với nhau.
Hai là: Lãnh đạo và quản lý là hoàn toàn khác biệt.
Thực chất, lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt. Để thấy được lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt, cần phải căn cứ vào các phương diện sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể hoạt động.
Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ một nhà lãnh đạo cũng có thể được gọi là một nhà quản lý, và ngược lại, một nhà quản lý có thể được coi là một nhà lãnh đạo.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện: chỉ những nhà quản lý cấp cao mới là những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thường không được gọi là nhà lãnh đạo.
Thứ hai, xét về phương diện mục tiêu (Nội dung) hoạt động.
Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý đó là các hoạt động này dù được thực thi theo cách nào thì cũng nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thuộc về tính chất của mục tiêu mà chúng hướng tới. Mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hướng, chiến lược, định tính; Mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định lượng.
Thứ ba, về phương thức hoạt động.
Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý: hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý đều phải được thực hiện trên cơ sở khoa học và nghệ thuật để phối hợp các nguồn lực nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thể hiện ở chỗ: hoạt động lãnh đạo là hoạt động nhằm hướng dẫn, động viên, khích lệ nhân viên và duy trì kỷ luật, kỷ cương của họ, do vậy, yếu tố nghệ thuật phải được đặt lên hàng đầu và cùng với nó là phải sử dụng yếu tố khoa học; hoạt động quản lý là hoạt động nhằm duy trì kỷ luật, kỷ cương và động viên, khích lệ nhân viên, do vậy, yếu tố khoa học được đặt lên trước và cùng với nó là yếu tố nghệ thuật
Từ những quan niệm về lãnh đạo và về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý, có thể đưa ra một định nghĩa về lãnh đạo (theo nghĩa rộng) như sau:
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
4.1.2. Định nghĩa nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ.
- Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
4.2 Lãnh đạo là phong cách quản lý hiện đại
Chọn phong cách lãnh đạo tùy theo hoàn cảnh công ty, thử thách công ty đang đối mặt, và nhu cầu của tập thể nhân viên có liên quan.
Trong quyển sách "Nền tảng lãnh đạo", Daniel Goleman miêu tả 6 phong cách lãnh đạo khác nhau. Những nhà lãnh đạo tài tình nhất có thể áp dụng các phong cách khác nhau, tùy từng tình huống cụ thể.
Có tầm nhìn
Đặc biệt khi công ty cần hướng đi mới thì rất cần một lãnh đạo có tầm nhìn. Người này sẽ dẫn dắt tập thể đến giấc mơ và con đường tươi sáng. Có thể họ chưa biết cách đạt đến những mục tiêu cao vợi, nhưng nhìn thấy tương lai và mở ra không gian tự do cho nhân viên sáng tạo, tiến hành thí nghiệm, chấp nhận liều lĩnh.
Chú trọng huấn luyện
Người lãnh đạo tuýp này thường tập trung vào việc phát triển từng thành viên nhóm, khuyến khích cấp dưới nâng cao năng lực, và giúp kết nối mục tiêu của cá nhân vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo kiểu huấn luyện viên "hợp rơ" với tập thể có óc sáng tạo, tài năng và khao khát phát triển tối đa. Tuy nhiên, nếu huấn luyện quá đà thì đồng nghĩa với việc can thiệp sâu vào đường đi nước bước của một cá thể mà dần cướp mất sự tự tin và độc lập của người đó.
Nâng cao dân chủ
Tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng của nhân viên, tạo ra nhóm cam kết thực hiện mục tiêu chung. Doanh nghiệp chưa có hướng đi rõ ràng cần người lãnh đạo tuýp này để thâu thập trí khôn của tập thể. Tuy nhiên, người lãnh đạo dân chủ sẽ dễ lúng túng nếu gặp lúc khủng hoảng, cần gấp quyết định dứt khoát của người dẫn đầu.
Người dẫn dắt
Luôn đặt những mục tiêu cao vợi. Bản thân họ bị ám ảnh làm thế nào để tốt hơn, nhanh hơn, và đòi hỏi nhân viên cũng phải nỗ lực không kém. Người lãnh đạo tuýp này thường gây áp lực quá sức chịu đựng cho nhân viên, phá hỏng và nhiệt tình cống hiến đầy niềm vui của tập thể.
Tướng chỉ huy
Đây là phong cách lãnh đạo thường được áp dụng nhất, nhưng tỏ ra ít hiệu quả nhất. Người lãnh đạo tuýp này chỉ trích, phê bình nhiều hơn ngợi khen, động viên, nên khiến cấp dưới chán nản, sầu não, giảm hiệu suất lao động. Lãnh đạo kiểu này chỉ thích hợp trong giai đoạn khủng hoảng, khi cần những thay đổi bước ngoặc.
Những ví dụ về phong cách quản lý hiện đại:
1. Suy nghĩ nhanh – thực hiện sớm. Từ trước khi thành lập công ty phân tích trực tuyến Omniture, anh Josh James luôn tự nhận mình mắc sai lầm nhiều hơn bất kỳ ai vì thói quen cứ nghĩ là làm, nhanh chóng, tức thì. Anh luôn mang theo mình quyển sổ ý tưởng để lập tức ghi chép những sáng kiến nảy ra hằng ngày, hằng giờ. Tích góp những phát kiến nhỏ, dần dần, anh tự tìm ra cách lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, phân phối của riêng mình, để xây dựng và phát triển doanh nghiệp thành công nhất.
2. Dũng cảm nói “không”. Chị Kelly Cutrone từng là nhà sáng lập công ty PR People’s Revolution. Chị cho biết: để làm việc với nhân viên và thương thảo với khách hàng một cách chuyên nghiệp thì cần học cách sử dụng sức mạnh của từ “không” một cách có hiệu quả. Khi cần, phải từ chối để vạch rõ giới hạn cần thiết trong công nghiệp dịch vụ. Không ôm đồm để tránh tạo sức ép dư thừa.
3. Giao tiếp có giới hạn. Joel Spolsky, nhà sáng lập kiêm CEO của Fog Creek Software nhận thấy rằng khi doanh nghiệp phát triển, các phòng ban được chuyên môn hóa, công việc của nhân viên dần đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, giao tiếp lại càng mở rộng. Thường xuyên phải hội họp, gặp gỡ, tiếp chuyện điện thoại, gửi e-mail… Tốn nhiều thời gian mà chưa hẳn có hiệu quả tích cực. Vậy nên, cần cân nhắc giới hạn của những hoạt động giao tiếp đối ngoại.
4. Phát triển hoạt động từ thiện. Khi công ty phát triển, kinh doanh phát đạt, để nhân viên đừng ngủ quên trong chiến thắng, chị Amy Simmons, chủ doanh nghiệp Amy’s Ice Cream, đã tổ chức ngày tình nguyện tại bệnh viện và khuyến khích các nhân viên hành động cho cộng đồng. Vừa tạo sinh khí mới cho mọi người hằng say lao động, vừa để tiếng thơm cho công ty.
5. Biến văn phòng thành xưởng sản xuất ý tưởng. Rob Dyrdek là vận động viên trượt ván chuyên nghiệp, nên khi thành lập công ty và trở thành doanh nhân, anh luôn tạo điều kiện để nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất mà anh gọi là Fantasy Factory. Không chỉ nhân viên, mà thậm chí khách hàng và các ngôi sao cũng tìm đến công ty của anh để tận hưởng cảm giác thoải mái và không khí vui vẻ để nảy sinh nhiều phát kiến mới.
6. Mọi nhân viên đều phải chăm sóc khách hàng. Bất cứ e-mail nào gửi đến công ty Kayak đều được trả lời tận tình. Nhà đồng sáng lập Paul English còn trực tiếp trả lời điện thoại khách hàng. Vậy nên, nhân viên hay kỹ thuật viên bất cứ phòng ban nào cũng phải thực hiện công việc như phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Theo lời anh English thì: “Kỹ thuật viên trực tiếp nghe phàn nàn từ khách hàng thì sẽ có thể hiểu và phản hồi đúng đắn, sát hợp, đem lại thay đổi có hiệu quả cho sản phẩm và dịch vụ của công ty”.
7. Đề cao tính sáng tạo. Caterina Fake, nhà đồng sáng lập trang chia sẻ hình ảnh Flickr, là người có lịch làm việc ngẫu hứng. Vấn đề năng suất và số lượng chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp lãnh đạo của chị. Theo chị, cần thiết nhất là tạo mọi điều kiện để nhân viên nảy ra sáng kiến độc đáo.
8. Sắp xếp lịch làm việc mở. Scott Lang, CEO của Silver Spring Network, luôn để lịch làm việc cố định 50% và linh hoạt 50%, để dành cho những cuộc gặp bất ngờ như bữa trưa với CEO khách hàng, bạn bè, tự đọc và học thêm, chiêm nghiệm toàn cảnh doanh nghiệp, cân nhắc kế hoạch tương lai…
9. Không chỉ xã giao mà cần đi sâu sát vào từng nhân viên. Theo chị Cutrone, mỗi nhân viên có những kỹ năng khác nhau với những tính cách khác nhau, nên không thể đối xử ngang bằng với tất cả mọi người. Chị không dừng lại ở mức quan hệ xã giao đều nhau với mọi người mà cố tìm dịp để trò chuyện với từng người về cuộc sống, những gì đang diễn ra, về khách hàng, về những mối lo…
10. Dẹp họp hành và bớt gặp mặt trực tiếp. Mark Cuban, chủ doanh nghiệp Dallas Mavericks và CEL của HDNet thấy rằng họp hành thật mất thời gian. Theo anh, nếu gặp gỡ trực tiếp hay gọi điện thoại cho khách hàng và đối tác thì tiêu tốn từ 5 đến 10 giờ/ngày. Vậy nên, tốt nhất là liên lạc qua e-mail dẫu cho là trao đổi công việc giữa nhân viên với nhau, nhân viên với khách hàng, đối tác…
11. Quản lý vi mô. Hầu hết doanh nghiệp thế hệ mới nghĩ rằng nhà quản lý giỏi không phải là người ôm đồm mà phải biết giao việc cho đúng người tài. Tuy nhiên, theo Joel Spolsky, thỉnh thoảng, để khắc phục vấn đề hay giải quyết nhiều khó khăn tồn đọng trong thời khủng hoảng thì cần một quản lý tài năng, có thể sâu sát và dẫn dắt hoạt động của nhân viên để nhanh chóng tháo gỡ trở ngại.
12. Để nhân viên làm việc linh hoạt. Alden Mills của Perfect Fitness thấy rằng chẳng cần thiết phải ép nhân viên vào khuôn khổ giờ làm việc cố định, cứ để họ tự đến và đi bất cứ lúc nào. Giữ nhân viên ở công ty khi họ không tha thiết chẳng bằng để họ về nhà hoặc đi du lịch mà cứ phải nghĩ đến công việc và trách nhiệm với công ty.
13. Tự thực hiện những cuộc gọi quan trọng. Jordan Zimmerman, nhà sáng lập công ty Zimmerman Adcertising luôn trực tiếp gọi điện đến và trao đổi công việc với những khách hàng quan trọng hằng ngày. Mục đích là duy trì quan hệ thân tình, tạo thành nhóm bạn bè, thường xuyên cập nhật phản hồi từ họ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu thay đổi nhanh và ngày càng cao của khách hàng.
4.3. Các phong cách lãnh đạo, quản lý
4.3.1. Ba phong cách lãnh đạo lớn.
Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.Văn hóa quản lý lâu nay vẫn được xem là cấu thành bởi rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng hộ, định hướng, nhóm… Song trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu chỉ có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: lãnh đạo trực tiếp; lãnh đạo dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận và lãnh đạo ủy thác. Ba phong cách này theo tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữ cái D (Directing; Discussing; Delegating) nên còn được gọi là “Phong cách lãnh đạo 3-Ds” (The 3-Ds of Management Style). Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.
4.3.1.1. Phong cách lãnh đạo trực tiếp (Phong cách độc đoán)
Những nhà quản lý theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng họ phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được.
- Cách thức giao tiếp với nhân viên: Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà quản lý có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì. Cách giao tiếp của nhà quản lý là rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, những gì màu mè và kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa?
- Thiết lập mục tiêu: Nhà quản lý sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên, ví dụ: “Mục tiêu của anh trong tháng này là phải bán được 15 chiếc xe ô-tô”. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà quản lý mong chờ ở anh ta điều gì. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy con người.
- Cách thức ra quyết định: “Tôi muốn anh dừng ngay những việc đang làm và giúp cô Nga chuẩn bị một phòng họp dành cho hội thảo”. Nhà quản lý thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện.
- Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Những nhà quản lý thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Cách đưa mệnh lệnh của họ thường là: “Hãy quay trở lại gặp tôi vào lúc 11h trưa và báo cáo tóm tắt những công việc mà anh đã làm xong”. Các nhà lãnh đạo này thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn.
- Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong cách trực tiếp cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng dẫn của họ. Đó là câu nói thể hiện thái độ hài lòng của họ đối với nhân viên.
Phong cách lãnh đạo trực tiếp rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
4.3.1.2. Phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận (Phong cách dân chủ)
Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian để thảo luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi? Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà quản lý là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến.
- Cách thức giao tiếp: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. Nhà quản lý sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình. Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến nhất của họ.
- Thiết lập mục tiêu: Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từ ng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà quản lý này.
- Ra quyết định: Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà quản lý và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định.
- Kiểm soát việc thực hiện và cung cấp thông tin: Nhà quản lý và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết.
- Khen thưởng và ghi nhận công lao: Các nhà quản lý ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới.
Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần câu trả lời cho các vấn đề như: “Mục tiêu của chúng ta là gì?”; “Tiêu chuẩn chất lượng chúng ta cần là gì?”; “Tiến trình thực hiện công việc nên tiến hành như thế nào?”; “Ai nên làm công việc này?”; “Dạng kiểm soát và thông tin phản hồi nào là cần thiết?”. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà quản lý sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra.
4.3.1.3. Phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó (Phong cách tự do)
Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định.
- Cách thức giao tiếp: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao tiếp có thể chỉ là một chiều: Lãnh đạo đưa ra yêu cầu đối với nhân viên dưới quyền. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai chiều: Lãnh đạo thảo luận các phương án thực hiện với nhân viên. Giao tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện.
- Thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà quản lý thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà quản lý mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó.
- Ra quyết định: Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên, người nhân viên có quyền chọ lựa những phong cách thích hợp để đạt được kết quả mong đợi. Nhà quản lý phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà quản lý.
- Kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin: Nhà quản lý thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà quản lý không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng.
- Khen thưởng và ghi nhận kết quả: Nhà quản lý thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ không cần một nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch.
Mặc dù là ba phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiết một nhà quản lý chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trình điều khiển và giám sát công việc. Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xác định hoặc thay đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo.
Như vậy, phong cách lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nói chung và quản lý công nói riêng. Việc thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý một cách hiệu quả làm cho mọi việc thông suốt và định hướng các nội dung công việc khác.
Có rất nhiều mô thức và phong cách quản lý đã được xây dựng xuất phát từ thực tiễn quản lý mà các nhà quản lý cần tham khảo để vận dụng vào việc thực hiện chức năng lãnh đạo của mình. Sau đây là một số mô thức và phong cách quản lý điển hình:
* 4 mô thức quản lý của R. Likert:
1. Quản lý quyết đoán - áp chế
2. Quản lý quyết đoán - nhân từ
3. Quản lý tham vấn
4. Quản lý tham gia theo nhóm
* 5 mô thức quản lý của Jane Mouton và R. Blake:
1. Phong cách “quản lý suy giảm” (1.1)
2. Phong cách “quản lý đồng đội” (9.9)
3. Phong cách “quản lý theo kiểu câu lạc bộ ngoài trời” (1.9)
4. Phong cách “các nhà quản lý chuyên quyền theo công việc” (9.1)
5. Phong cách “quản lý chuyên quyền rộng lượng” (5.5)
* 7 phong cách lãnh đạo của R. Tannenbaum và W.H Schmidt liên quan tới mức của người quản lý trong việc ra quyết định:
1. Xây dựng quyết định rồi công bố cho cấp dưới
2. Tuyên truyền quyết định với cấp dưới
3. Báo cáo quyết định cho cấp dưới và khuyến khích họ nêu ý kiến
4. Dự thảo quyết định và cấp dưới đưa ra ý kiến sửa đổi
5. Nêu vấn đề, nghe ý kiến cấp dưới sau đó ra quyết định
6. Nêu yêu cầu và cho cấp dưới quyền ra quyết định
7. Uỷ quyền cho cấp dưới ra quyết định trong phạm vi vấn đề nhất định.
Gắn các hành vi ra quyết định với các phong cách lãnh đạo từ độc đoán đến dân chủ
Sự lãnh đạo lấy cấp dưới làm trung tâm
Sự lãnh đạo lấy chủ làm trung tâm
Mức độ sử dụng quyền hạn của nhà quản trị
Khu vực dành quyền tự do cho
những người cấp dưới
Nhà quản trị xác định giới hạn; yêu cầu nhóm ra quyêt định
Nhà quản trị đưa ra quyết định thăm dò có thể thay đổi
Nhà quản trị nêu vấn đề, tiếp nhận ý kiến đề xuất, ra quyết định
Nhà quản trị cho phép cấp dưới hoạt động trong giới hạn cấp trên quy định
Nhà quản trị “bán” quyết định
Nhà quản trị trình bày ý tuởng và yêu cầu chất vấn
Nhà quản trị ra quyết định và phổ biến
Tuy nhiên, sở dĩ có nhiều loại mô thức và phong cách quản lý như vậy là do người ta căn cứ vào những tiêu chí khác nhau mà những tiêu chí đó chưa phải là biểu hiện của bản chất của quản lý. Thực chất, nếu căn cứ vào quan hệ quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực, có thể phân chia phong cách quản lý thành ba loại điển hình:
- Phong cách quản lý chuyên quyền
- Phong cách quản lý dân chủ
- Phong cách quản lý “tự do”
Từ ba phong cách này có thể phái sinh những phong cách khác. Các nhà quản lý căn cứ vào điều kiện khách quan cũng như những nhân tố chủ quan để lựa chọn phong cách quản lý cho phù hợp.
Một số nhà khoa học hành chính, khi phân tích về phong cách lãnh đạo, đã phân chia ra bốn phong cách lãnh đạo dưới đây:
- Phong cách lãnh đạo thư lại: Lãnh đạo theo phong cách này chú ý đến sự tôn trọng triệt để các luật lệ, quy chế, đến sự duy trì và mở rộng phạm vi của tổ chức. Người lãnh đạo đòi hỏi ở nhân viên sự trung thành. Động cơ thúc đẩy hoạt động của nhà lãnh đạo là sự yên tâm.
- Phong cách chuyên chế: Người lãnh đạo chuyên chế muốn dùng nghị lực và kinh nghiệm của bản thân, đòi hỏi nhân viên sự tôn trọng triệt để các mệnh lệnh riêng của mình. Mục tiêu của người lãnh đạo chuyên chế là phát triển bản ngã. Người lãnh đạo có khuynh hướng coi nhân viên là những người tuân lệnh, không phải nghĩ ngợi gì cả.
- Phong cách lãnh đạo ngoại giao: Người lãnh đạo chú ý vào cá nhân nhân viên. Người lãnh đạo ngoại giao biết rõ từng nhân viên, biết cách cư xử với từng nhân viên để chi phối hành động củ họ. Người lãnh đạo ngoại giao muốn nhân viên có những tham vọng riêng, vì người nào cso nhiều tham vọng mới dễ thúc đẩy và do đó chính người lãnh đạo mới thực hiện được tham vọng của bản thân mình.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ: Mục tiêu của phong cách lãnh đạo này là pt tinh thần đoàn kết. Quyền hành căn cứ vào những dư luận của các hệ thống không chính thức trong nhóm. Người lãnh đạo dân chủ cho rằng những luật lệ, những mệnh lệnh chỉ hiệu lực khi những luật lệ và chỉ thị ấy phản ánh những ý tưởng mà trong nhóm đã chấp nhận; phong cách lãnh đạo này đòi hỏi ở nhân viên sự cộng tác thực sự và tinh thần tập thể.
Như vậy, mỗi phong cách lãnh đạo tạo ra cho tập thể một bầu không khí riêng biệt, ảnh hưởng đến thái độ và cách cư xử của nhân viên, và do đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hành chính công, NXB Thống kê, Hà nội, 2007;
Vũ Huy Từ, Võ Kim Sơn, Lê Chi Mai (2000), Quản lý khu vực công, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;
Phân tích chính sách công, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2008;
Phan Huy Đường (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB ĐHQGHN;
Báo cáo phát triển Việt Nam 2005 (WB) – Quản lý và Điều hành;
Các tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phong cach lanh dao.doc
- Tieu luan quan ly cong.doc