Đề tài Quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Chính sách BHXH đối với người lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”[20]. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tư nhân (KTTN) gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích lũy, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém: quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, sức cạnh tranh yếu ; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện đúng những quy định pháp luật đối với người lao động, chẳng hạn như hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động đối với người lao động đặc biệt là chưa tham gia BHXH cho người lao động [27]. Vì vậy, vấn đề tham gia BHXH cho người lao động thuộc khu vực KTTN cần phải được nghiên cứu thỏa đáng nhằm tìm ra những giải pháp để một mặt nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với khu vực này, mặt khác bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đồng thời tăng thêm nguồn thu để tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH. Đến nay công tác thu BHXH đối với những khu vực truyền thống như doanh nghiệp Nhà nước, hành chính sự nghiệp, liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào nền nếp ổn định. Các đơn vị thuộc những khối này nhìn chung có ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH. Do vậy, ngành BHXH cần tập trung nguồn lực khai thác thu BHXH ở những khu vực mới, nhiều tiềm năng có khả năng, triển vọng cũng như nhu cầu tham gia BHXH rất lớn chẳng hạn như khu vực KTTN. Trong những năm qua, BHXH tỉnh TT Huế đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thu BHXH đối với khu vực KTTN. Kết quả đã đem lại nhiều khả quan trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, đến số đơn vị và số lao động tham gia BHXH vẫn còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng. Đến thời điểm 31/12/2007, mặc dù đã có nhiều cố gắng, cả nước mới có khoảng 47.852 đơn vị đã tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc, chiếm 35,99% trong tổng số đơn vị KTTN, và 1.669.466 lao động đã tham gia chiếm khoảng 43,33% so với tổng số lao động. Với lý do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung: Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu cụ thể của đề tài là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống BHXH, chỉ ra được phương hướng và nhiệm vụ công tác quản lý thu BHXH khu vực KTTN trong thời gian tới. - Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý thu BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thu BHXH khu vực KTTN; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoặc chưa tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp được điều tra. Từ đó, đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động thu BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội khu vực KTTN (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh); Công tác triển khai và thực hiện thu BHXH khu vực KTTN của cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế; Điều tra 80 chủ sử dụng lao động doanh nghiệp khu vực KTTN đại diện về những yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về nội dung Nghiên cứu quy trình quản lý thu BHXH, đánh giá thực trạng tham gia BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động thu BHXH khu vực KTTN. 3.2.2 Phạm vi không gian Vùng nghiên cứu là địa bàn Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, do hạn chế về thời gian nên khi điều tra, phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp khu vực KTTN để đánh giá những nhân tố tác động đến tham gia BHXH bắt buộc. Chúng tôi chỉ điều tra, phỏng vấn chủ sử dụng lao động của 80 doanh nghiệp đã tham gia và chưa tham gia BHXH bắt buộc theo tỷ lệ 1:1 tại địa bàn thành phố Huế, là nơi có số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN chiếm tỷ trọng lớn nhất của tỉnh. 3.2.3 Phạm vi thời gian Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2007. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra doanh nghiệp năm 2007. 3.2.4 Hạn chế của đề tài Đề tài chưa đánh giá hiệu quả chính sách BHXH đối với khu vực KTTN, không đánh giá, phân tích được những tác động chính sách BHXH đối với doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

doc135 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣p các biểu mẫu thu chính xác, kịp thời, đồng thời tuyên truyền chính sách BHXH cho chủ sử sử dụng lao động và người lao động, vận động doanh nghiệp đóng BHXH hàng tháng đúng theo quy định Luật BHXH. Hoàn chỉnh phương thức quản lý thu, nộp BHXH,BHYT đối với các doanh nghiệp khu vực KTTN, đặc biệt là hướng dẫn phương thức thu và ghi sổ BHXH đối với những lao động thuộc các tổ chức, cá nhân không có pháp nhân đầy đủ như hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. Thực hiện BHXH đối với người lao động khu vực KTTN cần đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu. Do đó ngành BHXH cần cải tiến, hợp lý hóa quy trình cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và thực hiện tốt công tác chi đảm bảo sự công bằng hợp lý, củng cố lại công tác chi trả, thái độ phục vụ, điều đó sẽ tác động tích cực đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH khu vực này. 4.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện 4.2.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội - Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH đối với doanh nghiệp khu vực KTTN chưa tham gia BHXH. Theo kết quả nghiên cứu ở trên, ta thấy biến số THANHTRA dương, tác động ảnh hưởng lớn nhất trong việc tham gia BHXH. Do đó ngành bảo hiểm xã hội cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn thực hiện đóng BHXH đối với các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH. - Thực hiện nghiêm Luật BHXH đã được ban hành. Theo đó sẽ hạn chế tình trạng ký HĐLĐ ngắn hạn của các doanh nghiệp để trốn đóng BHXH bằng cách chỉ cho phép doanh nghiệp ký HĐLĐ xác định thời hạn lần thứ 2, sau đó phải chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Xử phạt nghiêm minh thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ sử dụng lao động cố tình trốn, nợ và chiếm dụng tiền BHXH của người lao động. Phối hợp với ngân hàng trích nộp BHXH và lãi của số tiền này từ tài khoản doanh nghiệp hoặc phong tỏa tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền. Để người sử dụng lao động không còn khe hở để trốn, nợ đóng BHXH, cần phải có hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH. 4.2.3.2 Tổ chức công tác tuyên truyền Công tác thông tin tuyên truyền có tác động rất lớn đến nhận thức của chủ sử dụng lao động trong việc tham BHXH, BHYT cho người lao động. Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy hệ số ai của biến số nguồn thông tin mà doanh nghiệp tiếp cận có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tham gia BHXH. Do vậy, khi triển khai công tác tuyên truyền cần phân biệt rõ đối tượng cần tuyên truyền để có các biện pháp, hình thức tuyên truyền đa dạng phù hợp cho từng đối tượng. Xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền, đặc biệt là phối hợp với các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình để thông tin tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động và chủ sử dụng lao động về chính sách, chế độ BHXH, mở các chuyên mục hay thực hiện các phóng sự, tổ chức các diễn đàn, hội thảo về BHXH. - Đối tượng cần tuyên truyền là chủ sử dụng lao động: Cần phải quán triệt thực hiện chính sách BHXH, BHYT bắt buộc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được điều chỉnh bằng Luật BHXH và các văn bản dưới Luật. Vì vậy, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT bắt buộc đối với người lao động mà mình ký kết HĐLĐ từ 03 tháng trở lên đúng theo quy định của Luật.Thứ nhất khi tham gia BHXH cho người lao động khi đó mới gắn bó với doanh nghiệp, tích cực lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và thứ hai đảm bảo khoản thu nhập người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu v.v… Đồng thời doanh nghiệp tránh được nguy cơ giải thể, phá sản không may người lao động gặp phải những rủi ro trong sản xuất kinh doanh như tai nạn lao động, chết v.v…Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHXH với những nội dung thiết thực và bằng nhiều hình thức đến chủ sử dụng lao động để nâng cao nhận thức, tạo niềm tin vào chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước để chủ sử dụng lao động tự giác chấp hành quy định chính sách BHXH, dần dần trở thành nhu cầu, đòi hỏi được tham gia BHXH. - Đối tượng cần tuyên truyền là người lao động : Đây là đối tưởng hưởng lợi trực tiếp từ chính sách BHXH. Cần phải nâng cao nhận thức cho người lao động hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong khi tham gia BHXH. Người lao động phải biết được các lợi ích mà mình được hưởng khi tham gia BHXH. Tích cực tuyên truyền chính sách sách BHXH bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt phù hợp với đối tượng là lao động phổ thông. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cơ quan BHXH phải có kế hoạch hàng năm, bằng các kênh thông tin khác nhau như tuyên truyền thông qua hệ thống công đoàn, phương tiện thông tin đại chúng, Pano, áp phích, phát tờ gấp, tập huấn hướng dẫn giải thích cho cán bộ làm công tác BHXH, BHYT tại các đơn vị, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH. 4.2.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống thực hiện thu bảo hiểm xã hội - Hoàn thiện hệ thống tổ chức, tạo môi tường pháp lý giúp cho việc chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc được dễ dàng, tạo điều kiện tốt nhất cho các cán bộ nghiệp vụ thu BHXH thực hiện nhiệm vụ vủa mình. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHXH, đặc biệt là cán bộ làm nghiệp vụ thu BHXH và có chính sách khuyến khích các đơn vị thu nộp tiền đúng thời hạn. - Nhanh chóng hiện đại hóa công tác quản lý BHXH bằng công nghệ thông tin, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp phát triển BHXH. 4.2.3.4 Quản lý thông qua phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn - Sở kế hoạch đầu tư cung cấp thông tin về những đơn vị mới đăng ký kinh doanh, Cục thuế tỉnh cung cấp thông tin về những đơn vị được cấp mã số thuế. Do vậy BHXH tỉnh tăng cường phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thuế trong việc khai thác số đơn vị và lao động mới đăng ký kinh doanh. - Sở lao động thương binh và xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Do vậy Bảo hiểm xã tỉnh thường xuyên kết hợp với các cơ quan này để tăng cường giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về lao động như đăng ký xây dựng thang lương, bảng lương người lao động, xây dựng thỏa ước lao động tập thể trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ đóng BHXH. - Kết hợp với Liên đoàn Lao động trong việc vận động tổ chức thành lập công đoàn ở các đơn vị khu vực KTTN, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp người lao động. - Phối hợp với UBND xã phường thị trấn tuyên truyền vận động, kiểm tra, rà soát tất cả các đối tượng là doanh nghiệp khu vực KTTN, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động trên địa bàn. - Phối hợp với cơ quan chức năng như Phòng LĐTBXH, Liên đoàn lao động và các tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên về việc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH. 4.2.3.5 Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng Hàng năm khen thưởng, nêu gương điển hình những đơn vị và cá nhân làm tốt công tác thu nộp BHXH. Có chế độ thưởng phạt nhằm hổ trợ động viên kịp thời đối với những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt chính sách BHXH. Đưa công tác BHXH của các đơn vị KTTN vào chỉ tiêu xét thi đua khen thưởng của huyện và thành phố. Nêu những gương điển hình tiên tiến trong thực thi chính sách BHXH để làm mô hình nhân rộng toàn tỉnh. 4.2.4 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách - Chính phủ sớm xây dựng và ban hành Luật Bảo hiểm y tế, tạo hành lang pháp lý cơ bản đồng bộ cho hoạt động của sự nghiệp bảo hiểm xã hội, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện thu BHXH, BHYT trong thời gian qua. - Chính phủ sớm ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng cho người lao động khu vực KTTN; phải đưa vào HĐLĐ các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người lao động ý thức trách nhiệm của mình và doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH; cần phân tách cụ thể cấp, ngành quản lý các doanh nghiệp về nơi sản xuất kinh doanh và số lượng lao động sử dụng, HĐLĐ, thang lương, bảng lương. Đây chính là yếu tố cơ bản để BHXH có cơ sở khai thác, phát triển BHXH đến người lao động và kiểm tra việc thực hiện BHXH đối với người lao động. - Chính phủ cần nghiên cứu ban hành mức đóng BHXH cụ thể đối với lao động thuộc hộ sản xuất kinh doanh cá thể và tổ hợp tác. Bởi vì hầu hết lao động thuộc nhóm đối tượng này không ký hợp đồng lao động; tiền lương, tiền công chỉ thỏa thuận với nhau. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thuộc đối tượng này ngày càng tham gia BHXH một cách tích cực. . Mức xử phạt hiện hành còn thấp. Nhiều doanh nghiệp sẳn sàng nộp phạt để khỏi phải đóng BHXH. Do vậy Chính phủ sớm ban hành đồng bộ quy định về chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp khu vực KTTN không thực hiện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động khu vực KTTN. Cơ quan BHXH chưa có chức năng thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về BHXH; Thanh tra lao động có chức năng này lại không thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời vi phạm, có những trường hợp phát hiện vi phạm thì chủ yếu nhắc nhở hoặc xử phạt ở mức thấp. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra những kết luận như sau: Hơn 20 năm đổi mới đất nước, khu vực KTTN tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích lũy, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội. Do vậy, thực hiện tốt chính sách BHXH khu vực KTTN nhằm góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động khu vực này; tạo lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ ranh giới người lao động làm việc khu vực nhà nước và ngoài nhà nước. Tuy nhiên đến nay số doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia BHXH cho người lao động mới chỉ đạt 30,45% so với số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn và hộ sản xuất kinh doanh cá thể vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động. Số thu BHXH khu vực KTTN tăng trưởng khá trong những năm gần đây và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu BHXH toàn tỉnh, góp phần giúp Quỹ BHXH tăng trưởng bền vững, đảm bảo lợi ích của người lao động khu vực KTTN tham gia BHXH. Trong những năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh đã có nhiều cố gắng nổ lực trong việc triển khai mở rộng khu vực KTTN tham gia BHXH. Đến nay doanh nghiệp khu vực KTTN tham gia BHXH cho người lao động vẫn còn thấp, chưa tương xứng so với số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Mặc khác số doanh nghiệp đã tham gia BHXH lại xảy ra tình trạng đóng thiếu, đóng không đúng thời gian quy định, do đó không ít gây khó khăn cho hoạt động của quỹ BHXH; điều kiện hệ thống cơ sở pháp lý cho chính sách BHXH còn chưa đầy đủ và đồng bộ, việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm. Xuất phát từ đó, luận văn đã nêu lên hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân. 2. KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với Nhà nước - Mở rộng thêm các các chế độ BHXH theo như Công ước Quốc tế, BHXH có 9 chế độ, nhưng nước ta hiện nay mới thực hiện được 6 chế độ. Cần mở rộng thêm chế độ BHXH tự nguyện, BHXH thất nghiệp. Trong thời gian tới, đối tượng khai thác tăng thêm nguồn thu BHXH chủ yếu lại tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (khoảng 90% lao động ngoài quốc doanh). Đây là khu vực kinh tế năng động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh, cạnh tranh nhau cùng phát triển trong cơ chế thị trường. Quá trình cạnh tranh tất yếu dẫn đến có doanh nghiệp ngày càng phát triển, nhưng cũng có doanh nghiệp bị thua lỗ phải sa thải công nhân và có khi dẫn đến phá sản. Trong tình hình đó, chế độ BHXH tự nguyện, BHXH thất nghiệp ra đời là một nguồn động viên lớn đối với người lao động nói chung và những người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành sớm chế độ BHXH tự nguyện, BHXH thất nghiệp đối với người lao động. - Nhà nước sớm ban hành Luật BHYT, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động của sự nghiệp bảo hiểm xã hội được đồng bộ. - Hiện nay, mức thu BHXH khu vực KTTN dựa trên tiền lương ghi trong HĐLĐ, thấp hơn nhiều so với tổng thu nhập thực tế của người lao động. Để mức thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng có ý nghĩa, giảm bớt chênh lệch giữa mức hưởng trợ cấp BHXH với thu nhập người lao động khi tham gia BHXH. Chính phủ cần phải quy định cụ thể nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương áp dụng cho khu vực KTTN để người sử dụng lao động có cơ sở trả lương và đóng BHXH cho người lao động. - Nhà nước sớm ban hành đồng bộ các quy định về bảo hiểm xã hội để người lao động trong hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác đều được tham gia BHXH, Tiến tới hình thành đa dạng về mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhiều mức đóng, mức hưởng khác nhau. - Các quy định liên quan đến những vi phạm chính sách BHXH trong Luật BHXH đã khá cụ thể nhưng văn bản hướng dẫn dưới Luật BHXH về chế tài xử lý các vi phạm lại chưa thực sự có tác dụng ngăn chặn, răn đe các vi phạm, mức xử phạt còn thất. Do vậy trong thời gian tới Nhà nước cần sửa đổi, cụ thể hóa những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Xử phạt bằng tiền với mức phạt cao gấp nhiều lần số tiền mà doanh nghiệp đã trốn; thắt chặt kỷ luật và đưa ra truy tố pháp luật những doanh nghiệp cố tình dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách BHXH. Chẳng hạn khi ban hành các chính sách về kinh tế, tài chính, thuế hoặc các văn bản điều chỉnh các quan hệ về kinh tế như pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Luật doanh nghiệp... cần có các điều khoản quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện BHXH. 2.2 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế - Trên tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TW ngày 26/05/1997 của Bộ chính trị về “ tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH” trong đó nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.Tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có chiến lược phát triển về BHXH khu vực KTTN, đưa mục tiêu phát triển tham gia BHXH khu vực KTTN vào Nghị quyết của tỉnh. Ngoài ra cần phải có sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách BHXH, trọng tâm là đối với khu vực KTTN trên địa bàn. Tỉnh ủy, UBND và HĐND cần chủ trì công tác tác sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn để đánh giá mức độ hoàn thành và đề ra những giải pháp thiết thực trong từng giai đoạn, từng năm. 2.3 Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - Việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động khu vực KTTN có tác động trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Do vậy BHXH tỉnh cần chủ động tham mưu, định lỳ báo cáo tình hình, phản ánh những tồn tại, kiến nghị các biện pháp giải quyết với tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh; cộng tác chặt chẽ với UBND các xã phường, thị trấn trong việc thực hiện BHXH. - Thực hiện BHXH đối với người lao động khu vực KTTN cần đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu, cải tiến hợp lý hóa quy trình giải quyết chế độ, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, tạo các điều kiện nhanh chóng, thuận tiện, điều đó sẽ tác động tích cực đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH khu vực này. - BHXH tỉnh cần chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan, ban ngành chức năng như Tài chính, Thuế, Lao động, Kế hoạch đầu tư, Thống kê, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể dục – Thể thao, Thanh tra, Viện kiểm sát...., các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ trong việc tuyên truyền vận động triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát, đảm bảo các chính sách chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước được thực hiện đến mọi người lao động ở khu vực KTTN, thông qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH. 2.4 Đối với đơn vị kinh tế tư nhân Thực hiện ký hợp đồng lao động đúng quy định Luật Lao động, ghi rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, ghi rõ mức lương người lao động được hưởng đúng mức tiền lương thực tế trả cho người lao động để việc tham gia đóng BHXH một cách công khai. Các đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT hàng tháng đúng theo quy định Luật BHXH, để tạo điều kiện cho cơ quan BHXH làm tốt công tác thu, thực hiện thanh toán chế độ cho người lao động của đơn vị được kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mạc Tiến Anh (2005), “Bản chất và tính tất yếu khách quan của An sinh xã hội”, Tạp chí BHXH số 02/2005. 2. Bảo hiểm xã hội (2005), Bảo hiểm xã hội Việt Nam 10 năm xây dựng và phát triển, Tháng 2/2005. 3. Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế (2005), Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập BHXH Việt Nam. 4. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị, Về tăng cường lãnhh đạo thực hiện các chế độ BHXH. 5. Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng XHCN, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 6. Bộ Lao động thương binh (2007), Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2007, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 7. Ban chấp hấp Trung ương (Khóa X), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khóa X, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 8. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê 2005. 9. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê 2006. 10. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê 2007. 11. Chính phủ (1995), Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 Về việc ban hành Điều lệ BHXH. 12. Chính phủ (2003), Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.. 13. Chính phủ (1998), Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ban hành kèm theo Điều lệ về BHYT. 14. Chính phủ (2005), Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ban hành kèm theo Điều lệ về BHYT. 15. Chính phủ (2004), Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 “Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động”. 16. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động”. 17. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 “Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc”. 18. Nguyễn Quang Dong (2005), Bài giảng kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê. 19. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, Trường đại học kinh tế. quốc dân Hà Nội, Bộ môn kinh tế bảo hiểm, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 20. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. 21. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. 22. Bùi Văn Hồng (2003), “Các giải pháp để tăng nhanh số người tham gia gia BHXH từ nay đến 2010”, Tạp chí BHXH số 12/2003. 23. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, Tài liệu dùng cho học viên sau đại học. 24. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2000), Kỷ yếu khoa học Tập 1, Tóm tắt những nội dung chủ yếu của các đề tài nghiên cứu từ năm 1996 – 1998, Hà Nội tháng 10/2000. 25. Đinh Thị Hằng Nga (2003), “Về một số nội dung quy định thu BHXH, BHYT bắt buộc”, Tạp chí BHXH số 10/2003. 26. Nguyễn Hữu Ngọc (2001), Kinh tế bảo hiểm ứng dụng và Bảo hiểm y tế (2003), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 28. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 “Về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc”. 29. Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. 30.Tổng giám đốc BHXH Việt nam, Quyết định số 1333/QĐ-BHXH 01/01/2008 “Về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy định Quyết định 902”. 31. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Nhà xuất bản lao động xã hội. 32. Vũ Quang Thọ, Mạc Tiến Anh (2004), “Tiền lương, thu nhập của người lao động và vấn đề tạo nguồn BHXH”, Tạp chí BHXH số 06/2004. 33. Nguyễn Viết Vượng (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Trường đại học công đoàn, Nhà xuất bản lao động. 34. Quốc hội (2006), Luật BHXH của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. 35. – Trang Web của Bưu điện Việt Nam. 36. – Trang Web của Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam. 37. – Trang Web của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 38. – Trang Web của Tổng Cục Thống kê. 39. – Trang Web của UBND tỉnh. PHỤ LỤC --> RESET --> READ;FILE="D:\cao hoc\TAM\LuanvantamBHXH\logittambhxh1.2.xls"$ --> LOGIT;Lhs=CHON;Rhs=ONE,CHMON,TONGLD,THUNHAPL,THANHTRA,NGUONTT;Margin$ Normal exit from iterations. Exit status=0. +---------------------------------------------+ | Multinomial Logit Model | | Maximum Likelihood Estimates | | Model estimated: Jul 11, 2008 at 09:24:04AM.| | Dependent variable CHON | | Weighting variable None | | Number of observations 80 | | Iterations completed 8 | | Log likelihood function -17.32442 | | Restricted log likelihood -55.45177 | | Chi squared 76.25471 | | Degrees of freedom 5 | | Prob[ChiSqd > value] = .0000000 | | Hosmer-Lemeshow chi-squared = 7.45965 | | P-value= .11350 with deg.fr. = 4 | +---------------------------------------------+ +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ |Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] | Mean of X| +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ Characteristics in numerator of Prob[Y = 1] Constant -19.4692880 4.82676927 -4.034 .0001 CHMON 2.59599686 1.02507004 2.533 .0113 .47500000 TONGLD .24116771 .11696938 2.062 .0392 14.0000000 THUNHAPL .00798154 .00234185 3.408 .0007 1325.00000 THANHTRA 3.25444078 1.21224199 2.685 .0073 .27500000 NGUONTT 1.82304816 .74366959 2.451 .0142 1.81250000 +--------------------------------------------------------------------+ | Information Statistics for Discrete Choice Model. | | M=Model MC=Constants Only M0=No Model | | Criterion F (log L) -17.32442 -55.45177 -55.45177 | | LR Statistic vs. MC 76.25471 .00000 .00000 | | Degrees of Freedom 5.00000 .00000 .00000 | | Prob. Value for LR .00000 .00000 .00000 | | Entropy for probs. 17.32442 55.45177 55.45177 | | Normalized Entropy .31242 1.00000 1.00000 | | Entropy Ratio Stat. 76.25471 .00000 .00000 | | Bayes Info Criterion 56.55897 132.81368 132.81368 | | BIC - BIC(no model) 76.25471 .00000 .00000 | | Pseudo R-squared .68758 .00000 .00000 | | Pct. Correct Prec. 90.00000 .00000 50.00000 | | Means: y=0 y=1 y=2 y=3 yu=4 y=5, y=6 y>=7 | | Outcome .5000 .5000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 | | Pred.Pr .5000 .5000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 | | Notes: Entropy computed as Sum(i)Sum(j)Pfit(i,j)*logPfit(i,j). | | Normalized entropy is computed against M0. | | Entropy ratio statistic is computed against M0. | | BIC = 2*criterion - log(N)*degrees of freedom. | | If the model has only constants or if it has no constants, | | the statistics reported here are not useable. | +--------------------------------------------------------------------+ +-------------------------------------------+ | Partial derivatives of probabilities with | | respect to the vector of characteristics. | | They are computed at the means of the Xs. | | Observations used are All Obs. | +-------------------------------------------+ +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ |Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] |Elasticity| +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ Characteristics in numerator of Prob[Y = 1] Constant -4.85852961 1.19384066 -4.070 .0000 CHMON .57095678 .17265184 3.307 .0009 .56648566 TONGLD .06018301 .02943336 2.045 .0409 1.75992454 THUNHAPL .00199178 .00058061 3.431 .0006 5.51251059 THANHTRA .63384920 .14629158 4.333 .0000 .36409165 NGUONTT .45493874 .18482597 2.461 .0138 1.72235637 +---------------------+ | Marginal Effects for| +----------+----------+ | Variable | All Obs. | +----------+----------+ | ONE | -4.85853 | | CHMON | .57096 | | TONGLD | .06018 | | THUNHAPL | .00199 | | THANHTRA | .63385 | | NGUONTT | .45494 | +----------+----------+ +----------------------------------------+ | Fit Measures for Binomial Choice Model | | Logit model for variable CHON | +----------------------------------------+ | Proportions P0= .500000 P1= .500000 | | N = 80 N0= 40 N1= 40 | | LogL = -17.32442 LogL0 = -55.4518 | | Estrella = 1-(L/L0)^(-2L0/n) = .80067 | +----------------------------------------+ | Efron | McFadden | Ben./Lerman | | .72903 | .68758 | .86834 | | Cramer | Veall/Zim. | Rsqrd_ML | | .73668 | .84004 | .61449 | +----------------------------------------+ | Information Akaike I.C. Schwarz I.C. | | Criteria .58311 60.94100 | +----------------------------------------+ Frequencies of actual & predicted outcomes Predicted outcome has maximum probability. Threshold value for predicting Y=1 = .5000 Predicted ------ ---------- + ----- Actual 0 1 | Total ------ ---------- + ----- 0 36 4 | 40 1 4 36 | 40 ------ ---------- + ----- Total 40 40 | 80 ======================================================================= Analysis of Binary Choice Model Predictions Based on Threshold = .5000 ----------------------------------------------------------------------- Prediction Success ----------------------------------------------------------------------- Sensitivity = actual 1s correctly predicted 90.000% Specificity = actual 0s correctly predicted 90.000% Positive predictive value = predicted 1s that were actual 1s 90.000% Negative predictive value = predicted 0s that were actual 0s 90.000% Correct prediction = actual 1s and 0s correctly predicted 90.000% ----------------------------------------------------------------------- Prediction Failure ----------------------------------------------------------------------- False pos. for true neg. = actual 0s predicted as 1s 10.000% False neg. for true pos. = actual 1s predicted as 0s 10.000% False pos. for predicted pos. = predicted 1s actual 0s 10.000% False neg. for predicted neg. = predicted 0s actual 1s 10.000% False predictions = actual 1s and 0s incorrectly predicted 10.000% ======================================================================= Nhóm 1: DOANH NGHIỆP ĐANG THAM GIA BHXH BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN Trước hết, chúng tôi xin cám ơn chủ doanh nghiệp đã đồng ý tham gia chương trình phỏng vấn của chúng tôi. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng ta là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khỏe của người lao động.. Xin ông bà vui lòng cho biết những thông tin sau: I. CÁC THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên giám đốc doanh nghiệp:……………………………………. 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3. Tuổi: ……...tuổi (có thể ghi năm sinh:……………………) 4. Loại hình doanh nghiệp: 1- Doanh nghiệp tư nhân 2- Công ty trách nhiệm hữu hạn 3- Công ty cổ phần 4- Công ty hợp danh 5. Ngành nghề kinh doanh 1- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2- Công nghiệp khai thác mỏ, chế biến, sản xuất và phân phối khí đốt và nước. 3- Xây dựng, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng gia đình, khách sạn và nhà hàng. 4- Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 5- Tài chính, tín dụng 6- Hoạt động khoa học và CN, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 7- Giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động cứu trợ xã hội, văn hóa và thể thao 8- Các dịch vụ khác (hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, dịch vụ khác) 6. Địa chỉ doanh nghiệp:…………………………………………………………... 7. Trình độ học vấn của Giám đốc: 1- Cao đẳng/đại học trở lên 2- Trung cấp 3- Sơ cấp/công nhân kỹ thuật 4- Tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp 3 cũ) 5- Tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2 cũ) 6- Tốt nghiệp tiểu học trở xuống (cấp 1 cũ) 8. Ồng (bà) cho biết tình hình lao động của doanh nghiệp: STT Chỉ tiêu Số lượng 1 Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp Trong đó + HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng + HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng + HĐLĐ không xác định thời hạn + Không ký HĐLĐ 2 Trình độ lao động + Lao động phổ thông + Sơ cấp/Trung cấp + Cao đẳng/ Đại học trở lên 3 Số lao động tham gia BHXH, BHYT 9. Thu nhập lao động bình quân của doanh nghiệp trong năm qua:………………… đồng 10- Doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn, cơ sở Đảng không? 1- Có 2- Không 11- Doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý lao động không? 1- Có 2- Không II. KIẾN THỨC, THÔNG TIN VỀ BHXH: 12. Hiện tại ông/bà có biết về các chế độ BHXH hiện hành không? 1- Có biết 2- Biết một chút 3- Không biết gì 13. Nếu có biết, hoặc biết chưa đầy đủ liệt kê các chế độ BHXH hiện hành mà Ông/Bà biết được: 1-…………………………………………………………………………… 2-…………………………………………………………………………… 3-…………………………………………………………………………… 4-………………………………………………………………………….... 5-…………………………………………………………………………… 6-…………………………………………………………………………… 7-…………………………………………………………………………… 14. Ông (bà) hiểu biết về BHXH thông qua hình thức nào (có thể khoanh tròn vào nhiều số): 1- Nghe giới thiệu tại hội nghị tập huấn 2- Tạp chí, báo BHXH 3- Nghiên cứu, đọc tài liệu/tờ gấp, tờ rơi 4- Đài phát thanh/TV/các phương tiện thông tin đại chúng khác 5- Hướng dẫn của công đoàn 6- Nghe người khác nói lại 7- Khác (ghi rõ)………………………………………………………..... 15. Theo ông (bà) hoạt động BHXH có phải là kinh doanh không? 1- Có là kinh doanh 2- Không là kinh doanh 3- Không biết/không trả lời 4- Khác (ghi rõ)…………………………………………………………… 16. Ông (bà) cho biết tham gia BHXH là loại hình 1- Bắt buộc 2- Tự chọn 3- Không biết/không trả lời 17. Ông (bà) cho biết mức đóng BHXH hiện hành là bao nhiêu? ……………đồng hoặc………….% so với tiền lương 18. Phương thức đóng BHXH của Doanh nghiệp? 1- Hàng tháng 2- 3 tháng đóng 1 lần 3- 6 tháng đóng 1 lần 4- 1 năm đóng 1 lần 19. Ông (bà) cho biết quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH (có thể khoanh tròn vào nhiều số) 1- Trợ cấp ốm đau 2- Trợ cấp thai sản 3- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4- Hưu trí 5- Tử tuất 6- Bảo hiểm y tế 7- Trợ cấp thất nghiệp 8- Khác…………………………………………………………………… 20. Ông (bà) có biết các mức hưởng đối với hưu trí như thế nào không? 1- Có 2- Biết chút ít 3- Không biết III. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN BHXH 21. Ông (bà) cho biết thủ tục đăng ký tham gia BHXH 1- Thuận tiện 2- Rườm rà 3- Khó khăn 4- Không biết/ Không trả lời 22. Biểu mẫu về công tác quản lý thu BHXH, BHYT 1- Dễ làm 2- Khó làm 3- Không làm được 4- Cán bộ BHXH hướng dẫn 5- Khác (ghi rõ)…………………………………………………………… 23. Tình hình cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT của người lao động 01- Kịp thời 02- Không được kịp thời 05- Khác (ghi rõ)………………………………………………………… 24. Công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động 1- Thuân tiện 2- Khó khăn 3- Không biết/ Không trả lời 25. Trong thời qian qua doanh nghiệp có thanh tra, kiểm tra về công tác BHXH không? 1- Có 2- Không Ngày…… tháng….. năm 2008 Điều tra viên Đại diện doanh nghiệp Nhóm 2: DOANH NGHIỆP CHƯA ĐĂNG KÝ THAM BHXH BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN Trước hết, chúng tôi xin cám ơn chủ doanh nghiệp đã đồng ý tham gia chương trình phỏng vấn của chúng tôi. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng ta là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khỏe của người lao động.. Xin ông bà vui lòng cho biết những thông tin sau: I. CÁC THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên giám đốc doanh nghiệp:……………………………………. 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3. Tuổi: ……...tuổi (có thể ghi năm sinh:……………………) 4. Loại hình doanh nghiệp: 1- Doanh nghiệp tư nhân 2- Công ty trách nhiệm hữu hạn 3- Công ty cổ phần 4- Công ty hợp danh 5. Ngành nghề kinh doanh 1- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2- Công nghiệp khai thác mỏ, chế biến, sản xuất và phân phối khí đốt và nước. 3- Xây dựng, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng gia đình, khách sạn và nhà hàng. 4- Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 5- Tài chính, tín dụng 6- Hoạt động khoa học và CN, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 7- Giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động cứu trợ xã hội, văn hóa và thể thao 8- Các dịch vụ khác (hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, dịch vụ khác) 6. Địa chỉ Doanh nghiệp:…………………………………………………………. 7. Trình độ học vấn của Giám đốc 1- Cao đẳng/đại học trở lên 2- Trung cấp 3- Sơ cấp/công nhân kỹ thuật 4- Tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp 3 cũ) 5- Tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2 cũ) 6- Tốt nghiệp tiểu học trở xuống (cấp 1 cũ) 8. Tình hình lao động của doanh nghiệp: STT Chỉ tiêu Số lượng 1 Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp Trong đó + HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng + HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng + HĐLĐ không xác định thời hạn + Không ký HĐLĐ 2 Trình độ lao động + Lao động phổ thông + Sơ cấp/Trung cấp + Cao đẳng/ Đại học trở lên 9. Thu nhập bình quân lao động của doanh nghiệp trong năm qua:…………………….. đồng 10- Doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn, cơ sở Đảng không? 1- Có 2- Không 11- Doanh nghiệp có xây dựng thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý lao động không? 1- Có 2- Không II. KIẾN THỨC, THÔNG TIN VỀ BHXH: 12. Hiện tại ông/bà có biết về các chế độ BHXH hiện hành không? 1- Có biết 2- Biết một chút 3- Không biết gì 13. Nếu có biết, hoặc biết chưa đầy đủ liệt kê các chế độ BHXH hiện hành mà Ông/Bà biết được: 1-…………………………………………………………………………… 2-…………………………………………………………………………… 3-…………………………………………………………………………… 4-…………………………………………………………………………... 5-………………………………………………………………………….. 6-…………………………………………………………………………. 14. Lý do hiện nay ông/ bà chưa tham gia BHXH cho người lao động 1-………………………………………………………………………… 2-…………………………………………………………………………. 3-…………………………………………………………………………. 4-…………………………………………………………………………. 5-……………………………………………………….... 15. Ông (bà) hiểu biết về BHXH thông qua hình thức nào (có thể khoanh tròn vào nhiều số): 1- Nghe giới thiệu tại hội nghị tập huấn 2- Tạp chí, báo BHXH 3- Nghiên cứu, đọc tài liệu/tờ gấp, tờ rơi 4- Đài phát thanh/TV/các phương tiện thông tin đại chúng khác 5- Hướng dẫn của công đoàn 6- Nghe người khác nói lại 7- Khác (ghi rõ)………………………………………………………..... 16. Theo ông (bà) hoạt động BHXH có phải là kinh doanh không? 1- Có là kinh doanh 2- Không là kinh doanh 3- Không biết/không trả lời 4- Khác (ghi rõ)…………………………………………………………… 17. Doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động là loại hình 1- Bắt buộc 2- Tự nguyện 3- Không biết/không trả lời 18. Ông (bà) cho biết mức đóng BHXH hiện hành là bao nhiêu? ……………đồng hoặc………….% so với tiền lương 19. Phương thức đóng BHXH của Doanh nghiệp? 1- Hàng tháng 2- 3 tháng đóng 1 lần 3- 6 tháng đóng 1 lần 4- 1 năm đóng 1 lần 20. Ông (bà) cho biết quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH (có thể khoanh tròn vào nhiều số) 1- Trợ cấp ốm đau 2- Trợ cấp thai sản 3- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4- Hưu trí 5- Tử tuất 6- Bảo hiểm y tế 7- Trợ cấp thất nghiệp 8- Khác………………………………………………………….. 21. Ông (bà) có biết các mức hưởng đối với hưu trí như thế nào không? 1- Có 2- Biết chút ít 3- Không biết 22. Trong 3 năm qua, cơ quan quản lý Nhà nước có thanh tra, kiểm tra về công tác BHXH không 1- Có 2- Không 23. Nếu doanh nghiệp không tham gia BHXH có bị xử phạt không? 1- Có với mức phạt:……………….. đồng 2- Không 24. Trong thời gian tới ông bà có tham gia BHXH cho người lao động không? 1- Có 2- Không Ngày…… tháng….. năm 2008 Đại diện doanh nghiệp Điều tra viên LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý hoạt động thu Bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" do tôi - học viên Đặng Công Minh Tâm, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Bùi Dũng Thể. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và là kết quả nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và thông tin trong luận văn này chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Huế, tháng 8 năm 2008 Người cam đoan Đặng Công Minh Tâm LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giáo Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Phòng Khoa học - Đối ngoại và sau đại học Trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là Thầy giáo TS. Bùi Dũng Thể đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn khoa học này. Tiếp đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Cục thuế Thừa Thiên Huế, Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế cùng các sở ban ngành liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi tôi đang công tác; cùng gia đình, bạn bè và những người đã luôn giúp đỡ, khích lệ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do trình độ và thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Đặng Công Minh Tâm DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế DNTN: Doanh nghiệp tư nhân GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân HĐLĐ: Hợp đồng lao động KCB: Khám chữa bệnh KCB BHYT: Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế KTTN: Kinh tế tư nhân LĐTBXH: Lao động thương binh và xã hội TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Uỷ ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tình hình tham gia BHXH các doanh nghiệp KTTN tại VN 35 Sơ đồ 1.2: Tình hình lao động tham gia BHXH khu vực KTTN 36 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp 41 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH Thừa Thiên Huế 47 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt iii Danh mục các bảng biểu iv Danh mục các sơ đồ vi Mục lục............................................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.2.1 Về nội dung 3 3.2.2 Phạm vi không gian 3 3.2.3 Phạm vi thời gian 4 3.2.4 Hạn chế của đề tài 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 5 1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 5 1.1.2 Lợi ích của bảo hiểm 7 1.1.3 Bản chất của bảo hiểm 8 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 9 1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của bảo hiểm xã hội 9 1.2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội 9 1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội 10 1.2.1.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và đối với xã hội 10 1.2.2 Chức năng và tính chất bảo hiểm xã hội 12 1.2.2.1 Chức năng bảo hiểm xã hội 12 1.2.2.2 Tính chất của bảo hiểm xã hội 12 1.3 NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 13 1.3.1 Cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở một số nước trên thế giới 13 1.3.2 Những bài học rút ra từ kinh nghiệp hoạt động bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới 14 1.3.3 Cơ chế thu bảo hiểm xã hội nước ta từ năm 1995 đến nay 15 1.3.3.1 Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội 15 1.3.3.2 Mục đích thu bảo hiểm xã hội 16 1.3.3.3 Đối tượng thuộc diện thu bảo hiểm xã hội 17 1.3.3.4 Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 17 1.3.3.5 Trình tự công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc 18 1.3.3.6 Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 19 1.3.3.7 Lập và giao kế hoạch thu hàng năm 20 1.3.3.8 Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 20 1.3.3.9 Thông tin báo cáo 21 1.3.3.10 Quản lý hồ sơ, tài liệu 21 1.4 TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 22 1.4.1 Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân 22 1.4.2 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân 23 1.4.3 Một số hạn chế của kinh tế tư nhân Việt Nam 25 1.4.4 Đặc điểm lao động khu vực kinh tế tư nhân 26 1.4.5 Khu vực kinh tế tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội là tất yếu khách quan 27 1.4.6 Chính sách bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 30 1.4.6.1 Thời kỳ từ năm 1986 đến 1994 30 1.4.6.2 Thời kỳ từ năm 1995 đến nay 31 1.5 TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM 33 1.5.1 Sự chỉ đạo của bảo hiểm xã hội Việt Nam 33 1.5.2 Kết quả đạt được 34 1.4.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 38 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39 2.1.1 Tình hình phát triển khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thừa Thiên Huế 39 2.1.1.1 Tăng trưởng doanh nghiệp 39 2.1.1.2 Quy mô lao động của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 42 2.1.1.3 Đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Thừa Thiên Huế 42 2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 44 2.2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển 44 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế 45 2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh 45 2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện 46 2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội TT Huế 46 2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 46 2.2.3.2 Công tác tổ chức 48 2.2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 50 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55 2.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 55 2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu 55 2.3.2.1 Số liệu thứ cấp 55 2.3.2.2. Số liệu sơ cấp 56 2.3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 57 2.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 57 2.3.3.2 Phương pháp phân tích bằng mô hình kinh tế lượng 57 2.3.3.3 Mô hình kinh tế lượng thực tế: 63 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65 3.1 THỰC TRẠNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 65 3.1.1 Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thừa Thiên Huế 65 3.1.2 Doanh số thu bảo hiểm xã hội 68 3.1.3 Doanh số bảo hiểm xã hội thực thu so với kế hoạch 70 3.1.4 Mức thu bảo hiểm xã hội bình quân một doanh nghiệp và một lao động 71 3.1.5 Thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân phân theo các huyện thành phố 72 3.1.6 Tiềm năng thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế 74 3.2 KHẢO SÁT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN THEO TỪNG LOẠI HÌNH QUẢN LÝ 75 3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75 3.3.1 Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội 75 3.3.2 Nợ đọng và thất thu bảo hiểm xã hội: 75 3.3.3 Quy định và thủ tục công tác thu bảo hiểm xã hội 75 3.3.4 Cơ chế chính sách trong công tác thu bảo hiểm xã hội 75 3.3.5 Vai trò của các tổ chức công đoàn 75 3.3.6 Thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội còn chưa được quan tâm đúng mức 75 3.4 ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA CÁC CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 75 3.4.1 Thông tin chung về doanh nghiệp điều tra 75 3.4.1.1 Tuổi của chủ sử dụng lao động 75 3.4.1.2 Trình độ chuyên môn của chủ sử dụng lao động 75 3.4.1.3 Quy mô lao động của doanh nghiệp 75 3.4.1.4 Thu nhập bình quân lao động 75 3.4.2 Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp cận nguồn thông tin của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân được điều tra 87 3.4.2.1 Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp điều tra 87 3.4.2.2 Thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội 75 3.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp 90 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75 4.1 DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI LÀM CƠ SỞ THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 75 4.1.1 Chiến lược phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt nam 75 4.1.2 Dự báo về tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới 75 4.1.3 Dự báo về xã hội của nước ta trong thời gian tới 75 4.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75 4.2.1 Mở rộng khai thác đối tượng thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân 75 4.2.2 Thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm xã hội và giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động 75 4.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện 75 4.2.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội 75 4.2.3.2 Tổ chức công tác tuyên truyền 75 4.2.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống thực hiện thu bảo hiểm xã hội 75 4.2.3.4 Quản lý thông qua phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn 75 4.2.3.5 Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng 75 4.2.4 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 1. KẾT LUẬN 75 2. KIẾN NGHỊ 75 2.1 Đối với Nhà nước 75 2.2 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 75 2.3 Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế 75 2.4 Đối với đơn vị kinh tế tư nhân 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Luận văn liên quan