Đề tài Quản lý kho

Đứng trước xu hướng phát triển nhanh và mạnh của nền công nghệ thông tin thế giới cũng như nền công nghệ thông tin nước nhà, thì tin học hóa quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và bức thiết hiện nay. Nó sẽ giúp cho các cơ quan doanh nghiệp giải quyết những công việc một cách nhanh chóng và ít sai sót nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý hàng hóa vật tư. Những ứng dụng về cơ sở dữ liệu đã giải quyết được những vấn đề bức thiết nêu trên. Trong đợt làm đồ án tốt nghiệp này em đã được giao thực hiện phân tích và thiết kế chương trình quản lý kho hàng trong công ty máy tính. Tuy chương trình chưa được hoàn thiện các chức năng, song nó đã cho em thấy được vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý, với chương trình quản kho khi hoàn thiện sẽ giúp cho nhân viên quản lý kho cũng như quản lý một số thông tin về nhân viên và nhập xuất sản phẩm trong kho một cách nhanh chóng và hiệu quả.

doc51 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 10631 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và những thành tựu của nó đang góp phần làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực hoạt động như: kinh tế, quân sự, giáo dục, y tế, Đặc biệt, trong công tác quản lý, Công nghệ thông tin (CNTT) đã khẳng định được thế mạnh rõ ràng và ngày càng thay thế các phương thức quản lý thủ công. Quản lý kho trong doanh nghiệp là một công việc quan trọng đòi hỏi bộ phận quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp. Các doanh nghiệp không chỉ có mô hình tập trung mà còn tổ chức mô hình kho phân tán trên nhiều địa điểm khác nhau. Do vậy cách quản lý kho theo phương pháp truyền thống sẽ không còn hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT đã mang lại bước đột phá mới cho công tác quản lý kho, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu và sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Từ đó, người quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Đức Dư trong bước đầu em đã nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã học để xây dựng được chương trình đã đáp ứng tương đối một số yêu cầu đặt ra như trên. Tuy do kiến thức còn hạn chế nên chương trình chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý nhắc nhở của các Thầy Cô và của các bạn để có thể từng bước xây dựng chương trình ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. Em xin trân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Bộ môn Công Nghệ Phần Mềm và khoa CNTT đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Bố cục đồ án được chia làm 4 chương : Chương 1 : Khảo sát đặt bài toán Chương 2 : Lựa chọn công nghệ và công cụ lập trình Chương 3 : Phân tích thiết kế hệ thống Chương 4 : Cài đặt chương trình Chương 1 : Khảo sát và đặt bài toán 1.Yêu cầu chung bài toán quản lý Một doanh nghiệp muốn tin học hóa quá trình quản lý của mình, cụ thể là các phần sau: quản lý sản phẩm; quản lý kho; quản trị hệ thống; quản lý thông tin cá nhân. Thì việc quản lý phải đảm bảo phân loại sản phẩm được theo các loại, nhãn hiệu, ngành của sản phẩm. Đồng thời tạo ra được quan hệ giữa sản phẩm. Chương trình còn có chức năng quản trị hệ thống, dùng để: quản lý tài khoản, nhóm tài khoản, phân quyền. Chương trình cũng có phần tạo ra các báo cáo theo các mẫu của doanh nghiệp (có kèm theo trong phụ lục). Chương trình phải sử dụng được cho tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp đó và mỗi người dùng trong chương trình chỉ có một số quyền và chỉ được thao tác một số phần nhất định được chỉ ra trước. Chương trình cần thực sự dễ dùng đối với ngay cả người có trình độ tin học không cao trong doanh nghiệp. 2.Yêu cầu cụ thể của bài toán Quy trình nghiệp vụ quản lý kho được áp dụng cho toàn bộ quá trình xuất và nhập hàng của bộ phận kho, quá trình quản lý sắp xếp, phân bố vị trí trong kho. Công việc chính của bộ phận kho gồm: nhập hàng, xuất hàng, phân bố vị trí trong kho, quản lý thông tin hàng trong kho, hàng tồn. Hàng hóa thuộc kho không chỉ là các hàng doanh nghiệp nhập từ các doanh nghiệp, đơn vị khác mà cả hàng hóa sản phẩm tồn chưa bán được, hàng hóa là tài sản cố định thuộc công ty Chương trình xây dựng nhằm mục đích phục vụ công việc quản kho tại kho công ty máy tính, bao gồm những nghiệp vụ chính sau: 2.1.Quản trị hệ thống Là người quản trị hệ thống có các chức năng: Quản trị tài khoản người dùng Phân quyền cho người dùng Phân việc cho các user 2.2.Quản lý sản phẩm Quản lý thông tin sản phẩm Quản lý mẫu sản phẩm Quản lý nhãn hiệu sản phẩm Quản lý nhà sản xuất Quản lý nhà cung cấp sản phẩm 2.3.Quản lý kho Chức năng chính của bộ phận kho là nhập hàng, xuất hàng cho bộ phận bán hàng, theo dõi số lượng hàng tồn kho. Nhân viên phải thường xuyên kiểm tra để biết được số lượng hàng hóa bị hư hỏng, sắp hết hay quá hạn, khi đó phải đề xuất ban điều hành có kế hoạch xử lý. Từ yêu cầu bài toán quản lý kho đáp ứng được những quy trình cụ thể sau : Quy trình nhập kho Điều kiện nhập hàng Bộ phận nhập hàng đã có hàng, giấy tờ liên quan như: hợp đồng, phụ lục hợp đồng nếu có, các hóa đơn, chứng từ, danh sách các mặt hàng. Bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh biết các thông tin số hàng nhập, số hàng tồn, sức chứa trong kho. Bộ phận kho nhận được các chứng từ, thông báo, hợp đồng . Về số hàng cần nhập. Nhập sơ bộ Hàng được nhập với nguyên hiện trạng trong lô, gói, niêm phong lại. Bộ phận quản lý kho và bộ phận nhập khẩu thực hiện các thủ tục chuyển giao như kiểm tra hóa đơn, hợp đồng, báo cáo sơ bộ về việc kiểm tra của đơn vị nhập hàng. Nếu một tình huống bất định xảy ra như: bộ phận quản lý kho, bộ phận nhập hàng không thực hiện việc chuyển giao, hàng sẽ bị niêm phong, bộ phận kho sẽ có thông báo hoặc khiếu nại với bộ phận liên quan. Kiểm tra trạng thái hàng Bộ phận kho (thủ kho) kiểm tra chi tiết đối với các sản phẩm: tình trạng sản phẩm, số lượng, mã số đã có, cấu hình và chi tiết các thành phần. Việc kiểm tra sẽ phụ thuộc vào mức độ tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nếu các sản phẩm đầy đủ các thông tin giống hóa đơn thì thực hiện việc tạo mã cho sản phẩm để lưu vào kho. Nếu các sản phẩm: Sai về mã số hàng, tình trạng, cấu hình, các thành phần không đúng với hóa đơn xuất thực hiện thông báo lại cho các bộ phận nhập hàng, kế toán, thông báo cho cơ quan vận chuyển, chuyển fax, nhà cung cấp. Có thể lưu sản phẩm đó lại hoặc gửi trả đối với nhà cung cấp. Nhập thông tin hàng Mã số hàng có thể được đánh bằng tay hoặc bằng barcode. Mã số phải đánh chuẩn. Đối với việc tạo mã bằng barcode thì mã số được tạo ngay khi kiểm tra sản phẩm, mã này được tạo và lưu ngay khi đọc. Với một số loại sản phẩm giá trị nhỏ, kích thước, cấu hình không lớn cho phép tạo mã theo nhóm, loại. Việc tạo mã có thể không cần thiết khi hai bên nhập và xuất thống nhất tải file dữ liệu cho nhau hoặc truy xuất dữ liệu giữa hệ thống hai bên Chú ý: Khi bên xuất đã niêm phong lô hàng hoặc đóng gói và chắc chắn gói hàng đó đã tạo mã việc tạo mã sẽ không phải thực hiện. Nhập thông tin hàng vào hệ thống, nhập với tất cả các thông tin và hiện trạng của hàng. Bộ phận kho đưa hàng vào kho và phân bố vị trí Điều kiện trước khi đưa vào kho: Các sản phẩm phải có mã số đầy đủ đúng quy định. Nếu sai sản phẩm đó sẽ được đưa ra ngoài để tạo lại mã. Cách phân phối sản phẩm trong kho: Các sản phẩm được phân phối trong kho phải theo nguyên tắc: dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy, bố trí ngăn nắp, phân chia theo các khu vực cụ thể và tùy theo tính chất nhạy cảm của công việc, theo dòng, loại sản phẩm. Tạo sơ đồ bố trí sản phẩm để dễ thấy và dễ tìm Lập báo cáo Báo cáo thống kê các hàng mới vào, báo cáo thống kê các hàng cũ đã xuất trong kho theo ngày cho phụ trách văn phòng. Báo cáo cho phòng kinh doanh. Báo cáo thống kê về sản phẩm nhập, tình trạng, sản phẩm xuất, liệt kê phân loại các sản phẩn sai, hỏng cho bộ phận kế toán để họ cân đối. Điều kiện bổ xung Sẽ xảy ra trường hợp khi hàng chưa được đưa vào kho sẽ phải xuất. Trong trường hợp này hàng sẽ được kiểm tra và đưa ra xuất với điều kiện có sự xác nhận của trưởng phòng. Khi đó các thủ tục sẽ được giải quyết. Nếu các đơn vị, kho trong cùng một công ty việc xuất nhập hàng chỉ cần các chứng từ xuất và chuyển giao đến đơn vị đó. Nếu là các đơn vị hoặc các kho ở các công ty hoặc các nơi khác nhau buộc phải có hóa đơn xuất và chứng từ liên quan. Mẫu phiếu nhập kho(mẫu 01 – VT) Quy trình xuất kho Mô tả : Việc xuất hàng có thể rất nhiều hình thức khác nhau: Xuất hàng theo đơn đặt hàng Xuất hàng tồn kho, thanh lý các hàng hóa sản phẩm bị hỏng Xuất hàng phục vụ cho quá trình giới thiệu quảng cáo, tư vấn sản phẩm Xuất hàng sử dụng cho chính các đơn vị thuộc công ty (xuất nội bộ) Xuất hàng trả lại nhà cung cấp khi hàng đã nhập không đủ tiêu chuẩn hoặc do hỏng trong thời gian bảo hành..... Do tính chất công việc kinh doanh trong một doanh nghiệp các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh, bộ phận sửa chữa, bộ phận bảo hành, bộ phận kế toán phải liên tục cập nhật các thông tin từ kho. Khi các bộ phận có nhu cầu về hàng hóa vật tư các đơn vị sẽ lập phiếu dự trù vật tư nộp cho bộ phận kho có sự xác nhận của bộ phận kế toán. Bộ phận kho xem xét và duyệt các thông tin về số lượng, chủng loại vật tư, quy cách, thời gian cung cấp. Nếu trong kho có đầy đủ các thông tin yêu cầu : Bộ phận kho thực hiện làm phiếu xuất hàng(có mẫu), kiểm tra hàng, đóng gói, chuyển và xác nhận đã giao hàng cho bộ phận giao hàng hoặc các bộ phận liên quan. Nếu trong kho không có đầy đủ các thông tin yêu cầu : Bộ phận kho thực hiện gửi các thông tin về tình hình nhu cầu và hiện tại kho cho cấp trên. Lập phiếu mua hàng gửi nhà cung cấp về số lượng chủng loại, chất lượng, quy cách , thời gian giao hàng. Bộ phận kho thực hiện việc nhập kho và bảo quản vật tư để chuẩn bị cung ứng vật tư cho các đơn vị liên quan. Thực hiện xuất kho cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu. Các phiếu xuất thường có sự xác nhận của thủ kho và các bộ phận liên quan như kế toán, phòng kinh doanh. Các phiếu xuất khi chưa có sự xác nhận của thủ kho thì hàng chưa được xuất kho ra ngoài. Mẫu phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT ) Tính toán sản phẩm tồn kho Mô tả : Trên cơ sở thông tin hàng nhập, thông tin hàng xuất, thời gian quy định lưu trữ, thời gian bảo hành, thời gian tính khấu hao..... Bộ phận kho cân đối để tính ra hàng là tồn kho. Kiểm tra: Nhân viên kho hoặc thủ kho kiểm tra các thông tin thực về các mặt hàng sản phẩm trong kho. Thống kê: Nhân viên thống kê tổng hợp và chi tiết các hàng hóa, sản phẩm trong kho tính toán trên cơ sở các thông tin hàng nhập vào, hàng xuất ra, các sản phẩm lưu đọng hàng tuần, hàng tháng... Báo cáo: Trên cơ sở thông tin của đã thống kê nhân viên kho lập các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết về hàng tồn kho gửi cấp trên theo tuần,tháng hoặc quý. 2.4.Quản lý khách hàng Quản lý thông tin về khách hàng khi mua hàng của công ty, để từ đó ta có thông tin chính xác về sản phẩm đã được bán cho ai từ đó có kế hoạch bảo hành. 2.5.Báo cáo thống kê Thống kê được lượng hàng nhập vào kho, nhập từ đơn vi nào, công ty nào Thống kê được lượng hàng xuất, xuất cho khách hàng nào cho công ty nào Thống kê sản phẩm đang có trong kho Chương 2 : Lựa chọn công nghệ và công cụ lập trình 1.Giới thiệu chung về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL Server 2000 1.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL Server là một hệ thống quản Lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn được gọi là Relation Database Management System. Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu mà dữ liệu bên trong nó được tổ chức thành các bảng. Các bảng được tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và có chứa các cột và các hàng thông tin. Sau đó các bảng này lại liên hệ với nhau bởi Database Engine khi có yêu cầu. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng nhất hiện nay. 1.2. Giới thiệu chung về SQL Server 2000 SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ dùng để truy vấn cơ sở dữ liệu, hay nói cách khác đây là ngôn ngữ truy vấn cho phép lấy thông tin về từ các bảng dữ liệu. SQL Server 2000 tối ưu hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu quan hệ. Chúng phát triển để sử dụng trên nhiều ấn bản như: CE, Personal, Desktop Engine, Standard Developer, Enterprise. SQL Server 2000 hỗ trợ kiểm tra khóa chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị, của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ. SQL Server 2000 hỗ trợ khá mạnh cho cơ sở dữ liệu đa truy cập, cơ sở dữ liệu mạng, Những thành phần chính trong SQL Server 2000 Hệ Thống Diễn Tả Ấn Bản SQL Server 2000 Đây là phần chính của hệ thống, là trung tâm điều hành những phần thực thi khác. Với Desktop Engine bạn sẽ thấy các dịch vụ trong hệ thống như: SQL Server Profiler, ... và một số công cụ khác. Desktop Engine Personal Standard Developer Enterprise Full – Text Sarch Đây là phần tự chọn trong lúc cài đặt, nếu bạn muốn chức năng tìm kiếm thì nên chọn hệ thống này vì chúng không là phần mặc nhiên. Full – Text Sarck cung cấp chức năng tìm kiếm (Word) rất mạnh, nếu sử dụng Iternet để tìm kiếm thì đây là một giải pháp tuyệt vời. Nếu bạn muốn tìm kiếm một chuỗi con trong một văn bản lớn thì đây là công cụ thích hợp cho công việc đó. Personal (Except Win95) Standard Developer Enterprise English Query English Query cho phép người sử dụng không có kỹ thuật về SQL cũng có thể sử dụng SQL Server, bằng cách đặt câu hỏi chuỗi English sau đó được dịch ra Query mà có thể thực thi trên SQL Server. Personal Standard Developer Enterprise Analusis Services Phần này không bao gồm mặc định trong phần cài đặt, chúng là dạng sản phẩm tự chọn, là công cụ phân tích OLAP (Online Analysis Processing), sử dụng cho cơ sở dữ liệu lớn. Personal Standard Developer Enterprise Replication Chức năng này cho phép tái tạo một bản sao đến SQL Server khác, thông thường dùng chức năng này cho các hệ thống Server từ xa hay trong Network, nhằm để làm giảm trao đổi dữ liệu giữa các SQL Server với nhau. Desktop Engine Personal Standard Developer Enterprise Data Transformation Servise Data Transformation Servise (DTS) được mở rộng trong phiên bản SQL Server 2000, bao gồm những chức năng trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, và giao tiếp dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau, đây là những giải pháp lập trình trên Visual Basic. Desktop Engine Personal Standard Developer Enterprise 1.2.1. Các thành phần của SQL Server 2000 Kiểu dữ liệu - Data Type RDBMS cũng như SQL Server chứa đựng nhiều đối tượng bao gồm: Tập tin log: Tập tin lưu trữ những chuyển tát của SQL. Tables: Bảng dữ liệu. Filegroups: Tập tin nhóm. Diagrams: Sơ đồ quan hệ. Views: Khung nhìn (hay bảng ảo) số liệu dựa trên bảng. Stored Procedure: Các thủ tục lưu trữ và hàm nội. Users defined: Hàm do người dùng định nghĩa. Users: Người sử dụng cơ sở dữ liệu. Rules: Những quy tắc. Defaults: Các giá trị mặc nhiên. User - defined data type: Kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa. Full - text catalogs: Tập phân loại dữ liệu text. 1.2.2. Các đối tượng cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu là đối tượng có ảnh hưởng cao nhất khi bạn làm việc với SQL Server, tuy nhiên những đối tượng con của cơ sở dữ liệu mới là thành phần chính của cơ sở dữ liệu. Bản thân SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chúng bao gồm các đối tượng như database, table, view, procedure nêu trên cùng một số cơ sở dữ liệu hỗ trợ khác. Cơ sở dữ liệu SQL Server là cơ sở dữ liệu đa người dùng, với mỗi Server bạn chỉ có một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Nếu muốn có nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu bạn cần có nhiều Server tương ứng. Truy cập cơ sở dữ liệu SQL Server dựa vào những tài khoản người dùng riêng biệt và ứng với quyền truy nhập nhất định. Cài đặt cơ sở dữ liệu SQL Server bạn có 6 cơ sở dữ liệu mặc định sau: Master : Bất kỳ SQL Server nào đều có cơ sở dữ liệu Master (còn gọi là master file), cơ sở dữ liệu này chứa đựng tất cả các bảng dữ liệu đặc biệt (bảng hệ hệ thống), chúng kiểm soát tất cả hoạt động của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Ví dụ: Khi người dùng cơ sở dữ liệu mới trong SQL Server, thêm hoặc xóa một Procedure thì tất cả thông tin này đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Master của hệ thống. Model : Cơ sở dữ liệu này chứa đựng tất cả Template dùng làm mẫu để tạo cơ sở dữ liệu mới. Khi bạn tạo một cơ sở dữ liệu thì SQL Server lấy tất cả các mẫu (bao gồm bảng, view, ...) từ cơ sở dữ liệu model này. Xuất phát từ tính chất cơ sở dữ liệu mẫu giúp SQL Server thực hiện việc tao mới cơ sở dữ liệu cho người dùng khi có yêu cầu, bạn không được xóa cơ sở dữ liệu này. Khi một cơ sở dữ liệu được tạo ra thì ít nhất cơ sở dữ liệu mới này cũng bằng và giống như cơ sở dữ liệu model. Msdb : Như đã nêu, chúng ta có hai cơ sở dữ liệu hệ thống master và model, nếu xóa một trong hai cơ sở dữ liệu này thì hệ thống SQL Server sẽ bị lỗi, nhưng với cơ sở dữ liệu Msdb thì khác. Msdb chính là SQL Agent lưu trữ tất cả các tác vụ xảy ra trong SQL Server. Tempdb : Là một trong những cơ sở dữ liệu chính trong SQL Server. Cơ sở dữ liệu này cho phép người dùng tạo những ứng dụng tham khảo hay thực tập trước khi bạn bắt đầu với cơ sở dữ liệu thực. Ngoài ra chúng còn giúp thực hiện những thao tác về cơ sở dữ liệu mỗi khi SQL Server khởi động. Pubs : Chứa hầu hết nội dung về hướng dẫn, trợ giúp và sách tham khảo về SQL Server. Northwind : Cũng giống như cơ sở dữ liệu Pubs, đây là cơ sở dữ liệu mẫu cho người dùng tham khảo, hoặc cho các lập trình viên Visual Basic hay Assces dùng truy cập dữ liệu SQL Server. Cơ sở dữ liệu này được cài đặt như một phần của SQL Server, nếu cần dùng cấu trúc của hai cơ sở dữ liệu này bạn có thể sử dụng hai file kịch bản script mang tên inspub.sql và insnwnd.sql. Tập tin Log : Tập tin chứa đựng những hoạt động, hay tất cả những chuyển tác của cơ sở dữ liệu theo thời gian. Thông thường khi cần tìm hiểu sự cố xảy ra với cơ sở dữ liệu, người ta chỉ cần tham khảo tập tin log sẽ biết được nguyên nhân. 1.2.3. Giới thiệu một số đối tượng cơ sở dữ liệu SQL Server Bảng – Table : Trong cơ sở dữ liệu, bảng (Table) là phần chính của chúng. Do bảng là đối tượng lưu trữ dữ liệu thực, khi cần giao tiếp với cơ sở dữ liệu khác bảng là đối tượng căn bản nhất trong bất kỳ cơ sở dữ liệu nào, chúng được coi như một miền dữ liệu. Mỗi bảng được định nghĩa nhiều trường, mỗi trường (Field còn gọi là Column name) ứng với mỗi loại kiểu dữ liệu. Dữ liệu nhập vào có thể chấp nhận hoặc từ chối tùy thuộc vào nguyên tắc ràng buộc dữ liệu hoặc loại dữ liệu tương thích do hệ thống hay người dùng định nghĩa. Khi định nghĩa bảng cơ sở dữ liệu bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau: + Key: Trường đó là khóa hay không (Primary key)? + ID: Trường đó có thuộc tính Indentity hay không? + Column name: Tên của trường (cột ) + Data type: Loại dữ liệu cho trường tương ứng + Size: Kích thước trường dữ liệu + Allow null: Cho phép giá trị rỗng lưu trong trường này hay không + Default: Giá trị mặc nhiên cho trường + Identity: Nếu ta sử dụng một trường có giá trị tự động như autonumber trong assces, trường này Not Null và Identity: Yes(No) + Identity Seed: Nếu trường (cột) này là Identity, cần số bắt đầu là 1 hoặc 2 ... + Identity Increament: Số nhảy cho mỗi lần tăng. Chỉ Mục – Indexs : Đối tượng chỉ mục (Indexs) chỉ tồn tại trong bảng hay khung nhìn (view). Chỉ mục có ảnh hưởng đến tốc độ truy nhập số liệu, nhất là khi cần tìm kiếm thông tin trên bảng. Chỉ mục giúp tăng tốc cho việc tìm kiếm. + Clustered: ứng với loại chỉ mục này có một bảng có thể có nhiều chỉ mục và số liệu được sắp xếp theo trường dữ liệu mà bạn trỏ đến. Lược đồ quan hệ - Diagram : Khi xây dựng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng hay thương mại điện tử, thường đều phải dựa trên trình phân tích và thiết kế hệ thống. Sau những bước phân tích và thiết kế, chúng ta sẽ thiết lập quan hệ dữ liệu giữa các thực thể ERD (Entity relationship diagram). Khung nhìn – View : View là khung nhìn (hay bảng ảo) của bảng. Cũng giống như bảng nhưng view không thể chứa dữ liệu, bản thân view có thể tạo nên trường mới dựa vào những phép toán biểu thức của SQL Server. Thủ tục lưu trữ - Stored Procedure : Stored Procedure còn gọi là Spocs, tiếp tục phát triển như một phần SQL trên cơ sở dữ liệu. Stored Procedure cho phép khai báo biến, nhận tham số cũng như thực thi các phát biểu có điều khiển. Stored Procedure có các ưu điểm lớn như sau. + Kế thừa tất cả các phát biểu của SQL, và là một đối tượng xử lý số liệu hiệu quả nhất khi dùng SQL Server. + Tiết kiệm thời gian thực thi trên dữ liệu. + Có thể gọi Stored Procedure theo cách gọi thủ tục hay hàm trong ngôn ngữ lập trình truyền thống, đồng thời sử dụng lại khi yêu cầu. Sử dụng kiểu dữ liệu Cursor (Cursor type) : Khi dùng cơ sở dữ liệu SQL Server, nếu có nhu cầu tính toán trên bảng số liệu, chuyển tác thực hiện trên từng mẩu tin, ta nên nghĩ đến kiểu dữ liệu Cursor. 1.2.4. Kiểu dữ liệu - Data Type Bất kỳ trường nào trong bảng (Table) của cơ sở dữ liệu đều phải có kiểu dữ liệu. Một số kiểu dữ liệu SQL Server cho phép định nghĩa chiều dài của kiểu trong khi một số kiểu khác thì không. Cũng như những ngôn ngữ lập trình khác SQL Server cung cấp đầy đủ kiểu dữ liệu cần thiết, như: Kiểu số nguyên (Binary, Int, TinyInt,...), kiểu tiền tệ (Money, SmallMoney, ...), kiểu chuỗi (Char, nchar, Varchar, Text, ...) và nhiều kiểu dữ liệu khác. Ngoài ra SQL Server cong cho phép chuyển đổi qua lại giữa các kiểu dữ liệu, tuy nhiên điều này cũng có một số hạn chế đối với một số kiểu dữ liệu. Ví dụ: kiểu binary không thể nhận sự chuyển đổi từ dữ liệu kiểu Float hay Real, ... 2. Giới thiệu về Visual Studio 2005 2.1.Tổng quan về DOTNET 2.1.1.Tầm quan trọng của Visual Studio 2005 Trong những năm qua, Visual Basic là công cụ lập trình rộng rãi nhất trên thế giới. Visual Basic.NET mở rộng thêm khả năng cho lập trình viên thông qua cấu trúc điều khiển xử lý lỗi, hỗ trợ thực thi đa tuyến threads, khả năng xây dựng ứng dụng nhanh chóng và xử dụng dịch vụ Web Services kết hợp với mô hình xử lý cơ sở dữ liệu mới ADO.NET và còn nhiều tính năng nữa. Trong môi trường .NET các chương trình được viết bằng Visual Basic, C#, C++, sẽ cùng sử dụng phương thức và lớp thư viện do tầng diễn dịch ngôn ngữ CRL(Common Languege Runtime) hỗ trợ. Do mỗi ngôn ngữ lập trình sử dụng cùng thư viện (cải tiến cả trong trình biên dịch Visual Basic ) và các chương trình .NET sẽ thực thi tương tự nhau bất chấp ngôn ngữ lập trình nào được dùng để viết ra ứng dụng 2.1.2.Lý do sử dụng công nghệ này Do khả năng xây dựng ứng dụng nhanh chóng và những đặc điểm đã nêu ở trên. Nên em đã lựa chon công nghệ này để làm đồ án tốt nghiệp. 2.2.Môi trường DOTNET Đối với Visual Basic.NET (VB.NET), tất cả mọi thứ đều thay đổi tận gốc rễ. Một trong những thành phần quan trọng của .NET là .NET Framework. Đây là nền tảng cho mọi công cụ phát triển các ứng dụng (application) .NET .NET Framework bao gồm: * Môi trường vận hành nền (Base Runtime Environment) * Bộ sưu tập nền các loại đối tượng (a set of foundation classes) * Môi trường vận hành nền (Base Runtime Environment) hoạt động giống như hệ điều hành cung cấp các dịch vụ trung gian giữa ứng dụng (application) và các thành phần phức tạp của hệ thống. Bộ sưu tập nền các loại đối tượng (a set of foundation classes) bao gồm 1 số lớn các công dụng đã soạn và kiểm tra trước, tỷ như: giao lưu với hệ thống tập tin (file system access) hay ngay cả các quy ước về mạng (Internet protocols), nhằm giảm thiểu gánh nặng lập trình cho các chuyên gia Tin Học. Do đó, việc tìm hiểu .NET Framework giúp ta lập trình dễ dàng hơn vì hầu như mọi công dụng đều đã được yểm trợ. Ta xem .NET Framework như là một tầng công dụng trừu tượng cung cấp dịch vụ trên hệ điều hành (nhìn dưới khía cạnh cung cấp dịch vụ): 2.3.Ngôn ngữ Visual Basic.NET Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không. Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft ’s .NET Framework. Do đó, nó cũng không phải là VB phiên bản 7. Thật sự, đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình. Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong hậu trường OS, Visual Basic.NET (VB.NET) giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do đó, ta chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc hay doanh nghiệp mà thôi. 2.4.ADO.NET 2.4.1.Giới thiệu chung ADO.NET là một phần của .NET Framework, nó được xem là “bộ thư viện lớp” chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu trong ngôn ngữ MS.NET. ADO.NET được thiết kế với dạng dữ liệu “ngắt kết nối”, nghĩa là chúng ta có thể lấy cả một cấu trúc phức tạp của dữ liệu từ database, sau đó ngắt kết nối với database rồi mới thực hiện các thao tác cần thiết. Đây là một sự tiến bộ về mặt thiết kế bởi vì thiết kế ADO trước đây luôn cần duy trì một kết nối trong quá trình thao tác dữ liệu. 2.4.2.So sánh với phiên bản ADO Trước ADO.NET, Microsoft đã có ADO là một bộ thư viện để xử lý các thao tác liên quan đến dữ liệu. ADO có tính linh hoạt, dễ sử dụng và được tích hợp trong các ngôn ngữ như Visual Basic, ASP 3.0. Có thể coi ADO.NET là một thế hệ tiếp theo của ADO ADO.NET kế thừa tất cả những ưu điểm của ADO, đồng thời với ý tưởng thiết kế hoàn toàn mới ADO.NET có một diện mạo khác hẳn so với tiền thân của nó. Một vài đặc điểm nổi bật của ADO.NET mà ADO không có như sau: ADO.NET được thiết kế hoàn toàn dựa vào XML vì XML là chuẩn trao đổi dữ liệu tiến bộ và tốt nhất trên môi trường Internet hiện nay. ADO.NET được thiết kế hoàn toàn hướng đối tượng : đây là đặc điểm chi phối toàn bộ các sản phẩm Microsoft .NET. 2 đặc điểm trên là 2 đặc điểm cơ bản, và nổi trội của ADO.NET mà ADO không có. Bây giờ chúng ta sẽ so sánh chi tiết hơn về từng khía cạnh của ADO và ADO.NET. Đặc điểm ADO ADO.NET Dữ liệu xử lý được đưa vào bộ nhớ dưới dạng Recordset : tương đương 1 bảng dữ liệu trong database Dataset : tương đương 1 database Duyệt dữ liệu Recordset chỉ cho phép duyệt tuần tự, từng dòng một. Dataset : cho phép duyệt “tự do, ngẫu nhiên”, truy cập thẳng tới bảng ,dòng ,cột mong muốn. Dữ liệu ngắt kết nối Recordset cũng có thể ngắt kết nối nhưng tư tưởng thiết kế ban đầu của Recordset là hướng kết nối, do đó việc ngắt kết nối cũng không được hỗ trợ tốt nhất. Dataset được thiết kế với tư tưởng ban đầu là “ngắt kết nối” à hỗ trợ mạnh mẽ “ngắt kết nối”. Khả năng vượt tường lửa Khi trao đổi dữ liệu với ADOqua Internet, thường sử dụng chuẩn COM, chuẩn COM rất khó vượt qua được tường lửa. Do vậy khả năng trao đổi dữ liệu ADO qua Internet thường có nhiều hạn chế. ADO.NET trao đổi dữ liệu qua Internet rất dễ dàng vì ADO.NET được thiết kế theo chuẩn XML, là chuẩn dữ liệu chính được sử dụng để trao đổi trên Internet. 2.4.3.Kiến trúc ADO.NET Kiến trúc ADO.NET có 2 phần Phần kết nối : phần này sử dụng khi ta kết nối với Database và thao tác dữ liệu, yêu cầu phải thực hiện kết nối với Database khi đang thao tác. Các đối tượng của phần này là: Connection : Đối tượng quản lý đóng /mở kết nối tới Database.Có 2 dạng Connection tuỳ theo nguồn dữ liệu là gì (OleDb hay SQL Server) đó là OleDbConnection và SqlConnection. Command : Đối tượng thực hiện các câu lệnh tương tác truy vấn, rút trích dữ liệu từ database khi đã thiết lập kết nối tới dữ liệu và trả về kết quả. Tương tự như Connection, Command cũng có 2 dạng tuỳ theo nguồn dữ liệu là gì (OleDb hay SQL Server) đó là OleDbCommand và SqlCommand. DataReader : Đối tượng xử lý đọc dữ liệu, được thiết kế phù hợp cho các ứng dụng web. Chỉ Xử lý 1 dòng dữ liệu tại một thời điểm. Phù hợp với ứng dụng web vì xử lý nhanh, nhẹ không chiếm bộ nhớ. Cũng có 2 dạng tùy theo dữ liệu nguồn : OleDbDataReader và SqlDataReader. Dữ liệu của đối tượng được tạo ra khi đối tượng Command thực hiện câu lệnh ExecuteReader(). DataAdapter : Đây là đối tượng rất quan trọng của ADO.NET, nó là cầu nối của database và dataset (dataset là đối tượng ngắt kết nối), bởi vì đối tượng “ngắt kết nối” dataset không thể liên lạc trực tiếp với database nên nó cần một đối tượng trung gian lấy dữ liệu từ database cho nó. Và đó chính là DataAdapter. Vì DataAdpater khi thao tác với Database vẫn phải duy trì kết nối nên nó được liệt kê vào dạng “kết nối”, nhưng bản chất là phục vụ cho việc “ngắt kết nối”. Phần “ngắt kết nối” : chỉ có một đối tượng chịu trách nhiệm ngắt kết nối đó chính là DataSet. DataSet không cần biết gì về Database thuộc kiểu gì, kết nối ra sao. Nhiệm vụ của DataSet là nhận dữ liệu về từ DataAdapter và xử lý nó. DataSet có thể được xem như 1 Database trong bộ nhớ gồm tất cả các bảng ,quan hệ .. DataSet có nhiều đối tượng được xem là “con” tức là cấp thấp hơn đi kèm với nó như : DataTable ( tương đương với 1 bảng trong database) , cấp thấp hơn của DataTable có các đối tượng DataRow (tương đương với 1 dòng) ,DataColumn( tương đương với 1 cột), DataRelation (tương đương với các quan hệ). Ngoài ra còn có các đối tượng nhóm : vd DataTableCollection, DataRowCollection, DataColumnCollection. Việc sử dụng DataSet là một tiến bộ lớn của kiến trúc ADO.NET tuy nhiên với các ứng dụng Web , việc sử dụng DataSet không được khuyến khích vì đối tượng DataSet được xem là quá lớn, nặng nề khó thích hợp cho đường truyền trên web vốn rất hạn chế. 2.4.4. Sử dụng ADO.NET trong Visual Basic.NET Để sử dụng ADO.NET trong Visual Basic, ta phải khai báo imports các namespace sau đây : Namespace Sử dụng System.Data Chứa tất cả lớp cơ sở của kiến trúc ADO.NET. System.Data.Common Chứa các lớp chia sẻ của .NET Data Providers. System.Data.SqlClient Chứa các lớp hỗ trợ hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server phiên bản 7.0 trở lên. System.Data.SqlOleDb Chứa các lớp hỗ trợ cho cở sở dữ liệu OLEDB vd Access, Oracle hay MS SQL Server phiên bản 6.5 trở về trước. System.Data.Sqltypes Cung cấp các lớp hỗ trợ thao tác trên các kiểu dữ liệu cơ bản của SQL Server. Chương 3 : Phân tích thiết kế hệ thống 1.Phân tích các chức năng 1.1.Quản trị hệ thống Chức năng quản lý vai trò Quản lý các vai trò sử dụng trong hệ thống Thêm vai trò Sửa vai trò Xóa vai trò Phân chức năng cho vai trò Thay đổi mật khẩu : Cho phép người sử dụng đổi mật khẩu để bảo mật hơn, yêu cầu người dùng phải nhập mật khẩu cũ và mật khẩu mới khi thay đổi. Lưu vết hoạt động người dùng : Cho phép quản lý mọi hoạt động của người dùng trong hệ thống, thông tin họat động cụ thể của người dùng: thời gian, chức năng thực hiện của người dùng cụ thể trong chương trình theo tài khoản mà người dùng đăng nhập vào hệ thống 1.2.Quản lý sản phẩm Quản lý mẫu sản phẩm : Quản lý các thông tin liên quan đến sản phẩm như loại sản phẩm, các nhóm sản phẩm, các thuộc tính chung của nhóm sản phẩm, các hỗ trợ đi kèm, các linh kiện, phụ kiện tương thích với sản phẩm,các thông tin lịch sử sản phẩm. Quản lý nhãn hiệu sản phẩm : Phân chia theo nhãn hiệu sản phẩm. Quản lý thuộc tính sản phẩm : Các tính chất chung của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm như màu sắc, hình dáng, cân nặng, số seri, mã số, giá, nhà cung cấp, nơi sản xuất( nhãn hiệu của nhà sản xuất). Quản lý nhà sản xuất : Thực hiện việc quản lý các thông tin của nhà sản xuất. Đặc biệt là các thông tin liên hệ với nhà sản xuất là cơ sở cho các tác vụ bảo hành và sửa chữa. Quản ly nhà cung cấp : Thực hiện việc quản lý danh mục nhà cung cấp cho phép lưu trữ các thông tin về nhà cung cấp hàng hóa sản phẩm cho doanh nghiệp, phục vụ cho các tác vụ lập các hóa đơn chứng từ liên quan đến nhà cung cấp, theo dõi hợp đồng. Linh kiện : Các thành phần cấu thành nên sản phẩm Linh kiện có thể như một sản phẩm có chức năng riêng và được sử dụng trong sản phẩm khác hoặc độc lập sử dụng. Linh kiện là đơn vị có thể coi là nhỏ nhất cấu thành nên sản phẩm 1.3.Quản lý kho Nhập kho : Nhập sản phẩm hoặc linh kiện vào kho theo phiếu nhập kho, số lượng nhập, sản phẩm nhập, nhãn hiệu sản phẩm, nơi sản xuât, nơi cung cấp, ngày nhập kho Xuất kho : Nhận yêu cầu xuất, lập phiếu xuất, ngày xuất, sản phẩm xuất, số lượng xuất, xuất cho đơn vị nào, cho công ty nào, người xuất. Thống kê sản phẩm trong kho : Kiểm kê sản phẩm tồn kho Thống kê linh kiện trong kho : Kiểm kê linh kiện còn trong kho 1.4.Quản lý khách hàng Thực hiện quản lý khách hàng nhằm lưu trữ các thông tin các khách hàng đã mua sản phẩm phục vụ cho quá trình đánh giá về các khách hàng, sự tin cậy và tiềm năng của khách hàng đó. Đồng thời cũng phục vụ cho các tác vụ lưu trữ thông tin các hóa đơn, các cuộc giao dịch. 1.5.Báo cáo thống kê Báo cáo quá trình nhập xuất, ngày nhâp và xuất sản phẩm, thông tin về sản phẩm, sản phẩm nhập và xuất do ai phụ trách, thống kê sản phẩm còn trong kho để từ đó người quản lý biết được sản phẩm trong kho còn hay hết để đưa ra biện pháp nhâp hàng mới 2.Sơ đồ phân rã chức năng 3.Sơ đồ luồng dữ liệu 3.1.Sơ đồ luồng dữ liệu nhập kho (DFD) Mô tả : 1.Bộ phận nhập kho lập phiếu nhập, ngày nhập, loại sản phẩm nhập 2.Bộ phận điều hành kho lập phiếu nhập 3.Bộ phận nhập kho điều chỉnh phiếu nhập, thông tin về phiếu nhập như, ngày nhập, số lượng nhập 4.Lấy thông tin từ phiếu điều chỉnh nhập kho 5.Gửi thông tin để điều chỉnh phiếu nhập kho 6.Nhập thông tin sản phẩm, lượng sản phẩm nhập 7.Sản phẩm được nhập từ kho của công ty khác 8.Nhập sản phẩm từ nhà cung cấp 9.Lấy yêu cầu báo giá về sản phẩm 10.Gửi báo giá cho phòng kế toán 3.2.Sơ đồ luồng dữ liệu xuất kho Mô tả : 1.Bộ phận nhập kho lập phiếu nhập 2.Bộ phận điều hành quản lý kho lập phiếu 3.Điều chỉnh phiếu xuất kho 4.Lấy yêu cầu từ phiếu xuất 5.Lấy thông tin điều chỉnh phiếu xuất 6.Xuất sản phẩm, mã loại sản phẩm, số lượng 7.Xuất sản phẩm cho khách hàng 8.Xuất cho kho thuộc công ty khác 4.Thiết kế cơ sở dữ liệu 4.1.Quản trị hê thống 4.1.1. tbl_Employee - Người dùng Mô tả : Bảng tbl_Employee biểu diễn thông tin người sử dụng tài khoản trong hệ thống. Một nhân viên có thể có nhiều tài khoản sử dụng trong hệ thống. 4.1.2. tbl_EmployeeAndFunction - Người dùng và chức năng Mô tả : Bảng tbl_EmployeeAndFunction là bảng trung gian thể hiện mối quan hệ n-n giữa hai thực thể Employee và Function. Một người dùng có thể có nhiều chức năng, một chức năng có thể của nhiều người dùng. 4.1.3. tbl_Function - Chức năng Mô tả : Bảng tbl_Function biểu diễn các chức năng thao tác hệ thống. Một chức năng thuộc một nhóm phân mục quản lý nào đó. Chức năng được coi là các đơn vị công việc phần tử 4.1.4. tbl_RoleAndFunction - Vai trò và chức năng Mô tả : Bảng tbl_RoleAndFunction là bảng trung gian, thể hiện mối quan hệ n-n của hai thực thể vai trò và chức năng. 4.1.5. tbl_Role - Vai trò Mô tả : Bảng tbl_Role biểu diễn các vai trò có trong việc sử dụng hệ thống. Người quản trị có thể định nghĩa ra các vai trò ứng với tập các chức năng được lựa chọn nào đó. Nó phản ánh một cách gần đúng trách nhiệm công việc quy định cho từng người trong thực tế. 4.1.6. tbl_RoleAndEmployee - Vai trò và người dù Mô tả : Mô tả : Bảng tbl_RoleAndEmployee là bảng trung gian thể hiện mối quan hệ n-n giữa hai thực thể Employee và Role. Một người dùng có thể có nhiều vai trò và một vai trò có thể của nhiều người dùng. 4.1.7. tbl_SystemLog - Lưu vết người dùng Mô tả : Bảng tbl_SystemLog biểu diễn các thao tác chức năng ứng với từng người dùng trong hệ thống. Nó cho biết người dùng nào sử dụng chức năng nào, trên máy nào, thời gian nào. Điều này giúp ích cho người quản trị theo dõi, kiểm soát các hoạt động của người dùng. 4.2.Sản phẩm 4.2.1. tbl_Product – Sản phẩm Mô tả : Bảng tbl_Product lưu thông tin về sản phẩm, giá bán, nhãn hiệu sản phẩm 4.2.2. tbl_ProductType – Mẫu sản phẩm Mô tả : Bảng tbl_ProductType lưu thôngtin 4.2.3. tbl_Brand – Nhãn hiệu sản phẩm 4.2.4. tbl_ProductProperty – Thuộc tính sản phẩm Mô tả : Bảng tbl_ProductProperty lưu thông tin thuộc tính của sản phẩm. 4.2.5. tbl_Supplier – Nhà cung cấp Mô tả : Bảng tbl_Supplier lưu thông tin nhà cung cấp sản phẩm 4.2.6. tbl_ProductUnit – Đơn vị sản phẩm Mô tả : Bảng tbl_ProductUnit lưu thông tin đơn vị sản phẩm như chiếc cái, lô, hộp 4.2.7. tbl_ProductSeri – Mã sản phẩm Mô tả : Bảng tbl_ProductSeri lưu thông tin mã sản phẩm 4.2.8. ProductState – Trạng thái sản phẩm Mô tả : Bảng ProductState lưu thông tin trạng thái sản phẩm, 4.3.Kho 4.3.1. tbl_Import – Nhập hàng vào kho Mô tả : Bảng tbl_Import lưu thông tin hàng nhập vào kho ngày nhập, loại hàng nhập người nhập 4.3.2. tbl_ImportFromCustomer – Nhập từ nhà cung cấp Mô tả : Bảng tbl_ImportFromCustomer lưu thông tin khách hàng cung cấp sản phẩm nhập kho 4.3.3. tbl_ImportKind – Kiểu hàng nhập Mô tả : Bảng tbl_ImportKind lưu kiểu hàng khi nhập 4.3.4. tbl_ImportProductSeri - Nhập sản phẩm theo seri Mô tả : Bảng tbl_ImportProductSeri lưu mã sản phẩm khi nhập kho 4.3.5. tbl_ImportFromOtherWH – Nhập hàng từ kho khác Mô tả : Bảng tbl_ImportFromOtherWH lưu sản phẩm được nhập từ kho của công ty nào 4.3.6. tbl_Export - Xuất kho 4.3.7. tbl_ExportToOtherWareHouse – Xuất hàng sang kho khác 4.3.8. tbl_ExportReason – Lý do xuất hàng 4.3.9. tbl_ExportProductSeri - Xuất kho theo mã sản phẩm 5.Mô hình quan hệ 5.1.Quản trị hệ thống 5.2.Mô hình quản lý kho Chương 4 : Cài đặt và chạy chương trình 1.Cài đặt 1.1.Môi trường chạy chương trình Chương trình được chạy trên nền Net Framework 2.0 kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 và các báo cáo được thiết kế trên Crystal Report 8.5 1.2.Thiết lập cơ sở dữ liệu 1.2.1.Tạo cơ sở dữ liệu Khi cài đặt SQL server 2000 xong vào Enterprise Manager, vào mục local chọn databases, rồi tạo mới đặt tên databases (vd : tên database là data). 1.2.2.Restore Databases Giao diện cho người dùng khôi phục cơ sơ dữ liệu trên ổ đĩa, 2.Một số giao diện chương trình 2.1.Thiết lập cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu Chọn máy chủ : là máy mà cơ sở dữ liệu được cài trên đó khi chạy chương trình đầu tiên phải thiết lập cấu hình kết nối tới cơ sở dữ liệu, nếu cơ sở dữ liệu cài trên máy nội bộ thì chọn máy chủ theo 3 cách sau : localhost, tên máy tính đó, 127.0.0.1, nếu cơ sở dữ liệu được cài trên một máy tính khác trong mạng LAN thì khi đó chọn máy chủ bằng cách gõ tên máy đó hoặc địa chỉ IP của máy đó. Cơ sở dữ liệu : Chính là tên database khi ta tạo (vd : data) Tên đăng nhâp : sa Mật khẩu truy cập : a 2.2.Giao diện đăng nhập Sau khi thông số kết nối thành công chương trình sẽ gọi tới Form đăng nhập như : Tên đăng nhập và phần quản trị : admin Mật khẩu : admin Người quản trị sau khi đăng nhập với tài khoản admin thành công giao diện chính sẽ hiện lên lúc đó người quản trị có thể thêm người dùng và phân quyền cho người dùng với những vai trò mà người quản trị đặt ra. 2.3.Giao diện chính chương trình 2.3.1.Quản trị hệ thống Khi đăng nhập thành công bằng tài khoản quản trị giao diện chương trình sẽ hiện lên chức năng quản lý vai trò giúp người quản trị gán người dùng có vai trò gì trong hệ thống và được thực hiện những chức năng gì, khi người quản trị tạo vai trò rồi thiết lập chức năng cho vai trò. Thay đổi mật khẩu : khi người dùng đã đăng nhập vào hệ thống bằng tên tài khoản và mật khẩu do người quản trị cấp, người dùng vào chức năng đổi mật khẩu để đổi mục đích mang tính bảo mật cho hệ thống, khi người dùng vào chức năng đổi mật khẩu chương trình bắt bạn phải nhập lại mật khẩu rồi gõ mật khẩu mới, nhập xong ấn OK vây là mật khẩu đã được đổi, lần đăng nhập sau bạn nhập mật khẩu mới. Lưu vết người dùng : lưu mọi thông tin của tất cả người dùng trong hệ thống giúp người quản trị biết được những người dùng đó đã thao tác những gì trên hệ thống. Tạo mới người dùng và phân quyền người dùng : người quản trị tạo một tài khoản mới với tên đăng nhập và mật khẩu, khi tạo thành công người quản trị phân quyền cho tài khoản đó được sử dụng những chức năng gì trên hệ thống. 2.3.2.Quản lý sản phẩm. Khi quản lý sản phẩm nhận được phiều yêu cầu nhập kho người sử dụng chương trình quản lý kho căn cứ vào phiếu nhập kho chia sản phẩm theo mục sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, nhà cung cấp và xuất xứ sản phẩm để nhập sản phẩm vào kho. Khi nhập sản phẩm vào kho người dùng hãy chọn mục sản phẩm xem sản phẩm cần nhập thuộc loại nào, máy tính hãy điện thoại, nếu sản phẩm cần nhập chưa thuộc mục nào trong chương trình thì người dùng tạo mục sản phẩm mới bằng cách vảo mục sản phẩm và thêm mới, sau đó thêm sản phẩm vào danh mục sản phẩm và thêm sản phẩm. 2.3.3.Quản lý kho Khi người quản lý kho muốn xem những sản phẩm nào đang có trong kho sản phẩm thuộc mục sản phẩm nào thì người quản lý chỉ cần chọn thống kê sản phẩm trong kho, và chon mục sản phẩm khi đó sản phẩm đang có trong kho được liệt kê hết ra giúp người quản lý biết đựợc sản phẩm nào đã nhập và sản phẩm nào thì chưa. Khi có yêu cầu nhập hàng mới thì người quản lý phải thực hiện việc tạo phiếu nhập hàng và căn cứ vào phiếu đó người quản lý mới nhập hàng theo mẫu sản phẩm nào và mục sản phẩm nào khi có yêu cầu xuất hàng thì người quản lý tạo phiếu xuất loại hàng nào, mục hàng nào được xuất, lý do khi xuất hàng, xuất cho khách hàng hãy xuất để bảo hành khi xuất hàng cho khách hàng, khi hàng bị trả lại thì người quản lý phải tạo phiếu nhập kho và nêu rõ lý do hàng bị trả lại, hàng bị lỗi, hỏng hay khách hàng không ưng ý, khi nhưng thông tin được nhập đầy đủ thì việc quản lý sản phẩm và xuất hàng cho khách và bảo hàng trở nên rễ dàng hơn. 2.3.4.Quản lý khách hàng 2.3.5.Báo cáo thống kê Kết luận Đứng trước xu hướng phát triển nhanh và mạnh của nền công nghệ thông tin thế giới cũng như nền công nghệ thông tin nước nhà, thì tin học hóa quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và bức thiết hiện nay. Nó sẽ giúp cho các cơ quan doanh nghiệp giải quyết những công việc một cách nhanh chóng và ít sai sót nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý hàng hóa vật tư. Những ứng dụng về cơ sở dữ liệu đã giải quyết được những vấn đề bức thiết nêu trên. Trong đợt làm đồ án tốt nghiệp này em đã được giao thực hiện phân tích và thiết kế chương trình quản lý kho hàng trong công ty máy tính. Tuy chương trình chưa được hoàn thiện các chức năng, song nó đã cho em thấy được vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý, với chương trình quản kho khi hoàn thiện sẽ giúp cho nhân viên quản lý kho cũng như quản lý một số thông tin về nhân viên và nhập xuất sản phẩm trong kho một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kết quả đạt được của đồ án : Chương trình quản lý kho cho phép người dùng làm được những chức năng sau : Nhập, xuất sản phẩm Xuất sản phẩm sang kho khác Quản lý khách hàng Quản trị hệ thống Quản lý sản phẩm Báo cáo thống kê Hạn chế của chương trình Do thời gian thực hiện phân tích và thiết kế hệ thống là tương đối hạn chế so với một đề tài tương đối rộng và phong phú nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bên cạnh đó chương trình còn có một số chức năng chưa hoàn thiện và chính xác. Hơn nữa việc tìm hiểu ngôn ngữ cài đặt (SQL Server và Visual Basic.NET) còn nhiều hạn chế nên việc tận dụng được những thế mạnh của ngôn ngữ là chưa mang lại hiệu quả cao. Hướng phát triển của đề tài Tiếp tục hoàn thiện các chức năng chưa làm được Tối ưu hóa các chức năng của chương trình Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các chức năng mới cho chương trình Mở rộng phạm vi quản lý cho chương trình Tài liệu tham khảo Thư viện component MSDN Mô hình Multi tier, MVC Code Tổ chức sáng kiến mã mở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_ly_kho_b3kr4psrc2_20130206034835_4_5197.doc