Vàng là một loại hàng hoả đặc biệt: hàng hoá - tiền tệ. Nó cũng được trao đổi,
mua bán trên thị trường như những loại hàng hoá khác, và cũng có thể chuyển hoá
thành phương tiện thanh toán, cất trữ giá trị hoặc thước đo giá trị. Khi tình hình chính
trị không ổn định, nền kinh tế rối loạn, tiền tệ mất giá, lạm phát phi mã thì vai trò tiền
tệ của vàng càng được phát huy cao độ. Ngược lại khi nền kinh tế ổn định thì vai trò
tiền tệ của vàng ngày càng giảm, mức độ lợi nhuận trong kinh doanh ngày càng hẹp
và vai trò hàng hoá của vàng lại trở nên phát triển.
Thông qua việc phân tích cụ thể thực trạng thị trường vàng và chính sách quản
lý vàng của Nhà nước qua từng thời kì, khoá luận đã nêu lên thực trạng cùng những
mặt được, mặt hạn chế của thị trường vàng và công tác quản lý hoạt động kinh doanh
vàng của Nhà nước trong suốt những năm gần đây. Nhìn chung, cùng với quá trình
phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh vàng đã có những cải tiến thông thoáng hơn và tạo điều kiện cho thị trường
vàng Việt Nam phát triển hơn. Tuy vậy, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh vàng hiện nay vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập như hệ thống
chính sách chưa chặt chẽ và đầy đủ, còn mang nặng tính hình thức, chính sách quản
lý chưa bắt kịp được với tốc độ phát triển của thị trường vàng dẫn tới nhiều rủi ro cho
các nhà đầu tư.
98 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à: Ngân hàng ACB,
Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài
Gòn, Ngân hàng Phát triển Nhà Tp. HCM, Ngân hàng Phƣơng Nam và Ngân hàng
Nam Á.
Thu hút nguồn vốn lớn từ nền kinh tế:
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc đánh giá: hoạt động kinh doanh sàn vàng
hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nƣớc là loại hình kinh doanh
chênh lệch giá (margin trading) mà ngay cả trên thế giới cũng đánh giá là loại hình
kinh doanh tiểm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tƣ và cho chính các đơn vị kinh
doanh sàn vàng. Mặt khác, báo cáo cũng cho rằng hoạt động kinh doanh sàn vàng
không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế,
mà ngƣợc lại, một khối lƣợng vốn lớn đƣợc rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh
để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh vàng trên sàn vàng.
Dẫn chứng đƣa ra là chỉ riêng Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn của ACB ở
thời điểm giao dịch sôi động nhất một ngày cũng có doanh số lên đến hơn 8.000 tỷ
đồng. Cho tới nay, mặc dù hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã chững lại thì dƣ
nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Sài Gòn cũng hơn 2.000 tỷ
đồng. [42]
Ngoài ra, theo Ngân hàng Nhà nƣớc, do các sàn giao dịch vàng tự đề ra quy
chế giao dịch và các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ cá nhân chƣa nhận biết rõ
các rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra
những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tƣ và đơn vị tổ chức sàn. Qua rà soát, cơ
quan này nhận thấy việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chƣa có
cơ sở pháp lý, đồng thời hoạt động của các sàn vàng trong thời gian vừa qua tiểm ẩn
một số yếu tố cỏ thể gây bất ổn kinh tế xã hội.
Do đó, từ tình hình thực tế hiện tại, Thủ tƣớng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo
tại văn bản số 369/TB-VPCP ban hành 30/12/2009 quy định chậm nhất là 90 ngày kể
từ 30/12/2009 mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh
doanh vàng trên tài khoản trong nƣớc phải chấm dứt hoạt động (tức ngày 30/3/2010).
68
4.3 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại Việt Nam trong
thời gian qua
4.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu vàng tại Việt Nam
Việc nhập khẩu vàng phải đƣợc Nhà nƣớc thực hiện một cách chặt chẽ, kịp
thời vì không thể để giá vàng tách rời khỏi mặt bằng chung, không để thiếu hụt nguồn
cung vàng lầ điều kiện cần phải có đối với sự tồn tại của các đơn vị kinh doanh vàng
và là công cụ ổn định giá cả. Nhƣng trên thực tế, trong thời gian qua việc nhập khẩu
vàng chƣa có chủ trƣơng nhất quán và hợp lý. Nhà nƣớc không cấm các cá nhân tự do
kinh doanh mua bán vàng nhƣng việc nhập khẩu vàng cần phải có sự cho phép của
các cơ quan nhà nƣớc. Hiện nay, NHNN là đơn vị quản lý nhà nƣớc cao nhất trong
lĩnh vực ngoại hối. Vụ quản lý ngoại hối chính là cơ quan tham mƣu cho NHNN
trong hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp
luật. Chính Vụ quản lý ngoại hối là đơn vị thực hiện cấp và thu hồi các loại giấy phép
về xuất, nhập khẩu vàng của các tổ chức và cá nhân.
Hàng năm, Chính phủ đề ra một hạn mức nhập khẩu nhất định đối với vàng để
bù đắp lƣợng vàng thiều hụt do khai thác không đáng kể trong nƣớc lại đảm bảo cán
cân thanh toán, không để nhập siêu quá lớn do vàng. NHNN - Vụ Quản lý ngoại hối
có nhiệm vụ đảm bảo số lƣợng vàng đƣợc cấp phép nhập khẩu không vƣợt quá chỉ
tiêu của nhà nƣớc. Nếu nhƣ trƣớc đây việc phân “quota”, cấp phép nhập khẩu vàng
còn nhiều khúc mắc, vì việc giải quyết nhập khẩu vàng có lúc không kịp thời, mất
thời cơ, khi giá vàng quốc tế xuống thấp thì không đƣợc phép nhập, khi giá cao đƣợc
phép nhập thì các doanh nghiệp không thực hiện đƣợc, phát sinh cung cầu giả tạo nên
các biến động giá vàng lớn trên thị trƣờng . Hiện nay, theo đánh giá của các doanh
nghiệp kinh doanh vàng thì thủ tục cấp phép đã đơn giản hoá và thời gian chờ đợi
cũng đã đƣợc rút ngắn, khá thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng vào đầu những năm 1990. Tới
năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng. Tới năm 2001,
vàng mới đƣợc phép nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu
theo hạn ngạch do NHNN quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo từng năm.
69
Năm 2008, NHNN đƣợc giao chỉ tiêu cấp phép nhập khẩu 70 tấn vàng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, chứng khoán mất giá, giá USD
thất thƣờng và bất động sản bấp bênh, vàng trở thành phƣơng tiện hiệu quả trong việc
bảo lƣu vốn và là kênh đầu tƣ hiệu quả. Vì vậy, lƣợng vàng nhập khẩu vào Việt Nam
đã tăng vọt. Trong 3 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 36 tấn vàng,
tăng 71% so với cùng thời gian này năm ngoái, trong đó 31 tấn rƣỡi là vàng nén. [29]
Chính sách thuế đối với hoạt động nhập khẩu vàng:
Chính sách thuế đối với hoạt động nhập khẩu vàng của nƣớc ta thay đổi tuỳ
theo từng thời kỳ, trƣớc 2006 là 3% đối với vàng miếng và 1% đối với vàng dạng hạt.
Bƣớc sang năm 2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-BTC
giảm thuế nhập khẩu vàng miếng từ 3% xuống 1% và thuế nhập khẩu vàng nguyên
liệu (vàng hạt) từ 1% xuống 0,5%.
Tháng 5/2008, trong tình trạng thâm hụt mậu dịch không ngừng gia tăng,
Chính phủ Việt Nam quyết định cấm nhập khẩu vàng để hạ thấp thâm hụt mậu dịch
và ngăn chặn VND tiếp tục mất giá. Quyết định này đƣợc cho là đúng đắn, tuy nhiên
nó đã dẫn đến sự khác biệt lớn giữa giá vàng trong nƣớc và giá vàng quốc tế, đỉnh
điểm là ngày 11/11/2009 giá vàng trong nƣớc tại Việt Nam tăng đến hơn 29 triệu
VND/chỉ (khoảng 1.261 USD/Ounce) trong khi đó giá vàng thế giới chỉ ở mức 1.108
USD/Ounce. Đứng trƣớc tình trạng này, NHNN đã buộc phải nối lại hoạt động nhập
khẩu vàng từ ngày 12/11/2008 với sự vào cuộc của một số công ty kinh doanh vàng
bạc lớn nhƣ SJC, PNJ, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, Công ty vàng bạc đá
quý Ngân hàng nông nghiệp. Hoạt động này đã giúp bình ổn thị trƣờng và giá vàng,
tạo tâm lí ổn định cho các nhà đầu tƣ.
4.3.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu vàng tại Việt Nam
Năm 2004, vấn đề xuất khẩu vàng đã đƣợc đặt ra tại hội thảo về chính sách
thuế với hoạt động kinh doanh vàng. Sau đó giữa năm 2005, đại diện Hiệp hội kinh
doanh vàng và các doanh nghiệp trong ngành vàng lại kiến nghị NHNN cho phép
doanh nghiệp xuất khẩu vàng. Thời điểm này việc xuất khẩu vàng còn gặp nhiều rào
cản bởi có ý kiến cho rằng do 95% lƣợng vàng lƣu hành trong sản xuất và kinh doanh
ở Việt Nam đều là nhập khẩu, vì vậy không chủ động nguồn cung, không có lợi thế
70
quặng mỏ khai thác. Tuy nhiên đó là thời điểm giá vàng trong nƣớc luôn cao hơn giá
vàng thế giới. Còn hiện nay, đặc biệt là trong những ngày giá vàng tăng cao thì giá
vàng trong nƣớc lại thấp hơn giá vàng thế giới (tính theo tỷ giá quy đổi USD/VND) là
cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu vàng. Trong những năm 2008, 2009
cùng với sự phát triển mạnh của các sàn giao dịch vàng, ngày càng nhiều nhà đầu tƣ
coi đây là một kênh đầu tƣ hấp dẫn khi thị trƣờng vàng trong nƣớc và thế giới đƣợc
liên thông. Việc cấp quota trong năm 2008 và 2009 cho một số doanh nghiệp xuất
khẩu cho thấy những thành công nhất định, tuy nhiên nếu tăng quyền chủ động cho
các doanh nghiệp thì có thể thu đƣợc một nguồn ngoại tệ lớn hơn rất nhiều.Cụ thể,
hoạt động xuất nhập khẩu vàng trong năm 2009 đã mang lại lợi nhuận cao cho hai
công ty kinh doanh vàng bạc đá quý lớn tại Việt Nam là SJC và PNJ. [24]
Công ty SJC đã xuất khẩu nhiều vàng miếng vào quý I/2009, khi giá vàng
trong nƣớc thấp hơn giá vàng thế giới; nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu cả năm
2009 của SJC lên đến 258,3 triệu USD, bằng 217% so với tổng kim ngạch xuất
khẩu của năm 2008. Hết năm 2009, lợi nhuận sau thuế của SJC là 329 tỷ đồng,
bằng 219% so với năm trƣớc và đạt 108% so với kế hoạch [31]
Trong năm 2009, riêng lĩnh vực xuất khẩu đã mang về cho PNJ hơn 3.500 tỷ
đồng trong tổng doanh thu hơn 10.200 tỷ đồng và cũng góp phần mang lại lợi
nhuận sau thuế đột biến cho PNJ với 220 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2008.
Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đối với kim loại quý này
là rất lớn. Việc cho phép xuất khẩu vàng sẽ góp phần chống lại hoạt động đầu cơ
cũng nhƣ buôn lậu vàng qua biên giới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nên khống
chế lƣợng vàng xuất theo quota và chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp có chức
năng xuất nhập khẩu vàng để đảm bảo thị trƣờng vàng hoạt động theo đúng pháp luật
nhà nƣớc.
4.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh vàng tại Việt
Nam trong thời gian qua
4.4.1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng
4.4.1.1 Những mặt tích cực
Về cơ bản sự ra đời của các SDGV đem lại những lợi ích chủ yếu sau:
71
SDGV phù hợp với nhiều đối tƣợng đầu tƣ do việc giao dịch hết sức thuận lợi với
bƣớc nhảy nhỏ, tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi từ vàng sang tiền
mặt. Ngoài ra thông qua sàn giao dịch, nhà đầu tƣ có thể sử dụng các công cụ
phái sinh, giúp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trƣớc biến động của giá vàng.
Một điểm quan trọng nữa là khi có SDGV hoạt động theo chuẩn,thị trƣờng vàng
nƣớc ta sẽ hƣớng tới việc liên thông với thị trƣờng vàng quốc tế, huy động đƣợc
lƣợng vốn lớn trong dân tham gia nhập khẩu vàng,đảm bảo quyền quyết định của
ngƣời dân khi lựa chọn hình thức đầu tƣ.
Việc các SDGV ra đời còn tạo ra một kênh điều hòa cung cầu, giúp các doanh
nghiệp kinh doanh vàng đƣợc chủ động nguồn vàng nguyên liệu hơn, giảm đƣợc
một lƣợng ngoại tệ đáng kể đáng lẽ phải dùng để nhập khẩu vàng, mặt khác huy
động đƣợc vốn vàng đang bị “đóng băng” trong dân.
4.4.1.2 Những mặt hạn chế
Quy định tại các sàn vàng chƣa đảm bảo đƣợc quyền lợi đầy đủ cho các nhà đầu
tƣ.
Về mặt lý thuyết các sàn thu sẽ thu lợi nhuận lớn từ nguồn thu phí, hƣởng
chênh lệch giá trong giao dịch mua bán, không đƣợc phép tự mình thực hiện giao
dịch trực tiếp.Nhƣng thực tế tại các SDGV ở Việt Nam ngay từ bƣớc thực hiện hợp
đồng với nhà đầu tƣ đã có nhiều quy định ảnh hƣởng trực tiếp và theo chiều hƣớng
xấu đến quyền lợi nhà đầu tƣ.Ví dụ cụ thể: không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại khi sự cố sập mạng hay đình trệ mạng xảy ra trong phiên giao dịch hay sàn
không công bố hạn mức rút vàng cụ thể khi kí hợp đồng giao dịch mà sẽ tự ý quy
định tuỳ vào tình hình của sàn giao dịch… khiến cho nhiều nhà đầu tƣ đã mất những
số tiền khá lớn vì không chú ý đến những quy định này khi tham gia kí kết hợp
đồng.Bên cạnh đó các sàn không biết vô tình hay hữu ý sập mạng thƣờng xuyên và
vào những lúc tỷ giá vàng thế giới biến động nhiều nhất.
Sự bùng nổ của quá nhiều SGDV
Sau sự ra đời của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn - SDGV đầu tiên của VN cách
đây hơn 1 năm thì ngay sau đó đã có thêm hơn 10 sàn vàng khác đi vào hoạt
động.Việc có quá nhiều những sàn giao dịch nhỏ cũng sẽ không mang lại nhiều lợi
72
ích cho nhà đầu tƣ. Bởi trên thực tế chỉ có những sàn giao dịch đủ lớn mới có khả
năng chống đỡ lại với những rủi ro. Bên cạnh đó, mặt bằng diện tích giao dịch còn
nhỏ hẹp, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu cũng là những vấn đề đang
đặt ra đối với hoạt động của các SDGV nƣớc ta hiện nay.
Tính thanh khoản của các sàn còn kém
Các sự cố trên sàn giao dịch trần trụi và lộ liễu nhƣ vậy từ hồi đầu tháng mƣời
hai năm 2007, nhƣng mãi đến quý 2 năm 2008 hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam
mới dự định soạn thảo dự luật về “thành lập SDGV quốc gia”.
Cũng nhƣ chứng khoán phần lớn hiện nay các nhà đầu tƣ vàng còn rất mù mờ về
kiến thức đầu tƣ vàng.
Các nhà đầu tƣ vàng tại Việt Nam hiện nay hầu nhƣ không nắm bắt đƣợc quy
luật vàng trong nƣớc,họ chủ yếu đầu tƣ theo ảnh hƣởng của số đông trên th ị trƣờng
còn không biết thế lực nào đang tạo dựng giá vàng, thậm chí họ còn đọc hợp đồng
không rành Phần lớn những nhà đầu tƣ hiện nay tham gia SDGV là vì mục đích đầu
cơ, do vậy họ tập trung một lƣ ợng vàng và tiền m ặt lớn trên sàn giao dịch.Việc làm
này sẽ gây phân tán nguồn l ực, giảm khả năng huy động vốn vào s ản xuất kinh
doanh, gây ảnh hƣởng tới nền kinh tế quốc gia.
4.4.2 Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu vàng
Việc cho phép xuất nhập khẩu vàng là chuyện bình thƣờng ở nhiều quốc gia
trên thế giới, và đây cũng là một cách để thu ngoại tệ cho quốc gia, tuy nhiên, vào
thời điểm này một vấn đề đƣợc đặt ra cho Việt Nam là có nên đặt vàng trong danh
mục hàng xuất nhập khẩu hay không. Có rất nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau về vấn đề
này:
Theo ông Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tƣ vấn chính sách tài chính -
tiền tệ quốc gia thì việc thống kê vàng vào danh mục xuất nhập khẩu là không đúng
(trừ vàng nữ trang) bởi vàng là tiền, vấn đề bán vàng, dùng USD mua vàng rồi lại bán
vàng lấy USD thì cũng nhƣ dùng USD đổi thành EURO và ngƣợc lại, nên không thể
xem đó là vấn để xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên xuất khẩu vàng lại mang lại một lƣợng ngoại tệ đáng kể cho
quốc gia trong bối cảnh suy thoái kinh tế nhƣ hiện nay, và việc tính vào danh mục
hàng hoá xuất nhập khẩu cũng góp phần giảm nhập siêu cho cán cân thanh toán quốc
73
tế. Mặc dù nhƣ vậy, nhƣng do vàng ở Việt Nam chủ yếu nhập rồi xuất, không phải do
sản xuất trong nƣớc nên việc tách bạch trong thống kê xuất nhập khẩu sẽ giúp Việt
Nam có cái nhìn thực chất hơn về tình hình xuất nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu vàng trên thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
đang ngày càng hoàn thiện hơn với sự ra đời của hai kho ngoại quan vàng đầu tiên tại
Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng sự sẵn sàng và nhanh chóng của quy trình
cung ứng. Kho ngoại quan tại Tp HCM nằm kề sân bay Tân Sơn Nhất đƣợc điều
hành bởi Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC, nhà cung cấp hàng đầu nhiều loại sản phẩm
vàng tại Việt Nam, và Brink’s Global Services, công ty đảm bảo tiếp vận toàn cầu
hàng đầu với hơn 145 năm kinh nghiệm trong vận chuyển, lƣu trữ và xếp dỡ hàng hoá
quý. Còn kho ngoại quan vàng tại Hà Nội do Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc
đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam quản lý. Cả hai
kho này đều đã đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2007.
Trong khi nhu cầu về vàng tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong năm
2006, theo Hội đồng Vàng Thế giới, 64 tấn vàng hạt đã đƣợc nhập vào nƣớc ta, năm
2007 con số này là 70 tấn; thì quy trình cung ứng vẫn còn chậm, thƣờng mất thời gian
từ 2-3 ngày từ lúc nhà nhập khẩu muốn mua đến khi hàng thực sự nhận đƣợc về đơn
vị mình.
Vì vậy để hoàn thiện quy trình hiện hữu này, vai trò của kho ngoại quan sẽ
hoạt động nhƣ một phƣơng tiện đảm bảo cho việc tích trữ vàng (dƣới dự kiểm soát
của Hải quan) và tiện ích cho những nhà cung cấp quốc tế và dơn vị nhập khẩu trong
nƣớc với phƣơng thức bán từng phần vàng chứa trong kho và giao hàng trong cùng
ngày.
Những mặt thuận lợi của việc vận hành kho ngoại quan vàng:
+ Những nhà cung cấp quốc tế có thể gửi hàng lƣu trữ trong nƣớc tại kho
ngoại quan đợi ngƣời mua từ thị trƣờng nội địa
+ Các đơn vị nhập khẩu trong nƣớc có khả năng điều hành công việc làm ăn
của họ với độ an toàn linh hoạt hơn vì biết rằng có thể mua và nhận vàng nhanh
chóng, nhƣ vậy sẽ giảm việc phải chịu ảnh hƣởng của những biến động giá trên thị
trƣờng vàng quốc tế vào khoảng giữa thời gian mua vàng đến khi nhận đƣợc vàng
thực tế
74
+ Tất cả phí vận chuyển, thông quan và dịch vụ đảm bảo giao hàng đều đƣợc
nhà điều hành kho ngoại quan thanh toán với nhà cung cấp quốc tế, nhƣ thế ngƣời
nhập khẩu sẽ nhận đƣợc dịch vụ trọn gói từ Cửa đến Cửa với mức chào giá cạnh
tranh và họ chỉ đơn giản là chờ tại cơ sở mình để nhận vàng.
+ Bên cạnh việc chứa vàng, kho ngoại quan còn có thể đƣợc dùng để tích trữ
các loại hàng hoá khác nhƣ kim cƣơng, đá quý và hàng trang sức nhằm hỗ trợ các
công ty quốc tế muốn đến Tp. Hồ Chí Minh để tham gia triển lãm tại Hội chợ Triển
lãm Nữ trang Việt Nam hàng năm và/ hoặc thực hiện các hoạt động thƣơng mại riêng
cho hàng hoá của họ.
Một số hạn chế còn tồn tại:
+ Công suất sử dụng của các kho ngoại quan vàng vẫn còn hạn chế và chƣa
đƣợc khai thác triệt để.
+ Về lý thuyết chi phí nhập khẩu từ kho ngoại quan vàng thấp hơn so với nhập
trực tiếp từ nƣớc ngoài và thời gian cũng đƣợc rút ngắn đáng kể. Song nhiều doanh
nghiệp lâu này vẫn có các nguồn nhập riêng với giá rẻ hơn và thời gian nhập thậm chí
nhanh hơn. Do đó khi có nhu cầu, các doanh nghiệp đều tự nhập ở nƣớc ngoài chứ
không thông qua kho ngoại quan.
+ Các nhà cung cấp quốc tế vẫn ngại để hàng vào kho ngoại quan ở Việt Nam
vì nguyên nhân chính là thị trƣờng còn rủi ro, không ổn định.
5. Đánh giá về chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh vàng trong thời gian qua
Chính sách quản lý vàng trong những giai đoạn vừa qua đã có những thay đổi
đáng kể, phù hợp với quá trình chuyển hƣởng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Chính sách quản lý vàng trong thời gian qua đã
thu đƣợc những thành công đáng kể trong vịêc ngăn chặn dập tắt những cơn sốt giá
vàng, góp phần tích cực hỗ trợ ổn định giá vàng và hỗ trợ điều hành tỷ giá, ổn định
giá trị đồng Việt Nam. Bên cạnh những thành công trên, thực tế hoạt động thì trƣờng
vàng hiện nay cũng bộc lộ một số tồn tại đáng quan tâm cần phải có biện pháp khắc
phục kịp thời. Nhƣ chính sách quản lý vẫn còn cồng kềnh, phức tạp và gây khó khăn
cho hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động chƣa có
75
định hƣớng rõ ràng và vẫn trong vòng luẩn quẩn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý thị trƣờng vàng vẫn chƣa rõ ràng và chƣa có sự đồng bộ.
5.1 Những thành tựu và kết quả đạt được
Hiện nay chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam ngày
càng đƣợc thông thoáng. Từ chỗ cấm kinh doanh (Quyết định 37, 38), hạn chế chỉ
cho kinh doanh vàng trang sức (Quyết định 139), tới chỗ đƣợc kinh doanh tất cả các
loại vàng chỉ cần giấy phép của NHNN, nay điều kiện cũng đã đơn giản hơn rất nhiều
NHNN chỉ cấp giấy phép đối với nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động sản xuất
vàng miếng, các hoạt động còn lại đều không phải có giấy phép.
NHNN và các cơ quan hữu trách sau một thời gian đã có những bƣớc tiến mới
trong điều hành kinh doanh vàng nhƣ:
Đã triển khai việc sử dụng kho ngoại quan vàng giúp cho việc nhập khẩu giảm
đƣợc nhiều chi phí và thời gian
Đã kịp thời quản lý việc triển khai hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản
sau một thời gian đi vào hoạt động nhằm bình ổn thị trƣờng vàng và đảm bảo
quyền lợi cho các nhà đầu tƣ.
Đã cho phép huy động vàng không kỳ hạn – huy động đƣợc một lƣợng vàng
đáng kể từ trong dân.
Đang xây dựng một dự thảo thành lập sàn giao dịch vàng chuẩn quốc gia nhằm
đáp ứng nhu cầu đầu tƣ vàng đang ngày cảng mở rộng đồng thời vẫn đảm bảo
đƣợc quyền lợi cho các nhà đầu tƣ.
Kinh doanh vàng ngày càng phát triển nhanh giúp Việt Nam phát triển và hoà
nhập với môi trƣờng kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên trong thời điểm mới triển khai
các sản phẩm kinh doanh vàng, không thể tránh khỏi những bất cập ảnh hƣởng đến
thị trƣờng vàng và quyết định của các nhà đầu tƣ. Điều này đòi hỏi các cơ quan hữu
trách cần phải có những biện pháp kịp thời để ổn định thị trƣờng vàng và bảo đảm
quyền lợi cho các nhà đầu tƣ.
5.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh vàng còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
76
Hệ thống pháp lý quy định việc kinh doanh vàng chƣa chặt chẽ, đầy đủ và hợp lý.
Văn bản quy định về quản lý hoạt động kinh doanh các loại vàng còn phức tạp:
hiện có 2 Nghị định điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng (vàng tiêu chuẩn quốc
tế và vàng không phải là tiêu chuẩn quốc tế).
Quy định này đã gây khó khăn cho ngƣời thực hiện, đồng thời cũng không phù
hợp với thông lệ quốc tế:
+ Việc đƣa ra khái niệm về vàng tiêu chuẩn quốc tế và coi nó là ngoại hối với
mục đích nhằm hạn chế việc sử dụng vàng miếng do nƣớc ngoài sản xuất để cất trữ,
thanh toán mang nặng tính quản lý hành chính, hiệu quả quản lý không cao và hạn
chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Trên thế giới thông thƣờng các Ngân hàng trung ƣơng chỉ quản lý vàng
trong dự trữ ngoại hối nhà nƣớc. Nhƣ vậy việc quy định “vàng tiêu chuẩn quốc tế”
cũng không phù hợp với thông lẹ quốc tế. Mặt khác việc sử dụng thuật ngữ “vàng
tiêu chuẩn quốc tế” cũng không chính xác bởi có rất nhiều loại vàng khác nhau nhƣ
vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ... nên có thể gọi vàng nguyên liệu
tiêu chuẩn quốc tế, vàng trang sức tiêu chuẩn quốc tế...
Vẫn còn những kẽ hở trong việc quản lý thị trƣờng vàng:
Mặc dù theo Nghị định 174 thì NHNN chỉ quản lý một số hoạt động liên quan
đến chính sách tiên tệ, nhƣng trên thực té do hoạt động kinh doanh vàng rất phức tạp
và đan xen, vì vậy rất khó để bóc tách từng hoạt động để quản lý. Chính vì vậy tại
nhiều địa phƣơng, thị trƣờng vàng bị buông lỏng vì cơ quan quản lý thị trƣờng cho
rằng nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng là của NHNN, trong khi đó thì các
chi nhánh NHNN chỉ quản lý những hoạt động theo quy định của Nghị định 174, mà
những hoạt động này tại hầu hết các tỉnh (trừ một số tỉnh, thành phố lớn) lại không
có. Vì vậy các Chi nhánh NHNN cũng không quản lý thị trƣờng vàng.
77
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀNG TẠI VIỆT NAM
1. Dự báo về giá vàng trong thời gian tới
Dự báo giá vàng trong ngắn hạn là một vấn đề hết sức phức tạp và thay đổi
hàng ngày do trong ngắn hạn giá cả biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là
yếu tố tâm lý. Để dự đoán đƣợc giá vàng trong ngắn hạn thì phải dựa nhiều vào phân
tích kỹ thuật và theo dõi sát sao tình hình diễn biến của thị trƣờng. Giá cả trong ngắn
hạn có thể biến đổi thất thƣờng, tuy nhiên đằng sau nó, xu hƣớng vận động giá cả
trong trung và dài hạn lại mang tính quy luật.
Trong trung và dài hạn, giá vàng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản nhƣ giá trị
của vàng, quan hệ cung cầu, sức mạnh của đồng USD, mức độ rủi ro của thị trƣờng
(lạm phát, chính trị...), giá dầu thô thế giới, sự phát triển của các thị trƣờng thay thế
(thị trƣờng chứng khoán, bất động sản...). Dựa vào các yếu tố này, các chuyên gia cho
rằng, giá vàng hiện không có nhiều lý do để tăng quá mạnh trong ngắn hạn. Tuy
nhiên trong dài hạn, giá vàng vẫn có xu hƣớng tăng khả quan do áp lực lạm phát
nhƣng vẫn chƣa đƣợc coi là một phƣơng tiện dự trữ hàng đầu. Theo Tiến sĩ Martin
Murenbeeld, Trƣởng ban Kinh tế tại Uỷ ban các nền Kinh tế phát triển Dundee ở
Toronto đã đƣa ra các kịch bản giá vàng trong năm 2010 và 2011. Theo kịch bản này,
thì giá vàng sẽ có khả năng biến đổi nhƣ sau:
Bảng 3.1: Các kịch bản của giá vàng trong năm 2010 và 2011
Đơn vị USD/Ounce
Xác suất Mức giá
Mức giá
trung bình
2010
Mức giá nửa
cuối năm
2010
Mức giá trung
bình năm 2011
Kịch bản A – xác suất 10% $ 1015 $ 915 $ 858
Kịch bản B – xác suất 40% $ 1140 $ 1170 $ 1230
Kịch bản C – xác suất 50% $ 1221 $ 1326 $ 1425
Mức giá xác suất trung bình $ 1170 $1126 $ 1293
78
Nguồn:
n=Detail&pid=33
Nhìn vào bảng trên, có thể nhận thấy rằng có 2 xu hƣớng biến động giá trong
các kịch bản này, đó là xu hƣớng tăng (kịch bản B và C) và xu hƣớng giảm (kịch bản
A). Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng xác suất xảy ra biến động giảm của giá vàng
trong thời gian tới sẽ chỉ là 10%, trong khi đó mức tăng nhẹ của giá vàng trong nửa
cuối năm 2010 dao động quanh vùng 1170 USD/Ounce và 1230 USD/Ounce có xác
suất chiếm tới 40%. Tuy nhiên, theo phân tích của nhà kinh tế này thì giá vàng hoàn
toàn có khả năng tăng tới 1326 USD/Ounce vào nửa cuối năm 2010 và 1425
USD/Ounce năm 2011, xác suất của khả năng này là cao nhất, lên tới 50%.
Đối với thị trƣờng vàng trong nƣớc, biến động giá vàng Quý 1 năm 2010 hầu
nhƣ là giảm và thị trƣờng khá trầm lắng. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tuyên bố kế hoạch
bán ra thị trƣờng 191,3 tấn vàng, tƣơng đƣơng giá trị 6,9 tỷ USD. Trong khi đó, sau
Tết, nhu cầu vàng vật chất từ những thị trƣờng có sức tiêu thụ lớn nhƣ Trung Quốc,
Ấn Độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng giữ ở mức
thấp. Mãi lực của thị trƣờng vàng trong nƣớc cũng không mạnh do tâm lý nghe ngóng
của giới đầu tƣ. Thực hiện quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đóng cửa sàn
vàng, hạn chót là 30/3, các nhà đầu tƣ vàng (phần nhiều là nhà đầu tƣ lớn) trên sàn
chuyển sang tập trung tất toán tài khoản, tính toán lỗ lãi. Các nhà đầu tƣ khác cũng có
tâm lý nghỉ ngơi, nghe ngóng.
Theo nhận định của đại diện SJC, trong dài hạn, giá vàng vẫn có xu hƣớng
tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu lạm phát bùng phát thì giá vàng có cơ hội
chinh phục trở lại ngƣỡng cao kỷ lục 1.226 USD/ounce năm 2009.
Các chuyên gia cho rằng, giá vàng năm nay sẽ giảm do nguyên nhân chính là
đồng USD trên thế giới đang đà hồi phục mạnh, mà giá vàng thƣờng biến động tỷ lệ
nghịch với giá ngoại tệ này.
2. Mục tiêu đổi mới cơ chế hoạt động kinh doanh vàng
Trên cơ sở thực trạng thị trƣờng vàng đã đƣợc trinh bày tại Chƣơng 2, trên cơ
sở nhận định thị trƣờng vàng Việt Nam, thế giới trong tƣơng lai và để phù hợp vớí
79
điều kiện nền kinh tế Việt nam, mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý vàng trong giai đoạn
hiện nay là:
2.1 Từng bước tự do hoá thị trường vàng
Trong thời gian qua, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đƣợc
nới lỏng từng bƣớc, tuy nhiên đến nay vàng vẫn đƣợc coi là hàng hoá đặc biệt, là
ngoại hối mang tính chất tiền tệ, hoạt động kinh doanh vàng vẫn phải thực hiện theo
cơ chế quản lý riêng và NHNN vẫn đƣợc giao nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh
doanh vàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế ngày càng mở cửa
hội nhập và vai trò của tiền tệ vàng ngày càng giảm, thì tất cả các hoạt động kinh
doanh vàng vẫn phải thực hiện theo cơ chế quản lý riêng và vẫn do NHNN quản lý là
chƣa phù hợp. Mục đích của việc tự do hoá thị trƣờng vàng một mặt để tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đảm bảo đáp ứng
nhu cầu trong nƣớc và vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài, mặt khác tiến trình này cũng là
bƣớc đi cần thiết để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã
gia nhập WTO.
2.2 Phát triển sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, hướng tới xuất khẩu
Đảng ta đã chủ trƣơng thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại với
mục tiêu “hƣớng về xuất khẩu”, từng bƣớc mở rộng thị trƣờng, hƣớng tới hội nhập.
Đây là định hƣớng quan trọng làm cơ sở ban hành các chính sách quản lý phù hợp và
định hƣớng cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Có thể nói rằng sức cạnh tranh của sản phẩm vàng trang sức Việt nam còn quá
thấp, nền sản xuất của ta đang ở trình độ chênh lệch lớn không chỉ với các nƣớc phát
triển mà ngay cả với các nƣớc đang phát triển trong khu vực. Nhƣ vậy cần phải xác
định rõ ngành kim hoàn Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì khi tham dự vào
thị trƣờng thế giới để có biện pháp phát huy mặt mạnh và khắc phục những hạn chế.
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ, khơi dậy các
tiểm năng thuộc mọi thành phần kinh tế đòi hỏi phải có các giải pháp và chính sách
phù hợp. Sức cạnh tranh của sản phẩm là sự tích hợp của 3 yếu tố:
Sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Sự thông thoáng của môi trƣờng kinh doanh
80
Sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp
Đối với nhân tố môi trƣờng kinh tế vĩ mô, Chính phủ phải tạo ra các cơ chế
chính sách phù hợp, trên cơ sở đó tạo ra môi trƣờng kinh doanh thông thoáng. Bản
thân các doanh nghiệp phải tiến hành đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng,
hạ giá thành sản phẩm.
2.3 Huy động sử dụng nguồn vốn dưới dạng vàng có hiệu quả để phát
triển nền kinh tế
Theo Hiệp hội vàng thế giới, năm 2008 Việt Nam đã nhập khoảng hơn 70 tấn
vàng và trở thành quốc gia nhập khẩu vàng lớn nhất thể giới. Mặc dù lƣợng vàng này
cũng có tái xuất, nhƣng chắc chắn đây là một tiềm năng rất lớn cần phải đƣa vào khai
thác và sử dụng. Đây còn là một đòi hỏi để thực hiện chủ trƣơng lớn của Đảng và
Nhà nƣớc là huy động nội lực nền kinh tế cho đầu tƣ và phát triển. Nếu sử dụng hiệu
quả nguồn vốn này sẽ góp phần:
Đáp ứng nhu cầu vàng vật chất cho các nhà sản xuất với chi phí thấp hơn đi
vay đồng Việt Nam hoặc vay ngoại tệ từ nƣớc ngoài với lãi suất cao.
Tiết kiệm đƣợc một lƣợng lớn ngoại tệ do sử dụng nguồn vàng tại chỗ, không
phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một cơ chế huy động sử dụng có hiệu
quả, an toàn và tránh đƣợc rủi ro.
3. Một số đề xuất nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh
doanh vàng tại Việt Nam
3.1 Đề xuất với chính sách quản lý xuất nhập khẩu vàng
Việt Nam nhƣ đã biết là nƣớc nhập khẩu vàng rất lớn, đó là chƣa kể đến khối
lƣợng nhập lậu vàng tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chƣa hiệu quả,
chủ yếu nằm trong khu vực dân cƣ. Thiết nghĩ NHNN và Vụ ngoại hối cũng nhƣ các
ban ngành liên quan nên xem xét kỹ lợi hại để việc xuất nhập khẩu vàng đƣợc linh
hoạt và đáp ứng đƣợc những lợi ích sau:
Giá vàng trong nƣớc sẽ đi dần về hƣớng tƣơng đƣơng và biến động sát
với thế giới hơn do đó các doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng sẽ linh động
hơn trong việc mua bán vàng:
81
Trong khi hiện nay trong một số thời điểm giá vàng trong nƣớc thấp hơn thế giới
rất nhiều, ngƣời dân và nhà đầu tƣ không muốn giữ nhƣng doanh nghiệp kinh doanh
vàng vẫn phải mua vào. Nếu đƣợc phép xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh sẽ hiệu
quả hơn. Ngƣợc lại, khi giá vàng trong nƣớc cao hơn thế giới thì các đơn vị kinh
doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập khẩu về
khối lƣợng khác với giá thấp hơn, vì thế ngƣời dân sẽ đƣợc lợi và tiến dần đến cân
bằng với giá thế giới.
Nếu xuất khẩu vàng đƣợc khai thông, sẽ huy động đƣợc một lƣợng vốn
bằng vàng lớn trong dân cƣ và mang về nguông ngoại tệ lớn trở thành vốn đầu tƣ trực
tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Chính phủ cũng nên mở rộng loại vàng đƣợc phép xuất khẩu thành
vàng thỏi hay vàng miếng thay vì chỉ là vàng nguyên liệu hoặc nhƣ nữ trang hiện nay.
Bởi khi nhập giá đã cao do thị trƣờng nƣớc ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng
nguyên liệu để xuất cho Việt Nam, rồi nếu đƣợc phép xuất, phía Việt Nam lại phải
nấu vàng miếng lại thành vàng nguyên liệu rồi mới đƣợc xuất đi. Quy định này gây
tốn kém nhiều chi phí cho các ngân hàng và doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng.
3.2 Đề xuất về chính sách tỷ giá
Sự ổn định của thị trƣờng tài chính đối với giá vàng là vô cùng quan trọng.
Một dẫn chứng điển hình đó là vào tháng 06/2008, USD bị hút quá mnạh làm tỷ giá
USD/VND trên thị trƣờng tự do và thậm chí liên ngân hàng biến động hết sức hỗn
loạn. Giá USD ngày 19/06 trên thị trƣờng tự do lên đến 19.500 đồng khiến giá vàng
trong nƣớc cao hơn thế giới gần 800.000 đồng/lƣợng, giới đầu cơ đã nhân cơ hội này
để tung ra những tin đồn tiêu cực nhằm trục lợi. Khi tỷ giá đƣợc điều chỉnh thì giá
vàng biến động theo chiều hƣớng ngƣợc lại (thấp hơn giá quy đổi gần 700.000
đồng/lƣợng) mặc dù giá thế giới lại đi lên. Đa số những ngƣời mua vàng nhỏ lẻ sợ
tâm lí giá vàng còn lên nữa nên đã mua vàng vào và lỗ nặng sau đó khi NHNN điều
chỉnh tỷ giá và có những biện pháp khống chế. Điều này đã gây tổn thất rất nhiều, do
đó, việc ổn định chính sách tỷ giá là một điều kiện hết sức cần thiết góp phần làm
bình ổn biến động giá vàng.
82
3.3 Các đề xuất liên quan đến thị trường vàng nội địa
3.3.1 Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng vàng nữ trang
Hiện nay tại Việt Nam chƣa có một văn bản pháp luật nào quy định về tiêu
chuẩn chất lƣợng, trong lƣợng của vàng nữ trang. Đây là một kẽ hở mà các doanh
nghiệp có thể sử dụng để hạ tuổi vàng trong khi giá bán không thay đổi. Theo quy
định hiện nay của Nhà nƣớc, các sản phẩm của ngành kinh doanh vàng bán ra phải
đóng dấu đảm bảo về chất lƣợng, trọng lƣợng, ký mã hiệu đã đăng kí với cơ quan
chức năng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại một số loại vàng chƣa có một chuẩn
mực quốc gia nào về tiêu chuẩn chất lƣợng, trọng lƣợng. Điều này gây ra nguy cơ
gian lận tuổi vàng, trọng lƣợng vàng.
Do đó, Nhà nƣớc cần ban hành một hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng vàng nữ
trang để tạo hành lang pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận vàng nữ trang tiêu chuẩn
đồng thời tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, để hoạt động kinh doanh vàng ở Việt nam thực sự lành mạnh và
minh bạch, ngoài những hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng của các loại vàng, Nhà nƣớc
cũng nên thành lập một tổ chức chuyên trách kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng
bạc, kiểm tra chất lƣợng vàng, chịu trách nhiệm xử lý các vụ khiếu nại của ngƣời mua
và ngƣời bán trong trƣờng hợp có tranh chấp. Điều này sẽ góp phần giúp cho công tác
quản lý hoạt động kinh doanh vàng đi vào hệ thống và thực sự triệt để, hiệu quả.
Đồng thời, một khi tiêu chuẩn sản phẩm vàng của nƣớc ta đƣợc quản lý tốt thì chất
lƣợng thị trƣờng vàng Việt Nam sẽ ngày một phát triển.
3.3.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế
Hiện nay vàng miếng Việt Nam chƣa đƣợc chấp nhận lƣu thông trên thị trƣờng
quốc tế là do hai nguyên nhân:
Việc quy định 1 lƣợng = 1,20556 Ounce khiến việc quy đổi chậm vì không
thích ứng với việc kinh doanh vàng tài khoản quốc tế chỉ sử dụng Ounce.
Uy tín và năng lực của các nhà sản xuất tại Việt Nam.
Việc sản xuất nên đƣợc đảm bảo từ một ngân hàng đặc biệt là ngân hàng
thuộc nhà nƣớc quản lý chứ không nên thuộc về trách nhiệm riêng của một doanh
nghiệp nào đó (nhƣ SJC, Bảo Tín Minh Châu) hay một NHTM đảm trách (ACB, AA
83
của Ngân hàng Nông nghiệp...) để có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và uy tín đối với
thị trƣờng nƣớc ngoài, dần tạo đƣợc niềm tin khi Việt Nam không phải là một thị
trƣờng kinh doanh vàng truyền thống và lâu đời mà còn khá là mới mẻ.
Do vậy, trong khi đợi thời gian để đƣợc chấp nhận chất lƣợng và lƣu thông
trên thị trƣờng quốc tế thì Nhà nƣớc nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lƣu
thông vàng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh
doanh trên thị trƣờng quốc tế giúp việc xuất nhập khẩu đƣợc dễ dàng.
3.3.3 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng và tăng cƣờng hoạt động
của Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam
3.3.3.1 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Hoạt động kinh doanh vàng và các quy định liên quan đến giao dịch vàng hiện
nay là chƣa đầy đủ, chỉ theo sau nhu cầu của thị trƣờng với những ràng buộc chƣa
mang tính khách quan Môi trƣờng kinh doanh vàng chính vì vậy đã bị ảnh hƣởng
không kém. Kinh doanh vàng qua tài khoản đã đƣợc phép phát triển nhƣng do tồn tại
quá nhiều rủi ro và bất cập mà lại chƣa có một cơ chế quản lý chung cho hoạt động
này, nên thời gian vừa qua hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản đã bị ngừng lại.
Do nhu cầu kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, việc lƣu thông vàng cần đƣợc phát triển
lên một tầm cao mới, giúp các nhà đầu tƣ ngày càng tiếp cận với những sản phẩm
kinh doanh hiện đại, NHNN nên phối hợp cùng với Vụ Quản lý ngoại hối và Hiệp hội
kinh doanh vàng cùng soạn thảo ra những quy định và chế tài riêng để áp dụng cho
các tổ chức kinh doanh vàng trên tài khoản, tránh đƣợc rủi ro và thiệt hại cho nhà đầu
tƣ.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng để phát triển các sản
phẩm phái sinh với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu trong nƣớc khỏi phải thông qua
các tổ chức nƣớc ngoài (Option, Future, Mua bán khống...)
3.3.3.2 Tăng cường hoạt động của Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam
Theo đƣờng lối đổi mới và hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, Hiệp hội
kinh doanh vàng Việt Nam đã đƣợc thành lập vào ngày 25/02/2002 theo quyết định
số 12/2002/QĐ-BTCCBCP. Hiệp hội là một tổ chức nghề nghiệp tự nguyện, có điều
lệ riêng, hoạt động phi lợi nhuận, phi chính phủ. Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam
84
đƣợc thành lập dựa trên tiêu chí góp phần xây dựng thị trƣờng kinh doanh vàng lành
mạnh, bình đẳng và đúng pháp luật, đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp
của hội viên cũng nhƣ lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trải qua gần 7 năm hoạt động, Hiệp hội đã trở thành chỗ dựa vững chắc và đáng tin
cậy của các hội viên. Hiệp hội đã và đang tích cực hoạt động vì sự phát triển của các
hội viên nói riêng và của thị trƣờng vàng Việt Nam nói chung thông qua việc làm cầu
nối giữa các hội viên với NHNN, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế
cùng ngành nhƣ Hiệp hội Vàng thế giới...
Hiện nay, Hiệp hội đang gấp rút hoàn thành Đề án chiến lƣợc phát triển thị
trƣờng vàng trong dài hạn để trình Thủ tƣớng Chính phủ. Trong đó đề án đƣa ra các
chiến lƣợc phát triển quan trọng, xác định các giải pháp, mục tiêu dài hạn nhằm xây
dựng và phát triển ngành vàng bạc đá quý, trang sức tại Việt Nam sớm trở thành một
trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế. Hiệp hội cũng đang chuẩn bị
hoàn tất các thủ tục cần thiết để thành lập Trung tâm giao dịch vàng và Trung tâm
kiểm định vàng bạc, đá quý tại hà Nội và TP. HCM nhằm hình thành và phát triển thị
trƣờng vàng có tổ chức; đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và lợi ích ngƣời tiêu dùng; hỗ
trợ và tƣ vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng các công cụ phái sinh có hiệu
quả để tránh rủi ro khi đầu tƣ.
3.3.4 Một số giải pháp với hình thức kinh doanh sàn giao dịch vàng
Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm về phát triển thị
trƣờng, hiện tại các sàn vàng là sự phát triển tự phát và không có định hƣớng. Thị
trƣờng đang rất cần định hƣớng rõ ràng hƣớng tới những chuẩn tắc quốc tế.
3.3.4.1 Thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia
Hiện hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đang tập trung nghiên cứu kinh
nghiệm của các SDGV quốc tế đang hoạt động hiệu quả, kết hợp với nghiên cứu tình
hình giao dịch của thị trƣờng vàng trong nƣớc và các cơ chế pháp luật hiện hành để
sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Trƣớc mắt sẽ thành lập SDGV ở Hà
Nội và TP.HCM.
Sàn giao dịch này ra đời nhằm hình thành và phát triển thị trƣờng vàng có tổ
chức, đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng nhiều và bảo vệ quyền lợi của tất cả các
85
bên tham gia. Việc thực hiện giao dịch trên SGDVQG giúp đảm bảo lợi ích, giảm chi
phí và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tƣ. SGDVQG sẽ do nhiều ngân hàng, doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh vàng tham gia. Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam quản lý và
chịu trách nhiệm, sẽ không hoạt động vì lợi ích riêng của doanh nghiệp mà chủ yếu là
làm dịch vụ phục vụ các nhà đầu tƣ. Do vậy, việc khớp giá, tỷ giá, tỷ giá, giá mua bán
vàng trên thị trƣờng sẽ đƣợc minh bạch và khách quan nhất.
SGDVQG còn thực hiện chức năng là công cụ phát sinh phòng ngừa rủi ro cho
nhà đầu tƣ khi giá vàng thế giới biến động nhƣ cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vàng
vật chất... Cũng qua sàn giao dịch này Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ có cơ sở để ban hành
các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trƣờng vàng giúp cho hoạt động của SDGV
linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tƣ.
Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ là rất lớn nếu hình thành
đƣợc SDGVQG: hạn chế đƣợc lƣợng giao dịch không chính thức, tránh đƣợc những
rủi ro không đáng có.Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm đƣợc lƣợng cung,cầu
của thị trƣờng vàng,cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng nhƣ lƣợng tiền giao
dịch trên thị trƣờng vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp
thời khi biến động xảy ra.
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ở VN hiện nay, thiết nghĩ mô hình sàn
vàng ở VN nên theo hƣớng: Về tổng quát, mô hình sản vàng VN nên đi từ trung tâm
tới Sở giao dịch vàng. Nhà nƣớc (NHNN và Bộ Công Thƣơng) cần đứng ra xây dựng
cơ sở pháp lý cho trung tâm giao dịch (bao gồm cơ chế hoạt động của sàn, quy chế
giao dịch, tổ chức lƣu ký vàng tài khoản và vàng vật chất, hệ thống nhận lệnh, khớp
lệnh...); Hiệp hội kinh doanh vàng VN cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng cùng với
cơ quan quản lý thống nhất và công nhận một số điều kiện và chuẩn mực giao dịch
vàng nhƣ hệ thống tài khoản vàng giao dịch, đơn vị hạch toán (là lƣợng hay oz), điều
kiện về vàng trong giao dịch (vàng miếng loại nào, do hãng nào đúc...), điều kiện
giao hàng (tối thiểu là bao nhiêu vàng vật chất), các giao dịch nào thực hiện qua trung
tâm (giao ngay, giao sau, quyền lựa chọn vàng, giao dịch kiểu margin trading nhƣ
hiện nay,..); vay vàng thế nào, ứng trƣớc thế nào,... (NHNN kiểm soát đến đâu để
khống chế lạm phát...).
86
NHNN VN, hoặc Bộ Công Thƣơng có thể cho thành lập một trung tâm giao
dịch hàng hoá (trong đó có vàng) tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh (nhƣ Sở Giao dịch
chứng khoán), các NHTM, các công ty môi giới kinh doanh vàng (nhƣ các công ty
Chứng khoán) là thành viên của Trung tâm giao dịch vàng (sau này là sở giao dịch
hàng hoá) và đƣợc kết nối với Trung tâm để đặt lệnh của khách hàng/ hoặc quản lý tài
khoản cho khách hàng nhƣ chứng khoán hiện nay.
Việc phát triển tuần tự và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế sẽ đảm bảo lợi ích của
các nhà đầu tƣ vàng, các DN và ổn định hệ thống tài chính (quốc gia). Việc thành lập
Trung tâm (sau đó là Sở giao dịch hàng hoá/ giao dịch vàng) sẽ không ảnh hƣởng gì
đến các Cty kinh doanh vàng trên tài khoản hiện nay mà chỉ là bƣớc chuyển đổi tài
khoản của khách hàng. Mô hình và định hƣớng phát triển cần phải rõ và kiên định
ngay từ bây giờ nếu không để hàng loạt sàn phát triển tự phát và ào ạt thì sau này sửa
sai là vô cùng tốn kém cho xã hội và quốc gia. [27]
3.3.4.2 Cần sớm ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động
của SGDV
Ngân hàng Nhà nƣớc cần ban hành quy chế quản lý kinh doanh vàng trên tài
khoản và hoạt động của các SDGV. Đây có thể coi là điều kiện tiền đề bởi nếu không
có quy chế này thì nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro sẽ không thực hiện đƣợc.
Mặt khác quy chế này ra đời sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều chi phí cho nhà đầu tƣ, còn
Nhà nƣớc thì có thể huy động đƣợc nguồn vốn từ đây để đầu tƣ cho phát triển, tiết
kiệm đƣợc ngoại tệ. [28]
Nhìn nhận tƣơng lai của sàn giao dịch vàng nƣớc ta,các nhà kinh tế có đƣa ra
ba kịch bản sau:
* Kịch bản khả quan nhất: Một khuôn khổ tốt, rành mạch theo pháp luật đƣợc
đề ra, tất cả các sàn đi vào khuôn phép, hoạt động minh bạch, trong sạch và lành
mạnh, tạo niềm tin nơi nhà đầu tƣ. Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của sàn ngày
càng vững mạnh, luôn đƣợc NHTW kiểm tra và đánh giá gắt gao.
* Kịch bản thứ hai: Vẫn giữ nguyên tình trạng hiện nay, có khác chăng là số
ngƣời lao vào sòng bạc- sàn giao dịch vàng ngày càng nhiều.
87
* Kịch bản cuối cùng: Toàn bộ các sàn đều bị đóng băng, mất hoàn toàn tính
thanh khoản, làm nhiều nhà đầu tƣ vỡ nợ và tự chịu trách nhiệm về nợ của mình trƣớc
pháp luật vì sàn theo hợp đồng không chịu trách nhiệm cho những vụ việc nhƣ thế.
Tất nhiên là không ai mong đợi rằng kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy đến với SGDV
trong tƣơng lai, tất cả các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ kinh doanh vàng đều mong
muốn kịch bản khả quan nhất sẽ tới đối với SGDV nƣớc ta, tuy nhiên để có thể diễn
biến nhƣ thế thì rất cần sự chỉ đạo và các biện pháp đúng đắn của Nhà nƣớc và đặc
biệt là cách nhìn nhận khác của các nhà đầu tƣ vàng.
88
KẾT LUẬN
Vàng là một loại hàng hoả đặc biệt: hàng hoá - tiền tệ. Nó cũng đƣợc trao đổi,
mua bán trên thị trƣờng nhƣ những loại hàng hoá khác, và cũng có thể chuyển hoá
thành phƣơng tiện thanh toán, cất trữ giá trị hoặc thƣớc đo giá trị. Khi tình hình chính
trị không ổn định, nền kinh tế rối loạn, tiền tệ mất giá, lạm phát phi mã thì vai trò tiền
tệ của vàng càng đƣợc phát huy cao độ. Ngƣợc lại khi nền kinh tế ổn định thì vai trò
tiền tệ của vàng ngày càng giảm, mức độ lợi nhuận trong kinh doanh ngày càng hẹp
và vai trò hàng hoá của vàng lại trở nên phát triển.
Thông qua việc phân tích cụ thể thực trạng thị trƣờng vàng và chính sách quản
lý vàng của Nhà nƣớc qua từng thời kì, khoá luận đã nêu lên thực trạng cùng những
mặt đƣợc, mặt hạn chế của thị trƣờng vàng và công tác quản lý hoạt động kinh doanh
vàng của Nhà nƣớc trong suốt những năm gần đây. Nhìn chung, cùng với quá trình
phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh vàng đã có những cải tiến thông thoáng hơn và tạo điều kiện cho thị trƣờng
vàng Việt Nam phát triển hơn. Tuy vậy, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh vàng hiện nay vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập nhƣ hệ thống
chính sách chƣa chặt chẽ và đầy đủ, còn mang nặng tính hình thức, chính sách quản
lý chƣa bắt kịp đƣợc với tốc độ phát triển của thị trƣờng vàng dẫn tới nhiều rủi ro cho
các nhà đầu tƣ. Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách quản lý vàng tại Việt Nam trong thời gian tới để vừa có thể quản lý đƣợc
thị trƣờng vàng, góp phần ổn định tiền tệ, vừa tạo điều kiện để thị trƣờng vàng phát
triển, đặc biệt là mô hình kinh doanh sàn giao dịch vàng.
Khoá luận đƣợc hoàn thành với sự cố gắng tối đa tìm hiểu thực tế về chính
sách quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vàng hiện nay. Tuy nhiên do
tính chất phức tạp của vấn đề, đồng thời do trong điều kiện có hạn về nhiều mặt, chắc
chắn khoá luận cũng sẽ gặp phải một số các khiếm khuyết nhất định. Vì vậy em rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đánh giá và đóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn để
khoá luận có thể đƣợc hoàn thiện hơn.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt:
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997.
Ngày hiệu lực 01/10/1998
2. Nghị định số 131/2005/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
3. Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng.
4. Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý
ngoại hối.
5. Nghị định số 64/2003/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số
174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng.
6. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11
7. Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng
trên tài khoản ở nƣớc ngoài
8. Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16 tháng 4 năm 1999 hƣớng dẫn thi hành
Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý
ngoại hối
9. Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 hƣớng dẫn thi hành Nghị
định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm
2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP
10. TS. Nguyễn Hữu Định (1988), Kinh doanh vàng tại thành phố Hồ Chí Minh:
Chính sách và giải pháp, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn (2008)
11. “Các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối, vàng bạc và đá quý”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia (1999)
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị , Nhà xuất bản chính trị
quốc gia (2006)
13. Đinh Nho Bảng, ThS. Đào Xuân Tuấn (2001), “Đổi mới cơ chế quản lý hoạt
động kinh doanh vàng tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam
14. Đặng Thị Tƣờng Vân (2008), “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại
Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh.
90
B. Tài liệu Tiếng Anh:
15. Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur
16. US Geologícal Survey (2010), Mineral Commodity Summaries Report
17. WGC (2009), Gold Market Knowledge
18. WGC (2010) , China Gold Report – Gold in the year of the Tiger
19. WGC (2010), Gold Investment Digest
20. WGC (2010), Structural change in reserve asset management
21. WGC (2010), The evolution in central bank attitudes toward gold
C. Websites:
22. Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam
giao-dich-vang-tren-toan-quoc.htm, truy cập ngày 06 tháng 03 năm 2010
23. Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam
khau-vang-de-can-thiep-thi-truong.htm, truy cập ngày 17 tháng 04 năm 2010
24. Báo điện tử VNMedia
truy cập
ngày 17 tháng 04 năm 2010
25. CMI Gold&Silver
truy cập ngày 14
tháng 04 năm 2010
26. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tƣ và Phát triển Úc Châu
nhieu-diem-bat-hop-ly-20091007-10313.html, truy cập ngày 16 tháng 03 năm
2010
27. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tƣ và Phát triển Úc Châu
10444.html, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010
28. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tƣ và Phát triển Úc Châu
nuoc-ta-hien-nay-20090919-9556.html, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010
29. Chuyên trang chứng khoán ATPvietnam.com
truy cập ngày 01
tháng 04 năm 2010
91
30. Công ty vàng bạc đá quý Kim Tín
truy
cập ngày 02 tháng 03 năm 2010
31. Cổng thông tin thƣơng mại quốc tế Vietchina Business
tuong-lai-xa.html, truy cập ngày 26 tháng 03 năm 2010
32. Hiệp hội Vàng thế giới
truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2010
33. Hiệp hội Vàng thế giới
truy cập
ngày 02 tháng 03 năm 2010
34.
ded%20Gold%20Jewellery%20Market%20in%20India.htm, truy cập ngày 19
tháng 04 năm 2010
35.
Detail, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2010
36.
9874-d4e9affbfaa9, truy cập ngày 18 tháng 03 năm 2010
37. truy cập
ngày 10 tháng 03 năm 2010
38. truy cập ngày 28 tháng
03 năm 2010
39.
wave-analysis-2009-2012, truy cập ngày 17 tháng 03 năm 2010
40. Kitco Metals Inc
www.kitco.com, truy cập ngày 13/03/2010
41. Trang Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh online
bai-bo-tai-khoan-kinh-doanh-vang.htm, truy cập ngày 21 tháng 03 năm 2010
42. Trang thông tin pháp luật dân sự
truy cập ngày
27 tháng 03 năm 2010
43. US Gold Corporation
truy cập ngày 18 tháng 03 năm 2010
44. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
437, truy cập ngày 15 tháng 04 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5151_6037.pdf