Đề tài Quản lý nhập hàng xí nghiệp xăng dầu

BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT ĐỀ TÀI 1: QUẢN LÝ NHẬP HÀNG XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. 4 PHẦN 1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU. 6 1.1. Yêu cầu của hệ thống. 6 1.1.1. Các yêu cầu chức năng. 6 1.1.2. Các yêu cầu phi chức năng. 7 1.2. Ca sử dụng. 7 1.2.1. Xác định các ca sử dụng. 7 1.2.2. Xác định các bước xử lí 7 1.2.3. Xác định các thành phần liên quan. 8 1.2.4. Xác nhận ca xử lý. 9 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG. 10 2.1. Phân tích hệ thống về chức năng. 10 2.1.1. Người sử dụng hệ thống. 10 2.1.2. Các chức năng cơ bản của hệ thống. 10 2.2. Phân tích hệ thống về xử lý. 10 2.2.1.Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh. 10 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. 10 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh 1: 10 2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh 2: 10 2.2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh 3: 10 2.3. Phân tích hệ thống về dữ kiệu. 10 2.3.1. Sơ đồ dữ liệu. 10 PHẦN 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG. 10 3.1. Kiến trúc chương trình. 10 3.1.1. Yêu cầu: 10 3.1.2. Đặc điểm 10 3.1.3. Đánh giá. 10 3.2. Thiết kế dữ liệu. 10 3.3. Giao diện. 10 3.3.1. Login. 10 3.3.2. Menu chính. 10 3.3.3. Quản lý mặt hàng. 10 3.3.4. Nhập hợp đồng. 10 3.3.5. Quản lý hợp đồng. 10 3.3.6. Hồ sơ công ti nhập hàng. 10 3.3.7. Nhập hàng vào bể. 10 3.3.8. Quản lý bể chứa. 10 3.3.9. Đổi mật khẩu. 10 3.4. Chương trình. 10 3.5. Test case. 10 3.5.1. Kiểm tra các mặt hàng cần cung cấp. 10 3.5.2. Kiểm tra tình trạng bể chứa. 10 3.5.3. Kiểm tra thông công ty nhập hàng. 10 3.5.4. Kiểm tra danh sách mặt hàng cần nhập. 10 3.5.5. Kiểm tra thông tin hợp đồng. 10 3.5.6. Kiểm tra người sử dụng hệ thống. 10 3.5.7. Kiểm tra cập nhật thông tin người sử dụng. 10 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống thông tin quản lý là một công cụ hỗ trợ rất tốt cho nhiều công ty, nhà máy hay cả công sở. Xây dựng một hệ thống thông tin cho phù hợp để đáp ứng đầy đủ các chức năng cần thiết của một hệ thống là yêu cầu được đặt ra đối với những người lập trình hệ thống. Để xây dựng được một hệ thống như thế cần phân tích và thiết kế hệ thống sao cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm hiện tại. Quản lý một hệ thống nhập kho xăng dầu từ các công ty cũng là một hệ thống cần được phân tích và thiết kế. Yêu cầu của bài toán đặt ra như sau: Tổng kho xăng dầu X là một đơn vị xí nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng xăng dầu cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ Các mặt hàng chủ yếu là dầu lửa (KO), dầu đốt lò (FO), dầu Diesel (DO), các loại xăng (A92, A90, A83 ). Xí nghiệp nhập hàng từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là từ các công ti nước ngoài qua đường tàu thủy. Thông tin chính của các công ti này gồm: mã số công ti, tên công ti, quốc tịch. Xí nghiệp và các công ti này sau khi thương lượng sẽ tiến hành ký hợp đồng, thông tin chính của hợp đồng gồm: mã số hợp đồng, ngày ký, ngày quy định là hạn chót để giao hàng, các mặt hàng, số lượng và đơn giá. Sau khi ký hợp đồng, các công ti nước ngoài sẽ giao hàng nhiều lần. Các tàu hàng sẽ cập cảng X, xuất trình các chứng từ để chứng minh số lượng và loại hàng mà xí nghiệp đã đặt là có thực. Mỗi lần giao hàng có thể giao nhiều loại hàng trong hợp đồng đã ký. Bộ phận kỹ thuật của xí nghiệp sẽ cử một số nhân viên tiến hành giám định các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy, định lượng hàng tồn trong các bể chứa sẽ nhận hàng (giám định trước khi nhập hàng). Xí nghiệp có nhiều bể chứa, mỗi bể có mã bể, dung lượng chứa, tại một thời điểm bể chỉ có thể chứa một loại hàng (ví dụ bể đang chứa xăng thì không thể nhập dầu vào). Sau khi nhập xong, bộ phận kỹ thuật lại giám định bể chứa vừa nhập hàng (giám định sau khi nhập) để xác định lượng hàng thất thoát. Ứng với mỗi loại hàng có các quy chuẩn về lượng hao hụt hàng hóa khác nhau như xăng là 0.7%, dầu DO là 0.65% . Mọi trường hợp vượt quá các quy chuẩn này đều được coi là hao hụt bất thường. Tất cả các thông tin trong quá trình nhập hàng đều được lập biên bản và báo cáo về lãnh đạo xí nghiệp. Bài toán được phân tích thiết kế gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Phân tích yêu cầu bài toán Phần 2: Phân tích hệ thống Phần 3: Thiết kế hệ thống

docx25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhập hàng xí nghiệp xăng dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ──────── * ─────── BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT ĐỀ TÀI 1: QUẢN LÝ NHẬP HÀNG XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU Nhóm 1 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Huế - 20073674 Vũ Thị Phương - 20072282 Nguyễn Thanh Tùng - 20073333 Trần Xuân Vũ - 20073529 Lê Nhật Nam - 20072009 Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Tuyết Trinh Hà Nội 5/2010 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống thông tin quản lý là một công cụ hỗ trợ rất tốt cho nhiều công ty, nhà máy hay cả công sở. Xây dựng một hệ thống thông tin cho phù hợp để đáp ứng đầy đủ các chức năng cần thiết của một hệ thống là yêu cầu được đặt ra đối với những người lập trình hệ thống. Để xây dựng được một hệ thống như thế cần phân tích và thiết kế hệ thống sao cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm hiện tại. Quản lý một hệ thống nhập kho xăng dầu từ các công ty cũng là một hệ thống cần được phân tích và thiết kế. Yêu cầu của bài toán đặt ra như sau: Tổng kho xăng dầu X là một đơn vị xí nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng xăng dầu cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ… Các mặt hàng chủ yếu là dầu lửa (KO), dầu đốt lò (FO), dầu Diesel (DO), các loại xăng (A92, A90, A83…). Xí nghiệp nhập hàng từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là từ các công ti nước ngoài qua đường tàu thủy. Thông tin chính của các công ti này gồm: mã số công ti, tên công ti, quốc tịch. Xí nghiệp và các công ti này sau khi thương lượng sẽ tiến hành ký hợp đồng, thông tin chính của hợp đồng gồm: mã số hợp đồng, ngày ký, ngày quy định là hạn chót để giao hàng, các mặt hàng, số lượng và đơn giá. Sau khi ký hợp đồng, các công ti nước ngoài sẽ giao hàng nhiều lần. Các tàu hàng sẽ cập cảng X, xuất trình các chứng từ để chứng minh số lượng và loại hàng mà xí nghiệp đã đặt là có thực. Mỗi lần giao hàng có thể giao nhiều loại hàng trong hợp đồng đã ký. Bộ phận kỹ thuật của xí nghiệp sẽ cử một số nhân viên tiến hành giám định các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy, định lượng hàng tồn trong các bể chứa sẽ nhận hàng (giám định trước khi nhập hàng). Xí nghiệp có nhiều bể chứa, mỗi bể có mã bể, dung lượng chứa, tại một thời điểm bể chỉ có thể chứa một loại hàng (ví dụ bể đang chứa xăng thì không thể nhập dầu vào). Sau khi nhập xong, bộ phận kỹ thuật lại giám định bể chứa vừa nhập hàng (giám định sau khi nhập) để xác định lượng hàng thất thoát. Ứng với mỗi loại hàng có các quy chuẩn về lượng hao hụt hàng hóa khác nhau như xăng là 0.7%, dầu DO là 0.65%... Mọi trường hợp vượt quá các quy chuẩn này đều được coi là hao hụt bất thường. Tất cả các thông tin trong quá trình nhập hàng đều được lập biên bản và báo cáo về lãnh đạo xí nghiệp. Bài toán được phân tích thiết kế gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Phân tích yêu cầu bài toán Phần 2: Phân tích hệ thống Phần 3: Thiết kế hệ thống PHẦN 1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU 1.1. Yêu cầu của hệ thống 1.1.1. Các yêu cầu chức năng 1.1.1.1. Quy trình phải thực hiện Nhập dữ liệu, thông tin lưu trữ Kiểm tra đối chiếu theo đúng kế hoạch Thực hiện,tiến hành hệ thống 1.1.1.2. Thông tin phải lưu trữ Dữ liệu đầu vào: - MS công ty, tên công ty, quốc tịch. - MS hợp đồng, ngày ký ngày quy định hạn chót, các mặt hàng, số lượng, đơn giá. Dữ liệu đầu ra: - Các chứng từ chứng minh số lượng và loại hàng xí nghiệp đặt là có thực - Mỗi lần giao hàng có thể giao nhiều loại Quy chuẩn hao hụt (Theo mẫu quy định có sẵn với từng mặt hàng) 1.1.1.3. Các chức năng : Kiểm tra thông tin các công ty nước ngoài:kiểm tra các dữ liệu đầu vào công ty. Kiểm tra thông tin của hợp đồng: kiểm tra các dữ liệu đầu vào hợp đồng. Đối chiếu các chứng từ:các dữ liệu đầu ra Giám định trước khi nhập hàng: Định lượng hàng tồn trong các bể chứa sẽ nhận hàng Xí nghiệp có nhiều bể chứa, mỗi bể có mã bể, dung lượng chứa, tại một thời điểm bể chỉ có thể chứa một loại hàng Giám định sau khi nhập hàng Xác định lượng hàng thất thoát Giám định các quy chuẩn về hao hụt Mọi trường hợp vượt quá là hao hụt bất thường.       1.1.2. Các yêu cầu phi chức năng - Các ràng buộc dữ liệu : + Các ràng buộc về tính duy nhất : mã bể, mã hàng, mã hợp đồng, mã nhân viên, mã danh sách phải là duy nhất. + Các ràng buộc khác : Tại một thời điểm mỗi bể chỉ nhập một loại hàng. - An toàn dữ liệu : Các dữ liệu phải chính xác, không mất mát, dư thừa hay sai lệch trong quá trình xử lí. - Bảo mật dữ liệu : Phân quyền truy nhập người dùng đối với dữ liệu 1.2. Ca sử dụng 1.2.1. Xác định các ca sử dụng Hệ thống gồm 3 ca sử dụng chính: - Ký hợp đồng - Giám định đầu vào - Giám định sau khi nhập 1.2.2. Xác định các bước xử lí 1.2.2.1. Ký hợp đồng - Tìm hiểu thông tin về công ty sẽ ký hợp đồng. - Lưu thông tin công ty sẽ ký hợp đồng( nếu chưa có trong hồ sơ). - Thỏa thuận của xí nghiệp và công ty về hợp đồng. - Ký hợp đồng. 1.2.2.2. Giám định đầu vào - Kiểm tra chứng từ và hàng hóa chứng minh số lượng và loại hàng xí nghiệp đặt là có thực. - Chấp nhận nhập hàng. - Kiểm tra số lượng hàng nhập vào và số lượng hàng còn lại trong hợp đồng. - Định lượng hàng tồn kho trong các bể sẽ nhập hàng. - Nhập hàng vào các bể còn sức chứa. 1.2.2.3. Giám định sau khi nhập - Nhập hàng vào bể chứa. - Giám định bể vừa nhập hàng, từ đó xác định lượng hàng thất thoát. - Xác định các hao hụt bất thường (nếu có). - Lập biên bản và báo cáo tổng quát. 1.2.3. Xác định các thành phần liên quan 1.2.3.1. Ký hợp đồng - Sự kiện kích hoạt: Có nhu cầu nhập hàng. - Thông tin đầu vào: Mặt hàng công ty sẽ cung cấp, thông tin về công ty. - Xử lý thông tin: Xác thực thông tin về công ty, kiểm tra mặt hàng phù hợp yêu cầu. - Thông tin đầu ra: Ký được bản hợp đồng hay không, lưu thông tin công ty nếu ký hợp đồng. 1.2.3.2. Giám định đầu vào - Sự kiện kích hoạt: Các tàu hàng cập cảng X. - Thông tin đầu vào: Chứng từ hàng hóa, hợp đồng, tình trạng an toàn phòng cháy chữa cháy, thông số các bể chứa. - Xử lí thông tin: Đối chiếu hợp đồng, chứng từ và số lượng các loại hàng thực tế, đối chiếu tình trạng an toàn PCCC và yêu cầu cần thiết. - Thông tin đầu ra: Chấp nhận nhập hàng hay không, số lượng hàng nhập vào mỗi bể. 1.2.3.3. Giám định sau khi nhập - Thông tin kích hoạt: có hàng nhập vào bể. - Thông tin đầu vào: các loại hàng nhập vào vể. - Thông tin xử lý: lượng hàng hao hụt. - Thông tin đầu ra: đưa ra các hao hụt bất thường nếu có. 1.2.4. Xác nhận ca xử lý 1.2.4.1. Ký hợp đồng 1.2.4.2. Giám định đầu vào 1.2.4.3. Giám định bể chứa sau khi nhập PHẦN 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 2.1. Phân tích hệ thống về chức năng 2.1.1. Người sử dụng hệ thống Bộ phận quản lý thông tin nhập xuất hàng của xí nghiệp Tổng kho xăng dầu (xí nghiệp) Nhân viên kỹ thuật của xí nghiệp. Bộ phận kinh doanh của công ty nhập hàng. Bộ phận nhập hàng của công ty giao hàng 2.1.2. Các chức năng cơ bản của hệ thống Tìm hiểu, ký hợp đồng với các công ty nhập hàng từ nước ngoài. Nhập hàng vào bể sau khi ký kết hợp đồng. Kiểm tra giám định kỹ thuật sau khi nhập hàng vào bể. Lập hồ sơ báo cáo sau khi kiểm tra xong. Bộ phận quản lý thông tin Cung cấp cho nhân viên kỹ thuật thông tin nhập hàng Báo cáo các hao hụt bất thường Lập biên bản báo cáo Gửi báo cáo về bộ phận quản lý Bộ phận lập hồ sơ Bộ phận kỹ thuật Ký kết hợp đồng nhập hàng Nhập thông tin cty giao hàng Kiểm tra mức độ hao hụt Nhập hàng vào bể phù hợp Tổng công ti xăng dầu 2.2. Phân tích hệ thống về xử lý 2.2.1.Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh 1: 2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh 2: 2.2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh 3: 2.3. Phân tích hệ thống về dữ kiệu 2.3.1. Sơ đồ dữ liệu PHẦN 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1. Kiến trúc chương trình Chương trình được xây dựng theo mô hình Server-based, mọi xử lý đều nằm trên Server mà không liên quan đến Client. 3.1.1. Yêu cầu: Phần cứng Hệ thống máy tính để bàn và một máy chủ. Máy in. Phần mềm Máy tính cài hệ điều hành Windows Xp/ Windows Server 2003/Windows Vista/Windows 7/ Windows server 2008. SQL Server 2005/ SQL Server 2008. Phần mềm quản lý nhập xăng dầu. 3.1.2. Đặc điểm - Tất cả các chương trình ứng dụng và dữ liệu đều nằm trên Server và được thực thi ngay tại Server. - Hầu hết các thao tác đều liên quan đến cơ sở dữ liệu, Client chỉ truy cập ở mức giao diện để nhập xuất dữ liệu. - Máy client không phải cài các ứng dụng, do đó không phụ thuộc vào cấu hình máy Client. - Không phụ thuộc vào vị trí của người sử dụng, có thể truy cập ở bất cứ đâu với tài khoản hợp lệ. 3.1.3. Đánh giá 3.1.3.1. Hiệu năng Tốc độ thực thi hệ thống, triển khai và nâng cấp ứng dụng cao hơn do việc xử lý tập trung ở máy chủ, vì vậy chương trình ứng dụng trên hệ thống cũng xử lý nhanh hơn. Xây dựng theo mô hình chương trình ứng dụng nên việc quản lý hệ thống hiệu quả hơn, tối thiểu hóa các thao tác thực hiện ở máy trạm. Tập trung chủ yếu ở Server nên dễ bảo trì, nâng cấp. Cải thiện 50% chi phí dành cho máy trạm. 3.1.3.2. Tính an toàn và bảo mật Các dữ liệu tập trung ở máy chủ đảm bảo cho việc sao lưu và an toàn dữ liệu. Giảm chi phí đảm bảo an toàn dữ liệu. Người sử dụng có thể xử lí các ứng dụng trên mạng từ một điểm duy nhất và duy trì cho sự bảo mật các dữ liệu và ứng dụng ở cấp độ toàn công ty. 3.2. Thiết kế dữ liệu 3.3. Giao diện 3.3.1. Login 3.3.2. Menu chính 3.3.3. Quản lý mặt hàng 3.3.4. Nhập hợp đồng 3.3.5. Quản lý hợp đồng 3.3.6. Hồ sơ công ti nhập hàng 3.3.7. Nhập hàng vào bể 3.3.8. Quản lý bể chứa 3.3.9. Đổi mật khẩu 3.4. Chương trình Kiểm tra bể: Đầu vào: mã bể. Đầu ra: tình trạng hiện tại của bể gồm: mặt hàng đang chứa, dung lượng còn lại. Mô tả: sử dụng câu lệnh SQL lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu. Cập nhật thông tin bể: Đầu vào: mã bể, thông tin cần cập nhật Đầu ra: bể hàng đã cập nhật thông tin. Mô tả: do mỗi thời điểm bể chỉ có thể chứa một mặt hàng nên khi muốn nhập vào bể mặt hàng khác cần phải cập nhật lại thông tin bể. Mỗi lần nhập hàng thay đổi dung lượng còn lại của bể. Mọi thao tác đều được cập nhật vào CSDL. Lập danh sách hàng sẽ nhập: Đầu vào: mã hợp đồng, mã hàng, số lượng cần nhập. Đầu ra: danh sách sẽ nhập hàng. Mô tả: đưa danh sách hàng vào cơ sở dữ liệu; tự động sinh mã danh sách. Hợp đồng nhập hàng: Đầu vào: mã hợp đồng, thông tin hợp đồng. Đầu ra: hợp đồng bán hàng (có thể được in ra). Mô tả: sau khi nhập thông tin hợp đồng thành công hệ thống tự động sinh ra hợp đồng bán hàng gồm các nội dung thông tin công ti nhập hàng, nhân viên ký hợp đồng, các mặt hàng sẽ nhập (đã được lưu ở danh sách hàng nhập), mã hợp đồng, ngày ký, hạn nhập hàng… Lập hóa đơn thanh toán: Đầu vào: mã danh sách, mã hợp đồng. Đầu ra: mã hóa đơn bán hàng, tổng tiền cần thanh toán. Mô tả: từ danh sách hàng nhập, mã hợp đồng xác định lượng tiền cần thanh toán cho công ty nhập hàng. Chứng từ nhập hàng: Đầu vào: mã chứng từ, thông tin hàng nhập. Đầu ra: xác nhận đã nhập hàng. Mô tả: nếu chứng từ nhập hàng phù hợp với danh sách hàng nhập của hợp đồng thì xác nhận đã nhập hàng, nếu không phù hợp thì lập biên bản báo cáo, nếu hàng nhập chia làm nhiều lần thì lưu lại từng lần và số lượng lần nhập, sau khi nhập đủ tổng kết hàng nhập. Nhập hàng: Đầu vào: mã hợp đồng, mã danh sách. Đầu ra: thông tin hàng vừa nhập. Mô tả: cập nhật lại số lượng hàng đang chứa trong bể. Cập nhật thông tin hàng hóa: Đầu vào: mã hàng, các thông tin cần cập nhật. Đầu ra: thông tin vừa cập nhật. Mô tả: cập nhật thông tin hàng như tên mặt hàng, mã hàng, đơn vị tính, đơn giá… Biên bản, báo cáo: Đầu vào: thông tin sau khi nhập hàng. Đầu ra: biên bản, báo cáo sau khi nhập hàng. Mô tả: sau khi nhập hàng nhân viên kỹ thuật xác định các hao hụt bất thường, nhân viên làm báo cáo nhập tất cả các thông tin về quá trình nhập hàng gửi lên cho lãnh đạo công ti. Thống kê, tìm kiếm: Đầu vào: mã hàng, tên hàng, mã hợp đồng, tên hợp đồng, mã bể, tên bể… Đầu ra: thông tin hiện tại của loại modul tìm kiếm. Mô tả: thông tin tìm kiếm khác nhau ở các modul khác nhau. Ví dụ: ở modul bể hàng thì thông tin tìm kiếm sẽ là mã bể, tên bể… Thêm người sử dụng: Đầu vào: tài khoản, tên nhân viên, các thông tin cá nhân… Đầu ra: tài khoản nhân viên được cấp và mật khẩu mặc định. Mô tả: thêm nhân viên mới và phân quyền cho nhân viên. Đổi mật khẩu: Đầu vào: mật khẩu cũ, mật khẩu mới. Đầu ra: mật khẩu mới được cập nhật. Mô tả: cập nhật mật khẩu mới của nhân viên vào cơ sở dữ liệu Đăng nhập: Đầu vào: tài khoản và mật khẩu Đầu ra: các chức năng nhân viên có thể sử dụng theo quyền đã phân. Mô tả: bảo vệ cơ sở dữ liệu bằng cách phân quyền chức năng sử dụng cho nhân viên, tránh bị truy nhập trái phép. Mã hóa mật khẩu: Đầu vào: xâu mật khẩu Đầu ra: xâu đã mã hóa Mô tả: sử dụng thuật toán mã hóa để mã hóa mật khẩu, tăng mức độ bảo mật. Mã hóa dữ liệu: Đầu vào: toàn bộ cơ sở dữ liệu. Đầu ra: cơ sở dữ liệu đã được mã hóa. Mô tả: sử dụng thuật toán mã hóa để mã hóa dữ liệu, tránh bị thay đổi dữ liệu trái phép. Giải mã dữ liệu: Đầu vào: toàn bộ cơ sở dữ liệu. Đầu ra: cơ sở dữ liệu đã được giải mã. Mô tả: sử dụng thuật toán giải mã để giải mã dữ liệu đưa ra sử dụng. Backup dữ liệu: Đầu vào: cơ sở dữ liệu hiện tại. Đầu ra: file backup cơ sở dữ liệu. Mô tả: backup dữ liệu theo lịch đặt sẵn hoặc bằng tay, sao lưu dữ liệu đề phòng sự cố. Restore dữ liệu: Đầu vào: file backup Đầu ra: dữ liệu được backup Mô tả: khôi phục dữ liệu đã lưu dự phòng 3.5. Test case Hệ thống cần có các testcase sau: 3.5.1. Kiểm tra các mặt hàng cần cung cấp - Trường hợp chưa nhập mã hàng - Trường hợp mã hàng không tồn tại - Trường hợp mã hàng là chính xác: đối chiếu với cơ sở dữ liệu: Trường hợp còn hàng nhưng không cần cung cấp. Trường hợp còn hàng và cần cung cấp. Trường hợp hết hàng. 3.5.2. Kiểm tra tình trạng bể chứa - Trường hợp nhập sai mã bể. - Trường hợp mã bể không tồn tại. - Trường hợp bể chứa đầy hàng. - Trường hợp bể chứa còn hàng. - Trường hợp bể chứa hết hàng. 3.5.3. Kiểm tra thông công ty nhập hàng - Trường hợp Mã số Công ty (MSCT) đã tồn tại - Trường hợp MSCT chưa tồn tại - Trường hợp Quốc tịch không hợp lệ 3.5.4. Kiểm tra danh sách mặt hàng cần nhập - Trường hợp chưa nhập mã hàng, số lượng hàng. - Trường hợp mã hàng không tồn tại. - Trường hợp số lượng hàng nhỏ hơn hoặc bằng 0. - Trường hợp mã hàng chính xác, số lượng hàng lơn hơn 0, kiểm tra: Tổng số lượng mỗi loại hàng lớn hơn dung lượng bể chứa còn lại. Số lượng hàng nhỏ hơn số lượng yêu cầu. Số lượng hàng vừa đủ. 3.5.5. Kiểm tra thông tin hợp đồng - Trường hợp chưa nhập Mã số hợp đồng (MSHD) - Trường hợp đã nhập MSHD: Trường hợp MSCT không tồn tại. Trường hợp mã mặt hàng không tồn tại. 3.5.6. Kiểm tra người sử dụng hệ thống - Trường hợp không nhập Tên đăng nhập hoặc Mật khẩu - Trường hợp nhập sai Tên đăng nhập hoặc Mật khẩu. - Trường hợp chưa phân quyền người sử dụng. 3.5.7. Kiểm tra cập nhật thông tin người sử dụng Đổi mật khẩu: Trường hợp mật khẩu xác nhận không trùng với mật khẩu cũ. Trường hợp mật khẩu xác nhận chính xác: Trường hợp mật khẩu mới hợp lệ. Trường hợp mật khẩu mới không hợp lệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx74355350-Nhom-1-10667-Đề-tai-1.docx
Luận văn liên quan