Đề tài Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH một thành viên – kinh doanh nước sạch Hưng Yên

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn là công tác quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế đất nước và khu vực có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu và đưa ra biện pháp. Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý vốn ở trên, đã cho thấy việc quản lý vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nguồn vốn, và sẽ là không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn . Trên cơ sở những lý luận chung về vốn kinh doanh và nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty TNHH MTV-KD nước sạch Hưng Yên, em đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng quản lý vốn ở công ty. Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty vẫn còn không ít những hạn chế và khó khăn đòi hỏi công ty phải cố gắng hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng quản lý vốn. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của công ty, sau thời gian thực tập tại công ty, em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV-KD nước sạch Hưng Yên.

pdf93 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH một thành viên – kinh doanh nước sạch Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng tăng 14% lên 195 ngày. Nhờ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, công ty đã tận dụng được số vốn này để đầu tư cho TSLĐ. Thời gian trả nợ trung bình tăng giúp cho công ty có nhiều thời gian hơn để sử dụng số tiền của mình thay vì đem đi trả nợ. Nguyên nhân của hệ số trả nợ giảm là do nhà cung cấp đã áp dụng chính sách 5/10 net 90, do công ty đã mua hàng với số lượng lớn, uy tín của công ty đối với nhà cung cấp tốt. Năm 2012 - 2013, hệ số trả nợ của công ty tăng lên 2 lần. Thời gian trả nợ trung bình giảm còn 186,3 ngày. Mức tăng nhỏ có ảnh hưởng không lớn, công ty vẫn chiếm dụng được số vốn của nhà cung cấp để tài trợ cho TSLĐ. Công ty vẫn gia tăng các khoản nợ ngắn hạn, nhưng đồng thời chi phí hoạt động của công ty cũng tăng. Điều này làm hệ số trả nợ tăng. Hệ số trả nợ được duy trì ở mức 2 lần/năm như vậy cũng đủ công ty tiết kiệm được một phần VLĐ. Như vậy, công ty đã tạo dựng được uy tín đối với nhà cung cấp, nhờ đó làm giảm được hệ số trả nợ xuống tối thiểu, đồng thời kéo dài được thời gian trả nợ. Công ty đã tận dụng được nguồn vốn này để tài trợ cho TSLĐ. Tuy nhiên, việc duy trì hệ số nợ thấp về lâu dài cũng sẽ làm giảm uy tín của công ty. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để vừa duy trì được hệ số nợ vừa không làm mất uy tín của mình.  Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền Biểu đồ 2.10 Biểu đồ thể hiện Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền -200 -150 -100 -50 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 -106,29 -153,25 -148,97 Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền Thang Long University Library 55 Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền: cho biết thời gian từ khi công ty bỏ vốn ra đến khi thu lại được vốn. Thời gian luân chuyển vốn bằng thời gian thu nợ trung bình cộng thời gian quay vòng hàng tồn kho trừ đi thời gian trả nợ trụng bình. Qua đó ta tính được: Năm 2011 - 2012, Thời gian luân chuyển vốn giảm từ là âm 106,3 ngày còn âm 153,3 ngày. Thời gian luân chuyển vốn âm chứng tỏ công ty đã tận dụng được nguồn vốn của nhà cung cấp để sử dụng cho các hoạt động ngắn hạn của công ty. Nhờ đó, công ty không mất một lượng lớn VLĐ mà vẫn tạo ra được doanh thu. Nguyên nhân thời gian luân chuyển vốn âm là do công ty giảm được tối đa thời gian thu nợ và thời gian quay vòng HTK, cùng với đó kéo dài được thời gian trả nợ. Năm 2012 - 2013, thời gian luân chuyển tăng lên âm 148,9 ngày. Công ty vẫn tạo ra được doanh thu nhờ chiếm dụng được VLĐ của nhà cung cấp. Điều này cho thấy trong ba năm gần đây công ty quản lý VLĐ khá tốt. Công ty vẫn áp dụng tốt các chính sách quản lý các khoản phải thu, phải trả từ đó tận dụng được tối đa nguồn VLĐ. Việc thời gian luân chuyển tăng do thời gian trả nợ trung bình giảm. Nhìn chung về hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty có những mặt tốt và chưa tốt. Trong đó, công ty có ưu điểm là đã quản lý tốt các khoản phải trả, phải thu, tận dụng được nguồn tín dụng thương mại để tài trợ cho nguồn vốn lưu động. Công ty cũng quản lý tương đối tốt lượng hàng lưu kho, duy trì ổn định và có điều tiết trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, công ty còn có những hạn chế khi vòng quay vốn lưu động còn thấp, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ sinh lời trên vốn lưu động vẫn còn thấp, mức tiết kiệm chưa cao. b. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả vốn cố định  Vòng quay và thời gian quay vòng vốn lưu động Biểu đồ 2.11 Biểu đồ vòng quay và thời gian quay vòng vốn lƣu động 0,276 0,242 0,243 1321,5 1507,8 1501,6 1200 1250 1300 1350 1400 1450 1500 1550 0,22 0,23 0,24 0,25 0,26 0,27 0,28 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vòng quay VCĐ Thời gian quay vòng VCĐ 56 Vòng quay VCĐ cho biết hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng 1 đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Công ty có vòng quay VCĐ trung bình là 0,25 đồng, nghĩa là, bình quân sử dụng 1 đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được 0,277 đồng doanh thu thuần. Giữa các năm hệ số này cũng có sự biến động. Năm 2011 - 2012, hệ số này giảm còn 0,242 đồng. Vòng quay VCĐ giảm nghĩa là với mỗi đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra, doanh thu công ty thu về lại giảm. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ. Vốn cố định của doanh nghiệp luân chuyển chậm hơn, thời gian quay vòng VCĐ cũng kéo dài từ 1317,1 ngày lên 1505,3 ngày. Năm 2012, công ty công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả , làm doanh thu của công ty tăng 4% so với năm 2011. Cùng với đó, công ty tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm máy móc (như hệ thống dẫn nước, hệ thống lọc nước bằng màng) làm tài sản cố định tăng thêm 14.006 triệu đồng, làm tăng giá trị tài sản cố định lên 19%. Tốc độ tăng như vậy là cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu nên hiệu quả sử dụng VCĐ giảm. Năm 2012 - 2013, hệ số vòng quay VCĐ này tăng 0,001 lên 0,244 đồng. Hệ số vòng quay VCĐ tăng cho thấy doanh thu trên mỗi đồng VCĐ có sự gia tăng, công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy mức tăng nhỏ chỉ 0,001 lần cũng làm thời gian quay vòng VCĐ giảm 7,4 ngày còn 1497,8 ngày. Vốn cố định được công ty sử dụng hiệu quả hơn trước. Nguyên nhân vòng quay VCĐ có sự gia tăng là do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các hợp đồng lắp đặt hệ thống nước tại các dự án lớn cũng được quyết toán, nên doanh thu trong năm 2013 tăng tới 13,37%, lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định là 12,90%. Qua phân tích, có thể thấy công ty có vòng quay vốn cố định thấp, thời gian quay vòng VCĐ dài, có thể hiểu được điều này do công ty phải đầu tư nhiều vào TSCĐ và VCĐ được thu hồi qua nhiều chu kỳ SXKD. Năm 2012 - 2013, công ty đã tăng được vòng quay vốn cố định, tuy mức tăng còn thấp nhưng đã cho thấy công ty quản lý VCĐ hiệu quả hơn. Thang Long University Library 57  Hệ số đảm nhiệm vốn cố định Biểu đồ 2.12 Biểu đồ thể hiện hệ số đảm nhiệm VCĐ Hệ số đảm nhiệm VCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Năm 2011 - 2012: hệ số này năm 2011 là 3,608 tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 3,608 đồng vốn cố định. Hệ số này tăng lên 4,124 đồng vào năm 2012. Hệ số đảm nhiệm VCĐ cho thấy mức sử dụng vốn cố định của công ty khá cao. Công ty cần đến gần 4 đồng VCĐ để tạo ra được 1 đồng doanh thu. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp. Nguyên nhân là do máy móc trang thiết bị cần trang bị với quy mô lớn, công nghệ cần được làm mới nên chi phí đầu tư cho TSCĐ sẽ cao. Năm 2012 - 2013, hệ số đảm nhiệm VCĐ giảm xuống 4,103 đồng. Có thể thấy công ty đã sử dụng nguồn VCĐ hiệu quả hơn khi giảm được chi phí sử dụng VCĐ xuống. Nguyên nhân là do công ty kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu thuần của công ty tăng mạnh. Điều này làm cho doanh thu trên mỗi đồng vốn tăng, đồng nghĩa với việc chi phí để tạo ra 1 đồng doanh thu sẽ giảm. Trong giai đoạn này, công ty đang tiến hành đổi mới các trang thiết bị hiện đại hơn để giảm được chi phí sản xuất. Chính vì vậy hệ số đảm nhiệm VCĐ tăng cao, công ty đã nỗ lực đưa ra các biện pháp để giảm được hệ số đảm nhiệm trong đó có việc đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, tiến hành dự án để tăng doanh thu.  Tỷ suất sinh lời VCĐ Biểu đồ 2.13 Biểu đồ thể hiện Tỷ suất sinh lời VCĐ 3 3,5 4 4,5 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 3,62 4,131 4,114 Hệ số đảm nhiệm VCĐ Hệ số đảm nhiệm VCĐ 0 0,05 0,1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0,088 0,08 0,073 Tỷ suất sinh lời VCĐ Tỷ suất sinh lời VCĐ 58 Tỷ suất sinh lời VCĐ chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn cố định, cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời VCĐ của công ty trung bình là 0,08 đồng, với mỗi đồng VCĐ trong kỳ tạo ra 0,08 đồng lợi nhuận. Năm 2011 - 2012, tỷ suất sinh lời VCĐ giảm còn 0,08 đồng, tương đương với giảm 9%. Điều này có nghĩa với 1 đồng VCĐ năm 2012 sinh ra ít lợi nhuận hơn 1 đồng VCĐ vào năm 2011. Mặc dù năm 2012 công ty kinh doanh có hiệu quả, làm doanh thu của công ty tăng, kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 8,33%. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ nên tỷ suất sinh lời VCĐ giảm. Năm 2012 - 2013, tỷ suất sinh lời giảm xuống 0,073. Việc tỷ suất sinh lời liên tục giảm cho thấy VCĐ của doanh nghiệp được sử dụng chưa hiệu quả, và thậm chí có xu hướng đi xuống. Nguyên nhân là do trong năm 2013, các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng, trong đó đặc biệt là chi phí lãi vay đã làm giảm tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế xuống 3,09%. Trong khi đó, VCĐ tăng tới 12,09% nên làm cho tỷ suất sinh lời giảm.  Vòng quay và thời gian quay vòng tài sản cố định Biểu đồ 2.14 Biểu đồ thể hiện vòng quay và thời gian quay vòng tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vòng quay tài sản cố định trung bình ở Công ty cấp nước Hưng Yên là 0,66 đồng. Nghĩa là với mỗi đồng TSCĐ ròng sẽ tạo ra được trung bình là 0,66 đồng. Năm 2011 - 2012, chỉ tiêu này tăng lên 0,630 đồng. Vòng quay TSCĐ tăng cho thấy TSCĐ ròng được sử dụng hiệu quả hơn năm 2011. Thời gian quay vòng TSCĐ nhờ đó giảm xuống 579,3 ngày, doanh nghiệp đẩy nhanh được thời gian thu hồi vốn. Tốc độ luân chuyển TSCĐ ròng nhanh hơn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được VCĐ, 0,618 0,63 0,723 591 579,3 505,1 460 480 500 520 540 560 580 600 0,56 0,58 0,6 0,62 0,64 0,66 0,68 0,7 0,72 0,74 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vòng quay TSCĐ Thời gian quay vòng TSCĐ Thang Long University Library 59 từ đó sử dụng hiệu quả hơn VCĐ. Nguyên nhân là do TSCĐ ròng chỉ tăng 2% về giá trị trong khi doanh thu thuần tăng 4,3%. Tức là công ty đầu tư thêm 2% giá trị TSCĐ đã tạo thêm được 4,3% doanh thu. Năm 2012 - 2013, vòng quay tài sản cố định tăng lên 0,723 đồng. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy TSCĐ ròng tiếp tục được sử dụng hiệu quả. Qua đó công ty đã rút ngắn hơn thời gian quay vòng TSCĐ, xuống 505 ngày. Nguyên nhân là do TSCĐ giảm 1% về giá trị trong khi doanh thu thuần tăng 13,37%. Điều này cho thấy công ty đang quản lý tốt số TSCĐ ròng. Nhìn chung về quản lý nguồn vốn cố định, Công ty TNHH MTV - Kinh doanh nước sạch Hưng Yên vẫn còn có những hạn chế khi các hệ số phản ánh hiệu quả như vòng quay VCĐ, tỷ suất sinh lời trên VCĐ còn thấp. Hệ số đảm nhiệm cao đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều vốn mới có doanh thu. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ vào mỗi năm, công ty đều cho thấy những bước phát triển, tuy còn chậm nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ đã tăng. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục phát huy những tiến bộ hiện tại để tăng trưởng mạnh hơn. 2.2.3.3. Hiệu quả quản lý vốn theo nguồn hình thành tại công ty TNHH MTV - KD nước sạch Hưng Yên a. Hiệu quả sử dụng nợ  Hệ số nợ: Biểu đồ 2.15 Biểu đồ thể hiện hệ số nợ Hệ số nợ cho biết bao nhiêu phần trăm nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay. Công ty cấp nước Hưng Yên có hệ số nợ trung bình là 0,617. Nghĩa là với mỗi đồng nguồn vốn của công ty thì có đến 0,617 đồng là vốn đi vay. Năm 2011 - 2012: hệ số nợ là 0,597 đồng năm 2011. Nhìn vào con số này cho thấy công ty có hệ số nợ cao, tức là doanh nghiệp đi vay hơn nửa trong tổng nguồn vốn. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng được khả năng sinh lời bằng đòn bẩy tài 0,55 0,6 0,65 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0,597 0,611 0,642 Hệ số nợ Hệ số nợ 60 chính. Tuy nhiên, hệ số nợ cao tức là doanh nghiệp hoạt động dựa vào nguồn vốn vay. Điều này làm tăng rủi ro cũng như tăng chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Hệ số nợ tăng lên 0,611 đồng năm 2012, do tổng nợ tăng 19% trong khi tổng nguồn vốn tăng 16,3% làm hệ số nợ tăng. Năm 2012 - 2013, hệ số nợ tăng 5,1% vào đạt 0,642 đồng. Hệ số nợ tiếp tục tăng, công ty đi vay nhiều hơn nguồn vốn CSH bổ sung. Nghĩa là công ty đang sử dụng số vốn vay để tạo ra doanh thu. Nguyên nhân của hệ số nợ tăng là do tổng nợ tăng 19,2% trong khi tổng nguồn vốn tăng 13,4% - mức tăng thấp hơn tổng nợ. iều này sẽ tạo sức bật cho công ty trong thời gian tới. Hệ số nợ cho biết Công ty TNHH MTV - Kinh doanh nước sạch Hưng Yên tài trợ bằng nguồn vốn vay nhiều hơn là bằng vốn CSH. Hệ số nợ tăng cũng làm giúp công ty tận dụng được nguồn vốn để đầu tư phát triển, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Công ty cũng không để hệ số nợ tăng quá cao vì như vậy sẽ là tăng chi phí lãi vay và tăng rủi ro cho công ty.  Hệ số vốn chủ sở hữu Biểu đồ 2.16 Biểu đồ thể hiện hệ số vốn CSH Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Hệ số vốn CSH cho biết trung bình cứ 1 đồng vốn thì có 0,38 đồng là chủ sở hữu bỏ ra (năm 2011). Năm 2011 - 2012, hệ số này giảm 0,014 đồng xuống 0,389 đồng. Hệ số này giảm nghĩa là công ty tiến hành tài trợ nhiều hơn bằng nguồn vốn vay. Do đó doanh nghiệp ít phụ thuộc hơn vào VCSH. Thực tế cho thấy, công ty tăng vốn CSH thêm 12,34% trong khi tổng vốn tăng 16,32%. Năm 2012 - 2013, hệ số vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống 0,358 đồng. Hệ số này của công ty ở mức thấp hơn so với trung bình ngành, theo con số của ngành nước, dịch vụ công cộng là 0,64 đồng. Hệ số vốn CSH giảm làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (chi phí lãi vay tăng 35,20% năm 2013). Đối với công ty thì việc 0,3 0,35 0,4 0,45 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0,402 0,389 0,358 Hệ số vốn CSH Hệ số vốn CSH Thang Long University Library 61 tiếp tục giảm đã làm giảm lợi nhuận trước thuế. Hay việc hệ số vốn CSH giảm cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy, hệ số vốn CSH cho ta biết Công ty cấp nước Hưng Yên đã giảm dần việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tăng dần nguồn vốn vay. Điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.  Khả năng thanh toán lãi vay Biểu đồ 2.17 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay hệ số này cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay. Năm 2011 - 2012: hệ số này là 97,7 năm 2011 cho biết 1 đồng lãi được đảm bảo bằng 97,7 đồng. Năm 2012 hệ số này tăng gần 2 lần và đạt 292,8 đồng. Với những con số này cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có thể trang trải các khoản nợ và lãi vay. Do đó việc tăng các khoản nợ không làm tăng rủi ro của công ty. Nguyên nhân khả năng thanh toán lãi vay tăng là do lợi nhuận trước thuế tăng 493 triệu đồng, trong khi chi phí lãi vay lại giảm 47 triệu đồng. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản nợ và lãi vay nên công ty đảm bảo được việc trả lãi. Năm 2012 - 2013, hệ số này giảm 22,41% còn 227 đồng. Hệ số này giảm là do trong năm 2013 chi phí lãi vay đã tăng 35,2% đạt 35 triệu đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 4,9%. Do công ty sử dụng nhiều nguồn vốn vay dài hạn nên chi phí lãi vay tăng, và do sự biến động về lãi suất ngân hàng nên chi phí lãi vay có sự tăng mạnh. Tuy khả năng thanh toán lãi vay giảm nhưng vẫn đảm bảo được việc chi trả lãi vay. Công ty không gặp rủi ro thanh toán. Qua chỉ tiêu về khả năng thanh toán lãi vay có thể thấy công ty đã quản lý tốt các khoản nợ và lãi vay, đảm bảo chi trả lãi vay. Khả năng thanh toán lãi vay có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay. 0 50 100 150 200 250 300 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 98,055 293,658 227,854 Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay 62  Tỷ suất sinh lời tiền vay Biểu đồ 2.18 Biểu đồ thể hiện tỷ suất sinh lời tiền vay Tỷ suất sinh lời tiền vay cho biết số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra trên 1 đồng vốn nợ. Tỷ suất sinh lời tiền vay trung bình của doanh nghiệp là 0,09 đồng. Nghĩa là doanh nghiệp trung bình thu được 0,103 đồng trên mỗi đồng vốn nợ. Năm 2011 - 2012, tỷ suất sinh lời tiền vay này giảm xuống 0,093 đồng. Nghĩa là với mỗi đồng vốn đi vay công ty tạo ra được 0,093 đồng. Tỷ suất sinh lời giảm làm giảm hiệu quả sử dụng số vốn vay. Tỷ suất sinh lời trên tiền vay giảm là do lợi nhuận sau thuế tăng 8,33% trong khi tổng nợ tăng 19%. Lợi nhuận sau thuế tăng ít do chi phí phát sinh lớn, đặc biệt là khoản giá vốn tăng cao, chi phí sản xuất ra 1m3 nước tăng lên, trong khi giá bán ra lại chịu mức giới hạn của Nhà nước. Công ty đã tăng số tiền đi vay, nhưng điều này không làm lợi nhuận sau thuế tăng nhiều hơn. Có thể thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả số vốn nợ. Năm 2012 - 2013, tỷ suất sinh lời tiền vay là 0,081 đồng, giảm 0,013 đồng so với năm 2012. Tỷ số này của công ty khá thấp, chứng tỏ số tiền mà doanh nghiệp đi vay sinh lời ít. Điều này cho thấy khi công ty đi vay tiền để phục vụ cho việc đầu tư vào TSLĐ, TSCĐ chi phí lãi vay làm giảm lợi nhuận sau thuế, dẫn đến tỷ suất sinh lời giảm. Công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Tỷ suất sinh lời tiền vay cho biết công ty có sử dụng hiệu quả số tiền đi vay hay không. Tỷ suất sinh lời tiên vay của công ty thấp và có sự suy giảm. Điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả số vốn vay, điều này về lâu dài sẽ làm tăng Kết luận về hiệu quả sử dụng nợ Công ty đã sử dụng nhiều vốn vay hơn, thay vì sử dụng VCSH. Các khoản lãi vay đều được đảm bảo. Vòng quay vốn CSH nhìn chung là tăng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đều thấp cho thấy hiệu quả sử dụng nợ chưa cao. Nguyên nhân là do giá bán bị Nhà nước giới hạn, cùng với đó chi phí sử dụng vốn tăng 0 0,05 0,1 0,15 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0,103 0,093 0,081 Tỷ suất sinh lời tiền vay Tỷ suất sinh lời tiền vay Thang Long University Library 63 cao. Công ty cần có biện pháp để quản lý tốt hơn nguồn vốn nợ bởi tỷ lệ nợ trên tổng vốn cao, nên nếu sử dụng vốn nợ có hiệu quả sẽ làm lợi nhuận tăng mạnh. b. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Biểu đồ 2.19 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu  Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và VCSH bình quân của doanh nghiệp. Năm 2011 - 2012: Vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2011 là 0,478 đồng, nghĩa là với mỗi đồng vốn CSH bỏ ra thì công ty thu về 0,478 đồng doanh thu. Con số này khá thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn CSH chưa cao. Năm 2012, vòng quay VCSH giảm xuống còn 0,444 đồng. Vòng quay VCSH giảm do công ty đã tiến hành tăng vốn cho quỹ đầu tư XDCB nên vốn CSH tăng 12,34% trong khi doanh thu thuần tăng 4,33%, điều này lý giải cho vòng quay vốn CSH giảm 7,13%. Năm 2012 - 2013, vòng quay vốn chủ sở hữu tăng lên 0,4833 đồng. Do doanh thu năm 2013 tăng 13% nên đã làm tăng chỉ tiêu vòng quay VCSH lên 8%. Đây là dấu hiệu cho thấy với mỗi đồng vốn CSH bỏ ra, lợi nhuận thu được đã tăng so với năm 2012. Công ty đã tăng được hiệu quả sử dụng vốn CSH, điều này cho thấy chính sách quản lý của công ty đã đem lại hiệu quả. Có thể thấy, vòng quay VCSH của Công ty cấp nước Hưng Yên thấp, cho thấy sức sinh lời trên vốn CSH chưa cao. Vòng quay vốn chủ sở hữu có biến động qua các năm, nhưng nhìn chung có sự tăng nhẹ. Hiệu quả sử dụng vốn CSH của công ty có tăng. 0,478 0,444 0,483 0,152 0,147 0,145 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Vòng quay VCSH ROE 64  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết với mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì lợi nhuận thu được bao nhiêu đồng. ROE của công ty trung bình ở mức 14,8 đồng. Nghĩa là với mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì lợi nhuận thu là 14,8 đồng. Năm 2011 - 2012, tỷ suất sinh lời giảm xuống còn 0,147 đồng. Hệ số này giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn CSH chưa cao. Tỷ suất sinh lời giảm do VCSH của công ty tăng 12,34% trong khi lợi nhuân sau thuế tăng 8,33%, tức là doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn nhưng lợi nhuận thu về lại không bằng với mức bỏ ra. Tỷ suất sinh lời giảm, hiệu quả do VCSH đem lại cũng giảm. Năm 2012 - 2013, ROE cũng giảm xuống còn 0,145 đồng. Khi xem xét ROE của công ty với ROE ngành thì ROE của công ty thấp hơn trong khi ROE của ngành là 0,306 thì ROE của công ty khoảng 0,145 đồng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao.  Áp dụng công thức Dupont vào phân tích: có thể thấy ROE bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty thấp, năm 2011 chỉ số này là 0,319 lần, năm 2012 là 0,331 lần, năm 2013 giảm xuống 0,301 lần. Tỷ suất này giảm góp phần làm giảm ROE của công ty. Vì vậy để công ty có thể tăng ROE thì phải tăng được lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay nói cách khác là tăng lợi nhuận sau thuế. Để làm được điều này công ty phải giảm được các khoản chi phí, như lãi vay, giá vốn. Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh trình độ sử dụng tài sản của công ty. Con số này trên thực tế của công ty không cao. Năm 2011, vòng quay toàn bộ vốn là 0,193 lần, năm 2012 là 0,173 lần, năm 2013 là 0,173 lần. Vì vậy nếu công ty muốn gia tăng ROE thì cần tăng chỉ số vòng quay toàn bộ vốn, tức là công ty cần tăng doanh thu trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Hệ số nợ phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số nợ của Công ty cấp nước Hưng Yên khá cao, điều này phản ánh công ty đã sử dụng tốt vốn nợ để gia tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty cần duy trì và phát huy thế mạnh hiện có để đẩy chỉ tiêu ROE lên. Nhận xét chung: về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là chưa cao. Công ty có vòng quay VCSH biến động thể hiện sự không ổn định của doanh thu với VCSH. Tuy công ty đã cải thiện được khả năng sinh lời nhưng với mỗi đồng CSH bỏ ra lợi nhuận thu vào vẫn còn thấp so với trung bình ngành. Công ty cần có biện pháp để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Thang Long University Library 65 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý vốn trong giai đoạn 2011-2013 tại Công ty TNHH MTV-KD nƣớc sạch Hƣng Yên Trong giai đoạn 2011-2013, sau những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế đã và đang có những bước phục hồi đáng kể. Công ty cấp nước Hưng Yên, đã duy trì được hoạt động kinh doanh trong thời kỳ kinh tế bất ổn, và đã có những bước phục hồi sau khủng hoảng, mặc dù tăng trưởng chậm nhưng những nỗ lực của công ty thì đáng để ghi nhận. Sau khi phân tích các chỉ tiêu liên quan đến quá trình quản lý vốn của công ty ta có thể thấy công ty đã có những mặt tích cực và cả những yếu kém trong việc quản lý nguồn vốn. Bảng 2.5 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV-KD nƣớc sạch Hƣng Yên trong giai đoạn 2011-2013 Đánh giá Ƣu điểm Nhƣợc điểm 1. Quản lý vốn theo tốc độ luân chuyển Quản lý VLĐ: nhận xét chung  Tiền Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty, đáp ứng khả năng thanh toán nhanh. Việc cất trữ một lượng lớn vốn bằng tiền sẽ làm giảm khả năng sinh lời.  Phải thu khách hàng Khoản PTKH được duy trì ở mức thấp. Vòng quay khoản phải thu của công ty liên tục tăng cao và thời gian thu hồi nợ rút ngắn Khoản trả trước người bán chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn.  Hàng tồn kho Lượng hàng tồn kho được duy trì ở mức thấp. Thời gian lưu kho giảm được xuống tối thiểu. Tốc độ luân chuyển hàng hóa trong kho ở mức cao. Hàng tồn kho tăng làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ Hệ số quay vòng vốn lưu động cao thời gian quay vòng VLĐ dài Quản lý VCĐ Tỷ lệ VCĐ cao Hiệu quả sử dụng VCĐ đã tăng tuy còn chậm. Vòng quay TSCĐ ròng tăng. Hiệu quả sử dụng TSCĐ ròng Đầu tư nhiều vào TSCĐ trong khi lợi nhuận thu về thấp. Vòng quay vốn cố định thấp, thời gian quay vòng VCĐ dài. Hệ số đảm nhiệm VCĐ tăng 66 tăng. cao. Tỷ suất sinh lời trên VCĐ giảm 2. Quản lý vốn theo nguồn hình thành Nợ phải trả Công ty đã tận dụng tốt được những khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, cũng có mức tăng lớn nhất. Hệ số nợ tăng làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn CSH Chi phí lãi vay tăng cao làm tăng hệ số nợ. Tỷ suất sinh lời tiền vay giảm, số tiền mà doanh nghiệp đi vay sinh lời ít. VCSH Hệ số vốn chủ sở hữu giảm, công ty bớt phụ thuộc vào nguồn vốn CSH. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là chưa cao. Kết luận quản lý vốn: Công ty TNHH MTV – Kinh doanh nước sạch Hưng Yên có ưu điểm quản lý tốt vòng quay tiền, khống chế được chi phí lãi vay, đảm bảo khả năng thanh toán. TSCĐ cũng được sử dụng với công suất hợp lý. Tuy nhiên về hạn chế, công ty có các chỉ số về khả năng sinh lời thấp. Một nguyên nhân chính là do doanh thu và lợi nhuận sau thuế thấp. Có thể thấy công ty vẫn duy trì được doanh thu, bởi nước là nhu cầu thiết yếu, là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhưng do đặc điểm là ngành dịch vụ công cộng nên giá nước đề ra đôi khi không tỷ lệ với chi phí sản xuất. Dưới đây là khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt (theo Thông tư số 100/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Thang Long University Library 67 Bảng 2.6 Khung giá tiêu thụ nƣớc sạch sinh hoạt Loại Giá tối thiểu (đồng/m3) Giá tối đa (đồng/m3) Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 3.000 12.000 Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 2.000 10.000 Nước sạch sinh hoạt nông thôn 1.000 8.000 Chính vì vậy để tăng được hiệu quả, tăng được lợi nhuận trên mỗi đồng vốn thì bắt buộc công ty phải giảm được tối đa chi phí sản xuất kinh doanh. Mà trong đó, chi phí lãi vay và chi phí quản lý kinh doanh là có thể cắt giảm bằng các chính sách quản lý hiệu quả hơn. Tiền mặt cần được tính toán để dự trữ với lượng tối ưu, phần còn lại đem đi đầu tư. Như vậy khả năng sinh lời của tiền sẽ tăng. Vốn cố định đầu tư nhiều vào tài sản cố định, điều này làm tăng giá thành sản xuất, do khấu hao của TSCĐ được trích dần vào chu kỳ SXKD. Nhiều TSCĐ không phục vụ cho SXKD nên số vốn đầu tư ít sinh lời. Hiệu quả sử dụng VCĐ không cao. Công ty cần thay đổi chính sách đầu tư và sử dụng TSCĐ. Kết luận chƣơng 2 Qua những phân tích cơ cấu và chỉ tiêu tài chính của vốn của công ty ở chương 2 đã cho ta thấy những điểm còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV-KD nước sạch Hưng Yên. Từ đó, dựa vào kết quả này bài luận sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho công ty ở chương 3. 68 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV – KINH DOANH NƢỚC SẠCH HƢNG YÊN 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty TNHH MTV - KD nƣớc sạch Hƣng Yên Năm 2013, trước những cố gắng hồi phục nền kinh tế của Chính phủ, nền kinh tế của Việt Nam đã có dấu hiệu thay đổi tích cực. Năm 2013 cũng là năm mà công ty TNHH MTV- KD nước sạch Hưng Yên có những bước chuyển mình quan trọng để thích ứng trong nền kinh tế hiện nay. Định hướng phát triển công ty đến năm 2020: Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn và liên tục tăng trưởng. Khai thác tối đa các nguồn lực, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Trở thành nhà cung cấp nước đáng tin cậy với dịch vụ chất lượng cao. Điều chỉnh hệ thống và phương thức nội bộ nhằm thích nghi và đáp ứng các yêu cầu thị trường. Phát triển lực lượng lao động, tích cực và trung thành. Đào tạo, nâng cao tay nghề cho các bộ công nhân viên của công ty. Luôn duy trì môi trường văn hóa doanh nghiệp với tinh thần hợp tác và công bằng để cán bộ công nhân viên của Công ty có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Công tác đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển Công ty Cấp nước Hưng Yên thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao. Tích cực mở rộng thị trường hiện có, kết hợp các loại hình dịch vụ để thu hút khách hàng. Công tác quản lý: Công ty định kỳ đổi mới cơ chế quản lý, điều hành công ty. Trong đó, tiến hành phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc. với mỗi cán bộ quản lý phải có tinh thần, trách nhiệm cao, phải biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Công tác phát triển nguồn lực: Tuyển chọn công nhân viên có chất lượng cao, tiến hành đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao tay nghề, nhất là với đội ngũ công nhân viên trẻ. Trong đó chú trọng vào đào tạo luật pháp, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như tiếp cận với các loại hình dịch vụ mới hiện đại trên thế giới. Thang Long University Library 69 3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MTV- KD nƣớc sạch Hƣng Yên 3.2.1 Các giải pháp chung Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, công ty nên coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ và quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên chức của công ty học tập nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Cần có chế độ khen thưởng rõ ràng hợp lý: khen thưởng những người hoàn thành tốt công việc có ý thức trong việc sử dụng bảo quản tốt thiết bị máy móc, tiết kiệm nguyên vật liệu, các phương tiện vận tải làm lợi cho công ty. Đồng thời cần có hình thức xử lý nghiêm khắc với những hành vi làm hư hại, mất mát TS. 3.2.2 Giải pháp sử dụng vốn cố định 3.2.2.1. Giải pháp chung Để sử dụng có hiệu quả VCĐ thì ta cần đánh giá và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý. Trong đó công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản thường xuyên giúp nhà quản lý nắm được số vốn hiện có của công ty, đưa ra các giải pháp hợp lý, tránh được hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra trong điều kiện khoa học công nghệ luôn có biến động. Những biến động trên thì trường công nghệ làm cho nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại của tài sản rất khó xác định. Thường xuyên đánh giá và đánh giá hợp lý nhằm thu hồi vốn kịp thời để chống thất thoát vốn. Công ty có khối lượng máy móc xử lý nước lớn, sự phát triển về khoa học công nghệ đòi hỏi phải cải tiến công nghệ cũ để chất lượng nước thu được tốt hơn và tránh thất thoát nguồn tài nguyên nước. Áp dụng công nghệ hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả cao hơn mà còn giảm tác động xấu đến môi trường. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý tận dụng công suất máy móc. Với đặc điểm của công ty cấp nước, khối lượng máy móc lớn và có giá trị cao. Lại được sử dụng thường xuyên liên tục nên công ty cần xây dựng thời gian hoạt động cho máy móc hợp lý. 3.2.2.2. Thuê hoạt động TSCĐ Công ty cấp nước khi tiến hành đổi mới máy móc là điều không dễ dàng bởi, khối lượng máy móc sử dụng lớn, đòi hỏi một số vốn tương ứng. Do đó công ty có thể sử dụng hình thức thuê hoạt động TSCĐ và sẽ mua lại khi hết thời gian thuê. 70 Ví dụ, nếu công ty đầu tư một máy xúc trị giá 5.000 triệu đồng, khấu hao 10 năm, như vậy công ty sẽ phải đầu tư một lượng vốn ban đầu là 5000 triệu đồng. Trong khi, công ty không cần sử dụng nhiều đến máy xúc. Vì vậy công ty đã chọn giải pháp đi thuê hoạt động máy xúc phục vụ cho dự án xây dựng hệ thống dẫn nước. Vì tổng thời gian sử dụng máy trong dự án là 3 năm, nên thời gian thuê máy xúc là 3 năm. Chi phí thuê máy xúc là 2 triệu/ca/máy, 1 tháng 24 ca: Tổng chi phí thuê máy xúc là: 2 x 24 x 12 x 3 = 1728 triệu Vậy nếu công ty thuê máy xúc sẽ giảm bớt được lượng vốn đầu tư là 5000 triệu đồng. Và chi phí sử dụng máy trong 3 năm là 1728 triệu đồng, trả dần trong 3 năm. Lợi ích đạt được là rất lớn. 3.2.2.3. Cho thuê TSCĐ ít sử dụng Trong trường hợp công ty bắt buộc phải đầu tư mua TSCĐ, những khoảng thời gian nhàn rỗi máy móc đó không phục vụ sản xuất thì công ty vẫn phải tiến hành khấu hao. Chính vì vậy công ty có thể sử dụng tài sản cố định đó để cho thuê. Ví dụ, công ty đầu tư một máy bơm công suất lớn với khấu hao trong 10 năm. Thực chất thời gian thực hiện trong dự án của máy bơm là 3 năm, như vậy, công ty có thể cho thuê máy bơm đó trong vòng 7 năm. Hợp đồng thuê như sau: Thời gian cho thuê 3 năm. Số tiền nhận được 1triệu/ca/máy, 1 tháng 24 ca. Số tiền công ty nhận được trong 3 năm tiến hành cho thuê TSCĐ đó là: 1 x 24 x 12 x 3= 864 (triệu đồng) Như vậy công ty đã tạo thêm được 864 triệu đồng doanh thu và đồng thời tận dụng được hết công suất máy. 3.2.3 Giải pháp sử dụng vốn lưu động 3.2.3.1. Xác định nhu cầu về tiền Tiền mặt là khoản tiền không sinh lợi hoặc sinh lợi ít. Nếu công ty dự trữ một khoản tiền mặt lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, nhưng nếu dự trữ quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán tức thời. Đối với công ty cấp nước Hưng Yên thì tiền mặt chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động. và yêu cầu cấp thiết của công ty là phải xác định một mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa đảm bảo thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết, vừa tránh mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Công ty có thể sử dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tối ưu cho năm kế hoạch (vì mô hình này xác định mức tại đó tổng chi phí của việc dự trữ tiền mặt mà tại đó tổng chi phí của việc giữ tiền là nhỏ nhất). Thang Long University Library 71 Ví dụ, tại Công ty TNHH MTV- KD nước sạch Hưng Yên để xác định nhu cầu về tiền trong năm kế hoạch sẽ dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 7%. (mức lạm phát được xác định theo năm 2013). Ta có thể xác định nhu cầu về tiền trong năm 2014 của công ty theo mô hình Baumol như sau: (đồng) 3.2.3.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động Hiện tại Công ty TNHH MTV- KD nước sạch Hưng Yên đang sử dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thông qua việc ước lượng tình hình sản xuất kinh doanh của năm trước. Do đó, tính chính xác không cao. Công ty cần xây dựng được công thức tính nhu cầu VLĐ trong tương lai, từ đó ước lượng chính xác hơn số VLĐ cần thiết. Đối với Công ty TNHH MTV- KD nước sạch Hưng Yên, nhu cầu VLĐ có thể xác định theo phương pháp ước tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Căn cứ vào báo cáo của Công ty trong năm 2012 – 2013 ta tiến hành xác định nhu cầu VLĐ cho năm 2014. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, năm 2013 Công ty đạt doanh thu thuần là 23.862.115.290 đồng. Dưới đây ta có bảng tỷ lệ các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Bảng 3.1. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có tỷ lệ chặt chẽ với doanh thu (Đơn vị: %) Tài sản Tỷ lệ trên doanh thu Nguồn vốn Tỷ lệ trên doanh thu 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 88,74 1. Phải trả người bán 18,15 2. Các khoản phải thu NH 72,01 2. Các khoản phải trả, phải nộp NH 10,91 3. Hàng tồn kho 4,77 4. Tài sản ngắn hạn khác 2,41 Tổng 167,92 Tổng 29,06 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính – Kế toán) Nhận xét: 72 Theo số liệu đã tính toán ở bảng 3.1 cho ta thấy để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần công ty cần phải tăng thêm 1,6792 đồng VLĐ và 1 đồng doanh thu thuần tăng lên thì công ty chiếm dụng được 0,2906 đồng nguồn vốn. Vậy thực chất 1 đồng doanh thu thuần tăng lên Công ty cần số VLĐ ròng là: 1,6792 - 0,2906 = 138,86 (đồng). Theo bảng kế hoạch doanh thu chi phí của năm 2014, doanh thu thuần dự kiến của công ty sẽ tăng lên 15% so với năm 2013.(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Như vậy, nhu cầu VLĐ ròng của Công ty là: (đồng) 3.2.3.3. Quản lý các khoản phải trả người bán Phải trả người bán là khoản mục cao nhất trong số các khoản phải thu ngắn hạn và chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu VLĐ tại công ty trong năm 2011- 2013. Công ty luôn tiến hành trả đúng hạn và trả trước cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, công ty vẫn cần có những chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải trả người bán để giúp hạn chế tối đa lượng vốn mà công ty bị chiếm dụng. Thang Long University Library KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả quản lý vốn là công tác quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế đất nước và khu vực có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu và đưa ra biện pháp. Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý vốn ở trên, đã cho thấy việc quản lý vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nguồn vốn, và sẽ là không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn . Trên cơ sở những lý luận chung về vốn kinh doanh và nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty TNHH MTV-KD nước sạch Hưng Yên, em đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng quản lý vốn ở công ty. Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty vẫn còn không ít những hạn chế và khó khăn đòi hỏi công ty phải cố gắng hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng quản lý vốn. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của công ty, sau thời gian thực tập tại công ty, em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV-KD nước sạch Hưng Yên. Do trình độ và khả năng còn nhiều hạn chế nên những vấn đề đưa ra chắc chắn còn chưa đầy đủ và còn nhiều sai sót, em mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài luận được hoàn thiện hơn. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.174.500.485 21.048.335.960 23.862.115.290 873.835.475 4,33 2.813.779.330 13,37 Các khoản giảm trừ DT - - - - 0,00 - 0,00 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.174.500.485 21.048.335.960 23.862.115.290 873.835.475 4,33 2.813.779.330 13,37 Giá vốn hàng bán 10.049.843.220 10.486.820.300 12.020.420.115 436.977.080 4,35 1.533.599.815 14,62 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.124.657.265 10.561.515.660 11.841.695.175 436.858.395 4,31 1.280.179.515 12,12 Doanh thu hoạt động tài chính 583.096.839 681.356.257 712.733.142 98.259.418 16,85 31.376.885 4,61 Chi phí tài chính 72.937.577 25.850.415 34.950.415 (47.087.162) (64,56) 9.100.000 35,20 Chi phí bán hàng 72.937.577 25.850.415 34.950.415 (47.087.162) (64,56) 9.100.000 35,20 Chi phí quản lý kinh doanh 1.900.874.665 2.070.820.365 2.177.837.733 169.945.700 8,94 107.017.368 5,17 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.607.746.654 1.578.429.405 2.406.327.178 (29.317.249) (1,82) 827.897.773 52,45 Thu nhập khác 7.126.195.208 7.567.771.732 7.935.312.991 441.576.524 6,20 367.541.259 4,86 Chi phí khác 72.510.030 60.328.460 56.815.058 (12.181.570) (16,80) (3.513.402) (5,82) Lợi nhuận khác 46.845.873 36.923.450 28.527.992 (9.922.423) (21,18) (8.395.458) (22,74) Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 25.664.157 23.405.010 28.287.066 (2.259.147) (8,80) 4.882.056 20,86 Chi phí thuế TNDN 7.151.859.365 7.591.176.742 7.963.600.057 439.317.377 6,14 372.423.315 4,91 Lợi nhuận sau thuế TNDN 725.185.936 629.117.674 786.360.005 (96.068.262) 0,00 157.242.331 0,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH MTV KD nước sạch Hưng Yên) Thang Long University Library Phụ lục 2. Bảng cân đối kế toán CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012- 2011 Chênh lệch2013-2012 Tƣơng đối % Tƣơng đối % (1) (2) (3) (2-1=4) (4/1) (3-2=5) (5/2) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 31.726.493.827 34.920.042.263 40.069.062.495 3.193.548.436 10 5.149.020.232 15 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 17.566.561.740 18.334.085.048 21.174.379.824 767.523.308 4 2.840.294.776 15 1. Tiền 4.710.264.300 5.072.527.342 7.069.316.140 362.263.042 8 1.996.788.798 39 2. Các khoản tương đương tiền 12.856.297.440 13.261.557.706 14.105.063.684 405.260.266 3 843.505.978 6 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.984.472.415 14.808.912.290 17.183.489.806 1.824.439.875 14 2.374.577.516 16 1. Phải thu của khách hàng 289.478.000 223.456.111 184.159.538 (66.021.889) (23) (39.296.573) (18) 2. Trả trước cho người bán 12.569.350.890 13.924.937.949 16.679.605.780 1.355.587.059 11 2.754.667.831 20 5. Các khoản phải thu khác 125.643.525 660.518.230 319.724.488 534.874.705 426 (340.793.742) (52) IV. Hàng tồn kho 932.987.654 1.088.986.711 1.136.924.726 155.999.057 17 47.938.015 4 1. Hàng tồn kho 932.987.654 1.088.986.711 1.136.924.726 155.999.057 17 47.938.015 4 V. Tài sản ngắn hạn khác 242.472.018 688.058.214 574.268.139 445.586.196 184 (113.790.075) (17) 2. thuế GTGT được khấu trừ 76.726.598 492.926.790 306.127.210 416.200.192 542 (186.799.580) (38) 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 16.389.420 19.578.624 24.897.529 3.189.204 19 5.318.905 27 4. Tài sản ngắn hạn khác 149.356.000 175.552.800 243.243.400 26.196.800 18 67.690.600 39 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 73.041.462.521 86.950.074.627 98.169.052.641 13.908.612.106 19 11.218.978.014 13 I. Tài sản cố định 72.797.614.549 86.804.386.000 97.922.637.078 14.006.771.451 19 11.118.251.078 13 1. Tài sản cố định hữu hình 20.141.930.167 18.648.799.367 16.400.438.675 (1.493.130.800) (7) (2.248.360.692) (12) 1. Nguyên giá 29.507.706.400 30.291.912.652 29.952.906.087 784.206.252 3 (339.006.565) (1) 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (9.365.776.233) (11.643.113.285) (13.552.467.412) (2.277.337.052) 24 (1.909.354.127) 16 2. Tài sản cố định vô hình 2.586.855.343 2.348.927.738 2.011.000.133 (237.927.605) (9) (337.927.605) (14) 1. Nguyên giá 3.159.956.830 3.113.165.330 3.066.373.830 (46.791.500) (1) (46.791.500) (2) 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (573.101.487) (764.237.592) (1.055.373.697) (191.136.105) 33 (291.136.105) 38 4. Chi phí ây dựng cơ bản dở dang 50.068.829.039 65.806.658.895 79.511.198.270 15.737.829.856 31 13.704.539.375 21 IV. Tài sản dài hạn khác 243.847.972 145.688.627 246.415.563 (98.159.345) (40) 100.726.936 69 1. Chi phí trả trước dài hạn 243.847.972 145.688.627 246.415.563 (98.159.345) (40) 100.726.936 69 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 104.767.956.348 121.870.116.890 138.238.115.136 17.102.160.542 16 16.367.998.246 13 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 62.599.434.782 74.497.440.374 88.789.337.511 11.898.005.592 19 14.291.897.137 19 I. Nợ ngắn hạn 5.401.477.403 7.553.216.860 8.475.767.855 2.151.739.457 40 922.550.995 12 2. Phải trả cho người bán 2.280.657.330 3.499.941.230 4.330.406.013 1.219.283.900 53 830.464.783 24 3. Người mua trả tiền trước 887.400.570 932.850.710 822.006.000 45.450.140 5 (110.844.710) (12) 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 627.850.393 1.011.883.227 67.293.225 384.032.834 61 (944.590.002) (93) 5. Phải trả người lao động 435.880.100 443.875.900 447.138.500 7.995.800 2 3.262.600 1 9. Các khoản phải trả. phải nộp ngắn hạn khác 964.365.741 1.459.342.524 2.603.600.848 494.976.783 51 1.144.258.324 78 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 205.323.269 205.323.269 205.323.269 - 0 - 0 II. Nợ dài hạn 57.197.957.379 66.944.223.514 80.313.569.656 9.746.266.135 17 13.369.346.142 20 Thang Long University Library 1. Vay và nợ dài hạn 57.197.957.379 66.944.223.514 80.313.569.656 9.746.266.135 17 13.369.346.142 20 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.168.521.566 47.372.676.516 49.448.777.625 5.204.154.950 12 2.076.101.109 4 I. Vốn chủ sở hữu 42.168.521.566 47.372.676.516 49.448.777.625 5.204.154.950 12 2.076.101.109 4 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 27.050.607.015 27.050.607.015 27.050.607.015 - 0 - 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 103.666.648 103.666.648 103.666.648 - 0 - 0 8. Quỹ dự phòng tài chính 34.220.500 34.220.500 34.220.500 - 0 - 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (250.663.297) (288.987.927) (225.387.870) (38.324.630) 15 63.600.057 (22) 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 15.230.690.700 20.473.170.280 22.485.671.332 5.242.479.580 34 2.012.501.052 10 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 104.767.956.348 121.870.116.890 138.238.115.136 17.102.160.542 16 16.367.998.246 13 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH MTV KD nước sạch Hưng Yên) Phụ lục 3 Bảng chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả quản lý tổng vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Column1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu thuần 20.175 21.048 23.862 873 4,3 2.814 13,4 Tổng vốn 104.767 121.870 138.238 17.102 16,32 16.368 13,43 Vòng quay toàn bộ vốn 0,1926 0,1727 0,1726 (0,02) (10,31) (0,0001) (0,06) Thời gian quay vòng vốn 1895 2113 2115 218 11,49 1,17 (0,06) Lợi nhuận sau thuế 6427 6962 7177 535 8,33 215 3,09 Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn 0,061 0,057 0,052 (0,004) (6,87) (0,005) (9,12) Phụ lục 4. Bảng chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả vốn lƣu động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Column1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu thuần 20.175 21.048 23.862 873 4,3 2.814 13,4 Vốn lưu động 31.726 34.920 40.069 3.194 10 5.149 14,7 Vòng quay VLĐ 0,636 0,603 0,596 (0,033) (5,2) (0,007) (1,2) Thời gian quay vòng VLĐ 574,0 605,5 612,9 31,5 5,5 7,4 1,2 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 1,57 1,66 1,68 0,086 5,5 0,020 1,2 Lợi nhuận sau thuế 6.427 6.962 7.177 535 8,33 215 3,09 Vốn lưu động 31.726 34.920 40.069 3.194 10,07 5.149 14,75 Tỷ suất sinh lời VLĐ 0,203 0,199 0,179 (0,003) (1,58) (0,020) (10,16) ROS 0,319 0,331 0,301 0,012 3,83 (0,029) (9,07) Thang Long University Library Phụ lục 5. Bảng chỉ tiêu về quản lý luân chuyển vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Column1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Giá vốn hàng bán 10.049 10.487 12.020 437 4,35 1.534 14,62 Hàng tồn kho 933 1.089 1.137 156 16,72 48 4,40 Vòng quay hàng tồn kho 10,77 9,63 10,57 (1) (10,60) 0,94 9,79 Thời gian quay vòng HTK 33,9 37,9 34,5 4 11,86 (3,38) (8,92) Phải thu của khách hàng 289 223 184 (66.022) (22,81) (39) (17,59) Vòng quay PTKH 69,693 94,194 129,573 25 35,16 35,378 37,56 Thời gian quay vòng PTKH 5,23 3,879 2,81 (1) (26,01) (1,058) (27,30) Nợ ngắn hạn 5.401 7.553 8.475 2.151 39,84 922 12,21 Chi phí bán hàng 1.901 2.071 2.178 170 8,94 107 5,17 Chi phí quản lý kinh doanh 1607 1578 2406 (29) (1,82) 828 52,45 Giá vốn hàng bán 10.050 10.487 12.020 437 4,35 1.534 14,62 Hệ số trả nợ 2,5 1,9 2,0 (0,64) (25,44) 0,09 4,68 Thời gian trả nợ 145,4 195,0 186,3 50 34,12 (8,71) (4,47) Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền (106,29) (153,25) (148,97) (47) 44,18 4,276 (2,79) Phụ lục 6. Bảng chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả vốn cố định Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Column1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu thuần 20.175 21.048 23.862 873 4,33 2.813 13,37 Vốn cố định 73.041 86.950 98.169 13.909 19,04 11.220 12,90 Vòng quay VCĐ 0,276 0,242 0,243 (0,034) (12,36) 0,001 0,41 Thời gian quay vòng VCĐ 1321,5 1507,8 1501,6 186,328 14,10 (6,190) (0,41) Hệ số đảm nhiệm VCĐ 3,620 4,131 4,114 0,510 14,10 (0,017) (0,41) Lợi nhuận sau thuế 6.427 6.962 7.177 535 8,33 215 3,09 Tỷ suất sinh lời VCĐ 0,088 0,080 0,073 (0,008) (9,00) (0,007) (8,69) Nguyên giá 32.668 33.405 33.019 737 2,26 (385) (1,15) Vòng quay TSCĐ 0,618 0,630 0,723 0,013 2,03 0,093 14,69 Thời gian quay vòng TSCĐ 591,0 579,3 505,1 (11,749) (1,99) (74,209) (12,81) Thang Long University Library Phụ lục 7. Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Column1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng nợ 62.599 74.497 88.789 11.898 0,190 14.292 19,2 Tổng nguồn vốn 104.768 121.870 138.238 17.102 0,163 16.368 13,4 Hệ số nợ 0,597 0,611 0,642 0,014 0,023 0,031 5,1 Tổng vốn CSH 42.169 47.373 49.449 5.204 0,123 2.076 4,4 Tổng nguồn vốn 104.768 121.870 138.238 17.102 0,163 16.368 13,4 Hệ số vốn CSH 0,402 0,389 0,358 (0,014) (0,034) (0,031) (8) EBIT 7.152 7.591 7.964 439 0,061 372 0,049 Chi phí lãi vay 73 26 35 (47) (0,646) 9 0,352 Khả năng thanh toán lãi vay 98,055 293,658 227,854 195,603 1,995 (65,804) (0,224) Lợi nhuận sau thuế 6.427 6.962 7.177 535 0,083 215 0,031 Tổng nợ 62.599 74.497 88.789 11.898 0,190 14.292 0,192 Tỷ suất sinh lời tiền vay 0,103 0,093 0,081 (0,009) (0,090) (0,013) (0,135) Phụ lục 8. Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Column1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu thuần 20.175 21.048 23.862 874 4,33 2.814 13,37 VCSH bình quân 42.169 47.373 49.449 5.204 12,34 2.076 4,38 Vòng quay VCSH 0,478 0,444 0,483 (0,034) (7,13) 0,038 8,61 Lợi nhuân sau thuế 6.427 6.962 7.177 535 8,33 215 3,09 VCSH bình quân 42.169 47.373 49.449 5.204 12,34 2.076 4,38 ROE 15,240 14,696 14,514 (0,544) -3,57 (0,182) -1,24 Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm và TS. Bạch Đức Hiển trong “Giáo trình tài chính doanh nghiệp”, trang 57 2. Th.S. Chu Thị Thu Thủy (2010), Bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 1 – Đại học Thăng Long. 3. Tác giả Ngô Thị Hồng Thắm (2011), luận văn “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần LILAMA 69-1”. 4. Thông tư số 100/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính : Về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt 5. Cổng thông tin điện tử chính phủ: Nghị định “Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch” px?ItemID=13867 6. Thống kê về ngành: Ngành: Gas, Water & Multiutilities (Mã ICB: 7570)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18848_7576.pdf
Luận văn liên quan