Đề tài Quan niệm về giới của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng
QUAN NIỆM VỀ GIỚI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI- THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
THE DEFINTION OF GENDER FORM PUPILS OF NGUYEN TRAI SCHOOL-
DA NANG CITY
SVTH: LÊ THỊ DUYÊN, ĐỖ THỊ LAM, NGUYỄN THỊ NHƯ PHƯỢNG
Lớp: 05CTL, Trường đại học sư phạm
GVHD: LÊ THỊ PHI
Khoa Tâm lý-giáo dục, Trường đại học Sư Phạm
TÓM TẮT
Trong xã hội ngày nay quan niệm như thé nào về phẩm chất, vai trò, vị trí của người đàn ông
và đàn bà trong gia đình và xã hội là rất quan trọng, nó sẽ quyết định hành vi ứng xử của mỗi
người với vai giới của mình. Thực tế trong xã hội còn tồn tại nhiều những quan niệm sai lầm
mang tính chất định kiến, phân biệt đối xử theo giới. Vì vậy cần phải tìm các giải pháp để làm
giảm hạn chế trên và giúp mọi người nhận thức và có cái nhìn phù hợp với định hướng văn
hoá chung của dân tộc. Chúng tôi đề xuất ra một loạt các giải pháp và khuyến nghị với các cơ
quan chức năng để khắc phục và thay đổi những quan niệm sai lầm.
SUMMARY
Nowaday, in the society, the defintion of gender, function and the position of the man and the
women in society and family is very important. It decide the method of be havior for the male or
female. Infoct, there are many misconception exitx in society nowaday, unfair in gender matter,
so me must find the solution to decrease and help people to understand and have right- look
suit with. The general trend of tradition and customec of Vietnamese. We have already
submitted a systern of solutions to authoritative association in order to fix andchange
misconception about this matter.
I. Mở đầu:
Vấn đề giới đang thu hút sự quan tâm của xã hội, quan niệm về giới như thế nào có ý
nghĩa lớn đến sự phất triển của xã hội cũng như sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.
Ngày nay trong xã hội vẫn còn đang tồn tại nhiều định kiến mang tính chất phân biệt
đối xử với người phụ nữ về phẩm chất, vai trò, vị tri của họ trong gia đình và xã hội, đồi hỏi
cấp thiết phải hạn chế và khắc phục tình trạng trên, tứ là có những nhìn nhận, hiểu biết và quan
niệm đúng về giới sao cho vừa khoa học , vừa phù hợp với định huớng văn hoá chung của dân
tộc.
Nghiên cứu trên đối tượng là học sinh THPT vì đây là lứa tuổi đang có nhiều sự biến
chuyển mạnh mẽ.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quan niệm về giới của học sinh trường
THPT nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng.”
II. Kết quả nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng qan vấn đề nghiên cứu
1.2. Khái niệm công cụ
“Giới là một phạm trù chỉ vai trò, phẩm chất và mối quan hệ xã hôj giưa giới nam và
giới nữ. Nói đến giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan
đến hàng loạt vấn đề về thể chế và xã hội chứ không phải là mối quạn hệ cá biệt giữa một nam
giới hay phụ nữ nào”
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan niệm về giới của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
174
QUAN NIỆM VỀ GIỚI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI- THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
THE DEFINTION OF GENDER FORM PUPILS OF NGUYEN TRAI SCHOOL-
DA NANG CITY
SVTH: LÊ THỊ DUYÊN, ĐỖ THỊ LAM, NGUYỄN THỊ NHƯ PHƯỢNG
Lớp: 05CTL, Trường đại học sư phạm
GVHD: LÊ THỊ PHI
Khoa Tâm lý-giáo dục, Trường đại học Sư Phạm
TÓM TẮT
Trong xã hội ngày nay quan niệm như thé nào về phẩm chất, vai trò, vị trí của người đàn ông
và đàn bà trong gia đình và xã hội là rất quan trọng, nó sẽ quyết định hành vi ứng xử của mỗi
người với vai giới của mình. Thực tế trong xã hội còn tồn tại nhiều những quan niệm sai lầm
mang tính chất định kiến, phân biệt đối xử theo giới. Vì vậy cần phải tìm các giải pháp để làm
giảm hạn chế trên và giúp mọi người nhận thức và có cái nhìn phù hợp với định hướng văn
hoá chung của dân tộc. Chúng tôi đề xuất ra một loạt các giải pháp và khuyến nghị với các cơ
quan chức năng để khắc phục và thay đổi những quan niệm sai lầm.
SUMMARY
Nowaday, in the society, the defintion of gender, function and the position of the man and the
women in society and family is very important. It decide the method of be havior for the male or
female. Infoct, there are many misconception exitx in society nowaday, unfair in gender matter,
so me must find the solution to decrease and help people to understand and have right- look
suit with. The general trend of tradition and customec of Vietnamese. We have already
submitted a systern of solutions to authoritative association in order to fix andchange
misconception about this matter.
I. Mở đầu:
Vấn đề giới đang thu hút sự quan tâm của xã hội, quan niệm về giới như thế nào có ý
nghĩa lớn đến sự phất triển của xã hội cũng như sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.
Ngày nay trong xã hội vẫn còn đang tồn tại nhiều định kiến mang tính chất phân biệt
đối xử với người phụ nữ về phẩm chất, vai trò, vị tri của họ trong gia đình và xã hội, đồi hỏi
cấp thiết phải hạn chế và khắc phục tình trạng trên, tứ là có những nhìn nhận, hiểu biết và quan
niệm đúng về giới sao cho vừa khoa học , vừa phù hợp với định huớng văn hoá chung của dân
tộc.
Nghiên cứu trên đối tượng là học sinh THPT vì đây là lứa tuổi đang có nhiều sự biến
chuyển mạnh mẽ.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quan niệm về giới của học sinh trường
THPT nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng.”
II. Kết quả nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng qan vấn đề nghiên cứu
1.2. Khái niệm công cụ
“Giới là một phạm trù chỉ vai trò, phẩm chất và mối quan hệ xã hôj giưa giới nam và
giới nữ. Nói đến giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan
đến hàng loạt vấn đề về thể chế và xã hội chứ không phải là mối quạn hệ cá biệt giữa một nam
giới hay phụ nữ nào”
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
175
(Trần Thị Quế, những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam, NXB thống
kê,1999)
1.3 Quan niệm truyền thống của người Việt Nam về giới
Người Việt Nam có cái nhìn truyền thống về phẩm chất, vai tro của mỗi giới, đó là:
Người phụ nữ phải dịu dàng, đảm đang, chung thuỷ, mang đầy đủ các phẩm chất công, dung,
ngôn, hạnh, mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông, ngoài ra còn có cả trình độ
chuyên môn, khả năng thích ứng với những đòi hỏi của xã hội hiện đại. Ngược lại người đàn
ông phải mạnh mẽ, quyết đoán, là trụ cột trong gia đình.
1.4 Tìm hiểu quan niệm giới của học sinh THPT
1.4.1 Các quan điểm tiếp cận về giới
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về giới, nhưng chúng tôi lưa chọn hướng tiếp cận
“ giới và phát triển” làm lý thuyết nền vì lý thuyết này giải quyết vấn đè giới một cách toàn
diện nhất.
1.4.2 Sự hình thành quan điểm về giới của học sinh trung học phổ thông
Sự hình thành quan niệm giới của con người trải qua rất nhiều giai đoạn, mỗi lứa tuổi
khác nhau có những cách nhìn nhận về giới cũng khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý của
mỗi lứa tuổi. Đặc biệt đến lúa tuổi học sinh THPT đã có sự trưởng thành trong cách nhìn nhận
về giới
1.5 Giáo dục và sự hình thành quan niệm giới
1.5.1 Vai trò của giáo dục giới đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội
Đối với cá nhân: Giúp hình thành quan điểm, phẩm chất đúng đắn về giới tạo đà phát
triển nhân cách, biết cách điếu chỉnh hành vi, thái độ ứng xử phù hợp.với vai giới của mình
trong xã hội.
Đối với xã hội: Giúp giảm dần và xoá bỏ những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến xã hội
như bất bình đẳng giới, bạo hành trong gia đình, các tệ nạn xã hội tạo nên một xã hội văn minh
lành mạnh.
1.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm giới
Yếu tố sinh học
Yếu tố tâm lý
Yếu tố giáo dục
Yếu tố văn hóc xã hội
1.5.3 Con đường hình thành quan niệm giới
Có rất con đường giúp hình thành quan niệm giới trong đó có ba con đường cơ bản sau
đây là:
Nhập tâm những hành vi giao tiếp ứng xử của bố mẹ, ông bà.
Bắt chước các mẫu hành vi giới theo trật tự các thao tác, phản ứng hành vi, chuỗi hành
vi của những nguời thân trong gia đình.
Học tập có ý thức về giới ở mọi lứa tuổi.
1.5.4 Các phương pháp giáo dục
Có ba phương pháp giáo dục cơ bản sau: Tác động đến khía cạnh nhận thức, tác động đến yếu
tố giáo dục, tác động đến yếu tố văn hoá xã hội.
2. Thực trạng quan niệm giới của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi- TP
Đà Nẵng
2.1 Hệ thống các phương pháp sử dụng trong đề tài
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phóng
vấn, phương pháp bảng hỏi và các phương pháp thống kê trong toán học trong đó chúng tôi sử
dụng phương pháp bảng hỏi làm phương pháp nghiên cứu chính.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
176
2.2 Thực trạng quan niệm giới của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi-
TP Đà Nẵng
Trong quan niệm của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng thì các phẩm
chất đặc trưng của nam giới là: Có đến 97.5% học sinh nam và 86.7% học sinh nữ quan niệm
nam giới phải mạnh mẽ; 87.5% học sinh nam và 88.3% học sinh nữcho rằng nam giới phải
phóng khoáng. Những phẩm chất đặc trưng của nữ giới là: có 100% nam và 100% nữ quan
niệm phụ nữ phải dịu dàng; 77.3% nữ và 88.3% nam quan niệm phụ nữ phải vị tha…
Những phẩm chất mà theo quan niệm của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi thì có cả
ở hai giới là: Tự tin, thông minh, kiên trì…
Qua kết quả tính tương quan về phẩm chất giữa nam giới, nữ giới theo quan niệm của
nữ là bằng -0.9; tương quan về phẩm chẩt giữa nam giới và nữ giới theo quan niệm của nam
giới là bằng -0.79 ta thấy đây là tương quan nghịch tức là nam giới và nữ giới có những phẩm
chất trái ngược nhau.
Kết quả tính tương quan về những phẩm chất của giới nữ trong quan niệm của học sinh
nam và học sinh nữ là bằng 0.84, tương quan về giới nam trong quan niệm của học sinh nam
và học sinh nũ là 0.9; đây là tương quan thuận tức là có sự tương đồng trong cách nhận thức
về những phẩm chất của hai giới.
. Qua đó ta thây cách nhìn nhận về phẩm chất, vai trò của nam giới và nữ giới của học
sinh trường THPT Nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng là phù hợp với định hướng chung của truyền
thống người Việt Nam, điều này hoàn toàn đúng với giả thuyết khoa học đặt ra ban đầu.
3. Đề xuất một số giải pháp
3.1 Thông qua gia đình
Trước hết cha mẹ phải thay đổi về mặt nhận thức, phải có cách nhìn đúng đắn về vai
trò, vị trí của các hành viên trong gia đình, đối xử công bằng binhf đẳng giữa mọi nguời trong
gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ các công việc trong gia đình. Cha mẹ phải
là một tấm gương mẫu mực cho con.
Phải tác động vào việc thay đổi sự phân công lao động trong gia đình.
3.2 Thông qua nhà trường
Tổ chức cho các em nâng cao hiểu biết về giới thông qua các buổi sinh hoạt, kết hợp
truyền thụ tri thức lý luận với kiến thức thực tiễn, nội dung khoa học giới cần được lồng ghép
kết hợp vào các môn học, nâng cao khả năng tự nhận thức của học sinh về vai giới của mình
trong xã hội.
3.3 Thông qua xã hội
Sử dụng các phương tiện truyền thông như ti vi, đài báo… làm công cụ tuyên truyền;
thay đổi sự phân công lao động truyền thống, mở rộng phạm vi lao đông của nữ; tơ chức các
buổi toạ đàm, nói chuyện, các cuôc thi tìm hiểu về khoa học giới, nhà nước tạo ra sân chơi
bình đẳng cho cả nữ giới và nam giới, giảm thiểu hay xoá bỏ những định kiến và phân biệt đối
xử.
3.4 Thông qua bản thân mỗi cá nhân
Tự nâng cao ý thức của bản thân, tích cực học tập và tham gia các hoạt động mà gia
đình, nhà trường và xã hội tổ chức.
3.5 Các chính sách liên quan
Nghị định của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bbộ
luật lao động về những quyết định riêng đối với lao động nữ
Lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 112 của bộ
luật lao động.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
177
Chính phủ có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đọng nữ
theo quy định tại điều 6 của nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của chính phủ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quan niệm về giới, cách nhìn nhận vai giới có ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành và hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THPT.
Qua điều tra thực tế về quan niệm giới của học sinh trường THPT Ngyễn Traic chúng
tôi đã thu được những kết quả tương đối đúng với giả thuyết ban đầu. Trong quan niệm của
các em những quan niệm tích cực chiếm đa số nhưng bên cạnh đó tỉ lệ tiêu cực mang tính định
kiến cũng không phải là nhỏ, chính vì vậy chúng tôi có đề xuất một số giải pháp để khắc phục
và giáo dục những định kiến sai lầm.
2. Khuyến nghị
Đối với nhà trường: Mở rộng sân chơi cho các em, cần đưa bộ môn giáo dục giới tính
vào giảng dạy chính thức, trong nội dung các môn học nên tránh những bài học mang tính
định kiến giới hay có quan niệm xa rời trưyền thống văn hoá dân tộc.
Đối với địa phương: Thành lập các nhà văn hoá, thôn văn hoá, làng văn minh; tổ chức
các hoạt động phong trào sôi nổi; nêu gương các gia đình văn hoá kết hợp với khen thưỏng.
Đối với gia đình: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các em, khuyến khích
khen ngợi trẻ tự hoàn thiện bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Trần Thị Minh Đức(2006), Đinh kiến giới và phan biệt đối xử theo giới- lý luận
và thực tiẽn, Nxb. ĐHQGHN.
[2] PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh(2006), Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính, Nxb Giáo
dục.
[3] Nguyễn Quang Mai(2002), Giới tính và đời sống gia đình, Nxb. ĐHQG.
[4] Vũ Thị Nho(1999), Tâm lý học phát triển, Nxb. ĐHQGHN.
[5] JOHN.W.Fan trock(2004), Tìm hiểu thế giới tâm lý tuổi vị thành niên. Nxb. Phụ nữ
[6] Nguyễn Văn Lê(1998), Nhập môn xã hội học, Nxb. Giáo Dục
[7] Nguyễn Đại Thắng- Bùi Loan Thuỳ(2007), Giáo dục tâm sinh lý cho mọi lứa tuối, Nxb.
Văn hoá thông tin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan niệm về giới của học sinh trường THPT nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng.pdf