Đề tài Quan niệm về tứ đức “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay

Mục lục i - mở đầu ii - nội dung iii- quan niệm về “công - dung - ngôn - hạnh” xưa và nay iv- kết luận tài liệu tham khảo I - MỞ ĐẦU Tôi sinh ra và lớn lên trên một miền quê nhỏ nhắn, xinh đẹp thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống như bất cứ ai, tôi yêu quê hương nhiều lắm,yêu từ cái giản dị chất phác của người dân đến khoảng trời trong xanh những buổi chiều về và cả lời ru của bà những ngày hè trưa nắng. Bà vẫn bảo tôi “con gái phải biết ngoan ngoãn nghe lời, đoan trang thuỳ mỵ,phải có đủ Công – Dung – Ngôn - Hạnh”. Hồi đó tôi chưa hiểu gì chỉ biết “vâng” theo lời bà dạy. Bà và tôi là cả hai thế hệ. Bà sinh ra và được nuôi dạy theo tư tưởng phong kiến ngày xưa còn tôi đang sống trong một xã hội hoàn toàn mới-hai xã hội khác nhau va hai thế hệ không thể đánh đồng theo một khuôn mẫu được. Tôi vẫn đi cùng với nhịp sống hối hả,nhưng học nhiều biết nhiều tôi lại càng có ham muốn tìm hiểu rõ hơn “Công-Dung-Ngôn-Hạnh” mà bà nhắc nhở ngày xưa. Ai có thể hoá mình vào trong quá khứ để thực hiện hết tất cả những quy tắc, quy định trong xã hội trước được? Nhưng tôi vẫn muốn nhìn nhận cái khuôn hình đó - khuôn hình “Công – Dung – Ngôn - Hạnh” trên cả hai chiều xưa và nay. Bởi vì đối với người phụ nữ mà nói cùng với sự thay đổi của cả xã hội nấc thang đánh giá về họ cũng đã khác. Cả một quãng thời gian dài như vậy dần những trói buộc, định kiến xưa cũ cũng đã được cởi bỏ. Người phụ nữ ngày nay không còn giới hạn không gian sống của mình phía sau bậc cửa mà được tự do thể hiện sức mạnh,tài năng trí tuệ của mình. Không thể nói rằng người phụ nữ ngày nay đã đánh mất đi vẻ đẹp ngày xưa mà “Công – Dung – Ngôn - Hạnh” của phụ nữ ngày nay đã mang vóc dáng mới, vẻ đẹp mới –mang tầm thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Truyền thống phụ nữ Việt Nam - Trần Quốc Vượng. 2. Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững - GS. Lê Thi. 3. Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay - TS Dương Thị Minh. 4. Nho giáo tại Việt Nam - Viện Triết học - Nxb Khoa học xã hội. 5. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng - Chu Tôn, Hoàng Quý. 6. Giáo dục cái đẹp trong gia đình - Nguyễn Ánh Tuyết - Nxb phụ nữ. 7. Ngôn ngữ văn hóa giao tiếp - Nxb Khoa học xã hội 2002. 8. Giáo dục đời sống gia đình - Nguyễn Đình Xuân - Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội . 9. Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt - Hữu Đạt - Nxb Văn hóa thông tin. 10. Đạo làm người - Nxb Văn hóa thông tin. 11. Thuật làm dâu, làm vợ, làm mẹ, Phan Kim Hương. 12. Nho giáo xưa và nay - Quang Đàm - Văn hóa 1994. 13. Hương Tràm: Tập thơ viết về những người phụ nữ Việt Nam - Dương Thị Minh Hương. 14. Mỹ học đại cương - Đỗ Văn Khang. 15. Thơ tình - Thế Hùng. 16. Báo Phụ nữ Việt Nam (các số có liên quan). 17. Báo thế giới Phụ nữ (các số có liên quan.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8021 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm về tứ đức “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan niệm về tứ đức “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay I - MỞ ĐẦU Tôi sinh ra và lớn lên trên một miền quê nhỏ nhắn, xinh đẹp thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống như bất cứ ai, tôi yêu quê hương nhiều lắm,yêu từ cái giản dị chất phác của người dân đến khoảng trời trong xanh những buổi chiều về và cả lời ru của bà những ngày hè trưa nắng. Bà vẫn bảo tôi “con gái phải biết ngoan ngoãn nghe lời, đoan trang thuỳ mỵ,phải có đủ Công – Dung – Ngôn - Hạnh”. Hồi đó tôi chưa hiểu gì chỉ biết “vâng” theo lời bà dạy. Bà và tôi là cả hai thế hệ. Bà sinh ra và được nuôi dạy theo tư tưởng phong kiến ngày xưa còn tôi đang sống trong một xã hội hoàn toàn mới-hai xã hội khác nhau va hai thế hệ không thể đánh đồng theo một khuôn mẫu được. Tôi vẫn đi cùng với nhịp sống hối hả,nhưng học nhiều biết nhiều tôi lại càng có ham muốn tìm hiểu rõ hơn “Công-Dung-Ngôn-Hạnh” mà bà nhắc nhở ngày xưa. Ai có thể hoá mình vào trong quá khứ để thực hiện hết tất cả những quy tắc, quy định trong xã hội trước được? Nhưng tôi vẫn muốn nhìn nhận cái khuôn hình đó - khuôn hình “Công – Dung – Ngôn - Hạnh” trên cả hai chiều xưa và nay. Bởi vì đối với người phụ nữ mà nói cùng với sự thay đổi của cả xã hội nấc thang đánh giá về họ cũng đã khác. Cả một quãng thời gian dài như vậy dần những trói buộc, định kiến xưa cũ cũng đã được cởi bỏ. Người phụ nữ ngày nay không còn giới hạn không gian sống của mình phía sau bậc cửa mà được tự do thể hiện sức mạnh,tài năng trí tuệ của mình. Không thể nói rằng người phụ nữ ngày nay đã đánh mất đi vẻ đẹp ngày xưa mà “Công – Dung – Ngôn - Hạnh” của phụ nữ ngày nay đã mang vóc dáng mới, vẻ đẹp mới –mang tầm thời đại. II - NỘI DUNG “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” bao gồm cả phẩm chất, đạo đức, tài năng, người con gái đồng thời không quên vẻ đẹp bề ngoài, lời ăn tiếng nói, dáng vẻ. Điều đó có nghĩa rằng một người phụ nữ đẹp thì luôn luôn phải hoàn thiện mình về mọi mặt. Mỗi người khi sinh ra từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành đều được cha mẹ dạy dỗ, dìu dắt, uốn nắn, luyện tập hằng ngày để trở thành một người phụ nữ hoàn thiện với vẻ đẹp riêng của mình. Khi trưởng thành đi lấy chồng mỗi người lại phải học cách làm vợ, làm mẹ, làm con dâu. Có lẽ rằng, trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đều phải không ngừng hoàn thiện mình theo phẩm chất “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Song mỗi chúng ta đều phải hiểu “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” là như thế nào? Trước hết là về chữ Công của người phụ nữ, theo quan niệm xưa thì đó là tinh thần tận tuỵ lao động bếp núc, vá may “nữ công gia chánh”, sinh con, nuôi con, phụng dưỡng bố mẹ chồng. Song quan niệm ngày nay về chữ công của người phụ nữ tiến bộ hơn nhiều, những công việc của phụ nữ không còn bị bó hẹp trong gia đình nữa mà được mở rộng ra cả ngoài xã hội,người phụ nữ có thể làm bất cứ việc gì ngoài xã hội nếu họ có khả năng. Dung: là nói về dung nhan,dáng vẻ bên ngoài của người con gái, đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tính cách. Mỗi người con gái đều có vẻ đẹp riêng của mình và phải tự làm đẹp cho mình bằng kiểu tóc, cách ăn mặc, dáng đi cho phù hợp để tạo lên một phong cách riêng của bản thân. Và người phụ nữ đồng thời luôn làm cho tâm hồn mình trở lên đẹp, trong sáng, yêu đời… và như vậy chúng ta sẽ luôn là người phụ nữ đẹp. Ngôn: ở đây có nghĩa là lời nói, luôn đồng hành cùng Dung. Từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ dạy phải biết “gọi dạ,bảo vâng”, lễ phép với bề trên. Người phụ nữ phải “ăn khẽ, nói nhẹ”, nói những lời dễ nghe, tránh những lời lẽ thô tục,cục cằn,chửi tục… Ngôn ngữ để phân biệt giữa con người và động vật, lời nói hay, dễ nghe, dịu dàng dể phân biệt những người phụ nữ ngoan hiền, có văn hoá với những người phụ nữ tranh chua, vô duyên. Chính vì vậy mà lời nói cũng là một yếu tố để đánh giá vẻ đẹp của người phụ nữ. Hanh: là đức hạnh,phẩm hạnh của người phụ nữ. Đây là vẻ đẹp bên trong,vẻ đẹp không thể thay thế được.Người phụ nữ đẹp về nhiều mặt nhưng không đẹp về “hạnh” thì có nghĩa là chưa đẹp,nhưng một người con gái dù chưa hoàn thiện về một số mặt nhưng họ có phẩm chất, đức hạnh tốt thì họ vẫn là người con gái đẹp.Có thể nói đây là vẻ đẹp quan trọng nhất để đánh giá về người con gái. III- QUAN NIỆM VỀ “CÔNG - DUNG - NGÔN - HẠNH” XƯA VÀ NAY Trong xã hội xưa,dưới chế độ phong kiến,phân biệt nam, nữ một cách định kiến rõ rệt. Địa vị, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ấy không được coi trọng, họ là người bị áp bức bóc lột, trói buộc nhiều nhất trong cả gia đình và xã hội. Theo quan điểm nho giáo cho rằng phụ nữ là đối tượng khó dạy, tâm tính hèn mọn,tri thức nông cạn… do vậy người phụ nữ phải được dạy bảo trong khuôn phép “tam tòng, tứ đức”. Trong xã hội ngày nayquan niệm về “tứ đức” của người phụ nữ đã thay đổi hẳn. Phụ nữ ngày càng được giải phóng ra khỏi bức tường thành gia đình để hoà nhập vào cùng dòng chảy của xã hội. Song dù có ở thời đại nào đi chăng nữa thì những giá trị về tứ đức "Công - Dung - Ngôn - Hạnh" Cũng không mất đi, chỉ có điều mỗi một thời sẽ có những quan niệm,chuẩn mực về “tứ đức” đó là khác nhau. Trước hết là nét đẹp trong chữ Công của người phụ nữ: như chúng ta đã biết trong xã hội truyền thống cổ xưa, sự phân công lao động chủ yếu dựa vào giới tính, đan ông thì làm những công việc nặng nhọc và chủ yếu giao tiếp bên ngoài còn đàn bà thì chăm lo nhà cửa phụ trách những vấn đề bên trong. Với sự khác biệt trong phân công lao động đó nên việc truyền thụ kỹ năng mưu sinh trong các gia đình cũng khác nhau, nhất là giữa người nam và người nữ. Làm phận đàn bà trong xã hội phong kiến thì phải ép mình trong khuôn phép nữ lưu. Mặc dù có một số người cùng học tập,làm ruộng, buôn bán như đàn ông nhưng hầu hết tất cả những người phụ nữ vẫn phải học “nữ công gia chánh”, học canh gửi thêu thùa… Bởi quan điẻm đó nên tất cả các cô gái dù là thiên kim tiểu thư cành vàng lá ngọc hay chỉ là một cô gái quê mùa cũng phải học nữ công gia chánh, giáo dục kỹ năng may vá thêu thùa và thu xếp việc gia đình là nội dung quan trọng nhất trong giao dục phụ nữ dưới thời phong kiến. Trong xã hội xưa một mớ nhữg tư tưởng và phong tục tập quán hà khắc mà bọn phong kiến ra sức duy trì: bắt phụ nữ chỉ biết phục tùng, giam hãm họ trong những công việc gia đình vụn vặt, không đươc tham gia các hoạt động xã hội, không được học hành. Người phụ nữ trong xã hội xưa không có chút quyền bình đẳng nào, chế độ “nam quyền” đã làm cho số phận người phụ nữ ngày càng éo le hơn. Song không chỉ vậy mà những công việc của người phụ nữ cũng không được coi trọng “những công việc về nội trợ của người đàn bà không đang kể nữa so với lao động sản xuất của người đàn ông - lao động sản xuất của người đàn ông là tất cả ;công việc nội trợ của người đàn bà chỉ là sự đóng góp không đáng kể” (Ăngghen-Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước). Ngày nay người phụ nữ được biết đến không chỉ với tư cách là người vợ,người mẹ và làm những công việc nội trợ trong gia đình mà người phụ nữ đó làm chủ đất nước, làm chủ chính mình tham gia vào quá trình sản xuất và các hoạt động xã hội, đó là những người phụ nữ “giỏi việc nước đảm việc nhà”. Trong xã hội nào cũng vậy,những chức năng cũng như những phẩm chất của người phụ nữ không thể thay đổi, song mỗi xã hội lại có những chuẩn mực khác nhau. Trong xã hội ngày nay tuy nền kinh tế đang phát triển mạnh,nhiều công nghệ mới tiến bộ ra đời phục vụ đời sống của con người như người phụ nữ không cần đẻ mà vẫn có thể có con bằng cách thụ thai trong ống nghiệm, việc nấu ăn cũng co nhiều dịch vụ mang đến tận nhà hoặc cơm ngoài hàng, ngoài quán hay việc may vá giờ cũng không cần thiết nữa vì quần áo may sẵn rất nhiều… Song là một người phụ nữ,làm một người vợ, làm một người mẹ thì không thể bỏ những thiên chức đó của mình cho dù ở bất cứ thời đại nào. Tuy rằng ngày nay quan niệm về những công việc gia đình của người phụ nữ không còn khắt khe như trong xã hội ngày xưa nữa. Trong gia đình vai trò của người vợ vô cùng to lớn và vĩ đại.Gia đình có sáu chức năng thì hầu như chức năng nào cũngcó mặt của người phụ nữ: đẻ con, nuôi con, chăm sóc bố mẹ, tề gia nội trơ, quản lý kinh tế. Vì vậy phần lớn mọi người cho rằng hạnh phúc gia đình,sức khoẻ của con cái, sự an lạc của chồng nhất nhất đều do người phụ nữ tạo ra. Theo truyền thống từ xưa đến nay, người vợ là người nội trợ, lo toan việc bếp núc. Đây chính là nghệ thuật quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc. Nếu như trong xã hội ngày xưa công việc nội trợ là công việc chính của người phụ nữ thì trong xã hội hiện đại này khi mà con người đang hối hả chạy theo những công nghệ mới,chỉ chú tâm làm những công việc xã hội và đã có rất nhiều người phụ nữ không còn chú tâm nhiều đén việc nội trợ nữa, họ chỉ cầu kì nấu ăn khi có dịp lễ tết hay tiệc tùng còn những ngày thường do bận việc nên việc nấu những món ăn ngon cho người thân không được quan tâm nhều lắm, họ thường nấu những món ăn có thể quen thuộc hoặc đơn giản, nhanh gọn. Đặc biệt ở các thành phố lớn ai ai cũng bận rộn với công việc mưu sinh, thường các gia đình chỉ gặp nhau trong bữa cơm tối, cơm trưa chồng hoặc vợ ăn cơm ở cơ quan hoặc cơm quán… Rồi trong xã hội ngày nay người con gái chú tâm học rat nhiều thứ nhưng riêng việc nội trợ bếp núc thì họ không chú tâm. Chính vì vậy mà tài bếp núc của họ không được khoé như những người con gái ngày xưa. Bữa ăn hàng ngày không có gì là to tát, nhưng nó có thể là yếu tố làm cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc hơn và cung có thể là nguyên nhân làm cho không khí gia đình nguội lạnh theo thời gian. Như vậy công việc nội trợ bếp núc của người phụ nữ của xã hội nào cũng rất cần thiết, “cơm có lành canh mới ngọt”người phụ nữ phải thực hiện đúng thiên chức của mình thì gia đình mới đầm ấm và hạnh phúc. Người chồng là trụ cột trong gia đình, hang ngày họ phải làm việc rất vất vả và sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi ấy khi về đén nhà đựoc nghỉ ngơi trong một không khí gia đình thoải mái, vui vẻ, ấm cúng, được đoàn tụ cùng người thân tron mâm cơm gia đình thì mọi mỏi mệt sẽ được xoá tan. Cách chăm sóc chồng của ngươi phụ nữ “con đường ngắn nhất là con đường xuyên qua dạ dầy của người đàn ông”(thành ngữ). Ngày nay nhờ có khoa học tiến bộ, đã giảm rất nhiều việc bếp núc cho người phụ nữ. Như chúng ta đã biết, xã hội tồn tại dựa trên hai cơ sở là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra con người. Làm mẹ là một thiên chức đặc biệt của người phụ nữ và chỉ họ mới có thiên chức ấy. Lênin đã đưa ra một nhận định triết lý “Người phụ nữ nào cũng biết rằng đẻ ra là rất đau nhưng không bất cứ một người phụ nữ binh thường nào lại khước từ việc sinh đẻ”. Trong xã hội xưa, người phụ nữ có vị trí không hơn một nô lệ, là một thứ tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố, chức năng cơ bản nhất của ngưòi phụ nữ là phải sinh cho nhà chồng những đứa con trai để nối dõi tông đường bởi vì “một trai mới coi là có, mười con gái có cũng như không”. Vì quan niệm “trọng nam khinh nữ” ấy mà trước kia không ít người phụ nữ phải chịu cảnh “chồng năm thê bảy thiếp”. Ngày nay, măc dù quan niệm vẫn còn ảnh hưởng nhưng không còn khăc nghiệt như ngày xưa nữa, đã có rất nhiều gia đình không có con trai nhưnng gia đình vẫn hạnh phúc, con cá trưởng thành ngoan ngoãn. Sinh con ra đã khó nhưng để nuôi dạy con trưởng thành,sống tốt ngoan ngoãn lại càng khó hơn. Ngưòi mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Là người mẹ, phụ nữ luôn dành tình cảm cho con mình bằng sức hấp dẫn lạ thường. Sự cảm hoá của người mẹ đối với con bằng tình mẫu tử luôn chắp cánh cho con cái vươn tới, bay xa vào sự tốt đẹp củ cuộc đời. Người phụ nữ sống cho con vì con hơn là đòi hỏi vì với họ “chỗ ướt mẹ nằm,chỗ ráo nhường con”. Vì vậy mà mỗi người mẹ luôn luôn phải hoàn thiện mình để luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Ngoài những công việc gia đình,chăm sóc con cái những người phụ nữ luôn có nghĩa phải chăm sóc bố mẹ chồng. Trong xã hội xưa con dâu luôn phải cung phụng bố mẹ chồng một cách tuyệt đối, bố mẹ có nói sai thế nào thì vẫn phải nghe. Ngày nay quan hệ mẹ chồng nàng dâu không còn như xưa nưa, cuộc sống độc lập của bố mẹ chồng với con cái đã làm cho địa vị của người phụ nữ không phải chịu nhiều quy tắc của bố mẹ chồng nữa mà người phụ nữ có thể là chủ mọi công việc trong gia đinh.Song nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng thì người phụ nữ luôn phải thực hiện một cách đầy đủ, đặc biệt đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là tình cảm cũng như lòng biết ơn đối với bố mẹ. Như vậy, có thể nói rằng trong gia đình người phụ nữ có vai trò rất quan trọng “người phụ nữ được ví như chiếc điều hoà trong gai đình” làm cho không khí gia đình trở lên ấm cúng trong mùa đông và mát dịu về mùa hè. Như Vonte đã từng nói “dù là vua chúa hay người dân cày, kẻ nào sống yên ổn dưới mái ấm của mình là hạnh phúc”. Mỗi chúng ta không thể coi những công việc gia đình là vụn vặt bởi chính từ những việc lam đó nếu người phụ nữ hoàn thành được trách nhiệm của mình thì sẽ tạo dựng được một gia đình hạnh phúc còn không thì sẽ ngược lại. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình đầm ấm không chỉ đem lại niềm vui cho mỗi thành viên trong gia đình mà còn góp phần làm cho xã hội ổn định và văn minh hơn. Chính vì vậy mà trong mỗi công việc của gia đình không thể thiếu bàn tay của người phụ nữ và vai trò của người phụ nữ đã được nhà thơ Thế Hùng khẳng định qua bài thơ “Vợ ơi”: “Em đi vắng Nhà hoang tàn giá lạnh Con mải chơi quên bố bữa cơm chiều Mở tủ lạnh thấy toàn là đá Bếp chỏng trơ toàn những nồi niêu”. Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ “đảm việc nhà” mà còn “giỏi việc nước”, trải qua rất nhiều những năm tháng khổ cực của chiến tranh, chính từ trong những đau khổ đó người phụ nữ đã xây dựng được hình tượng người phụ nữ Việt Nam thật cao đẹp. Các lễ giáo phong kiến cố thắt chặt họ vào cỗ xe “ tam tòng, tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được phụ nữ Việt Nam “ghé vai gánh vác sơn hà”. Trong chiến tranh người phụ nữ cũng không thua kém gì người đàn ông, họ cũng ra mặt trận, cũng cầm súng chiến đấu với một khí phách bất khuất yêu đời ngay trong cả khó khăn: “Em đứng hiên ngang giữa đất trời Giữa vòng gươm súng ,nụ cười tươi Giữa thành phố Bác thương yêu ấy Rạng cả quê hương,một nụ cười” (Rạng cả quê hương một nụ cười Nguyễn Thi Lý) Rồi nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ 3 đã suy tôn mẹ tổ vùng Dâu - bà Man Nương làm phật mẫu vì Man Nương đã có công chống hạn, đem nươc vào ruộng đồng cho dân cày cấy … Tất cả những người phụ nữ Việt Nam ấy đã đem sức minh vào công cuộc giải phong và xây dựng đất nước. Trong bom đạn những người phụ nữ việt nam đã có khả năng viết lên những trang sử vàng chói lọi về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Ngày nay xã hội càng phat triển người phụ nữ càng được giải phóng thoát ra khỏi bức tường gia đình để hoà nhập vào xã hội. Họ có thể làm mọi việc, học nhiều thứ để góp phần vào phát triển xã hội, làm rạng rỡ đất nước ta. Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 9 đã nêu lên mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn mực “Người phụ nữ việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá,có lòng nhân hậu,quan tâm đến lợi ích xã hội vàcộng đồng”. Như vậy nếu như ngày xưa những công việc ngoại (bên ngoài xã hội) do đàn ông đảm nhiệm, người phụ nữ chỉ đảm nhận những công việc nội (trong nhà) không được tham gia những công việc của đất nước thì đén nay người phụ nữ đã thật sự được giải phóng trong cả gia đình và cả gia đình và xã hội. Ngoài những công việc của một người vợ, một người mẹ,một người con dâu mà người phụ nữ phải làm thì họ còn có nhiệm vụ,trách nhiệm của một người công dân. Ngày nay phụ nữ học rộng biết nhiều không khác gì nam giới cả, ngoài công việc gia đình thì có thể nói công việc chính của họ là tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, người ta thống kê số liệu là phụ nữ chiếm 48% trong tổng số hơn 37 triệu lực lượng lao động xã hội. Gần 20 năm đổi mới đất nước, với quan điểm đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mọi tiềm năng trong mỗi cá nhân và cả cộng đồng trong đó có phụ nữ được khơi dậy. Trên các lĩnh vực hoạt động xã hội phụ nữ đã phay huy cao độ khả năng của mình với xu hướng ngày càng có nhứng đóng góp quan tọng vào sự phát triển của đất nước. Phụ nữ tham gia đông đảo ở nhiều ngành sản xuất của đất nước như:ngành thương mại, giáo dục, y tế, tin dụng và tài chính, văn hoá xã hội… hay trong các hoạt động thể dục thể thao ngày càng ghi nhận thành tích đóng góp đáng kể của người phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong hoạt động văn hoá chúng ta đã có rất nhiều nữ nghệ sĩ nhân dân, nữ nghệ sĩ ưu tú và trong hoạt động thể thao như bóng đá điền kinh… nữ đã đạt rất nhiều huy chương các loại tại các giải khu vực và quốc tế. Phụ nữ còn được giải phóng trong cả hoạt động chính trị,nếu trước kia việc nước chỉ do đàn ông lo thì giờ phụ nữ đã tham gia vào các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến địa phương,cơ sở với số lượng ngày càng tăng. Với những cương vị trọng trách đó, người phụ nữ đang cống hiến ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước. Song ngày nay khi xã hội càng phát triển,nhiều loại dịch vụ phục vụ nhu cấu sinh hoạt các gia đình (quần áo may sẵn, món ăn làm sẵn...), song không vì thế mà người con gái quên đi những điều mà mình cần có như biết khâu vá, đơm khuy, khâu những đường sứt chỉ, sửa quần áo cho chồng con, nấu cơm ngon canh ngọt hằng ngày. Khi đồng tiền lấn át đòi hỏi con người phải năng động dồn nhiều sức lực vào công việc kiếm tiền và tồn tại, có những phụ nữ mải mê chạy theo danh lợi ma quên đi những thiên chức của mình, rồi đến một lúc nào đó họ được ở trên đỉnh cao của sự nghiệp nhưng lại thiếu những hạnh phúc bình dị nhất của cuộc sống đời thường. Và như vậy người phụ nữ đó có cao sang bao nhiêu mà không có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thì có lẽ chính họ lại là người bất hạnh nhất. Như vậy, có thể nói rằng phụ nữ Việt Nam ngày nay không còn bị bó buộc trong khuôn phép gia đình nữa mà họ đã được tự do tham gia vào các hoạt động xã hội. Với những vị trí và vai trò ngày càng được nâng cao trong cả gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ đã được giải phóng. Một xã hội muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu những đóng góp của người phụ nữ. Vẻ đẹp tiếp theo của người phụ nữ là “Dung”, đây là vẻ đẹp hình thể cũng như tâm hồn của người phụ nữ, mỗi một thời sẽ có những quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội xưa người phụ nữ được quan niệm là đẹp khi người phụ nữ ấy có dáng người mảnh mai, nhẹ nhàng, yểu điệu, thắt đáy lưng ong rất phù hợp với xã hội xưa khi mà người phụ nữ chỉ ở trong nhà làm những công việc gia đình và phải phụ thuộc vào người đàn ông. Nhưng trong xã hội ngày nay những quan niệm ấy đã thay đổi nhiều, người phụ nữ đẹp khi có một hình thể khoẻ khoắn, sức khoẻ tốt, có như vậy họ mới gánh vác được những công việc gia đình và cả ngoài xã hội. “Dung” ở đây cũng có nghĩa là vẻ đẹp nhan sắc của người phụ nữ, vẻ đẹp này được ví như những bông hoa nhiều sắc nhưng hương rất đa dang và phong phú. Tuy nhiên mỗi con người sinh ra không phải ai cũng đẹp như ai. Có những những người phụ nữ có một nhan sắc hoàn hảo, họ có thể trở thành hoa hậu, hoa khôi, á hậu… song lại có rất nhiều phụ nữ tị ti về sắc đẹp của mình, nhưng thành ngữ đã có một câu rất hay “không có người phụ nữ xấu chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp cho mình” . Như vậy những người phụ nữ đã đẹp rồi thì sẽ làm cho mình càng đẹp hơn về mọi mặt, còn những người phụ nữ chưa đẹp ta có thể đi thẩm mỹ, hay chọn cho mình một cách ăn mặc, kiểu tóc…cho phù hợp, phải tự biết làm đẹp cho mình chứ không nên tự ti. Trứơc hết vẻ đẹp ngoại hình phụ thuộc rất nhiều vào cách ăn mặc, ông cha ta đã có câu “người đẹp vì lụa”, tức là sự phong phú về màu sắc, chất liệu vải vóc cũng như hình dáng, kích thước của các loại quần áo thật muôn hình muôn vẻ, trong lĩnh vực này người ta cũng dễ bị sa vào việc đi tìm vẻ đẹp hình thức. Song mỗi cái đẹp đều có nội dung của nó và xét đến cùng thì cách ăn mặc nào cũng là biểu hiện của tâm hồn bên trong. Và mỗi chúng ta phải tự biết cách ăn mặc như thế nào cho phù hợp với mình. Vào mỗi thời kì xã hội khác nhau có những quan niệm về cách ăn mặc khác nhau. Người con gái ngày xưa cách đây một thế kỉ được quan niệm là đẹp khi cô ấy có tóc đuôi gà, răng nhuộm đen, guốc mộc, áo tứ thân. Cách ăn mặc của người con gái ngày xưa rất kín đáo, bình dị và thường không chạy theo mốt như bây giờ. Hồi đó người con gái thường hay mặc váy - váy ở đây là “váy đẹp” rất rộng, dài đến gót chân, màu đen cùng với áo tứ thân và yếm. Đó là bộ váy mang đậm nét văn hoá riêng của nước ta. Sau này có áo dài cũng được nhiều phụ nữ mặc thường xuyên. Rồi quần của người phụ nữ ngày xưa cũng chỉ là quần lụa, xa tanh màu đen được may rộng có thể nói trang phục của người phụ nữ ngày xưa rất giản dị và mang màu sắc dân tộc. Còn ngày nay xã hội ngày càng phát triển, càng mở rộng nhiều mối quan hệ với nước ngoài nên ta bị ảnh hưởng nhiều nền văn hoá của nước ngoài,trong đó cách ăn mặc của ta giờ kiểu cách đã bị tây hoá không còn là váy đụp và áo tứ thân nữa, các kiểu quần áo rất đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ và mỗi người có một con mắt thẩm mỹ riêng có thể lựa chọn cho mình một kiểu ăn mặc phù hợp. Các kiểu quần áo được gọi là đẹp thì phải tính tới tập quán ăn mặc của nhân dân, mà trực tiếp là những người sống xung quanh mình. Qua giao lưu văn hoá phát triển và nhất là những biến đổi đi lên trong đời sống kinh tế, chính trị... việc thay đổi trong các kiểu ăn mặc là một điều hết sức tự nhiên nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì sắc thái dân tộc cần phải giữ gìn trong các kiểu quần áo hiện đại. Tất nhiên ngày nay không thể bắt các co gái trẻ mặc áo tứ thân và chít khăn mỏ quạ, nhưng nếu lại tìm một kiểu ăn mặc mà khiến đồng bào mình chẳng còn nhận ra đó là một cô gái Việt Nam nữa thì quả là một khuynh hướng không đúng đắn. Trong xã hội hiện đại này người con gái không bị sự quản lý gắt gao trong cách ăn mặc,họ có thể tự chọn cho mình những bộ đồ phù hợp, những bộ đồ mà họ thích, chính vì vậy mà đã tạo ra nhiều màu sắc trong cấch ăn mặc của người con gái. Và đã có rất nhiều người phụ nữ làm cho mình rang rỡ thêm khi có một bộ đồ phù hợp đi cùng với những đôi giầy, dép đúng kiểu có thể là sang nhưng vẫn giản dị và cũng có thể là giản dị nhưng vẫn sang. Song lại có những người con gái tuy không xấu nhưng đã làm cho mình trở lên lố bịch, là tâm điểm chú ý, bàn luận của mọi người khi họ khoác trên mình một bộ quần áo “thiếu trên hở dưới”, màu sắc loè loẹt… Măc đẹp là để người khác ngắm, để được mọi người ưa thích và chấp nhận. Chính vì vậy dù xã hội có phát triển đến đâu, người phụ nữ có được giả phóng như thế nào thì mỗi người cũng tự mình biết những chuẩn mực của xã hội,của dân tộc để phát triển phù hợp theo nó. Song một con người không chỉ có hình thức bên ngoài mà cần có cả nội dung bên trong nữa và đây mới là điểm quyết định vẻ đẹp của con người. Ông cha ta đã có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, một người phụ nữ tuy không đẹp về hình thức nhưng họ biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, đối xử hiền hoà với mọi người, họ là những người thông minh,giỏi giang nhiều việc… thì họ vẫn được mọi người khen ngợi và quý trọng. Còn ngược lại, có những người phụ nữ tuy bề ngoài rất đẹp, luôn luôn biết chăm chút vẻ đẹp bề ngoài của mình mà để tâm hồn mình mục ruỗng, không biết nghĩ cho người khác cũng không chú tâm học tập mà suốt ngày chỉ ăn diện chơi bời… những người con gái đó sẽ bị mọi người phê phán, chê cười và không tôn trọng. Chính vì vậy mỗi người phụ nữ phải biết làm đẹp cho mình cả về nội dung lẫn hình thức, có như vậy vẻ đẹp về chữ “Dung” mới thật sự trọn vẹn. Từ xưa đến nay người phụ nữ luôn luôn hoàn thiện mình, cả về vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp tâm hôn. Hàng ngày người phụ nữ luôn làm đẹp cho mình bằng những bộ quần áo, bằng những đôi giầy, dép, bằng những kiểu tóc, rồi bằng cách trang điểm song họ cũng không quên làm đẹp chop tâm hồn mình. Chính vì vậy mà người phụ nữ xưa luôn phải học “lễ nghĩa”. Và cho đến ngày nay thì điều đó cũng không thể mất đi. Mỗi người phụ nữ vẫn phải học cách đối xử với bề trên, nhường dưới và mọi người xung quanh như thế nào. Đặc biệt người phụ nữ muốn làm cho tâm hôn mình đẹp, phong phú thì phải có sự hiểu biết rộng. Tri thức chính là cái đẹp lớn nhất trong tâm hồn con người. Người phụ nữ ngày xưa ngoài công việc nhà thì việc học lễ nghĩa là chủ yếu, còn viêch học cũng chỉ là học“cầm kì thi hoạ” mang màu sắc nữ tính thôi. Còn ngày nay người phụ nữ không chỉ đảm việc nhà mà còn ra sức trau dồi kiến thức để nâng cao tầm hiểu biết của mình cũng như để khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đặc biệt là “có học vấn để có tự do”. Mặc dù không đẹp về ngoại hình nhưng mà một người phụ nữ có tri thức, có cái đẹp trong tâm hồn thì sẽ chiến thắng mọi rèm pha dư luận xã hội. Đặc biệt khi là một người mẹ người phụ nữ càng phải có tri thức, học vấn để dạy bảo con cái có thể bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại này, có như vậy con cái họ mới thật sự phát triển và thông minh. Khi người phụ nữ có tri thức thì họ sẽ biết đối xử với mọi người tốt hơn, đặc biệt sẽ biết cách làm vợ, làm mẹ, làm con tốt hơn. Có thể nói rằng chữ Dung trong nét đẹp của người phụ nữ sẽ trở nên đẹp hơn nếu họ biết kết hợp cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ tâm hồn. Vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ cũng như những bông hoa chỉ toả hương sắc một lần rồi tàn, còn vẻ đẹp tâm hồn mới là vĩnh cửu, nó sẽ lung linh toả sáng soi rọi vào những điểm khuyết của ngoại hình. Mỗi người phụ nữ không được tạo hoá ban cho sắc đẹp thì hãy tự làm cho mình toả sáng đó mới thật sự là điều đáng quý và trân trọng. Vẻ đẹp về Ngôn gắn chặt với vẻ đẹp của Dung. Tiếng nói là phương tiện giao tiếp. Nói để truyền đạt thông tin hay biểu thị thái độ,tình cảm của mình với người khác. Có thể nói lời nói là sợi dây nối liền mối quan hệ giữa người với người. Về Ngôn bất cứ ở thời đại nào,người ta cũng ưa những cô gái nói năng lễ phép, lịch sự, nhẹ nhàng, tế nhị, nói dễ nghe và tỏ ra biết điều. Người ta bất cứ trai hay gái, không thể bộc lộ quá tự nhiên bản chất “không hay”của mình. Do đó cần biết nén lại cảm xúc bột phát của mình, nóng giận vui buồn, các cá tính xấu của mình trước mặt mọi người. Nói thẳng thắn nhưng phải lịch sự, trình bày có tính thuyết phục, không phải là cãi nhau tay đôi, xúc phạm đến đối phương. Vì vậy mà chúng ta luôn phải “học ăn,học nói,học gói,học mở”. Lời nói của mỗi người là thể hiện trình độ học vấn cũng như sự hiểu biết của người đó rộng hay hẹp, chính vì vậy mà lời nói rất quan trọng đối với con người trong giao tiếp xã hội cũng như trong gia đình. Để có những lời nói hay, ngôn từ phong phú chúng ta phải học rất nhiều,học nói rồi ta phải học cách lắng nghe người khác nói bởi “con người cần 2 năm học nói nhưng cần 60 năm để học nghe”. Câu nói đó muốn khuyên chúng ta rằng ta phải biết cách lắng nghe người khác nói hơn là để người khác phải nghe mình nói nhiều cho dù ta có hay, ngôn từ có nhiều. “Lời nói đoạn máu, lời nói gói vàng” nên chúng ta phải rất thận trọng trong lời nói của mình, chúng ta hãy nói những điều đã biết“biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Đã có rất nhiều người cứ nghĩ rằng mình biết rất nhiều thứ và mọi người thì không biết gì thế là họ tha hồ ba hoa bốc phét những những điều trên trời dưới bể mà không biết rằng mình đang làm trò cười cho mọi người. Song bên cạnh đó vẫn có những người rất nhút nhát, ít nói làm cho mọi người xung quanh thấy ngại không tiếp xúc. Như vậy, việc ăn nói như thế nào là của mỗi người nhưng cái gì cũng phải có mức độ của nó, ta không nên nói quá nhiều song cũng không nên nói quá ít chúng ta phải biết cách lắng nghe và biết cách im lặng. Là một người phụ nữ thì lời nói lại càng quan trọng hơn,phải nói làm sao thể hiện đúng bản chất nữ nhi của mình. Người phụ nữ phải biết cách ăn nói lịch sự,tinh tế,nhẹ nhàng, đây cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá con người : “Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng,người ngoan thử lời” (ca dao) Trong gia đình,người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, ứng xử với chồng con, bố mẹ, anh chị em, phải biết cách giao tiếp thì gia đình mới hoà thuận. Trong xã hội ngày xưa, người phụ nữ phải chịu áp lực từ gia đình, xã hội nên họ luôn phải khép nép giữ ý tứ và lời nói thường nhẹ nhàng nhưng có vẻ rụt rè và lời nói thường phải trong một khuôn phép nào đó. Rồi người phụ nữ ngày xưa hay dùng cách nói bằng văn thơ nên lời nói hay ngôn từ rất trang nhã và pha chút lãng mạng, sâu sắc trong đó. Ngày nay do xã hội càng mở rộng sự giao lưu tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới nên ta cũng bị ảnh hưởng nhiều của từ ngữ nước ngoài cũng như phong cách của họ. Người phụ nữ ngày nay đã có vị trí nhất định trong gia đình không còn bị chế độ “nam quyền” chèn ép nữa nên họ trở nên mạnh mẽ hơn, lời nói của người phụ nữ cũng dùng nhiều ngôn từ đời thường táo bạo hơn và không còn cách chơi chữ, văn thơ như ngày trước nữa.Song mỗi người phụ nữ phải có nghệ thuật giao tiếp trong gia đình thì mới làm cho gia đình có một không khí hoà hợp. Đối với chồng thì người phụ nữ luôn phải ăn nói nhã nhặn,dịu dàng, phải luôn quan tâm đến chồng, tránh chanh chua, ăn nói thô lỗ trước mặt chồng làm như vậy sẽ làm cho chồng thiếu tôn trọng về mình. Rồi khi hai vợ chồng có xảy ra xích mích, tranh cãi điều gì thì người vợ phải biết cách kiềm chế sự nóng giận, bình tĩnh, cố gắng dùng lời nói của mình để phân giải cho chồng hiểu chứ không nên bực tức theo chồng: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”(ca dao) Đối với con cái thì người phụ nữ phải nói một cách có văn hoá, khuyên bảo con nhẹ nhàng để con mình hiểu và học theo những lời mẹ mình dạy, con cái bị ảnh hưỏng của người mẹ rất nhiều nên người phụ nữ đặc biệt không được nói thô tục trước mặt con. Đối với cha mẹ,bề trên thì người phụ nữ luôn phải ăn nói lễ phép, nói với mọi người xung quanh thì luôn phải hiền hoà lịch sự. Hiện nay, người phụ nữ tham gia vào công việc xã hội rất nhiều chính vì vậy nghệ thuật giao tiếp lại càng quan trọng hơn, điều ấy giúp cho công việc của mình rất nhiều. Ngoài xã hội ngôn ngữ giao tiếp không còn như trong gia đình nữa, người phụ nữ sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều hạng người khác nhau nên cách ăn nói phải hay, khôn khéo, lịch sự và nói phù hợp rất quan trọng, ngôn ngữ phải đa dạng, phong phú … Điều này cho thấy rằng chỉ trong cách ăn nói thôi ta cũng phải học rất nhiều. Các bậc cha mẹ thường nhắc nhở con gái không được dùng lời lẽ thô lỗ, cục cằn, chửi tục, đanh đá thể hiện người không có văn hoá, không có giáo dục của gia đình… Trong xã hội ngày nay tôi đã chứng kiến có những cô gái có khuôn mặt xinh đẹp, ăn mặc sành điệu nhưng lời lẽ thô tục, chửi bậy, chanh chua gây cho tôi cảm giác không thích, khó chịu và những nét đẹp hình thức kia của họ tôi không thấy ấn tượng gì cả. Như vậy, lời ăn tiếng nói là rất quan trọng đối với mọi người nói chung, người phụ nữ nói riêng, nó thể hiện tính cách cũng như trình độ văn hoá của mỗi người. Đó cũng là điểm để người ta đánh giá vẻ đẹp của con người đó. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta luôn phải rèn luyện và trau dồi ngôn từ của mình để có sự giao tiếp với mọi người một cách thân thiện và tốt nhất. Trong vẻ đẹp của người phụ nữ điều đáng quí nhất là về chữ “Hạnh”. Đây là vẻ đẹp về phẩm chất, nhân cách bên trong của người phụ nữ. Trong xã hội xưa hoặc nay thì chữ “hạnh” vẫn luôn gắn liền với người phụ nữ, những giá trị của nó không bao giờ mất đi, tuy rằng trong xã hội sẽ có những những chuẩn mực khác nhau. Trong xã hội xưa chữ “Hạnh” được áp đặt với người phụ nữ một cách tuyệt đối, có thể nó còn là sợi dây trói buộc, là những áp lực khắc nghiệt đối với người phụ nữ. Xã hội phong kiến chế độ “nam quyền” thống trị làm cho người phụ nữ vô cùng cực khổ, đặc biệt là không có địa vị gì trong xã hội ngoài sự phục tùng của một người vợ đối với chồng và gia đình nhà chồng. Ngày xưa, việc hôn nhân, chọn người chồng cho mình người phụ nữ cũng không được quyết định mà thường là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” “Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người Nói ra sợ chị em cười Năm ba chuyện thảm,chín mười chuyện cay” (ca dao) Chính vì vậy mà số phận người phụ nữ chỉ phụ thuộc vào sự may rủi mà thôi: “Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi gác tía,hạt ra ruộng cày” (Ca dao) Hay: “Thân em như tấm lụa đào phất phơ giưa chợ biết vào tay ai” “Hạnh” của người phụ nữ quan trọng nhất là phải giữ trinh tiết, thuỷ chung với chồng: “Trai thì chung hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình” (ca dao) Trong xã hội phong kiến quan niệm về “trinh tiết” đối với người con gái rất khắc khe, nếu ngày xưa “chưa chồng mà chửa thì đó là một tội tày đình, người con gái đó sẽ không thể thoát khỏi được những hình phạt của gia đình cũng như của xã hội như:cha mẹ sẽ từ con, ở một số làng có luật lệ hà khắc thì người con gái đó có thể bị cạo đầu bôi vôi thả bè trôi sông, đuổi đi khỏi làng… khi lấy chồng rồi thì người phụ nữ phải nhất mực theo chồng “thuyền theo lái,gái theo chồng”, không được tự ý bỏ chồng hay ngoại tình cho dù người chồng có không tốt, tàn bạo hay năm thê bảy thiếp, thì người vợ cũng phải cam chịu, đặc biệt là phải thuỷ chung với chồng. Thế nên dân gian ta mới có câu “Khi nào cóc mọc hai đuôi Thằn lằn hai lưỡi,gái nuôi hai chồng” (ca dao) Chế độ đa thê ,quy tắc đạo đức khuyến khích “trai anh hùng năm thê bảy thiếp”, nhưng người phụ nữ “gái chính chuyên chỉ có một chồng”,Đã làm vợ phải biết “gọi dạ, bảo vâng” chiều theo ý chồng, phải biết nín nhịn khi chồng giận giữ đánh đập. “Hạnh” ở đây còn khuyên răn người phụ nữ không nên tái giá khi chồng chết: “xuất giá tong phu,phu tử tòng tử”_Khổng Tử. Phải nói rằng trong xã hội xưa khi người con gái đã đi lấy chồng thì số phận người phụ nữ cũng như thể xác, suy nghĩ của họ đã bị trói buộc chặt chẽ vào những quy tắc trói buộc của nhà chồng, người phụ nữ không còn có được những tự do cá nhân, người chồng trở thành một lãnh chúa trong lâu đài của họ còn người vợ chỉ như những nô tỳ suốt ngày chỉ biết câm lặng phục vụ lãnh chúa. Mặc dù vậy sự chinh tiết, lòng chung thuỷ, tình sâu nghĩa nặng trong đối xử giữa vợ và chồng, đó là nét đẹp truyền thống cần giữ gìn, phát huy. Ngày nay người phụ nữ ngày càng khẳng định được địa vị của mình trong gia đình cũng như trong xã hội. Khác với quy tắc của ngày xưa, người con gái ngày nay được tự do yêu đương, tự do tìm người chồng ưng ý cho mình mà không còn phụ thuộc vào bố mẹ một cách tuyệt đối nữa. Đặc biệt hơn hạnh phúc gia đình hiên nay được dựa trên quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng và chế độ một vợ một chồng điều này rất thuận lợi để ta xây dựng một gia đình đầm ấm, có sự cảm thông quan tâm lẫn nhau giúp nhau cùng làm việc và nuôi con,cùng chia sẻ những niềm vui và khó khăn trong cuộc sống hàng ngay, sao cho: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”(ca dao) Từ đây số phận người phụ nữ đã thật sự thay đổi, không còn phải chịu nhiều quy tắc như trong xã hội xưa nữa. Đặc biệt hiện nay có chính sách là người phụ nữ không cần có chồng nhưng vẫn có thể có con nếu họ muốn và điều đó đã được xã hội chấp nhận, hay người phụ nữ cũng không phải sống cảnh goá bụa suốt đời khi chồng chết nữa mà họ có thể “xuất giá” làm lại cuộc đời với người chồng mới. Song cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những mặt tích cực của tình yêu cũng như hôn nhân thời hiện đại thì nó đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ về thế hệ trẻ ngày nay. Ví dụ như trong tình yêu _đây là tình cảm thiêng liêng của con người nhưng lại có nhiều người lấy nó làm trò đùa,làm mục đích để đạt cái khác như danh lợi, địa vị,tiền bạc… Rồi việc “trinh tiết”của người con gái không còn được quá coi trọng như xưa nữa, đã có rất nhiều bạn gái quan hệ trước hôn nhân hay còn gọi là “ăn cơm trước kẻng”. Mặc dù hiện nay gia đình đang có chế độ một vợ một chồng nhưng tình trạng ly hôn lại xảy ra rất nhiều, người chồng tuy về danh nghĩa không còn “năm thê bảy thiếp” nữa nhưng việc vụng trộm ngoại tình vẫn còn… Như vậy dù ở xã hội nào đi chăng nữa thì lòng chung thuỷ sắt son một lòng với chồng luôn là giá trị đáng quý của người phụ nữ, có như vậy vẻ đẹp của người phụ nữ mới thật sự toả sáng và được coi trọng. Từ đó ta thấy rằng một gia đình hạnh phúc bền vững phải được xây dựng trên nền tảng tình yêu chân chính. Chữ “Hạnh” của người phụ nữ đó còn là sự hiếu đễ với cha mẹ,giúp đỡ anh em,sống có tình nghĩa với hàng xóm láng giềng,với mọi người xung quanh. Là người con sống cùng cha mẹ hay đã lập gia đình thì hiếu đễ với cha mẹ là đạo lý truyền thống cha ông ta đã dạy bảo, khuyên răn: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” (ca dao) Ngưòi con gái khi ở nhà luôn phải biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ,giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà…khi về nhàchồng rồi phải biết quan tâm chăm sóc cha mẹ chồng như chính cha mẹ mình vậy. Trong xã hội xưa người con gái khi về làm dâu thường phải e dè, khép nép trước mặt bố mẹ chồng, đặc biệt là bà mẹ chồng đặt ra nhiều phép tắc đối với con dâu. Ngày nay cuộc sống của con cái và bố mẹ đã tách biệt nên người con dâu có thể chủ động quán xuyến mọi công việc trong gia đình không phải chịu sự áp đặt của mẹ chồng nữa. Song ở thời kì nào cũng vậy sự chăm sóc quan tâm của con cái đối với bố mẹ luôn là đạo lý làm người sơ đẳng nhất mà ai cũng phải làm tròn bổn phận của mình. Cho dù ngày nay, người phụ nữ không chỉ có công việc gia đình mà còn rất bận rộn với công việc xã hội nhưng đaọ lý làm con vẫn phải làm tròn. Lòng biết ơn công cha mẹ, sự tôn kính ông bà, tổ tiên không chỉ bằng lời nói hay việc cúng lễ,giỗ tết,mà sự quan tâm,săn sóc ông bà,cha mẹ thường xuyên lúc ốm đau, khi tuổi già bằng việc làm hằng ngày, về mặt vật chất và an ủivề mặt tinh thần. Như ông Thái Công ngưòi Trung Quốc đã nói “mình hiếu với cha mẹ, con cái mình cũng hiếu với mình.Còn mình không hiếu hỏi sao con hiếu được. Hiếu thuận lại sinh hiếu thuận,ngỗ nghịch lại sinh ngỗ nghịch. Chẳng tin hãy xem trước mái nhà giot trước nhỏ sao, giọt sau nhỏ vậy” (trích sách: Đạo làm người_NXB văn hoá thông tin) Với anh em ruột thịt, đạo lý “anh em như thể chân tay” nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi còn sống chung cả gia đình riêng cũng như đối với họ hàng, thân tộc, không sống theo kiểu “mỗi người một phận riêng” để đối xử lạnh nhạt, thờ ơ khi họ gặp khó khăn, trắc trở. Với bà con xóm giềng, làng xã, phố phường sống nhân hậu, cư xử hoà hiếu, khoan dung có trước có sau, giữ được chữ tín, chữ lễ trong giao tiếp hàng ngày. Tránh đầu óc ích kỉ cá nhân, gia đình chủ nghĩa, chỉ lo chăm lo thu vén cho lợi ích cá nhân hay lợi ích gia đình mình, xúc phạm hay coi thường, thờ ơ với lợi ích của tập thể, của cộng đồng, xã hội. Như vậy nói về chữ “Hạnh”của người phụ nữ là cả một đạo lý làm người, nhưng đạo lý ấy ở xã hội nào cũng cần giữ gìn và phát huy theo “Hạnh” thì người phụ nữ phải “Rèn luyện đức tính phụ nữ cần nhất là sự hoà hoãn phụ nữ đặt sự yên ổn trinh thuận lên hàng đầu. Trước mặt cha hải mẹ phiếu thảo, giữa anh chị em không được tranh cãi” (Nữ Nhi Kinh_Hạ Thuỵ Lan). IV- KẾT LUẬN Trong cuốn sách “Nữ giới”, học giả Ban Chiêu đã nhận xét về “tứ đức” như sau: “Thanh nhàn trinh tĩnh,giữ tiết chỉnh tề, làm việc có liêm sỉ, hành động có phép tắc …như thế gọi là đức. Lựa lời nói đúng lúc, nói không để người khác chán ghét… đó chinh là ngôn. Ăn mặc sạch sẽ, thưòng xuyên tắm gội, người không cáu bẩn…đó chính là dung. Thường xuyên để ý việc nhà, chăm chỉ làm lụng, không thích chơi đùa… đó chính là công”. Rõ ràng “tứ đức” ngày xưa không phải hoàn toàn tiêu cực. Đã có thời chúng ta cần phải xoá bỏ “tam tòng, tứ đức” vì đó là những luân lí khắc nghiệt của truyền thống phong kiến. Tuy nhiên dưới một nhãn quan công bằng chúng ta thấy rằng “tam tòng” có thể bỏ được nhưng “tứ đức” thì còn nhiều giá trị tốt đẹp mà chúng ta không thể phủ nhận hoặc vứt bỏ. V- ĐÁNH GIÁ “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” là những nét đạo đức tốt đẹp ông cha ta để lại, chúng ta cần có ý thức và nghĩa vụ trân trọng giữ gìn, phát huy. Nhưng có một vấn đề lạc hậu, lỗi thời, sai lầm cơ bản trong giáo dục con người trước đây cần gạt bỏ, đó là việc đè bẹp ý chí cá nhân, lợi ích cá nhân, bắt người con gái phục tùng tuyệt đối lợi ích gia đình, không tôn trọng quyền tự do cá nhân của họ. Dó đó nhiều người đã sinh ra e dè, tự ti, vì bị ảnh huởng sự đàn áp cá nhân lâu đời, họ trở thành có thói quen chịu đựng nghe theo người khác. Ngày nay họ cần phải mạnh danh lên, dám nói dám làm,dám nêu lên những ý kiến đúng đắn của mình. Vì vậy cùng với việc phát huy những giá trị đạo đức đúng đắn tốt đẹp của truyền thống dân tộc, người phụ nữ cần biết tiếp thu kịp thời những tư tưởng tiên tiến của nhân loại thì mới có thể vươn lên theo kịp bước phát triển của thế kỉ 21, làm tròn trách nhiệm với Tổ Quốc, với gia đình. Đồi với người phụ nữ ngày nay, đặc biệt là lớp trẻ, phải đấu tranh cho quyền cơ bản của con người, đấu tranh cho sự bình đẳng về giới,giữa giới nam và giới nữ trên mọi phương diện.Hiến pháp nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đã công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng đó và đã có nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên quá trình thực hiện đến nay đang còn gặp nhiều khó khăn, do những thiên kiến xã hội cản trở,do thiếu những chính sách thích hợp tạo điều kiện cơ hội cho người phụ nữ vươn lên, đuổi kịp nam giới. Đồng thời do chính bản thân chị em còn e dè, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. Vì vây người phụ nữ, đặc biệt là lớp trẻ phải là lực lượng đi tiên phong trong việc thiết lập sự bình đẳng về giới, bằng lòng dũng cảm, sự cống hiến và năng lưc thực sự của mình, biết đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, nam nữ cùng phấn đấu cho sự nghiệp này. Qúa trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta yêu cầu người lao động nữ có tác phong làm việc,sinh hoạt khoa học. Rõ ràng những đòi hỏi mới của nhịp sống, của quy trình làm việc hiện đại yêu cầu người phụ nữ làm việc khẩn trương, tránh nề mề, chập chạp. Ngày nay phụ nữ, đặc biệt là lóp trẻ, cần đi tiên phong đổi mới nếp nghĩ, cách làm, luôn học hỏi,phát huy sáng kiến, độc lập suy nghĩ, không theo vết mòn cũ, luôn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu của thế kỉ tri thức khám phá, sáng tạo, đổi mới. Tóm lại, phẩm hạnh của người con gái Việt Nam hiện đại là sự kết hợp hài hoà những giá trị của bản sắc văn hoá truyền thống, những điểm tích cực của nội dung "Công - Dung - Ngôn - Hạnh" với những tư tưởng tiên tiến của nền văn minh thời đại. Với cách nhìn nhận của thời đại, nam nữ bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm, công việc xã hội của nữ không thua kém nam, việc nhà vợ chồng cùng san sẻ. Đồng thời do chức năng đặc biệt của phụ nữ trong việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ người ta vẫn mong chờ ở người phụ nữ trở thành người vợ,người vợ tốt bên cạnh trách nhiệm người công dân. Xã hội tôn trọng và ca tục những tài năng khéo léo, những nét duyên dáng đáng yêu của người phụ nữ trong ứng xử, đối xử, những tấm lòng nhân hậu đầy tình nghĩa… những điểm mạnh ấy làm họ đẹp hơn hấp dẫn hơn,khiến mọi người dễ mến, dễ yêu và càng quý trọng họ. Đó là hướng phấn đấu toàn diện của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.Vì vậy tại sao chúng ta lại gạt bỏ những điểm tích cực trong nội dung giáo dục về "Công - Dung - Ngôn - Hạnh" của ông cha ta để lại ngày xưa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Truyền thống phụ nữ Việt Nam - Trần Quốc Vượng. Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững - GS. Lê Thi. Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay - TS Dương Thị Minh. Nho giáo tại Việt Nam - Viện Triết học - Nxb Khoa học xã hội. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng - Chu Tôn, Hoàng Quý. Giáo dục cái đẹp trong gia đình - Nguyễn Ánh Tuyết - Nxb phụ nữ. Ngôn ngữ văn hóa giao tiếp - Nxb Khoa học xã hội 2002. Giáo dục đời sống gia đình - Nguyễn Đình Xuân - Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội . Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt - Hữu Đạt - Nxb Văn hóa thông tin. Đạo làm người - Nxb Văn hóa thông tin. Thuật làm dâu, làm vợ, làm mẹ, Phan Kim Hương. Nho giáo xưa và nay - Quang Đàm - Văn hóa 1994. Hương Tràm: Tập thơ viết về những người phụ nữ Việt Nam - Dương Thị Minh Hương. Mỹ học đại cương - Đỗ Văn Khang. Thơ tình - Thế Hùng. Báo Phụ nữ Việt Nam (các số có liên quan). Báo thế giới Phụ nữ (các số có liên quan. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan niệm về tứ đức Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.doc
Luận văn liên quan