PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP.
Ngành nghề hoạt động của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các đơn vị chiến lược (SBU).
Tầm nhìn, sứ mạng của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.
1. Sự ra tăng số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam ( tính theo trường thành viên)
2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành.
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô.
3.1. Nhân tố chính trị - pháp luật.
3.2. Nhân tố công nghệ.
3.3.Nhân tố kinh tế
3.4.Nhân tố văn hóa- xã hội.
4. Đánh giá cường độ cạnh tranh.
4.1. Tồn tại các rào cản ra nhập ngành.
4.2. Chức năng, quyền hạn từ phía nhà nước và ngành Giáo dục – Đào tạo.
4.3. Quyền lợi, nghĩa vụ từ phía sinh viên.
4.4. Cạnh tranh giữa các trường trong ngành GD-ĐT.
4.5. Quyền lực thương lượng các bên liên quan.
5. Đánh giá.
6. Xây dựng mô thức EFAS – mô thức tổng hợp đánh giá các tiêu thức bên ngoài.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.
1. Sản phẩm chủ yếu.
2. Thị trường :
3. Đánh giá nguồn lực, năng lực theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
4. Xác định các năng lực cạnh tranh.
5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
6. Xây dựng mô hình IFAS.
7. Thiết lập mô thức TOWS ( định hướng chiến lược).
III. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai.
1.1. Chiến lược khác biệt hóa.
1.2.Chiến lược tập trung
2. Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai.
2.1. Chiến lược liên minh, hợp tác.
2.2. Chiến lược đa dạng hoá.
IV. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP.
1. Loại hình cấu trúc tổ chức.
2. Phong cách lãnh đạo chiến lược.
3. Một số nhận xét về văn hoá doanh nghiệp.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP.
Ngành nghề hoạt động của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các đơn vị chiến lược (SBU).
Tầm nhìn, sứ mạng của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.
1. Sự ra tăng số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam ( tính theo trường thành viên)
2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành.
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô.
3.1. Nhân tố chính trị - pháp luật.
3.2. Nhân tố công nghệ.
3.3.Nhân tố kinh tế
3.4.Nhân tố văn hóa- xã hội.
4. Đánh giá cường độ cạnh tranh.
4.1. Tồn tại các rào cản ra nhập ngành.
4.2. Chức năng, quyền hạn từ phía nhà nước và ngành Giáo dục – Đào tạo.
4.3. Quyền lợi, nghĩa vụ từ phía sinh viên.
4.4. Cạnh tranh giữa các trường trong ngành GD-ĐT.
4.5. Quyền lực thương lượng các bên liên quan.
5. Đánh giá.
6. Xây dựng mô thức EFAS – mô thức tổng hợp đánh giá các tiêu thức bên ngoài.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.
1. Sản phẩm chủ yếu.
2. Thị trường :
3. Đánh giá nguồn lực, năng lực theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
4. Xác định các năng lực cạnh tranh.
5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
6. Xây dựng mô hình IFAS.
7. Thiết lập mô thức TOWS ( định hướng chiến lược).
III. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai.
1.1. Chiến lược khác biệt hóa.
1.2.Chiến lược tập trung
2. Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai.
2.1. Chiến lược liên minh, hợp tác.
2.2. Chiến lược đa dạng hoá.
IV. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP.
1. Loại hình cấu trúc tổ chức.
2. Phong cách lãnh đạo chiến lược.
3. Một số nhận xét về văn hoá doanh nghiệp.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược nhành giáo dục đào tạo - Đại học Quốc Gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất lượng này vừa là động lực cho mọi hành động vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ quản lý và sinh viên. Chất lượng trong ĐHQGHN được thể hiện trong mọi mặt hoạt động và các cấp độ tổ chức cũng như cấp độ hành động của mỗi đơn vị và cá nhân.
Sáng tạo
ĐHQGHN là một môi trường tự do sáng tạo, luôn phát hiện và khuyến khích sự sáng tạo. Chủ động, sáng tạo là yếu tố sống còn để đột phá tạo những thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế của ĐHQGHN với tư cách như một đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ngang tầm khu vực và tiến tới trình độ quốc tế.
Tiên phong
Đi đầu luôn được coi là tiêu chí nhận dạng của các hoạt động và đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam: tiên phong trong đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, dịch vụ cộng đồng; tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp mới trong quản trị đại học, quản lý đào tạo, đánh giá chất lượng, tiên phong nghiên cứu những lĩnh vực mới, triển khai thực hiện đào tạo những ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tiên phong của ĐHQGHN góp phần giáo dục Việt Nam gần hơn với khu vực và trên thế giới.
Tích hợp
ĐHQGHN là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất ĐHQGHN thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thống nhất trong đa dạng của ĐHQGHN giúp các đơn vị thành viên, trực thuộc phát huy được những ưu thế chung của ĐHQGHN cũng như của đặc thù của từng đơn vị, phát huy được thế mạnh liên thông, liên kết, tích hợp trí tuệ liên ngành, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo được các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo.
Trách nhiệm
ĐHQGHN có trách nhiệm cao trước xã hội, đặt nhu cầu xã hội ở một vị trí xứng đáng trong mục tiêu và hành động; là địa chỉ tin cậy của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; cam kết mạnh mẽ về sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thực hiện các nghiên cứu theo những chuẩn mực được quốc tế thừa nhận. Trách nhiệm xã hội thể hiện trong từng hành động của mỗi một cá nhân cũng như trong các văn bản, chính sách điều hành của ĐHQGHN.
Phát triển bền vững
ĐHQGHN luôn quan tâm đến việc phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của đất nước mà còn hướng đến tương lai. Sự tích hợp các trụ cột cơ bản bao gồm cả môi trường, xã hội, kinh tế và thể chế là nền tảng cơ bản để ĐHQGHN phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực luôn được thực hiện vừa đảm bảo sự tái sản xuất vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Khẩu hiệu hành động (Slogan)
Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức - Excellence through Knowledge.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Thu chi tài chính.
Thực hiện quy chế công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ: công khai các khoản thu, các nội dung chi theo biểu mẫu quy định, niêm yết và gửi tới tất cả các đơn vị, Bộ Tài chính, Kiểm toán, đồng thời công khai tại Hội nghị tổng kết công tác kế hoạch tài chính tháng 8 năm 2010. Công khai các khoản thu từ học phí, các hoạt động sự nghiệp khác; công khai các nội dung chi tiền lương, bồi dưỡng chuyên môn, mức chi thường xuyên, chi đầu tư theo đúng quy định. Thông báo công khai tài chính của ĐHQGHN năm học 2010-2011- Chi tiết dưới đây (Theo Biểu mẫu 24 kèm theo công văn số 7510/BGDĐT-KHTC ngày 9/11/2010 của Bộ GD&ĐT).
Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg.
STT
Nội dung
Đơn vị
Sỗ lượng.
Ghi chú.
I
Học phí chính quy chương trình đại trà năm học 2010-2011.
Triệu đồng/ năm
1
Tiến sỹ
7,25-7,75
Mức học phí thấp áp dụng đối với ngành của trường ĐHKHXH&NV , Đại học Ngoai ngữ, Đại học Kinh tế, Khoa Luật
2
Thạc sỹ
4,35-4,65
3
Đại học
2.9-3,1
II
Mức học phí thấp áp dụng đối với ngành của trường ĐHKHXH&NV, Đại học Ngoai ngữ, Đại học Kinh tế, Khoa Luật
1
Tiến sỹ
Mức thu học phí của từng chương trình thực hiện theo quy định của Nhà nước (nếu có) hoặc theo thỏa thuận với người học trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo.
2
Thạc sỹ
3
Đại học
III
Học phí hệ vừa làm vừa học năm học 2010-2011
Triệu đồng/ năm
1
Đại học
4,35-4,65
Bằng 1,5 lần học phí hệ chính quy của cùng ngành đào tạo.
IV
Tổng thu năm 2009
Tỷ đồng
1
Từ Ngân sách.
-
388.51
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản.
-
75
- Sự nghiệp GD&ĐT.
-
262.13
- Sự nghiệp KHCN.
-
48.96
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường.
-
2.02
- Sự nghiệp Kinh tế.
0.4
2
Từ học phí, lệ phí, các khoản thu khác từ người học.
-
251.266
3
Từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
-
48.154
4
Thu từ viện trợ, tài trợ.
-
33.362
5
Từ nguồn khác.
-
15.32
Học phí và các khoản thu khác.
ĐHQGHN đã ban hành văn bản số 2104 /ĐHQGHN-KHTC ngày 15/07/2010 hướng dẫn các đơn vị thực hiện cơ chế thu học phí và khung học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày tháng 6 năm 2010 của Chính phủ. Trong đó, các đơn vị đào tạo được quyết định mức học phí các chương trình đào tạo đại trà theo khung học phí quy định; các chương trình đào tạo chất lượng cao trình ĐHQGHN báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Văn bản số 2104 /ĐHQGHN-KHTC
- Nghị định 49/2010/NĐ-CP
Chính sách.
Chính sách và kết quả thực hiện chính sách trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí.
ĐHQGHN thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đối với các đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội; quy định miễn, giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP .
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.
1. Sự ra tăng số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam ( tính theo trường thành viên)
năm
chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số trường
393
403
414
Công lập
322
326
334
Ngoài công lập
71
77
80
Năm 2006, cả nước có 18 trường được thành lập, trong đó 6 trường mới thành lập, con số tương ứng năm 2007 là 11-10; 2008: 10-8; 2009: 9-5; 2010: 12-4 và 2011: 14-1. Trong 2 năm 2006-2007, trung bình mỗi năm có 20 trường được thành lập, còn từ năm 2008 đến nay, trung bình 11 trường/năm.
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành.
Đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng chưa ổn định.
Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế sau thời kỳ đổi mới, giáo dục và đào tạo Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá quan trọng vào hai thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21. Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, rất ít nhà giáo dục và quản lý giáo dục Việt Nam nghĩ đến khái niệm “khách hàng” trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, và khái niệm lợi nhuận dường như không có chỗ đứng, hoặc thậm chí là một phạm trù nhạy cảm, không ai muốn nhắc đến khi bàn đến trong các diễn đàn và các văn bản chính thống về đổi mới và phát triển giáo dục đại học.
Tuy nhiên, đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức và hành động của các nhà giáo dục và quản lý giáo dục các cấp khi triển khai chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Các tác nhân dẫn đến sự thay đổi đó đến từ cả bên trong và bên ngoai :
Một mặt, giáo dục đại học Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chưa từng có về quy mô, gần gấp đôi sau 10 năm (từ 0,918 triệu năm 2000 lên 1,675 triệu năm 2008), đạt tỷ lệ 194 sinh viên/1 vạn dân. Trong khi đó, mức độ đầu tư của Chính phủ tăng với tốc độ chậm hơn nhiều. Điều này làm thay đổi khá cơ bản diện mạo giáo dục đại học Việt Nam về quy mô, chất lượng và mô hình tổ chức quản lý.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng giáo dục đại học ở các nước trong khu vực và quốc tế cũng tác động không nhỏ đến giáo dục đại học Việt Nam.
Giáo dục đại học Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng đang còn nhiều bất cập, hạn chế… trong đó đặc biệt là chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô.
3.1. Nhân tố chính trị - pháp luật.
Việt Nam có được sự ổn định của chính trị, đây là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp ngành giáo dục nước nhà phát triển.
Hệ thống luật :Với quan điểm giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, Nhà Nước ta luôn ưu tiên phát triển giáo dục. Nhà nước đã ban hành những chính sách, quy chế, quy định…để nền giáo dục có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nặng tính quan liêu bao cấp, vẫn còn tình trạng ôm đồm, sự vụ, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Việc tách rời quản lý nhà nước về chuyên môn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và làm cho bộ máy quản lý giáo dục trở nên cồng kềnh, nặng nề. Năng lực của các cơ quan quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý trong tình hình mới.
Nhân tố công nghệ.
Hàng ngày hàng giờ công nghệ ngày càng phát triển. Và Việt Nam là 1 nước đang phát triển nên nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật của chúng ta còn kém xa so với các nước phát triển. Vài năm trở lại đây, chúng ta đã có sự đổi mới hơn khi áp dụng công nghệ vào giảng dạy. Hầu hết các trường đều tổ chức giảng dạy thông qua hệ thống sline, một số trường đã có hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở các trường đại học trọng điểm.
Nhân tố kinh tế
Nhân tố tăng trưởng và suy thoái kinh tế
Tình hình tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây:
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Mức tăng trưởng (%)
8.4
8.2
8.4
6
5.32
6.78
Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm 2005-2007 tương đối cao, nhưng tới năm 2008-2009 thì mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm lạm phát của nhà nước, xong tuy nhiên tới năm 2010 thì mức tăng trưởng đã được phụ hồi tương đối
Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu và nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. thu nhập của người dân tăng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho các gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục, tăng công ăn việc làm và giải quyết đầu ra cho các loại hình giáo dục- đào tạo..
Chính bởi điều kiện thuận lợi như vậy, nên nhu cầu học tập của con người cũng cao hơn để phục vụ trước hết là nhu cầu cá nhân,...người dân muốn nâng cao cuộc sống của mình, cũng như có nhiều điều kiên hơn để tham gia học tập....nên trường đại học quốc gia Hà Nội có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng quy mô giáo dục, phải đón đầu khuynh hướng phát triển kinh tế để đào tạo các ngành mới phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ
Lạm phát
Lạm phát ở Việt Nam cao, mức lạm phát năm 2008 là 22, 97%, năm 2009 là 6,88%, năm 2010 là 11,75%.
Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, người tiêu dùng cố gáng cát giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm,...kéo theo sự khó khăn của nhiều hộ gia đình, việc học tập của con cái họ cũng gặp khó khăn về vấn đề tài chính, vì thế nhu cầu cũng giảm đi, thê nhưng nếu lựa chọn thì nhũng họ sinh sẽ cố gắng thi vào những trường tốt và học phí rẻ, cũng như hệ thống học bổng, liên kết tốt,.. và ĐHQGHN có thể đáp ứng.
Hội nhập kinh tế
Việc gia nhập WTO, và các FTA ASEAN,...đã tạo những cơ hội và thách thức cho Việt Nam, VN có nhiều cơ hội trao đổi và học hỏi kiến thức với các quốc gia khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của VN, thế nhưng một khó khăn đặt ra đó là làm sao để khẳng định sức mạnh của mình trên thị trường quốc tế, co thể cạnh tranh với các quốc gia khác,....và để làm được điều đó thì cần một sự hỗ trợ rất lớn thì những con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Chính vì nhu cầu này, rất nhiều bạn trẻ một phần muốn học tập để đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước, mặt khác muốn khẳng định mình.
Các trường đại học, đặc biệt là ĐHQGHN phải biết nắm bắt cơ hội này để mở rộng quy mô và chiêu sinh.
Nhân tố văn hóa- xã hội.
Như chúng ta biết người dân Việt Nam có truyền thống hiếu học, và tới giờ điều ấy vẫn không hề mai một, thậm chí tinh thần học tập còn được nâng cao hơn. Với sự phát triển kinh tế như hiện nay của thế giới, đòi hỏi Việt Nam cũng phải cố gắng phát triển hơn nữa để bắt nhịp cùng sự phát triển của toàn cầu. Muốn làm được điều ấy thì một nhân tố không thể thiếu đó là nguồn lực con người, họ chính là những người góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo của đất nước. Vâng nhận rõ tầm quan trọng của mình nên những người con của đất nước không ngừng giao lưu, học hỏi những kiến thức mới, bổ ích, những công nghệ tiên tiến,....trong và ngoài nước để áp dụng vào Việt Nam.
Không đâu xa trước hết để mở mang kiến thức của mình, đòi hỏi họ phải trải qua sự đào tạo chuyên sâu, uy tín và có chất lượng: các trường đại học, trường nghề,... và đại học quốc gia Hà Nội là một môi trường lý tưởng cho sự lựa chọn của các bạn về chất lượng học tập, đáp ứng nhiều nhu cầu khác của họ.
Người Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ là những người năng động, thông minh và ham học hỏi.
Nhu cầu của người Việt là muốn học những trường công lập, bởi lẽ một phần chất lượng tốt được đảm bảo, thứ hai là học phí phù hợp...
Nắm được những đặc điểm cơ bản này của người dân Việt Nam, chính vì vậy để thu hút đông đảo học sinh vào trường, trường đại học quốc gia Hà Nội cần cố gắng vận dụng thế mạnh mình đang có, uy tín và chất lượng, học phí không quá đắt. Mở rộng hơn nữa những liên kết với các trường nổi tiếng nhất là ở các nước phát triển để học hỏi và giao lưu nhiều kinh nghiệm, thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh.
4. Đánh giá cường độ cạnh tranh.
Tồn tại các rào cản ra nhập ngành.
Hiện tại hệ thống giáo dục, đặc biệt là bậc đại học ngày càng phát triển manh mẽ về quy mô, không chỉ những trường công lập, mà còn có các trường dân lập và hợp tác với nước ngoài. Hơn nữa rõ ràng với sự phát triển của dịch vụ giáo dục đào tạo Việt Nam như bây giờ, kéo theo nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao, đặc biệt cùng với sự hội nhập của các nước phát triển vào thị trường trong nước, kéo theo con người ta cũng muốn phát triển mình hơn, họ mong muốn được đào tạo tại các trường học chuyên nghiệp, chất lượng cao,... chính vì vậy mặc dù trong nước có rất nhiều trường đại học, nhưng đâu mới là sự lựa chọn của họ.
Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, rất ít nhà giáo dục và quản lý giáo dục Việt Nam nghĩ đến khái niệm “khách hàng” trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, và khái niệm lợi nhuận dường như không có chỗ đứng, nhưng theo xu hướng hiện nay, quả thất ngoài mục tiêu giáo dục quyết định sự phát triển của đất nước, các trường học muốn đào tạo những con người ưu tú, phục vụ đất nước, thì không thể phủ nhận “ lợi nhuận” đang là vấn đề được các trường học quan tâm, giáo dục có thể coi là một hình thức kinh doanh. Chính vì vậy đây là một ngành đang rất được quan tâm tại Việt Nam, rất nhiều tổ chứ muốn thành lập ra trường đại học. Có nhận định cho rằng 'Đầu tư xây trường đại học không khác gì lập công ty', quả là vấn đề làm dư luận phải quan âm, vì các trường đại học thì mở ra ào ạt ,trong khi chất lượng thì không đảm bảo, cư như vậy thì giáo dục Việt Nam sao sánh vai với các quốc gia khác. Chính vì vậy để tham gia vào ngành này cần một số rào cản nhằm đảm bảo chất lượng dạy, học và thực hành tại Việt Nam, cụ thể:
Việc thành lập trường đại học phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường đại học phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, ngành nghề, quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức, quản lý,...
3. Ý kiến chấp thuận bằng văn bản về thành lập trường tại địa phương của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đặt trụ sở chính và giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục.
4. Diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5ha và đạt mức bình quân tối thiểu 25m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch 10 năm đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động khác trong nhà trường.
5. Vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỉ đồng được góp bằng tiền từ các nguồn hợp pháp (không kể giá trị về đất đai) chỉ để đầu tư xây dựng trường.
Trong báo cáo cần nêu rõ về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng quy mô đào tạo dự kiến trong 5 năm đầu thành lập với diện tích giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện đã xây dựng phải đạt tối thiểu 3m2/một sinh viên; phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường với diện tích tối thiểu là 8m2/người;
Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó mỗi ngành, chuyên ngành có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký; có đủ số lượng kỹ thuật viên, nhân viên thí nghiệm, thực hành với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của các ngành đào tạo.
Có chương trình đào tạo, đề cương các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục - đào tạo.Có phòng học với các phương tiện, trang thiết bị cần thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập
Có đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục. Đã kiện toàn bộ máy tổ chức hành chính của trường. Đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Tất cả các cá nhân, tổ chức muốn thành lập trường đại học phải đảm bảo các yêu cầu trên, đồng thời trong thời gian hoạt đông sẽ thường xuyên có ban thanh tra xuốn kiểm tra, nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ bị phạt hoặc giải thể.
Hơn nữa do càng ngày nhiều trường đại học mở ra càng nhiều, thế nên khi xác định ra nhập ngành không những chỉ đảm bảo những điều kiện tối thiểu về thành lập trường, mà phải chuẩn bị tốt các điều kiện khác để có thể cạnh tranh và đứng vững trong ngành.
4.2. Chức năng, quyền hạn từ phía nhà nước và ngành Giáo dục – Đào tạo.
Nhìn chung vào hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam cho thấy các trường công lập vẫn đang chiếm ưu thế cả về chất lượng, uy tín,...hơn so với các trường dân lập; các trường có vốn đầu tư nước ngoài đang có một tầm ảnh hưởng khá lớn tới ngành giáo dục trong nước. Tuy nhiên có thể thấy chất lượng giáo dục tại các trường dân lập không được đảm bảo, chỉ mở ra nhằm mục đích kinh doanh, chưa thực sự hướng tới mục đích đào tạo một nguồn nhân lực trẻ tài giỏi phục vụ đất nước.
Đối với các trường công lập nói chung và trường ĐH Quốc Gia Hà Nội nói riêng, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước và bộ GD-ĐT. Do là trường thuộc hệ thống đào tạo giáo dục của nhà nước nên vốn do ngân sách nhà nước cấp ổn định, và được hưởng nhưng gì tốt nhất của bộ giáo dục, cơ sở hạ tầng, công nghệ, công cụ, dụng cụ dạy học….. .Có quyền hạn lớn hơn so với các trường ngoài công lập. Nhưng chịu sự quản lý của nhà nước và chương trình đào tạo phải theo sụ định hướng của nhà nước và bộ giáo dục. Việc liên kết đào tạo với các trường nước ngoài cũng trở lên dễ dàng hơn vì có tiềm lực tài chính và uy tín lớn.
4.3. Quyền lợi, nghĩa vụ từ phía sinh viên.
Thông qua những con số thực tế qua các năm có thể thấy, những trường công lập có chất lượng cao vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các học sinh. Rõ ràng trong trường hợp này học sinh đóng vai trò là những khách hàng, học là nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công của một trường.
Là trường có uy tín về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất đem lại cho sinh viên như quyền lợi hơn. Như là về học phí ( học phí thấp hơn ) chất lượng dịch vụ đào tạo bài bản tốt, hưởng những chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật, có nhiều cơ hội phát triển hơn, đối với mỗi khoa đào tạo có thể được hưởng những chính sách khác nhau nữa. Nhưng cũng đòi hỏi ở sinh viên sự cố gắng học tập tốt, ý thức học tập, trách nhiệm với bản thân và nhà trường.
4.4. Cạnh tranh giữa các trường trong ngành GD-ĐT.
Trong những năm trở lại đây số lượng các trường đại học công và dân lập ngày càng nhiều, học sinh cũng có nhiều sự lựa chọn hơn, thế nhưng cái khó của họ là nên chọn trường nào để phù hợp với khả năng của mình mà lại đảm bảo chất lượng tốt. Trường công lập vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên trong nước, thế nhưng còn rất nhiều vấn đề chứng ta phải bàn tới, vì nhu cầu học sinh ngày càng cao, đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng hơn nữa để thu hút học sinh, hay nói cách khác một cuộc chạy đua để hút học sinh vào trường mình, không chỉ là những trường dân lập mà ngay cả công lập.
Chính sách của các trường công lập.
Đại học quốc gia Hà Nội là một trường đã có bề dày kinh nghiệm và uy tín lớn, hàng năm đông thí sinh đăng ký dự thi nhưng ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) liên tục có những kế hoạch mới để thu hút thí sinh, đặc biệt là sinh viên được học văn bàng hai. Điểm nội trội hơn để thu hút sinh viên đó là trường có sự liên kết và hợp tác rộng rãi với các trường trong nước( trường ĐH khao học tự nhiên, ĐH công nghệ, ĐH kinh tế,...)và nước ngoài. Đối tác rộng rãi: châu á, châu âu, châu mỹ, châu đại dương, vói các chương trình hợp tác trao đổi và học bổng, nghiên cứu,... giúp sinh viên có nhiều cơ hôi giao lưu với nhiều kiến thức mới và công nghệ cao của nước ngoài.
Thậm chí nhiều trường còn chiêu sinh bằng cách mở hệ ngoài ngân sách: Học viện Tài chính, Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Ngoại thương… quy định thí sinh đủ điểm sàn vào Học viện nhưng không đủ điêm tuyển vào ngành đã đăng ký thì được đăng ký vào ngành còn chỉ tiêu. Và được đăng ký xét học hệ ngoài ngân sách với chương trình học không đổi nhưng điểm đầu vào thấp nên tạo nhiều điều kiện hơn cho thí sinh, chỉ có phần khonar học phí thì cao hơn nhiều so với hệ chính quy.
Chính sách của các trường ngoài công lập:
Thưởng điểm, thưởng tiền, chi tiền môi giới, cạnh tranh kiểu xé rào,...
Không chịu thua kém, các trường công lập đã có nhiều lới thế hơn về uy tín, chất lượng, học phí,...thế nên các trường dân lập cũng khó để đua tranh, thế nhưng không chịu dừng tại đó, họ tập trung phát triển cơ sở vật chất, ...
Chưa tuyển đã "khát" thí sinh
Chưa biết điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) là bao nhiêu, cũng không chờ thời gian quy định xét tuyển, trước áp lực về khả năng "thủng" chỉ tiêu, nhiều trường đại học ngoài công lập (NCL) đã công bố phương thức xét tuyển nguyện vọng 2 và tung ra nhiều "chiêu" tuyển sinh khá hấp dẫn. Tại Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định), ngay từ những ngày cuối tháng 7 đã thông báo tuyển nguyện vọng 2 và có chủ trương tặng quà thí sinh. Còn đối với các đơn vị khuyến khích thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường được thưởng từ 550 nghìn đồng đến một triệu đồng tùy theo mức điểm của thí sinh từ điểm sàn trở lên; với các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), Phòng GD và ĐT nếu khuyến khích được thí sinh vào học tại trường sẽ được tặng thưởng 250 nghìn đồng/thí sinh.
Không kém phần "hấp dẫn", Trường đại học Đông Á (Đà Nẵng) ưu tiên xét tuyển trực tuyến trên trang Web của trường. Đối với những thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển sớm kèm phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển sẽ được hạ 0,5 điểm so với điểm chuẩn xét tuyển của trường. Trường đại học Dân lập Hải Phòng tổ chức xét tuyển và thông báo sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi 8,5 triệu/năm, được giảm học phí từ 10% đến 50%. Sinh viên giỏi, xuất sắc được nhận học bổng hằng năm...
Các ĐH vùng năm vừa qua cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, năm nay đã tới tận các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền về kế hoạch tuyển sinh của trường như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM đã chi gần tỷ đồng để tổ chức hoạt động tư vấn tuyển sinh. Trường đã đài thọ chi phí cho khoảng 100 giáo viên chuyên trách hướng nghiệp đến từ 80 trường THPT các tỉnh từ Quảng Nam trở vào Nam để tuyên truyền.
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế. (mô hình đào tạo).
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 5 đơn vị cung cấp giáo dục trực tuyến song vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tuy vậy, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay thì giáo dục trực tuyến sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, là mối đe dọa lớn đối với các chương trình đào tạo truền thống.
Quyền lực thương lượng các bên liên quan.
5. Đánh giá.
Ngành hấp dẫn là do:
+ Triển vọng phát triển : Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng kéo theo sự phát triển mạnh của dịch vụ giáo dục đào tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
+ Đời sống của người dân Việt Nam đang tăng dần lên, nhu cầu về giáo dục con cái, và hoàn thiện tri thức cho bản thân ngày càng tăng. Tỉ lệ trẻ em mù chữ ngày càng giảm.
+ Khung pháp lý ngày càng đảm bảo sự an toàn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và minh bạch giúp nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập tốt với quốc tế.
Cường độ cạnh tranh trung bình.
6. Xây dựng mô thức EFAS – mô thức tổng hợp đánh giá các tiêu thức bên ngoài.
Cơ hội
Nhân tố
Độ quan trọng
Xếp loại
Điểm quan trọng
Giải thích
1. Sự ổn định về chính trị
0.1
3
0.45
Điều kiện thuận lợi
2. Việt Nam gia nhập WTO
0.05
4
0.4
Tự do hóa TM dịch vụ giáo dục
3. Việt Nam có dân số đông, con người Việt Nam có truyền thống hiếu học.
0.15
3
0.3
Điều kiện thuận lợi
4. Sự ưu tiên phát triển của nhà nước cho giáo dục.
0.15
2
0.1
Điều kiện thuận lợi
5. Sự phát triển của công nghệ thông tin
0.05
3
0.3
Điều kiện thuận lợi
Đe doạ
1. Thiếu tiền đầu tư cho giáo dục.
0.1
2
0.3
Cần thêm thời gian
2. Đội ngũ giảng viên thiếu trình độ
0.15
3
0.3
Cần thời gian
3. Bộ máy quản lý giáo dục còn quan liêu,cồng kềnh, mắc bệnh thành tích.
0.05
2
0.1
Cần them thời gian
4. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục còn chưa hoàn chỉnh.
0.1
4
0.4
Cần them thời gian
5. Thiếu chiến lược tổng thể và thực tiễn.
0.1
2
0.2
Yếu tố con người.
Tổng
1
2.85
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.
Sản phẩm chủ yếu.
1. Nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao (bậc đại học và sau đại học) có kiến thức hiện đại, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tự học, tự nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước, có thể làm việc ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
2. Đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy có trình độ cao, có phương pháp giảng dạy và NCKH tiên tiến và đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và có phương pháp quản trị đại học tiên tiến, có khả năng hợp tác bình đẳng với các đồng nghiệp ở các trường đại học tiến tiến.
3. Kết quả NCKH đỉnh cao về các lĩnh vực: công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế và ngoại ngữ,...thông qua sự gia tăng về số sách chuyên khảo được xuất bản bằng tiếng nước ngoài; số bài báo đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế; số đề tài NCKH cấp Nhà nước đạt kết quả tốt; số bản quyền phát minh, sáng chế; các sản phẩm và số dịch vụ KH-CNcó sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Công nghệ đào tạo, phương pháp quản lý đào tạo, hệ thống giáo trình, bài giảng, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tiếp cận chuẩn các đại học tiên tiến trên thế giới và phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
5. Mối quan hệ hợp tác bình đẳngvới các đối tác trong và ngoài nước được mở rộng và nâng cao, tạo thêm nguồn lực để tiếp tục phát huy kết quả đào tạo, nghiên cứu ở trình độ cao đã đạt được, tạo sự phát triển bền vững của các ngành, chuyên ngành sau giai đoạn đầu tư ban đầu.
Thị trường : Thị trường dịch vụ Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam.
Đánh giá nguồn lực, năng lực theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Hoạt động cơ bản.
Hoạt động hậu cần bên trong.
Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội là trường có cơ sở vật chất, kĩ thuật tốt, công nghệ được ứng dụng trong giảng dạy và quản lý nhà trường. ĐHQGHN vốn có truyền thống, uy tín về đào tạo chất lượng cao, trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài. Hàng năm, ĐHQGHN đào tạo được trên 5.000 cử nhân, trong đó 10% sinh viên tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế; 2.400 thạc sỹ và 200 tiến sỹ của 108 chương trình đào tạo đại học và 121 chương trình đào tạo thạc sỹ và 112 chương trình đào tạo tiến sỹ thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngoại ngữ… Trường thường xuyên kiểm tra và kiểm định chất lượng đào tạo.
Nhập khẩu các chương trình đào tạo đã được kiểm định của nước ngoài như Hoa Kỳ.
Xây dựng các trung tâm đào tạo công nghệ cao chuyên sâu vào từng linh vực. Ví dụ như:
Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Nano và Năng lượng.
Hoạt động điều hành.
Ban giám đốc trường ĐH Quốc gia do chính phủ bổ nhiệm. hoạt động dưới sự hỗ trợ và tư vấn của các hội đồng như : Hội đồng ĐHQGHN, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng cố vấn, Văn phòng và Ban chức năng.
Hoạt động hậu cần bên ngoài.
Học sinh sinh viên (HSSV) ĐHQGHN đã xây dựng một số đơn vị thực hiện tốt chức năng hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu khoa học, tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dưỡng, phát triển kỹ năng xã hội cho sinh viên như: Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Giáo dục thể chất và thể thao.
Công tác HSSV hướng tới việc giáo dục và rèn luyện con người toàn diện đồng thời hỗ trợ thiết thực, giúp học sinh sinh viên hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống, góp phần đào tạo nguồn lực chất lượng cao, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị và giáo dục tư tưởng cho HSSV được đặc biệt quan tâm.
Số học bổng được khai thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tăng liên tục trong những năm qua. Hàng năm, tổng số các học bổng có trị giá khoảng 3,5 tỷ đồng, được cấp cho gần 500 học sinh và sinh viên, trong đó nhiều học bổng có giá trị cao, thực sự có giá trị động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên học tập.
Hoạt động marketing và bán hàng.
Chất lượng đào tạo của ĐHQGHN giữ vị trí hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á và thế giới, được các đại học danh tiếng như: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Paris Sud, Đại học Illinois - Hoa Kỳ, Đại học Tokyo - Nhật Bản… công nhận; xếp thứ 20/94 nước dự Olympic Toán thế giới dành cho sinh viên đại học năm 2010.
Dịch vụ.
Trường mở nhiều khoa nhiều chương trình đào tạo phù hợp với thực tế cho sinh viên như :
Đào tạo hệ Đại học, sau đại học, Đào tạo bằng tiếng Anh. Trường THPT chuyên.
Tổ chức các buổi đàm thoại trao đổi với sinh viên. Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức trao tặng học bổng cho sinh viên giỏi. Tạo điểu kiện cho sinh viên làm các đề tài nghiên cứu khoa học.
Hoạt động bổ trợ.
Hoạt động thu mua.
Hoạt động phát triển công nghệ.
Hệ thống thông tin cơ sở vật chất của các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN, hệ thống 61 PTN mũi nhọn và trọng điểm của ĐHQGHN, trong đó có 01 PTN trọng điểm quốc gia và 17 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN đã và đang được trang bị hiện đại đạt chuẩn khu vực, quốc tế; hệ thống danh mục thiết bị bảng A được sử dụng chung trong toàn ĐHQGHN, ngoài ra còn phục vụ các nhà khoa học thuộc các cơ sở đào tạo, NCKH bên ngoài ĐHQGHN.
Hệ thống mạng và máy tính của Trung tâm TT-TV có 05 máy chủ cấu hình trung bình, 200 máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn, xử lý nghiệp vụ, tra cứu, truy cập số hóa,... và 25 thiết bị mạng như HUB, SWICTH, CONVERTER được kết nối với mạng Intranet của ĐHQGHN bằng cáp quang.
CSDL trên đĩa CD - ROM (nguồn tin offline): được truy cập tại các phòng multimedia/internet của Trung tâm. Các CSDL toàn văn, trực tuyến được đặt mua từ các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới bao gồm: tạp chí điện tử, sách, bài giảng điện tử với tổng số gần 60.000 cuốn.
ĐHQGHN có tổng số trên 5.000 máy tính được trang bị cho hệ thống phòng máy tính Khoa Toán - Cơ - Tin học, phòng máy tính ứng dụng tin học (Trường ĐHKHTN), hệ thống phòng máy tính ứng dụng tin học (Trường ĐHKHXH&NV), hệ thống phòng học máy tính thực hành (Trường ĐHCN), hệ thống phòng học máy tính (Trường ĐHNN) và phòng học máy tính thực hành (Viện CNTT). Ngoài ra còn có 50 phòng học ngoại ngữ chuẩn.
=> Khả năng nâng cao và phục vụ ngày càng tốt cho công tác quản lý và giáo dục đào tạo.
Quản lý nguồn nhân lực.
- Công tác định biên, tuyển dụng, bố trí - sử dụng, đãi ngộ được thực hiện theo nguyên tắc, nội dung và phương pháp của quản trị nhân lực hiện đại. Chú trọng đánh giá định kỳ các loại nhân lực theo chất lượng và hiệu quả bằng các bộ tiêu chí theo từng vị trí công việc cụ thể làm căn cứ cho việc đề ra chính sách chế độ đãi ngộ.
- Đầu tư có trọng điểm và chính sách thu hút nhân tài để phát triển đội ngũ cán bộ đầu đàn, đầu ngành và các chuyên gia vào làm việc hoặc cộng tác trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác phát triển, dịch vụ, kinh doanh… của Trường.Chăm lo phát triển đội ngũ giáo sư chất lượng cao có thể tham gia giảng dạy Quốc tế. Thực hiện giải pháp đột phá, mời doanh nhân giỏi, trình độ cao và các chuyên gia nước ngoài (Việt kiều, người nước ngoài) tham gia công tác quản lý, giảng dạy của Nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) cơ hữu đạt 2600, trong đó có có 1920 giảng viên; tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên đạt tối thiểu 42% (riêng đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế đạt 60%); tỉ lệ cán bộ khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm 18,5%; tỷ lệ giảng viên giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đạt 15%.
- 120 lượt giảng viên và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQGHN (đạt tỷ lệ khoảng 6% tổng số giảng viên cơ hữu của ĐHQGHN) và 200 lượt giảng viên và các nhà khoa học ĐHQGHN thỉnh giảng và nghiên cứu tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các nước tiên tiến.
- Tăng 5% số cán bộ đi thực tập, trao đổi ở nước ngoài do các tổ chức quốc tế tài trợ. Thêm 30% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ (theo các chương trình phù hợp yêu cầu nhiệm vụ công tác). Tỷ lệ cán bộ quản lý hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp đạt tối thiểu 15%.
Cơ sở hạ tầng sản xuất
Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội là trường có cơ sở hạ tầng tốt, gồm nhiều trường chuyên ngành cung cấp dịch vụ giáo dục tốt nhất. Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao.
Đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc được xây dựng và bắt đầu được vận hành từng phần có hiệu quả, góp phần đưa vị thế và tầm vóc của ĐHQGHN ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực.
Trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đầu tư lớn đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao. Xây dựng và hoàn thiện 25 phòng thí nghiệm trọng điểm với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ.
Xác định các năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của trường ĐH Quốc Gia Hà Nội được đánh giá là mạnh. Thể hiện qua một vài điểm nội bật sau:
+ Cơ chế quản lý điều hành của trường Đại học Quốc gia Hà Nội được thực hiện đầy đủ với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao của đơn vị sự nghiệp phụ thuộc chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo theo quy định của pháp luật. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên và phụ thuộc được tăng cường phù hợp với năng lực và hiệu quả hoạt động.
+ Trường có truyển thống, uy tín về đào tạo nhân lực chất lượng và trình độ cao.
+ Trường ĐHQGHN phối hợp với các trường Đại học quốc tế có uy tín cao để đào tạo về thạc sĩ; nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo theo các mức chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế.
+ Chất lượng đào tạo của trường ĐHQGHN giữ vị trí hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình đào tạo tài năng đạt chuẩn chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực Đông Nam á và thế giới, được các trường Đại học danh tiếng trên thế giới công nhận.
+ ĐHQGHN là đơn vị hàng đầu về nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam. Các hoạt động khoa học công nghệ của trường được gắn kết với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ ĐHQGHN có uy tín quốc tế qua các giải thưởng khoa học, uy tín của các nhà khoa học, tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo mang tính học thuật có tầm cỡ quốc tế.
Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mạnh : Phát huy được lợi thế của mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, định hướng nghiên cứu, khai thác tính chuyên sâu của từng đơn vị, lợi thế truyền thống về khoa học cơ bản (nền tảng cho đào tạo chất lượng cao, trình độ cao và phát triển cũng như chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học…), đồng thời xây dựng và triển khai các kế hoạch có tính liên ngành cao, độc đáo, ÐHQGHN chắc chắn sẽ làm tốt sứ mệnh của mình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài dựa trên nền tảng sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đỉnh cao, đóng vai trò nòng cốt và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI.
Thông qua việc đánh giá nguồn lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta thấy được sức mạnh của trường trong nền giáo dục và trong thị trường dịch vụ giáo dục đào tạo hiện nay.
Xây dựng mô hình IFAS.
- Mô thức IFAS của trường Đại học Quốc gia Hà Nội:
Nhân tố bên trong
Độ quan trọng
Xếp loại
Số điểm quan trọng
Giải thích
Điểm mạnh
1. Thương hiệu
0.15
3
0.45
Trường có uy tín về đào tạo nhân lực chất lượng cao
2. Vị thế trên thị trường Việt Nam
0.15
4
0.6
Là đơn vị giữ vị thế hàng đầu về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
3. Vị thế trên thị trường quốc tế
0.1
2
0.2
Có uy tín quốc tế, trường thiết lập quan hệ hợp tác với 135 trường và tổ chức giáo dục quốc tế
4. Vị thế tài chính
0.1
3
0.3
Tổng thu cao, bao gồm ngân sách và các nguồn thu học phí, tài trợ khác
5. Văn hoá doanh nghiệp có chất lượng
0.1
2
0.2
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
6. Môi trường làm việc
0.15
3
0.45
Là một môi trường tự do, luôn khuyến khích phát triển sự sáng tạo
Điểm yếu
1. Hệ thống marketing
0.05
3
0.15
Chưa được chú trọng
2.Phương pháp giảng dậy
0.2
3
0.6
Cần được đổi mới
Tổng
1.00
2.95
Thiết lập mô thức TOWS ( định hướng chiến lược).
Điểm mạnh.
1. Thương hiệu
2. Vị thế trên thị trường Việt Nam.
3. Vị thế trên thị trường quốc tế.
4. Vị thế tài chính.
5. Văn hoá doanh nghiệp có chất lượng.
6. Môi trường làm việc.
Điểm yếu.
Hệ thống marketing.
Phương pháp giảng dậy.
Cơ hội .
1. Sự ổn định về chính trị.
2. Việt Nam gia nhập WTO.
3. Việt Nam có dân số đông, con người Việt Nam có truyền thống hiếu học.
4. Sự ưu tiên phát triển của nhà nước cho giáo dục.
5. Sự phát triển của công nghệ thông tin.
Chiến lược tập trung
Chiến lược khác biệt hoá.
Chiến lược đa dạng hoá.
Chiến lược liên minh, liên kết hợp tác.
Chiến lược tập trung.
Chiến lược liên minh, liên kết, hợp tác.
Thách thức.
1. Thiếu tiền đầu tư cho giáo dục.
2. Đội ngũ giảng viên thiếu trình độ.
3. Bộ máy quản lý giáo dục còn quan liêu,cồng kềnh, mắc bệnh thành tích.
4. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục còn chưa hoàn chỉnh.
5. Thiếu chiến lược tổng thể và thực tiễn.
Chiến lược liên minh, liên kết, hợp tác.
Chiến lược khác biệt hoá.
Chiến lược liên minh, liên kết, hợp tác.
III. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP.
Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai.
1.1. Chiến lược khác biệt hóa.
Về quản lý và cơ chế.
+ Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác.
+ Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của Trường, đảm bảo sự thống nhất, liên thông và phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và hợp tác phát triển. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong quản lý.
Chuyên nghiệp hóa các hoạt động PR, marketing để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu của Trường với các tổ chức, cá nhân để tìm kiếm các đơn “đặt hàng” (đào tạo, nghiên cứu,…), tài trợ (học bổng, tài chính,..) và thu hút những sinh viên giỏi, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong và ngoài nước đến học tập, nghiên cứu tại Trường.
Xây dựng mạng lưới tuyển sinh với các nhóm khách hàng/nguồn tuyển sinh mục tiêu. Thường xuyên tổ chức các “hội nghị khách hàng” để cập nhật thông tin, sửa đổi bổ sung các chương trình đào tạo bám sát nhu cầu của thực tế.
Phát triển mạng lưới cựu sinh viên để kết nối, khai thác tiềm năng, thế mạnh của họ đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường.
Mở rộng quan hệ hợp tác và PR với các đại học nước ngoài và các Chính phủ các nước trong khu vực nhằm thu hút sinh viên các nước sang du học theo dạng học bổng hoặc tự túc.
Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, nâng cao thu nhập cho cán bộ, cộng tác viên; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi thành viên tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
Triển khai tích cực, có hệ thống công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng hình ảnh Đại học Kinh tế - ĐHQGHN gắn với các giá trị cốt lõi của Nhà trường nhằm tăng uy tín, sức hấp dẫn với xã hội.
Chuyên nghiệp hoá công tác kế hoạch, nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực; khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn thu; nâng cao thu nhập cán bộ viên chức của Trường
1.2.Chiến lược tập trung
Về cơ sở vật chất
+ Đầu tư có trọng điểm để từng bước hiện đại hoá các khu giảng đường hiện có (các phòng học, hội thảo đạt chuẩn quốc tế) của Trường phục vụ cho các chương trình đào tạo, trong đó đặc biệt là các chương trình tiên tiến (16+23), CLC, liên kết đào tạo quốc tế và sau đại học.
+ Đầu tư xây dựng các Labo nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi lĩnh vực sẽ có một Labo. Đảm bảo mỗi giáo sư sẽ có một phòng làm việc tiêu chuẩn, 2 Tiến sĩ sẽ có một phòng làm việc và các nghiên cứu sinh của mỗi labo sẽ có một phòng nghiên cứu.
+ Ứng dụng tin học trong quản lý của Nhà trường. Các thông tin quản lý giữa các đơn vị trong Trường được liên thông qua hệ thống quản lý hồ sơ công việc (Net Office).
+ Xây dựng học liệu mở (Open CourseWare), kết nối với website của Trường để cán bộ, sinh viên truy cập thông tin, tài liệu dạy - học (E-book) trong Trường và các trung tâm tài liệu trong nước và quốc tế.
+ Tiến hành mua và thuê bao các cơ sở dữ liệu nghiên cứu trong kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh có có uy tín để làm tài liệu nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và nghiên cứu sinh.
+ Xã hội hóa phát triển cơ sở vật chất, trong đó đặc biệt là vận động, tìm kiếm tài trợ của doanh nghiệp, cựu sinh viên, các quĩ, các đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để kết nối, hiện đại hóa cơ sở học liệu, thiết bị giảng dạy, nghiên cứu.
+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở mới của Trường tại Hoà Lạc.
Hợp tác phát triển
+ Củng cố và nâng cao hiệu quả của các chương trình hợp tác quốc tế hiện có, trong đó đặc biệt là các chương trình với các Đại học có uy tín cao như Berkeley (Hoa Kỳ), Uppsala (Thụy Điển), Massey (New Zealand),…
+ Đẩy mạnh các chương trình trao đổi giảng viên, cán bộ, sinh viên với các đại học đã ký MOU, trong đó đặc biệt với các Đại học đang có chương trình liên kết đào tạo với Trường. Phát triển mạng lưới nghiên cứu (networking) với các nhà khoa học có uy tín của nước ngoài. Tăng cường mời các giảng viên và thu hút sinh viên nước ngoài đến làm việc, học tập tại trường (phấn đấu các chương trình 16+23, CLC, liên kết đào tạo quốc tế đều có sinh viên nước ngoài theo học).
+ Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và hỗ trợ công tác nghiên cứu của giảng viên cũng như công tác thực tập của sinh viên. Qua đó phát triển đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng là các lãnh đạo doanh nghiệp uy tín.
Đảm bảo chất lượng
+ Tiếp tục cải tiến nội dung, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO. Xây dựng ngân hàng đề thi và đáp án chuẩn cho các môn học. Đảm bảo kỷ cương học và dạy trong toàn Trường.
+ Thực hiện thường xuyên công tác kiểm định nội bộ các chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo đại học của một số tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín ở trong và ngoài nước.
+ Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường, thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nội bộ theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế.
Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai.
2.1. Chiến lược liên minh, hợp tác.
+ Ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), chương trình liên kết đào tạo quốc tế đã được mở rộng và đa dạng hóa. Đào tạo đại học và sau đại học theo các mô hình khác nhau (hoàn toàn hoặc trong nước và một phần ở nước ngoài; đào tạo tiến sĩ phối hợp...) với nhiều trường đại học trên thế giới (Hoa Kỳ (ĐH Hawaii, Troys), Pháp: (Paris 12, Lyon,..); Đức (Greisfwalls, Dresden,...), Bỉ; Australia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc). Đã bước đầu áp dụng chính sách học bổng để thu hút sinh viên giỏi vào học các chương trình liên kết quốc tế
+ Liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN được đẩy mạnh để tạo nên giá trị gia tăng, các sản phẩm đa dạng, độc đáo trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung và sức mạnh hệ thống. Các phương pháp, công nghệ quản trị đại học tiên tiến được áp dụng.
+ Liên kết hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, doanh nghiệp và địa phương.
Liên kết, hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp và địa phương là phương thức thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện mô hình đại học nghiên cứu.
Văn phòng, các Ban chức năng hỗ trợ thủ tục cần thiết để các đơn vị đẩy mạnh và nâng cao liên kết, hợp tác với cơ quan, doanh nghiệp và địa phương. Các đơn vị bố trí lịch trình, kế hoạch giảng dạy để tạo thuận lợi cho giảng viên và người học tham gia hợp tác, thực tập, thực tế ở cơ quan, doanh nghiệp, địa phương phù hợp với đặc thù của chuyên ngành.
2.2. Chiến lược đa dạng hoá.
+ Tuyển sinh đầu vào có chất lượng nhằm :Đào tạo giảng dạy sinh viên các ngành tốt nghiệp ra trường có năng lực, kiến thức, kỹ năng đạt chuẩn quốc tế, có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất nào ở trên thế giới.
+ Phát triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn quốc tế Tăng số cán bộ đạt tối thiểu 4000, trong đó có 3000 cán bộ giảng dạy, tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên tối thiểu đạt 65% (80% đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế), tỉ lệ cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư chiếm 30%, cán bộ giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh chiếm 30%, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành có nhiều công trình khoa học quốc tế và số lần trích dẫn cao; 100% giảng viên có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học uy tín/sách chuyên khảo/năm.
+ Tạo nguồn lực tài chính bền vững ngoài NSNN để đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng và phát triển ĐHQGHN đạt chuẩn quốc tế.
IV. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP.
Loại hình cấu trúc tổ chức.
Đối với ĐH Quốc Gia Hà Nội thì cấu trúc tổ chức chủ yếu của trường có :
Cấu trúc chức năng.
Ví dụ :
Giám đốc ĐHQGHN phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức - cán bộ; hoạch định chiến lược và định hướng phát triển; phân bổ nguồn lực (tài chính, nhân lực, ...); giải quyết các vấn đề có tính liên ngành; giải quyết một số vấn đề quan trọng trong từng lĩnh vực; giải quyết một số vấn đề quan trọng khác do Giám đốc hoặc các Phó Giám đốc xác định.
Phó giám đốc thường trực : Phụ trách công tác Kế hoạch - Tài chính - Cơ sở vật chất; Nội chính; Quản lý Hành chính và Văn phòng; Thanh tra….. .
Phó giám đốc phụ trách công tác đào tạo khối Phổ thông chuyên, Đại học, Sau đại học; Khoa học - công nghệ; Quan hệ quốc tế.
Phó giám đốc phụ trách các công tác phát triển: Phát triển các sáng chế và giải pháp hữu ích; Hợp tác trường - viện - doanh nghiệp; Các quỹ của ĐHQGHN; Ứng dụng công nghệ thông tin; Triển khai vai trò của ĐHQGHN trong trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội - ASEAN; Xây dựng Khoa Y - Dược và Bệnh viện; Phát triển Khoa Quốc tế thành Trường Đại học Quốc tế.
GIÁM ĐỐC.
Công tác phát triển.
Công tác đào tạo khối Phổ thông chuyên, Đại học,
Sau đại học; Khoa học - công nghệ; Quan hệ quốc tế.
Kế hoạch - Tài chính
- Cơ sở vật chất; Nội chính;
Quản lý Hành chính và
Văn phòng; Thanh tra.
Cấu trúc bộ phận và cấu trúc theo SBU.
Cấu trúc bộ phận.
Hình thành dựa trên cơ sở kiểm soát hoạt động và cạnh tranh của trường đồng thời nhiều sản phẩm, dịch vụ trên các phân đoạn thị trường khác nhau theo 4 cách chủ yếu:
Sản phẩm dịch vụ.
Vùng địa lý.
Phân loại khách hàng.
Quá trình thực hiện.
Ví dụ.
Cấu trúc bộ phận của SBU “ Trường đại học và khoa đào tạo”.
Trường đại học
trực thuộc ĐHQGHN
Đại học Công nghệ.
ĐH Khoa học tự nhiên.
ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.
Đại học Giáo dục.
Đại học Kinh tế.
Đại học Ngoại ngữ.
Các khoa thuộc ĐHQGHN
KHOA LUẬT.
KHOA QUỐC TẾ.
KHOA SAU ĐAI HỌC.
KHOA Y DƯỢC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Cấu trúc theo SBU.
Hình thành dựa trên cơ sở các nhóm bộ phận tương tự vào trong những SBU.
Cấu trúc theo SBU của trường ĐHQGHN.
SBU Khoa trực thuộc.
SBU Trung tâm phục vụ đào tạo nghiên cứu.
SBU Trung tâm đào tạo nghiên cứu.
SBU
Các viện nghiên cứu.
SBU Trường đại học trực thuộc.
BAN
GIÁM ĐỐC.
Phong cách lãnh đạo chiến lược.
Một số nhận xét về văn hoá doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị chiến lược nhành giáo dục đào tạo- Đại học Quốc Gia Hà Nội.doc