Mặt khác cách thức cũng như nội dung đào tạo đã được khẳng định thông qua
chất lượng của đội ngũ nhân viên. Khách sạn Sunrisexứng đáng là nơi tạo cho nhân
viên có cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp.
Khách sạn đã duy trì và phát huy được uy tín và vị thế của mình trong thị
trường là một phần lớn nhờ vào những nhận thức mới tiến bộ trong quản trị nhân
lực của các nhà quản lý khách sạn. Có thể nói nhữngkinh ngiệm này không chỉ có
thể áp dụng cho duy nhất khách sạn Sunrise mà còn có thể áp dụng cho các khách
sạn khác. Nên chăng các khách sạn khác cần học tập những kinh ngiệm đó và áp
dụng vào doanh nghiệp mình trong những điều kiện cụthể.
Khách sạn Sunrise là một khách sạn kinh doanh hiệu quả song cũng không thể
tránh được những khó khăn. Trong hai tháng thực tậptại khách sạn Sunrise, tôi
nhận thấy rằng khách sạn này đã hoạt động theo cơ chế quản lý đồng bộ và có hiệu
quả. Song bên cạnh những kinh ngiệm đáng học tập còn có một số vấn đề đáng bàn.
Nếu khắc phục được những vấn đề này chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn trong
hoạt động kinh doanh và đồng thời giúp khách sạn Sunrise khẳng định hơn về vị trí
và uy tín của mình trên thị trường.
112 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị có hiệu quả sự biến động nhân lực tại khách sạn Sunrise Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc rà soát tất cả các biến quan sát bảng tần số, không tìm thấy
biến nào có thông tin sai lệch. Dữ liệu đã được làm sạch để tiếp tục đưa vào bước
kiểm định thang đo.
Nghiên cứu này là nghiên cứu tổng thể với 8 thuộc tính kiểm soát: Chức danh
hiện tại, Trình độ học vấn, Thâm niên công tác, Thu nhập hàng tháng, Giới tính,
Tuổi, Tình trạng hôn nhân, Số lần thay đổi công việc như sau:
68
3.2.2. Thống kê mô tả mẫu
Về Chức danh hiện tại:
Bảng 3.1: Bảng phân bố mẫu theo Chức danh hiện tại
Chức danh hiện
tại
Số người Phần trăm(%) Phần trăm
hợp lệ(%)
Phần trăm
tích lũy(%)
Giám đốc 1 0.7 0.7 0.7
Trưởng phòng 7 5 5 8.6
Phó phòng 10 7.1 7.1 8.6
Nhân viên văn
phòng
20 14.3 14.3 27.2
Nhân viên khác 102 72.8 72.8 100.0
Tổng 140 100.0 100.0
Kết quả cho thấy: có 1 Giám đốc(chiếm 0.7%), 7 Trưởng phòng(chiếm 5%),
10 Phó phòng(chiếm 7.1%), 20 Nhân viên văn phòng(chiếm 14.3%), 102 Nhân viên
khác(chiếm 72.8) tham gia trả lời bảng câu hỏi. Tỷ lệ người tham gia trả lời bảng
câu hỏi là phù hợp với cơ cấu lao động thực tế tại Khách sạn.
Trình độ học vấn:
Bảng 3.2: Bảng phân bố mẫu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Số người Phần trăm(%) Phần trăm hợp lệ(%) Phần trăm tích lũy(%)
Trên đại học 1 0.7 0.7 0.7
Đại học 49 35 35 35.7
Cao đẳng, trung
cấp
25 17.8 17.8 53.5
Phổ thông 45 32.1 32.1 85.7
Khác 20 14.3 14.3 100.0
Tổng cộng 140 100.0 100.0
69
Về trình độ học vấn, số người trả lời bảng câu hỏi có tỷ lệ như sau: Trên Đại học: 1
người, chiếm 0.7%; Đại học: 49 người, chiếm 35%; Cao đẳng, trung cấp: 25 người,
chiếm 17.8%; Phổ thông: 45 người, chiếm 32.1%; Khác: 10 người, chiếm 14.3%.
Kết quả này cho thấy đa số nhân viên tại Khách sạn có trình độ học vấn từ cao đẳng
trở lên chiếm 53.5% ,
Về Thâm niên công tác:
Bảng 3.3: Bảng phân bố mẫu theo Thâm niên công tác
Thời gian làm
việc
Số người Phần trăm(%) Phần trăm hợp
lệ(%)
Phần trăm tích
lũy(%)
Dưới 1 năm 20 14.3 14.3 14.3
Từ 1-3 năm 45 32.1 32.1 46.4
Từ 3-5 năm 55 39.3 39.3 85.7
Từ 5-15 năm 20 14.3 14.3 100
Trên 15 năm 0 0 0
Tổng cộng 140 100.0 100.0
Kết quả cho thấy có 20 nhân viên có thâm niên dưới 1 năm(chiếm 14.3%), 45
nhân viên có thâm niên từ 1-3 năm(chiếm 32.1%), 55 nhân viên có thâm niên từ 3-5
năm(chiếm 39.3%), 20 nhân viên có thâm niên từ 5-15 năm(chiếm 14.3%), 0 nhân
viên có thâm niên trên 15 năm(chiếm 0%). Số lượng người tham gia trả lời bảng câu
hỏi có thâm niên công tác từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 39.3%, tiếp đó là số
người có thâm niên từ 1-3 năm.
70
Về Thu nhập hàng tháng
Bảng 3.3: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập hàng tháng
Thu nhập trung
bình tháng
Số người Phần trăm
(%)
Phần trăm hợp lệ
(%)
Phần trăm tích lũy
(%)
Dưới 5 triệu đồng 70 50 50 50
5 triệu-10 triệu
đồng
60 42.8 42.8 92.8
Trên 10 triệu đồng 10 7.2 7.2 100.0
Tổng cộng 140 100.0 100.0
Nhìn vào bảng phân bố mẫu theo thu nhập hàng tháng, một nửa cán bộ nhân
viên có thu nhập trung bình dưới 5 triệu đồng (chiếm 50%), tiếp đó là từ 5 triệu-10
triệu chiếm 42.8%, sự chênh lệch không quá cao.
Về Giới tính
Bảng 3.4: Bảng phân bố mẫu theo giới tính
Giới tính Số người Phần trăm(%) Phần trăm hợp
lệ(%)
Phần trăm tích
lũy(%)
Nữ 80 57.1 57.1 57.1
Nam 60 42.9 42.9 100.0
Tổng cộng 140 100.0 100.0
Kết quả cho thấy: có 80 nữ và 60 nam tham gia trả lời bảng câu hỏi, số lượng
nữ giới nhiều hơn nam giới ( nữ: 57.1%, nam : 42.9%).
Về Độ tuổi
Bảng 3.5: Bảng phân bố mẫu theo Độ tuổi
Độ tuổi Số người Phần trăm(%) Phần trăm hợp lệ(%) Phần trăm tích
lũy(%)
18-25 tuổi 60 42.8 42.8 42.8
>25-35 tuổi 70 50 50 92.8
>35-45 tuổi 8 5.7 5.7 98.5
>45 tuổi 2 1.5 1.5 100.0
Tổng cộng 140 100.0 100.0
Nhìn vào bảng phân bố mẫu theo độ tuổi, số cán bộ nhân viên theo nhóm lao
động từ >25-35 tuổi, tham gia trả lời phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao (50%).
71
Về Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.6: Bảng phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng
hôn nhân
Số người Phần trăm
(%)
Phần trăm hợp lệ
(%)
Phần trăm tích lũy
(%)
Độc thân 75 53.5 53.5 53.5
Đã có gia
đình
65 46.5 46.5 100.0
Tổng cộng 140 100.0 100.0
Kết quả cho thấy, tỷ lệ độc thân tại khách sạn cao hơn đã lập gia đình khoảng 7%.
3.2.3. Kết quả phân tích thống kê mô tả cho các khái niệm nghiên cứu:
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động nguồn nhân
lực trong thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, chúng ta sử dụng tiêu chí giá trị trung
bình “Mean” và độ lệch chuẩn “SD”. Với thang đo Likert 5 điểm được sử dụng
trong nghiên cứu này, để thuận lợi cho việc nhận xét, chúng ta có một số quy ước
sau là: Biến quan sát nào có “Mean” càng lớn và “SD” càng nhỏ sẽ là những biến
trội mà nhà nghiên cứu sẽ quan tâm giải thích ở mức độ thống kê mô tả. Có thể qui
ước :
Nếu mean nằm trong khoảng từ :
1.6 - 2.5 : không đồng ý
2.6 - 3.5 : bình thường (trung bình)
3.6 - 4.5 : đồng ý
4.6 – 5.0 : rất đồng ý
72
a. Đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Tuổi”
Bảng 3.7: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Tuổi”
Descriptive Statistics
N Mean Std. Deviation
Kha nang thay doi cong viec cua quy vi
thuong chiu anh huong boi tuoi
140 3.51 .644
Thong thuong, sau 35 tuoi quy vi se
khong thich thay doi cong viec cua minh
140 4.12 .772
Valid N (listwise) 140
Theo bảng 3.7 ta nhận thấy, cán bộ nhân viên của Khách sạn đánh giá ở mức
đồng ý đối với các biến quan sát thuộc thành phần “Tuổi”. Và họ đánh giá cao là
biến quan sát “Thông thường, sau 35 tuổi quý vị sẽ không thích thay đổi công việc
của mình” hơn là biến quan sát “Khả năng thay đổi công việc của vị vị thường chịu
ảnh hưởng bởi tuổi”. Như vậy, điều này chứng tỏ là tại Khách sạn Sunrise, các nhân
viên cho rằng Thông thường sau 35 tuổi họ sẽ không thích thay đổi công việc của
mình.
b. Đối với biến quan sát thuộc nhân tố “ Thâm niên”
Bảng 3.8: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Thâm niên”
Descriptive Statistics
N Mean Std. Deviation
Khi da lam viec lau nam tai 1 cong
ty, quy vi thuong khong thich thay doi
cong viec sang mot cong ty khac
140 4.33 .655
Valid N (listwise) 140
73
Theo bảng 3.8 ta nhận thấy, cán bộ nhân viên của Khách sạn Sunrise đánh giá
ở mức đồng ý đối với biến quan sát “ khi đã làm lâu năm tại một công ty, họ
thường không thích thay đổi công việc sang công ty khác ”.
c. Đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Cá tính”
Bảng 3.9: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Cá tính”
Theo bảng 3.9 ta nhận thấy, đặc biệt cán bộ nhân viên đánh giá cao nhất là
biến quan sát “Khi quyết định thay đổi công việc của mình, quý vị có mong muốn
Descriptive Statistics
N Mean
Std.
Deviation
Khi quyet dinh thay doi cong viec cua
minh, quy vi thuong can cu vao nang luc cua
ban than
140 3.43 .775
Khi quyet dinh thay doi cong viec cua
minh, quy vi co mong muon se lam viec o vi
tri cao hon tai 1 cong ty khac
140 4.03 .784
Khi quyet dinh thay doi cong viec cua
minh, quy vi thich lam viec tai 1 cong ty khac
nang dong va thach thuc hon
140 3.60 .653
Nguoi lao dong co tinh khi linh hoat thi
kha nang thay doi cong viec cang cao 140 3.32 .774
Valid N (listwise) 140
74
sẽ làm việc ở vị trí cao hơn tại một công ty khác” và không có ý kiến với biến quan
sát “Người lao động có tính khí linh hoạt thì khả năng thay đổi công việc càng cao
”. Như vậy, điều này chứng tỏ là tại Khách sạn Sunrise, các nhân viên cho rằng “
Khi quyết định thay đổi công việc họ mong muốn làm việc ở vị trí cao hơn tại 1
công ty khác”
d. Đối với biến quan sát thuộc nhân tố “Đầu tư vào nghề nghiệp”
Bảng 3.10: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Đầu tư vào nghề nghiệp”
Descriptive Statistics
N Mean Std. Deviation
Quy vi thuong khong muon thay doi
cong viec cua minh khi da danh nhieu thoi
gian hoc hoi nhung kinh nghiem cua nguoi
truoc
140 3.44 .735
Quy vi thuong khong muon thay doi
cong viec cua minh khi da danh nhieu thoi
gian de thuc hien tot cong viec do
140 3.45 .690
Quy vi thuong khong muon thay doi
cong viec cua minh khi da chuyen tam vao
cong viec hien tai
140 4.06 .631
Quy vi se san sang thay doi cong
viec cua minh neu ban than co kha nang
chuyen mon cao
140 4.15 .653
Valid N (listwise) 140
Theo bảng 3.10 ta nhận thấy, Cán bộ nhân viên đồng ý với biến quan sát “Quý
vị sẽ sẵn sàng thay đổi công việc của mình nếu bản thân có khả năng chuyên
75
môn cao”. Điều này cho thấy rằng tại Khách sạn nhân viên sẽ sẵn sàng thay
đổi công việc của mình nếu bản thân có khả năng chuyên môn cao.
e. Đối với biến quan sát thuộc nhân tố “Quan điểm nghề nghiệp”
Bảng 3.11: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Quan điểm nghề nghiệp”
Descriptive Statistics
N
Mea
n
Std.
Deviation
Quy vi se thay doi cong viec
cua minh sang mot nghe moi neu do
la nghe nhan duoc su danh gia cao
cua xa hoi
140 3.21 .774
Quy vi se khong thay doi cong
viec cua minh neu quan diem cua xa
hoi khong ung ho su thay doi nghe
nghiep
140 2.13 .905
Quy vi se khong thay doi cong
viec cua minh neu quan diem cua
lanh dao cac cong ty khong danh gia
cao su thay doi nghe nghiep
140 2.02 .885
Valid N (listwise) 140
Theo bảng 3.11 ta nhận thấy, cán bộ nhân viên của Khách sạn Sunrise đánh
giá ở mức bình thường đối với biến quan sát “Quý vị sẽ thay đổi công việc của
mình sang một nghề mới nếu đó là nghề nhận được sự đánh giá cao của xã hội” và
họ không đồng ý với biến quan sát “Quý vị sẽ không thay đổi công việc của mình
nếu quan điểm của lãnh đạo các công ty không đánh giá cao sự thay đổi nghề
76
nghiệp”. Điều này cho thấy rằng tại Khách sạn Sunrise, nhân viên cho rằng họ sẽ
thay đổi công việc sang một nghề mới nếu đó là nghề nhận được sự đánh giá cao
của xã hội.
f. Đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Cấp độ kỹ thuật”
Bảng 3.12: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Cấp độ kỹ thuật”
Descriptive Statistics
N Mean
Std.
Deviation
Quy vi se san sang thay doi cong viec cua
minh neu yeu cau ve trinh do ky thuat
ngay cang cao
10 3.21 .744
Quy vi se san sang thay doi cong viec cua
minh neu co nhieu co hoi thay doi cong
viec
140 3.62 .835
Valid N (listwise) 140
Theo bảng 3.12 ta nhận thấy, cán bộ nhân viên của Khách sạn Sunrise họ đồng
ý với biến quan sát “Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công việc của mình nếu có nhiều
cơ hội thay đổi công việc” hơn là biến quan sát “Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu yêu cầu về trình độ kỹ thuật ngày càng cao”. Như vậy, điều này
chứng tỏ là tại Khách sạn Sunrise, các nhân viên cho rằng sẽ thay đổi công việc của
mình nếu có nhiều cơ hội thay đổi nghề nghiệp.
77
g. Đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Môi trường xã hội”
Bảng 3.13: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Môi trường xã hội”
Descriptive Statistics
N Mean
Std.
Deviation
Quy vi se san sang thay doi cong viec cua
minh neu dieu kien kinh te xa hoi cang phat
trien
10 3.07 .780
Quy vi se san sang thay doi cong viec cua
minh neu dieu kien khoa hoc ky thuat cang
phat trien
140 3.51 .631
Quy vi se san sang thay doi cong viec cua
minh neu chinh sach kinh te tu do, ho tro su
phat trien cua cac nganh nghe phat trien
140 3.11 .786
Valid N (listwise) 140
Theo bảng 3.13 ta nhận thấy cán bộ nhân viên đánh giá ở mức bình thường
đối với biến quan sát “Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công việc của mình nếu điều kiện
khoa học kỹ thuật càng phát triển”. Điều này cho thấy rằng, tại khách sạn Sunrise,
nhân viên cho biết nếu điều kiện khoa học kỹ thuật càng phát triển thì họ sẽ sẵn
sàng thay đổi công việc.
78
h. Đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Môi trường văn hóa doanh
nghiệp”
Bảng 3.14: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Môi trường văn hóa doanh nghiệp”
Descriptive Statistics
N Mean Std. Deviation
Quy vi se thay doi cong viec cua
minh vi cong ty dat ra muc tieu
qua cao
140 3.73 .686
Quy vi se thay doi cong viec cua
minh neu cong ty giam sat cong
viec qua khat khe
140 3.46 .781
Quy vi thuong thich lam viec o
nhung cong ty co su quan tam
den van hoa to chuc
140 3.67 .557
Quy vi thuong thich lam viec o
nhung cong ty co moi quan he
giua nguoi voi nguoi that chat
che, co su quan tam lan nhau
140 4.20 .748
Quy vi thuong thich lam viec o
nhung cong ty ma chinh sach dai
ngo, khen thuong hop ly
140 4.01 .486
Valid N (listwise) 140
Theo bảng 3.14 ta thấy, cán bộ nhân viên đồng ý với biến quan sát “Quý vị
thường thích làm việc ở những công ty có mối quan hệ giữa người với người chặt
chẽ, có sự quan tâm lẫn nhau” so với các biến còn lại trong nhân tố “Môi trường
79
văn hóa doanh nghiệp”. Điều này cho biết rằng tại khách sạn Sunrise, nhân viên
thích làm việc ở những công ty ó mối quan hệ giữa người với người chặt chẽ, có sự
quan tâm lẫn nhau.
i. Đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Sự ổn định, gắn bó với tổ chức”
Bảng 3.15: Thống kê mô tả đối với nhân tố “Sự ổn định, gắn bó với tổ chức”
N
Mea
n
Std.
Deviati
on
Quy vi se no luc het minh de giup
de giup cong ty dat duoc muc
tieu chung
140 4.69 .663
Quy vi vui mung vi da chon cong
ty nay de lam viec
140 3.44 .561
Quy vi cam thay tu hao la nhan
vien cua cong ty
140 3.34 .687
Quy vi se o lai cong ty cho du noi
khac co de nghi luong bong cao
hon
140 4.01 .744
Quy vi co y dinh o lai lau dai
cung cong ty
140 4.46 .562
Quy vi da hoac se co y dinh thay
doi viec lam o cac cong ty khac
khi co dieu kien
140 4.56 .645
So lan thay doi viec lam o cac
cong ty khac nhau
140 2.13 .966
Valid N (listwise) 140
80
Nhìn vào bảng 3.15 ta nhận thấy, cán bộ nhân viên rất đồng ý với biến quan
sát “Quý vị sẽ nỗ lực hết mình để giúp công ty đạt được mục tiêu chung” hơn các
biến quan sát còn lại thuộc thành phần “ Sự ổn định, gắn bó đối với tổ chức”. Như
vậy, tại Khách sạn Sunrise, hầu hết nhân viên đều sẽ nỗ lực hết mình để giúp Khách
sạn đạt được mục tiêu chung.
Bảng 3.16: Bảng tóm tắt kết quả đánh giá
Nội dung phát biểu Mean Nhận Xét
1. Tuổi
1.2 Thông thường, sau 35 tuổi
quý vị sẽ không thay đổi công
việc của mình
4.12 Nhân viên đồng ý
2. Thâm niên
Khi đã làm việc lâu năm tại
một công ty quý vị thường
không thích thay đổi công việc
sang một công ty khác.
4.33 Nhân viên đồng ý với ý kiến trên
3. Cá tính
3.2 Khi quyết định thay đổi
công việc của mình, quý vị có
mong muốn sẽ làm việc ở vị
trí cao hơn tại một công ty khác.
4.03 Nhân viên đồng ý với ý kiến trên
4. Đầu tư vào nghề nghiệp
4.4 Quý vị sẽ sẵn sàng thay
đổi công việc của mình nếu
bản thân có khả năng chuyên
môn cao.
4.15 Nhân viên đồng ý với ý kiến trên
81
5. Quan điểm nghề nghiệp
5.1 Quý vị sẽ thay đổi công
việc của mình sang một nghề
mới nếu đó là nghề nhận được
sự đánh giá cao của xã hội.
3.21 Nhân viên đánh giá bình thường
6. Cấp độ kỹ thuật
6.2 Quý vị sẽ sẵn sàng thay
đổi công việc của mình nếu có
nhiều cơ hội thay đổi công
việc
3.62 Nhân viên đồng ý với ý kiến trên
7. Môi trường xã hội
7.2 Quý vị sẽ sẵn sàng thay
đổi công việc của mình nếu
điều kiện khoa học kỹ thuật
càng phát triển
3.51 Nhân viên đánh giá Bình thường
8. Môi trường văn hóa doanh nghiệp
8.4 Quý vị thường thích làm
việc ở những công ty có mối
quan hệ giữa người với người
chặt chẽ, có sự quan tâm lẫn
nhau.
4.2 Đồng ý
9. Sự ổn định, gắn bó đối với tổ chức
9.1 Quý vị sẽ nỗ lực hết mình
để giúp công ty đạt được mục
tiêu chung.
4.69 Rất đồng ý
82
3.2.4. Kiểm tra mối quan hệ giữa các thuộc tính cá nhân đến nhận định về sự
biến động nguồn nhân lực tại khách sạn Sunrise – Sử dụng kiểm định chi bình
phương
Kiểm định Chi-Square sẽ cho ta biết có tồn tại mối liên hệ giữa hai biến trong
tổng thể hay không. Tuy nhiên, Chi-Square không cho biết độ mạnh của mối liên hệ
giữa hai biến. Kiểm định Chi-Square được sử dụng phổ biến nhất trong kiểm định
mối liên hệ giữa hai biến định tính (định danh – định danh hay định danh – thứ bậc
Ta sử dụng 2χ (Chi-bình phương) để kiểm định giả thuyết H0 là: “Không có
mối quan hệ giữa hai biến” (hay “hai biến độc lập với nhau”). Với thủ thuật dùng
giả thuyết H0, ta sẽ cố gắng để chứng minh rằng ta đã sai lầm, sự thật là có sự tồn
tại mối quan hệ giữa các yếu tố, tức là tìm cách để có thể bác bỏ H0.
Trong kiểm định giả thuyết H0, ta có thể sử dụng giá trị p-value. P-value là xác
suất phạm sai lầm loại 1 – nghĩa là xác suất loại bỏ giả thuyết H0 với những thông
tin tính toán được, như vậy nó có cùng ý nghĩa với mức ý nghĩa α . Xác suất này
càng cao cho thấy hậu quả của việc phạm sai lầm khi loại bỏ giả thuyết H0 càng
nghiêm trọng (và ngược lại), như vậy quy luật chung là không bác bỏ H0 nếu p-
value quá lớn. Như vậy ta chỉ cần xem xét độ lớn của p-value rồi ra quyết định như
sau:
- Nếu p-value < 0,1 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 90% (khái niệm
“có ý nghĩa” được hiểu là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 90%)
- Nếu p-value < 0,05 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 95% (khái niệm
“có ý nghĩa” được hiểu là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%). Đây là
điều kiện thường được sử dụng.
- Nếu p-value < 0,01 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 99% (khái niệm
“có ý nghĩa” được hiểu là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 99%).
83
Để thực hiện kiểm định này tôi quyết định chọn biến quan sát :”quý vị có ý
định ở lại lâu dài cùng công ty” để làm biến đại diện cho nhận định về sự biến động
nhân lực ở khách sạn Sunrise.
Mục tiêu: nhằm kiểm tra xem các thuộc tính cá nhân có ảnh hưởng đến nhận
định về sự biến động nguồn nhân lực tại Khách sạn Sunrise hay không.
Phương pháp thực hiện:
Đầu tiên ta đặt ra giả thuyết:
H0: thuộc tính không có mối quan hệ với sự nhận định chung về sự biến động
H1: thuộc tính có mối quan hệ với sự nhận định chung về sự biến động
Sau đó sử dụng kiểm định chi bình phương với mức ý nghĩa 5% và áp dụng quy tắc
P-value (Sig) ta sẽ quyết định
Chấp nhận H0 nếu Sig>5%.
Bác bỏ H0 chấp nhận H1 nếu Sig<5%.
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Trình độ học vấn với Sự ổn định,
gắn bó đối với tổ chức về sự biến động nguồn nhân lực:
giả thuyết:
H0: Trình độ học vấn không có mối quan hệ với sự nhận định chung về sự biến
động
H1: Trình độ học vấn có mối quan hệ với sự nhận định chung về sự biến động
Bảng 3.17: Kiểm định Chi-Square nhân tố trình độ học vấn
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 52,547a 9 ,000
Likelihood Ratio 49,992 9 ,000
Linear-by-Linear
Association
5,423 1 ,020
N of Valid Cases 140
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-
square ta thấy: sig = 0.00 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, như vậy thuộc tính
84
Trình độ học vấn “có” mối quan hệ với nhận định chung về sự biến động
nguồn nhân lực
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Chức danh hiện tại với nhận định
về sự biến động nguồn nhân lực:
Bảng 3.18: Kiểm định Chi-Square nhân tố chức danh hiện tại
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-
Square
57,300a 12 ,000
Likelihood Ratio 55,978 12 ,000
Linear-by-Linear
Association
18,661 1 ,012
N of Valid Cases 140
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-
square ta thấy: sig = 0.00 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, như vậy thuộc tính
Chức danh hiện tại “có” mối quan hệ rất chặt chẽ với nhận định chung về sự biến
động nguồn nhân lực.
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Thu nhập hàng tháng với nhận định
về sự biến động nguồn nhân lực:
Bảng 3.19: Kiểm định Chi-Square nhân tố thu nhập hàng tháng
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 49,967a 9 ,000
Likelihood Ratio 51,618 9 ,000
Linear-by-Linear
Association
28,926 1 ,003
N of Valid Cases 140
85
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-
square ta thấy: sig = 0.00 <0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, như vậy thuộc tính Thu
nhập hàng tháng “có” mối quan hệ rất chặt chẽ với nhận định chung về sự biến
động nguồn nhân lực
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Tình trạng hôn nhân với nhận định
về sự biến động nguồn nhân lực:
Bảng 3.20: Kiểm định Chi-Square nhân tố tình trạng hôn nhân
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 20,441a 12 ,059
Likelihood Ratio 23,045 12 ,027
Linear-by-Linear
Association
8,646 1 ,003
N of Valid Cases 140
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-square
ta thấy: sig = 0.59 > 0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0, như vậy thuộc tính Tình
trạng hôn nhân “không” có mối quan hệ với nhận định chung về sự biến động
nguồn nhân lực
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Giới tính với nhận định về sự biến
động nguồn nhân lực:
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 26,935a 12 ,008
Likelihood Ratio 31,104 12 ,002
Linear-by-Linear
Association
,687 1 ,407
N of Valid Cases 140
86
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-
square ta thấy: sig = 0.08>0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0, như vậy thuộc tính
Giới tính “không” có mối quan hệ với nhận định chung về sự biến động nguồn
nhân lực
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Tuổi với nhận định về sự biến động
nguồn nhân lực:
Bảng 3.21: Kiểm định Chi-Square nhân tố tuổi
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 31,599a 9 ,000
Likelihood Ratio 33,684 9 ,000
Linear-by-Linear
Association
9,292 1 ,002
N of Valid Cases 140
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-
square ta thấy: sig = 0.00 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, như vậy thuộc tính
Tuổi “có” mối quan hệ với nhận định chung về sự biến động nguồn nhân lực.
Kiểm tra mối quan hệ giữa thuộc tính Thâm niên công tác với nhận định
về sự biến động nguồn nhân lực:
Bảng 3.22: Kiểm định Chi-Square nhân tố thâm niên công tác
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 43,531a 9 ,000
Likelihood Ratio 19,020 9 ,025
Linear-by-Linear
Association
,026 1 ,872
N of Valid Cases 140
87
Kết quả sau khi chạy spss: nhìn bảng Chi- Square Test ở hàng Pearson Chi-
square ta thấy: sig = 0.00 < 0.05 nên ta bác bỏ H0, như vậy thuộc tính Thâm niên
công tác “có ” mối quan hệ với nhận định chung về sự biến động nguồn nhân lực
3.2.5. Kết luận:
Chương 3 trình bày các kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng
đến sự biến động dòng nhân lực tại khách sạn Sunrise Nha Trang.
Cụ thể: Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến dòng nhân lực tại
khách sạn Sunrise Nha Trang ta xây dựng 9 thang đo là: Tuổi, Thâm niên, Cá tính,
Đầu tư vào nghề nghiệp, Quan điểm nghề nghiệp, Cấp độ kỹ thuật, Môi trường xã
hội, Môi trường văn hóa doanh nghiệp, Sự ổn định và gắn bó đối với tổ chức.
Sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả, kết quả là các nhân viên cho rằng:
- Thông thường sau 35 tuổi họ sẽ không thích thay đổi công việc của mình
- Khi đã làm lâu năm họ thường không thích chuyển sang công ty khác
- Khi quyết định thay đổi công việc họ mong muốn làm việc ở vị trí cao hơn
tại 1 công ty khác.
- Họ sẽ sẵn sàng thay đổi công việc của mình nếu bản thân có khả năng
chuyên môn cao.
- Họ sẽ thay đổi công việc sang một nghề mới nếu đó là nghề nhận được sự
đánh giá cao của xã hội.
- Sẽ thay đổi công việc của mình nếu có nhiều cơ hội thay đổi nghề nghiệp.
- Sẽ sẵn sàng thay đổi công việc của mình nếu điều kiện kinh tế xã hội càng
phát triển.
- Thích làm việc ở những công ty có mối quan hệ giữa người với người chặt
chẽ, có sự quan tâm lẫn nhau.
- Sẽ nỗ lực hết mình để giúp Khách sạn đạt được mục tiêu chung
Với việc sử dụng kỹ thuật Kiểm định Chi- square nhằm kiểm tra mối quan hệ
với nhận định chung về sự biến động nguồn nhân lực tại Khách sạn Sunrise theo các
88
đặc điểm cá nhân. Kết quả phân tích chứng tỏ: Trình độ học vấn, Chức danh hiện
tại, Tuổi, Thâm niên công tác, Thu nhập hàng tháng có mối quan hệ chặt chẽ đến
nhận định của nhân viên về sự biến động dòng nhân lực tại Khách sạn Sunrise Nha
Trang. Điều này có nghĩa là những nhân viên khác nhau về trình độ học vấn, chức
danh công tác, tuổi, thâm niên và thu nhập sẽ có những quan niệm khác nhau về sự
gắn bó lâu dài với công ty. Còn các thuộc tính về giới tính và tình trạng hôn nhân
không ảnh hưởng đến ý định làm việc lâu dài hay sẽ ra đi của nhân viên tại khách
sạn Sunrise.
89
CHƯƠNG 4:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM QUẢN TRỊ HIỆU
QUẢ SỰ BIẾN ĐỘNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN
SUNRISE
Trong hơn bảy năm hoạt động kinh doanh, có thể khẳng định chắc chắn rằng,
khách sạn Sunrise là một trong các khách sạn kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Sunrise Nha Trang là khách sạn 5 sao duy nhất ở Khánh Hòa được bầu chọn là một
trong những khách sạn tiêu biểu trên thế giới nhận giải thưởng Golden Cirle cho
kênh phân phối trực tuyến hàng đầu với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả hấp dẫn,
Ngoài giải thưởng này, trong tháng 5/2012 vừa qua, Sunrise Nha Trang cũng đã
nhận giải thưởng Khách sạn xuất sắc do website du lịch hàng đầu thế giới
TripAdvisor trao tặng theo kết quả bầu chọn của du khách trên toàn thế giới.
Có được vị thế và danh tiếng như hiện nay một phần không nhỏ là có sự đóng
góp của phương thức quản trị nhân lực. Sự quản trị nhân lực tại khách sạn Sunrise
là một trong những điểm mạnh, nó thể hiện những ưu điểm mà bất cứ một khách
sạn nào cũng có thể học tập. Có thể nói đây là một trong những kinh nghiệm quý
báu đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Những kinh
ngiệm đó được khát quát thông qua một số chính sách trong quản trị nhân lực. Đó là
chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng lao động,
chính sách đãi ngộ…
Dựa trên định hường phát triển nguồn nhân lực của khách sạn và bảng tóm tắt
kết quả nghiên cứu tại khách sạn em xin đề xuất một số giải pháp sau:
Để khách sạn tập trung phát huy vị thế và thế mạnh về uy tín của mình trên thị
trường cần thiết phải có một đội ngũ nhân lực vững mạnh không những giỏi về
chuyên môn mà còn có tinh thần đoàn kết gắn bó cùng phát triển vì một mục tiêu
chung, chính vì thế mà bộ phận nhân sự cùng với ban quản lý khách sạn ngày càng
phải cố gắng hơn nữa để tạo ra một bầu không khí tập thể, tạo cho nhân viên cảm
giác được làm việc trong chính ngôi nhà của mình, có sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ
90
lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ thì khi đó hiệu quả của công việc sẽ đạt được kết quả
cao nhất.
- Đối với khâu tuyển dụng các vị trí cao trong khách sạn ban lãnh đạo nên
tuyển dụng những người tuổi đời sau 35 thì khi đó họ sẽ làm việc lâu dài và gắn bó
với khách sạn
- Khách sạn cũng nên chú trọng và ngày càng nâng cao hơn nữa chính sách
khen thưởng và đãi ngộ đối với những nhân viên đã làm việc lâu năm vì đó là sẽ là
đội ngũ trung thành với sự phát triển của khách sạn. Ban lãnh đạo khách sạn có thể
đưa ra những chính sách mới khuyến khích dành cho nhân viên có hệ số làm việc
lâu năm thật hấp dẫn như lương cao hơn mức bình quân, thưởng nóng, không chỉ họ
mà còn người thân cũng sẽ là đối tượng nhận được ưu đãi đặc biệt từ các chương
trình của khách sạn hằng năm...với những chính sách như vậy chắc chắn sẽ khuyến
khích nhân viên làm việc lâu dài.
- Hầu hết nhân viên được hỏi đều đồng ý sẽ thay đổi công việc sang một công
ty khác nếu được ở vị trí cao hơn công ty cũ chính vì vậy khách sạn nên chú trọng
tới cơ hội thăng tiến của nhân viên, không những đưa ra chính sách khen thưởng
khuyến khích nhân viên xuất sắc mà còn phải xây dựng thang bậc thăng chức cho
nhân viên. Bên cạnh đó cũng điều chỉnh thời gian xem xét thăng chức không nên
quá lâu có thể xét mỗi quý hay cuối mỗi năm để nhân viên nào cũng cảm thấy mình
có cơ hội được thể hiện mình.
- Ngoài ra khách sạn cũng nên thay đổi thường xuyên chế độ lương thưởng
cho nhân viên đặc biệt là đối với nguồn nhân lực cấp cao và đội ngũ có thâm niên
tại khách sạn đây là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất của nhân viên
chính đây cũng là yếu tố nhạy cảm mà đối thủ cạnh tranh luôn dùng để có được
nhân tài. Chế độ đãi ngộ như thế nào là hợp lý đối với đội ngũ này hiện vẫn còn là
đề tài nóng đối với các nhà quản trị nhân sự. Khách sạn có thể áp dụng một số chính
sách đãi ngộ đang được các tập đoàn lớn sử dụng họ không chỉ cho nhân viên có
một văn phòng làm việc đẹp như mơ, còn có một chế độ đãi ngộ như “thiên đường”
91
dành cho nhân viên của mình, để giúp họ có được môi trường làm việc thoải mái và
sáng tạo nhất, giúp phát huy hết khả năng mà mỗi nhân viên đang có.
Mặt khác cách thức cũng như nội dung đào tạo đã được khẳng định thông qua
chất lượng của đội ngũ nhân viên. Khách sạn Sunrise xứng đáng là nơi tạo cho nhân
viên có cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp.
Khách sạn đã duy trì và phát huy được uy tín và vị thế của mình trong thị
trường là một phần lớn nhờ vào những nhận thức mới tiến bộ trong quản trị nhân
lực của các nhà quản lý khách sạn. Có thể nói những kinh ngiệm này không chỉ có
thể áp dụng cho duy nhất khách sạn Sunrise mà còn có thể áp dụng cho các khách
sạn khác. Nên chăng các khách sạn khác cần học tập những kinh ngiệm đó và áp
dụng vào doanh nghiệp mình trong những điều kiện cụ thể.
Khách sạn Sunrise là một khách sạn kinh doanh hiệu quả song cũng không thể
tránh được những khó khăn. Trong hai tháng thực tập tại khách sạn Sunrise, tôi
nhận thấy rằng khách sạn này đã hoạt động theo cơ chế quản lý đồng bộ và có hiệu
quả. Song bên cạnh những kinh ngiệm đáng học tập còn có một số vấn đề đáng bàn.
Nếu khắc phục được những vấn đề này chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn trong
hoạt động kinh doanh và đồng thời giúp khách sạn Sunrise khẳng định hơn về vị trí
và uy tín của mình trên thị trường.
Sau đây là một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực góp
phần nâng cao chất lượng lao động trong khách sạn :
- Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực
Như trên đã trình bày, công tác tuyển dụng lao động ở khách sạn Sunrise có
nhiều tiến bộ, nó thể hiện chất lượng cao từ khâu tổ chức tuyển dụng đến hình thức,
nội dung tuyển dụng. Song có một vấn đề đáng quan tâm trong phương pháp tuyển
chọn nhân lực:
Hiện nay khách sạn chỉ áp dụng phương pháp phỏng vấn đối với người được
tuyển chọn ( trừ những bộ phận lễ tân, khối văn phòng, nhân viên phục vụ nhà hàng
là phải trải qua bài test tiêng anh). Tuy ai cũng biết được ưu việt của loại phỏng vấn
này là có thể đánh giá tổng thể khả năng của ứng viên mà tốn ít thời gian và chi phí.
92
Song ta chưa thể đáng giá chính xác bởi nó còn bị chi phối bởi tính chủ quan của
người phỏng vấn. Nên chăng, khách sạn nên có tiến hành trắc ngiệm (test) sau khi
qua cuộc phỏng vấn sơ bộ.
Mục tiêu chủ yếu của trắc ngiệm là xác định các năng lực (hay hiệu quả có thể
có) của cá nhân trong công việc và mức độ thoả mãn người ta chờ đợi của ứng viên
như thế nào. Trắc ngiệm làm bộc lộ sự thích hợp của người lao động đối với công
việc. Như vậy càng nhiều trắc ngiệm được thực hiện thì phòng quản trị nhân lực
càng có thể đánh giá được nhiều hơn, chính xác hơn về trình độ thành thạo, khả
năng thực hiện công việc và nhân cách của cá nhân.
Việc tiến hành thêm phương pháp trắc ngiệm sẽ giúp cho khách sạn có nguồn
nhân lực tốt. Tuy mất thời gian và tốn kém hơn song nếu khách sạn tiến hành thì có
nghĩa là họ đã giảm được chi phí đào tạo sau này và chất lượng phục vụ cũng sẽ
được nâng cao.
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, công ty trên thế giới đã đầu tư trước để tạo
nguồn nhân lực trong tương lai bằng cách hỗ trợ liên kết với các trung tâm đào tạo,
tiến hành bảo trợ những học viên xuất sắc ngay khi còn đang học tại trường (hoạt
động này ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm ). Như vậy sau mỗi
khoá học, doanh nghiệp lại bổ xung vào nguồn nhân lực của mình những thành viên
ưu tú mà không mất chi phí cho việc tuyển chọn. Thiết nghĩ đây cũng là một cách
thức hay trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà khách sạn nên xem xét
cân nhắc.
- Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đây là bước tiếp theo của công tác tuyển chọn nhân lực nhằm nâng cao chất
lượng lao động. Có thể khẳng định rằng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại khách sạn Sunrise là khá tốt là chuẩn mực cho rất nhiều khách sạn. Song với
tư cách là khách sạn 5 sao có vị thế và uy tín lớn trên thị trường, khách sạn cần có
sự hoàn thiện hơn nữa trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, điều này
có nghĩa là khách sạn nên tận dụng hết khả năng của minh trong công tác này.
93
Hiện nay, khách sạn Sunrise duy trì việc đào tạo tại khách sạn thường xuyên
và liên tục. Khách sạn nên tiếp tục đẩy mạnh hơn nũa cách thức đào tạo chéo. Để
cho người lao động nắm bắt không chỉ một nghiệp vụ chuyên môn của mình mà còn
nắm rõ công việc ở bộ phận khác. Trong kinh doanh khách sạn việc đào tạo này
đem lại lợi ích không nhỏ cho việc điều hành tổ chức phục vụ trong khách sạn. Như
ta biết đặc điểm kinh doanh của khách sạn mang tính thời vụ. Do vậy sẽ có những
lúc đông khách và cũng có những lúc vắng khách. Tính thời vụ còn biểu hiện không
từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của khách sạn. Nếu như người lao động có khả
năng ở một số nghiệp vụ của các bộ phận thì sẽ vô cùng thuận lợi cho người quản
lý. Bởi họ sẽ dễ dàng thuyên chuyển một người lao động nhàn rỗi từ bộ phận này
sang bộ phận khác trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải tuyển nhân viên mới.
Như vậy sẽ tránh sự lãng phí nguồn nhân lực đồng thời đỡ tốn kém và tạo ra sự linh
hoạt trong cơ cấu tổ chức.
Phương pháp đào tạo chéo này tốn khá nhiều thời gian và chi phí, ở một chừng
mực nào đó sẽ gây ra sự cản trở năng suất chung của bộ phận trong quá trình tiến
hành đào tạo. Song với khả năng của khách sạn như khách sạn Sunrise thì mọi khó
khăn đều có thể khắc phục nếu khách sạn có sự cân nhắc và thận trọng trong vấn đề
này.
Vì chất lượng phục vụ, vì uy tín và vị thế của mình khách sạn nên từng bước
tiến hành phương pháp đào tạo chéo.
Đó là một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại khách sạn
Sunrise. Tôi hy vọng những ý kiến này có thể đóng góp một phần nhỏ nhằm đem lại
hiệu quả cao hơn trong công tác quản trị nhân lực của khách sạn Sunrise nói riêng
và kinh doanh khách sạn nói chung.
94
KẾT LUẬN
Quản trị nhân lực - một bộ phận không thể thiếu được trong quản trị kinh
doanh. Ngày nay, khi các thiết bị đã được hiện đại hoá thì cạnh tranh giữa các chủ
thể kinh doanh lại thuộc về chất lượng. Yếu tố quyết định chất lượng đó chính là
nhân tố con người. Và chính vì thể mà không một doanh nghiệp nào có thể lơ là với
công tác quản trị nhân lực.
Nắm được tầm quan trọng của chính sách quản trị nhân lực, khách sạn Sunrise
đã khai thác triệt để về chính sách này và sử dụng nó như một công cụ đòn bẩy hữu
hiệu để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Nha Trang và sau thời gian thực tập
tại khách sạn Sunrise em đã hoàn thành bài luận văn của mình. Em xin chân thành
cảm ơn TS. Đỗ Thị Thanh Vinh – GV hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ tận tình của
các anh chị phòng nhân lực khách sạn Sunrise đã giúp em hoàn thành đề án này.
Trong bài làm trên do thời gian và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy(cô) và các bạn đóng góp thêm ý
kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BẢNG CÂU HỎI CHUYÊN GIA
Giải thích các nhân tố có ảnh hưởng đến sự biến động nguồn nhân lực:
1./ Tuổi : thể hiện qua độ tuổi và thâm niên công tác (tuổi nghề) của người lao
động.
2./ Cá tính người lao động: thể hiện qua tính khí, tính năng động và ưa mạo
hiểm, tham vọng... của người lao động.
3./ Đầu tư vào nghề nghiệp: thể hiện qua thời gian và công sức, sự chuyên tâm
vào công việc của người lao động.
4./ Quan điểm nghề nghiệp: là sự đánh giá của xã hội đối với nghề nghiệp của
người lao động.
5./ Cấp độ kỹ thuật: là trình độ về tay nghề, kỹ thuật của người lao động.
6./ Môi trường xã hội : bao gồm các yếu tố chính trị, văn hóa, kinh tế, kỹ thuật
chung quanh con người.
7./ Môi trường văn hóa doanh nghiệp: là mức độ nhận thức và các mối quan hệ
tương tác tạo nên văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp, bao gồm: động lực làm việc
của con người, thái độ của họ đối với thành quả chung của doanh nghiệp, thái độ
cách cư xử của giám đốc đối với nhân viên, quan hệ hợp tác trong công việc, cách
cư xử của con người trong quá trình sống và hoạt động, bầu không khí trong doanh
nghiệp...
Câu hỏi 1: Theo anh (chị) thì 7 nhân tố trên có nhân tố nào không ảnh
hưởng đến sự biến động nguồn nhân lực tại cơ sở kinh doanh của mình? Anh (chị)
ghi câu trả lời của mình bằng cách khoanh tròn vào số mình chọn.
1./ Tuổi
2./ Cá tính người lao động
3./ Đầu tư vào nghề nghiệp
4./ Quan điểm nghề nghiệp
5./ Cấp độ kỹ thuật
6./ Môi trường xã hội
7./Môi trường văn hóa doanh nghiệp
Tất cả các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến sự biến động nguồn nhân lực.
Câu hỏi 2: Trong các nhân tố mà anh/chị đã lựa chọn (đã không loại bỏ ở câu
1) thì trong mỗi nhân tố, các yếu tố nào giải thích cho các nhân tố đó không phù
hợp hay không? Anh/chị ghi câu trả lời của mình bằng cách khoanh tròn vào số
mình chọn.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Tuổi:
1.1 Người lao động càng lớn tuổi thì khả năng thay đổi công việc càng
thấp.
1.2 Từ 30 tuổi trở lên, người lao động không thích chuyển đổi công việc.
1.3 Từ 35 tuổi trở lên, người lao động không thích chuyển đổi công việc.
1.4 Từ 40 tuổi trở lên, người lao động không thích chuyển đổi công việc
1.5 Người lao động có thâm niên trong nghề nghiệp càng cao thì khả năng
thay đổi công việc càng cao.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Cá tính người lao động:
2.1 Người lao động có năng lực cá nhân cao thì khả năng thay đổi công
việc càng cao.
2.2 Người lao động có tham vọng càng lớn thì khả năng thay đổi công việc
càng cao.
2.3 Người lao động càng năng động, thích mạo hiểm thì khả năng thay đổi
công việc càng cao.
2.4 Người lao động có tính khí linh hoạt thì khả năng thay đổi công việc
càng cao.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Đầu tư nghề nghiệp:
3.1 Người lao động ham học hỏi, cầu tiến trong công việc thì thì khả năng
thay đổi công việc càng thấp.
3.2 Người lao động bỏ thời gian để hoàn thành tốt công việc của mình thì
khả năng thay đổi công việc càng thấp.
3.3 Người lao động càng chuyên tâm vào công việc của mình thì khả năng
thay đổi công việc càng thấp.
3.4 Người lao động có khả năng chuyên môn cao thì khả năng thay đổi
công việc càng cao.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Quan điểm xã hội:
4.1 Ngành nghề nhận được sự đánh giá cao của xã hội thì người lao động
có xu hướng muốn gia nhập hơn.
4.2 Nếu quan điểm của xã hội là không ủng hộ sự thay đổi nghề nghiệp thì
sẽ làm giảm sự dịch chuyển nhân sự từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp
khác.
4.3 Nếu quan điểm của lãnh đạo các doanh nghiệp là không đánh giá cao sự
thay đổi nghề nghiệp thì sẽ làm giảm sự dịch chuyển nhân sự từ doanh
nghiệp này sang doanh nghiệp khác.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Cấp độ kỹ thuật:
5.1 Yêu cầu về trình độ kỹ thuật càng cao thì khả năng thay đổi công việc
càng cao.
5.2 Nhân lực trình độ kỹ thuật cao có nhiều cơ hội thay đổi công việc nên
khả năng thay đổi công việc cao.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Môi trường xã hội :
6.1 Kinh tế càng phát triển thì sự dịch chuyển nhân sự càng gia tăng.
6.2 Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì sự dịch chuyển nhân sự càng gia
tăng.
6.3 Chính sách kinh tế tự do, hỗ trợ sự phát triển của các ngành nghề sẽ
làm tăng sự dịch chuyển nhân sự.
- Các yếu tố giải thích cho nhân tố Môi trường văn hóa:
7.1 Mục tiêu của tổ chức đề ra càng cao thì càng làm tăng sự dịch chuyển
nhân lực.
7.2 Giám sát của tổ chức đối với đội ngũ nhân sự càng khắt khe thì càng
làm tăng sự dịch chuyển nhân lực.
7.3 Văn hóa của tổ chức không được chú trọng phát triển sẽ làm tăng sự
dịch chuyển nhân lực.
7.4 Phong cách lãnh đạo không đáp ứng được sự mong đợi của người lao
động sẽ làm tăng sự dịch chuyển nhân lực.
7.5 Mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức không chặt chẽ, hời
hợt sẽ làm tăng sự dịch chuyển nhân lực.
7.6 Các chính sách đãi ngộ, khen thưởng không hợp lý sẽ làm tăng sự dịch
chuyển nhân lực.
Câu hỏi 3: Theo anh/chị thì ngoài các yếu tố giải thích cho các nhân tố mà
anh/chị đã chọn sau câu hỏi 2 thì trong mỗi nhân tố đó, còn các yếu tố nào cần
phải bổ sung để giải thích cho các nhân tố đó rõ ràng hơn không ? Nếu anh/chị
thấy không cần bổ sung yếu tố nào nữa thì xin ghi không .
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Tuổi:
1. .....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Cá Tính:
1. ....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Đầu tư vào nghề nghiệp:
1. .....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Quan điểm nghề nghiệp:
1. .....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Cấp độ kỹ thuật:
1. .....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Môi trường xã hội:
1. .....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Yếu tố bổ sung cho nhân tố Môi trường văn hóa:
1. .....................................................................................................
2. .....................................................................................................
Câu hỏi 4: Theo anh/chị ngoài các nhân tố trên còn có nhân tố nào tác động
đến sự biến động nguồn nhân lực tại cơ sở kinh doanh của mình ? Các yếu tố giải
thích cho các nhân tố đó là gì? Anh/chị ghi câu trả lời của mình ở các dòng bên
dưới (nếu thấy không cần bổ sung gì nữa thì ghi “không”).
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
........................Thông tin cá nhân:
Họ và tên:...........................................................
Tuổi :..................................................................
Giới tính: Nam Nữ .
Nơi sinh: Thành thị Nông thôn
Trình độ học vấn:.....................................................................
Trình độ chuyên môn:....................................................................................
Chức vụ:.........................................................................................................
Công việc đang đảm nhận………………………………………….………
Phụ lục 2:
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Quý vị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi phát biểu dưới
đây (mức độ đánh giá của quý vị sẽ được biểu hiện thông qua các con số từ 1: Rất
không đồng ý đến 5: Rất đồng ý).
Trong bảng câu hỏi sau cụm từ “Thay đổi công việc” được hiểu là khả năng
của một người trong việc chuyển vị trí công việc từ cơ sở kinh doanh này sang làm
việc tại một cơ sở khác.
Xin quý vị vui lòng đánh dấu “X” hoặc khoanh tròn vào số của những ô thích
hợp với mức độ đồng ý được quy ước như sau:
1 2 3 4 5
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường
(không đồng ý)
Đồng ý Rất đồng ý
Nội dung các phát biểu Mức độ đồng ý
1. Tuổi
1.1 Khả năng thay đổi công việc của
quý vị thường chịu ảnh hưởng bởi
tuổi.
1 2 3 4 5
1.2 Thông thường, sau 35 tuổi quý vị
sẽ không thích thay đổi công việc
của mình.
1 2 3 4 5
2. Thâm niên
2.1 Khi đã làm việc lâu năm tại một
công ty, quý vị thường không thích
thay đổi công việc sang một công ty
khác.
1 2 3 4 5
3. Cá tính
3.1 Khi quyết định thay đổi công 1 2 3 4 5
việc của mình, quý vị thường căn cứ
vào năng lực của bản thân.
3.2 Khi quyết định thay đổi công
việc của mình, quý vị có mong
muốn sẽ làm việc ở vị trí cao hơn tại
một công ty khác.
1 2 3 4 5
3.3. Khi quyết định thay đổi công
việc của mình, quý vị thích làm việc
tại một công ty khác năng động và
thách thức hơn.
1 2 3 4 5
3.4. Người lao động có tính khí linh
hoạt thì khả năng thay đổi công việc
càng cao
1 2 3 4 5
4. Đầu tư vào nghề nghiệp
4.1 Quý vị thường không muốn thay
đổi công việc của mình khi đã dành
nhiều thời gian học hỏi những kinh
nghiệm của người trước.
1 2 3 4 5
4.2 Quý vị thường không muốn thay
đổi công việc của mình khi đã dành
nhiều thời gian để thực hiện tốt công
việc đó.
1 2 3 4 5
4.3 Quý vị thường không muốn thay
đổi công việc của mình khi đã
chuyên tâm vào công việc hiện tại
1 2 3 4 5
4.4 Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu bản thân có khả
năng chuyên môn cao.
1 2 3 4 5
5. Quan điểm nghề nghiệp
5.1 Quý vị sẽ thay đổi công việc của
mình sang một nghề mới nếu đó là
nghề nhận được sự đánh giá cao của
xã hội.
1 2 3 4 5
5.2 Quý vị sẽ không thay đổi công
việc của mình nếu quan điểm của xã
hội không ủng hộ sự thay đổi nghề
nghiệp.
1 2 3 4 5
5.3 Quý vị sẽ không thay đổi công
việc của mình nếu quan điểm của
lãnh đạo các công ty không đánh giá
cao sự thay đổi nghề nghiệp.
1 2 3 4 5
6. Cấp độ kỹ thuật
6.1 Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu yêu cầu về trình
độ kỹ thuật ngày càng cao
1 2 3 4 5
6.2 Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu có nhiều cơ hội
thay đổi công việc
1 2 3 4 5
7. Môi trường xã hội
7.1Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu điều kiện kinh tế
xã hội càng phát triển
1 2 3 4 5
7.2 Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu điều kiện khoa
học kỹ thuật càng phát triển.
1 2 3 4 5
7.3 Quý vị sẽ sẵn sàng thay đổi công
việc của mình nếu Chính sách kinh
tế tự do, hỗ trợ sự phát triển của các
1 2 3 4 5
ngành nghề phát triển.
8. Môi trường văn hóa doanh nghiệp
8.1 Quý vị sẽ thay đổi công việc của
mình công ty đặt ra mục tiêu quá
cao.
1 2 3 4 5
8.2 Quý vị sẽ thay đổi công việc của
mình nếu công ty giám sát công việc
quá khắt khe.
1 2 3 4 5
8.3 Quý vị thường thích làm việc ở
những công ty có sự quan tâm đến
văn hóa tổ chức.
1 2 3 4 5
8.4 Quý vị thường thích làm việc ở
những công ty có mối quan hệ giữa
người với người chặt chẽ, có sự quan
tâm lẫn nhau.
1 2 3 4 5
8.5 Quý vị thường thích làm việc ở
những công ty mà chính sách đãi
ngộ, khen thưởng hợp lý.
1 2 3 4 5
9. Sự ổn định, gắn bó đối với tổ chức Mức độ đồng ý
9.1 Quý vị sẽ nỗ lực hết mình để giúp công ty đạt
được mục tiêu chung.
9.2 Quý vị vui mừng vì đã chọn công ty này để làm
việc.
9.3 Quý vị cảm thấy tự hào là nhân viên của công ty
9.4 Quý vị sẽ ở lại công ty cho dù nơi khác có đề
nghị lương bổng cao hơn
9.5 Quý vị có ý định ở lại lâu dài cùng công ty
9.6 Quý vị đã hoặc sẽ có ý định thay đổi việc làm ở
các công ty khác khi có điều kiện ?
Có không
Nếu có, (hãy khoanh tròn vào số lần đã thay đổi
công ty)
Số lần thay đổi
Đã thay đổi việc làm ở các công ty khác nhau
3. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Chúng tôi rất mong quý vị cung cấp một số thông tin cá nhân dưới đây:
Trình độ học vấn
Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng, trung
cấp
Phổ thông
Khác…………
Chức danh hiện tại
Giám đốc
Trưởng phòng
Nhân viên điều hành
Nhân viên văn
phòng
Khác………………
Thu nhập hàng
tháng
Dưới 5 triệu
đồng
5 triệu đồng –
10 triệu đồng
Trên 10 triệu
đồng
Tình trạng hôn
nhân
Độc thân
đã có gia đình
Giới tính: Nam Nữ
Tuổi 18 – 25 tuổi > 25 – 35 tuổi > 35 – 45 tuổi > 45 tuổi
Thâm niên công tác
Dưới 1 năm Từ 1– 3 năm Từ 3 – 5 năm Từ 5 – 15 năm Trên 15 năm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng quản trị nhân lực(2010)-Ts. Đỗ Thị Thanh Vinh, Trường
Đại Học Nha Trang, Khoa Kinh Tế
2. Jinlou Shi, The Human Resourses Flow Prolem, tạp chí
Nonlinerar(UK)
3. Giáo trình Quản trị nhân lực – NXB Đại học Kinh tế quốc dân
4. Sổ tay nhân viên khách sạn Sunrise Nha Trang
5. Giáo trình Quản trị kinh doanh khách san – NXB Đại học kinh tế
quốc dân
6. Tài liệu “Quản trị nguồn nhân lực”, trên trang web: “Tài
liệu.vn”.
7. Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá- Tạ
Ngọc Hải Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_co_hieu_qua_su_bien_dong_nhan_luc_tai_khach_san_sunrise_nha_trang_4381.pdf