Đề tài Quản tri rủi ro kinh tế

Trong xu hướng hội nhập hiện tại, một công ty đang hoạt động không chỉ đối phó với các yếu tố cạnh tranh trong thị trường mà còn đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình phát triển của mình. Giống như bước chân mỗi con người trên đường đời này đôi khi các vật cản xuất hiện trước mắt và được xử lý , nhưng còn có những nguy cơ tiềm ẩn nhỏ nhoi và khó thấy trên đường đi phía trước. Vì vậy, làm cách nào để phòng tránh và đối phó với các rủi ro nhìn thấy được hay không nhìn thấy được là một thách thức cũng như mở ra cơ hội để tiến nhanh hơn về phía trước. Dễ dàng nhìn thấy trong tất cà các rủi ro thông thường thì các rủi ro trong khía cạnh kinh tế luôn làm đau đầu các nhà quản trị trong một doanh nghiệp. Chính vì đặc thù của kinh tế là luôn vận động, biến đổi và phát triển cho nên các rủi ro trong môi trường kinh tế luôn biến động từng ngày và đòi hỏi một sự biến hoá khéo léo trong công tác quản trị rủi ro của một doanh nghiệp. Đến với bài tiểu luận này, chúng tôi xin chọn công ty cổ phần nhựa Bình Minh để từ đó làm sáng tỏ các yếu tố cần trình bày trong bài nghiên cứu của chúng tôi.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản tri rủi ro kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu hướng hội nhập hiện tại, một công ty đang hoạt động không chỉ đối phó với các yếu tố cạnh tranh trong thị trường mà còn đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình phát triển của mình. Giống như bước chân mỗi con người trên đường đời này đôi khi các vật cản xuất hiện trước mắt và được xử lý , nhưng còn có những nguy cơ tiềm ẩn nhỏ nhoi và khó thấy trên đường đi phía trước. Vì vậy, làm cách nào để phòng tránh và đối phó với các rủi ro nhìn thấy được hay không nhìn thấy được là một thách thức cũng như mở ra cơ hội để tiến nhanh hơn về phía trước. Dễ dàng nhìn thấy trong tất cà các rủi ro thông thường thì các rủi ro trong khía cạnh kinh tế luôn làm đau đầu các nhà quản trị trong một doanh nghiệp. Chính vì đặc thù của kinh tế là luôn vận động, biến đổi và phát triển cho nên các rủi ro trong môi trường kinh tế luôn biến động từng ngày và đòi hỏi một sự biến hoá khéo léo trong công tác quản trị rủi ro của một doanh nghiệp. Đến với bài tiểu luận này, chúng tôi- nhóm sinh viên ngành Thương mại K34 xin chọn công ty cổ phần nhựa Bình Minh để từ đó làm sáng tỏ các yếu tố cần trình bày trong bài nghiên cứu của chúng tôi. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng một vì dụ điển hình trong ngành sản xuất dân dụng là công ty nhựa Bình Minh, chúng tôi từ đó nghiên cứu và trình bày các yếu tố rủi ro xuất hiện trong quá trình kinh doanh & phát triển của công ty. Chính từ nguyên nhân trên sẽ làm xuất hiện yêu cầu quản trị các yếu tố rủi ro phát sinh và tìm ra hướng giải pháp giúp cho công ty phát triển một cách thuận lợi nhất. Cũng thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn gửi đến người đọc một cái nhìn rõ nét về các yếu tố rủi ro kinh tế sẽ xảy ra đối với một công ty, từ đó giúp cho người đọc hiểu và ứng dụng các kiến thức của bài nghiên cứu này vào thực tế, thông qua các công ty, doanh nghiệp mà các bạn đang làm việc từ đó vô hình chung giúp cho nền kinh tế chung phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngoài nước. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố rủi ro kinh tế phát sinh, ngoài ra còn đề cập thêm những phương án nhằm giải quyết nhanh và gọn những vật cản phát triển của công ty nhựa Bình Minh. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU Giới thiệu tình hình hoạt động của công ty nhựa Bình Minh và các rủi ro chung từ môi trường kinh tế mà công ty có thể gặp phải : Tình hình hoạt động kinh doanh Tình hình tài chính Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ môi trường kinh tế Các phương án trên ly thuyết để quản trị rủi ro trong môi trường kinh tế và nhận xét Chọn lựa các phương án tối ưu và phù hợp với công ty cổ phần nhựa Bình Minh Kết luận NỘI DUNG KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG&SXKD CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH VÀ NHỮNG RỦI RO KINH TẾ MÀ CÔNG TY CÓ THỂ GẶP Tên Công ty:      Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh Tên tiếng Anh:   Binh Minh Plastics Joint-stock Company Top of Form Bottom of Form Tên viết tắt:       BMPLASCO Biểu tượng của Công ty: Vốn điều lệ:       147.908.400.000 VNĐ Trụ sở chính:     240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại:        (84-8) 969.0973 Fax:      (84-8) 960.6814 Email:               binhminhplas@hcm.fpt.vn  Website:           www.binhminhplastic.com   TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN  Theo Quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16 tháng 11 năm 1977 của Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận hai Công ty ống nhựa hoá học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều Tinh công tư hợp doanh với Nhà nước lấy tên là “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh” trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là sản xuất hàng nhựa gia dụng như thau, xô, chậu…. Nhà máy phải vượt qua những khó khăn của thời bao cấp khi không có nguồn cung cấp nguyên vật liệu.      Đến năm 1986, Nhà máy chạy những mét ống UNICEF đầu tiên, làm tiền đề cho việc chuyển thành Công ty chuyên sản xuất ống nhựa sau này. Năm 1988, Nhà máy đầu tư 04 dàn thiết bị đùn ống của Hàn Quốc để đẩy mạnh hoạt động sản xuất ống nhựa. Ngày 08 tháng 02 năm 1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”. Xí nghiệp là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Sản xuất – Xuất Nhập khẩu nhựa – Bộ Công nghiệp nhẹ (tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam – VINAPLAST) với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào ngành gia công chất dẻo, tổ chức sản xuất thực nghiệm các loại sản phẩm mới.      Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Ủy Ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hoá Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 03 tháng 11 năm 1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 1434/CNn-TCLĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là “Công ty Nhựa Bình Minh”, trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam với ngành nghề kinh doanh là sản xuất các sản phẩm chính là ống nhựa, bình phun thuốc trừ sâu, dụng cụ y tế, các sản phẩm nhựa kỹ thuật. Đến giai đoạn này Nhựa Bình Minh đã được thị trường biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực ống nhựa tại thị trường Việt Nam.      Năm 1995 lần đầu tiên Công ty ứng dụng công nghệ dryblend (sản xuất từ bột) trong sản xuất ống nhựa uPVC.      Ngày 04/12/2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngày 26/12/2003 Công ty tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu tiên thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh và đến ngày 02/01/2004 “Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh” đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần . Ngày 11/07/2006 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.      Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam.là doanh nghiệp nhựa hàng đầu tại viêt nam chuyên sản xuất các sản phẩm ống PVC cứng, PEHD(ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác.        Các sản phẩm nhựa được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427 : 1996, TCVN 7305 : 2003 , BS 3505:1968, AS/NZS 1477:1996,... trên các dây chuyền thiết bị hiện đại của các hãng nổi tiếng như KraussMaffei, Cincinnati, Corma,...        Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có trình độ, có tâm huyết đang là ưu thế cạnh tranh đáng kể của Nhựa Bình Minh trên thương trường. Nhựa Bình Minh đã đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong và ngoài nước. Nhựa Bình Minh đã đạt nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế và giải thưởng "Sao Vàng Đất Việt" dành cho thương hiệu "Nhựa Bình Minh". Sản phẩm Nhựa Bình Minh liên tục được bình chọn "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" từ năm 1997 đến nay. Một số ưu điểm và thành tích của Công ty cổ phần  Nhựa Bình Minh:  Là Doanh nghiệp sản xuất ống nhựa đầu tiên tại Việt Nam. Là Doanh nghiệp nhựa đầu tiên sản xuất ống nhựa cho chương trình viện trợ khai thác nước ngầm của UNICEF tại Việt Nam. Là Doanh nghiệp nhựa đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu ống nhựa sang thị trường Mỹ, Úc. Là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống nhựa PVC đường kính tới 630mm. Là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống nhựa HDPE đường kính lớn nhất tới 1200 mm. Cổ phiếu nằm trong TOP 20 trên sàn giao dịch trên thị trường chứng khoán VN năm 2010. Được Nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì Ba và huân chương Độc lập hạng Ba. Liên tục được Chính phủ lựa chọn tham gia chương trình “THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA” từ năm 2008 6 lần được Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải thưởng “SAO VÀNG ĐẤT VIỆT” Là doanh nghiệp nhựa duy nhất liên tục từ năm 1997 đến nay (14 lần)  được người tiêu dùng bình chọn “HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO” HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cơ cấu sản phẩm Công ty nhựa Bình Minh có các nhóm sản phẩm chính như sau: Ống uPVC Ống HDPE Ống gân HDPE Phụ tùng ống uPVC Phụ tùng uPVC cho tuyến cáp ngầm Phụ tùng ống gân HDPE Ống & phụ tùng PP- R Bình xịt & mũ bảo hộ lao động Keo dán uPVC & que hàn Gioăng cao su các loại Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 ( Đơn vị tính :VND ) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp d.vụ 1.156.149.641.356 831.577.610.647 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 12.995.957.619 10.613.629.141 3. Doanh thu thuần bán hàng và cc d.vụ 1.143.153.683.737 820.963.981.506 4. Giá vốn hàng bán 806.603.438.469 633.926.705.992 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cc d.vụ 336.550.245.268 187.037.275.514 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4.173.819.971 1.632.773.116 7. Chi phí tài chính 3.348.265.069 23.773.627.973 8. Chi phí bán hàng 25.271.305.819 25.476.130.958 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 28.447.926.885 27.525.733.449 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kd 283.656.567.466 111.894.556.250 11. Thu nhập khác 1.528.309.440 2.238.651.336 12. Chi phí khác 1.528.309.440 2.238.651.336 13. Lợi nhuận khác 1.507.650.034 2.238.384.813 14. Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh 1.507.650.034 2.238.384.813 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 285.164.217.500 114.132.941.063 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 35.445.777.279 18.266.484.649 17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (200.814.195) (56.527.813) 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập dn 249.919.254.416 95.922.984.227 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7.246 2.928 Tình hình tài chính : Tình hình tài chính của công ty thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản : Khả năng thanh toán : 2010 2009 2008 1. Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.93 1.99 2.79 2. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 3.77 4.45 4.61 Chỉ tiêu thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành qua các năm cho thấy công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ 1,93 lần trở lên, nhanh chóng đáp ứng vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Khả năng sinh lời : 2010 2009 2008 1. Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần % 29.44 22.78 20.88 2. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD / Doanh thu thuần % 24.81 13.63 16.24 3. Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần % 21.86 11.68 14.12 Khả năng sinh lời của công ty là khá cao đặc biệt là trong năm 2010, do doanh thu năm 2010 tăng 39% và chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm gần 18% so với năm 2009. Cơ cấu vốn : 2010 2009 2008 1. Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu % 0.15 0.16 0.13 2. Tổng nợ / Tổng tài sản % 17.81 13.72 15.30 Việc nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng như tổng nợ trên tổng tài sản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cho thấy công ty có tỷ lệ nợ dài hạn rất thấp, tình hình tài chính lành mạnh, rủi ro do mất khả năng thanh toán là rất khó xảy ra. Điều này cho thấy công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý và an toàn. Trong tổng nợ, chủ yếu Công ty vay các khoản vay ngắn hạn. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 2010 2009 2008 1. Vòng quay tổng tài sản Vòng 1.39 1.45 1.37 2. Vòng quay vốn lưu động Vòng 2.08 2.40 1.95 3. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3.52 3.88 2.06 Có thể thấy các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Công ty đạt được với tỷ lệ tốt và được duy trì qua các năm. Các chỉ tiêu cơ bản khác : 2010 2009 2008 ROA % 37.20 19.97 23.19 ROE % 30.32 16.95 19.29 EPS % 7,246 2,928 3,055 So sánh các chỉ tiêu ROE, ROA qua 03 năm cho thấy Công ty có các tỷ suất lợi nhuận khá cao và tương đối ổn định, đặc biệt là trong năm 2010. Mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty cũng có được sự duy trì ổn định ở mức tương đối cao, đặc biệt là năm 2010 EPS gấp gần 2,5 lần các năm trước đó. Để so sánh được EPS của các năm, EPS năm 2008 và năm 2009 đã được điều chỉnh do hồi tố 17.384.596 cổ phiếu thưởng cho cổ đông trong năm 2010 (EPS năm 2008 và 2009 trước khi điều chỉnh để so sánh lần lượt là 6.836 và 6.237). Định hướng phát triển cho công ty trong 5 năm tiếp theo : Tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu đối với các sản phẩm chủ lực như ống và phụ tùng ống nhựa các loại, mở rộng về số lượng, nâng cao về chất lượng. Nghiên cứu tình hình thị trường đối với các sản phẩm nhựa có hàm kỹ thuật và hiệu quả cao, đáp ứng cho việc đa dạng hoá mặt hàng. Mở rộng qui mô Công ty, lập thêm nhà máy mới. Nếu có điều kiện thuận lợi và đối tác thích hợp sẽ hợp tác thay đổi công năng mặt bằng khu vực trụ sở chính tại 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, Tp.HCM theo định hướng tốt hơn. Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ môi trường kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011 vào khoảng 7.2 %, mức cao thứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.Cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là một trong ba nước duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn 2010. Trong tình hình suy thoái hiện nay, khi nhiều quốc gia đang loay hoay với các con số tăng trưởng âm, thì đây là con số rất đáng lạc quan. Gần đây, Nhà nước đã tung ra các gói kích cầu để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, và đến nay nó đã đem lại nhiều dấu hiện khả quan. Tuy nhiên, các gói kích cầu này, theo quan điểm cá nhân không những không kích cầu, kích thích đầu tư, kích thích phát triển, mà ngược lại còn gây ra sự bị động lớn của cả nền kinh tế. Do đó, rủi ro hiện tại dễ thấy được chính là do cung thì nhiều mà cầu thì đang chựng lại và có xu hướng giảm xuống. Lãi suất Theo các chuyên gia kinh tế thì Lãi suất 2011 sẽ phụ thuộc vào lạm phát. Lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện tại đang ở mức khá cao 14% / năm, trong khi đó tốc độ lạm phát lại càng lúc càng tăng cao, do đó lãi suất trong giai đoạn tiếp theo sẽ thay đổi khó lường theo xu hướng ngày càng tăng. Tuy lãi suất khá cao, nhưng vẫn không mấy hấp dẫn. Các ngân hàng cho biết, vào thời điểm này, việc huy động gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế làm cho giá vàng tăng cao, từ đó xuất hiện tâm lý rút tiền giữ vàng để đảm bảo an toàn tài sản của người dân. Vì vậy, việc xem xét cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhiều do ngân hàng trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn. Đây sẽ là một trở ngại mới cho các doanh nghiệp. Hiện tại trong khi công ty đang phải cần điều phối một lượng lớn vốn để mở rộng sản xuất cho các chi nhánh thì lãi suất đang có xu hướng thả nổi tăng lên, điểu này gây ra rủi ro trong việc mất giá tiền vay và hậu quả là nếu sử dụng đồng vốn trong hiện tại không tốt và quản trị lượng tiền lưu thông trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thì sẽ dẫn đến việc không thể thanh toán đuợc nợ vay và phải bán đi các tài sản trong công ty để bù đắp cho các thiệt hại về lãi suất. Tỷ giá hối đoái Việc thâm hụt cán cân thanh toán đã tạo sức ép tăng tỷ giá. Tuy nhiên, nhập siêu không phải là nguyên nhân chủ yếu mà đó là do việc giảm nguồn cung từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Những tháng đầu năm 2011, tỷ giá USD/VND tăng nhanh chóng mặt, hiện ở mức trên dưới 20.860. Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Rủi ro về hối đoái không quá làm cho công ty lo lắng vì lượng ngoại tệ công ty sử dụng luôn nằm trong khỏan có thể thanh toán được, và hầu như lượng ngoại tệ mà công ty thu vào do xuất khẩu hàng hóa có thể bù đắp được những khoản thay đổi về giá ngoại tệ, vì công ty có các tài khoản USD từ đó có thể quy đổi ngoại tệ, USD là ngoại tệ cố định, các ngoại tệ khác sẽ thay đổi trong khung giao động dự báo, từ đó khoản rủi ro do ngoại tệ, phần nào được công ty khắc phục bằng các hợp đồng option hay future từ các ngân hàng, ngân hàng mà công ty chủ yếu ký kết là ngân hàng Đông Á và ngân hàng Maritime. Tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức trung bình 8,6% trong năm nay, cao hơn mục tiêu của chính phủ đưa ra là 7% ngay cả khi ngân hàng nhà nước đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ. Lạm phát ở Việt Nam một phần là do chi phí đẩy lên, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới đang tăng lên rất nhanh và theo các chuyên gia thì nó có thể đạt mức 120 USD/thùng. Sự tăng giá của loại vật tư chiến lược này thường làm tăng chi phí đầu vào của các mặt hàng khác tăng lên mà có thể thấy cước phí vận tải đang nhích dần lên. Rủi ro này là thuộc loại đáng lưu ý nhất của công ty, chính vì tình hình lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu trong ngành gia tăng từ đó tăng giá của sản phẩm, điều này làm giảm tính cạnh tranh của công ty. Rủi ro này còn góp phần làm cho công ty mất đi một số thị trường do sự điều chỉnh giá do tình hình lạm phát và hậu lạm phát. Ngoài ra còn có các yếu tố kinh tế như kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế và thu chi ngân sách nhà nước… nhưng những yếu tố này không quan trọng lắm trong việc phân tích các rủi ro kinh tế có thể gặp phải của công ty nên chúng tôi không đề cập ở đây. CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC TRÊN LÝ THUYẾT ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO Thâm nhập thị trường Chiến lược này tập trung vào việc tăng thị phần của công ty ở các thị trường truyền thống bằng các hoạt động xúc tiến thương mại,tăng cường quảng bá và tìm kiếm đối tác mới cũng như giữ mối quan hệ với các đối tác truyền thống,mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia khác,nâng cao tính cạnh tranh của công ty ở thị trường sở tại. Chiếm lĩnh thị phần bỏ lại của những Doanh nghiệp không đạt các tiêu chuẩn tại thị trường sở tại hoặc bị tai tiếng trong hoạt động xuất khẩu,tăng cường quảng bá hình ảnh của công ty tại các thị trường mà công ty đang kinh doanh,tham gia các buổi hội chợ,giới thiệu sản phẩm... Phát triển thị trường Việc tập trung vào một số thị trường chính cũng như hoàn toàn không quan tâm đến thị trường trong nước sẽ gây khó khăn cho công ty nếu như có trục trặc ở mảng thị trường chính.Chẳng hạn như khi có 1 biến động bất thường về kinh tế nào đó ở thị trường chính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty .Chiến lược tập trung vào việc phát triển thêm các thị trường khác ngoài những thị trường truyền thống thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường,tìm hiểu về thị hiếu khách hàng cũng như nền văn hóa,phong tục tập quán,xúc tiến các hoạt động đầu tư,đặt các văn phòng đại diện cũng như liên hệ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan xúc tiến thương mại ở nước sở tại… Chiến lược kết hợp về phía sau Nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm của cong ty nên bất cứ sự biến động lớn nhỏ nào của yếu tố này đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,vì vậy chiến lược này tập trung vào các hoạt động nhằm ổn định nguồn nguyên liệu của công ty bao gồm 2 giải pháp chính : thứ nhất,kí hợp đồng dài hạn với các nhà cung ứng nguyên liệu và thứ hai,với lợi thế về địa điểm đặt công ty thì công ty có thể tự xây dựng nguồn nguyên liệu cho riêng mình,không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mua ngoài nữa. Chiến lược quản trị rủi ro về tỷ giá hối đoái Hạn chế các rủi ro về tỷ giá hối đoái bằng cách nghiên cứu kỹ thị trường cũng như phân tích các xu hướng tương lai của tỷ giá,từ đó quyết định các hình thức thanh toán,loại hình ngoại tệ thanh toán phù hợp với các đối tác.Có thể sử dụng các công cụ phái sinh hoặc mua bảo hiểm tỷ giá từ các Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá trong hoạt động kinh doanh. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRONG QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC Chiến lược 1 :Thâm nhập thị trường Ưu : Chiến lược này được thực hiện nhằm giúp công ty tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ những rủi ro suy giảm về thị trường do vấn đề kinh tế.Một thị phần lớn cộng với ưu thế về phân phối,hình ảnh và uy tín của công ty sẽ giúp công ty giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại của việc suy giảm kinh tế trong tương lai cũng như đảm bảo được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian dài Khuyết : Chiến lược này đòi hỏi công ty phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn để thực hiện các hoạt động thâm nhập thị trường.Trong tình hình lãi suất biến động theo xu hướng ngày càng tăng cao thì chiến lược này hoàn toàn bất lợi cho công ty. Chiến lược 2 :Phát triển thị trường Ưu: Chiến lược này giúp công ty phát triển hơn ở thị trường nội địa (tiềm năng to lớn với dân số đứng thứ 13 thế giới) và đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu.,qua đó giảm thiểu được những rủi ro công ty có thể mắc phải.Đây được xem như một phương pháp san sẻ rủi ro giữa các mảng thị trường với nhau.Giả dụ có 1 vài thị trường bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về kinh tế thì công ty vẫn còn những thị trường khác để cứu vãn tình hình sản xuất kinh doanh. Khuyết : Phương án này cũng đòi hỏi một sự đầu tư công phu và tốn kém từ phía doanh nghiệp,từ việc đầu tư nghiên cứu,khảo sát đến việc thiết lập các cơ quan đại diện,hệ thống phân phối,...Nếu nền tảng tài chính không vững vàng thì công ty khó có thể thực hiện giải pháp này. Phương án này cũng tồn tại một chút mạo hiểm,nếu tập trung quá nhiều vào những thị trường mới mà bỏ quên các thị trường truyền thống thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Ngoài ra,rủi ro từ lãi suất cũng ảnh hưởng nhiều đến phương án này. Chiến lược 3 : Kết hợp về phía sau Ưu : Chiến lược này giúp công ty giảm thiểu rủi ro từ lạm phát cũng như các yếu tố kinh tế khác ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu và các yếu tố đầu vào.Việc chủ động về nguồn nguyên liệu cũng giúp công ty chủ động hơn trong việc quản lý chất lượng,thu mua nguyên liệu...nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Khuyết :Việc đầu tư nguồn nguyên liệu cho riêng mình không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải duy trì trong một thời gian dài,do đó cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức của công ty.Ngoài ra chi phí để đầu tư một vùng nguyên liệu hoàn chỉnh cũng không phải là nhỏ. Chiến lược 4 : Ưu : giảm thiểu các rủi ro về tài chính như rủi ro lãi suất,rủi ro tỷ giá hối đoái,chi phí thấp,... Khuyết : do tỷ giá biến động khó lường trước được nên những giải pháp “ăn chắc mặc bền” như thế này có thể gây ra những thiệt hại cho công ty. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU Dựa vào những phân tích trên đây có thể thấy rủi ro kinh tế lớn nhất mà công ty phải đối mặt là những rủi ro về việc suy giảm thị trường do tình hình kinh tế khó khăn và đặc biệt là những rủi ro về lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái.Ngoài ra các rủi ro khác như lạm phát,cán cân thanh toán quốc tế không ảnh hưởng nhiều lắm đến công ty.Vì vậy nhóm xin thống nhất lựa chọn 2 chiến lược số 2 và số 4 nhằm giúp cho Cadovimex có thể tránh được những rủi ro Doanh nghiệp có thể mắc phải trong tương lai. Cụ thể như sau: + Tập trung phát triển thị trường nội địa. + Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. + Sử dụng các công cụ phái sinh của Ngân hàng hoặc mua bảo hiểm tỷ giá hối đoái trong giao dịch với các đối tác IV. KẾT LUẬN Một cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả không chỉ dừng ở 3 bước nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro một cách đơn thuần và đơn lẻ. Trong nền kinh tế hiện đại với nhiều biến động phức tạp, quản trị rủi ro DN được xem như là một cơ chế tối ưu mà một DN cần áp dụng và triển khai để tồn tại và phát triển bền vững. Về chất thì việc quản lý rủi ro sẽ phải tiến từ khái niệm sơ khai liên quan đến các bảo hiểm vật chất và hạn chế tác động của rủi ro một cách thụ động nhằm bảo toàn giá trị cho DN đến việc quản trị rủi một cách chủ động, biến rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội và mang lại giá trị gia tăng cho DN. Nó không chỉ đơn thuần tránh cho DN khỏi các rắc rối và khó khăn, mà còn giúp hoạt động kinh doanh của DN tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn. Một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả phải bao gồm một số đặc điểm chủ đạo sau: (i) Không chỉ dừng ở các rủi ro cần có bảo hiểm vật chất, mà phải bao trùm tất cả các loại hình rủi ro khác nhau có ảnh hưởng đến mọi phương diện của hoạt động kinh doanh (rủi ro chiến lược, rủi ro tuân thủ, rủi ro báo cáo tài chính, rủi ro hoạt động); (ii) Là một quy trình liên tục, mang tính hệ thống, có sự tham gia của tất cả các cá nhân và các chức năng, bộ phận trong DN; (iii) Không chỉ dừng ở việc giúp giảm thiểu mất mát vật chất, mà còn phải tối đa hoá cơ hội cho DN; (iv) Thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh của DN, qua đó trở thành công cụ đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị DN và kiểm soát nội bộ. Với công ty cổ phần nhựa Bình Minh, một công ty sản xuất dân dụng lớn của Việt Nam thì lại càng không thế tránh khỏi việc phải tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do những nguy cơ từ tác động của nền kinh tế gây ra. Ngoài ra, không nên xem Quản trị rủi ro như một quy trình đơn lẻ, mà cần phải được lồng ghép và đan xen trong chiến lược phát triển tổng thể của DN. Các bước nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro cần được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ và sâu rộng trong DN. DN nào làm việc này càng sớm, càng chuyên nghiệp thì càng có lợi thế cạnh tranh, biến rủi ro thành cơ hội, giảm thiểu nguy cơ thất bại trong tương lai. The end !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản Tri Rủi Ro Kinh Tế.doc
Luận văn liên quan