Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Luận văn dài 116 trang
Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.3.1. Không gian nghiên cứu 4
1.3.2. Thời gian nghiên cứu . 4
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 4
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 5
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7
2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất 7
2.1.2. Phân loại rủi ro lãi suất . 10
2.1.3. Tính chất của rủi ro lãi suất 11
2.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất . 13
2.1.5. Phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất của một ngân hàng 13
2.1.6. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích rủi ro lãi suất . 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 17
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 17
Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 20
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 20
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 20
3.1.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh 21
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN . 21
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 21
3.2.2. Chức năng các phòng ban 22
3.2.3. Các nghiệp vụ kinh doanh và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Ngân hàng
24
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 4 NĂM 2005, 2006, 2007 VÀ NĂM 2008 . 25
3.3.1. Phân tích doanh thu 26
3.3.2. Phân tích chi phí . 28
3.3.3. Phân tích lợi nhuận . 29
3.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA NGÂN HÀNG 30
3.4.1. Thuận lợi . 30
3.4.2. Khó khăn . 31
3.4.3. Phương hướng hoạt động 32
Chương 4: THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI
RĂNG 34
4.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ
NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG . 34
4.1.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của ngân hàng 34
4.1.2. Phân tích tình hình biến động về tài sản của ngân hàng 40
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NHẠY CẢM VÀ
NGUỒN VỐN NHẠY CẢM CỦA NGÂN HÀNG . 42
4.2.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân
hàng 42
4.2.2. Phân tích tình hình biến động về tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân
hàng 53
4.3. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP TỪ LÃI VÀ CHI PHÍ
TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG . 60
4.3.1. Phân tích sự biến động của chi phí trả lãi tại Ngân hàng . 60
4.3.2. Phân tích tình hình biến động thu nhập lãi của Ngân hàng 63
4.4. LƯỢNG HÓA MỨC ĐỘ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG . 65
4.5. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGÂN HÀNG 70
4.5.1. Tình hình thay đổi lãi suất trong thời gian qua tại Ngân hàng . 70
4.5.2. Biến động thu nhập lãi thuần của Ngân hàng trong thời gian qua . 75
Chương 5 : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT CHO NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN CÁI RĂNG . 82
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP . 82
5.1.1. Phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần của Ngân hàng theo biến động
lãi suất 82
5.1.2. Những chính sách Ngân hàng đã sử dụng để hạn chế rủi ro lãi suất . 84
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo
& PTNT QUẬN CÁI RĂNG 86
5.2.1. Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn 88
5.2.2. Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặt thời gian
và giữa tài sản và nguồn vốn . 90
5.2.3. Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại . 90
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
6.1. KẾT LUẬN . 92
6.2. KIẾN NGHỊ 93
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Quận Cái
Răng . 93
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 95
6.2.3. Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương . 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(HSNC)
Bên cạnh GAP, chúng ta có thể so sánh quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất
TSNC với quy mô nguồn vốn nhạy cảm lãi suất NVNC. Và đây cũng chính là hệ
số rủi ro lãi suất. Chúng ta cũng thấy rằng, qua các năm ngân hàng luôn có một
hệ số nhạy cảm HSNC nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang trong trạng
thái nhạy cảm về nguồn vốn, giá trị của hệ số nhạy cảm lãi suất có sự biến động
khác nhau qua các năm, đó là do tình hình về tài sản nhạy cảm và nguồn vốn
nhạy cảm lãi suất trong từng năm có sự biến động khác nhau.
Hệ số độ lệch (IS GAP tương đối)
Trên thực tế, như chúng ta đã thấy ở trên, xét tại thời điểm năm 2005, nếu
tổng giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất là 94.786 triệu đồng và giá trị nguồn vốn nhạy
cảm lãi suất là 151.216 triệu đồng, khi đó chênh lệch GAP tuyệt đối:
GAP = TSNC – NVNC = 94.786 – 151.216 = -56.430 triệu đồng.
Rõ ràng là, ngân hàng có chênh lệch tuyệt đối âm biểu hiện tình trạng
nhạy cảm về nợ.
Ta có tỷ lệ chênh lệch tài sản nhạy cảm tương đối:
Một chỉ số chênh lệch tương đối dương có nghĩa là ngân hàng ở trong tình
trạng nhạy cảm tài sản, trong đó một chỉ số chênh lệch tương đối âm mô tả một
ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm nợ..Vậy ngân hàng đang nhạy cảm về nợ.
Và trạng thái này duy trì trong suốt những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2006, tỉ
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 73
IS GAP tương đối =
GAP
Tài sản nhạy cảm với lãi suất
=
- 56.430
94.786
=
- 0,59
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
lệ IS GAP tương đối của ngân hàng được cải thiên chút ít, là do nguồn vốn nhạy
cảm trong năm nay giảm xuống, nên trạng thái nhạy cảm về vốn được giảm phần
nào. Sang 2007, đến quí 3/2008 IS GAP lại có biến động theo chiều hướng xấu
đi, trạng thái nhạy cảm vốn của ngân hàng tăng, nguyên nhân là do ngân hàng
tăng cường huy động vốn ngắn hạn làm cho khoản mục làm cho khoản mục
nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng nhiều hơn so với tài sản nhạy cảm lãi suất.
Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy cảm lãi
suất thì ngân hàng được coi là không có rủi ro lãi suất. Trong trường hợp này, thu
từ lãi danh mục tài sản và chi phí trả lãi sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Chênh
lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bằng 0 và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào. Tuy nhiên trên thực tế, chênh
lệch nhạy cảm lãi suất bằng 0 không loại trừ hoàn toàn được rủi ro lãi suất bởi vì
lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với
nhau. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm hơn lãi suất của
những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Vì vậy thu từ lãi của ngân hàng có xu
hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng hiện nay.
4.5. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN
THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG.
Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến thu nhập của ngân
hàng, sau khi đi vào từng khoản mục thu nhập và chi phí lãi có liên quan đến
khoản mục nhạy cảm lãi suất và lãi suất cố định của ngân hàng, chúng ta tiến
hành đánh giá sự ảnh hưởng của lãi suất thay đổi đến thu nhập của Ngân hàng.
Nhưng do tính bảo mật về số liệu và những hạn chế khi thu thập số liệu của ngân
hàng nên chuyên đề không thể phân tích rủi ro lãi suất đối với từng kỳ hạn, từng
tháng hay từng quý theo tình hình biến động của lãi suất mà tổng hợp phân tích
sự nhạy cảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn đối với lãi suất theo năm, từ
đó thấy được sự ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng
như thế nào, từ đó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận cuối cùng mà Ngân
hàng nhận được.
4.5.1. Tình hình thay đổi lãi suất trong thời gian qua tại Ngân hàng.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 74
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Trong thời gian qua lãi suất thị trường có nhiều biến động, lãi suất tăng liên
tục kéo theo sự gia tăng của lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Ngân hàng.
Sự gia tăng của lãi suất đầu vào và đầu ra của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua
hai bảng số liệu sau:
Bảng 12: Biến động lãi suất huy động tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm
2005, 2006, 2007 và quí 3/ 2008
Đvt:%
Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Quí
3/2008
Tốc độ
2006/2005 2007/2006
1. Tiền gửi KKH của
TCKT 2,50 3,00 3,50 4,00 20,00 16,67
2. Tiền gửi TK 7,12 7,35 7,50 10,18 3,23 2,04
Tiền gửi TK KKH 4,00 4,50 5,00 6,00 12,50 11,11
Tiền gửi TK CKH < 12T 7,25 7,40 7,60 10,25 2,07 2,70
Tiền gửi TK CKH = 12T 8,00 8,65 8,75 9,25 8,13 1,16
TK bậc thang ngắn hạn 8,05 8,50 8,80 9,50 5,59 3,53
3. GTCG ngắn hạn 8,25 8,50 8,75 10,90 3,03 2,94
4. Vốn điều chuyển 8,00 8,50 8,75 9,00 6,25 2,94
Tổng khoản mục NCLS 5,45 5,79 6,27 8,87 6,24 8,29
Tổng khoản mục LSCĐ 8,40 8,75 9,25 12,90 4,17 5,71
Lãi suất trung bình 5,84 6,26 6,81 9,22 7,19 8,79
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007, quí 3/2008)
Ta thấy, lãi suất của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua các năm có xu
hướng tăng dần, cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đều tăng. Cụ thể, lãi
suất huy động tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 2,5%/năm (năm 2005) lên 3,0%/năm
và 3,5%/năm trong hai năm tiếp theo 2006 và 2007. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn cũng tăng theo. Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng có lãi suất tăng từ
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 75
Bảng 13: Biến động lãi suất cho vay tại NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm
2005, 2006, 2007 và quí 3/2008
Đvt:%
Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Quí
3/2008
Tốc độ
2006/2005 2007/2006
Cho vay ngắn hạn 13,38 14,50 16,50 18,50 13,50 15,50
Đầu tư CK ngắn hạn 8,33 8,33 8,50 8,50 7,33 7,50
Tổng khoản mục NCLS 13,35 14,46 16,47 18,46 13,46 15,47
Tổng khoản mục LSCĐ 14,00 15,50 18,50 19,50 14,50 17,50
Lãi suất trung bình 13,57 14,85 17,24 18,81 13,85 16,24
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007, quí 3/2008)
5,84 6,26
6,81
9,22
13,57
14,85
17,24 18,81
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Lãi suất
(%/năm)
Lãi suất huy
động trung bình
Lãi suất cho
vay trung bình
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
7,25%/năm (năm 2005) lên 7,4%/năm (năm 2006), 7,6%/năm (2007). Các hình
thức huy động khác cũng có lãi suất ngày càng cao. Cùng với sự gia tăng trong lãi
suất huy động vốn của Ngân hàng, thì lãi suất vốn điều chuyển nhận từ trên xuống
cũng tăng theo. Bên cạnh đó, lãi suất của các khoản mục đầu tư tín dụng và chứng
khoán của ngân hàng cũng không ngừng gia tăng. Năm 2006 tăng 13,85% so với
năm 2005, năm 2007 tăng 16,24% so với năm 2006.
Hình 8: Biến động lãi suất huy động và cho vay của NHNo&PTNT
quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007)
Nguyên nhân làm cho lãi suất của Ngân hàng liên tục tăng trong thời gian
từ năm 2005 đến 2007 là do kết quả của cuộc đua cạnh tranh huy động vốn diễn ra
ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng, do tình trạng thị trường tiền tệ nóng lên,
vốn Việt Nam đồng khan hiếm. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hầu như
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 76
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trong thời gian qua, lãi suất huy
động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng từ 0,3% - 1,5%/năm
tùy theo từng kỳ hạn, từng loại hình huy dộng và các chương trình khuyến mãi của
từng ngân hàng…
Nhìn chung lãi suất huy động của các NHTMCP kỳ hạn 12 tháng dao động
từ 12,6% - 14,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng từ 16,5% -
17,5%/năm, cho vay trung và dài hạn từ 17,8% - 19,5%/năm. Không chỉ tăng lãi
suất, các ngân hàng còn cạnh tranh huy động vốn bằng các hình thức khuyến
mãi…. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất khiến các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi
suất để giữ khách, nếu không khách hàng sẽ rút tiền đi gửi ngân hàng khác, thực ra
việc tăng lãi suất huy động trong thời gian này không hoàn toàn do nhu cầu vốn
tăng. Lãi suất huy động liên tục tăng, kéo theo lãi suất cho vay cũng liên tục tăng
theo lãi suất huy động. Ta thấy, từ năm 2005 dến 2007, lãi suất cho vay của Ngân
hàng có phần tăng nhanh hơn so với lãi suất huy động, nguyên nhân là do ngoài
tăng lãi suất huy động Ngân hàng còn sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi nên lãi
suất hiệu dụng tăng lên. Chính vì thế, lãi suất cho vay phải tăng cao hơn lãi suất
huy động mới đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác, vào thời điểm năm
2005, 2006 lãi suất cho vay mặt dù có tăng nhưng vẫn còn trong khả năng chấp
nhận của người cần vốn nên Ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay tăng khá
cao so với lãi suất huy động trong năm 2007.
Sang năm 2008, lãi suất tăng nhanh đột biến, nguyên nhân là do thực hiện
chủ trương kìm chế lạm phát của Chính Phủ, NHNN thắt chặc cung tiền, liên tục
tăng lãi suất cơ bản nên lãi suất huy động của Ngân hàng tăng theo và liên tục tăng
nhanh, lãi suất huy động tăng nên lãi suất cho vay tăng theo. Nhưng ta thấy trong 3
quí đầu năm 2008, lãi suất cho vay lại tăng chậm hơn lãi suất huy động và chênh
lệch lãi suất đầu vào – đầu ra bị thu hẹp lại, do cuối năm 2007 lãi suất cho vay của
Ngân hàng đã ở mức cao nếu tiếp tục tăng theo mức độ tăng của lãi suất huy
động thì người dân không thể nào tiếp cận được vốn ngân hàng vì không có khả
năng trả lãi. Bên cạnh đó theo qui định của bộ luật dân sự thì lãi suất cho vay
không quá 150% lãi suất huy động nên Ngân hàng dù có tăng lãi suất cho vay thì
cũng phải thấp hơn 21%/năm.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 77
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Việt Nam chỉ mới áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận mà bản chất là cho
các ngân hàng tự quyết định lãi suất huy động và cho vay từ năm 2002, đó là một
thời gian chưa dài. Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng
hiện nay. Trước việc tăng lãi suất huy động khá nhanh thời gian vừa qua, là một
vấn đề đáng lo ngại, vì sự tác động của nó tới lãi suất cho vay, gây ảnh hưởng
không tốt tới đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đó là một loạt các phản
ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng
phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu
quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Còn nếu ngân hàng tăng lãi suất huy động
mà không tăng lãi suất cho vay thì khoảng cách lãi suất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận
giảm và không trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn ngân hàng đến hậu quả tương
tự khi người vay vốn gặp rủi ro.
4.5.2. Biến động thu nhập lãi thuần của Ngân hàng trong thời gian qua.
Do sự biến động về tổng tài sản sinh lãi và nguồn vốn trả lãi cộng với sự
thay đổi lãi suất huy động và cho vay trong thời gian qua đã làm cho thu nhập
thuần từ lãi của Ngân hàng có sự thay đổi đáng kể.
Do cơ cấu các khoản mục tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân
hàng qua các năm là khác nhau, điều này đã được lý giải khi phân tích tình hình
biến dộng của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm tại NHNo&PTNT quận
Cái Răng,. Chính vì sự khác nhau này đã làm cho thu nhập thuần từ lãi của ngân
hàng biến đổi. Cụ thể như sau:
Bảng 14: Thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006,
2007 và quí 3/2008
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005
Năm
2006
Năm
2007
Quí
3/2008
2006/2005 2007/2006
Số
tiền
% Số
tiền
%
Thu nhập từ lãi 19.504 21.284 25.836 26.717 1.780 9,13 4.552 21,39
Chi phí trả lãi 10.199 10.224 12.507 16.806 25 0,25 2.283 22,33
Thu nhập lãi thuần 9.305 11.060 13.329 9.911 1.755 18,86 2.269 20,52
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008)
Vì lãi suất huy động và cho vay của Ngân hàng liên tục tăng từ năm 2005
đến năm 2007 nên đã làm thu nhập thuần từ lãi suất của ngân hàng có xu hướng
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 78
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
tăng dần qua các năm, do sự gia tăng của lãi suất đầu đầu ra lớn hơn sự gia tăng
của lãi suất đầu vào, nên phần bù do chênh lệch lãi suất này đã làm thu nhập thuần
của ngân hàng tăng lên qua các năm. Mặt dù, từ năm 2005 đến 2007, ngân hàng
luôn trong trạng thái nhạy cảm về vốn, khi lãi suất tăng trong ngân hàng sẽ lỗ. Và
năm 2006 và 2007 lãi suất có tăng nhưng chênh lệch lãi suất đầu ra của tài sản –
đầu vào của nguồn vốn vẫn bù đắp được phần thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra nên
thu nhập thuần từ lãi suất của ngân hàng vẫn tăng dần.
Nhưng sang năm 2008, do chênh lệch GAP tăng cao GAPquí 3/2008 = -72.084
với lãi suất huy động lại liên tục tăng đến mức đột biến và có trạng thái tăng khác
thường, lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn… Trong khi đó, lãi
suất cho vay đã tăng đến mức quá cao trong thời gian qua, nằm ngoài khả năng
tiếp cận tín dụng của các thành phần kinh tế nên dù lãi suất cho vay có tăng nhưng
không thể tăng cao như các năm trước đây, nên chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu
vào giảm có nguy cơ không thể bù đắp được phần thiệt hại do trạng thái nhạy cảm
vốn lớn hơn đem lại, ta thấy chi phí lãi ba quí đầu năm 2008 tăng lên rất nhiều,
trong khi thu nhập lãi lại tăng chậm, thu nhập lãi thuần của cả ba quí chỉ đạt 9.911
triệu đồng, có thể đến cuối năm 2008 thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng sẽ thấp
hơn năm 2007; Vì vậy, dựa trên tình hình thưc tế về trạng thái nhạy cảm lãi suất
hiện tại của mình, Ngân hàng cần phải có những dự báo về tình hình biến động của
lãi suất trong các tháng cuối năm 2008 để có hướng đối phó kịp thời nhằm hạn chế
tối đa ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với hoạt động của Ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Ta thấy, qua từng năm qui mô tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng có
sự thay đổi và điều này đã làm cho tình hình tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy
cảm của Ngân hàng biến động theo. Trong đó, nguồn vốn nhạy cảm giảm chút ít
trong năm 2006 và tăng lại khi sang 2007, khi bước sang năm 2008 thì có xu
hướng tăng rất cao, nhân tố quyết định sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm
chính là mối tương quan giữa sự tăng trưởng của vốn huy động và sự giảm sút của
lượng vốn điều chuyển Ngân hàng nhận hàng năm. Tài sản nhạy cảm biến động
tương tự như nguồn vốn nhạy cảm nhưng yếu tố quyết định là sự tăng trưởng của
hoạt động đầu tư tín dụng và chứng khoán ngắn hạn.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 79
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Từ sự chênh lệch âm giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm (GAP
<0), cùng với hệ số nhạy cảm và hệ số độ lệch bé hơn 1, ta xác định được Ngân
hàng đang có trạng thái nhạy cảm về vốn, và mức độ nhạy cảm vốn này khác nhau
qua từng năm theo mức độ biến động khác nhau của tài sản và nguồn vốn nhạy
cảm. Khi lãi suất tăng thu nhập lãi thuần sẽ giảm. Tuy nhiên, trong 3 năm 2005
đến 2007, lãi suất thị trương tăng liên tục và Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy
cảm về vốn nhưng thu nhập lãi thuần vẫn tăng qua từng năm, điều này chứng tỏ
mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng trong thời gian này không quá lớn, nên phần
thu nhập lỗ do nhạy cảm vốn đem lại khi lãi suất tăng được bù đắp hoàn toàn bởi
sự mở rộng của mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của Ngân hàng. Sang
năm 2008, GAP giảm nhanh chóng, mức độ nhạy cảm của Ngân hàng tăng. Khi lãi
suất thị trường tăng cao liên tục, chi phí lãi của Ngân hàng nhanh trong khi thu
nhập lãi tăng chậm, làm chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào giảm. Với mức độ
nhạy cảm lãi suất lớn hơn, lãi suất tăng đột biến cộng với sự co hẹp của chênh lệch
lãi suất tại Ngân hàng, chắc chắn thu nhập thuần từ lãi năm 2008 sẽ giảm. Vì vậy
Ngân hàng cần có những giải pháp phù hợp để hạn chế tác động xấu của rủi ro lãi
suất đem lại trong tương lai.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 80
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT CHO
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP.
5.1.1. Phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần của Ngân hàng theo biến
động lãi suất.
Với lãi suất từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2008 đã được thu thập [phụ lục],
ta thấy số liệu về lãi suất của 9 tháng đầu năm 2007 có xu hướng tăng và tăng với
tốc độ khá cao, và lãi suất chỉ bắt đầu giảm từ tháng 10/2008, nên nếu chạy hàm
xu hướng dự báo về lãi suất của tháng 11 và 12 năm 2008 tính chính xác sẽ thấp.
Nên căn cứ vào các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất thị trường trong
thời gian qua và xu hướng biến động của các nhân tố này trong tương lai như: tốc
độ lạm phát, hạn mức tăng trưởng tín dụng của NHNN…Từ tháng 9/2008 tốc độ
lạm phát bắt đầu giảm, NHNN bắt đầu có những động thái nối lỏng hạn mức tăng
trưởng tín dụng, giảm lãi suất cơ bản liên tục hai lần trong tháng 10/2008…
những động thái trên đã góp phần hạ nhiệt cho thị trường vốn huy động của các
ngân hàng và có xu hướng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tiếp theo. Vì vậy để
phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần năm của Ngân hàng ta có các trường hợp
giả định sau:
Trường hợp 1(TH1): Lãi suất huy động và cho vay tháng 11 và 12 của
Ngân hàng bằng lãi suất huy động và cho vay trung bình từ tháng 1 đến tháng 10
năm 2008.
Trường hợp 2(TH2): Lãi suất huy động và cho vay tháng 11 và 12 của
Ngân hàng bằng lãi suất huy động và cho vay của tháng 10 năm 2008.
Trường hợp 3(TH3): Lãi suất huy động và cho vay tháng 11 và 12 của
Ngân hàng giảm so với tháng 10 năm 2008. Trong đó tháng 11 giảm 0,5% so với
tháng 10/2008 và tháng 12 giảm 1% so với tháng 11/2008.
Ta có bảng tổng hợp dự báo biến đổi lãi suất như sau:
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 81
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Nhìn chung mặt dù đã giả định lãi suất của hai tháng cuối năm không tiếp
tục tăng những lãi suất trung bình năm 2008 vẫn tăng rất cao so với năm 2007.
Cụ thể: qua từng trường hợp lãi suất huy động lần lượt tăng 3,51%, 3,60% và
3,44%, đây là kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát trong
thời gian qua của Chính phủ và NHNN, nên lãi suất ngân hàng tăng cao đột biến
và là mức tăng cao nhất trong 20 năm qua tại Việt Nam. Tương tự như sự biến
động của lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng lần lượt
tăng 1,52%, 1,65% và 1,48% qua các trường hợp. Ta thấy lãi suất cho vay tăng ít
hơn so với lãi suất huy động là do cuối năm 2007 lãi suất cho vay của Ngân hàng
đã ở mức cao nếu tiếp tục tăng theo mức độ tăng của lãi suất huy động thì người
dân không thể nào tiếp cận được vốn ngân hàng vì không có khả năng trả lãi. Bên
cạnh đó theo qui định của bộ luật dân sự thì lãi suất cho vay không quá 150% lãi
suất huy động nên Ngân hàng dù có tăng lãi suất co vay thì cũng phải thấp hơn
21%/năm. Chính sự chênh lệch về mức độ tăng của lãi suất đầu vào và đầu ra của
Ngân hàng nên chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào của Ngân hàng năm 2008
giảm mạnh. Để thấy được ảnh hưởng của sự biến động này đến thu nhập lãi
thuần của Ngân hàng như thế nào, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp,
chúng ta tiến hành phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần năm 2007 theo sự biến
động của lãi suất.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 82
Bảng 15: Dự báo lãi suất cả năm 2008 theo các trường hợp giả định.
Đvt: %
Chỉ tiêu Lãi suất huy động Lãi suất cho vay
Lãi suất trung bình năm 2007 7,07 17,24
TH 1
Lãi suất 11/2008 10,58 18,76
Lãi suất 12/2008 10,58 18,76
Lãi suất trung bình năm 2008 10,58 18,76
Mức độ tăng so 2007 3,51 1,52
TH 2
Lãi suất 11/2008 12,54 19,55
Lãi suất 12/2008 12,54 19,55
Lãi suất trung bình năm 2008 10,67 18,89
Mức độ tăng so 2007 3,60 1,65
TH 3
Lãi suất 11/2008 12,04 19,05
Lãi suất 12/2008 11,04 18,05
Lãi suất trung bình năm 2008 10,51 18,72
Mức độ tăng so 2007 3,44 1,48
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2007, quí 3/2008 và tính toán của Tác giả)
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Như vậy, do 2007 NHNo&PTNT Cái Răng có trạng thái nhạy cảm về
nguồn vốn, với thu nhập lãi thuần Ngân hàng nhận được trong năm 2007 là
13.778 triệu đồng khi phân tích nhạy cảm với các trường hợp biến động lãi suất
ta thấy thu nhập lãi thuần của Ngân hàng giảm rất nhiều. Nguyên nhân do lãi suất
huy động vốn tăng nhiều hơn lãi suất cho vay nên thu nhập từ lãi suất của ngân
hàng tăng ít hơn so với chi phí về lãi suất, cụ thể khi phân tích biến động thu
nhập lãi và chi phí lãi của Ngân hàng vào quí 3/2008, ta thấy chi phí lãi của Ngân
hàng tăng cao hơn rất nhiều so với mức độ tăng của thu nhập lãi. Cộng với việc
chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của Ngân hàng giảm không có phần bù để bù
đắp cho phần thu nhập giảm đi do rủi ro lãi suất. Kết quả là Ngân hàng bị giảm
thu nhập.
Như vậy, khi ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn
(nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất) lãi suất tăng
nhưng không cùng mức độ dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
huy động vốn giảm thì thu nhập thuần từ tiền lãi giảm. Qua việc phân tích sự ảnh
hưởng của lãi suất đến thu nhập của ngân hàng như trên, chúng ta cũng thấy được
rằng: với tư cánh vừa là người đi vay vừa là người cho vay, khi lãi suất thay đổi,
ngân hàng phải chịu rủi ro cả hai phía bên nguồn vốn và bên tài sản. Như thế Ban
giám đốc ngân hàng cần phải quyết định xem sẽ chấp nhận rủi ro hay sẽ đối phó
với rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ro hoặc bằng những công
cụ nào cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của ngân hàng.
5.1.2. Những chính sách Ngân hàng đã sử dụng để hạn chế rủi ro lãi suất.
Trước tình hình biến động lãi suất trong thời gian qua, vấn đề quản trị rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng là rất phức tạp, nhưng NHNo&PTNT quận Cái Răng đã
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 83
Bảng 16: Phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần năm 2007 theo các trường hợp
biến động lãi suất khi bước sang 2008
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu LSTB 2007 TH1 TH2 TH3
Tổng thu nhập lãi 25.836 28.113 28.314 28.059
Tổng chi phí lãi 12.058 18.727 18.887 18.604
Thu nhập thuần từ lãi 13.778 9.386 9.427 9.455
(Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2007, 2008 và tính toán của Tác giả)
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
bước đầu thực hiện nhiều chính sách nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Mặc dù có
những khó khăn, nhưng ngân hàng đã làm được những mặt tích cực trong công
tác quản trị rủi ro lãi suất.
Trước sự diễn biến phức tạp của lãi suất trong những năm qua, đặc biệt là
cuộc chạy đua lãi suất những tháng đầu năm 2008 đã làm cho các ngân hàng bối
rối, nhưng dưới sự quản trị linh hoạt, hiệu quả trong việc điều hành lãi suất làm
cho hoạt động huy động và cho vay loại tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
của ngân hàng vẫn tăng trưởng ổn định góp phần quan trọng trong giữ vững cơ
cấu của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm nói trên.
NHNo&PTNT quận Cái Răng đã có sự quan tâm đến việc hạn chế rủi ro
lãi suất, cụ thể là ngân hàng luôn làm tốt những qui định về lãi suất huy động và
lãi suất cho vay mà ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam Hội sở chính và chi
nhánh Tp. Cần Thơ gửi điện báo. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng điều
chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra một cách hợp lý theo sự biến động của thị trường.
Ngân hàng đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị, máy vi tính, các phần mềm
tin học phục vụ cho việc hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng. Nâng cao hiệu quả
công tác quản trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Và kết quả là ngân hàng
luôn duy trì cho mình một cơ cấu tương đối hợp lý giữa tài sản nhạy cảm lãi suất
và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất từ năm 2005 đến 2007.
Sang năm 2008, lãi suất thị trường biến đổi nhanh chóng để hạn chế rủi ro
lãi suất Ngân hàng đã áp dụng chính sách thả nổi lãi suất cho cả bên huy động và
sử dụng vốn. Theo đó đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong dân cư,
huy động vốn ba quí đầu năm 2008 đạt hiệu quả cao. Cho vay với lãi suất thả nổi,
Ngân hàng đã chuyển nguy cơ rủi ro lãi suất thay đổi về phía người vay tiền, nên
hạn chế được rủi ro lãi suất cho Ngân hàng.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, Ngân hàng còn tồn tại những nhiều vấn
đề từ các chính sách sử dụng và những hạn chế trong phòng ngừa rủi ro sau:
Ngân hàng chưa có sự quan tâm toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất của bộ
máy lãnh đạo ngân hàng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây
dựng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chưa có những qui định cụ thể,
những nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro,….
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 84
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Trong các thời gian từ 2005 đến 2007, mặc dù lãi suất thị trường Việt
Nam có nhiều biến động, nhưng thực tế, mức độ dao động không quá lớn nên
những thiệt hại do rủi ro lãi suất của ngân hàng chưa nhiều. Tuy nhiên, sang năm
2008, những cú sốc lớn về biến động tăng lãi suất có thể gây nên những hậu quả
hết sức nghiêm trọng đặt biệt khi Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về
nguồn vốn.
Trong nhận thức về rủi ro lãi suất, ngân hàng mới chỉ dừng lại ở nhận định
là ngân hàng có rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo
lường, đánh giá cụ thể mực rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều
hướng nào sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng. Mặt khác, do chưa thực hiện việc
lượng hoá rủi ro lãi suất vì chưa có đủ điều kiện cần thiết nên các biện pháp mà
ngân hàng đã sử dụng để kiểm soát loại rủi ro này chỉ dựa trên cảm tính và chưa
hiệu quả.
Ngân hàng chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết
để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu ngân
hàng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay
mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài
sản và nguồn vốn. Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, hoàn toàn chưa
ứng dụng các nghiệp vụ phát sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Việc Ngân hàng sử dụng chính sách thả nỗi lãi suất trong huy động vốn
chỉ thực hiện được theo một chiều nhằm thu hút vốn huy động là tăng lãi suất khi
lãi suất cơ bản của NHNN tăng, nhưng không thực hiện giảm lãi suất huy động
đối với khách hàng khi lãi suất giảm. Chính sách thả nổi trong cho vay tuy thực
hiện được cả hai chiều tăng và giảm lãi suất theo tín hiệu thị trường, nhưng việc
chuyển nguy cơ rủi ro cho khách hàng, thì do hạn chế trong năm bắt thông tin
nên khi đối mặt với rủi ro có thể làm cho món vay trở thành nợ xấu. Cuối cùng
Ngân hàng vẫn phải gánh chịu rủi ro. Bên cạnh đó, với việc thả nổi lãi suất như
thế, khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất cho vay sẽ giảm theo trong khi lãi suất
huy động không giảm, Ngân hàng gánh chịu thiệt hại do sự co hẹp của khoản
chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào.
Hiện tại, ngân hàng nhà nước đã ban hành Quy chế thực hiện giao dịch
hoán đổi lãi suất, trong đó quy định những điều kiện cụ thể đối với các tổ chức
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 85
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
tín dụng thực hiện giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, NHNo&PTNT quận Cái Răng
vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ những điều kiện này. Chẳng hạn, một trong những điều
kiện quy định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình
thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi
ro” thì hiện nay chưa được xúc tiến tại ngân hàng.
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG.
Sau khi nhận biết và lượng hoá các rủi ro biến đổi lãi suất bằng kinh
nghiệm hay bằng các công thức, mô hình khác nhau, ngân hàng phải có các biện
pháp và sử dụng các công cụ khác nhau để điều tiết giảm thiểu rủi ro về lãi suất
trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng các biện pháp, công cụ điều tiết lãi suất
ở qui mô như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược về quản lý rủi ro của
ngân hàng cũng như khả năng phân tích, dự báo xu thế thay đổi của lãi suất trên
thị trường. Ngân hàng vẫn có thể chấp nhận rủi ro, không sử dụng hay chỉ sử
dụng các biện pháp điều tiết rủi ro lãi suất ở một qui mô nhất định nếu như họ tin
rằng xu thế của lãi suất thị trường sẽ theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng và
nếu rủi ro có xảy ra thì đó là điều đã được lường trước và nằm hoàn toàn trong sự
kiểm soát của ngân hàng, ngân hàng chấp nhận được rủi ro này. Nhìn chung, để
tăng cường quản lý rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu những tổn thất đối với ngân
hàng từ loại rủi ro này, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm tìm hiểu những nguyên
nhân gây hạn chế, trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết,
nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi
suất.
Hiện tại, NHNo&PTNT quận cái Răng đang có trạng thái nhạy cảm về
nguồn vốn, tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất,
do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tăng vì lợi nhuận cận biên từ lãi suất
của ngân hàng sẽ giảm. Vì lẽ đó, ngân hàng có thể sử dụng một chiến lược quản
trị năng động là thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của danh mục
nguồn vốn. hay giảm nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tăng tài sản nhạy cảm lãi
suất lên.
Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay, lãi suất thị trường đang giảm dần theo
tốc độ giảm của lạm phát. Về mặt lý thuyết khi lãi suất giảm một ngân hàng đang
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 86
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
trong tình trạng nhạy cảm về vốn sẽ có lời, nhưng thực tế mặt dù lãi suất các
tháng cuối năm 2008 có giảm nhưng khi phân tích nhạy cảm thì thu nhập thuần
của Ngân hàng vần giảm do lãi suất trung bình năm 2008 vẫn cao hơn 2007. Vì
vậy trong năm 2008, với trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn có xu hướng mở rộng
sẽ gây thiệt hại khá lớn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu trong tương lai lãi suất
tiếp tục giảm nhưng vì Ngân hàng đang áp dụng chính sánh thả nổi lãi suất một
chiều trong huy động vốn. Khi lãi suất thị trường giảm, Ngân hàng chỉ có thể
giảm lãi suất huy động cho các loại hình mới và vẫn phải trả mức lãi suất cao
trước đây đối với các kỳ hạn đã huy động vào thời điểm lãi suất tăng cao ở các
tháng 5,6,7,8,9 năm 2008. Đối với lãi suất cho vay thì do Ngân hàng thả nổi hai
chiều nên khi lãi suất giảm Ngân hàng có thể giảm cho tất cả các món vay hiện
tại. Từ đó, lãi suất huy động trung bình dù có giảm nhưng mức độ giảm sẽ thấp
hơn mức độ giảm của lãi suất cho vay bình, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra
giảm, lợi nhuận tăng thêm do trạng thái nhạy cảm vốn đem lại khi lãi suất giảm
không bù đắp được phần lợi nhuận giảm do chênh lệch lãi suất huy động – cho
vạy giảm. Vì vậy, dù đang trong trạng thái nhạy cảm vốn, thì khi lãi suất giảm
không cùng mức độ như vậy Ngân hàng vẫn lỗ. Với năng lực quản trị rủi ro lãi
suất còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm, cho nên giải pháp tốt nhất hiện nay là
“Ngân hàng nên tạo lập trạng thái cân đối giữa nguồn vốn và tài sản nhạy
cảm”.
Các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất thực tế hiện nay ngân hàng có thể
thực hiện bao gồm:
5.2.1. Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn.
Ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với
tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản
vốn vay trên thị trường. Tùy vào mức độ rủi ro của ngân hàng nhà quản trị thực
hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài
sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối
đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi
suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường). Do NHNo&PTNT quận Cái
Răng đang có trạng thái nhạy cảm về vốn (nguồn vốn nhạy cảm > tài sản nhạy
cảm), nên ngân hàng có thể kéo dài thời gian tồn tại của nguồn vốn, tức là tăng
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 87
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
thời hạn huy động vốn có thời hạn và giảm thời gian tồn tại của tài sản, tức là
giảm thời hạn cho vay. Cụ thể như sau:
5.2.1.1. Hoán đổi các khoản mục nguồn vốn (tăng thời hạn huy động
vốn có thời hạn).
NHNo&PTNT quận Cái Răng có thể làm cho độ co giãn lãi suất của
nguồn vốn được giảm xuống để cân bằng hoặc tiến tới cân bằng với độ co giản
của tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục của nguồn vốn. Chẳng
hạn, ngân hàng có thể trả lại các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay
tái cấp vốn) với lãi suất biến đổi và thay vào đó là các khoản vay thị trường liên
ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất cố định. Điều đó có nghĩa là các
khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất lớn đã được thay bằng các khoản có độ
co giãn lãi suất bằng không, làm độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ bên nguồn
vốn giảm xuống. Như vậy, ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất
của mình. Độ co giãn của lãi suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản
mục nguồn vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn
vốn giảm xuống được bao nhiêu, có đạt mục tiêu cân bằng, hay giảm chênh lệch
với bên tài sản hay không.
5.2.1.2. Hoán đổi các khoản mục đầu tư (giảm thời gian tồn tại của tài
sản).
Với việc hoán đổi một số khoản mục trong danh mục đầu tư (sử dụng
vốn), ngân hàng có thể làm tăng độ co giãn lãi suất của tài sản với mục đích tạo
ra sự cân bằng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn.
Chẳng hạn, ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất cố
định như trái phiếu Chính phủ thành các khoản đầu tư có lãi suất biến đổi. Ngân
hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về một lãi suất linh hoạt, không cố định
và được điều chỉnh theo địn kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm. Điều này sẽ giúp
cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm tăng lên, bớt chênh lệch với độ
co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi suất dự định chuyển
đổi cũng như khối lượng của khoản mục tài sản này sẽ quyết định độ co giãn lãi
suất chung của toàn bộ tài sản tăng được bao nhiêu, có đạt mục tiêu giảm rủi ro
lãi suất hay không.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 88
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
5.2.1. 3. Tăng qui mô cân số ( tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản)
Nếu như các biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn
không đem lại kết quả điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới chỉ đạt
một phần yêu cầu thì ngân hàng phải sử dụng biện pháp tăng qui mô cân số vơí
mục đích đồng thời tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co
giãn lãi suất bên kia. Chẳng hạn, khi độ co giãn lãi suất của tài sản quá thấp so
với độ co giãn lãi suất của nguồn vốn thì ngân hàng có thể huy động vốn vay
ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng có lãi suất cố định (độ co giãn lãi suất
bằng không) để đầu tư lại cho các sản phẩm có lãi suất biến đổi.
5.2.1. 4. Giảm qui mô cân số (giảm tổng nguồn vốn, giảm tổng tài sản)
Tương tự biện pháp tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản, ngân hàng cũng có
thể dùng biện pháp giảm quy mô nguồn vốn, tổng tài sản của mình để đạt được
mục đích điều tiết rủi ro lãi suất. Do ngân hàng đang nhạy cảm về vốn nên Ngân
hàng có thể bán các khoản đầu tư có lãi suất cố định và cũng đồng thời đem trả
lại các khoản vốn vay có lãi suất thay đổi đã vay trên thị trường liên ngân hàng.
Tuy nhiên, sử dụng một trong hai biện pháp này biện pháp này cần hết sức
thận trọng vì có những hạn chế nhất định. Qui mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản
tăng lên hay giảm xuống cũng có thể sẽ làm thay đổi cơ cấu và hàng loạt chỉ số
hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác mà ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ. Do vậy,
cần tính toán kỹ và sử dụng biện pháp này ở mức độ tương đối hạn chế.
5.2.2. Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặt thời
gian và giữa tài sản và nguồn vốn.
Ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm những dự án có sự trùng hợp giữa
thời gian của tài sản và nguồn vốn. Cụ thể, Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các
kỳ hạn tiền gửi trong huy động vốn: tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 7 ngày, 14
ngày, 21 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…và có các kỳ hạn cho vay tương ứng.
Sự tương ứng giữa kỳ hạn huy động vốn và cho vay một mặt đáp ứng được nhu
cầu đa dạng của khách hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng có thể hạn chế được
rủi ro lãi suất.
Với việc đa dạng hóa các kỳ hạn này, Ngân hàng sẽ tiến hành phân nhóm
tài sản và nguồn vốn theo môt những khung kỳ hạn khác nhau, từ đó thấy được
thực trạng cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại mọi thời điểm mà Ngân hàng cần định
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 89
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng, khi đó công tác quản trị rủi ro
sẽ chính xác hơn và hiệu quả hơn, xác với thực tế hơn.
5.2.3. Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại.
Ngân hàng có thể sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại
như: hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi về lãi suất…những công cụ này sẽ
tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất một cách hiệu quả
và ít tốn kém, như vậy Ngân hàng sẽ không phải tái cấu trúc lại tài sản và nguồn
vốn, vì tái cấu trúc vốn đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức, hơn nữa có
những biện pháp tái cấu trúc vốn sẽ tạo ra những rủi ro khác cho Ngân hàng.
Với thực trạng hoạt động hiện nay của ngân hàng, việc nhận biết và ứng
dụng các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất nhằm giảm rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ các
phương pháp để lựa chọn, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của
mình. Mặc dù hiện nay đã có nhiều công cụ hiện đại để phòng ngừa và hạn chế
rủi ro lãi suất nhưng do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển mạnh nên
việc áp dụng các công cụ hiện đại trong phòng ngừa rủi ro còn rất hạn chế; Vì
vậy việc hạn chế rủi ro lãi suất của Ngân hàng chủ yếu vẫn là tái cấu trúc lại tài
sản và nguồn vốn cho phù hợp với biến động lãi suất thị trường, hoắc cố gắng
duy trì trạng thái cân bằng nhạy cảm. Các nhà quản trị ngân hàng muốn dự báo
chính xác về lãi suất thị trường để có biện pháp quản trị chủ động cần phải có
khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả
những nhân tố cấu thành lãi suất.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 90
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Trong thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái Răng đã đóng góp
tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Quận, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của
nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước, gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Ngoài mục tiêu lợi
nhuận, ngân hàng còn giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản xuất, đảm
bảo đời sống và có cơ hội vươn lên làm giàu, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn.
Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, thì mục tiêu đặt
lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả và chất lượng hoạt động. Tuy
nhiên muốn đạt được mục tiêu này đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nổ lực
hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển.
Với sự nổ lực trong thời gian qua, bằng chính nghị lực của mình, NHNo&PTNT
chi nhánh Quận Cái Răng đã vượt qua nhiều khó khăn về biến động của nền kinh
tế thị trường, sự canh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên cùng
địa bàn, chi nhánh đã trở thành ngân hàng trọng điểm cung cấp vốn và dịch vụ tài
chính cho Quận nhà trong quá trình phát triển. Trong những năm qua, Ngân hàng
đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công cuộc đầu
tư phát triển kinh tế xã hội Quận, là Ngân hàng đầu tiên bước sang giai đoạn chủ
động được vốn và kinh doanh hiệu quả nhất trong bảy chi nhánh của
NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ.
Để đạt được những thành tựu đó, NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái
Răng phải luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro của mình, bởi vì hoạt động
của ngành ngân hàng luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Một trong
những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt trong thời gian lạm
phát cao vừa qua là rủi ro lãi suất. Vì vậy, quản trị rủi ro lãi suất là một việc làm
cần thiết đối với mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình phân
tích, đề tài đã khái quát hoá một phần nào đó về thực trạng rủi ro lãi suất của
ngân hàng, cũng như những vần đề Ngân hàng đã làm được và chưa làm được.
Từ đó các nhà quản trị ngân hàng có thể có những chiến lược phản ứng với sự
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 91
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
biến động của lãi suất thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, đồng thời tối
đa hoá mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ.
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Quận Cái
Răng.
Ngân cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững
mạnh và chuyên nghiệp, để có thể cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho
những tính toán, lượng hoá rủi ro lãi suất vì hiện nay ngân hàng chưa có số liệu
thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như
thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục
tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho
vay trung và dài hạn… ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của
các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn… Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại
rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách
hữu hiệu
Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một
cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất vì phần lớn cán bộ nhân viên Ngân hàng
điều chưa được trang bị những kiến thức này. Có thể phải nên thành lập một bộ
phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất.
Đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của
ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong
xu thế hội nhập quốc tế.
Ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi
suất trong danh mục tài sản và nợ. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi như
các khoản cho vay và đầu tư (thuộc về bên tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản
vay trên thị trường tiền tệ (ở bên nguồn vốn) và để bảo vệ thu nhập trước rủi ro
lãi suất, ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.
Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên nguồn vốn với
tài sản. Xác định mức độ ổn định của nguồn vốn ngắn hạn để có thể sửd ụng một
tỷ lệ nhất định an toàn cho đầu tư dài hạn.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 92
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản
vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tường xứng, hoặc thực hiện cơ chế
lãi suất thả nổi.
Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử
dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ
hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai do không cân xứng nguồn
vốn và tài sản; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất.
Cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể sử dụng các công cụ tài
chính hiện đại, ứng dụng các nghiệp vụ phát sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi
suất. Chẳng hạn, một trong những điều kiện quy định trong quy chế là các tổ
chức tín dụng phải “xây dựng quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất,
trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro” thì cần được xúc tiến tại ngân
hàng trong tương lai.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà Nước tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác
quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại thông qua việc phổ biến kinh
nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các
văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các ngân
hàng không tuân thủ các quy định này. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong
việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ.
6.2.3. Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương.
6.2.3.1. Cần có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất
Việc đo lường rủi ro lãi suất không chỉ nhằm đánh giá những tổn thất mà
ngân hàng phải gánh chịu trong quá khứ, trong điều kiện lãi suất thị trường biến
động mà quan trọng hơn, giúp các ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể
phát sinh trong tương lai, qua đó, giúp ngân hàng lựa chọn những giải pháp
phòng ngừa một cách có hiệu quả những rủi ro này. Để dự tính chính xác mức độ
thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động thì một trong những vấn
đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong
tương lai. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm thực
hiện dự báo xu hướng biến động của những biên số vĩ mô quan trọng, trong đó có
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 93
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
lãi suất. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc
lượng hoá rủi ro lãi suất một cách chính xác.
6.2.3.2. Nhà nước cần phải xây dựng một Thị trường tài chính – tiền
tệ phát triển.
Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam còn
rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế, thị trường tài
chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu
vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy
tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Sự lạc hậu và sơ khai của thị trường tài
chính Việt Nam thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng
loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán thành
phồ Hồ Chi Minh và trên thị trường tiền tệ trong những năm qua. Thực chất, hiện
nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, sự
tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường mới chỉ ở mức độ thăm dò,
nhiều tổ chức còn đứng ngoài cuộc. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt
động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng còn ít sôi động. Các giao dịch
trên thị trường này còn mang tính chất một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là
người cung ứng vốn, còn có một số ngân hàng luôn có nhu cầu vay vốn. Chính vì
vậy mà thị trường tiền tệ hoạt động còn rất hạn chế, chưa trở thành nơi cung cấp
những thông tin về mức lãi suất ngắn hạn để có thể trở thành được đường cong
lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất của thị trường cũng như việc định giá
trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phát sinh. Như vậy, chính sự kém
phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc định lượng và sử dụng các công
cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất; Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm xây dựng thị
trương tài chính Việt Nam trở thành một thị trường tài chính phát triển.
6.2.3.3. Cần phải hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường,
quản lý rủi ro lãi suất và cơ chế sử dụng các công cụ phái sinh tại các ngân
hàng thương mại
Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có
văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các ngân hàng
thương mại, kể cả trong Quy chế giám sát của Thanh tra ngân hàng nhà nước
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 94
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ quan quản lý chưa có
yêu cầu cụ thể thì các ngân hàng thương mại chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần
thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây là cũng
chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hoá rủi ro lãi suất tại các ngân hàng
thương mại.
Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phát sinh cũng chưa được
hoàn thiện. Hiện tại, ngân hàng nhà nước mới chỉ ban hàng các văn bản quy định
về nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với
nghiệp vụ phát sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn
bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực
hiện các nghiệp vụ phát sinh lãi suất khác như kỳ hạn tiền gửi (FED), kỳ hạn lãi
suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn như CẠP, FLOORS, COLLAR… Đối với
các giao dịch phát sinh về chứng khoán như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái
phiếu, cổ phiếu cũng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 95
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Mùi ,(2008). Quản trị ngân hàng thương mại, tái bản lần
thứ nhất, có sửa chửa bổ sung, NXB Tài chính.
2. Nguyễn Thanh Nguyệt - Thái Văn Đại, (2008). Quản trị ngân hàng
thương mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.
3. Peter S.Rose, (2001). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.
4. Nguyễn Văn Tiến, (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng. NXB Tài chính.
5. Lê Văn Tư, (2005). Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.
6. Nguyễn Anh Thư. “Mô hình định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất”.
Thị trường tài chính tiền tệ, Số (8/2005).
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 96
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
PHỤ LỤC
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 97
Bảng thống kê lãi suất huy động và cho vay tại NHNo&PTNT Quận
Cái Răng từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2008
Đvt:%
Chỉ tiêu Lãi suất huy động Lãi suất cho vay
Tháng 01/2008 6,59643768 16,22579384
Tháng 02/2008 6,69240732 15,36183729
Tháng 03/2008 8,00098788 18,02134546
Tháng 04/2008 8,78760852 17,99185612
Tháng 05/2008 10,54345944 18,04141954
Tháng 06/2008 10,95046764 20,74406018
Tháng 07/2008 12,22406868 20,88643533
Tháng 08/2008 13,0454526 20,61159263
Tháng 09/2008 13,61841204 20,12340052
Tháng 10/2008 12,54227869 19,55167464
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2008)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng thực trạng và giải pháp.pdf