Đề tài Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lách, thực trạng và giải pháp

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế, mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên gây gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy, để hoạt động của ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức cao nhất luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị trong ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro trong thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào thời điểm ngân hàng cần. Điều này hàm ý rằng nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên nếu ngân hàng luôn có lượng vốn dự trữ lớn thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời và lãng phí nguồn vốn kinh doanh. Do đó, việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là bài toán khó và được mọi nhà quản trị ngân hàng quan tâm.

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lách, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.181 2.543 Tiền gửi thường xuyên 29.288 28.395 98.984 Tổng số tiền gửi 98.498 133.678 211.516 1. Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) 1,48 1,39 1,15 2. Chỉ số cấu trúc tiền gửi (%) 2,32 2,38 1,20 3. Chỉ số tiền nóng(%) 69,77 62,24 77,20 4. Tỷ lệ tín dụng trên tổng TG(%) 191,10 189,14 128,71 5. Tỷ trọng tín dụng trong tổng TS %) 94,53 93,76 96,95 6. Chỉ số tiền gửi thường xuyên 14,71 10,53 35,25 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách 3 năm 2006, 2007, 2008) 4.2.1.1. Chỉ số trạng thái tiền mặt Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Qua 3 năm, tình hình huy động vốn của ngân hàng tốt hơn, lượng tiền gửi tăng mạnh. Điều này đã giúp ngân hàng gia tăng tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh khoản tốt hơn. Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách tăng giảm không đều từ năm 2006 đến năm 2008. Cho nên GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 50 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre chỉ số trạng thái tiền mặt lại có sự giảm liên tục qua các năm. Điều này là do các nguyên nhân như sau: - Năm 2006, Ngân hàng chưa có nguồn cung tiền ổn định, còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Vì vậy ngân hàng cần dự trữ tiền mặt nhiều để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, đồng thời cũng tạo niềm tin đối với khách hàng. - Bước sang năm 2007, nguồn cung tiền mang tính chất ổn định hơn, đồng thời tình hình kinh tế cũng ổn định. Từ đó cho phép ban lãnh đạo chi nhánh quyết định tăng tỉ lệ dự trữ tiền mặt. Bên cạnh đó trong năm 2007 nhu cầu vốn của địa phương nhiều cho nên chính sách của Ngân hàng quyết định cho vay mở rộng nguồn vốn tín dụng để phục vụ cho quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn hoạt động vì vậy làm cho tổng tài sản trong năm 2007 có xu hướng tăng. Và cũng chính điều này làm cho chỉ số trạng thái tiền mặt trong năm 2007 giảm xuống. - Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, sự tăng trưởng của lạm phát cũng như những thay đổi của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã làm cho lãi suất thay đổi liên tục. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, ban lãnh đạo chi nhánh quyết định giảm tỉ lệ dự trữ tiền mặt để giảm chi phí cho ngân hàng. Và cũng chính do nguyên nhân đó làm cho chỉ số trạng thái tiền mặt trong năm này giảm xuống so với năm 2007 đặt trong mối quan hệ tổng tài sản biến động không lớn. 4.2.1.2.Chỉ số cấu trúc tiền gửi Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao. Nhìn chung tổng tiền gửi khách hàng và tiền gửi thanh toán tăng giảm không đều qua 3 năm, cấu tiền gửi có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng, đồng nghĩa với nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất của khách hàng giảm. Đặc biệt là trong năm 2008, do lãi suất tiền gửi tăng cao (có thời điểm lên đến hơn 18%/năm), đồng thời tỷ lệ lạm phát cũng tăng . Vì vậy khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng gửi tiền với kỳ hạn dài để giảm sự mất giá của đồng tiền. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 51 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Chỉ số này năm 2006 là 2,32%, và năm 2007 cao hơn năm 2006 nguyên nhân là do trong năm 2007 tình hình kinh tế của huyện Chợ Lách đang trong giai đoạn chuyển mình cho nên lượng tiền gửi thanh toán của khách hàng có chiều hướng tăng lên. Đến năm 2008 chỉ số này lại giảm trở lại so với năm 2007 và thậm chí thấp hơn 2006. Chứng tỏ nguồn cung thanh khoản đã được cải thiện tốt hơn và ổn định hơn. Để giảm được tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng xây dựng thương hiệu và biểu lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh được với các ngân hàng trên địa bàn, thời gian huy động và loại hình huy động tiền gửi hấp dẫn hơn. Đặc biệt là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, NHNo & PTNT Chợ Lách luôn đưa ra các mức lãi suất cao và các giải thưởng hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, điều này giúp khách hàng có thể yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng. Chính những yếu tố này đã giúp ngân hàng gia tăng được nguồn cung thanh khoản trong những năm qua và tính thanh khoản cũng tốt hơn. 4.2.1.3.Chỉ số tiền nóng Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, và các khoản cho vay có thời gian đáo hạn ngắn và các tài sản khác có thể chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn. Chỉ số này càng cao thì ngân hàng càng có tính thanh khoản tốt. Qua phân tích ta thấy qua 3 năm chỉ số này có sự tăng giảm không đồng đều cụ thể là năm 2006 chỉ số này đạt 69,77%, trong năm này có thể nói trạng thái thanh khoản của Ngân hàng là khá tốt nguyên nhân là do hoạt động tín dụng (cho vay ngắn hạn) mở rộng tín dụng của Ngân hàng thự hiện khá tốt; trong năm 2006, Ngân hàng thực hiện chủ trương phấn đấu tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng sang lĩnh vực thương mại và chú trọng đầu tư cho thành phần kinh tế cá thể, nhưng do việc xuất khẩu nông sản, hàng hóa gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp có giảm sút so với năm trước. Bên cạnh đó, nông dân cũng gặp những yếu tố bất lợi như: thời tiết, dịch bệnh, giá cả, nhất là dịch cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng phần nào đến thu nhập của người dân. Song bên cạnh đó hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này làm cho lượng tiền nóng bên tài sản nợ tăng nhưng với tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của lượng tài sản nóng bên tài sản có. Chủ yếu lượng tiền GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 52 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre nóng bên tài sản nợ năm 2006 là lượng tiền vốn điều chuyển ngắn hạn từ Hội sở. Đến năm 2007, thì chỉ số tiền nóng của Ngân hàng lại có xu hướng giảm đi so với năm 2006; chỉ số này chỉ đạt 62,24%. Nguyên nhân là do trong năm này lượng vốn điều chuyển từ Hội sở về Ngân hàng chiếm số lượng khá cao trong tổng nguồn vốn năm 2007 là 130.233 triệu đồng. Chính vì vậy làm cho lượng tiền nóng bên tài sản nợ của Ngân hàng trong năm này tăng. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho chỉ số tiền nóng trong năm 2007 giảm xuống; trong mối quan hệ lượng tiền nóng bên tài sản có tương đối ổn định. Một điều ngạc nhiên, là trong năm 2008 chỉ số tiền nóng lại tăng trở lại mà còn khá cao so với năm 2006. Nguyên nhân là trong năm này chiến lược kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng ngắn hạn mà trong đó chủ yếu cho vay theo hình thức cho vay thương mại để tránh rủi ro do biến động lãi suất không ngừng của thị trường; hình thức cho vay này tổng số tiền cho vay tăng nhanh nhưng lãi suất cho vay không cao lắm. Và cũng chính đều này đã làm cho dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng trong năm 2008 làm cho chỉ số tiền nóng tăng cao và đặt trong mối quan hệ lượng tiền nóng bên tài sản nợ tăng nhưng với tốc độ thấp hơn lượng tiền nóng bên tài sản có. Nhìn chung chỉ số tiền nóng của Ngân hàng trong 3 năm có sự biến động tăng giảm khác nhau và chỉ số này của Ngân hàng đạt mức khá cao. Điều đó chứng tỏ tình hình thanh khoản của Ngân hàng khá hoàn hảo. 4.2.1.4 .Tỷ trọng tín dụng trong tổng tiền gửi Chỉ số này thể hiện tỷ lệ cấp tín dụng so với lượng vốn huy động vào Ngân hàng. Chỉ số này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có thể tìm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ. Qua bảng số liệu 6 ta thấy chỉ số này có xu hướng giảm dần trong 3 năm nhưng vẫn còn rất cao. Điều này cho thấy Ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn; trước mắt thì vấn đề đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng thì rất tốt nhưng trong tương lai thì Ngân hàng gặp nhiều rủi ro do thiếu nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng. Vì vậy Ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 53 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre cần điều chỉnh chỉ số này cho thật hợp lý đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa lượng vốn cấp tín dụng và lượng vốn huy động được. Trong tương lai Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn ngày càng tốt hơn để đảm bảo đủ lượng vốn cung cấp cho hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian sắp tới. 4.2.1.5 .Tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản Chỉ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. NHNo & PTNT Chợ Lách không tài trợ cho thuê đối với các đối tượng khách hàng nên số dư cho thuê bằng 0 qua các năm. Vì vậy, chỉ số tài sản có tính thanh khoản thấp này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phương thức vay với tổng tài sản. Nhìn chung, tỷ số này chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản từ khoảng 93% đến 96%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng chính là nguồn thu lợi chủ yếu cho ngân hàng nên ngân hàng phân bổ tài sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này. Tỷ số này cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ. Vấn đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng…Vì vậy, tình hình kinh tế biến động có nhiều bất ổn trong năm 2008 như thị trường bất động sản gần như đóng băng, chứng khoán giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, NHNo & PTNT Chợ Lách đã quyết định giảm cho vay trung và dài hạn nhưng cho vay ngắn hạn được đẩy mạnh; cho nên tỷ lệ này vẫn còn giữ ở mức khá cao 96,95%. Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước, chỉ số bình quân ngành này chỉ vào khoảng 50 – 60%, vì vậy cho thấy tiềm ẩn rủi ro nguồn cung thanh khoản tại NHNo & PTNT Chợ Lách là rất lớn, nó sẽ gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề giải quyết thanh khoản. Trong năm 2009 này, ngân hàng cần có chính sách hợp lý trong việc dự báo nhu cầu thanh khoản để đáp ứng tốt hơn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 54 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre 4.2.1.6 .Chỉ số tiền gửi thường xuyên Chỉ số này đo lường giữa lượng tiền gửi thường xuyên của ngân hàng so với tổng tài sản có của ngân hàng. Trong đó tiền gửi thường xuyên bao gồm: tiền gửi của kho bạc Nhà Nước, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân thường xuyên gửi tiền vào Ngân hàng. Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên càng lớn thì Ngân hàng được xem là càng thanh khoản. Qua phân tích ta thấy chỉ số tiền gửi thường xuyên này có sự tăng giảm không đều qua 3 năm, và luôn ở mức tương đối cao; cụ thể là năm 2006 chỉ số này là 14,71%. Đến năm 2007 thì chỉ số này chỉ đạt 10,53% giảm 4,18% so với cùng kỳ năm 2006. Nhưng sang năm 2008 thì chỉ số này lại tăng trở lại và ở mức rất cao là 35,25%, đều này cho thấy rằng tình hình thanh khoản của năm 2008 rất tốt. Tóm lại: Với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Chợ Lách cho thấy tình hình thanh khoản tại ngân hàng luôn đạt yêu cầu. Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, để tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở tình trạng thanh khoản thặng dư thì ngân hàng cần phát huy tốt công tác gia tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về, vì đây là nguồn cung chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời cũng hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho vay. Ngoài để đảm bảo nguồn cung thanh khoản, ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định trong nhu cầu thanh khoản. Thêm vào đó, ngân hàng cần dự báo tốt các nhu cầu thanh khoản trong tuần, trong tháng, trong quý. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 55 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre 4.2.2. Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung – cầu thanh khoản tại ngân hàng. Bảng 8: TRẠNG THÁI THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT CHỢ LÁCH QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ NĂM 2008 Đvt: Triệu đồng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Cung thanh khoản (Si) 411.585 567.865 516.965 156.280 37,97 (50.900) (8,96) + Vốn điều chuyển 92.915 130.233 63.960 37.318 40,16 (66.273) (50,89) + Các khoản tín dụng thu về 219.314 303.903 241.446 84.589 38,57 (62.457) (20,55) + Các khoản TG và nguồn khác 99.356 133.729 211.559 34.373 34,60 77.830 58,20 2. Nhu cầu thanh khoản (Di) 213.881 280.876 315.269 66.995 31,32 34.393 12,24 + Chi trả TG 17.012 18.544 28.596 1.532 9,01 10.052 54,21 + Cấp tín dụng 188.234 252.837 272.238 64.603 34,32 19.401 7,67 + Khác 8.635 9.495 14.435 860 9,96 4.940 52,03 3. Trạng thái thanh khoản 197.704 286.989 201.696 89.285 45,16 (85.293) (29,72) (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách 3 năm 2006, 2007 và năm 2008) Qua số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn cung thanh khoản tại NHNo & PTNT Chợ Lách không ngừng tăng lên. Các nguồn cung thanh khoản bao gồm: vốn điều chuyển từ Hội sở, các khoản tín dụng thu về trong năm, tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng, khả năng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng… Nhìn chung qua 3 năm phân tích, nguồn cung thanh khoản được hình thành chủ yếu từ các khoản tín dụng thu về và vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt; cụ thể năm 2006 Ngân hàng thu hồi nợ về được 219.314 triệu đồng, năm 2007 số tiền thu hồi nợ được là 303.903 triệu đồng; song bên cạnh đó thì tình hình kinh tế năm 2008 trên địa bàn Huyện gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ thu hồi nợ của Ngân hàng trong năm này vẫn ở mức tương đối cao hơn so với năm 2006 với con số 241.446 triệu đồng, cho thấy rằng sự cố gắng của Ngân hàng và nhất là tập thể cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã cố gắng hoàn thành tốt GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 56 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre nhiệm vụ trong công tác cho vay và huy động vốn. Bên cạnh công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 2 năm 2006, 2007 không đạt kết quả khả quan. Điều này đã dẫn đến lượng cung thanh khoản trong 2 năm này có sự góp mặt không nhỏ của lượng vốn điều chuyển từ Hội sở. Bước sang năm 2008 thì Ngân hàng đã một phần chủ động được nguồn vốn; cho nên nguồn cung thanh trong năm này không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Tuy nguồn cung thanh khoản dồi dào qua 3 năm nhưng Ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn và có chiến lược huy động vốn thích hợp trong thời gian sắp tới đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế điều chuyển vốn từ Hội sở. Đi kèm với sự tăng lên trong cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản cũng tăng lên. Năm 2006, nhu cầu thanh khoản là 213.881 triệu đồng, đến năm 2008 là 315.269 triệu đồng, với tốc độ tăng không ổn định. Nhu cầu thanh khoản tăng phần lớn là do cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tiêu dùng và đặc biệt cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn Huyện. Nhìn chung qua 3 năm, tình hình kinh tế nước ta trên đà tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 8%. Thêm vào đó, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Điều này đã góp phần tăng nhu cầu thanh khoản đối với Ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng của cung – cầu thanh khoản của năm 2008 so với năm 2007 thì cung thanh khoản có tốc độ tăng, giảm mạnh hơn so với cầu thanh khoản. Nếu duy trì một tốc độ như vậy thì trong tương lai, khả năng nguồn cung thanh khoản thấp hơn nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản sẽ có thể xảy ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn mà về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vấn đề mà NHNo & PTNT Chợ Lách quan tâm hiện nay là giảm sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng và nhất là tình trạng chạy theo lợi nhuận, quản lý khách hàng tín dụng tốt hơn và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn tại địa bàn hoạt động. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 57 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thời gian Cung thanh khoản ( Si ) Cầu thanh khoản (Di ) Trạng thái thanh khoản ròng NLP Triệu đồng Hình 5: Chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản của NHNo & PTNT Chợ Lách 3 năm 2006, 2007 và năm 2008. (Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2006, 2007 và năm 2008) Nhìn chung qua 3 năm, xét về qui mô thì nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản. Điều này đã tạo ra trạng thái thặng dư trong thanh khoản. Năm 2007, thặng dư thanh khoản tăng 89.285 triệu đồng so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng đang nắm giữ một lượng vốn thừa tương đối lớn. Cho nên trong thời gian tới Ngân hàng nên hạn chế điều chuyển một lượng vốn lớn từ Hội sở, nên tạo trạng thái cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn trong thanh khoản. Nhưng bước sang năm 2008, với tình hình trên thị trường tiền tệ có nhiều biến động liên tục, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. NHNo & PTNT Chợ Lách đã quyết định giảm nguồn cung thanh khoản để giảm thiểu chi phí và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Năm 2008, thặng dư thanh khoản đã giảm còn 201.696 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 29,72 %. Việc để cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí, thay vì khoản tiền đó đem đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn cung thanh khoản mang tính ổn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 58 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre định hơn. Lượng tiền thanh toán trong tổng cung thanh khoản giảm đi, thay vào đó là nguồn cung ổn định như: tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tín dụng thu về, lợi nhuận kinh doanh,… Từ đó đảm bảo cho tình hình thanh khoản tại NHNo & PTNT Chợ Lách luôn trong tình trạng đảm bảo. Có một thực tế tại NHNo & PTNT Chợ Lách, nguồn cung tiền dồi dào nhưng ngân hàng chưa tận dụng tối đa các khoản cung này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác huy động vốn. Bởi trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng của cấp tín dụng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của các khoản huy động vốn. Về lâu dài, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng, cũng như không đảm bảo tình hình thặng dư thanh khoản tại ngân hàng. Từ kết quả phân tích tình hình cung - cầu thanh khoản ta thấy, qua từng năm qui mô tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng có sự thay đổi và điều này đã làm cho tình hình cung thanh khoản và cầu thanh khoản của Ngân hàng biến động theo. Trong đó nguồn cung thanh khoản của Ngân hàng biến động liên tục trong 3 năm, nhân tố quyết định nguồn cung thanh khoản là mối tương quan giữa sự tăng trưởng của lượng tín dụng thu về và sự giảm dần của lượng vốn điều chuyển hàng năm mà Ngân hàng tiếp nhận. Nguồn cầu thanh khoản của Ngân hàng cũng biến động theo chiều hướng tỷ lệ thuận với nguồn cung thanh khoản qua từng năm, nhưng yếu tố quyết định là nhu cầu cấp tín dụng của Ngân hàng và việc chi trả tiền gửi. Từ sự chênh lệch giữa cung thanh khoản và nhu cầu thanh khoản ( NLP > 0), ta xác định được Ngân hàng đang có trạng thái thừa khả năng thanh toán và thặng dư trong thanh khoản, mức độ thặng dư thanh khoản này biến đổi liên tục qua các năm theo mức độ biến động liên tục của nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì trạng thái thanh khoản ròng như hiện nay thì rất tốt trong việc đáp ứng nhu cầu chi trả cho Ngân hàng. Nhưng Ngân hàng phải có sự đánh đổi giữa nhu cầu thanh khoản và lợi nhuận. Vì nếu duy trì trạng thái thanh khoản cho ngân hàng thì đồng nghĩa Ngân hàng cần phải tốn một khoản chi phí cơ hội khá lớn cho mục đích đó. Thay vì đem số tiền thặng dư do chênh lệch giữa cung - cầu thanh khoản đem đi đầu tư vào khoản mục có nhiều khả năng sinh lời khác. Đây là một quy luật bất biến muôn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 59 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre thuở mà những nhà quản trị ngân hàng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định đánh đổi giữa lợi nhuận và khả năng đảm bảo thanh khoản cho Ngân hàng. Mất cảnh giác với vấn đề thanh khoản có thể làm tổn hại đến niềm tin của công chúng vào Ngân hàng. Vì vậy một trong những nhiệm vụ mà nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối quan hệ gần gủi với khách hàng gửi tiền lớn và khách hàng vay đang nắm giữ hạn mức lớn để biết được nhu cầu và thời gian rút vốn của họ. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 60 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT CHỢ LÁCH – BẾN TRE TRONG THỜI GIAN TỚI Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản đã xác định được thực trạng thanh khoản tại NHNo & PTNT huyện Chợ Lách và từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản tại ngân hàng. Với trạng thái thanh khoản hiện nay tại ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của khách hàng nhưng so với các ngân hàng khác vẫn chưa cao. Vì nguồn cung thanh khoản tại NHNo & PTNT huyện Chợ Lách vẫn còn thấp so với các ngân hàng trên cùng địa bàn và tỷ lệ tài trợ tài sản vào tài sản thanh khoản thấp vẫn còn cao và tỷ lệ tín dụng trên tổng số tiền gửi vẫn còn cao tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng trong tương lai. 5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP Với tình hình cung - cầu thanh khoản của Ngân hàng trong năm 2008 đã phân tích ở bảng 8 ta thấy Ngân hàng đang trong tình trạng thừa thanh khoản; nhưng bước sang năm 2009 thì tình trạng thanh khoản của Ngân hàng sẽ như thế nào?. Các nguồn cung thanh khoản thanh khoản của Ngân hàng có tăng cùng tốc độ với nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng trong thời gian tới hay không?. Trong năm 2009 tình hình kinh tế trong nước ít biến động hơn so với 3 quý đầu năm 2008; hoặc nếu có biến động thì cũng ở mức tương đối thấp hơn so với năm 2008. Những tháng đầu năm 2009 lãi suất ngân hàng đang giữ ở mức ổn định ở mức 10,5%/ năm thấp hơn rất nhiều so với lãi suất của quí 2 và quí 3 năm 2008; phải chăng điều này sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của Ngân hàng trong năm 2009 sẽ giảm xuống mà cụ thể là lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Để hiểu ro hơn nguồn cung thanh khoản của ngân hàng biến động như thế nào trong năm 2009 thông qua hàm dự báo xu hướng biến động của nguồn cung thanh khoản trong năm 2009 (bảng phụ lục). Để dự báo các khoản cung cầu thanh khoản cho một khoảng thời gian trong tương lai (tháng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 61 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre hoặc quý), Ngân hàng có thể dùng các số liệu thống kê kinh tế và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của tiền vay và tiền gửi trong tương lai. Nhưng ở đây do đề tài hạn chế về số liệu thống kê cũng như kiến thức có hạn cho nên chỉ dừng lại ở mức dự báo xu hướng biến động của nguồn cung cầu thanh khoản trong năm 2009 thông qua hàm dự báo như đã đề cập ở chương 2: Y = aX + b. Sau khi dùng hàm dự báo ta có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính: Tăng/giảm nhu cầu thanh khoản = Tăng/giảm khả năng cho vay + Tăng/ giảm dự trữ bắt buộc – Tăng/giảm vốn huy động Bảng 9: DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ TIỀN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2009 Đvt: Triệu đồng Quý Cho vay khách hàng và cho vay khác Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân Nguồn vốn điều chuyển I 71.133 55.233 18.233 II 75.057 75.862 18.503 III 77.160 78.535 17.791 IV 79.262 81.207 17.079 (Nguồn: phòng kinh doanh và số liệu tác giả tính toán) Từ bảng 9 ta có thể tính được nhu cầu thanh khoản trong năm 2009 : Nhu cầu thanh khoản = 30.374 + 14.541 – 86.924 = - 42.009 triệu đồng. Sang năm 2009 nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng ta thấy giảm 42.009 triệu đồng so với nhu cầu thanh khoản trong năm 2008. Điều này cho thấy Ngân hàng cần có chiến lược mở rộng nguồn cầu thanh khoản để tiến tới trạng thái thanh khoản ròng tức cung cầu thanh khoản cân bằng tại một thời điểm nào đó (NLP = 0) trong năm 2009 bằng cách đẩy mạnh cho vay và hạn chế điều chuyển vốn từ hội sở. 5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN Thông qua phân tích tình hình thanh khoản tại NHNo & PTNT Chợ Lách bằng các chỉ số tài chính; ta thấy trong 3 năm 2006, 2007, 2008 Ngân hàng đều trong GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 62 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre trạng thái thừa thanh khoản. Bên cạnh đó, theo dự báo trong năm 2009 thì ngân cũng tiếp tục trạng thái thừa thanh khoản vì vậy để phát huy điểm mạnh của ngân hàng nhằm nâng cao tính thanh khoản cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn, ngân hàng cần thực hiện những giải pháp như sau: 5.2.1. Duy trì mối liên hệ chặt chẽ hoạt động của phòng tín dụng và phòng nguồn vốn. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chợ Lách cần phải phối hợp hoạt động giữa các phòng này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng. Cụ thể là nếu phòng tín dụng dự định cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, thì phải thảo luận với nhà quản lý thanh khoản để có sự chuẩn bị khi khách hàng rút vốn; đồng thời nếu phòng nguồn vốn có kế hoạch tăng nguồn vốn (thông qua phát hành kỳ phiếu hay trái phiếu) thì những kế hoạch này cũng phải được thông báo cho nhà quản lý thanh khoản Ngân hàng. 5.2.2. Gải pháp cân đối giữa cung và cầu thanh khoản. Nhu cầu thanh khoản và các quyết định thanh khoản phải được phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản. Nếu thặng dư thanh khoản mà không được đầu tư ngay sẽ khiến cho ngân hàng tổn thất về thu nhập lãi; trong khi đó, mọi thâm hụt thanh khoản phải được đáp ứng tức thì, không chậm trễ, nếu không ngân hàng sẽ phải chịu chí phí cao để xử lý hậu quả. Từ những phân tích của chương 4 ta thấy NHNo & PTNT đang trong tình trạng thừa thanh khoản. Cung thanh khoản dồi dào trong khi đó cầu thanh khoản thì không tương xứng. Cũng chính thực trạng này làm cho Ngân hàng phải tốn kém nhiều chi phí để dự trữ thừa lượng tiền này thay vì đem đi đầu tư vào mục đích khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2008. Vì vậy một giải pháp ở đây là Ngân hàng cần phải cân đối hợp lí giữa cung và cầu thanh khoản; cụ thể là trong tình trạng hiện nay Ngân hàng đang trong trạng thái thừa thanh khoản Ngân hàng có thể điều chuyển nguồn vốn này về Hội Sở trên để đảm bảo nhu cầu điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn cung cấp cho nền kinh tế, hay Ngân hàng có thể đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng thông qua các hình thức cho vay như cho vay 24 phút, cho vay thấu chi, cho vay tín chấp… để giải quyết GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 63 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre lượng vốn thừa này. Bên cạnh đó Ngân hàng có thể đem gửi những khoản tiền dư thừa ở các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn như Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, kho bạc Nhà Nước của Huyện. Vừa hạn chế chi phí và mang lại thu nhập cho Ngân hàng và đồng thời đảm bảo tình trạng cân đối thanh khoản tốt cho Ngân hàng. 5.2.3. Giải pháp quản trị thanh khoản dựa vào tài sản. Đây là cách tiếp cận truyền thống để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thương mại. Chiến lược này đòi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu tiền mặt và chứng khoán. Trong 3 năm qua, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách đã thực hiện chưa tốt về mặt này. Tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và lượng chứng khoán không đủ còn quá thấp so với những Ngân hàng khác, với lượng tiền mặt và lượng tiền gửi tại NHNN như vậy không đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng trong thời gian tới. Mặc dù trong hiện tại thì tình hình thanh khoản của Ngân hàng là khá tốt. Vì vậy Ngân hàng nên có giải pháp trong dài hạn nhằm góp phần đề ra chiến lược hạn chế rủi ro thanh khoản trong tương lai bằng phương pháp truyền thống là dựa vào tài sản. Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện đột biến, ngân hàng bán lượng tài sản dự trữ này (đem chứng khoán đi cầm cố tại Ngân hàng nhà nước) để lấy tiền mặt cho đến nhu cầu được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này được gọi là chuyển hóa tài sản bởi vì ngân hàng tăng nguồn cung thanh khoản bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tài sản tiền mặt. Tài sản ngân hàng dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản là các trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, các khoản vay từ ngân hàng nhà nước, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác …và các tài sản khác có những đặc điểm như sau: - Luôn có sẵn thị trường tiêu thụ để chuyển đổi thành tiền nhanh chóng. - Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến doanh thu và tốc độ bán tài sản. - Có thể mua lại dễ dàng với rủi ro ít mất mát giá trị để người bán có thể khôi phục lại khoản đầu tư. Như vậy, trong giải pháp quản trị thanh khoản dựa trên tài sản, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu nó có thể tiếp cận nguồn cung GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 64 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre thanh khoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển hóa tài sản không phải là cách tiếp cận tốt nhất vì nó tốt khá nhiều chi phí khi dự trữ loại tài sản này. Do vậy trong những năm tới đây, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách cần cơ cấu lại khoản mục tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức khác, tỷ lệ chứng khoán có tính thanh khoản để ổn định và cân đối với lợi nhuận và rủi ro cho ngân hàng. 5.2.4. Giải pháp quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn. Khi cần gia tăng tính thanh khoản, ngân hàng có thể vay mượn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để trang trải các nhu cầu thanh khoản khi nguồn dự phòng đã trang trải hết. Tuy nhiên, việc vay mượn chỉ được triển khai khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện để tránh dự trữ quá mức. Nguồn vay mượn chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: chứng chỉ khả nhượng có giá trị lớn, tiền vay Ngân hàng trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại ngân hàng nhà nước…Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân hàng sử dụng và có thể lên đến 100% nhu cầu của họ. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất do bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi sẵn có của các khoản tín dụng. Sẽ là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng trên cả 2 phương diện: chi phí và sự sẵn có của nguồn vốn. Chi phí vay mượn thường xuyên biến động và tất nhiên sẽ tăng theo mức độ không ổn định của lợi nhuận. Hơn nữa, một ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính thì hầu như là các khoản vay mượn sẽ không ổn định và chịu chi phí cao. Thêm vào đó, thông tin này được lan rộng thì người dân sẽ rút tiền ồ ạt. Đồng thời các tổ chức tài chính khác sẽ thận trọng trong vấn đề cho vay đối với ngân hàng để tránh rủi ro. Thực tế trong năm 2008, vấn đề rủi ro thanh khoản đã tồn tại trong các thời điểm trong quí 2 và quí 3. Khi đó, lãi suất liên ngân hàng đã lên đến trên 30%/năm, các ngân hàng hầu như không có lợi. Nhất là các ngân hàng nhỏ. Trong khi các ngân hàng có nguồn tài chính dồi dào thì được lợi trong thời điểm này. Chính vì thế mà trong năm 2009, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách cần xem xét lại tính thanh khoản của ngân hàng để có những dự trữ hợp lý đối phó với những diễn biến kinh tế có phần phức tạp như hiện nay. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 65 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre 5.2.5. Giải pháp quản trị thanh khoản cân bằng. Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ tài sản thanh khoản, phần lớn các ngân hàng đã dung hòa trong việc lựa chọn chiến lược quản trị thanh khoản. Nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược này để tạo nên chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu thanh khoản có thể dự kiến, được dự trữ bằng chứng khoán khả nhượng và tiền gửi tại ngân hàng khác. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, theo chu kỳ và theo xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc các nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản không dự kiến được trước sẽ được đáp ứng từ việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn và chứng khoán sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. Do vậy, giải pháp về chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng cần được áp dụng một cách tối đa tại NHNo & PTNT huyện Chợ Lách. Để làm được điều này, đòi hỏi phải nâng cao trình độ và sự nhạy bén của ban quản trị ngân hàng cũng như cán bộ phòng tín dụng, phòng huy động vốn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 66 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế, mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên gây gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy, để hoạt động của ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức cao nhất luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị trong ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro trong thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào thời điểm ngân hàng cần. Điều này hàm ý rằng nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên nếu ngân hàng luôn có lượng vốn dự trữ lớn thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời và lãng phí nguồn vốn kinh doanh. Do đó, việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là bài toán khó và được mọi nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Trên thực tế hiện nay, vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một số ngân hàng có cơ cấu dự trữ chưa hợp lý, phương pháp xác định nhu cầu thanh khoản chưa khoa học, tổ chức quản lý thanh khoản trong ngân hàng còn nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là trong năm 2008, khi ngân hàng trung ương tiến hành hàng loạt nghiệp vụ để giảm lạm phát như thắt chặt tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc…thì vấn đề về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh về huy động vốn và thiếu vốn đẩy các ngân hàng nhỏ vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Song đến cuối năm 2008, Ngân hàng nhà nước lại thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích cầu. Chính vì vậy mà các ngân hàng cần có những chính sách hợp lý hơn trong thời gian tới để đảm bảo vấn đề lợi nhuận và tính thanh khoản trong ngân hàng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 67 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Với thực tế đó, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách đã có những chính sách hợp lý về huy động nguồn vốn và tăng cường chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Qua đó giúp ngân hàng đảm bảo được nguồn cung thanh khoản cũng như nắm bắt được nhu cầu thanh khoản, từ đó xác định được trạng thái thanh khoản trong thời gian tới. Cũng giống như những ngân hàng khác trên địa bàn, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách còn tập trung tài sản nhiều vào lĩnh vực tín dụng, dẫn đến phần tài sản có tính thanh khoản thấp chiếm tỷ trọng lớn làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách đã biết phân bổ một tỷ lệ nhất định tài sản vào tài sản có tính thanh khoản cao như dự trữ một tỷ lệ tiền mặt hợp lý, mua trái phiếu kho bạc,…Bên cạnh đó, sản phẩm huy động vốn của ngân hàng ngày một đa dạng hơn, lãi suất huy động hợp lý trong từng kỳ hạn, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Chợ Lách. Thứ nhất, ngân hàng cần giảm việc tăng trưởng tín dụng quá nóng như hiện nay sẽ dẫn đến vấn đề căng thẳng trong thanh khoản. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, đầu tư vào bất động sản, chạy theo lợi nhuận làm phát sinh rủi ro cao. Trong năm 2007 và năm 2008, tình hình bất động sản ở Chợ Lách gần như bị đóng băng, tạo sự mất cân đối giữa nguồn vốn và tài sản do ngân hàng sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Chính điều này đã tìm ẩn rủi ro thanh khoản cao đối với NHNo & PTNT huyện Chợ Lách , đặc biệt là trong quí 1 năm 2009. Thứ hai, tăng cường chất lượng công tác dự báo tại các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo & PTNT huyện Chợ Lách nói riêng. Trong tình hình hiện nay, các ngân hàng thương mại còn khá chủ quan trong công tác dự báo và chất lượng dự báo còn khá kém. Do đó, rủi ro sẽ gia tăng và đa phần các ngân hàng thương mại trong nước còn quá chủ quan khi dựa vào các cơ chế của ngân hàng nhà nước quá nhiều. Thứ ba, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách cần tăng tính liên kết hệ thống với các ngân hàng trên địa bàn, điều này giúp cho ngân hàng tiết kiệm được GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 68 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre nhiều chi phí, đảm bảo an toàn trong thanh toán. Tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, tránh được sự đẩy lãi suất lên cao gây xáo trộn dòng tiền gửi và làm suy yếu khả năng thanh toán của toàn hệ thống. Thứ tư, cần nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại lớn trong nước và trên thế giới. Từ đó, ngân hàng có thể chủ động trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Thứ năm, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách cần phải làm tốt các công tác sau: - Tuân thủ các quy định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước. - Tính toán chính xác các nhu cầu, khả năng thanh toán trong từng thời kỳ. - Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh toán. - Tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thu thập thông tin và xử lý số liệu. - Phối hợp, chia sẻ thông tin, sử dụng các tiêu chí và công cụ thống nhất một cách khoa học, tạo sự đồng bộ với các ngân hàng trong hệ thống. - Giải quyết nhanh chóng, đúng đắn khi các rủi ro thanh khoản xảy ra. 6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bến Tre. - Quản lý thông tin mang tính chất nhạy cảm. - Quản lý việc thực hiện các chính sách của các tổ chức tín dụng. + Thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tính dụng, cảnh báo sớm những nguy cơ và những sai phạm trong việc thực hiện các chính sách của tổ chức tín dụng. + Ban hành những văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc đối với các tổ chức không tuân thủ quy định. - Quan tâm và hỗ trợ công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại. + Phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nước. + Hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng và quản lý. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 69 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre + Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ, tránh sự sụp đổ toàn hệ thống. 6.2.3. Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương. 6.2.3.1. Nhà nước cần phải xây dựng một Thị trường tài chính – tiền tệ phát triển. Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng. Sự lạc hậu và sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán thành phồ Hồ Chi Minh và trên thị trường tiền tệ trong những năm qua. Thực chất, hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường mới chỉ ở mức độ thăm dò, nhiều tổ chức còn đứng ngoài cuộc. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng còn ít sôi động. Các giao dịch trên thị trường này còn mang tính chất một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là người cung ứng vốn, còn có một số ngân hàng luôn có nhu cầu vay vốn. Như vậy, chính sự kém phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc định lượng và sử dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản; Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm xây dựng thị trường tài chính Việt Nam trở thành một thị trường tài chính phát triển. 6.2.3.2 Tích cực hỗ trợ các hoạt động Ngân hàng, đặc biệt công tác xử lý các khoản vay có vấn đề. Trong thực tế nếu hoạt động đơn độc, NH rất khó khăn hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ NH trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong công tác xử lý các khoản nợ khó đòi. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 70 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Tiến, (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB Tài chính. 2. Nguyễn Thị Mùi ,(2008). Quản trị ngân hàng thương mại, tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung, NXB Tài chính. 3. Nguyễn Thanh Nguyệt - Thái Văn Đại, (2008). Quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ. 4. Peter S.Rose, (2001). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính. 5. Lê Văn Tư, (2005). Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Tài chính. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 71 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre PHỤ LỤC Bảng 10: DỰ BÁO LƯỢNG VỐN ĐIỀU CHUYỂN TRONG NĂM 2009 (YVĐC) Đvt: Triệu đồng Khoản mục YVĐC X X*YVĐC X2 Quí 1/ 2006 20.425 -6 (122.550) 36 Quí 2/ 2006 22.600 -5 (113.000) 25 Quí 3/ 2006 24.345 -4 (97.380) 16 Quí 4/ 2006 25.545 -3 (76.635) 9 Quí 1/ 2007 27.450 -2 (54.900) 4 Quí 2/ 2007 29.945 -1 (29.945) 1 Quí 3/ 2007 32.911 0 0 0 Quí 4/ 2007 39.927 1 39.927 1 Quí 1/ 2008 19.683 2 39.366 4 Quí 2/ 2008 10.922 3 32.766 9 Quí 3/ 2008 23.425 4 93.700 16 Quí 4/ 2008 9.930 5 49.650 25 Quí 1/ 2009 18.233 6 109.398 36 Tổng 305.341 0 (129.603) 182 Quí 2/ 2009 7 Quí 3/ 2009 8 Quí 4/ 2009 9 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách và tính toán của tác giả) Phương trình dự báo Vốn điều chuyển : Y = aX + b Trong đó: Y là nhu cầu vốn điều chuyển Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = (- 129.603) : 182 =( -712,10) triệu đồng b = Σ Y : n = 305.341 : 13 = 23.487,77 triệu đồng Từ đó ta có phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu vốn điều chuyển như sau: Y = -712,10 X + 23487,77 Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009 Quí 2 – 2009 : Y = -712,10 x 7 + 23487,77 = 18.503,04 triệu đồng. Quí 3 – 2009 : Y = -712,10 x 8 + 23487,77 = 17.790,93 triệu đồng. Quí 4 – 2009 : Y = -712,10 x 9 + 23487,77 = 17.078,83triệu đồng. Chú thích: Dấu “ – “ chỉ xu hướng lượng vốn điều chuyển có xu hướng giảm xuống GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 72 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Bảng 11: DỰ BÁO LƯỢNG TÍN DỤNG THU VỀ TRONG NĂM 2009 (Y TDTV) Đvt: Triệu đồng Khoản mục YTDTV X X*YTDTV X2 Quí 1/ 2006 35.156 -6 (210.936) 36 Quí 2/ 2006 24.991 -5 (124.955) 25 Quí 3/ 2006 69.600 -4 (278.400) 16 Quí 4/ 2006 89.567 -3 (268.701) 9 Quí 1/ 2007 82.207 -2 (164.414) 4 Quí 2/ 2007 73.122 -1 (73.122) 1 Quí 3/ 2007 58.803 0 0 0 Quí 4/ 2007 89.775 1 89.775 1 Quí 1/ 2008 65.308 2 130.616 4 Quí 2/ 2008 64.012 3 192.036 9 Quí 3/ 2008 57.942 4 231.768 16 Quí 4/ 2008 54.204 5 271.020 25 Quí 1/ 2009 65.320 6 391.920 36 Tổng 830.007 0 186.607 182 Quí 2/ 2009 7 Quí 3/ 2009 8 Quí 4/ 2009 9 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách và tính toán của tác giả) Phương trình dự báo lượng tín dụng thu về : Y = aX + b Trong đó: Y là lượng tín dụng thu về Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 186.607 : 182 = 1.025,31 triệu đồng b = Σ Y : n = 830.007 : 13 = 63.846,69 triệu đồng Từ đó, ta có phương trình tuyến tính dự báo lượng tín dụng thu về như sau: Y = 1.025,31 X + 63.846,69 Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009 Quí 2 – 2009 : Y = 1.025,31 x 7 + 63.846,69 = 71.023,88 triệu đồng. Quí 3 – 2009 : Y = 1.025,31 x 8 + 63.846,69 = 72.049,19 triệu đồng. Quí 4 – 2009 : Y = 1.025,31 x 9 + 63.846,69 = 73.074,511 triệu đồng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 73 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Bảng 12: DỰ BÁO LƯỢNG TIỀN GỬI TRONG NĂM 2009 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Y X X*Y X2 Quí 1/ 2006 24.190 8,64 209.002 74,65 Quí 2/ 2006 25.116 9,00 226.044 81,00 Quí 3/ 2006 27.435 9,60 263.376 92,16 Quí 4/ 2006 22.615 9,60 217.104 92,16 Quí 1/ 2007 28.898 9,48 273.953 89,87 Quí 2/ 2007 30.674 9,12 279.747 83,17 Quí 3/ 2007 34.136 8,90 303.810 79,21 Quí 4/ 2007 40.021 9,00 360.189 81,00 Quí 1/ 2008 43.674 12,00 524.088 144,00 Quí 2/ 2008 48.560 15,00 728.400 225,00 Quí 3/ 2008 74.114 17,50 1.296.995 306,25 Quí 4/ 2008 45.211 14,00 632.954 196,00 Quí 1/ 2009 55.233 10,50 579.947 110,25 Tổng 499.877 5.895.608 1.654,72 Quí 2/ 2009 10,50 Quí 3/ 2009 11,25 Quí 4/ 2009 12,00 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách và tính toán của tác giả) Phương trình dự báo lượng tiền gửi và nguồn cung khác : Y = aX + b Trong đó: Y là lượng tiền gửi và nguồn cung khác. X là lãi suất tiền gửi, lấy lãi suất bình quân quí. Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 5.895.608 : 1.654,72 = 3.562,90 triệu đồng b = Σ Y : n = 499.877 : 13 = 38.452,08 triệu đồng Từ đó ta có phương trình dự báo lượng tiền gửi và nguồn cung khác như sau: Y = 5181,215 X + 4.554,87 Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009 Quí 2 – 2009 : Y = 3.562,90 x 10,50 + 38.452,08 = 75.862triệu đồng. Quí 3 – 2009 : Y = 3.562,90 x 11,25 + 38.452,08 = 78.535 triệu đồng. Quí 4 – 2009 : Y = 3.562,90 x 12 + 38.452,08 = 81.207 triệu đồng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 74 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Bảng 13: DỰ BÁO NHU CẦU CẤP TÍN DỤNG (Y TD) Đvt: Triệu đồng Khoản mục YTD X X*YTD X2 Quí 1/ 2006 36.173 -6 (217.038) 36 Quí 2/ 2006 45.661 -5 (228.305) 25 Quí 3/ 2006 43.811 -4 (175.244) 16 Quí 4/ 2006 62.589 -3 (187.767) 9 Quí 1/ 2007 67.587 -2 (135.174) 4 Quí 2/ 2007 58.438 -1 (58.438) 1 Quí 3/ 2007 40.440 0 0 0 Quí 4/ 2007 86.372 1 86.372 1 Quí 1/ 2008 125.748 2 251.496 4 Quí 2/ 2008 33.556 3 100.668 9 Quí 3/ 2008 45.458 4 181.832 16 Quí 4/ 2008 67.480 5 337.400 25 Quí 1/ 2009 71.133 6 426.798 36 Tổng 784.446 0 382.600 182 Quí 2/ 2009 7 Quí 3/ 2009 8 Quí 4/ 2009 9 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách và tính toán của tác giả) Phương trình dự báo nhu cầu cấp tín dụng : Y = aX + b Trong đó: Y là nhu cầu cấp tín dụng Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 382.600 : 182 = 2.102,20 triệu đồng b = Σ Y : n = 784.446 : 13 = 60.342 triệu đồng Từ đó ta có phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu cấp tín dụng như sau Y = 2.102,20 X + 136.171,15 Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009 Quí 2 – 2009 : Y = 2.102,20 x 7 + 60.342 = 75.057,38 triệu đồng. Quí 3 – 2009 : Y = 2.102,20 x 8 + 60.342 = 77.159,58 triệu đồng. Quí 4 – 2009 : Y = 2.102,20 x 9 + 60.342 = 79.261,78 triệu đồng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 75 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68129 kilobooks.com.doc
  • pdf68129 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan