Nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và thời đại hội nhập toàn cầu đã thực sự đến với Việt Nam biến đổi các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu tập trung – mô hình kinh doanh chủ yếu của Việt Nam từ trước tới nay đứng trước hai chọn lựa sống còn: Một là biến chuyển mô hình hoạt động kinh doanh lên tầm cỡ chuyên nghiệp, cơ hội ứng dụng nhiều trình độ, kiến thức và công nghệ để bắt kịp tiến độ của thị trường cũng như sự phát triển của thế giới và hai là chấp nhận sự đào thải. Như vậy, đối với doanh nghiệp, để tồn tại họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là biến chuyển và trong cuộc đua biến chuyển này, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tỏ ra xác định được vai trò tiên phong của mình đối với các kĩnh vực khác nên thực hiện khá nhanh nhẹn và thành công. Tuy nhiên, với bất kỳ sự thay đổi nào, đều phát sinh những bất trắc hay rủi ro, đòi hỏi các cá nhân hay doanh nghiệp phải bản lĩnh xác định và quản trị các rủi ro này một cách có hiệu quả nhất. Hệ thống ngân hàng thương mại nước ta hiện nay đang đổi mới nhằm thích ứng với giai đoạn kinh tế thị trường. Hoạt động của các ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng, đây là nghiệp vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất, nhưng cũng là nghiệp vụ mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Nếu xuất hiện, rủi ro tín dụng sẽ có tác động rất lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng. Cao hơn nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là đề tài đang được quan tâm và mang tính thời sự cao. Vì vậy nên em xin được chọn đề tài: " Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”.
Với kiến thức, tài liệu có hạn và kinh nghiệm chưa có nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong quý thầy cô và các anh chị trong NHTMCP Sài Gòn Thương Tín cùng các anh chị tại Sở giao dịch TP.HCM đóng góp ý kiến để em hoàn thành chuyên đề một cách tốt hơn, khoa học hơn.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1 Giới thiệu chung về Sacombank :
1.1.1 Qúa trình hình thành Sacombank:
Ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được chính thức cấp phép họat động trên cơ sở chuyển thể và sát nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và ba Hợp tác xã tín dụng : Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng, bốn điểm giao dịch chỉ trong phạm vi TP. HCM và tình hình tài chính, nhân sự không thực mạnh.
Ngày 2/3/1993 khai trương chi nhánh Sacombank Hà Nội. Sacombank là Ngân hàng TMCP có hội sở chính tại TP.HCM đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội. Đồng thời là Ngân hàng TMCP đầu tiên thực hiện nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để huy động vốn và dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại.
Ngày 7/5/1995 tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đây là bước ngoặt quan trọng kể từ ngày thành lập Sacombank. Trong Đại hội này đã có một cuộc cải tổ lớn trong Hội đồng Quản trị: ông Đặng Văn Thành giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Đồng thời thành lập nhóm hoạch định chính sách để tập trung xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 1996-2010.
Tháng 10/1995 cho vay phân tán theo đề án kết hợp với cho vay tập trung có trọng điểm là quan điểm chỉ đạo chiến lược về định hướng phát triển tín dụng của Sacombank sau thời kỳ cải tổ. Đề án thực hiện thành công tại chi nhánh Gò Vấp là cơ sở cho Sacombank nhân rộng phạm vi thực hiện trên toàn hệ thống và trở thành tiền đề cho định hướng phát triển tín dụng ngày nay.
Tháng 3/1996 Đại hội đại biểu cổ đông Sacombank đã đồng thuận với sáng kiến của ông Đặng Văn Thành trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng đủ số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng theo đúng quy định của Chính Phủ. Đây là một bước ngoặt quan trọng của Sacombank, và cũng là lần đầu tiên một Ngân hàng TMCP duy nhất ở Việt Nam có cơ cấu cổ đông đại chúng. Mở đường cho quá trình tăng nhanh năng lực tài chính của Sacombank trong những năm về sau.
Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Liên Ngân Hàng Toàn Cầu (SWIFT), tiếp theo sau đó là gia nhập Hiệp Hội Thẻ Quốc Tế Visa, Master và tiếp nhận được sự ủy thác tín dụng và tài trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài. Mở đường cho quá trình đẩy mạnh các họat động kinh tế đối ngoại nhờ đó thương hiệu Sacombank đã từng bước được củng cố và nâng cao trong khu vực cũng như trên thế giới.
Năm 2001, Tập Đoàn Tài Chính Anh Quốc (Dragon Capital) tham gia góp 10% vốn điều lệ, mở đường cho sự tham gia góp vốn cổ phần của công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) và Ngân Hàng ANZ nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên gần 30% vốn điều lệ, giúp cho Sacombank có cơ hội tiếp cận và phát triển nghiệp vụ Ngân hàng tiên tiến, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, điều hành hoạt động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
Năm 2002, thành lập các tổ chức tín dụng ngoài địa bàn ở những nơi chưa có chi nhánh từ việc thử nghiệm thành công đầu tiên là việc thành lập Tổ chức tín dụng tại huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé trực thuộc chi nhánh Gò Vấp TP.HCM. Đây là một bước đột phá trong quản trị điều hành, tạo cơ sở giúp các chi nhánh hoạt động có hiệu quả ngay từ thành lập theo chủ trương của Ngân hàng Nhà Nước.
Tháng 6/2004 Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống corebanking T24 với công ty TEMENOS (Thụy Sỹ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập. Mở ra một giai đoạn phát triển mới của Sacombank nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế.
Ngày 8/3/2005 khai trương hoạt động Chi nhánh Sacombank 8/3 tại TPHCM đã gây ấn tượng và thu hút được nhiều khách hàng nữ trong và ngoài nước. Đây là một sáng kiến độc đáo hầu như duy nhất có trên phạm vi toàn cầu, không những thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ mà còn là một phong cách riêng đầy ấn tượng trên thương trường trong và ngoài nước.
Ngày 12/7/2006 Ngân hàng Nhà Nước và Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chọn Sacombank là Ngân Hàng TMCP đầu tiên được niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM với số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Từ đây, cổ phiếu Sacombank (STB) được tự do giao dịch, tính thanh khoản cao hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Sacombank có nhiều cơ hội để tăng nhanh vốn điều lệ từ việc phát hành thêm cổ phiếu thông qua đấu giá trên thị trường chứng khoán, nhất là thời kỳ hậu WTO.
Ngày 15/3/2007 Đại hội cổ đông đánh dấu chặng đường 15 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã chủ động tăng tốc trên nhiều mặt, chuẩn bị cho thời kỳ cạnh tranh sau hội nhập: tăng trưởng vốn điều lệ ở mức cao nhất, đạt 2.089 tỷ; mở rộng mạng lưới hoạt động rộng nhất, gần 159 điểm giao dịch ở 38 tỉnh, thành phố; có đội ngũ các bộ nhân viên gần 3.800 người với chất lượng nhân sự ngày càng được nâng cao; xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ FMO, RDF II, SMEDF; đã thiết lập được quan hệ với 8.900 đại lý và 222 Ngân hàng trên 86 quốc gia và vùng lãnh thổ.
1.1.2 Tổ chức bộ máy của Sacombank:
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Sacombank:
Hoạt động chính của Sacombank bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.
Các sản phẩm và dịch vụ của Sacombank khá đa dạng, bao gồm: sản phẩm tiền gửi, sản phẩm cho vay, thẻ Sacombank (thẻ thanh toán Sacompassport, thẻ tín dụng nội địa và thẻ quốc tế); dịch vụ chuyển tiền; thanh toán quốc tế; các sản phẩm dịch vụ khác (kinh doanh ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ, chi trả hộ lương nhân viên…).
Về huy động vốn: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng cùng với các yếu tố cạnh tranh ngoài ngành ngân hàng như việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, và sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, bưu điện, công ty tài chính cũng đã chia sẻ thị phần huy động vốn và tạo nhiều sức ép lên nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng. Vì vậy, bằng việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, Sacombank đã đạt mức tăng trưởng cao.
Về hoạt động tín dụng: Với mức tăng trưởng GDP năm 2006 là 8,2%, Việt Nam là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trong khu vực nên nhu cầu vốn trong nuớc tăng rất cao, giúp cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây phát triển với tốc độ khá nóng. Trong bối cảnh đó, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở an toàn. Nhờ đó hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán: Trong đà tăng trưởng chung của Sacombank, hoạt động thanh toán trong 2006 tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2006, Ngân hàng tiếp tục mở rộng quan hệ thanh toán và bảo lãnh với các ngân hàng trong và ngoài nước, đồng thời tiếp tục cải tiến quy trình nghiệp vụ và công nghệ. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của hệ thống mạng lưới đại lý ngân hàng ở nước ngoài. Bằng việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, chuẩn hóa hoạt động quan hệ đại lý, sử dụng các phần mềm hỗ trợ hiệu quả đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Ngân hàng có mối liên kết chuyển tiền kiều hối với 27 đối tác ở Mỹ, Canada, Úc, Đức, Đài Loan… Sacombank đang là một trong các ngân hàng có hoạt động kiều hối mạnh nhất ở Việt Nam. Đối với hoạt động thanh toán nội địa, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến việc xử lý chứng từ thanh toán cũng như tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, chất lượng hoạt động thanh toán nội địa đã tăng lên đáng kể: tốc độ thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và bảo mật. Ngoài ra, Sacombank còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngoại hối, tham gia thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và phát hành thẻ Sacombank trên cơ sở hỗ trợ của Ngân hàng ANZ. Sacombank cũng là thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và Master. Tháng 8/2005, Sacombank bắt đầu phát hành thẻ SacomVisa.
Hoạt động đầu tư: Trên cơ sở nhận định về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam, từ giữa năm 2003, Sacombank bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đầu tư cổ phiếu. Đối tượng đầu tư chủ yếu là cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty đã cổ phần hóa và các doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần lần đầu.
Trong năm 2006 vừa qua, Sacombank đã nghiên cứu và triển khai thêm một số sản phẩm như sản phẩm cho vay mua chứng khoán, sản phẩm cho vay lãi cấn trừ bất động sản. Có thể nói đây là dòng sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Sacombank cũng đã liên kết với nhiều công ty sản xuất kinh doanh xe ô tô để triển khai các hoạt động cho vay tiêu dùng khá là cao cấp này. Đây là những nét đặc trưng mới trong tiếp thị và bán sản phẩm mang tính liên kết mạng lưới toàn hệ thống...
Điểm nổi bật nhất là Ngân hàng mở rộng dịch vụ thanh toán nhằm phát huy hệ thống mạng lưới, như tham gia thanh toán qua Money - VCB để hưởng phí ưu đãi, liên kết thanh toán với các ngân hàng thương mại; đặc biệt là tiếp thị các công ty, siêu thị có doanh số thanh toán lớn để thực hiện dịch vụ thu chi hộ và báo có vào tài khoản với chính sách ưu đãi cho khách hàng.
1.1.4 Kết quả họat động kinh doanh của Sacombank:
Liên tục từ năm 1993, sau hơn 01 năm đi vào hoạt động, đến nay Sacombank luôn có lợi nhuận với xu hướng chung là năm sau cao hơn năm trước. So với mức 0,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của năm 1993, đến năm 2005, Sacombank đã đạt mức 306 tỷ, gấp 510 lần. Và đến năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đã đạt mức 543 tỷ, tăng 77% so với năm 2005.
Cơ cấu thu nhập cũng được cải thiện theo hướng hiện đại: giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng thu nhập, từng bước tăng tỷ trọng thu phi tín dụng theo sự phát triển của xã hội nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Kết thúc năm tài chính 2006, Sacombank đã có vốn điều lệ 2.089 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2005, đây là số vốn điều lệ lớn nhất trong số các Ngân hàng TMCP. Tổng tài sản đạt 24.776 tỷ đồng, tăng 72%; tổng huy động được 21.520 tỷ đồng, tăng 75%, đây cũng là số huy động lớn nhất trong số các Ngân hàng TMCP; tổng dư nợ 14.540 tỷ đồng, tăng 72%, trong đó nợ quá hạn chỉ chiếm 0,95% được đánh giá là một trong những Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất.
Trong huy động vốn, ngoài nguồn vốn chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư, Sacombank đã chú ý đẩy mạnh tỷ trọng nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn. Tổng nguồn vốn ủy thác trong năm 2006 là 374,7 tỷ đồng, bao gồm RDFII: 133,9 tỷ; FMO: 190,8 tỷ; SMEDF: 50 tỷ đồng. Trong hoạt động cho vay, tổng dư nợ năm 2006 tăng 6,25 lần so với năm 2001, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 45%/năm.
Sacombank là NHTMCP có mạng lưới lớn nhất nước hiện nay. Kể từ ngày 12/7/2006 Sacombank đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, và trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Năm 2006 thật sự là một năm phát triển mở rộng thành công của Sacombank với sự ra đời của hàng loạt các chi nhánh, phòng giao dịch và đặc biệt là các công ty trực thuộc trong lĩnh vực tài chính như: Công ty Kiều hối SacomRex (ngày 18/3); Công ty Cho thuê tài chính Sacombank Leasing (ngày 10/7); đây cũng là công ty cho thuê tài chính đầu tiên trong hệ thống NHTM; và Công ty Chứng khoán Sacombank Securities (ngày 20/10).
1.1.5 Định hướng phát triển trong tương lai của Sacombank:
Sacombank đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ, tổng tài sản, mạng lưới trong năm 2007. Theo đó Sacombank dự kiến: vốn điều lệ sẽ tăng từ 2.089 tỷ lên 3.540 tỷ đồng; tổng tài sản tăng hơn 50%; số lượng điểm giao dịch tăng từ 158 lên 230; số nhân viên tăng từ 4.000 lên 4.300 người; tăng trưởng tín dụng tăng hơn 50%; lợi nhuận trước thuế tăng 55% so với năm 2006.
Mục tiêu của Sacombank trong giai đọan đến năm 2010 là quyết tâm xây dựng Sacombank sớm trở thành Ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực; và kỳ vọng của Ngân hàng là phấn đấu để trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một Tập đoàn Tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân.
Phương châm hành động trong kịch bản của Sacombank ở thời kỳ hậu WTO là quyết tâm “biến cơ hội thành lợi thế so sánh – biến cạnh tranh thành động lực phát triển – biến sở đoản thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác – và biến thách thức thành đòn bẩy thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập”.
Giới thiệu Sacombank- Sở giao dịch TP.HCM:
Quá trình hình thành Sacombank – Sở giao dịch:
Sở giao dịch TP.HCM được thành lập ngày 22/06/2002 theo quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Trong thời gian đầu mới thành lập, hoạt động của Sở giao dịch được coi như đang chập chững những bước đi đầu tiên. Cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo, Sở giao dịch đã có bước tiến bộ vượt bậc đáng khích lệ, thực hiện nhiều biện pháp để thu hút khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của Sacombank ngày càng đa dạng phong phú, nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của toàn hệ thống Sacombank..
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại Sacombank – Sở giao dịch:
Tổ chức bộ máy: Sở giao dịch do Giám đốc phụ trách, giúp Giám đốc có Phó Giám đốc, bao gồm các phòng nghiệp vụ chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sau:
Phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng Quản lý tín dụng
Phòng Kế toán và Quỹ
Tổ Hành chánh quản trị
Phòng giao dịch
Sơ đồ tổ chức:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng dịch vụ khách hàng
Bộ phận Quản lý nợ
Bộ phận Kiểm soát tín dụng
Bộ phận tín dụng doanh nghiệp
Bộ phận Thanh toán quốc tế
Bộ phận Tín dụng cá nhân
Tổ Hành chánh quản trị
Phòng quản lý tín dụng
Phòng Kế toán và Quỹ
Bộ phận Quan hệ khách hàng
Bộ phận Kinh doanh vàng, ngoại tệ
Bộ phận Dịch vụ và Tiền gửi
Bộ phận Tổng hợp
Bộ phận Quỹ chính
Phòng giao dịch
Chức năng của phòng Dịch vụ khách hàng:
Làm đầu mối cung cấp các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế toán.
Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển thị trường
Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.
Hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
Tổ chức bộ máy của phòng Dịch vụ khách hàng:
Phòng Dịch vụ khách hàng do Trưởng phòng phụ trách, giúp Trưởng phòng là Phó phòng và các bộ phận sau: Bộ phận Tín dụng doanh nghiệp, Bộ phận Tín dụng cá nhân, bộ phận Thanh toán quốc tế, Bộ phận Dịch vụ và Tiền gửi.
Sơ đồ tổ chức:
1.2.3 Họat động kinh doanh của Sacombank -Sở giao dịch:
Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định về phạm vi hoạt động được phép của Sở giao dịch, các quy định, quy chế của Ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của Ngân hàng.
Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra mọi mặt hoạt động tại Sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc phù hợp theo quy định, quy chế của Ngân hàng.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch theo định hướng phát triển chung tại khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Tổ chức công tác hành chánh quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ nhân viên toàn Sở giao dịch một cách tốt nhất.