MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.KHÁI QUÁT CHUNG Về NGÂN HÀNG THƯƠNG MạI
1.Khái niệm .
2.Chức năng của ngân hàng thương mại .
2.1. Kinh doanh tài chính.
2.2. Trung gian thanh toán .
2.3. Chức năng tạo tiền .
2.4. Thu quỷ của khách hàng .
3. Hoạt động của ngân hàng thương mại.
3.1. Huy động vốn .
3.2. Hoạt động cho vay.
II.CÁC VấN Đề CƠ BảN Về TÍN DụNG NGÂN HÀNG .
1.Khái niệm.
2.Vai trò tín dụng .
2.1. Phát triển sản xuất .
2.2. Tích tụ tập trung vốn .
2.3. Tài trợ phát triển kinh tế xã hội .
3.Các nguyên tắc tín dụng .
3.1. Nguyên tắc cho vay phải hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi .
3.2. Vay vốn phải đúng mục đích và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
3.3. Vốn vay phải được đảm bảo theo quy định .
4.Phân loại tín dụng .
4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng .
4.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn .
4.3.Căn cứ vào mức độ đảm bảo tín dụng :
4.4.Căn cứ vào xuất xứ tín dụng :
4.5.Căn cứ vào phương thức hoàn trả :
5 . Một số hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng.
5.1.Hình thức cho vay từng lần .
5.2.Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng :
5.3 Hình thức cho vay theo dự án đầu tư:
5.4.Hình thức cho vay trả góp :
5.5.Hình thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng :
III.VấN Đề RŨI RO VÀ Hệ THốNG THEO DÕI RủI RO.
A. Nhũng vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh .
1. Khái niệm:
2. Phân loại rủi ro:
3. Các loại rủi ro trong kinh doanh :
3.1.Rủi ro do thiếu kiến thức và kỷ năng quản trị kinh doanh:
3.2.Rủi ro do không thích nghi với cạnh tranh :
3.3.Rủi ro lạm phát:
3.5.Rủi ro do hàng giả, nhập lậu . :
3.6.Rủi ro do thiếu thông tin
3.7.Rủi ro tình hình chính trị không ổn định
3.7.Rủi ro trong bảo lãnh mở L/C .vv
B .Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng
1. Khái niệm :
2. Các loại rủi ro chủ yếu của Ngân hàng :
2.1.Rủi ro do không thu hồi được các khoản cho vay :
2.2 .Rủi ro về nguồn vốn :
2.3.Rủi ro lãi suất :
2.4.Rủi ro tỷ giá:
2.5.Rủi ro thanh khoản :
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG KỶ THƯƠNG THANH KHÊ
I.Sự RA ĐờI VÀ PHÁT TRIểN CủA NGÂN HÀNG Kỷ THƯƠNG THANH KHÊ
1.Qúa trình ra đời và phát triển Ngân hàng kỷ thương Việt Nam.
2.Sự ra đời của Ngân hàng Kỷ Thương Thanh Khê.
3.Chức năng và nhiệm vụ Ngân hàng Kỷ Thương Thanh Khê .
4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
II.PHÂN TÍCH QUảN LÝ RủI RO TạI NGÂN HÀNG Kỷ THƯƠNG THANH KHÊ.
1.Các loại rủi ro cơ bản trong chính sách quản lý .
1.1.Rủi ro tín dụng
1.2 .Các rủi ro thị trường : thanh khoản , lãi suất và ngoại hối.
1.3. Rủi ro về khai thác và các rủi ro khác.(Internet)
2.Hệ thống theo dỏi.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG KỶ THƯƠNG THANH KHÊ
I.THUậN LợI VÀ KHÓ KHĂN .
II. CÁC GIảI PHÁP QUảN LÝ VÀ HạN CHế RủI RO.
1. Đánh giá
2.Kết quả quản lý rủi ro của Techcombank Thanh Khê Trong 2 quý:
3.Biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro chung:
III. MộT Số Ý KIếN TRONG HOạT ĐộNG KINH DOANH VÀ HạN CHế RủI RO CủA NGÂN HÀNG :
IV. ĐịNH HƯớNG PHÁT TRIểN CHUNG CủA TECHCOMBANK TRONG THờI GIAN TớI :
LỜI KẾT
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các dịch vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống Techcombank , cho các đơn vị , cá nhân có tài khoản.
- Đại diện cho Techcombank trong những vấn đề liên quan đến chức năng , nhiệm vụ của nghành tại địa phương .
4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:
Là một Ngân hàng cấp 4 và mới thành lập nên Techcombank Thanh Khê có cơ cấu tổ chức còn gọn nhẹ .
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
TECHCOMBANK THANH KHÊ
Giám Đốc
Bộ phận Ngân Quỹ
Phong Kế Toán
Phòng Kinh Doanh
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ hỗ trợ
Giám đốc 1 người .
Phòng kinh doanh 2 người (1trưởng phòng , 1 nhân viên).
Phòng kế toán 4 người (1 trưởng phòng , 3 nhân viên ).
Bộ phận ngân quỷ 1nhân viên.
¬ Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh điều hành mọi hoạt động của chi nhánh , chiệu trách nhiệm trước hội sở và trước pháp luật và hoạt động cuả chi nhánh.
¬ Phòng kinh doanh : Là phân tích chuyên nghành trên cơ sở đó thực hiện phân loại khách hàng có tín nhiệm , đề xuất chương trình tối ưu .
+ Thẩm định dự án , tín dụng , tổ chức kiểm tra , thanh tra giám sát việc thực hiện .
+ Trực tiếp thực hiện hoạt đọng cho vay từ khâu hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn đến việc giãi ngân và theo dõi kiểm tra , giám sát khoản vay.
¬ Phòng kế toán : Hướng dẫn thủ tục mở tài khoản , quản lý các tài khoản tiền gởi của chi nhánh và thanh toán liên hàng , quản lý hoạh toán thu nhập ,chi phí phải thu , phải trả , nắm tình hình quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn và dự kiến biến động nguồn vốn .
+ Hạch toán quản lý các tài sản của chi nhánh , tiép cận và kiểm soát chúng từ , thực hiện chế độ báo cáo , quản lý mạng máy tính và bảo mật số liệu .
¬Ngân quỹ: Thực hiện các nghiẹp vụ mua bán ngoại tệ , vàng bạc, nghiẹp cụ thanh toán thẻ , nghiệp vụ thu chi tiền tệ , nghjệp vụ chuyển tiền trong và ngoài nước , chi trả kiều hối , nghiệp vụ chi hộ trong hệ thống Ngân hàng thuơng mại Kỹ Thương hoặc theo uỷ nhiệm của khách hàng . Ngoài ra , bộ phận ngân quỹ còn có nhiệm vụ thu tiền mặt vào ngân quỷ của chi nhánh và chi ra theo yeu cầu của khách hàng xin vay vốn được duyệt.
II.Phân tích quản lý rủi ro tại Ngân hàng Kỹ Thương Thanh Khê.
1.Các loại rủi ro cơ bản trong chính sách quản lý .
Quản trị rủi ro (trên toàn hệ thống quản lý Techcombank)
Uỷ ban quản trị rủi ro của hội đồng quản trị xác định các chủ trương chính sách cơ bản cũng như các giới hạn rủi ro chủ yếu trên cơ sở đề xuất của Ban điều hành và các uỷ ban , cơ cấu điều hành rủi ro của Ngân hàng (ALCO, Hội đồng Tín dụng , Phòng Kê hoạch Tổng hợp và Quản trị Rủi ro và phòng kiểm soát nội bộ ) các chính sách quản trị rủi ro được lập trên nguyên tắc tối thiểu hoá và kiểm soát rủi ro thay vì loại trừ rủi ro.
Quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi
Các loại rủi ro trong chính sách quản lý rủi ro của hội đồng quản trị gồm
Rủi ro tín dụng
Các rủi ro thị trường :thanh khoản , lãi xuất , ngoại hối
Rủi ro khai thác và các rủi ro khác
1.1. Rủi ro tín dụng : Là khả năng Ngân hàng , nhà đầu tư gián tiếp phải chiệu thiệt hại vì sẻ không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ khoản thanh toán mà người nhận nợ đã cam kết hoàn trả trước khi nhận tiền vay.
Cơ chế phân tích , thẫm định và xét duyệt cho vay đảm bảo nguyên tắc 3 cấp : cấp phân tích và đán giá khoản vay (cán bộ phân tích tín dụng ) , cấp tái thẩm định (cán bộ trung gian tái thẩm định) cấp xét duyệt cho vay (cán bộ các cấp được uỷ quyền và hội đồng tín dụng các cấp ).
Phòng quản lý tín dụng tại Hội sở trực thuộc ban Tổng Giám đốc và tổ tái thẩm định trực thuột Giám đốc các chi nhánh thực hiện chức năng tái thẩm định các khoản vay trên toàn hệ thống của Techcombank , đồng thời thực hiện chức năng phân tích đánh giá các khoản tìn dụng có vấn đề , theo dõi , đánh giá và đề xuất các giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Techcombank.
Ban Tổng giám đốc và Giám đốc các chi nhánh các cấp thực hiện các chức năng xét duyệt cá nhân đối với các khoản vay có quy mô vừa và nhỏ .
Hội đồng tín dụng hội sở và Hội đồng tín dụng các chi nhánh (tối thiểu 3 thành viên ) thực hiện cơ chế xét duyệt tín dụng tật thể đối với các khoản vay có giá trị lớn . Những khoản vay có giá tri quá lớn thời gian vay dài và phức tạp phải được hội đông quản trị thông qua .
Ban xử lý nợ thực hiện chức năng xử lý các khoản nợ tồn đọng lâu ngày (quá 120 ngày )và xử lý các tài sản đảm bảo.
Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng , nên có thể được coi là trung tâm chứa đựng rủi ro của nền kinh tế với nhiều loại rủi ro phức tạp luôn đi sát các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng , xét theo tính chất nghiệp vụ hoạt động tín dụng Ngân hàng có các loại sau.
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính , đi vay để cho vay , huy động vốn vào phải cho vay ra .Theo dự toán tổng dư nợ cho vay và đầu tư chiếm
75 80% nguồn vốn của Ngân hàng là lý tưởng , trước mức đó là yếu thanh khoản , Ngân hàng mất khả năng thanh toán , có thể bị dẫn đến phá sản , ngược lại nếu thấp hơn thì vốn bị đọng nhiều , kinh doanh kém hiệu quả . Hay noái cách khác rủi ro nguồn vốn xẩy ra khi tỷ trọng vốn đang sử dụng nằm ngoài tỷ lệ lý tưởng trên . Điển hình từ năm 2002 trở về trước một số Ngân hàng thương mại Việt nam ở nhiều thời điểm bị đọng vốn không cho vay ra được ,với tỷ lệ lý tưởng nói trên chỉ đạt 55 60% .
Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao , cộng với việc khách hàng đến rút tiền trước thời hạn , thanh khoản yếu , nguồn vốn bị cạn kiệt dần dẫn đến Ngân hàng mất khă năng thanh toán .
Thiếu nội tệ , thừa ngoại tệ hay ngược lại thì Ngân hàng phải sử dụng tỷ lệ hợp lý với nguồn vốn của mình để phòng ngừa rủi ro.
Sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn vược quá 20% theo quy định của pháp luật . gây rủi ro cho thanh khoản .
1.1.1 .Tình hình tín dụng tại Techcombank Thanh Khê
a)Nguồn huy động vốn :
Nguồn vốn của Ngân hàng là những phương tiện tài chính - tiền tệ trong xã hội mà Ngân hang thu hút , động viên quản lý để cho vay và thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh khác của Ngân hàng.
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn của Techcombank Thanh Khê
ĐVT: triệu đồng
Hoạt động huy động vốn của Techcombank Thanh Khê qua hai quý tăng lên đều mà chủ yếu là tiền gởi dân cư và ổn định , với hình thức "đi vay để cho vay" Techcombank Thanh Khê duy trì và phát huy các hình thức hữu hiệu nhằm quy tụ nguồn vốn trong các thành phần kinh tế để tạo sự cân bằng trong hoạt động kinh doanh.
Qua số liệu này nguồn huy động Quý I năm 2003 tăng 15,51 % tổng nguồn vốn Quý I 2003 với quy mô từ 20454 triệu đồng Quý I 2002 và Quý I 2003 tăng lên 23628 triệu đồng . Trong đó Tiền gởi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất 92,29 % tương ứng với số tiền 2772 triệu đồng so với Quý I năm 2002 ,tiếp đến là tổ chức kinh tê tăng 27,85 % chiếm tỷ trọng 7,80 % tương ứng với số tiền là 402 triệu đồng .
Thông qua nguồn huy động này ta thấy tình hình hoạt động không bị gặp trở ngại tạo ra được nguồn vốn lưu thông trên thị trường , đáp ứng nhu cầu của khách hàng , tăng nguồn vốn cho Ngân hàng để đầu tư và phát triển trong các Quý tiếp theo, giảm thiểu rủi ro có thể xẩy ra .
b)Tình hình chung về hoạt động cho vay
Báo cáo cho vay ngắn hạn , trung hạn, dài hạn Quý I/2002 & Quý I/2003
Tình hình cho vay trong hai Quý :Quý I/2002 , Quý I/2003
Đơn vị Techcombank Thanh Khê (theo doanh số, số dư)
Bảng 2: hoạt động cho vay của Techcombank Thanh Khê
ĐVT: triệu đồng
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Thanh khê trong Quý I 2003 tăng trưởng mạnh hơn so với Quý I 2002 .
Về quy mô cho vay tăng một cách rỏ rệt thông qua chỉ tiêu Doanh số cho vay . Điển hình là , doanh số cho vay Quý I 2002 là 2500 triệu đồng sang Quý I năm 2003 là 22068 triệu đồng , với tỷ lệ tăng trưởng là 782,72 % tương ứng với số tiền chênh lệch là 20068 triệu đồng . Dư nự cuối kỳ và dư nợ bình quân tăng 1283,0 % tương ứng với số tiền 43238 triệu đồng và 32428,5 triệu đồng .Như vậy trong Quý I 2003 hoạt động cho của chi nhánh Techcom bank Thanh Khê đạt được kết quả tốt , với phương châm năm sau cao hơn năm trước , với tình hình như vậy chứng tỏ công tác hoạt động của chi nhánh với khách hàng ngày càng mở rộng và phát triển trong thời gian tới .
Tuy đi vào hoạt động kinh doanh chưa đầy hai năm nhưng kết quả thu được một cách khả quan và cũng đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế đang phát triển , ổn định trên địa bàn và phát triển ra các vùng lân cận , với đội ngủ cán bộ nhân viên đáp ứng mọi nhu cầu mà khách hàng mong muốn .tạo ra lợi nhuận cho đôi bên cùng có lợi .
Về công tác thu nợ của chi nhánh Techcombank Thanh Khê gặp thuận lợi .Điển hình là sự gia tăng doanh số thu nợ của các thành phần kinh tế như (Công ty cổ phần , Doanh nghiệp tư nhân , Cá thể ). Tổng doanh số thu nợ Quý I 2002 là 1730 triệu đồng tấc cả các khoản đến tổng doanh số thu nợ Quý I 2003 tăng lên 14097 triệu đồng .Với tại thời điểm thuận lợi nên mọi thành phần kinh tế đều ăn nên làm ra tạo ra khoản thu nhập cao . Nên trong Quý I 2003 việc tồn đọng nợ quá hạn không xấy ra bao nhiêu .
Đây là loại rủi ro thường xẩy ra nhất và nhà quản lý Ngân hàng có thể đo lường được .
Để đo lường hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra .Đây là công thưc phản ánh hậu quả rủi ro , được xác định khi rủi ro đã xẩy ra . con số này có thể là tuyệt đối hay tương đối theo các tiêu thức khác nhau .Như giá trị thiệt hại , tỷ lệ tài sản rủi ro .. trong một thời gian nhất định .có thể thống kê số thiệt hại về tài sản bị rủi ro kỳ sau .
Tổng tài sản bị rủi ro tín Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại do
dụng trong kỳ báo cáo = rủi ro tín dụng mỗi lần trong kỳ
Kỳ báo cáo ở đây có thể là tháng quý năm ... hoặc tương ứng với kỳ hạn tín dụng ngắn, trung dài hạn .
Tỷ lê. % tài sản bị Tổng giá trị tài sản bị rủi ro trong kỳ
= *100%
rủi ro trong kỳ Tổng tài sản có sinh lãi trong kỳ
Hai công thức này có thể áp dụng để tính số tài sản rủi ro cho toàn bộ số tài sản sinh lãi của Ngân hàng thương mại hay tính riêng cho từng loại tài sản khác nhau . Đây là những con số phản ảnh hiệu quả rủi ro, nghĩa là rủi ro đã xẩy ra . Mà rủi ro là biến cố ngẫu nhiên . Vậy ta có thể lượng hoá được hả năng rủi ro của mổi loại tài sản của Ngân hàng . Theo quan điểm của xác suất thống kê nếu có đầy đủ số liệu thống kê về rủi ro tín dụng trong một chủi thời gian dài thì có thể lượng hoá được các khả năng bị rủi ro . Như vậy ,khi chúng ta tập hợp các rủi ro giống nhau trong một thời gian nào đó thì ta có thể tính toán được gần như khả năng xẩy ra của chúng nhờ vào việc tính toán tần suất xuất hiện đều đặng của chúng . Vì thế đo lường các rủi ro sản phẩm còn có nghĩa là xá định khả năng xảy ra các rủi ro đó .
Đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro) chúng ta có thể xác định xác suất rủi ro tín dụng Ngân hàng như sau.
Số món cho vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo
P rủi ro =
Tổng số lần cho vay trong kỳ báo cáo
Tổng giá trị tài sản bị rủi ro
Hoặc P rủi ro =
Tổng giá trị các món cho vay trong kỳ
Theo công thức này nếu mổi nhóm cho vay ta coi như thực hiện một phép thử và nếu có số liệu thống kê rủi ro đày đủ , chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suát bị rủi ro của từng loài tài sản .
Tình hình hoạt động cho vay ngắn , trung dài hạn thông qua tổng chỉ tiêu doanh số năm sau cao hơn năm trước , không xẩy ra tình hình bất ổn nào ,chứng tỏ công tác quản lý trên mọi nghiệp vụ hoạt động tốt và các khoản nợ quá hạn được kiểm soát chặt chẻ không để rủi ro có thể xẩy ra .
1.2 .Các rủi ro thị trường : thanh khoản , lãi suất và ngoại hối.
Quản trị rủi ro thị trường và các rủi ro khai thác :
Phòng kế hoạch tổng hợp và Quản trị rủi ro chiệu trách nhiệm theo dõi , đánh giá và phân tích cũng như đề xuất các giãi pháp kiểm soát vá quản trị đối với các loại hình rủi ro về : lãi suất , thanh khoản , ngoại hối và các rủi ro kinh doanh khác để trên cơ sở đó báo cáo về toàn bộ hiện trạng rủi ro với tổng giám đốc , uỷ ban ALCO và uỷ ban Quản trị Rủi ro Hội đồng Quản trị , đồng thời kiến nghị các giãi pháp thích hợp .
Chính sách quản trị các rủi ro thị trường và các giới hạn rủi ro thị trường do Tổng Giám đốc xây dựng phải được thông qua phê duyệt của ALCO và uỷ ban quản trị Rủi ro Hội đồng Quản trị .
Nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất là thực hiện cân đối nguồn và sử dụng vốn thông qua phân tích kỳ hạn các công cụ tài chính phát sinh và các mô hình quản trị rủi ro tiên tiến Var..
Xác định các cân bằng trạng thái ngoại hối , sử dụng các công cụ tài chính phái sinh là biện pháp chủ yếu kiểm soát các rủi ro ngoại hối của Ngân hàng .
Phòng quản lý Nguồn vốn ,Kinh doanh tiền tê và ngoại hối thực hiện việc điều tiết rủi ro hằng ngày các rủi ro thanh khoản , lãi suất và ngoại hối trên cơ sở các giới hạn đã được xác lập .Các chuyên viên quản trị rủi ro thị trường thuộc phòng kế hoạch Tổng hợp và quản trị rủi ro và bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán tài chính thực hiện kiểm tra và kiểm soát các giao dịch .
Phòng Kế hoạch Tổng hợp và quản trị Rủi ro chức năng phân tích và đánh giá trạng thái và ảnh hưởng của các mức độ rủi ro đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược kinh doanh
Phòng kế hoạch Tổng hợp và Quản trị Rủi ro xác định các biện pháp và giới hạn kiểm soát đối với từng loại hình rủi ro khai thác đặc biệt là các loại rủi ro liên quan đến hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngân hàng , hệ thống IT (Internet) công tác ngân quỹ , kế toán và các loại rủi ro khác có lên quan trên toàn hệ thống Techcombank.
Các phòng chức năng và các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện điều hành và kiểm soát trực tiếp các rủi ro khai thác hàng ngày .
a)Lãi xuất:
* Lãi suất huy động và lãi suất cho vay
Rủi ro này xẩy ra khi Ngân hàng đang huy động vốn với lãi suất bình thường , hoặc lãi suất cao , nhưng lãi suất cho vay đột ngột giảm xuống .Do đó, nguồn vốn huy động vào phải trả lãi suất cao , nhưng cho vay ra thì chỉ thu được lãi suất thấp , kinh doanh kém hiệu quả , khả năng tài chính yếu , sự biến động thường xuyên tần lãi suất , hay lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương cũng dẫn đến rủi ro lãi suất cho Ngân hàng , hoặc lạm phát có tốc độ tăng cao , người vay vốn thì có lợi vì lãi suất vẫn chỉ phải trả theo mức ghi trên khế ước hay trong hợp đồng , còn Ngân hàng thì bị thiệt hại , bị rủi ro.
Việc phát hành các hình thức tín dụng để huy động với ngoại tệ chẳn hạn kỳ hạn 5 năm , năm đầu trả lãi theo mức thị trường là 5% năm và cam kết trả lãi năm tiếp theo cao hơn năm trước và sự biến động thì Ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người sở hữu khoản tín dụng trên 5% năm .Trong khi đó lãi suất cho vay USD cũng chỉ 5% năm .
Rủi ro lãi suất còn do tình hình cạnh tranh Ngân hàng nâng lãi suất huy động quá cao so với mặt bằng chung , hạ lãi suất cho vay xuống thấp , do uy tín thấp , lo sợ mất thị trường , mất khách hàng ,thiếu vốn , dẫn đến kinh doanh thua lỗ , lợi nhuận thấp , năng lực tài chính yếu .Tình hình này xẩy ra trong năm 2002 - 2003 vẫn có sự thay đổi và cuộc chiến lãi suất trở nên nóng bổng sau một loạt thông báo tăng lãi suất tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại (NHTM)cổ phần và được diển ra từ cuối năm ngoái . Nguyên nhân của việc tăng lãi suất được lý giãi là để thiếu hụt VND có thể xẩy ra vào những thời điểm mà nhu cầu cần thiết .
Các dự án lớn ký kết đã đến kỳ giải ngân nên Ngân hàng cần một lượng huy động vốn huy động lớn . Điều này lý giãi ví sao các nhà kinh doanh trong linh vực Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động với nhiều hình thức khác nhau. Đến thời điểm càn thiết các Ngân hàng đưa ra nhiều chiêu thức khác nhau :như lãi suất bật thang , đợt huy động mới , sự bất thường làm cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần lo ngại tốc độ huy động bị chậm lại .
Nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng lên là điều đáng mừng .Tuy nhiên , lãi suất huy động tăng nhanh , trong khi lãi suất cho vay tăng rất chậm lại là một nguy cơ tìm ẩn , để đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng lãi suất cho vay trung dài hạn phải là 10% năm chứ không phải là 8,5% năm như hiện tại (Theo phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ICB) . Dù vậy ây mới là thời điểm khởi đầu , và cuộc chạy đua vẫn chưa có điểm dừng .
Sự thay đổi lãi suất của Ngân hàng nhà nước buột các Ngân hàng thương mại dựa vào sự thay đổi này để điều chỉnh lãi suất của mình , với mặt bằng lãi suất thay đổi , diển ra sự chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra vì có nhiều loại lãi suất với hạn mức cố định theo tháng, năm . Để bảo đảm an toàn lãi suất các khoản tín dụng cần có quá trình thay đổi hợp lý từ khâu cho vay hay huy động vốn .
Việc các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất gây cú sốc đối với thị trường lãi suất đang cân đối , thông thường là do vấn đề cạnh tranh để nhằm thu hút khách hàng và các ngân hàng đa ra các phương hướng khác nhau trong vấn đề lãi suất nhằm hấp dẫn khách hàng và , Như vậy nếu Ngân hàng không có định hướng phù hợp sẻ rơi vào tình trạng mất khách hàng và dẩn đến mọi vấn đề hoạt động bị ảnh hưởng rủi ro lãi suất là điệu không tránh khoải.
Tất nhiên về hạch toán và kinh doanh lãi suất đầu vào sẻ được tính bình quân nhiềi đôi tượng khách hàng khác nhau , nhưng giãm thu nhập cho Ngân hàng .
*Lãi suất về tỷ giá (đối với khách hàng )
Lãi suất niêm yết trên thị trường chính là lãi suất áp dụng giữa các Ngân hàng (trên thị trường Ngân hàng)
Vì vậy khi giao dịch với khách hàng của mình các Ngân hàng căng cứ vào lãi suất được niêm yết và phụ phí đế xác định ra lãi suất áp dụng với khách hàng cụ thể là :
Lãi suất áp dụng Lãi suất trên thị trường
với khách hàng = phụ phí
Điển hình, của sự biến động (Theo các nhà phân tích ) sau sự kiện cục dự trữ liên ban Mỹ (FED)và Ngân hàng Trung Ương châu Á cắt giãm lãi suất vào ngày 7/11/2002 mặt bằng lãi suất trên thị trường Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến động . Lãi suất USD của hầu hết các Ngân hàng thương mại đẫ được cắt giãm mạnh , Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 2,2% các Ngân hàng lớn đều cắt giãm lãi suất huy động 2 % xuống 2,2% năm đối với kỳ hạn tiết kiêm 12 tháng .... .. Sự chênh lệt của các loại lãi suất ngoại tệ và nội tệ một phần là do cung cầu của các loại tiền , nhu cầu vay của loại tiền này cao hơn loại tiền kia va ngược lại , do khách hàng rút tiền để chi tiêu cá nhân chính vì thế Ngân hàng cần tăng hay giảm lãi suất để bù đắp phần thiếu hụt hay dư thừa để điều hoà nguồn vốn .
Và sự triển khai nhằm điều hoà sự chênh lệch Ngân hàng đã triển khai quản cáo , huy động mới để bù đáp sự sụt giảm đó .
Sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước để bình ổn thị trường ,sự cắt giảm hay tăng lãi suất hay các công cụ khác để ngăn chặng trong nền kinh tế .
Có thể nói thị trường Ngân hàng dù ở một giai đoạn biến động nào của lãi suất còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường thị trường và của khách hàng . Dù muốn hay không sự bình ổn của thị trường là sự thành công trong hoạt động Ngân hàng có nhiều rủi ro này .
Trên đây là một số hình thức về lãi suất có thể gây ra rủi ro cho Ngân hàng.
b)Ngoại hối:
Vốn kinh doanh của Ngân hàng bao gồm vốn nội tệ và ngoại tệ . Song nếu như vốn bằng ngoại tệ , bao gồm tồn quỷ , tiền gởi và dư nợ cho vay lớn , nhưng sau đó đồng nội tệ bị lên giá và kéo, kết thúc năm tài chính hoặc sau một kỳ kinh doanh bị thua lỗ , tình trạng rủi ro về tỷ giá hối đoái còn xẩy ra gữa các loại ngoại tệ với nhau khi biến động .
Ngân hàng vay một loạt ngoại tệ , sau ngoại tệ này lên gía , sau đó mất giá dẫn đến thua lỗ .
Số rủi ro lớn nhất về tỷ giá hối đoái đối với các Ngân hàng thương mại là tập trung ở khách hàng vay ngoại tệ và dẩn đến tình trạng không trả nợ theo cam kết cho Ngân hàng .
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng chiệu sự ảnh hưởng lớn của tình hình kinh tế chính trị trên toàn cầu bất ổn , giá trị của nó phụ thuột vào thông tin thị trường( theo các nhà phân tích ) , nhiều lúc đó chỉ là thông tin ảo .
Để cân bằng trạng thái ngoại hối , sử dụng các công cụ tài chính phát sinh là biện pháp chủ yếu kiểm soát các rủi ro ngoại hối của Ngân hàng .
Nghiệp vụ kinh doanh hối đoái có kỳ hạn là nghiệp vụ kinh doanh trong đó các yếu tố giao dịch (tỷ giá , số tiền , ngày giao) được xác định tại một thời điểm hiện tại , còn việc hực hiện chúng thì tại một yhời điểm trong tương lai.
Nghiệp vụ kinh doanh có kỳ hạn là một trong những biện pháp nhàm hạn chế rủi ro hối đoái tức là những thiệt hại do biến động của tỷ gía gây ra .
Để thực hiện nghiệp vụ này điểm mấu chốt là phải xác địng tỷ giá có kỳ hạn , tức là tỷ giá được xác định từ ngày hôm nay để áp dụng cho một thời điểm trong tương lai .
Tỷ giá có kỳ hạn hoàn toàn không phải là một yếu tố dự đoán , mà chỉ là kết quả của việc tính toán là tổng đại số của các giao dịch khác nhau trên thị trường .Cụ thể là các yếu tố về tỷ giá và lãi suất của đồng tiền I và đồng tiền II.
Giao dịch có kỳ hạn có phí tổn cuối cùng là hối đoái trao ngay trừ đi hay cộng thêm phần chênh lệch giữa lãi đi vay phải trả và lãi cho vay sẽ nhận được trên số ngày cụ thể của kỳ hạn .ta có phương trình sau.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được quy đổi theo tỷ lệ liên Ngân hàng vào thời điểm cuối tháng cuối năm , việc xử lý chênh lệch phát sinh trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 112/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000và quyết định số 522/2000/QĐ-NHNN ngày 20/12/2000 của thống đốc NHNN.
c)Thanh khoản:
Giảm thiểu rủi ro thanh khoản , trong việc đảm bảo chi trả ngay của mình , tỷ lệ an toàn trong hoạt động , đảm bảo khả năng chi trả ngay , tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn và khả năng thanh toán tức thời .
Khó khăng về khả năng chi trả ngay nếu không được giãi quyết kiệp thời sẻ có tác động trực tiếp đến tam lý khách hàng , đến chủ nợ lầm ảnh hưởng đến uy tín Ngân hàng , của tổ chức tín dụng . Một tổ chức tín dụng hoạt động thật tốt , nhưng nếu không luôn đảm bảo khả năng chi trả ngay của mình trong mọi thời điểm , mất uy tín khách hàng gây hậu quả xâu lâu dài , thiệt hại nặng nề . Trong trường hợp xấu nhất có thể bị khách hàng , chủ nợ đòi rút tiền hàng loạt thậm chí còn có thê dẫn đến nguy cơ phải đóng cửa hay phá sản .
Hệ số thanh khoản : để đảm bảo trong kinh doanh Ngân hàng phải thường xuyên thoã mản các nhu cầu chi tiêu , bao gồm nợ trên thị trường liên Ngân hàng và các khoản nợ khác ... muốn thoả mản được điểm này thì hệ số thanh khoản phải lớn hơn hoặc = 100%
Thanh khoản (nợ tiền gởi , nợ thị trường ....)
Hệ số thanh khoản = 100%
Các khoản nợ( cho vay , tiền mặt tại quỹ..)
và theo một thời hạn nhất định.
Trong quản trị thanh khoản Ngân hàng vừa thực hiện dự trữ sơ cấp và thứ cấp đồng thời thực hiện các khoản vay NHTƯ và Ngân hàng khâc để đáp ứng nhu cầu chi trả , nếu trước đây chỉ thuần tuý quản trị theo khoản thuột tài sản có đã dãn đến tỷ lệ dự trữ cao và làm giãm tỷ lệ sinh lợ cho Ngân hàng và ngày nay do được bổ sung thanh khoản từ các nghiệp vụ trên thị trường liên Ngân hàng đã làm tăng tỷ trọng các nghiệp vụ sinh lợi , từ đó làm gia tăng mức sinh lời cho Ngân hàng và làm thiể khả năng thanh khoản của Ngân hàng .
Quan hệ giữa tài sản có và nguồn vốn Ngân hàng . vốn của Ngân hàng là tài chính quan trọng (tài snr có , ngân quỹ . cho vay , đầu tư , tài sản cố định ..) Vì vậy việc sử dụng vốn phải có quy mô thích hợp với vốn của Ngân hàng ,dưới đây là hai hệ số xác định mối tương quan này .
Hệ số vốn Ngân hàng Vốn ngân hàng (1)
=
so với tài sản có Tổng giá trị tài sản có (2)
(1)Vốn của Ngân hàng bao gồm vốn cơ bản và vốn bổ sung , tuy nhiên vốn bổ sung chỉ cho phép sử dụng tối đa bằng 50% so với vốn cơ bản.
(2)Tổng giá trị tài sản có bao gốm cả tài sản có nội bản và ngoại bản
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước hệ số này tối thiểu = 50%
Hệ số vốn Ngân hàng so Vốn ngân hàng
=
với giá trị rủi ro quy đổi Tổng giá trị tài sản rủi ro quy đổi
Hệ số vốn của Ngân hàng so với giá trị tài snr rủi ro quy đổi còn được gọi là hệ số cook trong đó tổn giá trị rủi ro quy đổi như sau .
Tổng giá trị
= Tổng tài sản rủi ro * tỷ lệ rủi ro
rủi ro quy đổi
Mỗi loại nghiệp vụ có một mức rủi ro khác nhau và tỷ lệ rủi ro do các cơ quan quản lý và kiểm soát Ngân hàng quy định .
1.3. Rủi ro về khai thác và các rủi ro khác.(Internet)
Hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngân hàng là một phần quan trọng hoạt động kinh doanh , nó là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng cũng như thông tin về hoạt động của các thành phần kinh tế khi họ đến đầu tư tại Ngân hàng , từ đó để có những quyết định đúng đắng để ký kết hợp đống .
2. Hệ thống theo dỏi.
Phòng Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra , kiểm soát sau mọi giao dịch trong hệ thống Ngân hàng theo hàng năm do Tổng Giám đốc phê duyệt nhằm đảm bảo việc tuân thủ theo đúng quy chế , quy định của Ngân hàng và của cơ quan nhà nước , đồng thời phát hiện các thiếu sót và mầm móng các rủi ro phát sinh trong mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng , kiểm tra thường kỳ đảm bảo công tác hoạch toán kế toán và báo cáo tuân thủ đúng các quy định đề ra và đảm bảo sự chính xác , đáng tin cậy của các số liệu báo cáo...
Các Tổ kiểm soát , kiẻm toán nội bộ và các kiểm toán viên nội bộ tại các chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra , kiểm soát , kiêm toán mọi giao dịch và hoạt động tại chi nhánh theo kế hoạch của Tổng Giám đốc Ngân hàng và Giám đốc các ch nhánh .
Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng Quản trị kiẻm tra thường xuyên và bất thường và các giao dịch tại Hội sở vá bất kỳ chi nhánh nào .
Báo cáo kiểm toán nội bộ dược gởi cho Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị .
Tóm lại : hậu quả của rủi ro được hiểu là vốn cho vay ra không thu được nợ gốc và lãi khi đến hạn , phát sinh chi phí lên hay thu được lãi suất thấp ngoài dự kiến , bị mất vốn , kinh doanh kém hiệu quả , thậm chí thua lỗ bị phá sản . Người ta ví kinh doanh và rủi ro như trên hai bàn cân trên một chiết cân .
Việc xác định , đánh giá quản lý rủi ro tại Ngân hàng là một hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc tối thiểu hoá và kiểm soát rủi ro thay vì loại trừ rủi ro.
CHƯƠNG III :
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG THANH KHÊ -TECHCOMBANK
I.Thuận lợi và khó khăn .
Những việc đã làm
Là thành viên trong một gia đình Ngân hàng thương mại Kỹ thương Việt Nam , với sự tín nhiệm của khách hàng Ngân hàng Techcombank Thanh Khê "chăm lo cho sự thành công của bạn " sự thành công của Techcombank chung cũng là thành công của Techcombank Thanh Khê.
Chi nhánh Techcombank Thanh Khê có đội ngũ cán bộ trẻ , nhiệt tình , năng động , có trách nhiệm cao , cùng gắn bó đi đến thành công , trong hai năm qua (2002 , 2003) đã xây dựng một hệ thống giao dịch , phục vụ khách hàng thân thiện và cởi mở tạo ra một thế mạnh cạnh tranh tại thị trường Đà Nẵng .
Thương hiệu của Techcombank đã khẳng định được trên thị trương Đà Nẵng và tăng trưởng .
Môi trường đầu tư , cơ chế chính sách của Ngân hàng Nhà nước được thông thoán hơn tạo sự chủ động trong kinh doanh .
Công tác chuyển đổi cơ cấu khách hàng đã được thực hiện khá tốt thể hiện chỉ tiêu thông qua doanh số cho vay các thành phần trong nền kinh tế kinh tế tăng.
Công tác ban hành văn bản cũng như quản lý tín dụng đã được hoàn thiện với việc thành lập quản lý tín dụng nhằm tập trung công tác theo dỏi và phân tích các khoản tín dụng , đồng thời có những cảnh báo sớm nhằm góp phần hạn chế rủi ro phát sinh .
Trong năm qua Ngân hàng tập trung vào công tác triển khai tổ chức mới, kết hợp tái cấu trúc các quy trình kinh doanh cơ bản , mở rộng các dịch vụ mới theo định hướng khách hàng thông qua các hoạt động :
Từng bước tổ chức và hoàn thiện mô hình kinh doanh phân thị khách hàng mục tiêu .
Hoàn thiện bộ máy kinh doanh tại đơn vị .
Hoàn thiện các quy trình kinh doanh cơ bản phù hợp với cơ cấu mới và là tiền đề ứng dụng công nghệ thông tin vào quả lý và kinh doanh .
Thực hiện hàng loạt các khoá đào tạo , trên cơ sở đó tranh thủ sự giúp đở các tổ chức quốc tế cũng như tự đầu tư , từ đó nâng cao năng xuất của cán bộ .
Tập trung điều hành nguồn vốn nhằm tối ưu hoá chi phí và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng .
Hệ thống thanh toán kiệp thời , nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Những việc chưa hoàn thành
Mặt dù , bên cạnh những việc đã làm vẫn còn tồn tại một số việc chưa làm.
Công tác thu hồi nợ quá hạn tốt nhưng còn có nhiều khách hạn do chủ quan hay khách quan mà không đến Ngân hàng thanh toán (điều này làm ảnh hưởng đến kinh doanh của Ngân hàng ).chưa đạt kế hoạch đề ra
Công tác phát triển kinh doanh mạnh .Tuy nhiên ,còn phụ thuộc vào chính sách của nhà nước .
Các quy trình nghiệp vụ cũng như các quy trình quản lý rủi ro dần hoàn thiện phù hợp với hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển .
Trong thời gian tới Techcombank đã và đang nghiên cứu đưa ra thị trường nhiều sản phẩm , dịch vụ tài chính mới để giới thiệu khách hàng .
II. Các giải pháp quản lý và hạn chế rủi ro.
1. Đánh giá
Hoạt động Ngân hàng nước ta đẫ gặp phải những rủi ro trong những năm trước đây và kéo dài cho đến bây giờ
Trong nền kinh tế thị trường , nền kinh tế đã và đang phát triển , lạm pháp được kìềm giữ , kinh doanh có hiệu quả nên rủi ro , rủi ro do khách hàng không trả được nợ nên rủi ro trong hoạt động ngân hàng đã phhần nào hạn chế , tuy nhiên nó vẫn còn là mối đe doạ của các ngân hàng . chính vì thế quản lý rủi ro là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị Ngân hàng . Một hệ thống quản lý rủi ro yếu kém là dẫn đến mọi điều không thể lường trước được . khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì buộc phải thích ứng theo , bắt kiệp xu thế mới nhằm giãm thiễu tối đa mọi rủi ro có thể xẩy ra .
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới phần nào làm cho nền kinh tế Việt Nam có phần giảm sút .Tuy nhiên, đối với những Ngân hàng có mở đại lý hay phòng giao dịch ở nước ngoài thì rủi ro là không tránh khỏi .
Khi mà mọi thành phần kinh tế kinh doanh phát triển hay trì trệ thì cũng kéo theo sự thay đổi của các tổ chức tín dụng , vòng quay vốn của các doanh nghiệp bị chậm lại , không thu hồi vốn để trả nợ cho Ngân hàng từ đó phát sinh nợ quá hạn , rủi ro tín dụng xẩy ra cao , từ đó Ngân hàng phải có chính sách tối ưu để hạn chế tối đa về rủi ro .
Nhìn chung nền kinh tế ngày càng thay đối , thì buộc mọi thành phần kinh tế phải thay đổi theo .Cũng cố loại hình hoạt động kinh doanh củ phát triển loại hình kinh doanh mới , tăng cường quản lý rủi ro chung .
2.Kết quả quản lý rủi ro của Techcombank Thanh Khê Trong 2 quý:
Trong quá trình hoạt động chung của Techcombank - Techcombank Thanh Khê đã đạt được những thành tựu trong công việc quả lý các khoản rủi ro.
Dư nợ quá hạn đã được thu hồi hoàn thành , so với các Ngân hàng khác trên toàn hệ thống và hoàn thành theo chỉ thị của NHNN.
Mặt dù là một Ngân hàng mới đi vào hoạt động chưa lâu trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng , nhưng có mối quan hệ với nhiều khách hàng khách hàng , tạo điều kiện cho khách hàng có khoản tín dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các khoản tín dụng mà khách hàng ký gởi với cơ chế lãi suất phù hợp và hấp dẫn , Với tình hình như vậy là nhằm phân tán được rủi ro , có khoản thu vào có khoản chi ra với phương châm đôi bên cùng có lợi.
Doanh số các khoản tín dụng năm sau cao hơn năm trước .Có được thành công như vậy một phần là có hệ thống quản lý rủi ro từ Hội Sở với sự phối hợp của các Giám đốc trên toàn hệ thống để quản lý có hiệu quả tốt :
Việc xem xét kỷ các khoản tín dụng khi có nhu cầu của khách hàng vay hay ký gởi .
Tài sản thế chấp chưa phải là an toàn , mà chủ yếu là tạo lợi nhuận cho đôi bên , vì khoản này khó thu hồi đủ gía trị khoản tín dụng mà Ngân hàng bỏ ra .
Công việc quản lý quyết toán sau một ngày làm việc của các khâu nhằm tìm ra các khoản sai sót . Nâng cao tính rủi ro có thể xẩy ra và tiến hành thường xuyên liên tục.
Trên tinh thần trách nhiệm cá nhân trong công viẹc là trách nhiệm chung cho hoạt động Ngân hàng của mình .
Tóm lại một vấn đề đều có hai mặt của nó . Tuy nhiên ,vấn đề rủi ro là không thể biết trước và lường trước được , chỉ có cách là quản lý thật chặt chẻ nhằm tối thiểu hoá rủi ro .
3.Biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro chung:
èBiện pháp nâng cao chất lượng tín dụng :
Là thông qua việc phân tích , thẩm định kỷ lưỡng các thông tin tài chính và thông tin chi phí tài chính của người nhận nợ và áp dụng cấp tín dụng chặt chẻ trước khi đầu tư nhằm phân loại khoản vay và các đối tác vay vốn , dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của nó để quản lý .
èTrích lập dự phòng :
Tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng nhằm bù đắp cho những rủi ro có thể xẩy ra , căn cứ vào mức độ rủi ro của tài sản có .(như rủi ro khách hàng , lãi suất , hối đoái ...)
Nợ quá hạn trên 180 ngày trích 25% dự phòng (theo tùng món vay)
Nợ quá hạn trên 360 ngày trích 50% dự phòng (theo tùng món vay)
èQuỹ dự trữ :
Ngân hàng trích lập các quỹ dự trữ theo quy định của NHNN tỷ lệ trích lập của các quỹ này do hộ đồng quản trị quyết định như sau
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : 5% lợi nhuận sau thuế
Quỹ dự phòng tài chính: 10% trên lợi nhuận sau thuế
Các quỹ dự trữ của Ngân hàng
Các quỷ của Ngân hàng được trích lập theo Quyết định của Hội đồng quản trị , căn cứ trên lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỷ trên bao gồm .
Quỹ khen thưởng 5%
Quỹ phúc lợi 10%
Quỹ dự phòng và trợ cấp mất việc 5%
èPhân tán rủi ro:
Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì chỉ tập trung nắm giữ một hay một số loại tài sản có rủi ro nhất định . Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay , cho phép các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giãm rủi ro tín dụng đối với toàn bộ tài sản có .
Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép TCTD giảm sự thay đổi về thu nhập của chúng . Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẻ bù đắp phần lổ từ khoản vay bị vỡ nợ . DO đó làm giãm khã năng TCTD đó sẽ bị thiệt hại .
èBảo hiểm tín dụng:
Ngân hàng yêu cầu người nhận nợ phải có một khoản chi phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp trong trường hợp phá sản .
Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp , khi rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên , thì Ngân hàng sẻ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn , việc tăng lên các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp cho mất mát dự kiến cao hơn về khoản vay , vì khả năng khoản vay sẻ không được hoàn trả , kết quả là mức độ thấp nhất về chất lượng tín dụng có thể làm tăng chi phí vay của nó.
è Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc điều kiện bảo đảm an toàn tín dụng :
Từ những nguyên tắc chung về quản lý tài sản có , chũng ta thấy để có được lợi huận cao , các Ngân hàng cần phải thực hiện các món cho vay và đầu tư có kết quả , nghĩa là chúng ta được hoàn trả đầy đủ khi đáo hạn nhũng rủi ro lớn nhất là rủi ro tín dụng . rủi ro tín dụng xuất hiện bất cứ lúc nào khi Ngân hàng dùng tiền cho vay nhưng việc hoàn trả các khoản đó phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của khách hàng trong tương lai hoặc của một bên thứ ba , hoạc Ngân hàng bảo lãnh mà có thể một ngày nào đó Ngân hàng phải trả nợ khoản bảo lãnh đó , Trường hợp Ngân hàng bị rủi ro , Ngân hàng phải trích từ vốn tự có của mình để bù lại số vốn bị mất . Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại , quy mô phát triển của Ngân hàng .Để phòng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng phải thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng .Trước hết , Ngân hàng phải đề ra các nguyên tắc cho vay và điều kiện bảo đảm tín dụng mang tính chất bắt buộc mà mọ khách hàng đều phải chấp nhận . các nguyên tắc vay và điề kiện bảo đảm tín dụng cơ bản mà hầu hết các tổ chức tín dụng đều có là .
Tư cách pháp nhân và uy tín khách hàng vay .Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố liên quan đến cá nhân người vay.
Mục đích sử dụng vốn vay , kế hoạch hoàn trả tín dụng , Để đi đến quyết định cho vay hay khồn g , Ngân hàng còn yêu cầu người vay nêu rỏ mục đích sử dụng vốn vay và kế hoạch hoàn trả tín dụng nếu xét thấy mục đích sử dụng đem lại hiệu quả thì Ngân hàng mới cho vay
Các đảm bảo tín dụng Ngân hàng yêu cầu khách hàng của mình đảm bảo khoản tín dụng có thể bằng tín giá trị hoạc hiện vật :Vốn tự có , giá trị hàng hoá,vật tư đảm bảo , giá trị tài sản thế chấp , tín chấp , năng lực bảo lãnh , bảo hiểm của người vay vốn .
è Sữ dụng thị trường bán nợ : Sau khi đầu tư hoặc cho các tổ chức vay .Tổ chức tín dụng lập tức tập hợp các khoản tài sản có rủi ro (rủi ro các khoản nợ) và bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giãm thiểu rủi ro tín dụng . Theo các nhà đầu tư việc mua các khoản của gói nợ này là tương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư sẻ làm giãm rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từ gói nợ đó .
èPhương pháp phân tích tài chính khoản vay ngắn hạn :
.Ngân hàng yêu cầu khách hàng của mình khi vay tiền đều phải gỏi tới ngan hàng các báo cáo tài chính để chứng minh tình hình tài chính của đơn vị mình :bản tổng kết tài sản , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , báo cáo về tình hình tài chính ...đối với mọi doanh nghiệp . Với cá nhân vay tiêu dùng thì báo cáo tài chính là bản kê khai tài sản hiện có , sắp có các khoản nợ , tiền lãi các hoá đơn chưa thanh toán .. Nhân viên Ngân hàng căn cứ vào đó để đánh giá một cáh tổng quát người vay , xem xét khả năng trả nợ của người vay , và từ đó hạn chế được rủi ro , Do đó việc đánh giá , phân tích khả năng tài chính của người đi vay là phương pháp phổ biển nhất , hiệu quả trong việc phòng ngừa , hạn chế rủi ro.
Phường pháp này trước hết Ngân hàng xác định các hệ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp .
Tổng tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán =
Tổng dự toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp , nó chỉ ra phạm vi quy mô của doanh nghiệp , quy mô tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời hạn trả nợ
Tổng tài sản theo công thức trên bao gồm toàn bộ tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo .Tài sản có lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi ra tiền trong thời hạn dưới 1năm . Cụ thể như vốn bằng tiền (tiền mặt , tiền gởi ngân hàng ), tài sản dự trử như vật tư , hàng hoá , chi phí sản xuất dở dang , vốn trong thanh toán , các khoản phải thu . Tuy nhiên dể hệ số được xác thực cần phải loại bỏ những tài snr không thực tức là những tài sản không chuyển đổi ra tiền .
Tổng nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn duới 1 năm được tính từ ngày lập báo cáo . Vì vậy sử dụng tài sản lưu động để trang trải là hoàn toàn hợp lý .
Bao gồm các khoản phải trả , các khoản vay Ngân hàng , các khoản phải nộp nhưng chưa nhưng chưa nộp như khấu hao(đối với dnnn )thuế ...
Vốn tự có
Hệ số về vốn vay =
Tổng tài sản có
Hệ số này là chỉ tiêu phản ảnh khả năng tự bảo đảm về tái chính của doanh nghiệp . Hệ số này đánh giá là đạt nếu như > 0,5 và ngược lại
Hệ số phản ánh khẩ Tổng tài sản có lưu động hoán chuyển
=
năng thanh toán nhanh Tổng dư nợ ngằn hạn
Hệ sồ này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiẹp . Do đó tài sản lưu động hoá chuyển nhanh là những tài sản mà khi cần thiết có thẻ chuyển thành tiền một cách nhanh chóng như tồn quỹ tiền mặt và tài sản có có thể nhanh chón chuyển đổi thành tiền . Loại tài sản này không bao gồm hàng tồn kho hay ts dự trử Những tài sản chuyển đối thành tiền mát thời gian dài
Hệ số về Lợi nhuận sau thuế
tỷ suất sinh lời = * 100%
của toàn bộ tài sản Tổng tài sản có
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp , Doanh nghiệp hoạt dộng tốt , sinh lãi có khả năng hoàn trả nợ khi hệ số này >10%
Sau khi xác định được hệ số , muốn có được sự xác thực thì cần phải so sánh với kỳ trước đẻ biết tài chính tôt hay xấu , so sánh nhũng doanh nghiệp hoạt động cùng nghành , từ đó Ngân hàng có thêm căn cứ để quyết định cho vay
èHạn chế tín dụng :
(1)Ngân hàng có thể từ chối cho vay ngay cả khi người vay trả lãi suất cao hơn , nếu qua điều tra , thu thập thông tin Ngân hàng thấy mạo hiểm , có khả năng rủi ro.
(2)Ngân hàng đồng ý cho vay nhưng hạn chế mức cho vay dưới mức mà người vay yêu cầu
Nhận thấy những khoản vay đó có thể đêm lại lợi nhuận cao , nhưng chứa đựng nhiều rỉu ro .
èXử lý nợ quá hạn hay khó đòi:
Viêc quản lý nợ quá hạn nằm trong hệ thống rủi ro cần quản lý chặt chẻ và phải có thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ qúa hạn phát sinh mới và đôn đốc đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ tồn đọng ,việc thực hiện tốt công việc này sẻ đem lại kết quả trong hoạt động của Ngân hàng , mở rộng đầu tư .
Việc thực hiện tốt công tác kiểm soát và thu hồi các khoản nợ quá hạn ,tỷ lệ nợ giảm dần đồng thời thu lại vốn để phát triển các loại hình dịch vụ mới .và đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn năm sau thấp hơn năm trước đồng thời khoanh vùng các khoản nợ có nguy cơ rũi ro cao
Với Ngân hàng luôn đua ra các loại hình sản phẩm dịch vụ một mặc nhằm phục vụ khách hàng và đồng thời cạnh tranh và việc xử lý nợ cần gấp rút .
Nguyên nhân khách quan là cơ chế pháp luật của nhà nước còn chưa cgo phép ngân hang được hoàn toàn chủ động trong vấn đề này , cần có một bộ máy xử lý mạnh , triệt để , kiên quyết .
Việc kiểm tra sau khi cho vay là thực hiện thường xuyên , giám sát đôn đốc khách hàng và tạo sự cân bằng đẩy mạnh cho vay và đồng thời thu hồi nợ .
Việc quản lý giám sát không chỉ dừng lại ở số liệu mà còn đánh gía từng khách hàng , từng ngành nghề và tùng khoản vay mức độ rủi ro để có biện pháp xử ly kiệp thời
Chất lượng cho vay thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn về vấn đề nay do khách hàng làm ăn thua lỗ hay cơ cấu đầu tư không hợp lý cho nên không có khẩ năng thanh toán , còn về phía Ngân hàng thận trọng khi xét duyệt cho vay gắng chặt trách nhiệm các khoản khách hàng đầu tư .
Vì vậy ngay từ khi Ngân hàng thẩm định các dự án kỹ lưỡng có thể đem lại hiệu quả và tính khả thi của dự án .Ngay từ khi cấp tín dụng các cán bộ thẩm định lại khoản đó để phát hiện sai sót và kiệp thời xử lý những khoản đầu tư không hợp lý , sử dụng vốn kém hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng , giảm sự gia tăng các khoản nợ quá hạn .
Nợ quá hạn hay khó đòi xẩy ra tác động đến tính an toàn vốn và ổn định hoạt động của Ngân hàng . Việc xử lý nó chỉ là thực hiện thị trường bán nợ như trên Tuy nhiên về phía Ngân hàng cũng có một số giới hạn cho khoản nợ quá hạn nếu thẩm định xét thấy có thể được và theo quy định hiện hành , tạo cơ hội cho khách hàng tái đầu tư và tạo ra khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng .
Về vấn đề này Ngân hàng trích lập dự phòng dựa vào tình hình tài chính của Ngân hàng trong kỳ
Số dự phòng nợ vay khó đoài phải trích đến ngày 31/12/2003
Số đã dự phòng đến ngày 31/12/2003
Số dự phòng chưa trích đến ngày 31/12/2003
Đây là dự phòng tính theo quy định tại thông tư số 440/2002/NHNN ngày 27/11/2000 của NHNN Việt Nam.
Tóm lại :để nâng cao hiệu quả tín dụng phát huy khả năng vai trò Ngân hàng thương mại trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của thành phố bên cạnh phát huy kết quả đạt được của Chi nhánh và tiếp tục đổi mới xây dựng chiến lược hoạt động , hoạt động tín dụng theo yêu cầu của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước , đẩy mạnh công tác huy động vốn , đầu tư vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế ,đáp ứng khả năng thanh toán . Tuy nhiên , cần đảm bảo quá trình cấp tín dụng ,phương hướng cạnh tranh đối với những Ngân hàng khác và đẩy mạnh sự hoạt động trong mọi lĩnh vực tạo ra một thế mạnh của Chi nhánh.
Trên đây em xin trình bày một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro chung .
III. Một số ý kiến trong hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro của Ngân hàng :
1 .Gắn với tình hình thực tế của địa phương hay tình hình kinh doanh của khách hàng , khả năng tài chính để ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong tổ chức tín dụng Ngân hàng và nội bộ nghành Ngân hàng .
2. Quản lý chặt từng khoản mục đầu tư của khách hàng cũng như của Ngân hàng nếu xẩy ra sai sót thì tập hợp và xử lý ngay.
3. Công tác tiếp thị và quản bá sản phẩm dịch vụ mới tới mọi khách hàng cũng như thương hiệu của Techcombank.
4. Đôn đốc và thông báo cho khách hàng biết thông qua (điện thoại , Fax....) để thu hồi các khoản nợ lãi vay đã đến kỳ trả lãi .
5. Có một phần ưu đãi với những khách hàng tìm năng tạo cơ hội và hổ trợ cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
6. Mở rộng thị trường hoạt động đến mọi thành phần kinh tế .
7. Phân tích và hướng dẫn nếu khách hàng yêu cầu .
IV. Định hướng phát Triển chung của Techcombank trong thời gian tới :
Là 1 trong 5 Ngân hàng được khách hàng ưa chuộn trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam , nên trong tình hình kinh tế , chính trị năm 2003 với những cơ hội của hoạt động Ngân hàng và sự thay đổi về môi trường đầu tư , các chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố Đà Nẵng là môi trường thuận lợi để phát triển các hình thức tín dụng nâng cao khoản thu nhập cho Ngân hàng và chi nhành sẻ tập trung các loại hình như sau:
Phát triển tín dụng , nâng cao chất lượng tín dụng , đẩy mạnh các phí tín dụng .
Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng phục vụ dân cư nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển Ngân hàng bán lẻ của Techcombank chung .
Phát triển mạng lưới trọng điểm - sẻ có thêm chi nhánh mới tại Hoà Khánh phục vụ nhu cầu phát triển khu công nghiệp mới , chuẩn bị bước phát triển trong những năm tới .
Đẩy mạnh công tác quản bá thương hiệu Techcombank tại miền trung
Chiến lược phát triển cấu trúc Ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ .
- LỜI KẾT -
Ngân hàng là trung gian tài chính quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một công ty , tổ chức hoặc cá nhân tiến hành kinh doanh cung cấp các sản phẩm , dịch vụ trong thị trường và lại càng quan trọng hơn đối với kinh doanh Ngân hàng là nghành kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt "tiền" là loại hàng hoá mà tính xã hội của nó được xem là cao nhất trong tấc cả các hàng hoá hiện có . Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng và của tấc cả các nghành kinh doanh khác sự thành công hay thất bại đều liên quan đến khách hàng . Trong kinh doanh Ngân hàng hậu quả nghiêm trọng xẩy ra cho Ngân hàng là việc khách hàng không trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn và đúng số tiền kéo theo sự ảnh hưổng của các hoạt động khác .
Tóm lại việc nắm giữ thông tin cần thiết cho việc cấp tín dụng , hơn nữa việc cạnh tranh ngay ngày càng khốc liệt , cần nắm bắt nhanh chóng chính xác nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứng , tìm ra những cơ hội kinh doanh tạo thu nhập cho mình .Đồng thơì ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Đề tài về quản trị rủi ro trong Ngân hàng là đề tài vược khả năng kiến thức còn hạn chế của em .Tuy nhiên bên cạnh có Thầy cô, Ngân hàng và tài liệu tham khảo nên em quyết định tìm hiểu vấn đề rủi ro này tuy còn khập khiển và hạn chế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơ quý Thầy Cô và Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê - TECHCOMBANK đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại Ngân hàng để hoàn thành chuyên đề này , tuy chuyên đề vược mức trang so vơi quy định của trường .
Người thực hiện :
Đoàn Văn Luật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại :(của nhóm tác giã)
Phó giáo sư tiến sỉ :Lê văn Tề
Phó tiến sỉ :Ngô Hương
Đỗ Linh Hiệp
Hồ Diệu
Lê Thẩm Dương
Lý thuyết Tài chính -Tiền tệ : Lê Công Toàn
Tạp chí Ngân Hàng các kỳ (2001 - 2002)
Trang Website của Ngân Hàng TECHCOMBANK
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.Khái quát chung về ngân hàng thương mại
1.Khái niệm .
2.Chức năng của ngân hàng thương mại .
2.1. Kinh doanh tài chính.
2.2. Trung gian thanh toán .
2.3. Chức năng tạo tiền .
2.4. Thu quỷ của khách hàng .
3. Hoạt động của ngân hàng thương mại.
3.1. Huy động vốn .
3.2. Hoạt động cho vay.
II.Các vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng .
1.Khái niệm.
2.Vai trò tín dụng .
2.1. Phát triển sản xuất .
2.2. Tích tụ tập trung vốn .
2.3. Tài trợ phát triển kinh tế xã hội .
3.Các nguyên tắc tín dụng .
3.1. Nguyên tắc cho vay phải hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi .
3.2. Vay vốn phải đúng mục đích và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
3.3. Vốn vay phải được đảm bảo theo quy định .
4.Phân loại tín dụng .
4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng .
4.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn .
4.3.Căn cứ vào mức độ đảm bảo tín dụng :
4.4.Căn cứ vào xuất xứ tín dụng :
4.5.Căn cứ vào phương thức hoàn trả :
5 . Một số hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng.
5.1.Hình thức cho vay từng lần .
5.2.Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng :
5.3 Hình thức cho vay theo dự án đầu tư:
5.4.Hình thức cho vay trả góp :
5.5.Hình thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng :
III.Vấn đề rũi ro và hệ thống theo dõi rủi ro.
A. Nhũng vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh .
1. Khái niệm:
2. Phân loại rủi ro:
3. Các loại rủi ro trong kinh doanh :
3.1.Rủi ro do thiếu kiến thức và kỷ năng quản trị kinh doanh:
3.2.Rủi ro do không thích nghi với cạnh tranh :
3.3.Rủi ro lạm phát:
3.5.Rủi ro do hàng giả, nhập lậu . :
3.6.Rủi ro do thiếu thông tin
3.7.Rủi ro tình hình chính trị không ổn định
3.7.Rủi ro trong bảo lãnh mở L/C.....vv
B .Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng
1. Khái niệm :
2. Các loại rủi ro chủ yếu của Ngân hàng :
2.1.Rủi ro do không thu hồi được các khoản cho vay :
2.2 .Rủi ro về nguồn vốn :
2.3.Rủi ro lãi suất :
2.4.Rủi ro tỷ giá:
2.5.Rủi ro thanh khoản :
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG KỶ THƯƠNG THANH KHÊ
I.Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng kỷ thương Thanh Khê
1.Qúa trình ra đời và phát triển Ngân hàng kỷ thương Việt Nam.
2.Sự ra đời của Ngân hàng Kỷ Thương Thanh Khê.
3.Chức năng và nhiệm vụ Ngân hàng Kỷ Thương Thanh Khê .
4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
II.Phân tích quản lý rủi ro tại Ngân hàng Kỷ Thương Thanh Khê.
1.Các loại rủi ro cơ bản trong chính sách quản lý .
1.1.Rủi ro tín dụng
1.2 .Các rủi ro thị trường : thanh khoản , lãi suất và ngoại hối.
1.3. Rủi ro về khai thác và các rủi ro khác.(Internet)
2.Hệ thống theo dỏi.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG KỶ THƯƠNG THANH KHÊ
I.Thuận lợi và khó khăn .
II. Các giải pháp quản lý và hạn chế rủi ro.
1. Đánh giá
2.Kết quả quản lý rủi ro của Techcombank Thanh Khê Trong 2 quý:
3.Biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro chung:
III. Một số ý kiến trong hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro của Ngân hàng :
IV. Định hướng phát Triển chung của Techcombank trong thời gian tới :
LỜI KẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê.doc