Đề tài Quản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex

Đây là một loạt bài tiểu luận nhóm của lớp mình môn Quản trị rủi ro . Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích. File word - 37 trang LỜI MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu hướng hội nhập hiện tại, một công ty đang hoạt động không chỉ đối phó với các yếu tố cạnh tranh trong thị trường mà còn đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình phát triển của mình. Được ví như một cỗ xe đang vận hành và lao đi trên con đường dài, đôi khi các vật cản xuất hiện trước mắt và được xử lý triệt để, nhưng còn có những nguy cơ tiềm ẩn nhỏ nhoi và khó thấy trên đường đi phía trước. Vì vậy, làm cách nào để phòng tránh và đối phó với các rủi ro nhìn thấy được hay không nhìn thấy được là một thách thức cũng như mở ra cơ hội để cỗ xe doanh nghiệp tiến nhanh hơn về phía trước. Dễ dàng nhìn thấy trong tất cà các rủi ro thông thường thì các rủi ro trong khía cạnh kinh tế luôn làm đau đầu các chiến lược gia trong một doanh nghiệp. Chính vì đặc thù của kinh tế là luôn vận động, biến đổi và phát triển cho nên các rủi ro trong môi trường kinh tế luôn biến động từng ngày và đòi hỏi một sự biến hoá khéo léo trong công tác quản trị rủi ro của một doanh nghiệp. Đến với bài tiểu luận này, chúng tôi- nhóm sinh viên ngành Ngoại thương K33 của đại học kinh tế xin chọn công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản CADOVIMEX để từ đó làm sáng tỏ các yếu tố cần trình bày trong bài nghiên cứu của chúng tôi. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng một vì dụ điển hình trong ngành xuất khẩu thuỷ hải sản là công ty CADOVIMEX, chúng tôi từ đó nghiên cứu và trình bày các yếu tố rủi ro xuất hiện trong quá trình kinh doanh & phát triển của công ty. Chính từ nguyên nhân trên sẽ làm xuất hiện yêu cầu quản trị các yếu tố rủi ro phát sinh và tìm ra hướng giải pháp giúp cho công ty phát triển một cách thuận lợi nhất. Cũng thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn gửi đến người đọc một cái nhìn rõ nét về các yếu tố rủi ro kinh tế sẽ xảy ra đối với một công ty, từ đó giúp cho người đọc hiểu và ứng dụng các kiến thức của bài nghiên cứu này vào thực tế, thông qua các công ty, doanh nghiệp mà các bạn đang làm việc từ đó vô hình chung giúp cho nền kinh tế chung phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong/ ngoài nước. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố rủi ro kinh tế phát sinh, ngoài ra còn đề cập thêm những phương án nhằm giải quyết nhanh và gọn những vật cản phát triển của công ty Cadovimex. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU I. Giới thiệu tình hình hoạt động của công ty CADOVIMEX và các rủi ro chung từ môi trường kinh tế mà công ty có thể gặp phải o Tình hình hoạt động kinh doanh o Tình hình tài chính o Đánh giá chung o Định hướng phát triển cho công ty o Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ môi trường kinh tế : II. Các phương án trên ly thuyết để quản trị rủi ro trong môi trường kinh tế và nhận xét III. Chọn lựa các phương án tối ưu và phù hợp với công ty Cadovimex IV. Kết luận :

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4698 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ KINH TẾ TẠI CÔNG TY CADOVIMEX v GV hướng dẫn: ThS.NGUYỄN THỊ HỒNG THU TP.Hồ Chí Minh, 2010 LỜI MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu hướng hội nhập hiện tại, một công ty đang hoạt động không chỉ đối phó với các yếu tố cạnh tranh trong thị trường mà còn đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình phát triển của mình. Được ví như một cỗ xe đang vận hành và lao đi trên con đường dài, đôi khi các vật cản xuất hiện trước mắt và được xử lý triệt để, nhưng còn có những nguy cơ tiềm ẩn nhỏ nhoi và khó thấy trên đường đi phía trước. Vì vậy, làm cách nào để phòng tránh và đối phó với các rủi ro nhìn thấy được hay không nhìn thấy được là một thách thức cũng như mở ra cơ hội để cỗ xe doanh nghiệp tiến nhanh hơn về phía trước. Dễ dàng nhìn thấy trong tất cà các rủi ro thông thường thì các rủi ro trong khía cạnh kinh tế luôn làm đau đầu các chiến lược gia trong một doanh nghiệp. Chính vì đặc thù của kinh tế là luôn vận động, biến đổi và phát triển cho nên các rủi ro trong môi trường kinh tế luôn biến động từng ngày và đòi hỏi một sự biến hoá khéo léo trong công tác quản trị rủi ro của một doanh nghiệp. Đến với bài tiểu luận này, chúng tôi- nhóm sinh viên ngành Ngoại thương K33 của đại học kinh tế xin chọn công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản CADOVIMEX để từ đó làm sáng tỏ các yếu tố cần trình bày trong bài nghiên cứu của chúng tôi. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng một vì dụ điển hình trong ngành xuất khẩu thuỷ hải sản là công ty CADOVIMEX, chúng tôi từ đó nghiên cứu và trình bày các yếu tố rủi ro xuất hiện trong quá trình kinh doanh & phát triển của công ty. Chính từ nguyên nhân trên sẽ làm xuất hiện yêu cầu quản trị các yếu tố rủi ro phát sinh và tìm ra hướng giải pháp giúp cho công ty phát triển một cách thuận lợi nhất. Cũng thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn gửi đến người đọc một cái nhìn rõ nét về các yếu tố rủi ro kinh tế sẽ xảy ra đối với một công ty, từ đó giúp cho người đọc hiểu và ứng dụng các kiến thức của bài nghiên cứu này vào thực tế, thông qua các công ty, doanh nghiệp mà các bạn đang làm việc từ đó vô hình chung giúp cho nền kinh tế chung phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong/ ngoài nước. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố rủi ro kinh tế phát sinh, ngoài ra còn đề cập thêm những phương án nhằm giải quyết nhanh và gọn những vật cản phát triển của công ty Cadovimex. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU Giới thiệu tình hình hoạt động của công ty CADOVIMEX và các rủi ro chung từ môi trường kinh tế mà công ty có thể gặp phải Tình hình hoạt động kinh doanh Tình hình tài chính Đánh giá chung Định hướng phát triển cho công ty Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ môi trường kinh tế : Các phương án trên ly thuyết để quản trị rủi ro trong môi trường kinh tế và nhận xét Chọn lựa các phương án tối ưu và phù hợp với công ty Cadovimex Kết luận : NỘI DUNG KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG&SXKD CỦA CÔNG TY CADOVIMEX VÀ NHỮNG RỦI RO KINH TẾ MÀ CÔNG TY CÓ THỂ GẶP Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX Tên giao dịch đối ngoại: CADOVIMEX SEAFOOD IMPORT – EXPORT AND PROCESSING JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt: CADOVIMEX – VIETNAM - Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau Điện thoại: (84.780) 889 050 Fax: (84.780) 889 067 Email: cadovimex@cdv.vnn.vn Website: www.cadovimex.com TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Cơ sở pháp lý hoạt động kinh doanh: 􀂃 Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần số 874/QĐ-CTUB ngày 30/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. 􀂃 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6103000045 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp ngày 01/02/2005 và thay đổi lần thứ 5 ngày 01/06/2007. 􀂃 Giấy phép đăng ký xuất nhập khẩu số: 4-10-1-017 cấp ngày 18/03/2007 Các lĩnh vực kinh doanh được cấp phép bao gồm: Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm thủy sản; Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống; Nhận thực hiện các dịch vụ thương mại: nông lâm thủy sản và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước; Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản. Mã số thuế: 2000102580 Logo: Công ty có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng sau: Tên Ngân hàng Tài khoản tiền gửi VND Tài khoản tiền gửi USD Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Cà Mau 421101.106.006 422101.37.307008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Cà Mau 019.1.00.000015.9 019.1.37.000114.7 Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển - Chi nhánh tỉnh Cà Mau 7801.0000001300 7801.0000007144 Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Cà Mau 710A.00099 102020000037988 Vốn điều lệ: Khi thành lập (Công ty cổ phần): 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng) Hiện tại : 62.922.000.000 đồng (Sáu mươi hai tỷ chín trăm hai mươi hai triệu đồng) Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: Năm 1984, Xí nghiệp Liên hiệp Thủy sản Cái Nước được thành lập với chức năng là thu mua nguyên liệu cung cấp cho Công ty Xuất nhập khẩu của tỉnh Minh Hải. Sau 01 năm hoạt động, trước nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã quyết định xây dựng mở rộng xí nghiệp thành Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cái Đôi Vàm với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Năm 1997, đứng trước cơ hội mở cửa hội nhập, cho phép doanh nghiệp được trực tiếp xuất khẩu, vào ngày 28/03/1997 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ra Quyết định số 233/QĐ-CTUB về việc chuyển Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cái Đôi Vàm thành Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Thủy sản Cái Đôi Vàm. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngày 30/11/2004 theo Quyết định số 874/QĐ-CTUB của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc chuyển Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Thủy sản Cái Đôi Vàm thành công ty cổ phần, Công ty cổ phần CADOVIMEX đã chính thức đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ đồng. Tính đến thời điểm năm 2006, Công ty CADOVIMEX là một trong 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và đứng hàng thứ 3 trong tỉnh Cà Mau. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đạt được tặng thưởng các danh hiệu cao quí như sau: Năm 1997 – 2000, đạt danh hiệu Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Đồng bằng Sông Cửu Long, tại Hội chợ triển lãm EXPO trao tặng. Năm 1995 – 1997, được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Bằng khen. Năm 1996 – 2002, được Bộ Thủy sản tặng cờ thi đua xuất sắc. Năm 1999, nhận Bằng khen về thành tích phong trào văn hóa văn nghệ do Bộ Văn hóa Thông tin trao tặng. Năm 2001, đạt Huân chương lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng. Năm 2003 và 2006, đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” do Ủy ban Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam trao tặng. Năm 2003 đạt giải thưởng “Mai Vàng Hội Nhập”. Năm 2004 nhận Bằng khen An ninh Quốc phòng do Bộ Công An tặng. Năm 2005, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp uy tín chất lượng” do Ban tổ chức mạng doanh nghiệp Việt nam trao tặng. Năm 2001-2005 nhận Bằng khen về thành tích xuất khẩu do Bộ Thương Mại tặng. Năm 2006, đạt giải cúp vàng thương hiệu Việt “Uy tín chất lượng” do mạng Thương hiệu trao tặng. Ngoài ra, Công ty còn được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thủy Sản, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thông tin, v.v.. Hiện nay, Công ty Cổ phần Chế biến và XNK Thủy sản CADOVIMEX là thành viên của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vào ngày 12 tháng 06 năm 1998, đồng thời là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vào ngày 11 tháng 07 năm 1998. Công ty luôn thực hiện việc quản lý nghiêm ngặt theo chương trình chất lượng HAACP, đạt chứng nhận phù hợp ISO 9001 – 2000 và BRC 2000 do Tổ chức SGS, Anh quốc cấp ngày 18 tháng 03 năm 2004. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sản lượng sản phẩm qua các năm Bảng 4: Giá trị và sản lượng sản phẩm của Công ty từ năm 2007 đến 2009 (Nguồn: Công ty CP Chế biến & XNK CADOVIMEX) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 6 tháng 2009 1. Xí nghiệp Chế biến thủy sản CADOVIMEX F72 - Giá trị (triệu VNĐ) 136.301,63 177.203,92 82.874,42 - Thành phẩm (tấn) 1.273,24 1.551,16 787,65 o Tôm 1.181,71 1.439,65 731,06 o Mực 91,53 111,51 56,59 2. Xí nghiệp Phú Tân DL180 - Giá trị (triệu VNĐ) 78.880,54 88.673,31 42.693,35 - Thành phẩm (tấn) 736,85 776,69 405,76 o Tôm 683,86 720,83 376,58 o Mực 52,99 55,86 29,18 3. Xí nghiệp Nam Long - Giá trị (triệu VNĐ) 201.632,48 253.700,87 143.916,98 - Thành phẩm (tấn) 1.881,76 2.207,05 1.077,54 o Tôm 1.848,29 2.167,79 1.058,23 o Mực 33,47 39,26 19,17 Hình 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (theo giá trị) năm 2009 Chủng loại và chất lượng sản phẩm Công ty CADOVIMEX có các nhóm sản phẩm chính như sau: Tôm đông lạnh: Mực đông lạnh Sản phẩm từ phụ phẩm: Phần còn lại của con tôm, mực sau khi chọn phần đạt yêu cầu của khách hàng, phần còn lại và phế phẩm trong quá trình sản xuất như dè mực, thịt hàm tôm, v.v... được dùng cho sản xuất các phụ phẩm. Ngoài ra, Công ty CADOVIMEX còn có những sản phẩm phụ khác như: Cua đông IWP (đông bao gói riêng từng con), Ghẹ mãnh đông IWP, Ghẹ thịt đông semi block, Ruốc sấy khô. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Quý III Lũy kế TH/KH (%) Ghi chú 1. Doanh thu bán hàng và CCDV Trong đó: Doanh thu xuất khẩu Tr.đồng Tr.đồng 276.848 273.232 693.495 682.126 65.42 65.18 2. Sản phẩm tiêu thụ Trong đó: Sản phẩm xuất khẩu Tấn Tấn 2.265 2.233 6.598 6.534 65.98 68.78 3. Khoản giảm trừ doanh thu Tr.đồng 8 124 4. Thành phẩm sản xuất - Xí nghiệp Nam Long - Xí nghiệp 72 Tấn Tấn Tấn 1.864 1.091 773 4.134 2.284 1.850 82.68 91.36 74.00 5. Thành phẩm mua ngoài Tấn 662 2.225 63.57 6. Giá vốn hàng bán Tr.đồng 243.889 614.983 7. Doanh thu từ hoạt động tài chính Tr.đồng 1.811 2.453 8. Chi phí từ hoạt động tài chính Tr.đồng 10.390 23.921 9. Chi phí bán hàng Tr.đồng 11.882 32.094 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp Tr.đồng 3.358 8.702 11. Thu nhập khác Tr.đồng 48 82 12. Chi phí khác Tr.đồng 713 720 13. Lợi nhuận sau thuế TNDN Tr.đồng 8.467 15.486 77.43 14. Tỷ lệ tạm ứng cổ tức/vốn % Tình hình tài chính : a.Các chỉ tiêu cơ bản Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm. Công ty hoạch toán theo đúng luật kế toán hiện hành, sử dụng hệ thống kế toán Việt Nam. Trích khấu hao TSCĐ Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định như sau : Nhóm TSCĐ Thời gian khấu hao ước tính Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 25 năm Máy móc, thiết bị 05 -10 năm Phương tiện vận chuyển, thiết bị truyền dẫn 04 - 08 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 10 năm Mức lương bình quân Các bộ phận của công ty hưởng lương theo quy chế khoán sản phẩm hiện hành của Công ty. Mức thu nhập bình quân của Công ty năm 2008 là : 1.005.878 đ/tháng, năm 2009 là: 1.160.364đ/tháng, năm 2007 là: 1.259.842đ/tháng Thanh toán các khoản nợ đến hạn Công ty luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ và các khoản vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân. Các khoản phải nộp theo luật định Công ty luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các khoản thuế khác theo các quy định của Nhà nước. Trích lập các quỹ theo luật định Công ty trích lập các quỹ theo tỷ lệ sau: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : không vượt quá 5% lợi nhuận sau thuế của Công ty và sẽ chỉ được tiếp tục trích nộp tới một giới hạn tích lũy bằng 10% vốn điều lệ của Công ty. - Các quỹ khác: trích lập theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Dư nợ vay ngân hàng Tại thời điểm 30/06/2009 dư nợ vay ngân hàng như sau : Công ty CP CB & XNK Thủy sản CADOVIMEX Bán cáo bạch - Nợ vay ngắn hạn Ngân hàng Hạn mức (đ) Dư nợ 30/06/2009 (đ) Ngân hàng No & PTNT 150.000.000.000 147.261.363.008 Ngân hàng ngoại thương 110.000.000000 82.933.024.448 Ngân hàng Đầu tư 130.000.000.000 101.905.651.456 Ngản hàng phát triển VN(*) (theo tỷ lệ tiền gửi 1:3) 126.300.000.000 Tổng 390.000.000.000 458.400.038.912 (*) Tiền gửi nếu là 1đồng thì đươc vay 3đồng. - Nợ vay dài hạn Ngân hàng Dư nợ 30/06/2009 (đ) Ngân hàng No & PTNT 1.500.000.000 Ngân hàng Phát triển Việt nam 7.754.810.930 Ngân hàng Công thương 3.542.800.000 Ngân hàng Đầu tư Đồng tháp 115.713.497.200 Tổng 128.511.108.130 Công ty vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động, chủ yếu là vay để mua nguyên liệu, các khoản vay dài hạn được sử dụng để tài trợ xây dựng các hạn mục đầu tư dài hạn. Công ty thanh toán nợ đúng hạn theo hợp đồng vay vốn, không có nợ quá hạn và nợ bảo lãnh. b.Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Các chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,10 1,28 1,39 - Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,66 0,67 0,73 2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Lần 0,82 0,59 0,75 - Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Lần 0,18 0,25 0,21 - Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu Lần 4,63 3,39 3,65 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho Lần 6,85 2,73 0,99 - Doanh thu thuần/Tổng tài sản Lần 2,32 1,09 0,40 4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Hệ số LNST/Doanh thu thuần % 1,87 2,31 0,43 - Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 24,37 11,50 0,83 - Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 4,33 2,53 0,17 Khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện, xu hướng tăng dần qua các năm, Công ty đảm bảo khả năng thanh toán. Việc giảm cơ cấu nợ phải trả trên tổng nguồn vốn, gia tăng cơ cấu vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giúp Công ty cải thiện tốt hơn khả năng tự tài trợ của mình, giảm áp lực thanh toán nợ vay. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng thể hiện ở hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Đây cũng là một trong những đặc điểm của ngành thủy hải sản, do yêu cầu lớn về hạ tầng cơ sở nên đòi hỏi phải có khả năng tiêu thụ lớn mới có thể có lợi nhuận tốt. Sự gia tăng trong sản lượng sản xuất và tiêu thụ như đã đề cập ở phần trên đã mang lại hiệu quả kinh doanh khả quan cho Công ty, làm tăng giá trị cổ phần mang lại hiệu quả đầu tư của các cổ đông. Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 (từ 24,37% còn 11,5%), lý do Công ty tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 74,55 tỷ đồng, làm nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 74,9 tỷ lên 176,5 tỷ (trong đó có thặng dư vốn là 72,5 tỷ) tăng 235%. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động và các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đến hết Quý 2/2009 có giảm là do tình hình Kinh tế Thế giới và trong nước khó khăn (lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục, giá của nguyên vật liệu đầu vào tăng,...), và do đặc thù của ngành thủy sản nói chung: trong quý 1 trái mùa vụ, nguyên liệu rất ít, sản xuất ít nên doanh số xuất khẩu cũng giảm so với các quý khác, sang quý 2 nguồn nguyên liệu có tăng lên, đặc biệt là quý 3 và quý 4 là mùa vụ chính của ngành thủy sản - phần lớn lợi nhuận và doanh số tăng nhiều ở hai quý này. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty tốt, khả năng sinh lời cao hơn, đi kèm với độ an toàn tài chính cao. Có thể nói rằng Công ty ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2008-2009 Năm 2007 lợi nhuận sau thuế là 18,60 tỷ đồng, sang năm 2007 là 20,49 tăng 10%, mặc dù Doanh thu năm 2008 giảm 110,24 tỷ đồng (từ 996,27 tỷ đồng giảm xuống còn 886,03 tỷ đồng). Tính đến hết Quý 2/2009, do tình hình Kinh tế Thế giới và trong nước khó khăn (lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục, giá của nguyên vật liệu đầu vào tăng,...) và do đặc thù của ngành thủy sản nên Doanh số Công ty chỉ đạt 349,232 tỷ đồng (chiếm 39,42% so với năm 2008) và Lợi nhuận là 1.586 triệu đồng (chỉ đạt 7,74% so với năm 2008). Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh -Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn:Hệ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ở mức 75.23, tức là khi doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốn thì trong đó có 0.7523 đồng tiền nợ phải trả. Điều đó nói lên rằng doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay. -Chỉ tiêu khả năng thanh toán:Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn. Chỉ tiêu này đến thời điểm 31/12/2008 đơn vị đạt 1.09 lần, tức là đơn vị có 1.08 đồng vốn lưu động dùng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn và như vậy là tài sản lưu động đến ngày 31/12/2008 đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. CHỈ TIÊU ĐVT KẾ HOẠCH NĂM 2009 THỰC HIỆN NĂM 2009 SO KẾ HOẠCH 1/-Chế biến mua ngoài : *Thành phẩm chế biến a-Xí nghiệp 72 b-Xí nghiệp Nam Long c-Cadovimex II *Gia công mua ngoài Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 13.000 9.500 2.700 2.800 4.000 3.500 10.703,61 9.840,79 2.592,12 2.546,67 4.697 862,82 82,33% 103,58% 96% 91% 117% 25% 2/- KN XK triệu USD 75-80 55,79 71,9% 3/-Doanh số Tỷ VN 1.300 1.048,66 80,00% 4/-Lợi nhuận Tỷ VN 30-35 1.035 3,45 % 5/-Lương bình quân 1.000 1.500 1.517 101% 6/-Cổ tức/Cổ phiếu 20% Đánh giá chung Thuận lợi : -Có Ban Lãnh Đạo Cty đoàn kết thống nhất cao trong suy nghĩ và hành động, có đội ngũ CBCNV lao động dày dạn kinh nghiệm, chịu khó và bản lỉnh trong cơ chế thị trường, có đội ngủ cổ đông hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, nên đóng góp vào nhiều kinh nghiệm quí báu trong quản lý điều hành SXKD . -Là doanh nghiệp đóng ở trung tâm vùng nuôi tôm của tỉnh Cà Mau, có nguồn tôm lớn và nhiều chủng loại thủy sản đa dạng, phong phú, sản xuất được đa dạng các mặt hàng xuất nhiều thị trường . -Được các ngân hàng trên địa bàn tín nhiệm và hổ trợ cho vay vốn, đáp ứng đủ cho thu mua, sản xuất – xuất khẩu . -Thương hiệu Cadovimex có tên trên thế giới, được xây dựng với đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, đó là điều kiện tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nguyên liệu ít, nhưng nhiều chủng loại . -Cty quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, BRC, quản lý sản xuất luôn được chấn chỉnh và cải tiến . Cty có 3 code xuất hàng châu âu . -Máy móc cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, vận hành tương đối tốt . -Bộ máy tổ chức ổn định, sắp xếp phù hợp cho yêu cầu SXKD . Khó khăn : - Để đánh giá đúng thực trạng SXKD năm 2008, cần lưu ý đến một số vấn đề lớn xảy ra trong năm 2009 làm chi phối, chao đảo hệ thống kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam nói chung và Cty nói riêng, đó là tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, một cuộc khủng hoảng với quy mô chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian năm 2008 đến cả năm 2009 và còn có thể ảnh hưởng đến các năm sau, cuộc khủng hoảng này đã làm phá sản nhiều tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng cũng như các đại Cty lớn của thế giới, buộc nhiều đại Cty xuyên quốc gia cũng phải thu hẹp SXKD, ngừng sản xuất, sa thải công nhân, hàng triệu người mất việc làm, các cường quốc kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng suy thoái kinh tế nghiêm trọng, riêng thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp, giá cả giảm, sức mua yếu, thanh toán chậm và nhiều rũi ro, trong lúc doanh số chế biến xuất khẩu của công ty chiếm hơn 99%, đây là vấn đề vô cùng khó khăn thách thức .Đồng thời nằm trong cơn bảo tài chính tiền tệ đó, kinh tế Việt Nam chúng ta gặp rất nhiều khó khăn biến động: giá lương thực, nhiên liệu tăng cao trong nhiều tháng, lãi suất ngân hàng tăng rất cao diễn biến bất thường khó lường và lãi tăng nhiều tháng đưa Cty lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan (có tháng phải trả lãi suất 10,2 tỷ ( đồng )trong lúc mùa vụ đang đến, hàng tồn kho nhiều, sản xuất bán ra thì thị trường khó khăn, sản xuất ít, thì chi phí cố định quá cao, đời sống CBCNV gặp khó khăn, sản xuất nhiều thì làm sao bán, chi phí đầu vào hầu hết đều tăng, trong lúc giá đầu ra giảm, bán khó, thanh toán thì chậm (chưa kể khó khăn của hàng rào phi thuế quan, vi sinh, kháng sinh ) -Trong tình thế như trên Cty giữ vững sản xuất đừng để lỗ, không được phá sản đã là bài toán khó của nhiều tháng trong năm 2009 . Năm 2009 công ty phải trả lãi cho ngân hàng là :68,2 tỷ đồng . -Tình hình thị trường chứng khoán thì lâm vào suy thoái, việc huy động vốn theo kế hoạch đại hội đồng cổ đông năm 2009 không chỉ thực hiện vốn lưu động vốn đầu tư xây dựng thiếu, vay ngân hàng thì khó khăn lãi suất rất cao, nhưng việc kinh doanh và xây dựng thì không thể ngưng trệ, khó khăn chồng chất khó khăn, đây là khó khăn khách quan vô cùng nghiêm trọng đặt biệt ảnh hưởng đến kết quả SXKD năm 2009 và có thể kéo dài đến năm 2010 và các năm tiếp theo . -Sản lượng tôm sú năm 2009 giảm lượng, do một số vùng chuyển dịch sang nuôi thẻ chân trắng. Tình hình nguyên liệu thiếu trong nhiều tháng, nhất là tôm, nạn bơm chích tạp chất vào nguyên liệu gây khó khăn cho việc thu mua; Mặc khác do vận động nguồn nguyên liệu ngoài tỉnh, nên phát sinh chi phí lớn . -Máy móc thiết bị một số đã cũ, nên sản xuất hao phí cao so với các nhà máy trong vùng . -Thị trường Úc tăng cường kiểm tra khắc khe các loại vi rút . Thị trường Nga đặt ra các điều kiện áp đặt vô lý, nên đã gây ra khó khăn rất lớn cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa, đồng thời làm tăng chi phí giá thành . -Một số cán bộ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tinh thần trách nhiệm không cao, không sâu sát công việc nên dẫn đến một số lô hàng không đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD . -Công nợ xuất hàng lớn, thu hồi chậm, ảnh hưởng đến tình hình vốn cho Cty . -Lực lượng bán hàng chưa đồng bộ, nhất là sau khi tách ra cho Cadovimex 2 nên yếu và thiếu, đang đào tạo thêm để đáp ứng tình hình thực tế . -Sau khi DOC (Bộ Thương Mại Hoa Kỳ) thông báo POR2 có 2 nhà máy lớn trong tỉnh xuất sang Mỹ với thuế suất 0%, riêng Cadovimex vẫn còn chịu mức thuế 4,57% nên Cty gặp khó khăn trong việc xuất hàng sang thị trường Mỹ, trong đó thị trường Mỹ là thị trường chính của Cty, do vậy cạnh tranh thu mua nguyên liệu gặp khó khăn và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận . -Do thị trường tiêu thụ khó khăn và do nguyên liệu ít, nên việc cạnh tranh mua ngoài gặp khó khăn,sản lượng doanh số mua ngoài giảm nhiều so với cả năm trước do vậy làm giảm hiệu quả SXKD . Định hướng phát triển cho công ty : Một số chỉ tiêu cụ thể cho năm 2010 mà công ty đề ra nhằm định hướng dài hạn cho sự phát triển của công ty : CHỈ TIÊU CỤ THỂ NĂM 2010 Chỉ tiêu chung: 1. Thu mua (tấn nguyên liệu) 21.600 2. Sản lượng chế biến (tấn thành phẩm) 11.500 Gia công mua ngoài (tấn TP) 900 4. Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 58,5 5. Lợi nhuận (tỷ VNĐ) 20 Chi tiết : 1. Thu mua (tấn nguyên liệu) 21.600 Tôm sú 6.000 Tôm thẻ chì 2.600 Thuỷ sản khác 13.000 Sản lượng chế biến (tấn TP) 11.500 Tôm sú 3.700 Tôm thẻ chì 1.300 Thuỷ sản khác 6.500 *Chia theo đơn vị 11.500 XN Nam Long 2.800 XN F72 2.700 CADOVIMEX II 6.000 Gia công mua ngoài (tấn TP) 900 Hiệu quả kinh doanh Doanh số ( tỷ VNĐ) 1.100 Doanh số ngoại tệ (triệu USD) 58,5 Lợi nhuận trước thuế (Tỷ VND) 20 Chia cổ tức 15% *Nâng mức lương bình quân công nhân lên 1.500.000 đ/người / tháng. Và cùng đó nêu ra các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho giai đọan 10 năm tíêp theo của công ty PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ SXKD GIAI ĐOẠN 2010-2020 NHẬN ĐỊNH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2020 1. Thuận lợi: - Cadovimex hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu chất lượng và uy tín đặt lên hàng đầu, nên thương hiệu CADOVIMEX ngày càng lớn mạnh trên thị trường trong nước và, quốc tế. - Được các cơ quan ban ngành tại địa phương, trung ương quan tâm giúp đỡ kịp thời tạo thuận lợi cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xã hội. - Được các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng tín nhiệm, quan tâm tạo điều kiện cho vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong năm 2009 lãi suất cơ bản giảm so với năm 2008 và được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất/năm là cơ sở để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí đầu vào đã có một số giảm giá theo quy định như xăng dầu, bao bì, … Tỷ giá USD có khả năng tăng vào thời điểm cuối năm sẽ có lợi cho đơn vị xuất khẩu. - Trên cơ sở Review POR3 với thuế suất chung 4,25%, với kinh nghiệm và sự liên kết tốt của các Công ty mà chủ trì là VASEP nên Review POR4 có khả năng sẽ thấp hơn. Mặt khác nền kinh tế Mỹ và một số nước lớn đang phục hồi tốt, thị trường ấm lại khả năng từ quý III/2009 về sau tốc độ nhập khẩu của các quốc gia này cao hơn. - Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ ngày 05/01/2009, tính thanh khoản cổ phiếu cao, tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện làm yên tâm các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn có khả năng khả thi hơn. - Công ty với quá trình lịch sử hình thành và hoạt động nên đội ngũ cán bộ CBCNVC- Lao động có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh quản lý, hoạt động trên cơ chế thị trường, có Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đoàn kết thống nhất cao trong suy nghĩ, hành động, các nhà đầu tư đặc biệt là cổ đông từ Bắc vào Nam và Nước ngoài hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau có thể đóng góp nhiều kinh nghiệm, cập nhật chia sẽ được nhiều thông tin quý báu trong quản lý điều hành SXKD . - Vùng nuôi cá và nhà máy CADOVIMEX II ĐT đã đưa vào hoạt động trong chính thức vào tháng 05/2008, đây là công ty có quy mô sản xuất tốt, có vùng nguyên liệu đảm bảo, quy trình công nghê và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, trong giai đoạn tới tiếp tục đẩy mạnh hoạt động góp phần cho Công ty đa dạng mặt hàng xuất khẩu, chủ động trong sản xuất kinh doanh, thay vì trước đây mua hàng bên ngoài để xuất khẩu. Song song với những thuận lợi cơ bản như trên, Công ty cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định như sau: 2. Khó khăn: - Tuy tình hình kinh tế Mỹ và một số nước lớn trên thế giới có dấu hiệu khôi phục dần, nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp khó dự đoán. Thuế suất chống phá giá chung ở thị trường Mỹ còn cao 4,25% ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008, hiện nay các nhà nhập khẩu vẫn còn nghiêm khắc trong việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cũng như đặt ra nhiều điều kiện bất lợi cho phía xuất khẩu. - Nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng ngành nghề thành lập, cung cấp hàng thủy sản có chứa tạp chất cho thị trường Trung Quốc, dẫn đến tình hình cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu diễn ra đã quyết liệt do thiếu, nay càng gay gắt hơn. Mặt khác sản lượng nguyên liệu thời gian tới có khả năng sụt giảm do việc nuôi tôm sú quá nhiều rủi ro, ngư dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng hệ thống kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng chưa đồng bộ. - Nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng yêu cầu SXKD là rất lớn, nếu các ngân hàng không tạo điều kiện giải ngân đủ thì kế hoạch SXKD sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt khi áp dụng Quyết định 131/QĐ.TTg của Chính phủ, Thông tư 02/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 129/TT-BTC của Bộ Tài chính thì Công ty gặp khó khăn do hệ thống đại lý đóng tại vùng sâu vùng xa, vốn thấp, chuyển khoản thanh toán liên ngân hàng phải mất thời gian 1-2 ngày mới nhận được tiền. Một số ngân hàng chỉ giải quyết cho vay thu mua nguyên liệu chưa giải quyết cho vay hàng tồn kho, các khoản chí phí kinh doanh khác thuộc vốn lưu động nên việc thanh toán nợ với Ngân hàng nhiều lúc còn vướng mắc. - Trong hệ thống máy móc thiết bị Công ty có một số hiệu quả hoạt động kém cần được sửa chữa lớn, nâng cấp hoặc thay thế để giảm phí tiêu hao trong sản xuất tăng sức cạnh cạnh . - Đội ngũ CBCNLĐ tuy có khá, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển cao của Công ty, đặc biệt là Công ty đã là Công ty đại chúng, việc cung cấp thông tin phải chính xác kịp thời. Phải tập trung đào tạo, tập huấn cán bộ Công nhân viên lao động để xây dựng chương trình và nhận chứng chỉ ACC. Trong đó Công ty Cadovimex II mới hoạt động còn một số cán bộ quản lý chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao . - Mặc dù việc chống bán phá giá cá basa thị trường Mỹ của Công ty Cadovimex II đã thực hiện được nhiều bước với luật sư, tuy nhiên phải còn nhiều thủ tục quan trọng nữa mới có thể xuất khẩu sang thị trường MỸ, cuối năm 2008, thị trường Nga đóng cửa tạm ngưng nhập hàng cá tra, cá basa. Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ môi trường kinh tế : Ø Việt Nam Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010 vào khoảng 6.2 %. Đây là tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng Đông Nam Á năm 1997. Tuy nhiên, trong tình hình suy thoái hiện nay, khi nhiều quốc gia đang loay hoay với các con số tăng trưởng âm, thì đây vẫn là con số đáng lạc quan. Nhà nước đã tung ra gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm hạn chế tác các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này, và đến nay nó đã đem lại nhiều dấu hiện khả quan. Gói kích cầu này, theo quan điểm cá nhân không những không kích cầu, kích thích đầu tư, kích thích phát triển, mà ngược lại còn gây ra sự bị động lớn của cả nền kinh tế. Do đó, rủi ro hiện tại dễ thấy được chính là do cung thì nhiều mà cầu thì đang chựng lại và có xu hướng giảm xuống. Vì công ty không tập trung nhiều vào thị trường trong nước nên ản hưởng này phần nào được giàm xuống nhiều lần. Kim ngạch xuất nhập khẩu Mười tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 46.606 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 55.053 triệu USD và nhập siêu 8.448 triệu USD, bằng 18,1% kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,80 tỷ USD (giảm 4,5% so với tháng 10); kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD (giảm 1,1% so với tháng 10, thấp hơn tốc độ giảm của xuất khẩu), nên nhập siêu ở mức 1,75 tỷ USD (tăng 9,4% so với tháng 10 và bằng 36,6% kim ngạch xuất khẩu, cao gấp đôi tỷ lệ của 10 tháng). èNước ta vẫn tiếp tục nhập siêu. Sau 11 tháng, mức nhập siêu đã lên đến gần 10,2 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến cả năm; tỷ lệ nhập siêu lên đến 19,8%. Với mức nhập siêu như trên và có thể còn cao hơn trong tháng 12 tới thì cả năm có thể vượt qua mức 12 tỷ USD. Tình hình hiện tại là những vụ bê bối trong tình hình xuất khẩu của nước ta trong nhiều năm vừa qua phần nào ảnh hưởng uy tín của các công ty trong ngành. Điều này, gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong quá trình đàm phán xuất khẩu cũng như chịu nhiều quy định hơn trong việc xuất khầu hàng qua các nước. Cán cân thanh toán quốc tế và thu chi Ngân sách Nhà nước Tình hình cân đối ngoại tệ năm 2009 hết sức căng thẳng do xuất khẩu giảm, trong khi nhu cầu nhập khẩu có thể vẫn gia tăng do yếu tố phục hồi sản xuất, giải ngân các dự án sử dụng vốn FDI thấp; lượng kiều hối ở nước ngoài chuyển về giảm…, và cán cân thanh toán năm nay lại tiếp tục thâm hụt, dự báo là 8868 tỷ USD năm nay. Với mức dự trữ ngoại hối hiện nay là khoảng 20 tỷ USD thì con số này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Dự đoán mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 6 - 8% GDP, cao hơn 1 - 3% như dự tính ban đầu. Tuy nhiên những ảnh hưởng này không quá gây khó khăn cho công ty do công ty xuất khẩu là chủ yếu, điều này phần nào giúp được cho cán cân thanh toán của nước ta được cải thiện do tình hình ngoại hối được quy đổi sang tiền Việt để duy trì họat động cho công ty, chỉ có một số khỏan ta phải chi bằng USD là về trả lương nhân công quốc tế và thanh toán dịch vụ kho vận cùng vận tải biển Lãi suất Từ ngày 1/10/2009 lãi suất chủ chốt bằng đồng Việt Nam ở mức 7%/năm; lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm. Trên cơ sở đó, lãi suất huy động và cho vay tối đa là 10,5%/năm. Mức lãi suất này đã được duy trì ổn định liên tục trong vòng 9 tháng qua từ 1/2/2009 để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND theo thống kê mới nhất phổ biến ở mức từ 9,5-10,5%/năm, trung và dài hạn phổ biến ở mức 10-10,5%/năm. Lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 12-16,5%/năm. Nếu như năm 2008, lãi suất liên tục biến động do lạm phát cao thì từ đầu năm 2009 đến nay, các ngân hàng đã có những động thái tích cực nhằm ổn định mức lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 5% và thanh toán các trái phiếu cho ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh khoản cũng như giảm bớt chi phí cho ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giới hạn lãi suất trần huy động và cho vay là 10.5%/năm, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước vừa ra quyết định sẽ thanh tra ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất vượt trần. Tuy lãi suất khá cao, nhưng vẫn không mấy hấp dẫn. Các ngân hàng cho biết, vào thời điểm này, việc huy động gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế làm cho giá vàng tăng cao, từ đó xuất hiện tâm lý rút tiền giữ vàng để đảm bảo an toàn tài sản của người dân. Vì vậy, việc xem xét cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhiều do ngân hàng trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn. Đây sẽ là một trở ngại mới cho các doanh nghiệp. Hiện tại trong khi công ty đang phải cần điều phối một lượng lớn vốn để mở rộng sản xuất cho các chi nhánh thì lãi suất đang có xu hướng thả nổi tăng lên, điểu này gây ra rủi ro trong việc mất giá tiền vay và hậu quả là nếu sử dụng đồng vốn trong hiện tại không tốt và quản trị lượng tiền lưu thong trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thì sẽ dẫn đến việc không thể thanh toán đuợc nợ vay và phải bán đi các tài sản trong công ty để bù đắp cho các thiệt hại về lãi suất Tỷ giá hối đoái Việc thâm hụt cán cân thanh toán đã tạo sức ép tăng tỷ giá. Tuy nhiên, nhập siêu không phải là nguyên nhân chủ yếu mà đó là do việc giảm nguồn cung từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Những tháng cuối năm 2009, tỷ giá VND/USD tăng lên mức trên dưới 18.500, tăng khoảng 5.8% so với năm ngoái. Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng đột biến. Rủi ro về hối đoái không quá làm cho công ty lo lắng vì lượng ngoại tệ công ty sử dụng luôn nằm trong khỏan có thể thanh toán được, và hầu như lượng ngoại tệ mà công ty thu vào do xuất khẩu hàng hóa có thể bù đắp được những khoản thay đổi về giá ngoại tệ, vì công ty có các tài khoản USD từ đó có thể quy đổi ngoại tệ, USD là ngoại tệ cố định, các ngoại tệ khác sẽ thay đổi trong khung giao động dự báo, từ đó khoản rủi ro do ngoại tệ, phần nào được công ty khắc phục bằng các hợp đồng option hay future từ các ngân hàng, ngân hàng mà công ty chủ yếu ký kết là ngân hàng Đông Á và ngân hàngMaritime. Tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm 2009 được dự báo là vào khoảng 7%, thấp hơn năm 2008, nhưng cũng là mức lạm phát khá cao. Giá các mặt hàng tăng liên tục. tính đến tháng 11/2009, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tăng 5,07%, trong đó, lương thực là mặt hàng tăng mạnh nhất. Lạm phát ở Việt Nam một phần là do chi phí đẩy lên, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới đã tăng từ 40 USD/thùng và có thể lên tới 75 USD/thùng. Sự tăng giá của loại vật tư chiến lược này thường làm tăng chi phí đầu vào của các mặt hàng khác tăng lên mà có thể thấy cước phí vận tải đang nhích dần lên. Rủi ro này là thuộc loại đáng lưu ý nhất của công ty, chính vì tình hình lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu trong ngành gia tăng từ đó tăng giá của sản phẩm, điều này làm giảm tính cạnh tranh của công ty trong khi các công ty khác đều huy động được một lượng nguyên vật liệu tự nuôi truồng và cung ứng từ các vựa nuôi thủy hải sản khác. Rủi ro này còn góp phần làm cho công ty mất đi một số thị trường do sự điều chỉnh giá do tình hình lạm phát và hậu lạm phát. CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC TRÊN LÝ THUYẾT ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO -Thâm nhập thị trường Chiến lược này tập trung vào việc tăng thị phần của công ty ở các thị trường truyền thống bằng các hoạt động xúc tiến thương mại,tăng cường quảng bá và tìm kiếm đối tác mới cũng như giữ mối quan hệ với các đối tác truyền thống,mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia khác,nâng cao tính cạnh tranh của Doanh nghiệp ở thị trường sở tại. Chiếm lĩnh thị phần bỏ lại của những Doanh nghiệp không đạt các tiêu chuẩn tại thị trường sở tại hoặc bị tai tiếng trong hoạt động xuất khẩu,tăng cường quảng bá hình ảnh của Cadovimex tại các thị trường công ty đang kinh doanh,tham gia các buổi hội chợ,giới thiệu sản phẩm,... -Phát triển thị trường Việc tập trung vào một số thị trường chính cũng như hoàn toàn không quan tâm đến thị trường trong nước sẽ gây khó khăn cho công ty nếu như có trục trặc ở mảng thị trường chính.Chẳng hạn như khi có 1 biến động bất thường về kinh tế nào đó ở thị trường chính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty .Chiến lược tập trung vào việc phát triển thêm các thị trường khác ngoài những thị trường truyền thống thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường,tìm hiểu về thị hiếu khách hàng cũng như nền văn hóa,phong tục tập quán,xúc tiến các hoạt động đầu tư,đặt các văn phòng đại diện cũng như liên hệ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan xúc tiến thương mại ở nước sở tại,...Ngoài ra còn phải chú ý nhiều hơn đến mảng thị trường nội địa-một mảng thị trường tiềm năng cực lớn mà trước giờ Cadovimex đã bỏ quên. Chiến lược kết hợp về phía sau Nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Cadovimex nên bất cứ sự biến động lớn nhỏ nào của yếu tố này đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,vì vậy chiến lược này tập trung vào các hoạt động nhằm ổn định nguồn nguyên liệu của công ty bao gồm 2 giải pháp chính : thứ nhất,kí hợp đồng dài hạn với các nhà cung ứng nguyên liệu và thứ hai,với lợi thế về địa điểm đặt công ty thì Cadovimex có thể tự xây dựng nguồn nguyên liệu cho riêng mình,không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mua ngoài nữa. Chiến lược quản trị rủi ro về tỷ giá hối đoái Hạn chế các rủi ro về tỷ giá hối đoái bằng cách nghiên cứu kỹ thị trường cũng như phân tích các xu hướng tương lai của tỷ giá,từ đó quyết định các hình thức thanh toán,loại hình ngoại tệ thanh toán phù hợp với các đối tác.Có thể sử dụng các công cụ phái sinh hoặc mua bảo hiểm tỷ giá từ các Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá trong hoạt động kinh doanh. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRONG QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC Chiến lược 1 :Thâm nhập thị trường Ưu :Chiến lược này được thực hiện nhằm giúp Cadovimex tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ những rủi ro suy giảm về thị trường do vấn đề kinh tế.Một thị phần lớn cộng với ưu thế về phân phối,hình ảnh và uy tín của công ty sẽ giúp Cadovimex giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại của việc suy giảm kinh tế trong tương lai cũng như đảm bảo được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian dài Khuyết :Chiến lược này đòi hỏi Doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn để thực hiện các hoạt động thâm nhập thị trường.Trong tình hình lãi suất biến động theo xu hướng ngày càng tăng cao thì chiến lược này hoàn toàn bất lợi cho Doanh Nghiệp Chiến lược 2 :Phát triển thị trường Ưu: Chiến lược này giúp công ty phát triển hơn ở thị trường nội địa (tiềm năng to lớn với dân số đứng thứ 13 thế giới) và đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu.,qua đó giảm thiểu được những rủi ro công ty có thể mắc phải.Đây được xem như một phương pháp san sẻ rủi ro giữa các mảng thị trường với nhau.Giả dụ có 1 vài thị trường bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về kinh tế thì Cadovimex vẫn còn những thị trường khác để cứu vãn tình hình sản xuất kinh doanh Khuyết : Phương án này cũng đòi hỏi một sự đầu tư công phu và tốn kém từ phía doanh nghiệp,từ việc đầu tư nghiên cứu,khảo sát đến việc thiết lập các cơ quan đại diện,hệ thống phân phối,...Nếu nền tảng tài chính không vững vàng thì công ty khó có thể thực hiện giải pháp này. Phương án này cũng tồn tại một chút mạo hiểm,nếu tập trung quá nhiều vào những thị trường mới mà bỏ quên các thị trường truyền thống thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Ngoài ra,rủi ro từ lãi suất cũng ảnh hưởng nhiều đến phương án này. Chiến lược 3 : Kết hợp về phía sau Ưu điểm: Chiến lược này giúp Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ lạm phát cũng như các yếu tố kinh tế khác ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu và các yếu tố đầu vào.Việc chủ động về nguồn nguyên liệu cũng giúp Doanh Nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý chất lượng,thu mua,...nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khuyết điểm :Việc đầu tư nguồn nguyên liệu cho riêng mình không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải duy trì trong một thời gian dài,do đó cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức của Doanh nghiệp.Ngoài ra chi phí để đầu tư 1 vùng nguyên liệu hoàn chỉnh cũng không phải là nhỏ. Chiến lược 4 : Ưu điểm : giảm thiểu các rủi ro về tài chính như rủi ro lãi suất,rủi ro tỷ giá hối đoái,chi phí thấp,... Khuyết điểm : do tỷ giá biến động khó lường trước được nên những giải pháp “ăn chắc mặc bền” như thế này có thể gây ra những thiệt hại cho Doanh nghiệp. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU Dựa vào những phân tích trên đây có thể thấy rủi ro kinh tế lớn nhất mà Cadovimex phải đối mặt là những rủi ro về việc suy giảm thị trường do tình hình kinh tế khó khăn và đặc biệt là những rủi ro về lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái.Ngoài ra các rủi ro khác như lạm phát,cán cân thanh toán quốc tế không ảnh hưởng nhiều lắm đến Cadovimex.Vì vậy nhóm xin thống nhất lựa chọn 2 chiến lược số 2 và số 4 nhằm giúp cho Cadovimex có thể tránh được những rủi ro Doanh nghiệp có thể mắc phải trong tương lai.Cụ thể như sau + Tập trung phát triển lại thị trường nội địa + Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu + Sử dụng các công cụ phái sinh của Ngân hàng hoặc mua bảo hiểm tỷ giá hối đoái trong giao dịch với các đối tác KẾT LUẬN Một cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả không chỉ dừng ở 3 bước nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro một cách đơn thuần và đơn lẻ. Trong nền kinh tế hiện đại với nhiều biến động phức tạp, quản trị rủi ro DN được xem như là một cơ chế tối ưu mà một DN cần áp dụng và triển khai để tồn tại và phát triển bền vững. Về chất thì việc quản lý rủi ro sẽ phải tiến từ khái niệm sơ khai liên quan đến các bảo hiểm vật chất và hạn chế tác động của rủi ro một cách thụ động nhằm bảo toàn giá trị cho DN đến việc quản trị rủi một cách chủ động, biến rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội và mang lại giá trị gia tăng cho DN. Nó không chỉ đơn thuần tránh cho DN khỏi các rắc rối và khó khăn, mà còn giúp hoạt động kinh doanh của DN tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn. Một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả phải bao gồm một số đặc điểm chủ đạo sau: (i) Không chỉ dừng ở các rủi ro cần có bảo hiểm vật chất, mà phải bao trùm tất cả các loại hình rủi ro khác nhau có ảnh hưởng đến mọi phương diện của hoạt động kinh doanh (rủi ro chiến lược, rủi ro tuân thủ, rủi ro báo cáo tài chính, rủi ro hoạt động); (ii) Là một quy trình liên tục, mang tính hệ thống, có sự tham gia của tất cả các cá nhân và các chức năng, bộ phận trong DN; (iii) Không chỉ dừng ở việc giúp giảm thiểu mất mát vật chất, mà còn phải tối đa hoá cơ hội cho DN; (iv) Thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh của DN, qua đó trở thành công cụ đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị DN và kiểm soát nội bộ. Với Cadovimex-một công ty xuất khẩu thủy hải sản lớn của Việt Nam thì lại càng không thế tránh khỏi việc phải tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do những nguy cơ từ tác động của nền kinh tế gây ra.Với những đặc thù của 1 công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản hàng đầu Việt Nam,Cadovimex không nên xem Quản trị rủi ro như một quy trình đơn lẻ, mà cần phải được lồng ghép và đan xen trong chiến lược phát triển tổng thể của DN. Các bước nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro cần được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ và sâu rộng trong DN. DN nào làm việc này càng sớm, càng chuyên nghiệp thì càng có lợi thế cạnh tranh, biến rủi ro thành cơ hội, giảm thiểu nguy cơ thất bại trong tương lai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex.doc